1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Đề Tài - Phân Tích Các Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Gạo Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam trên thị trường hội nhập kinh tế quốc tế
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 49,35 KB

Nội dung

Do vậy, việc đẩy mạnh nguồn lao động cả về chất và lượng, đặc biệt là lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp là yêu cầu cấp thiết với sự nghiệp đưa các sản phẩm lúa gạo Việt Nam cạnh

Trang 1

MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước, hạt gạo gắn liền với quá trình phát triển dân tộc, không chỉ là nguồn lương thực chính nuôi sống hơn 90 triệu dân Việt Nam mà còn có sức ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nước ta Việt nam luôn tự hào là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới Thế nhưng hiện nay ta đang mất dần vị trí đó bởi sức ép từ thị trường thế giới quá lớn Vậy câu hỏi đặt ra là mặt hàng lúa gạo có những hạn chế gì, ta cần làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh của nó Đó cũng chính là lý do mà chúng tôi chọn đề tài

“Phân tích năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam trên thị trương hội nhập kinh tế quốc tế”

II MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

a Mục đích: Nghiên cứu thực tiễn về năng lực cạnh tranh của gạo Việt Nam thông qua tình hình sản xuất gạo trên thế giới và Việt Nam hiện nay, các yếu tố tác động tới mặt hàng này, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của gạo Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

b Nhiệm vụ:

- Phác họa tình hình sản xuất gạo trên thế giới, Việt Nam

- Phân tích các yếu tố tác động tới sản xuất gạo ở Việt Nam

- Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Mặt hàng gạo Việt Nam

IV NỘI DUNG:

- Phần 1: Cơ sở thực tiễn tình hình sản xuất gạo trên thế giới và Việt Nam hiện nay

- Phần 2: Các yếu tố tác động tới sản xuất gạo Việt Nam

- Phần 3: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của gạo Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 2

NỘI DUNG

PHẦN 1:

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GẠO CỦA THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.Sản xuất lúa gạo trên thế giới:

- Lúa gạo là một trong những cây lương thực chính, là nguồn thực phẩm quan

trọng dành cho hơn 3,5 tỷ người ( hơn 50% dân số trên thế giới ) Chính vì

thế, thị trường gạo là một trong những mảng kinh tế được quan tâm nhất hiện

nay

Dưới đây là bảng kim ngạch giá trị xuất khẩu gạo giai đoạn 2010-2016

0 5,000,000

10,000,000

15,000,000

20,000,000

25,000,000

30,000,000

Bi u đ t ng kim ng ch xu t kh u g o c a th gi i giai đo n 2010-2016 ồ tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của thế giới giai đoạn 2010-2016 ổng kim ngạch xuất khẩu gạo của thế giới giai đoạn 2010-2016 ạch xuất khẩu gạo của thế giới giai đoạn 2010-2016 ất khẩu gạo của thế giới giai đoạn 2010-2016 ẩu gạo của thế giới giai đoạn 2010-2016 ạch xuất khẩu gạo của thế giới giai đoạn 2010-2016 ủa thế giới giai đoạn 2010-2016 ế giới giai đoạn 2010-2016 ới giai đoạn 2010-2016 ạch xuất khẩu gạo của thế giới giai đoạn 2010-2016

Column1

Năm Tấn

Trang 3

- Thị trường gạo thế giới giai đoạn 2010-2016 được đánh giá là ổn định, tổng kim ngạch luôn đạt trên 37 tỷ USD

2 Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam:

- Việt Nam có hai vựa lúa chính, với gần 8 nghìn ha trồng lúa Với đặc điểm

dân số ở Việt Nam thì lúa gạo còn là sản phẩm đóng góp lớn trong quá trình xóa đói giảm nghèo

Bảng thống kê sản lượng, xuất khẩu và tổng kinh ngạch xuất

khẩu giai đoạn 2010-2016

Năm Sản lượng

( Triệu tấn)

Xuất khẩu (Triệu tấn)

Kinh ngạch xuất khẩu ( Triệu USD)

2010 39.71 6.70 3.00

2011 42.00 7.11 3.66

2012 43.66 7.15 3.70

2013 44.17 6.61 2.95

2014 45.00 6.90 3.11

2015 42.11 6.82 3.02

2016 44.23 7.08 3.21

Nguồn: Trade Map

- Nhiều năm gần đây, ngành gạo Việt Nam đã có những bước phát triển vượt

bậc và đạt nhiều thành quả đáng ghi nhận: gạo của Việt Nam đã có mặt tại

trên 135 quốc gia và vùng lãnh thổ

- Theo thống kê, giai đoạn 2010 - 2012, lượng gạo xuất khẩu của nước ta liên tục tăng, luôn đạt trên 6,6 triệu tấn/năm

