1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận những yếu tố ảnh hưởng đến kết hôn đồng giới tại việt nam và thế giới

33 19 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Hôn Đồng Giới Tại Việt Nam Và Thế Giới
Tác giả Đào Thị Thảo Nhi, Lâm Vinh Khánh, Nguyễn Việt Huy, Tạ Quang Huy, Lưu Văn Tuấn, Lê Trung Kiên, Lê Quỳnh Anh, Đặng Hoàng Minh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Phương
Trường học Trường Đại Học Thăng Long
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 2,52 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (3)
  • 2. Tình hình nghiên cứu (4)
  • Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU (0)
    • 1.1 Cơ sở nghiên cứu (8)
    • 1.2 Tổng quan về kết hôn đồng giới ở Việt Nam (8)
    • 1.3 Tổng quan về kết hôn đồng giới trên thế giới (10)
  • Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN (0)
    • 2.1 Khái niệm cơ bản về tình yêu đồng giới và hôn nhân đồng giới (10)
      • 2.1.1 TÌNH YÊU ĐỒNG GIỚI (10)
      • 2.1.2 HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI (11)
    • 2.2 Quyền con người và quyền kết hôn của những người đồng tính dưới góc độ con người (12)
      • 2.2.1 Quyền con người (12)
  • Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (0)
    • 3.1 Phương pháp nghiên cứu kết các nhân tố ảnh hưởng tới kết hôn đồng giới (14)
    • 3.2 Nguồn thu thập dữ liệu (15)
    • 3.3 Phương pháp phân tích (16)
  • Chương 4: THỰC TRẠNG KẾT HÔN ĐỒNG GIỚI Ở VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI (0)
    • 4.1 Thực trạng kết hôn đồng giới ở Việt Nam (19)
      • 4.1.1 Theo thống kê (19)
      • 4.1.2 Quan điểm xã hội (20)
      • 4.1.3 Pháp luật (23)
      • 4.1.4 Vấn đề nhận nuôi con (24)
    • 4.2 Thực trạng kết hôn đồng giới ở Pháp (26)
    • 4.3 Thực trạng kết hôn đồng giới ở Đức (28)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (32)

Nội dung

Tại khoản 2 điều Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 chỉ quy định: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.” Như vậy ở Việt Nam các cặp những người đồng tính kh

Tính cấp thiết của đề tài

Đồng tính, song tính và chuyển giới (gọi chung là LGBT) không phải là vấn đề mới trong đời sống xã hội hiện đại Tuy nhiên, nhận thức đầy đủ về cộng đồng này trong xã hội vẫn còn hạn chế Mặt khác, truyền thống chính trị, lịch sử, văn hóa, xã hội, định kiến, phân biệt đối xử và các yếu tố khác ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người LGBT Trong bối cảnh này, quá trình hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới là một quá trình rất khó khăn và kéo dài Hiện nay, trên thế giới có nhiều quan niệm khác nhau về người LGBT, trong đó có việc nhiều nước hình sự hóa các mối quan hệ đồng giới, cấm cổ vũ đồng tính, không chấp nhận người LGBT sống chung Ngoài ra, có rất nhiều quan điểm kỳ thị cho rằng họ là những người bệnh hoạn, xa lánh, sợ hãi… Nhưng ngoài ra, có những quan điểm ủng hộ quyền con người của những người đồng tính nam và đồng tính nữ, những người nói chung được hưởng các thể chế và quyền lợi như mọi người.

Hiện nay, luật pháp về quan hệ người LGBT rất khác biệt ở các nước Tính đến nay, trong tổng số 207 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã có hơn 20 quốc gia chấp nhận hôn nhân đồng tính như Mỹ, Hà Lan, Úc…, một số quốc gia khác đã chấp nhận đồng tính chung sống dưới hình thức kết hợp dân sự cùng với đó là một số tiểu bang Úc và Mexico Ngược lại, có trên 80 nước xem đồng tính là tội phạm ở các mức độ khác nhau trong đó có một số nước áp dụng hình phạt tử hình dành cho tội nay Tại Châu Á hiện chưa có quốc gia nào chấp nhận hôn nhân hoặc kết hợp dân sự giữa những người đồng tính. Ở nước ta vấn đề kết hôn giữa những người LGBT đang được khá nhiều người quan tâm Ngày này, nước ta đã có cái nhìn cởi mở hơn vê những người đồng tính cũng như hôn nhân giữa họ Điều này đã được thể hiện trong luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 hiện hành Theo đó, hiện nay pháp luật không quy định hôn nhân đồng giới thuộc vào các trường hợp bị cấm kết hôn Tại khoản 2 điều Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 chỉ quy định: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.” Như vậy ở Việt Nam các cặp những người đồng tính không được thừa nhận kết hôn nhưng họ có thể tổ chức đám cưới.

Qua đề tài này, chúng tôi mong muốn có thể góp phần hoàn thiện hơn về cách nhìn nhận với những người đồng giới hơn cũng như đưa ra những cái nhìn rõ hơn về những yếu tố ảnh hưởng đến kết hôn đồng giới tại Việt Nam và cả thế giới.

Tình hình nghiên cứu

Hôn nhân đồng giới đang là một vấn đề được tranh luận rất sôi nổi trên thế giới hiện nay Tại thời điểm này ở Việt Nam, các nhà làm luật, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động xã hội, bác sĩ, luật sư… đang lên tiếng tranh luận và đưa ra những ý kiến để ủng hộ việc công nhận kết hôn đồng giới trong Luật hôn nhân và gia đình Nhưng liệu việc quá vội vàng công nhận việc kết hôn đồng giới đã là một giải pháp an toàn và tốt nhất cho vấn đề tại thời điểm hiện tại hay chưa?

Theo quan điểm của tôi, thì chúng ta không nên vội vàng công nhận kết hôn đồng giới trong Luật Chúng ta nên xem xét và nghiên cứu vấn đề hôn nhân đồng giới một cách tổng thể, dưới nhiều góc độ khác nhau rồi mới quyết định công nhận hôn nhân đồng giới ở một thời điểm thích hợp trong tương lai xa.Việt công nhận kết hôn đồng giới trong Luật vội vàng sẽ khiến chúng ta không thể lường trước được những hậu quả phát sinh và kéo theo của nó, cũng như những tác động tiêu cực mà nó mang lại cho các thế hệ tương lai

Về vấn đề kết hôn giữa những người LGBT đã được quan tâm, nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau như y học, quyền con người, quyền kết hôn và có những tranh cãi về cho phép hay không cho phép kết hôn giữa những người LGBT Hiện nay trên thế giới đang tồn tại những quan điểm khác nhau về vấn đề này Có một số quốc gia cho phép kết hôn giữa những người cùng giới tính (đồng tính) hoặc cho phép họ sống chung dân sự; ngược lại có một số quốc gia lại hình sự hóa hành vi đồng tính, coi đó là một tội danh.

Mục tiêu chính của luận văn là đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyền kết hôn đồng giới tên thế giới và Việt Nam.

- Chỉ ra các nhân tố về luật pháp, quan điểm xã hội, nhận thức về cộng đồng LGBT trong xã hội.

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về quyền con người.

- Nghiên cứu những nhân tố, vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn giữa những người LGBT.

Mục đích chính của bài luận này là: xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyền kết hôn đồng giới trên thế giới và ở Việt Nam

- Xác định các yếu tố luật pháp, quan điểm xã hội, nhận thức về nhóm LGBT trong xã hội

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về quyền con người

- Nghiên cứu các yếu tố, các vấn đề lý luận và thực tiễn về hôn nhân của người LGBT

4 Tính mới và những đóng góp của đề tài

- Đề tài này nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyền hôn nhân của người LGBT từ các góc độ khác nhau: góc độ pháp lý, xã hội, Để hiểu đúng về hôn nhân đồng giới, bảo vệ quyền kết hôn của mọi người,

- Trên cơ sở đánh giá hiện trạng, bài luận này chỉ ra những bất cập trong hôn nhân đồng tính hiện nay, đồng thời đề xuất các yếu tố và giải pháp có thể thực hiện nhằm thay đổi cách hiểu đúng đắn về cộng đồng người đồng tính và quyền con người

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: là các tác động của thái độ và quy định của xã hội đối với hôn nhân đồng giới ở Việt Nam và trên thế giới

- Lĩnh vực nghiên cứu: Bài báo này xem xét và nghiên cứu luật pháp,thái độ xã hội, quyền con người và các yếu tố khác để hiểu tác động của chúng đến hôn nhân đồng giới ở Việt Nam và trên thế giới.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Cơ sở nghiên cứu

Hôn nhân cùng giới (HNCG) là hình thái hôn nhân của hai người có cùng giới tính sinh học hoặc giới tính đã được pháp luật công nhận trong giấy chứng sinh hoặc khai sinh Đồng tính là một dạng tự nhiên của tính dục loài người và không phải là nguyên nhân dẫn đến những yếu tố tiêu cực Hôn nhân cùng giới là một vấn đề quyền công dân, liên quan đến chính trị, xã hội, đạo đức và tôn giáo ở nhiều quốc gia Việc nghiên cứu quan điểm, thái độ của người dân và dự báo tác động xã hội của việc pháp luật công nhận HNCG là rất cần thiết Việc chỉnh sửa chính sách pháp luật cần được dựa trên cơ sở khoa học Một số nhận định của các cơ quan soạn thảo Luật như “đa số ủng hộ”, “số đông vẫn cho rằng” hay “nhiều đại biểu góp ý”…cần được cụ thể hóa bằng các số liệu và chứng cứ khoa học được thu thập qua nghiên cứu Kết quả khảo sát sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho các cơ quan truyền thông, cơ quan soạn thảo, trình dự thảo và thẩm tra trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và Gia đình hiện nay

Tổng quan về kết hôn đồng giới ở Việt Nam

Quan điểm xã hội: Ở thời điểm hiện tại vẫn còn tồn tại 2 luồng ý kiến trái chiều nhau: Ý kiến ủng hộ kết hôn đồng giới: về quan điểm này, họ cho rằng người đồng tính không vi phạm nhân quyền, yêu cầu bác bỏ Điều 10 của Luật hiện hành thể hiện tính nhân văn của pháp luật, đảm bảo quyền con người, góp phần giảm bớt sự kỳ thị đồng thời có cơ sở giải quyết hậu quả về mặt pháp lý Về khoa học, đồng tính là một biến thể tự nhiên của tình dục loài người và không phải là nguyên nhân dẫn tới những yếu tố tâm lý tiêu cực Ý kiến không ủng hộ kết hôn đồng giới: cho rằng hiện tượng này không phù hợp với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục,truyền thống gia đình Việt Nam và quy luật sinh học cũng như không đảm bảo chức năng của gia đình về duy trì nòi giống; không nên khuyến khích để mối quan hệ này phát triển Pháp luật: Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, Việt Nam hiện có khoảng 2,5 triệu người đồng tính Hầu hết họ đều khao khát được kết hôn để đồng cảm, chia sẻ, quan tâm và chăm sóc lẫn nhau, cùng xây dựng hạnh phúc gia đình. Ở Việt Nam, về hôn nhân đồng giới, luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định cấm kết hôn đồng giới, và vì cấm nên đi kèm sẽ có chế tài xử phạt Nay, theo luật mới, từ 1/1/2015.Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” Nhưng quy định cụ thể “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính-khoản 2 điều 8” Như vậy người đồng giới vẫn có thể kết hôn tuy nhiên sẽ không được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra Đây cũng được coi là một bước tiến trong việc nhìn nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính của nhà nước trong tình hình ta xã hội hiện nay.

Ngoài ra, luật HNGĐ năm 2014 chính thức cho phép mang thai hộ vì hình thức nhân đạo Như vậy các cặp đồng tính nữ có thể nuôi con do chính mình sinh ra không cần phải nhận con nuôi trước Đối với đồng tính nam, Nhà nước chưa chấp nhận đồng tính nam có thể lấy tinh trùng của mình kết hợp noãn (trong ngân hàng hoặc hiến tặng vô danh) để nhờ những người phụ nữ khác mang thai hộ Ở Việt Nam, về hôn nhân đồng giới, luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định cấm kết hôn đồng giới, và vì cấm nên đi kèm sẽ có chế tài xử phạt Nay, theo luật mới, từ 1/1/2015.Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” Nhưng quy định cụ thể “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính-khoản 2 điều 8” Như vậy người đồng giới vẫn có thể kết hôn tuy nhiên sẽ không được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra Đây cũng được coi là một bước tiến trong việc nhìn nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính của nhà nước trong tình hình ta xã hội hiện nay.

Ngoài ra, luật HNGĐ năm 2014 chính thức cho phép mang thai hộ vì hình thức nhân đạo Như vậy các cặp đồng tính nữ có thể nuôi con do chính mình sinh ra không cần phải nhận con nuôi trước Đối với đồng tính nam, Nhà nước chưa chấp nhận đồng tính nam có thể lấy tinh trùng của mình kết hợp noãn (trong ngân hàng hoặc hiến tặng vô danh) để nhờ những người phụ nữ khác mang thai hộ.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Khái niệm cơ bản về tình yêu đồng giới và hôn nhân đồng giới

Trước khi tìm hiểu về tình yêu đồng giới, chúng ta cần biết đến khái niệm “đồng giới” “Đồng giới” là một thuật ngữ dùng để chỉ những người có cùng giới tính với nhau Trong xã hội hiện tại, người ta không chỉ chia giới tính của con người thành nam giới và nữ giới mà xuất hiện thêm một giới tính khác gọi là giới tính thứ 3. Nếu như những người mang giới tính nữ thích nam giới, người mang giới tính nam thích nữ giới thì người mang giới tính thứ 3 thích cả nam và nữ mà không thể phân biệt cụ thể, rõ ràng.

Tình yêu khác giới là việc những người khác giới tính thích nhau, yêu nhau và tiến tới hôn nhân, sinh con và cùng xây dựng hạnh phúc gia đình Ngược lại, tình yêu đồng lại là tình yêu của những người bị thu hút với người có cùng giới tính với mình, nam thích nam và nữa thích nữ. Đối với nhiều người trong xã hội, đây là một sự lệch lạc trong đạo đức, thậm chí họ cho rằng những người có tình yêu đồng giới là những người gặp phải các vấn đề về tinh thần, bệnh lý, điều này là không thể chấp nhận

Hôn nhân đồng giới hay hôn nhân đồng tính là hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính sinh học hay giới tính xã hội.

Hôn nhân đồng giới là vấn đề gây tranh cãi gay gắt giữa những người ủng hộ và phản đối, đôi khi còn gây ra chia rẽ xã hội sâu sắc Những người ủng hộ hôn nhân đồng giới cho rằng việc hợp pháp hoá kiểu hôn nhân này là để đảm bảo nhân quyền, sự bình đẳng giữa các xu hướng tính dục và giảm được phân biệt đối xử trong xã hội Họ cũng cho rằng con nuôi của các cặp đồng tính sẽ được lợi khi cặp đồng tính đó có tình trạng hôn nhân hợp pháp Những nhóm ủng hộ đồng tính coi bình đẳng hôn nhân là mục tiêu sau khi đã có quyền bình đẳng của người da màu,của phụ nữ và các tôn giáo Ngược lại, những người khác phản đối hôn nhân đồng giới vì họ cho rằng kiểu gia đình này có những khiếm khuyết (trẻ em được nuôi bởi cặp đồng tính sẽ dễ gặp tổn thương tâm lý và lệch lạc hành vi, hôn nhân đồng tính thường không bền vững, không có khả năng duy trì nòi giống, làm sụt giảm giá trị của hôn nhân trong văn hóa xã hội, thúc đẩy tình trạng làm cha/mẹ đơn thân ), do vậy nếu chấp thuận và để hôn nhân đồng tính nhân rộng thì sẽ gây tác hại cho xã hội và trẻ em.

Quyền con người và quyền kết hôn của những người đồng tính dưới góc độ con người

Quyền con người được hiểu là toàn bộ những quyền của một cá nhân được sinh ra trong xã hội, là toàn bộ các quyền, tự do và đặc quyền được công nhận dành cho con người do tính chất nhân bản của nó, sinh ra từ bản chất con người chứ không phải được tạo ra bởi pháp luật hiện hành Đây là một quyền tự nhiên của mỗi người, được tạo hóa ban cho con người giống như quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc, những quyền cơ bản và tối thiểu của con người mà bất kỳ ai cũng cần được bảo vệ.

2.2.2 Quyền kết hôn của những người đồng tính dưới góc độ con người

Họ có thể kết hôn hợp pháp với nhau và được pháp luật bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp có liên quan như các cặp vợ chồng khác Ở khu vực châu Á, vào năm

2017, Quốc hội Đài Loan trở thành cơ quan đầu tiên đồng ý hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính Những người đồng tính được công nhận, được có các quyền và nghĩa vụ pháp lý, được pháp luật bảo vệ như các cặp vợ chồng thông thường Trên thế giới, tính đến hết tháng 12/2013 đã có 16 nước hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới Bên cạnh đó, có 17 quốc gia và 13 vùng lãnh thổ thừa nhận hình thức “kết đôi có đăng ký” cho các cặp đôi cùng giới Đặc biệt có 03 quốc gia thừa nhận hình thức sống chung không đăng ký cho các cặp đôi cùng giới Bên cạnh đó, nhiều quốc gia khác đang trong quá trình xem xét hợp thức hóa quan hệ cùng giới.

Theo thống kê trên bản đồ:

Quyền LGBT là quyền mà con người nên ủng hộ

Theo các nhà nghiên cứu và bác sĩ tâm lí đồng tính không bị bệnh và họ hoàn toàn bình thường về mặt tâm,sinh lý,họ hoàn toàn có thể được sống bình đẳng có quyền công dân nghĩa vụ trách nhiệm như những người bình thường trong xã hội Chính vì thế họ cần được tôn trọng và không bị kì thị học đều đươc hưởng mọi quyền lời

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu kết các nhân tố ảnh hưởng tới kết hôn đồng giới

Phương pháp 1 : Lập bảng hỏi, đưa ra phiếu khảo sát ý kiến mọi người về hôn nhân đồng giới.

Sau khi tìm hiểu các yếu tố cũng như thực trạng của kết hôn đồng giới, nhóm đã đưa ra những câu hỏi được nghiên cứu kĩ và chuẩn hóa sau đó phát phiếu khảo sát tới 150 người với nhiều độ tuổi khác nhau nhằm tìm ra được quan điểm của họ về kết hôn đồng giới.

Kết quả: Nhóm nhận được 100 phiếu trả lời khảo sát với kết quả tích cực Hầu hết các bạn trẻ trong độ tuổi từ 18-25 đều ủng hộ kết hôn đồng giới, họ cũng có bạn bè là người đồng giới và một trong số đó đang trong mối quan hệ đồng giới Họ đều có xu hướng bảo vệ những mối quan hệ đồng tính và khá cởi mở trong vấn đề này. Trái ngược với những điều tích cực từ thế hệ trẻ, theo khảo sát những người trong độ tuổi dưới 25 tuổi, họ nhân thấy kết hôn đồng giới là không đúng với thuần phong mỹ tục, phá vỡ khái niệm “ gia đình” là duy trì nòi giống, bên cạnh đó cùng với độ tuổi này một số người có thái độ không quan tâm, họ không ủng hộ cũng không phản đối kết hôn đồng giới Có thể thấy đây cũng là dấu hiệu đáng mừng bởi những người ở độ tuổi trung niên cũng đã dần có sự thay đổi suy nghĩ về kết hôn đồng giới.

Phương pháp 2 : Phỏng vấn và tạo tình huống giả định trong gia đình. Để có thể thu được những kết quả sát thực tế nhất, nhóm đã thực hiện phỏng vấn và đưa ra các tính huống giả định: “ khi gia đình mình có con là người đồng tính” tại gia đình của 3 thành viên trong nhóm Trong đó có 2 gia đình hiện đại và

Kết quả : Sau khi phỏng vấn cũng như đưa ra tình huống giả định, nhóm thu được kết quả bất ngờ khi một trong ba gia đình có một gia đình hiện đại thấy kết hôn đồng giới là bình thường, họ có buồn nhưng họ chấp nhận cho con mình để con được hạnh phúc và không quan tâm đến những lời nói xung quanh Trái ngược lại với quan điểm trên thì hai gia đình nhận được phản ứng khá gay gắt, họ không thể chấp nhận con trai/ con gái của mình quen là kết hôn với một người cùng với giới tính của mình Họ cho rằng điều đó là đi ngược lại với tự nhiên, và họ có thái độ cấm đoán con của mình chơi hoặc quen biết những người đồng giới vì sợ bị lôi kéo Khi nhóm thực hiện phỏng vấn các câu hỏi liên quan đến đồng giới thì hai gia đình trên không có nhiều kiến thực về vấn đề này, họ cho rằng người đồng tính là bị bệnh và bệnh thì có thể chữa được Nếu con họ là người đồng tính, họ sẽ cho con đi chữa.

Có thể hiểu được các bậc cha mẹ một phần nào vẫn chưa hiểu rõ được hôn nhân đồng giới cũng như người đồng giới bởi ở thế hệ của họ điều này là cấm kị, nhưng bên cạnh đó một tín hiệu đáng mừng khác là một số gia đình cũng đã chấp nhận con cái mình dù con mình có là ai, mang giới tính gì.

Nguồn thu thập dữ liệu

Đối tượng : công dân trong địa bàn hà nội và những gia đình ở các tỉnh trong cả nước.

Phạm vi địa bàn : nước Việt Nam

Phương pháp phân tích

Kết quả nghiên cứu được phân tích so sánh tổng hợp đưa ra số liệu khả quan đối với kết quả nghiên cứu trong bài phỏng vấn gần đây Trong 100 người được phỏng vấn thì có 47% là nữ và 51% là nam, số còn lại thuộc cộng đồng LGBT Và phân bố ở 3 nhóm tuổi được chia ra thành : 7% là dưới 18 tuổi , 79% là nhóm trẻ từ 18-25 tuổi, 7% là nhóm trên 25 tuổi.

Một tín hiệu đáng mừng là nhóm thu được tới 63% người trẻ tuổi từ 18-25, họ có quen biết người đồng tính và biết đến hôn nhân đồng tính Tín hiệu này cho thấy, ngày nay các bạn trẻ đã có sự đồng cảm từ bạn bè xung quanh khiến họ cảm thấy an toàn, không e ngại và không cần phải che giấu giới tính của mình Đây là một kết quả tích cực cho thấy rằng tương lai người đồng tính và kết hôn đồng tính tại Việt Nam có thể sẽ được đón nhận một cách mạnh mẽ Ngày nay tỉ lệ người thuộc xu hướng tình dục đồng giới đang tồn tại ở nhiều quốc gia khác nhau, và tại một số quốc gia phát triển họ đã chấp nhận hôn nhân đồng giới và coi đây là một vấn đề rất bình thường Qua số liệu trên có thể thấy các bạn trẻ đồng tính có xu hướng công khai giới tính của mình với bạn bè và những người trẻ dễ dàng chấp nhận sự đa dạng tính dục hơn, họ cởi mở hơn và có thiên hướng bảo vệ những người đồng giới khỏi những lời kì thị hay hành động xấu ảnh hưởng tới người thuộc giới tính thứ 3.

Bên cạnh đó, nhóm thu được kết quả 23% người đang trong mối quan hệ đồng giới chủ yếu thuộc độ tuổi dưới 18 và từ 18-25 Một số ít khoảng 5% trong số này là những người trên độ tuổi 25 và đã có công việc ổn định.

Các thông số khác liên quan đến bài nghiên cứu đều thu được kết quả tích cực khi mọi người có sự thông cảm nhiều hơn, họ hiểu được những áp lực mà người đồng tính phải gánh chịu khi đất nước mình còn chưa công nhận họ Có tới 66% và 63% mọi người cho rằng lý do ảnh hưởng tới kết hôn đồng tính tại Việt Nam lần lượt do định kiên xã hội hay áp lực từ gia đình, tỷ lệ cao như vậy là một tín hiệu đáng mừng khi mọi người có sự thấu hiệu với những người thuộc giới tính thứ 3 Bên cạnh đó cũng có tới 48% mọi người có suy nghĩ tiêu cực cho rằng kết hôn đồng giới là đi ngược lại với chức năng vốn có của “gia đình”

Phiếu khảo sát cho thấy có đến 76% người đồng cảm và chia sẻ những khó khăn với người thân Đây là tín hiệu tích cực mang tính nhân văn, báo hiệu một ViệtNam văn minh, không còn tình trạng bạo lực gia đình vì con thuộc giới tính thứ 3

THỰC TRẠNG KẾT HÔN ĐỒNG GIỚI Ở VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Thực trạng kết hôn đồng giới ở Việt Nam

Chưa có cuộc điều tra nào ước lượng số người là đồng tính ở Việt Nam Trên thế giới có nhiều nghiên cứu khác nhau nhưng cho các tỉ lệ khác nhau, biến động từ 1% đến 9% người ở độ tuổi sinh hoạt tình dục tự nhận họ là người đồng tính và song tính Điều tra quốc gia về phát triển gia đình ở Hoa Kỳ năm 2002 cho kết quả 4,1% nam giới và 4,1% nữ giới tự nhận mình là người đồng tính và song tính Ở Canada, theo kết quả điều tra tháng 6 năm 2012 thì có 5% dân số tự nhận mình là người đồng tính, song tính và chuyển giới Điều tra quốc gia ở Pháp năm 1991 cho kết quả có 10,7% nam giới và 3,3% phụ nữ có hành vi tình dục đồng giới và 8,5% nam giới và 11,7% phụ nữ thừa nhận có hấp dẫn tình dục đồng giới nhưng không có hành vi quan hệ tình dục đồng giới Như vậy, nếu lấy tì lệ trung bình, "an toàn" mà nhiều nhà khoa học thừa nhận là 3% thì số người đồng tính và song tính tạm tính ở Việt Nam trong độ tuổi từ 15 đến 59 vào khoảng 1,65 triệu người (tính theo dân số Việt Nam năm 2007 có 55,38 triệu người trong độ tuổi 15-59) Khác với nhiều nước trên thế giới, quan hệ đồng giới ở Việt Nam 73 không bị tội phạm hóa. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của iSEE thì kỳ thị với người đồng tính còn phổ biến, đặc biệt là qua lời nói với 95% người đồng tính nam được hỏi đã từng nghe người khác nói người đồng tính là không bình thường Bên cạnh đó, khi bị phát hiện là người đồng tính 20% mất bạn, 15% bị gia đình chửi mắng hoặc đánh đập; Nghiêm trọng hơn, 4,5% đã từng bị tấn công vì là người đồng tính, 1,5% nói bị đuổi học, 4,1% đã từng bị đuổi ra khỏi chỗ ở và 6,5% bị mất việc vì là người đồng tính Có lẽ, có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng là hiểu biết về xu hướng tình dục đồng tính ở Việt Nam còn hạn chế, thậm chí là sai lệch Theo kết quả nghiên cứu của iSEE năm 2011 về hiểu biết của xã hội về đồng tính ở Hà Nội, Hà Nam, Thành phố Hồ Chí Minh và An Giang thì một phần lớn người dân đang có kiến thức sai về đồng tính hoặc có thái độ tiêu cực về đồng tính như được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1: Quan điểm sai lệch về đồng tính

Quan điểm đồng tình Đồng tình (%) Đồng tính có thể chữa được 48 Đồng tính là trào lưu xã hội 57

Người đồng tính không thể sinh con 62

Thất vọng nếu con là đồng tính 77

Ngăn cản con chơi với người đồng tính

Nguồn: Theo kết quả nghiên cứu của iSEE năm 2011 về hiểu biết của xã hội về đồng tính ở Hà Nội, Hà Nam, Thành phố Hồ Chí Minh và An Giang.

Hiện nay có 2 luồng ý kiến trái chiều nhau.

Quan điểm phản đối hôn nhân đồng giới:

Quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính là không phù hợp với chức năng xã hội của hôn nhân Đây cũng là một trong những vấn đề xã hội nhạy cảm, liên quan đến quan niệm truyền thống về hôn nhân và gia đình Do đó, cần tiếp tục duy trì quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính như hiện hành. Lập luận được đưa ra trong quan điểm phản đối này xuất phát từ các lý do như:

Quan hệ hôn nhân giữa những người đồng tính không thể sinh con để duy trì nòi giống

Làm tăng quan hệ tình dục đồng giới một loại quan hệ tình dục được coi là không an toàn Ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của trẻ em

Vi phạm các chuẩn mực đạo đức trong xã hội Đi ngược với quy luật tự nhiên, không phù hợp với đa số dân số trong xã hội

Có ý kiến cho rằng các lập luận trên chưa thật sự thuyết phục và toàn diện bởi:

Thứ nhất, hôn nhân là sự xác lập quyền và nghĩa vụ vợ chồng của những người yêu nhau, mong muốn quan hệ trên được hợp thức hóa và được xã hội công nhận Bên cạnh đó, không có một căn cứ khoa học nào cho rằng, việc không thể sinh con giữa những người đồng tính kết hôn vốn chỉ chiếm một số lượng ít trong xã hội, là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự thoái hóa, tuyệt diệt giống nòi của nhân loại.

Thứ hai, quan điểm cho rằng kết hôn đồng giới sẽ làm gia tăng các quan hệ tình dục đồng giới không an toàn, từng có thời gian cộng đồng coi quan hệ tình dục đồng giới là nguyên nhân lây lan đại dịch HIV/AIDS trên toàn cầu Mặt khác, có thể thấy điểm không hợp lý trong việc giải thích như trên là nếu cho rằng tình dục đồng giới là không lành mạnh thì không có lý do gì để lý giải cho việc pháp luật chỉ cấm kết hôn đồng giới mà không cấm các quan hệ tình dục đồng giới.

Thứ ba, quan điểm cho rằng kết hôn đồng giới sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em là thiếu cơ sở Theo nghiên cứu của ngành y tế, tỷ lệ người mẹ có HIV dương tính lây truyền sang con nếu không được điều trị dự phòng là từ 30-35%, có nghĩa là trung bình cứ 100 đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ bị nhiễm HIV thì có tới 30-35 đứa trẻ bị nhiễm HIV.

Thứ tư, lý do cho rằng hôn nhân đồng giới không phù hợp chuẩn mực đạo đức xã hội cũng không thực sự thuyết phục Khi nhiều người chưa có nhận thức đầy đủ về nguồn gốc của đồng tính thì sự kỳ thị là điều tất yếu Không ít người trong xã hội dễ dàng chấp nhận và đã tin rằng hầu hết những người đồng tính là do bị bạn bè rủ rê để thử nghiệm các lối sống mới, chạy theo những thói ăn chơi đua đòi. Cũng chính vì quan niệm rằng đồng tính là do ảnh hưởng từ lối sống, sinh hoạt của những người đồng tính trước đó nên cộng đồng đã bỏ mặc và xa lánh người đồng tính để tránh khỏi bị "lây lan".

Quan điểm ủng hộ hôn nhân đồng giới:

Quyền con người của người đồng tính phải được Nhà nước, xã hội và gia đình tôn trọng và bảo đảm thực hiện Do đó, quy định về cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính cần phải bãi bỏ Tuy nhiên, trong nhóm có quan điểm ủng hộ này lại chia thành hai nhóm khác nhau:

Nhóm ủng hộ tuyệt đối: Cần chấp nhận hôn nhân đồng giới đầy đủ và ngang bằng với hôn nhân của những người khác giới vì đồng tính luyến ái là hiện tượng bẩm sinh, nhu cầu kết hôn của người đồng tính là một nhu cầu tự nhiên giống như những người dị tính (có xu hướng tính dục khác giới) Việc cấm kết hôn có thể tiếp tục dẫn tới sự kỳ thị, người đồng tính dễ có những suy nghĩ hoặc hành động tiêu cực cho chính bản thân họ, gia đình và xã hội

Nhóm ủng hộ tương đối: Trước mắt, luật chưa công nhận quyền kết hôn giữa những người cùng giới tính theo thủ tục kết hôn của những cặp khác giới nhưng có thể công nhận bằng hình thức "kết hợp dân sự" hoặc "quan hệ đối tác chung nhà" như kinh nghiệm một số nước trên thế giới tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết hậu quả về nhân thân, tài sản và con cái (nếu có) từ việc chung sống giữa những người này.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, Việt Nam hiện có khoảng 2,5 triệu người đồng tính Hầu hết họ đều khao khát được kết hôn để đồng cảm, chia sẻ, quan tâm và chăm sóc lẫn nhau, cùng xây dựng hạnh phúc gia đình Ở Việt Nam, về hôn nhân đồng giới, luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định cấm kết hôn đồng giới, và vì cấm nên đi kèm sẽ có chế tài xử phạt Nay, theo luật mới, từ 1/1/2015.Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” Nhưng quy định cụ thể “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính-khoản 2 điều 8”

Như vậy người đồng giới Vẫn có thể kết hôn tuy nhiên sẽ không được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra Đây cũng được coi là một bước tiến trong việc nhìn nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính của nhà nước trong tình hình ta xã hội hiện nay.

Ngoài ra, luật HNGĐ năm 2014 chính thức cho phép mang thai hộ vì hình thức nhân đạo.Như vậy các cặp đồng tính nữ có thể nuôi con do chính mình sinh ra không cần phải nhận con nuôi trước Đối với đồng tính nam, Nhà nước chưa chấp nhận đồng tính nam có thể lấy tinh trùng của mình kết hợp noãn (trong ngân hàng hoặc hiến tặng vô danh) để nhở người phụ nữ khác mang thai hộ.

Từ đó có thể nói cánh của cho phép việc chuyển đổi giới tính đã được mở, cho phép những người chuyển giới tính trước đó được đăng ký lại giới tính thật của mình Và mở ra thảo luận xây dựng về việc chuyển đổi giới tính cho phép những người có nhu cầu xác định lại giới tính thật có thể tiến hành theo quy định của pháp luật.

4.1.4 Vấn đề nhận nuôi con:

Có khoảng một phần tư số cặp tham gia nghiên cứu định tính cho biết gia đình của người yêu mình không hề biết về mối quan hệ đồng giới của con họ Chỉ có một số người tổ chức bữa tiệc nhỏ để những người thân biết về mối quan hệ đồng giới của họ Khảo sát về mong muốn có con trong nhóm người trả lời thuộc độ tuổi kết hôn và hiện đang trong một mối quan hệ đồng giới cho thấy: 61% mong muốn có con trong tương lai, 9% không muốn có con, 30% còn lại chưa nghĩ hoặc chưa tính đến việc này Về mục đích và ý nghĩa của việc có con, đa phần các cặp đôi cho rằng việc có con sẽ giúp họ tăng cường sự gắn bó cho cuộc sống đôi lứa (84%) hay coi đó là trách nhiệm của bản thân với gia đình (61%) Vì không thể sinh con một cách tự nhiên trong mối quan hệ đồng giới, các cặp đôi lựa chọn cho mình các hình thức đa dạng và tùy vào hoàn cảnh từng gia đình Khá nhiều cặp đôi chọn cách đầu tư tình cảm, tài chính và công sức cho cháu mình để có thể thay thế người con

Khoảng 1/5 số người tham gia phỏng vấn sâu có ý định có con đẻ của mình.

Có những cặp lại muốn nuôi con nuôi (nhận trẻ mồ côi)

Thực trạng kết hôn đồng giới ở Pháp

Quyền đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới ở Pháp được coi là truyền thống tự do Mặc dù hoạt động tình dục đồng giới là tội phạm tư bản thường dẫn đến án tử hình trong Ancien Régime, tất cả các luật kê gian đã bị bãi bỏ vào năm 1791 trong Cách mạng Pháp Tuy nhiên, một luật phơi bày không đứng đắn ít được biết đến thường nhắm vào người đồng tính đã được đưa ra vào năm 1960 trước khi bị bãi bỏ hai mươi năm sau đó. Độ tuổi đồng ý cho hoạt động tình dục đồng giới đã bị thay đổi nhiều lần trước khi bị cõn bằng vào năm 1982 - Tổng thống Phỏp Franỗois Mitterrand Sau khi cấp cho các cặp đồng giới quan hệ đối tác trong nước được gọi là hiệp ước đoàn kết dân sự, Pháp trở thành quốc gia thứ mười ba trên thế giới hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới vào năm 2013 Luật pháp cấm phân biệt đối xử trên cơ sở Xu hướng tính dục và bản dạng giới đã được ban hành lần lượt vào năm 1985 và 2012.Năm 2009, Pháp trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới giải mật chuyển giới thành bệnh tâm thần Ngoài ra, kể từ năm 2017, người chuyển giới đã bị được phép thay đổi giới tính hợp pháp của họ mà không trải qua phẫu thuật hoặc nhận bất kỳ chẩn đoán y tế nào.

Pháp đã được mệnh danh là một trong những quốc gia thân thiện với người đồng tính nhất trên thế giới Các cuộc thăm dò gần đây đã chỉ ra rằng phần lớn người Pháp ủng hộ hôn nhân đồng giới và vào năm 2013, Một cuộc thăm dò khác chỉ ra rằng 77% dân số Pháp tin rằng đồng tính luyến ái nên được xã hội chấp nhận, một trong những quốc gia cao nhất trong 39 quốc gia được hỏi Paris đã được nhiều ấn phẩm đặt tên là một trong những thành phố thân thiện với người đồng tính nhất trên thế giới, với Le Marais, Pigalle và Bois de Boulogne được cho là có một cộng đồng LGBT thịnh vượng và cuộc sống về đêm.

Hôn nhân đồng tính trở thành hợp pháp tại Pháp từ ngày 17 tháng 5 năm

2013 Đây là quốc gia thứ mười ba trên thế giới cho phép các cặp đồng tính kết hôn Pháp luật này cũng áp dụng đối với các tỉnh hải ngoại và lãnh thổ hải ngoại thuộc Pháp Đạo luật này vấp phải sự phản đối của đảng đối lập UMP, và đảng này nộp đơn kiện lên Hội đồng Hiến pháp Tuy nhiên hội đồng này phán quyết đạo luật công nhận hôn nhân đồng tính.

Vào ngày 6 tháng 11 năm 2015, một dự luật cho phép người chuyển giới thay đổi hợp pháp giới tính của họ mà không cần chuyển đổi giới tính và triệt sản bắt buộc đã được Thượng viện Pháp phê chuẩn Vào ngày 24 tháng 5 năm 2016, Quốc hội đã phê chuẩn dự luật Nghị sĩ Pascale Crozon, người đã giới thiệu dự luật, đã nhắc nhở các nghị sĩ trước khi bỏ phiếu về các thủ tục dài, không chắc chắn và nhục nhã mà người chuyển giới phải trải qua để thay đổi giới tính trong hồ sơ quan trọng của họ Do các văn bản khác nhau, một phiên chung đã được thành lập Vào ngày 12 tháng 7 năm 2016, Quốc hội đã phê chuẩn một phiên bản sửa đổi của dự luật, trong đó duy trì các điều khoản ngoài quy định về chứng nhận tâm thần và bằng chứng phẫu thuật xác định lại giới tính, đồng thời bỏ quy định ban đầu về việc cho phép tự chứng nhận giới tính Vào ngày 28 tháng 9, Thượng việnPháp đã thảo luận về dự luật Quốc hội Pháp sau đó đã họp vào ngày 12 tháng 10 trong một phiên họp toàn thể để phê chuẩn dự luật một lần nữa và bác bỏ các sửa đổi do Thượng viện Pháp đề xuất cần có bằng chứng về điều trị y tế Vào ngày 17 tháng 11, Hội đồng Hiến pháp phán quyết rằng dự luật là hiến pháp Nó đã được ký bởi Tổng thống vào ngày 18 tháng 11 năm 2016, được công bố trên Tạp chí dociel vào ngày hôm sau, và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2017.

Thực trạng kết hôn đồng giới ở Đức

Quyền đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới ở Đức đã phát triển đáng kể trong suốt những thập kỷ qua Trong những năm 1920 và đầu những năm 1930, người đồng tính nữ và đồng tính nam ở Berlin thường được xã hội khoan dung và nhiều quán bar và các câu lạc bộ đặc biệt liên quan đến người đồng tính nam đã được mở Mặc dù hoạt động tình dục đồng giới giữa nam giới đã bị Đế quốc Đức thực hiện bất hợp pháp theo Đoạn 175 vào năm 1871, Đức Quốc xã đã mở rộng các luật này trong Thế chiến II, kết quả là trong cuộc đàn áp và cái chết của hàng ngàn công dân đồng tính luyến ái Các phần mở rộng Nazi đã bị bãi bỏ vào năm 1950 và hoạt động tình dục đồng giới giữa nam giới đã bị coi thường ở cả Đông Đức và Tây Đức vào năm 1968 và 1969, tương ứng Độ tuổi đồng ý đã được cân bằng ở Đức thống nhất vào năm 1994.

Hôn nhân đồng giới đã hợp pháp kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2017, sau khi Bundestag thông qua luật cho phép các cặp đồng giới kết hôn đầy đủ và nhận con nuôi LGBT vào ngày 30 tháng 6 năm 2017 Trước đó, quan hệ đối tác đã đăng ký đã có sẵn cho các cặp đồng giới, đã được hợp pháp hóa vào năm 2001 Những quan hệ đối tác này cung cấp hầu hết các quyền tương tự như các cuộc hôn nhân và họ đã không còn tồn tại sau khi giới thiệu của hôn nhân đồng giới Việc nhận con nuôi đồng giới lần đầu tiên trở thành hợp pháp vào năm 2005 và được mở rộng vào năm 2013 để cho phép một người nào đó có mối quan hệ đồng giới nhận nuôi một đứa trẻ đã được đối tác của họ nhận nuôi Chống phân biệt đối xử trên cơ sở xu hướng tính dục và bản dạng giới khác nhau giữa Đức, nhưng phân biệt đối xử trong việc làm và cung cấp hàng hóa và dịch vụ bị cấm trên toàn quốc Chuyển giới mọi người đã được phép thay đổi giới tính hợp pháp kể từ năm 1980 Ban đầu luật pháp yêu cầu họ phải trải qua phẫu thuật thay đổi bộ phận sinh dục của họ để thay đổi tài liệu nhận dạng chính Điều này đã được tuyên bố là vi hiến.

Kết hôn và mưu cầu hạnh phúc là một trong những quyền cơ bản của con người, việc thực hiện quyền được kết hôn, quyền được mưu cầu hạnh phúc là những điều tất yếu và cần được quan tâm trong xã hội hiện đại ngày nay Có thể thấy, những quan điểm, định kiến về cộng đồng người đồng tính hay những ý kiến trái chiều về kết hôn đồng tính vẫn còn tồn tại và gây tranh cãi trong nhiều năm qua Những người đồng tính họ còn phải chịu những hành vi bạo lực tinh thần và bạo lực thể xác từ những người kì thị đồng tính Nhưng trong những năm gần đây những định kiến đó, những hành vi đó đã có những chuyển biến tích cực, những người đồng tình đã dần được bảo vệ quyền con người một cách tự nhiên, đã có những quốc gia công nhận việc kết hôn đồng giới Những sự kiện xã hội, những hoạt động xã hội mang tính chất tôn vinh quyền con người, đẩy mạnh tẩy chay những hành vi bạo lực thể xác lẫn tinh thần của người đồng tính dần dần xuất hiện nhiều hơn Ở Việt Nam, về cộng đồng người đồng giới đã nhận được những cái nhìn tích cực hơn trong những năm gần đây Mặc dù luật pháp không công nhận việc kết hôn đồng giới nhưng họ không cấm việc tổ chức đám cưới, những buổi lễ về kết hôn đồng giới Mặc dù đây cũng là một hạn chế nhưng đây cũng là những bước đầu bảo vệ quyền công dân của những người đồng tính Tuy không được công nhận nhưng nhà nước cũng không khắt khe với họ, tẩy chay những hành vi bạo lực kì thị người đồng tính, chà đạp quyền con người của cộng đồng LGBT Chống phân biệt đối xử cũng là nguyên tắc trọng tâm của các quốc gia nhằm đảm bảo sự bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực xã hội, bình đẳng trước pháp luật và đảm bảo cho sự phát triển của mỗi đất nước.

Những ngày lễ, sự kiện đặc biệt để tôn vinh quyền con người như Ngày Quốc tế chống kỳ thị Người Đồng tính, Song tính và Chuyển giới (17/5) là một ngày để nói về Quyền con người Tháng tự hào (Pride month) cũng là một tháng được toàn thế giới hưởng ứng ủng hộ bảo vệ quyền con người của cộng đồng Đây sẽ tiếp tục là cơ hội cho không chỉ cộng đồng LGBT, mà còn cho những cộng đồng ngoài cuộc lên tiếng về quyền của mình, và thúc đẩy những thành trì truyền thống phải thay đổi để bảo vệ phẩm giá mỗi con người Điều này sẽ góp phần nào làm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của định kiến, kỳ thị đối với cộng đồng người đồng tính.

Ngày đăng: 02/05/2024, 15:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN