Trongbối cảnh đó, có thể dễ dàng nhận thấy, quá trình hội nhập giữa nước ta với các quốc gia khác đã đặt ra những yêu cầu mới đối với những người làm công tác pháp luật ở Việt Nam: không
Trang 1BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẠT HÀ NỌI
ĐÈ TÀI KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG
ĐÀO TẠO CỬ NHÂN LUẬT Ở MOT SO NƯỚC TREN THE GIỚI
VÀ KHẢ NANG UNG DỤNG VÀO TIEN TRÌNH DOI MỚI
ĐÀO TẠO CỬ NHÂN LUẬT Ở VIỆT NAMTRONG DIEU KIỆN HOI NHAP QUOC TE
Chủ nhiệm đề tai: TS Nguyễn Thị Anh Van
Trung tâm Luật so sánh, Đại học Luật Hà Nội
TRUNG TÂM THONG TIN THU VIỆN|
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NO | PHÒNG BOC OL |
MA SO: LH - 09 — 17/DHL - HN
HA NOI, 2010
Trang 2NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THUC HIEN DE TÀI
2_ | Th.S Cao Xuân Phong Viện KH pháp lý, BTP Tác giả CD 03
3 | TS Phạm Héng Quang Đại học Luật Hà Nội Tac gia CD 04
4 | TS Nguyễn Thị Vân Anh Đại học Luật Hà Nội Tac gia CD 05
3 | TS Nguyễn Văn Quang Đại học Luật Hà Nội Tác gia CD 06
6 | Ths Nguyễn Đức Ngọc Đại học Luật Hà Nội Tác gia CD 07
Trang 3MỤC LỤC
Phần I: Báo cáo tông thuật
Phần II: Các chuyên đề nghiên cứu
Nhóm 1: Tổng quan về đào tao cử nhân luật trong truyền
thong Civil Law va Common Law
Khai quat về đào tạo đại học nói chung và dao tạo cử nhân
luật nói riêng trong truyền thống Civil Law và Common Law
TS Nguyễn Thi Anh VânVài so sánh khái quát về dao tạo cử nhân luật trong truyền
thống Civil Law và Common Law
TS Nguyễn Thị Anh VanNhóm II Kinh nghiệm đào tạo cử nhân luật ở một số nước
Châu A có hệ thông pháp luật thuộc truyền thông Civil Law
hoặc Common Law
Đào tao cử nhân luật ở Hàn Quốc
Th.S Cao Xuân Phong Đào tạo cử nhân luật ở Thái Lan
TS Phạm Hồng Quang
Đào tạo cử nhân luật ở Malaysia
TS Nguyễn Thị Vân Anh
Đào tạo cử nhân luật ở Philippines
TS Nguyễn Văn Quang
Nhóm III Thực trạng và giải pháp doi mới đào tạo cử nhân
luật ở Việt Nam đáp ứng yêu câu hội nhập
Thực trạng công tác đào tạo cử nhân luật ở Việt Nam: vài
điểm hạn chế
Th.S Nguyễn Đức NgọcMột số giải pháp đổi mới đào tạo cử nhân luật ở Việt Nam
đáp ứng yêu cau hội nhập quốc tế
TS Nguyễn Thị Anh Vân
Danh mục tài liệu tham khảo
53
54 54
155
172
Trang 4_, PHANI
BAO CAO TONG THUAT
MO BAU
1 Tinh cấp thiết của đề tài:
Trong vài thập ky gan day, Viét Nam da va dang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế với các nước trong khu vực và trên thế gidi Trong qua trinh hội nhập đó, cùng với cơ hội hợp tác dé phat trién, các quốc gia còn bị đặt
trước thách thức của những cuộc cạnh tranh khốc liệt trên nhiều lĩnh vực màthực tiễn đã minh chứng, lợi thế luôn thuộc về quốc gia có nguồn nhân lựcchất lượng cao Như vậy, dé tăng cường nang lực cạnh tranh của minh, các
quốc gia cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực công tác trong lĩnh vực pháp luật.
Hội nhập kinh tế quốc tế, một mặt, làm cho nguồn vốn dau tư từ nướcngoài được thu hút vào thị trường nội địa một cách dễ dàng hơn, đa dạnghoá các loại hình kinh doanh trong nước và tạo điều kiện thuận lợi để cácdoanh nghiệp trong nước thiết lập các quan hệ hợp tác kinh doanh với cácđối tác ở nước ngoài Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế cũng buộc cácdoanh nghiệp trong nước phải đương đầu với những hệ thống “phòng thủthương mại” và thậm chí, trong một số trường hợp, phải tham gia tranh tụng
tại các cơ quan tài phán nước ngoài với tư cách bên nguyên hoặc bên bị và vì
vậy, cần đến sự hỗ trợ đắc lực của đội ngũ cán bộ pháp lý trong nước Trongbối cảnh đó, có thể dễ dàng nhận thấy, quá trình hội nhập giữa nước ta với
các quốc gia khác đã đặt ra những yêu cầu mới đối với những người làm công tác pháp luật ở Việt Nam: không thê làm tốt công việc của mình trên
cơ sở nên tảng kiến thức thuần tuý về pháp luật trong nước mà còn phải nam bat được những kiến thức nhất định về pháp luật nước ngoài và pháp luật
quốc tế; thậm chí trước đó, khi còn ngôi ở giảng đường của trường luật, cái
mà họ cần không phải là học thuộc lòng nội dung pháp luật thực định mà
quan trọng hơn là phải có khả năng nghiên cứu các quy định pháp luật và có
kỹ năng phân tích các van dé pháp lý, và kỹ năng tranh luận Đẻ đáp ứng được những đòi hỏi mới này của thực tiễn, cần phải có những đối mới căn bản trong công tác đào tạo luật nói chung, mà trước hết là đổi mới ở bậc đào
tạo cử nhân luật, nơi trang bị những hành trang tối thiểu cho các cán bộ pháp
lý tương lai của đất nước
Trang 5Với lý do trên, việc lựa chọn đề tài “Đào tạo cử nhân luật ở một số nướctrên thé giới và khả năng ứng dụng vào tiễn trình đôi mới đào tạo cử nhânluật ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc té” là việc làm thiết thực vàcấp bách.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài:
Cho đến nay, trong số các công trình khoa học đã được công bố, hầu nhưchưa có công trình khoa học nảo nghiên cứu một cách có hệ thống về đàotạo luật ở các nước trên thế giới để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm
có khả năng ứng dụng vào cải cách đào tạo luật ở Việt Nam, đáp ứng yêu
cầu hội nhập Hiện, chỉ có môt số bài báo đăng trên các tap chí chuyênngành luật, viết về đào tạo luật ở một vài nước phát triển trên thế giới Ví dụ:bài viết của PGS TS Dao Thi Hang “Đào tạo một số chức danh tu pháp ởCộng Hoà Liên bang Đức” (Tạp chí Luật học Số 4/1998); bài viết của thạc
sỹ Nguyễn Văn Nam “Tìm hiểu về đào tạo luật và nghề luật ở CHLB Đức”(Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu Số 5/2005); bài viết của thạc sỹ Lê Thu Hà
“Chế độ đào tạo luật gia tại Hoa Kỳ” (tạp chi nghiên cứu Lập pháp Số2/2005); và bài viết của TS Nguyễn Thị Ánh Vân “Xu hướng mới trong đàotạo luật ở Nhật Bản va vài gợi mở cho đổi mới đào tạo luật ở Việt Nam”(Tạp chí Nhà nước & Pháp luật Số 7/2009) Tuy nhiên, có rất ít bài viếttrong số đó mang tính nghiên cứu về những đôi mới trong quy trình đào tạo
cử nhân luật của nước ngoài để rút ra bài học kinh nghiệm, có khả năng ứngdụng vào tiến trình đổi mới đào tạo cử nhân luật ở Việt Nam trong giai đoạnhiện nay Đa số các bài viết chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp thông tin chongười đọc về cách thức và mô hình đào tạo luật mà chủ yếu là dạy nghề (đàotạo nghề luật) hoặc thậm chí về một vài khía cạnh nhỏ của công tác đào tạonghề luật ở một quốc gia nào đó trên thế giới
Dau thang 2 nam 2009, Trung tam Luat So sanh (Dai hoc Luat Hà Nội)cũng đã tổ chức Hội thảo với chủ đề “Đào tạo Luật ở một số quốc gia trên
thế giới” Cuộc hội thảo xoay quanh 9 mô hình đào tạo luật ở 9 hệ thống
pháp luật khác nhau.' Mặc dù ban tô chức hội thảo dự định nội dung hộithảo sẽ bao quát toàn bộ quy trình đào tạo luật ở các nước, bao gồm đào tạođại học, sau đại học và dạy nghề và đã lưu ý các báo cáo viên khi mời viếtbài.” Trên thực tế, đại đa số các báo cáo viên chỉ tập trung ban về kinhnghiệm của các nước trong việc xây dựng kết cau và nội dung chương trình
Các hệ thông phap luật nay gom: My, Uc, Singapore, Đức, Ha Lan, Liên bang Nga, Pháp, Nhat, Trung
Quéc.
? Chủ rhiệm dé tài này cũng đồng thời là thành viên ban tổ chức hội thao va là chủ toa hội thao.
Trang 6giảng dạy theo học chế tín chỉ ở bậc đào tạo đại học Điều này hoàn toàn dễhiểu, khi cuộc hội thảo được tổ chức trong bối cảnh Trường Đại học Luật Hà
Nội đang trong giai đoạn xây dựng du thảo chương trình dao tạo cử nhân
luật theo học chế tín chỉ Trong hoàn cảnh đó, các báo cáo viên của hội thảohầu như quá bị hấp dẫn bởi chủ đề nói trên Tuy nhiên, cuộc hội thảo vẫn gặthái được những thành công nhất định do kết quả nghiên cứu và thảo luận cótác dụng phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng chương trình đào tạo cử nhânluật theo học chế tín chỉ của Trường Hơn nữa, những van đề đưa ra ban bactại hội thao cũng có tác dụng mở mang tầm hiểu biết cho những người tham
dự hội thảo về một số van đề như học liệu sử dụng trong dao tạo sau đại học,
cơ quan quản lý đào tạo luật ở trường đại học và cơ quan quản lý các cơ sở
dạy nghề luật ở một số nước trên thế giới; cũng như những cải cách lớn
trong đào tạo luật ở Nhật Bản thời gian vừa qua
Như vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về đào tạo
cử nhân luật ở các nước thuộc hai truyền thồng pháp luật lớn trên thế giới(Civil Law và Common Law) nhằm đúc rút kinh nghiệm phục vụ cho công
tác đôi mới toàn diện công tác đào tạo cử nhân luật ở Việt Nam, đáp ứng yêu câu hội nhập, có thể nói, hầu như vẫn còn bị bỏ ngỏ.
