Báo mạng điện tử đang có dấu hiệu sa sút về mặt chất lượng, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng đó là do sự vi phạm đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận nhà báo.. Tuy n
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
BỘ MÔN TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN
-o0o -
TIỂU LUẬN LUẬT PHÁP VÀ ĐẠO ĐỨC BÁO
CHÍ
Tên đề tài: Đạo đức nhà báo khi sử dụng mạng xã hội
SINH VIÊN: A42614 NGUYỄN THỊ HIỀN LƯƠNG
A41825 DƯ THỦY TIÊN A42669 NGUYỄN THỊ PHƯỢNG A43459 VŨ THỊ THỦY
A41881 VŨ PHƯƠNG ANH LỚP: LUAT&DAODUCBC.1
GIẢNG VIÊN: NGUYỄN VĂN THIỆU
Hà Nội, tháng 7 năm 2023
Mục lục
Trang 21 LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI THỰC HIỆN TIỂU LUẬN:
1 Đề tài lựa chọn
Tên đề tài: Đạo đức nhà báo khi sử dụng mạng xã hội
2 Lý do chọn đề tài
Có thể nói, nghề báo là một trong những nghề nhạy cảm nhất của xã hội từ xưa tới nay, là nghề vừa đóng vai trò chính trị - văn hóa - xã hội, lại vừa phản ánh nhiều hiện trạng đời sống con người Đặc biệt ở chỗ, báo chí mang khuynh hướng rất rõ ràng, cho dù các thông tin, tin tức có được tuyên bố rộng rãi hay không thì mỗi tờ báo, các tin tức truyền hình… đều đại diện cho tiếng nói, quyền lợi của một tổ chức, tầng lớp nào đó Đối với báo chí của nước Việt Nam thì chính là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu phản ánh hiện thực đời sống xã hội, chính là cơ quan ngôn luận của Đảng, của các tổ chức xã hội, của Nhà nước… nói lên tiếng nói của người dân
Nghề báo nắm trong tay dư luận và mọi nguồn thông tin xã hội Bởi vậy, xã hội càng hiện đại thì nghề báo lại càng được chú trọng Những người làm báo,
họ là những người làm công việc đưa tin chuyên nghiệp Họ có nhiệm vụ tìm kiếm thông tin, sau đó xác minh tính xác thực, đánh giá thông tin để đảm bảo tính đúng đắn Nhà báo sẽ đi lấy tin hàng ngày, hàng giờ để cung cấp các tin tức nóng hổi cho dư luận thông qua các loại hình báo giấy, qua truyền hình phát thanh…và giờ đây là qua các trang mạng xã hội
Mạng xã hội là nền tảng trực tuyến với nhiều mô hình, thể thức, tính năng và cách sử dụng khác nhau Với khả năng kết nối mọi người, mọi lúc, mọi nơi, mạng xã hội như một thế giới thu nhỏ, nơi có thể giao tiếp, chia sẻ thông tin cùng mạng lưới người dùng trên khắp thế giới Ta không thể phủ nhận vai trò mạng xã hội đối với hiệu quả của công việc làm báo trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay Đối với hoạt động báo chí, mạng xã hội đã thực sự trở thành một yếu tố rất quan trọng trong việc thu hút sự tương tác, số người sử dụng, cũng như trở thành một nguồn tin quan trọng cho báo chí Nhiều cơ quan báo chí (đặc biệt là báo điện tử) đã sử dụng mạng xã hội và trang fanpage để tăng cường tương tác giữa tòa soạn và bạn đọc, là kênh quảng bá hữu hiệu cho báo chí Đồng thời, các phóng viên, nhà báo sử dụng mạng xã hội để chia sẻ thông tin lẫn nhau và nguồn cung cấp tin, bài cho độc giả cũng là nguồn cung cấp chủ
đề mới thu hút bạn đọc
Đứng trước thời đại của kỉ nguyên số, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, đặc biệt là sự xuất hiện của mạng xã hội đã đẩy các trang
Trang 3báo điện tử ở Việt Nam vào một đường đua khốc liệt trong việc truyền tải thông tin Khi mà chỉ cần có trong tay một chiếc điện thoại thông minh có khả năng truy cập Internet và một tài khoản cá nhân trên mạng xã hội, thì bất cứ ai cũng
có thể trở thành người đưa tin Sự lên ngôi của mạng xã hội mang đến nhiều cơ hội, xong cũng đặt ra nhiều thách thức đối với hoạt động báo chí và truyền thông Mạng xã hội giống như con dao hai lưỡi, trong cuộc đua khốc liệt để truyền tải thông tin ấy, đã không ít người làm báo phạm phải sai lầm khi lạm dụng mạng xã hội mà đánh mất đi đạo đức nghề nghiệp của người cầm bút Đối với một nhà báo, việc sử dụng mạng xã hội để truyền tải thông tin đòi hỏi họ phải có đạo đức và trách nhiệm cao Đạo đức của nhà báo không chỉ là việc truyền tải thông tin đúng, chính xác và đầy đủ mà còn là việc đối xử tôn trọng với người đọc và người tham gia vào cuộc trao đổi thông tin trên mạng xã hội Báo mạng điện tử đang có dấu hiệu sa sút về mặt chất lượng, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng đó là do sự vi phạm đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận nhà báo
Đạo đức báo chí có ý nghĩa quan trọng và thời sự trong bối cảnh hiện nay, khi mà mạng xã hội ngày càng phát triển và trở thành một kênh thông tin không thể thiếu đối với nhà báo Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội cũng đặt ra nhiều thách thức và trách nhiệm cho nhà báo, đòi hỏi họ phải tuân thủ những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp trong quá trình thu thập, xử lý và truyền tải thông tin Chúng tôi chọn đề tài này nhằm tìm hiểu về những vấn đề đạo đức nhà báo gặp phải khi sử dụng mạng xã hội, cũng như đề xuất một số phương hướng, giải pháp để nâng cao chất lượng và uy tín của báo chí trong thời đại
số
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Đạo đức
Theo quan niệm phương Đông, đạo đức có nghĩa là “đạo làm người”, bao gồm nhiều chuẩn mực về các mối quan hệ vua – tôi, cha – con, vợ - chồng, bạn
bè, anh – em, hàng xóm…
Còn ở phương Tây: đạo đức là nói tới các lề lối và tập tục biểu hiện trong mối quan hệ giao tiếp hàng ngày giữa con người với con người
Theo Các Mác, đạo đức là một “hình thái ý thức xã hội” chịu sự tác động qua lại của các hình thái ý thức xã hội khác và cùng với hình thái ý thức xã hội
ấy, đạo đức chịu sự quy định của tồn tại xã hội, phản ánh tồn tại xã hội Do vậy đạo đức mang bản chất xã hội
Ngày nay đạo đức được định nghĩa là “một hình thái ý thức xã hội, tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin của cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội”
2.1.2 Đạo đức báo chí
Đạo đức báo chí là khái niệm liên quan đến tư cách và lương tâm nghề nghiệp trong hoạt động báo chí, bao gồm các nguyên tắc ứng xử và hành vi của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp và xã hội Đây là giá trị cốt lõi tạo
Trang 4nên uy tín và đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ và nâng cao chất lượng thông tin truyền tải đến độc giả Đạo đức báo chí có vai trò quan trọng trong việc bảo
vệ danh tiếng của ngành báo chí, đồng thời thể hiện trách nhiệm xã hội của các nhà báo Để có đạo đức báo chí tốt, các nhà báo cần tu dưỡng và thực hành theo những nguyên tắc này để đảm bảo sự công bằng, chính trực và trung thực trong công việc của mình
2.2 Những quy tắc của nhà báo
2.2.1 Khi làm báo
Bất cứ nghề nghiệp nào cũng đều cần phải có đạo đức Đối với mỗi nghề nghiệp sẽ đều có những chuẩn mực đạo đức riêng Trong giai đoạn hiện nay, do
có sự ảnh hưởng lớn từ các phương tiện truyền thông, thì vấn đề đạo đức nghề nghiệp của người làm báo càng được xem trọng, đây là vấn đề cốt lõi, có tính định hướng trong hoạt động báo chí nói chung Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
“Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng Cây bút và trang giấy là vũ khí sắc bén của họ Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng ”
Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo có thể hiểu là những nguyên tắc, những quy định về mọi hành vi đạo đức của nhà báo Những quy định này mặc
dù không được ghi trong luật nhưng ngầm hiểu và được chấp nhận trong giới báo chí và được duy trì bởi sức mạnh của dư luận xã hội
Đạo đức được coi là cốt lõi, là nền tảng của báo chí Nếu thiếu đạo đức, không chính trực, người làm báo sẽ dẫn dắt dư luận theo hướng tiêu cực Đạo đức nghề nghiệp sẽ quyết định đến chất lượng của tác phẩm báo chí, quyết định
về sự đóng góp của bài báo đó đối với xã hội
Chiều 16/12/2016, Hội Nhà báo Việt Nam họp báo công bố ban hành 10 điều về Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam Tham dự họp báo có sự tham gia của các trưởng các ban, đơn vị cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam và hơn 30 phóng viên các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội đến dự và đưa tin
Ông Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã công bố quyết định ban hành 10 quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam đã được thông qua tại Hội nghị Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ 5-Khóa X và được Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam ký quyết định ban hành 10 điều ấy bao gồm:
Điều 1: Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì lợi ích của đất nước,
vì hạnh phúc của nhân dân; góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế
Điều 2: Nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp, Luật Báo chí, Luật bản quyền và
các quy định của pháp luật Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích; nội quy, quy chế của cơ quan báo chí nơi công tác
Điều 3: Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi Bảo vệ công
lý và lẽ phải Không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia rẽ, kích động xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc
Trang 5Điều 4: Nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người Không xâm
phạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và
cá nhân
Điều 5: Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện
truyền thông khác
Điều 6: Bảo vệ bí mật quốc gia, bí mật nguồn tin theo quy định của pháp luật Điều 7: Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp
Điều 8: Tích cực học tập, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, ngoại ngữ, phấn
đấu vì một nền báo chí dân chủ, chuyên nghiệp và hiện đại
Điều 9: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Bảo vệ và phát huy các giá trị văn
hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
Điều 10: Những người làm báo Việt Nam cam kết thực hiện những quy định
trên, đó là bổn phận và nguyên tắc hành nghề, là lương tâm và trách nhiệm của người làm báo
Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam sẽ được thực hiện cùng Luật báo chí bắt đầu từ ngày 1-1-2017
1.2 Khi sử dụng mạng xã hội
Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1131/QĐ-HNBVN ngày
24 tháng 12 năm 2018 về việc Ban hành Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam
Trên cơ sở các quy định của Luật Báo chí năm 2016 và 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm Báo Việt Nam (gọi tắt là “Quy tắc”) Bao gồm 03 Chương và 07 Điều đã được Hội Nhà báo Việt Nam chính thức công bố và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/01/2019
Đây sẽ là cơ sở quan trọng để Hội đồng xử lý người phạm đạo đức nghề nghiệp ở các cấp căn cứ để xử lý những hành vi vi phạm đạo đức của người làm báo khi tham gia mạng xã hội, cũng góp phần quan trọng trong công tác giữ gìn
và bảo vệ đạo đức nghề nghiệp và uy tín của nhà báo Việt Nam”
*CHƯƠNG I MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI
Điều 1 Mục đích
1 Quy định một số nguyên tắc, chuẩn mực trong việc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam, bảo đảm phù hợp với các quy định của pháp luật và đạo đức nghề nghiệp người làm báo
2 Quy tắc quy định những việc/điều cần làm và những việc/điều không được làm khi sử dụng mạng xã hội
Điều 2 Phạm vi và đối tượng áp dụng
1 Phạm vi: Các cấp Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với các cơ quan báo chí và quản lý báo chí
2 Đối tượng: Người làm báo Việt Nam (bao gồm: Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, người đã được cấp Thẻ Nhà báo; người chưa được cấp Thẻ Nhà báo đang làm việc tại các cơ quan báo chí; người hoạt động trong lĩnh vực báo chí nói chung)
*CHƯƠNG II QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Trang 6Điều 3 Những việc/điều người làm báo Việt Nam cần làm khi tham gia mạng xã
hội
1 Sử dụng tài khoản mạng xã hội của cá nhân mình để tương tác, chia sẻ, đăng tải, cung cấp, định hướng thông tin cóích cho xã hội và đất nước
2 Đăng tải bình luận, ý kiến nhận xét đúng mực, có văn hóa, có trách nhiệm về những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm
3 Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền những thông tin sai sự thật bị phát tán trên mạng xã hội có ảnh hưởng xấu, gây tổn hại đến lợi ích của cộng đồng, đất nước, uy tín của tổ chức, cá nhân
4 Phát hiện, khai thác có kiểm chứng, có chọn lọc thông tin về những vấn đề mới của xã hội để phục vụ tác nghiệp báo chí
Điều 4 Những việc/điều người làm báo Việt Nam không được làm khi tham gia
mạng xã hội
1 Vi phạm các quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng; các quy định về bảo mật dữ liệu, tài liệu; quy định về bảo vệ bí mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của công dân và các quy định khác của pháp luật
2 Đăng tải, gỡ bài viết, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội vì mục đích tống tiền hoặc các mục đích không trong sáng khác
3 Đăng tải các tin, bài, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội, đưa ra các bình luận, chia sẻ quan điểm cá nhân hoặc trích đăng lại các bài phát biểu, ý kiến trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; trái với nội dung, quan điểm của tác phẩm báo chí mà bản thân người làm báo đó đã viết và đăng tải, trái với quan điểm của cơ quan báo chí nơi mình công tác
4 Bình luận, nhận xét, chia sẻ các thông tin có mục đích kích động, lôi kéo người khác phản ứng tiêu cực về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,
an ninh, quốc phòng, đối ngoại… có yếu tố phức tạp, nhạy cảm đang cần tạo cách nhìn, thái độ tích cực mang tính xây dựng của cộng đồng và sự đồng thuận
xã hội
5 Sao chép, chia sẻ, phát tán tin, bài, tác phẩm, âm thanh, hình ảnh có được bằng những cách thức không hợp pháp, vi phạm bản quyền
6 Thông tin vụ việc chưa được kiểm chứng, gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của
cơ quan Nhà nước hoặc người thi hành công vụ; gây tổn hại về thể chất, danh
dự, nhân phẩm của công dân; tuyên truyền, kích động bạo lực, cổ súy lối sống đồi trụy, hủ tục mê tín dị đoan, các hành vi tiêu cực, phân biệt đối xử về giới, vùng miền, dân tộc, chủng tộc
7 Miêu tả thô thiển, phản cảm những hành động dâm ô, tội ác, thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của dân tộc và đạo đức
xã hội
8 Sử dụng logo, hình ảnh, thông tin dữ liệu của tổ chức Hội Nhà báo Việt Nam;
sử dụng danh nghĩa Hội Nhà báo Việt Nam khi tham gia các diễn đàn, trang mạng xã hội khi chưa được phép
*CHƯƠNG III TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 5 Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
Trang 71 Các cấp Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với các cơ quan báo chí trong cả nước triển khai, tổ chức thực hiện Quy tắc
2 Người đứng đầu các cấp Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí có trách nhiệm tổ chức quán triệt và thực hiện Quy tắc; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá và kiểm điểm việc thực hiện; đưa vào tiêu chí để xếp loại thi đua hàng năm Trên cơ sở Quy tắc, căn cứ đặc thù, các cơ quan báo chí xây dựng quy tắc riêng
để điều chỉnh hành vi người làm báo thuộc cơ quan mình khi sử dụng mạng xã hội (bao gồm cả những người chưa được cấp Thẻ nhà báo; chưa phải là Hội viên
Hi Nhà báo Việt Nam)
3 Các cơ quan báo chí tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Quy tắc tới cán bộ, nhân dân để cùng giám sát việc thực hiện ở các cấp; phát hiện, cổ vũ, động viên những tập thể và cá nhân thực hiện tốt; phê phán các tập thể, cá nhân vi phạm
4 Người làm báo Việt Nam ngoài việc thực hiện nghiêm quy định pháp luật, quy định đạo đức nghề nghiệp cần nắm vững, thực hiện đúng, đầy đủ và vận động, giám sát, nhắc nhở đồng nghiệp cùng thực hiện các quy định của Quy tắc
Điều 6 Khen thưởng, kỷ luật
1 Người làm báo Việt Nam thực hiện tốt Quy tắc sẽ được xem xét biểu dương, khen thưởng theo quy định
2 Người làm báo Việt Nam vi phạm Quy tắc, tùy mức độ sẽ bị nhắc nhở, phê bình công khai trong các cơ quan, đơn vị Trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ
bị xem xét, xử lý theo Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam và quy định của pháp luật
3 Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp các cấp của Hội Nhà báo Việt Nam căn cứ vào các quy định của Quy tắc để thực hiện đúng chức trách của mình khi xem xét việc khen thưởng và kỷ luật hội viên, người làm báo
Điều 7 Điều khoản thi hành
Quy tắc được phổ biến đến các cấp Hội Nhà báo Việt Nam, các cơ quan báo chí,
cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, người làm báo Việt Nam
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, Hội Nhà báo Việt Nam sẽ xem xét điều chỉnh cho phù hợp
2.3 Các biểu hiện tích cực và tiêu cực của nhà báo khi sử dụng mạng xã hội:
2.3.1 Biểu hiện tích cực
Người làm báo Việt Nam thực hiện tốt Quy tắc sẽ được xem xét biểu dương, khen thưởng theo quy định Dưới đây là một trong những ví dụ về những mặt tích cực của nhà báo
(1) Chiều 20-6, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai
tổ chức Tọa đàm kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và trao Giải báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XI năm 2023 dành cho những nhà báo đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Phát biểu tại buổi toạ đàm, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long khẳng định báo chí có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện phương thức lãnh đạo của Đảng, kết nối giữa các cấp chính quyền với nhân dân, lan tỏa, truyền cảm hứng, tạo động lực với phương châm “lấy tích cực đẩy lùi
Trang 8tiêu cực"; “lấy cái đẹp dẹp cái xấu" để góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp Các nhà báo là chiến sĩ với ngòi bút, trí tuệ sắc bén đã truyền tải chủ trương định hướng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tới người dân một cách chính xác, kịp thời và hiệu quả Trong thời gian vừa qua, đội ngũ phóng viên báo chí của địa phương, các Văn phòng đại diện Báo, Đài của Trung ương và ngành đứng chân trên địa bàn tỉnh đã và đang làm rất tốt vai trò đó Đồng chí bày tỏ sự cảm phục về trí tuệ, tinh thần làm việc của các nhà báo, của nền báo chí cách mạng Việt Nam
(2) Nhà báo Tạ Bích Loan, ngoài nhà báo cô còn được biết đến với vai trò là
MC, biên tập viên của Đài truyền hình Việt Nam (VTV) Tạ Bích Loan là "bóng hồng quyền lực" của nhà đài khi đảm nhận nhiều chức danh quan trọng Năm
1996 - 2007, Tạ Bích Loan giữ vai trò Phó Trưởng ban Thể thao Giải trí và Thông tin Kinh tế (VTV3), sau đó cô chuyển sang đảm nhận Trưởng ban Thanh thiếu niên (VTV6), năm 2017 đến nay, Tạ Bích Loan giữ chức Trưởng ban Sản xuất các chương trình Giải trí (VTV3)
Tuy vậy nhà báo Tạ Bích Loan được biết đến là người khá kín tiếng, trên trang Facebook của cô mọi người sẽ rất khó có thể thấy được bài viết chia sẻ về đời tư Tuy nhiên bạn sẽ bắt gặp được vô số những bài viết chia sẻ những điều tốt đẹp về con người, về Đảng, về Nhà nước Vào ngày kỉ niệm sinh nhật Bác
Hồ, cô viết:
““Chính là lịch sử 2000 năm chống ngoại xâm của Việt Nam đã tạo nên Hồ Chí Minh”- đó là những dòng do Nhà báo Australia - Wilfred Burchett viết về Bác
Wilfred Burchett đã viết 8 cuốn sách về Việt Nam vào các năm 1950-1960 Những cuốn sách, những bài báo và phim tài liệu của ông về Việt Nam đều được đọc và được xem trên khắp thế giới và có ảnh hưởng lớn đến việc thức tỉnh công luận thế giới về cuộc chiến tranh do Mỹ gây ra tại Việt Nam
“Hồ Chủ tịch biết nhiều về lịch sử đất nước của mình – không chỉ vì đất nước mình có vài ngàn năm lịch sử nhiều hơn Mỹ để mà biết đến – mà vì những điều này đã thấm vào trong người ông ấy từ sữa mẹ Ngay từ bé, ông ấy sống lên trong một môi trường tràn ngập với những câu chuyện về gia tài lịch sử, hoặc được kể ngay khi còn nằm trong lòng mẹ, hoặc qua những màn kịch diễn lại những trang sử oai hùng của 2000 năm lịch sử chống ngoại xâm của những gánh hát di động, hoặc những truyền thuyết về các “thần hoàng làng, hoặc là những câu chuyện về tổ tiên đã bảo vệ non sông như thế nào, hoặc là những chuyện đau khổ của người dân bị đàn áp bởi ngoại nhân nên đòi hỏi một sự đứng lên để chống đối v v…”
Những dòng chia sẻ được viết trên tài khoản mạng xã hội chính của nhà báo
Tạ Bích Loan, những lời viết tốt đẹp, duy trì nét đẹp văn hóa, ca ngợi lịch sử và những điều có ích cho xã hội và đất nước (thuộc mục 1-2 điều 3 trong quy tắc
sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam)
2.3.2 Biểu hiện tiêu cực
Bên cạnh đó không ít nhà báo đã xử dụng mạng xã hội đăng những ngôn từ không đúng mực, những thông tin sai sự thật, nhằm kích động dư luật, lôi kéo người đọc
Trang 9(1) Có những vụ việc xảy ra đã lâu nhưng điển hình cho việc nhà báo đưa những thông tin phản cảm như hình ảnh một nhà báo bên nhiều cọc tiền lẻ, trên một ô tô chuẩn bị đi qua trạm thu phí BOT Cai Lậy đã tạo ra tác động và hệ lụy tiêu cực với những “like dạo” và comment (bình luận) từ người theo dõi trang cá nhân Thậm chí, một số nhà báo trong dịp kỷ niệm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam còn “khoe” trên Facebook hình ảnh gặp gỡ đối tác với một chiếc bánh mì kẹp đầy tiền
Đặc biệt trong thời gian gần đây, có hiện tượng, người làm báo thể hiện quan điểm trên bài viết một đằng nhưng trên MXH họ lại bày tỏ góc nhìn, quan điểm theo cách khác Cách làm báo được nhiều người ví von là “hai mặt” này khiến dư luận xã hội không khỏi hoang mang để xác định đâu là thông tin đúng – sai
Thậm chí, đã có một số trang (fanpage), nhóm (group) được lập ra với mục đích để chia sẻ thông tin cũng đã bị một số nhà báo lạm dụng để công kích người không đáp ứng yêu cầu của họ, thậm chí lập nhóm để “vừa đánh, vừa xoa” nhằm mục đích trục lợi cá nhân Khi được thỏa mãn yêu sách, họ sẵn sàng
gỡ bài, xóa trạng thái, thậm chí quay ngoắt sang ca tụng người trước đó mà họ mạt sát nặng nề
(2) Phóng viên N.Đ.T, công tác tại Tạp chí điện tử Doanh nhân Việt Nam đã
bị Công an tỉnh Hà Tĩnh xử phạt 2,5 triệu đồng về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức
Trước đó, khoảng 15 giờ 30 phút ngày 10/6/2021, N.Đ.T đã sử dụng tài khoản facebook cá nhân của mình bình luận nội dung “Anh em chúng ta chiến đấu và cài Công an Hà Tĩnh thôi” khi một tài khoản mạng xã hội chia sẻ bài viết, kèm hình ảnh có nội dung: “Hà Tĩnh: khởi tố một cộng tác viên tạp chí cưỡng đoạt tài sản”
Có thể thấy phóng viên N.Đ.T đã vi phạm khoản 3 điều 4 trong quy tắc sử dụng mạng xã hội của nhà báo khi đưa ra bình luận nhằm kích động người đọc gây ảnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Bên cạnh đó, phòng An ninh chính trị nội bộ (Công an tỉnh Hà Tĩnh) đã lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt 2,5 triệu đồng đối với N.Đ.T
vì vi phạm điểm G, khoản 3, điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình”
2.4 Phân tích các ví dụ cụ thể
2.4.1 Ảnh hưởng của bài viết “Thủy Tiên và từ thiện” trên trang cá nhân của nhà báo Hoàng Thu Hường
Hoàng Thu Hường là một nhà báo và một diễn viên tài năng để lại dấu ấn trong nhiều bộ phim, vì thế nên cô được khá nhiều người biết đến Trang facebook cá nhân của cô có hơn 29 nghìn người theo dõi, chủ yếu là nơi nữ nhà báo chia sẻ những góc nhìn của bản thân về những vấn đề nóng của xã hội Các bài viết của cô thu hút nhiều người đọc với góc nhìn đa chiều và lối viết thú vị, nhiều bài viết có hàng nghìn người tương tác và chia sẻ
Trang 10Sau sự kiện Thủy Tiên bị tố ăn chặn tiền từ thiện năm 2020, nhà báo Hường
đã có những chia sẻ thẳng thắn trên trang cá nhân của mình với nội dung xoanh quanh về việc quản lý 100 tỷ từ thiện của Thủy Tiên: "Cô nên thành lập một team, bao gồm luật sư, truyền thông, kế toán để hỗ trợ mình" Cụ thể, cô cho rằng Thủy Tiên đã làm quá tốt khi lâ Ÿp tức xông pha lên tuyến đầu kêu gọi quyên góp Tuy nhiên, 100 tỷ đồng là một con số quá lớn mà nữ ca sĩ khó có thể tự mình gánh vác được Mô Ÿt người nổi tiếng như cô cần có team hỗ trợ, gồm luâ Ÿt
sư, người làm truyền thông, kế toán…để đảm đương bớt áp lực và có thể hoàn thành công cuộc từ thiện tốt nhất Mọi người không nên chỉ nhìn theo một hướng, chỉ trích nặng nề mà làm mất đi nguồn tài nguyên thiê Ÿn nguyê Ÿn và niềm tin cô Ÿng đồng về việc kêu gọi quyên góp để giúp đỡ cộng đồng
Bài viết của nhà báo Hoàng Thu Hường trên trang cá nhân nhận được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng mạng Hàng nghìn lượt thích, gần 100 lượt chia
sẻ, cùng với đó là rất nhiều bình luận theo nhiều luồng ý kiến Thậm chí, bài viết của cô còn được các báo đăng tải và phân tích, tiêu biểu là trên fanpage của kenh14 với lượt tương tác không kém cạnh gì bài viết gốc Rất nhiều độc giả