Câu 16. Nêu khái niệm và phân tích thành phần các cơ quan tiến hành tố tụng?
Điều 46. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng 1. Các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự gồm có:
a) Tòa án;
b) Viện kiểm sát.
2. Những người tiến hành tố tụng dân sự gồm có:
a) Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;
b) Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Đáp án: Nêu khái niệm và phân tích những nội dung sau
- Khái niệm: (2 điểm) Cơ quan tiến hành tố tụng là cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước trong việc giải quyết vụ việc dân sự và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.
- Các cơ quan tiến hành tố tụng: (3 điểm) - Phân tích địa vị pháp lý: (25 điểm) + Cơ quan Tòa án: (12 điểm)
- Chức năng: là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Nhiệm vụ chung: (Điều 107 Hiến pháp 2013, (Điều 1 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014).
Điều 102
1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
2. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.
3. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Điều 103
Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân
1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
- Nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực tố tụng dân sự, + Cơ quan Viện Kiểm sát: (13 điểm)
- Chức năng: Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp - Nhiệm vụ chung: (Điều 107 Hiến pháp 2013, Điều 1 Luật Tổ chức Viện kiểm sát năm 2014).
Điều 107
1. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
2. Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định.
3. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
- Nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực tố tụng dân sự,
Câu 16b. Nêu khái niệm và phân tích thành phần người tiến hành tố tụng?
Điều 46. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng 1. Các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự gồm có:
a) Tòa án;
b) Viện kiểm sát.
2. Những người tiến hành tố tụng dân sự gồm có:
a) Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;
b) Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên
- Khái niệm: (2 điểm) Cơ quan tiến hành tố tụng là cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước trong việc giải quyết vụ việc dân sự và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.
Đáp án:
- Khái niệm: (2 điểm) Người tiến hành tố tụng dân sự là người nhân danh Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ việc dân sự và kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong quá trình tố tụng dân sự
- Các cơ quan tiến hành tố tụng: (3 điểm) - Phân tích địa vị pháp lý: (25 điểm)
1. Chánh án Tòa án (3 điểm)
-Chánh án Toà án là người lãnh đạo Toà án, có quyền điều hành các công việc hành chính và tổ chức việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án
- Trong tố tụng dân sự, chánh án có nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức việc giải quyết các vụ việc dân sự, tiến hành các hoạt động tố tụng dân sự được pháp luật quy định
2. Thẩm phán (3 điểm)
- Thẩm phán là người tiến hành tố tụng có tính chuyên nghiệp, thuộc biên chế của Toà án, được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử các vụ án và giải quyết các việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án (Điều 1 Pháp lệnh thẩm phán và hội thẩm nhân dân).
- Trong tố tụng dân sự, thẩm phán là người có quyền trực tiếp tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá trình giải quyết vụ việc dân sự.
3. Hội thẩm nhân dân (3 điểm)
- Hội thẩm nhân dân là người tiến hành tố tụng được bầu theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử các vụ án và giải quyết các việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án
4. Thư ký Toà án (3 điểm)
- Là người tiến hành tố tụng thuộc biên chế của Toà án, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc ghi các biên bản tố tụng và thực hiện những công việc khác theo sự phân công của chánh án Toà án và thẩm phán.
5. Thẩm tra viên (3 điểm)
- Là người tiến hành tố tụng thuộc biên chế của Toà án, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc Thẩm tra hồ sơ vụ việc dân sự mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; Kết luận về việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra, đề xuất phương án giải quyết vụ việc dân sự với Chánh án Tòa án; Thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này; Hỗ trợ Thẩm phán thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ luật này.
6. Viện trưởng Viện kiểm sát (3 điểm)
- là người có quyền điều hành các công việc hành chính của Viện kiểm sát và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát.
- Trong tố tụng dân sự, viện trưởng Viện kiểm sát là người tổ chức kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự. Ngoài ra, với tư cách là Kiểm sát viên thì Viện trưởng Viện kiểm sát cũng có thể trực tiếp tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự.
7. Kiểm sát viên (3 điểm)
- Là người tiến hành tố tụng thuộc biên chế của Viện kiểm sát, được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp (Điều 1 Pháp lệnh Kiểm sát viên).
8. Kiểm tra viên (3 điểm)
- Là người tiến hành tố tụng thuộc biên chế của Viện kiểm sát , Khi được phân công tiến hành hoạt động tố tụng, Kiểm tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, báo cáo kết quả với Kiểm sát viên; Lập hồ sơ kiểm sát vụ việc dân sự theo phân công của Kiểm
sát viên hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát; Giúp Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.
Câu 16c. Trình bày các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự. (30 điểm)
Đáp án:
1. Cơ quan tiến hành tố tụng
- Khái niệm: Cơ quan tiến hành tố tụng dân sự là cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ việc dân sự hoặc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. (2 điểm)
- Theo Điều 46 BLTTDS 2015 các cơ quan tiến hành tố tụng gồm có: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân .
+ TAND là cơ quan xét xử của nước CHXHCNVN. Trong tố tụng dân sự Tòa án là cơ quan tiến hành tố tụng có nhiệm vụ giải quyết các vụ việc dân sự. (3 điểm)
+ VKSND là cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp trong tố tụng dân sự. VKSND kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng,người tham gia tố tụng trong việc giải quyết vụ việc dân sự để đảm bảo cho việc giải quyết các vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật. (3 điểm)
2. Người tiến hành tố tụng:
- Khái niệm: Người tiến hành tố tụng dân sự là người thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ việc dân sự hoặc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. (2 điểm)
- Theo Điều 46 BLTTDS 2015 những người tiến hành tố tụng gồm có: Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên,Thư ký tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên. (2 điểm)
+ Chánh án tòa án là người đứng đầu Tòa án và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án. Trong tố tụng dân sự, Chánh án tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức việc giải quyết các vụ việc dân sự là chủ yếu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn này của Tòa án. Tuy vậy, Chánh án tòa án cũng có thể trực tiếp tiến hành giải quyết các vụ việc dân sự như các Thẩm phán khác. (3 điểm)
+ Thẩm phán là người tiến hành tố tụng được bổ nhiệm theo qui định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử các vụ án và giải quyết các việc khác thuộc thẩm quyền của tòa án. Trong tố tụng dân sự, Thẩm phán là người tiến hành tố tụng chủ yếu, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong giải quyết vụ việc dân sự. Thẩm phán tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá trình giải quyết vụ việc dân sự. (3 điểm)
+ Hội thẩm nhân dân là người tiến hành tố tụng được bầu theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử các vụ án và giải quyết các việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Khác với Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân không phải là người thuộc biên chế của tòa án mà là người do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu theo nhiệm kỳ. Tuy cũng là người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ án dân sự nhưng Hội thẩm nhân dân không tham gia giải quyết tất cả các vụ việc dân sự và tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng.
Hội thẩm nhân dân chỉ tham gia xét xử vụ án dân sự ở phiên tòa sơ thẩm . Khi tham gia xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán, độc lập và phải tuân theo pháp luật trong việc giải quyết vụ án. (3 điểm)
+ Thẩm tra viên là công chức chuyên môn của Tòa án được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật thực hiện việc thẩm tra các hồ sơ các vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực, các nvuj về thi hành án và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Tòa án.
+ Thư ký tòa án là người tiến hành tố tụng thực hiên nhiệm vụ quyền hạn trong việc ghi các biên bản tố tụng. Thư ký tòa án thuộc biên chế của tòa án. Trong tố tụng dân sự, ngoài việc ghi các biên bản về tố tụng, Thư ký tòa án còn có thể đựơc giao những việc khác. Thư ký tòa án tiến hành tố tụng theo sự phân công của Chánh án Tòa án và Thẩm phán. (3 điểm)
+ Viện trưởng Viện kiểm sát là người tiến hành tố tụng đứng đầu Viện kiểm sát, tổ chức và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát. Trong tố tụng dân sự, Viện trưởng Viện kiểm sát là người tổ chức kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ việc dân sự và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát. Viện trưởng Viện kiểm sát cũng có thể trực tiếp tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự như các Kiểm sát viên khác. (3 điểm)
+ Kiểm sát viên là người tiến hành tố tụng được bổ nhiệm theo quy đinh của pháp luật để làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Trong tố tụng dân sự, Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ việc dân sự theo sự phân công và dưới sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát.
(3 điểm)
+ kiểm tra viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để giúp ksv thực hành quyền công tố và ks hd tư pháp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của Viện trường vks.
Câu 17. Nêu khái niệm và phân biệt đương sự trong vụ việc dân sự. Cho ví dụ minh họa?
Đáp án:
Khái Niệm (5 điểm):cspl: Điều 68 BLDS 2015: Điều 68. Đương sự trong vụ việc dân sự 1. Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
1. Đương sự trong vụ việc dân sự là chủ thể
của quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc cơ quan, tổ chức tham gia tố tụng để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách trong một số trường hợp được pháp luật quy định.
2. Phân biệt (25 điểm)
* Đương sự trong vụ án dân sự (13 điểm) + Nguyên đơn trong vụ án dân sự
+ Bị đơn trong vụ án dân sự
+ Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự
* Đương sự trong việc dân sự (12 điểm) + Người yêu cầu trong việc dân sự + Người bị yêu cầu trong việc dân sự + Người có liên quan trong việc dân sự
Câu 18. Phân biệt người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. (30 điểm)
Đáp án:
1. Khái niệm:
- Người đại diện của đương sự:
+ Khái niệm: Người đại diện của đương sự là người tham gia tố tụng thay mặt đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự trước Tòa án.(3 điểm)
+ Bao gồm: người đại diện theo pháp luật, người đại diện do Tòa án chỉ định và người đại diện theo ủy quyền.(2 điểm)
- Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự:
+ Khái niệm: là người được đương sự nhờ và được Tòa án chấp nhận để tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. (2 điểm)
+ Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự có thể là những người sau: Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư; Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý; Đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong vụ việc lao động theo quy định của pháp luật về lao động, công đoàn; Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có án tích hoặc đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát và công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an. (3 điểm)
2. Sự khác nhau giữa người đại điện và người bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự
- Về tư cách tố tụng: Người đại diện của đương sự là người thay mặt đương sự tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho họ. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự là người hỗ trợ đương sự tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi của họ. (4 điểm)
- Về thời điểm tham gia tố tụng: người đại diện tham gia tố tụng song song cùng với đương sự trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án dân sự. Người bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự tham gia tố tụng khi khi đương sự nhờ tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ được Tòa án chấp nhận. (4 điểm)
- Về quyền và nghĩa vụ: Người đại diện bị ràng buộc bởi việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của đương sự. Người bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự có vị trí pháp lý độc lập với đương sự, không bị ràng buộc bởi việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của đương sự. (5 điểm)
- Sự tham gia tố tụng dân sự: