Mục đích và phương pháp nghiên cứu: Mục đích của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ theo pháp luật phá sản. Đồng thời tìm hiểu về thực trạng pháp luật phá sản Việt Nam về phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Từ đó đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật phá sản Việt Nam về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu để thực hiện luận văn này bao gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, so sánh và đánh giá,… Kết quả nghiên cứu: Luận văn gồm 3 chương Chương 1: Luận văn đã làm rõ khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa về phá sản, về phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ. Chương 2: Từ thực tiễn áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này cho thấy một số hạn chế, bất cập cần được bổ sung, hoàn thiện trong thời gian tới. Luận văn đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về thủ tục phá sản ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Thanh Hóa nói riêng, đồng thời cũng chỉ ra được những hạn chế khiến cho việc áp dụng pháp luật phá sản chưa đạt hiệu quả như mong muốn, làm cơ sở cho các giải pháp hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này trong Chương 3 của luận văn. Chương 3: Luận văn đã phân tích sâu từ những tồn tại trong thực trạng áp dụng pháp luật về thủ tục phá sản ở tỉnh Thanh Hóa, từ đó đưa ra một số Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật phá sản Việt Nam về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ tại Tòa án nhân dân nói chung cũng như đối với Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa nói riêng trong thời gian tới.