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Tim hiểu kinh nghiệm đào tạo cử nhân luật trong một số hệ thốngpháp luật thuộc hai truyền thống pháp luật lớn trên thế giới: Civil Law
va Common Law, trong đó ưu tiên nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong khu vực Châu Á; nghiên cứu xu hướng chung về cải cách đào tạo luật trong những năm gân đây ở các quôc gia này.
- Lam rõ thực trạng công tác dao tạo cử nhân luật ở Việt Nam trong qua khứ và hiện tai và chỉ ra sự cân thiét phải đôi mới đào tạo cử nhân luật
ở Việt Nam.
- Xem xét khả nang và mức độ van dụng kinh nghiệm đào tạo cử nhân luật ở những hệ thông pháp luật đã nghiên cứu vào công cuộc đôi mới đào tạo cử nhân luật ở Việt Nam.
- Duara một sô đê xuât nhăm hoàn thiện công tác dao tạo cử nhân luật
ở Việt Nam, đáp ứng yêu câu hội nhập quôc tê.
Trang 74 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- _ Trong khuôn khổ một dé tài khoa học cấp trường, dé tai này không có
tham vọng nghiên cứu toàn bộ quy trình đào tạo luật Đào tạo luật là
khái niệm rộng, bao gồm cả dao tạo ở bậc đại học, dao tạo sau đại học
và dạy nghề Dé tài này chỉ tập trung nghiên cứu đào tạo luật ở các
trường đại học và đào tạo luật ở bậc đại học (đào tạo cử nhân luật) chứ
không nghiên cứu về đào tạo luật ở bậc sau đại học và đào tạo nghề
luật.
- Để tài này sẽ không và cũng không thể bao quát hết các mô hình đào
tạo cử nhân luật ở tất cả các nước trên thế giới mà chủ yếu tập trung
vào việc nghiên cứu mô hình đào tạo cử nhân luật ở một sô quôc gia
Chau A, là những nước có nên văn hoá và điều kiện kinh tế - xã hội(những nhân tố ảnh hưởng lớn tới nền giáo dục) tương đối gần gũi vớiViệt Nam Tuy nhiên, ở một mức độ nhất định, đề tài cũng tham khảokinh nghiệm đào tạo của một vài nước phát triển phương tây dướidạng nghiên cứu tổng quan về mô hình đào tạo cử nhân luật trong haitruyền thống pháp luật lớn trên thế giới: Civil Law và Common Law
(và chỉ tập trung vào 2 cặp hệ thống pháp luật tiêu biểu cho mỗi
truyền thống pháp luật trên là Pháp - Đức và Anh - Mỹ) nhằm gopphan xác định một hướng di đúng dan và hiệu qua trong tiễn trình đôi
mới đào tạo cử nhân luật ở Việt Nam.
- Đề tài này cũng không được triển khai nghiên cứu dưới giác độ sư
phạm học mà chỉ nghiên cứu dưới giác độ luật học, và chỉ nghiên cứu
về một số khía cạnh quan trọng của đảo tạo cử nhân luật ở một số
quốc gia nói trên
5 Phương pháp nghiên cứu:
Với mục đích và phạm vi nghiên cứu đã trình bày ở trên, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng dé hoàn tất dé tài nghiên cứu gồm:
Phương so sánh luật học được sử dụng như phương pháp chủ
đạo nhằm nghiên cứu sự tương đồng và khác biệt trong đàotạo cử nhân luật giữa các hệ thống pháp luật trong cùng mộttruyền thống pháp luật; và giữa các hệ thống pháp luật thuộchai truyền thống pháp luật khác nhau tập trung chủ yếu ở khu
Trang 8vực Châu Á, có tham khảo kinh nghiệm đào tạo cử nhân luật
của một sô nước phát triên ở phương tây.
Ngoài ra dé tài con sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác
như: phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn giải, hệ thống hoá, và
ở những nơi can thiết phương pháp lich sử cũng được khaithác dé làm rõ những đổi mới trong dao tạo luật của các nướcđược lựa chọn nghiên cứu và nguyên nhân dẫn đến những đổi
mới đó.
6 Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu khái quát về đào tạo cử nhân luật trong hai truyền thốngpháp luật: Civil Law và Common Law, dé rút ra những sự khác biệtđiển hình trong dao tạo cử nhân luật ở hai truyền thống pháp luật này;
và để bước đầu xác định hướng đi thích hợp cho đổi mới đào tạo cử nhân luật ở Việt Nam.
