1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn học kỹ năng đạo đức và trách nhiệm xã hội của người làm báo

14 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kỹ Năng, Đạo Đức Và Trách Nhiệm Xã Hội Của Người Làm Báo
Tác giả Nguyễn Thu Hiền
Trường học Trường Đại Học Thăng Long
Chuyên ngành Việt Nam Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

Kỹ năng là gì?Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức, hiểu biết của con người để thựchiện một việc gì đó, có thể là việc nghề nghiệp mang tính kỹ thuật, chuyên môn hoặc việc liên q

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

TIỂU LUẬN MÔN HỌC

CĐTN: BAOCHITTVNDD

SINH VIÊN: NGUYỄN THU HIỀN

MSV: A30205

KHOA: VIỆT NAM HỌC

Hà Nội 07-2021

Trang 2

MỤC LỤC

I KỸ NĂNG CỦA NGƯỜI LÀM BÁO 1

1 Kỹ năng là gì? 1

Những kỹ năng quan trọng cần có trong cuộc sống: 1

2 Kỹ năng của người làm báo: 2

3 Kỹ năng người làm báo thời chuyển đổi số: 5

4 Tố chất của người làm báo: 5

II ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI LÀM BÁO 7

1 Đạo đức là gì? 7

2 Đạo đức của người làm báo: 7

QUY ĐỊNH ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LÀM BÁO: 8

III TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI LÀM BÁO 9

1 Trách nhiệm là gì? 9

2 Trách nhiệm của người làm báo: 10

Tài liệu tham khảo: 12

Trang 3

ĐỀ BÀI:

KỸ NĂNG, ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

CỦA NGƯỜI LÀM BÁO.

I KỸ NĂNG CỦA NGƯỜI LÀM BÁO

1 Kỹ năng là gì?

Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức, hiểu biết của con người để thực

hiện một việc gì đó, có thể là việc nghề nghiệp mang tính kỹ thuật, chuyên môn hoặc việc liên quan cảm xúc, sinh tồn, giao tiếp…

Với những kỹ năng được trang bị, chúng ta sẽ dùng để áp dụng vào thực tế Kỹ năng có thể được chia thành các cấp bậc khác nhau Ban đầu, kỹ năng có thể còn ít hoặc chưa được thuần thục nhưng sau thời gian, rèn luyện, kỹ năng sẽ được lên

“level” Đồng thời, kỹ năng cũng có rất nhiều loại Mỗi người cần trang bị cho mình các loại, các mức độ kỹ năng để vận dụng trong thực tiễn

Những kỹ năng quan trọng cần có trong cuộc sống:

Kỹ năng cứng là những kiến thức, hiểu biết hoặc trải nghiệm thực hành có tính

chất thiên về kỹ thuật Kỹ năng cứng thường mang tính chuyên môn Nói cách khác, kỹ năng cứng dùng để chỉ trình độ, kiến thức chuyên môn, bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn Loại kỹ năng này đa phần được đào tạo ở các trường học Thông qua các môn học chính, kỹ năng cứng sẽ dần được hình thành

Kỹ năng mềm là những kỹ năng quan trọng liên quan tới mặt trí tuệ, cảm xúc Kỹ

năng mềm chứng tỏ khả năng hòa nhập, tương tác với xã hội, cộng đồng, tập thể…

Trang 4

Có thể thấy, kỹ năng mềm không mang tính chuyên môn mà liên quan tới tính cách, cảm xúc nhiều hơn Có 9 kỹ năng mềm mỗi người nên có đó là:

 Kỹ năng lập kế hoạch

 Kỹ năng giao tiếp

 Kỹ năng tiếp nhận học tập từ lời phê bình

 Kỹ năng làm việc nhóm

 Kỹ năng ra quyết định

 Kỹ năng nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện

 Kỹ năng lãnh đạo và khám phá bản thân

 Kỹ năng giải quyết vẫn đề

 Kỹ năng ứng phó và sự căng thẳng

Kỹ năng sống là những kỹ năng, thói quen cần thiết, hợp lý để xử lý tình huống cụ

thể trong cuộc sống Kỹ năng sống sẽ giúp giải quyết, xử lý các vấn đề hiệu quả hơn Và trong nhiều tình huống, chúng còn giúp bạn thoát hiểm một cách ngoạn mục

2 Kỹ năng của người làm báo:

Người làm báo cần có cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, có thể gói gọn trong ba từ

“Bút sắc, Lòng trong, Tâm sáng”

 Kỹ năng nghề nghiệp

Khả năng tư duy lí luận, khoa học thực tiễn trong việc tham mưu, quản lý cơ quan báo chí Biết cách tổ chức công việc hiệu quả, tự hoạt động độc lập trong phát hiện, khai thác thông tin

 Kỹ năng phân tích tốt

Trang 5

Nhiệm vụ cốt lõi của nhà báo là cung cấp cho người đọc một bức tranh toàn cảnh, đầy đủ chi tiết về những gì đã xảy ra nênbuộc phải có kỹ năng quan sát và phân tích tốt, đánh giá vấn đề đa chiều và thậm chí là tìm ra những chi tiết dễ bị bỏ quên

 Kỹ năng ngôn ngữ tốt

Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tốt, cả nói và viết nếu như muốn đặt chân vào làm báo Luôn linh hoạt trong cách sử dụng ngôn từ, giọng văn đa dạng Bên cạnh đó không được nói ngọng hay mắc các lỗi về ngữ pháp, chính tả trong bài viết của mình Thành thạo nhiều ngôn ngữ khác nhau, đặc biệt là Tiếng Anh cũng sẽ mang đến những cơ hội tốt khi làm nghề báo như hội nhập với báo chí toàn cầu, làm phóng viên thường trú tại nước ngoài, phụ trách mảng tin tức quốc tế,

 Khả năng chịu áp lực công việc

Trở thành nhà báo đồng nghĩa với việc phải luôn chuẩn bị tinh thần "đối phó" với các vấn đề gây nhiều tranh cãi Cần đủ cứng rắn và sự tự tin để chịu áp lực công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Thậm chí còn phải đón nhận các chỉ trích, lời soi mói từ nhiều phía

 Kiến thức chuyên môn

Để trở thành một nhà báo chuyên nghiệp, cần phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng về nhiều lĩnh vực và nền tảng kiến thức cơ bản về các ngành nghề khác Cần phải linh hoạt trong quá trình tiếp thu những kiến thức mới để không ngừng nâng cao chất lượng bài viết, bản tin của mình

Kỹ năng giao tiếp

Đặc trưng nghề nghiệp khiến bạn phải thường xuyên phải giao tiếp với nhiều người, với nhiều đối tượng thuộc các tầng lớp khác nhau Do đó, sự tinh tế, khéo léo trong cách ứng xử với mọi người sẽ giúp bạn hoàn thành công việc một cách tốt nhất

Trang 6

Kỹ năng tự nhận thức

Tự nhận thức là tự biết mình là ai, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, mối quan hệ với những người xung quanh… Nhận thức rõ về bản thân giúp cá nhân thể hiện sự

tự tin và tính kiên định để có thể giải quyết vấn đề và ra quyết định hiệu quả Tự nhận thức cũng giúp bản thân đặt ra những mục tiêu phấn đấu phù hợp và thực tế

Tự ý thức là một kỹ năng sống quan trọng giúp mỗi sinh viên nhận thức rõ hơn về bản thân: Biết mình là ai, mình có những điểm chung và những điểm riêng nào so với những người khác Từ đó, sinh viên sẽ chủ động hơn trong việc rèn luyện kỹ năng tự nhận thức và có thái độ tự tin đối với những gì đã có, thấy được những gì cần cố gắng, biết mình muốn gì và không thích gì để kiên định và ra quyết định phù hợp

Biết lắng nghe và học hỏi từ những lời phê bình của người khác

Rất khó để tiếp thu những lời phê bình từ người khác, dù đó là những lời phê mang tính xây dựng Nhưng đây là một kỹ năng cô cùng quan trọng trong quá trình học tập cũng như nghề nghiệp của sinh viên Nhất là đối với nghề làm báo, để hoàn thành được một bài viết và đăng lên báo, đôi khi bạn cần phải chỉnh sửa rất nhiều Thế nên bạn cần biết lắng nghe, giữ thái độ bình tĩnh và có thái độ ứng xử phù hợp trước những lời phê bình

 Kỹ năng công nghệ và thiết kế

Không chỉ lấy tin và viết bài đơn thuần, trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, những kỹ năng như lập trình, thiết kế đồ họa, báo chí đa phương tiện, đang dần trở thành điều kiện thiết yếu với mọi nhà báo Kỹ năng thiết kế đồ họa hoặc chỉnh sửa hình ảnh/video sẽ khiến bài viết hấp dẫn hơn, từ đó tăng tương tác với người đọc

Trang 7

3 Kỹ năng người làm báo thời chuyển đổi số:

Người làm báo chí thời kỳ hội nhập rất cần những người làm báo đa năng, nhanh nhạy và thích ứng nhanh với công việc đa dạng Trong xu thế phát triển báo chí thời đại số, bên cạnh những trợ lực để báo chí phát triển, thì việc đào tạo đội ngũ làm báo phải giỏi nghề, đa năng, “bút sắc, lòng trong, tâm sáng” là yếu tố then chốt nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của báo chí trên mặt trận văn hóa – tư tưởng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển của đất nước

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt MXH, tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt giữa báo chí truyền thống và MXH; giữa các cơ quan báo chí và giữa các loại hình báo chí với nhau Điều đó, đòi hỏi các người làm báo và cơ quan báo chí phải làm chủ kỹ thuật, công nghệ làm báo hiện đại – báo chí đa phương tiện Các nhà báo phải “tích hợp” thêm nhiều “phương tiện” với những cách thức thể hiện khác nhau, phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi

Phải thông thạo ngoại ngữ, tin học Dù được đào tạo chuyên sâu về bất cứ lĩnh vực nào thì nhà báo cũng phải trang bị cho mình ít nhất một ngoại ngữ để tự tin trong tác nghiệp Đồng thời, có trình độ tin học phù hợp Ngoài ra, kỹ thuật – công nghệ

là yếu tố quan trọng trong báo chí đa phương tiện

4 Tố chất của người làm báo:

 Có nguyên tắc làm việc rõ ràng

Vì nhiệm vụ và trách nhiệm luôn gắn bó với lợi ích cộng đồng, một nhà báo chuyên nghiệp phải luôn tuân theo các chuẩn mực đạo đức và phải có nguyên tắc làm việc rõ ràng Những nguyên tắc như đưa tin chính xác, đúng sự thật, có thái độ công bằng, khách quan luôn phải đặt lên hàng đầu Chỉ có như vậy, người đọc mới có thể đặt niềm tin vào những nhà báo cũng như ngành báo chí nói chung

Trang 8

 Luôn tò mò

Tò mò có thể là một tính xấu trong cuộc sống thường ngày nhưng điều này lại cực

kỳ cần thiết đối với một nhà báo Sau khi đọc một câu chuyện hoặc một sự việc nào đó, bạn có thường lên mạng để tìm kiếm xem các tờ báo khác nhau viết về nó như thế nào, họ nhìn từ góc cạnh nào, quan điểm của họ ra sao? Nếu có thì bạn đã

sở hữu một trong những tố chất quan trọng nhất của nghề báo

Ngoài ra, một nhà báo giỏi cũng luôn có xu hướng tự tìm kiếm thông tin về các sự kiện trong nước và quốc tế hoặc tìm tòi kiến thức về một lĩnh vực chuyên môn nào

đó để có thể truyền tải đến người đọc những thông tin chính xác và toàn diện

 Năng động, nhiệt huyết

Với đặc thù nghề nghiệp luôn phải làm việc trong môi trường có nhịp độ nhanh, thay đổi chóng mặt, một nhà báo chuyên nghiệp phải luôn tràn đầy năng lượng để

có thể đi đến bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào cần thiết nhằm cập nhật tin tức nóng hổi Ngoài ra, bạn phải nuôi dưỡng đam mê với các vấn đề mang tính thời sự, từ đó sẵn sàng vào hiện trường thực hiện các cuộc phỏng vấn, khảo sát, theo sát sự kiện đến cuối cùng

 Tính nhân văn

Bởi đối tượng lấy tin là những con người thực, tình huống thực có tác động đến nhiều người xung quanh; vì vậy, những người làm báo cần giữ chừng mực trong việc đặt câu hỏi, luôn tôn trọng cảm xúc của người đối diện, đặc biệt những người vừa trải qua bi kịch hay có hoàn cảnh khó khăn

Dù đó là vấn đề có tầm ảnh hưởng lớn hay không đáng kể, hãy nhớ rằng lời nói và câu chữ của bạn có sức nặng hơn bạn nghĩ rất nhiều Trước khi đặt bút viết, thử đặt mình vào vị trí của người khác, bạn sẽ có cái nhìn bao quát và nhân văn hơn Suy cho cùng, trách nhiệm của nhà báo là đưa tin vì lợi ích cộng đồng nhưng cũng không được làm tổn thương bất kỳ cá nhân nào

Trang 9

II ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI LÀM BÁO.

1 Đạo đức là gì?

Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội, con người có thể nhờ vào đó

mà tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng

và xã hội Một người có đạo đức là một người có sự rèn luyện và thực hành các lời răn dạy về đạo đức, có lối sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn

Đạo đức có những biểu hiện:

- Theo phạm vi hẹp: đạo đức được thể hiện trong phong cách sống của mỗi người, rèn luyện ý chí theo các bậc tiền nhân, có quy tắc ứng xử, tư duy tốt đẹp

- Theo phạm vi cộng đồng: đạo đức thể hiện qua những quy tắc ứng xử dựa trên những đạo lý xưa nay và phong tục của địa phương, cộng đồng Có thể nói, đạo đức chính là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa

- Theo phạm vi xã hội: khi xã hội bị hỗn loạn và thiếu chuẩn mực, đạo đức sẽ

là yếu tố đầu tiên được nhắc đến Lúc này sẽ xuất hiện những chuẩn mực cơ bản nhất để tạo dựng nền tảng đạo đức mới cho xã hội

2 Đạo đức của người làm báo:

Khái niệm: Đạo đức báo chí là khái niệm chỉ tư cách, lương tâm nghề nghiệp

trong hoạt động báo chí, biểu hiện qua hành vi, nguyên tắc ứng xử của người làm báo

Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy định đạo đức không được ghi trong đạo luật, nhưng được chấp nhận trong giới báo chí và được duy trì bởi sức

Trang 10

mạnh của dư luận xã hội Hoạt động báo chí là một trong những hoạt động mang tính xã hội rất cao Nghề báo là nghề hoạt động xã hội; người làm báo là người hoạt động xã hội Tác phẩm báo chí thường có tác động xã hội rộng lớn, có khả năng định hướng tư tưởng, định hướng thông tin cao và hiệu quả, chính vì vậy báo chí luôn được coi là công cụ tuyên truyền hữu hiệu

Vì thế bản thân mỗi nhà báo phải xác định rõ trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của mình Nghĩa vụ công dân và trách nhiệm xã hội là hai phạm trù có mối quan hệ mật thiết với nhau; chúng là nội dung cơ bản của phẩm chất chính trị của người làm báo Mỗi khi cầm bút người làm báo phải tự đặt cho mình câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào? Trả lời được đầy đủ, đúng đắn các câu hỏi ấy có thể bảo đảm cho người làm báo thực hiện được trách nhiệm

xã hội của mình

QUY ĐỊNH ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LÀM BÁO:

Gồm 10 quy định do Hội Nhà Báo Việt Nam ban hành:

- Mục tiêu cao cả của báo chí Việt Nam là phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Nhà báo hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng hướng về mục tiêu cao cả đó

- Báo chí thực hiện quyền thông tin của nhân dân Nhà báo phải khách quan, trung thực, tôn trọng sự thật Mọi thông tin đưa ra công luận phải phản ánh đúng bản chất sự thật khách quan trong bối cảnh xã hội của nó, tuyệt đối không được xuyên tạc hoặc cường điệu sự việc, sự kiện Nhà báo có trách nhiệm cung cấp cho công chúng hình ảnh chân thực, đúng bản chất về quá trình của sự kiện và tình huống được thông tin, thông qua đó hướng dẫn dư luận

Trang 11

- Báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu với đời sống xã hội, là công cụ văn hóa Nhà báo tôn trọng và thực hiện tự do báo chí, chịu trách nhiệm trước xã hội, trước nhân dân và tự do hành nghề trong khuôn khổ luật pháp Nhà báo thực hiện đúng tôn chỉ của cơ quan báo chí; không vì bất kỳ sức ép nào mà làm trái mục tiêu cao cả của báo chí Việt Nam, đi ngược lại lợi ích của đất nước

- Cùng với quyền tự do thông tin, thực hiện quyền trả lời và quyền cải chính trên báo chí là một nguyên tắc cấu thành tự do dân chủ báo chí Nhà báo có quyền kiên trì quan điểm và thông tin đúng đắn của mình, nhưng tôn trọng quyền trả lời và quyền cải chính của công dân theo đúng luật pháp

- Nhà báo có nghĩa vụ bảo vệ nguồn tin và giữ bí mật do người khác cung cấp, phù hợp với luật pháp

- Báo chí Việt Nam phát huy văn hoá dân tộc đồng thời tôn trọng các nền văn hoá khác và những giá trị tinh thần phổ biến của loài người: phấn đấu vì đại đoàn kết dân tộc, vì hoà bình hữu nghị, hiểu biết giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới

- Nhà báo góp phần phát triển lợi ích cộng đồng, tồn trọng quyền con người, không lợi dụng thông tin để xúc phạm nhân phẩm và làm thiệt hại đến lợi ích người khác

- Nhà báo luôn luôn giữ phẩm chất trong sáng, không vụ lợi Tuyệt đối không

vì lợi ích cá nhân mà cố tình công bố hoặc bỏ qua không công bố một thông tin Nhà báo không được dùng uy tín của mình để trục lợi

- Nhà báo tôn trọng chính kiến và quan điểm xã hội, nghề nghiệp của đồng nghiệp; đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động và đời sống; đấu tranh không khoan nhượng chống mọi hành vi làm tổn hại đến đất nước, lợi ích nhân dân và trái với đạo đức báo chí

Trang 12

- Nhà báo sống lành mạnh, văn minh, khát khao học hỏi, khiêm tốn cầu tiến

bộ Nâng cao bản lĩnh, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của mình là ước vọng

và sự phấn đấu suốt đời của người làm báo

III TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI LÀM BÁO

1 Trách nhiệm là gì?

Trách nhiệm là việc mà mỗi người phải làm và phải có ý thức với những việc làm

đó Trách nhiệm luôn là một gánh nặng nhưng nó sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong quá trình phát triển Và trên thực tế, người sống có trách nhiệm sẽ luôn được người khác tôn trọng và cũng dễ dàng đạt được thành công hơn

Đối với mỗi cá nhân, trách nhiệm là một điều thiết yếu cần phải có trong mỗi con người Người sống có trách nhiệm sẽ luôn chủ động trong mọi việc Luôn tự tin phát triển bản thân mình, dám làm những điều mà mình muốn Và sẵn sàng đứng

ra chịu trách nhiệm về những việc mình làm Không bao giờ đổ lỗi hay đùn đẩy trách nhiệm cho bất kỳ ai Chính vì thế mà những người này luôn được mọi người yêu quý Và cũng dễ dàng được cấp trên quan tâm, trọng dụng trong mọi việc

2 Trách nhiệm của người làm báo:

Làm báo ở bất cứ giai đoạn nào cũng thú vị và không dễ dàng Và luôn đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao Bác Hồ, người khởi đầu cho nền báo chí cách mạng ở Việt Nam, đã đặt ra tiêu chí đầu tiên đối với những người làm báo mà Bác gọi là “cán

bộ báo chí” Những yêu cầu mà Bác Hồ đã đặt ra cho những người làm báo thật giản dị, rất dễ thực hiện nhưng không phải vì thế mà không cần phải thường xuyên nhớ tới:

- Gần gũi quần chúng, cứ ngồi trong phòng giấy mà viết thì không thể viết thiết thực

- Ít nhất cũng phải biết một thứ tiếng nước ngoài để xem báo nước ngoài và học kinh nghiệm của người

Ngày đăng: 03/05/2024, 12:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w