Hani là thương hiệu mắt kính Việt không những đáp ứng nhu cầu về thẩm mỹ, chất lượng mà còn là nơi truyền đạt các giá trị của công ty 1.1.2 Lý do lập dự án Qua ngành học Thiết Kế Đồ Họa
Trang 1- -
BÁO CÁO DỰ ÁN 1
ĐỀ TÀI: THƯƠNG HIỆU KÍNH MẮT HANI
Giảng viên hướng dẫn : Bùi Đức Quân
Sinh viên thực hiện : PD07901 – Ngô Thị Thoa
PD07923 – Nguyễn Thị Bảo Nin PD07900 – Nguyễn Thị Bích Hà PD07935 – Nguyễn Thị Hoài Ly PD08478 – Phạm Văn Tuấn
Đà Nẵng, ngày 4 tháng 12 năm 2023
Trang 2Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 3
PHẦN I - GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 6
1.1 Tổng quan ý tưởng 6
1.1.1 Tổng quan ý tưởng 6
1.1.2 Lý do lập dự án 6
1.1.3 Thương hiệu là gì 6
1.1.4 Định nghĩa logo 6
1.2 Giới thiệu về doanh nghiệp 6
PHẦN II - KHẢO SÁT YÊU CẦU 7
2.1 Tổng quan bộ nhận diện thương hiệu 7
2.1.1 Bộ nhận diện thương hiệu là gì? 7
2.1.2 Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm: 7
2.1.3 Các bước xây dựng bộ nhận thương hiệu 8
2.2 Những yêu cầu đối với bộ nhận diện thương hiệu 9
2.2.1 Quy chuẩn của bộ nhận diện thương hiệu 9
2.2.2 Yêu cầu đối với bộ nhận diện thương hiệu 9
2.2.3 Các bước xây dựng bộ nhận diện thương hiệu 9
PHẦN III - PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG 11
3.1 Phân tích hiện trạng theo mô hình SWOT 11
PHẦN IV - THỰC HIỆN DỰ ÁN 12
4.1 Phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm 12
4.1.1 Phân chia công việc 12
4.1.2 Báo cáo công việc chung 12
4.2 Thiết kế bộ nhận diện 14
4.2.1 Phần mềm thiết kế 14
4.2.2 Ý tưởng thiết kế logo 14
4.2.3 Quy chuẩn logo 14
4.2.4 Quy chuẩn văn phòng phẩm 14
4.2.5 Ấn phẩm truyền thông 16
4.2.6 Bao bì 16
4.2.7 MOTION 16
PHẦN V - CHI PHÍ IN ẤN VÀ XUẤT BẢN 16
KẾT LUẬN 17
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Với thị trường mắt kính hiện nay như một “ma trận, khiến bạn khó có thể lựa chọn được địa chỉ cung cấp sản phẩm chất lượng cao và đáp ứng được tính thời trang với các tín đồ mê phụ kiện Và Hani ra đời với sứ mệnh là một thương hiệu kính mắt Việt, hướng đến một thương hiệu dành cho giới trẻ Đáp ứng gu thẩm mỹ đang ngày được nâng cao trong đời sống hiện đại
Sản phẩm được chăm chút tỉ mỉ bởi bàn tay của những nghệ nhân lành nghề có kinh nghiệm chế tác lâu năm, với nguồn vật liệu cao cấp, quy trình kiểm soát chất lượng kép, đem đến sản phẩm gọng kính có thể cùng bạn trong nhiều năm
Với chúng tôi, kính vừa là một phụ kiện thời trang, vừa là 1 công cụ hỗ trợ và bảo vệ cho đôi mắt Hani luôn mong muốn đem đến những sản phẩm kính mắt chất lượng
và luôn sẵn sàng đồng hành với khách hàng trong suốt quá trình trải nghiệm
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Giảng viên hướng dẫn
(ký, ghi rõ họ tên)
Trang 5NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
Hội đồng phản biện
(ký, ghi rõ họ tên)
Trang 6PHẦN I - GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Tổng quan ý tưởng
1.1.1 Tổng quan ý tưởng
Hani có ý nghĩa là hạnh phúc Niềm hạnh phúc của khách hàng khi chọn cho mình chiếc mắt kính không những bảo vệ mắt mà còn mang tính thời trang
Hani là thương hiệu mắt kính Việt không những đáp ứng nhu cầu về thẩm mỹ, chất lượng mà còn là nơi truyền đạt các giá trị của công ty
1.1.2 Lý do lập dự án
