về thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào tình trạngphá sản với tư cách là thủ tục tố tụng phá sản, thực trạng pháp luật về thủ tụcnày, chỉ ra những bat cập, hạn
Trang 1NGUYEN THỊ THANH MAI
THỦ TỤC THANH LY TÀI SAN, CÁC KHOẢN NO CUA DOANH NGHIỆP LAM VÀO TINH TRẠNG PHA SAN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60380107
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Nguyễn Đức Minh
HÀ NỘI - 2014
Trang 2trong luận văn được trích dẫn theo nguôn đã công bô Những kết luận khoa học
của luận văn chưa từng được ai công bô trong bât kỳ công trình nào trước đây.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thanh Mai
Trang 3Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TSNguyễn Đức Minh, các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè đã động viên, tận tìnhgiúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thanh Mai
Trang 4CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA THỦ TỤC THANH LÝ TÀI SAN,
CÁC KHOẢN NO CUA DOANH NGHIỆP LAM VÀO TINH TRANG
PHÁ SẢN
1.1 Khái niệm tài sản và các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá
sản
1.1.1 Khải niệm tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng pha san
1.1.2 Các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào tinh trạng pha san
1.2.Khái niệm thủ tục thanh lý tài sản và các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào
tình trạng phá sản
1.3.Vai trò của thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào tình
trạng phá sản
Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VE THANH LY TAI SAN, CÁC KHOẢN NO CUA DOANH NGHIỆP
LAM VÀO TINH TRANG PHA SAN2.1 Thực trạng pháp luật về thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm
vào tình trạng phá sản
2.1.1 Chủ thể tham gia thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm
vào tinh trạng pha san
2.1.2 Cac biện pháp bao toàn tài san cua doanh nghiệp lâm vào tình trang pha
san
2.1.3 Nguyên tắc, thủ tục thanh lý tài sản và các khoản nợ va thứ tự wu tiéu
thanh toản
2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanh
nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
2.2.1 Tình hình thực hiện pháp luật pha sản về thanh ly tài sản, các khoản nợ
8
13 16 19
23 24
24
24 2) 35 39 39
Trang 52.2.3 Nguyên nhân của thực trạng thực hiện pháp luật thanh lý tài sản, các
khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào tinh trạng pha san
Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG 3: MỘT SÓ KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN THỦ TỤC THANH
LÝ TAI SAN, CÁC KHOẢN NO CUA DOANH NGHIỆP LAM VÀO
TINH TRANG PHA SAN3.1 Một số định hướng hoàn thiện pháp luật về thanh lý tài sản, các khoản nợ
của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
3.1.1 Hoàn thiện quy định pháp luật về thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ
của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản dựa trên cơ sở hoàn thiện đồng bộ
hệ thong pháp luật phá san
3.1.2 Hoàn thiện hệ thống pháp về thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ của
doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phải phù hợp với chiến lược theo Nghị
quyết số 48-NO/TW của Bộ Chính trị
3.1.3 Hoàn thiện hệ thong pháp luật về thanh by tài sản, các khoản nợ của
doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phải đáp ứng yêu cau cải cách môi
trường kinh doanh
3.1.4 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thanh lý tài sản, các khoản nợ của
doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phải đảm bảo sự hài hòa về lợi ích cho
các chủ thể tham gia thủ tục
3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thủ tục thanh lý tài sản, các khoản
nợ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
3.3 Một số đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định
của pháp luật về thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào tình
68 69 70
Trang 6Phá sản là một hiện tượng tất yếu tôn tại trong nền kinh tế thị trường, nóhiện hữu như một sản phẩm của quá trình cạnh tranh, chọn lọc và đào thải trongchính nền kinh tế đó, bất kế đó là nền kinh tế thị trường của các nước phát triển
trên thế giới hay nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.Luật Pha sản là một trong những công cụ pháp ly quan trong nhăm thé chế hóachính sách phát triển nền kinh tế của Đảng và Nhà nước ta; tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã đang trong tình trạng sản xuất, kinh doanh
gặp khó khăn, thua lỗ có cơ hội để rút khỏi thị trường một cách có trật tự, góp
phan tái phân phối tài sản; thúc day sự lưu thông vốn trong nền kinh tế thị
trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và các chủ nợ.Đồng thời, Luật Phá sản cũng là cơ sở pháp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợicho Nhà nước giải quyết hậu quả pháp lý mà các doanh nghiệp, hợp tác xã
kinh doanh không đạt hiệu quả tạo ra.
Sự đào thải các doanh nghiệp kinh doanh không còn khả năng tồn tại trong
nên kinh tế được thé hiện thông qua nhiều hình thức, cơ chế khác nhau và thủ tục
pha sản là một trong những cơ chế phổ biến nhất Các doanh nghiệp trong nềnkinh tế ở nước ta ra đời, tồn tại và phát triển cũng không tránh khỏi trường hợpnhững doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính, khi
đó họ cần có một hành lang pháp lý đảm bảo sự chấm dứt tồn tại của các doanh
nghiệp đó một cách phù hợp nhất, có trật tự nhằm giải quyết được quyền lợi choban thân doanh nghiệp và các chủ thé có liên quan, qua đó góp phần ồn định va
tái cơ cau nền kinh tế
Pha sản là một hiện tượng kha mới mẻ ở nước ta, đồng thời nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần đang trong quá trình vận hành theo cơ chế thị trường
Trang 7hành Luật Phá sản còn nhiều bất cập Thực tiễn cho thấy, hiệu lực thi hành LuậtPhá sản năm 2004 đã có những chuyên biến song vẫn còn thấp và chưa đáp ứngđược yêu cầu thực tiễn đặt ra Một trong những hạn chế còn tổn tai của luật là
các quy định về thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vàotình trạng phá sản còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn khiến cho các
chủ thé có liên quan gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, trực tiếp ảnh hưởng
đến hiệu quả của thủ tục phá sản Đồng thời nhiều nội dung trong các quy định
về thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng
phá sản còn chưa thê hiện được tinh than hội nhập với nền kinh tế quốc tế Chính
vi vậy việc sửa đôi, bố sung và hoàn thiện các quy định trong Luật Phá sản về
thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá
sản là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của các chủ thé có liên quan, giúp cho vu phá sản được giải quyết nhanhchóng, thuận lợi, qua đó nâng cao hiệu lực của Luật Phá sản Điều này đòi hỏiphải có sự nghiên cứu một cách toàn diện về thủ tục này cả về lý luận cũng nhưthực tiễn hoạt động nhằm có sự đối chiếu, so sánh với pháp luật các nước, déthay rõ được những ưu điểm cũng như bất cập trong các quy định của pháp luật
và đưa ra những giải pháp cần thiết nhăm xây dựng những quy định hợp lý, đápứng yêu cầu thực thi Luật Phá sản ở nước ta Đây chính là lý do để người viết lựachọn dé tài “Thú tục thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào
tình trạng phá sản theo quy định của pháp luật Việt Nam”
2 Tình hình nghiên cứu dé tài
Ké từ khi ban hành Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 đến nay đã córất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về phá sản cũng như pháp luật về phá
Trang 8phân tích, đánh giá các quy định về điều kiện, phạm vi và trình tự, thủ tục giảiquyết vụ phá sản trong Luật Phá sản nói chung mà có rất ít những công trìnhnghiên cứu một cách day đủ, toàn diện và có hệ thống về thủ tục thanh lý tài sản,
các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản Vi vậy nam trong
yêu cầu sửa đổi bổ sung các quy định của Luật Phá san thì việc nghiên cứu đề tàinay là điều rất cần thiết và bổ ích Các công trình khoa học đã được công bố có
thé ké đến:
- Công trình nghiên cứu khoa hoc cấp bộ của TS.Nguyén Van Dũng về
“Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng các quy định của Luật Phá sản về
thủ tục phá sản” năm 2004;
- Công trình nghiên cứu “Pháp luật phá sản của Việt Nam” (2005) của
PGS.TS Dương Đăng Huệ, Nhà xuất bản tư pháp Đây là công trình chuyên khảo
nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện các vẫn đề liên quan đến phá sản như một
hạ tầng của kinh tế thị trường và pháp luật về phá sản với tư cách là một công cụpháp lý dé giải quyết hậu quả của doanh nghiệp bị toà án tuyên bố pha sản Công
trình này cũng đã đi sâu nghiên cứu các quy định mới của Luật Phá sản năm
2004 so với Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 Tuy nhiên, do tính bao quát
của nó nên công trình đã không đi sâu nghiên cứu một cách chi tiết các thủ tục
phá sản theo Luật Phá sản năm 2004.
- Luận án tiễn sĩ “Hoàn thiện các quy định liên quan đến quản lý và thanh
lý tài sản phá sản” của Nguyễn Thị Hồng Vân, được bảo vệ thành công tại khoaLuật, Đại học quốc gia Hà Nội năm 2008 Đây là một công trình nghiên cứuchuyên sâu về các hạn chế, yếu kém trong các quy định của pháp luật có liên
quan đến công tác quản lý, thanh lý tài sản phá sản và Tổ quản lý, thanh lý tài
sản;
Trang 9pháp bảo vệ năm 2009
Ngoài ra, còn có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu đăng trên các tạpchí, các báo cáo chuyên đề, hội thảo chuyên đề về phá sản và pháp luật về phá
sản như:
- “Phá sản doanh nghiệp - Một số van đề lý luận và thực tiễn” (2005) của
Nguyễn Tan Hon, Nhà xuất bản chính trị quốc gia;
- _ Đặc san chuyên dé về Luật Pha sản của Tạp chí Toà án nhân dân, tháng
8-2004;
- Báo cáo rà soát, đánh giá thực tiễn thi hành Luật Phá sản năm 2004, Bộ Tu
pháp, năm 2008.
3 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, bao gồm phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các
văn kiện của Đảng, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đốivới nền kinh tế nói chung và hoạt động của doanh nghiệp nói riêng
Các phương pháp cụ thé được vận dụng để giải quyết các van dé trong
luận văn là phương pháp phân tích tông hợp các quy định trong các văn bản pháp
luật của Việt Nam về thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệplâm vào tình trạng phá sản, phương pháp so sánh luật học, phương pháp đốichiếu, quy nạp, diễn giải Trên cơ sở đó, luận văn sẽ đưa ra những kiến nghị về
việc hoàn thiện các quy định về thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanh
nghiệp lâm vào tình trạng phá sản ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Trang 10về thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào tình trạngphá sản với tư cách là thủ tục tố tụng phá sản, thực trạng pháp luật về thủ tụcnày, chỉ ra những bat cập, hạn chế và đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm xâydựng và hoàn thiện các quy định về thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ của
doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, đảm bảo được quyên lợi của chủ nợ,con nợ và người lao động một cách toàn diện nhất
Với mục đích đó, nhiệm vụ đề ra của luận văn là:
- Lam sang tỏ một số van dé ly luận vé thu tuc thanh ly tai san, cac khoan
nợ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá san trong chỉnh thé các thủ tục củaquá trình giải quyết vụ phá sản, mối quan hệ giữa thủ tục này với các thủ tục còn
lại Luận văn đã tập trung nghiên cứu các mô hình về van đề này theo Luật Pha
sản của một số nước trên thế giới, chỉ rõ cơ sở của việc xây dựng mô hình đó vàđiều kiện áp dụng có chọn lọc ở Việt Nam
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng các quy định của Luật Pha sản hiện hành
và các văn bản hướng dẫn thi hành, chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc trongviệc triển khai các quy định về thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanhnghiệp lâm vào tình trạng phá sản trong thực tế và nguyên nhân của những khókhăn bat cập đó
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện các quy chếpháp lý về thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào tìnhtrạng phá sản, trong đó đề xuất các quy định liên quan đến thủ tục cũng như
những yêu câu đê đảm bảo hiệu quả của thủ tục này trên thực tiên.
Trang 11tục thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản,
phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về những vấn đề pháp lý có liên quan
đến thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng
phá sản.
6 Những dong góp mới của luận van
Hiện nay, mặc dù đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu Luật Phá
sản năm 2004 nhưng chủ yếu chỉ tập trung nghiên cứu một cách khái quát về
trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp Dé tài “Thi
tục thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
theo quy định của pháp luật Việt Nam” nghiên cứu một van đề mang tính cụ théhơn, và có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tụctuyên bố phá sản Trong khi pháp luật phá sản ở Việt Nam nói chung cũng nhưnhững quy định về thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm
vào tình trạng phá sản nói riêng hiện nay đã có hiệu lực nhưng thực tiễn đòi hỏinhững kiến giải nhằm hoàn thiện và phát huy hơn nữa hiệu lực của nó Với mong
muốn đóng góp những giải pháp của mình vào quá trình hoàn thiện hệ thốngpháp luật phá sản, luận văn đã đưa ra được những điểm mới:
- Luận văn đưa ra khái niệm về thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ của
doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản dựa trên cơ sở phân tích các dấu hiệu
pháp lý của thủ tục này, cũng như tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của các
quốc gia trên thế giới có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng với Việt Nam
- Luận văn phân tích những nội dung của pháp luật về thủ tục thanh lý tài
sản, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, đông thời chỉ ra
Trang 12- Luan văn đã có những đánh giá thực trang áp dụng các quy định về thủ tục
thanh lý tài sản, các khoản nợ, đồng thời đi sâu nghiên cứu những hạn chế,vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định về thủ tục này, trên cơ sở đó tìm
ra những nguyên nhân của thực trạng đó.
- Luận văn dé ra một số định hướng cơ bản nhằm hoàn thiện các quy địnhpháp luật về thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào tình
trạng phá sản Đồng thời đề xuất, kiến nghị một số giải pháp cụ thể góp phần
hoàn thiện các quy định của pháp luật về thủ tục này
7, Kết cau của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luậnvăn được kết câu gồm 3 chương:
Chương I : Cơ sở lý luận của thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về thanh lý tài sản,
các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện thủ tục thanh lý tài sản, các khoản
nợ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Trang 13NO CUA DOANH NGHIỆP LAM VÀO TINH TRẠNG PHA SAN
1.1 Khai niệm tai san và các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào tinh
trạng phá sản
1.1.1 Khái niệm tài san của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
Việc xác định phạm vi khối tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạngphá sản có ý nghĩa rất quan trọng, bởi điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyềnlợi của các chủ nợ mà còn là cơ sở để tòa án quyết định phương hướng giải quyếtphá san và có thể tiến hành xử lý nợ một cách triệt dé Việc xác định khối tài sản
của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản được quy định khác nhau ở những
quốc gia khác nhau dựa trên tiêu chí như thời điểm tiến hành các thủ tục giảiquyết phá sản, phạm vi không gian tài sản hiện hữu hay nguồn tài sản
Theo Luật Phá sản của Nhật Bản, phạm vi khối tài sản phá sản bao gồm tất
cả các tài sản còn lại của con nợ Khối tài sản này bao gồm tài sản của con nợ vàquyền phủ nhận về tài sản Luật Phá sản của Nhật Bản quy định “Bất kỳ tài sảnnao và tat cả những tài sản do bên bị phá sản giữ tại thời điểm tuyên bó phá sản”đều thuộc khối tài sản phá sản Tuy nhiên, Luật Phá sản của Nhật Bản lại có quyđịnh về một loại tài sản được miễn trừ khỏi khối tài sản phá sản đó là “tài sản tựdo”, tham khảo quy định tại Điều 34 Luật Phá sản Nhật Bản, Điều 131 và 132
Luật thực thi dân sự Nhật Bản, theo đó “tài sản tự do” được xác định là tài sản
mới thiết lập quyền sở hữu, tài sản không được phép cho vào danh sách tịch thu,
tiền dưới 100 yên Nhật, tai sản không phải là tài sản tự do nhưng được xếp làm
tài sản tự do và tài sản mà người làm thủ tục thanh lý xếp ở ngoài danh sách
thanh lý [17].
Trang 14nghiệp mà được xếp vào loại tài sản mở rộng với lý do là: nêu đưa vào loại tài
sản phát sinh này sẽ tạo ra sự phức tạp cũng như khó khăn trong tính toán và
đồng thời cũng tạo ra tính không công bằng trong việc xác định quyền và tráchnhiệm của các bên có liên quan đến khối tài sản đó Một điều đặc biệt được quy
định trong Luật Phá sản của Nhật Bản đó là: Những tài sản nào ở ngoài phạm vi
lãnh thổ Nhật Bản không được coi là một bộ phận cua khối tài sản phá sản Bởi
vì người Nhật cho răng khả năng giám sát, đánh giá và thu hồi khối tài sản này
rất khó khăn, thậm chí là không thé thu hồi được [6]
Ngoài ra, pháp luật phá sản của Nhật Bản lại có những quan niệm của
riêng mình khi cho rằng những tài sản con nợ có được trong giai đoạn giữa thời
điểm nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản đối với con nợ và ngày ban hành quyết
định giải quyết đơn thuộc về khối tài sản phá sản, còn tài sản con nợ có được sau
khi bắt đầu vụ kiện phải được miễn trừ khỏi khối tài sản phá sản với mong muốncủa các nhà làm luật là nhằm tạo cho con nợ một sự khởi đầu mới
Cũng trong pháp luật phá sản của Nhật Bản, khối tài sản phá sản bao gồmtài sản của con nợ tại thời điểm tuyên bố phá sản là đối tượng của thủ tục tưpháp Những tài sản mà người được ủy thác thu hồi được thông qua quyền phủnhận cũng thuộc về khối tài sản phá sản Quyền chủ sở hữu cũng là một loại tàisản thuộc khối tài sản phá sản Tài sản này không nhất thiết phải nhìn thấy được
và không nhất thiết phải được thê hiện trên số sách hoặc tài khoản của con nợ.Tài san cam có cũng là một tài sản trong khối tài sản phá sản [8]
Luật Phá sản của Hoa Kỳ tại Điều 401 lại ghi nhận “Tài sản phá sản là
khối sản nghiệp của doanh nghiệp”, theo đó, tài sản phá sản bao gồm:
1 Tất cả số tài sản của con nợ (bao gồm quyên và nghĩa vụ tai sản) ma
không được miễn trừ tại thời điểm bắt đầu vụ phá sản đó;
Trang 152 Tài sản phá sản còn bao gồm những tài sản mà con nợ có đượctrong vòng 180 ngày sau khi vụ án bắt đầu bằng việc thừa kế những lợi ích
từ chính sách bảo hiểm và bất kỳ một lợi ích nào đối với tài sản có được
sau khi vụ án bắt đầu;
3 Tài sản phá san cũng bao gồm những tai san do Tín thác viên thuhồi được theo thấm quyền do luật định trong các trường hợp sau:
+ Quy định xiết nợ (đại diện cho chủ nợ): Tín thác viên có quyền xiết nợ đốivới con nợ của doanh nghiệp mà không cần sự đồng ý của con nợ - Khoản 544a;
+ Các tài sản có được từ những giao dịch ưu tiên trả nợ bị vô hiệu: Tín thác
viên có quyền thu hồi bat kỳ một sự chuyển nhượng, thanh toán bằng bất kỳ taisản nào của con nợ trước ngày phá sản nhằm bảo toàn tài sản của doanh nghiệp
và bảo đảm sự phân chia công bằng khối tài sản này (trừ những giao dịch mà
pháp luật thừa nhận theo Điều 574);
+ Các tài sản có được do Tín thác viên đã thực hiện việc xiết nợ người khácđối với tài sản của doanh nghiệp mà người tín thác này đang quản lý [20]
+ Bên cạnh đó, pháp luật pha sản cua Hoa Ky còn quy định tai sản pha sản
bao gồm cả những tài sản có được trong vòng 180 ngày ké từ ngày có đơn khởikiện do thừa kế qua chúc thư, được chia, được thừa kế: là kết quả của một phánquyết về hôn nhân; giải quyết vụ việc đối với người hôi phối; hay theo một hợpđồng bảo hiểm hoặc những thỏa thuận tương tự [20]
Luật Phá sản doanh nghiệp của Nga lại xác định tài sản phá sản bao gồm:
- Tất cả tài sản của người mắc nợ thể hiện trong bảng cân đối kế toán hoặccác tài liệu kế toán thay thế là cơ sở để xác định tài sản phá sản;
- Trong tài sản phá sản còn bao gồm đối tượng thuộc lĩnh vực công cộngnăm trong bảng cân đối của người mắc nợ, trừ quỹ nhà ở, các trường mẫu giáo
và các công trình sản xuât hạ tâng quan trọng đôi với đời sông khu vực, cân được
Trang 16đưa vào bảng cân đối của các cơ quan tự quản địa phương hoặc cơ quan quyềnlực Nhà nước hữu quan, nếu pháp luật của Liên bang quy định khác
- Tài sản phá sản không bao gồm tài sản là vật bảo đảm Tài sản phá sảnkhông bao gồm tài sản không thuộc quyền sở hữu của người mắc nợ, trong đócó: tài sản do mắc nợ thuê; tài sản mà người mac nợ có trách nhiệm bao quản; tài
sản riêng của công nhân doanh nghiệp mắc nợ; trừ tài sản mà theo quy định của
pháp luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp có thé được thu hồi dé thực hiện các
nghĩa vụ của người mac nợ (theo quy định tại Điều 26, Luật Phá sản Nga) [3]
Trong hệ thống pháp luật về pha sản của Đức cũng có cách xác định tai
sản phá sản theo hướng toàn bộ tài sản mà con nợ có được vào thời điểm tòa án
ra quyết định thụ lý và những tài sản con nợ có thêm được từ thời điểm thụ lý
được gọi là khối tai san phá sản Nước này thừa nhận những tài sản cầm cố của
các chủ nợ có bảo đảm cũng thuộc khối tài sản phá sản Ngoài ra, pháp luật phásản của Đức cũng quy định những tài sản thuộc diện loại trừ ra khỏi khối tài sảnphá sản bao gồm:
- - Những tài sản không thuộc phạm vi tài sản bị cưỡng bức tịch thu (các
quyền liên quan đến cá nhân như sức lao động); các tài sản nhất định theo quyđịnh của Luật Tố tụng dân sự và Luật gia đình thì không thuộc khối tài sản phá
sản;
- Cac tài sản của con nợ nằm ở nước ngoài thuộc phạm vi khối tài sản phá
sản;
- “Tai sản loại trừ” là tai sản của chủ nợ đang cho con nợ sử dụng mà không
thuộc về khối tài sản phá sản và phải hoàn trả lại cho chủ nợ; “tài sản tách ra” là
các khoản nợ có đảm bảo.
Ngoài ra pháp luật phá san của Đức không có sự phân biệt các khái niệm
“tài sản của doanh nghiệp mắc nợ” và “tài sản còn lại của doanh nghiệp mặc
nợ ”† |.
Trang 17Pháp luật phá sản Việt Nam sử dụng phương pháp liệt kê loại hình tài sản
dé xác định khối tài sản phá sản
Theo Điều 49, Luật Phá sản năm 2004 quy định, tài sản của doanh nghiệp
lâm vào tình trạng phá sản bao gồm:
a) Tài sản và quyên về tài sản mà doanh nghiệp, hop tác xã có tại thời
điểm Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
b) Các khoản lợi nhuận, các tài sản và các quyên vé tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ có do việc thực hiện các giao dịch được xác lập trước khi
Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
c) Tai sản là vật bao đảm thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã Trường hợp thanh toán tài sản là vật bảo đảm được trả cho các chủ nợ có bảo
đảm, nếu giá trị của vật bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm phải thanh toánthi phần vượt quá đó là tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp, hợp tác xã được xác địnhtheo quy định của pháp luật về đất đai
Phương pháp liệt kê các loại tài sản như trên có ưu điểm là giúp cơ quan tôtụng cũng như các bên liên quan có thé đánh giá dé dàng và cụ thé hơn về tình
hình tài sản của doanh nghiệp Tuy nhiên, sự liệt kê đó chưa mang tính khái quát
cao vì ngoài tài sản được liệt kê tại Điều 49 Luật Phá sản năm 2004, thì tài sảncủa doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản còn có thể là tài sản được thu hồi từgiao dịch vô hiệu (Điều 43 Luật Phá sản năm 2004) Ngoài ra, những tài sảndoanh nghiệp có thể có được từ các giao dịch được thực hiện sau khi tòa án thụ
lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cũng chưa được nói tới trong các quy định của
Luật Phá sản năm 2004.
Bên cạnh đó, việc xác định tài sản của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp
danh lâm vào tình trạng phá sản cũng là một vấn đề hết sức quan trọng Điều 49,
Trang 18Khoản 2, Luật Phá sản năm 2004 đã xác định: tài sản của doanh nghiệp tư nhân,
công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản còn bao gồm cả những tài sản mà
chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh không trực tiếp dùng vào hoạt
động sản xuất kinh doanh Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viênhợp danh của công ty hợp danh có tài sản thuộc sở hữu chung thi phan tài sản
của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đó được chia theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Việc xác định rõ khối tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng trong pha
sản doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả thực thi đạo
luật phá sản trong đời sống đồng thời cho chủ nợ và ngay cả con nợ Cần phải
giải quyết một cách thỏa đáng khi phân chia tài sản riêng, tài sản chung của vợchồng khi áp dụng thủ tục phá sản khi mà vợ hoặc chồng là chủ doanh nghiệp tư
nhân hoặc thành viên hợp danh công ty hợp danh Theo quy định tại Điều 90
Luật Phá sản năm 2004 thì chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công
ty hợp danh sẽ không được miễn trừ nghĩa vụ tài sản với các chủ nợ chưa được
thanh toán, nghĩa là phải dùng những tài sản khác ngoài tài sản kinh doanh thanh
toán cho chủ nợ nhằm giải phóng nợ Quy định này sẽ dẫn tới hệ quả bắt lợi cho
bản thân con nợ không chỉ dưới góc độ kinh tế thuần túy mà còn ảnh hưởng tới
cả gia đình và xã hội Nhận thấy những quy định bất lợi như vậy, con nợ sẽ tìmmọi kẽ hở của pháp luật dé trốn tránh nghĩa vụ
1.1.2 Các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng pha sản
Căn cứ vào sự an toàn đối với các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào
tình trạng phá sản, có thê phân loại nợ thành nợ có bảo đảm, nợ có bảo đảm mộtphan và nợ không có bảo đảm
- — Nợ có bao dam
Trang 19Nợ có bảo đảm là các khoản nợ được đảm bảo bằng tài sản của doanh
nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba Căn cứ vào thời hạn thanh toán nợ
trước thời điểm tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có nợ đến hạn và
nợ chưa đến hạn Những tài sản này được đảm bảo dưới hình thức cầm có, thếchấp, bảo lãnh hoặc các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ khác theo quy
định của pháp luật Trong đó, những biện pháp được sử dụng rộng rãi và phổbiến nhất phải kế đến như biện pháp cầm có, thế chấp và bảo lãnh Những quyđịnh trong Luật Phá sản năm 2004 đã có những bước tiễn bộ hơn so với Luật Phá
sản doanh nghiệp năm 1993 khi xác định nghĩa vụ tài sản có đảm bảo không chỉ
là khoản nợ được đảm bảo bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ màcòn được bảo đảm bằng tài sản của người thứ ba Quy định này đã mở rộng quan
niệm đối với loại nợ này góp phần bảo vệ quyên và lợi ích chính đáng của các
chủ nợ, đặc biệt là các chủ nợ nhận bảo lãnh.
- — Nợ có bao dam một phần
Nợ có bảo đảm một phần là các khoản nợ được đảm bảo băng tài sản của
doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba mà giá trị tài sản bảo đảm ít hơn khoản nợ đó.
Việc xác định rõ chủ nợ có bảo đảm hay bảo đảm một phần đến nay còn
gặp rất nhiều khó khăn mà nguyên nhân chủ yếu là do sự biến động của giá trị tài
sản bảo đảm Thực tiễn giải quyết phá sản doanh nghiệp những năm qua chothấy tòa án thường lúng túng khi xác định nghĩa vụ tài sản có bảo đảm bởi giá trịtài sản thường xuyên biến động tăng lên hoặc hạ xuống Việc xác định chủ nợ cóbảo đảm hay có bảo đảm một phần phải căn cứ vào ý chí của hai bên tại thờiđiểm xác lập giao dịch bảo đảm, căn cứ vào giá trị tài sản bảo đảm từ thời điểmxác lập giao dịch bảo đảm và căn cứ vào giá trị tài sản bảo đảm từ thời điểm chủ
nợ yêu cầu doanh nghiệp thanh toán nợ Nếu tại thời điểm chủ nợ yêu cầu thanh
toán nợ mà giá tri tài sản bảo đảm không đủ dé thanh toán nợ thì khoản nợ đó
Trang 20được coi là nợ có bảo dam một phần, phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong
quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp.
- — Nợ không có bao dam
Nợ không có bảo đảm là các khoản nợ không được đảm bảo bằng tài sản
của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba Các khoản nợ không có bảo
đảm sẽ được thanh toán nợ theo trình tự và thủ tục được quy định trong Luật Phá sản.
Việc phân biệt như trên một mặt giúp tòa án sớm xác định được dấu hiệuphá sản của doanh nghiệp mắc nợ (khi doanh nghiệp có số nợ không có bảo đảm
lớn và không có khả năng thanh toán số nợ đến hạn), mặt khác tòa án sẽ sớm xácđịnh được quyền và nghĩa vụ của các chủ nợ, cũng như cách thức xử lý các
khoản nợ nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ và của doanh
nghiệp mắc nợ
Căn cứ vào thời điểm phát sinh nghĩa vụ thanh toán, có thể chia thành: Nợđến hạn thanh toán và nợ chưa đến hạn thanh toán
Nợ đến hạn thanh toán là khoản nợ theo đó doanh nghiệp mắc nợ phải có
nghĩa vụ thanh toán ngay cho chủ nợ khi họ có yêu cau
Nợ chưa đến hạn thanh toán là khoản nợ mà theo đó doanh nghiệp chưa
phát sinh nghĩa vụ thanh toán Khi giải quyết phá sản, tòa án không được coi các
khoản nợ chưa đến hạn thanh toán là căn cứ để xác định doanh nghiệp đã lâm
vào tình trạng phá sản.
Tuy nhiên, trong trường hợp thấm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý
đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thì các khoản nợ chưa đến hạn vào thời điểm
mở thủ tục thanh lý được xử ly như các khoản nợ đến hạn, nhưng không đượctính lãi đối với thời gian chưa đến hạn
Việc phân biệt nợ đến hạn thanh toán và nợ chưa đến hạn thanh toán giúp
tòa án có thé xác định chính xác doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng mat kha
Trang 21năng thanh toán nợ đến han hay chưa Doanh nghiệp, hop tác xã bị coi là lâmvào tình trạng phá sản khi mà doanh nghiệp có các khoản nợ đến hạn, các khoản
nợ này là các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đã được
các bên xác nhận, có đầy đủ chứng cứ chứng minh các khoản nợ này là có thật
và không có tranh chấp Đồng thời với đó là chủ nợ đã có yêu cầu thanh toánnhưng doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán Yêu cầu của chủ
nợ thanh toán các khoản nợ đến hạn phải có căn cứ chứng minh là chủ nợ đã cóyêu cầu nhưng không được doanh nghiệp thanh toán
1.2 Khái niệm thủ tục thanh lý tài sản và các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, phá sản là một sản phẩm hiệnhữu của quá trình cạnh tranh, chọn lọc và đào thải trong chính nền kinh tế đó
Bat kế doanh nghiệp, hợp tác xã nào cũng có thể đứng trên bờ vực phá sản nếu
như kinh doanh không hiệu quả Và điều tất yếu là quá trình chọn lọc và đào thải
đó sẽ diễn ra Các doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ phải thực hiện hoạt động thanh lý
tài sản, các khoản nợ của mình để rút lui có trật tự khỏi thương trường
Theo từ điển Tiếng Việt xuất ban năm 2003 của Viện Ngôn ngữ học có nêuthì “Thanh lý là ban hoặc hủy bỏ tài sản cô định không dùng nữa hoặc là hoàntắt việc thực hiện một hop dong giữa bộ phan liên quan”
Cho đến thời điểm hiện nay, trong hệ thống văn bản về pháp luật phá sảncũng như khoa học pháp lý Việt Nam chưa có khái niệm khoa học về thủ tụcthanh lý tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản Chúng ta có thécăn cứ vào những dấu hiệu pháp lý của thủ tục này cũng như tiếp thu thành tựu
khoa học và pháp luật của các nước trên thé giới dé rút ra được khái niệm về thủ
tục thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Trang 22Tại Nhật Bản, để giải quyết tình trạng một doanh nghiệp làm ăn thua lỗmuốn rút khỏi thương trường, pháp luật Nhật Bản quy định về thủ tục thanh lýtài sản cụ thé trong luật và ngay tại Điều 1 Luật Phá sản Nhật Bản có quy định
“Luật này quy định trình tự thanh lý tài sản của con nợ lâm vào tình trạng không
thé thanh toán hoặc số nợ quá lớn nhằm điều chỉnh quan hệ quyền lợi nghĩa vucủa con nợ với những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, giữa con nợ vớichủ nợ, thanh lý tài sản của con nợ một cách hợp lý và công bằng cũng như đảmbảo cho con nợ cơ hội bắt đầu cuộc sống kinh tế mới [8]
Pháp luật phá sản của Liên Bang Nga lai quy định trình tự giải quyết phá
sản bao gồm: (1) Thủ tục tổ chức lại; (2) Thủ tục thanh lý Trong đó, thủ tục
thanh lý tài sản là nhằm đáp ứng một phan yêu cầu của các chủ nợ và giải phóngcho người mắc nợ khỏi nghĩa vụ [3]
Trong thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào tình
trạng phá sản ở Việt Nam, một số dấu hiệu pháp lý của thủ tục này chúng ta có
thê kế đến như sau:
Thứ nhất, thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào tìnhtrạng pha sản là thủ tục được điều hành bởi tòa án có thâm quyền sau khi cóquyết định mở thủ tục phá sản Thủ tục này được tiễn hành khi hội nghị chủ nợ
lần thứ nhất không thành, hoặc không thông qua phương án phục hồi; doanhnghiệp không xây dựng được phương án phục hồi cũng như không thực hiện
đúng hoặc không thực hiện được phương án phục hồi
Thứ hai, đôi tượng áp dụng của việc thanh lý tài sản, các khoản nợ là cácdoanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn không còn khả năng phục hồi
Thư ba, quá trình áp dụng thủ tục thanh ly tài sản, các khoản nợ của doanh
nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có sự phân chia khối tài sản còn lại của doanhnghiệp cho các chủ thê có liên quan theo nguyên tắc do pháp luật quy định;
Trang 23Thứ tw, hệ quả của việc thực hiện thu tục thanh lý tài sản, các khoản nợ cua doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp thanh toán được một
phần hoặc toàn bộ các khoản nợ của mình với các chủ nợ dựa trên số tài sản còn
lại theo thứ tự phân chia mà pháp luật quy định.
Thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng
phá san cũng được nhìn nhận trong mỗi quan hệ so sánh với hoạt động thanh lý
tài sản thông thường của các doanh nghiệp hiện nay.
Sự khác biệt cơ bản của thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp
lâm vào tình trạng phá sản so với thanh lý tài sản cố định của các doanh nghiệp
đang hoạt động đó là: Việc bán hoặc hủy bỏ tài sản hay hợp đồng của các doanh
nghiệp đang hoạt động là biện pháp tổ chức sản xuất kinh doanh do chính doanhnghiệp chủ động thực hiện tùy theo tình hình thực tế và ý chí tự nguyện của họ
Còn thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản lại là thủ tục tư pháp do tòa án buộc doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào
tình trạng phá sản phải tiến hành, đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của tòa án cũngnhư tô quản lý, thanh lý tài sản
Hiện nay, pháp luật chưa đưa ra khái niệm về thủ tục thanh lý tài sản, các
khoản nợ của doanh nghiệp lâm vao tinh trạng phá sản Từ những dấu hiệu pháp
lý nêu trên, chúng ta có thé hiểu Tử fục thanh lý tài sản và các khoản nợ của
doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là thu tục thanh toán nợ cho các chu
nợ từ tài san con lại của doanh nghiệp, hop tác xã lâm vào tình trạng pha sản,
do tòa án có thẩm quyên áp dung sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản và
khi xảy ra mot trong các trưởng hop sau đáy:
- _ Thứ nhất, hội nghị chủ nợ không thành (Diéu 79 Luật Phá sản);
- Thứ hai, hội nghị chủ nợ lan thứ nhất không thông qua phương án phụchôi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng pha sản (khoản 2Diéu 80 Luật Phá sản);
Trang 24- Thứ ba, hội nghị chủ nợ lan thứ nhất dong ý với dự kiến các giải pháp tổchức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêucau doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản phải xây dựngphương án phục hôi hoạt động kinh doanh nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã đókhông xây dựng được phương án phục hôi hoạt động kinh doanh trong thời hạn
do Luật Phá sản quy định tại khoản I Diéu 68 (khoản I Điều 80 Luật Phá sản);
- Thi tư, doanh nghiệp, hop tác xã thực hiện không đúng hoặc không thực
hiện được phương án phục hôi hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp các bên
liên quan có thoả thuận khác;
- Thw năm, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bị thua lỗ đã được Nhà
nước áp dụng biện pháp đặc biệt để phục hôi hoạt động kinh doanh, nhưng vẫnkhông phục hôi được và không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ
no’ CÓ yeu cau.
1.3 Vai trò của thanh lý tài san, các khoản nợ của doanh nghiệp lam vào tình trạng phá sản
Việc thanh lý tài sản và các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng
phá sản có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp củacác chủ thể có liên quan đến việc phá sản Mỗi thủ tục ở mức độ nhất định lại có
những vai trò không hoàn toàn trùng khớp nhau và có những nội dung không
giống nhau
Vai trò của thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm
vào tình trạng phá sản thể hiện ở các khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ nợ
Các chủ nợ là những người có quyên lợi bị ảnh hưởng nhiều nhất trong bất
kì một vụ phá sản nào Chủ nợ là đôi tượng có nguy cơ bị mất một phần thậm chí
là toàn bộ tài sản đã đầu tư vào doanh nghiệp Điều này sẽ gây một tâm lý hoang
Trang 25mang, e ngại cho những người đã, đang và sẽ có ý định đầu tư vào doanh nghiệp.
Do đó, chủ nợ được pháp luật trao cho các quyền để họ có thê tham gia bảo vệ
lợi ích của mình, tránh tâm lý mạnh ai nấy lo nếu doanh nghiệp lâm vào tình
trạng phá sản Về phía doanh nghiệp, phần lớn các doanh nghiệp lâm vào tìnhtrạng phá sản đều không có đủ tài sản dé trả nợ, chính chủ doanh nghiệp cũng cónguy cơ mất toàn bộ tài sản đã đầu tư vào doanh nghiệp Chính vì thế mà họcũng có tâm lý chung là tìm cách tâu tán tài sản của doanh nghiệp Trong nhiềutrường hợp còn câu kết với một số chủ nợ hoặc người thứ ba nhằm trốn tránh các
khoản nợ Khi đó, các chủ nợ khác sẽ không được hưởng những quyên lợi mà
đáng ra họ được nhận [27].
Với vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tối đa quyên lợi cho các chủ nợ,
pháp luật phá sản nói chung và thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản nói riêng sẽ đưa các vụ phá sản đi theo một
trình tự nhất định, dẫn đến sự phân chia tài sản phá sản trong thủ tục thanh lý
theo một lộ trình cũng như tỷ lệ phân chia đảm bảo công bang và có lợi nhất cho
các chu nợ Với vai trò bảo vệ lợi ích cho các chủ nợ của minh, thu tục thanh lý
tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản sẽ tạo tâm lý
tốt cho các chủ nợ đầu tư vào doanh nghiệp Bởi lẽ các nhà đầu tư tin tưởng răngpháp luật sẽ bảo vệ quyền lợi cho họ, du doanh nghiệp có lâm vao tình trạng
khánh kiệt về tài sản thì các chủ nợ vẫn sẽ được thanh toán nợ theo tỷ lệ và thứ
tự mà pháp luật đã quy định Trong một vài trường hợp họ còn có thể tính toán
được mức độ rủi ro có thể xảy ra cũng như khoản vốn mà họ có thê thu về sauthủ tục thanh lý tài sản nếu doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả
Các quy định trong thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanh
nghiệp lâm vào tình trạng phá sản cho phép chủ nợ có quyền yêu cầu tòa án racác quyết định cần thiết nhăm bảo toan tai sản của doanh nghiệp lâm vào tình
trạng phá sản Quy định này được xem là hợp lý khi mà chủ nợ là những người
Trang 26có lợi ich trực tiếp phat sinh từ tai sản của doanh nghiệp lâm vào tình trang phásản Chính vì lẽ đó mà họ có quyền và có cả khả năng giám sát đối với tài sảncủa doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản dé bảo vệ quyền lợi chính đáng củamình Ngoài ra, chủ nợ không có bảo đảm còn có quyền yêu cầu tòa án tuyên bốcác giao dịch của doanh nghiệp là vô hiệu (Điều 44); các chủ nợ có quyền yêucầu tòa án ra quyết định đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực của doanh
nghiệp lâm vào tình trạng phá sản (Điều 45) Bên cạnh đó, Luật Phá sản năm
2004 cũng có những quy định về các trường hợp giao dịch vô hiệu, các biện
pháp bảo toàn tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm chính là dé bảo toàn tài sản
của doanh nghiệp, tránh việc thất thoát, tau tán tài sản của doanh nghiệp lâm vào
tình trạng phá sản hay làm hao hụt khối tài sản phá sản của doanh nghiệp
Thứ hai, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp mac nợ,tạo cơ hội cho doanh nghiệp mac nợ rút khỏi thương trường một cách có trật tự
Bên cạnh việc bảo vệ lợi ích cho các chủ nợ, pháp luật phá sản đã có nhiềutiễn bộ khi ghi nhận những quy định hợp lý nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp chodoanh nghiệp mắc nợ Có thê thấy các doanh nghiệp có đủ điều kiện được tự do
thực hiện hoạt động kinh doanh của mình trong khuôn khổ quy định của pháp
luật, và pháp luật được xây dựng cũng nhằm đảm bảo quyền tự do đó Và thủ tục
thanh lý tài sản và các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
cũng góp phần đảm bảo quyền tự do kinh doanh đó, bởi lẽ, doanh nghiệp có thé
tự do tham gia vào thương trường thì cũng có thê tự do rút lui có trật tự khỏi
thương trường khi không còn khả năng kinh doanh nữa Thủ tục thanh lý tài sản VỚI vai tro quan trọng cua mình sẽ giúp các doanh nghiệp giải phóng được các
khoản nợ của mình để có một sự khởi đầu mới trong tương lai
Thứ ba, bảo vệ quyền lợi của người lao động
Phá sản một doanh nghiệp không chỉ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đên các chủ nợ, con nợ mà còn cho cả người lao động Doanh nghiệp khi lâm
Trang 27vào tình trạng phá sản có nghĩa là quan hệ lao động giữa người lao động với chủ
doanh nghiệp đó sẽ không thể tiếp tục duy trì Chính vì lẽ đó, pháp luật phá sản
nói chung và thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào
tình trạng phá sản nói riêng đều có những quy định nhăm bảo vệ tối đa quyền lợicủa những người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp Nhằm bảo vệ lợi
ích tối đa cho người lao động khi doanh nghiệp lâm vảo tình trạng phá sản, Luật
Phá san đã đưa ra những nguyên tắc nhất định dé phân chia khối tài sản phá sảnnhư quyền được ưu tiên thanh toán nợ lương và các khoản tiền hợp pháp khác
mà họ được hưởng trước các khoản nợ thông thường của doanh nghiệp
Thứ tư, góp phần cơ cấu lại nền kinh tế, ôn định xã hội, lành mạnh hóa
môi trường đầu tư, kinh doanh
Thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào tình
trạng phá sản là cơ sở pháp lý vững chắc để xóa bỏ các doanh nghiệp kinh doanh
kém hiệu quả, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các nhà đầu tư Thông
qua thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng
phá sản, những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nợ nần chồng chất đều được xử lý
và rút lui có trật tự khỏi thương trường Khi đó, quy mô những ngành nghé, lĩnhvực kinh doanh sẽ giảm di, góp phan tái cơ cau nền kinh tế, các nguồn vốn đầu
tư được phân bồ hợp lý và sử dụng có hiệu quả hơn Như vậy, thủ tục thanh lý tàisản, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản đã góp phần tạo
ra một môi trường pháp lý an toàn — lành mạnh, điều này sẽ thúc day các nhà đầu
tư mạnh đạn tham gia vào nền kinh tế vì họ cảm thấy an toàn khi được pháp luật
bảo vệ [26].
Trang 28Tiểu kết chương 1
Thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào tình
trạng phá sản là một khái niệm pháp lý chưa từng xuất hiện trong các văn bảnquy phạm pháp luật về phá sản ở Việt Nam Mặc dù nội hàm của nó đã được ghi
nhận trong các quy định khác nhau của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành,
nhưng chưa có một định nghĩa cụ thể về thủ tục này Do đó, việc xác định vị trí
của thủ tục này trong quá trình thực hiện phá sản doanh nghiệp cũng như điềukiện để áp dụng thủ tục này là có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thực hiện
mục tiêu của luật phá sản Chính vì vậy, chương | của luận văn đã tập trung phân
tích những van dé quan trọng sau:
1 Trên cơ sở phân tích va so sánh với khái niệm tài sản của doanh nghiệp
lâm vào tình trạng phá sản, luận văn đưa ra khái niệm và phạm vi khối tài sản
phá sản theo pháp luật Việt Nam để làm căn cứ cho việc nghiên cứu những quy
định của pháp luật về thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp
lâm vào tinh trạng pha san.
2 Từ định nghĩa vẻ tài sản phá sản đó cùng với những phân tích, so sánh,đánh giá và tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm về thủ tục thanh lý tài sảncủa các quốc gia trên thế giới, chương 1 của luận văn đã xây dựng được một kháiniệm tương đối đây đủ và toàn diện về thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ của
doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Trang 29CHƯƠNG 2
THỰC TRANG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VE THANH
LÝ TÀI SAN, CÁC KHOẢN NO CUA DOANH NGHIỆP LAM VÀO TÌNH
TRANG PHA SAN
2.1 Thực trạng pháp luật về thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanh
nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
2.1.1 Chủ thể tham gia thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm
vào tinh trạng pha san
- Toa an
Hau hết pháp luật của các quốc gia trên thé giới đều trao thâm quyền giảiquyết phá sản cho tòa án Tòa án có một vị tri, vai trò tương đôi khác nhau trong
thủ tục phá sản nói chung và thủ tục thanh lý tài sản nói riêng của các nước trên
thế giới Ở nước ta hiện nay, do ý thức tự nhận thức của người dân về pháp luậtchưa cao nên việc trao thâm quyền cho tòa án giải quyết vụ phá sản là hoàn toàn
hợp lý.
Cơ quan có thấm quyền giải quyết vu phá sản là tòa án, song việc thựchiện các hành vi tố tụng đều do thâm phan phụ trách tiễn hành Bởi vậy, xem xétđến vai trò, vị trí của tòa án chính là xem xét vai trò, vị trí của thâm phán giảiquyết vụ phá sản ở các tòa án đó
Trong thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào
tình trạng phá san thì vi trí, vai trò của thấm phán được thể hiện ở những nhiệm
vụ, quyền hạn cụ thể sau:
+ Quyết định thành lập t6 quan lý, thanh ly tài sản khi mở thủ tục phá sản
(Điều 9 Luật Phá sản năm 2004) hoặc khi phục hồi hoạt động kinh doanh khôngthành, phải mở thủ tục thanh lý tài sản thì thâm phán ra quyết định thành lập lại
Trang 30tổ quản lý, thanh lý tài sản (Điều 19, Nghị định số 67/2006/NĐ-CP Hướng dẫnviệc áp dụng Luật Phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và tô chức, hoạt độngcủa Tổ quản lý, thanh lý tai sản);
+ Quyết định việc áp dụng thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ của
doanh nghiệp trong các trường hợp quy định tại Điều 78, Điều 79, Điều 80 của
+ Quyết định áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm bảo toàn tài sản của
doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản (Điều 43.44.45,55 Luật Pha
+ Giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản
(Điều 84 Luật Phá sản năm 2004);
+ Các quyền và nhiệm vụ khác
Như vậy, có thé thay Luật Phá sản đã trao cho thẩm phán rất nhiều quyền
hạn, nhiệm vụ trong thủ tục thanh ly tài sản Những nhiệm vu, quyên hạn này đã
tạo cho tòa án một vị trí chủ đạo trong giải quyết vụ phá sản nói chung và trong
Trang 31thủ tục thanh lý tài sản nói riêng, đồng thời cũng đặt ra trách nhiệm nặng nề cho
cơ quan này trong hoạt động giải quyết phá sản
- T6 quản lý, thanh lý tài sản
Nhằm đảm bảo tính minh bạch và bảo vệ lợi ích tối đa cho chủ nợ và con
nợ trong vụ phá sản, pháp luật phá sản đã có quy định thành lập tổ quản lý, thanh
lý tài sản Chủ thể này được pháp luật trao cho thâm quyền khá rộng trong quá
trình giải quyết phá sản, không chỉ có quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của
con nợ sau khi mở thủ tục phá sản mà còn có các quyền khác như triệu tập và
chủ trì hội nghị chủ nợ, có quyền quyết định hủy bỏ hay công nhận các giao dịch
pháp lý mà con nợ đã thực hiện Tổ quản lý, thanh lý tài sản có quyền hạn rất lớn
trong việc quản lý và định đoạt tài sản phá sản dưới sự giám sát của chủ nợ, thậm chí còn là người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp với mục đích chung là
bảo toàn tài sản cho doanh nghiệp, hạn chế những rủi ro có thé xảy ra [27, tr.21]
Tổ quản lý, thanh lý tài sản có vai trò thực sự quan trọng trong quá trình
quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản Theo quy
định tại Điều 10 Luật Phá sản năm 2004 và Nghị định số 67/2006/NĐ-CP ngày11/7/2006 của Chính phủ hướng dẫn áp dụng Luật Phá san thì tổ quản lý, thanh
lý tài sản có các quyền hạn và nghĩa vụ sau:
+ Lập bảng kê toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp;
+ Giám sát, kiểm tra việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp;
+ Đề nghị thâm phán quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời
để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp trong trường hợp cần thiết;
+ Lập danh sách chủ nợ, và SỐ nỢ phải trả cho từng chủ nợ, danh sáchngười mắc nợ và số nợ phải đòi của doanh nghiệp;
+Thực hiện việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp.
Trang 32- Chu nợ
Có thê thay trong một vu pha san, chu nợ là déi tượng được pháp luật đặcbiệt quan tâm và hướng tới bảo vệ Bởi lẽ họ chính là các nhà đầu tư, quyền vàlợi ích hợp pháp của họ bị ảnh hưởng nhiều nhất khi mà con nợ bị phá sản
Chính vì lẽ đó mà chủ nợ cần phải được tham gia vào quá trình giải quyết vụ phá
sản, đặc biệt là tham gia trong thủ tục thanh lý tài sản bởi quyền được thanh toán
là quyền cơ bản và quan trọng của các chủ nợ
Luật Phá sản năm 2004 đã phân chia các chủ nợ thành các nhóm cơ bản
sau:
+ Chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần: với nhóm chủ nợ
này, khi doanh nghiệp bị phá sản, quyền lợi của họ bị ảnh hưởng lớn, trong một
sé truong hop ho doi lai duoc khoan đầu tư minh bỏ ra cho doanh nghiệp, hoặcchỉ đòi lại được một phần, thậm chí có chủ nợ mat trắng Đó chính là lý do mà
pháp luật trao cho họ một phần quyên tương đối lớn, và có quyền quyết định
những vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến lợi ích của chính bản thân những chủ
nợ này.
+ Chủ nợ có bảo đảm: với nhóm chủ nợ này, tài sản bảo đảm sẽ được đem
ra dé thanh toán cho chủ nợ khi doanh nghiệp bị phá sản, như vậy có thé thay
rang lợi ích của nhóm chủ nợ này sẽ ít bị ảnh hưởng hơn Chính vi thé mà pháp
luật trao cho nhóm chủ nợ này thâm quyền hạn chế hơn so với nhóm chủ nợkhông có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần trong quá trình giải quyết phá sản
nói chung và thủ tục thanh lý tài sản nói riêng.
Theo quy định của Luật Phá sản năm 2004 thì chủ nợ có các quyên sau:+ Quyền yêu cầu tòa án ra các quyết định cần thiết nhằm bảo đảm tài sảncủa doanh nghiệp lâm vào tinh trang phá sản (Điều 44,45);
+ Quyền tham gia hội nghị chủ nợ và biểu quyết những vấn đề thuộc thâm
quyền của hội nghị chủ nợ (Điều 64);
Trang 33+ Quyền được thanh toán các khoản nợ từ tài sản của doanh nghiệp (Điều
37);
+ Quyền khiếu nại đối với quyết định của tòa án; Tổ quản lý, thanh lý tàisản về danh sách chủ nợ (Điều 52); Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản (Điều83); Quyết định tuyên bé phá sản (Điều 93)
Và quan trọng hơn cả là các chủ nợ có quyền được thanh toán nợ từ tài sảncủa doanh nghiệp mac nợ Việc thanh toán được thực hiện theo tính chất nợ củacác khoản nợ và thứ tự ưu tiên do luật quy định (Điều 34,35,37 Luật Phá sản
năm 2004).
- Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
Do việc phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản của mình với các chủ nợ, doanhnghiệp lâm vào tình trạng phá sản trở thành đối tượng có vai trò trung tâm trong
thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá
sản Nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp mắc nợ có thé thực hiện nghĩa vụ về
tài sản của mình với các chủ nợ một cách có hiệu quả nhất, pháp luật đã tạo điềukiện cho các doanh nghiệp mac nợ sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, vẫnđược tiễn hành các hoạt động kinh doanh bình thường nhưng có một số hạn chếnhằm đảm bảo doanh nghiệp phá sản không có hành vi làm thất thoát tài sản củadoanh nghiệp Hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp lúc này chịu sự giám sát,kiêm tra của thâm phán và tô quản lý, thanh lý tài sản (Điều 30 Luật Phá sản năm
2004).
Với vai tro quan trong của minh trong thủ tục thanh lý tài sản, các khoản
nợ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, pháp luật đã quy định cho chủ
thé này có những quyên và nghĩa vụ nhất định Cu thé là:
+ Doanh nghiệp mắc nợ có quyền cử đại diện tham gia vào tổ quản lý,thanh lý tài sản ( Khoản 2 Điều 10 Luật Phá sản năm 2004);
Trang 34+ Trach nhiém tién hanh kiém ké tai san (Diéu 50 Luat Pha san nam
2004);
+ Bi hạn chế hoặc bị cắm đối với một số hành vi làm thất thoát tài sản của
doanh nghiệp (Điều 31 Luật Phá sản năm 2004);
+ Được tiễn hành một số hoạt động cần thiết cho việc thanh lý tài sản hoặclàm tăng thêm khối tài sản của doanh nghiệp (Điều 82 Luật Phá sản năm 2004);
+ Nghĩa vụ thanh toán nợ cho các chủ nợ;
+Quyén khiếu nại các quyết định của tòa án về: Danh sách chủ nợ (Điều
52); Danh sách người mắc nợ (Điều 53); Quyết định áp dụng các biện pháp khẩn
cấp tạm thời để bảo toàn tài sản (Điều 56); Quyết định mở thủ tục thanh lý tài
sản (Điều 83);
+ Được hưởng phan tài sản còn lại sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ
theo đúng thứ tự phân chia tài sản (Điều 37)
2.1.2 Các biện pháp bảo toàn tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
Đề tránh việc tâu tán tài sản nhằm giảm bot trách nhiệm trả nợ của doanh
nghiệp, pháp luật phá sản thường đặt ra các quy định về vẫn đề bảo toàn tài sản,
không thừa nhận hoặc cam doanh nghiệp mac nợ trước và sau khi tòa án thụ lý
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thực hiện một số hành vi nhất định có thê dẫnđến làm giảm khối lượng tài sản có thể dùng đề thanh toán nợ
- Các biện pháp ngăn chặn doanh nghiệp mắc nợ làm thất thoát tài sảnsau khi có quyết định mở thủ tục phá sản
Do thủ tục tố tụng kinh té qua dai nên đã tạo cơ hội cho con nợ tau tán tài
sản băng nhiều con đường hợp pháp thông qua các giao dịch dân sự Chính vì
vậy, để bảo vệ tôi đa quyền lợi của các chủ nợ, pháp luật phá sản đã có nhữngquy định nhằm bảo toàn khối tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá
Trang 35sản không bị thất thoát Kế thừa quy định tại Điều 1§ Luật Phá sản doanh nghiệpnăm 1993, Điều 31 Luật Phá sản năm 2004 đã đưa ra quy định nghiêm cắm
doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản được thực hiện các hoạt
động sau:
+ Cat giấu, tau tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
+ Thanh toán bat kỳ khoản nợ không có bảo đảm nao cho bat kì chủ nợ
nào;
+ Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ của mình;
+ Chuyên các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm bang tài
sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Ké từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, bên cạnh những
hoạt động bị cắm ở trên, doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
cũng được phép thực hiện một số hoạt động sau nhưng phải được sự đồng ý bằngvăn bản của thâm phán: Cầm có, thế chấp, chuyên nhượng, bán, tặng cho, chothuê tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; Nhận tài sản từ một hợp đồng chuyênnhượng; Cham dứt thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực; Vay tiền; Bán, chuyênđổi cô phần hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
Thanh toán các khoản nợ mới phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hop tác xã va trả lương cho người lao động Trong trường hợp có vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm mà doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ bi xử phạt
hành chính, bồi thường thiệt hại hoặc bị truy tố trách nhiệm hình sự theo quy
định tại Điều 93 Luật Phá sản năm 2004 Cùng với đó là giao cho tòa án quyền
tuyên bố những giao dich do doanh nghiệp, hợp tác xã cô tình thực hiện là vôhiệu và tài sản của doanh nghiệp chuyên giao trong các giao dịch vi phạm này sẽ
bị thu hồi
Trang 36- Tuyên bố vô hiệu đối với một số giao dich của doanh nghiệp
Vấn đề mà các chủ nợ cũng như con nợ quan tâm nhất khi doanh nghiệp
lâm vào tình trạng phá sản là khối tài sản phá sản của doanh nghiệp còn đến đâu,
các chủ nợ có lấy lại được toàn bộ tài sản mình đã đầu tư vào doanh nghiệp hay
không, tài sản của mình còn có đảm bảo được cho việc trả nợ hay không Đó
chính là lý do mà Nhà nước cần phải bảo vệ tối đa khối tài sản phá sản của doanhnghiệp, nếu tài sản đó bị hao hụt hoặc bị mất mát, quyền lợi của các chủ nợ sẽ bịảnh hưởng Trên thực tế, thường khi tòa án đưa doanh nghiệp vào thủ tục phá sản
thì doanh nghiệp, hợp tác xã đã lâm vào một sự khủng hoảng dài trước khi có
quyết định của tòa án Trong thời gian đó, tâm lý chung của con nợ là thực hiện
những hành vi tau tán, cất giấu tài sản hoặc thực hiện ưu tiên thanh toán chonhững chủ nợ nhất định, nhưng những hành vi đó lại gây thiệt hại đến quyền lợi
chính đáng của các chủ nợ khác Vì vậy, dé đảm bảo sự công bằng giữa các chủ
nợ, bảo đảm lợi ích chính đáng của các bên có liên quan, Luật Phá sản của các
nước đều đưa ra nhiều cơ chế nhằm hạn chế tình trạng này, trong đó có cơ chếhữu hiệu cho phép tòa án xem xét và tuyên bố vô hiệu một số giao dịch, đồngthời cho phép cơ quan có thấm quyền thu hồi các tài sản bị chuyển giao một cáchbất hợp pháp đó
Cu thé về các giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tinh trạng
phá sản bị coi là vô hiệu trong khoảng thời gian (03) ba tháng trước ngày tòa án
thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được quy định tại Điều 43 của Luật Phá
sản năm 2004 Nghĩa là, hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ không có giá
trị thi hành không chỉ khi có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà còn cả nhữnghoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã đã tiến hành (03) ba tháng trước ngàytòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Những giao dịch sẽ bị coi là vô
hiệu nếu thực hiện trong khoảng thời gian này là: Tặng cho động sản, bất động
sản, thanh toán hợp đồng song vụ mà nghĩa vụ lớn hơn phần của bên kia; thanh
Trang 37toán các khoản nợ chưa đến hạn; thực hiện thanh toán, thế chấp, cầm cô cho cáckhoản phát sinh trước đó và bất kỳ giao dịch nào có mục đích tâu tán tài sản của
đồng đang được thực hiện hoặc chưa được thực hiện sẽ có lợi hơn cho doanh
nghiệp, có nghĩa là việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không những không làmtăng, mà có khả năng sẽ làm giảm khối tài sản phá sản thì chủ nợ, doanh nghiệp,
hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản hoặc t6 quan lý, thanh lý tai sản có quyềnyêu cầu tòa án đình chỉ thực hiện hợp đồng Tuy nhiên, nếu trong trường hợpngược lại, nghĩa là nếu việc thực hiện hợp đồng sẽ giúp cải thiện tình hình tàichính của doanh nghiệp thì việc thực hiện hợp đồng vẫn sẽ được tiếp tục và tùytừng trường hợp mà có cách xử lý sao cho phù hợp: Cho tiếp tục được thực hiệnbình thường, cho tiếp tục được thực hiện nhưng dưới sự giám sát của thẳm phánphụ trách giải quyết yêu cầu tuyên bé phá sản; hoặc cho tiếp tục thực hiện nhưngphải thay người điều hành quản lý doanh nghiệp Quy định này được xem là hợp
lý trong điều kiện mà doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản đang gặp khókhăn rất lớn về tài chính, tài sản được tích góp về với doanh nghiệp lúc này dùmột đồng cũng đáng quý
- Bù trừ nghĩa vụ giữa các chủ nợ với doanh nghiệp lâm vào tình trạng pha sản
Luật Phá sản năm 2004 đã có quy định mới về việc bù trừ nghĩa vụ giữa
các chủ nợ với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản đối với những giao dich
Trang 38được xác lập trước khi có quyết định mở thủ tục phá sản Theo đó tại Điều 48Luật này quy định trường hợp hai bên có nghĩa vụ với nhau về tài sản cùng loại
thì đến hạn không phải thực hiện nghĩa vụ với nhau và nghĩa vụ được xem là
cham dứt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; Trong trường hợp giá trị
tài sản hoặc công việc không tương đương với nhau thì các bên thanh toán cho
nhau phan giá trị chênh lệch; Những vật được định giá thành tiền được bù trừ
nghĩa vụ trả tiền Trong trường hợp này, nếu phần chênh lệch được thanh toán
thuộc phía chủ nợ thì chủ nợ được đăng ký vào danh sách với tư cách chủ nợ
không có bảo đảm, nếu ngược lại thì số chênh lệch sẽ được ghi vào danh sáchkhoản nợ phải thu và được giải quyết theo thủ tục chung
Tuy nhiên, cũng cần xem xét đến tính hợp pháp của những giao dịch này,
bởi lẽ chỉ có những giao dịch không bị tuyên bố vô hiệu và không bị đình chỉ
thực hiện mới được xem xét khả năng thực hiện việc bù trừ nghĩa vụ này.
- Lập danh sách chủ nợ, tổng số nợ phải trả
Quy định tại Điều 52 Luật Phá sản đã nêu trách nhiệm lập danh sách chủ
nợ và tông số nợ phải trả thuộc về tô quản lý, thanh lý tài sản Danh sách này
phải ghi rõ số nợ của mỗi chủ thé mắc nợ, trong đó có phân biệt rõ đâu là nợ có
bảo đảm, đâu là nợ không có bảo đảm, khoản nào là nợ đến hạn, khoản nào là nợchưa đến hạn Danh sách chủ nợ được lập và niêm yết công khai tại trụ sở tòa ánnơi tiễn hành thủ tục phá sản và trụ sở chính của doanh nghiệp trong thời hạn 10
ngày Trong thời hạn này, pháp luật cho phép các chủ nợ, doanh nghiệp lâm vào
tình trạng phá sản có quyền khiếu nại với tòa án về danh sách trên
- Lập danh sách mắc nợ, tổng số nợ phải đòi
Quy định này được xem là khá quan trọng trong việc xác định các khoản
nợ mà doanh nghiệp sẽ được thu hồi để nhập vào khối tài sản phá sản, nhằm bảo
vệ tôi đa lợi ích cho các chủ nợ Danh sách người mac nợ được lập và niêm yết
công khai tại trụ sở tòa án nơi tiên hành thủ tục phá sản và trụ sở chính của