1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận quản trị chiến lược đề tài thuyết trình về chiến lược kinh doanh của cocacola

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 3,15 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THE COCA-COLA COMPANY (7)
    • 1.1. Sự hình thành và lịch sử phát triển của The Coca-cola Company (7)
    • 1.2. Sứ mệnh và tầm nhìn của The Coca-cola Company (8)
    • 1.3. Giá trị cốt lõi thương hiệu của công ty CocaCola (9)
    • 1.4. Sản phẩm, dịch vụ của công ty CocaCola (10)
    • 1.5. Mục tiêu của công ty CocaCola (11)
  • CHƯƠNG 2 CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA THE COCA- (11)
    • 2.1. Phân tích ma trận SWOT (11)
      • 2.1.1. Điểm mạnh (Strength) của hệ thống The Coca Cola Company (11)
      • 2.1.2. Điểm yếu (Weakness) của hệ thống The Coca Cola Company (14)
      • 2.1.3. Cơ hội (Opportunities) của hệ thống The Coca Cola Company (15)
      • 2.1.4. Thách thức (Threats) của hệ thống The Coca Cola Company (16)
    • 2.2. Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh của The Coca- (17)
      • 2.2.1. Môi trường vi mô (17)
      • 2.2.2. Môi trường vĩ mô (18)
    • 2.3. Các chiến lược kinh doanh của The Coca-Cola Company (20)
      • 2.3.1 Chiến lược đa thị trường nội địa (20)
      • 2.3.2 Chiến lược toàn cầu hóa (20)
      • 2.3.3 Chiến lược xuyên quốc gia (21)
    • 2.4. Chiến lược Marketing mix 4P (22)
      • 2.4.1. Về sản phẩm (Product) (22)
      • 2.4.2. Về giá (Price) (23)
      • 2.4.3. Về phân phối (Place) (24)
      • 2.4.4. Về xúc tiến (Promotion) (24)
    • 2.5. Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Coca Cola (26)
      • 2.5.1 Cạnh tranh trong ngành của Coca Cola (26)
      • 2.5.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh của Coca cola (26)
      • 2.5.3. Quyền thương lượng của nhà cung ứng đối với Coca Cola (26)
      • 2.5.4. Quyền thương lượng của khách hàng đối với Coca Cola (26)
      • 2.5.5. Sự đe dọa đến từ sản phẩm thay thế (27)
  • Chương III. Tổng kết và đánh giá các chiến lược kinh doanh của Coca-Cola (27)
    • 3.1. Đánh giá chung về các chiến lược của Cocacola (27)
      • 3.1.1. Thành tựu đạt được (27)
      • 3.1.2. Hạn chế/Thất bại (28)
      • 3.2.3 Giải pháp đưa ra để hoàn thiện các chiến lược của Cocacola (28)
  • Kết Luận (27)

Nội dung

Frank M.Robinson – kể toán trưởng của Pemberton được đặt tên từ nguồn gốc đó chỉ thay chữ “K” bằng chữ “C” cho dễ nhìn và quen thuộc hơn với mọi người.Nguồn: https://blog.strawberrycstor

TỔNG QUAN VỀ THE COCA-COLA COMPANY

Sự hình thành và lịch sử phát triển của The Coca-cola Company

Cách đây khoảng hơn 100 năm, vào ngày 08/05/1886, Coca-Cola được phát minh bởi dược sĩ John Stith Pemberton – chủ một phòng thì nghiệm và hiệu thuốc tư nhân Ban đầu, ông chỉ định sáng chế ra một loại thuốc bình dân giúp hết đau đầu và mệt mỏi nhưng sau đó ông lại mày mò điều chế ra một thứ nước siro có màu đen gần giống như màu của cà phê.Thứ nước siro này trộn với nước lạnh sẽ ra một loại nước khi uống vào giảm được nhức đầu và sảng khoái hơn Công thức sáng chế ra thức uống nổi tiếng toàn cầu cho đến nay vẫn được giữ bí mật và mọi người chỉ biết rằng thành phần không thể thiếu có chứa một tỉ lệ nhất định của tinh dầu được chiết suất từ là và quả của cây Kola

Frank M.Robinson – kể toán trưởng của Pemberton được đặt tên từ nguồn gốc đó chỉ thay chữ “K” bằng chữ “C” cho dễ nhìn và quen thuộc hơn với mọi người.

(Nguồn: https://blog.strawberrycstore.com) Ảnh 1.1.Logo của Coca-cola qua từng năm

Công thức và thương hiệu được Asa Griggs Candler mua lại năm 1888 và sau đó năm 1898 ông thâu tóm cổ phần và sản phẩm nước giải khát đóng chai Coca-Cola đầu tiên được ra đời năm 1894 ở bang Mississippi.

(Nguồn: https ://bitly.com.vn/kzaq6n ) Ảnh 1.2.Dược sĩ Pemberton (trái) , Asa Candler (giữa) và Frank Robinson – nhà thiết kế logo Coca Cola

Trong vòng 10 năm, từ năm 1899 đến năm 1909, đã có 379 nhà máy sản xuất Coca-Cola ra đời.Tại thời gian này, tất cả các nhà máy đều được hưởng thương hiệu của Coca-Cola, theo công thức của Coca-Cola Cũng chính Candler là người đầu tiên phát minh ra khái niệm “hệ thống Coca-Cola” và nhờ áp dụng hệ thống này mà nước giải khát Coca-Cola được các thế hệ điều hành sau Asa Candler đem đi chinh phục khắp các thị trường trên thế giới.

(Nguồn: https://photo-cms-bizlive.zadn.vn) Ảnh 1.3.Vỏ chai của Coca-Cola những năm đầu sản xuất

Ngày này, tập đoàn Coca-Cola phát triển lớn mạnh và đã thành công trong công cuộc mở rộng thì trường với nhiều loại nước uống khác nhau ban đầu là nước có gas và sau đó là nước trái cây, nươc tăng lực cho thể thao, nước suối, trà và còn nhiều các sản phẩm khác

(Nguồn:https://cdn2.tieudungplus.vn ) Ảnh 1.4.Các sản phẩm của Coca-Cola

Sứ mệnh và tầm nhìn của The Coca-cola Company

Tầm nhìn đóng vai trò vô cùng quan trọng, là một kế hoạch lộ trình tương lai cho cả một doanh nghiệp lớn và Coca-Cola chắc chắn cũng luôn chuẩn bị sẵn sàng cho công ty một lộ trình, chiến lược tốt nhất để có thể dẫn dắt mọi kía cạnh kinh doanh của công ty Bằng cách đó có thể cho họ thấy những gì cần phải thực hiện để có thể tiếp tục đạt được sự phát triển bền vững và chất lượng Đầu tiên là phải trở thành một môi trường làm việc mà ở đó nhân viên có thể thỏa sức phát triển khả năng của mình Tiếp theo là mang tới những sản phẩm nước giải khát thỏa mãn tốt nhu cầu và mong muốn của họ Tiếp tục duy trì chuỗi cung ứng mang lại lợi ích tối đa cho các bên Trách nhiệm đối với cộng đồng và môi trường cũng là một vấn đề mà Coca-Cola đã và đang tiếp tục thực hiện Và cuối

4 cùng công ty Coca-Cola luôn là một tổ chức làm việc có hiệu quả cao và phát triển bền vững trên mọi thị trường.

(Nguồn: https://bitly.com.vn/i5463i) Ảnh 1.5.Mong muốn phát triển của Coca-Cola

Coca-Cola đã trở thành một phần của văn hóa đại chúng trong suốt 100 năm qua Tiếp thị và truyền thông của họ đều có mục đích kết nối với khán giả theo cách riêng luôn làm cho họ trở nên nổi bật so với các đối thủ cùng ngành cạnh tranh khác Nhiệm vụ đó không phải là bán sản phẩm mà là họ mong muốn tạo ra sự thay đổi tích cực đáng kể hơn trong thế giới, từ đó làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn Ba sứ mệnh quan trọng mà Coca-Cola luôn đặt làm trung tâm: đầu tiên là “Làm mới thế giới” , sau đó là “Truyền cảm hứng cho những khoảnh khắc lạc quan và hạnh phúc” và cuối cùng là “Tạo ra các giả trị khác biệt” Gần đây, họ nhận ra rằng chiến lược tiếp thị của mình giờ đây cần phải chuyển đổi từ

“ Sự xuất sắc trong sáng tạo” thành “Sự xuất sắc trong nội dung” Luôn đổi mới bản thân để phát triển và từ đó đổi mới làm nên nhiều điều khác biệt.

(Nguồn : https://www.cocacolavietnam.com) Ảnh 1.6.Slogan của Coca-Cola

Giá trị cốt lõi thương hiệu của công ty CocaCola

Thương hiệu Coca-Cola là đại diện cho sản phẩm thành công nhất trong lịch sử thương mại và những con người xuất sắc làm nên sản phẩm tuyệt vời.Qua hơn một thế kỷ với nhiều đổi mới và một thời đại mới đang mở ra cũng đang thay đổi không ngừng nghỉ Coca-Cola vẫn giữ vững biểu tượng của sự tin cậy, của sự độc đáo vốn có và sự sảng khoái tuyệt vời Khi nghĩ đến một thương hiệu thành công về lĩnh vực nước giải khát chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ ngay đến

Coca-Cola Với số lượng hơn một tỉ chai bán mỗi ngày, Coca-Cola đã và đang là thương hiệu được biết đến nhiều nhất thế giới

(nguồn: https://bitly.com.vn/1h3717) Ảnh 1.7.Logo Coca-Cola

Trong suốt nhiều năm qua, Coca-Cola luôn đứng đầu bảng xếp hạng với giá trị thương hiệu liên tục tăng từ 65,3 tỷ USD (1997) lên xấp xỉ 71,8 tỷ USD (2011) Giá trị thương hiệu của Coca-Cola được tạo nên bởi yếu tố “chia sẻ hạnh phúc” được thể hiện xuyên suốt và được biết rộng rãi qua các hoạt động tài trợ lớn như giải Cúp Bóng đá FIFA Theo báo cáo thường niên, top 100 các thương hiệu dẫn đầu thế giới năm 2021 do Interbrand công bố thì Coca-Cola là thương hiệu nước giải khát có giá trị lớn nhất thế giới.Tương lai của thương hiệu Coca- Cola được xây dựng dựa trên triết lí “Live Positively” , Là cam kết tạo nên những thay đổi tích cực trên toàn thế giới thông qua những hoạt động gắn kết, các phương châm phát triển bền vững vào tất cả các lĩnh vực hoạt đông và kinh doanh của doanh nghiệp

Theo thống kê năm 2021, thương hiệu Coca-Cola vẫn giữ vị trị dẫn đầu trong bảng xếp hạng giá trị thương hiệu nước giải và là hãng “không công nghệ” duy nhất trong top 6 thương hiệu đắt giá nhất hành tinh.

Sản phẩm, dịch vụ của công ty CocaCola

Coca-Cola hiện nay đã cho ra mắt rất nhiều sản phẩm liên quan đến nước giải khát, nước tăng lực, nước hoa quả, nước suối,… Riêng ở các quốc gia khác nhau thì Coca-Cola cũng đang mang cái tên và các hương vị khác nhau ví dụ như: ở Mỹ người ta gọi Coca là “Coke”, ở Nhật họ gọi là”Ko-ra” còn ở Việt Nam chúng ta gọi là “Côca”.Hương vị mỗi nước đều được điều chế với công thức khác nhau để phù hợp với văn hóa tiêu dùng ở mỗi nước và họ còn sáng tạo thêm nhiều hương vị độc đáo như: hương vanila, hương quả anh đào, hương cam vanila,…

(nguồn: https://bitly.com.vn/bm441e) Ảnh 1.8.Các hương vị sáng tạo của Coca-Cola

Coca-Cola có mặt ở hầu khắp các quốc gia trên toàn thế giới ngoại trừ Triều Tiên và Cuba Đặc biệt, sản phẩm Coca chiếm tới 80% doanh số của công ty và 26% thị trường nước giải khát, điều này càng khẳng định Coca như một vị vua không thể thay thế trong đại gia đình nước giải khát Coca-Cola Ngay ở thị trường Việt Nam, không ở đâu là không có các sản phẩm đến từ Coca-Cola như: nước suối Dasani, nước uống tăng lực Samurai, Sprite, sữa trái cây Nutriboost,

Mục tiêu của công ty CocaCola

Phát triển theo đúng như tầm nhìn định hướng đã đưa ra luôn là mục tiêu mà Coca-Cola luôn hướng đến Trong năm 2022 mục tiêu của Coca-Cola là phát triển bền vững, công ty hướng đến nỗ lực phối hợp giữa công ty Coca-Cola và gần 250 đối tác đóng chai tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ Coca-Cola đã đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng để thúc đẩy sự thay đổi trên toàn hệ thống, vượt ra khỏi khuôn khổ những cải tiến trong quy mô nhỏ Coca-Cola luôn muốn duy trì những giá trị vốn có từ đó phát huy nó trở thành điểm mạnh của công ty và luôn giữ vừng vị thế hàng đầu của mình.

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA THE COCA-

Phân tích ma trận SWOT

2.1.1.Điểm mạnh (Strength) của hệ thống The Coca Cola Company

Coca-Cola dù đã có nhiều thành tựu nhất định trên thị trường quốc tế,được đánh giá là thương hiệu được nhiều người yêu chuộng nhưng Coca-Cola cũng đang phải đống mặt với rất nhiều thách thức từ nhiều phía khác nhau bao gồm cả đối thủ truyền kiếp không đội trời chung là Pepsi Bên cạnh đó vẫn có những điểm mạnh trong nhiều mặt của công ty, đặc biệt trong mô hình SWOT của Coca-Cola, thương hiệu này có một số điểm mạnh nổi bật dưới đây. Đầu tiên, Coca-Cola là một thương hiệu nổi tiếng

Coca-Cola được biết tới trên toàn cầu là một thương hiệu nước uống không có cồn được ưa chuộng Được thành lập từ năm 1886 tại Atlanta giờ đây công ty đã và đang vươn mình phát triển vô cùng mạnh mẽ, luôn nằm trong top

10 những công ty có giá trị nhất thế giới

(nguồn: https://cv.com.vn ) Ảnh 2.1.Logo Coca-Cola

Theo Euromonitor, thị phần dựa trên sản lượng hiện tại của công ty là 44,3% trong thị trường là 314 tỷ USD, Coca-Cola đứng đầu thương hiệu đồ uống được yêu thích trên toàn cầu Ngoài ra, Coca-Cola cũng đang thống trị thị trường nước giải khát khu vực Bắc Mỹ, Đông Âu và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Kể từ khi đến thị trường Việt Nam, Coca-Cola đã đầu tư hơn 200 triệu USD cho thị trường này và có các nhà máy đóng chai ở Hà Tây (cũ), Đà Nẵng và TP HCM Cho tới nay Coca-Cola đã có sức ảnh hưởng lên rất nhiều văn hóa của người Việt, người Việt coi Coca như một phần không thể thiếu trong các ngày tụ tập, trẻ con hay người lớn đều ưa thích Coca.

Coca-Cola có sự tự tin tuyệt đối vào sản phẩm

Sự tự tin này đôi khi cũng là sự khoe mẽ của Coca-Cola với thế giới qua những câu khẩu hiệu trên sản phẩm thu hút nhiều người mua hơn và cũng có thể để khẳng định thêm vị thế số một của Coca-Cola trên thị trường.

(nguồn: https://bitly.com.vn/bqlmu)

8 Ảnh 2.2.Slogan của Coca-Cola qua các năm

Thị phần toàn cầu cùng danh mục sản phẩm lớn

Sự đầu tư mạnh mẽ, mang tính chiến lược của Coca-Cola vào các thương hiệu đồ uống trên toàn cầu đã chứng minh được sức mạnh của Coca-Cola lớn như thế nào Năm 2019, Coca-Cola đã mạnh tay chi 3.3 tỷ USD cho quảng cáo, số tiền đầu tư tăng 1% so với 2018 Top 10 thương hiệu đồ uống được ưa chuộng hiện nay là Coca Cola, Pepsi, Sprite, Fanta, Diet Coke, Coca Cola Zero Sugar, Mountain Dew, 7-Up, Mirinda và Diet Pepsi Năm trong top 10 thương hiệu trên đều do Coca-Cola năm giữ chiếm hơn 40% thị phần và 20% còn lại thuộc về Pepsi Lý do mà Coca-Cola nắm giữ thị phần lớn như vậy cũng một phần nhờ vào danh mục mục sản phẩm lớn và đa dạng các lựa chọn cho người tiêu dùng

Với thị trường Việt Nam, thị phần của Coca-Cola chiếm một vị trí đáng nể Năm 2021, Coca-Cola lọp top 3 “Doanh nghiệp bền vững” tại Việt Nam (CSI-100) Thông qua các dự án vì cộng đồng mà thị phần của Coca-Cola tăng lên đáng kể Và Coca-Cola luôn là những lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng khi nhắc đến thương hiệu nước giải khát.

Với một danh mục sản phẩm lớn cộng với nhiều thương hiệu đồ uống có giá trị tỷ đô trên toàn càu đây chắc chắn là một điểm mạnh không thể không kể tới trong quá trình phân tích mô hình SWOT của Coca-Cola.

Mạng lười phân phối rộng khắp

Nhờ có thị phần lớn cùng với khả năng thống lĩnh nhiều thị trường, Coca- Cola nắm giữ được khả năng thương lượng cao với các đối tác kinh doanh và với các nhà cung cấp Dựa vào điều đó,có thể thấy những đàm phán của công ty về giao dịch sẽ có tín hiệu tốt và từ đó sẽ trở nên linh hoạt hơn trong các hoạt động của mình

Coca-Cola cũng đồng thời sở hữu riêng doanh nghiệp đóng chai cho bản thân mình, tạo ra khoảng 10% doanh thu mỗi năm Doanh nghiệp đóng chai này có nhiệm vụ sản xuất ra những chai đựng sản phẩm của Coca-Cola, của các đối tác và sẽ bán chúng cho các đại lý phân phối và bán buôn trên toàn thế giới Nhờ vào việc kiểm soát chuỗi cung ứng của mình từ sản xuất cho đến phân phối, Coca-Cola có thể nâng cao hiệu quả sản xuất, loại trừ trung gian để tránh gây ảnh hưởng tới chi phí sản xuất.

Các chiến dịch tiếp thị đẳng cấp thế giới

Các chiến dịch tiếp thị, khuyến mãi tạo ra nhiều sức ảnh hưởng nhằm thống lĩnh thị trường đô uống cũng là một trong những thế mạnh hàng đầu của công ty Nhờ vào những chiến dịch tiếp thị vô cùng sáng tạo và độc đáo mà giờ đây Coca-Cola là một cái tên nổi tiếng hầu hết ở mọi nên trên quả địa cầu

(nguồn:https://vicogroup.vn) Ảnh 2.3.Chiến dịch tiếp thị “Share a Coke”

Mặc dù là ông vua ngành giải khát nhưng hằng năm Coca-Cola cũng đã rất mạnh tay chi cho những chiến dịch quảng cáo của mình Trong những năm gần đây Coca-Cola đã chi hàng tỷ USD cho việc tiếp thị bằng kĩ thuật số, các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút những fan hâm mộ Coca cũng như hàng triệu người theo dõi trên khắp thế giới Số lượng người theo dõi trên các nên tàng xã hội như Facebook, Instagram cũng là lời nhắc nhở về vị thế vững chắc về sự kết nối của công ty với khách hàng Chỉ tính riêng trên Facebook, Cocacola cũng đã sở hữu hơn 100 triệu người theo dõi Và chắc chắn sẽ không chỉ dừng lại ở con số trên, Coca-cola vẫn tiếp tục đổ công sức vào các chiến dịch nhận diện thương hiệu một cách rất thường xuyên.

2.1.2.Điểm yếu (Weakness) của hệ thống The Coca Cola Company

Quá phụ thuộc vào thị trường đồ uống giải khát

Mặc dù Coca-Cola đã và đang đầu tư vào mạng lưới đồ uống phong phú với nhiều thương hiệu tý đô nhưng nguồn thu chính của Coca-Cola vẫn chủ yếu tới từ thị trường đồ uống không có cồn Khác với đối thủ Pepsi công ty này đang cố gắng để mở rộng ra thị trường thêm các sản phẩm như đồ ăn nhẹ, ngũ cốc, khoai tây chiên, mì ống và nhiều sản phẩm làm từ sữa, trong khi đó Coca-Cola vẫn trung thành với thị trường đồ uống hiện có của mình Và dĩ nhiên thực tế cho thấy những năm gần đây doanh số và doanh thu của Pepsi đã và vẫn đang đè nặng lên Coca-Cola Giờ đây, khi người tiêu dùng cũng đang dần thay đổi thói quen ăn uống, những sản phẩm có chứa nhiều đường truyền thống không còn được ưa thích nhiều như trước nữa Doanh số và thu nhập ròng của công ty cũng giảm đáng kể trong những năm gần đây.

Rủi ro về tỷ giá ngoại tệ

Tỷ giá ngoại tệ là một trong những yếu tố không thể không nhắc khi phân tích mô hình SWOT của Coca-Cola, hơn 60% doanh thu của công ty đến như thị trường ngoài Mỹ nên do đó Coca-Cola phải đưa ra những chiến lược và công cụ tài chính để phòng ngừa rủi ro do biến động của tỷ giá hối đoái gây ra và từ đó cùng ngăn ngừa rủi ro về chi phí sản xuất.

Các vấn đề liên quan tới nguồn nước

Nguồn nước cũng là nguyên liệu thô cũng rất quan trọng được sử dụng nhiều nhất trong chuỗi cung ứng sản xuất của Coca-Cola nhưng cũng chính nguyên liệu đó là một nguồn nguyên liệu hạn chế Có rất nhiều thị trường khan hiếm nguồn nước hoặc nguồn nước chưa đáp ứng đủ yêu cầu về nguồn nước tiêu chuẩn đây cũng là một trong những vấn đề mà Coca-Cola đang tìm hướng giải quyết tốt nhất Trong quá khứ thì công ty này cũng đã phải đối mặt với rất nhiều chỉ trích về hoạt động quản lý nguồn nước nên việc quan tâm hơn việc quản lý nguồn nước.

2.1.3.Cơ hội (Opportunities) của hệ thống The Coca Cola Company Đa dạng hóa sản phẩm hơn

Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh của The Coca-

Những người cung ứng cung cấp cho công ty và các đối thủ cạnh tranh các nguồn vật tư cần thiết để sản xuất ra những sản phẩm cụ thể Ban quản trị công ty cũng chú ý theo dõi giá cả các mặt hàng cung ứng, bởi vì việc tăng giá các vật tư mua về có thể buộc phải nâng giá Các kế hoạch trong ngắn hạn và dài hạn đều được Coca-Cola đưa ra một cách chi tiết Tuy nhiên , trong kế hoạch ngắn hạn sẽ bỏ lỡ những khả năng tiêu thụ và trong dài hạn sẽ làm mất đi cảm tình của khách hàng

Coca cola luôn hướng tới mọi đối tượng khách hàng tiềm năng có thể khai thác được chứ không như các hãng nước giải khát kahcs chỉ tập trung vào một số đối tượng khách hàng

Thị trường người tiêu dùng chính của Coca-Cola đó là những người và hộ dân mua hàng hoá và dịch vụ để sử dụng cho cá nhân.

Thị trường các nhà sản xuất: các tổ chức mua hàng hoá và dịch vụ để sử dụng chúng trong quá trình sản xuất của họ

Thị trường nhà bán buôn trung gian: tổ chức mua hàng và dịch vụ để sau đó bán lại kiếm lời.

Thị trường của các cơ quan Nhà nước: những tổ chức mua hàng và dịch vụ để sau đó sử dụng trong lĩnh vực dịch vụ công cộng hoặc chuyển giao hàng hoá, dịch vụ đó cho những người cần đến nó. Đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của Coca-Cola bởi rào cản gia nhập thị trường nước giải khát tuy thấp , dễ vào nhưng lại rất khó cạnh tranh để tồn tại Đối thủ cạnh tranh số một của Coca-Cola tại thị trường nước giải khát thế giới là Pepsi-Cola Giới trẻ là mục tiêu chính của Pepsi và Coca-Cola Sự cạnh tranh giữa Coca-Cola và Pepsi chỉ còn là cuộc đấu trí giữa các chương trình xúc tiến hỗn hợp, dù vậy ngay cả các chương trình xúc tiến của hai hãng đôi khi cũng theo kiểu “ăn miếng trả miếng”.

Sự cạnh trạnh giữa Coca-Cola và Pepsi trong nhiều năm qua đã trở thành một cuộc cạnh tranh điển hình và đầy khốc liệt giữa hai nhãn hiệu, nó được gọi là “cuộc chiến Cola” (“Cola war”).

Trên thế giới có khoảng 14 triệu điểm phân phối sản phẩm Coca – Cola và mỗi ngày trên thế giới có khoảng 1 tỷ suất Coca – Cola được tiêu thụ Sản phẩm của Coca-Cola được bày bán ở khắp mọi nơi từ các trung tâm thương mại đến các tạp hóa nhỏ lẻ Tất nhiên, để có được vị trí ưu thế như vậy, Coca – Cola cũng phải bỏ ra một chi phí vô cùng lớn.

Trước việc phải đối mặt với đối thủ cạnh tranh như Pepsi, Coca – Cola vẫn phải mở rộng các đại lý phân phối thông qua các đại lý, các quán café, nước giải khát trong nhà hàng, các hãng đồ ăn nhanh … và hỗ trợ các đại lý, nhà bán lẻ như tặng dù, hỗ trợ trang trí cửa hàng, hỗ trợ về tài chính để đến tay người tiêu dùng.

Tăng trưởng kinh tế : IMF đã cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2015 của các nền kinh tế tiên tiến xuống 0,2 điểm phần trăm từ mức 1,6 phần trăm , một dấu hiệu cho thấy bức tranh kinh tế ở các nước giàu chưa thật sự rõ ràng Trong khi đó , các nền kinh tế mới nổi lạc quan hơn , với dự báo tăng trưởng được điều chỉnh từ 4,1% lên 4,2%.

Lạm phát : năm 2015 , tỷ lệ các nước giảm phát theo giá tiêu dùng hoàn toàn ao hơn tỷ lệ làm phát hai con số

Lãi suất : Lãi suất của Hoa Kỳ không thay đổi

Tác nhân văn hóa – xã hội Đối tượng tiêu dùng chủ yếu của Coca-Cola là giới trẻ trên toàn cầu đầy năng động , sáng tạo và thử nghiệm những điều mới mẻ Đối với người Việt, việc ăn uống có lợi cho sức khỏe luôn là ưu tiên hàng đầu Chính vì vậy mà công ty đã đưa ra nhiều chính sách nhằm bảo về lợi ích và sức khỏe người tiêu dùng

Người Việt chiếm khoảng 86% dân số cả nước và sống tập ở vùng đồng bằng Số liệu cho thấy Việt Nam đang trong thời kì phát triển mạnh về dân số với độ tuổi lao động rất cao Tuy nhiên, nước ta cũng đang bắt đầu bước vào thời kỳ già hóa dân số

Yếu tố thu nhập cũng là yếu tố đáng chú ý khi thu nhập của người Việt Nam cũng đã tăng đáng kể trong vài năm gần đây Và khả năng cao điều này cũng sẽ ảnh hưởng tới thói quen tiêu dùng của người Việt vì vậy khu vực đồng bằng nơi nhiều người sinh sống là thị trường chủ yếu mà Coca-Cola nhắm tới

Cơ cấu dân số vàng sẽ đem lại cơ hội cho các công ty trong ngành có được nguồn lao động trẻ, có tay nghề.

Tác nhân chính trị và pháp luật

Các hoạt động kinh doanh sản xuất được tạo điều kiện thuận lợi do có hành lang pháp luật rõ ràng

Với sự phát triển hiện nay của các nhóm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng sẽ là một đe dọa với các công ty vì điều này sẽ làm tăng vị thế của người tiêu dùng lên, buộc công ty phải có trách nhiệm hơn về an toàn sản phẩm, quảng cáo trung thực và có văn hóa,…

Công nghệ ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi Các ứng dụng công nghệ hiện nay trong ngành giải khát tập trung vào quy trình sản xuất và cải tiến bao bì sản phẩm, nỗ lực trong việc giảm lượng nước và năng lượng sử dụng trong sản xuất cũng như tái chế hoặc thu mua lại các chai, can, lọ,… Ý tưởng sản xuất vỏ chai thân thiện với môi trường, dễ tái chế đang được nghiên cứu và ứng dụng như:

Vỏ chai PlantBottle được làm từ nhựa và 30% thành phần từ cây mía và mật đường tinh chế, có thể tái chế 100% Việc sản xuất loại vỏ chai này sẽ giúp giảm 30% lượng khí thải CO2 so với các loại vỏ chai PET chủ yếu làm từ dầu mỏ hiện nay

(Nguồn : https://wecreate.life) Ảnh 2.6.Mẫu chai plantbottle

Các chiến lược kinh doanh của The Coca-Cola Company

Coca-Cola đã dùng chiến lược đa thị trường nội địa khi mới thâm nhập vào thị trường quốc tế Để đáp ứng nhu cầu địa phương Coca-Coal đã dùng chiến lược này một cách rất thông minh Đặc điểm của công ty thực hiện chiến lược đa thị trường nội địa là họ tùy biến sản phẩm và chiến lược marketing để phù hợp với yêu cầu địa phương. Ở Việt Nam , Coca-Cola ít thơm và ít ga hơn nhưng lại có vị ngọt đậm hơn Coca-Cola ở Hoa Kỳ do một phần xuất phát từ sự dễ dãi trong thói quen tiêu dùng của người Việt Trong khi đó tại thị trường các nước phát triển như Hoa Kỳ , người tiêu dùng đã ngán ngẩm với những gì quá béo , quá ngọt , do đó vị lạt của Coca-Cola sẽ hợp khẩu vị hơn

2.3.2Chiến lược toàn cầu hóa

Trong giai đoạn từ năm 1981 – 2000, chiến lược toàn cầu hóa được Coca- Cola sử dụng như một chiến lược kinh doanh quốc tế

Tất cả các hoạt động tạo giá trị như sản xuất, marketing, phát triển sản phẩm đều tập trung vào số ít địa điểm trên thế giới nhằm khai thác kinh tế qui mô và kinh tế địa điểm Đặc biệt , sau khi thương nhân tại Georgia Asa Griggs Candler trở thành cổ đông lớn của Coca-Cola vào năm 1888, ông quyết tâm đưa Coke trở thành

16 sản phẩm phổ biến nhất nước Mỹ bằng việc tiếp thị và liên kết với các nhà đóng chai trong khu vực

(Nguồn : https://www.brandsvietnam.com) Ảnh 2.7.Thiết kế chai cúa Coca-Cola qua các năm

Chiến lược toàn cầu hóa giúp Coca-Cola khai thác thị trường quốc tế đầy tiềm năng bên ngoài Và hơn hết, tiêu chuẩn hóa giúp Coca-cola tập trung vào sản phẩm cốt lõi, kiểm soát chiến lược kinh doanh và giảm chi phí.

2.3.3Chiến lược xuyên quốc gia

Hiện tại , chiến lược thương mại quốc tế của Coca-Cola là chiến lược xuyên quốc gia

Chiến lược nhằm gia tăng lợi nhuận thông qua cắt giảm chi phí trên phạm vi toàn cầu, qua đó cũng gia tăng giá trị bằng cách đồng hóa sản phẩm với từng đạc điêmt của thị

Các đơn vị kinh doanh có quyền tự chủ cao trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh cơ bản như sản xuất, marketing (để thích ứng tốt), đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ với nhau

Chiến lược xuyên quốc gia được lựa chọn khi doanh nghiệp đối mặt với những áp lực lớn về giảm chi phí và thích ứng với điều kiện địa phương.Thị trường nước giải khát hiện nay như một miếng bánh được phân chia cho nhiều công ty Nếu như trước đây Coca-cola gần như thống trị thị trường nước giải khát thì giờ đây một phần thị phần của Coca-cola đã các đối thủ cạnh tranh giành lấy Trong hoàn cảnh các cuộc cạnh tranh giữa những thương hiệu trong thị trường nước giải khát hiện nay, đặc biệt là sự phát triển và giành thị phần của đối thủ đáng gờm là Pepsico, Coca-cola hiểu rõ, áp lực giảm chi phí là rất cao để giữ vững doanh số và thị phần.

(Nguồn : https://www.brandsvietnam.com) Ảnh 2.8 Ảnh bao bì sản phẩm tết của Coca-Cola

Bằng cách kết hợp các tính chất của từng chiến lược, Coca-Cola xây dựng một hình ảnh của một thương hiệu được xác định cũng như hiểu rõ thực tế địa phương và phép họ tạo ra , nắm lấy sự khác biệt văn hóa để có thể phát triển sản phẩm Niềm tự hào của Coca-Cola không chỉ vì tạo nên thương hiệu riêng biệt mà còn là sự chú tâm vào sản phẩm phù hợp với từng vùng miền

Chiến lược Marketing mix 4P

Yếu tố quan trọng nhất trong chiến lược này là “Product” Sản phẩm là một mặt hàng hoặc dịch vụ được thiết kế, trong đó sản xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng Để tiếp thị hiệu quả một sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay người tiêu dùng thì điều trọng tâm nhất chính là xác định được sự khác biệt của sản phẩm/dịch vụ đó với các sản phẩm/dịch vụ khác đang cạnh tranh trên thị trường Đặc biệt , Coca-Cola đã khởi đầu thương hiệu với công thức độc nhất vô nhị được thị trường kiểm nghiệm

Từ sản phẩm chủ lực là nước uống có ga, giờ đây Coca-Cola đã đa dạng hóa sản phẩm với nhiều mẫu mã, màu sắc và hương vị như Fanta, Maaza, Limca, sprite, Thums Up, Minute Maid, Nimbu Fresh hay Nested Iced Tea Đây đều là những nhãn hiệu đồ uống của Coca-Cola tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Từ sản phẩm chủ đạo là đồ uống có ga , Coca-Cola giờ đây đã có nhiều loại hình thức , màu sắc và hương vị đa dạng như Fanta , Martha , Linka , Sprite , Thumb … Đây là những nhãn hiệu nước giải khát cỏa Coca-Cola tại hơn

200 quốc gia và khu vực Bao bì của Coca-Cola không ngừng được cải tiến để giúp kéo dài vòng đời của sản phẩm và mang đến cho khách hàng cảm giác mới lạ , táo bạo , lạc quan và tiện lợi mỗi khi sử dụng Mỗi dịp mùa xuân , Coca- Cola đều sử dụng hình ảnh “chim én” để tượng trung cho mùa xuân đến , để lại

18 ấn tượng tốt đẹp cho người tiêu dùng đồng thời giúp nâng cao giá trị sản phẩm , thích hợp để làm quà biếu , quà tặng lễ hội xuân

(Nguồn : https://media-api.advertisingvietnam.com ) Ảnh 2.9.Coca-Cola ngày tết

Yếu tố không thể thiếu trong chiến lược marketing hỗn hợp đó chính là

“Price” Giá bán phản ánh giá của sản phẩm , tức là chi phí mà người tiêu dùng cần phải thanh toán cho món hàng đã mua Các chuyên gia marketing cần xem xét các chi phí liên quan đến việc tạo ra một sản phẩm , chẳng hạn như : Chi phí nghiêm cứu , phát triển , sản xuất … Người quản lí cần định giá của từng sản phẩm dựa trên chi phí tạo ra thành phẩm Việc định giá phải dựa trên giá trị mà sản phẩm mang lại cho khách hàng

Giá bán của Coca-Cola đều được điều chỉnh một cách phù hợp với từng khu vực thị trường và địa lí Mỗi nhãn hàng của Coca-Cola đều có một chiến lược tự nhiên.

Coca-Cola và Pepsi được xem là hai “thủ lĩnh”dẫn đầu đối với thị trường nước giải khát Vì vậy , nếu Coca-Cola định giá sản phẩm của mình quá cao so với Pepsi hoặc ngược lại trong phân khúc cụ thể , người tiêu dùng có thể bị chuyển đổi

* (mở rộng sâu hơn) Các chiến lược giá trong chiến lược marketing mix của Coca Cola:

Coca cola đã theo đuổi chiến lược định giá 3P và 3A nhằm giành lợi thế và phục vụ khách hàng mục tiêu của coca cola và người tiêu dùng tốt nhất

Price to value (từ giá cả đến giá trị): người tiêu dùng không chỉ có khả năng mua được coca cola mà còn có được những lợi ích từ sản phẩm.

Pervasiveness (lan tỏa): người tiêu dùng có thể mua coca – cola ở khắp mọi nơi

Preference (sự ưa thích/ưu tiên): làm cho người tiêu dùng khôgn chỉ yêu thích sản phẩm mà còn đảm bảo rằng Coca là sự lựa chọn hàng đầu khi họ tìm đến nước giải khát

Affordability (khả năng chi trả): giá bán Coca Cola đảm bảo phù hợp với mọi đối tượng, ai cũng có thể mua được

Availability (tính sẵn có): người tiêu dùng phải mua được Coca bất cứ khi nào và ở đâu

Acceptability (sự chấp nhận): Coca Cola phải làm cho khách hàng yêu thích và chấp nhận sản phẩm, cảm thấy vui vẻ khi sử dụng sản phẩm.

2.4.3 Về phân phối (Place) Địa điểm và vị trí bày bắn và đặt cửa hàng trong chiến lược marketing này được gọi là “Place” Để đạt được hiệu quả tiếp cận khách hàng tốt nhất các marketer cần chú ý đến khu vực phân phối cũng như cách phân phối các sản phẩm.

Coca-Cola được coi là thương hiệu yêu thích nhất trên thế giới và có mặt ở khắp mọi nơi cũng như đã có hơn 130 năm kinh doanh và hoạt động tại hơn

200 quốc gia trên thế giới, do đó đã tích lũy được một mạng lưới phân phối vô cùng rộng lớn Các hệ thống phân phối của Coca-Cola đều đều được tổ chức theo mô hình phân phối hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) Những điểm bán nhỏ và trung bình trên thị trường gần như bị xóa sổ bởi mạng lưới phân phối đầy hiệu quả của Coke.

Coca Cola có kênh phân phối rộng khắp, phần lớn sản phẩm của thương hiệu đều có mặt tại các siêu thị và những điểm bán lẻ trên toàn cầu Ngoài ra, sản phẩm Coca Cola còn được phân phối cho nhiều nhà hàng, khách hàng lớn nhỏ ở mọi nơi trên thế giới

Tại Việt Nam, có 3 cơ sở sản xuất các sản phẩm nước giải kkhats của Coca-Cola đó là các nhà máy tại TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng Đồng thời, mạng lưới phân phối của Coca-Cola rộng khắp cả nước, từ các thành phố lớn tới vùng nông thôn, từ các đại lý lớn tới các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ và có mặt trên khắp các địa điểm bán lẻ trên toàn quốc, các quán cafe, nước giải khát hay nhà hàng, quán ăn,…Bằng cách hỗ trợ tài chính , Coca-Cola đã thu hút các điểm các địa điểm phân phối sản phẩm nhỏ lẻ.

“Promotion” là yếu tố quan trọng trong marketing hỗn hợp Yếu tố này có thể bao gồm :

Các hoạt động đẩy mạnh sản phẩm ra thị trường

Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Coca Cola

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Coca Cola bao gồm: đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, nhà cung ứng, khách hàng và sản phẩm thay thế.

2.5.1Cạnh tranh trong ngành của Coca Cola

Mỗi khi nhắc đến đối thủ cạnh tranh của Coca-Cola ta có thể nghĩ ngay đến Pepsi, một thương hiệu cạnh tranh lớn nhất của Coca-Cola Cuộc cạnh tranh giữa hai công ty diễn ra từ thế kỷ 19 đến nay Hai công ty có quy mô gần như nhau cũng như sự tương tự về chất lượng và sản phẩm Mức độ khác biệt tuy thấp nhưng hai công ty luôn có những cuộc cạnh tranh vô cùng gay gắt về mức giá bán.

Ngoài ra Coca Cola cũng trạnh tranh trực tiếp với rất nhiều đối thủ khác như Keurig Green Mountain Group, Schweppes, RC Cola, Hires Root Beer và Nehi…

2.5.2Phân tích đối thủ cạnh tranh của Coca cola

Có rất nhiều khó khăn đối với những thương hiệu mới gia nhập ngành nước giải khát Việc sớm phát triển thương hiệu là điều không thể và đòi hỏi một khoảng thời gian dài nhất định Hơn nữa việc đầu tư cho các phương tiện như truyền thông , nhân sự , sản phẩm và tiếp thị là vô cùng lớn cũng như mức độ chung thành của khách hàng là không cao Vì vậy , các thương hiệu mới để có thể cạnh tranh với Coca-Cola cũng như Pepsi ở các thị trường nhỏ lẻ là rất khó khăn cả về vốn và nguồn nhân lực có tay nghề cao

2.5.3.Quyền thương lượng của nhà cung ứng đối với Coca Cola

Quyền thương lượng của nhà cung ứng đối với thương hiệu là một trong những mô hình 5 áp lực cạnh tranh Coca Cola phổ biến nhất Coca Cola có thể dễ dàng chuyển đổi từ nhà cung ứng này sang nhà cung ứng khác, nhưng không có nhà cung ứng nào có thể chuyển đổi khỏi Coca Cola một cách dễ dàng Điều đó có thể dẫn đến tổn thất cho bất kỳ nhà cung ứng nào Các yếu tố chính về sức mạnh của nhà cung ứng như sau:

Số lượng lớn các nhà cung cấp

Việc chuyển tiếp là rất khó khăn đối với các nhà cung cấp.

Chi phí chuyển đổi nhà cung ứng của Coca Cola không quá cao

2.5.4.Quyền thương lượng của khách hàng đối với Coca Cola

Khách hàng cá nhân thường sẽ mua sản phẩm với số lượng ít và không tập trung ở một thị trường cụ thể nào Tuy nhiên, Coca-Cola và Pepsi có mức độ hương vị là khá giống nhau vậy nên sự khác biệt là rất thấp Chi phí thay thế cũng không cao đối với các khách hàng vì vậy cả hai thương hiệu vẫn có được

22 sự trung thành của khách hàng rất cao Giá cả của Coca-Cola cũng không quá. nhạy cảm đối với khách hàng Khách hàng sẽ có lợi thế khi họ mua sản phẩm với một số lượng lớn Tuy nhiên, nhìn chung sức mạnh của khách hàng với thương hiệu Coca Cola là không đáng kể.

2.5.5.Sự đe dọa đến từ sản phẩm thay thế

Các sản phẩm thay thế chính cho Coca Cola là đồ uống của Pepsi, nước trái cây và đồ uống nóng và lạnh khác trên thị trường Coca-Cola có số lượng sản phẩm thây thế là rất cao Và trên thị trường cũng có một số các loại nước trái cây và đồ uống tốt cho sức khỏe nên việc thay thế Coca-Cola là rất dễ dàng cũng như chi phí chuyển đổi là rất thấp đối với khách hàng Ngoài ra, chất lượng của các sản phẩm thay thế nhìn ở mặt bằng chung cũng rất tốt Vì vậy, dựa trên những yếu tố này, mối đe dọa đến từ các sản phẩm thay thế là rất mạnh.

Như vậy, với những chiến lược marketing thông minh, nhạy bén cùng với lợi thế phát triển lâu đời và tiềm lực tài chính mạnh mẽ Coca Cola đã làm giảm thiểu những áp lực cạnh tranh bằng năng lực cốt lõi của mình.

Trên đây là những thông tin cụ thể nhất về mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Coca Cola, hy vọng những thông tin bổ ích trên sẽ giúp bạn có được những kiến thức hay và hỗ trợ đắc lực cho bạn trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

Tổng kết và đánh giá các chiến lược kinh doanh của Coca-Cola

Đánh giá chung về các chiến lược của Cocacola

Về doanh thu và thị phần: Ngày nay Coca Cola đã thành công trong việc mở rộngthị trường với nhiều loại thức uống khác nhau bắt đầu từ nước uống có gas và sauđó là nước trái cây, nước tăng lực cho thể thao, nước suối, trà và một số loại khác.Mỗi ngày Coca Cola bán được hơn 1 tỷ thức uống Hơn 10450 chai được tiêu thụmỗi giây Công ty kiếm được hơn 31,9 tỷ USD năm 2018 Hiện tại nó đã có mặt ởhơn 200 quốc gia, được nhận ra bởi 94% dân số toàn cầu Coca Cola dẫn đầu thếgiới về lĩnh vực kinh doanh nước giải khát và top 6 công ty đắt giá nhất hành tinh.

Các giá trị khác: Coca Cola khẳng định một công ty đa quốc gia thân thiện khigiao toàn bộ những trách nhiệm chủ chốt cho người dân nước hiện kinh doanh.Tập trung xây dựng hình ảnh thương hiệu thân thiện với mọi người, với môitrường thông qua những hoạt động thiết thự

Giá trị thương hiệu 2021: 87,6 billion USD

Ngày đăng: 02/05/2024, 21:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG DANH SÁCH THÀNH VIấN NHểM - tiểu luận quản trị chiến lược đề tài thuyết trình về chiến lược kinh doanh của cocacola
BẢNG DANH SÁCH THÀNH VIấN NHểM (Trang 2)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN