BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THỊ VÀNH KHUYÊNTHỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN S
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TRẦN THỊ VÀNH KHUYÊN
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TRẦN THỊ VÀNH KHUYÊN
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 9 34 04 03
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1 PGS.TS Lê Chi Mai
HÀ NỘI, 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của bản thân Các số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng Kết quả trình bày trong luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào
Trang 4
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh và luận án này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô Học viện Hành chính quốc gia
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc Học viện, Ban Quản lý đào tạo Sau đại học, Khoa Khoa học Hành chính và Tổ chức nhân sự cùng tất cả thầy cô Học viện Hành chính quốc gia Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc nhất tới giảng viên hướng dẫn đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận án này Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận án
Trang 5
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC SƠ ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
2.1 Mục đích nghiên cứu 3
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5
4.1 Phương pháp luận 5
4.2 Phương pháp nghiên cứu 5
5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 7
5.1 Câu hỏi nghiên cứu 7
5.2 Giả thuyết nghiên cứu 7
6 Những đóng góp mới của luận án 7
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 9
7.1 Ý nghĩa khoa học 9
7.2 Ý nghĩa thực tiễn 10
8 Cấu trúc của luận án 10
PHẦN NỘI DUNG 12
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 12
1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện chính sách công 12
1.1.1 Các công trình trên thế giới 12
1.1.2 Các công trình trong nước 14
1.2 Các công trình liên quan đến thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 18
1.2.1 Các công trình trên thế giới 18
1.2.2 Các công trình trong nước 20
1.3 Nhận xét 27
1.3.1 Những kết quả đạt được 27
1.3.2 Những nội dung chưa làm rõ 28
1.3.3 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 29
Tiểu kết chương 1 32
Trang 6Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO
TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 33
2.1 Lao động nông thôn và chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 33
2.1.1 Lao động nông thôn 33
2.1.2 Đào tạo nghề 35
2.1.3 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn 36
2.1.4 Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 41
2.2 Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 45
2.2.1 Khái niệm thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 45
2.2.2 Vai trò của thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 46
2.2.3 Quy trình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 48
2.2.4 Tiêu chí đánh giá thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 55
2.3 Yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 57
2.3.1 Chính sách hiện hành 58
2.3.2 Năng lực của đội ngũ thực hiện chính sách 59
2.3.3 Công tác phối hợp thực hiện chính sách 60
2.3.4 Sự tham gia của người dân 61
2.3.5 Nguồn lực vật chất thực hiện chính sách 63
2.4 Kinh nghiệm trong nước và quốc tế về thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 64
2.4.1 Kinh nghiệm quốc tế 64
2.4.2 Kinh nghiệm các địa phương khác 67
2.4.3 Giá trị tham khảo 69
Tiểu kết chương 2 71
Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 72
3.1 Khái quát về vùng đồng bằng sông Cửu Long 72
3.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội 72
3.1.2 Tổng quan về lực lượng lao động nông thôn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long 74
3.2 Tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 76
3.2.1 Xây dựng văn bản và kế hoạch thực hiện chính sách 77
3.2.2 Tổ chức bộ máy và phân công, phối hợp thực hiện chính sách 79
3.2.3 Phổ biến, tuyên truyền chính sách 83
Trang 73.2.4 Huy động và sử dụng nguồn lực thực hiện chính sách 87
3.2.5 Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách 91
3.3 Kết quả thực hiện các chính sách hợp phần 95
3.3.1 Kết quả thực hiện chính sách đối với lao động nông thôn tham gia học nghề 95
3.3.2 Kết quả thực hiện chính sách đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp 98
3.3.3 Kết quả thực hiện chính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp 100
3.4 Đánh giá việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 102
3.4.1 Mặt đạt được 102
3.4.2 Tồn hại, hạn chế 104
3.4.3 Nguyên nhân 107
Tiểu kết chương 3 118
Chương 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 119
4.1 Định hướng về đào tạo nghề cho lao động nông thôn 119
4.1.1 Quan điểm của Đảng về đào tạo nghề cho lao động nông thôn 119
4.1.2 Yêu cầu đối với công tác thực hiện chính sách 123
4.2 Giải pháp 126
4.2.1 Hoàn thiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 126
4.2.2 Đổi mới công tác lập kế hoạch triển khai chính sách 131
4.2.3 Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách 132
4.2.4 Sắp xếp, kiện toàn các cơ sở đào tạo nghề 135
4.2.5 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự thực hiện chính sách 136
4.2.6 Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan thực hiện chính sách 138
4.2.7 Đảm bảo kinh phí và sử dụng hiệu quả kinh phí 139
4.2.8 Tăng cường sự tham gia của người dân 141
4.2.9 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện 144
4.3 Một số kiến nghị 146
4.3.1 Đối với Trung ương 146
4.3.2 Đối với cơ sở đào tạo nghề 150
Tiểu kết chương 4 152
KẾT LUẬN 153 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 9
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo 75
Bảng 3.2 Cơ cấu phân bổ ngân sách hỗ trợ ĐTN tại Trà Vinh 88
Bảng 3.3 Cơ cấu phân bổ ngân sách thực hiện Đề án 1956 tại Trà Vinh 89
Bảng 3.4 Các đối tượng tham gia học nghề tại Trà Vinh (2010-2014) 96
Bảng 3.5 Nhận thức của người dân về các chính sách hiện hành 111
Trang 10DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Chu trình chính sách công 45
Sơ đồ 2.2 Quy trình thực hiện chính ĐTN cho LĐNT 49
Sơ đồ 2.3 Khung đánh giá chính sách 55
Sơ đồ 2.4 Quy trình thực thi chính sách 58
Sơ đồ 3.1 Tổ chức bộ máy thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT 80
Trang 11DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Tính phù hợp của văn bản, kế hoạch triển khai chính sách 78
Biểu đồ 3.2 Tính phù hợp của chương trình đào tạo, hình thức đào tạo 79
Biểu đồ 3.3 Chất lượng công tác phân công, phối hợp 83
Biểu đồ 3.4 Mức độ tuyên truyền chính sách 85
Biểu đồ 3.5 Chất lượng công tác tuyên truyền chính sách 86
Biểu đồ 3.6 Mức độ công tác theo dõi, kiểm tra (Khảo sát công chức) 94
Biểu đồ 3.7 Mức độ công tác theo dõi, kiểm tra (Khảo sát người dân) 94
Biểu đồ 3.8 Sự tham gia học nghề của người dân 97
Biểu đồ 3.9 Hệ thống cơ sở ĐTN tại vùng ĐBSCL 98
Biểu đồ 3.10 Chủ thể trực tiếp triển khai thực hiện chính sách (Khảo sát
công chức) 110
Biểu đồ 3.11 Chủ thể trực tiếp triển khai thực hiện chính sách (Khảo sát
người dân) 110
Biểu đồ 3.12: Chất lượng đội ngũ triển khai thực hiện chính sách (Khảo
sát công chức) 113
Biểu đồ 3.13: Chất lượng đội ngũ triển khai thực hiện chính sách (Khảo
sát người dân) 113
Biểu đồ 3.14: Nguồn kinh phí dành cho thực hiện chính sách 116
Trang 12PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam vẫn còn là một nước đang phát triển với nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp Bằng chứng là trong số trên 47 triệu lao động thì có đến gần 70% lao động làm việc ở nông thôn và tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm đến 51% Tuy nhiên, chất lượng lao động nói chung, lao động nông thôn nói riêng hiện rất thấp Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam chỉ đạt 3.79 điểm (thang điểm 10) xếp thứ 11 trên 12 nước châu Á được xếp hạng Việt Nam còn thiếu nhiều chuyên gia trình độ cao, thiếu công nhân lành nghề, chỉ số kinh tế tri thức (KEI) của nước ta còn thấp (đạt 3.02 điểm, xếp thứ 102/133 quốc gia xếp hạng) [56] Để đáp ứng nhu cầu nhân lực của một nước công nghiệp theo hướng hiện đại cần phải nâng cao chất lượng lao động và dịch chuyển mạnh
mẽ cơ cấu lao động ở nông thôn Do vậy, công tác đào tạo nghề mang sứ mệnh vô cùng lớn
Nhận thức được điều này, Đảng và Nhà nước ta từ lâu đã dành những sự quan tâm sâu sắc không chỉ đối với công tác phát triển nguồn nhân lực mà còn công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã khẳng định: “Giải quyết việc làm cho nông dân là nhiệm
vụ ưu tiên xuyên suốt trong mọi chương trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước” [102] Thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng, Chính phủ đã ban hành chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn với quan điểm: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có
Trang 13chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn” [69] Chính sách này hiện đang được triển khai trên phạm vi cả nước
Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi được xem là “vùng trũng” về chất lượng nguồn nhân lực so với mặt bằng cả nước, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn lại càng cần thiết hơn bất kỳ nơi nào khác Công tác
người dân, của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, các doanh nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng Nếu tính từ thời điểm Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, đến nay, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được triển khai gần 10 năm và đã đạt được nhiều kết quả tích cực Số lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề đã hơn 1 triệu người Trong đó, tỷ lệ lao động nông thôn sau học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ
đó đã góp phần tạo nên sự chuyển biến trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo của các địa phương trong Vùng Những thành công kể trên là nhờ chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được triển khai một cách có kế hoạch; bộ máy tổ chức thực hiện chính sách được thành lập và đang dần hoàn thiện; chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan được phân công rõ ràng; các đơn vị có sự phối hợp chặt chẽ; công tác vận động, tuyên truyền nhận được sự hưởng ứng của người dân; hoạt động kiểm tra, giám sát duy trì thường xuyên nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu chính sách
Bên cạnh đó, nhiều hạn chế, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách ở các địa phương này bởi nhiều lí do khác nhau khiến cho
Trang 14chính sách vẫn chưa thành công như mong đợi Theo nghiên cứu của tổ chức Oxfam và Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã chỉ ra các bất cập như: 1/3 số lớp đào tạo nghề được đánh giá là hiệu quả thấp, khoảng gần 1/3 số người học nghề có việc làm mới,
số còn lại vẫn làm nghề cũ sau khi học nghề, tỷ lệ lao động nông thôn sau học nghề thuộc hộ thoát nghèo chỉ chiếm 4-5%, có địa phương như Trà Vinh chỉ 0,5%… Những hạn chế này không chỉ diễn ra trên phạm vi cả nước mà tại vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng thể hiện rất rõ nét
Vì vậy, luận án “Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long” với mong muốn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc thực hiện chính sách này ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từ đó đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả thực hiện chính sách trong thời gian tới
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách đào tạo nghề (ĐTN) cho lao động nông thôn (LĐNT) ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từ đó đề xuất giải pháp khoa học nhằm hoàn thiện việc thực hiện chính sách này góp phần nâng cao chất lượng nguồn lực LĐNT đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ sau: Một là, nghiên cứu tổng quan về tình hình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến luận án
Hai là, nghiên cứu cơ sở khoa học về thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT trong đó tập trung nghiên cứu khung lý thuyết về quy trình thực hiện chính sách Nhận diện, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổ
Trang 15chức thực hiện chính sách ở vùng ĐBSCL và những kinh nghiệm trong và ngoài nước về ĐTN cho LĐNT có thể học tập, áp dụng trong thực hiện chính sách
Ba là, khảo sát, thu thập và tổng hợp thông tin để phục vụ cho việc phân tích thực trạng tổ chức thực hiện chính sách ở ĐBSCL từ đó đánh giá những
ưu điểm, hạn chế và xác định các nguyên nhân của hạn chế trong thực hiện chính sách
Bốn là, xây dựng các giải pháp khoa học nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT vùng ĐBSCL trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án có đối tượng nghiên cứu là việc thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT ở các địa phương vùng ĐBSCL
3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian:
Theo từ điển Tiếng Việt (1994), vùng là phần đất đai, hoặc là khoảng không gian tương đối rộng có những đặc điểm nhất định về tự nhiên và xã hội, phân biệt với các phần khác ở xung quanh Do vậy, vùng được hiểu là tập hợp các địa phương có đặc điểm tương đồng nhau Theo đó, vùng ĐBSCL bao gồm 13 tỉnh (Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu,
Cà Mau) mang những nét tương đồng về điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế - xã hội Trong luận án, tác giả tập trung nghiên cứu một vài tỉnh đại diện của Vùng để phân tích và đánh giá chi tiết về thực tiễn thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT Kết quả nghiên cứu của luận án phản ánh tính đại diện của vùng ĐBSCL và có giá trị tham khảo cho các tỉnh thành trên cả nước