1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật từ thực tiễn thực hiện tại thị xã sa pa, tỉnh lào cai

87 17 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật từ thực tiễn thực hiện tại thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai và đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật. Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong triết học Mác Lênin; phương pháp thu thập thông tin, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp diễn dịch, quy nạp, thống kê, so sánh… để hoàn thiện luận văn. Trên cơ sở phân tích, đánh giá một số vấn đề liên quan đến trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật từ thực tiễn thực hiện tại thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai, luận văn đưa ra một số giải pháp định hướng hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trợ giúp xã hội trên địa bàn. Luận văn đã giải quyết được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật theo pháp luật Việt Nam từ thực tế tại thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai. Từ đó, có những đề xuất điều chỉnh về chính sách pháp luật và các cơ chế khác có liên quan đến trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật cho phù hợp với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trang 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

NKT : Người khuyết tật

LĐTBXH : Lao động — Thương binh và xã hội ILO : Tổ chức lao động quốc tế

MTTQ : Mặt trận tổ quốc

LHQ : Liên hợp quốc

Trang 3

MỤC LỤC

1 Tính cấp thiết của đề bài

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5 Phương pháp luận và phạm vi nghiên cứu:

6 Ý nghĩa của luận văn 6

7 Bố cục của đề tài 7

CHUONG 1: MOT SO VAN DE LY LUAN VE TRO GIUP XA HOI DOI VOI KHUYET TAT VA PHAP LUAT VE TRO GIUP XÃ HOI DOI VOI NGƯỜI KHUYÉT TẬT

1.1 Những vấn đề lý luận về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật 8 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của người khuyết t 1.1.2 Khái niệm trợ giúp xã hội đối với người khuyế tội

1.1.3 Ý nghĩa trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật 1.2 Pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tậi

1.2.1 Khái niệm pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết ta

1.2.2 Nguyên tắc pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tội

1.2.3 Nội dung pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật 21

1.3 Vai trò pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÈ TRỢ GIÚP XA HOI DOI VOI NGUOI KHUYET TAT VA THUC TIEN THI HANH

TAI THI XA SA PA - TINH LAO CAI 28

Trang 4

2.1.1 Về dối trợng người khuyết tật được hưởng trợ giúp xã hội 2.1.2 Về chế độ hưởng trợ giúp xã hội của người khuyết tật

2.1.3 Về trình tự, thủ tục hưởng trợ giúp xã hội của người khuyết tật 2.1.4 Tai chính và tổ chức thực hiện trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật

40

2.2 Thực tiễn thi hành pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật

tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai: 2.2.1 Về kết quả đạt được 2.2.2 Về hạn chế 49 2.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3: MỌT SÓ KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUÁ PHÁP LUẬT VÈ TRỢ GIÚP XÃ HỘI DOI VOI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỪ THỰC TIÊN TẠI THỊ XÃ SA PA - TỈNH LÀO CAI 55 3.1 Yêu cầu đặt ra cho việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật 3.2 Một số

ến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về trợ giúp xã hội người khuyết tật 59

3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật từ thực tiễn tại thị xã Sa Pa - tỉnh Lào Cai 64

KÉT LUẬN CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN

Trang 5

MO DAU 1 Tính cấp thiết của đề b Tuy không phải là quốc gia đầu tiên đề ra các vấn đề về quyền cơ bản của

con người, nhưng Việt Nam là một trong số ít các quốc gia sớm tiếp cận về quyền con người, đồng thời có nhiều nỗ lực để đạt được những kết quả tích cực

trong việc đảm bảo quyền con người Có thể nói, đù còn nhiều thách thức, Việt

Nam luôn nỗ lực để người dân ngày càng được thụ hưởng tốt hơn quyền con người và thành quả của công cuộc phát triển đất nước

Khẳng định về quyền con người, mở đầu Tuyên ngôn Độc lập khai sinh

nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

trích dẫn hai đoạn văn bắt hủ trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1789 Tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng

định: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đăng, dân tộc nào cũng có

quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên sự phát triển quyền tự nhiên của con người đến quyền độc lập, tự do của dân tộc; khẳng định sự thống nhất biện chứng giữa quyền dân tộc và quyền con người với tư duy pháp lý của nhân loại tiễn bộ, không xa lạ với những

chân lý phổ biến đã được coi là thành quả văn minh của loài người Nói cách

khác, thông qua khẳng định các giá trị của một dân tộc là quyền bình đẳng,

quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nhắn mạnh quyền con người chỉ thực sự được bảo đảm khi gắn liền với quyền độc lập,

tự do của dân tộc

Qua nhiều lần xây dựng, sửa đổi Hiến pháp, từ các bản Hiến pháp 1946,

Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 đến Hiến pháp 2013 luôn giữ

một va

lề căn cốt là hiến định các quyền con người và quyền công dân Đặc biệt, việc thông qua bản Hiến pháp này đánh dấu bước tiến quan trọng của Việt Nam trong nhận thức về quyền con người cũng như trách nhiệm của các tô chức, cá nhân trong việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân trên tất cả các lĩnh vực

Cụ thể, Hiến pháp 2013 khẳng định nguyên tắc chung về quyền con

Trang 6

hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật;

Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật

trong các trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; Quyền công dân không

tách rời nghĩa vụ công dân; Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người

khác; Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; Mọi người đều

bình đẳng trước pháp luật Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị,

dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội

Vậy bảo đảm quyên con người là nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta,

trong đó điểm nhắn quan trọng là “Moi người đều bình đẳng trước pháp luật

Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa,

xã hội” (Điều 16 Hiến pháp năm 2013), [27] Đối với những người khuyết tật, với tư cách là những người dễ bị tổn thương, chịu nhiều thiệt thòi trong đời sống

xã hội, thì họ không chỉ cần được bảo đảm quyền bình đẳng trong tiếp cận, thực hiện các quyền về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của mình mà còn cần có sự

trợ giúp từ xã hội, cộng đồng Vì vậy, trong thời gian qua, thực hiện các cam kết quốc tế về bảo đảm quyền con người, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều định

hướng, chính sách, pháp luật về người khuyết tật, đặc biệt là với vai trò chủ đạo

của Nhà nước, hoạt động trợ giúp người khuyết tật đã có những chuyển biến tích cực không chỉ với chính những người khuyết tật mà còn về nhận thức của xã hội,

giúp cho người khuyết tật khắc phục khó khăn, sự mặc cảm để tự tin, phát huy năng lực và hòa nhập tích cực hơn vào các hoạt động trong đời sống xãhội

Ở địa bàn thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, dựa trên cơ sở các quyết định, kế hoạch của tỉnh, Sở

LĐTB&XH Lào Cai, Phòng LĐTB&XH thị xã Sa Pa đã phối hợp với các cơ

quan chun mơn, đồn thể xây dựng các văn bản, kế hoạch, chương trình để

tổ chức triển khai thực hiện các chính sách pháp luật về Trợ giúp xã hội đối

với người khuyết tật trên địa bàn thị xã và đã có những chuyền biến tích cực

Hoạt động trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật đã thu hút sự quan tâm,

phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân

Trang 7

cư, từng bước giảm dần những rào cản, cải thiện một bước việc đáp ứng các nhu cầu, quyền lợi của người khuyết tật, tạo động lực đẻ họ phát huy năng lực,

vươn lên hòa nhập với xã hội Tuy nhiên, bên cạnh những kết quảđãđạt được

công tác trợ giúp người khuyết tật vẫn còn một số khó khăn, bắt cập như: Nhiều thôn thuộc các xã còn cách xa Trung tâm giao thông chưa thuận tiện gây khó khăn cho việc đi lại và tiếp cận thông tin,nhiềungười khuyết tật là người

dân tộc thiểu số còn chưa tiếp cận đầy đủ được với các chính sách trợ giúp, ưu đãi của Nhà nước về y tế, giáo dục, dạy nghề, việc làm, thậm chí có nhiều

người còn không biết tiếng phổ thông vì thiếu những thông tin liên quan; đời

sống của nhiều người khuyết tật còn gặp khó khăn, thuộc hộ nghèo; một bộ

phận cán bộ, công chức và người đân còn chưa nhận thức đây đủ về vấn đề

người khuyết tật, xem công tác người khuyết tật thuộc trách nhiệm của ngành

Lao động -Thương binh và Xã hội, xem việc trợ giúp người khuyết tật chỉ là

hoạt động từ thiện, nhân đạo từ cộng đồng; cơ sở vật chất tại các cơ sở trợ giúp người khuyết tật còn thiếu thốn, nhất là trang thiết bị y tế phục hồi chức năng phù hợp cho người khuyết tật, thiêu các dịch vụ trị liệu tâm lý

Thực trạng trên đòi hỏi phải có những phương hướng, giải pháp đề khắc

phục tồn tại, khó khăn và nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp xã hội cho

người khuyết tật, góp phần vào việc bảo đảm quyền của người khuyết tật và

thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Sa Pa Vì lý do

trên, tôi chọn đề tài “Pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật từ

thực tiễn thực hiện tại thị xã Sa Pa - tỉnh Lào Cai” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:

Mỗi một đề tài đều có cách thức, phương thức, góc độ tiếp cận khác

nhau, liên quan đến vấn đề pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật cũng vậy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến và có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sauđây:

Trang 8

- “Pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật Từ thực tiễn tại

thành phố Hà Nội” của tác giả Phạm Thị Trang, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, 2016

- “Pháp luật về quyền của người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay”, Nxb

Tư pháp của tác giảNguyễn Thị Báo (201 1),

- "Quyền con người và người tàn tật” của tác giả Vũ Ngọc Bình, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội,201 1

- “Pháp luật về bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật tại Việt Nam -

Thực tiễn và một số kiến nghị ” của tác giả Nguyễn Hiền Phương đăng trên Tap

chí Luật học năm2013

- “Quyên của người khuyết tật trong Luật nhân quyên Quốc tế và Pháp

luật Việt Nam”, của tác giả Nguyễn Thị Bảy, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội

- "Quyền con người và người tàn tật” của tác giả Vũ Ngọc Bình, Nxb

Lao động - Xã hội, Hà Nội,2011

- “Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động dưới góc độ pháp luật lao

động” của tác giả Đỗ Minh Nghĩa, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học

Luật Hà Nội, 2012

- “Pháp luật về việc làm cho người khuyết tật”, của tác giả Hồ Thị

Trâm, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2013 ~ “Thực trạng an sinh xã hội ở Việt Nam và phương hướng hoàn thiện ”

của tác giả Lê Thị Hoài Thu đăng trên trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật năm 2014

- “Thực trạng công tác dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật và một số nhiệm vụ thời gian tới” của tắc giả Hồng Phượng đăng trên Tạp chí Lao động và Xã hội năm 2014

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu

Mục đích của Luận văn là nghiên cứu một cách có thống các vấn đề

lý luận để làm rõ, sáng tỏ pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật

Trang 9

nhất để thấy được rõ những kết quả đã đạt được trong quá trình thực hiện pháp

luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn thị xã Sa Pa thời

gian vừa qua

Nhiém vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra của Luận văn là:

Nghiên cứu một số vấn dé ly luận về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật và pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở Việt Nam

Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người

khuyết tật trên địa bàn thị xã Sa Pa - tỉnh Lào Cai

Đưa ra và đánh giá một số chương trình tiêu biểu nhất về việc thực hiện chính sách xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn thị xã Sa Pa - tỉnh Lào

Cai

Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp đề việc thực hiện các chính sách pháp

luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyét tật trên địa bàn thị xã Sa Pa - tỉnh Lào Cai ngày một tốt hơn và đạt hiệu quả cao

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối trợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn thực

hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn thị xã Sa

Pa - tỉnh Lào Cai

Thứ nhất, những vấn đề lý luận về trợ giúp xã hội và pháp luật về trợ giúp

đối với người khuyết tật Luận văn tập trung nghiên cứu khái niệm, đặc điểm của người khuyết tật; khái niệm, đặc điểm của trợ giúp xã hội người khuyết tật; lý

luận về pháp luật trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật

Thứ hai, nghiên cứu thực tiễn thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn thị xã Sa Pa - tỉnh Lào Cai

Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung pháp luật về trợ giúp xã

đối với người khuyết tật gồm: trợ giúp xã hội thường xuyên, trợ giúp xã hội xuất, chế độ hỗ trợ chăm sóc thường xuyên đối; Thực trạng pháp luật về trợ giúp

xã hội đối với người khuyết tật cũng như việc trợ giúp, hỗ trợ, tạo điều kiện cho

Trang 10

nghề và việc làm và một số hoạt động thiết thực khác Đồng thời luận văn đưa ra

đánh giá, nhận xét, thực trạng áp dụng pháp luật về trợ giúp xã từ thực tiễn

tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của nó từ

đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật vê trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Lào Cai

5 Phương pháp luận và phạm vi nghiên cứu:

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Pháp luật của nhà nước ta về trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật nhằm đảm bảo

tính khoa học và tính thực tiễn của đề tài

Đê đạt được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận văn còn sử

dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thê sau đây:

- Phương pháp thu thập đữ liệu: Luận văn chủ yếu sử dụng số liệu từ báo cáo các năm của Phòng lao động - Thương binh và xã hội thị xã Sa Pa để phân tích, đánh giá một cách chính xác, hiệu quả nhắt

- Phương pháp xử lý, kiểm tra số liệu: Việc xử lý, kiểm tra số liệu được

thực hiện bằng máy tính và các báo cáo tổng hợp của Phòng lao động - thương

binh và xã hội gửi UBND thị xã Sa Pa, UBND tỉnh Lào Cai

- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng chủ yếu tại Chương 1 để nêu và phân tích cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu, từ đó khái quáthóa

thành những luận điểm, quan điểm làm cơ sở cho việc nghiên cứu các nội

dung khác trong luậnvăn

- Phương pháp phân tích, so sánh được áp dụng nhằm làm rõ những nội dung của Chương 2 Đây là chương đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về

trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật và đặc biệt việc đưa ra phân tích những ví dụ cụ thể cũng như những kết quả nổi trội đã đạt được trên địa bàn để

từ đó nhận diện những ưu điểm, hạn chế và đề xuất các giải pháp ở Chương3 - Phương pháp phân tích, chứng minh được sử dụng chủ yêu ở Chương

3 nhằm làm rõ những yêu cầu, giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về trợ

giúp xã hội đối với người khuyết tật nói chung, trên địa bàn thị xã Sa Pa nói riêng

Trang 11

Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống, cơ sở lý luận về thực tiễn

thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên đại bàn thị xã

Sa Pa, tỉnh Lào Cai và đã có những đóng góp thiết thực sau đây:

- Luan văn góp phần làm sáng tỏ lý luận pháp luật về trợ giúp xã hội đối

với người khuyết tật

~ Luận văn làm rỡ thực trạng về việc áp dụng pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật cũng như thực tiễn thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai

~ Luận văn đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật nói chung và trên địa bàn thị xã Sa Pa - tỉnh Lào Cai nói riêng trong thời giantới

7 Bố cục của đề tài:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội

dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Một số vẫn đề lý luận về trợ giúp xã hội đối với người

khuyết tật và pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật

Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người

khuyết tật và thực tiễn thi hành tại thị xã Sa Pa - tỉnh Lào Cai

Trang 12

CHƯƠNG 1: MỘT SÓ VÁN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ TRỢ GIÚP XÃ HỘI DOI VỚI KHUYẾT TẬT VÀ PHÁP LUẬT VÈ TRỢ GIÚP XÃ HOI DOI VOI

NGUOI KHUYET TAT

1.1 Những vấn đề lý luận về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật 1.11 Khái niệm, đặc điểm của người khuyết tật

Khái niệm người khuyết tật:

Người khuyết tật hiện đang là một khái niệm gây rất nhiều tranh cãi ở các

quốc gia và cho đến nay vẫn chưa có khái niệm thống nhất về người khuyết

áp dụng chung cho các nước Giữa các quốc gia có sự khác nhau về quan điểm khuyết tật, những quy định liên quan tới tình trạng và mức độ khuyết tật, cũng như cách sử dụng từ ngữ diễn tả Hiện nay có hai luồng quan điểm chính về

người khuyết tật song song cùng tồn tại đó là quan điểm khuyết tật cá nhân và

quan điểm khuyết tật xã hội

Quan điểm khuyết tật cá nhân hay quan điểm khuyết tật dưới góc độ y học

cho rằng khuyết tật là hạn chế ở cá nhân, ở chính con người đó mà hầu như

không quan tâm tới các yếu tố xã Ở góc độ này, bản thân người khuyết tật là họ có vấn đề, họ cần được chữa trị để trở thành bình thường Theo phân loại của

tổ chức y tế thế giới có ba mức độ suy giảm là: khiếm khuyết, khuyết tật và tàn

tật Khiếm khuyết chỉ đến sự mất mát hoặc không bình thường của cấu trúc co thể liên quan đến tâm lý hoặc và sinh lý Khuyết tật chỉ đến sự giảm thiểu chức

năng hoạt động, là hậu quả của sự khiếm khuyết Còn tàn tật đề cập đến tình thế

bắt lợi hoặc thiệt thòi của người mang khiếm khuyết do tác động của môi trường xung quanh lên tình trạng khuyết tật của họ Với quan điểm này, tác giả cho rằng nếu coi người khuyết tật do hạn chế cá nhân ở họ thì sẽ không nhận thấy ảnh

hưởng của xã hội đối với tình trạng khiếm khuyết của người khuyết tât nên đôi

khi không chú trọng đối với các biện pháp xã hội như cải tổ chính sách, xóa bỏ rào cản xã hội, phúc lợi xã hội

Cạnh đó trên thế giới tồn tại quan điểm khuyết tật theo mô hình xã hội,

những người khuyết tật được nhìn nhận là hệ quả bị xã hội loại trừ và phân biệt

Chính xã hội không tốt nên người khuyết tật phải đối mặt với một số sự phân

Trang 13

quan tâm nhiều đến vấn đề xã hội nhưng lại ít quan tâm tới cá nhân người khuyết tật dẫn đến việc không coi trọng đầu tư, phát triển, cải thiện, phục hồi chức năng,

vật lý trị liệu đối với bản thân người khuyết tật

Theo quan điểm của tác giả, cần có sự kết hợp hai quan điểm về người

khuyết tật trên Bởi lẽ người khuyết tật cũng chính là một tế bào trong xã hội khi

coi trọng người khuyết tật cũng là coi trọng đến vấn đề xã hội Chính sách đối

với cá nhân luôn gắn kết với chính sách đối với xã hội do đó việc kết hợp hai

luồng quan điểm trên sẽ giúp người khuyết tật được hiểu đúng, đầy đủ và đảm

bảo quyền lợi tốt hơn trong xã hội

Từ cách nhìn nhận khác nhau về người khuyết tật cùng với đặc trưng về tình hình kinh tế, xã hội, lịch sử mà các quốc gia có những quy định khác nhau

về định nghĩa người khuyết tật Dưới góc độ khuyết tật cá nhân, Luật nước Cộng

hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa có quy định về bảo vệ người khuyết tật năm

1990 có ghi nhận: “Người khuyết tật là một trong những người bị bắt thường,

mat mát của một cơ quan nhất định hoặc chức năng, tâm lý hay sinh học ”!

hay tại Luật người khuyết tật Án Độ năm 1995 có định nghĩa khuyết tật bao gồm

những tình trạng bị mù, nghe kém, lành bệnh phong, thị lực kém, suy giảm khả năng vận động, chậm phát triển trí óc ”

Dưới góc độ khuyết tật xã hội, khoản 1 Điều 1 Công ước số 159 ILO về

phục hồi chức năng lao động, việc làm của người khuyết tật năm 1983 có quy định: “Người khuyết tật dùng để chỉ một cá nhân mà khả năng có một việc làm

phù hợp, trụ lâu dài với công việc đó và thăng tiến với nó bị giảm sút đáng kể do

hậu quả của một khiếm khuyết về thể chất và tâm thân được thừa nhận ” Điều 1

Công ước về quyền người khuyết tật của Liên hợp quốc năm 2006 quy định:

“Người khuyết tật bao gồm những người có khiếm khuyết lâu dài về thê chất,

tâm thân, trí tuệ hoặc giác quan mà khi tương tác với những rào cản khác nhau

có thể phương hại đến sự tham gia hữu hiệu và trọn vẹn của họ vào xã hội trên

cơ sở bình đẳng với những người khác ”

Như vậy, dù có ảnh hưởng quan điểm khuyết tật cá nhân hay khuyết tật

theo mô hình xã hội, thì khi định nghĩa về người khuyết tật phải phản ánh thực tế

đó có gặp rào cản do yếu tố xã

người khuyết ta ội, môi trường hoặc con người

! Luật bảo vệ người khuyết tật năm 1990 của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa

? Luật người khuyết tật Án Độ năm 1995 -

Trang 14

khi tham gia hoạt động kinh tế, chính trị xã hội đồng thời phải đảm bảo được

quyền và trách nhiệm tham gia quan hệ xã hội như các chủ thể khác Tác giả

đồng quan điểm về định nghĩa người khuyết tật được nêu tại Giáo trình Luật người khuyết tật Việt Nam của tập thể tác giả Trường Đại học Luật Hà Nội: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc

bị suy giảm chức năng dẫn đến những hạn chế đáng kể và lâu dài trong việc

tham gia của người khuyết tật vào hoạt động xã hội trên cơ sở bình đẳng với

những chủ thể khác ”.*

Đặc điểm người khuyết tật:

Người khuyết tật trước hết là những con người nên họ mang những đặc

điểm chung về mặt kinh tế - xã hội, đặc điểm tâm sinh lý như mọi người khác trong xã hội Tuy nhiên, với những đặc điểm riêng về từng dạng khuyết tật nên

nhóm người khuyết tật nói chung lại có những nét đặc thù so với nhóm người

không khuyết tật và mỗi nhóm người khuyết tật dạng này lại có nét đặc thù

tương đối so với nhóm người khuyết tật dạng khác Về phương diện pháp lý, làm

rõ các đặc điểm của người khuyết tật là một trong những cơ sở, căn cứ khoa học tác động đến việc quy định, ban hành, thực thi, áp dụng pháp luật và chính sách

với người khuyết tật

Về góc độ người khuyết tật dưới góc độ dạng tật, người khuyết tật là

người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận co - Nhìn chung, dưới góc độ nay người khuyế tật có thể bị khiếm khuyết như chân, tay, tai, mặt mũi do

vậy khiếm khuyêt các bộ phận cơ thể khác nhau sẽ tạo nên một dạng voi những đặc điểm đặc thù Các dang khuyết tật phổ biến như sau: khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần;

khuyết tật trí tuệ; khuyết tật khác

Khuyết tật vận động: là tình trạng giảm hoặc mắt chức năng cử động đầu,

cổ, chân, tay, thân hình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển khiến cho lao

động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn

Khuyết tật nghe, nói: là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói

hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói

Trang 15

Khuyết tật nhìn: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận

ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường

Khuyết tật thần kinh, tâm thần: là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm

xúc, kiểm sơát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường

Khuyết tật trí tuệ: là tình trạng giảm hoặc mắt khả năng nhận thức, tu duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ phân tích về sự vật, hiện

tượng, giải quyết sự việc

Khuyết tật khác: là các tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể

khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường

hợp nêu trên

Người khuyết tật dưới góc độ kinh té - xã hội có đặc điểm: Người khuyết

tật hạn chế đáng kế và lâu dài trong việc tham gia của người khuyết tật vào hoạt

động xã hội ŸTrước hết người khuyết tật là nhóm cư dan đặc biệt phải chịu t

thoi về mặt kinh tế - xã hội và nhân khâu học: Những gia đình có người khuyết

tật có xu hướng hoặc là thiếu nhân lực lao động (vì vậy có năng lực sản xuất

thấp) hoặc có quá nhiều người sống phụ thuộc (gánh nặng về kinh tế) Học vấn của các thành viên trong những gia đình người khuyết tật thường không cao (chất lượng lao động thấp) Nhiều chủ hộ gia đình lại chính là người khuyết tật có sức khỏe yếu Tài sản của gia đình người khuyết tật thường nghèo nàn, thu

nhập ở mức thấp — VÌ Vậy, điều kiện sống và sinh hoạt là không tốt, ảnh hưởng

xấu đến cuộc sống, sức khỏe, phúc lợi của các thành viên trong gia đình Ngoài

ra, người khuyết tật từ 15 tuổi trở lên rất khó có việc làm, hầu hết người khuyết tật hoặc chưa bao giờ đi làm hoặc đã từng đi làm nhưng lại bị thất nghiệp

Từ khía cạnh hoạt động xã hội, xuất phát từ những đặc thù từ tâm lý,

người khuyết tật bị xếp vào đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong nhóm những người tốn thương, là những người yếu thế trong xã hội, họ tham gia hoạt động xã

hội rất hạn chế khuyết tật là nguyên nhân chính gây ra nhiều khó khăn cho họ

trong việc tham gia các hoạt động xã hội Những khó khăn càng trở nên trầm trọng hơn do thái độ tiêu cực của cộng đồng đối với người khuyết tật

* Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình luật an sinh xã hội, Nxb Tư Pháp, Hà Nội

Trang 16

Như vậy có thể nói sụ khiếm khuyết bộ phận cơ thể là phần nào đo

nguyên nhân dẫn đến những khó khăn mà người khuyết tật gặp phải trong quá trình tham gia các hoạt động xã hội, hòa nhập cộng đồng

1.1.2 Khái niệm trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật

Trợ giúp xã hội là một yêu cầu khách quan trong đời sống xã hội của nhiều nước trên thế giới và đã xuất hiện từ rất lâu Mọi người đều có nguy cơ

phải đối mặt với rủi ro tự nhiên (bão, lũ lụt, hạn hán ), rủi ro môi trường (ô nhiễm), Tủi ro sức khỏe (ốm đau, bệnh tật), rủi ro vòng đời (tudi già), rủi ro kinh tế (tai nạn giao thông, tai nạn lao động, nghèo đói ), rủi ro xã hội (chiến tranh,

thay đổi đề chế) Những rủi ro này ảnh hưởng tới cuộc sóng của một bộ phận dân

cư, cuộc sông của họ bị đe dọa, hạn chế hoặc bị đây ra bên lề của sự phát triển và phải nhờ cần đến sự giúp đỡ của cộng đồng, của xã hội Nếu không có sự trợ

giúp họ có thể rơi vào sự bần cùng và nghèo đói Điều 25 của Tuyên ngôn về nhân quyền (1984) nêu rõ rằng:

"Tat ca moi người đều có quyên được hưởng một sức sóng đây đủ về sức khỏe và phúc lợi cho bản thân người đó và gia đình, bao gồm lương thực, quân

áo, nhà ở, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội cân thiết, có quyền được hưởng

chế độ an sinh trong trường hợp không có việc làm, đau ôm, tàn tật, góa bụa, tuổi già hoặc thiếu sinh kế trong những hoàn cảnh vượt ngoài tầm kiểm soát của minh"

Trợ giúp xã hội có thể được tiếp cận dưới các góc độ, quan điểm, phạm vi khác nhau nên cũng có những khái niệm khác nhau đê

nội dung này Dưới góc độ kinh tế, có thể hiểu trợ giúp xã hội là những biện pháp, công

cụ thực hiện mục đích bảo vệ cuộc sông của con người, đặc biệt là những người

khó khăn, yếu thế cần sự giúp đỡ, hỗ trợ Những biện pháp sẽ giúp giảm thiểu đói nghèo, giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương đầu và kiềm chế được nguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính đễ bị tổn thương và những bấp bênh về thu nhập cho những đối tượng yếu thế trong xã hội, [14,tr.19]

Dưới góc độ đảm bảo quyền con người gắn liền với đảm bảo mức sống

Tổ chức Lao động Quốc tế được thành lập năm 1919, được viết tắt ILO Lúc mới

° Nguyễn Đức Hoang (2013), Chế độ bảo trợ xã người khuyết tật, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học luật Hà

Trang 17

thành lập, ILO là tổ chức tự trị liên kết với Hội Quốc Liên.Năm 1946, ILO ký Hiệp định quy định mối quan hệ với Liên hợp quốc (LHQ) và trở thành tổ chức

chuyên môn đầu tiên của LHQ được thành lập nhằm mục tiêu thúc đây công

bằng xã hội và bảo vệ các quyền lao động và quyền con người ILO xây dựng các tiêu chuẩn lao động quốc tế thông qua hình thức các Công ước và Nghị quyết trong đó quy định các tiêu chuẩn tối thiêu về quyền của người lao động (ví

dụ quyền tự do lập hội, quyền được tô chức và thương lượng tập thể, quyền xoá

bỏ lao động cưỡng bức, không bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc và trong việc

lam vv ) theo Tổ chức lao động quốc tế thì trợ giúp xã hội là“ sự đửm bảo thực hiện quyên con người được sống trong hòa bình, tự do làm ăn, cư trú, được bảo vệ trước pháp luật, được làm việc và nghỉ ngơi, được chăm sóc y tế

và bảo vệ thu nhập ””, [14,tr.20]

Từ nhiều năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ

chức thực hiện các chính sách xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, ôn định chính trị - xã hội, thẻ hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta Hiện nay, trợ giúp xã hội là một khái niệm khá mới mẻ và có nhiều cách tiếp cận khác nhau

Nếu tiếp cận ở phạm vi rộng, trợ giúp xã hội không chỉ dừng lại ở việc

hỗ trợ tài chính mà còn được hiểu là hệ thống các chính sách, chế độ, hoạt

động của chính quyền nhà nước các cấp và hoạt động của cộng đồng xã hội dưới các hình thức và biện pháp khác nhau, nhằm mục tiêu giúp các đối tượng

thiệt thòi, yếu thế hoặc hãng hụt trong cuộc sống có điều kiện tồn tại và có cơ

hội hoà nhập cuộc sống chung của cộng đồng, góp phần đảm bảo ổn định và

công bằng xã hội, 3[21,tr.11]

Nếu tiếp cận ở phạm vi hẹp, trợ giúp xã hội được xác định là một nội

dung cấu thành hệ thống an sinh xã hội quốc gia, có nội dung chủ yếu là các khoản trợ cấp từ nguồn tài chính công cho các đối tượng khó khăn, bắt hạnh vì nhiều nguyên nhân khác nhau cần có sự giúp đỡ đẻ tồn tại và phát triển Ở

phạm vi hẹp, có thê hiểu trợ giúp xã hội là sự giúp đỡ bằng tiền mặt hoặc điều

kiện sinh sống thích hợp đề đối tượng được giúp đỡ và có thể phát huy khả

7 Nguyễn Đức Hoàng (2013), Chế độ bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật, những vấn đẻ lý luận và thực

tiễn, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học luật Hà Nội

* Hoàng Văn Quề (2018), Thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh

Lai Châu, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

Trang 18

năng, tự lo liệu cuộc sống của mình hoặc gia đình, sớm hòa nhập với cộng

đồng, [21,tr.11]

Như vậy, chúng ta có thể hiểu: trợ giúp xã hội là sự giúp đỡ của Nhà

nước, xã hội và cộng đồng bằng những hình thức và biện pháp khác nhau, đối

với các đối tượng gặp phải rủi ro, bất hạnh, nghèo đói, thiệt thòi, yếu thế, vì

nhiều nguyên nhân dẫn đến không đủ khả năng tự lo liệu được cuộc sống tối

thiểu của bản thân và gia đình nhằm giúp họ tránh được mối đe doạ của cuộc sống Trợ giúp có thể bằng tiền, cũng có thể là các điều kiện và phương tiện

thích hợp giúp họ vượt qua những khó khăn, ôn định cuộc sống, hoà nhập cộng đồng Trong đời sóng xã hội, mỗi con người được sinh ra đều mong muốn có

sự bình thường về thé chất về tinh thần, tuy nhiên thực tế ở những điều kiện

nhất định có những người phải chịu những khiếm khuyết về thể chất hoặc tỉnh

thần làm suy giảm khả năng thực hiện các hoạt động, lao động, sinh hoạt hàng ngày và họ rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ để đảm bảo cuộc sống và hòa nhập cộng đồng Vì vậy, với trách nhiệm đảm bảo và chăm lo đời sống cho các

thành viên xã hội, Nhà nước đều xác định trách nhiệm ở các mức độ, phạm vi

nhất định đối với việc bảo đảm cho người khuyết tật có được cuộc sống đầy đủ

về sức khỏe và phúc lợi cho họ và gia đình ở mức có thể

Người khuyết tật phải chịu những khó khăn, thiệt thòi nhất định trong sinh hoạt cá nhân, học tập, lao động; thực hiện các quyền, hưởng các dịch vụ xã hội một cách đầy đủ và hòa nhập cộng đồng như những người bình thường

khác, nhất là trong trường hợp gia đình người khuyết tật không có đủ điều kiện

kinh tế, nhân lực để chăm sóc, hỗ trợ người khuyét tật Vì vậy, để khắc phục

những khó khăn này, người khuyết tật rất cần sự trợ giúp của xã hội và dưới

góc độ bảo đảm quyền con người, có thể nói rằng trợ giúp xã hội là một yêu

cầu khách quan đòi hỏi trách nhiệm của Nhà nước và sự chung tay của cộng đồng để bảo đảm cho người khuyết tật hạn chế thấp nhất những khó khăn, thiệt thòi cũng như tham gia, thực hiện tốt nhất các quyền của mình được pháp luật

quy định

Như đã phân tích trên, người khuyết tật là đối tượng xã hội yếu thế, đặc biệt cần sự trợ giúp từ xã hội Do đó, trợ giúp xã hội với người khuyết tật có

Trang 19

cộng đồng xã hội nhằm giúp cho người khuyết tật ôn định cuộc sóng, hoà nhập cộng đồng

1.1.3 Ý nghĩa trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật

Ngay từ khi ra đời cho đến nay, an sinh xã hội nói chung và trợ giúp xã

hội nói riêng đã được đón nhận như một sự đảm bảo cho cuộc sống và đặc biệt có ý nghĩa đối với một bộ phận thành viên xã hội, bộ phận “zøgưởi yếu thể” Là sự bảo vệ phổ cập và đồng nhất đối với mọi thành viên xã hội trên cơ sở sự tương trợ cộng đồng, chia sẻ rủi ro, trợ giúp xã là hoạt động mang đậm tính nhân

đạo, có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và pháp luật

Dưới góc độ kinh tế: Trợ giúp xã hội có ý nghĩa thiết thực với đời sống

của người khuyết tật và gia đình họ thông qua khoản trợ cấp hỗ trợ, góp phần đảm bảo cho nhu cầu sinh sống tối thiểu của người khuyết tật Do những hạn chế về sức khoẻ nên người khuyết tật có những khó khăn trong việc tạo thu nhập,

đảm bảo cuộc sống Cuộc sống họ thường có sự lệ thuộc ở mức độ khác nhau

vào thân nhân, gia đình Không thể phủ nhận được thực tế ở nhiều quốc gia là

người khuyết tật hoặc hộ gia đình người khuyết tật có mức sống thấp hơn so với

tỉ lệ nhóm đối tượng khác của cộng đồng Cũng từ góc độ kinh tế cho thấy, các

khoản trợ cấp đối với người khuyết tật còn có ý nghĩa là công cụ phân phối lại

tiền bạc, của cải và địch vụ có lợi cho các thành viên yếu thế, thu hẹp dan sw

chênh lệch mức sống, giảm bớt bần cùng, nghèo đói Việc cung cấp các khoản

trợ giúp xã hội từ nguồn tài chính công đó không vì mục đích kinh doanh, lợi

nhuận và mang ý nghĩa phân phối lại thu nhập xã hội theo hướng công bằng, đảm bảo lợi ích xã hội đối với người khuyết tật nói riêng và toàn bộ dân chúng

nói chung

Dưới góc độ chính trị - xã hội: Trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật

không chỉ thể hiện thái độ của Nhà nước đối với bộ phận dân chúng mà còn là biện pháp hỗ trợ tích cực của xã hội đối với mỗi thành viên của mình khi gặp rủi

ro, hạn chế về sức khoẻ Trên phương diện xã hội, trợ giúp xã hội cho người

khuyết tật còn làm giảm thiếu những bắt ồn xã hội, góp phan ồn định xã hội, ồn định chính trị bởi lẽ khi rơi vào tình cảnh cùng quan, phan biét đối xử con người sé dé nay sinh những hành vi lệch lạc về chuẩn mực đạo đức Trang bị cho nhận

Trang 20

Vì vậy những chính sách về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật là một trong những chính sách văn minh và cần thiết thể hiện bản chất của nhà

nước ta đối với công dân của nước mình, là nền tảng cơ bản thúc đầy phát triển

bền vững về kinh tế xã hội và chính trị mỗi quốc gia

Dưới góc độ pháp lý: Trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật là một

trong những nội dung của pháp luật an sinh xã hội, điều chỉnh việc trợ giúp vật

chất và tinh thần cho nhóm đối tượng có vị thế bất lợi, thiệt thòi, ít có cơ may

trong cuộc sống như những người bình thường khác Trợ giúp xã hội cho người khuyết tật với các chế độ trợ cấp được thiết lập trên cơ sở đảm bảo

quyền con người Mỗi con người sinh ra trong xã hội đều có quyền được sóng,

được bình đẳng, được thương yêu, đùm bọc, che chắn, bảo vệ trước những

biến có bắt lợi, đặc biệt là khi sự sống bị đe doạ Quyền này đã được ghi nhận

trong Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc ngày 10/12/1948 Tuỳ thuộc

vào điều kiện kinh tế xã hội và những đặc thù riêng mà mỗi quốc gia đều luật

hoá nội dung này ở mức độ khác nhau đề tổ chức thực hiện

1.2 Pháp luậ

1.2.1 Khái niệm pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật t về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật:

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban

hành hoặc là thừa nhận, mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo

thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan

hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình Qua đó chúng ta thấy rằng khác với các loại quy phạm khác tồn tại trong xã hội, pháp luật có những đặc

điểm riêng biệt như: Chủ thê duy nhất có quyền ban hành pháp luật là Nhà nước, để ban hành ra được pháp luật thì phải trải qua rất nhiều các quy trình, thủ tục

phức tạp với sự tham gia làm việc của rất nhiều các chủ thể như các tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước để đảm bảo được nội dung của pháp luật luôn có tính

chặt chẽ, khả năng áp dụng rộng rãi; pháp luật mang tính quy phạm phô biến

được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước; pháp luật đảm bảo thực hiện

bằng nhiều biện pháp, từ giáo dục, thuyết phục rồi đến cưỡng chế Ngo: 6 dung thì pháp luật còn có sự chặt chẽ về mặt hình thức, được thể hiện dưới dạng

văn bản

Trên mỗi chủ thể khác nhau thì pháp luật sẽ thể hiện những vai trò khác

Trang 21

quản lý tất cả các vấn đề trong xã hội; Đối với công dân thì pháp luật là phương

tiện quan trọng dé mọi người dân bảo về được các quyền và lợi ích hợp pháp của

mình Đối với toàn xã hội nói chung thì pháp luật đã thể hiện được vai trò của

mình trong việc đảm bảo sự vận hành của toàn xã hội, tạo lập và duy trì sự bình

dang trong cộng đồng

Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ

chức thực hiện các chính sách xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để

phát triển bền vững, 6n định chính trị - xã hội, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế

độ ta Hệ thống pháp luật và chính sách phát triển các lĩnh vực xã hội ngày càng được bỗ sung và hoàn thiện Diện thụ hưởng chính sách ngày càng mở rộng,

mức hỗ trợ được nâng lên Nguồn lực đầu tư phát triển các lĩnh vực xã hội ngày càng lớn, được tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước và các nguồn lực xã hội khác Các lĩnh vực xã hội đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhất là giảm

nghèo, tạo việc làm, ưu đãi người có công, giáo dục và đào tạo, y tế, trợ giúp

Đời sống vật chất va tinh thần của người có công, người nghèo, đồng bào dân tộc

người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, công tác gia đình và bình đăng gi

thiểu số được cải thiện, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân và sự ổn định

chính trị - xã hội Nước ta được Liên hợp quốc công nhận là một trong các quốc

gia đi đầu trong việc thực hiện một số mục tiêu Thiên niên kỷ

Theo đó, pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật được hiểu

là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành điều chỉnh các quan

hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực trợ giúp xã hội đối với người khuyết it Sura

đời về trợ giúp xã hội nói chung và trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật nói riêng mang tính tất yếu °bởi các lý do sau đây:

Thứ nhất, công cụ hữu hiệu nhất để Nhà nước thực hiện các hoạt động

trợ giúp xã hội là ban hành và bảo đảm thực hiện các quy phạm pháp luật Thông qua đó các chính sách trợ giúp xã hội nói chung, trợ giúp xã hội cho người khuyết tật nói riêng được thẻ chế hóa thành các quy định pháp luật mang tính bắt

buôc thực

Với chức năng xã hội của Nhà nước, thì trợ giúp xã hội đối với người

khuyết tật là trách nhiệm của Nhà nước, chứ không đơn thuần là mục đích nhân dao, ban ơn, chiếu cô đến những người chịu thiệt thòi trong cuộc sống Các ' Nguyễn Hiền Phương (2010), Pháp luật an sinh xã hội - Những vẫn đẻ lí luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp

Trang 22

khoản trợ cấp, hỗ trợ cho cuộc sống của những người khuyết tật được thực hiện như một số phân phối lại lợi ích xã hội theo hướng công bằng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia trong tương quan phát triển kinh tế xã hội

cung của cộng đồng

Thứ hai, xuất phát từ tằm quan trọng của trợ giúp xã hội đối với cuộc sống của người khuyết tật Trợ giúp xã hội chủ yếu là sự hỗ trợ về tài chính giúp

cuộc sống của bản thân người khuyết tật và gia đình người khuyết tật bớt đi phần nào khó khăn Bên cạnh đó, sự hỗ trợ này thể hiện thái độ quan tâm của Nhà

nước, của cộng đồng đối với người khuyết tật giúp họ không còn cảm thấy tự tỉ, mặc cảm vì khiếm khuyết của mình Từ những quy định pháp luật của Nhà nước nhiều người khuyết tật từ đó ý thức được vai trò và vị trí của mình trong xã hội,

tự tin vươn lên trong cuộc sống học tập và lao động như những người bình

thường, trở thành công dân tốt của xã hội Và thực tế trong cuộc sống đã có nhiều tắm gương tiêu biểu tỏa sáng, họ không chỉ vượt qua những khó khăn khuyết tật của bản thân mà còn là niềm cảm hứng sống, cho sự phát triển của

cộng đồng và xã hội

Thứ ba, trong quá trình đổi mới,chuyền sang nền kinh tế thị trường định

hướng XHCN, hội nhập quốc tế ở nước ta, nhận thức về trợ giúp xã hội ngày

càng rõ, nhất quán với quan điểm xuyên suốt là gắn tăng trưởng kinh tế với thực

hiên tiền bộ, công bằng xã hội Do yêu cầu cấp thiết và thực tế đó việc ban hành

pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ là tất yếu Ngày 22/10/2007, Việt Nam ký kết tham gia công ước về

quyền của người khuyết tật Ngày 28/11/2014 Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ hop thir 8 đã phê chuẩn Công ước của Liên

hiệp quốc về quyền của người khuyết tật Với tư cách là thành viên, Việt Nam có

trách nhiệm rà soát, nội hóa các quy định của Công ước trong các văn bản pháp

luật hiện hành của Việt Nam nhằm tạo ra sự thống nhất với quy định của pháp

luật trong nước với Công ước quốc tế

Thứ tư, pháp luật trợ giúp xã hội sẽ góp phần xóa đi tâm lý tự ti, mặc cảm của người khuyết tật, giúp họ vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập cộng đồng Chính sự quan tâm của cộng đồng, của Nhà nước thông qua những quy phạm mang tính bắt buộc của pháp luật giúp cho người khuyết tật hiểu được vai trò, vị

Trang 23

Từ những phân tích trên có thé thấy rằng sự ra đời của pháp luật về trợ

giúp xã hội nói chung và trợ giúp xã hội cho người khuyết tật nói riêng rất quan trọng, cần thiết và không thẻ thiếu trong hệ thống pháp luật của nước Việt Nam

chúng ta

1.2.2 Nguyên tắc pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật Bất kỳ hoạt động có mục đích nào trong cuộc sống cũng đều phải dựa trên

cơ sở nguyên tắc nhất định Đây chính là tư tưởng và định hướng chủ đạo giúp các chủ thể thực hiện hiệu quả công việc trong một lĩnh vực cụ thể Trước tiên

chúng ta có thẻ hiểu nguyên tắc là luận điểm gốc của học thuyết nào đó, tư tưởng

chỉ đạo của quy tắc hoạt động hay là niềm tin, quan điểm đối với sự vật và chính

quan điểm, niềm tin đó xác định quy tắc hành vi, đồng thời cũng có thể là

nguyên lý cấu trúc hoạt động của bộ máy dụng cụ thiết bị nào đó

Trợ giúp xã hội là chế định pháp luật nằm trong pháp luật an sinh xã hội, là hoạt động vừa mang tính pháp lý vừa tính thực tiễn cao do vật cũng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định Những nguyên tắc pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật như sau!?:

Thứ nhất, nguyên tắc trợ giúp xã hội bình đẳng người khuyết tật có quyền được hưởng trợ giúp xã hội không có sự phân biệt theo tiêu chí nào Nội dung

nguyên tắc nay thé hiện ở việc các thành viên xã hội nếu bị khuyết tật đều có

quyền hưởng trợ giúp xã hội mà không phân biệt về địa vị, kinh tế, tôn giao, thành phần xã hội Tuy vậy, cũng không thẻ hiểu nguyên tắc này là sự cào bằng bình quân chủ nghĩa giữa những người khuyết tật Chính vì vậy mà pháp luật

quy định cụ thể vệ điều kiện hưởng, mức hưởng các khoản trợ cấp, hỗ trợ cho

người khuyết tật đảm bảo công bằng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển

Điều này lí giải cho thực tế là mặc dù quyền hưởng trợ giúp xã hội cho người khuyết tật được áp dụng cho tất cả mọi đối tượng, không có sự phân biệt theo tiêu chí nào nhưng để được hưởng các khoản trợ cấp, hỗ trợ của hệ thống trợ

giúp xã hội, người khuyết tật còn pháp đảm bảo các điều kiện hưởng cụ thể

Thứ hai, nguyên tắc mức trợ cấp trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật

không phụ thuộc vào sự đóng góp, thu nhập hoặc mức sống của họ mà chủ yếu

phụ thuộc và mức độ khuyết tat va nhu câu thực tê của đối tương Với mục đích

không nhằm bù đắp hoặc thay thế thu nhập của đối tượng hay đảm bảo đời sống !9 Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình luật an sinh xã hội, Nxb Tư Pháp, Hà Nội

Trang 24

cho người khuyết tật với nững yêu cầu định trước mà chỉ nhằm giúp đỡ, hỗ trợ

cho đối tưởng thoát khỏi tình trạng cuộc sống thường nhật bị đe dọa, tạo cơ cho họ vơn lên khắc phục rủi ro, hòa nhập cộng, đồng di vật các khoản trợ cấp xã

hội cho người khuyết tật không gắn với bất cứ yêu cầu gì về nghĩa vụ tài chính cho việc thụ hưởng Nói cách khác, để được hưởng trợ cấp xã hội, người khuyết tật không phảo đóng góp tài chính đồng thời mức thu nhập, mức sống của họ

trước khi bị khuyết tật cũng không phải là tiêu chỉ xác định mức hưởng Không phải trước khi bị khuyết tật đối tượng nào có thu nhập cao, mức sống cao hơn thì

hưởng trợ cấp cho người khuyết tật cao hơn và ngược lại Tiêu chí quan trọng để xác định mực hưởng trợ cấp cho người khuyết tật chính là mức độ rủi ro khuyết

tật và hoàn cảnh sống thực tế của người khuyết tật Chẳng hạn, với những mức độ khuyết tật khác nhau từ nặng, đặc biệt nặng như người bị một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm sốt hoặc khơng tự thực hiện được một số hoạt động hoặc mắt hoàn toàn chức năng, không tự kiểm sốt hoặc khơng tự thực

hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác

phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, khuyết tật trẻ em, người cao tuổi,

phụ nữ khuyết tật mang thai hay thậm chí có cùng mức độ khuyết tật những hoàn cảnh sống có sự khác nhau nhất định như có người chăm sóc, kinh tế gia đình khá giả hay không cũng là những căn cứ quan trọng để xác định mưc trợ cấp, hỗ trợ phù hợp Điều này hoàn toàn phù hợp với ý nghĩa, mục đích của trợ cấp và đảm bảo công bằng cho người thụ hưởng

Thứ ba là, nguyên tắc thực hiện trợ giúp xã hội cân đối với giữa nhu cầu thực tế của người khuyết tật và phù hợp với khả năng đáp ứng điều kiện kinh tế xã hội Việc đáp ứng nhu cầu trợ giúp của người khuyết tật phải được tính toán cân đối với khả năng đáp ứng và điều kiện kinh tế xã hội của quốc gia trong từng

giai đoạn, nếu không sẽ không đạt được mục đích của trợ giúp và ảnh hưởng đến

các chính sách kinh tế xã hội khác Nếu mức trợ cấp quá cao so với khả năng đáp

ứng thì thiếu tính khả thi, khó đảm bảo duy trì thực hiện và nếu thực hiện được có thể sẽ tạo ra tâm lý ÿ lại, lười biếng, không có sự nỗ lực để tự mình vượt qua mọi khó khăn, thách thức mang một tư tưởng, một tâm lý trông chờ và nguồn tài

chính trợ giúp từ đó làm cản trở ý thức vươn lên, phát huy nội lực và kìm hãm

sức phát triển của các cơ chế bảo vệ khác Ngược lại, nếu mức trợ cấp, hỗ trợ

cho người khuyết tật quá thấp sẽ không đảm bảo được ý nghĩa và mục đích của

Trang 25

bảo trợ xã hội bởi xét cho cùng đây là lưới đỡ kinh tế cần kể nhất với cuộc sông

của người khuyết tật và cũng thể hiện rõ nét nhất thái độ của nhà nước đối với

nhóm người “yêu thế” trong xã hội Mặc dù vậy, về cơ bản việc cân đối giữa nhu

cầu của người khuyết tật và khả năng đáp ứng của điều kiện kinh tế cũng phải hướng tới yêu cầu đảm bảo nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì và tạo thế cân bằng những chính sách của Nhà nước cho người khuyết tật trước những khó khăn của

cuộc sống

Thủ tr là, nguyên tắc đa dạng hóa, xa hội hóa hoạt động trợ giúp xã hội

đến với người khuyết tật, phát huy khả năng vươn lên hòa nhập cộng đồng Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khuyết tật cần trợ giúp của các đối tượng khuyết tật vô cùng đang dạng và phong phú Có những người khuyết tật cần trợ giúp

thường xuyên để duy trì cuộc sống hằng ngày, có người khuyết tật cần được giúp đỡ về hòa nhập cuộc sống Vì vậy, để thực hiện hoạt động trợ giúp xã hội đối

với người khuyết tật có hiệu quả thì cần phải đa dạng hóa các hình thức và biện

pháp xã hội đi từng đối tượng cho phù hợp Bên cạnh trách nhiệm chính của

mình đối với cuộc sống của những người khuyết tật thông qua các khoản trợ cấp,

hỗ trợ từ tài chính công Nhà nước cũng huy động sự tham gia của cả cộng đồng

và bản thân người khuyết tật Mỗi cá nhân trong cộng đồng đều có trách nhiệm

với các thành viên khác và với chính bản thân minh trên cơ sở thương, yêu, đùm bọc, che chở lẫn nhau Đây trở thành nền tảng của xã hội hóa hoạt động trợ giúp

xã hội đối với người khuyết tật [30,tr.24-25]

1.2.3 Nội dung pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật

Nội dung pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình bảo trợ

xã hội của chủ thê thực hiện chủ yếu là nhà nước và đối tượng hướng chủ yếu là

người khuyết tật Nội dung pháp luật về vấn đề này chủ yếu xoay quanh các vấn

đề chủ thé hưởng bảo trợ, chủ thẻ thực hiện; trình tự thủ tục hưởng trợ cấp; mức

độ trợ cấp và tài chính thực hiện việc trợ cấp xã hội Trong phạm vi luận văn, tác

giả triển khai theo hướng nghiên cứu của mình với các nội dung đề cập trên

1.2.3.1 Chủ thể được trợ giúp xã hội và chủ thể thực hiện chế độ trợ giúp

xã hội

Trong phạm vi đề tài, chủ thể được xác định hưởng trợ giúp xã hội là những người khuyết tật Ngoài ra, còn có những người nhận nuôi dưỡng, chăm

Trang 26

sóc những người khuyết tật Những người khuyét tật là đối tương được hưởng

trợ giúp xã hội phải “2 người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể

hoặc bị suy giảm chức năng dẫn đến những hạn chế đáng kể và lâu dài trong

việc tham gia của người khuyết tật vào hoạt động xã hội trên cơ sở bình đẳng với những chủ thể khác ”

Trong chế độ trợ giúp xã hội không phải tất cả người khuyết tật được

hưởng chung một mức trợ cấp mà thường xác định theo các thứ tự ưu tiên của

mức độ khuyết tật từ nhẹ đến nặng Xuất phát từ sự đa dạng của các loại tật,

nguyên nhân của khuyết tật và những hạn chế của nó trong hoạt động của mỗi cá nhân dẫn đến những khó khăn trong việc đề ra các tiêu chí xác định của đối tượng hưởng Theo thông lệ chung của quốc tế, tiêu chí độ suy giảm khả năng

lao động được cho là tiêu chí quan trọng nhất về xác định đối tượng hưởng trợ

cấp, hỗ trợ Ngoài ra còn có tiêu chí về điều kiện kinh tế, thu nhập và hoàn cảnh

gia đình của đối tượng việc cụ thể hóa các điều kiện hưởng thụ phụ thuộc vào

các đặc điểm kinh tết của quốc gia nhằm đảm bảo tài chính chỉ tra.!!

Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hồn tồn chức năng, khơng tự kiểm sốt hoặc khơng tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu

sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn Chủ thể thực hiện trợ giúp xã hội gồm nhiều đối tượng: Nhà nước, các cơ

quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội Tuy nhiên pháp luật về trợ giúp xã hội cho

người khuyết tật ghi nhận trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện trợ giúp trước hết là của Nhà nước thông qua các cơ quan Nhà nước Bên cạnh đó, Nhà nước kêu gọi,

khuyến khích việc trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật của các tô chức, cá

nhân trong và ngoài nước

1.2.3.2 Trình tự thủ tục hưởng trợ giúp xã hội

Cũng giống như những công việc khác, khi làm một công việc chúng ta

cần đến những thủ tục nhất định Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền

quy định để giải quyết một công việc cụ thẻ liên quan đến cá nhân, tổ chức Thủ

tục hành chính được quy định để các cơ quan Nhà nước có thê thực hiện hoạt

'! Phạm Thị Trang (2016), Pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật - Từ thực tiễn tại thành phố

Hà Nội, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

Trang 27

động quản lý Nhà nước Thông qua thủ tục hành chính, các cá nhân, tổ chức có

thể dễ dàng thực hiện được quyền của mình

Tùy theo từng loại trợ giúp xã hội nào được hưởng (trợ cấp hàng tháng,

hay nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp xã hội) mà có các thủ tục khác nhau Tuy vậy, đều có điểm chung là để được hưởng trợ giúp xã hội thì đối tượng hưởng phải có hồ sơ đề nghị hưởng trợ giúp xã hội chứ Nhà nước không "tự tìm" tới

các đối tượng để cho họ hưởng chế độ trợ giúp Điều này ở dưới góc độ nào đó là hợp lý, tránh tình trạng khai man, khai khống đề được hưởng chế độ trợ giúp,

tránh lãng phí tài sản của Nhà nước

Để được hưởng trợ giúp xã hội từ Nhà nước, đối tượng phải đảm bảo hồ sơ thủ tục theo đúng quy định của pháp luật hiện hành như: đơn đề nghị, sơ yếu

lý lịch, biên bản họp hội đồng xét duyệt trợ cấp Cơ quan hành chính nhà nước

cấp cơ sở (ở Việt Nam là Ủy ban nhân dân cấp xã) là cơ quan trực tiếp nhận hồ sơ của những đối tượng này Sau khi xét duyệt, hồ sơ sẽ được chuyển đến cơ quan quản lý cấp trên (là Ủy ban nhân dân cấp huyện), phòng chuyên trách (ở

Việt Nam là Phòng Lao động thương binh xã hội) có trách nhiệm thâm định hồ

sơ Người ký quyết định cấp giấy tờ trợ giúp xã hội cho một ai đó có đủ điều kiện hướng chế độ trợ cấp xã hội hay không là do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

Như vậy, để người khuyết tật hưởng trợ giúp xã hội thì cần phải đáp ứng các điều kiện cần và đủ Điều kiện cần ở đây là phải có yếu tô khuyết tật Yếu tố đủ là phải có hồ sơ hợp lệ và quyết định của cơ quan nhà nước có thâm quyền

với việc hưởng chế độ người khuyết

1.2.3.3 Mức hưởng trợ giúp xã hội

Phụ thuộc vào loại trợ giúp xã hội mà người khuyết tật được hưởng mà có từng mức hưởng khác nhau.!?

Đa số pháp luật về trợ giúp xã hội các nước đều đề cập tới hình thức trợ

giúp xã hội là trợ cấp nguồn kinh phí Nguồn kinh phí thực hiện trợ giúp xã hội trước hết do ngân sách nhà nước bảo đảm, bên cạnh đó còn dựa vào nguồn đóng

góp tự nguyện (từ thiện) của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước Mức trợ

cấp không được quy định chỉ tiết trong luật, văn bản pháp luật có hiệu lực cao mà quy định trong các văn bản hướng dẫn của cơ quan chuyên trách Mức trợ cấp được xác định và điêu chỉnh trong tương quan mối quan hệ chung với mức

'2 Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật về người khuyết t, Nxb Công An nhân dân, Hà Nội

Trang 28

trợ cấp của các đối tượng chính sách khác, phù hợp với khả năng ngân sách của

Nhà nước và điều kiện thực tế Việc đưa ra các con số cụ thể cho mức hưởng trợ

giúp xã hội từng thời kỳ phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc "Thực hiện trợ giúp xã hội cân đối giữa nhà cầu thực tế của người khuyết tật và phù hợp với kha năng đáp ứng của điều kiện kinh tế xã hội" Mức trợ cấp cao quá sẽ gây ra tâm lý ÿ lại, trông chờ, còn mức quá thấp sẽ không đảm bảo được mục đích của trợ

giúp xã hội là hỗ trợ, giúp đỡ ở mức độ cần thiết cuộc sống của người khuyết tật.!3

Việc quy định mức trợ cấp cho đối tượng cũng không có nghĩa là bình

quân chủ nghĩa mà cần phải tính đến sự công bằng nhất định với nhu cầu trợp giúp thực tế của đối tượng Thông thường pháp luật của các quốc gia sẽ quy định một mức trợ cấp thấp nhất (mức chuẩn) tương ứng với một tiêu chí nhất định nào

đó (mức độ suy giảm sức khỏe, yếu tố hoàn cảnh gia đình, tuổi tác ), từ đó làm

cơ sở cho những mức trợ cấp cho những đối tượng khác

Ngoài ra, đối với những đối tượng khuyết tật khác nếu đáp ứng được các điều kiện có thể được hưởng mức trợ giúp khác bên cạnh mức trợ cấp kinh phí

như chỉ phí mua sim tư trang, vật dụng sinh hoạt hằng ngày; chỉ phí mua thẻ bảo

hiểm y tế; chỉ phí thuốc thang

123.4 Nguén tài chính thực hiện trợ giúp xã hội

Dam bao tài chính đề thực thi chính sách về trợ giúp xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi quốc gia, đặc biệt là quốc gia đang phát triển như Việt

Nam Dé dam bao nguồn tài chính bền vững cho các mục tiêu của hoạt động trợ

giúp xã hội cũng như tính khả thi trong triển khai thực hiện thì ngay từ khi xây dựng các chỉ tiêu chính sách, nhất là các chỉ tiêu phòng ngừa rủi ro cần gắn kết chặt chẽ với nguôn tài chính hơn nữa

Trợ giúp xã hội cho người khuyết tật là trách nhiệm của Nhà nước nói

riêng và của cả cộng đồng nói chung nên nguồn tài chính để thực hiện trợ giúp

xã hội cho những đối tượng này hình thành từ ba nguồn chính là ngân sách Nhà

nước, từ cá nhân, tổ chức đoàn thẻ hiệp hội trong nước và các Chính phủ, tô

chức, cá nhân nước ngoài Tuy vậy, trách nhiệm đối với hoạt động này trước hết

là trách nhiệm của Nhà nước nên nguồn tài chính chủ yếu cho trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật là từ Ngân sách nhà nước

!Ê Hoàng Văn Quề (2018), Thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh

Lai Châu, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

Trang 29

Nguồn tài chính thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật không chỉ dừng lại ở mức trợ cấp cho các đối tượng hưởng mà còn bao gồm

cả kinh phí đầu tư, xây dựng cơ bản cho các cơ sở trợ giúp xã hội, kinh phí tuyên

truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội cho người khuyết tật 1.3 Vai trò pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật Pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật là tổng hợp những

quy phạm pháp luật trong tổng thể hệ thống pháp luật Việt Nam do Nhà nước

ban hành điều chỉnh giữa Nhà nước và người khuyết tật và các chủ thể khác có

liên quan đến người khuyết tật tham gia Những quy định này có vai trò hết sức quan trọng đối với hệ thống chính trị nói chung và đối với người khuyết tật nói riêng

Thứ nhất, quy định về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật sẽ thể hiện

đường lôi, chủ chương của Đảng và Nhà nước hướng vào mục tiêu phát triển con người trong đó có người khuyết tật° Trong suốt quá trình lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta luôn coi con người là vốn quý nhất, vừa là mục tiêu, vừa là

động lực của cách mạng, là nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp cách

mạng và sự phát triển của đất nước Đảng ta xác định phải thu hút và phát huy

mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân; bảo đảm an sinh xã hội,

nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; đồng thời, phải phát huy nhân

tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội;

¡ với

Chính vì lẽ đó các quy định của pháp luật về trợ giúp xã hội

người khuyết tật thê hiện tính văn minh, tính dân chủ rộng rãi của Đảng và Nhà

nước đối với công dân của nước mình Qua đó giúp chúng ta thấy được những người khuyết tật dưới những chính sách, quy định pháp luật của Đảng và Nhà

nước dù mang khiếm khuyết, điều kiện thể chất không thể sánh bằng những

người khỏe mạnh bình thường khác nhưng một bộ phận trong số họ luôn được

biết đến là những người giàu nghị lực, giàu ý chí vươn lên và luôn khát khao

được cống hiến sức mình cho xã hội

Thứ hai, pháp luật quy định về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật

góp phân đảm bảo công bằng xã hội Công bằng xã hội là một nguyên tắc phân

phối lợi ích, thước đo của nó là sự bình đẳng trong quan hệ giữa cống hiến và

hưởng thụ, được thực hiện dựa trên sự tự nguyện của các cá nhân Do vậy, nó

'* Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam qua các khóa

Trang 30

vừa tạo nên trạng thái ôn định của xã hội, vừa tạo nên những điều kiện cần thiết

thúc đây xã hội phát triển theo hướng tiến bộ Công bằng xã hội là điều kiện để

mỗi cá nhân có thể phát huy cao nhất năng lực vốn có cũng như được phát triển

ngày càng toàn diện hơn

Như đã đề cập, người khuyết tật là những người bất hạnh vì nhiều nguyên

nhân khác nhau như bệnh tật, tai nạn hay bẩm sinh Họ không có khả năng lao động chân tay hiệu quả như bao người khác Áp lực tâm lý đối với những người khuyết tật cũng là rất lớn, đó là những mặc cảm, tự tỉ về khiếm khuyết trên cơ

thể mình, là những gánh nặng mà họ đem đến cho gia đình và xã hội Vì vậy, họ

chính là đối tượng cần được tạo điều kiện trong cuộc sống hơn bình thường

Thông qua việc quy định những nội dung pháp luật cụ thể cùng các hoạt động

thực tiễn có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện sự công bằng của của

Nhà nước đối với những người yếu thế trong xã hội nói chung và người khuyết tật nói riêng Góp phần giúp người khuyết tật vượt qua mặc cảm tự tỉ, để hòa nhập vào cuộc sông đề họ thấy được sự công nhận như những công dân bình

thường, được hưởng các quyền cũng như phải thực hiện các nghĩa vụ như các

công dân khác

Thứ ba, việc quy định những chính sách về trợ giúp xã hội góp phần đảm bảo, an toàn bộ nền kinh tế xã hội đồng thời thúc đẩy nên kinh tế nhanh và bằn vững Trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng phát triển, phải kết hợp đồng

bộ, phù hợp vai trò của nhà nước, vai trò của thị trường và vai trò của các đối tác xã hội và đặc biệt là nguồn nội lực bên trong trong phát triển các vấn đề xã hội,

trong đó Nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo kiến tạo nền tảng thể chế phát triển

xã hội

Với nội dung chính sách trợ giúp xã hội theo hướng mở rộng diện đối tượng thụ hưởng; tăng mức chuẩn trợ cấp xã hội; tiến tới bảo đảm mức thu nhập tối thiểu và ồn định cuộc sống cho các đối tượng yếu thế Cùng với sự nỗ lực

không ngừng của bản thân những người khuyết tật song song với tiền đề là hệ thống những chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước trong sự phát triển kinh tế xã hội, sự đóng góp công sức không nhỏ của những những người khuyết tật chủ động vượt hoàn cảnh, vươn lên trong cuộc sống, thậm chí đã tự tay tạo nên các mô hình kinh tế, an sinh xã hội hiệu quả Từ đó, góp phần

ồn định và phát triển kinh tế - xã hội đồng bộ

Trang 31

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương này đã tập trung phân tích một số vấn đề lý luận về trợ giúp xã ê trợ giúp xã hội đôi với người

hội đối với người khuyết tật và pháp lu

khuyết tật, Để đưa ra được những khái niệm thuyết phục và thống nhất về

người khuyết tật và trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật là không hề dễ

dàng, nhưng dù tiếp cận ở bất kỳ góc độ nào đều phải đảm bảo được rằng, người khuyết tật có quyền và trách nhiệm tham gia vào mọi hoạt động của đời sống như bất kỳ công đân nào với tư cách là các quyền của con người Trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật được tiếp cận từ góc độ nhân quyền chứ

không chỉ dừng lại ở mục đích nhân đạo, theo đó trợ giúp xã hội đối với người

khuyết tật là sự giúp đỡ của Nhà nước, cộng đồng xã hội đối với người khuyết

tật có hoàn cảnh khó khăn mà bản thân họ không tự khắc phục được nhằm mục đích an sinh xã hội

Việc thực hiện trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật dựa trên các nguyên tắc cơ bản là: người khuyết tật có quyền được hưởng sự trợ giúp xã hội, không có sự phân biệt theo tiêu chí nào; trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật dựa trên nhu cầu thực tế của người khuyết tật và phù hợp với điều kiện kinh tế -xã hội;

Nhà nước và cộng đồng và trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật phải trên

trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật được đảm bảo bởi

cơ sở các trình tự, thủ tục pháp luật quyđịnh

Đồng thời pháp luật Việt Nam về trợ giúp xã hội cho người khuyết tậtđã

quy định tương đối đầy đủ các khía cạnh khác của pháp luật về các vấn dé nay

như đối tượng được hưởng trợ cấp, các quyền lợi chế độ được hưởng, nguồn

tài chính để thực hiện trợ giúp xã hội, vai trò pháp luật về trợ giúp xã hội đối

với người khuyết tật Cơ bản những quy định của pháp luật Việt Nam có sự tương đồng với các quy định của pháp luât trên thế giới đặc biệt là phù hợp với Công ước quốc tế Tuy nhiên về thực tế áp dụng pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật còn nhiều hạn chế chính quyền địa phương nói riêng và Nhà nước nói chung cần có những giải pháp cụ thẻ, thiết thực đẻ pháp luật

thực sự được triển khai sâu rộng và đi sâu vào đời sống của nhân dân

Trang 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VẺ TRỢ GIÚP

XA HOI DOI VOI NGUOI KHUYET TAT VA THUC TIEN THI HANH

TAI THỊ XÃ SA PA - TỈNH LAO CAI

2.1 Quy định pháp luật Việt Nam về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật

2.1.1 Về đối tượng người khuyết tật được hưởng trợ giúp xã hội

Đối tượng người khuyết tật được hưởng trợ giúp xã hội ngày càng được mở rộng qua các thời kỳ Chính vì vậy việc xác định đối tượng là một nội dung

quan trọng của hoạt động trợ giúp xã hội Do đó trong chế độ trợ giúp xã hội không phải tất cả người khuyết tật đều được hưởng một mức trợ cấp mà thường

xác định theo thứ tự ưu tiên của mức độ khuyết tật từ nặng, đến nhẹ Hiệu quả của chương trình trợ giúp đạt đến mức nào phụ thuộc rất lớn vào việc xác định

đối tượng được trợ giúp đề cân đối nguồn lực tài chính của ngân sách với những

thứ tự ưu tiên cho từng mức độ khuyết tật theo từng giai đoạn Vậy, việc xác

định đúng đối tượng trợ giúp làm tăng lợi ích cho những người khuyết tật nặng trong phạm vi ngân sách Nhà nước có giới hạn

Đối tượng có nhu cầu trợ giúp ở Việt Nam là rất lớn, hoàn cảnh khó khăn

của các đối tượng cũng khác nhau và sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng cũng chỉ trong chừng mực nhất định Chính vì vậy, pháp luật trợ giúp cũng quy định

cụ thể phạm vi đối tượng trợ giúp xã hội với những tiêu chí xác định đối tượng cụ thể, chú trọng đến các điều kiện về kinh tế như xác định hộ nghẻo, tình trạng sức khỏe hoặc thân nhân cụ thể của đối tượng,

~ Đối tượng người khuyết tật được hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên tại

inh số

cộng đồng ngày càng được mở rộng Nếu như trước đây tại Nghị

67/2007/NĐ-CP (khoản 4 Điều 4) thì điều kiện hưởng trợ cấp xã hội đối với

người khuyết tật được quy định người khuyết tật nặng đảm bảo 2 điều kiện là: không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ và thuộc gia

đình nghèo Sang Nghị định 13/2010/NĐ-CP điều kiện hưởng đã được loại bỏ

tiêu chí xác định hộ gia đình nghèo từ 13/4/2010 Thông tư số 24/2010/TTLT- BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010 của liên Bộ Lao động - Thương binh va Xã

hội và Bộ tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số

67/2007/NĐ-CP và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP (Thông tư số 24/2010/TTLT-

Trang 33

BLĐTBXH-BTC) đã quy định điều kiện xác định người tàn tật nặng không có khả năng lao động là:

-Đủ I5 tuổi trở lên;

-Bi tàn tật, giảm thiểu chức năng không thể lao động được;

-Được hội đồng xét duyệt cấp xã công nhận hoặc bệnh viện cấp huyện trở

lên xác nhận;

Hiện nay, Nghị định 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách

trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội đã kế thừa những quy định trước

đây tiếp tục bô sung và hồn thiện đơi tượng hưởng trợ giúp xã hội thường

xuyên tại cộng đồng

Người tàn tật, không có khả năng lao động là người bị tàn tật, giảm thiểu

chức năng không thể trực tiếp sản xuất, kinh doanh Tiêu chí độ tuổi theo quy định ở đây được đặt trong tương quan chung với Luật lao động; nhằm đảm bảo yêu cầu của người khuyết tật không có khả năng lao động khi họ trong độ tuổi

lao động

Kỹ năng tự phục vụ là những thói quen sinh hoạt thường ngày trong giao tiếp và ứng xử của trẻ đối với bản thân và những người xung quanh Từ những việc như đánh răng, rửa mặt, thay đồ, đi nhà vệ sinh hay rửa tay Đối với người

không có khả năng tự phục vụ được xác định là:

- Người khuyết tật không có khả năng tự phục vụ sinh hoạt cá nhân;

- Được hội đồng xét duyệt cấp xã hoặc bệnh viện cấp huyện trở lên xác định

Đến Luật người khuyết tật năm 2010 và cá văn bản hướng dẫn thi hành dựa theo tiêu chí mức độ khuyét tật chứ không đề cập tới khả năng lao động của

bản thân đối tượng như trước đây, để xác định đối tượng được hưởng trợ giúp xã

hội Theo đó, người khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng (không thuộc

trường hợp được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội) là đối tượng được hưởng trợ giúp xã hội So sánh với các nước khi tiêu chí để xác định đối tượng được hưởng trợ giúp xã hội ngoài mức độ khuyết tật còn bao gồm cả các yếu tố khác như hoàn cảnh kinh tế, tình trạng tài sản, tình trạng nhân thân thì quy định

đối tượng hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng cho người khuyết tật hiện nay ở Việt Nam khá đơn giản và “thoáng” hơn

Bên cạnh những đối tượng được trợ giúp hàng tháng, trợ giúp xã hội còn

bao gồm các chính sách trợ giúp đối với những đối tượng trong trường hợp đột

Trang 34

xuất dé giúp họ có điều kiện sinh hoạt tối thiểu và vượt qua các hoàn cảnh khắc

nghiệt do các yếu tô bất khả kháng gây ra

-Trợ giúp xã hội đột xuất là hình thức trợ giúp xã hội do Nhà nước và

cộng đồng giúp đỡ những người không may bị thiên tai, mắt mùa màng hoặc

thường biến cố khác mà đời sống của họ bị đe dọa về lương thực, nhà ở, chữa bệnh, mai táng và phục hồi sản xuất cần có sự giúp đỡ khẩn cấp Nếu trợ giúp xã

hội thường xuyên diễn ra trong một thời gian dài, hay người nhân trợ cấp được

nhận sự trợ giúp xã hội đều đặn, liên tục, thì người nhận trợ giúp xã hội đột xuất

chỉ được hưởng một lần khi các biến có đột ngột xuất hiện trong đời sống của họ

Trợ giúp xã hội đột xuất được áp dụng cho các đối tượng và hoàn cảnh ví dụ như: Các hộ gia đình thiếu đói trong các dịp Tết âm lịch (Hỗ trợ I tháng) và các hộ gia đình thiếu đói trong và sau khi diễn ra thiên tai, hỏa hoạn, mat mua, giáp hạt ; Người bị thương nặng do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn giao thông, tai

nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng tại nơi cư trú

hoặc ngoài nơi cư trú được xem xét hỗ trợ với mức băng 10 lân mức chuân trợ

giúp xã hội

-Đối tượng được hỗ trợ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng: Với

quy định về đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc người khuyết tật khi họ trực tiếp chăm sóc, nuôi đưỡng người khuyét tật trong Luật người khuyét tat nam 2010 cũng được mở rộng và thoáng hơn nhiều Nếu trước đây tại Nghị định số

67/2007/NĐ-CP đẻ được hưởng kinh phí hỗ trợ từng tháng thì hộ gia đình phải

đáp ứng điều kiện là “02 người trở lên tàn tật năng, không có khả năng tự phục vu” thi Luật người khuyết tật năm 2010 quy định đối tượng được hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng được quy định rất rõ

Theo đó gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó; người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng; người khuyết tật được hưởng trợ cấp xã hội đang mang thai hoặc

nuôi con dưới 36 tháng tuổi Việc bổ sung thêm hai nhóm đối tượng là người

nhận nuôi dưỡng chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật

mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuôi thê hiện sử tiến bộ trong mục tiêu

“an sinh xã hội ” và đặc biệt là đảm bảo quyền của người khuyết tật là phụ nữ,

trẻ em Hơn nữa, luật hiện hành cũng không đưa ra điều kiện về yêu cầu số lượng người khuyết tật như trong quy định trước đây là Nghị định số

Trang 35

67/2010/NĐ-CP (có từ 02 người khuyết tật nặng trở lên) làm tiêu chí để xác định

đối tượng hưởng chế độ hỗ trợ kinh phí hàng tháng Đây là điểm tiến bộ trong

việc mở rộng quyền cho đối tượng người khuyết tật [14, tr35]

-Đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội Việc phát huy và nâng cao vai trò của cộng đồng đề cho đối tượng được sống hòa nhập với cộng đồng, thể hiện tính văn minh, tính nhân đạo của nhà nước nhằm giúp đỡ tối

đa hóa quyền lợi cho những đối tượng yếu thế trong xã hội nhất

Tại khoản 1 Điều 45 của Luật Người khuyết tật năm 2010 quy định rất rõ

đối tượng khuyết tật được hưởng bảo trợ trong nhóm này là: “Người khuyết tật

đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cho cuộc sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội ”

Như vậy, có thể thấy, việc mở rộng đối tượng là người khuyết tật được hưởng bảo trợ xã hội, pháp luật nước ta cũng mở rộng đối tượng hỗ trợ kinh phí

chăm sóc người khuyết tật khi họ trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật Việc bổ sung hai nhóm đối tượng là người nhận nuôi dưỡng chăm sóc người khuyêt tuổi đã thể hiện sự tiến bộ trong xu hướng xã hội hóa và sự đảm bảo quyền bà nặng và người khuyết tật đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng

mẹ của trẻ em Hơn nữa, pháp luật hiện hành đã xóa bỏ tiêu chí số lượng người

khuyết tật để xác định đối tượng hưởng hỗ trợ kinh phí hàng tháng Những thay

đổi đó giúp cho người khuyết tật ngày càng được bảo vệ hơn trong các quy định về người khuyét tật ở Việt Nam

Tuy nhiên, vấn đề xác định đối tượng là người khuyết tật còn một số hạn

chế trong quy định lẫn như trong thực tiễn áp dụng Về quy định pháp luật, việc quy định cá nhân, cơ quan xác định đối tượng là người khuyết tật còn chưa chặt

chẽ, nhiều khi yếu tố cá nhân, tình cảm chỉ phối đến việc xác định đối tượng

người khuyết tật để hưởng trợ cấp xã hội Về thực tiễn thực hiên, nhiều nơi còn chạy điều kiện, gian dối trong xác định đối tượng dẫn đến đối tượng hưởng trợ

cấp xã hội không đúng kéo theo nhiều hệ lụy xã hội, mất công bằng xã hội 2.1.2 Về chế độ hưởng trợ giúp xã hội của người khuyết tật

Theo quy định của pháp luật nước ta thì phù hợp với từng đối tượng khuyết tật thì họ sẽ được hưởng quyên trợ giúp xã hội tương ứng Theo quy định

tại Luật người khuyết tật năm 2010 và các văn bản pháp luật khác những đối

tượng khuyết tật khác nhau sẽ được hưởng những chế độ về trợ giúp xã hội khác

Trang 36

nhau Nhưng nhìn chung họ đều được hưởng một trong các chế độ trợ giúp xã hội mà pháp luật về trợ giúp xã hội quy định, mức trợ cấp đối với từng chế độ và

mức độ khuyết tật của họ sẽ được hưởng cũng là khác nhau Hiện nay, ở nước ta

có bốn chế độ trợ giúp xã hội được triển khai và áp dụng đối với người khuyết

tật đó là: Trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng; trợ giúp xã hội đột xuất;

chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng; chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội

Thứ nhất: Chế độ được hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng

đồng (trợ cấp xã hội hàng tháng)

Ngay tại Khoản 6, Điều 5 của Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 Nghị định Chính phủ đã quy định rất rõ về người khuyết tật là đối

tượng được hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng “Trẻ em khuyết tật, người

khuyết tật thuộc điện hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật” Tùy theo từng mức độ khuyết tật như đã phân tích ở trên thì tương

đương mức hưởng trợ cấp đói với từng đối tượng khuyết tật sẽ có sự khác biệt và

có sự thay đổi theo từng thời kỳ

Mức hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng của các đối tượng được hưởng trợ cấp là mức hệ số có định không được thay đổi theo từng năm Mức hưởng trợ cấp đó không được tăng theo từng năm mà mức đó sẽ thay đổi khi đối tượng hưởng trợ cấp thuộc diện hưởng khác theo quy định Tuy nhiên qua từng thời kỳ mức hưởng trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật cũng được tăng lên

Trước đây, Nghị định 13/2010/NĐ-CP những người được hưởng chế độ

trợ cấp xã hội hàng tháng là người tàn tật không có khả năng lao động và người tàn tật không có khả năng tự phục vụ Hai tiêu chí không có khả năng lao động

hoặc không có khả năng tự phục vụ trở thành các tiêu trí quan trọng để xác định phạm vi đối tượng người tàn tật được hưởng trợ giúp xã hội được hướng dẫn chỉ

tiết tại Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBH-BTC

Trong nghị định số 13/2010/NĐ-CP tuy vẫn giữ nguyên hệ số trợ cấp

những mức trợ cấp hàng tháng đã được tăng lên Theo đó mức trợ cấp xã hội

hàng tháng đối với người tàn tật ở hệ số 1 là 180.000VNĐ/ tháng Mức trợ cấp

xã hội hàng tháng đối với người tàn tật không có khả năng lao động là 180.000 VNĐ/ tháng và người tàn tật không có khả năng tự phục vụ là 360.000 VNĐ/ tháng Các quy định này vẫn chưa đề cập tới mức trợ cấp đối với người tàn tật

Trang 37

không có khả năng lao động, khả năng tự phục vụ mà thuộc đối tượng là người

cao tuôi hay đối tượng là trẻ em

Hiện nay đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng được

quy định rất rõ tại Khoản I Điều 44 của Luật người khuyết tật năm 2010 bao

gồm: Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 và người khuyết tật nặng

Đồng thời theo định nghĩa tại Điều 3 của Luật này thì người khuyết tật

đặc biệt nặng là người có khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ

nhu câu sinh hoạt cá nhân hàng ngày và người khuyết tật nặng là người do

khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt

cá nhân hàng ngày Tiêu chí để xác định đối tượng hưởng chế độ trợ cấp xã hội

hàng tháng hiện nay là dựa vào khả năng tự phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân

hàng ngày của đối tượng chứ không đề cập đến khả năng lao động của bản thân đối tượng như trước đây Tuy nhiên nếu trước đây người tàn tật hồn tồn khơng

có khả năng tự phục vụ sinh hoạt cá nhân thì mới được hưởng chế độ trợ cấp xã

hội thường xuyên thì hiện nay, người khuyết tật không thể tự thực hiện một số

việc phục vụ sinh hoạt cá nhân ( chứ khơng tồn bộ như trước đây) cũng đã đủ

điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng 'Ÿ

Theo Khoản 1, Điều 4 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội hàng tháng là 270.000 VNĐ, “Điều 4 Mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội: / Mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội (sau đây gọi chung là

mức chuẩn trợ giúp xã hội) là 270.000 đông” Mỗi người khuyết tật khác nhau

sẽ có hệ số khác nhau va dan đến mức hưởng khác nhau Mức trợ cấp cũng được quy định rõ ràng để đảm bảo tính công bằng, căn cứ vào mức độ, hoàn cảnh cụ

thể của từng nhóm đối tượng Nhóm người khuyết tật đặc biệt nặng, hệ số tính

mức trợ cấp xã hội hàng tháng là 2,0 tương ứng với mức trợ cấp hàng tháng là 540.000 VNĐ Người khuyết tật nặng hưởng hệ số là 1,5 tương ứng với mức trợ

cấp hàng tháng là 405.000 VNĐ Người khuyết

trẻ em hưởng hệ số 2,0 tương ứng với mức trợ cấp hàng tháng là 540.000 VNĐ

Trang 38

Hiện nay, Khoản 2 Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP có tăng mức chuẩn

trợ giúp xa h

là 360.000 đồng/tháng

Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và

¡ Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021

tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan

chính sách đối với các đối tượng khác

Về vấn đề hỗ trợ kinh phí chăm sóc, như đã phân tích ở trên, pháp luật

hiện hành ngoài việc quy định đối tượng hưởng hỗ trợ kinh phí hàng tháng truyền thống là gia đình người khuyết tật còn bổ sung thêm hai đối tượng được

hưởng chế độ này là những người nhận nuôi dưỡng người khuyết tật nặng và những người khuyết tật đang mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi Những

đối tượng được hưởng quy định rất rõ tại Khoản 2 Điều 44 Luật người khuyết tật

Theo đó hỗ trợ kinh phí chăm sóc với hệ số 1,5 đối với trường hợp

; hệ số 3,0 đối

nhận nuôi dưỡng, chăm sóc một người khuyết tật đặc biệt nặ

với trường hợp nhận nuôi dưỡng, chăm sóc từ hai người khuyêt tật đặc biệt

nặng trở lên

Sự tăng mức trợ cấp đối với những đối tượng này là cần thiết bởi lẽ đây là những người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc đến những người khuyết

tật đặc biệt nặng Nguồn hỗ trợ kinh phí từ phía Nhà nước góp phần đảm bảo hơn cuộc sống của họ, đáp ứng nhu cầu tối thiểu của cuộc sống Đối với

người khuyết tật đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi học

được hưởng hai chế độ bảo trợ xã hội song song đó là chế độ trợ cấp xã hội

hàng tháng và chế độ hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng Bên cạnh những

khoản trợ cấp, hỗ trợ từ nguồn tài chính công, Nhà nước cũng chú trọng

phát huy tối đa khả năng của bản thân đối tượng, gia đình và cộng đồng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người khuyết tật

Thứ hai, trợ giúp xã hội đột xuất

Đối với hỗ trợ lương thực: được quy định rất rõ tai Khoan 1, 2, Điều 12:

Nghị định 136/2013/NĐ-CP theo đó: Mức hỗ trợ đột xuất là 15 kg gạo/người đối

với tất cả thành viên hộ gia đình thiếu đói trong dịp Tết Âm lịch Hỗ trợ 15 kg

gao/ngudi/thang trong thời gian không quá 03 tháng cho mỗi đợt trợ giúp đối với

Trang 39

tất cả thành viên hộ gia đình thiếu đói trong và sau thiên tai, hỏa hoạn, mắt mùa,

giáp hạt hoặc lý do bất khả kháng khác

Hiện nay, Khoản 1 Điều 12 Nghị định 20/2021/NĐ-CP tiếp tục kế thừa và

quy định: Hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng trong thời gian 01 tháng cho mỗi đợt hỗ

trợ đối với các đối tượng thuộc hộ thiếu đói dịp Tết âm lịch Hỗ trợ không quá 3

tháng cho mỗi đợt hỗ trợ cho đối tượng thiếu đói do thiên tai, hỏa hoạn, mất

mùa, giáp hạt hoặc lý do bất khả kháng khác từ nguồn lực của địa phương và nguồn dự trữ quốc gia

Đối với hỗ trợ người bị thương nặng: được quy định tại Khoản 1, Điều 13 Nghị định 136/2013/NĐ-CP Theo đó người bị thương nặng do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác tại nơi cư trú hoặc ngoài nơi cư trú được xem xét hỗ trợ với

mức bằng 10 lần mức trợ giúp xã hội tương đương với 2.700.000 VNĐ, nay sẽ là

3.600.000 VNĐ

Đối với hỗ trợ phí mai táng: Trước đây, hỗ trợ chỉ phí mai táng được quy

định tại Khoản 1, Điều 14 Nghị định 136/2013/NĐ-CP Hộ gia đình có người

chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động đặc biệt

nghiêm trọng hoặc có lý do bat khả kháng khác được xem xét hỗ trợ kinh phí mai táng với mức 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội tương đương là 5.400.000 VNĐ

Hiện nay, Khoản 2 Điều II Nghị định 20/2021/NĐ-CP có quy định về

mức hỗ trợ chỉ phí mai táng: “Mức hỗ trợ chỉ phí mai táng đối với đối tượng quy

định tại khoản 1 Điều này tối thiểu bằng 20 lần mức chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này

được hỗ trợ chỉ phí mai táng quy định tại nhiễu văn bản khác nhau với các mức

khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất ” Trong đó mức chuẩn xác định

tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này là 360.000 đồng

Ngoài ra, pháp luật còn quy định việc hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở;

hỗ trợ khẩn cấp trẻ em khi cha, mẹ bị chết, mắt tích do thiên tai, hỏa hoạn ; hỗ trợ tạo việc làm, phát triển sản xuất được quy định tại Nghị định

136/2013/NĐ-CP và hiện nay là Nghị định 20/2021/NĐ-CP

Ngoài ra, trợ giúp xã hội đối chăm sóc, nuôi dưỡng với người khuyết tật ở cộng đồng và các cơ sé trợ giúp xã hội Quy định rất rõ tại Nghị định

Trang 40

28/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số

điều của Luật người khuyết tật; Chương IV, V Nghị định 136/2013/NĐ-CP của

Chính phủ quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã

hội Hiện nay, Chương IV Nghị định 20/2021/NĐ-CP có quy định nội dung

chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng: chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú; chế độ khám bệnh, chữa bệnh; chế độ Nuôi dưỡng, chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã

hội, nhà xã hội; chế độ giáo dục và đào tại dạy nghề; a

Có thé đưa ra nhận xét rằng: pháp luật hiện nay đã có những quy định rất chặt chẽ liên quan đến chế độ trợ cấp cho người khuyết tật tuy nhiên mức độ trợ

cấp còn chưa được tính theo giá phù hợp với thị trường Kinh tế liên tục phát

triển, chất lượng cuộc sống ngày đòi hỏi cao việc quy định mức trợ cấp như hiện tại nhiều nơi chưa thể đảm bảo mức sống tối thiểu cho người khuyết tật đặc

biệt ở nơi khó khăn Bên cạnh đó, nhiều chế độ chăm sóc, hỗ trợ còn chưa có cơ

chế giám sát đặc thù, nhiều địa phương còn tình trạng ăn bớt mức hộ trợ khiến cho mức hỗ trợ người khuyết tật trên thực tiễn còn thấp hơn nhiều so với quy

định pháp luật Người khuyết tật khó khăn chồng chất khó khăn

Như vậy, dé dam bao cho người khuyết tật hoà nhập cộng đồng, Nhà nước cần quy định cụ thể chế độ trợ cấp; chăm sóc, nuôi dưỡng và hỗ trợ, tạo điều

kiện cho người khuyết tật, đồng thời có những chính sách nhằm phát huy trách

nhiệm, sự chung tay của cộng đồng nhất là cần có cơ chế giám sát trong việc bảo

đảm các quyền của người khuyết tật phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa — xã hội ở nước ta trong từng giai đoạn cụ thẻ

2.1.3 Về trình tự, thủ tục hưởng trợ giúp xã hội của người khuyết tật

Cũng giống như những quy định khác, khi làm một công việc nhất định chúng ta hay cần đến những trình tự, thủ tục nhất định Vậy thủ tục hành chính để giải quyết một vụ việc được hiểu là trình tự giải quyết bat kỳ một nhiệm vụ cá biệt, cụ thể nào trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước “Trình tw thực hiện ” là thứ tự các bước tiến hành của đối tượng và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính trong giải quyết một công việc cụ thê cho cá nhân, tổ chức

Để hưởng trợ giúp xã hội thì những đối tượng được trợ giúp xã hội trong

đó có người khuyết tật phải tuân thủ đầy đủ các quy định các điều kiện, thủ tục

để hưởng như về hồ sơ, trình tự xin hưởng trợ giúp theo đúng quy định của pháp luật

* Đối với đối tượng được hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng

Ngày đăng: 12/08/2022, 13:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w