Công trình này cũng không hướng tới tất cả các van dé liên quan machỉ đề cập sự phân công, phân cấp thực hiện quyên đại diện chủ sở hữu; các khíacạnh pháp lý chủ yếu của việc đại diện nh
Trang 1LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: GS.TS LE HONG HẠNH
HÀ NỘI - 2014
Trang 2hướng dẫn của mình — GS.TS Lê Hồng Hạnh - thay đã trực tiếp chỉ bảo, giúp
đỡ tôi trong suôt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới các thầy, các cô giáo khoa Pháp
luật Kinh tế - trường Đại học Luật Hà Nội, đã tận tình giảng dạy tôi suốt thời
gian qua.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
luôn động viên, khích lệ tôi trong suôt quá trình nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2014
Học viên
Phạm Thị Huyền
Trang 3Tôi xin cam đoan các nội dung của bài luận văn là kêt quả nghiên cứu nghiêm túc, trung thực, mọi sự trích dân đêu được ghi rõ nguôn gôc Bài luận văn là kêt quả làm việc của cá nhân tôi dưới sự giúp đỡ của giáo viên hướng dân, nêu có gì sai sót, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2014
Học viên
Phạm Thị Huyền
Trang 4DANH MỤC CÁC CHU VIET TẮTT - - 2 2 +E£EE+E+E££E£EzEeErEzEerrszed 4LOI NÓI DAU - 52252 SE2E2E9E5215E1215112111211121111111111111111 11111 ce 5
(HINH Ts creme àngtoin tuangt4 MEAN bu hái BAMA RRM MEIN AO A MN 86/80 10
CONG TY CO PHAN VA VAN DE DAI DIEN CHU SO HUU PHAN VONNHÀ NƯỚC ¿E522 2E9E121515212112121121111111111111 11012111121 0 1x0 101.1 Khái quát về phần vốn góp Nhà nước trong công ty cô phẩn 101.1.1 Công ty cô phân và các vấn dé về vốn sở hiữu - estes 10
1.12 Von góp của nhà nước trong von sở hữu cua công ty cô phan 12
1.1.3 Những hình thức chủ yêu của việc nhà nước góp von vào von sở hữu
CA [TT EY GO Nass Lo nghan íaH4kã kàAG10kkã sAstiinies TÃ 1HNhô< LÃ4018154 AMINES REREAD ¡35583044 OAR 15 1.14 Những đặc thù của cô đông nhà nước trong công ty cô phân L7
1.2 Đại diện chủ sở hữu phần vốn góp Nhà nước trong công ty cổ phan 191.2.1 Cơ sở lý luận của việc đại diện cho chủ sở hữu phan vốn góp Nhànước trong công ty CO ph NH - - 5 SE Sk*E*EEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrrkekred 191.2.2 Các khía cạnh pháp lý của việc dai điện cho chủ sở hữu phan vốngóp Nhà nước trong công ty CO phẲM - ¿+25 c+E‡E‡EEE+E+EeEeEererrees 201.2.3 Những yếu tô chỉ phối việc đại diện cho chủ sở hữu phan vốn Nhànước trong công ty CO phẨN - - 5-5 + SE SEEE*EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrkrkred 21Chương 2: THUC TRẠNG QUY ĐỊNH PHAP LUAT VỀ DAI DIEN CHU SỞHỮU PHAN VON NHÀ NƯỚC TRONG CONG TY CO PHẢN 232.1 Cơ chế chủ quản đối với công ty cô phần có vốn góp Nhà nước và van déđại diện chủ sở hữu phần vốn nhà NUGC cccccccccescscssesesesesescseesescseesescseeeeees 232.1.1 Cơ chế chủ quản với công ty cô phan có vốn góp Nhà nước 232.1.2 Vấn dé đại diện chủ sở hữu phan vốn Nhà nước trong công ty cổ phan
Trang 52.2.2 Quy trình cử đại đÌiỆH1 - - cc cv vn ven 32
2.2.3 Phạm vi quyền (GA CUE ET GAT CHIE sass xcs saan waite eae 322.2.4 Chế độ thông tin, báo cáo CUA người đại điỆn ‹‹ 392.2.5 Hình thức kỷ luật và trách nhiệm bồi thường vật chat đối với người đại
6 42
2.2.6 Cham ditt tư cách đại điện theo ty quyên phan von nhà nước 442.3 Thực trạng hoạt động của người đại diện theo ủy quyền phần vốn Nhànước trong công ty cô phầhn ¿-¿- + kt*EEkSESE1E9EE1E111111111111 111 1Xe6 45
2.3.1 VINH HO Ji GOT GH HND an kuangha exces LIA HAI HN hi kài gã kã 008414 142308 46
2.3.2 Những bắt cập còn tÔNn fại -ccc cct‡E‡EEEEEEEEEEeEeEererrkeseed 48Chương 3: HOÀN THIỆN CÁC QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VẼ ĐẠI DIỆN CHỦ
SỞ HỮU PHAN VON GÓP NHÀ NƯỚC TRONG CONG TY CO PHAN 56
3.1 Hoàn thiện các qui định pháp luật ‹- 55555 ++++<<ssssssssss2 56
3.1.1 Quy định lại khai niệm “chủ sở hữu phần vốn Nhà nước đầu tư tại
2212/1/8/14/11252 PP nAE ốỐốỐốỐ 56
3.1.2 Quy định thống nhất các văn bản pháp luật có liên quan a
3.2 Đôi mới cơ chê chu quản đôi với các doanh nghiệp có vôn góp nhà nước
NIG HHƯỚC 0 S1 vn re 58 3.2.2 Thay đôi mô hình dai diện chu sở hữu phán von Nhà nước 61
3.3 Hoàn thiện dia vi pháp lý của công ty cô phan có von góp cua nhà nước đê
hoạt động như chủ thé của nền kinh tế thị trường - - 5 s5: 62
Trang 63.4.1 Các quy định về tiêu chuân người đại diện và việc bô nhiệm người đại
40007021775 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -::©5c¿22c++2cxvzxvesrxvesre 72
Trang 7Người đại diện
Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước
Uỷ ban nhân dân
Trang 8Trong bối cảnh hiện nay, nhà nước thực hiện chức năng điều tiết, định hướngnên kinh tế không chỉ thông qua việc ban hành các chính sách, pháp luật mà còntrực tiếp tham gia vào phát triển kinh tế thông qua việc đầu tư, góp vốn vào các DN.Thực tế đã chứng minh các DN có vốn góp Nhà nước luôn đóng vai trò quan trọngtrong nền kinh tế Khi góp vốn vào các DN, Nhà nước không thé trực tiếp quản lý,điều hành hoạt động kinh doanh nên phải tiến hành ủy quyền cho những chủ thểnhất định Đây cũng chính là nguyên nhân các DN có vốn góp Nhà nước cũng đồngthời là mảnh đất màu mỡ cho các sai phạm, lạm quyền và sự hoạt động kém hiệuquả Nghị quyết Hội nghị trung ương 3 khóa XI của Đảng về sắp xếp đổi mới nângcao hiệu quả DNNN đã xác định cần đổi mới phương thức quản lý vốn nhà nước
theo hướng tách biệt chức năng quản lý nhà nước khỏi chức năng quản lý hoạt động
kinh doanh của DN, đổi mới cơ chế quản lý vốn nhà nước từ phương thức hànhchính (cấp phát vốn) sang kinh doanh vốn thông qua mô hình công ty dau tư taichính nhà nước Thời gian qua, Nhà nước ta cũng ban hành nhiều văn bản pháp luậtquy định vấn đề DNNN nói chung cũng như quy chế đại diện chủ sở hữu phần vốngóp Nhà nước tại DN nói riêng, chỉ riêng năm 2014, Chính phủ đã ban hành nhiềuNghị định điều chỉnh về DN có vốn góp Nhà nước, đây được xem như “tám con
chiên mã” với hy vọng vực dậy các DN có vôn góp Nhà nước.
Mặc dù, Nhà nước đã và ngày càng có nhiều nỗ lực, thay đổi mô hình đạidiện, bố sung quy chế hoạt động của NDD nhưng các quy định về cơ chế đại diệnchủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại DN ở Việt Nam xem ra vẫn chưa hữu hiệu,
dường như những quy định pháp luật chỉ phát huy tác dụng với những đơn vi và cá
nhân gương mẫu trong nghĩa vụ đại diện phần vốn mà Nhà nước dau tư vào DN,còn những người cố tinh vi lợi ích cá nhân hay chưa tự giác thực hiện tốt tráchnhiệm của NDD thi vẫn còn tồn tại Rất nhiều DN khó khăn trong việc quản ly
Trang 9Đặc biệt hiện nay khi nhu cầu về vốn càng lớn, Nhà nước ta có những độngthái mạnh mẽ nhằm cổ phần hóa các DNNN, thì hệ thống pháp luật của chúng ta lạithiếu vắng các quy định pháp luật về vấn đề đại diện chủ sở hữu Nhà nước trongCTCP Thời gian gần đây, để tăng cường hiệu quả hoạt động của DN có vốn nhànước, Chính phủ ban hành nhiều văn bản quy định vẻ van đề có liên quan; tuy nhiênmột điều dé dàng nhận thay là chủ yếu các văn bản hiện nay điều chỉnh trực tiếp vềcông ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên, những quy định về đại diệnchủ sở hữu phần vốn Nhà nước trong CTCP cũng rất quan trọng nhưng lại nằm rảirác, không quy định có tính hệ thống và chưa có văn bản riêng điều chỉnh Trênthực tế, việc đại diện vốn chủ sở hữu Nhà nước trong các DN bao gồm cả CTCPchưa tốt Những NDD cho von chủ sở hữu Nhà nước không làm tròn trách nhiệm,thiếu sự quan tâm đến hiệu quả hoạt động của công ty và hầu như không phải chịutrách nhiệm gi trước Nhà nước về hoạt động đại diện của mình.
Vì những ly do trên, tác gia lựa chọn đề tài “Cơ chế đại điện chủ sở hữu phầnvốn Nhà nước trong công ty cổ phan”
2 Tình hình nghiên cứu
Đã có những đề tài, công trình nghiên cứu liên quan đến van đề NDD theo ủyquyền phần vốn góp Nhà nước tại DN cũng như mối quan hệ giữa chủ sở hữu vàNDD theo ủy quyền Có thé kê đến như bài “Van dé chủ sở hữu và người đại điện —Một số gợi ý về chính sách cho Việt Nam” của tiễn sỹ Nguyễn Ngọc Thanh đăngtrên tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, số 26/2010 Bài viết đã chỉ rõ cácvan dé có liên quan đến mối quan hệ giữa NDD và chủ sở hữu nói chung trên toànthé giới Tác giả cho rang do sự tách biệt giữa quyền sở hữu (người sở hữu) vàquyền điều hành (NBD) khi một người hoạt động vi lợi ich của người khác, thì vềban chất, NĐD luôn có xu hướng tư lợi cho họ hơn là hành động vì chủ ở hữu và
Trang 10nha nước của Việt Nam cũng như ở các nước, diéu này đòi hỏi hệ thong xử ly cácvan dé trên cũng phải phát triển tương xứng” Từ đó Tiên sỹ cũng nêu lên nhữngđịnh hướng nâng cao hiệu quả giải quyết tốt mối quan hệ giữa chủ sở hữu và ngườiđại diện ở Việt Nam Tuy nhiên, những van dé đặt ra trong bải viết của tiễn sỹNguyễn Ngoc Thanh đến nay vẫn chưa hoàn toàn giải quyết triệt dé.
Bài viết “Học thuyét về đại điện và mấy vấn dé của pháp luật công ty ViệtNam” của tiễn sỹ Bùi Xuân Hải đăng trên tạp chí Khoa Học Pháp lý số 4/2007 đãphân tích những van đề cơ bản của học thuyết về đại diện Tuy bài viết dé cập đếnvan đề NBD nhưng trong mối quan hệ giữa NDD theo ủy quyền với doanh nghiệp ởViệt Nam, không phải tập trung vào NDD theo ủy quyền phần vốn Nhà nước
Tiến sĩ Trần Tiến Cường có bài viết “Phân công, phân cấp quản lý doanhnghiệp nhà nước Thực trạng, vấn đề, nguyên nhân và một số gợi ý đổi mới ” nhưngchỉ trình bày khái quát vẫn đề phân công, phân cấp thực hiện quyền chủ sở hữuphần vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp giữa các cơ quan hành chính nhà
nước.
Ngoài ra, cũng có nhiều bài nghiên cứu về Tổng công ty Đầu tư và kinhdoanh vốn Nhà nước nhưng không dưới khía cạnh là chủ thể đại điện phần vốn gópNhà nước mà là một chủ thé dau tư, quản lý vốn Nhà nước
Như vậy, đa phần các công trình nghiên cứu trước đây đều đề cập vấn đề đạidiện chủ sở hữu dưới phương diện kinh tế Một số công trình có nghiên cứu vấn đềđại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước từ góc độ pháp luật song lại không gắn vớiloại hình doanh nghiệp cụ thê là CTCP
3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
Trang 11trình nghiên cứu, tác giả cũng tìm hiểu thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật vềNDD phan vốn góp Nhà nước trên thực tế hiện nay.
Luận văn không nghiên cứu quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề đại diệnvốn Nhà nước tại tất cả loại hình DN mà chỉ tập trung làm rõ các quy định liên quantrong CTCP Công trình này cũng không hướng tới tất cả các van dé liên quan machỉ đề cập sự phân công, phân cấp thực hiện quyên đại diện chủ sở hữu; các khíacạnh pháp lý chủ yếu của việc đại diện như điều kiện, tiêu chuẩn người đại diện;quy trình cử đại diện; chế độ đãi ngộ cũng như cơ chế kiểm soát của chủ sở hữu đốivới người đại điện phần vốn góp Nhà nước trong CTCP
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên quan điểm duy vật lịch sử với phương pháp luận duy vật
biện chứng của chủ nghĩa Mac-Lénin, bên cạnh đó vận dụng phù hợp những quan
điểm, đường lối của Đảng Phương pháp nghiên cứu trên cho phép tác giả xem xétđối tượng nghiên cứu trong trạng thái vận động, phát triển với những điều kiện kinh
tê, chính tri, xã hội.
Luận văn còn chủ yếu sử dụng phương pháp liệt kê, kết hợp với phương phápphân tích, so sánh các quy định pháp luật có liên quan Cụ thé tác giả tiến hành liệt
kê những quy định pháp luật liên quan đến vấn đề đại điện chủ sở hữu Nhà nướctrong CTCP, trong quá trình liệt kê, tác giả cũng đồng thời phân tích để rút ra những
ưu, nhược điểm của các quy định hiện hành Ngoài ra, việc đối chiếu, so sánh vớicác quy định pháp luật các nước về cùng vấn đề giúp tác giả có cái nhìn khái quát,đánh giá tốt hơn hệ thống pháp luật nước ta về van đề đại điện chủ sở hữu Nha
nước.
5 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu dé tài
Trang 12quan và tìm ra giải pháp cho những tiêu cực đang nảy sinh trong thực tế hiện nay.
Đề tài “Cơ chế đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước trong công ty cổphần” được thực hiện với 3 mục tiêu chính sau:
Một là, phân tích toàn diện các quy phạm pháp luật hiện nay về cơ chế đạidiện theo ủy quyền phan vốn góp nhà nước tại công ty cổ phần dé xác định nhữngthành công và những hạn chế của các qui phạm pháp luật về van dé này
Hai là, phân tích thực trạng thi hành pháp luật về vấn đề liên quan, chỉ ranhững thành tựu cũng như bat cập của pháp luật về đại diện chủ sở hữu trong công
ty cô phần có vốn góp của Nhà nước
Ba là, trên cơ sở những phân tích, đánh giá đưa ra, tác giả đề xuất một sốđịnh hướng nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của cơ chế đại diện chủ sở hữu phầnvốn góp Nhà nước trong CTCP hiện nay
6 Cơ cau của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia gồm 3 chương:
Chương 1 Công ty cô phan và van dé đại điện chủ sở hữu phan vốn nhà nước;Chương 2 Thực trạng quy định pháp luật về đại diện chủ sở hữu phần vốnnha nước trong công ty cô phan;
Chương 3 Hoàn thiện các quy định pháp luật về đại điện chủ sở hữu phần
vôn Nhà nước trong công ty cô phân.
Trang 13Chương 1
CONG TY CO PHAN VÀ VAN DE ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU
PHẢN VÓN NHÀ NƯỚC
1.1 Khái quát về phần vốn Nhà nước trong công ty cỗ phần
1.1.1 Công ty cỗ phan và các van đề về von sở hữu
Công ty cổ phan được xem là loại hình công ty đối vốn ra đời đầu tiên tronglịch sử Pháp luật các nước đã ghi nhận sự ton tại của CTCP từ hàng trăm năm trước
Ở Việt Nam từ rất sớm đã có những quy định điều chỉnh về loại hình DN này Luật lệ
về công ty lần đầu tiên ở nước ta quy định trong “Bộ Dân luật thi hành tại các toàNam án Bắc Kỳ”, trong đó tiết thứ 5 (Chương IX) nói về hội buôn được chia thànhhai loại là hội người và hội vốn, trong đó hội vốn được chia thành hai loại là hội vôdanh (CTCP) và hội hợp cô (Công ty hợp vốn đơn giản) Nhìn chung, quy định củapháp luật thời kỳ này về CTCP còn rất sơ khai Dưới thời Pháp thuộc, quy định của
Bộ luật Thương mại Pháp năm 1807, trong đó có quy định về CTCP được áp dụng ở
cả ba kỳ tại Việt Nam Tiếp theo đó năm 1944, chính quyền Bảo Đại ban hành Bộluật thương mại Trung phần có hiệu lực áp dụng tại Trung Kỳ, trong đó cũng quyđịnh về CTCP (gọi là công ty vô danh) Đến năm 1972, chính quyền Việt Nam Cộnghoà ban hành Bộ luật Thương mại, ghi nhận về CTCP với tên gọi là hội nặc danh[35] Ở miền Bắc, sau năm 1954 cho đến khi thống nhất đất nước năm 1975 và trênphạm vi cả nước từ sau năm 1975 đến những năm 80 của thé ky XX, với chính sáchkinh tế kế hoạch hoá tập trung, các hình thức công ty nói chung và CTCP nói riênghầu như không được pháp luật thừa nhận Cho đến khi Luật Công ty được ban hànhngày 21/12/1990, CTCP mới chính thức được quy định cụ thể Những quy định vềCTCP tiếp tục được bô sung, làm rõ tại Luật Doanh nghiệp năm 1999 và hiện nay làLuật Doanh nghiệp năm 2005 Điều 77 Luật Doanh nghiệp (2005) quy định về CTCPtheo hướng liệt kê các đặc điểm của loại hình công ty này, theo đó, CTCP là loại hình
Trang 14DN mà vốn điều lệ được chia thành các phần nhỏ bằng nhau, gọi là cổ phần, người sởhữu cô phan là cổ đông công ty CTCP có một số đặc điểm sau:
- Cổ đông công ty: Hầu hết pháp luật các nước đều quy định số lượng cổđông tối thiểu mà không giới hạn số lượng cổ đông tối đa trong công ty; cụ théPháp, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, v.v quy định số lượng cô đông tối thiểu trong CTCP
là hai cổ đông Tại Việt Nam, theo Luật Công ty (1990), số lượng cô đông tối thiểutrong suốt quá trình hoạt động của CTCP là bảy, đến Luật Doanh nghiệp (1999) vàLuật Doanh nghiệp (2005), con số này giảm xuống là ba cô đông Cổ đông có thê là
tổ chức hoặc cá nhân, không thuộc các trường hợp cắm thành lập, quản lý DN(Khoản 2) hoặc không thuộc trường hợp cắm góp vốn vào DN (Khoản 4 Điều 13Luật Doanh nghiệp năm 2005) Đặc điểm này thể hiện đặc trưng cơ bản của CTCP
là loại hình công ty đôi vôn nên cân sự liên két của nhiêu cô đông tham gia góp von.
- Tư cách pháp lý: CTCP có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp Giấy chứngnhận đăng ký DN, bình đăng với các loại hình DN khác; đồng thời, nhân danh chínhcông ty, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh Xuất phát từ sự độc lập củaCTCP so với các cổ đông nên CTCP có các quyền và nghĩa vụ về tai sản riêng, do
đó các rủi ro của cô đông khi đầu tư vào CTCP chỉ giới hạn trong giá trị cô phần mà
cô đông đó nắm giữ
- Vấn đề vốn trong CTCP: Các loại hình công ty nói chung hay CTCP nóiriêng không thê được thành lập và hoạt động nếu không có vốn Vốn là yếu tố quyếtđịnh và chi phối toàn bộ hoạt động, quan hệ nội bộ cũng như quan hệ với các đốitác bên ngoài Trong quan hệ nội bộ, vốn của công ty được xem là cội nguồn củaquyền lực Với đặc trưng là loại hình công ty đối vốn, quyền lực trong CTCP sẽthuộc về những ai nắm giữ phan lớn số vốn trong công ty Trong quan hệ với bênngoài, vốn của CTCP là một dấu hiệu chỉ rõ thực lực tài chính của công ty Vốnđiều lệ trong CTCP được chia thành các phần bằng nhau, gọi là cổ phần; CTCP bắtbuộc phải có cô phần phô thông, ngoài ra, có thé có thêm cổ phan ưu đãi Trong cautrúc von của CTCP, ngoài vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh, công ty còn được
Trang 15quyền huy động các nguồn vốn khác, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty Theo quy định pháp luật thì CTCP ở Việt Nam có thé phát hành nhiềuloại cổ phần khác nhau như: cổ phần phổ thông, cổ phan ưu đãi (bao gồm: cô phan
ưu đãi biểu quyết, cô phần ưu đãi cô tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại, các loại cổ phần
ưu đãi khác) và các loại trái phiếu Đây sẽ là những loại chứng khoán được pháthành rộng rãi ra công chúng nhăm tăng khả năng thu hút vốn dau tư kinh doanh của
CTCP.
Một đặc trưng khác liên quan đến vốn trong CTCP là khả năng chuyênnhượng vốn linh hoạt, CTCP không phải loại hình công ty “đóng”, do đó, trừ một
sỐ trường hợp luật định, vốn trong CTCP được tự do chuyên nhượng, tư cách cô
đông công ty cũng dễ dàng phát sinh
1.1.2 Vẫn góp của Nhà nước trong von sở hữu của công ty cổ phan
Pháp luật các nước cũng đều ghi nhận sự tham gia của Nhà nước với vai trò
là một nhà đầu tư Theo số liệu thống kê, tính đến thời điểm tháng 6 năm 2011, cổđông lớn nhất trong 150 công ty lớn nhất Trung Quốc vẫn là Chính phủ TrungQuốc, các DN do Nhà nước chi phối chiếm tới 80% tông vốn hóa thị trường cổphiếu nước này, so với ở Nga và Brazil lần lượt là 62% và 38% (The Economist,21/1/2012) Tại Việt Nam, kinh tế tư nhân phát triển ngày càng mạnh mẽ song kinh
tế Nhà nước van đóng vai trò chủ đạo Nhà nước tiến hành dau từ góp vốn kinhdoanh vì nhiều lý do khác nhau, trong đó chủ yếu vì:
- Nhà nước đầu tư vốn vào những ngành nghề cung cấp sản phẩm, dịch vụthiết yếu cho xã hội như xăng dầu, điện lực, viễn thông, v.v
- Nhà nước tiến hành đầu tư tại những địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặcbiệt khó khăn mà các thành phan kinh tế khác không dau tư, tạo nên các vùng kinh
tế lớn, thúc đây kinh tế cả nước tăng trưởng, thúc đây chuyển dich cơ cấu kinh tế
theo hướng hiện đại hơn.
Trang 16- Nhà nước đầu tư vào những ngành nghề ứng dụng công nghệ cao, tạo nềncông nghệ quốc gia tiên tiến và nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm tạo động lựcphát triển nhanh cho những ngành, lĩnh vực khác
- Nhà nước đầu tư vào những DN có mục đích đặc thù
Tóm lại, việc Nhà nước đầu tư vào DN là vô cùng quan trọng, gắn với chứcnăng kinh tế của Nhà nước Đầu tư vốn vào DN không chỉ nhăm tăng hiệu quả sửdụng nguồn lực của Nhà nước mà đảm bảo cho Nhà nước có thê chi phối được nềnkinh tế trong những thời điểm khủng hoảng hay biến động thông qua việc kiểm soáthoặc tác động đến các DN và từ đó đến thị trường Hơn nữa đầu tư của Nhà nướcnhằm cải cách nền kinh tế nói chung, cải cách hành chính nói riêng, hướng đến cải
thiện môi trường kinh doanh cho DN.
Doanh nghiệp được Nhà nước đầu tư vốn trở thành những DN có vốn gópNhà nước Những DN này được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như công
ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà
nước có từ hai thành viên trở lên, DN có cổ phan hay vốn góp chi phối của Nhà
nước hoặc DN mà Nhà nước đâu tư một phân vôn điêu lệ.
Để tham gia vào nền kinh tế và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanhtrong cơ chế kinh tế thị trường hiện nay, vốn là yêu tố tiên quyết, quan trong hàngđầu đối với bất kỳ một DN nào, trong đó có DN có vốn góp Nhà nước Đối vớinhững DN có vốn góp Nhà nước, nguồn vốn của DN có thé bao gồm toàn bộ hoặc
một phân vôn góp Nhà nước.
Theo Khoản 3 Điều 3 Nghị định 99/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày15/11/2012 Về phân công, phân cấp thực hiện các quyên, trách nhiệm, nghĩa vụ củachủ sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vàodoanh nghiệp (Nghị định 99/2012/NĐ-CP) thì “Vốn góp của Nhà nước là vốn đượcNhà nước dau tu vào DN do một cơ quan nhà nước hoặc tổ chức kinh tế được Nhà
nước giao làm đại diện chu sở hữu `.
Trang 17Còn theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 71/2013/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nướcvào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ100% vốn điều lệ (Nghị định 71/2013/NĐ-CP) thì ““Von nhà nước tại DN” là vốnđầu tư trực tiếp từ ngân sách nhà nước, các quỹ tập trung của Nhà nước khi thànhlập DN và bồ sung trong qua trình hoạt động kinh doanh; các khoản phải nộp ngânsách được trích để lại; nguồn Quỹ dau tr phát triển tại DN; Quỹ hỗ trợ sắp xếpDN; vốn nhà nước được tiếp nhận từ nơi khác chuyển đến; giá trị quyên sử dụngđất, quyên sử dụng tài nguyên Quốc gia được Nhà nước giao và ghi tăng vốn nhà
nước cho DN; các tài sản khác theo quy định cua pháp luật được Nhà nước giao
cho DN” Từ khái niệm trên có thể thấy vốn Nhà nước được cấu thành từ ba bộ
phận:
Mot là, von được cap từ ngân sách, là vôn DN nhà nước được cap phát lân
đầu khi mới hoạt động, vốn được cấp bồ sung trong quá trình hoạt động;
Hai là, vốn có nguồn gốc từ ngân sách, là các khoản vốn tăng thêm do đượcmiễn, giảm thuế thu nhập DN hoặc được cấp lại các khoản phải nộp ngân sách theoquyết định của cơ quan nhà nước có thâm quyền; các nguồn vốn viện trợ; viện trợnhân dân, viện trợ của các nước và các tổ chức quốc tế, quà tặng theo quy định phải
ghi tăng von ngân sách cap;
Ba là, vốn của DN có vốn góp nhà nước tự tích lũy, đây là phần thu nhập sauthuế DN giữ lại để tái đầu tư
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, với xu hướng ngày càng mở rộng quy
mô và phạm vi sản xuất kinh doanh, DN có vốn nhà nước cũng như các DN khácđều cần một lượng vốn nhiều hơn hiện tại để đáp ứng nhu cầu của mình Trongtrường hợp này, pháp luật ghi nhận nhiều cách thức huy động vốn dé thu hút lượngvốn cần thiết cho DN như: huy động vốn vay, phát hành trái phiếu DN, v.v Trênthực tế, DN có vốn góp Nhà nước cũng là một pháp nhân trong nền kinh tế, do vậy
về nguyên tắc muốn hoạt động thì tất yếu phải có một lượng vốn nhất định và
Trang 18nguồn von đó phải tách bạch, độc lập với khối tài sản của các tổ chức, cá nhân khác,
từ đó giới hạn phạm vi trách nhiệm của pháp nhân trong các giao dịch đồng thờicũng tránh được sự can thiệp trực tiếp của người đầu tư đối với hoạt động kinhdoanh của DN Do đó, vốn góp Nhà nước cũng phải được chuyên giao cho CTCP
mà Nhà nước tiên hành góp vôn, đê tạo thành khôi tài sản riêng của công ty đó.
1.1.3 Những hình thức chủ yếu của việc nhà nước góp von vào von sở hữu
của công ty cô phan
Trong CTCP có vốn góp Nhà nước, Nhà nước thực hiện việc góp vốn vào
công ty dưới các hình thức cơ bản sau:
® Thanh lập doanh nghiệp Nhà nước
Theo quan niệm chung trên thế giới, DNNN được coi là một t6 chức kinh tế
do Nhà nước nam giữ toàn bộ vốn điều lệ hoặc năm giữ quyên chi phối, các tổ chứckinh tế này có thé có tên gọi là DNNN, DN công (Public Enterprise), DN thuộc sở
hữu Nhà nước (State Owned Enterprises hoặc Government Owned Corporations),
v.v các DN này thường được tô chức dưới hình thức pháp ly là các công ty tráchnhiệm hữu hạn, CTCP hoạt động theo pháp luật chung về công ty hoặc điều điều
chỉnh bởi đạo luật riêng.
Ở Việt Nam, trong thời gian đầu của quá trình đổi mới nền kinh tế, DNNNđược quan niệm là những tô chức kinh doanh do Nhà nước dau tư 100% vốn điều lệ(Điều 1 Nghị định 388/HDBT ngày 20 tháng 11 năm 1991) Theo Điều 1 LuậtDoanh nghiệp Nhà nước (2003) thì “DNNN Ia tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữutoàn bộ vốn điêu lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chỉ phối, được tổ chức dưới hình thức
công ty Nhà nước, CTCP, công ty trách nhiệm hữu han” Sau khi Luật Doanh
nghiệp được ban hành năm 2005, DNNN được hiểu là DN trong đó Nhà nước sởhữu trên 50% vốn điều lệ Đồng thời, theo Nghị định 99/2012/NĐ-CP “DNNN là
DN mà Nhà nước nam giữ trên 50% vốn điểu lệ, bao gôm DN mà Nhà nước namgiữ 100% vốn điêu lệ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; và DN mà
Trang 19Nhà nước nam giữ trên 50% von điêu lệ là CTCP, công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên ”
Tại những DNNN này do nắm đa số vốn điều lệ nên Nhà nước sẽ nắm giữquyền chi phối DN, tức là Nha nước có quyền định đoạt đối với Điều lệ DN, bổnhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý chủ chốt, tô chức quản lý vàquyết định các van dé quan trọng khác của DN Đối với DNNN, Nha nước có théđầu tư vốn bằng hai cách:
- Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ công ty
Với loại hình DN này, toàn bộ cổ đông là các DN có vốn Nhà nước hoặc tổchức được Nhà nước uỷ quyền, được tô chức và hoạt động theo quy định của LuậtDoanh nghiệp (2005) Thông thường, CTCP do Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệbao gồm các DN hoạt động trong các lĩnh vực thiết yếu như sản xuất và sửa chữa vũkhí, khí tài, trang bị cho quốc phòng an ninh; kiểm định kỹ thuật phương tiện giaothông cơ giới, v.v.; hoặc là các DN hoạt động kinh doanh ở các lĩnh vực then chốtcủa nền kinh tế như các lĩnh vực độc quyền Nhà nước (vật liệu nổ, hóa chất độc,chất phóng xạ, v.v.), có quy mô lớn và đóng góp lớn cho ngân sách, có vai trò tạođiều kiện phát triển trong các ngành và lĩnh vực then chốt, trong ứng dụng công
nghệ mũi nhọn.
- Nhà nước dau tư từ trên 50% đến dưới 100% vốn điều lệ công ty
Đây là những DN sau khi tiến hành cổ phần hóa mà Nhà nước nam giữtrên 50% vốn điều lệ, gồm những DN hoạt động trong các ngành, lĩnh vực theoquy định tại Quyết định số 14/2011/QĐ-TTg ngày 4/3/2011 của Thủ tướngChính phủ về Ban hành tiêu chí, danh mục phân loại DNNN, ví dụ những DNtham gia sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích: bảo trì hệ thống kếtcau hạ tầng đường sắt quốc gia; quản ly, bảo trì hệ thống đường bộ, đường thủy
nội địa DN bao đảm nhu câu thiệt yêu cho phát triên sản xuât và nâng cao đời
Trang 20sông vật chat, tinh thân cua đông bao dân tộc ở miên núi, vùng sâu, vùng xa,
V.V
O những DN này, do van năm giữ đa sô vôn điêu lệ nên Nhà nước van nam
phân lớn quyền quyết định đối với công ty
e Nhà nước dau tư không qua 50% vốn diéu lệ công ty
Đây chủ yếu là các DNNN thua 16 kéo dài, không có kha năng khắc phục sẽthực hiện bán, chuyên nhượng, tái cơ cau lại nợ để chuyên thành CTCP, Nhà nướctừng bước chuyền nhượng vốn sang cho những tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu.Cũng tương tự như khi đầu tư thành lập DNNN, tại các DN mà Nhà nước nắm giữdưới 50% vốn điều lệ, Nhà nước với tư cách như một cô đông thông thường, sẽ thựchiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với công ty mà minh là thành viên theo
quy định tại Luật Doanh nghiệp (2005)
1.1.4 Những đặc thù của cỗ đông nhà nước trong công ty cỗ phan
Về mặt pháp lý, Nhà nước và DN có vốn góp Nhà nước là hai chủ thể độclập Mối quan hệ giữa Nha nước và DN là mối quan hệ giữa cô đông công ty vớicông ty Nhà nước với tư cách là người đầu tư vốn sẽ trở thành cỗ đông - chủ sởhữu đối với CTCP Về phía mình, công ty trở thành chủ sở hữu đối với số vốn, tàisản mà Nhà nước đầu tư Như vậy, khi góp vốn vào CTCP, Nhà nước sẽ có tư cách
là một cổ đông, có các quyền và nghĩa vụ được quy định trong Luật Doanh nghiệp(2005) tương ứng với cô phần mà mình sở hữu như được quyết định mục tiêu chiếnlược và định hướng kế hoạch phát triển DN; quyết định mức vốn đầu tư ban dau,mức vốn điều lệ của DN; kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanhcủa DN, v.v Tuy nhiên Nhà nước với tư cách chủ thể đặc biệt cũng có những đặcthù khác với những cô đông thông thường khác, đặc thù đó được thể hiện chủ yếu
thông qua:
® Cơ chê đâu tu và quản lý von cua Nhà nước
Trang 21Nhà nước tiễn hành đầu tư vốn vào DN thông qua nhiều cơ quan, tổ chức khácnhau Hiện nay ở nước ta trên thực tế đã xuất hiện hai cơ chế quản lý và thực hiệnquyên chủ sở hữu tại các DN có vốn nhà nước: / nhát là phân công, phân cấp quản
ly vốn Nha nước (cơ chế bộ chủ quan); thi hai, chuyên dần một số quyền chủ sở hữu,đặc biệt là quyền kiểm soát vốn và tài sản về cho một đơn vị chuyên kinh doanh vốnnhà nước (Tổng công ty Dau tư và kinh doanh vốn nhà nước)
- Phân công, phân cấp quản lý vốn Nhà nước
Phân cấp quản lý là việc chuyển giao hay giao bớt một phần quyền quản lýcủa cấp trên cho cấp dưới quan lý Do là sự phân giao quyền quản lý diễn ra theochiều doc trong hệ thống quan lý có thứ bậc trên - dưới Phân công là sự phân giaoquyên quản lý theo chiều ngang giữa các cơ quan quản lý hay giữa các bộ phận của
cơ quan quản lý cùng cấp Việc quản lý tại DN có vốn góp Nhà nước hiện nay đượctiến hành theo phương thức kết hợp giữa phân cấp và phân công trong thực hiệnquyền chủ sở hữu [26]
Trong CTCP có vốn góp Nhà nước, các cơ quan, tô chức, cá nhân được phâncông, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhànước bao gồm Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh;
Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch và đầu tư; Bộ Nội vụ; Bộ Lao động thương binh và xãhội; NĐD được ủy quyền dé thực hiện quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu phần vốn
Nhà nước; v.vv
- Quản lý vốn Nhà nước thông qua Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn
Nhà nước (SCIC)
SCIC là công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên, trực thuộc
Bộ Tài chính, được thành lập theo Quyết định số 151/2005/QĐ-TTg ngày20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ SCIC được giao nhiệm vụ quản lý vốn nhànước tại các DN do các Bộ, UBND cấp tỉnh chuyền giao và những DN do SCIC đầu
tư vốn, chuyên thực hiện chức năng quản lý và kinh doanh vốn Nhà nước
Trang 22® Vi tri cua Nhà nước với tu cách cô động
Như đã nói ở trên, khi góp vốn vào công ty, Nhà nước sẽ đóng vai trò là cổđông công ty, có các quyền và nghĩa vụ được ghi nhận trong Luật Doanh nghiệpnăm 2005, bình dang với các cô đông thông thường khác của công ty Bên cạnh đó,Nha nước được quyền nam giữ cô phần ưu đãi biểu quyết với số phiếu biểu quyếtnhiều hơn so với cô phan phổ thông (nhiều hơn bao nhiêu do Điều lệ công ty quy
định)
Điều này không có nghĩa Nhà nước được hưởng nhiều ưu đãi hơn so vớicác cô đông khác Ngược lại với tư cách là nhà đầu tư, Nhà nước còn có nhữngnghĩa vụ đặc thù, không giống những cổ đông thông thường khác Thi? nhất, vớimột nha đầu tư thông thường, có thé xem xét đầu tư vào bat cứ ngành nghề kinhdoanh hợp pháp nào theo nhu cầu của mình, nhằm thu lợi nhuận, nhưng nhà đầu
tư là Nhà nước phải có trách nhiệm đầu tư vào những ngành, lĩnh vực, khâu thenchốt, cung cấp sản phẩm, dịch vu công ích thiết yêu cho xã hội và quốc phòng,
an ninh Thi? hai, nhà đầu tu thông thường được tự mình đưa ra các quyết định
về phương hướng kinh doanh, đầu tư nhưng nhà đầu tư là Nhà nước khi quyếtđịnh các van dé quan trọng phải thông qua cơ chế thông báo, xin ý kiến Tứ ba,với các nhà đầu tư tư nhân, mục tiêu lợi nhuận được xem là mục tiêu cao nhấtnhất thì nhà đầu tư là Nhà nước, ngay cả trong trường hợp hướng tới mục tiêu lợinhuận thì mục tiêu này cũng bị chi phối bởi trách nhiệm phục vụ lợi ích côngcộng Thi tr, nguôn vốn của Nhà nước sử dụng trong hoạt động đầu tư thườngtrực tiếp hoặc gián tiếp có nguồn gốc từ các khoản đóng góp của người dân, do
đó, trong khi tiến hành hoạt động đầu tư, cỗ đông là Nhà nước còn chiu sự giám
sát chặt chẽ, đảm bảo bảo toàn và sử dụng có hiệu quả nguôn vôn đâu tư.
1.2 Đại diện chủ sở hữu phan vốn Nhà nước trong công ty cỗ phần1.2.1 Cơ sở lý luận của việc đại diện chủ sở hữu phan vẫn Nhà nước trong
công ty cô phán
Trang 23Điều 17 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bố sung năm 2001) khang định tài sảnNhà nước đầu tư vào các DN thuộc sở hữu toàn dân Đến Điều 53 Hiến pháp năm
2013 một lần nữa khang định điều này “Đất dai, tài nguyên nước, tài nguyênkhoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tàisản do Nhà nước dau tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhànước đại diện chủ sở hữu và thong nhất quản lý” Như vậy, Nhà nước với tư cáchđại diện chủ sở hữu toàn dân sẽ thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản do Nhà nướcđầu tư vào các DN khác, trong đó có CTCP
Nhà nước là chủ sở hữu tài sản nhưng Nhà nước lại là một thực thê pháp lýtrừu tượng, một thực thé nhân định, như những tô chức khác khi tiễn hành góp vốnđầu tư, Nhà nước chỉ có thé thực hiện quyền chủ sở hữu thông qua những tổ chức,con nguoi cu thé, tức là Nhà nước cần cử ra tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyềnđại diện cho Nhà nước, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu Tổ chứchay cá nhân được ủy quyền sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ được Nhà nước ủy
quyên, nhân danh và vì lợi ích của Nhà nước.
1.2.2 Các khía cạnh pháp lý của việc đại diện chủ sở hữu phan vốn Nhà
nước trong công ty cô phan
Trong pháp luật dân sự, quan hệ đại diện được quy định “?à việc một người (sau đây gọi là NDD) nhán danh va vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại điện) xác lập, thực hiện giao dich dan sự trong phạm vi đại điện ” (Khoản
1 Điều 139 Bộ luật Dân sự năm 2005)
Trong những CTCP thông thường, quyền và nghĩa vụ của cổ đông đôi khi
cũng được thực hiện thông qua NDD NDD sẽ thay mặt người được đại diện thực
hiện các quyên, nghĩa vụ của cô đông, vì lợi ích của người được đại diện và hưởngthù lao Quan hệ đại diện giữa cô đông và NDD được thực hiện thông qua hợp đồng
đại diện, trong đó xác định rõ các vân đê pháp ly co bản vê tiêu chuân, điêu kiện
Trang 24của NĐD; quyền và nghĩa vụ các bên; phạm vi đại diện; cham dứt quan hệ đại diện,V.V.
Đối với cổ đông là Nhà nước, quan hệ đại diện được xác lập thông qua vănbản ủy quyên Bên cạnh những van dé cần xác định như quan hệ đại diện cho cổđông thông thường khác, trong quan hệ đại diện cho chủ sở hữu Nhà nước, điềuquan trọng can xác định đó là cơ quan nào có thâm quyền quyết định đại diện; tiêuchuẩn, điều kiện của NDD; quy trình cử đại diện cũng như cơ chế giám sát hoạtđộng của NDD Những van dé này sẽ được trình bày cu thé ở Chương 2 của luận
văn.
1.2.3 Những yếu tô chỉ phối việc đại diện chủ sở hữu phan von Nhà nướctrong công ty cổ phan
Việc đại diện cho chủ sở hữu phần vốn Nha nước trong CTCP thông thường
được quyết định bởi một sô yêu tô sau:
® M6 hình đại điện chủ sở hữu phân von Nhà nước
Hiện nay có hai mô hình đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước trongCTCP, mỗi mô hình lại quy định khác nhau về chủ thé có thẩm quyền cử đại diện,tiêu chuẩn cử đại diện cũng như khác nhau về quyên, nghĩa vụ của NDD Vi dụ liênquan đến thâm quyền cử đại diện, nếu theo mô hình bộ chủ quản, cơ quan có thầmquyền quyết định sẽ là Bộ chủ quản hoặc Bộ chuyên ngành hoặc do Uỷ ban nhândân cấp tỉnh quyết định Trong trường hợp quyền đại điện chủ sở hữu phần vốn Nhànước được thực hiện thông qua Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước,
việc chỉ định và đánh giá hoạt động của NDD; việc miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ
luật NDD tại các DN được giao quản lý sẽ thuộc thâm quyền của SCIC
e Ty lệ vốn góp Nhà nước trong công ty
Ty lệ vốn góp của Nhà nước tại CTCP ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ củachính NBD phan vốn góp Nhà nước trong công ty đó Cụ thé, đối với DN mà Nhà
nước năm giữ trên 50% vôn điêu lệ, NĐD phải xin ý kiên chủ sở hữu phân vôn nhà
Trang 25nước bằng văn ban dé tham gia Ý kiến, biểu quyết, quyết định tại cuộc họp HDQT,Đại hội đồng cổ đông, các cuộc họp khác (nếu có) đối với những nội dung quy địnhtại Khoản 4 Điều 20 Nghị định số 99/2012/NĐ-CP; đối với DN mà Nhà nước nắmgiữ không quá 50% vốn điều lệ, NDD chỉ xin ý kiến chủ sở hữu phan vốn nha nước(bang văn bản) trước khi có ý kiến biểu quyết, quyết định những van đề làm thayđổi lợi ích của Nhà nước như: làm giảm phần vốn nhà nước tại DN hoặc làm giảm
tỷ lệ von nhà nước tại DN và các lợi ích khác của nhà nước tại DN, những nội dungkhác, NDD không cần xin ý kiến chủ sở hữu Những nội dung cụ thé liên quan đến
quyên và nghĩa vụ, tác giả sẽ làm rõ hơn của Chương 2 của luận văn.
® Điêu lệ, qui chê hoạt động cua công ty cô phan
Trong quan hệ đại diện, ngoài việc tuân thủ quy định pháp luật và văn bản ủy
quyền đại diện thì trước hết, các bên còn phải tự giác thực hiện theo Điều lệ công tynếu Điều lệ không trái luật Trong Điều lệ CTCP có thể quy định các vấn đề liênquan đến quan hệ đại diện phần vốn góp Nhà nước Chang hạn cùng là công ty doNhà nước sở hữu 50% cô phần nhưng việc Điều lệ quy định HĐQT có năm thànhviên hay bảy thành viên sẽ dẫn tới sự khác nhau trong việc có bao nhiêu NDD phanvốn Nhà nước có mặt trong HĐQT, số lượng NDD phan vốn góp Nhà nước có mặttrong HĐQT của công ty có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của việc cử đạidiện của Nhà nước Ngoài ra, Điều lệ công ty còn xác định vấn đề tiền lương, thưởngcủa công ty dành cho NDD - những quy định này có liên quan trực tiếp đến quan hệ
đại diện chủ sở hữu phân vôn Nhà nước trong công ty cô phân.
Trang 26Chương 2
THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VE ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU
PHAN VON NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TY CO PHAN
2.1 Cơ chế chủ quan đối với công ty cỗ phan có vốn góp Nhà nước vàvấn đề đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước
2.1.1 Cơ chế chủ quản với công ty cỗ phan có vốn góp Nhà nước
Hiện nay, trên thế giới việc đại diện quyền sở hữu vốn Nhà nước được thực hiệntheo ba mô hình: (i) Phân cấp theo đó trách nhiệm sở hữu vốn Nhà nước nam rai rác ởcác bộ chủ quản; (ii) Tư van theo đó sở hữu Nhà nước vẫn được đại diện một cáchphân tán bởi các bộ chủ quản nhưng có một cơ quan điều phối và tư van được thiết lập
dé tư van các bộ ngành về van đề sở hữu; (iii) Tập trung theo đó trách nhiệm đại diện
sở hữu Nhà nước tập trung vào một cơ quan độc lập.
Tùy thuộc mỗi một quốc gia mà thâm quyên đại diện quyền sở hữu vốn Nhànước được giao cho các cơ quan, t6 chức khác nhau Chắng hạn, ở Trung Quốc,toàn bộ vốn Nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp sẽ được giao cho hai ủy ban: (1)
Ở Trung ương, giao cho Ủy ban Giám sát quản lý tài sản nhà nước thuộc Quốc vụviện và (2) Ở địa phương, giao cho Ủy ban Giám sát quản lý tài sản nhà nước thuộcchính quyền địa phương Hai ủy ban này chịu trách nhiệm như một nhà đầu tư,
giám sat và quan lý các tài san nhà nước tại các doanh nghiệp dưới sự giám sat của
chính phủ trung ương Ở Singapore, toàn bộ vốn nhà nước được giao cho một công
ty do Nhà nước sở hữu trực thuộc Bộ Tài chính tên là Temasek Holdings, Bộ Tài
chính giao cho Temasek Holdings thay mặt Bộ dé quản lý vốn nhà nước tại các DN
Ở Việt Nam hiện nay ghi nhận hai mô hình đại điện chủ sở hữu vốn Nhànước, đó là trách nhiệm đại diện được giao cho các Bộ quản lý ngành, UBND cấptỉnh và việc đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước được giao cho Tổng công tyĐầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC)
Trang 272.1.2 Van dé đại diện chủ sở hữu phan vốn Nhà nước trong công ty cỗphân
Do Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 đã hết hiệu lực nên việc phâncông, phân cấp thực hiện quyền chủ sở hữu Nha nước được áp dụng thống nhất theo
Nghị định 99/2012/NĐ-CP, theo đó trách nhiệm chủ sở hữu được giao cho các Bộ
quản lý ngành, UBND cấp tỉnh hoặc được giao cho Tổng công ty Đầu tư và kinh
doanh vôn Nhà nước, cụ thê:
Bộ quản lý ngành thực hiện quyền chủ sở hữu đối với các tập đoàn kinh tếsau cô phần hóa và các DN chuyền đổi, cô phần hóa thuộc Bộ Chang hạn hiện nay,
Bộ Xây dựng được Chính phủ phân công thực hiện quyền chủ sở hữu đối với Tổngcông ty Sông Đà; Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện các quyền, nghĩa vụ củachủ sở hữu đối với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam hay Bộ Giao thông vận tải làđại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại Tổng công ty hàng hải Việt Nam
(VINALINES), v.v.
UBND cấp tinh thực hiện quyền chủ sở hữu đối với DN chuyên đổi, DN cổphan hóa thuộc UBND cấp tỉnh đó DN thuộc Bộ, UBND cấp tỉnh được hiểu là cáctổng công ty nhà nước, công ty là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do
Bộ, UBND cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc được giao quản lý
Bên cạnh Bộ, UBND cấp tỉnh, ở Việt Nam hiện nay, von nhà nước cũng đượcgiao cho một chủ sở hữu thực hiện việc quản lý và kinh doanh vốn Nhà nước — đó
là Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) SCIC được giaonhiệm vụ thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với DN va phần vốn doSCIC trực tiếp đầu tư; tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nướctại các loại hình DN do các Bộ, UBND cấp tỉnh chuyển giao, bao gồm: công ty
trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn có hai
thành viên trở lên và CTCP được chuyền đổi từ công ty nhà nước độc lập hoặc mớithành lập; công ty liên doanh có vốn góp Nhà nước; các tập đoàn kinh tế, tổng công
Trang 28ty và các trường hợp khác được chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nướccho Tổng công ty theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Tuy nhiên cần lưu ý lànhững DN này không thuộc các DN làm nhiệm vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụcông ích, phục vụ an ninh quốc phòng Hiện nay số DN được chuyển giao quyềnđại diện vốn sở hữu cho SCIC chiếm số lượng đáng kê và đạt hiệu quả kinh doanhcao, có thê kế đến như Tổng CTCP sữa Việt Nam (VINAMILK), CTCP viễn thông
FPT, CTCP dược Hậu Giang, Tập đoàn Bảo Việt, v.v
Trong trường hợp Bộ, UBND cấp tỉnh được giao thực hiện quyền, nghĩa vụcủa chủ sở hữu - những cơ quan này không thê tự mình thực hiện quyền được phâncông mà sẽ ủy quyền cho những cá nhân nhất định thực hiện quyên chủ sở hữuphần vốn Nhà nước Trường hợp đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước thuộctrách nhiệm của SCIC, SCIC có thê trực tiếp thực hiện các quyên và nghĩa vụ của
cô đông tại CTCP hoặc SCIC cũng có thé thực hiện quyền đại diện chủ sở hữuthông qua hệ thống NDD của SCIC
Như vậy, thực chất trong việc đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại DN
nói chung và CTCP nói riêng đã hình thành hai quan hệ khác nhau:
Thr nhất, quan hệ giữa Nhà nước với Bộ quản lý ngành, UBND cấp tinh,SCIC Nhà nước phân công cho Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh hoặc SCIC thựchiện các quyên, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước tại DN Khoản 1 Điều 4 Nghịđịnh 99/2012/NĐ-CP quy định “Chinh phủ trực tiếp thực hiện hoặc phân công cho
Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây
gọi chung là Bộ); phân cấp cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sauđây gọi chung là UBND cấp tỉnh); giao cho Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịchcông ty, NDD thực hiện các quyên, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà
nước ”.
Việc các Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh được phân công, phân cấp thực
hiện quyên, trách nhiệm của chủ sở hữu không đông nghĩa với việc họ là chủ sở hữu
Trang 29phần vốn Nhà nước đầu tư tại DN, thực chất, vai trò của những cơ quan này tươngđương với đại diện cho chủ sở hữu Nhà nước Điều này được khẳng định tại Khoản
1 Điều 4 Nghị định 151/2013/NĐ-2013/NĐ-CP ngày 1/11/2013 về Chức năng,nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhànước, theo đó, SCIC có nhiệm vụ “7 iép nhan quyên đại diện chủ sở hữu nhà nướctại các DN theo quy định tại Khoản I Diéu 7 Nghị định nay” Đồng thời, Khoản 3Điều 7 Nghị định 151/2013/NĐ-CP lại quy định “Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cấptỉnh có trách nhiệm chuyển giao quyên đại điện chủ sở hữu nhà nước tại các doanhnghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điễu này cho Tổng công ty ngay sau khi cácdoanh nghiệp này hoàn thành cổ phan hóa hoặc chuyển đổi sang hình thức công ty
trách nhiệm hữu hạn
Như vậy, trong quan hệ này, Nhà nước đóng vai trò là chủ sở hữu, Bộ quản lý
ngành, UBND cấp tỉnh hay SCIC thực chất chỉ được Nhà nước giao cho thực hiện
quyên, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ sở hữu mà thôi.
Thứ hai, quan hệ đại diện theo ủy quyền giữa Bộ quan lý ngành, UBND hoặcSCIC với những NDD Bản thân các Bộ, UBND cấp tỉnh và SCIC không tự mìnhthực hiện quyền đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn được Nhà nước giao cho malại ủy quyền cho những cá nhân nhất định thực hiện quyền đại diện của minh Trongmối quan hệ này, Bộ, UBND cấp tỉnh hay SCIC đóng vai trò là chủ sở hữu phầnvốn Nhà nước đầu tư tại DN Khoản 1 Điều 2 Quy chế hoạt động của người đại diệntheo ủy quyên đối với phan vốn nhà nước dau tư vào doanh nghiệp ban hành kèmtheo Thông tư số 21/2014/TT-BTC quy định: “Chủ sở hữu phần vốn nhà nước đâu
tư tại DN (sau đây viết tắt là Chủ sở hữu phan vốn nhà nước): là Bộ, cơ quanngang Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Bộ quản lýngành, UBND cấp tinh) được phân công, phân cấp thực hiện quyên, nghĩa vụ, tráchnhiệm của Chủ sở hữu đối với phan vốn nhà nước dau tư tại DN” Những cá nhânđược Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh hay SCIC lựa chọn đóng vai trò là NĐDtheo ủy quyên đối với phan vốn Nhà nước dau tư vào DN Khoản 2 Điều 2 Quy chế
Trang 30hoạt động của NDD theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước đầu tư và DN đã chỉ
tõ “NPD theo ủy quyền đổi với phan vốn Nhà nước đầu tư vào DN (gọi tat làNDD) /a cá nhân được chủ sở hữu phan vốn nhà nước uy quyên bằng văn bản để
thực hiện quyên, trách nhiệm và nghĩa vụ cua Chu sở hữu phán von nhà nước `.
Quan hệ giữa chủ sở hữu phần vốn Nhà nước và NDD theo ủy quyền nêu trên
là quan hệ đại diện trong dân sự Khoản 1 Điều 139 Bộ luật Dân sự (2005) quy định
“Đại điện là việc một người (sau đây gọi là NDD) nhán danh và vì lợi ích của người khác (sau đây được gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch
dan sự trong phạm vi đại điện ` Đồng thời, Khoản 14 Điều 4 Luật Doanh nghiệp(2005) làm rõ “NDD theo uy quyên là cá nhân được thành viên, cô đông là tô chứccủa công ty trách nhiệm hữu hạn, CTCP uỷ quyển bằng văn bản thực hiện cácquyền cua mình tại công ty theo quy định của Luật nay”
Như vậy, thực tế quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại DNkhông phải do Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh hay SCIC thực hiện, mà đượcthực hiện gián tiếp thông qua những NDD do những co quan này ủy quyền (trừ một
số trường hợp SCIC không ủy quyên đại diện vốn, khi đó, SCIC sẽ trực tiếp thựchiện các quyên và nghĩa vụ của cô đông tai DN theo quy định của pháp luật hiệnhành) NDD theo ủy quyên phan vốn nha nước vào DN là người thay mặt chủ sởhữu phần vốn Nhà nước thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh tại DN Tuynhiên việc ủy quyền cho NDD không chỉ phụ thuộc đơn thuần vào sự thỏa thuận, ýchí chủ quan của hai bên, mà trước hết phải tuân thủ các quy định pháp luật, tuânthủ các nguyên tắc của việc ủy quyền cho NDD Do đó, trong quan hệ đại diện,NDD cũng như chủ sở hữu phần vốn Nhà nước phải tuân thủ các điều khoản trongvăn ban ủy quyền, Điều lệ công ty đồng thời tuân thủ các quy định pháp luật có liênquan.
2.2 Các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của người đại diện
Trang 31Ủy quyền cho NĐD đồng nghĩa với việc có sự tách biệt giữa chủ sở hữu phanvốn Nhà nước và NDD hay tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quan lý, điềuhành DN Thực tế NĐD thường có xu hướng tư lợi hoạt động vì lợi ích của mìnhthay vì hành động vì quyền lợi của chủ sở hữu Do đó, pháp luật đã quy định chỉ tiết
về van dé địa vị pháp lý của NDD, tiêu chuẩn, quyền và nghĩa vụ của NDD đồngthời quy định cơ chế kiểm soát NDD
2.2.1 Số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện của người đại diện
Mỗi doanh nghiệp có sự khác nhau về quy mô, về đặc điểm, tình hình hoạtđộng và về lượng vốn mà Nhà nước dau tư, tương ứng với nó, số lượng NDD phanvốn góp Nhà nước tại DN cũng không giống nhau Theo Quy chế hoạt động củaNDD theo ủy quyền phần vốn Nhà nước dau tư vào DN ban hành kèm theo Thông
tư 21/2014/TT-BTC thì chủ sở hữu phần vốn Nhà nước quyết định về số lượng,thành phan, cơ cấu NDD tai DN theo quy định của LDN, phù hợp với Điều lệ vàđặc điểm cụ thé của từng DN có phan vốn nhà nước theo các căn cứ (i) quy mô vốnđiều lệ của DN; (ii) tỷ lệ phần vốn Nhà nước đầu tư tại DN; (iii) ngành nghề kinhdoanh và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của DN; (iv) chiến lược và mụctiêu phát triển DN theo định hướng của nhà nước; (v) các quy định khác của phápluật Nếu ủy quyền cho từ hai NDD trở lên thì đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhanước cần phải có sự phân chia rõ ràng phạm vi quyền hạn của mỗi NDD, thông quaviệc xác định cụ thé số cổ phan và số phiếu bau ủy quyền cho mỗi người Mỗi NDD
sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp mà mình quản lý, tươngđương với quyên và nghĩa vụ của mình Việc không giao toàn bộ quyền đại diệnvào một người giúp hạn chế sự tập trung quyên lực, dẫn đến lạm quyền từ phíaNDD Đồng thời, để đảm bảo tính chính xác của thông tin do NDD cung cấp, tránhtình trạng nhiều NĐD, nhiều báo cáo khác nhau, chủ sở hữu phần vốn Nhà nước
phải giao cho một NDD chịu trách nhiệm phụ trách chung.
Trên cơ sở xác định sô lượng, cơ câu NDD, chủ sở hữu phân von Nhà nước
quyết định NDD căn cứ vào những điều kiện, tiêu chuẩn của NDD NDD là người
Trang 32trực tiếp thay mặt chủ sở hữu phần vốn Nhà nước thực hiện các quyền và nghĩa vụcủa chủ sở hữu tại CTCP Bởi thế cần quy định chặt chẽ về các điều kiện, tiêuchuẩn dé trở thành NDD, nhằm đảm bảo đó không chi là người đủ trình độ, nănglực mà còn hoạt động nhân danh và vì quyền lợi của chủ sở hữu Nhà nước Nhữngtiêu chuẩn và điều kiện đối với NĐD được liệt kê tại Điều 3 Quy chế hoạt động củangười đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn Nhà nước đầu tư vào DN ban hành
kèm theo Thông tư 21/2014/TT-BTC (áp dụng với NĐD trong DN do Bộ quản lý
ngành, UBND tinh làm đại diện chủ sở hữu) và Điều 4 Quyết định số ĐTKDV.HĐTV của Hội đồng thành viên Tổng công ty Dau tư và kinh doanh vốn
06/QD-nhà nước ban hành (áp dụng với NDD trong DN do SCIC là đại diện chu sở hữu).
Bộ tiêu chuẩn này áp dụng cho NĐD phần vốn góp Nhà nước tại các DN có vốn
góp Nhà nước nói chung và CTCP có vôn góp Nhà nước nói riêng.
Về cơ bản, có những điều kiện co bản nhất về nhân thân mà NDD phải đáp
ứng như là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân
sự; có đầy đủ phẩm chất chính trị đạo đức cũng như sức khỏe để đảm đươngnhiệm vụ; hiểu biết và nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật Đồng thời NDD khôngthuộc đối tượng bị cam quan ly DN theo quy dinh tai Khoan 2 Điều 13 LuậtDoanh nghiệp (2005) Dé làm tốt được bat kì một công việc nào đó, thì yếu tổ
năng lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác có vai trò quan trọng Là người thay mặt cho chủ sở hữu, nhân danh chủ sở hữu thực hiện các giao dịch dân
sự với bên ngoài, NDD cần có trình độ chuyên môn cao, đặc biệt trong lĩnh vựckinh doanh, quản lý của DN mình đang làm đại diện Ngoài ra, để đảm bảo tínhcông băng, minh bach trong lựa chon NBD cũng như hạn chế tư lợi, người đượcchọn không phải là vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị,
em ruột của người quản lý, điều hành DN có phần vốn góp của Nhà nước và củangười có thâm quyền quyết định việc ủy quyền làm NDD Trong trường hợp NDDtham gia HĐQT, đảm nhiệm chức vụ tổng giám đốc hoặc giám đốc DN, NBD cầnphải đủ tiêu chuẩn và điều kiện tương ứng với chức danh đó theo quy định Luật
Trang 33Doanh nghiệp, Điều lệ của DN và các tiêu chuẩn của Luật Cán bộ công chức ápdụng đối với người được cử làm đại diện tại các DN có phần vốn góp của nhànước Ngoài những tiêu chuẩn chung vừa nêu, trường hop NBD do Bộ, UBND
cap tỉnh cử có những điêu kiện, tiêu chuân khác so với việc do SCIC lựa chọn.
- Trường hợp đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước là Bộ quản lý ngành,
UBND tỉnh
Người đại diện phần vốn Nhà nước đầu tư tại công ty cô phan có thé là viên
chức quản lý tại công ty, cán bộ công chức thuộc cơ quan quản lý nhà nước (Bộ,
UBND tỉnh được Chính Phủ, Thủ tướng Chính phủ giao làm chủ sở hữu phần vốnnhà nước đầu tư vào DN) hay NDD là chuyên gia được chủ sở hữu phần vốn Nha
nước thuê ngoài.
- Trường hợp đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước là SCIC
Theo Nghị định số 99/2012/NĐ-CP, mối quan hệ giữa SCIC và NDD đã có
sự thay đổi căn bản so với trước đây: chuyển từ quan hệ phối hợp sang quan hệ
mang tính chỉ đạo - SCIC thực hiện chỉ đạo và giao nhiệm vu cho NDD Hiện nay,
van đề liên quan đến NBD của SCIC tại các DN được quy định tại Quyết định số06/QD-DTKDV.HDTV (Quy chế 06) do Hội đồng thành viên SCIC ban hành Vềnguyên tắc, Quy chế 06 nhân mạnh SCIC chỉ định va giao nhiệm vụ cho NDD,đánh giá hoạt động của NDD, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật NDD; quyết địnhmức lương, thưởng, phụ cấp và các lợi ích khác của NDD theo quy định của phápluật và quy định của Tổng công ty SCIC
SCIC sẽ ủy quyền cho NDD thông qua quyết định ủy quyền, NDD có thé là cán
bộ, nhân viên của SCIC được SCIC ủy quyền làm NĐD kiêm nhiệm hoặc chuyêntrách NĐD cũng có thể là cán bộ làm việc chuyên trách tại DN, được SCIC ủy quyềnhoặc cán bộ hành chính Nhà nước, được cơ quan Nhà nước có thâm quyền cử làmNDD kiêm nhiệm tại công ty trước khi chuyên giao vốn cho SCIC và được SCIC chapnhận Về cơ bản, Quy chế 06 liệt kê những tiêu chuẩn của người đại diện phù hợp với
Trang 34các tiêu chuẩn đối với NDD trong DN do Bộ quản lý ngành, UBND tỉnh làm đại diệnchủ sở hữu Bên cạnh đó, Quy chế 06 đã linh hoạt hơn khi quy định NDD không bắt
buộc là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam trong trường hợp làm đại diện tại
DN có vốn đầu tư của SCIC mà DN đó lại đầu tư tại nước ngoài hoặc trong các trườnghợp đặc biệt khác Quy định trên là cần thiết, xuất phát từ việc những công việc củaNDD tiến hành không phải tại Việt Nam, cần quan tâm đến trình độ, năng lực củaNDD thay vì quốc tịch, nơi cư trú của người đó Quy chế 06 còn quy định NDD không
có quan hệ góp vốn thành lập DN, cho vay vốn, ký hợp đồng mua bán với DN màngười đó được cử trực tiếp quản lý, trừ trường hợp có cô phần được mua khi DN cổphan hóa hoặc NDD đồng thời là cổ đông tại công ty Dé dam bao NDD không tư lợi,Quy chế cũng hạn chế quyền của NĐD khi tham gia góp vốn, tham gia quan lý, điềuhành công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực, ngành nghề với DN mà người đó được ủyquyên đại diện, trừ trường hợp các DN đó cũng có vốn dau tư trực tiếp hoặc gián tiếp
từ SCIC.
Khi đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn kể trên cùng với phù hợp với Điều
lệ công ty và quy định pháp luật có liên quan, một người có thể đồng thời đảmnhiệm vai trò làm người đại diện theo ủy quyền phan vốn Nhà nước tại nhiều doanh
nghiệp khác nhau.
Can lưu ý, những tiêu chuẩn kể trên áp dụng chung cho NBD phan vốn Nhànước tại các DN nói chung, CTCP có vốn góp Nhà nước nói riêng Với mỗi ngànhnghề đặc thù, pháp luật sẽ quy định những tiêu chuẩn riêng áp dụng cho NDDtrong các DN đó Ví dụ ngày 15 tháng 4 năm 2014, Thống đốc Ngân hàng Nhànước đã ban hành Quyết định số 931/QD-NHNN ban hành Quy chế về người quản
lý, NDD phần vốn Nhà nước tại Ngân hàng thương mại Nhà nước và Ngân hàngthương mại cô phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ Khi đó, mọi vấn đề
về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cử làm đại
diện phân vôn Nhà nước hay những vân đê liên quan đên quyên hạn, trách nhiệm
Trang 35và môi quan hệ giữa NDD với DN trong việc thực hiện quyên và nghĩa vụ của cô
đông, v.v đều thuộc sự điều chỉnh của Quyết định này
2.2.2 Quy trình cw đại diện
Pháp luật hiện hành chỉ quy định chung về vấn đề quy trình, thủ tục cử đạidiện Căn cứ vào tình hình hoạt động của DN và đối chiếu với tiêu chuẩn của NDD,cấp có thâm quyền sẽ tiến hành cử NĐD Quan hệ đại diện được xác lập trên cơ sởvăn bản ủy quyền Thực chat, văn bản ủy quyền có thé là: (i) quyết định phân côngcông tác đối với cán bộ về thực hiện quyền và nghĩa vụ tại DN mà Nhà nước đầu tưvào nêu NDD là thành viên của cơ quan, tổ chức là chủ sở hữu phan vốn Nhà nước;(ii) hợp đồng ủy quyên nếu NDD là cán bộ thuộc DN; (iii) hợp đồng thuê ngoài nếu
NDD là chuyên gia bên ngoài.
Ngoài ra, néu cán bộ dự kiến làm NDD đang trong thời gian cơ quan có thâmquyên thanh tra, kiểm tra, cấp có thâm quyên cử NDD trao đổi, xin ý kiến trưởngđoàn thanh tra, kiểm tra trước khi xem xét, quyết định cử NBD
Sau khi kết thúc thời han ủy quyền, NDD có thé được xem xét dé được tiếptục việc cử đại diện Phụ thuộc tình hình hoạt động, nhu cầu, mục tiêu của CTCP
đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, đánh giá tiếp tục ủy quyền cho người đạidiện Người được xem xét tiếp tục làm đại diện phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn vềNDD theo quy định pháp luật; đồng thời, phải hoàn thành các nghĩa vụ của NDD
trong thời gian làm NDD, thời hạn cử lai NDD là thời hạn theo nhiệm ky của HĐỌT.
2.2.3 Pham vi quyên hạn của người đại diện
Văn bản ủy quyền cần phải xác định rõ phạm vi ủy quyên, thiết kế đầy đủ cácquyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu và NBD phan vốn Nhà nước Căn cứ Điều 144 Bộluật Dân sự (2005) về nguyên tắc phạm vi ủy quyền được xác lập trên cơ sở thỏathuận của các bên, NDD phần vốn nhà nước có thể được chủ sở hữu trao toàn bộquyền lực hoặc trao một vài quyền nhất định
Trang 36Việc xác định phạm vi đại diện đến đâu có ý nghĩa rất quan trọng Nếu thắtchặt quản lý, chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại DN có thê chỉ trao cho NĐD một
số quyền và ràng buộc họ bằng nghĩa vụ báo cáo, xin ý kiến Khi đó, NDD phanvốn nhà nước sẽ không được chủ động quyết định các van đề khi tham dự, biéuquyết tai Đại hội cô đông hay HĐQT; trong trường hợp này, mục tiêu nâng cao hiệuquả quản lý vốn nhà nước, phát huy năng lực của NDD, đổi mới DNNN vẫn khôngđạt được Nhưng nếu mở rộng phạm vi ủy quyền, dành sự chủ động cho NĐD trongviéc quyét định các hoạt động kinh doanh, thực hiện các phương an đầu tư sẽ cónguy cơ dẫn NDD lạm dụng quyên lực, tham nhũng trong việc quản lý vốn nhanước, cau kết với người khác dé tư lợi, gây hại cho lợi ích của chủ sở hữu Do đó,trong văn ban ủy quyền cn xác định rat rõ phạm vi ủy quyền cho NDD Trên cơ sởphạm vi đại diện, quyền hạn của NDD mới được xác lập phù hợp Về cơ bản, NĐDphần vốn góp Nhà nước tại CTCP có các quyền sau:
- Người đại diện sẽ được chủ sở hữu phần vốn Nhà nước xem xét đề cử thamgia HĐQT nếu đáp ứng đủ các điều kiện, phù hợp với quy định của Luật Doanhnghiệp và Điều lệ công ty
Việc ghi nhận quyền trên của NDD là hoàn toàn tương xứng, thống nhất vớiquy định của pháp luật Theo quy định tại khoản 2 Điều 79 Luật Doanh nghiệp(2005) đối với CTCP: cổ đông khi đạt một tỷ lệ sở hữu cổ phần nhất định (trên 10%tong số cô phần phô thông hoặc tỷ lệ khác nhỏ hon do Điều lệ công ty quy định)trong thời gian sáu tháng liên tục sẽ có quyền đề cử người vào HĐQT, Ban kiểmsoát Nhà nước góp vốn vào CTCP, khi đó, Nhà nước đóng vai trò là cổ đông củacông ty Khi nắm lượng cổ phần nhất định trong liên tục sáu tháng, như những cổđông thông thường khác, Nhà nước được đề cử người vào HĐQT Cơ chế bầu dồnphiếu trong CTCP áp dụng là bầu dồn phiếu cho cá nhân, không phải bầu dồn phiếucho cả t6 chức Vì thế, Nhà nước sẽ thực hiện dồn phiếu của mình cho những NĐDphan vốn Nhà nước tại công ty Việc dé cử bao nhiêu người vào HĐQT phụ thuộc
Trang 37số lượng thành viên HĐQT cần bầu và quy định của Luật Doanh nghiệp cũng nhưĐiều lệ công ty.
Việc được cử người vào các cơ quan quản lý này sẽ góp phần cho chủ sởhữu phan vốn Nhà nước có thé trực tiếp tham gia vào hoạt động quan lý, đưa ranhững quyết sách một cách nhanh chóng cũng như có thể giám sát hoạt động của
DN một cách thấu đáo Trên thực tế, đa số NĐD vốn Nhà nước thường giữ các vịtrí quan trọng trong HĐQT, tham gia quản lý, điều hành CTCP
- Người đại điện được tham gia ý kiến và biéu quyết tại cuộc họp theo số cổphan được ủy quyền đại diện Đối với các nội dung phải xin ý kiến chủ sở hữu phanvốn Nhà nước thì sau khi có ý kiến chấp thuận của chủ sở hữu phần vốn Nhà nước,NDD phải tham gia ý kiến, biểu quyết, quyết định theo đúng ý kiến chỉ đạo bằngvăn bản của chủ sở hữu phần vốn Nhà nước Pháp luật còn quy định NDD đã đượcchủ sở hữu phần vốn Nhà nước ủy quyền thì không được giao, ủy quyên lại chongười khác đại diện thay mình biểu quyết, quyết định các nội dung đã được chủ sở
hữu phân vôn Nhà nước ủy quyên, cho ý kiên.
- Người đại diện được hưởng tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm(nếu có), thù lao, các quyền lợi khác theo quy định pháp luật Mức lương cho NDDtrên thực tế không như người “làm công ăn lương” bình thường Theo quy định củaNghị định 66/2011/NĐ-CP quy định việc áp dụng Luật Cán bộ, công chức đối với
chức danh lãnh dao, quản lý công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chu sở
hữu và người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần von của Nhà nước vào DN cóvốn góp của Nhà nước (Nghị định 66/2011/NĐ-CP) thì lương cán bộ, công chức sẽ
được áp dụng khi NDD là công chức, viên chức Nhà nước Lương của NDD cũng
có thé do chủ sở hữu hoặc DN trực tiếp trả Cu thé, lương của NDD được quy định
như sau:
e Truong hợp đại diện chủ sở hữu phan vốn góp Nhà nước là Bộ quản lÿngành, UBND cấp tỉnh
Trang 38Trong CTCP 100% vốn Nhà nước, có hai cơ chế chi trả lương cho NDD: do
DN trả hoặc do chủ sở hữu phần vốn góp Nhà nước chi trả Khoản 2 Điều 9 Nghịđịnh 71/2013/NĐ-CP quy định NDD chuyên trách trong ban quan lý, điều hành tai
DN khác được hưởng lương, phụ cấp trách nhiệm (nếu có), tiền thưởng và cácquyên lợi khác quy định tại Điều lệ DN đó va do DN đó trả theo quy định của phápluật NDD kiêm nhiệm không tham gia chuyên trách trong ban quan lý, điều hành
DN khác thì thù lao, tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm (nếu có) và cácquyên lợi khác do Bộ quan lý ngành, UBND cấp tỉnh chi trả theo quy định của pháp
luật.
Với NĐD thông thường, không tham gia chuyên trách trong ban quản lý, điềuhành DN thì thù lao, tiền lương, tiền thưởng áp dụng theo Thông tư 221/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn việc trích lập, quản lý quỹ tiền lương,thù lao, tiền thưởng đối với kiểm soát viên và người đại diện vốn Nhà nước theoquy định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013 của Chính phủ (Thông tư221/2013/TT- BTC) Thông tư quy định khá chi tiết van dé tiền lương đối với NDDphần vốn Nhà nước tại DN nói chung và CTCP nói riêng Về co bản, NDD đượchưởng thù lao từ quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng của NDD, do chủ sở hữu (Bộquản lý ngành, UBND cấp tỉnh) thành lập và phê duyệt quyết toán quỹ Quý I hàngnăm, căn cứ vào nghị quyết đại hội đồng cổ đông, DN có trách nhiệm trích lập quỹthù lao, tiền lương của NĐD Trước ngày 15 tháng đầu của từng quý, DN thực hiệnchuyển số tiền lương, thù lao theo quý về quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng củaNDD vốn Nhà nước Quỹ này do các don vi có chức năng quan lý tài chính kế toán
thuộc các Bộ quản lý ngành, Cục Tài chính DN thuộc Bộ Tài chính, Sở Tài chính
thuộc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý và mở tài khoảnriêng tại kho bạc nhà nước dé tiếp nhận tiền lương, thù lao, tiền thưởng của NDD
vôn nhà nước.
Trang 39Ngoài các khoản tiền lương, thù lao, thì tiền thưởng ma DN chi thưởng choNDD cũng được chuyền về quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng nói trên; từ đó, mớitiễn hành trả tiền lương, thù lao, tiền thưởng cho NDD.
Cụ thé, việc chi trả được quy định như sau:
Thứ nhất, về tiền lương: Hàng thang, NDD được trả 80% số tiền lương, thùlao theo kế hoạch năm chia 12 tháng; số còn lại được chi trả vào cuối năm trên cơ
sở mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao Mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao
sẽ do chủ sở hữu phần vốn Nhà nước (Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh) đánh giá,quyết định Trên cơ sở kết quả đánh giá này, cùng với tình hình thực hiện nhiệm vụđược giao, kết quả, hiệu qua làm việc của NDD, chủ sở hữu phần vốn Nhà nước sẽquyết định mức chi trả tiền lương, thù lao còn lại cho NDD: NĐD được đánh giá từmức hoàn thành nhiệm vụ trở lên sẽ được chi trả phần tiền lương, thù lao còn lại;NDD bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ sẽ không được chi trả 20% phan tiền
lương, thù lao còn lại.
Thù lao của NDD vốn không chuyên trách được tinh theo công việc và thờigian làm việc, nhưng không vượt quá 20% tiền lương của NDD vốn chuyên trách.Trường hợp NBD vốn không chuyên trách được giao đại diện tại nhiều DN khác thìmức chỉ tối đa không được vượt quá 50% mức tiền lương thực tế đang hưởng tại cơquan, đơn vị cử NDD Trong trường hop 50% mức tiền lương thực tế NDD đanghưởng thấp hơn 20% tiền lương của NĐD vốn chuyên trách thì cơ quan, don vi cửNDD quyết định mức chi thù lao cho NĐD vốn không chuyên trách theo mứckhống chế không vượt quá 20% tiền lương NDD vốn chuyên trách ở DN khác
Trường hợp công ty không có NĐD chuyên trách thì thù lao của NĐD không chuyên trách được tính tương ứng không quá 20% mức lương của người giữ chức
vụ tương đương với NBD tại DN đó.
Thi hai, bên cạnh tiền lương, hàng năm NDD có thé được hưởng tiền thưởng
Cũng căn cứ mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao, chủ sở hữu phân vôn Nhà