Trên cơ sở mục tiêuchung đó, Đề án xác định mục tiêu cụ thể là: c Triển khai chương trình đào tạo tăngcường môn ngoại ngữ đối với giáo dục đại học cả các cơ sở đào tạo chuyên ngữ vàkhông
Trang 1BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG
MA SO:
LH-Cha nhiém dé tai: Ths TRINH THI THUY HOA
BO MON NGOAINGU TRUONG DAI HQC LUAT HA NOI
TRUNG TAM THONG TIN THU VIÊNTRƯỜNG DAI HOC LUAT HA NOI
PHÒNG BOC % al
HA NOI - 2014
Trang 2Các tác giả tham gia đề tài :
S mm GP 0 Đm TS Nguyễn Thị Khánh VânThs Trịnh Thị Thúy Hoa ( chủ nhiệm đề tai)
ThS Pham Phuong Nhung
Ths Nguyén Thu Trang
Ths Nguyén Huong Lan
Th.S Lã Nguyễn Bình Minh
Th.S Nhạc Thanh Hương
Cur nhân Trân Thị Tuyết
Cu nhán Trân Minh Phuong
Tổ chức các lớp học theo chương trình 150 tiết cho tiếng Anh, Nga,
Pháp, Trung tại Trường Dai học Luật Hà Nội - Tì hực trạng và giải | pháp
Tổ chức các lớp tiếng Anh chuyên ngành luật thương mại quốc té tai Trường Đại học Luật Hà Nội - Thực trạng và giải pháp
Tô chức các lớp tiếng Anh theo chuẩn TOEIC tại trường ĐH Luật HàNôi - Thực trạng và giải pháp
Tổ chức các lớp học tự chọn sau chương trình 150 tiết cho tiếng Ảnh,
Nga, Pháp, Trung tại Trường Đại học Luật Hà Nội - thực trạng và giảipháp
10 Kiểm tra, đánh giá sinh viên giữa các ngoại ngữ trong trường Đại họcLuật Hà Nội - Thực trạng và giải pháp
11 Mô hình tổ chức lớp học ngoại ngữ tại một số cơ sở đào tạo chuyên ngữ
và không chuyên ngữ
12 Đa dạng hóa mô hình đào tạo ngoại ngữ trong trường ĐH Luật Hà Nội
Trang 3PHAN THỨ NHATTONG THUAT KET QUA NGHIEN CUU DE TAI
1 SU CAN THIET CUA VIEC NGHIEN CUU DE TAI
1.1 Ly do của việc nghiên cứu
Ngày 30 tháng 9 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1400/QD — TTg
về việc Phê duyệt Dé án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dangiai đoạn 2008 — 2020”, trong đó xác định mục tiêu chung của Dé án là “Đỗi mớitoàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khaichương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tao, nhằm đếnnăm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ củanguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanhniên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao dang và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sửdụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đangôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam,
oo]
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nuéc”’ Trên cơ sở mục tiêuchung đó, Đề án xác định mục tiêu cụ thể là: (c) Triển khai chương trình đào tạo tăngcường môn ngoại ngữ đối với giáo dục đại học (cả các cơ sở đào tạo chuyên ngữ vàkhông chuyên ngữ) cho khoảng 10% số lượng sinh viên cao dang, đại học vào nămhọc 2010 - 2011; 60% vào năm học 2015 - 2016 và 100% vào năm 2019 - 2020; (d)Đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ trong chương trình giáo dục thường xuyên với nộidung, chương trình đào tạo phù hợp với các cấp học, trình độ đào tạo góp phan tíchcực vào công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho nguồn nhân lực, độingũ cán bộ, viên chức; thực hiện đa dạng hóa các hình thức học tập, đáp ứng nhu cầungười hoc Phan đấu có 5% số cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhànước có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên vào năm 2015 va đạt 30% vào năm 2020.Với các mục tiêu đó, Đề án đặt ra nhiệm vụ đối với đào tạo đại học là “Xây dựng vàban hành khung trình độ năng lực ngoại ngữ thống nhất, chi tiết gồm 6 bậc, tương
* Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 — 2020”
Trang 4thích với các bậc trình độ ngoại ngữ quốc tế thông dụng để làm căn cứ biên soạnchương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy và xây dựng tiêu chí đánh giá ở từng cấphọc, trình độ đào tạo, bảo đảm sự liên thông trong đào tạo ngoại ngữ giữa các cấphọc Khung trình độ năng lực ngoại ngữ cần xác định rõ yêu cầu về trình độ, năng lựcnghe, nói, đọc, viết tương thích với các tiêu chí xác định 6 bậc do Hiệp hội các tổchức khảo thí ngoại ngữ châu Âu đã ban hành (viết tắt là KNLNN) trong đó bậc I1 làbậc thấp nhất và bậc 6 là bậc cao nhất”.
Việc dạy và học ngoại ngữ đang ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng trong quá
trình phát triển, hội nhập và toàn cầu hóa Tổ chức dạy và học ngoại ngữ như thế nào
để đạt hiệu quả cao nhất, nhăm đáp ứng được yêu cầu của xã hội đang là một tháchthức to lớn đối với các cơ sở đào tạo ở bậc đại học, trong đó có Trường Đại học Luật
Hà Nội Phân tích, nghiên cứu về việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ tại Trường Dai
học Luật Ha Nội trong những năm qua cho thấy còn nhiều bat cập trong việc tổ chức các lớp học ngoại ngữ, trong việc kiểm tra đánh giá, xây dựng chuẩn đầu vào và chuẩn đầu ra cho các ngoại ngữ Việc phân lớp, bố trí giờ học có phần khiên cưỡng,
áp đặt thiếu tính linh hoạt, sáng tạo Việc lên lớp của sinh viên mang tính hình thức,
miễn cưỡng: học ngoại ngữ chỉ để cho xong nhiệm vụ Phương pháp dạy và học
ngoại ngữ chưa bắt nhịp được với các phương pháp tiên tiến trên thế giới Vì các lý
do trên dẫn đến chất lượng dạy và học ngoại ngữ chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu
chung của xã hội Ngày 04 tháng 4 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết
định số 549/QD - TTg, Phê duyệt Dé án tổng thể “Xây dựng Trường Đại học Luật
Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọngđiểm đào tạo cán bộ về pháp luật” Một trong những nhiệm vụ và giải pháp cơ bản là
nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó có nhiệm vụ “Tiếp tục chuẩn hóa và nâng cao
trình độ ngoại ngữ cho sinh viên (ưu tiên đào tạo tiếng Anh pháp lý), đảm bảo sinhviên tốt nghiệp có chất lượng và khả năng ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của hội nhập
A993
quốc tế”” Có thé nhận thấy việc tổ chức dạy va học ngoại ngữ trong Trường Dai học
? Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 — 2020”
* Đề án tổng thể “Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật”.
Trang 5Luật Hà Nội dường như chưa đáp ứng được yêu cầu của trường trọng điểm cũng nhưmục đích đào tạo mà nhà trường đặt ra trong chiến lược phát triển cán bộ ngành tư
tiễn
1.2 Tình hình nghiên cứu
Tổ chức dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặc biệt trong cáctrường đại học là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm Đã có nhiều công trìnhnghiên cứu được công bố như các bài đăng trên các tạp chí khoa học, các tham luậntại các hội thảo khoa học.
- Vũ Thị Phương Anh “Khung trình độ chung Châu Au và việc nâng cao hiệuquả đào tạo tiếng Anh tại Đại học Quốc gia Thanh phố Hồ Chi Minh” - Tạp chí Phát
triển Khoa học và Công nghệ - Tập 9, số 10 - 2006;
- Hoàng Văn Vân “Những yếu tổ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tiếng Anhkhông chuyên ở Dai học Quốc gia Hà Nội” - Tạp chí Khoa học — Dai học Quốc gia
Hà Nội Ngoại ngữ 24 (2008);
- Bùi Hiền “Những vấn dé giáo dục ngoại ngữ trong quá trình hội nhập” - Tạpchí Nga ngữ học Việt nam, Số 10 — 2006;
- Nguyễn Văn Tư “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học
ngoại rgữ trong các trường dai học không chuyên” — Ky yếu hội thảo khoa học
“Phươrg pháp dạy- học ngoại ngữ” - Học viện Kỹ thuật Quân sự Tháng 12 — 2007;
- Trịnh Thị Thúy Hoa và Phạm Thu Nguyệt “Dạy và học ngoại ngữ tại các trường đại học không chuyên ngữ` - Tap chí Hoạt động Khoa học - Bộ Khoa họcCông nghệ và Môi trường, số 4 - 2008
Trang 6Có thể nhận thấy răng các công trình nghiên cứu chưa mang tính chất tổng quátchung ma mang tinh chat cá biệt, chi dé cập tới một vài khía cạnh của việc day va hocngoại ngữ ở các trường đại học không chuyên ngữ.
Trong phạm vi Trường Dai học Luật Hà Nội, việc dạy và học ngoại ngữ cũng đãđược quan tâm nghiên cứu Kỷ yếu Hội thảo khoa học của Bộ môn ngoại ngữ -Trường Đại học Luật Hà Nội (tháng 3 năm 2012) có nhiều tham luận tập trung vàoviệc dạy và học ngoại ngữ tại trường như: “Dạy và học ngoại ngữ tại trường Đại học Luật Hà nội- Thực trạng và giải pháp”, “Dạy và học ngoại ngữ trong thời đại côngnghệ thông tin"; “Những yếu tô ảnh hưởng tới quá trình đào tạo tiếng Anh cơ bản taitrường Đại học Luật Hà Nội”; “Thực trạng và một vài đề xuất trong việc day và hocngoại ngữ tại trường Đại học Luật Hà Nội"; “Đôi điều suy nghĩ về việc dạy và họcngoại ngữ tại trường Dai học Luật Ha Nội `.
Như vậy, chưa có công trình nghiên cứu nào dé cập một cách toàn diện đến van déđổi mới tổ chức dạy và học ngoại ngữ tại trường đại học không chuyên ngữ như Daihọc Luật Hà Nội Vì vậy việc nghiên cứu đề tài này không trùng lặp với bất kỳ côngtrình khoa học nào đã công bố
1.3 Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích sau:
- Tìm ra các giải pháp dé tổ chức lớp học ngoại ngữ sao cho việc day và học
ngoại ngữ tại Trường Đại học Luật Hà Nội đạt hiệu quả cao nhất trong giai đoạn hiệnnay;
- Gop phan hoàn thiện việc tổ chức đạy và học ngoại ngữ tại Trường Đại học
Luật Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung và mônngoại ngữ nói riêng.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đề tài tập trung nghiên cứu việc tổ chức day và học ngoại ngữ tại Trường Dai học
Luật Hà Nội Việc tìm hiểu cách tổ chức day và học ngoại ngữ ở một số cơ sở đào tạogiáo dục đại học công lập khác (như Khoa Luật của Trường Đại học Thương mại vàKhoa Luật của Đại học Quốc gia Hà Nội ) mang tính chất tham khảo, có thể học hỏi
kinh nghiệm tốt cho Trường Đại học Luật Hà Nội
Trang 71.4 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng của việc tổ chức day và học ngoại ngữ tại trường đại học Luật
Hà Nội trong những năm qua;
So sánh việc tổ chức day và học ngoại ngữ tại trường đại học Luật Hà Nội với các môhình tổ chức day và học ngoại ngữ của một số cơ sở đào tạo khác;
Dé xuất các giải pháp nhăm hoàn thiện việc tổ chức đạy và học ngoại ngữ tại trườngđại học Luật Hà Nội.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu với các phương pháp: Điều tra xã hội học; phân
tích, so sánh; tổng hợp Trong đó phương pháp phân tích và điều tra xã hội học được
sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu Phương pháp phân tích được chúng tôi ápdụng trong việc phân tích thực trạng việc tổ chức day và học ngoại ngữ tại Trường
Đại học Luật Hà Nội và một vài trường đại học khác Kết quả của phương pháp
nghiên cứu này là đã đánh giá được những điểm tiến bộ và hạn chế của việc tổ chứcdạy và học ngoại ngữ tại Trường Đại học Luật Hà Nội trong những năm qua.
Phương pháp điều tra xã hội học được chúng tôi thực hiện dưới nhiều hình thức như:
phỏng vấn, quan sát, khảo sát Chúng tôi đã có những cuộc trao đổi, phỏng vấn
Hiệu trưởng Trường Đại học Thương Mại Hà Nội, Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ
quốc tế CILA của Trường Đại học Thương Mại Hà Nội, Trưởng bộ môn tiếng Phápcủa Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trưởng bộ môn Nga - Pháp của Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội; Lãnh đạo và các giảng viên Bộ môn ngoại ngữ của
Trường Đại học Luật Hà Nội Thông qua phỏng vấn những người làm công tác quản
lý và những người trực tiếp giảng dạy ngoại ngữ tại một số trường đại học không
chuyên ngữ trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi đã có được cái nhìn bao quát và toàn diện
về vấn đề dạy và học ngoại ngữ tại các trường đại học không chuyên ngữ Điều đỏgiúp cho chúng tôi có thêm cơ sở cho những đề xuất về giải pháp tổ chức day và học
ngoại ngữ tại Trường Đại học Luật Hà Nội đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo của Trường Đặc biệt, chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi trong hầu hết các chuyên đề nghiên cứu Với 11 mẫu phiếu, rất nhiều câu
hỏi được đặt ra cho cả người dạy (giảng viên) và người học (sinh viên) Kết quả xử
Trang 8lý thông tin qua phiếu hỏi ý kiến đã giúp chúng tôi nắm được cụ thể hơn về thựctrạng, nhận thức, nguyện vọng của người dạy và người học ngoại ngữ tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
1.7 Giá trị sử dụng của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị sau:
- Đề tài có giá trị tham khảo cao trong việc hoạch định và tô chức việc dạy vàhọc ngoại ngữ tại trường Đại học Luật Hà Nội.
- Đề tài có giá trị trong nghiên cứu, giảng dạy, xây dựng nội dung chươngtrình, kiểm tra đánh giá, mục tiêu môn học của bộ môn ngoại ngữ
- Đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị cho những người làm công tác thực tiễn
về dạy và học ngoại ngữ trong các trường đại học không chuyên ngữ
2 KET QUÁ NGHIÊN CỨU CUA DE TÀI
2.1 Thực trạng của việc tổ chức day va học ngoại ngữ tại trường Dai học Luật
Hà Nội
2.1.1 Tổng quan việc tổ chức day và học ngoại ngữ tại Dai học Luật Hà Nội
Kẻ từ khi thành lập cho đến nay, ngoại ngữ luôn là môn hoc bat buộc trong chương
trình đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội Do sự phát triển về mọi mặt của ViệtNam và quan hệ quốc tế trong từng thời kỳ khác nhau nên các ngoại ngữ cũng nhưcách thức tổ chức lớp học, thời lượng giảng dạy, hình thức tổ chức kiểm tra đánh giađối với môn ngoại ngữ tại Trường Đại học Luật Hà Nội có nhiều thay đổi nhăm đápứng nhiệm vụ chính trị và yêu cầu dạy và học ngoại ngữ Việc tổ chức dạy và học
ngoại ngữ tại Trường Đại học Luật Hà Nội được đánh giá tổng quan qua 4 giai đoạn:Giai đoạn 1979-1996
Với tiền thân là tổ tiếng Nga, bộ môn ngoại ngữ của trường đã được thành lập với 3ngôn ngữ được đưa vào chương trình đào tạo của trường : tiếng Nga, Anh, Pháp.Trong giai đoạn này, ngoại ngữ được đào tạo theo mô hình niên chế Sinh viên đượcxếp lớp theo khoa chuyên ngành Việc học ngoại ngữ nào là do nhà trường qui địnhcho từng khoa Thời lượng qui định cho môn ngoại ngữ là 450 tiết, trong đó 350 tiết
dành cho ngoại ngữ cơ bản, 100 tiết cho ngoại ngữ chuyên ngành pháp lí Sinh viên
Trang 9học ngoại ngữ liên tục trong 9 kỳ kì, từ năm thứ nhất đến năm cuối Ngoài các bàikiểm tra thường xuyên, cuối mỗi kì, sinh viên thi kết thúc học phần và thi hết mônvào cuối khóa học Đề thi được soạn thảo dưới hình thức tự luận, nội dung chủ yếutập trung vào kiến thức từ vựng, ngữ pháp, kỹ năng đọc hiểu, viết hoặc dịch một đoạnvăn ngăn Sinh viên khi tốt nghiệp ra trường có trình độ ngoại ngữ tương đương vớitrình độ B Điều này đã giúp nhiều sinh viên có thé tham gia các kì thi tuyển côngchức, thi tuyển nghiên cứu sinh, cao học Rất nhiều cán bộ giáo viên của trường hiệnnay được đào tạo trong thời kỳ này có trình độ ngoại ngữ tương đối tốt, đặc biệt là kỹ
năng đọc hiểu Song với số lượng sinh viên quá đông trong một lớp (35-45 sinh viên),
với trang thiết bị day học còn khiêm tốn (chưa có đài casette, giáo trình lỗi thời,không cập nhật), nên việc phát triển các kỹ năng nghe, nói hầu như bị bỏ qua
Giai đoạn 1996-2002
Ở giai đoạn này, thời lượng dành cho môn ngoại ngữ rút xuống còn 350 tiết trong đó
300 tiết cho chương trình cơ sở và 50 tiết chuyên ngành Sinh viên học ngoại ngữ từ
năm thứ nhất và học liên tục trong 7 học kì, mỗi kì 50 tiết Lớp học vẫn được tô chức
theo mô hình truyền thống Sinh viên được chon 1 trong 3 ngoại ngữ (Anh, Nga,Pháp) và đăng kí học tại phòng Đào tạo Cuối mỗi kỳ, sinh viên làm bài thi viết dưới
hình thức tự luận Kết qua bài thi được tính 80% điểm tổng kết môn, 20% còn lại
dành cho các bài kiểm tra thường xuyên Tuy cơ sở vật chất cho việc dạy và học
ngoại ngữ của trường được cải thiện hơn : bộ môn đã có | phòng học tiếng, các tổ
được trang bị cát-sét, tài liệu tham khảo, từ điển, một số sách chuyên ngành, thuậtngữ pháp lí, song do thiếu phòng học nên lịch học cho môn ngoại ngữ được xếp vàocác tiết 13, 14, 15 (từ 18h đến 20h30) Trình độ ngoại ngữ của sinh viên khi tốtnghiệp ra trường tương đương với trình độ B Tuy nhiên theo đánh giá của bộ môn
Ngoại ngữ, trình độ của sinh viên có phần giảm sút so với giai đoạn trước đó
Giai đoạn 2003-2008
Ở giai đoan này, thời lượng dành cho môn học chỉ còn 150 tiết (theo qui định của BộGD&DT về thời lượng tối thiểu cho môn ngoại ngữ trong các cơ sở dao tạo khôngchuyên ngữ) Chính vì vậy ngoại ngữ chuyên ngành không còn được dạy trongchương trình đào tạo bắt buộc của trường, thời lượng 150 tiết chỉ dành cho ngoại ngữ
cơ sở, được chia làm 2 kỳ, mỗi kỳ 75 tiết Lớp học vẫn tổ chức theo mô hình niên chế
Trang 10với sĩ số trung bình từ 25 đến 35 sinh viên Sinh viên vẫn tiếp tục được tự chọn ngoạingữ cho mình và đăng kí với phòng đào tạo Đối với sinh viên đăng kí học tiếng Anh,nhà trường tô chức thi phân loại đâu vào Căn cứ kết quả thi, phòng đào tạo xếp cáclớp học theo trình độ A, B, C Sinh viên đăng kí học tiếng Nga và tiếng Pháp không
phải qua kỳ thi phân loại do chưa học các ngoại ngữ này ở phổ thông Hình thức kiểm
tra đánh giá vẫn được duy trì như giai đoạn trước: thi viết cuối kỳ theo hình thức tựluận, điểm thi 80% , kiểm tra thương xuyên 20% Đa số các lớp học vẫn học vào buổitối Theo đánh giá của các giảng viên Bộ môn Ngoại ngữ, trình độ của sinh viên saukhi kết thúc môn học kém hơn nhiều so với các giai đoạn trước đó
Từ 2009 đến nay
Ở giai đoạn này tiếng Trung được đưa vào chương trình đào tạo cùng với các ngoạingữ Anh, Nga, Pháp Ngoài ra, tiếng Đức và tiếng Nhật còn được giảng dạy trongchương trình hợp tác quốc tế của trường (Trung tâm pháp luật Đức- Việt và Trungtâm pháp luật Nhật — Việt) Lớp học được tổ chức theo mô hình đào tạo tín chỉ Sinh
viên tự chọn ngoại ngữ và đăng kí học qua mạng Sinh viên đăng kí học Tiếng Anh phải dự kỳ thi phân loại đầu vào theo chuẩn TOEIC Kết quả thi được sử dụng để xét
điều kiện học tiếng Anh trong trường và xếp lớp: sinh viên đạt từ 450 điểm TOEIC
trở lên được miễn học và nhận điểm cao nhất cho môn ngoại ngữ, sinh viên đạt từ
200 điểm đến dưới 450 điểm sẽ được xếp lớp học theo 2 trình độ (chương trình tiếngAnh 1 : từ 200 đến dưới 300 điểm; chương trình tiếng Anh 2 : từ 300 đến dưới 450
điểm) Các sinh viên không đủ điều kiện học tiếng Anh sẽ tự tích lũy kiến thức hoặc
xin chuyển đổi sang các ngoại ngữ khác (Nga, Pháp, Trung) Sinh viên đăng kí họctiếng Nga, Pháp, Trung được học từ đầu Sĩ số trung bình mỗi lớp từ 25 đến 35 sinhviên Trong quá trình học sinh viên phải tham gia ít nhất 4 bài bài kiểm tra thườngxuyên (trong số 5 bài) trong đó 3 bài phải đạt từ trung bình trở lên Kết quả kiểm trathường xuyên chỉ là điều kiện dự thi kết thúc học phần, không được tính vào điểmtổng kết môn Cuối mỗi học phan, sinh viên làm bài thi dưới hình thức trắc nghiệm.Bài thi được chấm máy Riêng tiếng Trung, bài thi cuối học phần vẫn được biên soạndưới hình thức tự luận Điểm thi cuối kì được tính 100% Cơ sở vật chất cho việc dạy
và học ngoại ngữ đã được cải thiện đáng kể, các phòng học tuy chưa được thiết kế
Trang 11theo đúng yêu cầu của lớp học ngoại ngữ nhưng đã có máy chiếu, các phòng học khunhà A được thiết kế với kích cỡ nhỏ, phù hợp cho việc học ngoại ngữ Các giáo trìnhgiảng dạy ngoại ngữ được thay đổi phù hợp hơn với tình hình thực tiễn.
2.1.2 Những ưu điểm và hạn chế trong việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ tại
Đại học Luật Hà Nội.
Ưu điểm
o Về chính sách phat triển ngoại ngữ trong trường Đại học Luật Hà Nội
Trong khi các cơ sở đào tạo không chuyên ngữ đang dân thu hẹp các ngoại ngữ khác
để nhường lại vi trí độc tôn của tiếng Anh trong chương trình đào tạo chính qui thìtrường ĐH Luật Hà Nội hiện là một trong số ít những cơ sở đào tạo ĐH khôngchuyên ngữ có nhiều ngôn ngữ cùng được giảng dạy bao gồm tiếng Anh, Nga, Pháp,Trung, Nhật và Đức Đây chính là điều kiện thuận lợi cho sinh viên có thể lựa chọnngôn ngữ phù hợp và giáo viên được tiếp tục phát triển chuyên môn của mình Riêngđối với tiếng Anh được nhà trường đặc biệt chú trọng, ngoài việc đào tạo tiếng Anhtheo chuẩn TOEIC duoc áp dụng từ năm học 2010-2011, nhà trường còn mở thêm mãngành ngôn ngữ Anh (dự kiến 60 sinh viên cho khóa đầu tiên năm học 2014-2015) và
đào tạo tiếng Anh pháp lí cho khoa thương mại quốc tế.
