Luận văn thạc sĩ luật học: Phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo quy định của pháp luật phá sản Việt Nam

87 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Luận văn thạc sĩ luật học: Phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo quy định của pháp luật phá sản Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRAN THỊ NGỌC

PHỤC HOI HOAT ĐỘNG KINH DOANH CUA DOANH NGHIEP LAM VAO TINH TRANG PHA SAN THEO QUY ĐỊNH CUA PHAP LUAT PHA SAN VIET NAM

Chuyén nganh : Pháp luật kinh tế Mã số chuyên ngành : 60380107

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Nguyễn Đức Minh

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trong luận văn được trích dẫn theo nguồn đã công bố Những nội dung nghiên cứu và kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bat kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Trần Thị Ngọc

Trang 3

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, và gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Đức Minh; các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè đã động

viên, tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2014

Tác giả luận văn

Trần Thị Ngọc

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Chương 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE PHUC HOI HOẠT

DONG KINH DOANH CUA DOANH NGHIEP LAM VAO TINH

TRANG PHA SAN

Khái niệm phục hồi doanh nghiệp

Khái niệm phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

Đặc điểm pháp lý của thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình

trạng phá sản

Phân biệt phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản với tái cấu trúc doanh nghiệp và tổ chức lại doanh nghiệp

Phân biệt phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản với tái cau trúc doanh nghiệp

Phân biệt phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản với tô chức lại doanh nghiệp

Thủ tục phục hồi đối với một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

công và doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực đặc thù

Lý do, mục đích của phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

Tiểu kết chương 1

Chương 2: THUC TRẠNG PHÁP LUẬT VE PHUC HOI HOẠT

ĐỘNG KINH DOANH CUA DOANH NGHIỆP LAM VÀO TiNH

Trang 5

Giai đoạn nộp don và ra quyết định mở thủ tục phục hồi doanh

nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

Chủ thé có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phục hồi

doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

Thâm quyền ra quyết định áp dung thủ tục phục hồi

Giai đoạn giải quyết yêu cầu mở thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm

vào tình trạng phá sản

Chủ thé xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Nội dung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh Thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh

Giai đoạn thực hiện phương án phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình

trạng phá sản

Thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh Sửa đôi, b6 sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh Giám sát thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh Đình chỉ thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản Các trường hợp đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh

doanh nghiệp lâm vào tinh trạng phá sản

Hệ quả pháp lý của việc đình chỉ thủ tục phục hồi

Trang 6

3.1 _ Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về thủ tục phục hồi doanh

nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

3.2 Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm

vào tình trạng phá sản

3.3 Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu

quả thực hiện pháp luật

Trang 7

Phá sản là một hiện tượng thường gặp trong nên kinh tế thị trường Trong kinh doanh, không thể nào tránh khỏi việc có doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, kém hiệu qua và bị đào thải khỏi thương trường bằng con đường phá sản Để cứu van các doanh nghiệp trong trường hop này, phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán hiện nay là một xu thế trong mục tiêu lập pháp của luật

phá sản hiện đại Luật Pha sản Việt Nam ban hành ngày 15 tháng 6 nam 2004, có

hiệu lực từ 15 tháng 10 năm 2004 có nhiều nội dung tiễn bộ so với Luật Phá sản doanh nghiệp 1993, trong đó đã đưa ra các quy định về việc áp dụng thủ tục phục hồi, một biện pháp nhằm phòng ngừa phá sản, cứu van doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng khó khăn về tài chính, điều hòa các quan hệ lợi ích giữa chủ nợ, con nợ và góp phần ôn định xã hội Tuy vậy, sau gần 10 năm thực hiện các quy định tiến bộ này của Luật Phá sản 2004 hầu như không được áp dụng [24] Có thê thấy, thủ tục phục hồi không được áp dụng trong thực tiễn là một điều rất đáng tiếc, các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản mất đi cơ hội cứu lay minh, xã hội tránh di những ton thất, nhà nước bớt đi gánh nặng về quản lý do hiện tượng phá sản, vỡ nợ, tự rút lui

khỏi thị trường gây ra.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu những quy định về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh trong Luật Pha sản năm 2004 nhằm hoàn thiện hơn nữa thủ tục này, tạo điều kiện cho thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có tính khả thi khi áp dụng là điều rất quan trọng và cần thiết Đây chính là lý do người viết quyết định chọn đề tài : “ Phuc hồi hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo quy định của pháp luật phá

sản Việt Nam”.

Trang 8

pháp luật phá sản nói chung và pháp luật về phục hồi doanh nghiệp nói riêng Trong đó nghiên cứu về thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng pha sản có thé kế đến một số công trình sau:

-Luận văn thạc sỹ luật học của Trần Minh Tiến năm 2003 với đề tài “Thủ tục phục hồi doanh nghiệp mắc nợ trong Luật Phá sản doanh nghiệp Việt Nam- những van đề lý luận và thực tiễn”, luận văn này đã nghiên cứu và trình bày được các quy định pháp luật về phục hồi doanh nghiệp mắc nợ của một số nước trên thế giới từ đó đưa ra các quan điểm, kiến nghị hoàn thiện thủ tục này trong pháp luật phá sản Việt Nam Tuy nhiên, do luận văn này được viết trước khi Luật Phá sản năm 2004 có hiệu lực thi hành nên các số liệu về thực tiễn thi hành pháp luật cùng các kiến nghị hoàn thiện pháp luật không còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay.

-Luận văn thạc sỹ luật học của Nguyễn Thị Hường năm 2005 với đề tài : “Thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trang phá sản theo Luật Phá sản năm 2004” , luận văn đã nghiên cứu một cách tương đối toàn điện các quy định pháp luật về thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản trong Luật Phá sản

năm 2004 Tuy nhiên, luận văn mới chỉ dừng lại ở việc phân tích những quy địnhcủa pháp luật mà chưa xem xét, đánh giá được tính hiệu lực và hiệu quả của LuậtPhá sản năm 2004.

-Luận văn thạc sỹ luật học của Trần Thảo Huyền năm 2012 với đề tài “ Pháp luật về phục hồi doanh nghiệp tại Việt Nam- thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, So với hai luận văn nêu trên, điểm mới của luận văn này là đã trình bày thực trạng những quy định về phục hồi doanh nghiệp nhà nước theo pháp luật Việt Nam Tuy nhiên, luận văn mới chỉ trình bày một cách khái quát về doanh nghiệp nhà nước và phục hồi doanh nghiệp nhà nước mà chưa đi sâu vào phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật về phục hồi doanh nghiệp nhà nước.

Bên cạnh đó còn nhiều công trình khoa học nghiên cứu về điều kiện, phạm vi, trình tự thủ tục giải quyết phá sản trong Luật phá sản nói chung như:

Trang 9

và khác biệt”.

-Luận văn tiến sĩ luật học của Trương Hồng Hải năm 2004 với đề tài “Luật

Phá sản doanh nghiệp Việt Nam dưới góc độ luật so sánh và phương hướng hoànthiện”.

- Công trình nghiên cứu “Pháp luật phá sản của Việt Nam” của Dương Đăng

Huệ, Nhà xuất bản tư pháp, năm 2005.

Ngoài ra, còn có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí, các báo cáo chuyên dé, hội thảo chuyên đề về phá sản và pháp luật về phá sản là:

-Bài viết “Tổng quan về pháp luật phá sản các nước trên thế giới — Những

bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện Luật Phá sản 2004” của Dương Đăng Huệ

và Cao Đăng Vinh năm 2009 trong đề tài khoa học cấp bộ của Viện khoa học pháp

ly -Bộ Tư pháp.

-Bài viết “Tìm hiểu các quy định của Luật Phá sản năm 2004 về thủ tục phục hồi, thủ tục thanh lý, tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản và một số kiến nghị” của Bùi Thị Dung Huyền năm 2010, trong chuyên đề khoa học xét xử của Viện khoa học xét xử- Tòa án nhân dân tối cao.

-Bài viết “Một số ý kiến về thủ tục phá sản của Luật Phá sản hiện hành và kiến nghị hoàn thiện” của Trần Thị Tâm, Đặng Thu Hà năm 2013, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 4.

-Báo cáo tông kết thi hành Luật Phá sản năm 2004 của Tòa án nhân dân tối

cao năm 2013

3 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác — Lénin

và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật.

Các phương pháp cụ thể được vận dụng để giải quyết các van dé trong luận văn là phương pháp phân tích tổng hợp các quy định trong các văn bản pháp luật của Việt Nam về thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, phương

Trang 10

Phá sản các nước trên thế giới, từ đó tìm tòi và học hỏi các kinh nghiệm lập pháp tiến bộ, phù hợp Đồng thời phương pháp so sánh cũng được sử dụng trong luận văn để làm nổi bật sự khác biệt giữa thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản với tự phục hồi doanh nghiệp, góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về thủ tục phục hồi doanh nghiệp.

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản từ đó chỉ ra những bất cập, hạn chế và đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, đảm bảo được quyền lợi của chủ nợ, con nợ và người lao động một cách toàn diện nhất.

Với mục đích đó, đề tài có những nhiệm vụ sau:

- Lam sáng tỏ một số van dé lý luận về thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào

tình trạng phá sản.

- Phan tích, đánh giá thực trạng các quy định của Luật Phá sản hiện hành va

các văn bản hướng dẫn thi hành, từ đó chỉ rõ những điểm tiến bộ cũng như những hạn chế trong quy định về phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm

vào tình trạng phá sản.

- Dé xuất một số kiến nghị nhăm đảm bảo tính khả thi của Luật Phá sản về phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.

5 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Đề tài luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận về phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về những vấn đề pháp lý có liên quan đến phục hồi

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.

Trang 11

thiện hệ thống pháp luật phá sản, luận văn đã đưa ra được những điểm mới sau: - Luan văn đưa ra khái niệm về phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá các khái niệm phục hồi của các tác giả trong và ngoài nước dưới nhiều góc độ khác nhau Đồng thời chỉ ra những đặc điểm pháp lý của thủ tục này trên cơ sở so sánh phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trang phá sản với tái cau trúc doanh nghiệp và tổ chức lai doanh nghiệp Bên cạnh đó, để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về phục hồi hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, luận văn cũng đã

trình bày thủ tục phục hồi đối với một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công và

doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực đặc thù.

- Luan văn đã phân tích, đánh giá toàn bộ các quy định của pháp luật về phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, từ đó chỉ ra một số quy định còn hạn chế, bất cập trong các văn bản pháp luật hiện hành của

nước ta.

- Luan văn đã nêu và đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trang phá sản Tuy nhiên, do số vụ phá sản trên thực tế được Tòa án ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi là rất ít nên các số liệu nêu ra trong nội dung luận văn còn hạn chế.

- Luan văn dé ra một số yêu cầu, định hướng co bản nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản Đồng thời đề xuất, kiến nghị một số giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về thủ tục này.

7 Kết cau của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương sau:

Chương 1 : Một số vấn đề lý luận về phục hồi hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.

Trang 12

Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thủ tục phục hồi doanh

nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.

Trang 13

CUA DOANH NGHIEP LAM VAO TINH TRANG PHA SAN

1.1 Khái niệm phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tinh

trạng phá sản

1.1.1 Khái niệm phục héi doanh nghiệp

Phá sản là hiện tượng kinh tế khách quan trong nền kinh tế thị trường mà hậu quả của nó là sự xung đột lợi ích của các bên tham gia quan hệ kinh doanh Trên thế

giới, pháp luật phá sản được xây dựng theo hai xu hướng khác nhau Xu hướng thứ

nhất có mục tiêu là “hướng vào người mắc nợ”- tức là tập trung vào việc cứu các công ty thoát khỏi tình trạng khó khăn về tài chính, bảo đảm việc làm cho người lao động thông qua việc tổ chức lại công ty Xu hướng thứ hai có mục tiêu “hướng vào chủ no”[16, tr.68] Trong điều kiện nên kinh tế toàn cầu ngày nay, pháp luật phá sản thế giới có xu hướng kết hợp cả hai mục tiêu này, tức là pháp luật về phá sản không những bảo vệ lợi ích của chủ nợ mà quyền lợi của con nợ cũng được bảo vệ một cách tối ưu Vì thế, hiện nay nhiều nước đang tiến hành cải cách pháp luật về phá sản theo hướng khi tiến hành xử lý phá sản doanh nghiệp, mục đích cần đạt được không phải là tiễn tới thanh lý doanh nghiệp mà còn qui định một trình tự thủ tục nhằm cứu vãn chúng.

Phục hồi theo từ điển Tiếng Việt của nhà xuất bản Da Nẵng 2003 được hiểu là khôi phục cái đã mắt di Cũng theo từ dién này, khôi phục được hiểu là Jam cho có lại

được hay trở lại được như cũ sau một thời gian bị sút kém.

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 2 thì phục hồi hay hồi phục đều được hiểu là “thiét lập lại cân bang” về một điều gì đó [25, tr.362].

Tuy nhiên, cả hai định nghĩa trên chỉ là định nghĩa trong ngôn ngữ phổ thông mà không phải là định nghĩa trên phương diện pháp lý của khái niệm phục hồi.

Dưới góc độ kinh tế học, “phục hồi doanh nghiệp” được hiểu là giải pháp phù hợp nhất để đưa doanh nghiệp vượt qua tình trạng khó khăn Phục hồi doanh nghiệp được xem xét ở hai góc độ 7 nhát, từ góc độ từng doanh nghiệp, phục hồi là quá trình chuyên hóa trạng thái từ trì trệ, thu hẹp quy mô sản xuất, kinh doanh trở

Trang 14

thành phần, phục hồi thé hiện ở sự xuất hiện các doanh nghiệp mới dé đảm bảo tính

nguyên vẹn của số lượng doanh nghiệp như trước hoặc gia tăng số lượng Việc phục hồi, do đó, chịu tác động của các yếu tố nội tại doanh nghiệp cũng như tác động của

môi trường kinh doanh [18].

Như vậy, phục hồi doanh nghiệp thông thường là sự chuyền hóa từ tình trạng làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả trở lại trạng thái hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, ôn định như trước khi suy giảm Phục hồi doanh nghiệp thông thường được đặt ra khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, do doanh nghiệp chủ động thực hiện dé

thoát khỏi tình trạng khó khăn.

1.1.2 Khái niệm phục héi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

Dé hiểu khái niệm “phục hồi” trong pháp luật về phá sản chúng ta sẽ xem xét nó trên phương diện pháp lý gắn với một giai đoạn trong thủ tục phá sản là phục hồi

doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.

Cho đến thời điểm hiện nay, trong hệ thống văn bản về pháp luật phá sản Việt Nam chưa xây dựng khái niệm pháp lý về phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản Song, trong một số công trình khoa học của các tác giả trong và

ngoài nước đã đưa ra một vài cách hiểu khác nhau về khái niệm “phục hồi”.

Theo tác giả Ngô Cường, “phục hồi là đem lại cho con nợ đang trong tình trạng khó khăn những điều kiện và cơ hội tiếp tục kinh doanh chứ không phải là

thanh toán con nợ đó” [9, tr.3].

Với cách hiểu này, tác giả đồng thời chỉ ra ba dấu hiệu đặc trưng của việc phục hồi doanh nghiệp mac nợ, đó là:

- _ Đối tượng áp dụng của phục hồi là những con nợ nằm trong tình trạng khó khăn vẻ tài chính;

- Trong tiến trình phục hồi không có sự thanh lý tài sản của con nợ; - - Mục đích của việc phục hồi là nhằm tạo điều kiện cho con nợ được

tiếp tục hoạt động kinh doanh.

Trang 15

hiệu pháp lý cơ bản của phục hồi doanh nghiệp như: chưa nêu ra được đối tượng áp dụng phục hồi là những doanh nghiệp nào, chưa phân biệt được thủ tục phục hồi doanh nghiệp với tự phục hồi doanh nghiệp.

Cũng với mục đích xây dựng khái niệm phục hồi doanh nghiệp, giáo sư luật học Gérard Cornu, trường Đại học tổng hợp Monpelllier trong cuốn Từ điển luật học của mình do Nhà xuất bản Association Henri Capitant xuất bản năm 2000 đã định nghĩa: “phục hồi doanh nghiệp mắc nợ trên phương diện pháp lý là một thủ tục được mở cho mọi doanh nghiệp của luật tư năm trong tình trạng ngừng thanh toán các khoản nợ nhằm cho phép cứu vãn doanh nghiệp, duy trì hoạt động của các

doanh nghiệp và việc làm cũng như hoàn trả được các khoản nợ” [10].

Như vậy, với định nghĩa này, giáo sư Gérard Cornu cũng đã chỉ ra cho

chúng ta thấy được ba đặc trưng của việc phục hồi doanh nghiệp là: - Phuc hồi doanh nghiệp là một thủ tục luật định;

- Đối tượng áp dụng là những doanh nghiệp ngừng thanh toán các khoản nợ đến hạn;

- - Mục đích của việc phục hồi là cứu van, duy trì hoạt động của doanh

nghiệp và hoàn trả các khoản nợ.

Qua hai định nghĩa nói trên, có thể thấy, khi đưa ra khái niệm phục hồi doanh nghiệp mắc nợ các nhà khoa học đã dựa vào ba yếu tô là: coi phục hồi là một

thủ tục do pháp luật quy định; hết hạn thanh toán nợ; mục đích phục hồi Tuy nhiên

cũng như khái niệm phục hồi của tác giả Ngô Cường, khái niệm phục hồi nêu trên chưa chỉ ra được đặc trưng pháp ly của phục hồi là một thủ tục do tòa án tiến hành Ngoài ra, cả hai định nghĩa nói trên đều chưa nói đến trường hợp phá sản đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công hoặc hoạt động trong lĩnh vực đặc thù, cũng như phá sản cá nhân như cho thấy trong quy định của một số nước trên thé giới.