- Nghiên cứu kinh nghiệm đào tạo cử nhân luật của một số nước trongkhu vực có hệ thống pháp luật thuộc một trong hai truyền thống CivilLaw hoặc Common Law Lựa chọn những nước có điêu kiện kinh tế,văn hoá, xã hội khá tương đồng với Việt Nam để nghiên cứu và họchỏi, các tác giả hy vọng sẽ có thể tiếp thu được nhiều kinh nghiệmquý báu đưa vào áp đụng trực tiếp tại Việt Nam
- - Nghiên cứu thực trạng công tác dao tạo cử nhân luật ở Việt Nam trong
quá khứ và hiện tại, tìm ra những khiếm khuyết và từ đó chỉ ra sự cầnthiết phải déi mới công tác đào tạo luật nhằm đáp ứng yêu cầu của hộinhập quốc tế
- Duc rút kinh nghiệm dao tao củ nhân luật của các nước đã được chon
lọc để nghiên cứu và xem xét khả năng vận dụng những kinh nghiệm
đó vào công cuộc đổi mới toàn diện công tac đào tạo cử nhân luật ở
Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cau hội nhập
7 Các kết quả nghiên cứu chủ yếu
Kết quả nghiên cứu dé tài được thé hiện trong 3 nhóm, gồm 8 chuyên đê:
Trang 9Nhóm I Tổng quan về đào tạo cử nhân luật trong truyền thong Civil
Law va Common Law, gôm 2 chuyên đê:
1 Khai quat vé dao tao dai hoc noi chung va dao tao cử nhân luật nói
riêng trong truyền thông Civil Law và Common Law
i) Vài so sánh khái quát về dao tao cử nhân luật trong truyền thống Civil
Law và Common Law
Nhóm II Kinh nghiệm đào tao cử nhân luật ở một số nước Châu A có
hệ thông pháp luật thuộc truyền thông Civil Law hoặc Common Law, gôm 4 chuyên đê:
Đào tạo cử nhân luật ở Hàn Quốc
Đào tạo cử nhân luật ở Thái Lan
Đào tạo cử nhân luật ở Malaysia
Đào tạo cử nhân luật ở Philippines
2 Một số giải pháp đôi mới đào tạo cử nhân luật ở Việt Nam đáp ứng
yêu cầu hội nhập quốc tế
A As z z A 2 oA z A gre
8 Cơ cầu nội dung báo cáo tổng quan về kết quả nghiên cứu dé tài:
Báo cáo tổng quan gồm 6 phần:
- Phần mở dau
- Phan 1: Tổng quan về đào tạo cử nhân luật trong truyền thong CivilLaw và Common Law
- Phan 2: Kinh nghiệm đào tao cử nhân luật của một số nước Châu A
có hệ thống pháp luật thuộc truyén thống Civil Law hoặc Common
Law
- Phén3: Ti hực trạng công tac đào tạo cu nhán luật ở Việt Nam
- Phần 4: Một số giải pháp doi mới đào tạo cử nhân luật ở Việt Namđáp ứng yêu cau hội nhập quốc tế
- Kết luận
Trang 10PHẢN I: TỎNG QUAN VẺ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN LUẠT TRONG
TRUYEN THONG CIVIL LAW VA COMMON LAW
Đào tao cử nhân luật là một công đoạn trong đào tạo luật Dao tạo luật
là một khái niệm rộng, bao hàm: đào tạo luật ở bậc đại học, đào tạo luật ở
bậc sau đại hoc và dạy nghé Nhìn chung, tat cả các nước trên thế giới đều
bóc tách đào tạo luật ở bậc đại học và sau đại học thành những công đoạn
riêng Tuy nhiên, đối với hoạt động đào tạo luật ở bậc đại học và dạy nghề,cũng có quốc gia không có sự bóc tách rành mạch Thông thường, ở nhữngquốc gia có sự phân tách rành mạch giữa giai đoạn đào tạo cử nhân luật vàđào tạo nghề, việc đào tạo cử nhân luật thường chỉ nhằm trang bị những kiếnthức lý luận khoa học pháp lý thuần tuý và nội dung pháp luật thực định chongười học; phần kỹ năng nghề nghiệp không được coi trọng và hầu như
không được đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc đào tạo cử nhân luật.
Kiểu đào tạo này thường thấy ở những nước có hệ thống pháp luật thuộctruyền thông Civil Law như ở các nước Châu Âu lục địa và một số nước
Châu Á, Châu Mỹ La-tinh Ngược lại, ở những quốc gia không có sự bóc
tách rành mạch giữa giai đoạn đào tao cử nhân luật và dao tạo nghé, nội
dung chương trình đào tạo cử nhân luật thường chú trọng tới việc trang bị các kỹ năng làm việc cho người học như kỹ năng phân tích luật, kỹ năng tư duy có phê phán, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng lập luận, kỹ năng tranh
tụng, kỹ năng tư van pháp luật Mỹ và ở mức độ thấp hơn, ở một sô quốcgia có hệ thống pháp luật thuộc truyền thống Common Law (như Uc,
Canada, New Zealand trừ Vuong quôc Anh) thường di theo mô hình dao
tạo này Để minh chứng cho nhận định trên, phần dưới đây sẽ điểm qua vềđào tạo cử nhân luật ở hai quốc gia tiêu biểu cho truyền thống Civil Law vàhai quốc gia tiêu biểu cho truyền thống Common Law
1 Đào tạo cử nhân luật trong truyền thống Civil Law: khảo sát trường
hợp của Pháp và Đức dưới góc nhìn so sánh
- Về cách thức tuyển sinh và sàng lọc sinh viên trong quá trình đào tạo: Ở cảhai quốc gia việc tuyển sinh được thực hiện thông qua xét tuyển thay vi thituyến Điều đó có nghĩa là học sinh tốt nghiệp phổ thông, có kết quả học tập
tốt và có nguyện vọng vào học tại một khoa luật của một trường đại học đều
có thể làm thủ tục nhập học tại một khoa luật mình muốn Cách thức tuyếnsinh không mang tính cạnh tranh cao nhưng để tốt nghiệp khoa luật, sinhviên luật phải vượt qua quá trình đạo tạo hết sức khắt khe Sinh viên phảivượt qua được các kỳ thi hết môn để được chuyển lên học những năm tiếp
theo và cuối cùng phải vượt qua kỳ thi tốt nghiệp đò: hỏi lượng kiến thức
Trang 11khá rộng mới có thé giành được tắm bang cử nhân luật Thời gian học dé lấy
băng cử nhân luật kéo dài trong ba năm trong trường hợp của Pháp và bôn năm trong trường hợp của Đức.
- VỀ mục tiêu đào tạo: ở cả hai quốc gia, mục tiêu đào tạo củ nhân luật đềukhông phải là nhằm “san sinh” ra đội ngũ luật sư mà là nhằm trang bị kiếnthức đại cương cho người học, điển hình là những lĩnh vực kiến thức như:lịch sử, triết học, kinh tế học, ngôn ngữ học và pháp luật
- Về chương trình đào tạo: nội dung chương trình đào tạo cử nhân luật ở cảhai nước còn nặng về giảng dạy lý thuyết và các quy phạm pháp luật thựcđịnh trong khi xem nhẹ kỹ năng nghề nghiệp với các môn học bắt buộc làchủ yếu và sinh viên ít có cơ hội lựa chọn môn học trong số lượng hạn hẹpcác môn tự chọn Ở cả hai nước, chính phủ can thiệp khá sâu vào việc xâydựng nội dung chương trình đào tạo, các tổ chức xã hội nghề nghiệp nhưđoàn luật sư, hội luật gia không có vai trò đáng ké nào trong lĩnh vực này
- Về phương pháp đào tạo: ở cả hai quốc gia, phương pháp thuyết giảng trên
thực tế vẫn là phương pháp chủ yếu và gần như duy nhất để truyền đạt kiến thức tới người học Cách thức tổ chức giảng dạy là hình thành những lớp học
cỡ lớn với hàng trăm sinh viên tham dự bài thuyết trình của các giáo sư luật một cách thụ động Cơ hội tương tác giữa sinh viên với giảng viên và giữa
sinh viên với nhau trên lớp hầu như không có
- Về nội dung giảng dạy trên lớp: giảng viên hầu như chỉ quan tâm tới việc thuyết trình những kiến thức về lý luận khoa học pháp lý và nội dung các quy phạm pháp luật được rút ra từ các đạo luật Phán quyết của toà hiếm khi được đề cập tới trên lớp, nếu có cũng chỉ là nham minh hoạ cho việc áp dụng một vài quy phạm pháp luật nào đó nằm trong các văn bản pháp luật hoặc dé minh hoạ việc giải thích luật hoặc dé chỉ ra một kẽ hở, một mâu thuẫn nào
đó trong các quy định pháp luật.
- Nhu câu cải tổ đào tạo cử nhân luật: Chính thực tế đào tạo cử nhân luật nói
trên ở hai quốc gia Pháp và Đức mà các quốc gia này đã lần lượt tiến hành những bước đi nhằm đổi mới công tác đào tạo cử nhân luật: Pháp vào cuối
những năm 90 của thế ky XX và Đức vào đầu thiên niên kỷ mới Ở cả haiquốc gia, cải cách đào tạo cử nhân luật đều hướng tới yêu cầu gan lý thuyếtvới thực tiễn và chú trọng hơn tới việc trang bị kỹ năng thực hành hay kỹ
năng nghề nghiệp cho người học nhằm giúp các tốt nghiệp sinh có khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn hoạt động nghề nghiệp sau này.
Trang 122 Đào dạo cử nhân luật trong truyền thống Common Law: khảo sát
trường hợp của Anh và Mỹ dưới góc nhìn so sánh
- Về cách thức tuyến sinh: tuyển sinh vào học tại khoa luật ở Anh và Mỹ vừa
có những điểm tương đồng, lại vừa có những điểm khác biệt Ở cả hai quốcgia, các khoa luật đều tổ chức thi tuyển mặc dù dưới những hình thức khácnhau và phan thi tuyển ở Mỹ xem ra khắt khe hơn ở Anh Tuy nhiên điểmkhác nhau lớn nhất trong cách tuyển sinh của các khoa luật là ở chỗ, đốitượng tuyến sinh của người Anh là học sinh tốt nghiệp phố thông trung họctrong khi đối tượng đó ở Mỹ là những người đã có một bằng đại học và cũng
vì vậy, thông thường, sinh viên luật khoa của Mỹ lớn tuổi hơn và có trình độhọc vấn cao hơn sinh viên luật khoa của Anh ở vào thời điểm nhập học
- Vé mục tiêu đào tao: đào tao cử nhân luật ở Anh chủ yếu hướng tới việctrang bị một phạm vi rộng lớn kiến thức khoa học tổng quan cho người học
và không chú ý tới phan trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho người học vì các
cử nhân luật của Anh sẽ phải trải qua trường lớp dạy nghề riêng, sau khi cóbăng cử nhân (không nhất thiết phải là cử nhân luật) Ngược lại, đào tạo cửnhân luật ở Mỹ lại có mục tiêu nhào nặn ra những luật sư hành nghề trongtương lai chứ không nhằm trang bị kiến thức lý luận khoa học nói chung và
khoa học pháp lý nói riêng.
- Về chương trình đào tạo: do mục tiêu đào tạo khác nhau, chương trình đàotạo cử nhân luật ở hai quốc gia Anh và Mỹ cũng rất khác nhau Người Anhchú trọng tới các môn học luật nội dung và coi các môn học về luật thủ tục(tố tụng dân sự và tố tụng hình sự) không cần thiết phải đưa vào chươngtrình đào tạo cử nhân luật Thậm chí, cho tới gần đây, người Anh vẫn tỏ rahết sức xem nhẹ phần kỹ năng thực tiễn khi thiết kế chương trình đào tạo cửnhân luật Mặc dù các hiệp hội nghề nghiệp (Đoàn luật sư và Hội luật gia)
của Anh đều đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chương trình đào
tao cử nhân luật nhưng cả hai hiệp hội nghé nghiệp này đều coi kỹ năng
nghề nghiệp, đặc biệt kỹ năng tranh tụng và những kiến thức về pháp luật tố
tụng thuộc khối kiến thức của người học nghề Vì lẽ đó, các môn học về luậtthủ tục (tố tung) chi được tìm thấy trong chương trình đào tạo nghề Ngượclại với người Anh, người Mỹ lại rất chú trọng tới các môn học cung cấp kỹnăng cho người học và không coi nội dung luật thực định là khối kiến thứcnhất thiết các cử nhân luật tương lai phải có Đối với người Mỹ, điều quantrọng là các cử nhân luật tương lai phải biết cách tư duy có phê phán đối với
các quy định của pháp luật chứ không phải là học thuộc lòng nội dung các quy định pháp luật Ngoài kỹ năng tư duy có phê phán, các cử nhân luật
Trang 13tương lai của Mỹ còn cần các kỹ năng nghề nghiệp khác như kỹ năng soạn
thảo văn bản, kỹ năng tư vấn luật, và kỹ năng tranh tụng Vì vậy, chương trình đào tạo của mỹ được thiết kế với những môn học bao quát cả về luật nội dung, luật thủ tục và kỹ năng thực tiễn thông qua hàng loạt các môn học
bắt buộc, tự chọn và những giờ thực hành (diễn án và làm việc tại văn phòngthực hành nghé luật)
- Về phương pháp đào tạo: trong nhiều năm, người Anh chủ yếu dùngphương pháp thuyết trình dé truyền tải kiến thức khoa học tới sinh viên Ganđây, người Anh đã bắt đầu chú trọng tới việc đổi mới phương pháp đào tạo,tăng cường sự tương tác giữa người dạy và người học đồng thời từng bước
sử dụng phương pháp thực hành trong quá trình đào tạo để trang bị kỹ năngnghê nghiệp cho sinh viên Ngược lại với người Anh, người Mỹ hau như chỉ
chú trọng sử dụng các phương pháp giảng dạy trang bị các loại kỹ năng thực
tiễn cho người học Các phương pháp đã và đang được khai thác rộng rãigồm: phương pháp tình huống, phương pháp Socratic, phương pháp diễn án, phương pháp thực hành nghề luật Tất cả những phương pháp này đều
hướng tới việc rèn rũa các kỹ năng can thiết cho các cử nhân luật tương lai như: kỹ năng tư duy có phê phán và lập luận, kỹ năng tranh tụng, kỹ năng tư
vấn, hoà giải
- Về nội dung giảng dạy trên lớp: ở Anh, sinh viên chủ yeu van được tiếp
cận với bài thuyết giảng của các giáo sư về nội dung luật thực định gồm cả
luật thành văn và án lệ Trong khi đó ở Mỹ, trên lớp, sinh viên chủ yêu được
học các tình huống rút ra từ án lệ được đưa vào các cuốn sách tình huống docác giáo sư luật biên soạn Tuy nhiên, sinh viên không thụ động ngôi nghegiáo sư giảng giải về các tình huống để nắm bắt được nội dung của các tìnhhuống này mà chính các sinh viên phải nghiên cứu các tình huống đó trướcgiờ lên lớp Trên lớp, sinh viên được yêu cầu trình bày, phân tích các tìnhhuống và xem xét tình hợp lý và bất hợp lý trong cách giải quyết các tìnhhuống đó của các thâm phán Với nội dung giảng dạy đó, người học khôngphải nhớ một cách máy móc các quy phạm pháp luật thực định mà điều quan
trọng là họ phải hiểu được rằng pháp luật không phải là những quy định bất biến mà là cái có thể tranh luận có thể thay đổi theo hướng ngày càng đáp
ứng tốt hơn nhu cầu giải quyết các tranh chấp nảy sinh trong thực tiễn cuộc
sông.
- Cai cách đào tạo cử nhân luật: ở cả hai quốc gia, trong những năm gân day,
đào tạo cử nhân luật đều có những chuyền biến nhất định Những đổi mới ở
Anh nhăm vào mục tiêu tăng cường kỹ năng thực tiên cho người học theo xu
Trang 14hướng của người Mỹ Trong khi bản thân mô hình đào tạo của Mỹ đã và
đang là hình mẫu cho nhiều quốc gia trên thé gidi theo đuôi, thi bản thân
người Mỹ cũng đã nhận thức được nhu cầu đối mới đào tạo cử nhân luật nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập Cái mà người Mỹ đã làm là đa dạng hoá các môn học tự chọn và tăng cường cơ hội trao đổi, thảo luận giữa người học
và người dạy cũng như giữa người học với nhau để tạo điều kiện giúp ngườihọc mở mang kiến thức và khám phá những lĩnh vực mới trong khoa học
pháp ly.
3 Sự khác biệt điển hình trong đào tạo cử nhân luật ở hai truyền thong
Civil Law va Common Law
Những phân tích trên cho thấy, đào tao cử nhân luật ở các nước trongcùng một truyền thống pháp luật, ví dụ truyền thống Comon Law không han
đã giống nhau (như kiểu đào tạo của Anh có nhiều nét tương đồng với đàotạo luật ở các nước thuộc truyền thông Civil Law hơn là với kiểu đào tạo củaMỹ) Vì vậy, việc so sánh giữa đào tạo cử nhân luật trong hai truyền thống
pháp luật lớn trên xem ra sẽ gặp khó khăn nếu không lựa chọn một hướng tiếp cận so sánh tương đối nào đó Để giúp người đọc có một hình dung nhất
định, phần dưới đây sẽ tập trung so sánh giữa đào tạo cử nhân luật ở Mỹ (đạidiện cho truyền thống Common Law) với đào tạo luật ở các nước trong
truyền thông Civil Law Tại sao lại là Mỹ? Mặc dù Mỹ không phải là cái nội sản sinh ra truyền thống Common Law mà công lao đó thuộc về Anh quốc nhưng mô hình đào tạo cử nhân luật của Mỹ trong vài thập ký gần đây đã
được nhiều quốc gia không chỉ trong truyền thông Common Law học tập mà
còn có ảnh hưởng lớn tới nhiều quốc gia có hệ thống pháp luật thuộc truyền thống Civil Law.
Những khác biệt điển hình được xem xét dưới đây chủ yếu liên quan tới
mục tiêu đào tạo, chương trình và phương pháp giảng dạy.
3.1 Về mục tiêu đào tạo cử nhân luật
Mục tiêu đào tạo cử nhân luật trong hai truyền thống pháp luật, Civil Law
và Common Law, khác nhau rât lớn.
Thứ nhất, đào tạo cử nhân luật ở các nước Civil Law, về bản chất, là đào
tạo mang tính đại cương, không chuyên sâu, không nhằm mục đích đào tạo
người hành nghề Đành rằng nhiều khoa luật ở các nước Civil Law có đưavào chương trình đào tạo một số kiến thức mang tính chất kỹ thuật hoặc
Trang 15nghé nghiệp nhưng các cua học chỉ mới được đưa vào và chỉ là phan phụđóng vị trí thứ yếu cho một phần chính Ở các quốc gia này, người ta khôngcho rang tất cả hoặc hau hết các tốt nghiệp sinh của các khoa luật đều sẽ trởthành luật sư, thâm phán hoặc công chứng viên Luật chỉ là một trong những
chương trình đào tạo ở bậc cử nhân.
Đó là lý do tại sao trong con mắt của người Mỹ, đào tạo cử nhân luật ởcác trường đại học thuộc truyền thống Civil Law không mang tính chuyên
nghiệp, không đủ sức trang bị các kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho người học Bất cứ phong trào nào theo hướng đào tạo chuyên môn hay nghề nghiệp đều là phong trào đi chệch khỏi quỹ đạo này Vì vậy những bài giảng ở các
khoa luật thuộc truyền thống Civil Law thường trừu tượng hơn, quan tâm tớivan dé triết học hơn là thực tiễn và xa rời việc giải quyết các van dé xã hội.Tuy nhiên, đào tạo cử nhân luật ở Anh cũng có đặc điểm này vì vậy, ngườiAnh có cách đào tạo khác với người Mỹ Ở các nước Châu Âu lục địa vàthậm chí ở Anh, học nghề được tiến hành sau khi sinh viên tốt nghiệp đạihọc và diễn ra tại một trường dạy nghề nào đó năm ngoài trường đại học
Ở Mỹ đào tạo cử nhân luật về cơ bản là đào tạo với định hướng nghềnghiệp và đào tạo giành cho những người đã có bằng đại học Luật không
được giảng dạy ở trường đại học như một môn học nhân văn hay như một
môn khoa học xã hội Bất lợi của hệ thống đào tạo đó là một bộ phân lớn các
cử nhân tốt nghiệp đại học mà không được tiếp cận một cách có tô chức với
hệ thống pháp luật Thực tế là không có cua học nào được tô chức cho
những sinh viên muốn học vẻ hệ thống pháp luật Mỹ nếu không sẵn sàng giành thêm vài năm nữa để học tại khoa luật.
Những phát triển gần đây có xu hướng làm lu mờ sự khác biệt giữa đàotạo luật mang tính tự do và không mang tính dạy nghề ở các trường đại họccủa các nước Civil Law với dao tạo luật mang tính dạy nghề ở các trường
đại học thuộc các nước Common Law Các trường đại học ở Pháp và các
nước Châu Mỹ Latin đã đưa thêm những buổi học do trợ giảng phụ trách đểthảo luận về những vụ việc cụ thể phụ thêm vào những bài giảng lý thuyết
do các giáo sư luật đảm nhiệm là một trong những ví dụ về mục tiêu lýthuyết thuần khiết của đào tạo cử nhân luật tự do đã bị suy giảm ở các nướcCivil Law Trong khi đó, các khoa luật ở Mỹ ngày càng tăng mối quan tâm
tới việc nghiên cứu pháp luật từ phương diện khoa học xã hội và nhân văn
chứ không chỉ coi khoa luật đơn thuần là những cơ sở đào tạo nghề luật sư
như trước.
