1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cuối kì nghiên cứu ảnh hưởng của mạng xã hội facebook đối với đời sống và học tập của sinh viên đại học thăng long

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đối với đời sống và học tập của sinh viên Đại học Thăng Long
Tác giả Nguyễn Thị Lệ, Hoàng Ngọc Mai, Vương Thị Thanh Hà, Nguyễn Công Huy
Người hướng dẫn Lê Thị Kim Chung
Trường học Trường Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Kinh Tế
Thể loại Tiểu luận cuối kì
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 1,86 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Phần mở đầu (6)
    • 1.1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu (6)
    • 1.1.2. Mục tiêu nghiên cứu (7)
    • 1.1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (7)
    • 1.1.4. Câu hỏi nghiên cứu (8)
    • 1.1.5. Phương pháp nghiên cứu (8)
  • 1.2. Khung lý thuyết nghiên cứu cho đề tài (9)
    • 1.2.1. Cơ sở lý thuyết (9)
    • 1.2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất (11)
    • 1.2.3. Giả thuyết nghiên cứu (12)
  • 1.3. Thiết kế nghiên cứu cho đề tài (12)
    • 1.3.1. Dữ liệu cần thu nhập (12)
    • 1.3.2. Nguồn và phương pháp thu nhập dữ liệu (14)
    • 1.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu (19)
  • 1.4. Đề cương chi tiết cho đề tài (19)
  • PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (22)
    • 2.1. Tác động của các hiệp định tự do hóa thương mại nói chung đến kinh tế Việt Nam (22)
    • 2.2. Tác động từ việc Hoa Kỳ áp dụng quy chế Tối huệ quốc cho Việt Nam (23)
    • 2.3. Tác động về việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) lên nền (23)
    • 2.5. Tác động của các Hiệp định Thương mại tự do và các hiệp định thương mại ASEAN+ đối với nền kinh tế Việt Nam (25)
  • PHẦN 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CHO ĐỀ TÀI “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG CÁC NƯỚC (27)
    • 3.1. Dữ liệu cần thu thập (27)
    • 3.2. Nguồn và phương pháp thu thập dữ liệu (28)
    • 3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu (29)

Nội dung

Điều này cho thấy việc đặt trọng tâm nghiên cứu về Facebook có thể là một cách đi phù hợp để không chỉ làm rõ tầm ảnh hưởng của mạng xã hội này nói riêng, mà còn tạo cơ sở quan trọng để

Phần mở đầu

Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Trong thời đại 4.0 ngày nay, mỗi ngày có hàng triệu người bắt đầu sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội khác nhau như Facebook, Twitter, Instagram, v.v và đã trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến trong cộng đồng Sinh viên ngày nay cũng tích cực sử dụng mạng xã hội trong cuộc sống hàng ngày Với sự phát triển của khoa học công nghệ, các ứng dụng mạng xã hội đang thu hút hàng triệu người dùng ở Việt Nam tham gia vì chúng đem lại nhiều lợi ích, trong đó có việc giúp chúng ta nhanh chóng cập nhật tin tức đời sống xã hội; kết nối một cách thuận tiện, không tốn kém đối với các mối quan hệ khi chúng ta không thể gặp gỡ trực tiếp người thân, bạn bè, đồng nghiệp, đối tác…; nâng cao kỹ năng sống và sự hiểu biết về mọi lĩnh vực Như vậy, mạng xã hội đã trở thành một phương tiện phổ biến với nhiều tính năng khác nhau cho phép người dùng kết nối, chia sẻ và nhận thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Thứ hai, trong các mạng xã hội hiện nay, Facebook là một trong những mạng xã hội phổ biến nhất ở Việt Nam với lượng người sử dụng rất lớn Điều này cho thấy việc đặt trọng tâm nghiên cứu về Facebook có thể là một cách đi phù hợp để không chỉ làm rõ tầm ảnh hưởng của mạng xã hội này nói riêng, mà còn tạo cơ sở quan trọng để hỗ trợ những nghiên cứu rộng hơn về vị trí, vai trò và những tác động của mạng xã hội nói chung tới đời sống xã hội.

Thứ ba, trong nhiều nhóm đối tượng khác nhau, sinh viên là một trong những nhóm có nhu cầu sử dụng mạng xã hội Facebook nhiều nhất và điều đó cũng khiến các hoạt động của họ (học tập, quan hệ gia đình, quan hệ bạn bè, hoạt động xã hội và làm việc…) cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi mạng xã hội này.

Với những lý do trên, nhóm chúng em đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm xã hội học với đề tài “Ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên Đại học Thăng Long ” Nhằm phân tích và nhìn thấy được hiện trạng cũng như những tác động khi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh

1 viên hiện nay Từ đó có cái nhìn khái quát nhất về vấn đề trong một khía cạnh tiếp cận mới.

Mục tiêu nghiên cứu

Dựa vào thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên tại trường Đại học Thăng Long, nhóm em nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên trường Đại học Thăng Long từ đó đề xuất một số phương pháp cải thiện, nâng cao, phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên.

Hệ thống hóa một số cơ sở lý thuyết về những ảnh hưởng của mạng xã hội nhằm chỉ ra được khái niệm cơ bản, vai trò và tầm ảnh hưởng của các nhân tố tác động tới đời sống sinh viên.

Tổng quan các nghiên cứu xem xét những nhân tố tác động đến đời sống sinh viên trên thế giới và ở Việt Nam, nhằm chỉ ra những hướng nghiên cứu và những vấn đề còn tồn tại của các nghiên cứu trước Qua đó, nghiên cứu đã đề xuất mô hình nghiên cứu thực nghiệm phù hợp cho đề tài.

Phân tích thực trạng về đời sống và học tập của sinh viên đại học Thăng Long khi sử dụng mạng xã hội để thấy được những lợi ích và những hạn chế còn tồn tại. Đánh giá tác động của những nhân tố tới đời sống vật chất và tinh thần của giới trẻ Việt Nam bằng phương pháp định lượng với việc thiết kế phiếu khảo sát nhằm hiểu hơn về tâm lý sử dụng mạng xã hội của giới trẻ.

Rút ra đề xuất, kiến nghị giúp phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Các nhân tố ảnh hưởng của mạng xã hô xi Facebook đến học tâ xp và đời sống của sinh viên đại học Thăng Long

Các sinh viên khóa 34 đại học Thăng Long

Phạm vi nô xi dung: Đề tài tập trung đánh giá các nhân tố tác động đến đời sống vật chất tinh thần, cũng như là học tập của sinh viên Đại học Thăng Long như: tần suất sử dụng, mục đích sử dụng, nhận thức, khả năng chi trả, môi trường xung quanh

Phạm vi thời gian nghiên cứu:

Nghiên cứu dựa trên cơ sở số liệu thu thập được từ việc khảo sát sinh viên khóa 34 đại học Thăng Long vào năm 2023

Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được nội dung nghiên cứu, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

Tần suất sử dụng mạng xã hội Facebook ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống và học tập của sinh viên Đại học Thăng Long?

Mục đích sử dụng mạng xã hội Facebook có tác động như thế nào đối với đời sống và học tập của sinh viên Đại học Thăng Long?

Nhận thức của mỗi cá nhân có mối quan hệ như thế nào đối với đời sống và học tập của sinh viên Đại học Thăng Long?

Khả năng chi trả cho mạng xã hội Facebook có tác động tích cực đến đời sống và học tập của sinh viên Đại học Thăng Long hay không?

Môi trường xung quanh có cải thiện đời sống và học tập của sinh viên Đại họcThăng Long hay không?

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích để tổng hợp các lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về đề tài trên thế giới và Việt Nam, tiến hành phân tích và so sánh các

3 nghiên cứu đã thực hiện Qua đó xác định được “khoảng trống” nghiên cứu cần được làm rõ và lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp cho đề tài.

Phương pháp phân tích thống kê, so sánh đối chứng và mô hình hóa bằng các bảng biểu, hình vẽ qua đó phân tích hành vi sử dụng mạng xã hội của giới trẻ, và các nhân tố tác động để đưa ra nhận xét toàn diện về thực trạng hành vi trên vào năm 2023

Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi để thu thập dữ liệu và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, phương pháp ANOVA để đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, kiểm định T-test để phân tích định lượng các ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội đối với sinh viên đại học Thăng Long.

Khung lý thuyết nghiên cứu cho đề tài

Cơ sở lý thuyết

a, Khái niệm “ảnh hưởng” và “mạng xã hội”

Về khái niệm “ảnh hưởng”, có thể hiểu, ảnh hưởng là “sự tác động” xấu hoặc tốt đến các sự vật, hiện tượng hay con người”.

“Mạng xã hội” là một nền tảng trực tuyến với các mô hình, tính năng, cách sử dụng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng truy cập và kết nối Đây là nơi mọi người có thể giao lưu, gặp gỡ, chia sẻ thông tin, hình ảnh, âm thanh hay xây dựng những mối quan hệ dựa trên điểm chung như sở thích, nghề nghiệp, Hiện nay, mọi người đều có thể dễ dàng truy cập vào mạng xã hội thông qua các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, ipad,.

Với các hiểu biết về ảnh hưởng như vậy, có nhận định, ảnh hưởng của mạng xã hội là những tác động do mạng xã hội tạo ra và để lại kết quả nhất định (tích cực hoặc tiêu cực) lên một đối tượng nào đó Ảnh hưởng của mạng xã hội đến học tập và đời sống của sinh viên là những tác động của mạng xã hội gây nên sự biến đổi trong học tập và đời sống của sinh viên Trên cơ sở tổng hợp nhiều quan điểm khác nhau có thể định nghĩa mạng xã hội là “dịch vụ kết nối các thực thể truyền thông trên Internet với nhau thành những cụm nhỏ hơn theo tự liên kết tự nguyện không phân biệt thời gian, không gian”. b, Khái quát về mạng xã hội Facebook

Facebook là website mạng xã hội ảo cho phép người dùng truy cập miễn phí được Mark Zuckerberg và các cộng sự của mình sáng lập vào năm 2004 Người dùng mạng xã hội này có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo các tiêu chí như quốc gia, thành phố, nơi làm việc, trường đại học, để liên kết với người khác Khả năng truyền tải và lưu trữ dữ liệu tuyệt vời của Facebook cho phép người dùng lưu trữ thông tin và sắp xếp có hệ thống theo thời gian sử dụng Nhờ đó, người dùng có thể tìm kiếm lại các dữ liệu đã từng đăng tải hoặc tương tác trên Facebook.

Facebook cung cấp một số tính năng chính như sau:

Trò chuyện và tương tác với bạn bè mọi lúc mọi nói chỉ cần có thiết bị được kết nối Internet.

Cập nhật, chia sẻ hình ảnh, video, thông tin, story (câu chuyện).

Tìm kiếm bạn bè thông qua địa chỉ email, số điện thoại, tên người dùng hay thậm chí là thông qua bạn chung.

Tận dụng làm nơi bán hàng online như: Tạo Fanpage để bán hàng, bán hàng trên trang cá nhân. Đa dạng game cho người dùng mặc sức giải trí, trải nghiệm.

Khả năng tag (gắn thẻ) hình ảnh, nhận diện khuôn mặt thông minh. c, Một số cơ sở lý thuyết cho thấy ảnh hưởng của mạng xã hội đến người sử dụng

Lý thuyết lựa chọn hợp lý (Rational choice theory)

Lý thuyết này được áp dụng để giải thích vì sao sinh viên lựa chọn mạng xã hội Facebook để sử dụng trong quá trình học tập, tương tác với bạn bè, gia đình, tham gia hoạt động ngoại khóa và hỗ trợ cho việc làm thêm Từ đó, dyn đến sự thay đổi như thế nào trong đời sống của sinh viên.

Lý thuyết xã hội hóa

Trong bối cảnh xã hội phát triển nhanh chóng về công nghệ thông tin, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông đại chúng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người Chúng không chỉ là phương tiện truyền tải thông tin, mà còn là công cụ quan trọng để trao đổi, giao lưu và tạo sự kết nối giữa các cá nhân, cộng đồng và văn hóa khác nhau.

Mạng xã hội đã rút ngắn khoảng cách về thời gian và không gian, cho phép con người giao tiếp và kết nối một cách nhanh chóng và dễ dàng Với một cú nhấp chuột,chúng ta có thể chia sẻ thông tin, hình ảnh, video và ý kiến của mình với hàng triệu người trên khắp thế giới Điều này giúp chúng ta cảm nhận sự gần gũi hơn với nhau,vượt qua những rào cản về khoảng cách địa lý và thời gian.Mạng xã hội và các phương tiện truyền thông đại chúng cũng đã đem lại những khám phá mới và quan niệm mới.Nhờ khả năng truy cập thông tin từ khắp nơi trên thế giới, chúng ta có thể tiếp cận với các quan điểm, ý kiến và văn hóa khác nhau Điều này mở ra những cánh cửa cho sự

Mô hình nghiên cứu đề xuất

Căn cứ vào các lý thuyết trên, mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau:

Hình 1.1 Mô hình khung lý thuyết

Như vậy, các nhân tố chính của khung lý thuyết bao gồm:

Nhân tố mục tiêu: Đời sống và học tập của sinh viên Đại học Thăng Long

Nhân tố tác động: Tần suất sử dụng, Mục đích sử dụng, Nhận thức, Khả năng chi trả,

Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết H1: Tần suất sử dụng mạng xã hội Facebook hợp lý có ảnh hưởng tích cực đến đời sống và học tập của sinh viên Đại học Thăng Long.

Giả thuyết H2: Mục đích sử dụng mạng xã hội Facebook có mối quan hệ thuận chiều với đời sống và học tập của sinh viên Đại học Thăng Long.

Giả thuyết H3: Nhận thức của mỗi cá nhân có mối quan hệ cùng chiều với đời sống và học tập của sinh viên Đại học Thăng Long.

Giả thuyết H4: Khả năng chi trả cho mạng xã hội Facebook có mối quan hệ thuận chiều với đời sống và học tập của sinh viên Đại học Thăng Long.

Giả thuyết H5: Môi trường sống xung quanh tốt giúp tăng chất lượng đời sống và học tập của sinh viên Đại học Thăng Long.

Thiết kế nghiên cứu cho đề tài

Dữ liệu cần thu nhập

Để xác định dữ liệu cần thu thập, nghiên cứu chỉ ra các nhân tố, biến số, thước đo, dữ liệu Điều này được thể hiện qua bảng dưới đây:

Nhân tố Biến số Thước đo Dữ liệu

Tần suất Tần suất 1 Sinh viên có tần suất sử dụng mạng xã hội

2 Thời gian dành cho mạng xã hội Facebook chiếm tỷ lệ cao trong tỷ lệ thời gian sử dụng điện thoại của sinh viên

3 Sinh viên sử dụng mạng xã hội Facebook

4 Sinh viên post 5 bài viết/tuần trên mạng xã hội Facebook

Nhân tố Biến số Thước đo Dữ liệu

1 Sinh viên sử dụng mạng xã hội Facebook cho nhiều việc khác nhau

2 Sinh viên sử dụng mạng xã hội Facebook để chia sẻ cuộc sống hàng ngày của mình

3 Sinh viên sử dụng mạng xã hội Facebook để liên lạc với những người thân

4 Sinh viên sử dụng mạng xã hội cho công việc và học tập

5.Sinh viên sử dụng mạng xã hội Facebook để giải trí

1 Sinh viên nhận thức được tác động của mạng xã hội Facebook đến học tập và cuộc sống

2 Sinh viên nhận thức được các tác động tích cực, tiêu cực của mạng xã hội đến cuộc sống và học tập

3 Sinh viên có các kỹ năng để nhận thức về lừa đảo và thao túng tâm lý qua mạng xã hội Facebook ảnh hướng đến cuộc sống và học tập

4 Sinh viên có nhận thức về thời gian sử dụng mạng xã hội Facebook để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống và học tập

Nhân tố Biến số Thước đo Dữ liệu

Khả năng chi trả Khả năng chi trả 1 Sinh viên chi trả khá nhiều cho việc sử dụng mạng xã hội Facebook

2 Sinh viên chi trả nhiều tiền hơn để sử dụng mạng xã hội Facebook mượt hơn

3 Sinh viên chi trả khoản tiền lớn hơn để sử dụng một số đặc quyền của mạng xã hội Facebook

4 Sinh viên thường xuyên chi trả cho những hoạt động trên mạng xã hội Facebook

Môi trường Môi trường 1 Môi trường trên mạng xã hội giúp sinh viên dễ giao tiếp với mọi người xung quanh hơn

2 Gia đình, bạn bè, thầy cô của sinh viên đều sử dụng mạng xã hội Facebook

3 Mạng xã hội Facebook tạo cho sinh viên môi trường học tập và làm việc hiệu quả

4 Mọi người trong môi trường sống và học tập của sinh viên thường xuyên chia sẻ nhau sử dụng mạng xã hội Facebook

Bảng 1.1 Dữ liệu cần thu nhập thông qua bảng hỏi

Nguồn và phương pháp thu nhập dữ liệu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi để thu thập dữ liệu Dưới đây là nội dung của bảng hỏi :

“Phiếu khảo sát ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đến đời sống và học tập của sinh viên đại học Thăng Long”

Xin chào bạn! Chúng mình là sinh viên đại học Thăng Long Hiện nay chúng mình đang thực hiện nghiên cứu cho đề tài: “Nghiên cứu các ảnh hưởng của mạng xã hội

Facebook đến đời sống và học tập của sinh viên đại học Thăng Long” Để hoàn

9 thành nghiên cứu này chúng mình rất mong nhận được sự giúp đỡ của bạn, bằng cách trả lời các câu hỏi trong phiếu câu hỏi dưới đây Chúng mình xin cam đoan mọi thông tin của bạn sẽ được giữ bí mật và các thông tin điều tra chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu mà không vì các mục đích khác.

Rất cảm ơn sự hợp tác của bạn.

Phần 1 THÔNG TIN CƠ BẢN

Câu 1 Bạn có phải sinh viên đại học Thăng Long không?

1 Có ( Vui lòng tiếp tục khảo sát )

2 Không ( Vui lòng dừng khảo sát )

Câu 2 Bạn hiện đang là sinh viên khóa bao nhiêu của đại học Thăng Long?

1 Khóa 34 ( Vui lòng tiếp tục khảo sát )

2 Khóa khác ( Vui lòng dừng khảo sát )

Câu 3 Bạn học chuyên ngành gì?

Câu 4: Bạn có đang sử dụng các mạng xã hội không? ( Facebook, Zalo,

1 Có ( Vui lòng tiếp tục khảo sát )

2 Không ( Vui lòng dừng khảo sát )

Câu 5: Bạn có biết đến mạng xã hội Facebook không?

1 Có (Vui lòng tiếp tục khảo sát )

2 Không ( Vui lòng dừng khảo sát )

Câu 6: Vui lòng cho chúng tôi biết tần suất sử dụng mạng xã hội Facebook trong ngày của bạn?

1 1-2 tiếng mỗi ngày ( Vui lòng tiếp tục khảo sát )

2 2-4 tiếng mỗi ngày ( Vui lòng tiếp tục khảo sát )

3 4-8 tiếng mỗi ngày ( Vui lòng tiếp tục khảo sát )

4 Hơn 8 tiếng mỗi ngày ( Vui lòng tiếp tục khảo sát )

Câu 7 Các bạn vui lòng cho biết những yếu tố nào sau đây của việc sử dụng mạng xã hội Facebook ảnh hưởng đến đời sống và học tập của sinh viên (Các bạn vui lòng sắp xếp thứ tự từ 1 đến 5 trong đó 1 là quan trọng nhất và 5 là ít quan trọng nhất)

Số thứ tự Yếu tố ảnh hưởng đến đời sống và học tập của sinh viên Đại học

… Tần suất sử dụng mạng xã hội Facebook

… Mục đích sử dụng mạng xã hội Facebook

… Nhận thức của mỗi cá nhân về việc sử dụng mạng xã hội Facebook

… Khả năng chi trả cho mạng xã hội Facebook (tiền mạng, tiền điện, )

… Môi trường tác động xung quanh

PHẦN 2: THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ

Vui lòng đánh giá theo các tiêu chí sau đây (Với mỗi phần của từng tiêu chí, các bạn khoanh tròn vào số tương đương với đáp án đã chọn)

1 Bạn có tần suất sử dụng mạng xã hội Facebook nhiều

2 Thời gian dành cho mạng xã hội Facebook chiếm tỷ lệ cao trong tỷ lệ thời gian sử dụng điện thoại

3 Bạn thường xuyên sử dụng Facebook 2 tiếng/ngày

4 Bạn post 5 bài viết/tuần trên mạng xã hội Facebook

5 Bạn sử dụng mạng xã hội Facebook cho nhiều việc khác nhau

6 Bạn sử dụng mạng xã hội Facebook để chia sẻ cuộc sống hàng ngày của mình

7 Bạn sử dụng mạng xã hội Facebook để liên lạc với những người thân

8 Bạn sử dụng mạng xã hội cho công việc và học tập

9 Bạn sử dụng mạng xã hội Facebook để giải trí

10 Bạn nhận thức được tác động của mạng xã hội

Facebook đến học tập và cuộc sống

11 Bạn nhận thức được các tác động tích cực, tiêu cực của mạng xã hội đến cuộc sống và học tập

12 Bạn có các kỹ năng để nhận thức về lừa đảo và thao túng tâm lý qua mạng xã hội Facebook ảnh hướng đến cuộc sống và học tập

13 Bạn nhận thức được về thời gian sử dụng mạng xã hội

Facebook để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống và học tập

14 Bạn chi trả khá nhiều cho việc sử dụng mạng xã hội

15 Bạn chi trả nhiều tiền hơn để sử dụng mạng xã hội

16 Bạn chi trả khoản tiền lớn hơn để sử dụng một số đặc quyền của mạng xã hội Facebook

17 Bạn thường xuyên chi trả cho những hoạt động trên mạng xã hội Facebook

18 Môi trường trên mạng xã hội giúp bạn dễ giao tiếp với mọi người xung quanh hơn

19 Gia đình, bạn bè, thầy cô, của bạn đều sử dụng mạng xã hội Facebook

20 Mạng xã hội Facebook tạo cho bạn môi trường học tập và làm việc hiệu quả

21 Mọi người trong môi trường sống và học tập của bạn thường xuyên chia sẻ nhau sử dụng mạng xã hội Facebook

Bảng 1.2 Mức độ đánh giá theo các tiêu chí những nhân tố ảnh hưởng đến đời sống và học tập của sinh viên Đại học Thăng Long

Câu 8 Các bạn có đề xuất gì về phương pháp sử dụng mạng xã hội Facebook hiệu quả để nâng cao đời sống và học tập của sinh viên Đại học Thăng Long hay không?

Rất cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của các bạn!

Phương pháp phân tích dữ liệu

Sử dụng hệ số tin cậy Cronbach Alpha để kiểm định thang đo , sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA , phương pháp ANOVA để đánh giá mức độ ảnh hưởng của mạng xã hội tới đời sống và học tập của sinh viên Đại học Thăng Long.

Đề cương chi tiết cho đề tài

1.1 Lý do chọn đề tài

1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Chương 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1 Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới

2.2 Tổng quan các nghiên cứu tại Việt Nam

2.3 Kết luận từ tổng quan nghiên cứu và xác định “khoảng trống trong nghiên cứu”

Chương 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ MẠNG XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG VÀ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

3.1 Khái quát về sử dụng mạng xã hội

3.1.1 Khái niệm về mạng xã hội

3.1.2 Khái niệm về sinh viên

3.1.3 Khái niệm về ảnh hưởng

3.1.4 Một số mô hình lý thuyết về lựa chọn, xã hội hoá

3.2 Khung lý thuyết nghiên cứu

3.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

3.2.2 Các giả thuyết nghiên cứu

3.2.3 Các biến số và thước đo

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN ĐỜI SỐNG VÀ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THĂNG LONG

4.1 Khái quát về các nhân tố ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống và học tập của sinh viên đại học Thăng Long

4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng của mạng xã hội đến sinh viên đại học Thăng Long

4.2.1 Tần suất sử dụng mạng xã hội

4.2.2 Mục đích sử dụng mạng xã hội

4.2.3 Nhận thức của sinh viên về sự hữu ích của mạng xã hội

4.2.4 Khả năng chi trả của sinh viên cho mạng xã hội

CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG SINH VIÊN ĐẠI HỌC THĂNG LONG

5.1 Kết quả ước lượng tác động các nhân tố ảnh hưởng của mạng xã hội đối với đời sống và học tập của sinh viên đại học Thăng Long

5.1.1 Kết quả kiểm định hệ số tin cậy (Cronbach Alpha)

5.1.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)

5.2 Đánh giá chung về các nhân tố ảnh hưởng của mạng xã hội với đời sống và học tập của sinh viên đại học Thăng Long

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đời sống và học tập của sinh viên Đại học Thăng Long

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Tác động của các hiệp định tự do hóa thương mại nói chung đến kinh tế Việt Nam

Nghiên cứu của Nguyễn Khắc Minh và đồng nghiệp (2004) là một trong những báo cáo tổng quan, phản ánh quan điểm của tác giả về hiệu ứng của các hiệp định thương mại tự do Nghiên cứu này sử dụng phương pháp mô hình cân bằng riêng, sử dụng dữ liệu từ Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thuế để dự báo tác động ngắn hạn của việc giảm thuế quan lên một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của một số ngành Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng tự do hóa thương mại có tác động tiêu cực đến nguồn thu ngân sách của chính phủ, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp và làm giảm số lượng việc làm Tuy nhiên, mở rộng phạm vi thương mại đã giúp gia tăng tổng thặng dư của người tiêu dùng, tạo ra lợi ích tín dụng cho xã hội lên tới hơn 1 triệu đô la Nghiên cứu của Tô Minh Thu và Lee (2015) cung cấp một cái nhìn chi tiết hơn về tác động của tự do hóa thương mại đối với kinh tế Việt Nam Nhóm nghiên cứu đã sử dụng mô hình CGE (cân bằng chung trên toàn diện), sử dụng dữ liệu từ GTAP 7 với

112 quốc gia/vùng, 57 ngành và lấy năm 2004 làm năm cơ sở (2010-2020) Từ khía cạnh macro, việc tự do hóa thuế quan và áp dụng biện pháp hỗ trợ kỹ thuật cho thương mại có tác động tích cực mạnh mẽ đến tổng sản lượng, dòng vốn FDI, xuất khẩu, nhập khẩu và phúc lợi Đối với các ngành cụ thể, ngành dệt may đã có sự tăng trưởng đầu ra

17 cao, trong khi ngành điện tử và máy móc chỉ có mức tăng trưởng giới hạn Ngược lại, ngành nông nghiệp đã ghi nhận sự co lại.

Tổng quan, cả hai nghiên cứu này đều đóng góp vào việc hiểu rõ hơn về tác động của tự do hóa thương mại đối với kinh tế Việt Nam Mặc dù có tác động tiêu cực như giảm thu ngân sách và mất việc làm trong nghiên cứu của Nguyễn Khắc Minh và đồng nghiệp, nhưng nghiên cứu của Tô Minh Thu và Lee chỉ ra rằng tự do hóa thương mại có thể tạo ra nhiều lợi ích về sản xuất, thương mại và phúc lợi Sự hiểu biết sâu hơn về các tác động này sẽ hỗ trợ chính phủ và các bên liên quan trong việc đưa ra các biện pháp nhằm tận dụng lợi ích và giảm thiểu tác động tiêu cực từ quá trình tự do hóa thương mại.

Tác động từ việc Hoa Kỳ áp dụng quy chế Tối huệ quốc cho Việt Nam

Nghiên cứu của Fukase và Martin (2000) tập trung vào ảnh hưởng của việc Việt Nam tiếp cận thị trường Hoa Kỳ thông qua việc áp dụng quy chế tối huệ quốc Nghiên cứu này sử dụng mô hình CGE (Cân bằng chung trên toàn diện) và dữ liệu từ GTAP 4 cho Việt Nam, với năm 1996 làm năm cơ sở.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng việc tiếp cận thị trường Hoa Kỳ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam Xuất khẩu tăng, từ đó góp phần gia tăng tổng phúc lợi và chi tiêu thực tế bình quân đầu người của quốc gia.

Nghiên cứu này đóng góp vào việc hiểu rõ hơn về tác động của việc Việt Nam áp dụng quy chế tối huệ quốc và tiếp cận thị trường Hoa Kỳ Thông qua việc sử dụng mô hình CGE và dữ liệu chính xác, nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc mở rộng tiếp cận thị trường này có thể mang lại những lợi ích kinh tế đáng kể cho Việt Nam.

Tác động về việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) lên nền

Các nghiên cứu của Roland Holst và cộng sự (2002), Dimaranan và cộng sự (2005), Dee và cộng sự (2005), Phạm Lan Hương và Vanzetti (2006), Viện chiến lược và phát triển (2008), Boumellassa và Valin (2009) đã chỉ ra rằng tổng thể nền kinh tế Việt Nam sẽ hưởng lợi từ việc gia nhập WTO.

Những nghiên cứu này chia sẻ quan điểm rằng sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam sẽ có những biến đổi tích cực về mặt tăng trưởng kinh tế, phúc lợi xã hội,

18 nguồn đầu tư, cơ cấu lao động và việc làm, cũng như khả năng tiếp cận các thị trường nước ngoài Nghiên cứu của Viện chiến lược và phát triển (2008) cho biết GDP của Việt Nam có thể tăng khoảng 2,37% đến năm 2015, trong khi phúc lợi xã hội tăng lên đến 1,45% Tuy nhiên, nguồn thu từ thuế dự kiến giảm khoảng 0,4% GDP đến năm

2015, và tỷ giá thương mại cũng có thể giảm khoảng 0,98%.

Các ngành nghề cụ thể đã được quan sát để thể hiện tác động của tự do hóa thương mại Theo nghiên cứu của Boumellassa và Valin (2009), việc gia nhập WTO mang lại lợi ích cho ngành thương mại hàng hóa của Việt Nam, nhưng phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của ngành dệt may Điều này được củng cố bởi Dimaranan và cộng sự (2005) và Phạm Lan Hương và Vanzetti (2006), khi các nghiên cứu này chỉ ra rằng dệt may là ngành nhận được tác động tích cực và có mức tăng trưởng cao, trong khi nông nghiệp và tài nguyên chỉ có mức tăng trưởng khá thấp.

Tổng quan, các nghiên cứu này cung cấp cái nhìn chi tiết về tác động của việc gia nhập WTO đối với kinh tế Việt Nam Dù có những tác động tích cực như tăng trưởng GDP và phúc lợi xã hội, cần lưu ý rằng có những yếu tố khác như giảm thuế và cạnh tranh trong ngành nghề cụ thể có thể ảnh hưởng đến từng lĩnh vực trong nền kinh tế Việt Nam.

2.4 Tác động của việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) lên nền kinh tế Việt Nam

Nhìn chung, việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã mở ra cơ hội lớn cho hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam, đem lại nhiều “cái được" lên nền kinh tế Việt Nam, được thể hiện qua các nghiên cứu của Roland – Holst và cộng sự (2002), Dimaranan và cộng sự (2005), Dee và cộng sự (2005), Phạm Lan Hương và Vanzetti (2006), Vận chiến lược phát triển (2008), Boumellassa và Valin (2009) Đa số các nghiên cứu trên đều chỉ ra rằng, sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, cụ thể là tiếp cận các thị trường, tăng trưởng kinh tế tăng, phúc lợi xã hội tăng, tăng trưởng xuất nhập khẩu, tăng năng suất đáng kể Trong đó, nghiên cứu Vận chiến lược phát triển (2008) chia sẻ rằng phúc lợi tăng khoảng 1,45%, GDP của Việt Nam đến năm 2015 tăng khoảng 2,37%, tăng trưởng xuất nhập khẩu, tác động tích cực tới đầu tư, cơ cấu lao động và việc làm Bên

19 cạnh đó, việc gia nhập WTO còn làm giảm nguồn thu từ thuế khoảng 0,4% GDP đến

2015, tỷ giá thương mại giảm khoảng 0,98%.

Ngoài ra, một số các ngành nghề như dệt may, nông nghiệp, tài nguyên cũng chịu tác động từ gia nhập WTO mang lại Cụ thể, trong nghiên cứu của Dimaranan và cộng sự (2005), WTO đã làm cắt giảm thuế quan, và giảm giá nhập khẩu trung bình đối với hàng hoá dệt may Quan điểm này càng được làm rõ qua nghiên cứu của Phạm LanHương và Vanzetti (2006), Boumellassa và Valin (2009) khi chỉa ra rằng ngành công nghiệp dệt may có mức tăng trưởng cao, song còn phụ thuộc vào sự phát triển của ngành Tuy nhiên, hai lĩnh vực quan trọng khác là nông nghiệp và tài nguyên thì có mức tăng trưởng khá thấp so với ngành dệt may.

Tác động của các Hiệp định Thương mại tự do và các hiệp định thương mại ASEAN+ đối với nền kinh tế Việt Nam

Cơ bản cho thấy hiệp định AFTA và các hiệp định FTAs (AFTA, ACFTA, AJFTA, ACJFTA, AKFTA) đều có tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam nhưng nhìn chung chưa có nhiều dấu ấn , được thể hiện qua các nghiên cứu của Fukase và Martin (2001), Phạm Thị Ngọc Linh và cộng sự (2008), Tô Minh Thu (2010), Cassing và cộng sự (2010), Francois và cộng sự (2011), Itakura và Lee (2012).

Qua các nghiên cứu trên nhận thấy các hầu hết các ngành nông nghiệp và ngành may mặc sẽ có sản lượng tăng nhiều nhất; ngành dệt, may, da giầy có sự mở rộng và tăng trưởng mạnh mẽ về cả sản lượng và xuất khẩu Sản lượng của các ngành vận tải và viễn thông là ngành cung cấp đầu vào cho các ngành nói trên cũng sẽ tăng Mặc dù vậy nhưng các ngành nhập khẩu cạnh tranh (thiết bị vận tải, đồ uống), thiết bị vận tải bị tổn thất và giảm sút do đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt.

Các kết quả nhìn chung đều tích cực với các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng nhưng chưa tác động được nhiều Từ nghiên cứu của Fukase và Martin (2001) thì xuất nhập khẩu từ ASEAN tăng, đặc biệt từ Thái Lan, số việc làm và tiền lương của cả lao động có tay nghề và phổ thông đều tăng, doanh thu thuế giảm Tuy nhiên những tác động này trong thời gian đó của Việt Nam là tương đối nhỏ, sự thống trị của Singapore trong xuất khẩu ở khối Asean làm cho khả năng tiếp cận thị trường của Việt Nam tương đối nhỏ Hay theo nghiên cứu của Itakura và Lee (2012) thì GDP

20 của Việt Nam tăng,phúc lợi kinh tế cũng tăng nhưng rất ít và thấp hơn 2% so với mức tăng GDP.

Cùng với đó nghiên cứu của Cassing và cộng sự (2010) đã cho biết rằng FTA với Hàn Quốc, Nhật Bản, và AFTA mang lại nhiều lợi ích to lớn về giá trị tuyệt đối cho Việt Nam, FTA với trung Quốc sẽ có đóng góp lớn trong dài hạn FTA với Ấn Độ, Úc và New Zealand đem lại lợi ích không đáng kể Ngoài ra nghiên cứu của Francois và cộng sự (2011) cũng cho thấy tác động của các khuôn khổ các hiệp định đến thương mại dịch vụ của nền kinh tế là tích cực: việc làm và mức lương đều tăng, XNK ở các ngành đều tăng Lợi ích do WTO đem lại là lớn nhất, thứ hai là Việt Nam – EU, khuôn khổ Việt Nam – Hoa Kỳ có tác động ở mức tương đối nhỏ.

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CHO ĐỀ TÀI “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG CÁC NƯỚC

Dữ liệu cần thu thập

Nhân tố Biến số Thước đo Dữ liệu cần thu thập

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa

Việt Nam sang các nước

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa

Việt Nam sang các nước ASEAN

Giá trị xuất khẩu Giá trị xuất khẩu

GDP bình quân đầu người

GDP bình quân đầu người

GDP Việt Nam /Dân số Việt Nam

GDP Việt Nam Dân số Việt Nam

Nam Dân số Việt Nam Dân số

Việt Nam Dân số Việt Nam

GDP bình quân đầu người của các nước

GDP bình quân đầu người của các nước

GDP các nước ASEAN /Dân số các nước ASEAN

GDP các nước ASEAN Dân số các nước ASEAN

Dân số của các nước ASEAN Dân số của các nước ASEAN Dân số các nước

ASEAN Dân số các nước

Tỷ giá hối đoái thực tế (RER:

Tỷ giá hối đoái thực tế (RER: Real

RER=e.P*/P Tỷ giá hối đoái danh nghĩa của Việt Nam

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa của các nước ASEAN CPI của Việt Nam CPI của các nước ASEAN

Nguồn và phương pháp thu thập dữ liệu

Giá trị xuất khẩu của Việt Nam theo GSO: https://pxweb.gso.gov.vn/pxweb/vi/Th%c6%b0%c6%a1ng%20m%e1%ba

%e1%ba%a1i,%20gi%c3%a1%20c%e1%ba%a3/V08.11.px/chart/ chartViewColumn/?rxid#3fabd8-1944-4ff7-95c7-d398784412b3 GDP của Việt Nam theo WB: https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.KD? end 21&locations=VN&start9 5

Dân số Việt Nam theo WB: https://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.TOTL? end 21&locations=VN&start9 5

GDP của các nước ASEAN theo WB:

+ GDP Campuchia: https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.KD? end 21&locations=KH&start95

+ GDP Philippines: https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.KD? end 21&locations=PH&start95

+ GDP Indonesia: https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.KD? end 21&locations=ID&start95

+GDP Brunei: https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.KD? end 21&locations=BN&start95

+ GDP Thailand: https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.KD? end 21&locations=TH&start95

+ GDP Malaysia: https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.KD? end 21&locations=MY&start95

+ GDP Myanmar: https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.KD? end 21&locations=MM&start95

+ GDP Laos: https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.KD? end 21&locations=LA&start95

+ GDP Singapore: https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.KD? end 21&locations=SG&start95

Dân số của các nước ASEAN theo WB

+ Dân số Campuchia: https://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.TOTL? end 21&locations=KH&start95

+ Dân số Philippines: https://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.TOTL? end 21&locations=MM&start95

+ Dân số Indonesia: https://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.TOTL? end 21&locations=ID&start95

+ Dân số Brunei: https://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.TOTL? end 21&locations=BN&start95

+ Dân số Thailand: https://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.TOTL? end 21&locations=TH&start9 5

+ Dân số Malaysia: https://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.TOTL? end 21&locations=MY&start95

+ Dân số Myanmar: https://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.TOTL? end 21&locations=MM&start95

+ Dân số Laos: https://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.TOTL? end 21&locations=LA&start95

+ Dân số Singapore: https://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.TOTL? end 21&locations=SG&start95

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa của Việt Nam theo Vietstock

IMF Executive Board Concludes 2022 Article IV Consultation with Vietnam

CPI các nước ASEAN theo Vietstock

Remarks by IMF Managing Director Kristalina Georgieva at the plenary session of 43rd ASEAN Summit, Jakarta, Indonesia

CPI của Việt Nam theo Vietstock

Vietnam: 2023 Article IV Consultation-Press Release; Staff Report; and Statement by the Executive Director for Vietnam (imf.org) Vietnam: Technical Assistance Report-Taxpayer Compliance Risk Management – Tourism Compliance Improvement Plan(imf.org)

Phương pháp phân tích dữ liệu

Sử dụng phương pháp ARIMA ; VECM và VAR

Giới thiệu về phương pháp ARIMA

Một phương pháp rất phổ biến trong dự báo chuỗi thời gian là lập mô hình tự hồi quy tích hợp trung bình trượt (ARIMA), là mô hình dự báo chuỗi thời gian đơn biến được 20 Box, G.E.P., và được G.M Jenkins giới thiệu vào năm 1976, dựa trên ý tưởng

24 cho rằng chuỗi thời gian có thể được giải thích bằng cách kết hợp các hành vi hiện tại và trong quá khứ với các yếu tố ngyu nhiên (gọi là nhiễu) ở hiện tại và quá khứ Thực chất ARIMA là tổng hợp các mô hình: Mô hình tự hồi quy (AR), mô hình tích hợp (I) và mô hình trung bình trượt (MA) Chuỗi dữ liệu nghiên cứu bằng mô hình ARIMA phải có tính dừng Bản chất ARIMA là trường hợp rút gọn của VAR (mô hình 1 biến). Phương pháp luận Box – Jenkins cho mô hình ARIMA có 4 bước như sau: Nhận dạng, ước lượng, kiểm tra chuẩn đoán và dự báo Điểm quan trọng cần lưu ý là để sử dụng phương pháp luận Box – Jenkins thì phải có chuỗi thời gian có tính dừng hay chuỗi thời gian có tính dừng sau khi đã thực hiện một hay nhiều phép sai nhân. Ưu điểm : Trong đa số trường hợp, mô hình ARIMA cho kết quả dự báo ngắn hạn đáng tin cậy nhất trong các phương pháp dự báo Hiện nay mô hình dự báo ARIMA được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam và trên thế giới cho các biến số kinh tế nói chung và lạm phát nói riêng, do tính dễ sử dụng , kết quả dự báo khá chính xác (trừ trường hợp môi trường kinh tế vĩ mô có biến động lớn) Nhược điểm: Số quan sát cần cho dự báo phải lớn hơn hoặc bằng 20 đối với các biến số có biến động ngắn , ARIMA không hiệu quả vì không có tính chất phản ứng nhanh Chỉ dùng để dự báo ngắn hạn và trong điều kiện tương đối ổn định, khả năng xây dựng kịch bản của mô hình ARIMA rất hạn chế.

Ngày đăng: 02/05/2024, 21:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG THễNG TIN THÀNH VIấN NHểM - tiểu luận cuối kì nghiên cứu ảnh hưởng của mạng xã hội facebook đối với đời sống và học tập của sinh viên đại học thăng long
BẢNG THễNG TIN THÀNH VIấN NHểM (Trang 2)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w