1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ đề cương Luật tố tụng dân sự trọng tâm Vòng 2 - Ôn thi công chức Viện kiểm sát nhân dân 2024

78 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 596,5 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM, CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT TTDS (7)
  • CHƯƠNG 4: CHỨNG MINH VÀ CHỨNG CỨ (15)
  • CHƯƠNG 3: CƠ QUAN THTT, NGƯỜI THTT, NGƯỜI TGTT (24)
  • CHƯƠNG 2: THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ (30)
  • CHƯƠNG 5: BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI – THỜI HIỆU KHỞI KIỆN (41)
  • CHƯƠNG 7: THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TOÀ ÁN CẤP SƠ THẨM (45)
  • CHƯƠNG 8: THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỤ TẠI TOÀ ÁN CẤP PHÚC THẨM (70)
  • CHƯƠNG 9: THỦ TỤC XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PL (73)

Nội dung

Bộ đề cương Luật tố tụng dân sự trọng tâm Vòng 2 - Ôn thi công chức Viện kiểm sát nhân dân 2024 Đề cương trọng tâm - chỉ cần học đủ - điểm số cao!

KHÁI NIỆM, CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT TTDS

Câu 4 Nêu và phân tích đặc điểm, thành phần của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự Cho ví dụ?

Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là quan hệ giữa Toà án, VKS, ĐS, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, ngươi làm chứng, người giám định, người phiên dịch và những chủ thể khác phát sinh trong tố tụng dân sự, trong đó quyền và nghĩa vụ của các bên trong các quan hệ này được các quy phạm pháp tố tụng dân sự quy định.

Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự mang đầy đủ các đặc điểm của một quan hệ pháp luật xã hội chủ nghĩa:

- Là quan hệ có ý chí;

- Xuất hiện trên cơ sở các quy phạm pháp luật;

- Nội dung được cấu thành bởi quyền và nghĩa vụ pháp lý mà việc thực hiện được bảo đảm bằng sự cưỡng chế Nhà nước.

Bên cạnh đó, quan hệ pháp luật tố tụng dân sự còn có các đặc điểm riêng:

- Chủ thể : rất rộng, tuy nhiên, TA và các đương sự là những chủ thể chính trong nhiều

QHPL TTDS Bởi vì, trong các QHPL TTDS thì chủ yếu là quan hệ phát sinh giữa TA với ĐS và quan hệ giữa TA hoặc ĐS với các chủ thể khác Tòa án thường là một bên của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự vì là cơ quan tài phán NN duy nhất thực hiện quyền lực NN để gq VVDS

TA có quyền đưa ra yêu cầu, ra bản án, QĐ có tính chất bắt buộc các chủ thể khác phải tôn trọng và phải thi hành.

- Về phạm vi phát sinh : Các quan hệ pháp luật tố tụng dân sự chỉ phát sinh trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự Từ thời điểm vụ việc dân sự đc phát sinh tại TA khi TA thực hiện việc thụ lý vụ việc dân sự để giải quyết, xuất hiện rất nhiều các quan hệ giữa TA, VKS, ĐS và những chủ thể khác Khi các quan hệ này được các QPPL TTDS điều chỉnh thì trở thành QHPL TTDS.

- Về nội dung : Quyền và nghĩa vụ tố tụng của các chủ thể trong QHPL TTDS phát sinh, tồn tại, thay đổi trong một thể thống nhất Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi chủ thể tố tụng đều là cơ sở để phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ tố tụng của chủ thể khác.

3 Thành phần của quan hệ pháp luật dân sự

Cũng như quan hệ pháp lý khác, quan hệ pháp luật tố tụng dân sự bao gồm ba thành phần: chủ thể, khách thể và nội dung.

- Chủ thể của quan hệ tố tụng dân sự là những cá nhân, tổ chức tham gia vào các quan hệ pháp luật tố tụng dân sự

Căn cứ vào mục đích tham gia tố tụng và địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, có thể chia thành 3 nhóm:

+ Nhóm thứ nhất bao gồm các chủ thể có nhiệm vụ quyền hạn giải quyết vụ việc dân sự, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình tố tụng: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân.

+ Nhóm thứ hai bao gồm các chủ thể tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác như: đương sự; người đại diện của đương sự; người bảo vệ quyền và lợi ích hp của ĐS.

+ Nhóm thứ ba bao gồm các chủ thể tham gia tố tụng để hỗ trợ Tòa án trong việc giải quyết vụ việc dân sự như người làm chứng, người giám định, phiên dịch, định giá…

Khi tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, mỗi chủ thể có những nhiệm vụ, mục đích khác nhau: nguyên đơn mong muốn yêu cầu của mình được Tòa án chấp nhận, bị đơn mong muốn Tòa án bác yêu cầu của nguyên đơn, Tòa án mong muốn giải quyết nhanh chóng và đúng đắn được vụ việc dân sự…

Tuy vậy, mong muốn chung của các chủ thể là làm sao Tòa án có thể giải quyết được yêu cầu của đương sự hay vụ việc dân sự để chấm dứt tranh chấp giữa các đương sự Đây chính là động lực thúc đẩy các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự và là mục đích, mối quan tâm chung của các chủ thể.

Khách thể quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là việc giải quyết quan hệ pháp luật nội dung tranh chấp giữa các đương sự hay việc công nhận hoặc không công nhận về một sự kiện pháp lý hoặc quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong QHPL nội dung.

- Nội dung quan hệ pháp luật tố tụng dân sự bao gồm các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự đã được quy định trong các VBPL TTDS.

Câu 5 Phân tích nguyên tắc quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và so sánh nguyên tắc này được ghi nhận trong BL TTDS 2004 ( sửa đổi 2011) với BL TTDS 2015 Đáp án:

Phân tích các vấn đề sau:

1 Cơ sở pháp lý của nguyên tắc :Đ4: Điều 4 Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

1 Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.

2 Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.

Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.

Việc giải quyết vụ việc dân sựquy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật này quy định.

2 Phân tích các nội dung sau đây (20 điểm)

CHỨNG MINH VÀ CHỨNG CỨ

Câu 12 Khái niệm chứng cứ? Nguồn chứng cứ? Phân biệt chứng cứ và nguồn chứng cứ? Đáp án khung: a) Khái niệm, thuộc tính của chứng cứ ()

- Điều 93 BLTTDS năm 2015: () Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Toà án trong quá trình tố tụng hoặc do Toà án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác địnhcác tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.

+/ Tính khách quan của chứng cứ

+/ Tính liên quan của chứng cứ

+/ Tính hợp pháp của chứng cứ:

Thứ nhất về tính khách quan Chứng cứ có tính khách quan bởi chứng cứ là cơ sở để nhận thức vụ việc dân sự Theo lý luận về nhận thức thì người ta chỉ nhận thức đúng bản chất của sự vật, sự việc khi nó được phản ánh lại một cách khách quan Những cái đó có được là do sự tưởng tượng, hư cấu không bao giờ nói lên được bản chất sự vật, sự việc và không thể làm cơ sở của nhận thức

Tính khách quan của chứng cứ thể hiện ở chỗ chứng cứ phải là cái có thật, tồn tại ngoài ý muốn của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng.Trong quá trình tố tụng, những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng không thể tạo ra chúng theo ý muốn chủ quan của họ mà chỉ có thể thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chúng Xác định được tính khách quan của chứng cứ, trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự tòa án loại bỏ được những cái không có thật, không sử dụng để giải quyết vụ việc dân sự bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, đúng đắn.

Thứ hai về tính liên quan Chứng cứ có tính liên quan bởi chứng cứ được tòa án dựa vào để giải quyết vụ việc dân sự Tính liên quan của chứng cứ thể hiện ở chỗ giữa chứng cứ và vụ việc dân sự có mối quan hệ nhất định Nhờ chứng cứ mà tòa án có thể công nhận hay phủ nhận được tình tiết, sự kiện này hay tình tiết, sự kiện khác của vụ việc dân sự hoặc đưa ra tin tức về nó Thông thường, chứng cứ bao gồm những tin tức liên quan trực tiếp đến vụ việc dân sự. Thông qua nó tòa án có thể khẳng định ngay được có hay không tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự nhưng trong nhiều trường hợp, chứng cứ còn bao gồm cả những tin tức liên quan gián tiếp đến vụ việc dân sự Tuy vậy, nhờ chúng tòa án vẫn có khả năng đưa ra những kết luận nhất định về vụ việc dân sự đang giải quyết Căn cứ vào tính liên quan của chứng cứ, trong quá trình giải quyết vụ việc, tòa án có thể loại bỏ được những cái không liên quan đến vụ việc dân sự Từ đó, không phải xác minh làm rõ chúng, bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng và đúng đắn.

Thứ ba về tính hợp pháp Chứng cứ có tính hợp pháp bởi việc giải quyết vụ việc dân sự không thể tách rời quá trình nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ Quá trình này lại phức tạp vì thế pháp luật phải quy định cụ thể những vấn đề liên quan đến chúng thì mới có thể làm cho việc giải quyết vụ việc dân sự đúng với bản chất của nó Tính hợp pháp của chứng cứ yêu cầu chứng cứ phải được rút ra từ những nguồn nhất định do pháp luật quy định; quá trình thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng phải được tiến hành đúng theo quy định của pháp luật.Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các chủ thể chứng minh phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về chứng cứ Đối với những gì không được rút ra từ các nguồn do pháp luật quy định, không được thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng theo đúng quy định của pháp luật thì không được coi là chứng cứ, không được sử dụng giải quyết vụ việc dân sự.

* Chứng cứ phải được xác định từ những nguồn chứng cứ hợp pháp mà pháp luật tố tụng dân sự quy định;

* Chứng cứ phải được cung cấp, thu thập theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật tố tụng dân sự quy định;

* Chứng cứ phải được công khai theo đúng quy định của pháp luật tố tụng dân sự. b ) Nguồn chứng cứ: ()

Theo quy định tại Điều 94 BLTTDS 2015

+ Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.

+ Lời khai của đương sự.

+ Lời khai của người làm chứng.

+ Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.

+ Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.

+ Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.

+ Văn bản công chứng, chứng thực.

+ Các nguồn khác mà pháp luật có quy định. c) Phân biệt chứng cứ và nguồn chứng cứ: ()

Trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, việc phân biệt rõ đâu là chứng cứ, đâu là nguồn chứng cứ không chỉ có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn

- Nguồn chứng cứ là hình thức tồn tại của chứng cứ; nguồn chứng cứ là những dữ kiện thực tế có chứa đựng nội dung những sự thật khách quan có liên quan đến vụ việc mà Tòa án đang giải quyết Như vậy, hiểu theo khái niệm này thì nguồn chứng cứ chính là hình thức chứa đựng những gì có thật liên quan đến đối tượng chứng minh trong vụ kiện dân sự.

- Chứng cứ chỉ có thể hình thành và thu thập từ những nguồn được pháp luật quy định; chứng cứ là những sự thật khách quan có liên quan đến vụ việc mà Tòa án đang giải quyết, được thu thập theo một trình tự do luật định mà Tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có các tình tiết là cơ sở của những yêu cầu hay phản đối yêu cầu của các bên đương sự và những cơ sở khác có ý nghĩa để giải quyết đúng đắn vụ việc,

Chứng cứ là các “dấu vết”, “thông tin” còn nguồn phản ánh chứng cứ là những cái chứa đựng các “dấu vết”, “thông tin” ấy Chứng cứ là cái chi tiết, cụ thể còn nguồn chứng cứ là cái bao quát chung.

Câu 13 Phân tích các biện pháp mà Toà án phải ra quyết định khi tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự? Đáp án khung: a) Vai trò của Tòa án trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ: ()

Trong tố tụng dân sự, Toà án chỉ giữ vai trò giúp đỡ, hướng dẫn về mặt pháp luật để các đương sự tự chứng minh nhằm bảo vệ các yêu cầu liên quan đến quyền lợi của mình Tòa án xem xét các chứng cứ do cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp trên cơ sở tính xác thực của các chứng cứ đó mà quyết định có sử dụng chúng vào quá trình chứng minh hay không

Tòa án chỉ có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp để thu thập tài liệu, chứng cứ trong những trường hợp BLTTDS năm 2015 có quy định Việc tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ phải tuân thủ quy định tại điều luật cụ thể của BLTTDS năm 2015 về biện pháp đó. Ngoài ra, BLTTDS năm 2015 xác định trách nhiệm của Tòa án phải hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ, tuy nhiên chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do BLTTDS quy định Điểm này đã nhấn mạnh quyền tự quyết của đương sự b) Phân tích các biện pháp sau đây: () Điều 97 BLTTDS quy định nhiều biện pháp Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ, song chỉ những biện pháp quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 2 Điều 97, Tòa án phải ra quyết định, trong đó nêu rõ lý do và yêu cầu của Tòa án, gồm :

- Trưng cầu giám định (Điều 102 BLTTDS năm 2015)

- Định giá tài sản (Điều 104 BLTTDS năm 2015)

- Xem xét, thẩm định tại chỗ (Điều 101 BLTTDS năm 2015)

- Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ (Điều 105 BLTTDS năm 2015);

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự (Điều 106 BLTTDS năm 2015); c) Ý nghĩa ()

Câu 13b Phân tích các biện pháp Toà án mà Toà án phải ra quyết định khi tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự? Đáp án:

2 Phân tích được các biện pháp sau đây: (25)

Trưng cầu giám định (Điều 102 BLTTDS năm 2015) Điều 102 Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định

1 Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.

CƠ QUAN THTT, NGƯỜI THTT, NGƯỜI TGTT

Câu 16 Nêu khái niệm và phân tích thành phần các cơ quan tiến hành tố tụng? Điều 46 Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng

1 Các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự gồm có: a) Tòa án; b) Viện kiểm sát.

2 Những người tiến hành tố tụng dân sự gồm có: a) Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; b) Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Đáp án: Nêu khái niệm và phân tích những nội dung sau

- Khái niệm: (2 điểm) Cơ quan tiến hành tố tụng là cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước trong việc giải quyết vụ việc dân sự và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự

- Các cơ quan tiến hành tố tụng: (3 điểm)

- Phân tích địa vị pháp lý: (25 điểm)

+ Cơ quan Tòa án: (12 điểm)

- Chức năng: là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Nhiệm vụ chung: (Điều 107 Hiến pháp 2013, (Điều 1 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm

1 Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

2 Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.

3 Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Điều 103 Điều 2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân

1 Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

- Nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực tố tụng dân sự,

+ Cơ quan Viện Kiểm sát: (13 điểm)

- Chức năng: Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp

- Nhiệm vụ chung: (Điều 107 Hiến pháp 2013, Điều 1 Luật Tổ chức Viện kiểm sát năm 2014). Điều 107

1 Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

2 Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định.

3 Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

- Nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực tố tụng dân sự,

Câu 16b Nêu khái niệm và phân tích thành phần người tiến hành tố tụng? Điều 46 Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng

1 Các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự gồm có: a) Tòa án; b) Viện kiểm sát.

2 Những người tiến hành tố tụng dân sự gồm có: a) Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; b) Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên

- Khái niệm: (2 điểm) Cơ quan tiến hành tố tụng là cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước trong việc giải quyết vụ việc dân sự và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự Đáp án:

- Khái niệm: (2 điểm) Người tiến hành tố tụng dân sự là người nhân danh Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ việc dân sự và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình tố tụng dân sự

- Các cơ quan tiến hành tố tụng: (3 điểm)

- Phân tích địa vị pháp lý: (25 điểm)

1 Chánh án Tòa án (3 điểm)

-Chánh án Toà án là người lãnh đạo Toà án, có quyền điều hành các công việc hành chính và tổ chức việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án

- Trong tố tụng dân sự, chánh án có nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức việc giải quyết các vụ việc dân sự, tiến hành các hoạt động tố tụng dân sự được pháp luật quy định

- Thẩm phán là người tiến hành tố tụng có tính chuyên nghiệp, thuộc biên chế của Toà án, được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử các vụ án và giải quyết các việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án (Điều 1 Pháp lệnh thẩm phán và hội thẩm nhân dân)

- Trong tố tụng dân sự, thẩm phán là người có quyền trực tiếp tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá trình giải quyết vụ việc dân sự

3 Hội thẩm nhân dân (3 điểm)

- Hội thẩm nhân dân là người tiến hành tố tụng được bầu theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử các vụ án và giải quyết các việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án

4 Thư ký Toà án (3 điểm)

- Là người tiến hành tố tụng thuộc biên chế của Toà án, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc ghi các biên bản tố tụng và thực hiện những công việc khác theo sự phân công của chánh án Toà án và thẩm phán

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ

Câu 19 Anh/chị hãy phân tích thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án nhân dân trong giải quyết vụ án dân sự theo quy định của BLTTDS 2015 Đáp án:

1 Khái niệm thẩm quyền giải quyết sơ thẩm vụ án dân sự của Tòa án (2 điểm) Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án là quyền của Tòa án trong việc xem xét giải quyết các vụ việc dân sự theo thủ tục sơ thẩm dân sự Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án các cấp là thẩm quyền sơ thẩm của một cấp Tòa án nào đó (cấp huyện, cấp tỉnh) trong việc thụ lý giải quyết các vụ việc theo thủ tục tố tụng dân sự Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ là thẩm quyền của một Tòa án trong việc thụ lý, giải quyết một vụ việc dân sự cụ thể

2 Ý nghĩa của việc quy định thẩm quyền (3 điểm) Việc phân định đúng thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án sẽ là cơ sở để xác định đúng thẩm quyền phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm Việc xây dựng các tiêu chí để xác định thẩm quyền của Tòa án có ý nghĩa tạo cơ sở pháp lý để phân định thẩm quyền sơ thẩm giữa các cấp Tòa án và giữa các Tòa án cùng cấp với nhau trong giải quyết vụ việc Việc phân định đúng thẩm quyền sẽ không gây mất thời gian, vật chất, tránh được sự chồng chéo nhiệm vụ giữa các cấp Tòa án và giữa các Tòa án cùng cấp với nhau và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành án dân sự.

- Thẩm quyền giải quyết theo loại việc: tranh chấp dân sự (Điều 26) Điều 26 Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1 Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.

2 Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.

3 Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.

4 Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.

5 Tranh chấp về thừa kế tài sản.

6 Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

7 Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.

8 Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.

9 Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.

10 Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.

11 Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

12 Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

13 Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

14 Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

- tranh chấp hôn nhân và gia đình (Điều 28) Điều 28 Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1 Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.

2 Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

3 Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

4 Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.

5 Tranh chấp về cấp dưỡng.

6 Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

7 Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.

8 Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

- tranh chấp kinh doanh, thương mại (Điều 30), Điều 30 Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1 Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

2 Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

3 Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.

4 Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

5 Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

- tranh chấp lao động (Điều 32) (5 điểm) Điều 32 Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1 Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải: a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động; d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2 Tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định đó hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết.

3 Tranh chấp liên quan đến lao động bao gồm: a) Tranh chấp về học nghề, tập nghề; b) Tranh chấp về cho thuê lại lao động; c) Tranh chấp về quyền công đoàn, kinh phí công đoàn; d) Tranh chấp về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

4 Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp.

5 Các tranh chấp khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

- Thẩm quyền giải quyết theo cấp (Điều 35, 36, 37, 38) (5 điểm)

- Thẩm quyền theo lãnh thổ (Điều 39) (5 điểm) Điều 35 Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

1 Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây: a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này; b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này; c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.

2 Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây: a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này; b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều

29 của Bộ luật này; c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này; d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.

BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI – THỜI HIỆU KHỞI KIỆN

Câu 24 Trình bày khái niệm biện pháp khẩn cấp tạm thời; nêu các biện pháp khẩn cấp tạm thời và ý nghĩa của việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự (30 điểm)

Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp toà án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án (3 điểm)

Biện pháp khẩn cấp tạm thời vừa mang tính khẩn cấp vừa mang tính tạm thời.Tính khẩn cấp tạm thời thể hiện ở chỗ toà àn phải ra quyết định ngay và quyết định này được thực hiện ngay sau khi Tòa án ra quyết định áp dụng Tính tạm thời được thể hiện ở chỗ, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chưa phải là quyết định cuối cùng về giải quyết vụ việc dân sự (3 điểm)

2 Các biện pháp khẩn cấp tạm thời : Quy định tại Đ114 BLTTDS 2015 gồm:

- Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.; (1,5 điểm)

- Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; (1,5 điểm)

- Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm hại; (1,5 điểm)

- Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động; (1,5 điểm)

- Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động; (1,5 điểm)

- Kê biên tài sản đang tranh chấp; (1,5 điểm)

- Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; (1,5 điểm)

- Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; (1,5 điểm)

- Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác; (1,5 điểm)

- Phong tỏa tài sản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ; (1,5 điểm)

- Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.

- Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.

- Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ.

- Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình.

- Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu.

- Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án (1,5 điểm)

- Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà pháp luật có quy định (1,5 điểm)

3 Ý nghĩa của việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời:

Biện pháp khẩn cấp tạm thời có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ việc dân sự của toà án và cả đối với việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong việc giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo toàn tình trạng tài sản, bảo vệ bằng chứng hoặc đảm bảo việc thi hành án

Trên thực tế, vì lợi ích của mình hoặc do thiếu thiện chí nhiều người đã có hành vi tẩu tán tài sản, huỷ hoại hoặc xâm phạm chứng cứ, mua chuộc người làm chứng.v v Việc áp dụng BPKCTT trong trường hợp này một mặt chống lại được các hành vi trên,bảo vệ được chứng cứ, giữ nguyên giá trị chứng minh của chứng cứ, tránh cho hồ sơ vụ việc dân sự bị sai lệch bảo đảm việc giải quyết đúng được vụ việc dân sự Mặt khác, qua đó còn bảo toàn được tình trạng tài sản, tránh việc gây thiệt hại không thể khắc phục được, giữ được tài sản bảo đảm cho việc thi hành án, quyết định của toà án sau này (4 điểm)

Ngoài ra, việc áp dụng các BPKCTT còn đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp bách của đương sự, tạo điều kiện cho đương sự sớm ổn định được cuộc sống của họ và những người sống phụ thuộc vào họ và cũng là để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.(2 điểm)

Câu 25 Phân tích quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và các trường hợp buộc thực hiện biện pháp bảo đảm khi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời? Đáp án:

Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp tòa án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo toàn tình trạng tài sản, bảo vệ bằng chứng hoặc bảo đảm thi hành án Các BPKCTT vừa mang tính khẩn cấp, vừa mang tính tạm thời Tính khẩn cấp được thể hiện ở chỗ tòa án phải ra quyết định áp dụng ngay và quyết định này được thực hiện ngay sau khi được tòa án quyết định áp dụng Tính tạm thời của biện pháp này được thể hiện ở chỗ, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chưa phải là quyết định cuối cùng về giải quyết vụ việc dân sự Sau khi quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nếu lý do của việc áp dụng không còn nữa thì tòa án có thể hủy bỏ quyết định này Việc áp dụng các BPKCTT có thể gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của người bị áp dụng Do đó để đảm bảo việc áp dụng đúng đắn, tòa án phải xem xét thận trọng trước khi quyết định áp dụng và phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật

2 Phân tích được quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: (10 điểm)

+ Chủ thể có quyền: đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật;

- Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự (khoản 1)

- Đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện (khoản 2)

3 Phân tích được các trường hợp phải thực hiện biện pháp bảo đảm khi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: (17 điểm)

+ Cơ sở pháp lý: 6,7,8,10,11,15 và 16 BLTTDS năm 2015; (2 điểm)

+ Phân tích được cách thức thực hiện biện pháp bảo đảm: (15 điểm)

- Nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định;

- Chứng từ bảo lãnh, khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá… nêu trên phải tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền yêu cầu.

- Phân tích thời hạn thực hiện biện pháp bảo đảm: Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 111 của Bộ luật này thì thời hạn thực hiện biện pháp bảo đảm quy định tại khoản này không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm nộp đơn yêu cầu.

Khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá phải được gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng nơi có trụ sở của Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thời hạn do Tòa án ấn định.

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TOÀ ÁN CẤP SƠ THẨM

Câu 28: Kỹ năng kiểm sát việc xử lý đơn khởi kiện So sánh Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện và thụ lý đơn khởi kiện (CV)

Trả lời a) Căn cứ pháp lý:

Theo quy định tại Điều 191 BLTTDS 2015, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án TA phân công 1 Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây: Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; Hoặc tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn; Hoặc chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; Hoặc trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Để đảm bảo cho quá trình TA thụ lý vụ án và gửi thông báo về việc thụ lý vụ án dân sự đúng quy định của pháp luật cũng như việc trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự cho người khởi kiện có căn cứ pháp luật, không làm mất đi quyền khởi kiện của đương sự, của người khởi kiện, pháp luật đã quy định cho VKSND có những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhất định để kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình TA thụ lý vụ án và thông báo về việc thụ lý vụ án dân sự, cũng như việc TA tiến hành từ chối thụ lý VADS, trả lại đơn khởi kiện VADS cho người khởi kiện.

1 Vào sổ thụ lý Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện vụ án/ Kiểm sát thông báo về việc thụ lý VADS

Là hành vi xác định một cách chính xác trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc TA trả lại đơn khởi kiện cho người KK/ thụ lý VADS và thông báo về việc thụ lý

Ngay sau khi nhận được văn bản nêu lý do trả lại đơn KK/ văn bản thông báo thụ lý vụ án do Tòa án chuyển đến, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải tiến hành vào sổ thụ lý kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện/ sổ thụ lý kiểm sát về việc thông báo thụ lý vụ án.

Khi vào sổ thụ lý, phải điền những thông tin liên quan đến vụ án và các thông tin liên quan đến việc trả lại đơn KK/ thông báo về việc thụ lý vụ án Cần sử dụng đúng loại sổ thụ lý kiểm sát trả lại đơn KK VADS/ sổ thụ lý kiểm sát thông báo về việc thụ lý vụ án, sổ theo dõi đơn,… tránh bị nhầm các sổ với nhau Trước khi ghi các thông tin vào sổ thụ lý, phải kiểm tra lại kỹ càng số văn bản, tên văn bản, loại vụ án (dân sự, kinh doanh thương mại, lao động…), lý do trả lại đơn, ghi đúng ngày, tháng, năm, mục, cột, vị trí như đã hướng dẫn, đảm bảo đúng chính tả, rõ ràng, tránh tẩy xóa nhầm lẫn…

2 Lập phiếu kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện/ Lập phiếu thông báo về việc thụ lýVADS

Sau khi vào sổ thụ lý, KSV, Kiểm tra viên phải tiến hành lập phiếu kiểm sát để theo dõi vi phạm về thời hạn gửi thông báo, hình thức thông báo, nội dung thông báo.

3 Kiểm tra hình thức và nội dung văn bản

- Hình thức văn bản bắt buộc phải đảm bảo theo mẫu của Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 về Ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự.

- Kiểm tra nội dung văn bản: đây là khâu rất quan trọng, đòi hỏi KSV, Kiểm tra viên phải kiểm tra, đối chiếu một cách tỉ mỉ, thận trọng nhằm phát hiện vi phạm của TA:

+ Kiểm tra thời điểm Tòa án ra văn bản và thời điểm VKS nhận được thông báo có đảm bảo tính khẩn trương hay không? Trường hợp có sự cách xa giữa hai thời điểm này sẽ bị coi là vi phạm thời hạn gửi văn bản.

+ Kiểm tra phần ký tên chức danh và đóng dấu văn bản để xác định thẩm quyền ký văn bản.

+ Kiểm tra xem họ và tên người khởi kiện, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện nay, những thông tin cơ bản của người khởi kiện như tuổi, có dấu hiệu là người nước ngoài hay không, đối tượng khởi kiện là gì… qua đó ta có thể tạm thời xác định thẩm quyền của TA có đúng hay không.

+ Kiểm tra lý do trả lại đơn KK và đối chiếu với quy định của pháp luật/ Kiểm tra xem Tòa án thông báo thụ lý vụ án theo thủ tục thường hay thủ tục rút gọn, nếu thủ tục rút gọn thì có đảm bảo về điều kiện thụ lý theo thủ tục rút gọn không.

4 Xác định và tập hợp các vi phạm của Tòa án

Sau khi xác định được các vi phạm như vi phạm về thời hạn gửi thông báo, vi phạm về hình thức văn bản và vi phạm về nội dung văn bản thông báo, cùng các vi phạm khác, Kiểm sát viên phải tập hợp các vi phạm của Tòa án mà mình vừa xác định được, hoàn tất các vi phạm vào phiếu kiểm sát thông báo, chuẩn bị báo cáo đề xuất lãnh đạo về vi phạm của Tòa án để lãnh đạo cho đường lối, phương án tiếp theo, đồng thời soạn trước văn bản kiến nghị sẵn sàng cho buổi báo cáo lãnh đạo…

5 Báo cáo lãnh đạo, đề xuất để thực hiện quyền kiến nghị

Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo những vấn đề sau:

+ Ngày nhận được văn bản

+ Thực hiện công tác kiểm sát như vào sổ thụ lý kiểm sát, thời hạn gửi văn bản, nội dung văn bản

+ Quá trình kiểm sát đã phát hiện bao nhiêu vi phạm đáng kể, bao nhiêu vi phạm nhỏ không đáng kể

+ Quan điểm của Kiểm sát viên

+ Đề xuất lãnh đạo ra văn bản kiến nghị (ký văn bản kiến nghị)

6 Thực hiện quyền kiến nghị

Sau quá trình kiểm tra, giám sát phát hiện vi phạm các quy định của pháp luật về Thông báo trả lại đơn KK/ Thông báo thụ lý vụ án, Viện kiểm sát tiến hành ra văn bản kiến nghị TA đã ra thông báo yêu cầu khắc phục vi phạm Văn bản kiến nghị phải đảm bảo theo mẫu số 10 của

Quyết định số 204/QĐ-VKSTC ngày 01/6/2017 Về việc ban hành mẫu văn bản tố tụng, nghiệp vụ tạm thời trong lĩnh vực kiểm sát hoạt động tư pháp Và phải chỉ rõ vi phạm một cách cụ thể như vi phạm thời hạn gửi thông báo, vi phạm về hình thức thông báo, vi phạm nội dung thông báo… và yêu cầu khắc phục như thế nào (rút kinh nghiệm, bổ sung thông báo, hủy bỏ một phần hay toàn bộ).

1 Ở kiểm sát thông báo về việc thụ lý vụ án dân sự, có thêm thao tác là sau khi vào sổ thụ lý kiểm sát thông báo về việc thụ lý vụ án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát để phân công Kiểm sát viên phụ trách vụ án đó (đặc biệt là những vụ án thuộc trường hợp VKS phải tham gia phiên tòa) Kiểm sát viên, Kiểm tra viên sau khi được lãnh đạo phân công sẽ tiếp tục tiến hành các bước kiểm sát nhằm bảo đảm việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án dân sự.

Viện trưởng VKS ra quyết định phân công Kiểm sát viên phụ trách việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với vụ án dân sự Mẫu quyết định đảm bảo theo mẫu của Quyết định số 204/QĐ-VKSTC ngày 01/6/2017 Về việc ban hành mẫu văn bản tố tụng, nghiệp vụ tạm thời trong lĩnh vực kiểm sát hoạt động tư pháp.

Còn ở Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện thì không có thao tác này.

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỤ TẠI TOÀ ÁN CẤP PHÚC THẨM

Câu 39 Phân tích các điều kiện để Tòa án tiến hành giải quyết vụ án dân sự theo trình tự phúc thẩm Trong trường hợp đương sự không kháng cáo bản án, quyết định của tòa án, nhưng VKS phát hiện vi phạm nghiêm trọng thì VKS có kháng nghị không? Vì sao? Đáp án:

1 Nêu khái niệm phúc thẩm dân sự (2điểm) Phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đó chưa có hiệu lực pháp luật và bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

2 Phân tích điều kiện để Tòa án tiến hành giải quyết vụ án dân sự theo trình tự phúc thẩm (18 điểm)

+ Bản án, quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật

- Người có quyền kháng cáo: Điều 271 Người có quyền kháng cáo Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

- Đối tượng kháng cáo: Bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật

- Thời hạn kháng cáo: Điều 273 Thời hạn kháng cáo

1 Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết. Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.

2 Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật này.

3 Trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận.

- Hình thức: Văn bản (Đơn kháng cáo)

+ Kháng nghị phúc thẩm? Điều 278 Kháng nghị của Viện kiểm sát

Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Điều 279 Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát

1 Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát phải bằng văn bản và có các nội dung chính sau đây: a) Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị; b) Tên của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị; c) Kháng nghị toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật; d) Lý do của việc kháng nghị và yêu cầu của Viện kiểm sát; đ) Họ, tên của người ký quyết định kháng nghị và đóng dấu của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị.

2 Quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng nghị để Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định và gửi hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm theo quy định tại Điều 283 của Bộ luật này.

3 Kèm theo quyết định kháng nghị là tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ và hợp pháp. Điều 280 Thời hạn kháng nghị

1 Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là

15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án.

2 Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định.

3 Khi Tòa án nhận được quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát mà quyết định kháng nghị đó đã quá thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu Viện kiểm sát giải thích bằng văn bản và nêu rõ lý do. Điều 281 Thông báo về việc kháng nghị

1 Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị phải gửi ngay quyết định kháng nghị cho đương sự có liên quan đến kháng nghị.

2 Người được thông báo về việc kháng nghị có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng nghị cho Tòa án cấp phúc thẩm Văn bản nêu ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án. Điều 282 Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị

1 Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp pháp luật quy định cho thi hành ngay.

THỦ TỤC XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PL

Câu 40 Giám đốc thẩm vụ án dân sự là gì? Hãy phân tích các thẩm quyền và căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Đáp án:

1 Nêu tính cấp thiết thủ tục giám đốc thẩm (2 điểm) Điều 325 Tính chất của giám đốc thẩm

Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 326 của Bộ luật này. Điều 326 Căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

1 Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây: a) Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự; b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật; c) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.

2 Người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản

1 Điều này và có đơn đề nghị theo quy định tại Điều 328 của Bộ luật này hoặc có thông báo,kiến nghị theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 327 của Bộ luật này; trường hợp xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì không cần phải có đơn đề nghị.

- Căn cứ pháp lý: BLTTDS và Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành hướng dẫn thi hành một số quy định về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và thủ tục đặc biệt xem xét lại Quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự (gọi chung là Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT)

- Định nghĩa: Giám đốc thẩm dân sự là việc xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án bị kháng nghị khi phát hiện có sai lầm, vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án.

- Nêu các đặc điểm của thủ tục giám đốc thẩm:

+ Là thủ tục xét lại các bản án đã có hiệu lực pháp luật, không xét xử lại các bản án, quyết định đó.

+ Chỉ những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án mới là đối tượng của thủ tục này.

+ Chỉ khi phát hiện bản án, quyết định có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong khi giải quyết vụ án mới làm phát sinh thủ tục này.

+ Chủ thể làm phát sinh thủ tục giám đốc thẩm chỉ có một số người có thẩm quyền

+ Thủ tục giám đốc thẩm không mở công khai và bắt buộc phải có sự tham gia của viện kiểm sát.

3 Thẩm quyền kháng nghị: Điều 331 BLTTDS 2015(10 điểm)

4 Phân tích 3 căn cứ giám đốc thẩm theo Điều 326 BLTTDS (18 điểm)

Một là,Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Hai là,Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghia vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật.

Ba là,Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự,xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.

Câu 41 Tái thẩm vụ án dân sự là gì? Hãy phân tích các thẩm quyền và căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm? Đáp án:

1 Nêu tính cấp thiết thủ tục tái thẩm (2 điểm)

- Căn cứ pháp lý: BLTTDS và Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT

Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.

- Nêu các đặc điểm của thủ tục tái thẩm:

+ Là thủ tục xét lại các bản án đã có hiệu lực pháp luật, không xét xử lại các bản án, quyết định đó.

+ Chỉ những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mới là đối tượng của thủ tục này.

+ Chỉ khi phát hiện những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó mới làm phát sinh thủ tục này.

+ Chủ thể làm phát sinh thủ tục tái thẩm chỉ có một số người có thẩm quyền

+ Thủ tục tái thẩm không mở công khai và bắt buộc phải có sự tham gia của viện kiểm sát.

3 Thẩm quyền kháng nghị: Điều 354 BLTTDS 2015 (10 điểm)

4 Phân tích 3 căn cứ giám đốc thẩm theo Điều 352 BLTTDS (18 điểm)

Một là, Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án.

Hai là, Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;

Ba là, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;

Bốn là, Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị huỷ bỏ.

Câu 42 Phân tích quy định về thủ tục đặc biệt xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao? Đáp án:

+ Căn cứ pháp lý: BLTTDS và Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT-

- Quyền yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Điều 358 (5 đ):

+ Yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội,

+ Kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội,

+ Kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Điều 358 Yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Ngày đăng: 01/05/2024, 18:23

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w