MỤC LỤC
Phát triển theo đúng như tầm nhìn định hướng đã đưa ra luôn là mục tiêu mà Coca-Cola luôn hướng đến. Trong năm 2022 mục tiêu của Coca-Cola là phát triển bền vững, công ty hướng đến nỗ lực phối hợp giữa công ty Coca-Cola và gần 250 đối tác đóng chai tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Coca-Cola đã đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng để thúc đẩy sự thay đổi trên toàn hệ thống, vượt ra khỏi khuôn khổ những cải tiến trong quy mô nhỏ.
Coca-Cola luôn muốn duy trì những giá trị vốn có từ đó phát huy nó trở thành điểm mạnh của công ty và luôn giữ vừng vị thế hàng đầu của mình.
Coca-Cola được biết tới trên toàn cầu là một thương hiệu nước uống không có cồn được ưa chuộng. Được thành lập từ năm 1886 tại Atlanta giờ đây công ty đã và đang vươn mình phát triển vô cùng mạnh mẽ, luôn nằm trong top 10 những công ty có giá trị nhất thế giới. Theo Euromonitor, thị phần dựa trên sản lượng hiện tại của công ty là 44,3% trong thị trường là 314 tỷ USD, Coca-Cola đứng đầu thương hiệu đồ uống được yêu thích trên toàn cầu.
Ngoài ra, Coca-Cola cũng đang thống trị thị trường nước giải khát khu vực Bắc Mỹ, Đông Âu và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Kể từ khi đến thị trường Việt Nam, Coca-Cola đã đầu tư hơn 200 triệu USD cho thị trường này và có các nhà máy đóng chai ở Hà Tây (cũ), Đà Nẵng và TP HCM. Cho tới nay Coca-Cola đã có sức ảnh hưởng lên rất nhiều văn hóa của người Việt, người Việt coi Coca như một phần không thể thiếu trong các ngày tụ tập, trẻ con hay người lớn đều ưa thích Coca.
Sự tự tin này đôi khi cũng là sự khoe mẽ của Coca-Cola với thế giới qua những câu khẩu hiệu trên sản phẩm thu hút nhiều người mua hơn và cũng có thể để khẳng định thêm vị thế số một của Coca-Cola trên thị trường.
Các sản phẩm thay thế chính cho Coca Cola là đồ uống của Pepsi, nước trái cây và đồ uống nóng và lạnh khác trên thị trường. Và trên thị trường cũng có một số các loại nước trái cây và đồ uống tốt cho sức khỏe nên việc thay thế Coca-Cola là rất dễ dàng cũng như chi phí chuyển đổi là rất thấp đối với khách hàng. Coca Cola thành lập từ rất sớm và để lại nhiều bài học cho các công ty, tập đoàn trên thế giới.
Sản phẩm Coke của công ty từng đươc tạp chí Times ca ngợi “Chinhphục cả thế giới một cách dễ dàng” trong những năm 1950 có doanh số bán ra gấp 5 lần sản phẩm của đối thủ cạnh tranh là Pepsi. Coca Cola không chịu thua, sản xuất mộtloại nước với công thức khác mang tên New Coke để cạnh tranh với đối thủ. Để haisản phẩm của mình không cạnh tranh với nhau, Coca Cola đa ngưng sản xuất Coke.Tuy nhiên, New Coke lại bị người tiêu dùng tẩy chay vì Coke nguyên thủy đã bị biếnmất khỏi thị trường và nhận ra Coca Cola có rất ít sự lựa chọn ngoài tung ra thị trườngthương hiệu cũ và công thức nguyên thủy.
Vấn đề sử dụng nước ở Ấn Độ: Nước là nguồn nguyên vật liệu cần thiết cho quátrình sản xuất của Coca Cola. Khi thực hiện kinh doanh ở Ấn Độ, lượng nước khan hiếm cùng với hoạtđộng sản xuất của Coca Cola làm ảnh hưởng đến vụ mùa của nông nghiệp, nướccho sinh hoạt và chất thải làm ô nhiễm môi trường. Coca Cola bị người dân vàchính phủ phản ứng gay gắt, buộc phải đóng cửa, tổn thất lên đến 47 triệu USD.
Quincey, người đã chính thức đảm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành của Coke vào tháng Năm vừa qua, ông cho biết phương pháp tiếp cận đa chiều của công ty chủ yếu nhằm đáp ứng những thay đổi về nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, bao gồm giảm đường và calo ở nhiều sản phẩm; sản xuất nước giải khát mới có lợi cho sức khoẻ với khả năng hydrat hóa và bổ sung dinh dưỡng;. “Khách hàng là thượng đế, vì lẽ đó, phải ưu tiên xem lại một số công thức nước giải khát của Công ty để giảm đường, đồng thời nghiên cứu phát triển chất tạo ngọt mới không chứa calo. Mục đích cuối cùng là cung cấp các loại nước giải khát ít đường và không đường theo mong muốn của người tiêu dùng để họ không phải từ bỏ những hương vị tuyệt vời vẫn thường thưởng thức bấy lâu nay”, ông cho biết.
Cùng với đó, Công ty Coca-Cola cũng ủng hộ các khuyến cáo hiện nay của một số cơ quan y tế hàng đầu, bao gồm Tổ chức Y tế Thế giới (W.H.O.) về việc khuyến cáo mọi người hạn chế lượng đường tiêu thụ, không nạp quá 10%. Quincey nói “Chúng ta vừa chủ động lắng nghe vừa thực hiện để đảm bảo vị thế trung tâm của người tiêu dùng trong chiến lược kinh doanh, để qua đó có thể phát triển sản phẩm một cách có trách nhiệm. Nếu chúng ta nắm bắt được mong muốn của người tiêu dùng, thương hiệu của chúng ta sẽ phát triển, toàn hệ thống theo đó cũng nối đuôi và tiếp tục phát triển.