Theo Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng CSCMP, thì thuật ngữ này được định nghĩa đầy đủ nhưng khá dài dòng như sau: “Quản lý logistics là một phần của quản lý chuỗ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
-o0o -QUẢN LÝ LOGISTICS
(Học kỳ III nhóm 2 năm học 2021 – 2022)
ĐỀ TÀI : Thực trạng và giải pháp tiết kiệm chi phí logistics của
chuỗi cung ứng nông sản Việt NamGiáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thanh Thủy
Sinh viên thực hiện: Phạm Diệu Uyên
Mã sinh viên: A35190
Số điện thoại: 0981593347
Email: dieuuyenday@gmail.com
Trang 2BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
-o0o -QUẢN LÝ LOGISTICS
ĐỀ TÀI: Thực trạng và giải pháp tiết kiệm chi phí logistics của
chuỗi cung ứng nông sản Việt Nam
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thanh Thủy
HÀ NỘI 2022
Trang 3MỤC LỤC
CƠ SỞ LÝ LUẬN 1
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu: 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
PHẦN 1 LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ LOGISTICS TRONG CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG SẢN2 1.1 Một số khái niệm 2
1.1.1 Khái niệm logistics 2
1.1.2 Khái niệm chuỗi cung ứng 4
1.2 Các hoạt động logistics cơ bản trong chuỗi cung ứng nông sản 6
1.2.1 Khái niệm nông sản 6
1.2.2 Khái niệm chuỗi cung ứng nông sản 7
1.2.3 Các hoạt động logistics cơ bản trong chuỗi cung ứng nông sản 7
1.2.4 Vai trò của logistics trong việc nâng cao giá trị nông sản 7
1.3 Chi phí logistics trong chuỗi cung ứng nông sản 9
PHẦN 2 THỰC TRẠNG CHI PHÍ LOGISTICS CỦA CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG SẢN VIỆT NAM 9
2.1 Giới thiệu về chuỗi cung ứng nông sản 9
2.2 Các thành viên tham gia chuỗi cung ứng nông sản 13
2.3 Thực trạng chi phí logistics của chuỗi cung ứng nông sản 14
2.3.1 Thực trạng 14
2.3.2 Ưu điểm và hạn chế 20
PHẦN 3 GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM TIẾT KIỆM CHI PHÍ LOGISTICS TRONG CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG SẢN 21
3.1 Giải pháp 21
3.2 Khuyến nghị 22
KẾT LUẬN 23
PHỤ LỤC 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
Trang 4CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu:
Thị trường nông sản luôn là vấn đề quan trọng của mọi quốc gia, kể cả những quốcgia đã đạt đến trình độ phát triển cao Nó là một phần quan trọng của sự phát triển kinh
tế và đảm bảo mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia
Bản chất Việt Nam là một nước có thế mạnh về nông nghiệp, tận dụng lợi thế về đất đai, khí hậu, con người để sản xuất nông sản Vì vậy, nông nghiệp luôn là ngành kinh tế và là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế nước ta Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, xúc tiến xuất khẩu là công cụ giúp nước tôi hội nhập sâu rộng hơn Ở một mức độ nào đó, điều này giúp các mặt hàng nông sản chủ lực của nước ta có cơ hội xuất khẩu ra các nước trên thế giới, như gạo, cà phê, chè Năm 2020, Việt Nam vẫn được coi là một nước nông nghiệp lạc hậu Nhưng từ trước đến nay, Việt Nam vẫn được coi là cường quốc nông nghiệp Tuy nhiên, thị trường nông sản Việt Nam cũng như nhiều nước khác cũng đang bị ảnh hưởng lớn bởi đại dịch Covid – 19
Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn nông sản ra thế giới, đóng góplớn cho nền kinh tế Việc nhiều tấn nông sản bị ứ đọng do dịch Covid – 19 không thể xuất khẩu đã không chỉ đặt ra bài toán thị trường tiêu thụ nông sản mà còn liên quan đến tất cả các khâu trong chuỗi cung ứng nông sản Việt Nam Chi phí vận chuyển, kho bãi, thuê container rỗng để chuyển hàng hóa… đều tăng khiến chi phí logistics tăng đáng kể Chi phí hậu cần của nông sản Việt Nam rất cao và mất lợi thế so với Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia và Philippines Chi phí này chiếm 30% giá thành, so với 12,5% ở Thái Lan và 14% trên thế giới
Trước những băn khoăn trên, việc nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp tiết kiệm chi phí logistics của chuỗi cung ứng nông sản Việt Nam” là cần thiết và cấp bách, thông qua đề tài này đưa ra những đề xuất đóng góp để tiết kiệm được chi phí logistics của chuỗi cung ứng nông sản Việt Nam Hình thành thị trường ổn định cho nông sản Việt Nam trong tương lai
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến quản lý Logistic
1
Trang 5- Làm rõ các hoạt động logistics cơ bản trong chuỗi cung ứng nông sản
- Phân tích thực trạng chi phí logistic trong của chuỗi cung ứng nông sản và các lợi thế cạnh tranh chuỗi cung ứng nông sản Việt Nam
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí logistics trong chuỗi cung ứng nông sản
PHẦN 1 LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ LOGISTICS TRONG CHUỖI CUNG
ỨNG NÔNG SẢN 1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Khái niệm logistics
Ít ai biết rằng, logistics đã xuất hiện từ thời cổ đại, trong các cuộc chiến tranh của các Đế chế Hy Lạp và La Mã (Thế kỷ 8 đến thế kỷ 6 TCN) Lúc bấy giờ, các chiến
sĩ với chức danh “logistikas” nhận nhiệm vụ vận chuyển và phân phát các nhu yếu phẩm như lương thực, vũ khí, thuốc men… cho doanh trại Công việc này là yếu tố quyết định đến thắng lợi của cuộc chiến, khi mỗi bên cố gắng bảo vệ nguồn cung cấp của mình và phá hủy nguồn cung cấp của bên kia Quá trình vận hành này cần sự hợp tác của nhiều người, có ý nghĩa to lớn tới cục diện của cuộc chiến và đây chính là tiền thân của quản lý logistics
Vai trò của logistics ngày càng được khẳng định khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ Trong suốt cuộc chiến, Mỹ và đồng minh đã triển khai tốt công tác hậu cần cung cấp vũ khí, đạn dược, quân trang đúng thời điểm một cách tối ưu hóa Trong khi
đó, phe phát xít lại “tỏ ra lúng túng” trong công tác đảm bảo nguồn cung trong chiến tranh Chính vì vậy, phe đồng minh đã chiếm được ưu thế để rồi lật đổ phe phát xít năm 1945 Cuộc chiến cũng tạo ra nhiều phát minh lớn cho nhân loại như vũ khí nguyên tử, máy bay phản lực, ra đa và nhiều ứng dụng về logistics được phát triển đến ngày nay
Nói đến Logistics là nói đến quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ
2
Trang 6Hiện có nhiều định nghĩa học thuật về thuật ngữ logistics Theo Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (CSCMP), thì thuật ngữ này được định nghĩa đầy đủ nhưng khá dài dòng như sau:
“Quản lý logistics là một phần của quản lý chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu củakhách hàng Hoạt động của quản lý logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch
vụ thứ ba Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của logistics cũng bao gồm việctìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng Quản lý logistics là chức năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp hoạt động logistics với các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin.”
Theo luật thương mại 2005 Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm: nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao
Sự phát triển của ngành Logistics thế giới cho đến nay được thể hiện qua các giai đoạn như sau:
Logistics được manh nha từ trước năm 1850, khi quân đội các nước phương Tây cần vận chuyển vũ khí, lương thực và thông tin liên lạc, các kho chứa thường nằm dọc theo tuyến đường hành quân của họ.Trong nửa cuối thế kỷ XIX, đường sắt, tàu hỏa hơi nước và điện báo ra đời giúp con người thuận tiện giao tiếp và đi lại hơn Ngoài ra, việc phát minh ra động cơ đốt trong, các phương tiện chạy bằng năng lượng, hàng không, điện thoại, radio, radar, truyền hình cũng tiếp tục tác động tích cực đến nền văn minh thế giới Logistics bắt đầu có những chức năng riêng biệt để bắt kịp với những tiến bộ này
3
Trang 7Những năm 1940 và 1950 công nghệ logistics dần chuyển từ lao động thủ công sang sử dụng xe cơ giới để vận chuyển hàng hóa Cùng với đó,
sự phát triển của pallet thang máy giúp sử dụng không gian nhà kho hiệuquả hơn
Bắt đầu từ những năm 1950, các container liên phương thức cho phép pallet thang máy được vận chuyển qua đường sắt, tàu thủy và xe tải Theo thời gian, vận tải hàng hóa chuyển dần từ đường sắt sang xe tải.Đến những năm 1960-1970, sự ra đời của máy tính đã cải thiện việc lập
kế hoạch logistics, quản lý hàng tồn kho và tối ưu hóa định tuyến xe tải Những năm 1980, đánh dấu sự quản lý chuỗi logistics và cung ứng trên biển Sự phát triển của máy tính cá nhân trong những năm 1980 và internet xuất hiện vào cuối những năm 1990 đã giúp công việc lập kế hoạch và thực hiện logistics được đẩy mạnh
1.1.2 Khái niệm chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng có tên tiếng anh là Supply Chain là một hệ thống hay tập hợp những hoạt động, tổ chức, thông tin, con người, phương tiện cùng các nguồn lực khác
có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình vận chuyển hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất, nhà cung cấp đến với người tiêu dùng
Trong đó chuỗi cung ứng sẽ bao hàm cả nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà vận chuyển, nhà kho, nhà phân phối và cả khách hàng… là một hệ thống nhất liên quan kếtnối chặt chẽ với nhau
Chuỗi cung ứng gồm 3 bộ phận chính: Thượng nguồn, trung lưu và hạ nguồnThượng nguồn: Bao gồm các hoạt động giữa nhà sản xuất và các nhà cung cấp của họ (có thể là các nhà sản xuất khác, các nhà lắp ráp…) và
cả những nhà cung cấp của các nhà cung cấp Trong phần thượng lưu củachuỗi cung ứng, hoạt động chủ yếu là mua sắm
Trung lưu: Bao gồm tất cả các hoạt động bên trong công ty để chuyển các đầu vào thành các đầu ra, các hoạt động chủ yếu là quản lý thu mua, sản xuất và quản lý hàng lưu kho
4
Trang 8Hạ lưu: Phần này bao gồm tất cả các hoạt động nhằm phân phối sản phẩm đến khách hàng cuối cùng.
Hình 1: Mô hình chuỗi cung ứng cơ bản
“Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) là điều chỉnh thượng nguồn (những nhà cung cấp) và hạ lưu (những khách hàng) để phân phối những giá trị tốt nhất với chi phí thấp nhất có thể cho khách hàng.”
Tóm lại: Khái niệm chuỗi cung ứng rộng hơn và bao gồm cả Logistics và quá trình sản xuất Ngoài ra, chuỗi cung ứng chú trọng hơn đến hoạt động mua hàng (procurement) trong khi Logistics giải quyết về chiến lược và phối hợp giữa marketing
và sản xuất
1.1.3 Khái niệm quản lý logistics
"Logistics Management đề cập đến việc quản lý hiệu quả và hiệu quả hoạt độnghàng ngày trong việc sản xuất hàng hoá và dịch vụ thành phẩm của công ty" - từ Quản
lý Logistics Tích hợp của Paul Schönsleben
Hội đồng chuyên gia chuỗi cung ứng đã định nghĩa: Quản lý logistics là một phần của quản lý chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa
5
Trang 9Sự khác nhau giữa Quản lý Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Thuật ngữ “quản lý chuỗi cung ứng” xuất hiện cuối những năm 80 và trở nên phổ biến trong những năm 90 Trước đó khá lâu, đã xuất hiện thuật ngữ như ‘hậu cần” (logistics)
Về quy mô: Logistics là những hoạt động xảy ra trong ranh giới một công ty vừa và nhỏ còn chuỗi cung ứng là mạng lưới các công ty cùng làm việc và hợp tác để phân phối sản phẩm đến thị trường
Logistics truyền thống chỉ tập trung chú ý vào các hoạt động như thu mua, phânphối, bảo trì và quản lý tồn kho Trong khi đó Quản lý chuỗi cung ứng không chỉ gồm Logistics truyền thống mà còn bao gồm các hoạt động như tiếp thị, phát triển sản phẩmmới, tài chính, và dịch vụ khách hàng
Về mục tiêu: Logistics mong muốn đạt được là giảm chi phí và tăng được chất lượng dịch vụ còn quản lý chuỗi cung ứng lại đặt mục tiêu ở giảm được chi phí toàn thể dựa trên tăng cường khả năng cộng tác và phối hợp, do đó tăng hiệu quả trên toàn
bộ hoạt động Logistics
Về công việc: Quản lý Logistics quản lý các hoạt động bao gồm vận tải, kho bãi, dự báo, đơn hàng, giao nhận, dịch vụ khách hàng… còn quản lý chuỗi cung ứng bao gồm cả quản lý Logistics và quản trị nguồn cung cấp, sản xuất, hợp tác và phối hợp của các đối tác, khách hàng…
1.2 Các hoạt động logistics cơ bản trong chuỗi cung ứng nông sản
1.2.1 Khái niệm nông sản
Nông sản là những sản phẩm hoặc bán thành phẩm của ngành sản xuất hàng hóa thông qua gây trồng và phát triển của cây trồng Sản phẩm nông nghiệp bao gồm nhiều nhóm hàng thực phẩm, tơ sợi, nhiên liệu, nguyên vật liệu, dược phẩm và ma túy bất hợp pháp (thuốc lá, cần sa), các sản phẩm độc đáo đặc thù Ngày nay, nông sản cònhàm nghĩa những sản phẩm từ hoạt động làm vườn và thực tế nông sản thường được hiểu là những sản phẩm hàng hóa được làm ra từ tư liệu sản xuất là đất
Việt Nam với đặc trưng là một nước nông nghiệp, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành sản xuất hàng nông sản phát triển Một số
6
Trang 10mặt hàng nông sản đã là thế mạnh của Việt Nam trong thời gian qua như: gạo, cà phê, cao su, tiêu, hạt điều, chè…
1.2.2 Khái niệm chuỗi cung ứng nông sản
Chuỗi cung ứng nông sản là một hệ thống bao gồm tổ chức, con người, thông tin, hoạt động và các nguồn lực liên quan đến quá trình chuyển đổi nông sản từ trang trại nuôi trồng cho đến tay người tiêu dùng
Hình 2: Mô hình chuỗi cung ứng nông sản
Chuỗi cung ứng gồm 3 bộ phận chính: Thượng nguồn, trung lưu và hạ nguồnThượng nguồn: Nhà cung cấp đầu vào, hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp, thương lái
Trung lưu: Cơ sở chế biến, công ty sản xuất chế biến
Hạ nguồn: Chợ, siêu thị các kênh bán hàng, công ty thương mại xuất nhập khẩu
1.2.3 Các hoạt động logistics cơ bản trong chuỗi cung ứng nông sản
Các hoạt động logistics cơ bản trong nông nghiệp được hiểu là một chuỗi các hoạt động: Lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, kho bãi, làm thủ tục hải quan, luân chuyển hàng hóa…, nhằm mục đích chuyển sản phẩm nông nghiệp từ nhà nông, ngườicung cấp đến người tiêu dùng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất
1.2.4 Vai trò của logistics trong việc nâng cao giá trị nông sản
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng minh rằng các chuỗi cung ứng nông nghiệp hiệu quả là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bao trùm Theo thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối năm 2018, ngành nông sản Việt Nam nằm trong 185 nước trên thế giới với giá trị là 42,5 tỷ USD
7
Trang 11Nhờ thế, tình hình người dân ở nông thôn cũng được cải thiện đáng kể với khoảng 70% dân số có việc làm, góp khoảng 15% giá trị GDP và 30% giá trị xuất khẩu Kết quả, ngành xuất khẩu nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2018 đạt tổng giá trị là 798.000 tỷ đồng, tăng 3,86% so với năm 2017.
Đại diện Hiệp hội DN dịch vụ logistics Việt Nam cho biết, tốc độ phát triển logistics ở Việt Nam những năm gần đây luôn tăng trưởng cao, đạt khoảng 14 - 16%, với quy mô khoảng 40 - 42 tỷ USD/năm Cả nước có khoảng 3.000 doanh n vận tải và logistics hoạt động rộng khắp trên các lĩnh vực vận tải, kho bãi đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không Có tới hơn 73% DN tham gia khảo sát của Vietnam Report tháng 12/2018 cho rằng, toàn ngành vận tải và logistics Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng hai con số trong năm 2019
Theo báo cáo của Bộ Công Thương đầu năm 2019, rau quả là một trong 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Việt Nam Xuất khẩu rau quả của Việt Nam chiếm khoảng 1,4% tổng nhập khẩu rau quả của thế giới (khoảng 270 tỉ USD năm 2018).Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy các thị trường nhập khẩu nông sản chủ yếu của Việt Nam năm 2018 bao gồm Trung Quốc (73,1%), Hoa Kỳ (3,7%), Hàn Quốc (3%), Nhật Bản (2,8%), Hà Lan (1,6%)
Nhấn mạnh logistics là mắt xích quan trọng của nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, sự phát triển của ngành vận tải, logistics sẽ tạođiều kiện để Việt Nam nhanh chóng trở thành một trung tâm sản xuất mới trong khu vực, có năng suất lao động cao và năng lực cạnh tranh tốt
Qua đó cho thấy, nông sản tại Việt Nam sau khi được kết nối dịch vụ logistic đãtiếp cận với nhiều thị trường trên thế giới, thúc đẩy được giá trị kinh tế đáng kể Đặc biệt, việc làm và thu nhập của nhiều hộ dân nông thôn cũng nhờ đó được cải thiện nhiều so với trước đây Ngoài ra, nhiều mặt hàng nông sản còn được tận dụng và phát triển, cung cấp cho thị trường trong nước, giúp hạn chế việc nhập khẩu từ nước ngoài với chi phí cao Chứng minh tiềm năng và vai trò kết nối của logistics trong xuất khẩu nông sản là rất lớn
8
Trang 121.3 Chi phí logistics trong chuỗi cung ứng nông sản
“Chi phí logistics” là thuật ngữ chỉ việc sử dụng các nguồn lực khác nhau, baogồm nhân lực, hàng hóa, tiền bạc, thông tin để thực hiện dịch vụ chăm sóc khách hàng;
nó được tính bằng khối lượng tiền tiêu thụ
Chi phí logistics trong chuỗi cung ứng nông sản được cấu thành từ các chi phí
cơ bản như: Chi phí kho bãi, bảo quản, chi phí vận tải, chi phí quản lý
Chi phí kho bãi: Trước sự hoành hành của dịch COVID 19, sự gia tăng liên tụccủa chi phí vận chuyển đường biển và chi phí lưu kho, nhiều mặt hàng nông sản chưaxuất đi được, phải tiếp tục lưu kho Nông sản là sản phẩm dễ hư hỏng nên phải chọncác kho lạnh, đông (kho kiểm soát khí hậu) để quản lý và kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm.Phải đảm bảo được hàng hóa đến tay khách hàng vẫn đảm bảo chất lượng theo yêucầu Hàng tồn kho tăng cao khiến cho nhu cầu kho lạnh để phục vụ việc bảo quản chếbiến thực phẩm trở nên cấp thiết
Chi phí vận tải: Chi phí vận tải vẫn là thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất trongtổng chi phí logistics Chi phí vận tải chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố như chủng loại hànghóa, quy mô sản xuất, tuyến đường vận tải…Chi phí vận tải một đơn vị hàng hóa tỉ lệnghịch với khối lượng vận tải (khối lượng vận tải càng lớn thì cước vận chuyển mộtđơn vị hàng hóa càng rẻ) và tỷ lệ thuận với quãng đường vận chuyển (quãng đườngcàng dài thì chi phí vận chuyển càng lớn)
Chi phí quản lý: Bao gồm chi phí chi trả cho người làm công cho hoạt độnglogistics và chi phí thông tin liên lạc Chi phí quản lý nhân sự gián tiếp, nhân viên hỗtrợ, nhân viên trung tâm phân phối, nhân viên marketing, nhân viên lập kế hoạch vàphân tích hàng tồn kho và bộ phận vận chuyển,
PHẦN 2 THỰC TRẠNG CHI PHÍ LOGISTICS CỦA CHUỖI CUNG ỨNG
NÔNG SẢN VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu về chuỗi cung ứng nông sản
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất, nhập khẩu nông sản đãđạt được nhiều thành công Hàng năm nông nghiệp mang lại 50% thu nhập quốc gia và32% giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước, Tốc độ tang trưởng hàng năm của giá trịtổng nông sản lượng nông nghiệp là 3,5% - 4% tình hình lương thực nước ta ổn định
9
Trang 13Đó là tiền đề nâng cao thu nhập cho khoảng 70% dân số nông thôn Diện tích, sảnlượng và các loại cây như cà phê, cao su, chè, lạc, gạo… là hàng nông sản xuất khẩuchủ yếu nước ta.
Nguồn cung ứng đầu cho chuỗi cung ứng của nông sản: Đầu vào của nông sảngồm: giống, phân bón, thuốc… giống một số được các hợp tác xã phát còn lại thường
sẽ được người dân mua ở các cửa hàng bán lẻ của các công ty sản xuất hoặc nhập khẩuhạt giống Phân bón và thuốc thì sẽ được mua lẻ tại các cửa hàng bán lẻ của các công
ty sản xuất hoặc nhập khẩu nước ngoài
Khâu sản xuất thành phẩm cho chuỗi cung ứng nông sản: Sản xuất nông nghiệp
ở Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khí hậu Những yếu tố như ánh sáng,nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, bức xạ là những yếu tố cực kỳ quan trọng không thể thiếuđối với sự sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất của cây trồng Do dó cảnước được chia thành 7 vùng kinh tế – sinh thái: vùng miền núi và trung du phía Bắc;vùng đồng bằng Bắc Bộ; vùng Bắc Trung Bộ; vùng ven biển Nam Trung Bộ; vùng TâyNguyên; vùng Đông Nam Bộ; và vùng đồng bằng sông Cửu Long
Vùng miền núi phía Bắc:
Vùng này bao gồm 14 tỉnh Tây Bắc và Đông Bắc: Sơn La, Lai Châu, ĐiệnBiên, Hoà Bình, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Bắc Giang, Phú Thọ, Lạng Sơn,Cao Bằng, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái Đây là vùng có vị trí quan trọng về quốcphòng đối với cả nước, về sinh thái đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Chuyên môn hóa sản xuất:
- Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trầu, sở, hồi )
- Đậu tương, lạc, thuốc lá
- Cây ăn quả, cây dược liệu
- Trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du)
Miền núi phía Bắc luôn là vùng sản xuất chè lớn nhất Việt Nam Điều kiện đấtđai, khí hậu, truyền thống sản xuất… đều rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất chècủa vùng Vùng có nhiều tiềm năng phát triển các loại cây dài ngày như chè, cà phê,mận, lê, cam…
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng
Vùng này bao gồm 12 tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, HưngYên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình Trong
10
Trang 14đó vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ được xác định là: Hà Nội – Hải Phòng – QuảngNinh.
Chuyên môn hóa sản xuất:
- Lúa cao sản, lúc có chất lượng cao
- Cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau cao cấp Cây ăn quả
So với vùng miền núi phía Bắc, vùng này có nhiều thuận lợi về địa hình, chấtđất, hạ tầng kỹ thuật, nguồn nước, trình độ dân trí… nhưng lại có nhiều hạn chế trongphát triển nông nghiệp như: mật độ dân số quá cao; cây lúa – cây chủ lực của vùngđang giảm dần vị thế trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp
Trong tương lai, các loại rau vụ đông, hoa, cây cảnh, lúa đặc sản có thể trởthành những sản phẩm có sản lượng và kim ngạch xuất khẩu đáng kể ở vùng này
Vùng Bắc Trung Bộ
Vùng bao gồm 7 tỉnh là: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, QuảngTrị, Thừa Thiên Huế
Chuyên môn hóa sản xuất:
- Cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá )
- Cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su)
Đặc điểm của vùng này về đất đai - Đồng bằng hẹp, vùng đối trước núi
- Đất phù sa, đất feralit (có cả đất badan)
Về khí hậu, đây vẫn là vùng khí hậu của miền Bắc Việt Nam (mỗi năm có 4mùa rõ rệt), khác với khí hậu có 2 mùa trong năm ở khu vực từ đèo Hải Vân trở vàophía Nam Đây là vùng đất hẹp từ Đông sang Tây, địa hình đa dạng: có núi rừng, đồitrung du, đồng bằng nhỏ hẹp, và bờ biển dài Trình độ phát triển kinh tế của vùng nàynói chung còn thấp Thường xảy ra thiên tai (bão, lụt), nạn cát bay, gió Lào
Về kinh tế nông nghiệp, ở vùng này, nổi bật lên ở 3 khía cạnh sau đây:Thứ nhất, đây là vùng có tốc độ tăng trưởng về diện tích và sản lượng míađường tương đối bền vững,
Thứ hai, trong những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, các loại cây ăn quả
đã bắt đầu được mở rộng diện tích tại vùng Bắc Trung Bộ, trong đó đáng kể nhất làdiện tích dứa Bên cạnh đó, các loại cây có múi như cam, bưởi vẫn tiếp tục khẳng địnhđược vị trí của chúng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của vùng này Bưởi PhúcTrạch (Hà Tĩnh) từ lâu đã nổi tiếng trên cả nước Việt Nam bởi vị đậm và mát
11