Tranh chấp đất đai là hiện tượng thường xảy ra trong đời sống xã hội ở mọi thời kỳ lịch sử. Trong một xã hội tồn tại sự đối kháng giữa các giai cấp thì đất đai luôn là đối tượng giữa chúa đất và nông nô, giữa đông đảo quần chúng nhân dân không có đất và bọn chủ đất lớn. Tóm lại, đó là tranh chấp giữa những kẻ áp bức và những người bị áp bức. Những tranh chấp này biểu hiện mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp, khi xung đột không thể điều hòa được thì tất yếu phải giải quyết bằng các cuộc cách mạng xã hội để thay thế chế độ sở hữu đất đai này bằng chế độ sở hữu đất đai khác tiến bộ hơn. Trong chế độ của chúng ta hiện nay, Nhà nước là người đại diện cho toàn thể nhân dân lao động thực hiện quyền sở hữu đối với đất đai. Vì thế, tranh chấp đất đai trong thời kỳ này mang nội dung kinh tế cũng như ý nghĩa chính trị khác với tranh chấp đất đai trong xã hội có giai cấp đối kháng. Tuy nhiên, các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật đất đai không phải lúc nào cũng nhất trí với nhau về tất cả các vấn đề trong quan hệ pháp luật, vì thế sẽ xuất hiện những ý kiến khác nhau, những mâu thuẫn, bất đồng nhất định. Hiện tượng đó được thể hiện trên thực tế bằng những hành động cụ thể và người ta gọi đó là sự tranh chấp. Vậy tranh chấp đất đai là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai. Có thể nêu ra một số đặc điểm của tranh chấp đất đai như sau:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Khái niệm và các dạng tranh chấp đất đai hiện nay
1.1 Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai là hiện tượng thường xảy ra trong đời sống xã hội ở mọi thời kỳ lịch sử. Trong một xã hội tồn tại sự đối kháng giữa các giai cấp thì đất đai luôn là đối tượng giữa chúa đất và nông nô, giữa đông đảo quần chúng nhân dân không có đất và bọn chủ đất lớn. Tóm lại, đó là tranh chấp giữa những kẻ áp bức và những người bị áp bức Những tranh chấp này biểu hiện mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp, khi xung đột không thể điều hòa được thì tất yếu phải giải quyết bằng các cuộc cách mạng xã hội để thay thế chế độ sở hữu đất đai này bằng chế độ sở hữu đất đai khác tiến bộ hơn.
Trong chế độ của chúng ta hiện nay, Nhà nước là người đại diện cho toàn thể nhân dân lao động thực hiện quyền sở hữu đối với đất đai Vì thế, tranh chấp đất đai trong thời kỳ này mang nội dung kinh tế cũng như ý nghĩa chính trị khác với tranh chấp đất đai trong xã hội có giai cấp đối kháng.
Tuy nhiên, các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật đất đai không phải lúc nào cũng nhất trí với nhau về tất cả các vấn đề trong quan hệ pháp luật, vì thế sẽ xuất hiện những ý kiến khác nhau, những mâu thuẫn, bất đồng nhất định Hiện tượng đó được thể hiện trên thực tế bằng những hành động cụ thể và người ta gọi đó là sự tranh chấp
Vậy tranh chấp đất đai là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai.
Có thể nêu ra một số đặc điểm của tranh chấp đất đai như sau:
+ Đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lí, quyền sử dụng và những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp.
+ Các chủ thể tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể quản lí và sử dụng đất, không có quyền sở hữu đối với đất đai.
+ Tranh chấp đất đai luôn gắn liền với quá trình sử dụng đất của các chủ thể nên không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước Vì trước hết, khi xảy ra tranh chấp, một bên không thực hiện được những quyền của mình, do có ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Tranh chấp đất đai xảy ra sẽ tác động không nhỏ đến tâm lí, tinh thần của các bên, gây nên tình trạng mất ổn định, bất đồng trong nội bộ nhân dân, làm cho những quy định của pháp luật đất đai chũng như chính sách của Nhà nước không được thực hiện một cách triệt để.
1.2 Các dạng tranh chấp đất đai
Sự tồn tại của các dạng tranh chấp đất đai tự thân nó là sự phản ánh những đặc trưng của quan hệ pháp luật đất đai ở từng thời kì nhất định Căn cứ vào tính chất pháp lí của các tranh chấp, có một số dạng chủ yếu sau đây:
1.2.1 Tranh chấp về quyền sử dụng đất
+ Tranh chấp giữa những người sử dụng đất với nhau về ranh giới giữa những vùng đất được phép sử dụng và quản lí Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi hoặc do hai bên không xác định được với nhau.
+ Tranh chấp về QSDĐ, tài sản gắn liền với đất trong quan hệ thừa kế; quan hệ li hôn giữa vợ và chồng.
+ Đòi lại đất, tài sản gắn liền với đất của người thân trong những giai đoạn trước đây mà qua các cuộc điều chỉnh ruộng đất đã được chia cấp cho người khác.
+ Tranh chấp giữa đồng bào dân tộc địa phương với đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới; giữa đồng bào địa phương với các nông trường, lâm trường và các tổ chức sử dụng đất khác.
1.2.2 Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất
Việc một bên vi phạm, làm cản trở tới việc thực hiện quyền của phía bên kia hoặc một bên không làm đúng nghĩa vụ của mình cũng phát sinh tranh chấp Loại tranh chấp này thường thể hiện ở các hình thức như:
+ Tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại QSDĐ, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị QSDĐ
+ Tranh chấp về việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
1.2.3 Tranh chấp về mục đích sử dụng đất Đặc biệt là tranh chấp trong nhóm đất nông nghiệp, giữa đất trồng lúa với đất nuôi tôm, giữa đất trồng cà phê với trồng cây cao su; giữa đất hương hỏa với đất thổ cư… trong quá trình phân bổ và quy hoạch sử dụng đất.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
* Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án nhân dân Điều 203 Luật đất đai quy định: Tranh chấp về QSDĐ mà đương sự có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do tòa án nhân dân giải quyết Đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có giấy tờ theo quy định thì đương sự có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Kế thừa những quy định của Luật đất đai năm 2003 Theo quy định của Luật này, nếu các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận hoặc không có các giấy tờ hợp lệ về QSDĐ được quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 50 thì chỉ được quyền yêu cầu UBND giải quyết Nếu không đồng ý với quyết định đã giải quyết tranh chấp thì có quyền đề nghị UBND cấp trên hoặc Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường giải quyết (tùy theo từng loại chủ thể tranh chấp) và quyết định giải quyết thứ hai là quyết định cuối cùng Điều gì sẽ xảy ra nếu trong cả hai quyết định giải quyết tranh chấp đều thiếu tính khách quan và không đúng pháp luật? Với thực trạng này, họ không còn con đường nào khác để giải quyết một các thỏa đáng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình Do vậy, đây không phải là một cách
13 thức hiệu quả cho việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong xã hội này sinh từ tranh chấp đất đai Khắc phục hạn chế nói trên, Luật đất đai hiện hành đã tỏ ra có khả năng loại trừ những bất cập từ cơ chế cũ khi đưa ra những cách thức giải quyết tranh chấp đất đai thực sự linh hoạt, bước đầu đáp ứng được sự kì vọng của xã hội.
Như vậy, với mục đích là nâng cao vai trò của hệ thống các cơ quan tư pháp, quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai hện nay đã xuất phát từ yếu tố hiệu quả trong hoạt động tranh tụng của hệ thống tòa án nhân dân về giải quyết tranh chấp nhằm đảm bảo sự công bằng, khách quan đối với các lợi ích chính đáng cần được pháp luật bảo vệ Bằng việc mở rộng thẩm quyền của hệ thống tòa án nhân dân, Luật đất đai đã đưa ra cơ chế đảm bảo cho các bên tranh chấp chủ động lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp với nguyện vọng của mình Điều này cho thấy quy định của pháp luật đã xuất phát từ chính lợi ích của công chúng, từ sự bình ổn của xã hội và sự phù hợp mang tính quy luật.
* Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của UBND
Với quy định hiện hành thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của IBND chỉ còn giới hạn trong phạm vi mà các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật đất đai và đương sự lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp là nộp đơn yêu cầu giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật đất đai.
Tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tạo tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Trường hợp tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường hoặc khởi kiện tại tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Về căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp không có giấy tờ về QSDĐ, các cấp có thẩm quyền phải xem xét khách quan, tình hình sử dụng đất cụ thể tại địa phương để có quyết định đúng đắn Các căn cứ bao gồm:
+ Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đưa ra.
+ Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đất đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương.
+ Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thừa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt.
+ Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước.
+ Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ.
Việc xác định những căn cứ nói trên trong Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai là điểm tiến bộ vượt bậc của pháp luật nhằm đưa ra lộ trình cần thiết, hợp lí và có hiệu quả trong việc giải quyết tranh chấp giữa những người đã có quá trình sử dụng ổn định lâu dài nhưng không có các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật Đây là loại tranh chấp có số lượng tồn đọng nhiều nhất hiện nay.
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Tóm tắt vụ việc
Vụ việc bắt nguồn từ tranh chấp đất đai kéo dài nhiều năm và trở thành điểm “nóng” khi người dân ở đây cho rằng hàng chục ha đất được quyết định giao cho Tập đoàn Viettel thực hiện dự án là đất nông nghiệp của xã chứ không phải đất quốc phòng Liên quan đến những tranh chấp về đất đai ở Đồng Tâm, ngày 30/3/2017 Công an TP Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án “Gây rối trật tự công cộng”; Cục Điều tra hình sự (Bộ Quốc phòng) ra quyết định khởi tố vụ án “Chống người thi hành công vụ” và vụ án “Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai” Nguyên nhân của vụ này xuất phát từ việc người dân xã Đồng Tâm không đồng tình việc chính quyền huyện Mỹ Đức giao đất đang canh tác của họ cho Viettel do quân đội quản lý Theo tờ Người cao tuổi, năm 1980, Chính phủ Việt Nam cho thu hồi 208ha đất vì
15 mục đích an ninh quốc phòng, trong đó có 47,36ha là đất nông nghiệp của xã Theo RFI, do chưa thực hiện được dự án, Lữ đoàn 28 Phòng không - Không quân đã đồng ý để một số hộ dân đang canh tác được sử dụng tạm thời trên khu đất cho tới khi thu hồi Và năm 2015, Bộ Quốc phòng cho thu hồi trên 50ha đất quốc phòng giao cho Viettel, một công ty thương mại do Bộ Quốc phòng làm chủ và quản lý, trong đó có 46ha thuộc xã Đồng Tâm Tuy nhiên, sau khi có kết quả thanh tra, thì khu đất này là khu đất thuộc sân bay Miếu Môn và là đất quốc phòng Từ 1989, kế thừa Bộ Tư lệnh Công binh, Lữ đoàn 28 đã ký một số hợp đồng giao khoán (một hình thức cho thuê) hằng năm trên diện tích 19,9ha cho xã Đồng Tâm, xã giao cho các đội sử dụng vào mục đích nông nghiệp Vị trí diện tích đất giao khoán này nằm trong diện tích đất quốc phòng của sân bay Miếu Môn Mặt khác, các đơn vị quốc phòng chưa thực hiện di dời một số hộ dân đã ăn ở trên đất quốc phòng từ trước năm 1980, để các hộ lấn chiếm, cho tặng, chuyển nhượng, xây dựng công trình trái phép, là buông lỏng quản lý đất quốc phòng.
Căn cứ pháp lý
Vụ việc vi phạm các quy định về sử dụng đất đai
Khoản 1 Điều 10 Luật đất đai 2013 , thì đất nông nghiệp được quy định dưới góc độ pháp lý là loại đất được Nhà nước giao cho người dân để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng.,….
Khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013 , đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:
- Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
- Đất trồng cây lâu năm;
- Đất nuôi trồng thủy sản;
- Đất nông nghiệp khác gồm:
+ Đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất;
+ Đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép;
+ Đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;
+ Đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
Căn cứ quy định Luật Đất đai 2013, Điều 50 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và các văn bản khác có liên quan Đất quốc phòng có một số đặc điểm sau đây:
- Đất quốc phòng được sử dụng để xây dựng các cảng quân sự, các công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh, hoặc xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân, hoặc làm bãi thử vũ khí, thao trường, trường bắn, ;
- Người sử dụng đất quốc phòng là những đơn vị trực tiếp sử dụng đất làm cảng quân sự, thao trường, bãi thử vũ khí…như đã nêu trên Các đơn vị này là các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng (có thể là đơn vị kinh tế hoặc đơn vị quân sự, );
- Mục đích sử dụng đất quốc phòng là làm căn cứ quân sự hoặc được dùng để xây dựng các công trình phòng thủ quốc gia, trận địa, hoặc xây dựng các công trình đặc biệt về quốc phòng hoặc dùng để xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân, hoặc diện tích đất được Chính phủ giao nhiệm vụ riêng cho Bộ Quốc phòng quản lý, bảo vệ và sử dụng theo quy định pháp luật;
- Đất quốc phòng được bàn giao, chuyển cho địa phương quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật nếu các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân đang sử dụng đất quốc phòng mà đất này không nằm trong quy hoạch làm đất quốc phòng;
- Đất quốc phòng là loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp theo quy định tại Điều 10 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất quốc phòng không được sử dụng đất quốc phòng với mục đích khác;
- Việc sử dụng đất quốc phòng phải theo đúng quy hoạch, kế hoạch đất quốc phòng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Khoản 5,6 Điều 6 Luật đất đai năm 2013,
“Điều 6 Quyền, nghĩa vụ của đơn vị, doanh nghiệp quân đội, công an sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế
5 Không được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; không được tự ý chuyển mục đích sử dụng đất.
6 Không được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất.”
Khoản 1 Điều 148 Luật Đất đai 2013 , quy định việc sử dụng đất quốc phòng an ninh phải đúng với mục đích được quy định tại Điều 61 Luật Đất đai 2013, các mục đích này gồm:
1 Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;
2 Xây dựng căn cứ quân sự;
3 Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;
4 Xây dựng ga, cảng quân sự;
5 Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;
6 Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;
7 Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;
8 Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân;
9 Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;
10 Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý. Điều 148 Luật đất đai 2013 , đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh
1 Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh bao gồm đất sử dụng vào các mục đích quy định tại Điều 61 của Luật này.
2 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước đối với đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh thuộc địa bàn quản lý hành chính của địa phương.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh bảo đảm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; rà soát, xác định ranh giới đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh; xác định vị trí, diện tích đất quốc phòng, an ninh không còn nhu cầu sử dụng, sử dụng không đúng mục đích để bàn giao cho địa phương quản lý, sử dụng.
3 Đối với những khu vực nằm trong quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh nhưng chưa có nhu cầu sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh thì người đang sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đến khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng không được làm biến dạng địa hình tự nhiên.
4 Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Bình luận
Tranh chấp đất đai tại Đồng Tâm, được biết đến trên các phương tiện thông tin đại chúng từ năm 2017 là vụ việc tranh chấp đất đai giữa một số người và Chính phủ Việt Nam Vụ tranh chấp đất đai ở đây liên quan đến diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm do các đơn vị quốc phòng quản lý, sử dụng.
Theo quy định của pháp luật đất quốc phòng là một trong những loại đất được quy hoạch, được sử dụng với mục đích quốc phòng và được Nhà nước giao cho các đơn vị, tổ chức quốc phòng để thực hiện mục đích quốc phòng kết hợp với xây dựng, phát triển kinh tế hoặc thực hiện các mục tiêu về quốc phòng theo quy định, sử dụng theo nhu cầu riêng biệt của
Bộ Quốc phòng và Nhà nước Trong nhiều trường hợp, quy hoạch, kế hoạch sử dụng loại đất này có thể được xem xét là bí mật quốc gia.
Về mảnh đất, tuy nó đã được xã giao cho các đội sử dụng vào mục đích nông nghiệp nhưng mà nó vẫn là đất quốc phòng không phải đất nông nghiệp Theo khoản 1 Điều 148 Luật
19 Đất đai 2013 quy định việc sử dụng đất quốc phòng an ninh phải đúng với mục đích được quy định tại Điều 61 Luật Đất đai 2013, các mục đích này gồm:
1 Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;
2 Xây dựng căn cứ quân sự;
3 Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;
4 Xây dựng ga, cảng quân sự;
5 Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;
6 Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;
7 Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;
8 Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân;
9 Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;
10 Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.
=> Vậy nên, đất quốc phòng phải được sử dụng đúng mục đích đã được phê duyệt Ở đây, việc một số hộ dân đã ăn ở trên đất quốc phòng từ trước năm 1980, để các hộ lấn chiếm, cho tặng, xây dựng công trình trái phép là hoàn toàn trái pháp luật, không đúng với mục đích đã được quy định.
Bên cạnh đó, toàn bộ diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm là đất quốc phòng, căn cứ theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 6 Nghị quyết 132/2020/QH14:
“Điều 6 Quyền, nghĩa vụ của đơn vị, doanh nghiệp quân đội, công an sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế
5 Không được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; không được tự ý chuyển mục đích sử dụng đất.
6 Không được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất.” Đất quốc phòng chỉ được phép chuyển nhượng nếu:
- Diện tích đất này đã được bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý, quản lý theo quy định của pháp luật do không còn thuộc quy hoạch đất quốc phòng;
- Người sử dụng đất là các cá nhân, cán bộ công nhân viên…được giao đất quốc phòng (trước đây) đã được cấp Giấy chứng nhận và nay họ có nhu cầu chuyển nhượng và bạn là bên nhận chuyển nhượng trong trường hợp này
=> Vậy nên việc các hộ dân cho tặng, chuyển nhượng mảnh đất này là không được phép, trái với quy định của pháp luật Hiến pháp nước ta quy định, đất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước là người đại diện chủ sở hữu đất đai trên toàn lãnh thổ Khi nói về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là đề cập đến một hệ thống quy chế chung trong quan hệ đất đai mà toàn dân là chủ thể, nhưng “toàn dân” không thể đứng ra thực hiện quyền năng cụ thể (chiếm hữu, sử dụng, định đoạt ) mà nhà nước thực hiện quyền năng này.
Liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức và các cơ quan chức năng, Hội đồng xét xử kiến nghị Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức đã chỉ đạo các cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm những tồn tại có liên quan đến việc cấp, giao, bán đất trái thẩm quyền tại xã Đồng Tâm trên nguyên tắc tuân thủ các quy định của Luật Đất đai và pháp luật có liên quan Thực tế vụ án xảy ra tại xã ĐồngTâm để lại nhiều bài học, nhất là trong công tác xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng nông thôn và việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, việc giải quyết dứt điểm từ sớm những mâu thuẫn, bức xúc trong nhân dân Đồng thời, xem xét đến sự ổn định và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân yên tâm trong cuộc sống, lao động, sản xuất.
Nhận xét
Từ vụ việc tranh chấp đất đai Đồng Tâm giữa người dân và chính quyền ta có thể thấy đây là bài học lớn cho cả hai phía, không chỉ người dân mà cả cơ quan quản lý nhà nước Sau vụ việc này, Thanh tra Chính phủ với tư cách là cơ quan trực tiếp tiếp công dân, giải quyết
21 khiếu nại tố cáo cần cùng các cơ quan nhà nước khác tổng kết, rút kinh nghiệm, thận trọng đưa ra những kiến nghị, bổ sung vào quá trình quản lý của mình.
Trong việc xử lý, giải quyết khiếu kiện liên quan đến đất đai, cơ quan chức năng không điều hòa được 3 lợi ích: quốc gia, tập thể và cá nhân Thực tế cho thấy nhiều sự việc nóng liên quan đến đất đai xảy ra do cơ quan chức năng phủ nhận một trong 3 lợi ích trên Hiện nay, việc quản lý của luật pháp đất đai có 3 cách: quản lý bằng luật hành chính, dân sự và hình sự Tuy nhiên, nhiều việc đáng lý chỉ dùng biện pháp hành chính thì chính quyền lại dùng luật pháp hình sự và ngược lại Điều này gây bức xúc dư luận Không phải riêng sự việc ở Đồng Tâm mà nhiều vụ khác đó đã chứng minh điều này Do đó cần giải quyết những nguyên nhân trên nếu không thì thời gian tới sẽ còn nhiều vụ Đồng Tâm xảy ra. Đặc biệt, cán bộ, chính quyền cần đối thoại, lắng nghe để giải quyết ý kiến của người dân, sự việc tại Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội vừa qua là một bài học đắt giá; không được để từ sơ suất nhỏ "đẻ" ra sơ suất lớn dẫn đến người dân mâu thuẫn với chính quyền, nguy hiểm nhất là dân không tin vào việc xử lý của chính quyền địa phương.
Chính quyền cần phải lắng nghe ý kiến của nhân dân và phải giải thích cho dân hiểu được những chủ trương, chính sách của Nhà nước để tạo được sự đồng thuận Chính quyền khi thực thi nhiệm vụ phải làm đúng chính sách, pháp luật; làm việc có lý có tình, trên tinh thần thuyết phục dân, để dân hiểu chủ trương của Đảng, Nhà nước Kinh nghiệm từ các vụ việc trong quá khứ như Quán Nam, Đồ Sơn tại Hải Phòng, và vụ việc vừa qua ở Đồng Tâm(huyện Mỹ Đức, Hà Nội) là do chính quyền không sát dân, giải quyết sai quy định pháp luật.
Đánh giá
Thứ nhất, về vấn đề đất đai trong tranh chấp là đất quốc phòng, đất nông nghiệp hay “đất của dân”?
Kết luận của Thanh tra chính phủ công bố năm 2020, có thể khẳng định theo quy định của pháp luật về đất đai, toàn bộ đất sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng, được Thủ tướng Chính phủ và UBND TP Hà Nội giao cho các đơn vị quân đội quản lý, sử dụng vào mục đích quốc phòng Do có sự buông lỏng việc quản lý, nên một số hộ dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức đã lấn chiếm đất canh tác, xây dựng công trình trên diện tích này Đây là
22 nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến bức xúc trong dân vì với dân, tài sản và cuộc sống của họ là trên chính những mảnh đất đó Nên khi tranh chấp xảy ra, họ kích động và dẫn đến hậu quả xấu nhất là sự ra đi của 3 chiến sĩ công an
Thứ hai, chính quyền có lỗi không khi dân có khiếu kiện gay gắt?
Tháng 4 năm 2017, sau khi việc dân bắt giữ cán bộ trái phép, chính quyền không bao che cho các sai phạm của cán bộ để chiều lòng dân Các cơ quan chức năng, các bộ, ban, ngành đã đối thoại trực tiếp, giải quyết, tháo gỡ các bức xúc, khiếu kiện của dân tại Xã Đồng Tâm. Thậm chí khi người dân không đồng ý với kết luận Thanh tra của Thành đoàn Hà Nội thì Thanh tra Chính phủ cũng đã vào cuộc để điều tra, làm rõ Sau quá trình theo dõi vụ việc, đến năm 2020, tòa án cũng đã xử lý trách nhiệm của gần 30 cán bộ để xảy ra sai phạm, buông lỏng quản lý, trong đó có 14 cán bộ đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thứ ba, cần phân biệt rõ ranh giới giữa kiến nghị của người dân với hành vi lợi dụng, cố tình phạm tội.
Cùng thời điểm với vụ án ở Đồng Tâm, 3 xã bên cạnh là Mỹ Lương, Đồng Lạc, Trần Phú đã nghiêm chỉnh thực hiện và không có bất cứ phản kháng hay kiến nghị nào Nhưng nhiều hộ ở Đồng Tâm đã nhận tiền từ các nguồn phi pháp bên ngoài, cố tình không nghe giải thích của chính quyền, mà chống đối, bắt giữ cán bộ, gây sức ép nhằm chống phá Nhà nước “Tổ đồng thuận” do phe ông Lê Đình Kình lập ra bản chất là lợi dụng lòng tin của dân làng, kêu gọi ủng hộ tiền để “đại diện đấu tranh đòi đất cho dân”, huy động sự tài trợ từ tổ chức phản động hải ngoại, nhưng thực chất là lòng tham để trục lợi từ đất quốc phòng vốn thuộc sở hữu và quản lý của Nhà nước Hành động này sau đó đã trở nên tiêu cực, cấu thành hành vi phạm tội, đặc biệt là giết người, nên không thể bao biện, ngụy trang để lấp liếm bằng những ha đất “chỉ có thể nằm im”
Thứ tư, sự thật về việc trấn áp của lực lượng Công an và kế hoạch chống đối của các đối tượng phản kháng
Trấn áp là biện pháp hình sự cuối cùng trong các mức xử lý vi phạm Từ 2017 đến 2020, lực lượng chức năng đã nhiều lần gọi hỏi, đối thoại với dân nhằm giải quyết bằng hòa bình,
23 nhưng những đối tượng chống đối luôn cố tình không hợp tác và phản kháng quyết liệt. Theo những bằng chứng được cung cấp, các đối tượng đã lên kế hoạch từ trước và “chuẩn bị sẵn” bom xăng, lựu đạn và hung khí tự chế Như vậy, đây không phải là sự “đàn áp dân của Công an” hay “vì bị đàn áp nên dân phải vùng lên” mà là biện pháp khống chế, bắt giữ các đối tượng phạm tội theo tố tụng hình sự nhằm điều tra, làm rõ vụ án, xử lý các đối tượng theo quy định pháp luật của Công an và là hành vi phạm tội có tổ chức của các đối tượng xã Đồng Tâm
Thứ năm, cần có cái nhìn đúng về sở hữu đất đai
Vụ việc ở Đồng Tâm cũng như các vụ phức tạp về đất đai hiện nay, chúng ta cần có cách nhìn toàn diện, tránh bị giật dây, cuốn theo sự suy diễn sai lệch, trái với tính chất sở hữu đất đai Hiến pháp nước ta quy định, đất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước là người đại diện chủ sở hữu đất đai trên toàn lãnh thổ.
Khi nói về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là đề cập đến một hệ thống quy chế chung trong quan hệ đất đai mà toàn dân là chủ thể, nhưng “toàn dân” không thể đứng ra thực hiện quyền năng cụ thể (chiếm hữu, sử dụng, định đoạt ) mà nhà nước thực hiện quyền năng này Những tồn tại, mâu thuẫn, tranh chấp đất đai phần lớn do quá trình quản lý và sử dụng đất đai, đặc biệt do chế độ công hữu hóa đất đai trước đây, từ đất tập thể hợp tác xã đất đai được giao về cho các hộ dân nhiều hơn để sản xuất Quá trình lịch sử đó để lại những khó khăn trong việc phân bổ lại, tái cơ cấu các chính sách sở hữu và sử dụng đất đai tại Việt Nam
1.1 Tranh chấp trên thuộc nội dung tranh chấp môi trường nào theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường hiện nay?
Tranh chấp trên thuộc nội dung tranh chấp về xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường ( Căn cứ theo điểm b Khoản 1 Điều 162 LBVMT 2020 )
1.2 Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên?
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 162 LBVMT 2020 quy định về Tranh chấp về môi trường:
“2 Việc giải quyết tranh chấp về môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự, quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan Giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại về môi trường được thực hiện theo Điều 133 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Theo Điều 133 LBVMT 2020 về giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường quy định:
“1 Bồi thường thiệt hại về môi trường được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên Trong trường hợp không thương lượng được, các bên có thể lựa chọn giải quyết thông qua các hình thức sau đây: a) Hòa giải; b) Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài; c) Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án.
2 Việc giải quyết tại Tòa án được thực hiện theo quy định về bồi thường thiệt hại dân sự ngoài hợp đồng và pháp luật về tố tụng dân sự, trừ các quy định về việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra Việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật về môi trường và thiệt hại xảy ra thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm, gây ô nhiễm về môi trường.”
Tại Việt Nam, theo quy định của pháp luật hiện hành, thẩm quyền giải quyết dạng tranh chấp phổ biến nhất trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được xác định theo pháp luật tố tụng dân sự
Theo đó, căn cứ theo điểm a, b Khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 xét theo phạm vi lãnh thổ thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ thuộc tòa án nơi địa phương bị đơn cư trú, làm việc (nếu bị đơn là cá nhân) hoặc nơi bị đơn có trụ sở (nếu bị đơn là tổ chức) Các đương sự cũng có thể thỏa thuận tòa án nơi cư trú của nguyên đơn để giải quyết
=> Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên sẽ là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc (nếu bị đơn là cá nhân) hoặc nơi bị đơn có trụ sở (nếu bị đơn là tổ chức) Các đương sự cũng có thể thỏa thuận tòa án nơi cư trú của nguyên đơn để giải quyết.