Qua ngành học Thiết Kế Đồ Họa tại FPT Polytechnic nhóm chúng em có ý
tưởng sẽ thành lập 1 doanh nghiệp mắt kính thủ công có tên Hani Vì lý do đó chúng em muốn mang đến cho cộng đồng nhiều giá trị về mặt sức khỏe cũng như tinh thần, và do đó chúng em đã thống nhất để triển khai thương hiệu này
1.1.3 Thương hiệu là gì
Thương hiệu là tên gọi, thuật ngữ, thiết kế, hình tượng hoặc các dấu hiệu khác giúp phân biệt một tổ chức hoặc một sản phẩm với đối thủ trong mắt của người tiêu dùng Các dấu hiệu có thể là những ký hiệu, biểu trưng, thiết kế, từ ngữ mang tính khẩu hiệu, được gắn vào bao bì sản phẩm, mác sản phẩm, hay bản thân sản
phẩm Vì để giúp phân biệt các doanh nghiệp, thương hiệu hay được in trên các tờ giới thiệu doanh nghiệp, trụ sở doanh nghiệp, danh thiếp của cán bộ nhân viên doanh nghiệp, website của doanh nghiệp
1.1.4 Định nghĩa logo
Logo là một yếu tố đồ họa kết hợp với cách thức thể hiện nó tạo thành: một nhãn hiệu hay thương hiệu, hình ảnh đại diện cho một công ty hay các tổ chức phi
thương mại, hình ảnh biểu thị một sự kiện, một cuộc thi, một phong trào hay một cá nhân nào đó
1.2 Giới thiệu về doanh nghiệp
Kính mắt Hani là thương hiệu kính mắt dành cho giới trẻ Đội ngũ Hani là sự kết hợp giữa những người đam mê thời trang và tay nghề chế tác chuyên nghiệp Mỗi cặp kính của Hani đều trải qua quá trình thiết kế, sản xuất, chế tác thủ công với tay thợ lành nghề Không chỉ cầu kì trong quá trình lựa chọn chất liệu sản xuất gọng kính, các mẫu kính mắt của Hani cũng được thiết kế rất tỉ mỉ, tinh xảo, đảm bảo yếu tố thời trang, phù hợp với khuôn mặt người Việt Thương hiệu thường xuyên
Trang 7cho ra mắt những bộ sưu tập kính với chủ đề và phong cách đa dạng, mang đến những câu chuyện ý nghĩa, những thông điệp nhân văn
Tầm nhìn: Giữ vững thương hiệu mắt kính đa dạng; thiết kế độc quyền mẫu mã tại thị trường Việt Nam; một trong ít những thương hiệu chế tác gọng kính thủ công trong nước; luôn đạt được sự tín nhiệm & tin dùng của quý khách hàng và đối tác; tạo nhiều cơ hội hợp tác phát triển thành công cho đội ngũ nhân viên chuyên
nghiệp tại Hani
Sứ mệnh: Cung cấp những sản phẩm kính mắt hiện đại, độc lạ Với chất lượng tốt nhất và thân thiện với môi trường; Đem đếm cơ hội khách hàng được sở hữu mắt kính hàng hiệu chính hãng 100% với mức giá chính hãng 100% tại thị trường Việt Nam; không ngừng cái thiện, đa dạng hóa sản phẩn, nâng cao chất lượng dịch
vụ nhằm mang đến một không gian mua sắm đáng tin cậy cho người tiêu dùng
PHẦN II - KHẢO SÁT YÊU CẦU
2.1 Tổng quan bộ nhận diện thương hiệu
2.1.1 Bộ nhận diện thương hiệu là gì?
Nhận diện thương hiệu viết tắt là CIP là một tập hợp các yếu tố hữu hình của thương hiệu Thông qua bộ nhận diện khách hàng và doanh nghiệp có thể truyền tải các thông điệp tạo ấn tượng sâu sắc đến khách hàng, giúp họ phân biệt và ghi nhớ hình ảnh thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh
2.1.2 Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm:
- Logo và slogan (những quy định kèm theo về việc sử dụng logo)
- Nhận diện sản phẩm
- Các ấn phẩm truyền thông của doanh nghiệp
- Văn phòng phẩm và biểu mẫu văn phòng sử dụng trong doanh nghiệp
- Hệ thống biển bảng (Biển chính, biển vẫy v.v….)
- Đồng phục công ty
- Hệ thống website và email giao dịch
Trang 82.1.3 Các bước xây dựng bộ nhận thương hiệu
- Người tiêu dùng nhận biết thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp
Hệ thống nhận diện thương hiệu sẽ giúp hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp
dễ nhận biết và nhắc nhớ trong tâm trí của khách hàng, sản phẩm hay dịch vụ của bạn sẽ dễ dàng được nhận ra trong hàng trăm hàng ngàn sản phẩm cùng loại
- Nâng tầm giá trị thương hiệu
Hệ thống nhận diện thương hiệu mạnh sẽ làm cho giá trị thương hiệu ngày càng được nâng cao thông qua sự gia tăng về mặt nhận thức, sự hiểu biết, lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp, nó làm cho giá trị thương hiệu phát triển một cách bền vững
- Tạo lợi thế cạnh tranh
Bộ nhận diện thương hiệu tốt tạo được thế mạnh dễ dàng thuyết phục các đối tác cũng như khách hàng
- Nâng cao hiệu quả Marketing
Hiệu quả hệ thống nhận diện thương hiệu tạo ra ấn tượng tốt về sản phẩm, dịch
vụ, doanh nghiệp thông qua tính chuyên nghiệp, thống nhất sẽ tạo ra hình ảnh một thương hiệu lớn mạnh qua các sản phẩm thiết kế, điều này giúp các doanh
Trang 92.2 Những yêu cầu đối với bộ nhận diện thương hiệu
2.2.1 Quy chuẩn của bộ nhận diện thương hiệu
Tùy vào doanh nghiệp phát triển theo nhiều hướng khác nhau như quy mô, cách thức hoạt động, văn hóa doanh nghiệp… mà bộ quy chuẩn phát triển theo nhiều hướng khác nhau, nhưng sẽ có quy chuẩn chung bao gồm:
- Logo và những nguyên tắc cơ bản
- Nhận diện sản phẩm
- Format các ấn phẩm truyền thông
- Biểu mẫu văn phòng
- Hệ thống bảng, biển hiệu
- Phương tiện vận chuyển
- Website và email
- Đồng phục nhân viên
- Bộ quà tặng
2.2.2 Yêu cầu đối với bộ nhận diện thương hiệu
Bộ nhận diện thương hiệu là tập hợp những yếu tố làm nên bản sắc riêng cho thương hiệu, bao gồm thiết kế logo, màu sắc thương hiệu, các ấn phẩm quảng cáo
tờ rơi, tờ gấp… các ấn phẩm nhận diện thương hiệu cần có các yêu cầu
- Sự khác biệt: Các thương hiệu cần tạo nên sự khác biệt cho riêng mình
- Tính liên quan: Bộ nhận diện thương hiệu cần có tính nhất quán, liên quan đến nhau
- Sự gắn kết: Bộ nhận diện thương hiệu tạo nên sự gắn kết giữa hình ảnh và lĩnh vực kinh doanh Các thông điệp và sản phẩm cần có mối liên quan tạo ra một thể thống nhất
- Gây ấn tượng: Một thương hiệu có tính khác biệt là thương hiệu tạo ra giá trị và ý nghĩa cho thương hiệu và khách hàng
2.2.3 Các bước xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
Bước 1:
Trang 10Nghiên cứu và phân tích thương hiệu: Để bộ nhận diện phát hoạ đầy đủ chân dung thương hiệu cần việc nghiên cứu, phân tích thương hiệu và sản phẩm Thương hiệu và sản phẩm Thương hiệu cần thống nhất nhằm tăng tính nhận diện và giá trị riêng của doanh nghiệp
Bước 2:
Lên concept sáng tạo: Là bước xác lập giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, đưa
ra ý tưởng thiết kế độc đáo Người thiết kế sẽ đưa ra các ý tưởng thiết kế khác
nhau, phát triển ý tưởng đó với hình ảnh, thông điệp xoay quanh concept cho đến khi dự án hoàn tất
Bước 3:
Giai đoạn thiết kế: Khi đã quyết định ý tưởng và định hướng chính của mẫu thiết kế thì nhà thiết kế bắt tay vào việc triển khai các hạng mục cụ thể trong bộ nhận diện thương hiệu Trong quá trình này, người thiết kế sẽ tập trung hiện thực hóa ý tưởng thành hình ảnh thiết kế
Bước 4:
Bảo hộ thương hiệu: Một mẫu thiết kế bộ nhận diện thương hiệu sau khi hoàn thành, doanh nghiệp có thể ứng dụng ngay Tuy nhiên để tránh vấn đề vi phạm bản quyền, hình ảnh mới thiết kế bị sao chép từ đối thủ cạnh tranh khác thì cần phải đăng ký bản quyền thiết kế, đăng ký bảo hộ thương hiệu
Bước 5:
Sản xuất, ứng dụng: Bước sản xuất và ứng dụng thực tế Từ đây, bên thiết kế
sẽ có trách nhiệm giám sát quá trình ứng dụng nhằm chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của thiết kế khi đưa vào thực tế để có sự sửa đổi cho phù hợp
Trang 11PHẦN III - PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG
3.1 Phân tích hiện trạng theo mô hình SWOT
S Các sản phẩm được sản xuất nội bộ bởi các nhà thiết kế giỏi Cung cấp các gọng và tròng kính tốt, chất lượng nhất
Có lợi thế sân nhà, tâm lý và tinh thần “ Người Việt dùng hàng Việt "
W Hani là thương hiệu mới, đang cần thời gian để tiếp cận khách hàng và đối tác tiềm năng
Quy trình sản xuất được chọn lọc từ nhiều chất liệu, từ đó cho sản
phẩm tốt nhất Vì vậy chưa sản xuất nhanh và nhiều
O
Biến đổi thời tiết, khí hậu (tia UV tăng mạnh) và hệ quả từ các hoạt động công nghiệp ( khói bụi, ô nhiễm không khí nặng ở các thành phố lớn ) Những người đi làm công sở dùng nhiều máy tính và thiết bị di động sẽ cần đến kính để chống ánh sáng xanh Do đó người dân sẽ sử dụng nhiều biện pháp để bảo vệ bản thân (trong đó có đôi mắt)
Giới trẻ cũng theo các xu hướng thời trang
Bắt đầu có xu hướng chuyển qua hình thức mua sắm trực tuyến nhiều hơn
T Cạnh tranh với nhiều cửa hàng kính mắt trên thị trường Cạnh tranh về giá với các nhãn hàng, thương hiệu khác
Sản phẩm giả mạo ngày càng nhiều
Trang 12PHẦN IV - THỰC HIỆN DỰ ÁN
4.1 Phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm
4.1.1 Phân chia công việc
Tên Phân chia công việc tham gia Số buổi
Đánh giá năng suất công việc
Ngô Thị Thảo Thoa
(Leader)
Thiết kế logo, lên ý tưởng, chọn lọc sản phẩm, làm báo cáo 25/25 100/100
Nguyễn Thị Bảo Nin
Thiết kế voucher, thiết kế poster – banner Đóng góp ý tưởng, thiết kế giao diện web
Thiết kế social post
25/25 100/100
Phạm Văn Tuấn Thiết kế bao bì mắt kính, đóng góp ý tưởng, thiết kế đồng phục 25/25 100/100
Nguyễn Thị Hoài Ly Thiết kế bản trải, (số đo) đóng góp ý tưởng 25/25 100/100
Nguyễn Thị Bích Hà Mockup, làm báo cáo 25/25 100/100
4.1.2 Báo cáo công việc chung
Tuần 1:
- Buổi 1: Xác định tên thương hiệu
- Buổi 2: Chốt logo, màu thương hiệu
- Buổi 3: Triển khai ý tưởng, chọn lọc
Tuần 2:
Trang 13- Buổi 1: Tổng hợp ý kiến, chọn lọc
- Buổi 2: Thiết kế logo
- Buổi 3: Tổng hợp các phiên bản logo
Tuần 3,4:
- Buổi 1: Hiệu chỉnh – hoàn thiện logo
- Buổi 2-3-4: Thiết kế bộ nhận diện cơ bản
- Buổi 5-6: Hiệu chỉnh – hoàn thiện và quy chuẩn nhận diện cơ bản
Tuần 5:
- Buổi 1: Tổng hợp ý kiến
- Bươi 2-3: Thiết kế nhận diện thương hiệu
Tuần 6:
- Buổi 1: Thiết kế bộ poster
- Buổi 2: Thiết kế bộ poster, standee
- Buổi 3: Thiết kế bộ poster, standee
Tuần 7:
- Buổi 1: Hoàn thiện, lên khung mô hình
- Buổi 2-3: Hoàn thiện CIP
- Buổi 4-5-6: Duyệt và triển khai công việc in ấn
Tuần 8:
- Buổi 1: Kiểm tra in ấn
- Buổi 2: Tìm vật liệu
- Buổi 3: Hoàn thiện in ấn
- Buổi 4: Làm báo cáo
- Buổi 5: In tất cả các sản phẩm
- Buổi 6: Nộp báo cáo, triển khai sản phẩm
Trang 144.2 Thiết kế bộ nhận diện
4.2.1 Phần mềm thiết kế
4.2.2 Ý tưởng thiết kế logo
4.2.3 Quy chuẩn logo
4.2.4 Quy chuẩn văn phòng phẩm
CARD VISIT
Kích thước: 5x9cm
Quy cách in ấn: 2 mặt
Màu sắc: in màu tất cả các mặt
Trang 15Chất liệu: giấy Couche
Chú ý:
File thiết kế đã thu nhỏ phóng to nhưng chuẩn về tỉ lệ chỉ phóng to lên đúng
tỉ lệ trong phần chú thích, kiểm tra thông tin, in thử trước khi in thật
THẺ NHÂN VIÊN
Kích thước: 5x9cm
Quy cách in ấn: 1 mặt
Màu sắc: in màu tất cả các mặt
Chất liệu: giấy Couche
THƯ NGÕ
Kích thước: A4
Quy cách in ấn: in 2 mặt
Màu sắc: in màu tất cả các mặt
Chất liệu: giấy Couche
BÌ THƯ
Kích thước: 22x27cm
Quy cách in ấn: in 1 mặt
Trang 16Chất liệu: giấy Couche
4.2.5 Ấn phẩm truyền thông
4.2.6 Bao bì
4.2.7 MOTION
PHẦN V - CHI PHÍ IN ẤN VÀ XUẤT BẢN
STT TÊN SỐ LƯỢNG ĐƠN VỊ GIÁ
1 Voucher
2 Banner
3 Brochure
4 Standee
5 Poster
6 Thư mời
7 Thẻ nhân viên
8 Card visit
9 Thư cảm ơn
10 Hộp
11 Túi
Trang 17KẾT LUẬN
Trong quá trình thực hiện dự án 1, nhóm chúng tôi đã nghiên cứu và thực hành thiết
kế nhận diện cho dự án thương hiệu mắt kính Hani Nhóm tôi đã sử dụng các phần mềm thiết kế chuyên nghiệp như Photoshop, Illustrator, để tạo ra các sản phẩm đồ hoạ như logo, banner, poster, brochure, catalogue, website,… Nhóm đã tuân thủ các nguyên tắc thiết kế cơ bản như cân bằng, đối xứng, nhấn nhá, độ tương phản, sắc thái để tạo ra những sản phẩm đồ hoạ hấp dẫn và phù hợp với các tiêu chí của nhóm đã đề ra ban đầu
Qua đó, chúng tôi đã đạt được những kết quả sau:
Đã hoàn thành được 95% số lượng sản phẩm đồ hoạ theo kế hoạch ban đầu Các sản phẩm có chất lượng cao, độ sắc nét và chi tiết tốt, màu sắc hài hòa và sinh động Các sản phẩm đồ hoạ của nhóm cũng có tính thẩm mỹ cao, phản ánh được phong cách và thông điệp của dự án
Nhóm chúng tôi đã có được sự công nhận và khuyến khích của giáo viên hướng dẫn Giáo viên hướng dẫn đã góp ý và chỉnh sửa nhiều lần để hoàn thiện dự án Giáo viên hướng dẫn cũng đã khen ngợi về sự nỗ lực và sáng tạo của nhóm trong quá trình làm dự án
Tuy nhiên, trong quá trình làm dự án, chúng tôi cũng gặp phải một số khó khăn và thách thức:
Nhóm đã phải đối mặt với thời gian eo hẹp Do dự án có quy mô lớn và yêu cầu cao nên nhóm đã phải làm việc liên tục để kịp tiến độ Và đã phải hy sinh nhiều thời gian nghỉ ngơi và giải trí để tập trung vào làm dự án
Chúng tôi đã phải vượt qua sự khác biệt về ý kiến Do mỗi thành viên trong nhóm
có phong cách thiết kế và quan điểm riêng, nhóm đã có nhiều cuộc tranh luận và bất đồng khi lên ý tưởng và thiết kế các sản phẩm đồ hoạ Nhóm chúng tôi đã phải tìm cách thống nhất và thoả hiệp để có được sự đồng thuận trong nhóm
Để giải quyết và vượt qua các khó khăn và thách thức trên, nhóm chúng tôi đã áp dụng những giải pháp sau:
Đã chia nhỏ công việc: Nhóm đã phân chia công việc cho từng thành viên theo sở trường và kinh nghiệm của mình Đã lập kế hoạch làm việc cụ thể và rõ ràng cho từng giai đoạn của dự án Chúng tôi cũng đã theo dõi và kiểm tra tiến độ làm việc của thành viên để đảm bảo hoàn thành đúng hạn
Đã tôn trọng và lắng nghe ý kiến: Nhóm đã tạo ra một không khí làm việc thân