THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TOÀ ÁN CẤP SƠ THẨM

Một phần của tài liệu Bộ đề cương Luật tố tụng dân sự trọng tâm Vòng 2 - Ôn thi công chức Viện kiểm sát nhân dân 2024 (Trang 45 - 70)

Trả lời

a) Căn cứ pháp lý:

- BLTTDS năm 2015

Theo quy định tại Điều 191 BLTTDS 2015, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án TA phân công 1 Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây: Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; Hoặc tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn; Hoặc chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; Hoặc trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Để đảm bảo cho quá trình TA thụ lý vụ án và gửi thông báo về việc thụ lý vụ án dân sự đúng quy định của pháp luật cũng như việc trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự cho người khởi kiện có căn cứ pháp luật, không làm mất đi quyền khởi kiện của đương sự, của người khởi kiện, pháp luật đã quy định cho VKSND có những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhất định để kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình TA thụ lý vụ án và thông báo về việc thụ lý vụ án dân sự, cũng như việc TA tiến hành từ chối thụ lý VADS, trả lại đơn khởi kiện VADS cho người khởi kiện.

Giống nhau các bước:

1. Vào sổ thụ lý Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện vụ án/ Kiểm sát thông báo về việc thụ lý VADS

Là hành vi xác định một cách chính xác trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc TA trả lại đơn khởi kiện cho người KK/ thụ lý VADS và thông báo về việc thụ lý .

Ngay sau khi nhận được văn bản nêu lý do trả lại đơn KK/ văn bản thông báo thụ lý vụ án do Tòa án chuyển đến, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải tiến hành vào sổ thụ lý kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện/ sổ thụ lý kiểm sát về việc thông báo thụ lý vụ án.

Khi vào sổ thụ lý, phải điền những thông tin liên quan đến vụ án và các thông tin liên quan đến việc trả lại đơn KK/ thông báo về việc thụ lý vụ án. Cần sử dụng đúng loại sổ thụ lý kiểm sát trả lại đơn KK VADS/ sổ thụ lý kiểm sát thông báo về việc thụ lý vụ án, sổ theo dõi đơn,…

tránh bị nhầm các sổ với nhau. Trước khi ghi các thông tin vào sổ thụ lý, phải kiểm tra lại kỹ càng số văn bản, tên văn bản, loại vụ án (dân sự, kinh doanh thương mại, lao động…), lý do trả lại đơn, ghi đúng ngày, tháng, năm, mục, cột, vị trí như đã hướng dẫn, đảm bảo đúng chính tả, rõ ràng, tránh tẩy xóa nhầm lẫn…

2. Lập phiếu kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện/ Lập phiếu thông báo về việc thụ lý VADS

Sau khi vào sổ thụ lý, KSV, Kiểm tra viên phải tiến hành lập phiếu kiểm sát để theo dõi vi phạm về thời hạn gửi thông báo, hình thức thông báo, nội dung thông báo.

3. Kiểm tra hình thức và nội dung văn bản

- Hình thức văn bản bắt buộc phải đảm bảo theo mẫu của Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 về Ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự.

- Kiểm tra nội dung văn bản: đây là khâu rất quan trọng, đòi hỏi KSV, Kiểm tra viên phải kiểm tra, đối chiếu một cách tỉ mỉ, thận trọng nhằm phát hiện vi phạm của TA:

+ Kiểm tra thời điểm Tòa án ra văn bản và thời điểm VKS nhận được thông báo có đảm bảo tính khẩn trương hay không? Trường hợp có sự cách xa giữa hai thời điểm này sẽ bị coi là vi phạm thời hạn gửi văn bản.

+ Kiểm tra phần ký tên chức danh và đóng dấu văn bản để xác định thẩm quyền ký văn bản.

+ Kiểm tra xem họ và tên người khởi kiện, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện nay, những thông tin cơ bản của người khởi kiện như tuổi, có dấu hiệu là người nước ngoài hay không, đối tượng khởi kiện là gì… qua đó ta có thể tạm thời xác định thẩm quyền của TA có đúng hay không.

+ Kiểm tra lý do trả lại đơn KK và đối chiếu với quy định của pháp luật/ Kiểm tra xem Tòa án thông báo thụ lý vụ án theo thủ tục thường hay thủ tục rút gọn, nếu thủ tục rút gọn thì có đảm bảo về điều kiện thụ lý theo thủ tục rút gọn không.

4. Xác định và tập hợp các vi phạm của Tòa án

Sau khi xác định được các vi phạm như vi phạm về thời hạn gửi thông báo, vi phạm về hình thức văn bản và vi phạm về nội dung văn bản thông báo, cùng các vi phạm khác, Kiểm sát viên phải tập hợp các vi phạm của Tòa án mà mình vừa xác định được, hoàn tất các vi phạm vào phiếu kiểm sát thông báo, chuẩn bị báo cáo đề xuất lãnh đạo về vi phạm của Tòa án để lãnh đạo cho đường lối, phương án tiếp theo, đồng thời soạn trước văn bản kiến nghị sẵn sàng cho buổi báo cáo lãnh đạo…

5. Báo cáo lãnh đạo, đề xuất để thực hiện quyền kiến nghị Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo những vấn đề sau:

+ Ngày nhận được văn bản

+ Thực hiện công tác kiểm sát như vào sổ thụ lý kiểm sát, thời hạn gửi văn bản, nội dung văn bản

+ Quá trình kiểm sát đã phát hiện bao nhiêu vi phạm đáng kể, bao nhiêu vi phạm nhỏ không đáng kể

+ Quan điểm của Kiểm sát viên

+ Đề xuất lãnh đạo ra văn bản kiến nghị (ký văn bản kiến nghị) 6. Thực hiện quyền kiến nghị

Sau quá trình kiểm tra, giám sát phát hiện vi phạm các quy định của pháp luật về Thông báo trả lại đơn KK/ Thông báo thụ lý vụ án, Viện kiểm sát tiến hành ra văn bản kiến nghị TA đã ra thông báo yêu cầu khắc phục vi phạm. Văn bản kiến nghị phải đảm bảo theo mẫu số 10 của

Quyết định số 204/QĐ-VKSTC ngày 01/6/2017 Về việc ban hành mẫu văn bản tố tụng, nghiệp vụ tạm thời trong lĩnh vực kiểm sát hoạt động tư pháp. Và phải chỉ rõ vi phạm một cách cụ thể như vi phạm thời hạn gửi thông báo, vi phạm về hình thức thông báo, vi phạm nội dung thông báo… và yêu cầu khắc phục như thế nào (rút kinh nghiệm, bổ sung thông báo, hủy bỏ một phần hay toàn bộ).

Khác nhau

1. Ở kiểm sát thông báo về việc thụ lý vụ án dân sự, có thêm thao tác là sau khi vào sổ thụ lý kiểm sát thông báo về việc thụ lý vụ án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát để phân công Kiểm sát viên phụ trách vụ án đó (đặc biệt là những vụ án thuộc trường hợp VKS phải tham gia phiên tòa). Kiểm sát viên, Kiểm tra viên sau khi được lãnh đạo phân công sẽ tiếp tục tiến hành các bước kiểm sát nhằm bảo đảm việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án dân sự.

Viện trưởng VKS ra quyết định phân công Kiểm sát viên phụ trách việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với vụ án dân sự. Mẫu quyết định đảm bảo theo mẫu của Quyết định số 204/QĐ-VKSTC ngày 01/6/2017 Về việc ban hành mẫu văn bản tố tụng, nghiệp vụ tạm thời trong lĩnh vực kiểm sát hoạt động tư pháp.

Còn ở Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện thì không có thao tác này.

2. Ở kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, Kiểm sát viên, kiểm tra viên phải tiến hành lập hồ sơ kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện ngay sau khi được lãnh đạo VKS phân công tiến hành kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện (bởi vì nó kết thúc luôn rồi). Việc lập hồ sơ kiểm sát việc trả lại đơn KK nhằm mục đích quản lý toàn bộ các văn bản, các tài liệu có liên quan đến việc trả lại đơn KK như văn bản trả lại đơn KK của TA mà cán bộ kiểm sát vừa nhận, phiếu kiểm sát việc trả lại đơn KK, các đơn đề nghị kiểm sát việc trả lại đơn KK của đương sự (nếu có)…Các tài liệu, giấy tờ này phải được tập hợp thành tệp văn bản và sắp xếp chúng một cách khoa học, có trật tự, có thể theo quỹ thời gian hoặc có thể theo chủng loại văn bản…

(VADS: TA sẽ gửi cho VKS thông báo về việc trả lại đơn còn đối với VDS: TA sẽ gửi cho VKS Quyết định về việc trả lại đơn)

Còn ở kiểm sát việc thụ lý vụ án dân sự, giai đoạn này chỉ lập phiếu kiểm sát thôi, chưa lập hồ sơ kiểm sát. KSV lập hồ sơ kiểm sát trước khi tham gia phiên tòa.

3. Khi kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện thì VKS lại không có đơn khởi kiện mà phải thực hiện theo Điều 21 TTLT 02/2016 về Yêu cầu Tòa án cho sao chụp bản sao đơn khởi kiện, đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ trong trường hợp trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu

“1. Trường hợp Viện kiểm sát cần xem xét kiến nghị việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc sau khi nhận được thông báo mở phiên họp giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi

kiện, đơn yêu cầu thì Viện kiểm sát gửi văn bản yêu cầu Tòa án cho sao chụp một số hoặc toàn bộ bản sao đơn khởi kiện, đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ.

2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án giao cho Viện kiểm sát văn bản cần sao chụp theo yêu cầu tại trụ sở Tòa án. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được văn bản cần sao chụp, Viện kiểm sát phải trả lại văn bản cho Tòa án.”

4. Ở kiểm sát việc trả lại đơn KK, theo Điều 194 BLTTDS 2015, VKS có quyền kiến nghị việc trả lại đơn KK 3 lần. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn KK, VKS có quyền kiến nghị với TA đã trả lại đơn KK. Sau đó, VKS phải tham gia phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị (cả trong trường hợp chỉ có khiếu nại thì cũng phải mở phiên họp, VKS cũng phải tham gia, cũng phải phát biểu). Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đc quyết định trả lời khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn KK của Thẩm phán, VKS lại có quyền kiến nghị với Chánh án TA trên một cấp trực tiếp xem xét, giải quyết. Trường hợp có căn cứ xác định QĐ giải quyết của Chánh án TA trên một cấp trực tiếp có vi phạm PL thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ này nhận đc QĐ, VKS có quyền kiến nghị với Chánh án TA nhân dân cấp cao nếu QĐ bị khiếu nại, kiến nghị là của CA TAND cấp tỉnh hoặc với CA TANDTC nếu QĐ bị khiếu nại, kiến nghị là của CA TAND cấp cao (đương sự cũng có quyền khiếu nại 3 lần như thế) => Mở rộng quyền con người, quyền công dân

5. Khi kiểm sát việc trả lại đơn, nếu phát hiện TA trả lại đơn sai thì VKS không có quyền yêu cầu TA thụ lý. Nhưng khi kiểm sát việc thụ lý, nếu phát hiện TA thụ lý sai thì VKS có quyền yêu cầu TA trả lại đơn.

Câu 29: Phân tích điều kiện thụ lý vụ án dân sự theo BLTTDS năm 2015?

Đáp án khung:

a) Khái niệm ()

+ Thụ lý vụ án dân sự là việc Toà án xem xét, chấp nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện, vào sổ thụ lý vụ án dân sự để giải quyết.

Việc thụ lý vụ án dân sự có ý nghĩa pháp lý quan trọng vì từ thời điểm Toà án thụ lý vụ án cũng là thời điểm phát sinh trách nhiệm của Toà án phải giải quyết vụ án theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng quy định, đồng thời phát sinh quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng.

+ Điều kiện thụ lý vụ án dân sự:…

b) Điều kiện thụ lý vụ án dân sự ()

Tòa án chỉ tiến hành thụ lý vụ án dân sự khi có đủ điều kiện thụ lý, theo đó, điều kiện thụ lý vụ dân sự gồm điều kiện khởi kiện vụ án dân sự và điều kiện khác theo quy định của BLTTDS.

- Đủ điều kiện khởi kiện: () + Về chủ thể khởi kiện

+ Về Thẩm quyền giải quyết của Tòa án + Về Thời hiệu khởi kiện

+ Sự việc khởi kiện phải chưa được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiêu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp pháp luật quy định khác

+ Về hòa giải cơ sở (hòa giải tiền tố tụng) - Điều kiện khác liên quan cần xác định là điều kiện:

+ Đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án (đối với trường hợp đơn khởi kiện chưa đảm bảo K4 Đ 198 BLTTDS) (5 điểm)

+ Đã nộp tiền tạm ứng án phí hoặc án phí theo yêu cầu của tòa án (đã nộp lại cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí hoặc biên lai nộp tiền án phí đối với vụ án phải nộp tiền án phí) (5 điểm)

c) Ý nghĩa của việc quy định điều kiện thụ lý ()

Câu 30: Kiểm sát phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (CV)

PL tố tụng không quy định VKS được tham gia trực tiếp phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Vì vậy, sau khi Tòa án chuyển hồ sơ vụ án theo yêu cầu của VKS hoặc chuyển hồ sơ theo quy định của pháp luật (chuyển hồ sơ để VKS nghiên cứu hồ sơ đối với vụ án PL quy định VKS phải tham gia phiên tòa) thì KSV và cán bộ kiểm sát phải nghiên cứu và tiến hành kiểm sát thủ tục phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải thông qua biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và biên bản tiến hành hòa giải. Cụ thể như sau:

+ Kiểm tra nội dung biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ xem có đảm bảo quy định PL tại khoản 1 và khoản 4 Điều 211 BLTTDS không.

+ Kiểm tra hình thức biên bản về việc hòa giải xem có đảm bảo mẫu tại Nghị quyết số 01/2017/

NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 về Ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự hay không.

Ngoài ra cần phải kiểm tra xem nội dung biên bản có đảm bảo khoản 3 và khoản 4 BLTTDS hay không.

+ Lưu ý kiểm tra thành phần tham gia phiên họp, các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự có ý kiến hay không có ý kiến về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

Khi phát hiện có vi phạm thủ tục phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, Kiểm sát viên và các cán bộ kiểm sát tập hợp vi phạm phục vụ ý kiến phát biểu về quan điểm về việc tuân theo PL tố tụng tại phiên tòa.

Những vụ án dân sự không được hòa giải – Điều 206

1. Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước

2. Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.

Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được – Điều 207

1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ 2 mà vẫn cố tình vắng mặt.

2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.

3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất NLHVDS.

4. Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.

Câu 31: Quy trình, kỹ năng kiểm sát quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử

Theo Quy định về quy trình, kỹ năng kiểm sát bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự của Tòa án (ban hành kèm theo Quyết định số 399/QĐ-VKSTC ngày 06/9/2019 của Viện trưởng VKSND tối cao), khi kiểm sát quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (gồm quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự và quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự) trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác của VKSND các cấp (sau đây gọi chung là công chức) thực hiện theo quy trình, kỹ năng quy định tại Điều 4 và Điều 5 Quy định này và lưu ý kiểm sát các nội dung cụ thể sau đây:

1. Kiểm sát thời hạn gửi quyết định: Theo khoản 1 Điều 212 BLTTDS, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự phải được gửi cho các đương sự và Viện kiểm sát trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định. Vì vậy, công chức căn cứ ngày ban hành, ngày gửi theo dấu bưu điện trên bì thư và ngày Viện kiểm sát nhận được quyết định để xác định Tòa án có vi phạm về thời hạn gửi quyết định không.

2. Kiểm sát hình thức quyết định: Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự được lập theo Mẫu số 38 Nghị quyết số 01/2017; Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự được lập theo Mẫu số 40 Nghị quyết số 01/2017.

Một phần của tài liệu Bộ đề cương Luật tố tụng dân sự trọng tâm Vòng 2 - Ôn thi công chức Viện kiểm sát nhân dân 2024 (Trang 45 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w