Như vậy, từ những điểm tương đồng trong nghiên cứu của các học giả trên cũng như quy định của pháp luật phá sản, “phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trang phá sản” được thể hiện thông qua các dau hiệu pháp lý đặc trưng là:

Trang 16

Thr nhất, phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là một thủ tục luật định do tòa án tiến hành;

Thứ hai, đôi tượng áp dụng của phục hồi là những con nợ nằm trong tình trạng khó khăn về tài chính hay những doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn;

Thứ ba, trong tiên trình phục hồi không có sự thanh lý tài sản của con nợ; Ther tu, mục đích của việc phục hồi là nhằm cứu vãn, duy trì hoạt động của

doanh nghiệp và hoàn trả nợ cho các chủ nợ.

Từ những phân tích nêu trên và căn cứ vào quy định của pháp luật phá sản

Việt Nam, có thé đưa ra khái niệm phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng pha sản

như sau:

Phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là thủ tục do tòa án có thâm quyên áp dung trong thời hạn nhất định dưới sự giảm sát của hội nghị chủ nợ, sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản và sự đồng ý của hội nghị chủ nợ, nhằm giúp doanh nghiệp mắt khả năng thanh toán nợ sau khi áp dụng các biện pháp can thiết phục hôi được hoạt động kinh doanh, thanh toan được các khoản nợ đến hạn Hết thời hạn phục hôi, nếu doanh nghiệp mắt khả năng thanh todn nợ không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc đã thực hiện phương án phục hôi hoạt động kinh doanh do hội nghị chủ nợ thông qua và được tòa án công nhận nhưng vẫn không

thanh toán được nợ thì tòa an mở thủ tục thanh ly tài san.

1.2 Đặc điểm pháp lý của thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng

phá sản

Thứ nhất, phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là thủ tục được điều hành bởi tòa án.

Thực tiễn đã hình thành những thủ tục giải quyết tình trạng làm ăn thua lỗ đa dạng và hiệu quả, thé hiện sự linh hoạt, mềm dẻo của thị trường và khi cần thiết thì có sự điều chỉnh, can thiệp của Nhà nước Trên thế giới, người ta phân biệt hai thủ tục phục hồi doanh nghiệp mắc nợ, bao gồm thủ tục chính thức và thủ tục không

chính thức [29, tr.86] Theo đó, thủ tục phục hồi không chính thức là thủ tục giải

Trang 17

quyết tình trang phá sản không có sự can thiệp của tòa án mà dựa trên sự thỏa thuận tự nguyện giữa người mắc nợ và chủ nợ dé tìm ra những giải pháp khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán như: cơ cấu lại sản phẩm, chủ nợ sẽ đầu tư thêm hoặc kêu gọi đối tác của chủ nợ đầu tư, thay đổi người quản lý Trong khoa học pháp lý cũng như thực tiễn tố tụng dân sự ở nước ta quá trình này thường được gọi là thủ tục tiền tố tụng Thủ tục phục hồi chính thức là những thủ tục giải quyết tình trạng phá sản được điều chỉnh bằng pháp luật và thông qua tòa án.

Thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tinh trang phá sản với tư cách là một chế định trong Luật Phá sản do Nhà nước ban hành là một thủ tục chính thức Pháp luật của tất cả các quốc gia đều giống nhau khi quy định tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi cũng như các quyết định khác có liên quan đến thủ tục phục hồi và đảm bảo các quyết định đó được thực hiện trên thực tế.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào quan điểm của mỗi quốc gia mà thâm quyền điều hành của tòa án đối với thủ tục phục hồi doanh nghiệp được quy định không giống

Theo mô hình tố tụng phổ biến trong Luật Phá sản là việc phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản được quy định thành thủ tục tố tụng tương đối độc lập, tòa án là chủ thể có thâm quyền quyết định việc có áp dụng hay không áp dụng thủ tục phục hồi đối với doanh nghiệp lâm vào tinh trạng phá sản Theo đó sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phục hồi, tòa án sẽ xem xét những giấy tờ kế toán và các tài liệu khác do doanh nghiệp cung cấp để đánh giá khả năng phục hồi của doanh nghiệp Trong trường hợp doanh nghiệp có cơ may phục hồi hoặc thuộc đối tượng phải phục hồi thì tòa án sẽ ra quyết định chấp nhận áp dụng thủ tục phục hồi đối với doanh nghiệp Như vậy, hội nghị chủ nợ chỉ có vai trò quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận phương án phục hồi do chủ doanh nghiệp hoặc các chủ thé khác xây dựng được đưa ra xem xét tại hội nghị chủ nợ Còn theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc phục hồi doanh nghiệp được thiết kế như là một phần thủ tục trong trình tự giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, việc quyết định có áp dụng hay không áp dụng thủ tục phục hồi không thuộc thẩm quyền của tòa án mà thuộc

Trang 18

thâm quyền của hội nghị chủ nợ [17, tr.34] Cụ thé là, thâm phán phụ trách tiến hành thủ tục pha sản chỉ được ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sau khi hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết đồng ý với các giải pháp tô chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu doanh nghiệp phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh [19, Điều 68].

Dé khắc phục tinh trạng một doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, pháp luật phá san của Nhật Bản còn quy định một thủ tục phục hồi lại công ty được giải quyết ngoài tòa án đó là thủ tục sắp xếp lại công ty Đặc điểm căn bản của thủ tục này là phương án sắp xếp lại công ty cần phải được hội nghị chủ nợ thông qua, doanh nghiệp mắc nợ sẽ gặp từng chủ nợ dé thỏa thuận việc sắp xếp lại công ty (hoãn nợ, mức trả nợ,

cách thức trả nợ, bỏ bớt lĩnh vực kinh doanh không có lãi ) Trong thủ tục này,

pháp luật có quy định cho phép sự can thiệp cần thiết của toà án đối với những chủ nợ có bảo đảm nếu muốn bán tài sản thế chấp thì toà án sẽ ra lệnh ngăn chặn Tuy nhiên, sự can thiệp của toà án là rất hạn chế [20].

Thứ hai, đối tượng áp dụng của thủ tục phục hồi là các doanh nghiệp mat khả năng thanh toán nợ đến hạn.

Mắt khả năng thanh toán nợ được hiểu là “tinh trạng mà một người hoặc một doanh nghiệp không còn đủ tiền trong quỹ dé thanh toán các khoản nợ bị doi” [22,

Trong pháp luật phá sản của nhiều quốc gia trên thé giới có hai tiêu chí dé xác định tình trạng mất khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp.

Mot là, dựa trên cán cân thanh toán giữa tài sản có và tài sản nợ của doanh

nghiệp Theo tiêu chí này, một doanh nghiệp sẽ bị coi là mat khả năng thanh toán nợ đến han va lâm vào tinh trạng phá sản khi tong giá trị tài sản có của doanh nghiệp thấp hơn tổng giá trị tài sản nợ Chăng hạn như Luật Phá sản của Nhật bản quy định tinh trạng mat khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp có nghĩa là doanh

nghiệp hoàn toàn không có khả năng tra nợ.

Trang 19

Hai là, dựa trên tiêu chi ngừng thanh toán ng đến hạn Như ở Rumani, được xem là mat khả năng thanh toán nợ khi doanh nghiệp gừng thanh toán các khoản nợ đến han, bị đòi hỏi, bằng những khoản tiễn san có của mình (Điều 1 Luật Phá sản Rumanie) Có ba điều kiện để xác định việc ngừng thanh toán các khoản nợ đến

hạn là:

+ Có khoản nợ thực sự đến hạn đối với doanh nghiệp mắc nợ Ví dụ ở

Anh, khoản nợ đến hạn tối thiêu dé áp dụng thủ tục phá sản phải là 50

bang Anh [22, tr I I].

+ Có yêu cầu đòi nợ của chủ nợ đối với doanh nghiệp mắc nợ Yêu cầu

này phải rõ ràng và có căn cứ.

+ Có sự xác nhận không thé trả nợ ngay của doanh nghiệp mắc nợ Ở Việt Nam, theo quy định tại Điều 3 Luật Phá sản năm 2004, doanh nghiệp

bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi “doanh nghiệp không có khả năng thanh

toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu”.

Quy định này về cơ bản đã nêu được tiêu chí xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản khi không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn, tiêu chí này cũng phù hợp với quy định của Luật Phá sản của một số nước trên thế

Theo đó, “không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn” được coi là lâm vào tình trạng phá sản được hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28/4/2005 của Hội đồng Thâm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Phá sản như sau:

“2 Vé quy dinh tai Điều 3 của Luật Phá sản

2.1 Doanh nghiệp, hop tác xã bi coi là lâm vào tình trạng phá sản khi có

đây đủ các điểu kiện sau đây:

a Có các khoản nợ đền han.

Trang 20

Các khoản nợ đến hạn phải là các khoản nợ không có bảo dam hoặc có bảo đảm một phân (chỉ tính phân không có bảo đảm) đã rõ ràng được các bên xác nhận, có đây đủ các giấy tờ, tài liệu dé chứng minh và không có tranh chấp;

b Chủ nợ đã có yêu cầu thanh toán, nhưng doanh nghiệp, hop tác xã không

có khả năng thanh toán.

Yêu câu của chủ nợ thanh toán các khoản nợ đến hạn phải có căn cứ chứng mình là chủ nợ đã có yêu câu, nhưng không được doanh nghiệp, hợp tác xã thanh toán (như văn bản đòi nợ của chủ nợ, văn bản khát nợ của doanh nghiệp, hợp tác

Thứ ba, doanh nghiệp lâm vào tinh trạng phá sản phải có kha năng phục hồi Khi doanh nghiệp mat khả năng thanh toán nợ đến hạn là lúc doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính, dé đưa doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng đó, thủ tục phục hồi có vai trò hết sức quan trọng Song trên thực tế không phải doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản nào cũng được áp dụng thủ tục phục hồi Pháp luật về phá sản của hầu hết các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đều tạo cơ hội tối đa cho con nợ thực hiện việc tổ chức lại, phục hồi hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, đối với những con nợ chắc chắn không còn khả năng phục hồi thì pháp luật tạo điều kiện thuận lợi để việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp phá sản được thực hiện trong thời gian sớm nhất.

Một số quốc gia như Tây Ba Nha, Bi quan niệm rằng một doanh nghiệp mat khả năng thanh toán nợ đến hạn chỉ được áp dụng những quy định về phục hồi nếu tổng toàn bộ giá trị tài sản có của doanh nghiệp mắc nợ lớn hơn tổng số tài sản nợ của doanh nghiệp mắc nợ, không kể doanh nghiệp mắc nợ là loại hình doanh nghiệp

nao, có vi trí, vai trò ra sao.

Ngược lại, pháp luật về phá sản của Pháp, Nhật Bản lại quan niệm thủ tục phục hồi chi áp dung cho những doanh nghiệp mắc nợ còn kha năng phục hồi và cần thiết phải phục hồi vì tầm quan trọng của doanh nghiệp mắc nợ, nguồn nhân lực lao động trong doanh nghiệp Do đó, những doanh nghiệp có hoạt động sản xuất

kính doanh liên quan đên các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tiên tệ hoặc việc

Trang 21

thanh lý doanh nghiệp làm nhiều người lao động bị thất nghiệp là những doanh nghiệp được áp dụng thủ tục phục hồi [22, tr.29].

Đánh giá khả năng phục hồi của doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định đến việc áp dụng hoặc không áp dụng thủ tục phục hồi, trên thực tế đó là công việc hết sức khó khăn của thâm phán Đề đánh giá chính xác thực trạng tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi sự hiểu biết, nhạy cảm cũng như sự công tâm của các thâm phán dong thời đòi hỏi sự trung thực của các doanh nghiệp khi cung cấp những tài liệu kế toán như báo cáo tài chính, bản cân đối tài sản bởi điều đó quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.

Thứ tư, không có sự phân chia tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng

phá sản trong quá trình áp dụng thủ tục phục hồi.

Day là đặc điểm quan trọng nhất dé phân biệt thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh với thủ tục thanh lý tài sản Trong thủ tục thanh lý tài sản , sau khi có quyết định thanh lý doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, cơ quan Nhà nước có thâm quyên sẽ tiễn hành phân chia tài sản còn lại của doanh nghiệp mắc nợ cho các chủ nợ tương ứng với phan quyền tài sản của họ Trong khi đó, đối với thủ tục phục hỏi, nếu như phương án phục hồi được chấp thuận thì sẽ không có sự phân chia tài sản còn lại

của doanh nghiệp.

Thứ: năm, thủ tục phục hồi chỉ được áp dụng khi có sự đồng ý của hội nghị

chủ nợ.

Việc quyết định có áp dụng hay không áp dụng thủ tục phục hồi thuộc thâm quyền của hội nghị chủ nợ Tại hội nghị chủ nợ lần thứ nhất, van đề này được đưa ra thảo luận và quyết định Trong trường hợp áp dụng thủ tục phục hồi đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì việc chấp nhận phương án phục hồi của hội

nghị chủ nợ sẽ là căn cứ dé mở thủ tục phục hồi.

Thứ sáu, hệ quả của việc thực hiện thành công phương án phục hồi là doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và trở về hoạt động

bình thường.

Việc áp dụng thành công thủ tục phục hồi mang lại nhiều ý nghĩa kinh tế, xã

hội quan trọng, nó cứu van được một doanh nghiệp, tránh được sự châm dứt của một

Trang 22

doanh nghiệp Ap dung thành công thủ tục phục hồi có nghĩa là doanh nghiệp mắc nợ đã thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán, trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường ổn định.

Như vậy, thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng pha sản là một thủ tục đặc biệt Tính chất đặc biệt của thủ tục phục hồi được thể hiện qua những dau hiệu pháp lý của thủ tục này như đã nêu ở trên Bên cạnh đó, tính chất đặc thù của thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản được nhìn nhận trong mỗi quan hệ so sánh với quá trình tự phục hồi của doanh nghiệp khi gặp khó khăn,

thua lô mà chưa bị yêu câu mở thủ tục phá sản.

1.3 Phân biệt phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản với tái cau trúc doanh nghiệp và tổ chức lại doanh nghiệp 1.3.1 Phân biệt phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tinh

trang phá sản với tái cau trúc doanh nghiệp

Có rất nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm tái cau trúc doanh nghiệp Theo luật sư Phạm Thanh Sơn (Văn phòng luật sư Nam Hà Nội) với bài viết trên báo Đầu tư lý giải vấn đề này như sau:

Tái cấu trúc doanh nghiệp, về ban chất, chính là sự hoán đồi về sở hữu doanh nghiệp, thay đôi chiến lược kinh doanh, làm mới mình cho phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dé tôn tại và phát triển Vì vậy, tái cầu trúc doanh nghiệp không chỉ giới hạn ở những doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng khó khăn, mất thanh khoản, mà đôi khi, chính những doanh nghiệp đang “ăn nên làm ra” cũng phải tiến hành tái cấu trúc dé phát triển và khang định

thương hiệu của riêng minh [8].

Như vậy, tái cau trúc doanh nghiệp được hiểu là quá trình tô chức, sắp xếp lại doanh nghiệp nhằm tạo ra “trạng thái” tốt hơn cho doanh nghiệp dé thực hiện những mục tiêu đề ra Mục tiêu chung của tái cấu trúc là đạt được một “thể trạng tốt hơn” cho doanh nghiệp để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn dựa trên những

nên tảng về sứ mệnh, tam nhìn, định hướng chiên lược sẵn có của doanh nghiệp dé

Trang 23

thích nghi với điều kiện phát triển mới như mở rộng hay thu hẹp quy mô, thay đôi cơ cau sở hữu, mặt hàng, tinh giản bộ máy, tăng hoặc giảm sỐ lượng chi nhánh

Ở Việt Nam, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô chưa thực sự 6n định, sản xuất kinh doanh phục hồi chậm thì tái cấu trúc doanh nghiệp là nhu cầu cấp thiết và nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực Có thé kê đến lộ trình thực hiện tái cầu trúc các doanh nghiệp bảo hiểm dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài chính Trong năm 2013, Bộ Tài chính đã chỉ đạo các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai các giải pháp tái cau trúc như: đối với một công ty bảo hiểm phi nhân thọ có dau hiệu mat khả năng thanh toán, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Công ty có phương án tái cấu trúc lại, theo đó Công ty đã đánh giá lại vốn chủ sở hữu, đồng thời thực hiện phát hành

thêm cổ phiếu, gọi von từ nha đầu tư khác dé tăng von điều lệ thực có, cơ cấu lại

Hội đồng quan trị, Ban điều hành Công ty, giảm bớt đầu mối chi nhánh Đến nay, vốn điều lệ Công ty đã tăng lên, biên khả năng thanh toán đã cải thiện hon Có thé thấy, nhờ tái cau trúc doanh nghiệp mà thị trường bảo hiểm trong những năm gần đây vẫn đạt được những tăng trưởng nhất định [1].

Phục hồi và tái cấu trúc đều nhằm đưa doanh nghiệp thoát ra khỏi tình trạng khó khăn về tài chính, tránh được nguy cơ phá sản hoặc đóng cửa, thu hẹp sản xuất.

Tuy nhiên, với bản chat là thay đôi doanh nghiệp một cách toàn diện dé nâng cao tính cạnh tranh, ton tại và phát triển thì việc tái cau trúc không giới hạn ở

những doanh nghiệp đang gặp khó khăn, trên bờ vực phá sản mà đôi khi chính

những công ty đang phát triển cũng cần tái cau trúc dé hệ thống vận hành một cách hiệu quả nhất Chang hạn như quá trình tái cau trúc của công ty 3M, một trong

những công ty Mỹ lúc đó vẫn đang ăn nên làm ra với hơn 60 nghìn mặt hàng khác

nhau Năm 2000, công ty 3M đã quyết định thay đổi han cách thức kinh doanh Đội ngũ cán bộ quản ly mới, đứng đầu là Tổng giám đốc James Macnerney quyết định đưa vào áp dụng hàng loạt nguyên tắc mới Trước khi tái cấu trúc, 3M có tới 40 chỉ nhánh và 60 văn phòng đại diện trên toàn cầu, việc cải tiền công việc thường do các bộ phận, chi nhánh thực hiện đơn lẻ bởi điều kiện không cho phép các chi nhánh khắp nơi chia sẻ kinh nghiệm với nhau Hệ thống phê duyệt phức tạp cùng với quá

trình phê duyệt kéo dài, khiên cho moi dé xuât cải tiên sản phâm đên khi đưa vào

Trang 24

thực hiện đã có thé thay đối han so với ban dau Sau quá trình tái cau trúc, 3M đã trở thành một tập đoàn dễ quản lý, tuân thủ theo những nguyên tắc chung Nhờ cuộc tái cau trúc khắt khe này, công ty đã tiết kiệm được 400 triệu đôla trong năm 2003 Việc tiến hành tái cau trúc đã giúp 3M không chỉ vượt qua giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu mà còn củng cô vị thế của mình trên một lọat các thị trường [3].

Sự khác biệt cơ bản giữa phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản so với quá trình tái cấu trúc là: Quá trình tái cấu trúc là giải pháp tổ chức sản xuất kinh doanh do doanh nghiệp chủ động thực hiện còn phục hồi hoạt động kinh doanh lại là thủ tục tư pháp.

Theo đó, khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, dé thoát khỏi tình trạng khó khăn, chủ doanh nghiệp có thê thực hiện việc tái cấu trúc doanh nghiệp Quá trình này hoàn toàn dựa trên ý chí tự nguyện của chủ doanh nghiệp như tự quyết định các phương án tái cau trúc, tự thực hiện phương án tái cấu trúc

Còn phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là một giai đoạn trong thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, được tiến hành sau khi tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp và do tòa án quyết định thủ tục này Hoạt động phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản nằm dưới sự

giám sát nghiêm ngặt của tòa án cũng như các chủ nợ và doanh nghiệp phải chịu hậu

quả pháp lý tôi tệ trong trường hợp phục hồi không thành công.

1.3.2 Phân biệt phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trang phá sản với to chức lại doanh nghiệp

Tô chức lại doanh nghiệp nhăm khắc phục tình trạng làm ăn kém hiệu quả của doanh nghiệp, tô chức lại sao cho phù hợp hơn với mục tiêu doanh nghiệp hướng tới Có các loại hình thức tổ chức lại doanh nghiệp là: chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi doanh nghiệp.

- Chia doanh nghiệp

Chia doanh nghiệp là biện pháp tô chức lại được áp dụng cho công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cô phan, theo đó công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cô phần được chia thành một số công ty cùng loại Thủ tục chia công ty được thực hiện

Trang 25

theo Điều 150, Luật Doanh nghiệp Sau khi đăng ký kinh doanh các công ty mới, công ty bị chia chấm dứt tồn tại Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc có thé thoả thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện nghĩa vụ này.

- Tach doanh nghiệp

Tách doanh nghiệp là biện pháp tổ chức lại được áp dụng cho công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cô phần, theo đó công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cô phần được tách bằng cách chuyên một phần tài sản của công ty hiện có (gọi là công ty bị tách) dé thành lập một hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty được tách), chuyên một phần quyền và nghĩa vụ của công ty bị tách sang công ty được tách mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách Thủ tục tách công ty được thực hiện theo Điều 151 Luật Doanh nghiệp Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ

trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao

động của công ty bị tách có thoả thuận khác. - Hop nhất doanh nghiệp

Hợp nhất doanh nghiệp là biện pháp tổ chức lại được áp dụng cho tất cả các loại hình công ty, theo đó hai hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị hợp nhất) hợp nhất thành một công ty mới (gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyền toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất Thủ tục hợp nhất công ty được thực hiện theo Điều 152, Luật Doanh nghiệp Sau khi đăng ký kinh doanh, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại Công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.

- Sap nhập doanh nghiệp

Sáp nhập doanh nghiệp là biện pháp tổ chức lại được áp dụng cho tất cả các loại hình công ty, theo đó một hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị sáp

Trang 26

nhập) sáp nhập vào một công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập) băng cách chuyên toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời cham dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập Thủ tục sáp nhập công ty được thực hiện theo Điều 153, Luật Doanh nghiệp Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyên và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác

của công ty bị sáp nhập.

- _ Chuyến doi công ty

Chuyên đổi công ty là biện pháp tô chức lại công ty được áp dụng cho công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cô phần, theo đó công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên đổi thành công ty cô phan và ngược lại Thủ tục chuyên đôi công ty trách nhiệm hữu han, công ty cô phan (gọi là công ty được chuyền đổi) thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (gọi là công ty chuyên đổi) được thực hiện theo Điều 154 Luật Doanh nghiệp Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty được chuyền đôi cham dứt tồn tại Công ty chuyển đổi được hưởng các quyên và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty được chuyền đổi [26, tr.139-141].

Theo số liệu báo cáo của các bộ, ngành, địa phương và các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, tính đến năm 2013 cả nước đã thực hiện sắp xếp được 6.376 doanh nghiệp, trong đó các hình thức tổ chức lại là 877 doanh nghiệp Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau khi sắp xếp, tô chức lại từng bước được nâng cao (báo cáo của 3.576 doanh nghiệp sau khi đã sắp xếp, tô chức lại gửi về Bộ Tài chính cho thấy: 85% các doanh nghiệp có doanh thu năm sau cao hơn năm trước khi sắp xếp; gần 90% doanh nghiệp sau khi sắp xếp có lợi nhuận năm sau cao

hon năm trước; 86% doanh nghiệp đóng góp vào ngân sách nhà nước của năm sau

cao hơn năm trước khi sắp xếp) [2].

Trong quá trình kinh doanh do nhiều nguyên nhân khác nhau, hoạt động kinh doanh thua lỗ của các doanh nghiệp là điều khó tránh khỏi Vì vậy, doanh nghiệp có thé đã phải áp dụng một số các giải pháp dé khắc phục tình trạng đó như sáp nhập, hợp nhất Như vậy, giống như phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 27

lâm vào tình trạng pha sản (sau đây gọi tắt là thủ tục phục hồi), tổ chức lai doanh nghiệp cũng nhằm giúp doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng khó khăn, kinh doanh thua lỗ, để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và phát triển, nâng cao tính cạnh tranh Song, những giải pháp đó không được coi là phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản với tư cách là một nội dung của thủ tục phục hồi.

Thủ tục phục hồi khác với tổ chức lại doanh nghiệp ở ban chất pháp ly cũng như cơ quan có thầm quyền thực hiện các thủ tục đó Tổ chức lại là một thủ tục hành chính do doanh nghiệp tự mình quyết định xây dựng và áp dụng, không tuân thủ theo thủ tục do Luật Phá sản quy định cũng không do tòa án tiến hành, còn thủ tục phục hồi doanh nghiệp là một thủ tục tư pháp, là hoạt động do một tòa án có thâm quyên tiễn hành theo những quy định chặt chẽ của pháp luật phá sản.

1.4Thủ tục phục hồi đối với một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công và

doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực đặc thù

Trong hệ thống pháp luật của hầu hết các nước đều có những chế định đặc thù về sự tồn tại của các loại hình doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công và doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực đặc thù Đó là các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và trong các lĩnh vực khác thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm, dich vụ công ích thiết yếu Điều này là dễ hiểu bởi bat kỳ nền kinh tế nước nào cũng có những lĩnh vực hay ngành nghé hoạt động có tam quan trọng đặc biệt đối với đời sông kinh tế xã hội hoặc hết sức nhạy cảm do tính rủi ro cao bởi đặc thù của hoạt động đầu tư đó Do vậy trong chính sách quản lý của mình, Nhà nước cần phải có những quy định riêng, từ điều kiện, thủ tục thành lập, quy chế giám sát hoạt động và nhất là sự giải thé hay pha sản đối với những loại doanh nghiệp này Luật Phá sản doanh nghiệp của Nga quy định: ngân hàng thương mại hoặc tô chức tín dụng khác, các chủ nợ của ngân hàng, tô chức tín dụng đó và viện kiểm sát chỉ có quyền gửi đơn yêu cầu tòa án trọng tài mở thủ tục giải quyết vụ phá sản doanh nghiệp đối với ngân hàng thương mại sau khi đã bị ngân hàng trung ương Liên bang Nga tước giấy phép tiễn hành các nghiệp vụ ngân hàng” (Điều 11) Trong Luật Phá

Trang 28

sản doanh nghiệp của Trung Quốc đưa ra những biện pháp hạn chế phá sản đối với những “doanh nghiệp tiện ích công cộng và các doanh nghiệp có tam quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân và đời sống nhân dân ” (Điều 3) Ở Nhật Bản, nếu một số công ty tài chính lâm vào tình trạng khó khăn hoặc vỡ nợ, cơ quan giám sát tài chính của Chính phủ có thé nộp đơn yêu cau tuyên bố phá sản [12, tr.68-70].

Ở nhiều nước, Luật Phá sản được ban hành với tư cách là luật chung, còn đối với một số lĩnh vực đặc biệt như tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoản,

xây dựng nhà nước thường ban hành các luật chuyên ngành hoặc có các quy định

chuyên biệt để điều chỉnh [12, tr.256] Ví dụ như ở liên bang Nga, bên cạnh Luật Phá sản năm 1998 còn có Luật Phá sản các tổ chức tin dụng năm 2001 Ở Pháp, việc phá sản các tô chức tín dụng được điều chỉnh bởi Luật Phá sản chung và Luật Phá sản các tô chức tín dụng Ở Hoa Kỳ, đạo luật số 95-598 về mat kha năng thanh toán và phá sản được Nghị viện Hoa Kỳ thông qua ngày 6/10/1978 không điều chỉnh quan hệ mất khả năng thanh toán và phá sản của các loại hình doanh nghiệp đặc biệt như: ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, công ty chứng khoán, các tập đoàn đường sat, các t6 hợp xây dựng mà được qui định trong các đạo luật riêng biệt [27] Pháp luật phá sản Việt Nam thì lại tiếp cận theo hướng các luật chuyên ngành khi đề cập đến vấn đề phá sản các doanh nghiệp đặc thù này đều dẫn chiếu đến Luật Phá sản Trong Luật Phá sản năm 2004 chưa có quy định riêng về

phá sản các doanh nghiệp đặc thù.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thủ tục phục hồi đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công và doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực đặc thù có nội hàm rộng hơn so với phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

lâm vào tình trạng phá sản theo quy định của pháp luật phá sản chung Thủ tục phục

hồi doanh nghiệp trong pháp luật phá sản chung chi được tiến hành trong trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố là mất khả năng thanh toán dựa trên những tiêu chí pháp ly một cách chặt chẽ Ngược lại, việc phục hồi khả năng thanh toán của các doanh nghiệp nêu trên thường được bắt đầu ở một thời điểm sớm hơn nhiều so với thủ tục phục hồi doanh nghiệp thông thường.

Trang 29

Thủ tục phục hồi các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công và doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực đặc thù được coi là một giai đoạn cần thiết và áp dụng trước khi áp dụng thủ tục phá sản đối với các doanh nghiệp này Như đối với thủ tục phục hồi tổ chức tin dụng, qua nghiên cứu cho thay, hau như không quốc gia nao áp dụng giai đoạn phục hồi tổ chức tín dụng sau khi toà án mở thủ tục phá sản Việc toà án mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng thường đồng nghĩa với việc thực hiện thanh lý tô chức tín dụng vì thực sự đã không cứu vãn được khả năng tài chính sau khi áp dụng biện pháp của cơ quan quản lý tổ chức tín dụng Ví dụ, Luật Phá sản các tô chức tín dụng của cộng hòa liên bang Nga qui định rõ: Giai đoạn phục hồi con nợ và thỏa thuận về phương án phục hồi con nợ qui định trong Luật Phá sản doanh nghiệp không áp dụng đối với phá sản các tô chức tin dụng Pháp luật pha sản các ngân hàng của Hoa Kỳ cũng không tồn tại thủ tục phục hồi sau khi đã có quyết định của Cơ quan Thanh tra tài chính hoặc Cơ quan hành pháp bang Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi tín dụng sẽ được cử làm người quản lý tài sản ngân hàng phá sản, thực hiện phương án chỉ trả tiền gửi, sau đó tiễn hành thanh lý tài sản của

ngân hàng phá sản [30, tr 359-361].

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, cơ chế pháp lý nhằm phục hồi khả năng thanh toán của một tô chức tín dụng bao gồm: (1) Phục hồi tổ chức tin dụng trước thời điểm yêu cầu tuyên bố phá sản tổ chức tín dụng (kiểm soát đặc biệt) Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 05/2010/NĐ-CP ngày 18/01/2010 quy định việc áp ung luật phá sản đối với các tổ chức tin dụng, “kiểm soát đặc biệt” được hiểu là “việc một tô chức tín dụng được đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hang Nhà nước Việt Nam do có nguy cơ mat khả năng chi trả hoặc có nguy cơ mất khả năng thanh toán” Như vậy, kiểm soát đặc biệt là quy trình phục hồi khả năng thanh toán của các tô chức tín dụng tam thời mat khả năng thanh

toán Biện pháp phục hồi này mang tính hành chính, nghiệp vụ được thực hiện bởi

Ngân hàng Nhà nước Việt nam (2) Phục hồi hoạt động của tổ chức tín dụng sau khi có quyết định mở thủ tục yêu cầu tuyên bố phá sản.

Trang 30

1.5 Lý do, mục đích của phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm

vào tình trạng phá sản

Một là, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, giúp

doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán, trở lại hoạt động kinh

doanh bình thường.

Đây là mục đích cơ bản để xây dựng và áp dụng thủ tục phục hồi Vì trong quá trình tồn tại của mình, doanh nghiêp nào cũng phải đối mặt với cạnh tranh và rủi ro dẫn tới kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh toán nợ đến hạn Hơn nữa, phá sản luôn đem đến những hậu quả xấu về kinh tế- xã hội Chính vì vậy, pháp luật phá sản hiện đại bên cạnh việc bảo vệ quyền lợi cho các chủ nợ còn hướng tới bảo

vệ lợi ích của con nợ Theo đó, khi các doanh nghiệp lâm vào tình trạng pha sản, xu

hướng của các nước không phải là việc tiễn hành thủ tục thanh lý, tuyên bố phá sản

ngay và phân chia tài sản cho các chủ nợ mà ưu tiên giải pháp giúp đỡ doanh nghiệp

thoát khỏi tình trạng khó khăn nhằm phục hồi nó.

Hai là, bảo vệ quyền lợi cho các chủ nợ và những người có liên quan.

Khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, đối tượng phải gánh chịu hậu qua nặng né nhất về tài sản là chủ nợ Việc thanh lý doanh nghiệp lâm vào tinh trang phá san không thể đảm bảo được trọn vẹn quyền lợi cho các chủ nợ Vì lúc này, doanh nghiệp có tài sản nợ nhiều hon tài sản có Do đó, dé bảo vệ tối đa quyền lợi cho các chủ nợ và những người có liên quan, phục hồi doanh nghiệp lâm vào tinh trạng phá sản chính là giải pháp mà các chủ nợ luôn mong muốn, dé doanh nghiệp tiếp tục hoạt động kinh doanh và cơ hội trả nợ của doanh nghiệp là rất lớn Quyên lợi của chủ nợ sẽ được bảo

đảm trọn vẹn hơn.

Ba là, duy trì ôn định xã hội, góp phần lành mạnh hóa nền kinh tế.

Một doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến việc phá sản sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển ôn định của môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh Bởi vì trong quá

trình hoạt động kinh doanh, một doanh nghiệp phải có những hoạt động liên quan

tới những doanh nghiệp khác Vì vậy, nếu doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản sẽ kéo theo những doanh nghiệp bạn hàng, đối tác chịu sự tác động nhất định về tài chính, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng Đối với

Trang 31

những doanh nghiệp này, việc phá sản của một doanh nghiệp có thé kéo theo sự phan ứng mang tính dây chuyên, gây nên sự đồ vỡ của cả một hệ thống các doanh nghiệp hoạt động cùng loại Điều này sẽ gây ra những hậu quả nặng nề đối với nền kinh tế nói riêng và sự ôn định của xã hội nói chung Mặt khác, nếu doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản sẽ khiến cho nhiều người lao động bị mất việc làm, rơi vào tình trạng thất nghiệp Đây chính là gánh nặng cho toàn xã hội, vì Nhà nước sẽ phải trợ cấp cho những đối tượng này.

Như vậy, phục hồi thành công doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản sẽ góp phần hạn chế những tác động tiêu cực nếu doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản,

đảm bảo được trật tự, kỷ cương trong xã hội.

Trang 32

Tiểu kết chương 1

Trong những năm trở lại đây, khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo theo sự đi xuống của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong nước Khái niệm phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dan trở nên phổ biến khi mà nền kinh tế đang có dấu hiệu hồi phục Tuy nhiên, cho đến nay, khái niệm pháp lý của thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản chưa từng được xuất hiện trong bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật về phá sản nào ở Việt Nam Chính vì thế, việc xác định vị trí cũng như phân biệt sự khác nhau trong phục hồi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản với phục hồi hồi doanh nghiệp thông thường có một ý nghĩa hết sức to lớn trong việc thực hiện mục đích của thủ tục này đối với doanh nghiệp Do đó, chương | của luận văn đã đi sâu phân tích một số van dé quan trọng sau:

1 Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm phục hồi, khái niệm phục hồi doanh nghiệp dưới góc độ kinh tế làm căn cứ cho việc nghiên cứu và đề xuất một khái niệm pháp lý về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.

2 Từ khái niệm thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, chương 1 đã triển khai được những đặc điểm pháp lý vốn có của thủ tục này Từ đó có được sự phân biệt giữa phục hồi

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản với tái

cấu trúc doanh nghiệp và tổ chức lại doanh nghiệp Sự khác nhau cơ bản của những hoạt động này là tái cấu trúc doanh nghiệp và tổ chức lại doanh

nghiệp do doanh nghiệp chủ động thực hiện còn phục hồi hoạt động kinh

doanh lại là thủ tục tư pháp, do một tòa án có thâm quyền tiễn hành theo

những quy định chặt chẽ của pháp luật phá sản.

3 Trong chương | này, người viết cũng đã có sự đầu tư, nghiên cứu, tìm hiểu về loại thủ tục phục hôi đối với những doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực đặc thù và cung cấp dịch vụ công nhằm nêu bật lên sự

khác nhau giữa thủ tục nay trong các doanh nghiệp khác nhau.

Trang 33

4 Tất cả những phân tích, đánh giá đó làm tiền đề để đưa ra được lý do, mục đích cốt lõi mà thủ tục phục hồi mang lại cho doanh nghiệp lâm vào tình

trạng phá sản.

Trang 34

Chuong 2

THUC TRANG PHAP LUAT VE PHUC HOI HOAT DONG KINH DOANH CUA DOANH NGHIỆP LAM VÀO TINH TRANG PHA SAN Ở VIỆT NAM 2.1 Điều kiện áp dung thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tinh trạng

phá sản

Không phải cứ có đơn yêu cầu mở thủ tục phục hồi thì doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản đều có thể được áp dụng thủ tục phục hồi Theo quy định tại Điều 68 Luật Phá sản Việt Nam, một doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn được áp dụng thủ tục phục hồi khi thỏa mãn các điều kiện sau:

“1 Tham phán ra quyết định áp dung thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sau khi Hội nghị chủ nợ lan thứ nhất thông qua Nghị quyết đông ý với các giải pháp tô chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu câu doanh nghiệp, hợp tác xã phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh

2 Trong thời han ba mươi ngày, ké từ ngày Hội nghị chủ nợ lan thứ nhất thông qua Nghị quyết, doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của mình và nộp cho Toà án; nếu thay can phải có thời gian dai hơn thì phải có văn bản đề nghị Tham phán gia

hạn Thời hạn gia hạn không quá ba mươi ngày.

Trong thời hạn nói trên, bất kỳ chủ nợ hoặc người nào nhận nghĩa vụ phục hôi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, họp tác xã déu có quyên xây dựng du thảo phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp, hợp tác xã và

nộp cho Toà án.”

Thứ nhất, thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vao tình trạng phá sản được áp dụng sau khi tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản.

Theo quy định của Luật Phá sản năm 2004, tòa an có vi trí trung tâm và giữ

vai trò quyết định trong mọi giai đoạn của tố tụng phá sản ở Việt Nam, trong đó có

Trang 35

giai đoạn phục hồi hoạt động kinh doanh Pháp luật về phá sản có nhiệm vụ bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ nợ, cho các doanh nghiệp bị mắc nợ, cho người lao động, đảm bảo trật tự an toàn xã hội và góp phần có hiệu quả vào việc cơ cấu lại nền kinh tế quốc dân Chính vi vậy, việc trao nhiều quyền hạn cho tòa án trong việc giải quyết phá sản kể từ khi thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố pha sản doanh nghiệp cho tới khi giải quyết xong mỗi quan hệ tài sản giữa chủ nợ và doanh nghiệp phá sản là phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa của nước ta.

Sau khi thụ lý đơn yêu cầu và ra quyết định mở các thủ tục phá sản, tòa án sẽ điều tra, xem xét tình trạng tài chính và khả năng phục hồi hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã dé quyết định áp dụng thủ tục nào cho phù hợp với tình hình của doanh nghiệp Đối với những doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng phục hồi hoặc không xây dung được phương án phục hồi, thâm phán sẽ áp dụng ngay thủ tục thanh lý tài sản (Điều 78, 80), thậm chí nếu xác định tài sản còn lại của doanh nghiệp không đủ dé thanh toán chi phí phá sản thì thâm phán có thé tuyên bố doanh nghiệp đó phá sản ngay (Điều 87) Thâm phán ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi được căn cứ trên cơ sở Nghị quyết của hội nghị chủ nợ đồng ý với các giải pháp tô chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ mà doanh nghiệp, hop tác xã đề xuất.

Đối với doanh nghiệp đặc biệt, các tô chức tín dụng và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, chứng khoán, do tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống kinh tế xã hội hoặc hết sức nhạy cảm do tính rủi ro cao bởi đặc thù của hoạt động đầu tư nên các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán được đặt ra rất sớm, ngay sau khi tòa án nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và được áp dụng trước khi có quyết định mở thủ tục phá sản Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tòa án thụ lý đơn phải thông báo cho các cơ quan có thâm quyền trực tiếp quản lý các doanh nghiệp nêu trên Cụ thé là : Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ, nếu là doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh, cơ yếu; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nếu là doanh nghiệp, hợp tác xã thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm, dich vụ công ích thiết yếu

Trang 36

do mình đặt hàng hoặc giao kế hoạch [4, Diéu6] ; Ngân hang nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng [6, Điều 12]; Bộ Tài chính trong trường hợp nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp tài chính khác do Bộ Tài chính cấp giấy phép, quyết định thành lập và hoạt động: Uy ban chứng khoán Nhà nước trong trường hợp nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp chứng khoán [5, Điều 7] Các cơ quan này có thẩm quyền xem xét và quyết định việc áp dụng hay không áp dụng biện pháp cần thiết dé phục hồi kha năng thanh toán và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt, tô chức tín dụng và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, chứng khoán Đây là các biện pháp phục hồi doanh nghiệp được tiến hành trước khi tòa án có thẩm quyền ra quyết định mở thủ tục phá san, do đó, các biện pháp phục hồi này không do hội nghị chủ nợ quyết định việc áp dung hay không áp dụng, đồng thời tòa án cũng không có thâm quyền ra quyết định áp dụng.

Thứ hai, hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch trả nợ cho các chủ nợ được đại

diện của doanh nghiệp trình bày tại hội nghị chủ nợ.

Theo quy định của Luật Phá sản năm 2004 thì chủ thể có thâm quyền quyết định áp dụng hay không áp dụng thủ tục phục hồi không phải chủ doanh nghiệp,

cũng không phải là tòa án mà chính là các chủ nợ Hội nghị chủ nợ chính là nơi xem

xét và quyết định số phận của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản Vì vậy,

điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp được áp dụng thủ tục phục hồi là: (i) Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất tổ chức thành công (hợp lệ).

Theo quy định tại Điều 65 Luật Phá sản năm 2004, hội nghị chủ nợ chỉ hợp lệ khi có đầy đủ các điều kiện sau: “quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bao đảm trở lên tham gia; Có sự tham gia của người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ quy định tại Điều 63 của Luật này.

(ii) - Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết đồng ý với các giải pháp tô chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ được đại diện của doanh nghiệp trình bày tại hội nghị

chủ nợ.

Trang 37

Thu tuc phuc hồi chính thức được thực hiện nếu hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp hoặc bat kỳ chủ nợ, người nhận nghĩa vụ phục hồi đệ trình.

Việc trao cho hội nghị chủ nợ thâm quyền quyết định áp dụng hay không áp dụng thủ tục phục hồi doanh nghiệp đã đây thời điểm áp dụng thủ tục phục hồi doanh nghiệp là khá muộn, tính nhanh chóng, kịp thời của việc áp dụng thủ tục phục hồi không được đảm bảo Bên cạnh đó, cơ sở pháp lý dé hội nghị chủ nợ quyết định áp dụng thủ tục phục hồi doanh nghiệp không được Luật Phá sản quy định.

Thứ ba, doanh nghiệp lâm vào tinh trạng phá sản phải xây dựng phương án

phục hồi hoạt động kinh doanh của mình va nộp cho toà an.

Theo đó, trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của mình và nộp cho toà án Nếu thấy cần phải có thời gian dài hơn thì doanh nghiệp phải có văn bản đề nghị thâm phán gia hạn với thời hạn gia hạn là không quá ba mươi ngày.

Trong thời hạn này, việc xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh là nghĩa vụ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản nhưng lại là quyền của bất kỳ chủ nợ hoặc người nào nhận nghĩa vụ phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh

Trong trường hợp doanh nghiệp không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn quy định thì tòa án ra quyết định chuyền từ thủ tục phục hồi sang áp dụng thủ tục thanh ly tài sản (Điều 80).

Có thé thay thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh không phải là thủ tục bắt buộc mà doanh nghiệp phải trải qua trong tiến trình tố tụng phá sản tại tòa án Tùy thuộc vào tình hình tài chính của doanh nghiệp và có sự chấp thuận của các chủ nợ tại hội nghị chủ nợ lần thứ nhất, thì tòa án mới có thể quyết định áp dụng thủ tục này Tuy nhiên, tư tưởng trên chưa được thê hiện rõ ràng trong các quy định liên

quan đến hội nghị chủ nợ, dẫn đến nhiêu cách lý giải khác nhau về việc thủ tục phục

Trang 38

hồi hoạt động kinh doanh là thủ tục bắt buộc hay không bắt buộc được áp dụng cho tiễn trình giải quyết phá sản doanh nghiệp.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 50 và khoản 1, Điều 61 Luật Phá sản năm 2004, trong thời hạn ba mươi ngày, ké từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phải tiến hành kiểm kê toàn bộ tài sản theo bảng kê chỉ tiết đã nộp cho toà án và xác định giá trị các tài sản đó Trường hợp việc kiểm kê tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản kết thúc trước ngày lập xong danh sách chủ nợ thì trong thời hạn ba mươi ngày, ké từ ngày lập xong danh sách chủ nợ, thầm phán phải triệu tập hội nghị chủ nợ Như vậy, theo quy định này việc triệu tập hội nghị chủ nợ là bắt buộc trước khi tòa án ra bất kỳ các

quyết định về việc áp dụng thủ tục phục hồi hoặc thanh toán hoặc tuyên bố doanh

nghiệp bị phá sản Theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 64 Luật Phá sản năm 2004, về nội dung hội nghị chủ nợ lần thứ nhất, thì nội dung bắt buộc mà doanh nghiệp phải trình bày tại hội nghị này là phương án, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, khả năng và thời hạn thanh toán nợ Đây là quy định mà nhiều ý kiến cho rằng thủ tục phục hồi luôn luôn là mục đích mà Luật Phá sản 2004 định hướng cho việc giải quyết phá sản Việc phục hồi doanh nghiệp thành công có ý nghĩa

quan trọng không chỉ cho doanh nghiệp, mà còn cả với chủ nợ, người lao động và

cả nền kinh tế Tuy nhiên sẽ là duy ý chí, nếu áp dụng việc phục hồi doanh nghiệp cho mọi trường hợp doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản mà không quan tâm đến

tình trạng tài chính của doanh nghiệp, ý chí, nguyện vọng của doanh nghiệp và chủ

nợ cũng như môi trường kinh doanh Bởi lẽ chỉ khi mong muốn doanh nghiệp được cứu van chủ doanh nghiệp mới có thé đưa ra kế hoạch phục hồi phù hợp, hiệu quả Trên thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp, trong quá trình giải quyết việc phá sản, doanh nghiệp đã không đề xuất phương án, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, khả năng và thời hạn thanh toán nợ dé trình bày tại hội nghị chủ nợ lần thứ nhất Điều này đã gây lúng túng cho hội nghị chủ nợ và thâm phán phục trách việc giải quyết việc phá sản vì không thuộc các trường hợp quy định về điều kiện hợp lệ của hội nghị chủ nợ hoặc phải hoãn hội nghị chủ nợ hoặc đình chỉ tiễn hành thủ tục phá sản quy định tại các Điều 65, 66 và 67 Luật Phá sản hiện hành.

Trang 39

2.2 Chủ thé thực hiện thi tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trang phá san

2.2.1 Doanh nghiép lam vao tinh trang pha san

Một trong những xu hướng vận động của pháp luật phá sản trên thế giới là tính ngày càng được mở rộng phạm vi áp dụng của Luật Phá sản Khi mới xuất hiện, thủ tục phá san chỉ được áp dung cho các thương nhân (pháp nhân, thé nhân có đăng ký kinh doanh hành nghé thương mại) khi họ không trả được các món nợ thương mại đến hạn Sau này, cùng với viéc dé cao các quyền dân sự, nhất là các quyên tài sản của chủ sở hữu, nhà làm luật của các nước đã không chỉ bó hẹp phạm vi áp dụng của Luật Phá sản đối với các thương nhân Chính vì vậy, ngày nay Luật Phá sản của hầu hết các nước đều áp dụng cho tất cả các con nợ, không phân biệt họ

là ai (là cá nhân hay pháp nhân, là thương nhân hay không phải thương nhân) và

tính chat của nợ không trả được là gì (là nợ thương mại hay nợ dan sự) [14, tr.235] Vi dụ: ở Latvia, thủ tục phá sản được áp dụng đối với các doanh nghiệp (khái niệm doanh nghiệp được hiéu theo nghĩa rộng, bao gồm tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh) Trước năm 2002, theo hai đạo luật phá sản của Nga là Luật Mất khả năng thanh toán (Phá sản) Xí nghiệp năm 1991 và Luật Mất khả năng thanh toán (Phá sản) năm 1998 thì việc phá sản cũng chỉ áp dụng cho các tổ chức kinh tế có tư cách

pháp nhân và các cá nhân kinh doanh mà thôi Tuy nhiên, ngày 27/9/2002, Duma

Quốc gia Nga (Quốc hội) đã ban hành và ngày 16/10/2002, Hội đồng Liên bang (tức Thượng Viện) Nga đã đồng ý thông qua Luật Mat kha năng thanh toán (Phá sản) mới, theo đó, tại khoản 2 Điều 1 Luật này đã quy định rằng, Luật này áp dụng cho tat cả pháp nhân trừ các cơ quan nhà nước, các đảng phái chính trị và tổ chức tôn giáo Nhu vậy, phạm vi áp dụng cua thủ tục phá sản ở Nga đã được mở rộng ra cả các cá nhân tiêu dùng va đã dành hắn một chương là Chương X dé quy định về việc phá sản đối với chủ thé này [15, tr.126].

Khác với pháp luật phá sản của nhiêu nước, đôi tượng của việc tiên hành thủ

tục phá sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp.

Trang 40

Điều 2 Luật Phá sản năm 2004 xác định : “Luật này áp dụng đối với doanh

nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gọi chunglà hợp tác xã) được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.” Như vậy,

đối tượng của việc tiễn hành thủ tục phá sản chỉ là các chủ thé kinh doanh gọi là doanh nghiệp mà không bao gồm cá nhân, hộ kinh doanh cá thé hay bất cứ chủ thé

nào khác.

Có thê thấy phạm vi áp dụng của Luật Phá sản ở các nước khác nhau được quy định là khác nhau Lý do của sự quy định khác nhau này thì có nhiều, nhưng cơ bản nhất là do điều kiện kinh tế - xã hội và năng lực hoạt động của toà án ở các nước là không giống nhau Những nước mà ở đó kinh tế kém phát triển, kinh nghiệm giải quyết phá sản chưa nhiều, văn hoá pháp lý của các nhà kinh doanh chưa cao, bộ máy toà án chưa đủ tầm về con người và trang thiết bị làm việc thì chắc chắn sẽ không thê mở rộng phạm vi áp dụng của Luật Phá sản như ở các nước

tiên tiên.

Luật Phá sản năm 2004 đã có cách tiếp cận tiến bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế trong quy định về địa vị pháp lý của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản Theo đó, Luật Phá sản bên cạnh việc bảo vệ quyên lợi chính đáng của các chủ nợ thì đã chú trọng đến việc tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp mac nợ khắc phục các khó khăn về tài chính, thoát khỏi tình trạng phá sản dé trở lại hoạt động bình thường Điều này có thé thay qua việc pháp luật quy định các quyền cũng như nghĩa vụ cho doanh nghiệp mắc nợ trong quá trình giải quyết phá sản Cụ thể là:

Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có các quyền cơ bản như sau: quyền được tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh sau khi mở thủ tục pha sản (Điều 30); quyền tham gia hội nghị chủ nợ và đề xuất phương án tô chức lại hoạt động kinh doanh (Điều 64,65); xây dựng phương án phục hồi kinh doanh để trình ra hội nghị chủ nợ xem xét, thông qua ( Điều 68); thực hiện phương án phục hồi

hoạt động kinh doanh sau khi hội nghị chủ nợ thông qua và được tòa án công nhận

(Điều 73).

Ngày đăng: 29/04/2024, 14:37

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan