TRUYỀN THÔNG - TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG…
Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Truyền thông và truyền thông liên cá nhân
Là một dạng hoạt động căn bản của bất cứ một tổ chức nào mang tính xã hội.
Là quá trình truyền đạt thông tin: thông qua lời nói, chữ viết ( ngôn ngữ), cử chỉ điệu bộ, hành vi ( thể hiện thái độ hoặc cảm xúc) Có nhiều loại truyền thông khác nhau, bao gồm: truyền thông liên cá nhân ( giữa người này và người khác), truyền thông tập thể ( trong 1 cơ quan, tập thể, ….với nhau), truyền thông đại chúng.
Khi đề cập đến truyền thông liên cá nhân ( interpersonal communication) thì người ta thường nhắc tới công thức nổi tiếng của Lasswell: “ Ai nói? nói cái gì? cho ai? bằng kênh nào? Và hiệu quả như thế nào?” Nhưng sau này thì người ta nhận ra mô hình này chỉ mang tính một chiều ( người phát tin – transmitter và người nhận tin – receiver)
Người phát tin Người nhận tin
Mô hình mới theo chu kỳ được ra đời bởi nhà ngôn ngữ học Roman Jacobson, mô hình theo dạng vòng tròn khép kín: phát tin ( emission), truyền tin ( transmission), nhận tin ( reception) và phản hồi ( feedback) Mô hình này cho rằng: một thông điệp, sau khi được phát ra, luôn gây ra một phản ứng nào đó về phía người nhận, và người nhận tin sẽ cho một thông điệp phản hồi gởi về lại cho người phát tin , lúc đó người nhận tin cũng trở lại thành một người phát tin.
Giai đoạn phát tin ( emission): thông tin sẽ được mã hóa để truyền đạt đến người nhận ( thông qua ngôn ngữ, cử chỉ,…).Tuy nhiên trong quá trình phát tin sẽ xảy ra hiện tượng “ bị nhiễu” ( do người phát tin chưa làm chủ được ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ không truyền tải hết được nội dung của thông tin cần truyền đạt)
Giai đoạn truyền tin(transmission): thông tin được truyền đi một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các kênh truyền thông hoặc thông qua người thứ 3
Giai đoạn nhận tin ( reception): sau khi thu nhận thông tin thì người nhận tin bắt đầu giải mã thông tin và giải thích nội dung thông điệp của thông tin ( bị chi phối bởi khung quy chiếu gồm trục nhận thức và trục cảm xúc: kiến thức và kinh nghiệm sống của mỗi người).
Giai đoạn phản hồi ( feedback): sau khi người nhận thông tin nhận thông tin thì phản hồi lại người phát tin về thông tin mình đã nhận.
Mô hình truyền thông theo chu kỳ của Jakobson đã nêu lên được tính chất cơ bản của bất kỳ quá trình truyền thông nào, điều này ngụ ý rằng người làm báo phải luôn đặt vào vị trí của người đọc ( “viết cho ai?”) Tuy nhiên có một sự liên hệ giữa truyền thông liên cá nhân và truyền thông đại chúng, những người hướng dẫn truyền thông có vai trò quan trọng trong việc truyền đạt thông tin, do đó mà Judith Laza đã đưa ra mô hình truyền thông 2 giai đoạn:
Theo đó thì mô hình truyền thông không theo quy luật “từ trên xuống dưới” mà theo quy luật “chiều ngang”: người ta thường tranh luận, trò chuyện về một thông tin nào đó với người cùng giới, cùng tần lớp, cùng môi trường xã hội…mà ít khi hỏi trực tiếp những người có vị thế xã hội cao hơn Do đó, truyền thông đại chúng có hiệu quả khi có sự can thiệp của truyền thông liên cá nhân.
* Truyền thông liên cá nhân
Trong xã hội loài người, truyền thông lại càng là một điều kiện tiên quyết để có thể hình thành nên một “xã hội” hoặc “ cộng đồng” Sở dĩ người ta có thể sống với nhau, giao tiếp và tương tác được với nhau trước hết là nhờ hành vi truyền thông. Người ta gọi đây là truyền thông liên cá nhân, nghĩa là truyền đạt thông tin giữa người này với người khác Sự truyền thông này trước hết được thể hiện thông qua lời nói hoặc chữ viết, tức là thông qua ngôn ngữ, nhưng cũng có thể thông qua cử chỉ, điệu bộ, hay hành vi để biểu thái độ hoặc cảm xúc Vì thế, có thể có hai cách thức truyền thống: truyền thông bằng lời nói, và truyền thông không bằng lời nói.
Người ta thường phân biệt ba loại truyền thông như sau:
- Truyền thông liên cá nhân ( giữa người này với người khác),
- Truyền thông tập thể ( tức là truyền thông trong nội bộ một cơ quan, một công ty, một tổ chức đoàn thể, hay một nhóm xã hội nào đó).
- Và truyền thông đại chúng
Truyền thông đại chúng ( mass communication) là quá trình truyền đạt thông tin một cách rộng rãi hướng đến mọi người trong xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, truyền hình, phát thanh,Internet.a
Truyền thông đại chúng là một quá trình xã hội đặc thù bao gồm 3 yếu tố cấu thành: hoạt động truyền thông ( tìm tin, chụp hình, biên tập,….), những người làm công tác truyền thông ( biên tập viên, phóng viên,….), và công chúng ( các tần lớp khác nhau trong xã hội).
Phương tiện truyền thông ( mass media) là yếu tố rất quan trọng trong truyền thông đại chúng, đó là những công cụ hay những kênh ( công cụ kỹ thuật) mà ta có thể thực hiện quá trình truyền thông Do đó, quá trình truyền thông là quá trình xã hội – quá trình truyền tải thông tin ra công chúng thông qua các phương tiện ấy.
1.1.3 Các phương tiện truyền thông và các phương tiện truyền thông đại chúng
Phương tiện truyền thông (media) là việc vận dụng các khả năng của cơ thể, sử dụng những phương tiện có sẵn trong thiên nhiên, những công cụ nhân tạo để diễn tả và chuyển tải những thông tin, thông điệp từ bản thân đến người khác hay từ nơi này sang nơi khác.
Phương tiện truyền thông cũng được hiểu như các kênh truyền thông qua đó tin tức, giải trí, giáo dục, dữ liệu hoặc tin nhắn quảng cáo được phổ biến Phương tiện truyền thông bao gồm tất cả phát thanh truyền hình và phương tiện truyền thông hẹp vừa như báo, tạp chí, truyền hình, đài phát thanh, bảng quảng cáo, gửi thư trực tiếp, điện thoại, fax, và internet
Tài liệu lưu trữ dữ liệu được chia thành ba loại lớn theo phương pháp ghi:
Magnetic, như đĩa mềm, đĩa, băng,
Quang học, chẳng hạn như vi phim
Magneto-Optical, như đĩa CD và DVD.
Khởi đầu sự giao tiếp của con người thông qua các kênh truyền thông được thiết kế, ví dụ không phải là các hoạt động hát hoặc thông qua cử chỉ, lịch sử của nó bắt đầu với những bức tranh điêu khắc, bản đồ được vẽ và viết. Đế quốc Ba Tư (trung vào Iran ngày nay) đã đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực truyền thông Nó được biết đến với thư hoặc hệ thống bưu chính thực sự đầu tiên, được cho là đã được phát triển bởi các hoàng đế Ba Tư Cyrus Đại đế (c 550 BC) sau cuộc chinh phục của ông về phương tiện truyền thông Vai trò của hệ thống như một bộ máy thu thập tình báo cũng là tài liệu, và dịch vụ đã được (sau này) được gọi là angariae, một thuật ngữ trong thời gian đó để chỉ một hệ thống thuế Cựu Ước (Esther, VIII) có đề cập đến hệ thống này: Ahasuerus, vua Mê-đi, sử dụng người đưa thư để truyền các quyết định của mình
Các thông tin liên lạc (communication) từ có nguồn gốc từ communicare gốc Latin Nó cũng được đế quốc La Mã mô tả như là thư hay hệ thống bưu điện, để tập trung kiểm soát của đế chế từ Rome Điều này cho phép thư từ cá nhân và cho người dân Rome thu thập kiến thức về các sự kiện ở nhiều tỉnh phổ biến rộng rãi Hệ thống bưu chính nâng cao hơn sau đó xuất hiện trong các Caliphate Hồi giáo và đế quốc Mông Cổ trong thời Trung Cổ.
Vài nét về lịch sử truyền thông
1.2.1 Một số dạng truyền thông cổ truyền
Dạng thức, loại hình truyền thông là những khái niệm được dùng để khu biệt các mô hình, mô thức, cách thức tổ chức liên kết các yếu tố hoạt động truyền thông;nhờ đó, kế hoạch, hoạt động truyền thông được lập ra theo những tiêu chí nhất định và những tiêu chí này làm cơ sở cho hoạt động kiểm tra, giám sát và đánh giá kế hoạch hay chiến dịch truyền thông.
Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, sẽ có các cách phân loại khác nhau cho dạng thức hay loại hình truyền thông.
- Căn cứ vào kênh chuyển tải thông điệp có truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp và các dạng thức truyền thông khác nhau;
- Căn cứ vào mức độ phạm vi tác động, ảnh hưởng của truyền thông, có thể phân chia thành truyền thông nội cá nhân, truyền thông liên cá nhân, truyền thông nhóm và truyền thông đại chúng;
- Căn cứ vào mục đích và phương thức tổ chức hoạt động truyền thông, sẽ có các loại hình truyền thông: Thông tin - giáo dục - truyền thông; tuyên truyền; truyền thông thay đổi hành vi; truyền thông - vận động xã hội…
1.2.2 Phát minh khoa học kỹ thuật trên lĩnh vực thông tin và sự ra đời của truyền thông đại chúng trên thế giới
Cách mạng khoa học - kỹ thuật, còn được gọi là Cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại, Cách mạng khoa học - kỹ thuật thế kỷ XX [1] , Cách mạng kỹ thuật lần thứ hai., Cách mạng khoa học - kỹ thuật sau Thế chiến thứ hai, Cách mạng thông tin là một khái niệm nói về những phát triển mang tính vượt bậc và bước ngoặt củakhoa học và kỹ thuật diễn ra từ giữa thế kỷ 20, hoặc sau khi Thế chiến thứ hai (1939-45) kết thúc Trên thực tế, "Cách mạng khoa học - kỹ thuật" là một khái niệm mới ra đời trong thế kỷ 20 và nội dung của khái niệm này có nhiều điều chưa được thống nhất trong giới học giả nói chung.
Học giả người Anh J D Bernal vào năm 1939 đã giới thiệu khái niệm "Cách mạng khoa học - kỹ thuật" trong tác phẩm "The Social Function of Science" (Chức năng xã hội của khoa học) để mô tả vai trò mới của khoa học - kỹ thuật trong tiến trình phát triển của xã hội Bernal đã vận dụng thuyết về lực lượng sản xuất của Các Mác để minh chứng rằng khoa học đang trở thành một "lực lượng sản xuất" trong xã hội [5] Lý luận của Bernal đã được áp dụng trong giới khoa học ở các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa Tác phẩm Văn minh ở ngã tư đường của học giả người Séc RadovanRichta (1969) trở thành chuẩn mực cho các nghiên cứu về chủ đề này [6] Tuy nhiên, trong nội bộ giới trí thức Xô Viết cũng có nhiều quan điểm không hoàn toàn giống nhau về khái niệm này.
Daniel Bell vào năm 1980 phản bác lại thuyết này, ông cho rằng xã hội sẽ tiến vào giai đoạn hậu công nghiệp với các ngành dịch vụ sẽ thay thế vai trò chủ đạo của các ngànhsản xuất vật chất trong nền kinh tế và điều đó sẽ dẫn đến một xã hội dịch vụ thay cho xã hội theo khuôn mẫu của chủ nghĩa xã hội.Lập luận của Bell được một số nhà khoa học ủng hộ, tỉ như Zbigniew Brzezinski (1976) với tác phẩm
"Technetronic Society".Một số định nghĩa về tên gọi Cách mạng thông tin cũng nghĩ rằng cuộc cách mạng bắt đầu từ giữa thế kỷ 20 với sự ra đời của vi mạch và chip, từ đó dẫn tới các thay đổi mang tính cách mạng trong đời sống với sự phát triển vượt bậc của máy vi tính, máy tính, các công nghệ điện tử viễn thông khác và dẫn tới ngành dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng hơn so với ngành sản xuất công nông nghiệp, và sản phẩm của những nhân công tay nghề cao chủ yếu là kiến thức và thông tin mà họ mang lại cho xã hội.
Giống như các bước tiến về khoa học kỹ thuật trong lịch sử, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật thế kỷ XX bắt nguồn từ những nhu cầu càng lúc càng tăng cao của con người trong suốt tiến trình lịch sử trong khi sức lực và khả năng (sinh học) của con người có hạn không thể đáp ứng tất cả các nhu cầu ngày càng tăng ấy, đồng thời tài nguyên thiên nhiên, vật liệu tự nhiên về số lượng và tính chất cũng có giới hạn, không thể đáp ứng những yêu cầu mới nảy sinh trong cuộc sống Hơn thế nữa, trong cuộc sống hiện đại, các vấn đề về cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, bùng nổ dân số, chiến tranh càng ngày càng cấp bách đòi hỏi những bước phát triển kịp thời của kỹ thuật, công nghệ để khắc phục những khó khăn và đáp ứng các đòi hỏi ngày càng gắt gao nhân loại Đồng thời, do sống gắn bó chặt chẽ với các hiện tượng tự nhiên (gió, bão, mưa, sấm chớp, lũ lụt, động đất, ) và chịu nhiều ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực từ chúng, con người buộc phải đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học để hiểu rõ về tự nhiên nhằm khắc phục các tác hại và tận dụng các thuận lợi của tự nhiên cho mình.
Ngoài ra, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật từ giữa thế kỷ XX cũng đã có nền tảng vững chắc từ những phát triển mang tính bước ngoặt về khoa học từ cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, tỉ như lý thuyết nguyên tử hiện đại, cấu trúc về nguyên tử, thuyết tương đối và các thành tựu nổi bật khác trong vật lý, sinh học, hóa học, Rất nhiều các phát minh lớn của thế kỷ XX như bán dẫn, tia laser, năng lượng hạt nhân, máy tính điện tử, đều có liên quan đến những thành tựu khoa học này.
Cũng cần phải kể đến hai sự kiện mang tính bước ngoặt có tác dụng thúc đẩy việc đi sâu vào nghiên cứu khoa học Thứ nhất, đó là cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-45), nó đặt ra yêu cầu phát triển các phương tiện chiến tranh tối tân hơn nhằm nâng cao tính cơ động, xây dựng mạng lưới chỉ huy và thông tin liên lạc hiệu quả (ra đa) cùng những vũ khí có sức sát thương lớn (bom nguyên tử, tên lửa) Và thứ hai, đó là cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973 đã gây ra sự khủng hoảng toàn diện về cả kinh tế lẫn chính trị, đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong đó có việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học - kỹ thuật theo chiều sâu nhằm giải quyết khủng hoảng và tiếp tục phát triển.
Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại có thể được chia ra làm hai giai đoạn Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ thập niên 1940 tới giữa thập niên 1970 Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ cuộc khủng hoàng dầu mỏ năm 1973 đến nay, với đặc điểm khoa học kỹ thuật phát triển theo chiều sâu thay vì chiều rộng, trọng tâm đặt nhiều về việc phát triển về nghiên cứu các loại công nghệ và cách mạng về công nghiệp được nâng lên hàng đầu.
So với cuộc cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại có nội dung phong phú, đa dạng và rộng lớn hơn rất nhiều Sự phát triển vượt bậc không những diễn ra trong các ngành khoa học cơ bản (toán học, vật lý, sinh học, hóa học) mà còn thể hiện ở việc phát sinh của nhiều ngành khoa học, kỹ thuật mới như khoa học vũ trụ, điều khiển học; ngoài ra cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật còn đi sâu vào những lĩnh vực mới (thế giới vi mô, các vùng địa lý bí hiểm, bí mật của sự sống ) và hình thành nên ra các kỹ thuật mới, nguyên vật liệu mới, năng lượng mới mà các giai đoạn trước đó chưa từng tiếp cận hay hình dung được.
Một đặc tính khác của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại là vai trò chủ đạo và định hướng của khoa học trong sự phát triển của công nghệ và sức sản xuất Nhìn lại giai đoạn cách mạng công nghiệp, khoa học không bắt kịp với kỹ thuật, không dẫn tới các tiến bộ kỹ thuật và các phát minh, cải tiến kỹ thuật cũng không bắt nguồn từ các phát kiến khoa học và các nhà phát minh thường là những người lao động thay vì các nhà khoa học Tuy nhiên, trong cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại, khoa học đã đi trước kỹ thuật rất xa, mở đường cho sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ, là nguyên nhân, nguồn gốc của các tiến bộ kỹ thuật, thâm nhập sâu sắc vào sự phát triển của sức sản xuất và đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Điều này cũng có nghĩa là thời gian ứng dụng khoa học vào phát triển công nghệ và sản xuất càng ngày càng ngắn: trong khi từ nguyên lý máy ảnh đến chế tạo ra chiếc máy ảnh đầu tiên mất 100 năm, thì quá trình tương tự xảy ra đối với mạch vi điển tử chỉ mất 3 năm và tia la-de chỉ mất 2 năm Đồng thời, hiệu quả kinh tế của việc đầu tư vào khoa học càng lúc càng lớn và lợi nhuận cao hơn so với nhiều lĩnh vực khác.
Sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của khoa học và kỹ thuật như trên đã dẫn tới hiện tượng "bùng nổ thông tin", tức là số lượng thông tin, kiến thức khoa học, tài liệu khoa học và đội ngũ các nhà khoa học đã tăng nhanh một cách đột biến với tốc độ phát triển gấp nhiều lần so với quá khứ Vốn kiến thức khoa học của nhân loại theo ước tính cứ 7 năm tăng gấp đôi, và số nhà khoa học cứ 10 năm thì lại tăng 2 lần Một nửa số tài liệu khoa học xuất bản của nhân loại (tính đến cuối thế kỷ XX) được xuất bản trong 15-20 năm cuối cùng của thế kỷ này.
Trải qua nửa thế kỉ, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đã đạt đựoc những tiến bộ phi thường tạo nên một bước "Đại nhảy vọt" Có thể khái quát bằng những lĩnh vực sau đây:
Ảnh hưởng của truyền thông đại chúng đến đời sống xã hội
Công nghệ truyền thông đã khiến giao tiếp ngày càng dễ dàng hơn so với lịch sử Hôm nay, trẻ em được khuyến khích sử dụng công cụ truyền thông trong trường học và dự kiến sẽ có một sự hiểu biết chung về các công nghệ có sẵn khác nhau. Internet được cho là một trong những công cụ hiệu quả nhất trong phương tiện truyền thông để liên lạc Các công cụ như e-mail, Skype, Facebook vv, đã đưa con người đến gần với nhau và tạo ra các cộng đồng trực tuyến mới Tuy nhiên, một số có thể lập luận rằng một số loại phương tiện truyền thông có thể gây cản trở giao tiếp mặt đối mặt.
Trong một xã hội tiêu dùng theo định hướng lớn, phương tiện truyền thông điện tử(ví dụ như TV) và phương tiện in (chẳng hạn như báo chí) là quan trọng để phân phối phương tiện truyền thông quảng cáo Công nghệ càng tiên tiến hơn thì xã hội được tiếp cận với hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện truyền thông càng mới hơn.
Bên cạnh vai trò "quảng cáo", phương tiện truyền thông ngày nay là một công cụ để chia sẻ kiến thức trên toàn thế giới Phân tích sự tiến hóa của môi trường trong xã hội, Popkin tìm ra vai trò quan trọng của các phương tiện truyền thông, bằng cách xây dựng kết nối giữa chính trị, văn hóa và đời sống kinh tế và xã hội: ví dụ tờ báo định kỳ đã có cơ hội đầu tiên là quảng cáo và thứ hai là cập nhật các hoạt động đối ngoại hiện nay hoặc tình hình kinh tế đất nước Trong lúc đó, Willinsky đã phát huy vai trò của công nghệ hiện đại như là một cách để truyền tải văn hóa, giới tính, vượt qua các rào cản quốc gia Ông đã thấy internet là một cơ hội để thiết lập một hệ thống công bằng và bình đẳng các kiến thức: internet có thể được truy cập vào bởi bất cứ ai, bất kỳ thông tin được công bố có thể được đọc và tham khảo ý kiến của bất cứ ai Do đó, internet là một giải pháp bền vững để vượt qua những "khoảng cách" giữa các nước phát triển và đang phát triển tức là cả hai sẽ có được một cơ hội để học hỏi lẫn nhau Canagarajah đang giải quyết vấn đề liên quan đến quan hệ bất bình đẳng giữa các nước Bắc và Nam, khẳng định rằng các nước phương Tây có xu hướng áp đặt ý tưởng của mình vào việc phát triển đất nước Vì thế, internet là cách để thiết lập lại sự cân bằng, bởi ví dụ tăng cường công bố báo, tạp chí học thuật từ các nước đang phát triển Christen là một trong những người đã tạo ra một hệ thống cung cấp truy cập đến tri thức và bảo vệ quán và văn hóa của người dân Thật vậy, trong một số xã hội truyền thống, một số giới tính có thể không có quyền truy cập vào một loại nhất định của tri thức do đó tôn trọng những phong tục giới hạn phạm vi phổ biến nhưng vẫn cho phép việc truyền bá kiến thức Trong quá trình phổ biến này, phương tiện truyền thông sẽ đóng một vai trò "trung gian", đó là nói dịch một nghiên cứu học thuật sang một định dạng báo chí, có thể truy cập bởi đối tượng cư sĩ (Levin) Do đó, phương tiện truyền thông là một hình thức truyền thông hiện đại nhằm phổ biến kiến thức trong toàn bộ thế giới, không phân biệt bất kỳ hình thức phân biệt đối xử.
Phương tiện truyền thông, thông qua các phương tiện truyền thông và thông tin liên lạc tâm lý, đã giúp kết nối mọi người không bị giới hạn bởi vị trí địa lý Nó cũng giúp trong các khía cạnh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tư và các hoạt động khác mà có một phiên bản trực tuyến Tất cả các phương tiện truyền thông nhằm ảnh hưởng đến hành vi của con người được bắt đầu thông qua truyền thông và các hành vi dự định được diễn đạt bằng tâm lý Do đó, sự hiểu biết và truyền thông tâm lý là nền tảng trong việc tìm hiểu những tác động xã hội và cá nhân của phương tiện truyền thông Các lĩnh vực mở rộng của phương tiện truyền thông và thông tin liên lạc tâm lý kết hợp các bộ môn được thành lập theo một cách mới.
Thời gian thay đổi dựa trên sự sáng tạo và hiệu quả có thể không có một mối tương quan trực tiếp với công nghệ Các cuộc cách mạng thông tin được dựa trên những tiến bộ hiện đại Trong thế kỷ 19, những thông tin "bùng nổ" nhanh chóng vì các hệ thống bưu chính, tăng khả năng tiếp cận báo chí, cũng như các trường được
"hiện đại hóa" Những tiến bộ đã được thực hiện do sự gia tăng của người dân được xoá mù chữ và giáo dục Các phương pháp giao tiếp mặc dù đã thay đổi và phân tán trong nhiều hướng dựa trên mã nguồn của tác động văn hóa xã hội của nó Những thành kiến trong các phương tiện truyền thông có ảnh hưởng đến tôn giáo thiểu số,dân tộc có hình thức phân biệt chủng tộc trong các phương tiện truyền thông và chứng cuồng sợ Hồi giáo (Islamophobia) trong giới truyền thông.
BẢN CHẤT, QUY LUẬT CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI
Những vấn đề cơ bản về DLXH
* Thông tin: Thông tin là một khái niệm trừu tượng, tồn tại khách quan, có thể nhớ trong đối tượng, biến đổi trong đối tượng và áp dụng để điều khiển đối tượng. Thông tin làm tăng thêm hiểu biết của con người, là nguồn gốc của nhận thức Thông tin về một đối tượng chính là một dữ kiện về đối tượng đó, chúng giúp ta nhận biết và hiểu được đối tượng Thông tin có liên quan chặt chẽ đến khái niệm về độ bất định. Mỗi đối tượng chưa xác định hoàn toàn đều có một độ bất định nào đó Tính bất định này chưa cho biết một cách chính xác và đầy đủ về đối tượng đó.
* DLXH là một tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội, của cộng đồng xã hội hay xã hội nói chung, nó có tính phổ biến tương đối, tính mạnh mẽ và bền vững nhất định đối với những vấn đề đụng chạm tới lợi ích chung, thu được được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ.
- Dư luận xã hội (hay công luận) là một hiện tượng đời sống xã hội quen thuộc mà mỗi cá nhân, tổ chức (bao gồm cả quốc gia), trong cuộc sống hàng ngày, thường phải quan tâm và tính toán đến Những người theo học ở Liên-xô trước đây thường sử dụng thuật ngữ “dư luận xã hội” (dịch trực tiếp từ thuật ngữ tiếng Nga:
“общŸcтвŸнноŸ мнŸниŸ) Những người biết tiếng Anh thường sử dụng thuật ngữ
“công luận” (dịch từ thuật ngữ tiếng Anh: “public opinion”)
- Phần đông các nhà nghiên cứu dư luận xã hội Liên-xô trước đây (cũ) định nghĩa DLXH là sự phán xét, đánh giá của các giai cấp, tầng lớp, cộng đồng xã hội đối với các vấn đề mà họ quan tâm Ví dụ, theo B K Paderin: “Dư luận xã hội là tổng thể các ý kiến, trong đó chủ yếu là các ý kiến thể hiện sự phán xét đánh giá, sự nhận định (bằng lời hoặc không bằng lời), phản ánh ý nghĩa của các thực tế, quá trình, hiện tượng, sự kiện đối với các tập thể, giai cấp, xã hội nói chung và thái độ công khai hoặc che đậy của các nhóm xã hội lớn, nhỏ đối với các vấn đề của cuộc sống xã hội có động chạm đến các lợi ích chung của họ”
- Young (USA): DLXH là sự phán xét đánh giá của các cộng đồng xã hội đối với các vấn đề có tầm quan trọng được hình thành sau khi có sự tranh luận công khai.
- Trung Tâm Nghiên cứu DLXH thuộc Ban tư tưởng văn hoá Trung ương: DLXH là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng có tính thời sự.
- Trung tâm Xã hội học (Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh): DLXH là mọt hiện tượng xã hội đặc biệt biểu thị sự phán xét, đánh giá và thái độ của các nhóm xã hội đối với nhứng vấn đề có liên quan đến lợi ích của các nhóm trong xã hội.DLXH được hình thành qua các cuộc trao đổi thảo luận công khai. Ý kiến nhóm xã hội Ý kiến nhóm xã hội
Vấn đề xã hội Ý kiến nhóm xã hội Ý kiến nhóm xã hội Ý kiến nhóm xã hội Ý kiến nhóm xã hội Ý kiến nhóm xã hội Ý kiến nhóm xã hội
HÌNH 2.1 DƯ LUẬN CỦA XÃ HỘI
- Đối tượng của dư luận xã hội: không phải là mọi thực tế xã hội nói chung, mà là những vấn đề được cộng đồng xã hội quan tâm.
– Chủ thể của dư luận xã hội là cộng đồng người hay nhóm người mang dư luận xã hội.
2.1.3 Các tính chất của DLXH
Thông qua con đường hình thành DLXH ta có thể hình dung tóm tắt lại như sau: Khi một vấn đề nào đó nảy sinh trong xã hội và gây được sự quan tâm của công chúng thì một số người đầu tiên sẽ có ý kiến phán xét đánh giá của mình, sau đó các ý kiến được đưa ra thảo luận tronghóm của họ và giữa các nhóm với nhau Cuối cùng trên cơ sở thảo luận của nhiều nhóm xã hội, DLXH dần dần được hình thành, định hình dưới dạng phán xét đánh giá thái độ của công chúng.
DLXH được hình thành có các đặc điểm sau:
Tính công chúng,công khai Đây là đặc tính quan trọng nhất của DLXH Nó được thể hiện trên hai phương diện cơ bản:
– Đối tượng của DLXH. a) Chủ thể của DLXH:
Tính đặc thù của DLXH gắn liền với chủ thể của nó Nhưng việc xác định chủ thể của DLXH là một trong những vấn đề gây tranh cãi gay gắt trong lý luận về DLXH Có người coi “đám đông”, “công chúng” thậm chí nhóm người bất kể nhóm lớn hay nhỏ đều là chủ thể của DLXH.
Các Mác đã nhiều lần gọi:”DLXH là dư luận nhân dân”, “…các đại biểu thường xuyên kêu gọi sự ủng hộ của dư luận nhân dân sẽ mang lại cho dư luận nhân dân quyền phát ngôn ý kiến thực của mình “.
Hay V.I.Lêninthường xuyên sử dụng khái niệm “DLXH” khi nói dến chủ nghĩa tư bản Để vạch trần lời lẽ mị dân cua giai cấp tư sản về DLXH, Người đã viết:”Đối với những kẻ tự do, DLXH tất yếu sẽ phải là dư luận của bọn tư sản chứ không phải là dư luậncủa nông dân và công nhân”.Nhưng sau cách mạng Tháng Mười khi dùng khái niệm DLXH, Lênin lại viết là “DLXH của những người lao động”. Tóm lại, ta có thể khẳng định chủ thể của DLXH là các nhóm trong xã hội mà lợi ích của họ có mối quan hệ nhất định với các vấn đề diễn ra trong xã hội và dược đưa ra thảo luận công khai Trong một số trường hợp chủ thể của DLXH có thể là toàn thể nhân dân, toàn bộ cộng đồng hoặc đại đa số Dưới điều kiện của CNXH phát triển có thể khẳng định một cách tương đối rằng DLXH XHCN chính là dư luận nhân dân. b) Đối tượng của DLXH:
Ta thấy DLXH nảy sinh trước các vấn đề cấp bách và có ý nghĩa xã hội được mọi người quan tâm và nó là sản phẩm của sự thảo luận, trao đổi giữa các ý kiến Như vậy, ta có thể nói rằng đối tượng của DLXH là các sự kiện, hiện tượng, quá trình đang diễn ra trong xã hội gây được sự quan tâm của mọi người bởi mối quan hệ của chúng đến lợi ích của nhóm xã hội đó Song không phải tất cả mọi sự kiện, hiện tượng diễn ra đều trở thành đối tượng của DLXH mà chỉ có những sự kiện,hiện tượng có đủ các điều kiện sau mới được coi là đối tượng của DLXH:
Tính lợi ích trong DLXH: * Thứ nhất, các sự kiện, hiện tượng xã hội đang diễn ra phải được xem xét trong mối quan hệ mật thiết với lợi ích của các nhóm khác nhau.Trong đó bao gồm:
– Lợi ích vật chất được nhận thức rõ nét khi các hiện tượng diễn ra có liên quan chặt chẽ đến hoạt động kinh tế và sự ổn định cuộc sống của đông đảo người dân Ví dụ: các chủ trương chính sách của Đảng – Nhà nước về miễn giảm thuế nông nghiệp, về cải cách chế dộ tiền lương…
– Lợi ích tinh thần được đề cập đến khi các vấn đề diễn ra đụng chạm đến hệ thống giá trị,chuẩn mực, các phong tục tập quán, khuôn mẫu hành vivà ứng xử văn hoá của nhóm xã hội, của cộng đồng.
Phân biệt DLXH với một số khái niệm liên quan
Tin đồn là một hiện tượng tâm lý XH nhưng khác với DLXH ở chỗ tin đồn không phải là sản phẩm của tư duy phán xét của cá nhân mang nó Tin đồn chỉ là một tin tức về mọt sự việc, sự kiện hay hiện tượng có thể có thật cũng có thể không hoặc chỉ có một phần sự thật được lan truyền từ người này sang người khác Tin đồn thường là bại đặt, thêu dệt trong quá trình lan truyền từ người này sang người khác luôn có sự thêu dệt, hư cấu, xuyên tạc hay thổi phồng một cách quá đáng, tn đồn càng lan xa thì nội dung của nó càng khác với nội dung ban đầu.
Chuẩn mực xã hội là quy tắc tường minh hoặc hàm ẩn nhằm xác định kiểu hành vi gì là chấp nhận được trong một xã hội hay một nhóm Thuật ngữ xã hội-tâm lý này được định nghĩa sâu hơn là "các quy tắc mà một nhóm sử dụng cho những giá trị, niềm tin, thái độ và hành vi phù hợp và không phù hợp Chúng cũng được mô tả là các quy tắc mang tính thói quen của hành vi nhằm điều tiết tương tác của chúng ta với người khác Chuẩn mực xã hội là các quy tắc quy định hành vi được chờ đợi hoặc có thể chấp nhận được trong các tình huống cụ thể.
Chuẩn mực xã hội không phải là một khái niệm tĩnh hay phổ quát mà chúng thay đổi theo thời gian và biến chuyển theo văn hóa, giai tầng xã hội và các nhóm xã hội Một chiếc váy, một lời nói hay hành vi nào đó được coi là chấp nhận được với nhóm này lại có thể không chấp nhận được với nhóm khác.
Sự tôn trọng với các chuẩn mực xã hội duy trì tính đồng thuận và phổ biến trong một nhóm cụ thể Chuẩn mực xã hội có thể được thực thi một cách chính thức (chẳng hạn thông qua biện pháp trừng phạt) hoặc không chính thức (chẳng hạn thông qua ngôn ngữ cử chỉ và các tín hiệu giao tiếp phi lời khác) Bằng việc phớt lờ hoặc phá vỡ chuẩn mực xã hội, người ta có nguy cơ trở nên không được yêu mến hoặc bị ruồng bỏ.
Với tư cách là một thực thể xã hội, các cá nhân học cách khi nào và ở đâu là phù hợp để nói những điều nhất định, dùng những từ ngữ nào đó, bàn thảo những chủ đề nhất định hoặc mặc những bộ quần áo nào đó và khi nào thì không Do đó, những hiểu biết về chuẩn mực văn hóa được xem là quan trọng cho việc kiểm soát ấn tượng, vốn là một quy tắc cá nhân của hành vi phi lời của họ Người ta cũng có thể biết được thông qua kinh nghiệm rằng những kiểu người nào mà ta có thể hay không thể thảo luận về những chủ đề nào đó hoặc bộ váy áo nào có thể mặc hay không thể mặc Nhìn chung, hiểu biết được bắt nguồn thông qua kinh nghiệm (nghĩa là chuẩn mực xã hội được học thông qua tương tác xã hội).
2.2.3 Dư luận của xã hội
DLXH ngược lại là sản phẩm của tư duy phán xét của cá nhân mang nó, DLXH thể hiện quan điểm, thái độ của cá nhân mang nó trước các sự kiện, hiện tượng, vấn đề mà nó quan tâm DLXH lúc đầu có thể bao gồm nhiều luồng ý kiến các khác nhau nhưng khi càng lan rộng thì càng có xu hướng thống nhất về nội dung phán xét hay Được kiểm chứng là có
Công chúng đánh giá tích tụ lại thành vài hướng cơ bản Tin đồn có thể chuyển hóa thành DLXH khi trên cơ sở của tin đồn người ta đưa ra những phán xét đánh giá bày tỏ thái độ của mình.
Bảng 1 Sự khác biệt giữa tin đồn và dư luận xã hội
Những tiêu chí Dư luận xã hội Tin đồn
Tính kiểm chứng của vấn đề được đề cập đến
Vấn đề của DLXH thường liên quan đến lĩnh vực công cộng (Public sphere)
Nguồn kiểm chứng về vấn đề DLXH có thể thông qua hai nguồn: Các cơ quan chức năng và các phương tiện truyền thông
Vấn đề của tin đồn có thể là những vấn đề của cá nhân và cũng có thể là những vấn đề công cộng. Khó kiểm chứng về vấn đề tin đồn đề cập đến. đại chúng.
Mức độ tham gia của các yếu tố tinh thần
Mức độ tham gia cao Mức độ tham gia thấp
Kênh phổ biến Chủ yếu qua kênh truyền thông đại chúng
Chủ yếu qua kênh giao tiếp cá nhân
Tính ổn định Có sự ổn định cao hơn, khó thay đổi hơn
Quy luật của DLXH theo phân loại của Hadley Cantril
QL 1: DLXH đặc biệt nhạy cảm với những sự kiện quan trọng
QL 2: Những sự kiện khác thường dường như xô đẩy DLXH từ cực đoan này sang cực đoan khác DL tiếp tục không ổn định cho tới khi trải qua một thời gian và mọi người có thể nhìn thấy được triển vọng của sự kiện đó như thế nào.
QL 3: DLXH bị định đoạt bởi sự kiện nhiều hơn là bởi lời nói, trừ phi những lời nó này tự thể hiện mình như là một sự kiện.
QL 4: Những lời tuyên bố bằng nói và những phát thảo về đường hướng hành động có ý nghĩa quan trọng lớn nhất khi DL chưa được định hình, khi người ta dễ bị ảnh hưởng và đi tìm sự giải thích từ một nguồn đáng tin cậy.
QL 5: DLXH không nhìn thấy trước những vấn đề cấp bách mà nó chỉ phản ứng lại đối với chúng.
QL 6: Về mặt tâm lý, DLXH được hình thành dựa trên tính tư lợi.
QL 7: Dư luận sẽ mãi không được đánh thức nếu như mọi người không cảm thấy có liên quan đến tính tư lợi của chính họ hoặc họ không tìm thấy ý nghĩa đối với bản thân của những sự kiện được nói đến.
QL8: Một khi đã liên quan đến tính tư lợi thì DLXH không dễ dàng thay đổi.
QL 9: Khi có sự tham gia của tính tư lợi, DLXH trong một nền tảng dân chủ dường như đi trước các chính sách chính thức.
QL 10: Khi một dư luận được nắm giữ bởi một đa số mong manh khi dư luận chưa được cấu trúc chặt chẽ, một sự kiện xảy ra thêm có xu hướng đẩy dư luận theo chiều chấp nhận.
QL 11: Vào những thời điểm đặc biệt then chốt, mọi người trở nên nhạy cảm hơn đối với khả năng lãnh đạo của họ, nếu họ tự tin về khả năng đó họ sẽ đảm nhiệm nhiều những trách nhiệm hơn lúc bình thường, nếu họ thiếu tự tin họ sẽ ít khoan dung hơn lúc bình thường.
QL 12: Mọi người tự ti, e ngại hơn trong việc để các thủ lĩnh của họ ra những quyết định mang tính sống còn nếu như họ bằng một cách nào đó, cảm thấy rằng họ là những người đang tham gia vào quá trình ra quyết định.
QL 13: Mọi người có nhiều ý kiến hơn và hình thành ý kiến dễ dàng hơn về các mục đích hơn là về những biện pháp để đạt tới những mục đích đó.
QL 14: DLXH, cũng giống như ý kiến cá nhân, bị nhuốm màu bởi sự mong muốn (cảm xúc) và khi dư luận được dựa chủ yếu trên sự mong muốn hơn là dựa trên thông tin thì nó sẽ thay đổi mạnh mẽ tuỳ theo các sự kiện.
QL 15: Những chiều cạnh tâm lý quan trọng của dư luận là hướng, cường độ, chiều rộng và chiều sâu
CÁC HÀNH VI VÀ CHỨC NĂNG CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI
Một số đặc trưng về hành vi của DLXH
Vấn đề tính nhất quán của DLXH không thể đặt ra cũng không thể giải quyết được cho mọi thời điểm Các cần được xem xét không phải là kết quả của những cuộc thăm dò DL, mà là toàn bộ cách tổ chức các thái độ và thói quen trong mỗi cá nhân, những lý do khiến chúng ta thay đổi hoặc cả hai yếu tố này.
3.1.2 Sự thế chỗ Đối với DLXH, có những lúc chúng ta có thể thấy rằng dường như DLXH bất lực trước những hiện tượng DLXH nào đó nhưng nó lại trút bỏ sự giận dữ vào những đối tượng/cá nhân khác thay cho đối tượng/cá nhân trực tiếp gây ra cho nó sự bực tức.Dân gian thường có câu ”giận cá chém thớt”.
Trong lĩnh vực DLXH sự đến bù thể hiện khá rõ nét trong cách mà những nhóm kém ưu thế thể hiện những điểm mạnh của họ.
” Suy bụng ta ra bụng người” Đồng nhất quan điểm của một người hay mọt nhóm xã hội nào đó với quan điểm của mình Hay nói cách khác chủ thể cho rằng tất cả những người khác cũng có đồng quan điểm của mình ”họ giống tôi” Đó chính là sự phóng chiếu.
Ngược lại với sự phóng chiếu là sự đồng nhất hoá Thay vì nói rằng ”họ giống tôi” thì chúng ta cho rằng ”tôi giống họ” thì đó chính là sự đồng nhất Sự đồng nhất là một trong những động cơ chính của đời sống xã hội hay đời sống nhóm Do đó theo Freud, có thể xem cơ chế đồng nhất như là nền tảng cơ bản cho lòng trung thành trong một nhóm người hay một nhóm xã hội nào đó.
Sự tuân theo, vâng lời thường mang lại an toàn, bảo đảm và lợi ích và có thể tránh được sự cô lập của xã hội Chính sự tồn tại của DLXH về một vấn đề nào đó cũng là một dấu hiệu của sự tuân theo, bởi vì một người có quan điểm khác vớiDLXH có thể gặp phải những phản ứng từ phía DLXH Sự tuân theo có thể là toàn bộ hoặc chỉ là một phần.
HÌNH 3.2 HÀNH VI TUÂN THEO VÀ CƯỜNG ĐỘ CỦA DLXH
Cường độ phản đối Cường độ ủng hộ
Một hình thức phổ biến của sự đơn giản hoá diễn ra khi mà chỉ có phần nào đó của tác nhân kích thích được nhận thấy, còn phần còn lại thì không được để ý đến hay bị bỏ qua Không phải tất cả mọi vấn đề của DLXH đều cần phải được đơn giản hoá để có thể hiểu một cách thấu đáo.
Chức năng của DLXH
3.2.1 Định nghĩa chức năng của DLXH
Mỗi một hiện tượng xã hội đều có chức năng nào đó (cả tích cực lẫn tiêu cực).Theo Merton, ông đã chia chức năng thành: chức năng tích cực và chức năng gây nhiễu và làm rối loạn hệ thống, tạ ra sự rối loạn chuẩn mực, vô chuẩn (anomie).
DLXH có thể được xem là tiểu hệ thống trong chỉnh thể xã hội Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, tiểu hệ thống DLXH được xã hội giao cho thực hiện những vai trò nhất định tức là xã hội đòi hỏi DLXH phải thực hiện những hành vi nhất định (cụ thể như lên án cái ác, ủng hộ cái thiện) Dư luận xã hội có chức năng tiêu cực hay thực hiện phản chức năng phụ thuộc vào mức độ trưởng thành của nó Có thể có chức năng tích cực với XH nếu như nó là DLXH chín muồi hay trưởng thành DLXH có chức năng phá hoại nếu như DLXH đó chưa trưởng thành và là giả DLXH.
3.2.2 Cơ chế tác động của DLXH
DLXH có những cơ chế tác động: Trực tiếp thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng Gián tiếp thông qua các nhóm xã hội: tiểu môi trường xã hội Các tác động của DLXH tới cá nhân và nhóm còn được phối hợp với sự kiểm soát thực tế.
Bản thân DLXH dường như là cái gì đó vô hình Nó chỉ trở thành hữu hình khi có vật nào đó chứa đựng, mang nó, biểu hiện nó Thí dụ, nếu như sự phẫn nộ của người dân đối với một hành vi tham nhũng chỉ tồn tại dưới dạng ”ẩn” thì những người có hành vi đó hoàn toàn không cảm thấy có một sức ép nào Tuy nhiên nếu như luồng DLXH ”ẩn” này xuất hiện tại những lĩnh vực cộng đồng, như trên các phương tiện TTĐC thì những người hoặc nhóm có hành vi tham nhũng bắt đầu ”nhìn” và ”cảm nhận” được áp lực mà trước đó họ không hề cảm nhận được Tuy nhiên, sự hữu hình hay sự hiện diện của DLXH đối với cá nhân cũng có thể là trực tiếp trong không gian xã hội gần, hoặc gián tiếp ở không gian xã hội rộng hơn.
3.2.3 Các yếu tố tác động của DLXH
Tác động của DLXH đến hành vi của cá nhân phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:
1 Mức độ sẵn có của quan niệm về vấn đề mà DLXH đề cập đến
2 Tính đồng hướng của các luồng ý kiến, khi các luồng ý kiến trái ngược
Tiểu môi trường xã hội nhau, tác động của DLXH sẽ giảm sút nhiều.
3 Tính ưu tiên của chuẩn mực dựa trên cặp nhị phân cá nhân - tập thể (cộng đồng, nhóm).
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thấy có những người được coi là ”bảo thủ” hơn so với những người khác, có những người hay bị phê phán là ”không chịu thay đổi” v.v Yếu tố chính để tạo ra các gọi là ”bảo thủ” đó chính là một quan điểm đã định hình của cá nhân thành một ”khuôn mẫu tư duy” Đối với những người này DLXH khó tạo ra áp lực để có những thay đổi thực sự trong quan điểm Tuy nhiên, với những người chưa định hình hoàn chỉnh hoặc chưa có khuôn mẫu tư duy thì DLXH có thể tạo ảnh hưởng mạnh hơn.
HÌNH 3.3 TÁC ĐỘNG CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI, TIỂU MÔI TRƯỜNG XÃ
Như chúng ta đã biết, một cá nhân đều được bao bọc bởi một không gian xã hội trực tiếp và gần gũi đối với cá nhân Nếu nhìn từ góc độ lý thuyết mạng xã hội thì ở không gian này tập hợp những quan hệ mạnh của cá nhân, tập hợp những người mà cá nhân sẽ hướng đến trước tiên khi họ cần tham khảo ý kiến khi quyết định vấn đề gì đó, đó chính là gia đình, nhóm bạn bè đồng nghiệp cùng cơ quan công tác, bạn đọc của các cá nhân Đó chính là các tiểu môi trường xã hội của cá nhân Bên cạnh các nhóm này, ý kiến của những người xa lạ hoặc từ TTĐC nằm trong không gian quan hệ xã hội xa hơn đối với cá nhân
3.2.4 Chức năng của DLXH ở cấp độ vĩ mô
+ DLXH và liên kết xã hội: DLXH với tư cách như một công cụ của giai cấp thống trị sẽ có vai trò củng cố trật tự xã hội hiện hữu, trong khi DLXH của giai cấp bị trị luôn luôn tìm cách lật đổ trật tự này Nhìn từ góc độ của lý thuyết hệ thống xã hội thì DLXH có thể đóng vai trò như một nhân tố giúp cho xã hội tự điều chỉnh để thích ứng với những điều kiện mới và tiếp tục tồn tại.
+ DLXH và quan hệ quốc tế: Theo Fagen, chức năng ở cấp vĩ mô mà DLXH có thể thực hiện được là:
- Bổ sung chiều cạnh quốc gia vào quan điểm của chính phủ;
- Xác định ngưỡng chấp nhận quốc gia;
- Biện minh cho hành động của người khác;
- Biện minh cho hành động của bản thân mình;
+ DLXH và thông tin tư vấn cho quản lý xã hội: Tư vấn là quá trình cung cấp thông tin cho chủ thể hành động để từ đó chủ thể này có thể lựa chọn phương án hành động phù hợp với mình Đối với DLXH trong nội dung thể hiện của nó luôn chứa đựng lời khuyên cho các cơ quan chức năng về cách thức giải quyết những vấn đề mà nó đề cập đến.
+ Sự giải toả căng thẳng xã hội: Có thể phân chia về mức độ giải toả những tâm trạng căng thẳng, bực tức của công chúng theo mức độ sau:
- Các cá nhân bày tỏ sự không hài lòng, bực tức của họ khi họ trong trạng thái một mình.
- Các cá nhân bày tỏ sự không hài lòng của mình với các thành viên thuộc tiểu môi trường xã hội.
- Công chúng bày tỏ sự không hài lòng, bực tức đến các cơ quan chính quyền có chức năng để giải quyết những khúc mắc của họ.
- Công chúng bảy tỏ sự không hài lòng, bực tức mọt cách công khai tại nơ công cộng (như mít tinh, biểu tình, đình công) hoặc trên phương tiện TTĐC.
3.2.5 Chức năng của DLXH ở cấp độ vi mô
+ Đánh giá: là chức năng cơ bản để thực hiện các chức năng khác, nếu không đánh giá thì không có thông tin nền về vấn đề, thì khi đó DLXH không thể thực hiện các chức năng khác được.
HÌNH 3.4 NHỮNG CĂN CỨ ĐÁNH GIÁ CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI
Mức Mức độ độ khách chủ quan quan tăng tăng
Ví d : Các quy ụ: Các quy lu t khách quan ật khách quan nh H t nhân hoá ư Hạt nhân hoá ạt nhân hoá gia đình, Hi n đ i ện đại ạt nhân hoá hoá v.v.
Ví dụ: Kính trọng thầy cô, giúp đỡ người nghèo, vợ chồng thương yêu nhau v.v.
Chuẩn mực xã hội lên lên
+ Kiểm soát: Kiểm soát xã hội là một cơ chế điều chỉnh hành vi của cá nhân hoặc của nhóm bằng cách dùng những phần thưởng hoặc các chế tài (Sanction) Có hai loại kiểm soát xã hội: kiểm soát chính thức và kiểm soát không chính thức Kiểm soát chính thức được thực hiện bởi các cơ quan thi hành pháp luật như Công an, toà án, vv Kiểm soát không chính thức chủ yếu thông qua DLXH.
Ví dụ: Tất cả những gì mà cá nhân trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày.
PHẠM VI ĐƯỢC PHÉP CỦA HÀNH VI
HÌNH 3.5 SỨC ÉP CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI HÀNH VI
+ Điều hoà/ điều chỉnh: DLXH có khả năng điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi của nhóm và cá nhân thể hiện qua việc tạo sức ép để sắp xếp các quan hệ và các hành vi cho phù hợp với trật tự hiện hữu Như vậy DLXH thực hiện các chức năng điều hoà đối với các quan hệ, hành vi mà nó coi là ”lệch chuẩn” Theo phái chức năng, DLXH sẽ làm cho các cá nhân hoặc nhóm có hành vi lệch chuẩn, có cảm giác nhóm họ là thiểu số, bị lên án, tạo sức ép về mặt tâm lý cũng như xã hội đối với chủ thể này Nhờ vậy DLXH có thể đẩy các hành vi sai lệch về vị trí hành vi hợp chuẩn,được phép Còn theo quan điểm của trường phái xung đột thì trật tự xã hội được thiết lập theo trật tự của giai cấp thống trị Chính vì vậy, DLXH của giai cấp thống trị sẽ trấn áp những hành vi lệch chuẩn
HÌNH 3.6 SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI HÀNH VI
PHẠM VI ĐƯỢC PHÉP CỦA HÀNH VI vi lệch chuẩn
+ Giáo dục: Khi lên án một hành vi, DLXH đồng thời cũng chỉ ra rằng: ”hành vi đó không được khuyến khích bắt chước” Khi ủng hộ một hành vi, DLXH đồng thời cũng chỉ ra rằng ”đây là hành vi mà xã hội cần học hỏi theo” Khi thực hiện chức năng giáo dục, DLXH cũng tạo ra những sức ép để các cá nhân học hỏi và làm theo những điều nó cho là đúng, đồng thời cũng học hỏi để tránh những điều mà nó cho là sai.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ BIẾN ĐỔI CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI
Một số quan điểm về DLXH
Dư luận xã hội (hay công luận) là một hiện tượng đời sống xã hội quen thuộc mà mỗi cá nhân, tổ chức (bao gồm cả quốc gia), trong cuộc sống hàng ngày, thường phải quan tâm và tính toán đến Những người theo học ở Liên-xô (cũ) thường sử dụng thuật ngữ “dư luận xã hội” (dịch trực tiếp từ thuật ngữ tiếng Nga) Những người biết tiếng Anh thường sử dụng thuật ngữ “công luận” (dịch từ thuật ngữ tiếng Anh: “public opinion”).
Phần đông các nhà nghiên cứu dư luận xã hội Liên Xô (cũ) định nghĩa dư luận xã hội là sự phán xét, đánh giá của các giai cấp, tầng lớp, cộng đồng xã hội đối với các vấn đề mà họ quan tâm Ví dụ, theo B K Paderin: “Dư luận xã hội là tổng thể các ý kiến, trong đó chủ yếu là các ý kiến thể hiện sự phán xét đánh giá, sự nhận định (bằng lời hoặc không bằng lời), phản ánh ý nghĩa của các thực tế, quá trình, hiện tượng, sự kiện đối với các tập thể, giai cấp, xã hội nói chung và thái độ công khai hoặc che đậy của các nhóm xã hội lớn nhỏ đối với các vấn đề của cuộc sống xã hội có động chạm đến các lợi ích chung của họ”.
Nhiều nhà nghiên cứu Mỹ cũng nêu ra định nghĩa tương tự Ví dụ “Công luận là sự phán xét đánh giá của các cộng đồng xã hội đối với các vấn đề có tầm quan trọng, được hình thành sau khi có sự tranh luận công khai” (Young, 1923) Nhà nghiên cứu Mỹ khác lại định nghĩa: “Công luận là kết quả tổng hợp các ý kiến trả lời của mọi người đối với các câu hỏi nhất định, dưới điều kiện của cuộc phỏng vấn” (Warner, 1939) Có những định nghĩa rất đơn giản, nhưng rất phổ biến trong giới nghiên cứu Mỹ: “Công luận là các tập hợp ý kiến cá nhân ở bất kỳ nơi đâu mà chúng ta có thể tìm được” (Childs, 1956).
Mỗi người chúng ta đều có thể đưa ra định nghĩa về “dư luận xã hội” và chắc chắn sẽ gặp nhau, thống nhất với nhau ở nhiều điểm Ví dụ, chúng ta dễ dàng thống nhất với nhau rằng: dư luận xã hội là ý kiến chung của nhiều người; dư luận xã hội thể hiện nhận thức, thái độ của các nhóm người nhất định trước các vấn đề, sự kiện có động chạm đến lợi ích, mối quan tâm của họ….
Ngoài những điểm dễ dàng có sự thống nhất, trong định nghĩa về dư luận xã hội cũng có những điểm thiếu nhất trí, thậm chí trái ngược nhau.
Sự khác nhau, trước hết, có liên quan đến vấn đề chủ thể của dư luận xã hội. Vấn đề gây tranh cãi là: Có phải chỉ có ý kiến của đa số mới được gọi là dư luận xã hội không? Thời Liên Xô (cũ), nhiều nhà nghiên cứu trả lời khẳng định đối với câu hỏi này Ở nước ta hiện nay cũng có một số học giả quan niệm chỉ có ý kiến của đa số mới được coi là dư luận xã hội Hầu hết các nhà nghiên cứu trong các nước tư bản lại cho rằng dư luận xã hội bao gồm các ý kiến không chỉ của đa số mà còn cả của thiểu số Ở nước Nga hiện nay, quan điểm coi dư luận xã hội chỉ là ý kiến của đa số cũng không còn đứng vững được trước sự phê phán gay gắt không chỉ dưới góc độ ngôn ngữ, lý luận mà còn dưới góc độ thực tiễn cuộc sống.
Về mặt ngôn ngữ, không có cơ sở để nói rằng dư luận xã hội là ý kiến của đa số Thuật ngữ “xã hội” không đồng nhất với thuật ngữ “đa số” Có thể lấy ví dụ: Không ai cho rằng đã gọi là tổ chức xã hội thì phải là tổ chức của đa số; đã gọi là chính sách xã hội thì phải là chính sách đối với đa số
Về mặt lý luận, cũng không có cơ sở nào để coi trọng dư luận của đa số hơn dư luận của thiểu số, đến mức phải loại bỏ dư luận của thiểu số ra khỏi phạm trù “dư luận xã hội” Ví dụ dưới góc độ về khả năng phản ánh chân lý, dư luận của đa số không phải khi nào cũng đúng, dư luận của thiểu số, không nhất thiết khi nào cũng sai Thực tế cho thấy, trước các vấn đề mới, dư luận của thiểu số, nhiều khi, đúng hơn dư luận của đa số Giữa dư luận của đa số và dư luận của thiểu số cũng không có một hàng rào ngăn cách không thể vượt qua được Dư luận ngày hôm nay là thiểu số, ngày mai có thể trở thành đa số hoặc ngược lại, dư luận ngày hôm nay là đa số, ngày mai có thể chỉ còn là thiểu số.
Về mặt thực tiễn, quan điểm coi dư luận xã hội chỉ là ý kiến của đa số lại càng không thể chấp nhận được Chúng ta đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và thực hiện chủ trương “Đại đoàn kết toàn dân tộc” Tiếng nói của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp, nhóm xã hội đều cần được coi trọng cho dù thành phần kinh tế, tầng lớp, nhóm xã hội đó chỉ là thiểu số trong xã hội Mặt khác, nếu dư luận xã hội chỉ là ý kiến của đa số không thôi, thì cần gì phải thành lập các cơ quan làm công tác nắm bắt dư luận xã hội bởi vì ý kiến của đa số là cái mà người dân bình thường cũng có thể dễ dàng nắm được, huống hồ là lãnh đạo Báo cáo tình hình dư luận xã hội của một số địa phương chưa được lãnh đạo coi trọng, có phần chính là do mới chỉ phản ánh được ý kiến của đa số Những báo cáo phiến diện, không phản ánh được đầy đủ các luồng ý kiến khác nhau trong xã hội trước một vấn đề, sự kiện, hiện tượng nào đó, không những ít có giá trị cho sự chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, ngược lại, có khi còn có hại, nhất là trong trường hợp vấn đề, sự kiện, hiện tượng là cái mới, bởi lẽ, đối với cái mới, dư luận của đa số lúc đầu thường không đúng, thường có tính “bảo thủ”. Điểm tranh luận khác trong quan niệm về dư luận xã hội có liên quan đến câu hỏi: Trong dư luận xã hội có yếu tố ý chí không? Một số ý kiến cho rằng trong dư luận xã hội chỉ có yếu tố nhận thức và yếu tố tình cảm, nói cách khác, dư luận xã hội chỉ là những lời nói suông, phương thức biểu lộ tâm trạng, cảm xúc, không có thành phần ý chí và do đó không gắn với hành động của chủ thể Chúng ta có thể khẳng định quan điểm này là hoàn toàn sai Dư luận xã hội là một tổng lực nhận thức, tình cảm và ý chí Dư luận xã hội không phải là lời nói suông của công chúng mà là một sức mạnh to lớn Sự ủng hộ của dư luận xã hội đối với một chủ trương nào đó của chính quyền có thể sẽ chuyển hoá thành các phong trào thi đua sôi nổi, thực hiện thắng lợi chủ trương đó Những tâm tư, thắc mắc của quần chúng, thể hiện qua dư luận, nếu không được quan tâm giải quyết có thể chuyển hoá thành các cuộc “phản ứng tập thể” hoặc dưới các hình thức rất phức tạp khác.
Cũng có những ý kiến khác nhau khi phân tích hình thức ngôn ngữ của dư luận xã hội Một số nhà nghiên cứu chỉ coi các phán xét đánh giá của công chúng mới là dư luận xã hội Phán xét có nhiều loại như phán xét mô tả - dùng để mô tả sự vật, ví dụ:
“Đây là bông hồng bạch”, “Đây là cuộc mít tinh lớn” ; phán xét quy ước - loại phán xét thông dụng trong các văn bản pháp qui, ví dụ: “Mọi người dân phải có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường” Phán xét đánh giá là loại phán xét thể hiện thái độ (tán thành - không tán thành; yêu - ghét ) của chủ thể đối với sự kiện, hiện tượng, đối tượng, ví dụ: “Tham nhũng là biểu hiện suy thoái nghiêm trọng về đạo đức, lối sống”;
“Công tác giữ gìn vệ sinh môi trường của Hà Nội trong mấy năm qua có tiến bộ rõ nét” Tuy nhiên, đại đa số các nhà nghiên cứu khẳng định, dư luận xã hội không chỉ là các phát ngôn thể hiện sự phán xét đánh giá mà còn là các phát ngôn thể hiện tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị, lời khuyên can của công chúng.
Cũng có sự nhầm lẫn giữa dư luận xã hội và tin đồn Một số người không phân biệt được giữa dư luận xã hội và tin đồn có những sự khác nhau gì Giữa tin đồn và dư luận xã hội có những điểm khác biệt cơ bản sau đây: 1) Nguồn thông tin: nguồn thông tin của tin đồn bao giờ cũng xuất phát từ người khác (tôi nghe người này nói, người kia nói); nguồn thông tin của dư luận xã hội lại xuất phát từ chính là bản thân người phát ngôn (theo ý kiến của tôi thì ); 2) Tin đồn loang càng xa thì càng có nhiều biến thái, do nó không ngừng được thêm thắt Lúc ban đầu, dư luận xã hội thường rất phân tán, nhưng sau đó, thông qua sự trao đổi, tranh luận, tính thống nhất của dư luận xã hội thường tăng lên; 3) Tin đồn thường có tính “thất thiệt” (mặc dù có những tin đồn về cơ bản là sự thật), trong khi đó, dư luận xã hội phản ánh trung thực về suy nghĩ, tình cảm, thái độ của chủ thể Tuy nhiên, giữa dư luận xã hội và tin đồn không có sự ngăn cách không vượt qua được Tin đồn có thể làm nảy sinh dư luận xã hội khi trên cơ sở tin đồn người ta đưa ra những phán xét đánh giá bày tỏ thái độ của mình Tin đồn thường xuất hiện khi người ta thiếu (hoặc thừa) thông tin.
Về khả năng phản ánh chân lý, lẽ phải của dư luận xã hội, cũng có những quan niệm khác nhau Có ý kiến cho rằng dư luận xã hội chịu ảnh hưởng nặng nề của các thành kiến, định kiến cho nên nó không có khả năng phản ánh chân lý, lẽ phải Có ý kiến lại “sùng bái” dư luận của đa số, theo họ, dư luận của đa số bao giờ cũng đúng, dư luận của thiểu số bao giờ cũng sai Tất cả các quan niệm trên đều sai Dư luận xã hội không phải là các kết luận khoa học, nhưng ít nhiều đều có khả năng phản ánh chân lý, lẽ phải Dư luận xã hội có thể đúng nhiều, đúng ít Dù có đúng đến mấy thì dư luận xã hội vẫn có những hạn chế, không nên tuyệt đối hoá khả năng nhận thức của dư luận xã hội Dù có sai đến mấy, trong dư luận xã hội cũng có những hạt nhân hợp lý, không thể coi thường, bỏ qua Chân lý của dư luận xã hội không phụ thuộc vào tính chất phổ biến của nó Không phải lúc nào dư luận của đa số cũng đúng, dư luận của thiểu số cũng sai Cái mới, lúc đầu, thường chỉ có một số người nhận thấy và do đó dễ bị đa số phản đối.
Về đối tượng của dư luận xã hội, đa số các nhà nghiên cứu cho rằng đó là các hiện tượng, sự kiện, quá trình xã hội có tính thời sự, cập nhật trình độ hiểu biết của công chúng, được công chúng quan tâm Ví dụ: Những vấn đề khoa học trừu tượng liên quan đến tương lai xa xôi của loài người sẽ khó trở thành đối tượng phán xét của dư luận xã hội, trong khi đó những vấn đề cụ thể, dễ hiểu có liên quan trực tiếp đến lợi ích của công chúng, được công chúng rất quan tâm như vấn đề giá cả, thiên tai, lũ lụt, vệ sinh môi trường luôn luôn là đối tượng phán xét của dư luận xã hội. Đối với câu hỏi: Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến cá nhân, có tính tự phát hay là một dạng thức ý kiến tập thể, có tính tổ chức? Cũng có những quan niệm khác nhau Có người khẳng định vế thứ nhất, có người khẳng định vế thứ hai Sự vô lý của quan niệm coi dư luận xã hội là một dạng thức ý kiến tập thể, có tính tổ chức là rất rõ. Ý kiến chung của một tổ chức là chính kiến của tổ chức đó chứ không phải là dư luận xã hội của các thành viên trong tổ chức (không thể gọi chính kiến của Hội Nông dân, Hội Phụ nữ hay Hội Cầu lông… là dư luận xã hội) Chỉ có các luồng ý kiến được hình thành theo con đường tự phát mới được gọi là dư luận xã hội Tuy nhiên ở đây cần phải làm rõ một ý: Dư luận xã hội không phải là một phép cộng thuần tuý, không phải là “bao gạo”, gồm các “hạt gạo” ý kiến cá nhân rời rạc, không có mối quan hệ gì với nhau Dư luận xã hội là các luồng ý kiến cá nhân, tự phát, nhưng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, cộng hưởng với nhau Nói cách khác, đó là một chỉnh thể tinh thần xã hội, thể hiện nhận thức, tình cảm, ý chí của các lực lượng xã hội nhất định.
Dư luận xã hội là hiện tượng đời sống xã hội phức tạp, nên khó có thể lột tả hết trong một vài dòng định nghĩa ngắn gọn Theo Lênin, đối với những sự vật phức tạp, có nhiều góc nhiều cạnh, mọi định nghĩa đều phiến diện Tuy nhiên, dù có phiến diện đến đâu, định nghĩa cũng không mất đi mặt khẳng định, vai trò quan trọng, sự cần thiết của nó đối với hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn của con người: Đó là những chỉ dẫn sơ bộ, những nét phác thảo ban đầu, không có nó, chúng ta không thể tiếp tục đi sâu hơn vào bản chất của sự vật cũng như không thể đưa ra đuợc những phương hướng hành động cụ thể nào cả.
Cấu trúc của dư luận xã hội
Dư luận được hình thành trên cơ sở tương tác các ý kiến cá nhân Các ý kiến cá nhân hình thành trên cơ sở tâm thê, thái độ của họ, do đó, nếu xét theo chiều cạnh ” chất” thì DLXH gồm 3 thành phần: tình cảm, suy lý và ý chí Chính cấu trúc này một lần nữa lại cho thấy DLXH có bản chất mâu thuẫn giống như Heghel đã lưu ý
Sự hiểu biết về các vấn
Giới thượng lưuBiết sâu sắc đề cộng đồng
Các giai đoạn hình thành và biến đổi của DLXH
4.3.1 Các con đường hình thành DLXH
Có hai con đường hình thành DLXH chủ yếu, đó là hình thành qua kênh giao tiếp cá nhân: con đường này phổ biến trong các xã hội khi chưa có các phương tiện truyền thông đại chúng Thứ hai đó là hình thành qua kênh giao tiếp đại chúng dưới tác động của phương tiện truyền thông đại chúng
4.3.2 Quá trình phát triển DLXH là một quá trình biện chứng
Thuật ngữ DLXH được D Solsbery nhà văn và nhà hoạt động nhà nước sử dụng từ thế kỷ thứ 12 những chủ đề chủ yếu được quan tâm nghiên cứu là vai trò của DLXH, chủ thể là khách thể của DLXH, các hình thưc lan toả và hình thành DLXH. Trước thời kỳ thuật ngữ DLXH xuất hiện, những quan điểm về DLXH được tìm hiểu qua quan điểm của các nhà khoa học về vị thế của người dân.
Aristotle: Quyền lực của nhà nước phải phục vụ cho toàn xã hội, phải đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi của xã hội.
Polibio: Nguyên nhân của đạo đức và sự công bằng đó là sự đồng tình và không đồng tình của các nhóm xã hội về hiện tượng thực xã hội và các vấn đề xã hội,ông là người đầu tiên nghiên cứu về khoa học chính trị.
Thomas d’Aquin: Quyền lực chính trị cao nhất thuộc về chúa, tuy nhiên Chúa có thể uỷ quyền lãnh đạo thông qua nhân dân, quyền lực của nhà nước thông qua nhân dân nằm dưới sự lãnh đạo của nhà thờ.
Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18: Thời kỳ mà các tác giả ủng hộ cho quan điểm về khế ước xã hội như Rutxo (J.J Rousseau) đã có những quan điểm ảnh hưởng mạnh mẽ tới quan điểm nghiên cứu về DLXH hiện nay.
* Giai đoạn từ 1922 đến chiến tranh thế giới thế hai
Năm 1922 được coi là thời điểm đánh dấu sự ra đời của xã hội học về DLXH như một chuyên ngành độc lập, đánh dấu bằng hai tác phẩm: ”phê phán về DLXH” của F.Tonnies và ”DLXH” của Walter Lipmann.
Trong tác phẩm ”phê phán về DLXH”, ông đặt ra những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến chủ thể, vai trò, các cơ chế hình thành của DLXH DLXH có thể tồn tại dưới trạng thái ”rắn, lỏng và khí”.
Walter Lipmann: ” Muốn trở thành một nhà báo giỏi trước hết phải trở thành một nhà Xã hội học giỏi”, ông đề cập đến nhiều vấn đề như: cơ chế sàng lọc mang tính định hướng của các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm mục đích tạo ra DLXH phù hợp với quan điểm truyền thông.
* Từ chiến tranh thế giới thứ hai đến nay
Thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai tập trung vào việc soạn thảo công cụ tuyên truyền để định hướng DLXH Nhưng nghiên cứu về sự thay đổi ý kiến được tiến hành ở giai đoạn này: Trường phái Yale và khuynh hướng tâm lý học xã hội nhấn mạnh đến các yếu tố trung gian: uy tín nguồn tin, phong cách truyền thông Lý thuyết quan trọng đối với sự lan toả DLXH là lý thuyết ”lãnh tụ ý kiến”, việc hình thành DLXH chịu ảnh hưởng của truyền thông nhóm và truyền thông cá nhân.
Quá trình hình thành DLXH có các giai đoạn sau:
1 Cá nhân biết đến sự kiện
2 Hình thành ý kiến cá nhân trên cơ sở tâm thế và tiền thế của họ
3 Sự tương tác các ý kiến, tạo thành ý kiến chung của nhóm nhỏ rồi tới nhóm lớn Quá trình tương tác này diễn ra khá dài, không có giới hạn thời gian.
4 Hình thành ý kiến chung của cộng đồng gọi là DLXH
5 Nếu vấn đề DLXH đề cập tới được giải quyết triệt để và thoả đáng, DLXH sẽ đi theo hướng bị triệt tiêu, hình thành nên DLXH mới ủng hộ cách giải quyết Nếu vấn đề không được giải quyết triệt để và thoả đáng, thì một mặt DLXH cũ vẫn tồn tại và cường độ được tăng cường, mặt khác xuất hiện DLXH mới về cách nhận thức giải quyết
4.3.3 Vấn đề DLXH trưởng thành
Kết quả tối ưu của quá trình truyền thông là DLXH trưởng thành, chỉ có DLXH trưởng thành mới được có thể sử dụng trong công tác quản lý Nó đóng vai trò tích cực đối với sự phát triển xã hội, còn DLXH chưa trưởng thành thì không nên sử dụng trong công tác quản lý vì những đánh giá, phán xét của nó không đủ độ tin cậy Điều kiện để có DLXH trưởng thành gồm:
- Tính đầy đủ thông tin
- Trình độ nhận thức của chủ thể
Vấn đề trình độ nhận thức của công chúng đôi khi được các tác giả gọi là năng lực (competence) Chỉ có thể có một DLXH trưởng thành khi công chúng được cung cấp đầy đủ thông tin theo nhiều chiều khác nhau về vấn đề được bàn luận và công chúng có đủ trình độ nhận thức về vấn đề mà họ bàn luận Nếu thiếu một trong hai điều kiện nói trên thì DLXH được gọi là chưa trưởng thành và cần có sự định hướng phù hợp.
MỐI QUAN HỆ GIỮA DƯ LUẬN XÃ HỘI VÀ TRUYỀN THÔNG
Ảnh hưởng của truyền thông đến DLXH
ảnh hưởng của truyền thông đến DLXH có thể theo nhiều mô hình lý thuyết khác nhau Nếu như vào đầu thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu nói nói nhiều đến sức mạnh toàn năng của truyền thông trong Lý thuyết Những viên đạn thần kỳ ( Magic Bullet Theory of Communication) Mô hình ảnh hưởng này giống như mô hình tác động của Lý thuyết Hành vi với sơ đồ nổi tiếng S => R Tức là, truyền thông thế nào, dư luận thế đó Tuy nhiên, như đã trình bày trong chương 2, đến giữa thế kỷ 20 hàng loạt những phát hiện từ những nghiên cứu của Hovland và trường phái Yale đã cho thấy mô hình ảnh hưởng phức tạp hơn Thêm vào đó, cũng xuất hiện thêm những lý thuyết mới Dưới đây chúng tôi sẽ điểm qua những dạng ảnh hưởng của truyền thống đến DLXH.
5.1.1 Các kênh và phương tiện truyền thông
Khái niệm: kênh truyền thông là con đường riêng biệt hoặc công cộng để truyền thông điệp từ người gửi đến người nhận, từ đó thông tin được truyền tải đến đông đảo công chúng Hiện nay trên các kênh thông tin đại chúng hay phương tiện chuyên biệt mà ai cũng có thể đăng ký hay bắt sóng Những kênh chuyên biệt thường do 1 cá nhân hay 1 nhóm người sử dụng, điều quan trọng là phương tiện truyền đạt có thể là người có thể là thiết bị in ấn hay điện tử.
Việc xác định phương tiện in ấn hay điện tử theo loại hình phương tiện thu hay phát có vẻ chủ quan, khiên cưỡng vì nó có đề cập đến số lượng người theo dõi có chủ định chứ không đề cập đến bản thân các phương tiện này 1 số công chúng của các tổ chức bên ngoài như: cổ đông hay sinh viên các trường đại học có thể tự coi mình là thành viên của các tổ chức bên trong Những bộ phận cấu thành của mạng internet như: thư điện tử là phương tiện riêng biệt chứ không phải công cộng
Trong quan hệ công chúng còn có 1 hình thức phân loại phương tiện thông tin đại chúng nữa đó là loại kiểm soát Khi 1 loại hình được coi là có kiểm soát thì thông tin đưa đến mọi người sẽ được đảm bảo, không có bất ký 1 sự thay đổi nào do lỗi kỹ thuật hay con người, nhưng cùng với việc bùng nổ thông tin toàn cầu trên các phương tiện thông tin điện tử, nhiều người tiếp cận thông tin 1 cách không chủ định, ví dụ như các thương vụ mà các công ty, tập đoàn truyền hình đưa qua vệ tinh với tất cả mọi người trên thế giới nhưng thường thì những thông tin dạng này chủ yếu phục vụ cho người dân ở nơi sản phẩm được sản xuất và quảng cáo Một ví dụ khác nữa là thông tin luôn có sẵn trong các ngân hàng dữ liệu, phần lớn thông tin này phục vụ cho những khách hàng riêng biệt nhưng ngay cả khách hàng không có chủ định cũng nhận được thông tin và sử dụng chúng theo cách mà các nhà sản xuất cũng không thể ngờ tới, phương tiện thông tin không thể kiểm soát thì tin tới công chúng sẽ có sự thay đổi do biên tập kiểm duyệt, do thiết bị công nghệ dẫn tới sai lệch thông tin.
Thách thức lớn chính là việc các phương tiện thông tin đại chúng như những tổ chức không biên giới và thông tin có khả năng đến với những khách hàng hiểu được chúng Định hướng kênh, những người chuyên về quan hệ công chúng cần phải cố gắng thiết kế những thông điệp đặc thù.
Phương tiện truyền thông đại chúng
Thông diệp cùng với yếu tố kịp thời, ngân sách sẽ quyết định loại phương tiện thông tin đại chúng phù hợp nhìn chung người ta thường dùng loại phương tiện hỗn hợp và 1 điều quan trọng cần tính đến là việc lựa chọn giữa phương tiện có kiểm soát hay không kiểm soát.
Bản thông báo chính là 1 trong những phương tiện có kiểm soát Bạn phải kiểm soát toàn bộ nội dung và hình thức thông tin, thậm chí cả vị trí đặt nó nữa vì anh đã mua 1 khoảng không gian nhất định Mặt khác, truyền hình cũng là 1 phương tiện không kiểm soát vì ngay cả khi bạn kiểm soát thông tin bạn cũng không thể kiểm soát bối cảnh của nó được Mặc dù vậy, 1 đoạn quảng cáo hay 1 thông báo rộng rãi lại được coi như có kiểm soát vì người tạo ra nó có thể nắm bắt được toàn bộ thông điệp cần đưa ra, các loại hình phương tiện thông tin đại chúng khác được coi là không có kiểm soát Ví dụ: 1 cuộc họp báo, 1 lễ động thổ truyền hình đưa tin là loại hình thông tin không thể kiểm soát vì người làm công tác quan hệ công chúng không thể chắc chắn người ta sẽ quay phim sự kiện đó hay tập trung vào sự kiện theo cách mà họ mong muốn.
Dĩ nhiên, yếu tố không kiểm soát ấn chứa trong mọi khía cạnh thông tin đưa đến với công chúng sẽ được chú ý hay bị phản ứng lại, ban phải cần cân nhắc kỹ những thuận lợi và khó khăn của mỗi loại thông tin đại chúng trước khi đầu tư thời gian trí tuệ tài chính vào đó.
Sự ảnh hưởng của truyền thông đối với dư luận thay đổi do bản chất của truyền thống quy định TTĐC và truyền thông liên cá nhân có mức ảnh hưởng khác nhau đến ý kiến nói riêng và DLXH nói chung Những nghiên cứu về truyền thông cá nhân ( giao tiếp liên cá nhân) có ảnh hưởng lớn hơn đến sự hình thành ý kiến của cá nhân so với tác động của đài phát thanh, và tác động của đài phát thanh dường như đáng kể hơn so với báo in.
Truyền thông liên cá nhân đạt hiệu quả cao do có nó có những đặc trưng sau đây:
- Truyền thông liên cá nhân thường là các cuộc trò thoải mái, không có tính chất trang trọng.
- Có thể có phản ứng lại nhanh chóng những ý kiến đưa ra
- “ Phần thưởng” được đưa ra ngay lập tức với sợ tuân theo và có sự “ trừng phạt” khi không tuân thei
- Truyền thông liên cá nhân mang lại cảm giác kín đáo cho những người tham gia
- Người ta có thể đi đến quyết định cuối cùng mà không cần sự cân nhắc, lựa chọn từ trước Những hoạt động truyền thống mang dấu ấn cá nhân
Vấn đề “ truyền thông ảnh hưởng tới DLXH như thế nào” là câu hỏi mà những người về nghiên cứu về truyền thông và DLXX luôn đặt ra Hơn thế, các chính trị gia, các Đảng phái chính trị cũng quan tâm đến vấn đề này Về mặt lý thuyết, hiện nay có ba mô hình ảnh hưởng, Thứ nhất đó là mô hình ảnh hưởng mạnh vốn rất phổ biến từ những năm 20 đến những năm 40 của thế kỷ trước Khi đó người ta tin vào tính toàn năng của TTĐC trobf ảnh hưởng của nó đến dư luận Thí dụ, vào đầu thế kỷ 20 người ta nói nhiều đến Lý thuyết những viên đạn thần kỳ ( Magic Bullet Theory) theo đó công chúng của truyền thông đại chúng chỉ như những tấm bia thụ động, không thể chống lại được sức mạnh của truyền thông , do đó họ chấp nhận những điều mà các phương tiện TTĐC đưa ra Tuy nhiên, những quan điểm này đã bị trường pháo Yale của Hovland làm cho lung lay với hàng loạt phát hiện liên quan đến những yếu tố trung gian ảnh hưởng đến sự tiếp nhận thông tin của chúng ta Bên cạnh đó TTCĐ còn góp phần tạo ra “ vòng xoắn im lặng” của DLXH Những nghiên cứu của Klapper (1960) đã đi đến kết luận về mô hình ảnh hưởng tối thiểu, theo đó hầu như có rất có ít bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ rằng TTĐC có thể làm thay đổi niềm tin, thái độ, hành vi Gần đây, các nhà nghiên cứu lại đề xuất một mô hình tích hợp đó là mô hình ảnh hưởng mạnh trong những điều kiện giới hạn Theo mô hình này TTĐC có thể ảnh hưởng mạnh nhưng chỉ trong những hoàn cảnh, những nhóm người nhất định.
Truyền thông ảnh hưởng theo mưc độ có sẵn quan điểm của cá nhân về vấn đề mà nó đề cập tới Theo phân loại của J.Klapper thì các cấp ảnh hưởng đó như sau:
1 Mức độ ảnh hưởng cao nhât ở nhóm, các cá nhân chưa có quan điểm gì về vaans đề được đề cập
2 Mức độ ảnh hưởng trung bình ở các nhóm, các cá nhân mà quan điểm của họ về vấn đê đang định hình
3 Mức độ ảnh hưởng thấp nhất ở các nhóm, các cá nhân đã định khuôn rõ nét quan điểm của họ về vấn đề, thậm chí đã hình thành những khuôn mẫu tư duy,hay định kiến về vấn đề đó.
Nhìn một cách tổng thể nhóm 1 phổ biến hơn ở những vùng xa, vùng sâu, nhóm trẻ em Nhóm 3 phổ biễn hơn ở vùng các đô thị lớn, trong nhóm có trình độ học vấn cao Đây cũng là lý do lý giải tại sao việc truyền thông thuyết phục các nhóm dân cư ở đô thị, nhóm tri thức bao giờ cũng đòi hỏi thời gian, kỹ thuật và công sức nhiều hơn.
Một điều rõ ràng là các phương tiện truyền thông có những ảnh hưởng khác nhau đối với DLXH Một khía cạnh quan trọng của sự ảnh hưởng này là ảnh hưởng đến mối quan tâm về chính trị Vấn đề tạo lập và củng cố về mối quan tâm hay thờ ơ chính trị là vấn đề quan trọng cần được xem xét Thế nhưng có một thực tế là trong khi các tin tức “chính luận” ngày càng nhiều thì dường như mối quan tâm của công chúng đối với những tin tức loại này lại giảm đi Lý do là càng ngày càng xuất hiện nhiều trên những phương tiện truyền thông mang tính chất giải trí Những phương tiện này cũng đã dan sẻ bớt công chúng của những phương tiện “chính luận”.
Các nhà nghiên cứu đề cập đến năm nguyên lý ảnh hưởng của phương tiện đại chúng như sau:
Ảnh hưởng của DLXH đến truyền thông đại chúng
5.2.1 DLXH là sự kiện của truyền thông đại chúng
Trong khi chiều cạnh ảnh hưởng của truyền thông đến DLXH được các nhà nghiên cứu và xã hội rất quan tâm, thì họ dường như quên lãng ảnh hưởng ngược lại của DLXH đối với truyền thông Nếu như ở mặt xuôi chúng ta có thể nói rằng “ truyền thông tạo ra DLXH” hay “ DLXH là sản phẩm của truyền thông” thì mặt ngược lại có thể thấy rằng DLXH là nguồn tạo nội dung của TTĐC TTĐC phản ánh về sự kiện, một vấn đề, biến nó từ cái ít được biết đến thành vấn đề mang tính xã hội.
Khi DLXH hình thành thái độ của mình với vấn đề xã hội đó, nó lại trở thành một “ sự kiện” mà từ đó các phương tiện truyền thông có thể xây dựng nội dung.
HÌNH 5.1 MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VÀ DƯ
Sẽ khí có thể hình dung được TTĐC hiện đại như thế thế nào nếu như nó phản ánh thái độ của DLXH trước những sự kiện mà nó cung cấp Điều này càng được thể hiện rõ hơn trong xã hội dân chủ Việc phản ánh DLXH về vấn đề mà các phương tiện TTĐC đã đăng tải là hành động tiếp nối (follow up) như một kỹ thuật truyền thống để
“giữ” cho chủ đề không bị cạn thông tin Tuy nhiên, kỹ thuật này đôi khi bị các nhà truyền thông lạm dụng Đôi khi bộ lọc (filter) thông tin của các nhà truyền thông quá mạnh khiến họ chỉ lựa chọn đưa những ý phù hợp với quan điểm của nhà truyền thông cho dù đôi khi cũng có những ý kiến trái ngược Mặt khác, nhiều nhà báo đánh đồng một số ý kiến mà phỏng vấn, thu thập được với DLXH Điều này khiến cho công chúng có thể bị dẫn dắt bởi ý kiến cá nhân chứ không phải DLXH đích thực Ở những
Phương tiện TTĐC Vấn đề xã hội
Dư luận xã hội hãng truyền thông lớn như BBC, CNN,… các kết quả điều tra DLXH luôn là những nguồn thông tin bổ sung, kế tiếp những thông tin về chủ đề chính mà họ đã trình bày. Thí dụ đó là những cuộc điều tra DLXH về thái độ của người dân Mỹ với Tổng thống, với Quốc hội, về nền kinh tế, về cuộc chiến tranh Iraq hay về bất cứ một sự kiện nổi bật nào đấy mà họ đưa tin
5.2.2 DLXH là tác nhân làm thay đổi truyền thông đại chúng
Nghiên cứu chiều cạnh thứ hai của quan hệ giữa truyền thông và DLXH sẽ giúp làm rõ câu hỏi “ cái gì quyết định cái gì” Với những nội dung, phương pháp, đặc biệt là những thế mạnh gắn với TTĐC chúng ta có thể thấy các phương tiện TTĐC đã tạo ra chương trình nghị sự (agenda) của xã hội Nhưng về phần mình, có những lúc DLXH đã làm cho chương trình nghị sự đó bị chệch khỏi hướng ban đầu mà các nhà truyền thông đã dự định Nói cách khác, nhiều khi sức mạnh của DLXH khiến nó đi quá xa so với những suy tính ban đầu của nhà truyền thông Nó giống như khi người ta quất roi để con ngựa đi, nhưng vô tình quất không đúng cách làm cho con ngựa trở thành “bất kham” không thể điều khiển nổi Trong những trường hợp đó nhiều khi truyền thông phải “chạy theo DLXH” để khống chế nó Những hậu quả có thể là tiêu cực hoặc tích cực Nó tiêu cực ở chỗ, lúc này DLXH có thể phá hoại và làm tổn hại lớn cho cá nhân và xã hội Thí dụ, năm 2005 Đài truyền hình Việt Nam có đưa một tin về giáo viên ở Gia Lâm Hà Nội bị công an bắt về hành vi lừa đảo để vay hàng trăm triệu đồng của một chi nhánh ngân hàng Phương Nam Thế nhưng, sau khi đưa tin này rất nhiều người đã vội vàng đến các chi nhánh ngân hàng Phương Nam để rút tiền, khiến cho ngân hàng đứng trước một hoàn cảnh hết sức khó khăn Trước tình hình đó, đài truyền hình Việt Nam phải có những phóng sự tiếp theo để nói lại cho rõ , nhờ đó đã tránh được hậu quả khủng khiếp từ bản tin nọ Những trường hợp khác như “ hai đứa trẻ chết vì ăn vải rụng có thuốc sâu tại Lục Ngạn Hà Bắc” trên Đài truyền hình Việt Nam hay “ dự báo sóng thần tài Đà Nẵng” của đài truyền thanh phường cũng gây ra những DLXH không hoàn toàn đi theo hướng mà các nhà truyền thoonmg dự định.Những hậu quả “ không chủ định này” cũng có thêt là tích cực theo nghĩa nó tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ hơn, nhanh chóng hơn những cái mà nhà truyền thông mong đợi.
Một khía cạnh nữa minh chứng về ảnh hưởng của DLXH đến TTĐC là dưới sức ép của DLXH nhiều khi các phương tiện truyền thông đại chúng buộc phải thay đổi, điều chỉnh hoặc đính chính những nội dung đã phát, đã công bố Hơn thế, công chúng – chủ thể của DLXH, không những chỉ tiêu dùng những cái được các phương tiện TTĐC phôt biến, mà còn có những đòi hỏi của mình về những thông tin đặc thù nào đó để làm rõ hơn những vấn đề mà cho mà chính họ đang có ý kiến Thí dụ, nhiều người dân Mỹ có thái độ phản đối cuộc chiến của Mỹ ở Iraq, nhưng họ vẫn đòi hỏi các phương tiện truyền thông phải cung cấp thêm cho họ những thông tin chuyên sây nào đó để họ củng cố hơn quan điểm của mình Bằng việc ứng dụng những công nghệ hiện đại, nhiều hãng truyền thông ở các nước phát triển đã tiến hành trưng cầu ý kiến trực tiếp để từ đó họ sẽ cử phóng viên khai thác thêm thông tin về những chủ đề mà công chúng quan tâm Đó chính là mong muốn, là sự kỳ vọng của người xem, người đọc, người nghe Các phóng viên, nhà phê bình, người biên tập hay nhà sản xuất biết hoặc có lẽ nghĩ rằng họ biết “ những gì công chúng cần” khi một sự kiện được đưa ra Tuy nhiên, giới hạn tri thức, hiểu biết sẽ ảnh hưởng đến việc truyền thồng tin.
Khía cạnh này của mối quan hệ giữa truyền thông và DLXH không phải luôn luôn được nhận biết và thừa nhận, bằng những đề xuất mạnh mẽ là không có cái gì ngoài “ sự thông” và “ công bằng” góp phần tạo nên đặc tính cơ bản của truyền thông Tuy nhiên, mọi người đều biết rằng các kênh truyền thông khác nhau sẽ cung cấp cho mọi người cái mà côn chúng muốn biết.
CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRA DƯ LUẬN XÃ HỘI
Giai đoạn chuẩn bị
Xây dựng đề cương điều tra Đây là khâu quan trọng đặc biệt trong giai đoạn chuẩn bị Để làm tốt nhiệm vụ này những người thiết kế cuộc điềutra cần làm rõ những câu hỏi sau đây khi xây dựng đề cương cho đợt khảo sat
2 Cuộc điều tra có thực sự cần thiết hay không?
3 Điều tra nhóm người nào?
4 Ai là người cần đến những thông tin từ cuộc điều tra? Ai là người đặt hàng cho cuộc điều tra?
5 Những thông tin nào sẽ thu thập cuộc điều tra?
6 Kinh phí từ nguồn nào? Tổng dự toán và các khoản mục dự toán chính như thế nào?
7 Khi nào đợt điều tra sẽ được tiến hành? Kế hoạch cụ thể cho các công việc của cả đợt điều tra như thế nào?
8 Cách thức và phương pháp nào sẽ được sử dụng cho việc thu thập và xử lý thông tin?
9 Hình thức của sản phẩm đầu ra là gid: sách chuyên khảo hay báo cáo?
Như trên đã nói, câu trả lời cho các câu hỏi là cơ sở lý luận cho việc giải quyết các nhiệm vụ của toàn bộ cuộc điều tra nói chung.Trong đề cương nghiên cứu cần chỉ rõ những mối quan hệ, những khía cạnh, những hiện tượng và những quá trình xã hội nào của thực tiến sẽ là đối tượng và những quá trình xã hội nào của thực tiễn sẽ là đối tượng của cuộc điều tra DLXH, và tại sao lại không cần thông tin về vấn đề đó bằng cách điều tra DLXH chứ không bằng các con đường khác Hệ thống các biến số, các chỉ báo để quan sát nó sẽ là như thế nào?
Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Để có thể kiểm soát tiến độ và đảm bảo chất lượng cuộc điều tra các nhà tổ chức cần phải lập kế hoạch của cuộc điều tra với sự phân nhiệm hết sức cụ thể với công thức 3W Who - What- When Một biểu mẫu của kế hoạch điều tra có thể có hình thức như sau
Bảng 2 Mẫu bảng kế hoạch công việc
STT Công việc Thời hạn
Người thực hiện Ghi chú
Những người tổ chức điều tra phải đưa ra các ước tính về khối lượng công việc, về thời hạn hoàn thành cũng như dự trù đầy đủ kinh phí cần thiết.
Lập dự trù kinh phí
Cần xác định rõ nguồn kinh phí từ đâu ? Kinh phí được dự trù đầy đủ cho tất các công việc trong cả ba giai đoạn Những khoản mục chính trong dự trù kinh phí ( đề xuất về kinh phí) cần có như sau:
- Kinh phí soạn thảo đề cương, xây dựng và và thực nghiệm công cuộc điều tra
- Kinh phí cho việc chọn mẫu và thu thập thông tin
- Kinh phí cho việc xử lý thông tin bao gồm việc làm sạch, nhập vào máy tính, thực hiện các tính toán theo yêu cầu, viết báo cáo, tổ chức hội thảo,…
Tóm lại, nhiệm vụ của giai đoạn chuẩn bị được bắt đầu bằng việc xây dựng đề cương nghiên cứu và kết thúc bằng điều tra thử Nhờ có kết quả nghiên cứu thử các nhiệm vụ của giai đoạn chuẩn bị trở nên hoàn thiện hơn Như vây, tất cả công việc đã hoàn thiện để chuẩn bị chuẩn sang giai đoạn thứ hai.
Giai đoạn thu thập thông tin
Đây là giai đoạn tiến hành thu thập các thông tin cá biệt trên hiện trường Nếu ở giai đoạn một, công việc thường được tiến hành liên quan đến rất ít người (chủ yếu là tác giả hoặc nhóm các tác giả nghiên cứu) thì ở giai đoạn này công việc có liên quan đến một số lượng rất lớn các cộng tác viên cũng như những người được nghiên cứu Vì vậy, khi ở giai đoạn một yêu cầu rất lớn đặt ra với tác giả nghiên cứu là năng lực trí tuệ thì ở giai đoạn 2 yêu cầu hàng đầu đặt ra là năng lực tổ chức của tác giả nghiên cứu Việc tổ chức chặt chẽ và nghiêm túc là cơ sở đầu tiên đảm bảo kết quả của việc thu thập thông tin cá biệt và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng thông tin thu được Có ý kiến cho rằng, mức độ chính xác của thông tin cá biệt phần lớn phụ thuộc vào các công việc tổ chức thực hiện này Trong giai đoạn thực hiện có thể chúng ta phải giải quyết một số nhiệm vụ cụ thể sau.
* Chọn thời điểm để thu thập thông tin Đây là công việc cần thiết, vì nó tác động trực tiếp đến khả năng cung cấp thông tin của người được nghiên cứu Nếu người được nghiên cứu có điều kiện về thời gian, trong tâm trạng thoải mái thì chắc chắn thông tin thu nhận được sẽ chính xác và khách quan hơn Ngược lại, nếu người cung cấp thông tin ở vào thời điểm vội vã, tâm trạng kém thoải mái hoặc với bầu không khí xã hội bất bình thường như chuẩn bị ngày lễ, ngày tết, ngày mùa thì chất lượng thông tin thu được sẽ bị giảm sút nhiều Với mỗi cuộc nghiên cứu xã hội học việc chọn thời điểm điều tra trước hết cần căn cứ vào tình hình thực tế của đối tượng cung cấp thông tin, ngoài ra cũng cần xét đến các yếu tố khác như phương pháp thu thập thông tin, nội dung thông tin cần được thu thập.
* Lập biểu đồ theo dõi tiến độ nghiên cứu Biểu đồ chỉ ra từng nhiệm vụ của việc thu thập thông tin được thực hiện vào thời gian nào và ởđâu do ai phụ trách điều hành Biểu đồ cũng nhằm duy trì sự tác động, sự phối hợp lẫn nhau giữa các mắt xích của cuộc nghiên cứu Biểu đồ cũng giúp cho tác giả nghiên cứu theo dõi, giám sát được tiến độ chung của cuộc nghiên cứu cũng như tiến độ của từng cá nhân khi tiến hành thu thập thông tin, qua đó điều chỉnh được quá trình nghiên cứu.
* Chuẩn bị địa bàn và kinh phí cho nghiên cứu Trong những công việc này tác giả nghiên cứu trước hết cần có được danh sách các đơn vị lấy mẫu trong tổng thể, có mối liên hệ với chính quyền và các tổ chức xã hội có liên quan tại địa bàn điều tra. Qua đó cũng để những người cung cấp thông tin sơ bộ biết được ý nghĩa, mục đích của cuộc nghiên cứu và có sự chuẩn bị nhất định Nếu làm tốt được công việc vận động này chúng ta sẽ có được sự cộng tác chặt chẽ của chính quyền địa phương và người được nghiên cứu, và chắc chắn chất lượng thông tin sẽ cao hơn.
Việc chuẩn bị kinh phí cũng là khâu hết sức quan trọng Thực tế đã chỉ ra rằng,trong nhiều trường hợp kinh phí cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thông tin:Kinh phí quá ít sẽ làm giảm sự nhiệt tình của điều tra viên và giám sát viên, từ đó không tránh khỏi việc làm qua quýt cho nhanh Kinh phí chậm cũng làm chậm tiến độ.Trong những nghiên cứu mà tác giả muốn sử dụng sự kích thích vật chất với người cung cấp thông tin thì cũng cần chuẩn bị thật đầy đủ chu đáo, đừng để sự chuẩn bị đó ảnh hưởng đến công việc thu thập thông tin, dẫn đến làm sai lệch mục đích của việc thu thập thông tin.
* Tuyển chọn, tập huấn điều tra viên và giám sát viên Đây là khâu quan trọng liên quan trực tiếp đến chất lượng thông tin thu được Có thể nói số phận cuộc nghiên cứu trong giai đoạn thực hiện được quyết định chủ yếu từ công việc này Thực tế, điều tra viên là những người tiếp xúc trực tiếp với đối tượng cung cấp thông tin, thông tin được cung cấp đến đâu, được khai thác ở mức độ nào, được ghi chép ra sao.v.v đều phụ thuộc vào chính các điều tra viên. Đối với một số phương pháp như phỏng vấn sâu, quan sát mà có chứa đựng khá đậm dấu ấn chủ quan của điều tra viên thì việc lựa chọn và tập huấn cho họ càng phải được đặc biệt chú ý Đối với từng phương pháp sẽ có những yêu cầu riêng với các điều tra viên, song cần nhấnmạnh ở đây là việc tuyển chọn điều tra viên cho từng cuộc nghiên cứu ngoài việc phụ thuộc vào các phương pháp được sử dụng ra cũng cần căncứ vào nội dung của cuộc nghiên cứu, vào đối tượng cung cấp thông tin để lựa chọn điều tra viên cho phù hợp cả với trình độ chuyên môn và các đặc tính cá nhân. Nói chung nên chọn những người làm công tác phong trào nhiều ứng xử nhanh với các tình huống phức tạp xảy ra trong quá trình thu thập và ghi chép thông tin.
Việc tập huấn điều tra viên trước hết nhằm làm cho họ nắm được phương pháp thu thập và ghi chép các thông tin thu được, biết xử lý một số tình huống có thể xảy ra trong quá trình nghiên cứu Bên cạnh đó việc tập huấn cũng nhằm giúp cho điều tra viên nắm được mục đích, ý nghĩa của cuộc nghiên cứu, biết cách truyền tải mục đích, ý nghĩa đó cho các đối tượng cung cấp thông tin Làm cho họ nắm chắc các khái niệm và hiểu các khái niệm trong nghiên cứu theo cùng một cách Giới thiệu cho họ các loại đối tượng khác nhau có thể có trong thực tế để tùy từng đối tượng mà có cách ứng xử phù hợp, nhằm đạt đến độ tin cậy của thông im Nắm thật chắc nội dung của các thông tin cần thu thập cũng là yêu cầu đối với điều tra viên trong giai đoạn tập huấn này.
* Tiến hành thu thập thông tin cá biệt Đây là giai đoạn mà các điều tra viên và giám sát viên thực hiện công việc của mình trên hiện trường với những phương pháp đã xác định Điều tra viên sẽ tiến hành thu thập thông tin từ các đơn vị nghiên cứu đã được xác định trong mẫu theo tiến độ được giao Giám sát viên tiến hành theo dõi, hỗ trợ và kiểm tra việc thực hiện các công việc của điều tra viên Anh ta có trách nhiệm giải thích những vấn đề vướng mắc mà điều tra viên gặp phải trong quá trình tiếp xúc, thu thập thông tin.
Thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm trong quá trình điều tra, nhất là sau những giờ, những ngày đầu tiên Việc theo dõi, kiểm tra và giúp đỡ các công việc kiểm tra, giám sát cần phải được thực hiện một cách thường xuyên liên tục trong suốt quá trình thu thập thông tin Có thể xảy ra trường hợp là sau một vài ngày tiếp xúc với đối tượng thu thập thông tin, điều tra viên đã nhận được các câu trả lời gần như nhau dễ dẫn đến chủ quan mà tự ghi chép thông tin theo ý kiến nhận định của cá nhânthay cho đối tượng điều tra.
* Kiểm tra và chính xác hoá các thông tin được ghi nhận trong bảng hỏi hay trong các dạng ghi chép khác Công việc này cần thực hiện ngay trong thời gian thu thập thông tin, để nếu có gì sai sót, nhầm lẫn hoặc có nghi ngờ về sự sai sót nhầm lẫn nào đó thì có thể xác minh, sửa đổi, bổ sung kịp thời Công việc này cần làm tại nơi thu thập thông tin và cần được hoàn thành ngay sau khi việc thu thập thông tin của điều tra viên kết thúc.
Khi tất cả các công việc trên được hoàn tất thì giai đoạn thực hiện có thể được coi là kết thúc để chuyển sang giai đoạn 3 của cuộc nghiên cứu Tất nhiên, cần ghi nhận các công việc trên đây cần phải được thực hiện đầy đủ ngay trong giai đoạn này, vì các công việc đó nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau ảnh hưởng lẫn nhau, bổ sung cho nhau vì lợi ích của giai đoạn tiến hành thu thập thông tin cá biệt trên hiện trường.
Thực tế, trong giai đoạn thực hiện chúng ta làm theo những gì đã vạch ra trong giai đoạn chuẩn bị Tuy nhiên, nó liên quan đến một phạm vi khá rộng lớn các cá nhân với sự đa dạng, phức tạp của thực tế xã hội Vì vậy một sự tổ chức chặt chẽ khoa học là khâu hết sức quan trọng ở giai đoạn này Nguyên tắc cơ bản của giai đoạn này là các thông tin cá biệt cần tìm kiếm có thể được thu thập và để có được độ tin cậy và tính đại diện chỉ trong trường hợp tôn trọng đầy đủ, đúng như kế hoạch tổ chức thực hiện đã vạch ra và các phương pháp chọn mẫu, phương pháp thu thập thông tin đã được xác định Nếu cần phải bổ sung một điều gì đó đã vạch ra trong chương trình nghiên cứu như sửa lại một câu hỏi nào đó trong bảng hỏi, thêm một phương pháp hỗ trợ nào đó cho việc thu thập thông tin hay số lượng mẫu xác định không đủ.v.v tất cả chỉ chứng tỏ sự yếu kém của chúng ta trong giai đoạn chuẩn bị.
Trong một số trường hợp nếu kịp thời phát hiện ra sự yếu kém này thì việc sửa chữa, bổ sung cho các công việc của giai đoạn chuẩn bị cần thiết phải được tiến hành.Tất nhiên, việc sửa chữa, bổ sung đó cần phải được phổ biến đồng thời cho tất cả các điều tra viên và giám sát viên và yêu cầu tất cả họ phải thực hiện theo nội dung đã được sửa đổi hay bổ sung Kiên quyết không để một trường hợp nào còn được thực hiện theodạng cũ, chưa sửa đổi Mặt khác, trong một số trường hợp, khá nhiều thông tin đã được thu thập theo nội dung của chương trình cũ thì cũng cần được bổ sung theo nội dung sửa đổi Công việc này thực tế là khó khăn song lại cần thiết phải làm,nhất là đối với các sửa đổi trong bảng hỏi Chỉ có làm như vậy chúng ta mới có khả năng tiến hành xử lý thống kê và đo lường chính xác đối tượng nghiên cứu.
Giai đoạn xử lý thông tin
Giai đoạn xử lý thông tin có nhiệm vụ chung là phải chuyển các thông tin cá biệt thu được trên hiện trường thành thông tin tổng thể Thực tế, các thông tin cá biệt mới chỉ cho phép ta nhận thức được những đặc tính cá nhân riêng biệt của đơn vị nghiên cứu Nó bị chi phối bởi tính ngẫu nhiên, không bản chất, vì vậy để đưa ra được một khái quát, một kết luận chung nào đó về mặt lý thuyết ta không thể dựa vào thông tin cá biệt mà phải dựa vào thông tin tổng thể Thông tin tổng thể được tập hợp từ các thông tin cá biệt theo những đặc trưng nhất định Nó đại diện cho các đặc trưng của tổng thể Nó khắc phục được tính ngẫu nhiên của thông tin cá biệt và hoàn toàn tiện lợi cho việc phân tích lý thuyết xã hội học Trong giai đoạn này cần thiết thực hiện các công việc sau.
* Xây dựng thang đo và mã hoá Trên thực tế việc tạo dựng các thang đo phần lớn được thực hiện ngay trong giai đoạn xây dựng bảng hỏi và việc ghi chép thông tin thu nhận được trong giai đoạn thực hiện Việc mã hoá cũng đã được thực hiện một cách đồng thời như vậy Nghĩa là khi đưa ra các phương án của câu hỏi đóng và ấn định cho mỗi một phương án với một con số nhất định chúng ta đã tiến hành tạo dựng thang đo và mã hoá Vấn đề chủ yếu ở đây là hoàn chỉnh các công việc đó với tất cả các khía cạnh cần đo lường Nhất là với các câu hỏi hỗn hợp hay các câu hỏi mở mà chúng ta cần lượng hoá thì chỉ sau khi có được đầy đủ các thông tin cá biệt chúng ta mới có điều kiện để hoàn tất việc chia thang và mã hoá.
* Công việc tính toán cơ bản Nhiệm vụ này được giải quyết liên quan nhiều tới việc tính toán thống kê Đầu tiên là việc phân chia nhóm thống kê trong tổng thể, sau đó là việc phối hợp giữa các dấu hiệu cần đo lường Việc sử dụng các đại lượng thống kê trong tính toán, nhất là cáchệ số tương quan để đo lường các mối quan hệ giữa các dấu hiệu cũng cần được xác định và cần được thực hiện theo đúng yêu cầu của phương án xử lý thông tin đã được xác định trong giai đoạn chuẩn bị.
* Kiểm tra các công việc tính toán Việc nhầm lẫn, sai sót trong quá trình xử lý thông tin khó có thể nói là không xảy ra Những sai sót đó có thể đến từ việc mã hoá, việc nhập dữ liệu, từ những hạn chế trong phương án xử lý thông tin.v.v Chính vì vậy, dù là sử dụng những kỹ thuật tính toán hiện đại nhất thì việc kiểm tra cũng là rất cần thiết.
* Việc phân tích thông tin và khái quát kết quả nghiên cứu Thực hiện công việc này, nhà nghiên cứu phải căn cứ vào các số liệu đã xử lý, căn cứ vào các giả thuyết đã xây dựng trong giai đoạn đầu để đi đến chứng minh và khẳng định các giả thuyết Một công trình nghiên cứu xã hội học thường được kết thúc với các báo cáo mà trong đó dựa trên các số liệu thực nghiệm thu được để đưa ra những đánh giá, những kết luận hoặc đề xuất các kiến nghị, dự báo xu thế phát triển của đối tượng.
Tóm lại, nếu giai đoạn chuẩn bị gắn liền với quá trình diễn giải, quá trình cụ thể hoá các lý thuyết, các khái niệm, thì giai đoạn cuối cùng này gắn liền với quá trình quy nạp, nghĩa là đi từ cái cá biệt, cái riêng lẻ đến cái chung, cái tổng thể và nhận thức của chúng ta cũng tăng dần từ những cái cụ thể, hiện tượng đến cái trừu tượng, bản chất của đối tượng.
Giai đoạn báo cáo kết quả
Một công trình điều tra DLXH thường được kết thúc với các báo cáo mà trong đó dựa trên các số liệu thực nghiệm thu được để đưa ra những đánh giá, những kết luận hoặc đề xuất các kiến nghị, dự báo xu thế phát triển cuẩ vấn đề Trong báo cáo kết quả điều tra, tùy theo yêu cầu của người đặt hàng có thông tin có thể thêm hoặc bớt đi Nhưng, trong mọi báo cáo kết quả điều tra DLXH bao giờ cũng nên có ít nhất những yếu tố sau
- Trình bày về lý do của đợt điều tra, về cơ quan tiến hành, về nguồn tài trợ
- Mô ta mục tiêu của đợt điều tra
- Mô tả về mẫu: cách chọn, số lượng, những đặc điểm chính của mẫu
- Mô ra về phương pháp thu thập thông tin được sử dụng
- Kết quả xử lý, sai số lấy mẫu
- Những phát iện chính của đợt điều tra,
- Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả
Trong những báo cáo của Việt Nam thường có phần những kiến nghị Báo cáo điều tra DLXH của các tổ chức nghiên cứu DLXH nước ngoài thường rất ngắn gọn vì nó chỉ đề cập đến một chủ đề nào đó trong một thời điểm.
Khi trình bày báo cáo điều tra DLXH cần phối hợp các dạng trình bày số liệu như bảng số liệu, các loại biểu đồ cột, biểu đồ hình tròn và đồ thị Một báo cáo càng trực quan càng làm cho người đọc dễ tiếp nhận hơn Những kiểm định giả thuyết thống kê chỉ nên đưa vào với hàm lượng phù hợp và ở dạng dễ hiểu nhất với đối tượng tiếp nhận báo cáo.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA DƯ LUẬN XÃ HỘI
Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin thu được
Nắm bắt dư luận xã hội là công việc rất khó khăn, phức tạp, rất dễ bị sai lệch do tác động của nhiều yếu tố. a Tính chất đa dạng, phức tạp của các loại quan điểm, thái độ trong xã hội
Lợi ích và nhận thức là một trong những cơ sở rất quan trọng quyết định tâm trạng, tư tưởng của các tầng lớp xã hội để hình thành nên dư luận xã hội Trước một hiện tượng, sự kiện, vấn đề nào đó, những người có lợi ích và nhận thức khác nhau có thể có tâm trạng, tư tưởng, cách phán xét, đánh giá khác nhau Một quyết định rất đúng đắn của chính quyền cũng có thể gây ra những phản ứng dư luận xã hội rất khác nhau Người có hiểu biết về cơ sở của quyết định này (những người có đầy đủ thông tin) thì đánh giá đó là một quyết định rất cần thiết và hợp lý Nhưng những người thiếu thông tin hoặc nhận được những thông tin sai lệch có thể phê phán gay gắt, coi đó là một quyết định sai trái, bất hợp lý.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong xã hội ta hiện nay, sự phân hoá lợi ích, phân hoá giàu nghèo, về trình độ học vấn, trình độ nhận thức cũng đang tăng lên Do vậy, sự khác biệt, mâu thuẫn, xung đột ý kiến trước các sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội cũng có chiều hướng tăng lên. b Mức độ dân chủ, cởi mở trong xã hội
Nơi nào tinh thần dân chủ được coi trọng, thì ở nơi đó cán bộ, đảng viên và nhân dân có thể bày tỏ thẳng thắn thái độ, suy nghĩ đích thực của mình, ít có những dư luận âm ỉ.
Ngược lại, ở đâu quy chế dân chủ ở cơ sở bị vi phạm thì ở đó cán bộ, đảng viên và nhân dân thường không nói ra những suy nghĩ thật của mình và sẽ tạo nhiều luồng dư luận khó kiểm soát Không ít trường hợp, cán bộ làm công tác tư tưởng đi cơ sở “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với dân, nhưng cũng không nắm được thực chất tình hình tâm trạng, tư tưởng của dân Ở những nơi này, nếu không có kinh nghiệm, không có biện pháp thích hợp thì rất khó có được các thông tin chân thực. c Bệnh thành tích, sợ khuyết điểm
Xuất phát từ các lợi ích cục bộ, bản vị, cán bộ lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, địa phương có thể báo cáo sai tình hình tâm trạng, tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân nơi mình quản lý; những bức xúc của cán bộ, đảng viên và nhân dân thường bị che dấu, bệnh thành tích đã phát triển khá phổ biến Ở một số cơ quan, ban, ngành, địa phương, những nơi bệnh thành tích phát triển, nếu chỉ nghe các cấp uỷ đảng và chính quyền báo cáo, chúng ta khó có thể thu được một bức tranh trung thực về tâm trạng, tư tưởng của dân. d Chủ nghĩa cơ hội, thói " xu thời"
Biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội, thói “xu thời” là thấy nhiều người nói như thế thì bản thân mình cũng nói như thế, mặc dù trong thâm tâm không nghĩ như vậy Đây là một trong những hiện tượng tâm lý dễ xuất hiện ở những bộ phận xã hội không hoặc ít có nhu cầu tự khẳng định mình và muốn hoà nhập với cộng đồng Đây cũng là một trong những nguyên nhân không nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng của công tác nắm bắt tâm trạng, tư tưởng, nếu các cán bộ làm công tác tư tưởng không tính toán đến. e Sự hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ làm công tác nắm bắt dư luận xã hội
Có thể coi đây là một trong những yếu tố cơ bản hạn chế chất lượng công tác nắm bắt tâm trạng, dư luận xã hội Do không có khả năng phân tích các vấn đề tâm trạng, dư luận xã hội và thiếu hiểu biết về các phương pháp nắm bắt tâm trạng dư luận xã hội nên nhiều cán bộ làm công tác tư tưởng, dư luận xã hội không có khả năng phân tích sâu sắc và phản ánh khách quan, toàn diện thực trạng tình hình tâm trạng, tư tưởng, dư luận xã hội của các tầng lớp cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Xây dựng công cụ điều tra DLXH
Xây dựng phiếu điều tra: Để có thông tin liên quan đến nhận thức, quan điểm,thái độ của các nhóm xã hội về một sự kiện nào đó, chuyên gia nghiên cứu cần tiến hành xây dựng phiếu thăm dò DLXH Phiếu thăm dò DLXH có tiêu đề cụ thể, phần giới thiệu rõ ràng, thông tin xác định thời gian, đặc điểm xã hội của cá nhân rành mạch Các câu hỏi nội dung của cuộc điều tra nhất thiết phải dựa trên hệ khái niệm đã được thao tác hóa Các thang đo được chuẩn hoá, cấu trúc và hình thức hợp lý.
DLXH phản ánh nhận thức, thái độ, và xu hướng hành động của nhóm xã hội đối với vấn đề đặt ra trong cuộc sống Để nắm bắt đầy đủ, chính xác DLXH, nhà nghiên cứu cần đặt câu hỏi thu thập thông tin về cả 3 thành phần cơ bản là: nhận thức, thái độ và xu hướng hành động Do đặc điểm, tính chất của DLXH mang tính chỉnh thể chứ không phải là tổng số các đặc điểm, tính chất của từng ý kiến cá nhân Để giải quyết vấn đề này, câu hỏi phải bao gồm cả đánh giá, tình cảm, thái độ, hành động của cá nhân và của nhóm Nói cách khác, phiếu thăm dò DLXH thiết kế không chỉ nhằm lấy thông tin cá biệt mà cả thông tin tổng hợp; cần phải đưa ra những câu hỏi về DLXH của nhóm người chứ không chỉ dừng lại ở những câu hỏi về ý kiến của từng cá nhân Sau khi hoàn thành phiếu hỏi, cần tiến hành thử nghiệm Kết quả thử nghiệm giúp nhà nghiên cứu kiểm chứng phiếu thăm dò có hoạt động không, có thu thập được thông tin không?
Chọn mẫu: Điều tra tổng thể tốn nhiều nhân lực, thời gian và tài chính Tương tự các cuộc điều tra xã hội, để có được thông tin phản ánh DLXH, chuyên gia nghiên cứu DLXH phải lựa chọn kỹ thuật chọn mẫu thích hợp Nhà nghiên cứu DLXH phải tiến hành chọn mẫu (theo một quy tắc chọn mẫu nào đó) và họ có được một lượng thông tin với thời gian nhanh nhất và tính chính xác cao Lượng thông tin này là mẫu đại diện Dựa trên mẫu này, bằng các phương pháp và kết quả của thống kê ứng dụng, người ta cho đánh giá về thực tế DLXH Độ tin cậy của các thông tin rút ra sẽ phụ thuộc rất nhiều vào mẫu đại diện được chọn như thế nào, có phản ánh trung thực ý kiến của các nhóm xã hội không.
Có thể coi mẫu nghiên cứu là một tập hợp được lựa chọn từ tổng thể với những đặc điểm tiêu biểu và đại diện cho một dân số lớn hơn vốn là đối tượng quan tâm của nhà nghiên cứu Tuỳ theo quy mô và cách phân bố của đối tượng mà lựa chọn dung lượng và cơ cấu mẫu điều tra Trên cơ sở đặc điểm của đơn vị mẫu mà kết quả thu thập từ một nhóm nhỏ được quy chiếu khái quát thành bản chất chung cho đối tượng nghiên cứu Với lợi thế đó, phương pháp điều tra mẫu thường là công cụ cơ bản trong các nghiên cứu trên bình diện rộng như thăm dò DLXH Chi phí cho những điều tra chọn mẫu vì vậy thường tiết kiệm được nhiều so với một nghiên cứu tổng thể Khả năng khái quát các kết quả điều tra trên diện rộng là hết sức lớn, có sức thuyết phục cao nếu được tiến hành đúng quy trình chất lượng.
Các phương pháp thu thập thông tin về DLXH
Các phương pháp nghiên cứu nội dung dư luận xã hội (cách gọi khoa học là các phương pháp nghiên cứu định tính)
Bản chất của nghiên cứu nội dung dư luận xã hội là tìm hiểu xem trong cộng đồng xã hội mà chúng ta nghiên cứu, trước mỗi sự kiện, hiện tượng, vấn đề cuộc sống, dư luận xã hội bao gồm mấy loại ý kiến, nội dung mỗi loại ý kiến là gì.
Phương pháp nghiên cứu nội dung dư luận xã hội có thể phân thành hai loại: Các phương pháp nghiên cứu trực tiếp và các phương pháp nghiên cứu gián tiếp.
Nghiên cứu trực tiếp bao gồm hai phương pháp chủ yếu là phỏng vấn nhóm và phỏng vấn cá nhân.
- Phỏng vấn nhóm là loại phỏng vấn nhằm vào các đối tượng là những nhóm nhỏ (thông thường từ 8 đến 12 người, lớn hơn hoặc nhỏ hơn sẽ thiếu tập trung, hoặc tẻ nhạt) Mục đích chính của phỏng vấn nhóm là phát huy thế mạnh của sự trao đổi, thảo luận, tranh luận tập thể để làm rõ các “góc cạnh” của vấn đề nghiên cứu (có bao nhiêu loại tâm trạng, thái độ, quan điểm trước một vấn đề, sự kiện mà người nắm dư luận xã hội quan tâm) Trong phỏng vấn nhóm, người phỏng vấn có thể tuỳ cơ ứng biến để đặt ra các câu hỏi cho mọi người Các cuộc giao ban dư luận xã hội với số lượng người tham gia ít (từ 8 đến 12 người), trong đó, người chủ trì giao ban đặt ra các câu hỏi để người tham dự giao ban trả lời có thể được coi là hình thức phỏng vấn nhóm.
- Phỏng vấn cá nhân (gọi chính xác hơn là phỏng vấn sâu) là hình thức trao đổi
“tay đôi” giữa người phỏng vấn và cá nhân được phỏng vấn Trong phỏng vấn cá nhân, người nêu câu hỏi được phép tuỳ cơ ứng biến khi nêu câu hỏi Thế mạnh của phỏng vấn sâu là bằng các câu hỏi có tính gợi mở, người phỏng vấn có thể làm rõ mọi ngóc ngách suy nghĩ, thái độ, tâm trạng, tình cảm của người được phỏng vấn đối với vấn đề mà mình quan tâm.
Nghiên cứu trực tiếp bao gồm chủ yếu là các phương pháp sau đây:
- Phương pháp liên tưởng: Đây là hình thức nắm bắt ý kiến của đối tượng thông qua phản ứng tức thì của người được phỏng vấn trước câu hỏi của người phỏng vấn. Hình thức liên tưởng phổ biến nhất là liên tưởng ngôn ngữ Trong liên tưởng ngôn ngữ, cán bộ làm công tác nghiên cứu dư luận xã hội đề nghị đối tượng cho biết ý nghĩ xuất hiện tức thì trong đầu họ mỗi khi cán bộ làm công tác nắm bắt dư luận xã hội đề cập đến một khái niệm, một chủ đề nhất định nào đó Phương pháp này cho phép nắm bắt trung thực suy nghĩ của đối tượng đối với những vấn đề tế nhị, nhạy cảm Bởi vì, đối với những vấn đề tế nhị, nhạy cảm, người được hỏi ý kiến thường có phản ứng phòng vệ, xuất hiện “hàng rào tâm lý” khiến họ không nói thật suy nghĩ của mình. Phương pháp liên tưởng đòi hỏi người trả lời phải nói nhanh, “hàng rào tâm lý” chưa kịp xuất hiện.
- Phương pháp bổ khuyết: người nghiên cứu có thể tổng hợp sơ bộ tình hình dư luận xã hội về một vấn đề, sự kiện, hiện tượng nào đó và đề nghị đối tượng nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện So với phương pháp liên tưởng ngôn từ, phương pháp bổ khuyết có khả năng cung cấp một lượng thông tin nhiều hơn về suy nghĩ và thái độ của người trả lời.
- Phương pháp người thứ ba (người khác): Đối tượng được hỏi cần cho biết người khác có phản ứng (suy nghĩ, thái độ) như thế nào đối với một vấn đề sự kiện, hiện tượng nhất định nào đó Người thứ ba đó có thể là bạn bè, là hàng xóm, là đồng nghiệp của đối tượng Trong các suy đoán về thái độ và cảm tưởng của người thứ ba này phản ánh chính các cảm tưởng, thái độ của đối tượng Phương pháp này cũng nhằm ngăn chặn sự xuất hiện “hàng rào tâm lý”, “phản ứng đề phòng” của người trả lời Nó thích hợp trong việc nắm bắt dư luận xã hội đối với những vấn đề tế nhị, nhạy cảm. b Các phương pháp nghiên cứu định lượng (số lượng những người có cùng loại ý kiến)
Dư luận xã hội cần phải được làm rõ không chỉ về nội dung mà còn về số lượng người có loại ý kiến tương ứng (đa số? số đông? một số? bao nhiêu %?) Các phương pháp nghiên cứu định lượng phổ biến trong nghiên cứu dư luận xã hội là:
Phương pháp phân tích tài liệu
Phân tích tài liệu (báo chí, biên bản các cuộc họp, đơn thư khiếu nại, tố cáo, góp ý của nhân dân ) đòi hỏi các kỹ thuật nhất định, như phân loại các nội dung mà các tài liệu này đề cập, tính số lần được đề cập của mỗi nội dung.
Ví dụ, chúng ta có thể dùng phương pháp này để làm rõ ở một xã (phường) nhất định nào đó, hàng tháng có bao nhiêu đơn thư tố cáo, nội dung chủ yếu của đơn thư tố cáo là gì và mỗi nội dung được bao nhiêu đơn thư đề cập
Phương pháp điều tra xã hội học
Dư luận xã hội có thể được nắm bắt chính xác (cả về mặt định tính và mặt định lượng) thông qua điều tra xã hội học Hình thức điều tra xã hội học phổ biến là phỏng vấn một tập hợp người (gọi là mẫu điều tra) theo các bảng (phiếu câu hỏi) đã được chuẩn bị trước Mỗi cuộc điều tra xã hội học đều phải trải qua các bước sau đây: 1)
Xác định chủ đề, mục đích điều tra; 2) Xây dựng phiếu câu hỏi; 3) Chọn mẫu điều tra; 4) Xử lý phiếu điều tra; 5) Viết báo cáo.
- Xác định chủ đề, mục đích điều tra. Để tiến hành một cuộc điều tra xã hội học, trước hết phải làm rõ chúng ta điều tra vấn đề gì, các nội dung thông tin cần có để làm rõ vấn đề nghiên cứu là những nội dung gì.
- Xây dựng phiếu câu hỏi.
Có thể chia cấu trúc của một phiếu câu hỏi thành 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần các đặc điểm xã hội của đối tượng.
+ Phần mở đầu: giới thiệu mục đích nghiên cứu và hướng dẫn cách trả lời, khẳng định nguyên tắc khuyết danh (người trả lời không phải ghi tên mình vào phiếu câu hỏi mà mình trả lời) để người trả lời có thể trả lời thành thực, không e ngại.
+ Phần nội dung: Câu hỏi có thể phân chia thành hai loại: câu hỏi kín, câu hỏi mở.
Câu hỏi kín: là câu hỏi có kèm sẵn các phương án trả lời khác nhau dựa trên một cơ sở phân chia nhất định Người trả lời chỉ cần đánh dấu vào phương án nào phù hợp với suy nghĩ của mình Có loại câu hỏi kín đơn giản và câu hỏi kín phức tạp Câu hỏi kín đơn giản là loại câu hỏi chỉ có hai phương án trả lời kiểu "có - không" hoặc “tán thành - không tán thành).
Câu hỏi mở: là loại câu hỏi không có sẵn các phương án trả lời, người trả lời phải tự viết ý kiến của mình ra.
Còn có loại câu hỏi vừa kín vừa mở: Đó là loại câu hỏi có một số phương án trả lời cho sẵn và một phương án trả lời là câu hỏi mở Câu hỏi này được sử dụng khi vấn đề được hỏi có thể chứa đựng rất nhiều phương án trả lời mà chúng ta khó có thể lường hết được Phương án mở nhằm mục đích bao quát hết các loại ý kiến trả lời mà chúng ta chưa liệt kê.
Tiến hành điều tra thử
Cần lưu ý rằng điều tra thử khác với nghiên cứu sơ bộ Nghiên cứu sơ bộ có mục đích khẳng định sự tồn tại của vấn đề nghiên cứu Nó có thể được coi như cơ sở cho việc xây dựng chương trình nghiên cứu Nó có thể được coi như cơ sở cho việc xây dựng chương trình nghiên cứu Điều tra thử nhằm mục tiêu để hoàn thiện công việc chuẩn bị Điều tra thử có thể nhằm mục đích kiểm tra toàn bộ các công việc của giai đoạn chuẩn bị như tính đầy đủ, tính logic và mức độ khoa học Chính vì vậy không phải quá khi nói rằng điều tra thử là để thử nghiệm công cụ thu thập thông tin, đặc biệt là bảng hỏi.
Chính vì những yêu cầu này, trong trưng cầu ý kiến, việc nghiên cứu thử trở nên rất cần thiết Nội dung nghiên cứu thử ở đây chủ yếu là thử bảng hỏi, để xác định xem tính hiệu quả của các vấn đề được đưa ra qua các câu hỏi Trước khi đưa ra bảng hỏi đi thử ở một nhóm người phù hợp với mẫu nghiên cứu có thểnhờ một số bạn bè đọc, trả lời các câu hỏi và đưa ra những ý kiến nhận xét, bình luận về bảng hỏi Có thể nhờ họ chỉ ra xem có câu hỏi nào khó hiểu hoặc tỏ ra ngờ ngệch không? Sau khi bảng hỏi được sửa lại sẽ gửi bảng hỏi tới nhóm người để thử Bảng hỏi để thử này giống hệt bảng hỏi thực sự Tuy nhiên có thể yêu cầu với những người được điều tra thử ngoài việc trả lời các câu hỏi, nếu cần thì viết những lời nhận xét, những bình luận, những ý kiến chất vấn về bất cứ vấn đề gì mà họ phát hiện ra trong bảng hỏi.Tất nhiên không nên nói với người trả lời về việc thử nghiệm này.
Xem xét lại các bảng hỏi được thử cần chú ý vào những vấn đề sau:
Thứ nhất với các câu hỏi mà nhiều người bỏ qua, (Xem tại sao lại xảy ra vấn đề đó, câu hỏi đó có thật sự cần thiết không và liệu có thể bỏ đi được không?).
Thứ hai, với những câu hỏi mà mọi người trả lời dường như giống nhau (Xem nếu không có sự thay đổi trong các câu trả lời thì nó có ích cho sự phân tích không?).
Thứ ba, với các câu hỏi mới được trả lời một cách mơ hồ Ngoài ra cùng cần xem xét kỹ các bình luận, các nhận xét của người trả lời trong bảng hỏi thử nghiệm để điều chỉnh bảng hỏi cho phù hợp.
Một số tác giả đã chỉ ra những sai sót chủ yếu có thể xảy ra trong cách trình bày các câu hỏi của bản Ankét Osipov và các cộng sự (1988) đã chia ra thành 4 loại sai sót sau:
1 Những sai sót trong việc lý giải Loại sai sót này dẫn đến chỗ những người trả lời lý giải theo những cách khác nhau với những câu hỏi trong bảng hỏi Nguyên nhân của sai sót này có thể do câu hỏi được hiểu theo nhiều nghĩa; hoặc trong đó có sử dụng những từ, những thuật ngữ đa nghĩa, không xác định; hoặc nữa có sự phức tạp trong kết cấu ngữ pháp.
2 Những sai sót về mặt động cơ Loại sai sót này làm giảm nhiệt tình của người trả lời trong quá trình tham gia trưng cầu.Nguyên nhân chủ yếu do cách diễn đạt câu hỏi không tốt, có thể xúc phạm hoặc chạm vào tự ái của người trả lờiv.v…
3 Sai sót trong mức độ hiểu biết thông tin Loại sai sót này có liên quan tới việc đánh giá không đúng mức độ hiểu biết, trình độ nhận thức của người được trưng cầu về những đối tượng mà người nghiên cứu quan tâm.
4 Những sai sót về mặt cơcấu hoá Loại sai sót này đến từ việc sử dụng không đúng những câu hỏi đóng.
Trưng cầu ý kiến thường sử dụng bảng hỏi với mức độ chuẩn bị rất kỹ càng, chi tiết, trong đó chiếm hầu hết các câu hỏi đóng và câu hỏi hỗn hợp, rất hạn chế các câu hỏi mở Chính vì điều này mà thông tin thu được rất thuận lợi cho việc xử lí thống kê và việc đo lường.
Trưng cầu ý kiến với bảng hỏi tự ghi thường được sử dụng cho những nghiên cứu với những chương trình được xây dựng một cách cặn kẽ, chi tiết các mục tiêu, các giả thuyết được xác định một cách rõ ràng Điều đó có nghĩa là, tác giả nghiên cứu có một sự hiểu biết khá đầy đủ về đối tượng nghiên cứu, còn mục tiêu của nghiên cứu này chủ yếu hướng đến mặt định lượng nhằm giúp đưa ra những kết luận mang tính khẳng định đối với đối tượng nghiên cứu.
Trong trưng cầu ý kiến, điều quan trọng cần làm sao để người được trưng cầu tự giác trả lời các câu hỏi Điều này gắn liền với việc tạo rađộng cơ cho người được nghiên cứu Gắn với công việc này, như đã nói, là cần tạo ra một bảng hỏi tốt, đẹp về hình thức, rõ ràng, dễ hiểu về nội dung, luôn luôn tỏ ra tôn trọng ý kiến của người trả lời, có tác dụng lôi cuốn, khuyến khích họ tham gia vào nghiên cứu Mặt khác, trong một số trường hợp việc động viên bằng tài chính cũng có thể có ích cho việc tạo ra động cơ ở người trả lời Kèm theo với việc gửi bảng hỏi sẽ gửi cho người trả lời một món quà trị giá nhỏ nào đó, có thể sẽ kích thích người trả lời nghĩ về trách nhiệm của mình đối với việc hoàn thành bảng hỏi Tuy nhiên, sử dụng phương tiện tài chính cũng cần thận trọng với từng đối tượng cụ thể, vì ở một số người này tài chính ít ỏi đó có thể là động cơ thúc đẩy, song ở một số người khác có thể tài chính đó lại tạo ra ở họ cảm giác bị xúc phạm, gây ra ở họ sự tức giận…
Các tổ chức nghiên cứu DLXH
Các tổ chức nghiên cứu về DLXH tại Việt Nam có thể chia thành những nhóm như sau:
- Các trung tâm thuộc Ban Đảng hoặc các tổ chức chính trị xã hội
- Tổ chức nghiên cứu DLXH thuộc Quốc hội
- Tổ chức nghiên cứu DLXH trong môi trường hàn lâm
- Tổ chức nghiên cứu DLXH thương mại
- Tổ chức nghiên cứu DLXH trong các tổ chức phi chính phủ
Câu 1: Phân biệt hai khái niệm: Truyền thông và Truyền thông đại chúng? Lấy ví dụ cụ thể cho hai khái niệm trên.
Câu 2: Hãy đưa ra quan điểm của bạn về thực trạng “sống thử trong giới trẻ” hiện nay dưới góc độ dư luận xã hội
Câu 3: Phân tích một số quan điểm về dư luận xã hội
Câu 4: Trình bày truyền thông liên cá nhân là gì? Lấy ví dụ.
Câu 5: Phân tích tính lan truyền trong dư luận xã hội Lấy ví dụ minh chứng cụ thể cho tính chất này.
Câu 6: Phân tích các tổ chức nghiên cứu dư luận xã hội Lấy ví dụ.
Câu 7: Truyền thông đại chúng là gì? Lấy ví dụ
Câu 8: Tiến hành điều tra thử là gì? Lấy ví dụ về một đề tài đã thực hiện tiến hành điều tra thử để làm rõ.
Câu 9: Phân tích quy luật của dư luận xã hội theo phân loại của Hadley Cantril. Lấy ví dụ.
Câu 10: Trình bày cấu trúc của dư luận xã hội Lấy ví dụ.
Câu 11: Phân tích tính biến đổi trong dư luận xã hội Lấy ví dụ minh chứng cụ thể cho tính chất này.
Câu 12: Phân tích các phương tiện truyền thông Lấy ví dụ
Câu 13: Trình bày ảnh hưởng của dư luận xã hội đến truyền thông đại chúng Lấy ví dụ
Câu 14: Phân tích các phương tiện truyền thông đại chúng Lấy ví dụ.
Câu 15: Phân tích chuẩn mực xã hội Liên hệ thực tiễn.
Câu 16: Trình bày ảnh hưởng của truyền thông đến dư luận xã hội Lấy ví dụ.
Câu 17: Phân tích một số loại hình của truyền thông đại chúng báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử, quan hệ công chúng
Câu 18: Phân tích những vấn đề cơ bản về dư luận xã hội Lấy ví dụ
Câu 19: Phân biệt dư luận xã hội với một số khái niệm liên quan tin đồn, chuẩn mực xã hội.
Câu 20: Nêu các giai đoạn hình thành và biến đổi của dư luận xã hội Lấy ví dụ. Câu 21: Phân tích đại chúng và công chúng khán thính giả Lấy ví dụ.
Câu 22: Nêu khái niệm và các chức năng của dư luận xã hội.
Câu 23: Phân tích các đặc tính của dư luận xã hội Lấy ví dụ.
Câu 24: Phân tích loại hình truyền thông truyền hình? Lấy ví dụ
Câu 25: Trình bày khái niệm DLXH Chủ thể, khách thể của dư luận xã hội Lấy ví dụ.
Câu 26: Theo anh chị ảnh hưởng của truyền thông đại chúng đến đời sống xã hội như thế nào? Lấy ví dụ.
Câu 27: Phân tích các con đường hình thành dư luận xã hội Lấy ví dụ.