1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn hệ thống chính trị thế giới đương đại

38 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề So sánh và đánh giá nguyên tắc tổ chức của nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa
Tác giả Nhóm Chúng Tôi
Chuyên ngành Hệ thống chính trị thế giới đương đại
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 72,54 KB

Nội dung

Chỉ đến khi quan hệ sản xuất phong kiến tan rã, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện và trở thành chỗ dựa vững chắc về mặt tư tưởng cho các phong trào đấu tranh lật đổ chính thể c

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC .2

1.1: Khái quát về nhà nước tư sản 2

1.2 Khái quát về nhà nước xã hội chủ nghĩa 7

Chương 2: SO SÁNH VÀ ĐÁNH GIÁ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC CỦA NHÀ NƯỚC TƯ SẢN VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 11

2.1: Về bản chất nguyên tắc tổ chức 11

2.2: Nguyên tắc tổ chức nhà nước tư sản 13

2.3: Nguyên tắc tổ chức của nhà nước xã hội chủ nghĩa 21

2.4: Đánh giá nguyên tắc tổ chức của nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa 26

Chương 3: LIÊN HỆ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 30

3.1 Nguyên tắc đảm bảo quyền lực nhân dân trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước 31

3.2 Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước 32

3.3 Nguyên tắc tập trung dân chủ 32

3.4 Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa 33

3.5 Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc 33

KẾT LUẬN 36

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

Trang 2

MỞ ĐẦU

Nghiên cứu lịch sử tư tưởng chính trị của nhân loại cho thấy các tưtưởng về nhà nước và tổ chức nhà nước luôn chiếm vị trí rất quan trọng Mỗinhà nước tổ chức và hoạt động theo một hệ thống các nguyên tắc khác nhautùy theo thể chế chính trị của từng nước Trong lịch sử phát triển của xã hội,trước khi nhà nước tư sản và nhà nước xã hôi chủ nghĩa ra đời,mọi quyền lựcnhà nước được tập trung vào trong tay một người hoặc một cơ quan đứng đầu

là vua hoặc nghị viện Đây chính là căn nguyên của sự độc tài, chuyên chếtrong việc thực hiện quyền lực nhà nước Để chấm dứt chế độ này và đặt nềnmóng cho sự hình thành các thể chế tự do, dân chủ, một học thuyết của nhiềuhọc giả tư sản đã được nêu ra, đó là học thuyết tam quyền phân lập hay họcthuyết phân chia quyền lực Học thuyết này là cơ sở của nguyên tắc phânquyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản Các nhà nước

tư sản trên thế giới hiện nay được tổ chức dựa trên nguyên tắc “tam quyềnphân lập” và theo chính thể cộng hòa Còn ở các nước xã hội chủ nghĩa, hệthống chính trị được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ , nhà nướcđược tổ chức theo nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra, nền chính trị thếgiới ngày càng diễn biễn phức tạp, mỗi nhà nước đều không ngừng củng cố,hoàn thiện thể chế chính trị và nguyên tắc tổ chức nhà nước để khẳng định vịthế của mình trên trường quốc tế Tổ chức nhà nước theo nguyên tắc nào thìphù hợp với chế độ và hệ thống chính trị- xã hội của mình là điều mà mỗi nhànước đặc biệt quan tâm Vậy giữa hai nguyên tắc tổ chức nhà nước gần như làđối lập của nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa thì nguyên tắc nào

ưu thế và được áp dụng nhiều hơn? Nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “ So sánh

và đánh giá nguyên tắc tổ chức của nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủnghĩa” làm tiểu luận kết thúc môn Hệ thống chính trị thế giới đương đại

Trang 3

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

1.1: Khái quát về nhà nước tư sản

1.1.1: Lịch sử ra đời của nhà nước tư sản

Vào khoảng thế kỷ XV, XVI, một số nước Phong kiến Tây Âu do sựphát triển của lực lượng sản xuất với nền sản xuất hàng hoá đã làm cho chủnghĩa phong kiến bước vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc Trong các nướcnày đã xuất hiện hàng loạt công trường thủ công và nhiều thành thị - là cáctrung tâm thương mại lớn Tầng lớp thị dân ngày càng trở nên đông đúc, tầnglớp tiểu thương, tiểu chủ ngày xuất hiện càng nhiều, giai cấp tư sản ngày càngkhẳng định vị trí của mình trong xã hội, đây chính là những nhân tố dẫn đến

sự khủng hoảng toàn diện của xã hội phong kiến

Với sự phát triển của lực lượng sản xuất, phương thức sản xuất phongkiến tỏ rõ sự lỗi thời và bất lực trong việc quản lý nền kinh tế, trở thành yếu tốkìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất Cùng với sự phát triển của lựclượng sản xuất là sự ra đời của lực lượng xã hội mới: tư sản và vô sản Giaicấp tư sản sau khi chiếm vị trí chủ đạo trong kinh tế đã nhanh chóng dànhquyền lực trong lĩnh vực chính trị nhằm thủ tiêu quan hệ sản xuất phong kiếnlỗi thời, thiết lập phương thức sản xuất mới, tiến bộ, vượt qua sự khủnghoảng, tạo đà cho lực lượng sản xuất phát triển

Nhiệm vụ trên đặt ra trước giai cấp tư sản một sứ mạng cao cả là phảitiến hành cách mạng xã hội, thay thế hình thái kinh tế xã hội cũ bằng hình tháikinh tế xã hội mới, thiết lập hệ thống quan hệ sản xuất mới, tạo đà cho lựclượng sản xuất phát triển Qua cuộc cách mạng tư sản, quyền lực chính trịchuyển từ tay giai cấp thống trị cũ sang giai cấp thống trị mới, tức là chuyển

từ tay giai cấp địa chủ, phong kiến sang tay giai cấp tư sản

Trang 4

Nhà nước tư sản ra đời là kết quả của cách mạng Tư sản, với sự ra đờicủa nhà nước tư sản các đặc quyền, đặc lợi của giai cấp quý tộc phong kiến đã

bị loại bỏ, giai cấp tư sản tuyên bố các quyền bình đẳng, tự do, bác ái, nhânquyền Nhà nước tư sản mới tiến bộ hơn rất nhiều so với nhà nước phongkiến trước đó mà nó đã thủ tiêu Thắng lợi của cuộc cách mạng tư sản và sự rađời của nhà nước tư sản đã đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ và tiến bộ,

mở ra một giai đoạn phát triển mới trong lịch sử nhân loại Mặc dù vậy, nhànước tư sản vẫn không vượt khỏi bản chất nhà nước bóc lột, nhà nước tư sảnxét về bản chất nó vần là nhà nước bóc lột dù giai cấp tư sản ra sức tuyêntruyền cho cái gọi là (Nhà nước phúc lợi chung)

1.1.2: Sự hình thành nguyên tắc tổ chức của nhà nước tư sản

Từ thời cổ đại, khi kiểu nhà nước và pháp luật đầu tiên tồn tại ở Hi Lạp,

La Mã Chúng ta có thể tìm thấy những nét đại cương của nó trong tổ chức vàhoạt động của bộ máy nhà nước Hi Lạp, La Mã thời kì cổ đại, tong các quanđiểm chính trị của Aristote, Polybe… Song tư tưởng này gần như bị lãng quênhoặc không thể được nhắc đến trong thời kì hưng thịnh của chế độ phong kiến,khi mà chính thể quân chủ chuyên chế chiếm hầu hết ở các nước Chỉ đến khiquan hệ sản xuất phong kiến tan rã, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện

và trở thành chỗ dựa vững chắc về mặt tư tưởng cho các phong trào đấu tranh lật

đổ chính thể chuyên chế và chế độ phong kiến, vì tự do, dân chủ của nhân dân

Nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước( hay còn gọi là nguyên tắcphân quyền) có cơ sở từ thuyết tam quyền phân lập Thuyết tam quyền phânlập lần đầu tiên xuất hiện bởi nhà tư tưởng Hi Lạp Aristote Theo Aristote nhànước quản lí xã hội bằng ba phương pháp: lập pháp-hành pháp-phân xử Ôngcho rằng không có loại hình chính phủ nào là duy nhất có thể phù hợp với tất

cả thời đại và quốc gia Bên cạnh Aristote có John Locke, Locke cho rằng:quyền lực nhà nước là quyền lực của nhân dân Nhân dân nhường một phầnquyền lực của mình cho nhà nước qua khế ước, và để chống độc tài phải thựchiện phân quyền Locke phân quyền lực thành: lập pháp- hành pháp-liên hợp

Trang 5

Từ thế kỉ 18, nhà tư tưởng vĩ đại người Pháp S.Montesquieu phát triển thuyếttam quyền phân lập thành một thuyết độc lập với mục đích tạo dựng thể chếchính trị đảm bảo tự do công dân.

Tư tưởng tự do chính trị của S Montesquieu gắn chặt với quyền tự docông dân Theo ông, tự do chỉ có thể có được khi pháp luật được tuân thủnghiêm ngặt Để đạt được điều này phải áp dụng chế độ phân quyền Nếu toàn

bộ quyền lực nhà nước nằm trong tay một cá nhân, hoặc một cơ quan nhấtđịnh thì sẽ nảy sinh sự độc đoán chuyên quyền và có sự lạm dụng quyền lực.Theo S Montesquieu: “ quyền lực nhà nước chia thành 3 bộ phận: quyền lậppháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp” Ba quyền này phải đối trọng nhau,không có một cơ quan nào đứng trên 3 cơ quan đó Học thuyết Tam quyềnphân lập đã trở thành nền tảng cho nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộmáy nhà nước Tư sản Tuy nhiên, việc áp dụng học thuyết này ở mỗi nước tưsản cũng khác nhau Ví dụ ở Pháp không được áp dụng triệt để, còn ở Mỹ thìngười ta lại tuân thủ học thuyết này một cách chặt chẽ Hiến pháp Mỹ năm

1787 là hiện thân của học thuyết tam quyền phân lập Trên thế giới hiện naytồn tại nhiều kiểu nguyên tắc tổ chức nhà nước theo nhiều loại hình thể chếchính trị khác nhau, trong đó tiêu biểu là quân chủ và cộng hòa (dân chủ)

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, chủ nghĩa tư bản đã cónhững bước phát triẻn mới, diện mạo của nó có thay đổi nhiều so với đầu thế

kỉ Chính trị tư bản hiện đại được đặc trưng bởi nền dân chủ tư sản và nhànước pháp quyền tư sản Nhà nước có vai trò như một trung tâm điều tiết vĩ

mô, như người tổ chức đời sống kinh tế- xã hội Hệ thống chính trị tư bản chủnghĩa với mô hình tổ chức và trình độ quản lí nhà nước và xã hội tư bản pháttriển cao là cơ chế thực hiện , duy trì và bảo vệ quyền lực của giai cấp tư sản.Mỗi tổ chức, cơ quan trong hệ thống chính trị thực hiện những chức năng,nhiệm vụ riêng:

* Nghị viện

Trang 6

Về hình thức, nghị viện tư sản là cơ quan quyền lực cao nhất, nắmquyền lập pháp Về cơ cấu tổ chức nghị viện tư sản cớ thể được tổ chức theo

cơ cấu 1 viện cũng có thể được tổ chức theo cơ cấu nhiều viện nhưng phầnlớn các nước có cơ cấu 2 viện: thượng nghị viện và hạ nghị viện Với nghịviện có cơ cấu 2 viện về nguyên tắc thượng nghị viện có ít quyền hơn so với

hạ nghị viện và được hình thành bằng nhiều hình thức khác nhau: bầu, bổnhiệm, thừa kế Hạ nghị viện được hình thành bằng hình thức bầu cử

Quyền lực của nghị viện tư sản ở các giai đoạn phát triển khác nhau củanhà nước tư sản cũng hết sức khác nhau Ơ giai đoạn đầu của nhà nước tư sảnvai trò của nghị viện là hết sức lớn Đây chính là chế định dân chủ nhất trong

cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước tư sản, là cơ sở hợp pháp để giai cấp tư sảnđấu tranh gạt bỏ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp phong kiến, điều này hoàntoàn đúng với câu nói: “nghị viện Anh có thể làm được mọi việc trừ việc biếnđàn bà thành đàn ông” Chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, chế độ nghịviện mất dần vai trò là trung tâm quyền lực chính trị, ảnh hưởng của nghị việntrong đời sống nhà nước bị giảm sút do xu hướng tập trung quyền lực vào hệthống cơ quan hành pháp Hiện nay, việc xem xét sự phát triển của nghị viện

tư sản là hết sức phức tạp và khó khăn, bởi lẽ nghị viện tư sản hiện nay khôngđơn thuần chỉ là cơ quan lập pháp mà đóng vai trò quan trộng đối với quátrình phát triển dân chủ (đặc biệt ở những nước mà các đảng cánh tả nắmđược đa số ghế trong nghị viện)

* Nguyên thủ quốc gia

Nguyên thủ quốc gia là người người đớng đầu nhà nước, đại diện chocác quốc gia trong các quan hệ đối nội và đối ngoại Chức vụ này trong cácnhà nước có các hình thức chính thể khác nhau, sự hình thành và thẩm quyềncũng hết sức khác nhau Trong các nhà nước có hình thức chính thể quân chủlập hiến nguyên thủ được hình thành bằng con đường truyền kế, và được nhìnnhận như là biểu tượng cho truyền thống và sự thống nhất dân tộc (Nhật Bản,Vương quốc Anh )

Trang 7

Ở các nước có chính thể cộng hoà, nguyên thủ quốc gia được hìnhthành thông qua con đường bầu cử Tuy nhiên thẩm quyền của họ cũng hếtsức khác nhau ở các loại hình chính thể khác nhau Nếu như trong chính thểcộng hoà tổng thống quyền lực của nguyên thủ là hết sức lớn, vừa là ngườiđứng đầu nhà nước, vừa là người đứng đầu cơ quan hành pháp (Mỹ, Mêxicô,Philippin ), thì trái lại ở những nước có chính thể cộng hoà đại nghị cũnggiống như các nước có chính thể quân chủ lập hiến, nguyên thủ quốc gia phầnlớn mang tính chất đại diện hình thức Tuy nhiên, nguyên thủ quốc gia cũng

có ảnh hưởng nhất định trong việc thành lập chính phủ hoặc trong một số vấn

đề khác nhờ sử dụng sứ mạng đạo đức và là biểu tượng của vị đứng đầu đầunhà nước (Đức, Ý, Nhật Bản )

* Chính phủ

Chính phủ là cơ quan nắm quyền hành pháp trong nhà nước tư sản.Chính phủ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng và giữ vị trí trung tâm trong bộmáy nhà nước Trên thực tế, chính phủ tư sản quyết định phần lớn các chínhsách đối nội và đối ngoại của nhà nước tư sản

Cách thức hình thành chính phủ trong các nhà nước tư sản cũng hếtsức khác nhau Đối với những nước có chính thể cộng hoà tổng thống,chính phủ được thành lập không phụ thuộc vào nghị viện, đứng đầu chínhphủ là tổng thống, những nước này không đặt ra chức vụ thủ tướng Đốivới các nước có chính thể cộng hoà đại nghị hoặc quân chủ đại nghị, chínhphủ được thành lập trên cơ sở của đảng chính trị nắm đại đa só ghế trongnghị viện Thủ tướng chính phủ và các thành viên chính phủ có thể do tổngthống bổ nhiệm (Italia, Pháp, Nhật), có thể do tổng thống kết hợp với nghịviện bầu (Đức)

Trang 8

* Toà án

Toà án tư sản nắm quyền tư pháp, Toà án có vai trò rất quan trọngtrong việc thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp tư sản Các thẩm pháncủa nhà nước tư sản thường có tính chuyên nghiệp cao, chủ yếu được bổnhiệm với nhiệm kỳ dài, thậm chí ở một số nước là nhiệm kỳ suốt đời, nếubảo đảm sức khỏe và không phạm tội Tuy nhiên ở các hệ thống pháp luậtkhác nhau, thẩm quyền và phương thức hoạt động của toà án cũng khác nhau,đặc biệt là giữa hệ thống pháp luật Ăng lô - Xắc xông và Hệ thống pháp luậtChâu Âu lục địa Bên cạnh hệ thống toà án cổ điển, nhà nước tư sản còn thiếtlập các toà án khác như: toà hành chính, toà thương mại, toà vị thành niên, toàbảo hiến,

1.2 Khái quát về nhà nước xã hội chủ nghĩa

1.2.1: Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ

XX đã làm cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa rơi vào tình trạng khủng hoảngtrầm trọng, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tỏ ra bất lực trong việc giảiquyết các vấn đề kinh tế và cứu vãn nền kinh tế Để bảo vệ sở hữu tư nhâncủa các nhà tư sản và để thu được nhiều giá trị thặng dư giai cấp tư sản đã rasức duy trì các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa theo kiểu truyền thống,chính vì thế nó càng thúc đẩy mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất với lực lượngsản xuất Với sự tập trung tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển đếnmột trình độ cao, công nhân gia tăng về mặt số lượng với trình độ tay nghềcao Lực lượng sản xuất ở trình độ cao này đòi hỏi phải có sự cải biến về quan

hệ sản xuất cho phù hợp, sự cải biến này phải được thực hiện thông qua mộtcuộc cách mạng xã hội, cuộc cách mạng này tất yếu dẫn đến sự thay thế kiểunhà nước tư sản bằng kiểu nhà nước mới - Nhà nước xã hội chủ nghĩa Môhình nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới là Liên Xô

Về xã hội, với đặc điểm quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa là chiếm

hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư tối đa đã quy định

Trang 9

bản chất của nhà nước tư sản là nhà nước chuyên chính tư sản Sự tích luỹ vàtập trung tư bản đã đẩy phần đông giai cấp công nhân đi vào con đường bầncùng hoá Mâu thuẫn giữa lao động làm thuê và tư bản ngày càng trở nên gaygắt, sự bất công trong xã hội cùng với những chính sách phản động, phản dânchủ đã đưa xã hội tư bản tới sự phân chia sâu sắc Mặt khác, nền sản xuất tưbản chủ nghĩa với nền đại công nghiệp đã làm tăng đội ngũ công nhân lênđông đảo Đội ngũ này không chỉ đông về số lượng mà còn phát triển cả vềchất lượng và thêm vào đó là tính tổ chức kỷ luật cao do nền sản xuất côngnghiệp tạo thành Chính điều này đã làm cho giai cấp công nhân trở thành giaicấp tiên tiến trong xã hội và có vai trò lịch sử của mình là phải đứng lên lãnhđạo cách mạng vô sản, thủ tiêu nhà nước tư sản, thiết lập nhà nước của mình.

Về tư tưởng – chính trị,giai cấp công nhân có vũ khí tư tưởng và lý

luận sắc bén là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đểnhận thức đúng đắn các quy luật vận động và phát triển của xã hội Chủ nghĩaduy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là cơ sở lý luận để giai cấpcông nhân tổ chức và tiến hành cách mạng, xây dựng nhà nước và xã hội củamình.Trong cuộc đấu tranh này hạt nhân lãnh đạo thuộc về các đảng cộng sản

là đội quân tiên phong của giai cấp vô sản, lãnh đạo phong trào cách mạngcủa quần chúng và trở thành nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợicủa cách mạng vô sản

1.2.2:Sự hình thành nguyên tắc tổ chức của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Theo Will Durant, trong thời sơ khai, các quốc gia được hình thành trênhai cơ sở chính: sự hình thành chế độ tư hữu và các cuộc chiến tranh, cướpbóc triền miên giữa các bộ tộc, bộ lạc Chế độ tư hữu đã phá bỏ những xã hội

sơ khai, thuần nhất, đồng đều để tạo ra một xã hội có người giàu, kẻ nghèovới đủ các giai cấp, tầng lớp và quốc gia đã ra đời để làm trọng tài giữa cácgiai cấp Có thể nói, chức năng cơ bản của quốc gia thời sơ khai là giữ được

sự yên ổn bên trong nội bộ và chiến đấu với ngoại quốc, chống lại sự hỗn loạncủa chiến tranh thời nguyên thuỷ Để đưa dân tộc, quốc gia của mình phát

Trang 10

triển, tránh khỏi quy luật tự nhiên tàn nhẫn trong lịch sử là loại trừ các dân tộcyếu ớt và bạc nhược, trong thời sơ khai, thủ lĩnh của mỗi quốc gia phải nắm

đủ ba quyền: tướng lãnh, tộc trưởng và giáo trưởng Có thể nói, tập quyền với

ý nghĩa sơ khai của nó, đã là nguyên tắc chủ đạo trong tổ chức thực hiệnquyền lực nhà nước của mọi quốc gia từ thuở khai thiên lập địa

Trong lịch sử văn minh nhân loại, tập quyền đã trải qua nhiều giai đoạnphát triển của xã hội với nhiều biểu hiện và biến thể khác nhau Tập quyềnchuyên chế phong kiến là nơi thống nhất ba quyền lập pháp, hành pháp, tưpháp vào cá nhân hoàng đế với sự hỗ trợ đắc lực của niềm tin tôn giáo rằngquyền hành của hoàng đế là “thiên mệnh” Chế độ tập quyền toàn trị phát xítvới biểu hiện là chủ nghĩa phát xít Đức, Ý, Nhật với lý thuyết kích động tinhthần dân tộc cực đoan Chế độ tập quyền độc tài mà phổ biến là độc tài quân

sự, thông thường được hình thành sau những khủng hoảng, sụp đổ của các thểchế dân chủ như chế độ Pinôche ở Chilê (1973-1990), Apacthai tại Nam Phi…

Tư tưởng về chế độ tập quyền xã hội chủ nghĩa được hình thành trênnền tảng của yêu cầu xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản trong họcthuyết của Chủ nghĩa Mác - Lênin Chuyên chính vô sản được hiểu là sựthống trị của giai cấp công nhân, do cách mạng xã hội chủ nghĩa sản sinh ra

và có sứ mệnh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, đưa nhân dân lao độnglên địa vị làm chủ trên tất cả các mặt của đời sống xã hội trong một xã hội caohơn chủ nghĩa tư bản Thuật ngữ “chuyên chính vô sản” chính thức ra đờinăm 1850 và Công xã Pari được coi là hình thức thứ nhất, là hiện thực đầutiên và Xô viết là hình thức thứ hai của nhà nước chuyên chính vô sản

Từ những di sản lý luận của các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác Lênin, chúng ta có thể thấy những nét cơ bản của học thuyết tập quyền xã hộichủ nghĩa như sau: Để đảm bảo xây dựng nhà nước chuyên chính mà hạt nhâncủa nó là toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân, người dân là người chủ thực

-sự trên tất các các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, quyền lực nhà nước làthống nhất và được tập trung ở cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân (Xô

Trang 11

viết tối cao hay Quốc hội) Việc tập trung quyền lực nhà nước vào cơ quanđại diện của nhân dân đã làm cho quyền lực bảo đảm tính thống nhất của nó.Các cơ quan khác của nhà nước chỉ là cơ quan phái sinh do cơ quan quyền lựccao nhất thành lập và phải chịu sự kiểm tra, giám sát tối cao của cơ quan đó.

Ở đây không có sự phân chia quyền lực cũng như không có sự kiềm chế vàđối trọng giữa các nhánh quyền lực Tính chịu trách nhiệm và luôn bị giám sátbởi cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và nhân dân chính là cơ sở để đảmbảo cho quyền lực nhà nước không bị tha hoá

Trang 12

Nhà nước tư sản tổ chức theo chế độ “đa đảng đối lập, đa nguyên

chính trị” Nói đến đa nguyên chính trị là nói đến hệ thống chính trị có nhiều

cực, có nhiều đảng phái đại biểu cho những lợi ích đối lập nhau được tự dohoạt động, đó là một chế độ đa đảng Bản chất của phân quyền tư sản là thâutóm quyền lực vào tay giai cấp tư sản

Trong hệ thống đa đảng đối lập, hình thức đấu tranh chủ yếu để tranh

giành và chia sẻ quyền lực là hình thức Nghị trường: Đảng nào giành được đa

số ghế trong nghị viện theo luật định, thì đảng đó trở thành đảng cầm quyền

“chính trường chủ yếu là nghị trường” Về mặt hình thức phương thức giành

quyền lực này tỏ ra rất “dân chủ” và “bình đẳng”; nhưng trên thực tế hiếnpháp và pháp luật lúc nào cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các đảng phái lớnthắng cử (các đảng đại diện cho giới tài phiệt và quan chức tư sản, được sựhậu thuẫn của các tập đoàn tư sản có thế lực)

Tuy “đa đảng, đa nguyên”, nhưng về cơ bản cơ quan Lập pháp và

Hành pháp đều nằm trong tay các Đảng tư sản cầm quyền: Trong đó Nghịviện được xem là chế độ dân chủ nhất nhưng hoạt động của nó lại mang tínhđảng rất cao và đó là nơi thực sự diễn ra cuộc đấu tranh công khai giữa cácđảng phái - các nghị sĩ do nhân dân bầu, với nhiều đặc quyền, đặc lợi, nhưnglại không chịu trách nhiệm trước cử tri mà chỉ biểu quyết theo chỉ thị củaĐảng và chịu trách nhiệm trước Đảng

Ở nước Anh có nhiều Đảng, trong đó Đảng Lao động (LP) trên danhnghĩa bảo vệ quyền lợi cho quần chúng lao động; đại diện cho giai cấp công

Trang 13

nhân, tầng lớp trung lưu dưới - Đảng Lao động thường đề ra mục tiêu đòi mởrộng chương trình phúc lợi xã hội, quan tâm đến người nghèo và giai cấpcông nhân, đòi thu thuế cao đối với người giàu Tuy nhiên, trên thực tế ĐảngLao động thực chất là Đảng tư sản, họ vẫn đặt lợi ích của giai cấp tư sản lênhàng đầu và bảo vệ chế độ Tư bản chủ nghĩa.

Trong thể chế chính trị của Đức, có các Đảng phái chính trị lớn là:Đảng xã hội dân chủ (SPD), Liên minh dân chủ Thiên chúa giáo (CDU), Liênminh xã hội Thiên chúa giáo (CSU), Đảng Dân chủ tự do (FPD), Đảng Xanh

và các đảng nhỏ khác (như Đảng dân tộc dân chủ, Đảng chủ nghĩa xã hội dânchủ, Đảng Nông dân dân chủ Đức, Đảng cộng sản Đức, Alliance, Tự do dânchủ ).Và thực tế cho thấy, hầu như từ trước đến nay chỉ có 2 đảng lớn thaynhau cầm quyền là Đảng xã hội dân chủ (SPD), Liên minh dân chủ Thiênchúa giáo (CDU)

Trong thể chế chính trị của Nhật Bản có các Đảng phái chính trị là: ĐảngDân chủ - Tự do (LDP), Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ), Đảng Dân chủ - Xãhội (DSP), Đảng Kômâytô (Đảng Chính phủ trong sạch), Đảng Cộng sản,Đảng mới Nhật Bản, Đảng Tiên phong, Đảng Dân chủ - Xã hội thống nhất Vàthực tế cho thầy, hầu như từ trước đến nay chỉ có các đảng lớn thay nhau cầmquyền như Đảng Dân chủ - Tự do (LDP), Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ)…

2.2.2: Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa là chuyên chính vô sản, quyền lựcthuộc về tay nhân dân mà trước hết là giai cấp công nhân và nhân dân laođộng, bản chất đó được thể hiện ở các điểm sau: Dân chủ xã hội chủ nghĩa làthuộc tính của nhà nước xã hội chủ nghĩa; Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là

bộ máy chính trị- hành chính, một cơ quan cưỡng chế, một tổ chức quản líkinh tế xã hội; Nhà nước luôn giữ vai trò tích cực sáng tạocủa nhân dân laođộng, là công cụ để xây dựng một xã hội nhân đạo bình đẳng

Ngược lại với bản chất “ đa đảng đối lập, đa nguyên chính trị” của nhà

nước tư sản thì các nước xã hội chủ nghĩa lại áp dụng nguyên tắc tổ chức theo

chế độ nhất nguyên chính trị với một đảng cầm quyền duy nhất là Đảng Cộng

Trang 14

sản- đảng duy nhất lãnh đạo chính trị, đường lối chủ trương của Đảng cầmquyền, lãnh đạo đất nước được nhà nước thể chế hóa, các tổ chức chính trị xãhội triển khai thực hiện tạo nên sự thống nhất trong việc đề ra và thực hiệncác quyết sách chính trị, phát huy mọi sức mạnh, mọi nguồn lực phục vụ xãhội phù hợp với mục tiêu chính trị của Đảng cầm quyền.không có tranh giành,đấu đá giữa các đảng chính trị Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩacũng có tổ chức các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhưng đó chỉ là

sự phân công, phối hợp giữa các hoạt động chuyên trách trong bộ máy nhànước chứ không có sự phân quyền độc lập giữa các bộ phận ấy với nhau,không có tranh giành, đấu đá giữa các đảng chính trị như ở nguyên tắc đanguyên chính trị

2.2: Nguyên tắc tổ chức nhà nước tư sản

Bộ máy nhà nước tư sản được thành lập dựa trên các nguyên tắc cơbản: chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân, nguyên tắc phân chia quyền lực,nguyên tắc đa nguyên chính trị và đa đảng, nguyên tắc tôn trọng các quyềncon người và quyền công dân , nguyên tắc pháp chế tư sản Trong đó nguyêntắc phân chia quyền lực được coi là hòn đá tảng trong tổ chức và hoạt độngcủa bộ máy nhà nước tư sản Các quy định của những bản Hiến pháp đã tạo

cơ sở thừa nhận cho sự tồn tại độc lập, kiềm chế lẫn nhau của ba nhánh quyềnlực: lập pháp, hành pháp, tư pháp được tổ chức song song với nhau qua đókiểm tra giám sát hoạt động lẫn nhau

2.2.1: Các hình thức phân chia quyền lực

Nhà nước tư sản được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưngnói chung, chỉ có hai hình thức cơ bản nhất là hình thức cộng hoà và hìnhthức quân chủ lập hiến Hình thức cộng hoà lại được tổ chức dưới những hìnhthức khác nhau như Cộng hoà Đại nghị, Cộng hoà Tổng thống, Cộng hòa hỗnhợp (hay cộng hòa lưỡng tính) trong đó hình thức cộng hoà Đại nghị là hìnhthức điển hình và phổ biến nhất Các nhà nước tư sản dù được tổ chức dướihình thức chính thể nào thì vẫn đều có chung một cách thức tổ chức bộ máy

Trang 15

nhà nước trên cơ sở thuyết phân quyền nhằm chống lại sự độc đoán chuyênquyền của chế độ chuyên chế phong kiến, giải quyết những vấn đề thuộc nội

bộ của giai cấp tư sản và che đậy bản chất thực của mình trước quần chúngnhân dân lao động Nội dung của thuyết phân quyền là sự phân chia quyền lựcnhà nước thành 3 nhánh quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp Ba nhánhquyền này phải được giao cho ba cơ quan nhà nước khác nhau nắm giữ trênmột cơ chế kìm chế, đối trọng nhau nhưng độc lập với nhau, yếu tố chủ đạocủa học thuyết là “dùng quyền lực để hạn chế quyền lực” như sau:

+Quốc hội : Quyền Lập Pháp

+ Chính phủ : Quyền Hành Pháp

+ Toà Án : QuyềnTư Pháp Tòa án tối cao thực hiện quyền lực tư pháp căn

cứ vào Hiến pháp, có hiệu lực đối với tất cả các vụ việc trên phương diện luậtpháp và công lý, ( công tố, bảo vệ hiến pháp )

Phân chia quyền lực nhà nước là một nguyên tắc cơ bản và quan trọngnhất trong những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cácnước tư sản Việc phân chia quyền lực nhà nước ở các nước tư sản được thựchiện theo hai chiều ngang, dọc

Thứ nhất, theo chiều ngang, quyền lực nhà nước phân chia thành ba

nhánh: lập pháp, hành pháp và tư pháp Quyền lập pháp trao cho Nghị viện(Quốc hội), quyền hành pháp trao cho Chính phủ và quyền tư pháp trao cho

hệ thống cơ quan xét xử Đây là cách thức phân quyền cổ điển mà mầm mống

là của J Locke, C.L Montesquieu và J Rousseau Nội dung cơ bản của phânquyền ngang cũng ít thay đổi trong thời đại hiện nay:

- Quyền lực nhà nước được phân chia thành các nhánh khác nhau, do các

cơ quan khác nhau nắm giữ để không một cá nhân hay tổ chức nào nắm đượctrọn vẹn quyền lực nhà nước Điển hình như là: ở Mỹ, nghị viện nắm quyềnlập pháp, chính phủ tổng thống nắm quyền hành pháp, còn tòa án nắm quyền

tư pháp

Trang 16

- Hoạt động của các cơ quan quyền lực công có sự chuyên môn hóa, mỗi

cơ quan chỉ hoạt động nhằm thực hiện chức năng riêng của mình, không làmảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan khác Quyền lực giữa các cơ quanquyền lực cân bằng, không có loại quyền lực nào vượt trội hơn Các cơ quanquyền lực giám sát, kiềm chế đối trọng và chế ước lẫn nhau, để không có một

cơ quan nào có khả năng lạm quyền

Ở nhiều nhà nước hiện nay, tư tưởng phân quyền ngang có một số thayđổi, mà chủ yếu là số nhánh quyền lực được phân chia ra từ quyền lực nhànước Ở một số nước Nam Mỹ, quyền lực nhà nước nhiều khi được chia thành

4, 5, 6, bộ phận Ví dụ: Nicaragoa có thêm quyền kiểm tra do Tổng thanhtra thực hiện; Argentina phân làm 6 quyền; Việt Nam Cộng hoà chia quyềnlàm 4 phần, thêm quyền giám sát của Tối cao pháp viện

Có ba mức độ biểu hiện của cách thức phân quyền ngang trong bộ máynhà nước hiện nay:

- Phân quyền cứng rắn được áp dụng trong chính thể cộng hòa tổng thống,đặc điểm là chính phủ phải chịu trách nhiệm trước nhân dân như: Hoa Kỳ,Philippines,

- Phân quyền mềm dẻo được áp dụng trong chính thể đại nghị, chính phủphải chịu trách nhiệm trước quốc hội, như: Anh, Nhật,

- Phân quyền trong chính thể cộng hòa hỗn hợp, chính phủ vừa phải chịutrách nhiệm trước nhân dân vừa phải chịu trách nhiệm trước quốc hội, như ởcác nước Pháp, Nga,

Thứ hai, theo chiều dọc, quyền lực nhà nước được phân chia giữa chính

quyền trung ương với chính quyền địa phương Việc phân chia quyền lực nhưvậy nhằm khắc phục tình trạng chuyên chế, khi quyền lực tập trung trong taymột người hoặc một cơ quan, đồng thời cũng là cơ chế phân định chức năng,nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể cho từng hệ thống cơ quan nhà nước, nhờ đó

mà tránh được sự chồng chéo, lẫn lộn hoặc tranh giành quyền lực giữa các hệthống cơ quan nhà nước khác nhau Do đó có thể nói rằng sự phân chia quyền

Trang 17

lực nhà nước không những không làm ảnh hưởng đến việc thống nhất quyềnlực mà chính là điều kiện để đảm bảo thống nhất quyền lực Vậy để đảm bảocho nhà nước hoạt động có hiệu quả, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ củamình thì cần phải được tổ chức chặt chẽ tạo thành một hệ thống các cơ quanquản lí tốt nhất với việc phân định chức năng, nhiệm vụ rõ ràng Hạt nhân hợp

lí của nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước là quyền lực nhà nước đượcphân chia cụ thể cho từng chủ thể nắm giữ loại quyền lực nhất định với chứcnăng, nhiệm vụ rõ ràng, như vậy các cơ quan nắm quyền sẽ không làm côngviệc của cơ quan khác, không nhầm lẫn hay tranh giành công việc của cơquan khác Phân chia, nhưng giữa các hệ thống cơ quan luôn có sự kiềm chế,kiểm soát lẫn nhau đồng thời phối hợp với nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụcủa mình mà không cản trở nhau trong thi hành nhiệm vụ

Phân quyền dọc được thực hiện theo hai phương pháp:

- Phân quyền theo lãnh thổ

Là cách phân quyền của chính quyền trung ương cho chính quyền địaphương theo địa giới hành chính – lãnh thổ Việc tổ chức quản lý những vùnglãnh thổ này cần thiết phải tính đến nguyện vọng và ý chí của cộng đồng dân

cư Vì vậy, tham gia vào cơ chế vận hành bộ máy chính quyền địa phương,ngoài các cơ quan quản lý còn có cả các cơ quan do dân cư hợp thành trựctiếp hoặc gián tiếp bầu ra Việc tổ chức cơ quan ở đây mang nhiều tính chất tựquản Các đơn vị hành chính không có quyền độc lập chính trị Để tổ chức thựchiện những vấn đề về phát triển địa phương, các đơn vị hành chính theo quyđịnh của pháp luật có quyền thành lập các hội đồng tự quản địa phương, chịu sựkiểm tra của đại diện cơ quan quyền lực nhà nước cấp trên Cơ cấu tự trị yêu cầuchính quyền địa phương phải có một cơ quan ra nghị quyết và một cơ quan thihành các nghị quyết đó, giống như mô hình Nghị viện và Chính phủ

- Phân quyền theo chuyên môn

Là cách phân quyền giữa các bộ chuyên môn với chính quyền địaphương Ví dụ: ở New Zealand, chính phủ không quản lý bất kỳ bệnh viện

Trang 18

công nào, tất cả bệnh viện được giao về cho các bang Các quan chức cao cấpChính phủ khi bị bệnh cũng phải đến các bệnh viện ở bang Tùy theo tiêu chícác cấp chính quyền địa phương, thì có thể chia các cấp địa phương thành 4cấp như Đức, Cameroon, Sénégal, ; 3 cấp như Italia, Ấn Độ, ; 2 cấp nhưĐan Mạch, Nhật Bản, ; thậm chí 5 cấp như Pháp Thường cơ quan địaphương được tổ chức thành 3 cấp Ví dụ như ở Việt Nam là trung ương – tỉnh– huyện – xã.

Nguyên tắc phân quyền dọc còn được thể hiện trong mối liên hệ giữanhà nước liên bang và các bang Việc tổ chức nhà nước của các nước liênbang trước hết phải có sự phân biệt thẩm quyền giữa liên bang và các bang.Các bang của nhà nước liên bang không có chủ quyền về mặt đối nội và đốingoại Hiến pháp liên bang nghiêm cấm các bang ký kết hợp tác với nướcngoài về những vấn đề chính trị

Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước có thể áp dụng được và đã ápdụng với các mức độ khác nhau trong tổ chức bộ máy nhà nước của nhà nước

có chính thề kh nhau từ Cộng hoà tổng thống, quân chủ đại nghị đến Cộnghoà hỗn hợp Và cả những nước có chính thể cộng hoà xã hội chủ nghĩa nhưnước ta- nơi mà việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước được căn bảndựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ và thống nhất quyền lực thì vẫn có thểvận dụng được và cần phải vận dụng một số luận điểm của tư tưởng ấy vàoviệc tổ chức bộ máy nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động của nó cũngnhư bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Sự thể hiện và ápdụng tư tương phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước tưsản đại diện cho mức độ các áp dụng.Mức độ thể hiện và áp dụng ở nhữngnước có chính thể giống nhau về cơ bản là tương tự nhau Song không phảinhà nớc tư sản nào cũng vận dụng triệt để nguyên tắc này Nguyên nhân do cóthể tương quan lực lượng chính trị chưa nghiêng hẳn về giai cấp tư sản nên họphải hoà hoãn nhượng bộ cho giai cấp địa chủ phong kiến( ví dụ: Nhật Bản,Anh, Thuỵ Điển, Bỉ…) hoặc do ảnh hưởng của tập quán, truyền thống chính

Trang 19

trị mặc dù giai cấp tư sản đã nắm trọn vẹn quyền lực nhà nước( ví dụ: CHLBĐức, Ý, Pháp…)

Cùng với sự hình thành của chế độ tư bản, nguyên tắc phân quyền trởthành nguyên tắc chính cuả chủ nghĩa lập hiến tư sản, lần đầu tiên được thểhiện trong các đạo luật của Cách mạng Pháp và thể hiện đầy đủ trong hiếnpháp Hoa Kì 1787 Đa số hiến pháp của các nước tư sản hiện nay đều khẳngđịnh nguyên tắc phân quyền như một nguyên tắc cơ bản Điều 10 hiến phápcủa Liên Bang Nga quy định:" quyền lực nhà nước ở Liên Bang Nga được thểhiện dựa trên cơ sở của sự phân quyền thành các nhánh: lập pháp- tư pháp-hành pháp" Các cơ quan của các quyền lập pháp- tư pháp- hành pháp phảiđộc lập" Điều 1 của hiến pháp Ba Lan cũng trực tiếp khẳng định việc tổ chức

bộ máy nhà nước theo nguyên tắc phân quyền Ở Mĩ, nguyên tắc phân quyềnthể hiện khá rõ Hiến pháp 1787 của Mĩ thể hiện sự áp dụng đầy đủ và triệt đểthuyết phân quyền

Nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước hiện nay đang được áp dụngrộng rãi ở nhiều quốc gia không chỉ ở bộ máy của các nhà nước tư sản, theohai hướng là “rắn” hoặc “mềm”, hay nói chính xác là phân chia quyền lực ởmức độ “rạch ròi” hoặc “mềm dẻo” Dưới đây sẽ là phần trình bày về việc ápdụng nguyên tắc phân quyền với những mức độ khác nhau trong một số nhànước cụ thể

2.2.2: Phân quyền cứng rắn ở những nước theo chính thể cộng hòa

tổng thống

Trong chính thể cộng hòa tổng thống, nguyên tắc phân quyền được ápdụng ở mức độ cứng rắn với các đặc trưng là các cơ quan lập pháp, hànhpháp, tư pháp độc lập với nhau trong hoạt động nhờ không có sự chung nhânviên giữa chúng, đồng thời có sự ngăn cản, kiềm chế lẫn nhau theo nguyên tắc

“ quyền lực ngăn cản quyền lực” Điển hình cho nguyên tắc phân qyền củanhà nước tư sản theo chính thể cộng hòa tổng thống là ở Mỹ, các nước châu

Mỹ Latinh, Liên bang Nga,… Đặc trưng của nguyên tắc này là:

Ngày đăng: 02/05/2024, 16:10

w