- Tuy nhiên, kể từ năm 2013, thị trường gạo thế giới với nhiều biến động khó lường, đã tác động không nhỏ tới thành tích xuất khẩu gạo của nước ta Lượng gạo xuất khẩu liên tục giảm qua từng năm

Trang 4

- Kim ngạch xuất khẩu gạo chỉ chiếm 1% tổng kinh ngạch các mặt hàng xuất khẩu Đây là con số quá nhỏ đối với một nước nông nghiệp là chủ yếu

- Nhìn chung thị trường gạo Việt Nam còn khá bất ổn, khó cạnh tranh với các nước xuất khẩu gạo trên thế giới mà điển hình là Thái Lan

PHẦN 2:

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI SẢN XUẤT GẠO VIỆT NAM

1 Điều kiện tự nhiên:

Thuận lợi:

Đất đai:

- Đa dạng: có 14 nhóm đất khác nhau, trong đó chiếm diện tích lớn nhất là nhóm đất phù sa và nhóm đất feralit

- Loại đất phù sa thích hợp nhất với cây lúa nước và cây công nghiệp ngắn ngày, diện tích khoảng 3 triệu ha Loại đất này tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung

- Hiện nay, diện tích nông nghiệp hơn 9 triệu ha Việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với nền nông nghiệp lúa nước

Khí hậu:

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm là điều kiện lí tưởng cho phát triển nông nghiệp đặc biết là ngành trồng lúa

- Nguồn nhiệt, ẩm phong phú làm cho cây lúa xanh tươi, sinh trưởng nhanh, có thể trồng 2 đến 3 vụ một năm

- Lượng mưa 1500-2000mm trên năm

Nguồn nước tưới tiêu:

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, có 75 hệ thống thủy lợi vừa và nhỏ được tạo ra để phần lớn phục vụ cho canh tác lúa

Trang 5

- Nguồn nước ngầm khá dồi dào, là nguồn nước tưới tiêu quan trọng vào mùa khô

Giao thông biển:

- Nước ta có đường bờ biển dài, giao thông trên biển thuận lợi cho việc vận chuyển thóc gạo xuất khẩu sang các nước bạn

Khó khăn:

- Địa hình ¾ là đồi núi, gây khó khăn cho việc canh tác lúa nước cho các bà con trên vùng cao

- Nước ta có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, mùa khô gây ra hạn hán, mùa mưa gây lũ lụt, ngập úng

- Do hiện tượng nước biển dâng khiến cho đất nhiễm mặn, khó khăn cho công tác cải tạo đất

- Các thiên tai như: gió Tây khô nóng, sự phát triển của sâu bệnh trong điều kiện nóng ẩm, sương muối, rét hại,…gây thiệt hại không nhỏ cho ngành nông nghiệp trồng lúa nước

2 Điều kiện xã hội:

Thuận lợi:

 Nguồn lao động: dồi dào, cần cù, siêng năng, có kinh nghiệm nhưng chưa được đào tạo chuyên sâu

(Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến giữa năm 2014, quy mô lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam là 53,8 triệu người; trong đó số người trong độ tuổi lao động là 47,52 triệu người Đó là lực lượng lao động lý tưởng đối với một quốc gia Song, trong phần trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII (11-2014), Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân đã đưa ra thông tin đáng chú ý về lực lượng lao động hiện nay Cụ thể, năng suất lao động của người Việt Nam rất thấp so với khu vực và thế giới Theo số liệu thống kê của Tổ chức Năng suất Châu Á, năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn 2 lần so với năng suất bình quân khu vực ASEAN Còn theo nghiên cứu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất Châu Á - Thái Bình Dương , thấp hơn Nhật Bản 11 lần và Hàn Quốc

10 lần So với các nước ASEAN có mức thu nhập trung bình, năng suất lao

Trang 6

động của Việt Nam chỉ bằng 1/5 Malaysia và 2/5 Thái Lan Tốc độ tăng năng suất lao động trung bình hàng năm của Việt Nam đạt từ 3,3% đến 5,2% Do vậy, việc đẩy mạnh nguồn lao động cả về chất và lượng, đặc biệt là lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp là yêu cầu cấp thiết với sự nghiệp đưa các sản phẩm lúa gạo Việt Nam cạnh tranh trên thế giới.)

