1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu về xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường fta

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu Về Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường FTA
Tác giả Nguyễn Minh Trang
Người hướng dẫn Giảng viên hướng dẫn
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quốc tế học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022 - 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 106,44 KB

Nội dung

Do đó, để hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt kết quả tích cực trong thời gian tới thì việc cấp mã số vùng trồng có thể đáp ứng những tiêu chí cần thiết cho viếc xuất khẩu sản phẩm

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA: QUỐC TẾ HỌC

Giảng viên hướng dẫn:

Nguời thực hiện: Nguyễn Minh Trang

Số thứ tự: 55

Lớp: K67 Quốc tế học CLC

Trang 3

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2022 - 2023

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Minh Trang

Mã sinh viên: 22031962

Mã lớp học phần: MNS1053

Thứ tự trong danh sách: 55

1 Sự kiện khoa học:

- Nghiên cứu về xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường FTA

2 Lý do nghiên cứu (Phân tích sự kiện khoa học)

Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2000 trở lại đây, ngành đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam ta luôn gặt hái được nhiều thành quả to lớn, kim ngạch xuất khẩu năm sau luôn lớn hơn năm trước và đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của nền kinh tế nhà nước

Đặc biệt việc mở cửa thị trường thương mại với các quốc gia thông qua một FTA

sẽ giúp tăng trưởng xuất khẩu đồ gỗ đáng kể, qua đó có thể dự báo việc tham gia FTA sẽ có tác động nhất định đến kim ngạch xuất khẩu ngành Đồ gỗ của Việt Nam Thuế nhập khẩu hàng đồ gỗ của các nước trong FTA giảm sẽ có tác động thúc đẩy hàng đồ gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang các quốc gia này

Tuy nhiên, do phần lớn các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới (FTAs) chủ yếu tập trung vào việc cắt giảm các dòng thuế, không ít đối tác sau đó vẫn có xu hướng bảo hộ thông qua việc áp dụng các hàng rào cản kỹ thuật mới, những yêu

Trang 4

cầu khắt khe khác như: Vấn đề lao động, bảo vệ môi trường, yêu cầu xuất xứ hàng hóa, nguyên liệu đầu vào…

Chính vì vậy đã dẫn đến, dù hàng rào thuế quan giảm xuống nhưng hàng rào phi thuế quan lại gia tăng, khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn Do đó,

để hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt kết quả tích cực trong thời gian tới thì việc cấp mã số vùng trồng có thể đáp ứng những tiêu chí cần thiết cho viếc xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường FTA Nhờ việc cấp mã số vùng trồng cho xuất khẩu gỗ có thể quản lý bao quát những thông tin về sản phẩm và dễ dàng truy xuất nguồn gốc khi xuất khẩu sang những thị trường khó tính

Điều này tiếp tục khẳng định, việc cấp mã số vùng trồng là một trong những điểm lưu ý hàng đầu cho ngành Đồ gỗ Việt Nam nếu muốn tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu, đặc biệt là vào các thị trường FTA

3 Đặt tên đề tài nghiên cứu

Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường FTA bằng việc cấp mã

số vùng trồng

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài này nhằm chứng minh việc cấp mã số vùng trồng có thể đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường FTA

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài này có những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

Trang 5

- Phân tích cơ sở lý luận về thực trạng ngành xuất khẩu gỗ Việt Nam sang thị trường FTA và việc cấp mã số vùng trồng có thể phát triển ngành xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang thị trường FTA;

- Khảo sát và phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường FTA;

- Đề xuất và trình bày chi tiết nội dung, cách thức, lộ trình và điều kiện đảm bảo trong việc cấp mã số vùng trồng nhằm đẩy mạnh việc xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường FTA

5 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Từ năm 2018 – 2022 (bao quát được thời điểm trước dịch bệnh Covid 19 bùng phát và sau khi dịch bệnh Covid 19 bùng phát) Phạm vi nghiên cứu về không gian: Thị trường xuất khẩu gỗ FTA

Việc lựa chọn phạm vi nghiên cứu như trên sẽ đảm bảo về tính đại diện, độ khách quan thuận lợi cho việc phân tích số liệu

6 Mẫu khảo sát

Khách thể nghiên cứu: Quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu

Mẫu khảo sát: 150 công ty xuất khẩu gỗ của Việt Nam

Lấy mẫu hệ thống phân tầng: Tiến hành khảo sát 10% doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh và chế biến gỗ xuất khẩu tại Việt Nam trên 3 quy mô: Doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ:

+ Doanh nghiệp lớn: 7 Công ty

+ Doanh nghiệp vừa nhỏ: 90 Công ty

+ Doanh nghiệp nhỏ: 53 Công ty

Trang 6

Việc chọn mẫu khảo sát như trên sẽ đảm bảo tính đại diện, độ khách quan thuận lợi cho việc phân tích số liệu

7 Câu hỏi nghiên cứu

7.1 Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo

- Xây dựng nội dung việc cấp mã số vùng trồng như thế nào để có thể đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường FTA?

7.2 Các câu hỏi nghiên cứu bổ trợ

- Câu hỏi nghiên cứu mô tả: Tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường FTA diễn ra như thế nào?

- Câu hỏi giải thích: Tại sao việc cấp mã số vùng trồng có thể đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường FTA?

8 Giả thuyết nghiên cứu

8.1 Giả thuyết nghiên cứu chủ đạo

Tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường FTA còn chưa đạt kết quả cao là do chưa cấp được mã số vùng trồng

8.2 Các giả thuyết nghiên cứu bổ trợ

- Việc cấp mã số vùng trồng có thể nâng cao kết quả xuất khẩu gỗ Việt Nam sang thị trường FTA

- Nếu Việt Nam cấp được mã số vùng trồng thì kết quả xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường FTA sẽ được nâng cao

9 Phương pháp nghiên cứu

9.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Trang 7

- Tài liệu tham khảo dành cho chương 1, gồm:

+ Nhóm tác giả (2022), Tổng quan ngành lâm nghiệp và thương mại gỗ và sản phẩm gỗ, SNRD Asia/Pacific

+ Nhóm tác giả (2020), Thông tin xuất khẩu vào thị trường EU ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ, Nhà xuất bản Công thương

+ Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (2021), Thiết lập mã số vùng trồng, Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn Tiền Giang

+ European Commision (2017), The economic impact of the EU – Vietnam Free Trade Agreement, Trade.ec.europe.eu

+ Adam Barone (2022), Free Trade Agreement (FTA) Definition: How it work, With Example, Investopedia – Introduction to Fiscal policy – Tax law

- Tài liệu tham khảo dành cho chương 2, gồm:

+ Nguyễn Thị Bút (2022), Cấp mã số vùng trồng – tiêu chí quan trọng giúp nông sản đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, Sở khoa học và Công nghệ

+ Delegation of the European Union to Vietnam (2016), Guide to the EU-Vietnam trade and investment agreements, European Commission

+ Methods to export wood and articles of wood, wood charcoal (2022), How to Export Import

+ Rastislav Rasi (2020), State of Europe’s Forests, Forest Europe growing life

- Tài liệu tham khảo chương 3, gồm:

+ Công văn 7946/UBND – VP (2022), Tăng cường công tác quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu

+ Võ Tá Tướng, Hướng dẫn quy trình thiết lập vùng trồng và trình tự thủ tục đăng

ký cấp mã số vùng trồng, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Trang 8

+ Truong Thi Quynh Van (2022), Export of key agricultural products of Vietnam: Opportunities and challenges in the coming time, Ministry of Industry and Trade (VIOIT)

9.2 Phương pháp phỏng vấn

- Nhóm đối tượng được phỏng vấn: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ thương mại, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Phòng Nông nghiệp/Phòng Kinh tế, tổng giám đốc công ty sản xuất và xuất khẩu gỗ và người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ

- Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

+ Ngài có nhận xét gì về việc cấp mã vùng trồng để đẩy mạnh xuất khẩu gỗ sang thị trường FTA

+ Theo ngài, việc cấp mã số vùng trồng có cần thiết trong việc xuất khẩu gỗ Việt Nam sang thị trường FTA hay không? Xin ngài cho biết lí do vì sao?

- Bộ trưởng bộ Thương mại:

+ Xin ngài cho biết thị trường xuất khẩu gỗ của Việt Nam đã làm được những gì và chưa làm được những gì? Xin ngài cho biết rõ lí do vì sao?

+ Việc Việt Nam chưa xây dựng được hệ thống mã số vùng trồng có ảnh hưởng như thế nào đến ngành xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang thị trường FTA

+ Việc xây dựng được hệ thống mã số vùng trồng có thể giúp thị trường xuất khẩu

gỗ Việt Nam sang thị trường FTA phát triển hơn không?

- UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Phòng Nông nghiệp/Phòng Kinh tế:

+ Xin ngài cho biết việc cấp mã số vùng trồng cho ngành gỗ cần được triển khai như thế nào? Phiền ngài cho biết rõ lộ trình, thời gian, hình thức tiến hành cấp mã

Trang 9

+ Việc cấp mã số vùng trồng cho ngành gỗ sẽ có những điểm thuận lợi và bất lợi nào đối với các doanh nghiệp?

- Tổng giám đốc Doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh và chế biến gỗ xuất khẩu tại Việt Nam:

+ Xin cho hỏi ngài đã từng được tiếp cận với ciệc cấp mã số vùng trồng cho ngành

gỗ chưa?

+ Ngài có suy nghĩ gì về việc cấp mã số vùng trồng cho ngành gỗ?

+ Theo ngài, việc cấp mã số vùng trồng cho ngành gỗ có thể đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

- Nhân viên doanh nghiệp xuất khẩu gỗ:

+ Theo anh/chị, hiện tại chưa cấp được mã số vùng trồng cho cây gỗ đã gây

ra những khó khăn gì?

+ Theo anh/chị, việc cấp mã số vùng trồng có những ưu điểm, nhược điểm gì trong việc chăm sóc và quản lý sản phẩm gỗ?

- Cách thức phỏng vấn: phỏng vấn có chuẩn bị trước với Bộ trưởng Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ thương mại, UBND các huyện, thị

xã, thành phố chỉ đạo Phòng Nông nghiệp/Phòng Kinh tế, tổng giám đốc công ty sản xuất gỗ, phỏng vấn không chuẩn bị trước với người lao động; thông qua hình thức trực tiếp và gián tiếp: sử dụng Zoom, email hoặc gọi trực tiếp qua điện thoại

9.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Thiết kế bảng hỏi sử dụng những câu hỏi kèm phương án trả lời “có” và “không”, kèm nhiều phương án trả lời, kèm phương án trả lời có trọng số Kết quả điều tra được thu thập từ bảng hỏi sẽ xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 22.

Trang 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC CẤP MÃ SỐ VÙNG TRỒNG VÀ NGÀNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG FTA

1.1 Ngành xuất khẩu gỗ của Việt Nam

1.1.1 Phân loại

1.1.2 Thực trạng

1.2 Thị trường FTA

1.2.1 Khái niệm

1.2.2 Các nước đã ký kết với Việt Nam

1.3 Cấp mã số vùng trồng

1.3.1 Khái niệm mã vùng trồng

1.4 Mối quan hệ giữa việc cấp mã số vùng trồng và ngành xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường FTA

Tiểu kết chương 1

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC CẤP MÃ SỐ VÙNG TRỒNG CHO SẢN PHẨM GỖ XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG FTA

2.1 Khái quát về ngành xuất khẩu gỗ Việt Nam sang thị trường FTA

2.1.1 Tình hình ngành xuất khẩu gỗ Việt Nam sang thị trường FTA

2.1.2 Cơ hội cho ngành xuất khẩu gỗ Việt Nam sang thị trường FTA

2.2.3 Những thách thức của ngành xuất khẩu gỗ Việt Nam sang thị trường FTA

Trang 11

2.2 Thực trạng việc chưa cấp mã số vùng trồng cho sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam

2.2.1 Thực trạng việc cấp mã số vùng trồng cho sản phẩm gỗ trên thể giới và trong nước

2.2.2 Những khó khăn trong việc cấp mã số vùng trồng cho sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam

2.3 Sự cần thiết của việc cấp mã số vùng trồng cho sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam

2.3.1 Lợi ích cho việc quản lý trong nước và ngoài nước

2.3.3 Thuận tiện cho việc xuất khẩu

Tiểu kết chương 2

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CẤP MÃ SỐ VÙNG TRỒNG NHẰM ĐẨY MẠNH NGÀNH XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG FTA

3.1 Cấp mã số vùng trồng

3.1.1 Các giải pháp khắc phục khó khăn trong việc cấp mã số vùng trồng cho

sản phẩm gỗ

3.1.2 Lộ trình và cách thức việc cấp mã số vùng trồng cho sản phẩm gỗ

3.2 Một số giải pháp khác

3.2.1 Nâng cao tay nghề người lao động

3.2.2 Đầu tư và nâng cao máy móc

3.2.3 Chính sách khuyến khích của chính phủ với các doanh nghiệp trong việc

nâng cao xuất khẩu sản phẩm gỗ

Tiểu kết chương 3

Trang 12

KẾT LUẬN

Hiệp định thương mại tự do – Free Trade Agrrements (FTA) được kí kết đã mở

ra nhiều cơ hội cho thị trường xuất khẩu của Việt Nam nói chung và thị trường xuất khẩu gỗ nói riêng bởi được hưởng những mức thuế ưu đãi Tuy nhiên, FTA cũng đã mở ra nhiều thách thức vì EU, Nhật Bản, … là những thị trường vô cùng khó tính, yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm và đặc biệt là khung quản

lý, nuôi trồng, bảo quản ngay từ đầu Tuy nhiên thị trường gỗ xuất khẩu Việt Nam lại chưa có thể đảm bảo được yếu tố này dẫn đến việc xuất khẩu gỗ chưa được nâng cao

Việc có thể tìm ra nguyên nhân gây ra những khó khăn cho thị trường xuất khẩu

gỗ như vậy giúp các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh và chế biến gỗ xuất khẩu tại Việt Nam có thể tìm ra những giải pháp để khắc phục khó khăn đó

Việc cấp mã số vùng trồng là một trong những giải pháp tốt nhất bởi có thể nâng cao công tác quản lý nuôi trồng, chăm sóc sản phẩm gỗ ngay từ đầu Nhờ

đó mà khi xuất khẩu vào các thị trường khó tính sẽ dễ dàng xuất được tiến trình nuôi trồng, bảo quản và chăm sóc từ đó đảm bảo những yêu cầu khắt khe của thị trường này Không những thế mà việc quản lý, chăm sóc trong nước cũng sẽ được diễn ra thuận lợi và khoa học hơn

Qua những nghiên cứu trên, tôi đã tổng hợp và rút ra nhận xét, đánh giá hiệu quả của việc cấp mã số vùng trồng sẽ góp phần nâng cao xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường FTA

Ngày đăng: 30/04/2024, 14:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w