o_ Về cơ sở vật chất
Để nâng cao chất lượng dạy dạy và học ngoại ngữ, nhà trường đã từng bước trang bị
cho bộ môn ngoại ngữ phòng học tiếng (phòng lab), đài cassette, từ điển, các tài liệutham khảo và bé trí các phòng học có kích cỡ phù hợp với việc học ngoại ngữ ké từ
năm học 2013-2014 Cũng bắt đầu từ năm học này, các lớp học ngoại ngữ trongchương trình chính qui không còn phải học buổi tối, lớp học được bố trí vào các ngàytrong tuần từ thứ 2 đến thứ 7
o_ Về đội ngũ giảng viên
Việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ không thể đạt hiệu quả cao không thể thiểu mộtđội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn vững, yêu ngành nghề Theo điều tra mớiđây của chúng tôi, bộ môn ngoại ngữ hiện gồm 20 giảng viên, trong đó 11 giảng viên,tiếng Anh, 4 giảng viên tiếng Pháp (1 giảng viên sẽ nghỉ hưu trong năm 2014), 3
giảng viên tiếng Nga và 2 giảng viên tiếng Trung 100 % giảng viên tốt nghiệp hệ
Trang 12dao tao chính qui, trong đó 75% được dao tạo tại trường Dai hoc Su phạm Ngoại ngữ (nay là trường Dai hoc Ngoại ngữ - DH QG HN); 55 % giang viên có trình độ thạcsĩ; 5% có trình độ tiến sĩ; 45% giảng viên đã được đào tạo dài hoặc ngắn hạn tạinước ngoài (Nga, Úc, Singapour, Pháp, Trung Quốc); 50 % giảng viên có bằng cử
nhân Luật; 40% giảng viên tốt nghiệp đại học những năm 2000, 10% giảng viên tốt
nghiệp năm 2010 Đội ngũ giảng viên của bộ môn ngày càng được trẻ hóa, phần đôngđang ở độ tuổi sung sức nhất Da số giáo viên yêu ngành, yêu nghé, yên tâm công tác,gan bó với trường Tổng số giờ ma bộ môn ngoại ngữ có thé đảm nhận tối đa trong 1tuần là 400 tiết (Trung bình mỗi tuần, mỗi giảng viên có thể đảm nhiệm tối đa 20tiết)
Bên cạnh những ưu điểm trên đây, việc tổ chức day và học ngoại ngữ tại trường Dai
học Luật Hà Nội vẫn còn nhiều điểm bat cập từ khâu tuyến sinh đến khâu tổ chức lớp
học và kiểm tra đánh giá
Những vấn đề hạn chế - nguyên nhân
fe) Tuyén sinh
Tai Dai học Luật Ha Nội những năm gan đây, việc chon học ngoại ngữ nao là do sinh
viên tự quyết định Điều này dẫn tới thực trạng có những ngoại ngữ phải mời giảng
viên thỉnh giảng vì số lượng sinh viên đăng kí quá đông trong khi nhiều giảng viên cơhữu của Bộ môn lại không có đủ số giờ chuẩn để giảng dạy, gây dư thừa và lãng phínguồn nhân lực tại trường Để tìm hiểu thực trang này, chúng tôi đã tiến hành khảosát 110 sinh viên đang học các ngoại ngữ Anh, Nga, Trung tại trường của các khóaK35, K36 và K37 Kết quả khảo sát thu được cho thấy hơn một nửa số sinh viên tìm
hiểu thông tin về việc học ngoại ngữ qua sinh viên khóa trên hoặc bạn cùng lớp.Những thông tin được nhiều sinh viên quan tâm hơn cả, đó là: học ngoại ngữ nào dễ,
học ngoại ngữ nào dễ đạt điểm cao hơn, giảng viên nào dễ tính hơn; một phần ba số
sinh viên tìm hiểu qua trang web của trường, nhưng những thông tin hiện có về việc
học ngoại ngữ trên trang web http://www.daihocluathn.edu.vn, rất sơ sài, thiếu những
thông tin cần thiết đối với sinh viên như tiêu chí để lựa chọn một ngoại ngữ phù hợp,phương pháp học ngoại ngữ Đây cũng chính là mong muốn của 66% sinh viên thamgia khảo sát Thực tê này đòi hỏi Bộ môn ngoại ngữ cân nghiên cứu nghiêm túc và
Trang 13viên cho rang việc đăng ký học qua mạng không thuận tiện (62%) do không vào được
mạng khi đến giờ đăng ký, không đăng ký được lớp theo ý muốn hoặc không đăng kýthành công Đa số sinh viên năm cuối cho biết các em đã đăng ký nhiều lần từ nămhọc thứ 2, nhưng do không đăng ký được nên phải học ngoại ngữ khi chuẩn bị ratrường Nguyên nhân chính của vấn đề này là do tốc độ đường truyền bị quá tải vàothời điểm sinh viên đăng kí, tình trạng bị nghẽn mạng luôn xảy ra, nhiều sinh viêncho biết các em thường xuyên phải thức suốt đêm để đăng kí
Sau khi đăng kí, sinh viên sẽ được xếp lớp, không có kiểm tra đầu vào đối với sinhviên đăng kí học tiếng Nga, Pháp, Trung Riêng với tiếng Anh, trước khi xếp lớp,sinh viên phải qua kỳ thi phân loại đầu vào Việc qui định kỳ thi phân loại đầu vào
đối với sinh viên học tiếng Anh đã gây nên nhiều tranh luận và thắc mắc trong sinhviên và nhiều giảng viên của bộ môn 40% sinh viên tham gia khảo sát cho rằng việc
ấn định 200 điểm TOEIC dé xét điều kiện học tiếng Anh ở trường là chưa hợp lí bởi
nhiều em muốn được học tiếng Anh nhưng lại không đạt được 200 điểm TOEIC,
trong khi đó nếu họ đăng kí những ngoại ngữ khác thì sẽ được chấp nhận ngay, khôngcần có bất cứ điều kiện nào Đây chính là điều mà nhiều sinh viên cũng như giảngviên tiếng Anh cho rang không có sự bình đẳng giữa các ngoại ngữ trong trường Tuynhiên, dưới góc độ của người làm công tác nghiên cứu, chúng tôi cho rằng việc nhà
trường qui định chuẩn đầu vào đối với tiếng Anh là hoàn toàn phù hợp với thực tế bởi
98% sinh viên đều đã học tiếng Anh ở phố thông ít nhất là 3 năm trước khi vàotrường, có nhiều em đã học 7 năm, thậm chí 12 năm tiếng Anh Với thời lượng trungbình 4 tiết /tuần thì sau 3 năm ở phổ thông trung học, học sinh phải đạt được trình độA2, tương đương 300-350 điểm TOEIC Chính vì vậy bộ giáo dục và đào tạo mới quiđịnh chuẩn đầu ra đối với sinh viên tốt nghiệp DH là BItheo khung tham chiếu châu
Âu hoặc 450 điểm TOEIC Điểm đầu vào đối với tiếng Anh là 200 điểm TOEIC mànhà trường qui định chỉ tương đương với trình độ Al (200-250 điểm TOEIC) Nếu
Trang 14đầu vào quá thấp, sau 150 tiết học, sinh viên không thé đáp ứng chuẩn đầu ra TOEIC
450 Đối với các ngoại ngữ Nga, Pháp, Trung, do sinh viên chưa từng được học ở phổthông nên không thể có thi phân loại đầu vào Mặt khác, theo chúng tôi hiểu, đâycũng là một trong những hình thức để khuyến khích phát triển các ngôn ngữ khác khi
mà tiêng Anh luôn chiêm vị trí độc tôn trên thê giới.
o_ Tổ chức lớp học
Các lớp học ngoại ngữ hiện nay tại ĐH Luật Hà Nội vẫn được tổ chức theo khóa, môhình lớp học phần với sĩ số trung bình từ 30-35 sinh viên Với số lượng sinh viên hiệntại trong 1 lớp, việc phát triển các kỹ năng giao tiếp gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt
là việc luyện phát âm và diễn đạt nói
Với thời lượng 150 tiết, sinh viên học ngoại ngữ trong 2 kỳ (tương ứng với 2 học
phan), mỗi kỳ 75 tiết Thông thường, sinh viên phải học xong hoc phan I mới đượchọc tiếp học phần 2, tuy nhiên vẫn có những trường hợp sinh viên chưa hoàn thànhhọc phần 1 nhưng vẫn học học phần 2 Điều này thực sự chưa hợp lí vì học phan l
chính là môn học tiên quyết để sinh viên có thể học tiếp học phần 2 Lịch học ngoại
ngữ được bố trí từ học kỳ II trở đi Tuy nhiên việc tổ chức lớp học còn phụ thuộc chủyếu vào việc sinh viên đăng ký được môn học, trên cơ sở đó phòng đào tạo xếp lớp
Đa số sinh viên chọn giờ học vào tiết 3,4 hoặc 9,10 Vì thế, có những lớp quá đông
sinh viên trong khi có lớp lại quá ít, thường là những lớp có lịch học vào tiết 1,2; tiết11,12 hoặc tiết 13,14,15 Do vậy, để đảm bảo sỹ số lớp học, phòng đào tạo buộc phảiđiều chỉnh nên nhiều sinh viên đã phải học lớp mà họ không mong muốn Hiện tại,thời điểm đăng ký học ngoại ngữ của sinh viên không thống nhất : 45% sinh viêndang ky học theo thời gian quy định của trường; 55% sinh viên đăng ký học theo thờigian biểu cá nhân Chính vì vậy, mặc dù đa số sinh viên cho răng nên học ngoại ngữngay từ những kỳ đầu tiên nhưng trên thực tế, chỉ có 22.2% sinh viên bắt đầu họcngoại ngữ từ học kỳ II; 43% bắt đầu từ hoc kỳ III; số còn lại học bắt đầu học ngoạingữ từ học kỳ IV, V, VI và thậm chí có 7% sinh viên mới bắt đầu học ngoại ngữ từhọc kỳ VH, ngay trước khi chuẩn bị ra trường và điều này khiến cho việc xét điềukiện tốt nghiệp của sinh viên sẽ gặp khó khăn Van dé này cho thấy nếu khâu tuyển
Trang 15sinh (định hướng và tô chức đăng kí) thực hiện tốt thì việc tổ chức lớp sắp xếp lịch
học sẽ thuận lợi và dé dàng hơn nhiều cho cả sinh viên và người làm công tác quản lí
Tổ chức các lớp học tiếng Anh theo chuẩn TOEIC tại Trường hiện cũng đang tôn tạinhững van dé cần được xem xét Thir nhất, đó là việc nhiều sinh viên đủ điều kiện để
học tiếng Anh tại trường nhưng lại không đăng kí học mà chỉ đăng kí dự thi TOEICcho đến khi đạt điểm đầu ra, và nhiều sinh viên đang theo học lớp tiếng Anh theo
chuẩn TOEIC cũng đăng kí dự thi TOEIC với hy vọng may mắn đạt điểm đầu ra đểđược miễn học dù răng trình độ chưa đủ để dự thi Cứ mỗi lần có kỳ thi TOEIC được
tổ chức tại trường, lớp học lại bi xáo trộn, sinh viên thường không tập trung học tập,
sĩ số lớp học thay đổi, gây tâm lí không ổn định trong sinh viên Nguyên nhân củavấn để này, theo chúng tôi, có thể đến từ nhiều phía : Một mặt, do sinh viên nói
chung có tâm lí ngại học, chỉ mong sớm hoàn thành môn học nên việc dự kỳ thiTOEIC vừa là dé thử sức và nếu may mắn, sẽ được miễn học Mặt khác, có thể do giờhọc trên lớp chưa thực sự cuốn hút, giáo viên cũng chưa giúp sinh viên tự đánh giáđược trình độ của mình, giúp họ hiểu được khối lượng kiến thức cần tích lũy đủ dé đithi.
Đối với lớp tiếng Anh chuyên ngành pháp lí, việc t6 chức day và học cũng gặp một số
khó khăn, chủ yếu là do trình độ tiếng Anh cơ sở của sinh viên chưa tốt, trình độ sinh
viên trong cùng lớp không đồng đều Các phòng học tiếng Anh chưa được trang bị
các phương tiện dạy học hiện đại như máy chiếu, máy tính có nối mạng Internet, sĩ số
lớp học tương đối đông
o Cơ sở vật chất
Phòng học : Hiện tại nhà trường đã có số lượng phòng học nhỏ đảm bảo điều kiện về
ánh sáng và độ cách âm phù hợp cho hoạt động dạy học ngoại ngữ, đủ để đáp ứngđược nhu câu của hoạt động giảng dạy ngoại ngữ của nhà Trường Tuy nhiên, bàn
ghế trong phòng học vẫn phổ biến sắp xếp theo cách truyền thốngphù hợp với các
môn học lý thuyết (người học tập trung vào bài giảng của người thầy và ghi chép),chưa phù hợp với các giờ học mang tính chất thực hành, gây hạn chế trong di chuyển
Trang 16và trao đổi giữa người học trong hoạt động giao tiếp, ảnh hưởng tới chất lượng củaviệc dạy và học ngoại ngữ.
Các phương tiện hỗ trợ: Ngoài đài cát-sét, các phòng học nhỏ dành cho việc học
ngoại ngữ chưa có các trang thiết bị cần thiết như hệ thống loa, máy chiếu, máy tính
nối mạng Đây là những thiết bị hỗ trợ tích cực cho việc dạy và học ngoại ngữ trong
giai đoạn hiện nay khi công nghệ thông tin đang dan thay đổi phương pháp day và
học ngoại ngữ.
Nguồn học liệu: Mặc dù nguồn học liệu dành cho việc học ngoại ngữ đã được nhàtrường trang bị (hệ thống máy tính nối mạng trên thư viện, ngăn sách ngoại ngữ
chuyên ngành pháp lí (Tiếng Anh), song việc khai thác chưa hiệu quả Phần lớn sinh
viên chưa biết khai thác hệ thống máy tính nối mạng ở thư viện để phục vụ học ngoại
ngữ, cũng như là khai thác nguồn học liệu ngoại ngữ chuyên ngành để bổ sung vốn
từ Nguyên nhân chính là do sinh viên chưa được hướng dẫn cách thức tiếp cận
những nguồn học liệu này, một số sinh viên không có khả năng tiếp cận, và một
nguyên nhân nữa là do sinh viên chưa ý thức được tính cần thiết của ngoại ngữ đốivới công việc trong tương lai, nên chưa đầu tư thích đáng cho môn học này
o Kiểm tra đánh giá
Kiểm tra đánh giá luôn là vấn dé gây nhiều tranh luận giữa các tổ chuyên môn Thứ
nhát, đó là việc đề thì hết học phan/dé kiểm tra thường xuyên chưa phù hợp với mục
tiêu môn học Nội dung các dé thi đều tập trung chủ yếu vào kiến thức ngữ pháp va từ
vựng, các kỹ năng giao tiếp hầu như bị bỏ qua hoặc chiếm một tỉ trọng rất nhỏ trong
cấu trúc đề thi, trong khi đó mục tiêu môn học là nhằm phát triển các kỹ năng giao
tiếp; tht hai, việc không thống nhất về nội dung kiểm tra đánh giá và tỷ lệ các mảngkiến thức, kỹ năng, trong kết cấu của dé thi giữa các tổ chuyên môn đã gây nhiều
tranh luận liên quan tới mức độ dễ/khó của đề thi giữa các ngoại ngữ cũng như độ giátrị và độ tin cậy của bài thi Sự không đồng đều này xuất phát từ việc Bộ môn ngoại
ngữ không đề ra được một khung chuẩn về kiểm tra đánh giá cho tất cả các ngoạingữ, nội dung kiểm tra hoàn toàn do tổ chuyên môn tự quyết định, do đó kết quảkiểm tra đánh giá chưa phản ánh đúng thực chất kết quả học tập của sinh viên giữacác ngoại ngữ Tuy tô ngoại ngữ chưa thực hiện một điêu tra nào đê xác minh một
Trang 17cách chính xác độ tin cậy va giá tri của các đê kiêm tra của các tô chuyên môn, song qua phản ánh của sinh viên cũng như của giáo viên trong bộ môn tại các buôi họpchuyên môn cũng cho thấy sự cần thiết phải có một khung chuẩn chung cho các ngoạingữ trong kiểm tra đánh giá
o Đội ngũ giảng viên
Bên cạnh những ưu điểm mà chúng tôi đã trình bầy (muc 2.1.2.), đội ngũ giảng viên
của bộ môn còn có một sô hạn chê sau :
50% giảng viên tốt nghiệp ĐH từ những năm 80, tuy có kinh nghiệm giảngdạy nhưng những kiến thức thu nhận được từ cách đây gần 30 năm nếu không
được cập nhật thường xuyên sẽ trở nên lạc hậu, lỗi thời
Việc tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn còn hạn chế Theo thống kê
của chúng tôi, trong 5 năm trở lại đây, chỉ có 33% giảng viên tham gia các hội
thảo khoa học trong nước và quốc tế, 55% giảng viên có tham gia các lớp tập
huấn dài hoặc ngắn hạn trong và ngoài nước
Việc tiếp cận với các phương pháp dạy học hiện đại, đặc biệt là việc khai thác
và sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ vẫn còn là vấn đề xa
lạ với không it giảng viên trong bộ môn.
Nhìn chung bộ môn ngoại ngữ thiếu năng động, chưa thực sự thu hút sinhviên, tạo động lực thúc đây việc học ngoại ngữ ở sinh viên, việc sinh viênkhông hứng thú học ngoại ngữ cũng có một phần trách nhiệm của người dạy
Đa số giảng viên trong bộ môn có tâm lí ngại thay đổi, tự bằng lòng với vị trí
và công việc hiện tại.
Hau như các tổ chuyên môn không tổ chức kiểm tra đánh giá trình độ chuyênmôn của giảng viên, nên nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn, vấn đề tự
học, tự bồi dưỡng còn hạn chế, trong khi các nguồn học liệu cho phép nângcao trình độ luôn đồi dao trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay
Đoàn kết nội bộ yếu, không phát huy được thế mạnh trong hoạt động giảngdạy của bộ môn, những khó khăn vướng mắc trong bộ môn vì thế rất khó giải
quyết
Trang 18e Ban chủ nhiệm bộ môn ngoại ngữ, tuy nhiệt tình hăng hái với công việc song
chưa thực sự gây được uy tín, thu phục được lòng tin của giảng viên trong tổ,
việc xây dựng một đơn vị vững mạnh, giỏi về chuyên môn, năng động, đoànkết vẫn còn là một mục tiêu cần phan dau đối với bộ môn ngoại ngữ
2.2 Việc tổ chức day va học ngoại ngữ tại một số trường đại học không
chuyên ngữ.
2.2.1 Kết quả khảo sát
Dé góp phan hoàn thiện việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ tại trường ĐH Luật HàNội, việc tham khảo cách thức tổ chức dạy và học ngoại ngữ tại các cơ sở đào tạokhác là cần thiết, cho phép chúng ta tiết kiệm thời gian, công sức, học tập được những
kinh nghiệm quý báu trong việc tổ chức dạy va học ngoại ngữ, từ đó có thé dé rađược một mô hình tô chức dạy và học hợp lý, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực
tiễn của trường ĐH Luật Hà Nội, đáp ứng được yêu cầu của đề án NNQG 2020 Đểthực hiện nghiên cứu này, chúng tôi đã phỏng van trực tiếp các cán bộ, giảng viên
phụ trách trực tiếp việc tổ chức day và học ngoại ngữ tại một số cơ sở đào tạo đại học
không chuyên ngữ, truy cập vào các trang web của một số trường đại học không
chuyên ngữ trên phạm vi cả nước, tập trung chủ yếu vào các cơ sở đào tạo đại học
trên địa bàn thành phố Hà Nội Nghiên cứu của chúng tôi tập trung chủ yếu vào cácnội dung sau: tổ chức lớp học theo qui định chung của Bộ GD&DT; tổ chức các lớp
ngoại ngữ chuyên ngành; đa dạng hóa mô hình đào tạo (Tổ chức trung tâm ngoại ngữ
: Tổ chức lớp học sau chương trình bắt buộc : lớp tự chọn, nâng cao, luyện thi, )Trường Đại Học Thương mại Hà Nội
Tại Trường Đại học Thương mại Hà Nội, việc tổ chức day và học ngoại ngữ do Khoa
Tiếng Anh và Khoa Dao tạo quốc tế đảm nhiệm Sinh viên bắt buộc phải học 2 ngoạingữ: Tiếng Anh là ngoại ngữ thứ nhất với thời lượng là 9 tín chỉ; tiếng Trung hoặctiếng Pháp là ngoại ngữ thứ hai với thời lượng là 3 tín chỉ Việc học ngoại ngữ thứ hai(tiếng Pháp hay tiếng Trung) đều do nhà trường ấn định cho từng khoa, sinh viênkhông cần phải lựa chọn Chuẩn đầu ra của trường là tiếng Anh TOEIC 450 điểm.Đối với Khoa Tiếng Anh thương mại và Khoa Đào tạo quốc tế, thời lượng cho mônngoại ngữ chiếm 50% chương trình đào tạo Chuẩn đầu ra của Khoa tiếng Anh
Trang 19thương mại tương đương trình độ 4 CAE của Đại học Cambridge hoặc 700 điểmTOEIC hoặc 550 điểm TOEFL của ETS, tương đương với Cl (Khung châu Âu) Đốivới Khoa Đào tạo quốc tế, sinh viên học ngoại ngữ cơ sở (tiếng Anh, tiếng Pháp,tiếng Trung căn bản) trong 2 năm đầu Năm thứ ba, sinh viên học ngoại ngữ chuyên
ngành, thời lượng 200 tiết/kỳ Chuan đầu ra TOEIC 450 hoặc trình độ BI- khungchâu Âu Đối với ngoại ngữ thứ hai, yêu cầu sinh viên đạt trình độ A để có thể giao
tiếp thông thường và đọc được các tài liệu đơn giản Việc kiểm tra đánh giá được tínhvới thang điểm 100 trong đó 10% chuyên cần, 30% kiểm tra thường xuyên, 60%
điểm bài thi cudi kỳ
Ngoài chương trình bắt buộc, Đại học Thương mại còn tô chức 2 trung tâm ngoại ngữ: Trung tâm Ngoại Ngữ SmartLearn, trực thuộc khoa tiếng Anh, có nhiệm vụ “ đàotạo nâng cao kiến thức, các kỹ năng ngoại ngữ cho các tô chức, cá nhân trong vàngoài trường, mở các lớp đào tạo kỹ năng và cung ứng dịch vụ tư vấn thi tiếng Anh
theo chuẩn TOEIC và các chuẩn ngoại ngữ khdc’’; Trung tâm ngoại ngữ quốc tế
CILA, trực thuộc khoa Dao tạo quốc tế với mục tiêu “ béi dưỡng các kỹ năng ngoạingữ ; đánh giá trình độ ngoại ngữ theo các chuẩn (TCF, DELF, HSK, TOEIC )
đáp ứng được yêu cau tuyên bô dau ra cho sinh viên trường đại học Thương mại,
Trung tâm mở các lớp học từ cơ bản tới nâng cao, giao tiếp, luyện thi lấy chứng chỉ,
kí cam kết với người học đảm bảo điểm đầu ra TOEIC 450 và người học có quyềnhọc lại miễn phí đến khi thi đạt chứng chỉ
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội:
Việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ tại Trường Đại hoc Bách khoa Hà Nội do Viện
Ngoại ngữ của trường đảm nhiệm Viện Ngoại ngữ gồm 5 bộ môn va I tổ chuyênmôn: Bộ môn tiếng Anh cơ sở, tiếng Anh chuyên nghiệp, Lí thuyết tiếng và vănhóa Anh — Mỹ, cơ sở ngôn ngữ học và Việt học, tổ chuyên môn Pháp, Nga, Trung,
Nhật.
Tiếng Anh được giảng dạy cho toàn bộ sinh viên của trường (trừ một số chương trìnhđào tạo đặc biệt) Trước khi sinh viên làm khóa luận hay đồ án tốt nghiệp, trình độtiếng Anh tối thiểu phải đạt 450 điểm TOEIC hoặc tương đương Để tạo điều kiện tốtnhất cho sinh viên học ngoại ngữ, Trường tổ chức các lớp tiếng Anh tương ứng với
| TRUXS TAM THONG 7 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT Ha :
PHÒNG Đọc _ 22 6 |
Trang 20các trình độ khác nhau cho sinh viên lựa chọn Khi nhập trường, sinh viên tham giakiểm tra phân loại trình độ đầu vào ngoại ngữ Kết quả kiểm tra là cơ sở để Trườngxếp lớp học cho phù hợp với chương trình dao tạo: TOEIC II, TOEIC I hoặc TOEIC
0 Nếu sinh viên đạt dưới 250 điểm thì phải tự bổ xung kiến thức trước thi theo họccác lớp chính khóa thuộc chương trình đào tạo của trường Sinh viên đạt từ 450 điểm
trở lên được công nhận đạt chuẩn và miễn học Thời lượng cho TOEIC II là 3 tín chỉ,
TOEIC T là 3 tín chỉ, TOEIC 0 là 6 tín chỉ Lớp học có từ 30 đến 35 sinh viên Trọng
số điểm kiểm tra là 30% , thi cuối ky là 70%
Ngoài chương trình đại trà, ngoại ngữ còn được dạy cho các chương trình đào tạo đặcbiệt Phần lớn các chương trình này được học bằng tiếng nước ngoài do các giáo viên
nước ngoài trực tiếp giảng dạy Vì vậy chuẩn đầu ra đối với môn ngoại ngữ cao hơn
so với chương trình đại trà: tiếng Anh 500 điểm TOEFL, tiếng Pháp DELF B2 khung tham chiếu châu Âu Đối với hệ cử nhân tiếng Anh khoa học-kỹ thuật và côngnghệ, chuẩn đầu ra tiếng Anh tương đương C1 — khung châu Âu; ngoại ngữ 2 (Nga,Pháp, Trung, Nhật) tương đương A2 - khung châu Âu
-Trường Đại học Giao thông vận tải
Việc dạy ngoại ngữ cho sinh viên Trường Đại học Giao thông Vận tải do Bộ môntiếng Anh và Bộ môn tiếng Nga - Pháp thuộc khoa Khoa học cơ bản của Trường đảm
nhiệm.
Đối với chương trình đào tạo đại trà, toàn bộ sinh viên phải học tiếng Anh với thờilượng là 10 đơn vị học trình được chia làm 2 kỳ Sinh viên trước khi tốt nghiệp phảihoàn thành bài thi hết môn Nhà trường chưa có tuyên bố chuẩn đầu ra
Đối với các chương trình đào tạo đặc biệt, sinh viên được học tiếng Anh tăng cườngtrong 2 năm đầu và phải đạt IELTS 5.5 hoặc TOEFL 500 điểm Sau năm thứ 2, sinhviên học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh Sinh viên làm đồ án và bảo vệ tốtnghiệp bằng tiếng Anh Sau khi tốt nghiệp, trình độ tiếng Anh phải đạt TOEFL 550hoặc IELTS 6.0 (tương đương trình độ C1- CEFR) ; Sinh viên thuộc chương trình do
tổ chức Pháp ngữ (AUF) tài trợ sẽ học tiếng Pháp trong ca quá trình đào tạo Trước
khi bảo vệ đồ án tốt nghiệp, sinh viên phải đạt trình độ B2 theo khung tham chiếu
châu Âu; Sinh viên thuộc Chương trình hợp tác quốc té sẽ học tiếng Pháp và một số
Trang 21môn co ban tại Việt Nam trong 3 năm dau Sau 3 nam, trình độ ngoại ngữ phải dat B2
- khung châu Âu
Đối với chương trình Tién du học, sinh viên học ngoại ngữ năm thứ nhất tại ViệtNam (2 kỳ) nhằm tích lũy kiến thức ngôn ngữ, văn hóa và một số thuật ngữ khoa học
kỹ thuật phục vụ cho việc học tập tiếp theo tại nước ngoài Kết thúc khóa học tại Việt
Nam, sinh viên khối tiếng Anh cần đạt IELT 5.5; khối tiếng Pháp cần đạt TCF 400điểm trở lên đối với chuyên ngành kinh tế, luật / TCF 300 trở lên đối với chuyênngành kỹ thuật; khối tiếng Trung HSK (mới) từ bậc 4 trở lên
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội:
Việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ tại khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội do
Trường Đại học Ngoại ngữ của ĐH QG HN đảm nhận Toàn bộ sinh viên thuộcchương trình đại trà của hệ chính qui của khoa đều học tiếng Anh (Riêng khối liên kếtđào tạo quốc tế, sinh viên học tiếng Pháp, Nhật, phù hợp với yêu cầu của cơ sở liên
kết hoặc tài trợ) Sinh viên phải dự thi kỳ thi kiểm tra trình độ tiếng Anh theo đề thicủa Đại học Ngoại ngữ Bài thi được chấm theo thang điểm 9 và xác định năng lựctheo 6 chuẩn trình độ ngoại ngữ ở ĐHQGHN Căn cứ vào kết quả thi, sinh viên sẽ
được phân loại theo 6 trình độ Al, A2, BI, B2, Cl, C2 (tương ứng với 6 bậc của
khung tham chiếu châu Âu) Chuẩn đầu ra đối với sinh viên được quy định như sau:
Sinh viên đạt từ 4.0 đến 4.5 điểm theo thang đánh giá của ĐHNN-ĐHQGHN tươngđương chuẩn BI, được công nhận đủ điều kiện xét tốt nghiệp về trình độ ngoại ngữđối với chương trình đào tạo chuẩn; từ 5.0-5.5 điểm (tương đương B2) đổi vớichương trình đào tạo chất lượng cao; từ 6.0 trở lên (tương đương C1) đối với cácchương trình đào tạo tài năng đạt chuẩn quốc tế
2.2.2 Đánh giá việc tổ chức dạy va học ngoại ngữ của các trường đại học không
Trang 22quốc tế về đào tạo như chương trình chất lượng cao, chương trình tiên tiến, kỹ sư tài
năng, vv.
Trước khi xếp lớp, toàn bộ sinh viên đều tham gia kỳ thi phân loại đầu vào hoặc kỳthi đánh giá năng lực ngoại ngữ để phân loại trình độ và được xét miễn học nếu đạtchuẩn
Ngoài chương trình bắt buộc, sinh viên tại các cơ sở này đều có thể tham gia các khóa
học tại các trung tâm ngoại ngữ được mở ngay tại cơ sở đào tạo nhằm nâng cao trình
độ ngoại ngữ của bản thân hoặc đáp ứng yêu cau đầu ra của nhà trường về ngoại ngữ.Với chế độ tự hạch toán, các trung tâm ngoại ngữ thuộc các cơ sở đào tạo nói trên
một mặt tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội nâng cao trình độ ngoại ngữ, mặt khác
tạo thêm việc làm cho giáo viên trong trường, tăng thêm nguồn thu nhập và góp phầnquảng bá thương hiệu cho nhà trường.
Tất cả các cơ sở đào tạo nói trên đều mở rộng hợp tác với các nước tiên tiến trên thế
giới nhằm đào tạo các thế hệ sinh viên đạt chuẩn quốc tế về chuyên môn và ngoại
ngữ, tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, góp phần tích cực vào quátrình hội nhập quốc tế của đất nước
Đối chiếu với trường ĐH Luật Hà Nội, chúng tôi cho rằng những điểm đáng ghi nhận
tại các cơ sở đào tạo này là việc tổ chức được các trung tâm ngoại ngữ tại trường
nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên và tuyên bố đầu ra của trường, đa dạnghóa mô hình đào tạo, phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao đạt chuẩn
quôc tế Tuy nhiên, tại các cơ sở đào tạo này, tiếng Anh chiếm vị trí độc tôn trong hệ
đào tạo đại trà của trường, các ngoại ngữ khác hầu như bị loại bỏ khỏi chương trình
đào tạo chính qui, sinh viên không có quyền được lựa chọn ngoại ngữ theo sở thích,điều mà hiện nay vẫn còn được duy trì tại ĐH Luật Hà Nội
Trang 23Dau rang các ngoại ngữ như tiếng Pháp, Nga, Trung, Nhật không còn được dạy cho
hệ đại trà (trong chương trình bắt buộc 150 tiết) nhưng các ngôn ngữ này vẫn tiếp tục
được duy trì cho các chương trình đào tạo đặc biệt (chất lượng cao, liên kết quốc tế).
Có được điều này phải kế đến sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ giảng viên
ngoại ngữ, bên cạnh sự quan tâm, chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường Điều mà
chúng tôi đánh giá rất cao ở các cơ sở dao tạo này là sự năng động, nhiệt tinh, sángtạo của các giảng viên ngoại ngữ trước tình hình thực tiễn của việc dạy và học ngoại
ngữ ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
2.3 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức day va học ngoại ngữ
trong chương trình 150 tiết tại trường Đại học Luật Hà Nội
Xuất phát từ những bat cập trong việc tổ chức day va học ngoại ngữ tại trường Daihọc Luật Hà Nội, chúng tôi xin đưa ra một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ trong trường như sau :
2.3.1 Nhóm giải pháp chung cho các ngoại ngữ và các mã ngành cử nhân Luật
phiếu hỏi) việc học ngoại ngữ của sinh viên trước khi vào trường như : ngoại ngữ đã
học ở trường phổ thông, thời lượng, thời gian, trình độ ngoại ngữ, mức độ tiếp xúc và
sử dụng ngoại ngữ, nguyện vọng của cá nhân, vv Các thông tin này cho phép giáoviên nắm được một cách khái quát trình độ ngoại ngữ ban đầu của sinh viên cũng nhưnguyện vọng của họ, làm cơ sở để tư vấn, định hướng cho sinh viên, giúp họ lựa chọnngoại ngữ phù hợp Bên cạnh đó, ban chủ nhiệm bộ môn cần giới thiệu một cách kháiquát việc tổ chức day và học ngoại ngữ tại trường, yêu cầu chung đối với sinh viên,hình thức kiểm tra đánh giá, các ngoại ngữ đang được dạy trong trường, hợp tác quốc
Trang 24té trong lĩnh vực pháp luật giữa Việt Nam với một số nước trong khu vực và trên thégiới, cơ hội tim việc làm, du học, hoc bổng Mỗi tổ chuyên môn sé giới thiệu mônhọc, nội dung chương trình, giáo trình, yêu cầu cụ thể đối với môn học Ngoài ra, bộ
môn sé trả lời câu hỏi của sinh viên liên quan tới việc học ngoại ngữ và những van dé
khác được sinh viên quan tâm Ngoài việc đăng tải và cập nhật thường xuyên đề
cương môn học trên trang web của trường, bộ môn cần cung cấp những thông tin cần
thiết như phương pháp học ngoại ngữ, lập diễn đàn trao đổi trên mạng để tư van và
giải đáp những thắc mắc liên quan đến nhu cầu, quyền lợi, nghĩa vụ của sinh viêntrong việc học ngoại ngữ.
Tổ chức đăng kí học ngoại ngữ
Theo chúng tôi, việc học ngoại ngữ nên được bắt đầu ngay từ học kỳ I năm thứ nhất
dé dam bảo tính liên tục của kiến thức về ngoại ngữ mà sinh viên đã tích lũy được từtrường phổ thông Vì vậy, sau khi sinh viên đã được định hướng và lựa chọn đượcngoại ngữ phù hợp, việc đăng kí học cần được tiến hành ngay trong thang đầu tiênsau khi nhập trường.
Để việc đăng kí của sinh viên diễn ra thuận lợi, dé dàng, hệ thống cơ sở hạ tang tin
học tại Trường cần được hoàn thiện và nâng cấp Bên cạnh việc tổ chức đăng ký học
qua mạng, nhà trường cũng nên có phương án dự phòng khi việc đăng ký qua mạng không thành công, như đăng ký qua e-mail, nộp đơn tại phòng đào tạo, nộp don tại bộmôn nham tạo điều kiện cho tất cả sinh viên có thé đăng ký kịp thời và được xếp lịch
học theo nguyện vọng.
Ngoài ra, việc mở thêm nhiều lớp ngoại ngữ với các khung giờ khác nhau sẽ là điều
kiện thuận lợi giúp việc đăng kí trở nên dễ dàng, nhanh chóng
Tô chức phân loại đầu vào
Thi phân loại đầu vào nhằm phân loại trình độ sinh viên, công nhận đạt chuẩn, miễnhọc và xếp lớp theo trình độ Gần 100% sinh viên của trường đã từng học tiếng Anh ởphổ thông nên việc tổ chức thi phân loại đầu vào đối với khối sinh viên đăng kí họctiếng Anh là cần thiết và cần tiếp tục duy trì Đề thi phân loại đầu vào vẫn có thể sửdụng đề TOEIC và điều kiện để xét học tiếng Anh tại trường với 200 điểm là hợp lí
trong giai đoạn hiện tại.
Trang 25Đối với tiếng Nga, Pháp, Trung, tuy không có kỳ thi phân loại đầu vào nhưng mỗi tôchuyên môn cần tiễn hành khảo sát kiến thức nền của sinh viên liên quan tới việc học
ngoại ngữ của họ trước khi vào trường Mỗi sinh viên sẽ tự đánh giá trình độ ngoại
ngữ của mình dựa vào Bang tự đánh giá theo khung trình độ chung châu Au Điềunày giúp giáo viên có được những thông tin cần thiết về sinh viên của mình, làm cơ
sở dé thiết kế nội dung giảng dạy phù hợp
Để đáp ứng nhu câu của người học và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho sinh viên cóthể chủ động sắp xếp thời gian, lịch học của mình đối với môn ngoại ngữ, với điều
kiện cơ sở vật chất hiện tại của nhà trường cũng như đội ngũ giảng viên hiện có, các
lớp ngoại ngữ cần được tổ chức một cách linh hoạt hơn : mô hình lớp học với sĩ số tối
đa từ 20 đến 25 sinh viên, tại các khung giờ khác nhau (từ tiết 1 đến tiết 15) kế cả thứ
7 và chủ nhật, với giảng viên phụ trách trực tiếp giảng dạy được thông báo công khai
để sinh viên lựa chọn sẽ là giải pháp hữu hiệu, phù hợp với mô hình đào tạo theo tín
và nhu cầu của người học Như vậy, người học không nhất thiết phải là sinh viêncùng một khóa mà bất kỳ sinh viên nào có nhu cầu học ngoại ngữ để hoàn thành tínchỉ của môn học này đều có thé đăng kí, tham gia lớp học Tuy nhiên, việc giảng dạyngoài giờ hành chính và ngày nghỉ cuối tuần là điều mà không giáo viên nào mong
muốn, đặc biệt đổi với giảng viên nữ Vì vậy, sự động viên, khích lệ và chính sách ưu
đãi từ phía nhà trường đối với giáo viên giảng dạy ngoài giờ hành chính có lẽ sẽ rất
cần thiết
2.3.2 Nhóm giải pháp riêng cho mã ngành cử nhân luật kinh tế
Sinh viên thuộc mã ngành này được xếp lớp cố định và lịch học do nhà trường quiđịnh Riêng đối với môn ngoại ngữ, các em vẫn có quyền lựa chon và đăng kí họcngoại ngữ mà mình yêu thích Tuy nhiên, điều này cũng gây không ít khó khăn cho
Trang 26sinh viên bởi nhiều khi lịch học của môn ngoại ngữ mà các em lựa chọn không trùngvới lịch học của thời khóa biểu do nhà trường qui định Việc mở thêm lớp ngoại ngữvới các khung giờ khác nhau trong giờ hành chính sẽ ít khả thi do số lượng phòng học
bị hạn chế Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi cho rằng tô chức học ngoại ngữ buổitối (ngoài giờ hành chính) hoặc thứ 7 và chủ nhật sẽ là giải pháp thích hợp cho sinh
viên thuộc mã ngành nêu trên Các lớp học buổi tối hoàn toàn không bị hạn chế về
phòng học cũng như điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học ngoại ngữ.Sinh viên hoàn toàn có thể tự do lựa chọn ngoại ngữ mà mình yêu thích và đăng kívào lớp học phù hợp với thời gian biểu biểu của cá nhân
2.3.3 Nhóm giải pháp cho mã ngành Thương mại quốc tế
Sinh viên ngành Thương mại quốc tế là những học sinh dự thi khối DI (Toán, văn, tiếng Anh) đạt điểm xét tuyển vào trường Đại học Luật Hà Nội Như vậy, để học tại khoa Thương mại quốc tế, các em chỉ cần thỏa mãn 2 điều kiện : dự thi khối D1 và đủ điểm chuẩn xét tuyển vào trường Ngoài 2 điều kiện trên, các em không cần đáp ứng
bất kỳ điều kiện nào khác kể cả điều kiện về ngoại ngữ Các em mặc nhiên được côngnhận có đủ trình độ tiếng Anh cơ bản để học ngoại ngữ chuyên ngành, do đó sinh
viên khoa thương mại quốc tế chỉ học tiếng Anh pháp lí (Cơ sở và nâng cao) mà
không học tiếng Anh cơ bản Tuy nhiên trên thực tế có nhiều sinh viên mới chỉ đạttrình độ A2 (theo khung Tham chiếu châu Âu) Đây chính là vấn đề khó khăn trongviệc dạy và học ngoại ngữ chuyên ngành pháp lí bởi để học ngoại ngữ chuyên ngành,
người học phải có trình độ BI Như vậy, về ngoại ngữ, khoa Thương mại quốc tế không qui định chuẩn đầu vào (Trình độ tiếng Anh cơ bản B1 dường như được mặc
nhiên thừa nhận vì sinh viên đã dự thi khối D1) và chuẩn đầu ra Khi tốt nghiệp ratrường, các em chỉ cần hoàn thành môn học với điểm thi đạt từ trung bình trở lên
Bộ môn ngoại ngữ (tổ tiếng Anh) đảm nhiện giảng dạy môn tiếng Anh pháp lí cơ sở
với thời lượng là 145 tiết cho 3 trình độ : tiếng Anh pháp lí 1,2,3 (Phần tiếng Anh
pháp lí nâng cao do khoa Thương mại quốc tế đảm nhiệm) Lịch học hoàn toàn do
khoa và nhà trường sắp xếp Sinh viên được xếp lớp cé định với sĩ số khoảng 30 sinh
viên Cuối trình độ 3, sinh viên làm bài kiểm tra và được công nhận hoàn thànhchương trình tiếng Anh pháp lí cơ sở với điểm thi đạt từ trung bình trở lên Khó khăn
Trang 27lớn nhất trong việc dạy va học tiếng Anh chuyên ngành là sự không đồng đều về trình
độ và tiếng Anh cơ bản của sinh viên nói chung còn yếu, đặc biệt là khả năng nghe
nói.
Dé việc dạy và học tiếng Anh pháp lí đạt hiệu quả, chúng tôi cho rang việc kiểm tra
trình độ tiếng Anh cơ bản đối với sinh viên ngành luật Thương mại quốc tế trước khibắt đầu học tiếng Anh chuyên ngành là cần thiết Việc kiểm tra này cho phép người
dạy năm được những điểm mạnh, điểm yếu của sinh viên, những kiến thức cơ bản
mà người học nhất thiết phải có trước khi học ngoại ngữ chuyên ngành, từ đó thiết kếmột chương trình giảng day phù hợp Nếu việc tăng thời lượng dé củng cố va nângcao các kĩ năng tiếng Anh cơ bản trước khi bắt đầu học tiếng Anh chuyên ngành làkhông khả thi, chúng tôi đề nghị dành 30 tiết để củng cố kiến thức ngôn ngữ cơ bản(từ vựng, ngữ pháp) và các kĩ năng giao tiếp, sau đó, sinh viên mới bắt đầu học ngoạingữ chuyên ngành Về giáo trình và nội dung chương trình của tiếng Anh pháp lí,chúng tôi cho rằng hiện tại vẫn có thé duy trì, điều này cũng phù hợp với ý kiến của
đa số sinh viên đang theo học (43/60), chiếm 73% số sinh viên tham gia khảo sát chorằng giáo trình tiếng Anh pháp lí hiện đang sử dụng cũng như nội dung chương trình
là hoàn toàn phù hợp, không quá khó.
2.3.4 Nhóm giải pháp đối với cơ sở vật chất
Phòng học: lớp học ngoại ngữ lưôn có sự tương tác thường xuyên, liên tục giữa người day và người học và g1ữa những người học Như vậy, trong môi trường không chuyên
ngữ, sĩ số lớp học từ 20 đến 25 sinh viên, lớp học ngoại ngữ cần được bố trí trong cácphòng học nhỏ, đảm bảo tiêu chuẩn về hệ thống âm thanh ánh sáng, cách âm và bồ tríbên trong lớp hoc Bàn ghế cần được bố trí sao cho người học có thé di chuyển mộtcách dễ dàng khi cần làm việc theo nhóm hoặc thực hành các hoạt động giao tiếpkhác Bàn học xếp theo hình chữ U là lựa chọn tối ưu cho lớp học ngoại ngữ
Các thiết bị hỗ trợ: Đề hoạt động giảng dạy diễn ra được thuận tiện, các thiết bị giảng
dạy như máy tính có kết nối Internet, đèn chiếu và hệ thống loa kết nối trực tiếp vớiđài và máy tính rất cần thiết Với những trang thiết bị này, giảng viên có điều kiện đổimới phương pháp giảng dạy, đa dạng hóa nội dung giảng dạy Thay vì chỉ sử dụng đĩa CD và tranh ảnh trong giáo trình, giảng viên có thê trình chiêu hình ảnh màu sắc
Trang 28rõ nét hơn lên mản hình và khai thác các đoạn video clip phục vụ giảng dạy, rènluyện các kĩ năng giao tiếp, gây hứng thú, lôi cuốn sinh viên vào bài giảng Bên cạnh
đó, giảng viên có thể khai thác học liệu trực tuyến, hướng dẫn sinh viên cách khai
thác và sử dụng học liệu trên mạng Internet Thông qua đó, sinh viên sẽ tiếp thu bài
giảng tốt hơn và phát huy được khả năng tự học, tự nghiên cứu Ngoài ra, Phòng lab/
phòng học tiếng phương tiện (Multimedia) có máy tính và được kết nối mạng
internet, có màn hình vô tuyến và đầu đĩa DVD để sinh viên có thể xem băng đĩa,
phục vụ cho việc học ngoại ngữ là những phương tiện rất cầ thiết cho việc dạy và học
ngoại ngữ Đây chính là không gian ngôn ngữ và văn hóa dành riêng cho việc học
ngoại ngữ cũng như các hoạt động ngoại khóa, dạ hội mà tô bộ môn có thể tô chức tạiđây.
Tài liệu trực tuyến: trong thư viện, nên có một khoảng không gian riêng dành cho
việc học ngoại ngữ với máy tính nỗi mạng để sinh viên có thể độc lập trong việc thựchành các kỹ năng ngôn ngữ Hệ thống máy tính hiện tại chỉ nhằm phục vụ tra cứu tàiliệu Sinh viên không thể học nghe hay luyện nói trong môi trường thư viện hiện nay
Hoạt động sinh hoạt ngoại ngữ: tiếp tục có chính sách hỗ trợ bộ môn Ngoại ngữ tô
chức các hoạt động sinh hoạt ngoại ngữ cho sinh viên trong toàn trường như:dạ hội,các cuộc thi hùng biện bằng ngoại ngữ, các cuộc thi hát hay ngoại ngữ Câu lạc bộ
ngoại ngữ cần được xây dựng và phát triển trong sinh viên, tạo cơ chế khuyến khíchsinh viên tham gia sinh hoạt trong các câu lạc ngoại ngữ chủ động, thường xuyên và hiệu quả hơn.
2.3.5 Nhóm giải pháp đối với việc kiểm tra đánh giá :
Trên quan điểm của lí luận dạy học hiện đại (Lấy người học làm trung tâm, đào tạotheo hướng tiếp cận năng lực), căn cứ vào tình hình thực tiễn của Bộ môn Ngoại ngữ,chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giásinh viên giữa các ngoại ngữ, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ tạiTrường Đại học Luật Hà Nội.
Thứ nhất: Xác định rõ mục tiêu và nội dung giảng dạy, chú trọng phát triển năng lựcgiao tiêp ở sinh viên.
Trang 29Thứ hai: Nội dung kiểm tra đánh giá phải phù hợp với mục tiêu và nội dung mônhọc Trong giai đoạn hiện tại, để đảm bảo sự đồng bộ trong cấu trúc đề kiểm tra, đánhgiá giữa các tổ chuyên môn theo hướng tiếp cận năng lực, sau khi tham khảo dạngthức ra dé thi ngoại ngữ theo hướng dẫn của Thông tư số: 05 /2012/TT- BGDĐT ngày
15 tháng 2 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi đề nghị cầutrúc đề kiểm tra của bộ môn ngoại ngữ như sau: Kiến thức ngôn ngữ (từ vựng, ngữpháp): 20 %; Kỹ năng đọc hiểu: 20%; Kỹ năng viết: 20%; Kỹ năng nghe: 20%; Kỹnăng nói: 20%.
Thứ ba: Hình thức thi viết đưới dạng trắc nghiệm được sử dụng để đánh giá kiến thứcngôn ngữ, kỹ năng đọc hiểu, nghe hiểu Hình thức tự luận sẽ được áp dụng để đánhgiá kỹ năng viết Hình thức thi nói để đánh giá kỹ năng nói Cả ba hình thức này đềuphù hợp với yêu cầu đạng thức đề thi của Bộ giáo dục và đào tạo
Thứ tư: Dé dam bao chất lượng, hiệu quả và công bằng giữa các ngoại ngữ trong việcđánh giá kết quả học tập của sinh viên, ngoài việc tự biên soạn ngân hang dé thi dựa
theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ
chung châu Âu, các tổ chuyên môn có thể biên soạn dé thi dựa theo các bộ dé thi củacác chuẩn quốc tế dành cho các ngôn ngữ khác nhau được công nhận trên thế giới vàtại Việt Nam, đó là: TOEIC dành cho tiếng Anh, TEOU dành cho tiếng Nga, DELF
AI dành cho tiếng Pháp và HSK1 dành cho tiếng Trung
2.3.6 Nhóm giải pháp đối với đội ngũ giảng viên
Để việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ đạt hiêu quả, đội ngũ giảng viên cần thay đổi
và tự làm mới mình trong nhận thức, phương pháp làm việc Thay đổi một nếp nghĩ,một thói quen thật sự rất khó nhưng chúng ta vẫn có thể làm được nếu chúng ta thực
sự mong muốn và nhận thức được sự thay đổi này phù hợp với xu thế phát triển đi lêncủa toàn xã hội.
Tự bé xung kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm là vấn đề
cần thiết và đương nhiên đối với người làm công tác giảng dạy, đặc biệt là với giảng
viên ngoại ngữ trong giai đoạn hiện nay khi nhu cầu học ngoại ngữ ngày càng lớn và
và trình độ người học ngày càng cao.
Trang 30Mặt khác, Ban Giám hiệu nhà trường cũng nên tạo điều kiện cho các giảng viên của
bộ môn được tham gia các khóa đào tạo dài hoặc ngắn hạn tại một số nước bản địa,các lớp tập huấn về phương pháp giảng dạy, kỹ năng khai thác và ứng dụng côngnghệ thông tin trong giảng dạy ngoại ngữ, các hội thảo quốc tế liên quan đến việc day
và học ngoại ngữ.
Nhà Trường cũng nên xem xét việc mời giáo viên bản ngữ tham gia giảng dạy các
lớp ngoại ngữ dé sinh viên có cơ hội tiếp xúc và thực hành kỹ năng ngôn ngữ, đồngthời cũng tạo hứng thú cho sinh viên học ngoại ngữ.
Ngoài ra, Bộ môn Ngoại ngữ cần thực hiện đánh giá trình độ của giáo viên theo yêu
cầu của Bộ giáo dục — Đào tao dé lên kế hoạch bồi dưỡng, tuyển dụng, quy hoạch
Trong khi mong đợi những cải cách, những điều kiện khách quan thuận lợi cho việc
tổ chức một lớp học ngoại ngữ lí tưởng, chúng tôi cho răng mỗi giảng viên vẫn có thểlàm được điều gì đó để nâng cao chất lượng giờ giảng và khơi dậy niềm đam mêhứng thú của người học nếu thực sự mong muốn
2.4 Một số đề xuất đối với việc tổ chức lớp học ngoài chương trình 150 tiết2.4.1 Điều kiện thực tiễn
Nhu cầu của sinh viên
Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 đặt ra cho các cơ sở đào tạo đại học không chuyên
ngữ và các giảng viên ngoại ngữ một nhiệm vụ to lớn: sinh viên tốt nghiệp đại học
phải có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam, tươngđương trình độ BI theo Khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ chung châu Âu
(CRFFR) Đây là một nhiệm vụ không dé dang trong tình hình hiện nay tại Việt Nam
khi việc dạy và học ngoại ngữ đang gặp nhiều khó khăn do thiếu giáo viên, giáo viênchưa đạt chuẩn, chất lượng đào tạo chưa đảm bảo Điều này giải thích vì sao sau khihọc từ 4-7 năm tiếng Anh ở phổ thông, 47% sinh viên tham gia khảo sát tự đánh giánăng lực ngoại ngữ của mình ở trình độ Al, chỉ có 17% sinh viên cho rằng mình cótrình độ B1 Rất nhiều sinh viêm năm thứ nhất, khi dự kiểm tra trình độ ngoại ngữ
tiếng Anh đã không thể đạt 200 điểm TOEIC để có đủ điều kiện học tiếng Anh tại
trường Trên thực tế, với thời lượng 150 tiết, để đầu ra có thể đạt 450 điểm TOEIC
Trang 31Nga, Pháp, Trung, tại trường, có tới 68% sinh viên mong muốn được tiếp tục học sauchương trình 150 tiết và 50% sinh viên mong muốn được học ngoại ngữ chuyênngành pháp lí, 52% sinh viên muốn được học tiếp để luyện các kỹ năng nghe, nói,đọc, viết, từ vựng và ngữ pháp.
Điều kiện cơ sở vật chất
Với việc đưa vào sử dụng tòa nha A từ đầu năm học 2013-2014, điều kiện cơ sở vậtchất, sé lượng phòng học được tăng lên đáng kể Điều này cho phép nhà trường cóthé tổ chức
các lớp học cho sinh viên ngoài chương trình 150 tiết, đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu
của sinh viên.
2.4.2 Các mô hình lớp học ngoài chương trình bắt buộc 150 tiết
Lớp học nâng cao
Lớp học nâng cao nhằm mục đích tạo điều kiện cho sinh viên của trường nâng caotrình độ ngoại ngữ, đáp ứng được yêu cầu đầu ra của trường
Lớp học được mở với các trình độ từ A2 đến BI
Thời lượng cho mỗi trình độ là 120 h
Cơ cau lớp học : 10 - 15 sinh viên /lớp
Lịch học : học vào buổi tối trong tuần ké cả thứ 7, chủ nhật Có thé học trong hè.Các thông tin về chương trình học, số lượng buổi hoc, học phí, giáo viên giảng dạyđược thông báo công khai để sinh viên lựa chọn
Sinh viên sẽ làm bài thi kiểm tra đầu vào Kết quả bài thi được sử dụng để phân lớp
theo trình độ A2 hoặc BI.
Trang 32Lớp ngoại ngữ chuyên ngành Luật
Khảo sát nhu cầu của sinh viên mà chúng tôi thực hiện tháng 10 năm 2013 cho thấy
50% sinh viên mong muốn được học ngoại ngữ chuyên ngành Luật sau khi kết thúcchương trình bắt buộc 150 tiết Căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường như cơ
sở vật chất, đội ngũ giảng viên, nhu cầu của sinh viên, chúng tôi cho rằng việc tổ
chức các lớp ngoại ngữ chuyên ngành tại Trường Đại học Luật Hà Nội là hoàn toàn khả thi.
Mục đích: phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và công tác thuộc lĩnh vực pháp luật
Đối tượng: dành cho mọi đối tượng có trình độ ngoại ngữ cơ bản (Anh, Pháp, Nga,
Trung) từ B1 trở lên, mong muốn học các thuật ngữ chuyên ngành luật
Nội dung chương trình: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung chuyên ngành
luật với các trình độ sơ cấp, trung cấp
Thời lượng 100 giờ cho mỗi trình độ
Cơ cấu lớp học từ 10 - 15 sinh viên lớp
Thời gian học : vào budi tối các ngày trong tuần hoặc thứ 7, chủ nhật Có thé học
trong hè.
Các thông tin về chương trình học, số lượng buổi học, học phí, giáo viên giảng dạy
được thông báo công khai để sinh viên lựa chọn
Sinh viên đăng kí học sẽ làm bài thi kiểm tra đầu vào Kết quả kiểm tra được sử dụng
Lịch học : Các buổi tối trong tuần hoặc thứ 7, chủ nhật Có thể học trong hè
Cơ cấu lớp học : 10 — 15 sinh viên/lớp
Các thông tin về chương trình học, số lượng buổi học, học phí, giáo viên giảng dạy
được thông báo công khai dé sinh viên lựa chọn
Trang 33Liên kết đào tạo quốc tế
Tại Trường Đại học Luật Hà Nội, mô hình liên kết đào tạo đã hình thành và phát triển
từ nhiều năm qua với các nước như Cộng hòa Pháp, Nhật Bản, Cộng hòa liên bangĐức Với tư cách là một cơ sở đào tạo cán bộ tư pháp hàng đầu, có uy tín trong cả
nước, chúng tôi có cơ sở để hy vọng rằng các hình thức liên kết đào tạo quốc tế (đại
học va sau đại học), hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao côngnghệ, trao đổi giảng viên, sinh viên với các cơ sở nước ngoài, tổ chức du học dưới
nhiều hình thức với các nước như Nga, Pháp, Trung quốc, Anh, Mỹ, Canada, Úc sẽ
được tăng cường hơn nữa tại Trường Một trong các mô hình đào tạo ngoại ngữ đượctriển khai từ chương trình liên kết đào tạo đó là chương trình tién du học mà Bộ môn
ngoại ngữ có thể đảm nhận trong tương lai Chương trình này dành cho sinh viên
trúng tuyển hệ chính qui của trường có nhu cầu đi du học tại các nước nói tiếng Anh,Nga, Pháp, Trung Quốc Thời gian đào tạo tại Việt Nam là 1 năm nham tích lũy kiếnthức ngôn ngữ, văn hóa và một số thuật ngữ pháp lí phục vụ cho việc học tập tiếptheo tại các cơ sở đào tạo nước ngoài Hết khóa học sinh viên phải đạt trình độ BItheo khung tham chiếu châu Âu Sau khi kết thúc khóa Tiên du hoc sinh viên được tưvan vào một số trường ĐH trong khuôn khổ liên kết đào tạo với DH Luật Hà Nội
Việc đây mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và
chuyển giao công nghệ chính là cơ hội và tiền đề để phát triển việc dạy và học ngoại
ngữ tại trường Đại học Luật Hà Nội Đây cũng là giải pháp cho việc tổ chức dạy vàhọc ngoại ngữ của trường trong tương lai Chúng tôi cho rằng, trong tương lai, tổ
tiếng Anh có thể tách khỏi bộ môn ngoại ngữ để thành lập khoa Đào tạo cử nhân
tiếng Anh, có nhiệm vụ đào tạo tiếng Anh cho hệ cử nhân tiếng Anh, tiếng Anh pháp
lí cho khoa Thương mại quốc tế và tiếng Anh theo chuẩn TOEIC cho sinh viên hệchính qui Các tổ ngoại ngữ Nga, Pháp, Trung ngoài việc dạy ngoại ngữ cho sinh viên
hệ chính qui của trường còn có thể sẽ đảm nhiệm dạy ngoại ngữ 2 cho hệ cử nhân
tiếng Anh và day ngoại ngữ cho các lớp liên kết đào tạo quốc tế của trường nếu có
Bộ môn ngoại ngữ với các tổ Nga, Pháp, Trung có thể trở thành một bộ phận của
khoa Đào tao quốc tễ trong lai, phục vụ, hỗ trợ cho các hoạt động liên kết đào tạo,
hợp tác quốc tế của trường
Trang 34PHẢN HAI
NỘI DUNG CÁC CHUYEN DE
Chuyén dé 1
Tổng quan việc tô chức day và học ngoại ngữ tại Trường Đại học Luật Hà Nội
Cử nhân Trân Thị Tuyết
Hiện nay, theo xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá của xã hội, việc dạy và học ngoại
ngữ ngày càng được chú trọng bởi lẽ ngoại ngữ là kho chứa mọi giá trị văn hoá đồng
thời là công cụ chuyển tải thông tin trên mọi lĩnh vực Do vậy, các nhà quản lý và sưphạm luôn tìm tòi các biên pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
của giảng dạy và học tập ngoại ngữ.
Việc nghiên cứu thực trạng quá trình tổ chức dạy và học ngoại ngữ tại trường Đại họcLuật Hà Nội từ trước tới nay là vô cùng cần thiết nhăm khái quát những kết quả đạtđược cũng như những mặt còn tồn tại, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, góp phầnhoàn thiện việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ để đáp ứng được những yêu cầu, đòi
hỏi mới của xã hội.
Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng các phương pháp tông hợp, thống kê,
phỏng vấn các cấp lãnh đạo của Bộ môn ngoại ngữ, các giáo viên ngoại ngữ đã và
đang giảng dạy tại trường Đại học Luật Hà Nội.
Dựa vào những thay đổi chính trong cách thức tổ chức lớp học, thời lượng giảng dạy,
và hình thức tổ chức kiểm tra đánh giá, quá trình tổ chức dạy và học ngoại ngữ tạitrường DH Luật Hà Nội được chia thành 05 giai đoạn như sau:
I Việc tổ chức day và học ngoại ngữ tại ĐH Luật Hà Nội từ năm 1979 đến năm1988
1.1 Ngoại ngữ được day tại trường
Khi mới thành lập, Trường ĐH Luật Hà Nội chỉ có Tổ tiếng Nga gồm 2 giáo viên.Trong 10 năm dau, tiếng Nga được giảng dạy cho sinh viên Việt Nam trong toàn
Trang 35trường Một lớp tiếng Anh đã được triển khai dành cho các sinh viên Lào học tập,nghiên cứu tại trường Thời lượng dành cho môn tiếng Nga là 450 tiết trong đó 350
tiết dành cho chương trình cơ sở (tiếng Nga cơ sở) và 100 tiết dành cho tiếng Nga
chuyên ngành pháp lí Sinh viên học ngoại ngữ trong 9 học kì liên tục Mỗi học kì
Trong giai đọan này trang thiết bị phục vụ dạy và học trong nhà trường còn rất hạn
chế Thiết bị giảng dạy chỉ có phan, bang, giáo trình và một số dụng cụ trực quan dogiáo viên tự làm.
1.4 Kiểm tra, đánh giá
Trong quá trình học, sinh viên tham dự các kì thi kết thúc học kì (các kì thi này được
tổ chức cuối học kì, hình thức thi viết) Điểm thi cuối kì được tính là điểm thi kết thúchọc phần ngoại ngữ của học kì đó Hết năm học cuối sinh viên tham dự kì thi tốt
nghiệp, trong đó môn Ngoại ngữ và môn Lí luận chung về Nhà nước và Pháp luật là 2
môn thi bắt buộc Hình thức thi viết
IL Việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ tại ĐH Luật Hà Nội từ năm 1989 đến năm
1996
2.1 Ngoại ngữ được giảng dạy tại trường
Theo nhu cầu phát triển mới của đất nước, trong giai đoạn này ngoài Tiếng Nga, sinhviên còn được học thêm 2 ngoại ngữ nữa là tiếng Anh và tiếng Pháp Tổ Ngoại ngữ
được đổi tên thành Bộ môn Ngoại ngữ trực thuộc Ban Giám hiệu Thời lượng dành
cho đào tạo ngoại ngữ trong trường là 450 tiết trong đó 350 tiết học chương trình cơ
sở và 100 tiết học chuyên ngành Sinh viên học ngoại ngữ trong 9 học kì liên tục Mỗihọc kì học 50 tiết
Trang 362.2 Cách thức tổ chức lớp học
Cũng như giai đoạn 1, các lớp học ngoại ngữ được tô chức theo niên chế Phòng đào
tạo ấn định ngoại ngữ cho từng khoa Sinh viên được xếp lớp theo khoa Mỗi lớp cókhoảng 30 đến 45 sinh viên Các lớp quá đông sinh viên được chia thành 2 ca họcngoại ngữ.
2.3 Cơ sở vật chất
Cũng như giai đoạn 1, ở giai đọan này trang thiết bị phục vụ dạy và học trong nhà
trường còn hạn chế Thiết bị giảng day chỉ có phan, bảng, giáo trình và một số dụng
cụ trực quan do giáo viên tự làm Phòng học nhỏ dành cho học ngoại ngữ còn ít, đa số
các lớp ngoại ngữ vẫn học ở các hội trường lớn
2.4 Kiểm tra, đánh giá
Trong quá trình học, sinh viên thi kết thúc học phần vào cuối các học kì Hết năm thứ
2 sinh viên thi chuyến giai đoạn (hay còn gọi là thi vượt rào) Đề thi viết phải đáp
ứng chuẩn theo yêu cầu của Bộ Giáo đục và Đào tạo, phù hợp với trình độ của sinh
viên Sau kì thi chuyển giai đoạn sinh viên lại tiếp tục học ngoại ngữ và thi kết thúc
học phân vào cuôi các học kì còn lại.
IIL Việc tổ chức day và học ngoại ngữ tại ĐH Luật Hà Nội từ năm 1997 đến năm
2002
3.1 Ngoại ngữ dạy và hoc
Ở giai đoan này sinh viên vẫn học Tiếng Anh, Tiếng Nga và Tiếng Pháp Thời lượng
học giảm xuống còn 350 tiết, trong đó 300 tiết cho chương trình cơ sở và 50 tiết chuyên ngành Sinh viên bắt đầu học ngoại ngữ từ năm thứ nhất và học trong 7 học
kì, mỗi kì học 50 tiết
3.2 Cách thức tổ chức lớp học
Bắt đầu từ giai đoạn này, khi nhập trường sinh viên được đăng kí lựa chọn một trongcác ngoại ngữ Phòng đào tạo xếp lớp học ngoại ngữ theo nguyện vọng của sinh viên
Trang 37và theo lớp của các khoa chuyên ngành Mỗi lớp có từ 30 đến 40 sinh viên Riêng
tiếng Pháp có 01 lớp chất lượng cao được tài trợ của khối các trường Đại học Pháp
ngữ (AUF) Học sinh được tuyến vào lớp này (khoảng 20 sinh viên) là sinh viên đạtđiểm cao trong kỳ thi tuyển sinh đại học khi vào trường, được nhận học bồng hàng
tháng tuy không nhiều, các trang thiết bị phục vụ cho sinh viên học tập như giáo
trình, tài liệu tham khảo, sách chuyên ngành luật cũng nhận được sự hỗ trợ của tổ
chức này.
3.3 Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chat đã được cải thiện hơn so với giai đoạn 1 và giai đoạn 2 Ở giai đoạnnày đã có thêm đài cát-xét để luyện kỹ năng nghe ở các lớp học Tiếng Anh, nhưng vì
số lượng đài còn ít nên phải bố trí luân phiên Các tổ bộ môn đã có thêm một số sách
bố trợ và tài liệu tham khảo do giáo viên tự biên soạn hoặc do tổ chức AUF tài trợ
(Tổ tiếng Pháp), tài liệu do các chuyên gia trong nước, nước ngoài biên soạn (tổTiếng Nga) Tuy nhiên, về cơ bản điều kiện vật chất vẫn chưa thật sự đáp ứng chonhu cầu đạy và học ngoại ngữ Một số lớp học phải học vào buổi tối do thiếu phòng
học.
3.4 Kiêm tra, đánh giá
Trong quá trình học, sinh viên làm 03 bài kiểm tra thường xuyên Điểm kiểm trathường xuyên được tính 20% tổng điểm thi hết môn Cuối các học kỳ, sinh viên làm
một bài thi viết Bài thi cuối kỳ này được tính 80% tổng điểm thi hết môn Các đề thiđều làm theo hình thức tự luận và theo đó chủ yếu đánh giá phần từ vựng, ngữ pháp,
đọc hiéu và viết.
IV Việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ tại ĐH Luật Hà Nội từ năm 2003 đến năm2008
4.1 Ngoại ngữ dạy và học
Ở giai đoan này sinh viên vẫn học Tiếng Anh, Tiếng Nga và Tiếng Pháp Thời lượng
học giảm xuống còn 150 tiết, trong đó 150 tiết cho chương trình cơ sở và không có
Trang 38tiết nào dành cho chuyên ngành Sinh viên bat đầu học ngoại ngữ từ học kì II nămthứ nhất Với thời lượng 150 tiết sinh viên học trong 2 học kì Từ học kì 4 trở đi sinhviên không được học ngoại ngữ nữa Sau 150 tiết theo chương trình chung, Nhàtrường có mở 02 lớp theo phương pháp mới dành cho Tiếng Anh
4.2 Cách thức tổ chức lớp học
Sinh viên được đăng kí học ngoại ngữ theo nguyện vọng Đối với sinh viên đăng kí
học tiếng Anh nhà trường tổ chức thi phân loại Theo kết quả điểm thi phân loại của sinh viên Phòng Đào tạo xếp các lớp học theo trình độ A, B, C Các lớp học tiếng Nga và tiếng Pháp học từ đầu vì sinh viên chưa học ngoại ngữ này ở phổ thông Mỗi
lớp có từ 25 đến 35 sinh viên
4.3 Cơ sở vật chất
Đã có phòng học tiếng nhưng mức độ sử dụng còn thấp Trang thiết bị dạy và học
ngoại ngữ đã được cải thiện hơn so với các giai đoạn trước Đài cát-xét đáp ứng đầy
đủ cho nhu cầu tất cả các lớp học Riêng môn Tiếng Anh ở 02 lớp phương pháp mới
đã có giáo viên là người bản địa giảng dạy Một số lớp học vẫn học vào buổi tối.
4.4 Kiểm tra, đánh giá
Trong giai đoạn này sinh viên chỉ tham dự 02 kì thi kết thúc học phần dưới hình thức
thi viết và 3 bài kiểm tra thường xuyên trong quá trình học cũng đưới dang thi viết Các bài kiểm tra thường xuyên và kiểm tra cuối kỳ do các tổ chuyên môn ra đề theo qui đỉnh chung về nội dung, cấu trúc đề của Bộ môn ngoại ngữ Điểm của các bài kiểm tra thường xuyên được tính 20% tổng điểm thi hết môn Điểm thi cuối kì được
tính 80% tổng điểm thi hết môn
V Việc tố chức dạy và học ngoại ngữ tại ĐH Luật Hà Nội từ năm 2009 cho đến nay
5.1 Ngoại ngữ dạy và học
Ở giai đoạn này sinh viên được tự chọn đăng kí học một trong các thứ tiếng: Tiếng
Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp và Tiếng Trung (Ngoài ra sinh viên có thể đăng kí học
Trang 39Tiếng Đức và Tiếng Nhật sau khi hoàn thành kỳ thi sát hạch do Trung tâm pháp luậtĐức- Việt và Trung tâm pháp luật Nhật — Việt tổ chức Mỗi khoá số lượng sinh viênhọc tiếng Nhật là 20 em, tiếng Đức cũng khoảng từ 15 đến 20 em) Thời lượng vẫn là
150 tiết ngoại ngữ cơ sở cho tất cả các thứ tiếng Sinh viên bắt đầu học ngoại ngữ từhọc kì II năm thứ nhất Với thời lượng 150 tiết sinh viên học 2 học kì
Các sinh viên khoa Pháp luật Thương mại Quốc Tế học môn Tiếng Anh pháp lí theo
kế hoạch của khoa và học theo lớp truyền thống
5.2 Cách thức tô chức lớp học
Ở giai đoạn này sinh viên vẫn đăng kí học ngoại ngữ theo nguyện vọng Sinh viên
đăng kí học Tiếng Anh được tổ chức thi phân loại theo chuẩn quốc tế TOEIC Chuan
đầu vào được qui định là 300 TOEIC (sau đó, trong cuộc họp giữa Ban Giám hiệu,
Trung tâm dam bảo chất lượng đào tạo, và Bộ môn ngoại ngữ, điểm đầu vào hạ
xuống là 200 điểm TOEIC) chuẩn đầu ra là 450 TOEIC ( tương đương với trình độ
BI theo khung tham chiếu Châu Âu) Sinh viên thi đạt từ 450 điểm TOEIC trở lên
được miễn học Sinh viên đạt từ 300 điểm (sau này ha xuống 200 điểm) đến dưới 449
điểm sẽ được xếp lớp học Sinh viên có số điểm dưới 300 (sau này là 200 TOEIC)
cũng được đăng kí học để giúp các em có thêm kiến thức dự thi đạt điểm chuẩn đầu
vào mà nhà trường đã đề ra (Trên thực tế sinh viên thi phân loại đạt dưới điểm đầu
vào mà nhà trường qui định không đăng kí học ở trường mà tự đi học ở các trung tâmngoại ngữ ở ngoài rồi sau đó tham dự thi chuẩn TOEIC do Trung tâm đảm bảo chất
lượng đào tạo của trường tổ chức hoặc các cơ sở đào tạo ngoại ngữ bên ngoài tổchức).
Sinh viên khoa Thương mại Quốc Tế học môn Tiếng Anh pháp lí theo kế hoạch của
khoa và học theo lớp học truyền thống Sinh viên thi đỗ vào trường khối D1 chuyên
ngành luật đăng kí học như sinh viên khối A và khối C
Sinh viên đăng kí học Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung được xếp học chương
trình cơ sở vì chưa học những ngoại ngữ này từ trước Mỗi lớp từ 25 đến 35 sinh
viên.
Trang 405.3 Cơ sở vật chất
Điều kiện vật chất ở giai đoạn này chưa có gì đặc biệt hơn so với giai đoạn 4 Dotrường đang xây dựng nên các lớp học ngoại ngữ thường bị xếp vào các phòng họcquá rộng và phần lớn các lớp ngoại ngữ đều học từ tiết 13-15 (Từ 18h đến 20h30)
Tổ Tiếng Anh đã lựa chọn được giáo trình chính thức và giáo trình bé trợ phù hợp,thiết kế chương trình giảng dạy chi tiết, và xây dựng được một hệ thống các bài kiểmtra đánh giá tiến bộ thường xuyên của sinh viên, bám sát các chương trình đã xâydựng và theo đúng các dạng bài thi TOEIC Tổ Tiếng Nga giảng dạy theo cuốn giáotrình do tổ biên soạn theo thời lượng 150 tiết Tô Tiếng Pháp dạy theo giáo trình dochuyên gia nước ngoài biên soạn Le nouvelle Espace, Alter Ego.
5.4 Kiểm tra, đánh giá
Trong quá trình học sinh viên phải làm 5 bài kiểm tra thường xuyên (5 bài kiểm tra
thường xuyên này chỉ là điều kiện dự thi kết thúc học phần chứ không tính điểm), và
tham dự 2 kì thi kết thúc học phần dưới hình thức thi trắc nghiệm chấm máy đối với
Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp và thi viết dưới hình thức tự luận đối với Tiếng
Trung Điểm thi cuối kì được tính 100%
VI Phân tích các kết quả thu được
Từ những nội dung nêu trên, những ưu nhược điểm của mỗi giai đoạn phát triển trong
tiến trình giảng dạy và học tập ngoại ngữ tại trường Đại học Luật Hà Nội có thé được
đúc rút như sau:
Ở giai đoạn 1, với thời lượng 450 tiết, sinh viên được học liên tục theo các học kì từnăm thứ nhất cho đến năm cuối Cuối các học kì sinh viên thi kết thúc học phần vàcuối cùng dự kì thi tốt nghiệp Thời gian này theo qui định của nhà trường sinh viênthi tốt nghiệp 2 môn bắt buộc là Lí luận chung về nhà nước và pháp luật và Ngoạingữ, nên đa số sinh viên nhận thức đúng dan về tầm quan trọng của việc học ngoạingữ, có ý thức hoc tập tốt, luôn tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ, chăm chỉ, tíchcực tham gia các hoạt động do Bộ môn Ngoại ngữ tô chức Sinh viên có vôn từ vựng,