Khó khăn:

Khoa học kĩ thuật:

Người dân còn sản xuất theo tập quán, việc ứng dụng các loại máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến còn hạn chế chưa đồng đều quy trình trồng lúa, thu hoạch, chế biến diễn ra khá thủ công

(Đa số công nghệ xay xát còn non yếu và lạc hậu, tỷ lệ hạt gãy cao, tỷ lệ thủy phần vượt quá mức do năng lực phơi sấy còn hạn chế khiến hạt gạo bị ẩm mốc, khó bảo quản dẫn đến tình trạng cùng chủng loại với gạo các quốc gia khác đặc biệt là thái lan nhưng phẩm cấp lại thấp hơn)

Thị trường :

- Thị trường trong nước: Thường rơi vào trạng thái mất cân bằng cung - cầu (Bà Phạm Chi Lan - chuyên gia kinh tế chia sẻ “Thị trường trong nước vẫn là lớn nhất Lâu nay rồi và bây giờ cũng thế Chúng ta xuất khẩu một phần thôi, còn phần lớn là tiêu thụ trong nước Nhu cầu trong nước cũng đang thay đổi Cạnh tranh đang tăng từ các dòng gạo nước ngoài” Như vậy, thị trường trong nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tìm vị thế cho hạt gạo của Việt Nam Hạt gạo có đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng trong nước thì mới có thể mang ra nước ngoài được Mặc dù Việt Nam luôn là một trong những nước hàng đầu về xuất khẩu gạo thế nhưng, hiện tượng người dân dùng gạo ngoại hay gạo không rõ nguồn gốc khá phổ biến Gần đây còn xuất hiện vụ gạo giả, gạo làm từ nilon khiến cho người dân lo lắng, dần mất niềm tin vào gạo của nước mình Giá trị của hạt gạo còn bị đánh giá thấp ở thị trường trong nước thì khó mà có thể có chỗ đứng tốt ở các quốc gia khác)

- Thị trường quốc tế: thị trường xuất khẩu thường mất ổn định, chưa được mở rộng về quy mô, ngày xuất hiện càng nhiều đối thủ cạnh tranh về xuất khẩu gạo với Việt Nam như Cam pu chia, Myanmar

Trang 7

(Mặc dù hạn chế về công nghệ, song Myanmar đang cạnh tranh với các nước trong khu vực như Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Ấn Độ và Pakistan trên thị trường gạo.Trung Quốc chiếm khoảng 80% lượng gạo xuất khẩu của Myanmar, chủ yếu giao dịch qua biên giới Các nước khác mà Myanmar xuất khẩu gạo sang là Indonesia, Singapore, những nước châu Âu, châu Phi, Nga và

Brazil.Myanmar đã xuất khẩu 767.753 tấn gạo trong tài khóa 2015-2016, trong khi Việt Nam đạt con số 4,68 triệu tấn Chuyên gia nông nghiệp GS Nguyễn Lân Hùng cho biết: Gạo Việt chưa xuất được vào Nhật, trong khi Lào,

Campuchia xuất khẩu ít gạo hơn ta nhưng gạo của họ đã vào được thị trường Nhật Trong số các thị trường gạo của Việt Nam, Trung Quốc tiếp tục đứng vị trí thứ nhất 10 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc chiếm đến 36% thị phần, đạt 1,51 triệu tấn và 678,7 triệu USD, nhưng đã giảm 22,5% về khối lượng và giảm 13,7% về giá trị so với cùng kỳ 2015)

Chính sách vĩ mô:

Nhân tố này thể hiện sự tác động của nhà nước tới hoạt động xuất khẩu gạo, nhà nước cần có sự điều tiết lợi ích giữa nhà nước - doanh nghiệp - người nông dân sao cho thoả đáng và hợp lý nhất (Nghị định 109/2010/NĐ-CP đã gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất lúa gạo)

(Theo khoản 1 điều nghị định này thì các doanh nghiệp thương gia muốn được xuất khẩu lúa gạo thì phải đáp ứng rất nhiều yêu cầu tiêu chuẩn về kho chứa, sản lượng tối thiểu gây khiến cho nhiều doanh nghiệp vì không đạt được sản lượng tối thiểu nên không thể xuất khẩu gạo dẫn đến tình trạng tồn kho Theo khoản 1 điều 16 thì các doanh nghiệp sẽ không thể tự do xuất khẩu gạo của mình mà phải thông qua một doanh nghiệp lớn nào đó được nhà nước cho phép xuất khẩu gạo làm cho cơ hội mở rộng thị trường của doanh nghiệp bị bó

hẹp.Còn theo khoản 2, 3 điều 17 yêu cầu các doanh nghiệp phải đăng kí thông tin đối tác nhập khẩu gạo của mình với Hiệp hội Lương Thực Việt Nam Điều này có thể dẫn tới trường hợp thông tin khách hàng của doanh nghiệp bị rò rỉ,

dễ dàng trở thành miếng mồi ngon bị doanh nghiệp khác bắt lấy Do vậy, nhà nước cần nhanh chóng xem xét sửa đổi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân sản xuất gạo của Việt Nam)

Trang 8

 Ngoài ra, việc chọn giống lúa, sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng và sản lượng gạo của Việt Nam (Người dân Việt Nam hiện nay vẫn có xu hướng sử dụng lấy lúa thịt đã có sẵn, tự sản xuất hạ giống mà không có sự đầu tư ở khâu cực kì quan trọng.Trong 1 cuộc họp gần đây ông nguyễn đỗ anh tuấn đã nói “Nhu cầu tiêu dùng nội địa đã đòi hỏi cao hơn trước Rất ít người dùng loại gạo có giá 10.000 đồng Trong khi đó, gạo 10.000 đồng này chính là loại để xuất khẩu Gạo xuất khẩu của Việt Nam là loại gạo dở nhất!” Rõ ràng, khâu chọn hạt giống, sử dụng hợp lí các sản phẩm hữu

cơ là cơ sở quyết định đến hiệu quả sản xuất lúa gạo ở Việt Nam)

PHẦN 3:

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA GẠO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1 Đổi mới cơ cấu sản xuất:

Cứ mỗi vụ lúa sắp đến ông cha ta thường có câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” như nhắc mọi người trước khi trồng lúa thì khâu chọn giống là việc đầu tiên mỗi người nông dân phải làm để chuẩn bị cho vụ lúa đầy thuận lợi Khâu chọn giống lúa vô cùng quan trọng vì nó quyết định đến cả quá trình sinh sôi, nảy nở và cho ra kết quả hạt gạo Thay vì chọn giống lúa cho sản lượng cao thì tôi nghĩ mọi người nên chọn loại giống lúa nào có chất lượng cao, năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh và bão lũ cao như các loại giống lúa VNĐ 95-20; OM 3536 (OMCS 21) Người nông dân khi trồng lúa thường có thói quen là chọn xem giống lúa nào cho năng xuất cao, sản lượng lớn; đây là thói quen đã in sâu vào trong tiềm trong tiềm thức mỗi người nông dân vì mọi người cứ nghĩ rằng nếu như vụ mùa đó sản lượng lúa mà cao thì coi như năm

đó mùa màng bội thu Suy nghĩ đó của mỗi người dân không hề sai vì ta biết nước ta là nước xuất khẩu gạo thứ 3 thế giới và gạo luôn được xem là mặt hàng xuất khẩu có sản lượng lớn và đem lại kim ngạch xuất khẩu cao cho nước ta, đó

là điều rất đáng mừng

Trang 9

Nhưng bên cạnh đó thì một số nước phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản,

… lại có yêu cầu về chất lượng rất cao, hay như Trung Quốc, Philippines hiện nay là nước nhập khẩu gạo chính của nước ta cũng đang dần dần nhập khẩu ít

đi Vậy lí do tại sao các nước đó lại giảm nhập khẩu, lí do là vì gạo của chúng ta không đáp ứng được về nhu cầu chất lượng gạo của họ, như ta đã biết thì gạo xuất khẩu chính của hạt gạo Việt Nam là loại gạo dài còn loại gạo mà Thái Lan xuất khẩu là loại gạo thơm, dẻo… vì vậy nên gạo của Thái Lan vẫn chiếm ưu thế hơn so gạo nước ta Để khắc phục tình trạng các nước có xu hướng ít nhập khẩu gạo Việt Nam thì chúng ta cần nâng cao chất lượng gạo lên bằng cách chọn những giống lúa mang lại giá trị hạt gạo cao như lúa thơm, tám, lúa Hải Hậu hay một số loại gạo có tính chất vừa cho sản lượng cao, chất lượng tốt và khả năng chống chịu sâu bệnh, lũ, điều kiện đất bị nhiễm chua, mặn Hiện nay thì các nhà khoa học hàng đầu ở Việt Nam chuyên nghiên cứu về nông nghiệp không ngừng cải tạo và tạo ra nhiều giống lúa mang lại giá trị cao hơn không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn để xuất khẩu nữa

Bên cạnh đó thì việc tăng năng xuất sản xuất gạo cũng nên được chú trọng hơn, vì nó sẽ làm cho kim ngạch nước ta tăng lên Cũng như việc đòi hỏi chúng

ta phải nâng cao trình độ hơn, không ngừng nhân lên về lao động đơn giản để trở thành lao động trừu tượng, thì khi đó giá trị hàng hóa mới ngày càng được tăng lên Hay như để năng xuất tăng lên thì đòi hỏi chúng ta không ngừng nâng cao tay nghề, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào trồng lúa Kỹ thuật chăm sóc đây

là khâu quan trọng thứ 2 sau khi chọn giống lúa và đòi hỏi người nông dân phải

có kĩ năng chuyên môn nhất định mới có thể cho ra được sản phẩm cao đáp ứng được nhu cầu, không chỉ sản xuất để ăn và lưu thông buôn bán trong nước mà còn để xuất khẩu Sau đây sẽ là một số mô hình sản canh tác và cách chăm sóc lúa đạt hiệu quả cho năng xuất cao được một số nhà khoa học nghiên cứu và khuyên nên làm; đầu tiên chúng ta có thể gieo lúa theo kiểu “hiệu ứng hàng biên” tức là phương pháp cấy lúa với khoảng cách thưa, cấy hai hàng sông hẹp cách nhau và cấy một hàng sông rộng, cấy theo phương pháp này ưu điểm là tạo khoảng cho ánh sáng mặt trời chiếu vào, tiết kiệm phân bón, để khoảng cho rễ phát triển và hấp thụ chất dinh dưỡng cao… và đặc biệt sản lượng sẽ cao hơn

Trang 10

với cách trồng thông thường mà người dân hay trồng Thứ hai là có thể áp dụng

mô hình công nghệ sinh thái (tức là trồng hoa xen trồng lúa), hiện nay đang được một số tỉnh ở đồng bằng song Cửu Long mạnh dạn áp dụng, với mô hình trồng lúa này thì có thể giảm được việc phun thuốc trừ sâu, giảm chi phí mua thuốc chống sâu bệnh, giảm ô nhiễm môi trường, tăng năng xuất và tăng mĩ quan, bảo vệ sức khỏe cho người dân Cách thứ ba là cách trồng xen canh, cách trồng này thường mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với cách trồng cổ điển hồi xưa là ba vụ một năm, khi trồng xen canh kiểu này thì sẽ giúp cho đất có thời gian được tái tạo lại đất và tạo hiệu quả năng xuất cao hơn đồng thời khi xen canh thì những cây trồng thay thế sẽ tạo hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa không Chúng ta có thể trồng lúa xen canh với trồng sen: tức là sen sẽ được trồng thay thế vào vụ thu và vụ mùa, còn vụ đông - xuân sẽ được trồng lúa; kiểu trồng này có đặc điểm là khi trồng sen để xen canh thì chi phí trồng sen rẻ và tốn ít tiền mua phân bón, ít bị sâu bệnh nên rất dễ trồng, lợi ích kinh tế đem lại khá cao vì giá trị sử dụng của sen từ rễ đến hoa đều mang lại thu nhập,

và sau khi trồng sen vào hai vụ trước thì cái phần bùn và xác cây sẽ phân hủy tạo chất dinh dưỡng cho vụ sau trồng lúa, hay là cách trồng xen canh kiểu một

vụ lúa, 1 vụ màu xen kẽ nhau, cách trồng này rất hiệu quả và hiện nay đang được đa số người dân sử dụng phương pháp này… Đó là những mô hình trồng lúa hiệu quả và tiếp theo sẽ là cách chăm sóc lúa để đạt năng xuất cao Như chúng ta đã biết thì quá trình chăm sóc lúa cực kì quan trọng đòi hỏi người nông dân phải cẩn thận từ trước khi gieo, trồng lúa, trước khi đem mạ vào cấy thì người nông dân cần bón lót ruộng (tùy theo từng loại đất mà sử dụng phân bón lót là phân nào), lưu ý là phải thả nước vào trước khi bón phân và sau khi bón không được tháo nước để tránh tình trạng phân bị trôi; tiếp theo sau khi sạ, cấy thì chúng ta nên dùng chế phẩm để phun, tiếp đến là bón phân theo đợt (thường

là hai đợt bón) và cuối cùng là phun thuốc chống sâu bệnh theo đúng chỉ dẫn của xã, huyện, tránh phun các loại thuốc tăng trưởng và hạn chế thuốc bảo vệ thực vật để tránh ảnh hưởng đến chất lượng hạt gạo gây ra dư thừa chất bảo quản sẽ gây ra nguy hiểm cho người và môi trường Khuyến khích người dân trồng lúa theo mô hình không hữu cơ, tức là không sử dụng thuốc bảo vệ thực

Ngày đăng: 02/05/2024, 11:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w