Vận dụng lí thuyết hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trong việc phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính .... Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức phát triển kỹ năng ngh
Trang 1VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM -
NGUYỄN MINH PHƯỢNG
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHE – NÓI CHO TRẺ KHIẾM THÍNH 3 – 6 TUỔI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hà Nội, 2021
Trang 2VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM -
NGUYỄN MINH PHƯỢNG
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHE – NÓI CHO TRẺ KHIẾM THÍNH 3 – 6 TUỔI
Chuyên ngành: Lí luận và Lịch sử Giáo dục Mã số: 9.14.01.02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
1 GS.TS NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN 2 TS VƯƠNG HỒNG TÂM
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận án, tác giả đã nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của Quý thầy cô giáo, các nhà khoa học, đồng nghiệp, bạn bè và người thân
Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi tới tập thể giáo viên hướng dẫn là GS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến và TS Vương Hồng Tâm lời cảm ơn chân thành vì những định hướng khoa học, sự hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận án
Tác giả luận án chân thành cảm ơn: Lãnh đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Phòng Quản lý khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế, các Quý thầy cô, các nhà khoa học của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã tận tâm giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phòng Tổ chức Cán bộ, Khoa Giáo dục Đặc biệt đã tạo điều kiện cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận án này
Cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban giám hiệu, giáo viên, cha mẹ trẻ khiếm thính ở các trường mầm non hòa nhập mà tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng và thực nghiệm
Tôi xin tri ân sự khích lệ, ủng hộ nhiệt tình của gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp trong thời gian thực hiện Luận án
Do một số hạn chế nhất định, chắc chắn Luận án còn những thiếu sót Tác giả Luận án rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng vấn đề được lựa chọn nghiên cứu
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả Luận án
Nguyễn Minh Phượng
Trang 53 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 4
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4
7 Cách tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu 5
8 Luận điểm bảo vệ 7
9 Đóng góp mới của luận án 8
10 Cấu trúc của luận án 8
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHE – NÓI CHO TRẺ KHIẾM THÍNH 3 – 6 TUỔI 9
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 9
1.1.1 Nghiên cứu về kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 9
1.1.2 Nghiên cứu về phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 11
1.2 Một số vấn đề cơ bản về trẻ khiếm thính 20
1.2.1 Khái niệm trẻ khiếm thính 20
1.2.2 Đặc điểm tâm lý của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi 22
1.3 Kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi 26
1.3.1 Khái niệm kỹ năng nghe – nói 26
1.3.2 Đặc điểm kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi 28
1.4 Phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập 31
1.4.1 Khái niệm phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi 31
1.4.2 Đặc điểm của lớp mẫu giáo hòa nhập có trẻ khiếm thính 32
Trang 61.4.3 Vận dụng lí thuyết hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trong việc phát
triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 34
1.4.4 Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập 38
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi 48
1.5.1 Các yếu tố có liên quan đến khuyết tật của trẻ 49
1.5.2 Năng lực của giáo viên 50
1.5.3 Sự hỗ trợ thính học cho trẻ khiếm thính 50
1.5.4 Can thiệp sớm 51
1.5.5 Sự tham gia, hỗ trợ của cha mẹ trẻ khiếm thính 52
1.5.6 Sự hỗ trợ của các trẻ cùng độ tuổi 52
1.5.7 Việc lựa chọn phương pháp tiếp cận giao tiếp cho trẻ khiếm thính 53
Kết luận chương 1 54
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHE – NÓI CHO TRẺ KHIẾM THÍNH 3 – 6 TUỔI Ở CÁC LỚP MẪU GIÁO HÒA NHẬP 55
2.1 Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng 55
2.2.1 Thực trạng kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi 61
2.2.2 Thực trạng phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập 72
Trang 73.1.1 Đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục mầm non và
đặc điểm tâm sinh lý của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi 93
3.1.2 Đảm bảo tính toàn diện, tính phát triển, tính hệ thống 93
3.1.3 Đảm bảo tính cá biệt hóa 94
3.1.4 Đảm bảo phát huy tính tích cực, tự giác của trẻ 94
3.2 Biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi 95
3.2.1 Nhóm biện pháp điều kiện trong phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi 96
3.2.2 Nhóm biện pháp phát triển KNNN trong các hoạt động trong chế độ sinh hoạt hằng ngày ở lớp mẫu giáo hòa nhập 109
3.2.3 Nhóm biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính trong hoạt động hỗ trợ cá nhân 117
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 122
3.4 Thực nghiệm biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi 123
3.4.1 Khái quát về tổ chức thực nghiệm 123
3.4.2 Đánh giá kết quả thực nghiệm 127
Kết luận chương 3 142
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 143
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 146
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 147 PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Kinh nghiệm dạy học của giáo viên 57
Bảng 2.2 Bảng hỏi đánh giá KNNN của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi 58
Bảng 2.3 Thang đánh giá thực trạng KNNN cho TKT 3 – 6 tuổi 60
Bảng 2.4 Đánh giá chung mức KNNN của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi 61
Bảng 2.5 Phân bố mức kỹ năng nhận diện 6 âm Ling 63
Bảng 2.6 Phân bố mức kỹ năng nghe hiểu các từ chỉ sự vật, hành động, hiện tượng quen thuộc, gần gũi 63
Bảng 2.7 Phân bố mức kỹ năng nghe hiểu các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng và các từ biểu cảm 64
Bảng 2.8 Phân bố mức kỹ năng nghe hiểu và thực hiện từ 1 – 3 yêu cầu 65
Bảng 2.9 Phân bố mức kỹ năng nghe hiểu nội dung câu chuyện/bài thơ 65
Bảng 2.10 Phân bố mức kỹ năng phát âm các tiếng, từ, câu 67
Bảng 2.11 Phân bố mức kỹ năng sử dụng lời nói với các từ thông dụng chỉ sự vật, hành động, hiện tượng quen thuộc, gần gũi 67
Bảng 2.12 Phân bố mức kỹ năng sử dụng lời nói với các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng và các từ biểu cảm phù hợp với ngữ cảnh 68
Bảng 2.13 Phân bố mức độ về kỹ năng thể hiện nhu cầu, cảm xúc, hiểu biết của bản thân bằng lời nói 68
Bảng 2.14 Phân bố mức kỹ năng kể lại được những sự việc đơn giản 69
Bảng 2.15 Phân bố mức độ về kỹ năng kể lại được câu chuyện đơn giản 69
Bảng 2.16 Mối tương quan giữa kỹ năng nghe - nói với các yếu tố khác 70
Bảng 2.17 Mức độ thực hiện các nội dung phát triển KNNN cho TKT 75
Bảng 2.18 Các hình thức phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính 81
Bảng 2.19 Các phương pháp phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính 77
Bảng 2.20 Đánh giá về hiệu quả của các phương pháp phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính 80
Bảng 2.21 Những thuận lợi trong quá trình tổ chức hoạt động phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính 83
Trang 10Bảng 2.22 Những khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động phát triển KNNN
cho trẻ khiếm thính 84
Bảng 2.23 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển KNNN cho TKT 86
Bảng 3.1 Thông tin cơ bản về khách thể thực nghiệm 124
Bảng 3.2 Kết quả đánh giá trước thực nghiệm của bé Đ.B.N 127
Bảng 3.3 Mục tiêu và biện pháp phát triển KNNN cho bé Đ.B.N 128
Bảng 3.4 So sánh kết quả KNNN trước và sau thực nghiệm của bé Đ.B.N 129
Bảng 3.5 Kết quả đánh giá trước thực nghiệm của bé N.T.M 132
Bảng 3.6 Mục tiêu và biện pháp phát triển KNNN cho bé N.T.M 133
Bảng 3.7 So sánh kết quả KNNN trước và sau thực nghiệm của bé N.T.M 134
Bảng 3.8 Kết quả đánh giá trước thực nghiệm của bé P.M.K 136
Bảng 3.9 Kế hoạch phát triển KNNN cho bé P.M.K 137
Bảng 3.10 So sánh kết quả KNNN trước và sau thực nghiệm của bé P.M.K 138
Trang 11DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Trình độ đào tạo của GV 57
Biểu đồ 2.2 Mức kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi 62
Biểu đồ 2.3 Mức độ biểu hiện các kỹ năng thành phần trong nhóm kỹ năng nghe của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi 62
Biểu đồ 2.4 Mức độ biểu hiện các kỹ năng thành phần trong nhóm kỹ năng nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi 66
Biểu đồ 2.5 Đánh giá của GV về tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 72
Biểu đồ 2.6 Nhận thức của GV về ý nghĩa của việc phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 73
Biểu đồ 2.7 Thực trạng xây dựng kế hoạch phát triển kỹ năng nghe - nói cho trẻ khiếm thính 74
Biểu đồ 3.1 Mức KNNN của bé Đ.B.N trước và sau thực nghiệm 130
Biểu đồ 3.2 Mức KNNN của bé N.T.M trước và sau thực nghiệm 134
Biểu đồ 3.3 Mức KNNN của bé P.M.K trước và sau thực nghiệm 139
Biểu đồ 3.4 So sánh điểm của 3 trẻ trước và sau thực nghiệm 140
Sơ đồ 1.1 Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ 35
Sơ đồ 3.1 Biện pháp phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi 95
Trang 121 Tính cấp thiết của đề tài
Nghe - nói - đọc - viết là những hoạt động diễn ra thường xuyên trong cuộc sống của chúng ta Trong bốn dạng hoạt động này, xét về tần số xuất hiện, thì cặp hoạt động nghe - nói diễn ra liên tục, thường xuyên hơn Cặp hoạt động này có hai đặc tính nổi bật:
- Thứ nhất, nghe - nói là cặp hoạt động ngôn ngữ nói - dạng giao tiếp trực
tiếp bằng âm thanh trong hoạt động ngôn ngữ Hoạt động nghe - nói luôn luôn là một phương tiện đắc lực song hành cùng con người, giúp con người nhận thức và tìm hiểu thế giới xung quanh một cách có hiệu quả Vì thuộc lĩnh vực âm thanh như vậy, nên hoạt động nghe - nói có thể diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc, ít bị phụ thuộc vào điều kiện xung quanh
- Thứ hai, nghe - nói là cặp hoạt động mang cả đặc tính của việc tiếp nhận lời
nói lẫn việc tạo lập lời nói Nếu như nghe là tiếp nhận lời người khác thì nói là tạo
lập lời nói của chính mình Hai hoạt động này thường luân phiên, thay thế nhau trong giao tiếp của con người
Kỹ năng nghe - nói là kỹ năng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập, giao tiếp của trẻ em Nghe - nói tốt sẽ giúp các em giao tiếp có hiệu quả và cũng là cơ sở quan trọng tạo ra sự thành công trong học tập Bên cạnh đó, nghe - nói còn là một phương tiện để trẻ tư duy và nhận thức về thế giới xung quanh một cách tích cực Chính khả năng sử dụng ngôn ngữ của các em, đặc biệt là kỹ năng nghe - nói đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới cách tương tác xã hội và ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả giao tiếp Năng lực ngôn ngữ tốt là cơ sở giúp trẻ phát triển năng lực học tập, năng lực tư duy, năng lực hợp tác Đồng thời giúp trẻ tự mình tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh một cách dễ dàng Muốn sử dụng kỹ năng nghe - nói một cách có hiệu quả cần phải có sự luyện tập thường xuyên, liên tục và có kế hoạch Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra những nội dung cũng như các biện pháp phát triển kỹ năng nghe - nói cho trẻ một cách hiệu quả là hết sức cần thiết
Trẻ khiếm thính do hạn chế về khả năng nghe dẫn đến hạn chế phát triển ngôn ngữ lời nói, cũng vì vậy mà khả năng tư duy của các em bị hạn chế, trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong việc lĩnh hội tri thức Tuy nhiên, đa số trẻ khiếm thính vẫn
Trang 13ngôn ngữ nói
ra các phương tiện kỹ thuật hiện đại Sự ra đời của máy trợ thính, điện cực ốc tai có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ khiếm thính, giúp trẻ có thể nghe được âm thanh của môi trường xung quanh và âm thanh tiếng nói Tuy nhiên, những thiết bị trợ thính chỉ có tác dụng khuếch đại âm thanh chứ không thể chữa được tật khiếm thính Việc nghe qua máy trợ thính hoặc nghe qua điện cực ốc tai có nhiều điểm khác biệt với âm thanh nghe được qua tai bình thường Nếu không được tập luyện, phục hồi và phát triển kỹ năng nghe - nói phù hợp thì trẻ vẫn không thể nghe và nói được Rèn luyện và phát triển kỹ năng nghe - nói có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giáo dục trẻ khiếm thính Đó là cơ sở cho việc hình thành và phát triển ngôn ngữ nói – phương tiện giao tiếp, học tập chủ yếu trong môi trường giáo dục hòa nhập
Giai đoạn từ 0 – 6 tuổi là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất về thể chất cũng như tâm lí, là giai đoạn rất quan trọng vì những nền tảng đầu tiên cho cuộc sống được hình thành Một nền tảng tốt tạo cơ hội cho đứa trẻ có một cuộc sống độc lập, tự tin, hạnh phúc, nhiều ý nghĩa và để trở thành một thành viên hữu ích cho xã hội Đặc biệt, giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi là giai đoạn quyết định tới chất lượng ngôn ngữ của trẻ Vì vậy, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng, giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ (tiếng mẹ đẻ) một cách thành thạo trong hoạt động nhận thức thế giới xung quanh, trong giao tiếp với mọi người, trong điều chỉnh hành vi về nhận thức, tình cảm, chuẩn bị cho trẻ chuyển sang hoạt động học tập ở trường phổ thông Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật nói chung, trẻ khiếm thính nói riêng cũng được thực hiện chủ yếu và trọng tâm trong 6 năm đầu tiên của cuộc đời mỗi trẻ, với hai mục tiêu trọng tâm là hỗ trợ, hướng dẫn phụ huynh (tập trung ở giai đoạn trẻ từ 0 – 3 tuổi) và tổ chức giáo dục hòa nhập (tập trung ở giai đoạn từ 3 – 6 tuổi) [20][38] Ở độ tuổi 3 - 6 tuổi, chương trình can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính tập trung vào việc hỗ trợ trẻ hòa nhập vào lớp học cùng với trẻ nghe và chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 Nhiều nghiên cứu đã khẳng định, trong môi trường hòa nhập, với việc thực hiện các biện pháp tác động một cách có hệ thống và những chiến lược hỗ trợ phù hợp, trẻ khiếm thính có thể đạt được các mục tiêu phát triển ngôn ngữ, giao tiếp trong đó có kỹ năng nghe – nói Bên cạnh đó, trẻ khiếm thính và trẻ nghe cũng có nhiều cơ hội chơi và hoạt động
Trang 14kiện để trẻ khiếm thính dễ dàng hòa nhập vào đời sống xã hội [19][45][81]
Thực tế hiện nay, trẻ khiếm thính ở Việt Nam đã được tiếp cận với các thiết bị trợ thính hiện đại Sau một thời gian được trang bị thiết bị trợ thính, trẻ đã tích lũy được những kinh nghiệm nghe, nói ban đầu Tuy nhiên, kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi vẫn còn nhiều hạn chế, trẻ cũng gặp nhiều khó khăn khi học ở lớp mẫu giáo hòa nhập Cụ thể, vốn từ hiểu và diễn đạt của trẻ còn ít, chủ yếu là những từ gắn với sự vật, hiện tượng, hành động cụ thể; trẻ cũng thường chỉ nghe hiểu được các yêu cầu đơn giản, quen thuộc, một mệnh lệnh; độ rõ ràng trong lời nói của trẻ khó đạt được mức độ như trẻ nghe, trẻ thường mắc các lỗi về phát âm (sai phụ âm, thanh điệu, nói với ngữ điệu rời rạc, ngắt từng tiếng một, lên xuống tùy hứng); khó khăn trong việc tiếp thu các qui tắc ngữ pháp, thường mắc lỗi về trật tự từ trong câu nói gây khó khăn cho người nghe [8][10] [19]
Bên cạnh đó, giáo viên dạy hòa nhập cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình giáo dục trẻ khiếm thính Phần lớn giáo viên chưa được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về giáo dục hòa nhập trẻ khiếm thính, do đó chưa có kiến thức, kỹ năng đầy đủ về hỗ trợ trẻ khiếm thính trong lớp hòa nhập, năng lực của giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính còn nhiều hạn chế Thêm vào đó, việc thiếu các tài liệu hướng dẫn và các nghiên cứu về kỹ năng nghe nói, biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính ở lớp mẫu giáo hòa nhập cũng gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi” làm đề tài nghiên cứu của luận án nhằm đề xuất
các biện pháp phù hợp để phát triển kỹ năng nghe nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập nhằm giúp trẻ giao tiếp, phát triển ngôn ngữ theo độ tuổi và hòa nhập cùng các bạn
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu