Trong quá trình hoạt động sống, con người đã tạo nên nền văn hóa vật chất, thông qua quá trình tác động của họ trực tiếp vào tự nhiên, mang lại tính vật chất thuần túy, như việc con ngườ
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ ẨM THỰC
Khái niệm về Văn hoá ẩm thực
Trong tiếng Việt, văn hóa là danh từ có một nội hàm ngữ nghĩa khá phong phú và phức tạp Người ta có thể hiểu văn hóa như một hoạt động sáng tạo của con người, nhưng cũng có thể hiểu văn hóa như là lối sống, thái độ ứng xử, lại cũng có thể hiểu văn hóa như một trình độ học vấn mà mỗi công nhân viên chức vẫn ghi trong lý lịch công chức của mình.
Khi nói về vấn đề văn hóa, ở Việt Nam và trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau định nghĩa về văn hóa Nhưng tựu chung lại có thể cho rằng, văn hóa là tất cả những gì không phải là tự nhiên mà văn hóa là do con người sáng tạo ra, thông qua các hoạt động của chính mình.
Theo quan niệm của UNESCO (Ủy ban giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc) có nêu: “Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc, quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống và giá trị, tập tục và tín ngưỡng.”
Theo các nhà nghiên cứu, văn hóa gồm hai mảng chính: Văn hóa vật chất(hay văn hóa vật thể), và văn hóa tinh thần (hay văn hóa phi vật thể) Trong quá trình hoạt động sống, con người đã tạo nên nền văn hóa vật chất, thông qua quá trình tác động của họ trực tiếp vào tự nhiên, mang lại tính vật chất thuần túy,như việc con người biết chế tạo công cụ lao động, chế tạo ra nguyên vật liệu,biết xây dựng nhà ở, cầu đường giao thông, đền đài, thành quách, đình chùa,miếu mạo… Còn nền văn hóa tinh thần được con người sáng tạo nên thông qua hoạt động sống như giao tiếp, ứng xử bằng tư duy, bằng các quan niệm hay những cách ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội như: các triết lý (hay quan niệm) về vũ trụ, văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, tôn giáo, phong tục, tập quán, lễ hội và các hoạt động văn hóa khác vô cùng phong phú, sinh động.
Theo từ điển tiếng Việt, “ẩm thực” chính là “ăn và uống”, hay chính là một hệ thống đặc biệt về quan điểm truyền thống và thực hành nấu ăn, nghệ thuật bếp núc,nghệ thuật chế biến thức ăn, thường gắn liền với một nền văn hóa cụ thể Nó thường được đặt tên theo vùng hoặc nền văn hóa hiện hành Một món ăn chủ yếu chịu ảnh hưởng của các thành phần có sẵn tại địa phương hoặc thông qua thương mại, buôn bán trao đổi Ăn và uống là nhu cầu chung của nhân loại, không phân biệt màu da, sắc tộc, tôn giáo, chính kiến…; nhưng mỗi cộng đồng dân tộc do sự khác biệt về hoàn cảnh địa lý, môi trường sinh thái, tín ngưỡng, truyền thống lịch sử… nên đã có những thức ăn, đồ uống khác nhau, những quan niệm về văn uống khác nhau… từ đó dần dần hình thành những tập quán, phong tục về ăn uống khác nhau Buổi đầu, sự khác biệt này chưa diễn ra, vì lúc đó, để giải quyết nhu cầu ăn, con người hoàn toàn dựa vào những cái có sẵn trong thiên nhiên nhặt, hái, lượm được Đó là con người ở trong giai đoạn “sẵn ăn”, “ăn tươi nuốt sống” Tuy nhiên đó là bước đường tất yếu loài người phải trải qua để đi tới chỗ “ăn ngon hơn, hợp vệ sinh hơn, có văn hóa hơn” sau khi phát hiện ra lửa và duy trì được lửa.
Từ đây, mộttập quán ăn uống mới đã dần dần hình thành, có tác dụng rất to lớn đến đời sống của con người Cùng với sự gia tăng dân số, mở rộng khu vực cư trú và những tiến bộ trong hoạt động kinh tế, từ giai đoạn ăn sẵn, tước đoạt của thiên nhiên tiến đếngiai đoạn trồng trọt thuần dưỡng chăn nuôi, việc ăn uống của con người đã chịu nhiều sự chi phối của hoàn cảnh môi trường sinh thái, phương thức kiếm sống.
1.1.3 Khái niệm văn hoá ẩm thực
Văn hoá ẩm thực là những tập quán và khẩu vị ăn uống của con người;những ứng xử của con người trong ăn uống; những tậptục kiêng kỵ trong ăn uống; những phương thức chế biến, bày biệnmón ăn thể hiện giá trị nghệ thuật,thẩm mỹ trong các món ăn; cáchthưởng thức món ăn Nói như vậy thì từ xa xưa,người Việt Nam đã chú ý tới văn hoá ẩm thực “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” đâu chỉ là vật chất mà còn là ứng xử với gia đình – xã hội Con người không chỉ biết “Ăn no mặc ấm” mà còn biết “ăn ngon mặc đẹp” Trong ba cái thú “Ăn – Chơi – Mặc” thì cái ăn được đặc lên hàng đầu Ăn trở thành một nét văn hoá, và từ lâu người Việt Nam đã biết giữ gìn những nét văn hoá ẩm thực của dân tộc mình Ẩm thực, thức ăn uống thể hiện lịch sử của một quốc gia, của nền văn hoá của quốc gia đó Các món ăn qua từng giai đoạn sẽ nói lên được cuộc sống,con người của giai đoạn đó và của vùng đất - nơi đã sản sinh ra món ăn mà không đâu có thể làm giống hệt được Văn hoá dân gian Việt Nam là một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó văn hoá ẩm thực là một nét đặc trưng Con người đã dần phát triển việc ăn uống lên thành một lĩnh vực rộng rãi được nhiều người quan tâm Nghiên cứu về nghệ thuật ăn uống của người Việt nói chung và việc ăn uống của từng miền nói riêng mang lại nhiều điều lý thú, có sức hấp dẫn và lôi cuốn mọi người Ẩm thực Việt Nam là cách gọi chung của phương thức chế biến món ăn, chế biến gia vị những thói quen ăn uống trên đất Việt Nam.Phần văn hóa trong ăn uống thể hiện phẩm giá của con người, trình độ văn hóa trong mỗi con người Ăn uống của mỗi dân tộc thể hiện giá trị chân - thiện – mỹ Văn hóa ẩm thực là những tập quán và khẩu vị ăn uống của con người;những ứng xử của con người trong ăn uống; những tập tục kiêng kỵ trong ăn uống; những phương thức chế biến, bày biện món ăn thể hiện giá trị nghệ thuật,thẩm mỹ trong các món ăn; cáchthưởng thức món ăn Nó phản ánh tính cách,phản ánh tình nghĩa lối sống, triết lý nhân sinh, trình độ văn hóa của chủ thể ẩm thực mang đậm bản sắc và tạo nên sắc thái riêng biệt từng địa phương từng dân tộc Có thể hiểu văn hóa ẩm thực là phong tục thể thức ăn uống từ nghìn xưa để lại mạng đậm sắc thái tạo nên nét riêng biệt của nước đó.
Những điều kiện hình thành văn hoá ẩm thực
Vị trí: Việt Nam là một quốc gia nằm ở cực đông nam bán đảo ĐôngDương Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc , Lào và Campuchia ở phía tây.Hình thể nước Việt Nam có hình chữ S, khoảng cách từ Bắc tới Nam ( theo đường chim bay) là 1.648km cùng với đường bờ biển dài 3260 km không kể các đảo Do tiếp giáp với biển Đông suốt chiều dài đất nước nên nước mắm cá và cá loại mắm khác là thức ăn phổ biến và xuất hiện hầu hết trong các bữa ăn của người Việt Nam. Địa hình: Vị trí tập trung nhiều đầu mối giao thông thuận tiện như: đường thuỷ, đường sông, đường bộ, đường không khẩu vị ăn uống sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn Nguồn nguyên liệu sử dụng chế biến dồi dào, phong phú các món ăn đa dạng, khẩu vị mang sắc thái nhiều vùng khác nhau Đặc điểm địa lý cũng ảnh hưởng nhiều đến việc sử dụng nguyên liệu chế biến và kết cấu bữa ăn Những vùng gần sông, sử dụng nhiều thực phẩm là thuỷ hải sản Nhật Bản là quốc gia xung quanh bốn bề là biển, các món ăn của người Nhật chủ yếu là hải sản và bữa ăn của họ không bao giờ thiếu món cá, Nhật là một nước tiêu thụ nhiều cá nhất trên thế giới Những vùng nằm sâu trong lục địa, vùng núi… sử dụng ít thuỷ sản và ngược lại họ dùng nhiều món ăn được chế biến từ động vật trên cạn: thịt gia súc, gia cầm, chim thú rừng…Những vùng gần sông, biển sử dụng nhiều thực phẩm là thuỷ hải sản.
Khí hậu: Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới với những vùng đất thấp, đồi núi, nhiều cao nguyên với những cánh rừng rậm Đất nước chia thành miền núi, vùng đồng bằng sông Hồng ở phía Bắc, dãy Trường Sơn, Tây Nguyên, đồng bằng duyên hải miền trung và đồng bằng sông Cửu Long ở phía Nam Vì vậy mà mỗi vùng với mỗi điều kiện khác nhau sẽ tạo lên những nét đặc trưng trong văn hoá ẩm thực của mỗi vùng Qua đó, hình thành lên sự đa dạng và phong phú cho ẩm thực Việt Nam Khí hậu Việt Nam có độ ẩm tương đối trung bình 84 - 100% cả năm Dọc theo lãnh thổ trải dài khí hậu Việt Nam phân bố thành 3 vùng Miền Bắc có khí hậu cận nhiệt đới với khí hậu đặc trưng là Xuân, Hạ, Thu, Đông Miền Nam nằm trong vùng nhiệt đới xavan với hai mùa chủ yếu là mùa mưa và mùa khô Trong khi đó, miền Trung mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, có các mùa giống nhau với miền Nam, tuy nhiên có thêm mùa bão.
Và với khí hậu đa dạng của mỗi miền sẽ hình thành lên những nét ẩm thực rất riêng của miền đó.
Thuỷ văn: Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc khắp cả nước Có nhiều sông, cửa biển thuận lợi giao thương hải cảng, có giá trị kinh tế Ngoài ra, với hệ thống sông ngòi mang đến một lượng phù sa màu mỡ, là điều kiện lý tưởng để các ngành chăn nuôi, trồng trọt phát triển Và đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các món ăn đặc trưng của mỗi vùng.
Phong tục tập quán, lối sống: Trong cách sinh hoạt ăn uống tác động rất lớn đến văn hóa ẩm thực Những thói quen sử dụng nguyên liệu, dụng cụ ăn của Châu Á và Châu Âu khác nhau tạo nên nét văn hóa ẩm thực khác nhau Lối sống quyết định đến cách thức tổ chức bữa ăn: người phương Tây có lối sống tự do, tôn trọng quyền cá nhân đã tạo ra tập quán ẩm thực mang tính "động" và phục vụ cho cá nhân Người Đông Á có lối sống cộng đồng tạo ra tập quán ẩm thực luôn thể hiện tính cộng đồng từ cách chế biến đến cách tổ chức bữa ăn Bên cạnh đó, lối tư duy cũng có quyết định đến cách nghiên cứu sử dụng các loại sản phẩm của các ngành nghề khác vào ẩm thực: sử dụng nguyên liệu, thực phẩm chế biến, sử dụng các công cụ vào việc chế biến, phục vụ và trong việc tổ chức bữa ăn
Cách tư duy thiên về kỹ thuật của người phương Tây giúp cho nền ẩm thực áp dụng nhanh và nhiều sản phẩm công nghiệp vào trong chế biến, phục vụ như: dùng nhiều sản phẩm đồ hộp, ứng dụng nhiều thiết bị chuyên dùng, chuẩn hoá qui trình chế biến, phục vụ Cách tư duy thiên về cảm tính, ước lệ của người Đông Á đã tạo điều kiện ẩm thực đa dạng, giàu bản sắc đậm tính địa phương nhưng thiếu sự chuẩn hoá và duy trì lối chế biến, phục vụ mang nặng tính phổ thông, cảm tính.
Lịch sử: Bề dày lịch sử của Việt Nam gắn liền với truyền thống ẩm thực, một dân tộc có bề dày lịch sử thì các món ăn càng mang nặng tính cổ truyền, độc đáo truyền thống riêng đặc trưng của dân tộc Dân tộc nào mạnh trong lịch sử, nền kinh tế phát triển thì hình thành nền ẩm thực cao cấp; món ăn phong phú, chế biến cầu kỳ, cách phục vụ đa dạng và luôn tìm đến sự hoàn thiện cao.
Chính sách cai trị của nhà nước trong lịch sử càng bảo thủ thì tập quán và khẩu vị ăn uống càng ít bị lai tạp.
Tôn giáo, tín ngưỡng: Đây là yếu tố phức tạp và khá quan trọng, tuỳ theo từng tôn giáo sẽ có mứcđộ ảnh hưởng hoặc chi phối đến văn hoá ẩm thực khác nhau: Tôn giáo hay tín ngưỡng sử dụng thực phẩm, thức ăn làm vật thờ cúng, kiêng kị đều ảnh hưởng đến tập quán và khẩu vị ăn uống Hơn nữa, nếu việc duy trì cácgiáo lý nghiêm ngặt thì sự ảnh hưởng càng nhiều văn hoá ẩm thực của các tín đồ Tôn giáo càng mạnh thì phạm vi ảnh hưởng càng lớn và sâu sắc Đạo Hồi có khoảng 900 triệu tín đồ Trên thế giới có nhiều quốc gia coi đạo Hồi là quốc đạo nên đã tạo ra vùng ẩm thực Hồi giáo với khoảng 20 quốc gia Ở đó người dân không mua bán hay sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc những thứ gây kích thích, gây nghiện khác.
Nghề nghiệp: Nghề nghiệp chi phối trực tiếp lối sống, suy nghĩ, hành động và khẩu phần ăn uống, từ đó hình thành dần thói quen ăn uống của mỗi người. Điển hình ở một số đối tượng lao động sau:
Những người lao động nặng: nhu cầu ăn uống của họ nhiều hơn về lượng và chất, dễ tính trong việc lựa chọn các món ăn Các món ăn nhiều chất béo, đạm, chắc, mùi vị mạnh luôn được lựa chọn
Những người lao động nhẹ, làm việc trí óc: nhu cầu khẩu phần ăn ít hơn nhưng chia làm nhiều bữa Sự đòi hỏi về khẩu vị phong phú, cẩn trọng, tinh tế và phức tạp hơn Các món ăn giàu đạm, chất khoáng, vitamin, đường món ăn có mùi vị nhẹ, kỹ thuật chế biến cầu kỳ, món ăn cần được trình bày đẹp luôn làm hài long đối tượng lao động này.
Đặc trưng trong văn hoá ẩm thực
Bữa cơm truyền thống Việt ngồi quây quần trên chiếu, chung quanh mâm cơm tròn Cách ăn cũng cộng đồng: cùng chấm một bát nước mắm, cùng múc một bát canh, cùng gắp món ăn từ đĩa, cùng một niêu (nồi cơm) Không có chia phần, cũng không có chia loại, cũng thường thấy trong bữa ăn Âu Mỹ Thêm khách, thêm bát, thêm đũa và mọi người đều nhịn một tý để chia cho người khách
Tính chất cộng đồng cũng thấy trong cách dùng bát, dùng đũa, nồi và mâm cơm Chiếc bát “Cái”, chiếc đĩa “cái” để dùng chung, đặc biệt là cái mâm, bát nước mắm và bát canh Tác giả Băng Sơn nhận xét: “Lý do gì mâm mang hình tròn… Có lẽ trước hết vì nó hợp lý, gần với tất cả mọi người ngồi xung quanh nó… Tâm điểm của mâm là bát nước chấm, một đặc biệt của mâm cơm Việt Nam, nó điều hoà mọi vị khẩu mặn hay ngọt, chua hay cay, đặc hay loãng…” tương tự, “tính cộng đồng và tính mực thước trong bữa ăn thể hiện tập trung qua nồi cơm và chén nước mắm” Các món ăn có thể có người ăn người không, còn cơm và nước mắm thì ai cũng ăn và ai cũng chấm.Vì ai cũng dùng, cho nên chúng trở thành thước do sự ý tứ trình độ văn hoá của con người trong việc ăn uống Nói ăn trông nồi… chính là nói đến nồi cơm.Chấm nước mắm phải làm sao cho gọn, sạch, không rớt Hai thứ đó đều là biểu tượng của tính động cồng trong bữa ăn, giống như sân đình và bến nước là biểu tượng cho tính cộng đồng nơi làng, xã Nồi cơm ở đầu mâm, chén nước mắm ở giữa mâm cỏn là biểu tượng cho cái đơn giản là thiết yếu: cơm gạo là tinh hoa củ đất, mắm chiết suất từ cá là tinh hoa của nước – chúng giống hành thuỷ và hành thổ là cái khởi đầu và cái trung tâm trong ngũ hành.
1.3.2 .Tính hoà đồng Đặc điểm này thể hiện ở chỗ người Việt ta sẵn sàng tiếp thu những tinh hoa, giá trị tốt đẹp trong văn hóa ẩm thực của các dân tộc khác đưa vào ẩm thực nước nhà Tuy nhiên, đây là sự tiếp thu có chọn lọc kỹ càng, chỉ áp dụng những đặc điểm phù hợp với lối sống, phong tục tập quán dân tộc từ đó biến thành cái của mình Ngay ở trong nước, văn hóa ẩm thực của các vùng miền cũng có sự học hỏi, pha trộn lẫn nhau Chỉ với một món bánh xèo nhưng mỗi vùng miền lại có những sự khác biệt Bánh xèo miền Trung bột dày, tráng mỏng và ăn cùng nước lèo Ngược lại, bánh xèo miền Nam lại có vỏ mỏng hơn và được tráng trong chiếc chảo to hơn Bánh xèo miền Nam chấm cùng nước mắm Điều này tạo đặc trưng đa dạng của văn hóa ẩm thực Việt Hay đối với món phở, phở miền Nam có vị ngọt, màu nước đậm đà, thường có nước béo trên bề mặt. Người Nam ăn phở luôn cho thêm tương đen ngọt và ăn với các loại rau sống. Trong khi đó, tiêu chuẩn của tô phở Bắc thơm ngon lại là nước dùng có màu trong, vị thanh dễ chịu Ngoài ra, ăn phở Bắc không bao giờ thiếu quẩy Sợi phở miền Nam nhỏ còn bánh phở Bắc to và dẹt
Văn hóa ẩm thực của người Việt phản ánh rõ khả năng tận dụng của người Việt từ những yếu tố thuộc môi trường tự nhiên, thức ăn, thức uống đều được chế biến từ tự nhiên Thể hiện đặc trưng văn hóa nông nghiệp lúa nước của người Việt trong cơ cấu bữa ăn: Cơm – rau – cá - thịt.
Thành phần đầu tiên và quan trọng nhất là cơm Cơm được làm từ gạo, gạo đứng vị trí đầu tiên trong cơ cấu bữa ăn: “Người sống về gạo, cá bạo về nước”, bữa ăn của người Việt gọi là bữa cơm Người Việt trồng cả hai loại lúa: nếp và tẻ Cây lúa tẻ là loại cây trồng chính nên gạo tẻ được dùng trong bữa ăn hàng ngày: “Cơm tẻ là mẹ ruột”, “Đói thì thèm thịt thèm xôi, hễ no cơm tẻ thì thôi mọi đường” Người Việt còn coi cây lúa là tiêu chuẩn của cái đẹp: “Em xinh là xinh như cây lúa” Người Việt không chỉ tận dụng cây lúa thành gạo để nấu cơm mà còn biết tận dụng từ gạo để làm bún và làm bánh: bánh lá, bánh đúc, bánh tráng… Gạo nếp được dùng làm xôi, làm bánh mặn, bánh ngọt…
Rau: Là nước nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nông nghiệp lại là ngành kinh tế chủ yếu nên rau quả vô cùng phong phú Việc dùng rau trong cơ cấu bữa ăn chứng tỏ khả năng tận dụng môi trường tự nhiên của ngườiViệt Người Việt thường hay nói: “Đói ăn rau, đau uống thuốc” Ngoài ra còn có những loại rau dùng làm gia vị như: hành, rau răm, rau diếp cá… Gia vị cũng là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt.
Cá đại diện cho thủy sản: Việt Nam có phía Đông giáp với biển Đông lại có hệ thống sông ngòi, ao hồ chằng chịt nên dùng cá trong cơ cấu bữa ăn cũng là khả năng tận dụng môi trường tự nhiên của người Việt “Cơm với cá như má với con” tận dụng các loài thủy sản để chế biến ra một thứ đồ chấm đặc biệt là nước mắm, các loại nước mắm nổi tiếng: Nghệ An, Phan Thiết, Phú quốc Thực phẩm được chế biến từ thủy sản cũng rất đa dạng: nấu chín, ướp mắm, phơi khô Chế biến cũng có nhiều cách: chiên, xào, kho, luộc, nướng, gỏi…
Thịt cũng là một thành phần quan trọng trong cơ cấu bữa ăn Thịt có thể dùng kết hợp với cơ cấu nói trên, có thể thay thế cho cá trong các bữa cơm của người Việt Người Việt thường ăn các loại thịt như: thịt lợn, thịt vịt, thịt gà, thịt bò, thịt trâu, thịt cầy… “Sống ở trên đời ăn miếng dồi chó, chết xuống âm phủ biết có hay không?”
Người Việt tìm ra một lối chế biến và bảo quản lương thực thực phẩm thích ứng phù hợp, hài hòa với môi trường sống của mình.
Do thời tiết nước ta nói chung là nóng ẩm nên việc chế biến và dự trữ lương thực thực phẩm luôn là một vấn đề sống còn đối với người dân Việt Nam.
Do phải cất trữ thực phẩm trong điều kiện nóng ẩm và môi trường luôn có sẵn nhiều loại vi trùng, vật ký sinh mầm bệnh nguy hiểm nên trong các món ăn Việt đã xuất hiện nhiều cách chế biến và bảo quản khác nhau.
Một trong các cách độc đáo đó là kỹ thuật ủ chua và lên men Cá, cua, tôm tép, rươi có thể được chế biến thành các loại mắm để lâu ăn dần Thịt lợn sống lên men trở thành nem chua vừa có thể giữ được lâu mà vừa mang một phong vị đặc sắc hiếm thấy Đậu tương qua kỹ thuật lên men của người Việt có thể chế biến thành món tương rất phổ biến trong bữa ăn nông thôn miền Bắc, có hương vị khác hẳn với các loại tương của Trung Hoa hay các loại magi chế biến theo lối công nghiệp Ngoài ra dưa, cà muối chua cũng là những thức ăn thường nhật của người Việt trong mọi mùa.
Còn đối với những khu vực quanh năm khô hạn như của miền Trung và miền Nam nước ta, chế biến các loại thịt, cá thành các món khô là một cách cất trữ phổ biến phù hợp với điều kiện tại địa phương.
Rượu ngang cất từ gạo nếp từ lâu đã là một đồ uống nổi tiếng của đồng bằng Bắc Bộ Nó đã thể hiện tài nghệ khéo léo trong nghệ thuật lên men chế biến đồ uống của người Việt.
THỰC TRANG VĂN HOÁ ẨM THỰC TỈNH QUẢNG NINH
Giới thiệu chung về tỉnh Quảng Ninh
Hình 2.1 Thành phố Quảng Ninh
Quảng Ninh có diện tích đất liền hơn 6.100 km2 và diện tích biển tương đương; dân số trên 1,2 triệu, với 22 dân tộc; có 14 đơn vị hành chính cấp huyện,trong đó có 04 thành phố, 02 thị xã và 08 huyện; 186 xã, phường, thị trấn; 1.566 thôn, bản, khu phố; toàn tình có 21 đảng bộ trực thuộc (14 đảng bộ địa phương,
7 đảng bộ trực thuộc tình); 800 tổ chức cơ sở đảng (458 đảng bộ cơ sở, 342 chi bộ cơ sở); 5.118 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở với gần 98.000 đảng viên. Quảng Ninh là tỉnh duy nhất có đường biên giới trên bộ, trên biển với Trung Quốc; có Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và những đặc sắc của Vịnh Bái Tử Long; Có trữ lượng than lớn nhất Đông Nam Á; Xã hội con người là nơi hội tu, giao thoa, thống nhất trong đa dạng của nền văn minh sông Hồng, nơi hình thành ngành công nghiệp than đầu tiên và cái nôi của giai cấp công nhân Việt Nam; Nơi duy nhất có nhà Vua sau khi thắng giặc ngoại xâm đã từ bỏ ngai vàng đi tu hóa Phật, xây dựng thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, mang bản sắc riêng của Phật giáo Việt Nam.
Lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh quảng ninh
Ngày 30/10/1963, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quyết định hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành tỉnh Quảng Ninh Từ ngày 1/1/1964, tỉnh Quảng Ninh đi vào hoạt động chính thức, tạo thành một thể liên hoàn cả vể chính trị, kinh tế, quân sự, phát huy được sức mạnh tổng hợp của vùng Đông Bắc rộng lớn của Tổ quốc Đó là những dấu mốc rất quan trọng để giai cấp công nhân và nhân dân các dân tộc Quảng Ninh bước vào thời kỳ cách mạng mới.
Trải 60 năm xây dựng và phát triển tỉnh Quảng Ninh, sau 36 năm thực hiện công cuộc Đổi Mới, từ một địa phương nằm trong tình trạng yếu kém, chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Quảng Ninh đã trở thành một trong những tỉnh công nghiệp, dịch vụ năng động, sáng tạo, đi đầu cả nước trên nhiều lĩnh vực.
Quảng Ninh trở thành trung tâm đổi mới của Vùng đồng bằng Bắc Bộ, là cực tăng trưởng toàn diện của phía Bắc, 7 năm liên tục 2016-2022 đạt tốc độ tăng trưởng GRDP trên hai con số, tốc độ đô thị hóa đứng ở tốp đầu cả nước chỉ sau các thành phố trực thuộc Trung ương Chất lượng tăng trưởng được cải thiện đáng kể; quy mô, tiềm lực của nền kinh tế tăng lên rõ rệt; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng bền vững hơn. Đặc biệt, trong ba năm 2020 và 2021, 2022 dù chịu tác động tiêu cực, nghiêm trọng chưa từng có do đại dịch COVID-19 gây ra, tỉnh Quảng Ninh vẫn trở thành một trong số ít những địa phương điển hình, điểm sáng của cả nước thực hiện thành công “mục tiêu kép," với tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2020 đạt 10,05%, năm 2021 đạt 10,28%, GRDP năm 2022 đạt 10,28%, thu ngân sách nhà nước đạt 56.500 tỷ đồng, thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước có số thu nội địa cao.
Tỉnh Quảng Ninh tập trung tạo đột phá trong cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nằm trong nhóm đứng đầu cả nước nhiều năm liên tục về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI). Kết quả cụ thể 6 năm liên tiếp (từ năm 2017-2022) đứng thứ nhất về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) dẫn đầu toàn quốc trong 5 năm (2017, 2018, 2019, 2020, 2022), đứng thứ 2 năm 2021; 4 năm liên tiếp (2019-2022) xếp thứ nhất trong bảng Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS).
Năm 2022, tỉnh Quảng Ninh trở lại đứng thứ nhất trên bảng xếp hạng PAPI toàn quốc, đây là lần thứ 2 Quảng Ninh đứng ở vị trí cao nhất trong 12 năm tham gia khảo sát PAPI.
Từ đó, tạo chuyển biến căn bản, thúc đẩy có hiệu quả đầu tư theo hình thức đối tác công-tư, thu hút được nguồn lực ngoài ngân sách lớn - nguồn động lực có tính đột phá mạnh mẽ cho đầu tư phát triển của Quảng Ninh những năm qua. Đồng thời, tỉnh tiếp tục thực hiện sắp xếp lại, tinh gọn bộ máy, giảm bớt các tầng nấc trung gian, bảo đảm hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành.
Hiện nay, Quảng Ninh đang phát huy cao độ sự chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tinh thần “Kỷ luật và đồng tâm," để thực hiện mục tiêu đã đề ra: đến năm 2025, trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của khu vực phía Bắc, giữ đà tăng trưởng hằng năm trên 10%, GRDP bình quân đầu người tới năm 2025 đạt trên 10.000 USD.
Trong tầm nhìn đến năm 2030, xây dựng, phát triển Quảng Ninh là tỉnh kiểu mẫu giàu đẹp, văn minh, hiện đại; là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện; trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ của Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; đô thị phát triển bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu; GRDP bình quân đầu người đạt trên 15.000 USD (theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
Những điều kiện hình thành văn hoá ẩm thực tỉnh
Quảng Ninh có vị trí ở địa đầu đông bắc Việt Nam, lãnh thổ trải theo hướng đông bắc - tây nam Quảng Ninh nằm cách thủ đô Hà Nội 125 km về phía Đông Bắc.
Phía bắc giáp khu tự trị Quảng Tây của Trung Quốc; Phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ; Phía nam giáp thành phố Hải Phòng và Vịnh Bắc Bộ; Phía tây giáp tỉnh Hải Dương, tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn
Các điểm cực của tỉnh Quảng Ninh: Điểm cực đông phần đất liền và hải đảo tại: mũi Sa Vĩ, phường Trà
Cổ, thành phố Móng Cái Điểm cực tây tại: thôn 1, xã Nguyễn Huệ, thị xã Đông Triều Điểm cực nam tại: đảo Hạ Mai, xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn Điểm cực bắc tại: thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu Quảng Ninh là 1 trong số 7 tỉnh thành tại Việt Nam có đường biên giới với Trung Quốc, nhưng lại là tỉnh duy nhất có cả đường biên giới trên bộ và trên biển với nước này. Địa hình Quảng Ninh
Quảng Ninh được ví như một “Việt Nam thu nhỏ”, có đa dạng các loại địa hình từ đồng bằng, vùng núi, ven biển Là tỉnh miền núi, trung du nằm ở vùng duyên hải, với hơn 80% đất đai là đồi núi Trong đó, có hơn 2000 hòn đảo núi đá vôi nổi trên mặt biển, phần lớn chưa được đặt tên Địa hình của tỉnh đa dạng có thể chia thành 3 vùng gồm có Vùng núi, Vùng trung du và đồng bằng ven biển, và Vùng biển và hải đảo. Địa hình đáy biển Quảng Ninh, không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20 m Có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng các rặng san hô rất đa dạng Các dòng chảy hiện nay nối với các lạch sâu đáy biển còn tạo nên hàng loạt luồng lạch và hải cảng trên dải bờ biển khúc khuỷu kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn, tạo nên một tiềm năng cảng biển và giao thông đường thủy rất lớn.
Quảng Ninh nằm ở vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm đặc trưng cho các tỉnh miền bắc, có nét riêng của một tỉnh vùng núi ven biển có một mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, một mùa đông lạnh khô, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất Do ảnh hưởng của vị trí địa lí và địa hình nên Quảng Ninh chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc và ảnh hưởng yếu của gió mùa Tây Nam so với các tỉnh phía bắc Vì nằm trong vành đai nhiệt đới nên hàng năm Quảng Ninh có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh, tiềm năng về bức xạ và nhiệt độ rất phong phú Các quần đảo ở Cô Tô, Vân Đồn có đặc trưng của khí hậu đại dương Do ảnh hưởng bởi hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành hai mùa gồm có mùa hạ thì nóng ẩm với mùa mưa, còn mùa đông thì lạnh với mùa khô Độ ẩm trung bình 82 – 85% Mùa lạnh thường bắt đầu từ hạ tuần tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 3 năm sau, trong khi đó mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng Mùa ít mưa bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau, mùa mưa nhiều bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10 Giữa hai mùa lạnh và mùa nóng, hai mùa khô và mùa mưa là hai thời kỳ chuyển tiếp khí hậu, mỗi thời kỳ khoảng một tháng (tháng 4 và tháng 10) Ngoài ra, do tác động của biển, nên khí hậu của Quảng Ninh nhìn chung mát mẻ, ấm áp, thuận lợi đối với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và nhiều hoạt động kinh tế khác.
Quảng Ninh có tất cả khoảng 30 sông, suối với chiều dài trên 10 km Diện tích lưu vực thông thường không quá 300 km2, trong đó có bốn con sông lớn là hạ lưu sông Bạch Đằng, sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ Mỗi sông hoặc đoạn sông thường có nhiều nhánh, các nhánh đa số đều vuông góc với đoạn sông chính Tuy nhiên, hầu hết các sông suối đều ngắn, nhỏ và độ dốc lớn, khả năng điều tiết nước yếu và chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều Đại bộ phận sông có dạng xoè hình cánh quạt, trừ sông Cầm, sông Ba Chẽ, sông Tiên Yên, sông Phố Cũ có dạng lông chim.
Quảng Ninh cũng là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học quan trọng đối với Việt Nam với số lượng loài động, thực vật phong phú tập trung chủ yếu ở hệ thống các khu bảo tồn và vườn quốc gia như Vườn quốc giaBái Tử Long, khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng, rừng quốc giaYên Tử…, có giá trị rất to lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội (du lịch sinh thái, cung cấp lâm sản, nguồn dược liệu quý…); bảo vệ môi trường sinh thái; cung cấp nguồn gen quý phục vụ giáo dục, nghiên cứu khoa học.
Năm 2019, dân số tỉnh Quảng Ninh đạt 1.324.800 người, với diện tích6178,2 km² thì mật độ dân số là 214 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị là 853.700 người, chiếm 64,4% dân số toàn tỉnh Quảng Ninh hiện là một trong số các địa phương có mức độ đô thị hóa cao nhất Việt Nam, vượt xa cả thủ đô Hà Nội Tại Quảng Ninh, dân số nam đông hơn dân số nữ Tỉnh này cũng là tỉnh có tỷ số giới tính giữa nam trên nữ cao nhất khi xét chung với vùng đồng bằng sông Hồng, với 103,5 nam trên mỗi 100 nữ.
Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Quảng Ninh có nhiều khu kinh tế. Trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực Từ năm 2017 tới 2022, Quảng Ninh là tỉnh liên tục 6 lần có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI đứng thứ 1 ở Việt Nam.
Năm 2018, tốc độ tăng trưởng của tỉnh đạt 11,1%; thu nhập bình quân đầu người đạt 5110 USD (gấp hơn gần 2 lần bình quân chung cả nước); tiếp tục đứng trong nhóm 7 địa phương dẫn đầu cả nước về thu ngân sách với tổng thu ước đạt trên 40.500 tỷ đồng trong đó thu nội địa đạt 30.500 tỷ đồng đứng thứ 4 toàn quốc; thực hiện tiết kiệm triệt để nguồn chi thường xuyên, tăng chi cho đầu tư phát triển với tỷ trọng trên 64% tổng chi ngân sách; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 67.600 tỷ đồng Lương bình quân của lao động trong tỉnh ở các ngành chủ lực như than, điện, cảng biển, cửa khẩu và du lịch đều ở mức cao.
Quảng Ninh còn là một vùng đất giàu có về di sản văn hoá phi vật thể với hơn 2.800 hồ sơ Đó là 64 lễ hội truyền thống mang đặc trưng của từng vùng miền; là hàng loạt những di sản khác nhau, bao gồm: Ngữ văn dân gian (gồm có:
Sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đối, truyện cổ tích, truyện trạng ); nghệ thuật trình diễn dân gian ( Âm nhạc, múa hát, sân khấu ); tập quán xã hội (bao gồm luật tục hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác); tri thức dân gian (bao gồm tri thức về thiên nhiên, đời sống con người, lao động sản xuất, y, dược học cổ truyền, ẩm thực, trang phục); nghề thủ công truyền thống… Đặc biệt, các lễ hội ở Quảng Ninh là những giá trị văn hoá phi vật thể quý báu tồn tại trong đời sống văn hoá tinh thần của người Quảng Ninh. Trong đó, phải kể đến những lễ hội rất độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số như: Hội làng của đồng bào Dao ở xã Bằng Cả (Hoành Bồ); lễ hội Soóng Cọ; lễ hội đình Lục Nà của đồng bào Tày xã Lục Hồn (Bình Liêu), lễ hội đình Trà Cổ (Móng Cái), lễ hội Vân Đồn (xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn), lễ hội Tiên Công, lễ hội Bạch Đằng (TX Quảng Yên), hội chùa Quỳnh Lâm, hội đền An Sinh(huyện Đông Triều)…
Ngoài ra, văn hoá Quảng Ninh còn có nét đặc sắc riêng với nền “văn hoá công nhân mỏ” được hình thành và phát triển gần 150 năm nay, gắn liền với quá trình lao động, đấu tranh cách mạng Văn hoá vùng Mỏ là sự kết hợp của hai yếu tố: Những nét văn hoá truyền thống chắt lọc tinh hoa của khắp các vùng miền trong cả nước và văn hoá hiện đại ra đời từ cuộc sống công nghiệp và mang đậm hơi thở của cuộc sống công nghiệp hiện đại, góp phần làm cho di sản văn hóa phi vật thể của Quảng Ninh ngày càng phong phú, đa dạng. Ấn tượng thật sâu sắc khi đến với Quảng Ninh mà du khách khó có thể quên là thưởng thức món ăn được chế biến từ các loài thuỷ hải sản đặc trưng của xứ biển như: ốc len xào dừa, cá ngát nấu chua, mực chiên giòn, lẩu cá các loại, cua rang me, cá dứa kho tộ , ăn một lần rồi nhớ mãi Du khách cũng có thể mua về làm quà cho người thân những món đặc sản trứ danh của đất rừng Quảng Ninh như: Mực rim me, tôm khô, cá khô các loại, nước mắm các loại, chả mựa…đảm bảo chất lượng.
Vùng đất mặn mòi, con người bình dị, thân thương và mến khách đã kết hợp và hoà quyện tạo thành những sản phẩm du lịch văn hoá vô cùng đặc sắc,khiến khách du lịch khi đã đến với Quảng Ninh sẽ ấn tượng mãi về một thành phố làm say đắm lòng người.
Đặc trưng trong văn hoá ẩm thực
Khi đến với Quảng Ninh, một vùng đất giàu tính nhân văn mang đậm nét văn hoá Việt, bạn bè gần xa lại có dịp thưởng thức những món ăn dân gian khó quên, những món ăn đặc trưng văn hoá ẩm thực của vùng biển Đông Bắc Việt Nam
Người ta đã tìm ra có tới hàng trăm món ăn dân gian từ xa xưa ở vùng biển Quảng Ninh Và tất nhiên, đã là món ăn dân gian thì thường đơn giản, dễ kiếm, dễ làm, dễ ăn Như món cá mòi chẳng hạn, ca dao có câu “Ăn cơm với cá mòi ve/ Lấy chồng Vân Hải như khoe má hồng” Tuy nhiên, cá mòi không phải mùa nào cũng giống nhau Dân gian có câu: “Tháng ba quạ tha cá mòi”, ý nói đừng mua cá mòi về ăn dịp này; bởi cá mòi tháng 3 thường gầy, nhiều xương, ít thịt….
Văn hoá ẩm thực ở vùng biển Quảng Ninh có đặc điểm là cùng một món ăn nhưng lại có nét riêng biệt, mang đặc trưng của vùng mình Ví dụ như vùng huyện đảo Vân Đồn, Cô Tô, Quảng Yên đều có mực ống, hà, tù hài Nhưng mực ống ở Cô Tô mới là loại mực ngon nhất, càng nhai càng ngọt; trong khi với con hà thì chỉ ở Quảng Yên mới ăn mới ngon; cũng như vậy, các món ăn chế biến từ con ngán có ở Quảng Yên, Vân Đồn, Hạ Long, Hoành Bồ, Hải Hà, Đầm
Hà, Móng Cái v.v nhưng xuất xứ của nó lại từ Quảng Yên Người Vân Hải (Vân Đồn) trước đây chưa biết cách đánh bắt con ngán, về sau mới biết do người Quảng Yên đến đánh bắt, có người ở lại lấy chồng, lấy vợ, sinh cơ lập nghiệp tại đây, rồi truyền lại cho
Hình 2.2 Món chả rươi Đi đến Quảng Ninh – nhớ rươi Đông Triều” là câu nói gắn liền với những “ người con đất mỏ Đặc sản Quảng Ninh này có kích thước khá lớn, dày mình và giá trị dinh dưỡng cao Để có món chả rươi ngon, người nấu phải chọn rươi còn sống, có màu nâu đỏ hoặc hồng đỏ và mùi tanh dễ chịu Chả rươi Đông Triều gây thương nhớ bởi mùi thơm nức mũi, vỏ ngoài giòn, không quá khô và ngả vàng tươi Thực khách có thể ăn kèm đặc sản Quảng Ninh này với bún hoặc đơn giản nhất là chấm nước mắm
Hình 2.3 Bánh tài lồng ệp Đây là món ăn truyền thống của người dân tộc Sán Dìu Bánh tài lồng ệp có màu nâu của đường phèn, vị ngọt của đường hoà quyện với vị cay của gừng. Với người dân địa phương nói chung và người dân tộc Sán Dìu nói riêng, món bánh này không chỉ là thức quà ăn chơi mà mà còn là thứ bánh quý để cúng vào các dịp đặc biệt như lễ Tết
Người dân nơi đây chia sẻ rằng không nên ăn bánh tài lồng ệp ngay sau khi vừa hấp chín Bạn nên đợi đến hôm sau để bánh săn lại, cắt từng miếng vừa ăn rồi mới thưởng thức Đến Quảng Ninh, du khách dễ dàng tìm thấy các quán bán bánh tài lồng ệp Trong đó, những hàng quán dọc đường đi lên đền Cửa Ông là ngon nhất Đến đây bạn hãy thử nó nhé.
Một cách thức chế biến món ăn dân gian ưa thích của người Việt là món nướng, từ sắn nướng, khoai nướng đến cá nướng, sò nướng, ngán nướng, ngao nướng, cua nướng, tôm nướng, ốc nướng… Món nướng dễ ăn, ăn ngon, ăn thơm, lành bụng.
Ngoài ra, ở Quảng Yên còn có một loại thức ăn đặc sản, đó là nem chua chấm tương ớt, thường được ăn kèm khi uống bia rượu, trong bữa liên hoan gia đình thịnh trọng hoặc trong liên hoan tập thể Người ta còn mua về làm quà tặng bạn bè, người thân trong gia đình.
Cũng ở Quảng Yên còn có một loại đặc sản, đó là bánh gio Ngoài ra còn nem chạo, rau câu (còn gọi là rong biển), một loại đặc sản ăn vừa mát lại vừa bổ, dùng trong các bữa liên hoan Rau câu còn chữa được bệnh bướu cổ, bệnh tràng nhạc…
Hình 2.4 Bánh cuốn nhân tôm, chả mực và rượu làm từ Ngán
Nói về bánh, ở Hạ Long có bánh cuốn nhân tôm, ăn với chả mực mà nổi tiếng nhất là ở khu phố Hàng Nồi (phường Hòn Gai) Đặc biệt ở đây có một thứ đồ uống khó quên, đó là rượu ngán, khi uống ta thấy nó vừa thơm, vừa mát, lại vừa bổ, tăng sức khoẻ cho người già, sức cường tráng cho nam giới Loại đồ uống này hiện đang khá phổ biến ở TP Hạ Long, TP Cẩm Phả, thị trấn Cái Rồng(huyện Vân Đồn), Quảng Yên, huyện Hải Hà, thị trấn Tiên Yên (huyện TiênYên), phường Trà Cổ và một số cửa hàng ăn uống ở TP Móng Cái v.v Ở Vân Đồn, Hạ Long còn có món bánh đa nướng tráng bằng bột gạo tẻ, được xay thành bột lọc nước, tráng thành bánh, sau đó rắc vừng đen rang chín lên mặt bánh đa,khi ăn vừa giòn lại vừa thơm.
Hình 2.5 Chè vân- làng Vân
Huyện Vân Đồn có làng chè Trà Bản, sau này khi xã Vân Hải được chia tách thành 4 xã, thì làng chè Trà Bản có tên mới là trà Bản Sen Ở làng Vân, có một loại chè gọi là chè Vân, cây chè ở làng Vân đã tồn tại hàng nghìn năm nay, từ trước khi người ta đến đây cư trú Người dân ở đây coi cây chè là một nghề chính, do vậy có nhà có tới hàng chục héc ta cây chè, nhà nào ít cũng có từ 5-10 sào đến một hecta Chè Vân một thời được coi là đồ uống chính của người dân vùng biển, đặc biệt là người dân làm nghề chài lưới, vận tải sông nước Chè Vân khi pha uống rất được nước, nước chè màu đậm nâu, có vị thơm, uống xong thấy ngọt miệng Khi đói uống nước chè Vân vào có người còn bị say Đây là loại chè trên vùng đảo, một đặc sản quý Chính vì vậy, mà nhiều nhà nghiên cứu đã rất để tâm đến loài cây này.
Liệt kê ra một số đồ ăn thức uống để thấy ở Quảng Ninh có rất nhiều món ăn truyền thống, phong phú đa dạng dễ kiếm, lành bụng, mọi lứa tuổi, người lạ,người quen đều ăn được, uống được, dễ hợp khẩu vị…
Nhận xét chung
2.4.1 Một số mặt tích cực
Cà Mau không chỉ giàu tài nguyên rừng và biển, mà nơi đây còn đượcQuảng Ninh không chỉ giàu về tài nguyên biển, khoáng sản, nơi đây còn được mệnh danh là vùng đất có “cá bạc, tôm vàng” Chính sự phong phú về nguồn động thực vật trên rừng dưới biển đã góp phần tạo ra rất nhiều món ăn ngon ở
Quảng Ninh dân dã, mang đậm hương vị của mảnh đất được ví như “ Việt Nam thu nhỏ”.
- Nét đặc sắc và đặc thù trong ẩm thực Quảng Ninh là ở cách sơ chế, chế biến của người dân địa phương Các món ăn được chế biến đơn giản, không quá cầu kỳ, xoay quanh bốn cách chế biến: Nướng, chiên, xào, luộc.
Song chính nhờ cách chế biến đơn giản đó mà các món ăn Quảng Ninh luôn có một hương vị đặc sắc riêng.
- Có nhiều loại hình trải nghiệm trên thuyền, tàu bè Các khách du lịch được khám phá sự thú vị từ cách sinh hoạt của người dân vùng đất ngập nước này.
- Các du khách du khách không chỉ tận mắt chiêm ngưỡng cư dân vùng biển làm việc trên các bãi bồi, mà còn có thể tận tay bắt các loại hải sản để chế biến và thưởng thức.
- Tận dụng nguồn thực phẩm từ hải sản dồi dào mà người dân Quảng Ninh đã chế biến, phơi khô để dành làm nên các món ăn đặc sắc.
2.4.2 Một số bất cập và nguyên nhân
- Phương pháp chế biến chưa được phù hợp, có nhiều món vẫn chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Hệ thống nhà hàng còn đơn sơ, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thực khách.
- Hoạt động xúc tiến, phương thức quảng bá ẩm thực còn nhiều bất cập
- Về cơ sở vật chất, các khu ẩm thực gắn liền với chợ truyền thống được xây dựng từ lâu với các nguyên liệu tự nhiên thô sơ, theo thời gian nên xuống cấp, gây khó khăn cho việc chế biến, bảo quản thực phẩm cũng như quá trình trải nghiệm ẩm thực của du khách
- Về an toàn vệ sinh thực ẩm: hiện nay, các hàng quán ăn uống xuất hiện tràn lan khắp nơi, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm không được đảm bảo Môi trường không khí, kênh rạch đang bị ô nhiễm đã ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm Ở nhiều nơi, các quán bán hàng ăn thức uống không có đăng ký kinh doanh, không đảm bảo an toàn vệ sinh Các yếu tố đầu vào ở một số quán ăn cũng không rõ ràng nguồn gốc, lấy hàng ở những nơi trôi nổi ảnh hưởng đến chất lượng của món ăn.
- Về phong cách và thái độ phục vụ
Hiện nay, quán ăn, khách sạn, nhà hàng rất nhiều và đa dạng, tuy nhiên,đội ngũ nhân viên của loại hình du lịch ẩm thực chưa được đào tạo chuyên sâu,chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo chuyên môn về phong cách cũng như thái độ phục vụ khách hàng Thái độ và phong cách ứng xử phục vụ của nhân viên còn nhiều thiếu sót, chưa chuyên nghiệp, chưa được đào tạo qua trường lớp chuyên môn Đội ngũ đầu bếp đã được đào tạo về nghệ thuật chế biến món ăn, thức uống, tuy nhiên chỉ tập trung vào nấu ăn, chưa thể hiện khả năng và đem từng món ăn đó để trình bày cho thực khách hiểu rõ nguồn gốc cũng như ý nghĩa của món ăn, điều này làm cho giảm đi sức hút về ẩm thực khi khách có nhu cầu hiểu biết sâu hơn về các món ăn nổi tiếng được nhà hàng chế biến.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM QUẢNG BÁ VĂN HOÁ ẨM THỰC TỈNH QUẢNG NINH
Quảng bá rộng rãi, đầu tư, hệ thống hơn
Để ẩm thực Quảng Ninh vang danh trong nước và vươn ra thế giới, trước hết những người làm “nghệ thuật” ẩm thực phải có niềm tin với giá trị tinh hoa của dân tộc, đồng thời cần nhiều hơn hình thức quảng bá Lễ hội văn hóa truyền thống luôn thu hút lượng lớn khách du lịch Việc đặt các gian hàng ẩm thực địa phương tại các lễ hội này vừa giúp quảng bá thương hiệu ẩm thực, vừa đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm, thưởng thức và mua sắm đặc sản của du khách.Đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch cùng với nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch mang tính thương hiệu của du lịch Quảng Ninh, bởi đây là biện pháp quan trọng để tạo lập hình ảnh và vị thế du lịch trong và ngoài nước,nhằm thu hút khách Đồng thời, cần thiết lập văn phòng đại diện du lịch QuảngNinh tại các thị trường trọng điểm du lịch.
Xây dựng các chương trình chuyên về ẩm thực Quảng Ninh
Sản phẩm du lịch liên quan đến ẩm thực đã được thực hiện từ nhiều năm. Chương trình du lịch dạy nấu ăn đưa vào thành một nội dung trong tour du lịch đã mang lại cho du khách những trải nghiệm đặc biệt, thay vì vào nhà hàng thưởng thức đồ ăn, họ được tự chế biến và thưởng thức thành quả của mình dưới sự hướng dẫn của các đầu bếp, nghệ nhân nổi tiếng Đây là loại hình du lịch không mới nhưng rất thu hút du khách quốc tế, vừa góp phần truyền bá văn hóa của điểm đến, vừa góp phần tăng sự thú vị của chuyến đi, đem lại doanh thu,hiệu quả cho người tổ chức, góp phần phát triển loại hình du lịch nông nghiệp.Qua đó, du khách không đơn thuần chi học nấu ăn mà sẽ được thỏa mãn nhu cầu hiểu biết văn hóa của mỗi vùng miền thể hiện trên những sắc màu văn hóa ẩm thực họ được trải nghiệm, khám phá khu chợ đông đúc cùng hướng dẫn viên,học cách mua sắm như người dân khi gặp gỡ người bán hàng, tìm hiểu cách nấu những món ăn dinh dưỡng của tỉnh Quảng Ninh, làm quen với nghệ nhân khi chia sẻ thành quả sau lớp học, tận hưởng không gian đầy màu sắc và cảnh quan tươi đẹp yên bình của những hòn đảo, vịnh…
Sáng tạo trong ẩm thực Quảng Ninh
Ẩm thực luôn cần đến sự sáng tạo Mỗi người đầu bếp luôn tìm tòi tạo phong cách, hướng riêng để khai phá, sáng tạo ra những lối đi mới Nhờ sự sáng tạo của từng cá nhân, ẩm thực ngày càng thêm phong phú Những nghệ nhân chế biến món ăn giỏi, những bartender lành nghề đã được tôn vinh, trao giải trong các kỳ thi tài ở các địa phương, các trung tâm du lịch quốc gia và quốc tế.
Sức hấp dẫn của ẩm thực Việt Nam
Sức hấp dẫn của nét ẩm thực Quảng Ninh toát ra từ sự mộc mạc, dung dị mà đậm đà bởi nhiều nguyên liệu tự nhiên phong phú, sự đam mê của các đầu bếp khi chế biến và quan trọng là có sự kế thừa truyền thống, sáng tạo qua các thời kỳ Du khách quốc tế yêu thích món ăn Việt bởi sự cân bằng mùi vị và hài hòa về dinh dưỡng, nhiều rau xanh, không chất béo, mỗi món lại có nước chấm riêng biệt theo vùng miền.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực liên quan đến dịch vụ ẩm thực trong du lịch gồm nhiều đối tượng tương ứng với loại hình ẩm thực Đối với lao động phục vụ tại các nhà hàng, khách sạn sang trọng, cao cấp đòi hỏi trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu phục vụ như kỹ năng phục vụ bàn, trình độ ngoại ngữ… Đối với đối tượng là người dân, tiểu thương tham gia các hoạt động ẩm thực đường phố, ẩm thực gắn với du lịch cộng đồng, họ còn phải trang bị kiến thức về an toàn thực phẩm, nhận thức về giá trị văn hóa truyền thống trong hoạt động ẩm thực khi phục vụ du lịch, thái độ ứng xử văn minh lịch sự… Tại các sự kiện ẩm thực, có tổ chức hoạt động trình diễn món ăn, đòi hỏi đầu bếp phải được đào tạo kỹ năng biểu diễn kết hợp với phương pháp chế biến để phục vụ du khách.
Bên cạnh đó, đội ngũ thuyết minh viên, hướng dẫn viên tại điểm được tập huấn cần được nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy giá trị của ẩm thực thông qua việc giới thiệu nguồn gốc xuất xứ món ăn, nguyên liệu, cách chế biến, thưởng thức theo phong cách của địa phương… để thu hút khách du lịch.