Trang 16Thứ hai, một sự khác nhau nữa giữa mục tiêu đào tạo cử nhân luật ở hai
truyền thống pháp luật là quan niệm của mỗi truyền thống pháp luật vềnhững người hành nghề luật tương lai, cái đích cuối cùng mà đào tạo cửnhân luật hướng tới Nếu như các nước Civil Law coi đào tạo cử nhân luật làbước khởi đầu dé nhào nặn ra các kỹ thuật viên thì người Mỹ coi đào tạo cửnhân luật là giai đoạn được tiến hành nhăm nhào nặn ra những kỹ sư xã hội
Ở các nước Civil Law, các luật sư thực hành và thầm phán được xem nhưnhững kỹ thuật viên, những người vận hành một cỗ máy do người khác thiếtkế; trong khi đó ở Mỹ, các luật sư thực hành và thâm phán được xem như
những kỹ sư xã hội, những người được đặc biệt trang bị kiến thức dé nhận thức và cố gắng giải quyết những khúc mắc của xã hội Các luật sư ở Mỹ đều coi mình tự chịu trách nhiệm nghề nghiệp trước chính phủ và trước khu vực tư nhân Ý kiến tư van họ đưa ra thường vượt ra khỏi khuôn khổ những van đề mang tinh kỹ thuật pháp lý, có cân nhắc đến hệ quả, và ý kiến tư vẫn
còn giúp người được tư vân lường trước và giải quyết được những hệ quả
đó Các luật sư được coi như những nhân tố mẫu chốt trong cải cách xã hội, cũng giỗng như các chuyên gia làm cho những chương trình xã hội mới hoạt
động Nói cách khác, các luật sư Mỹ được xem như như lớp người có quyêngiải quyết những khúc mắc xã hội và hệ thống đào tạo cử nhân luật nói trêncủa Mỹ với tính tự giác đã phân tích ở trên, đã và đang cố gắng một cáchnghiêm túc chuẩn bị cho các sinh viên để sau khi tốt nghiệp có thé gánh vác
được vai trò xã hội nói trên.
Ở các nước Civil Law, luật sư cũng có xu hướng chiếm giữ vị trí như
nhau trong khu vực công và tư giống như ở Mỹ nhưng dường như, sự hiểu biết và mỗi quan tâm về vai trò thực tiễn của luật sư trong môi quan hệ VỚI đào tạo cử nhân luật xem ra mờ nhạt hơn rất nhiều so với ở Mỹ Các luật sư chuyên nghiệp được xem như những kỹ thuật viên làm những công việc theo chuyên ngành hẹp, dù quan trọng nhưng không mang tính sáng tạo Sở dĩ có
điều đó là vì một mặt, trên thực tế, các khoa luật là đã lờ đi khía cạnh dạynghề, coi đó là việc làm không xứng đáng với tầm cỡ của khoa luật, nơitruyền bá kiến thức khoa học pháp lý uyên thâm; mặt khác các nước này cóquan điểm rất hạn hẹp về dạy nghề: dù hoạt động dạy nghề được tiến hành ởđâu, đều coi là công việc đào tạo chuyên môn chứ không phải truyền bá kiến
thức khoa học pháp lý.
Thứ ba, sự khác nhau trong mục tiêu đào tạo luật giữa hai truyền thống
pháp luật có thể nhận thấy từ sự khác biệt trong tư duy của giới nghiên cứu
khoa học pháp lý về mục tiêu đào tạo cử nhân luật ở hai truyền thong nay
Nếu các nước Civil Law coi dao tạo cử nhân luật là nhằm trang bị kiến thức
Trang 17lý luận khoa học pháp lý thì Mỹ coi giai đoạn đào tạo này là nhằm trang bị
kỹ năng thực tiễn nghề nghiệp Trong truyền thống Civil Law, giới khoa học
pháp lý có kiểu tư duy.thuần khiết và trừu tượng, và nhìn chung không quan
tâm đến việc giải quyết những vấn đề xã hội cụ thế hoặc đến sự vận hành của các cơ quan pháp luật Mục tiêu chính của giới nghiên cứu khoa học pháp lý là xây dựng nền tảng lý thuyết cho khoa học luật Giới nghiên cứu
khoa học _ pháp ly hoạt động, roi xa xa hội, con người, vàLH HP khúc mắc
ngạc Chính vì vậy, đào tạo cử nhân luật Ở y các n nước Civil Law cũng là nham
hướng tới việc trang bị nền tảng kiến thức lý thuyết khoa học pháp lý thuầnkhiết Trong khi đó ở các nước Common Law, giới nghiên cứu khoa học
pháp lý thường được coi là những kỹ sư xã hội có nhiệm vụ giám sát hoạt
động của trật tự pháp lý, phê phán và đưa ra những đề xuất hoàn thiện Đồivới họ, hoàn thiện pháp luật là phương tiện thích hợp nhất để đối phó vớinhững khúc mắc xã hội cụ thể Quan điểm này của các nhà khoa học pháp lý
cũng được phản ánh trong nội dung chương trình và phương pháp đào tạo luật vì hầu hết họ là các giáo sư luật Kiểu đào tạo cử nhân luật của Mỹ nhằm trang bị cho người học nhiều kỹ năng, trong đó có kỹ năng tư duy có
phê phán đối với những gì được nghe và được đọc Chính kỹ năng này sẽ
giúp các tốt nghiệp sinh có được kỹ năng phân tích, m6 xẻ và hoàn thiện các quy định pháp luật sau này Trên thực tế, ở Mỹ không chỉ có các công chức làm việc trong lĩnh vực lập pháp và hành pháp mới quan tâm tới việc hoàn
thiện pháp luật mà có thể nói toàn bộ giới hành nghề luật đều tham gia vàocông tác hoàn thiện pháp luật Nếu tìm đọc các tạp chí chuyên ngành luật docác khoa luật ở các trường đại học của Mỹ xuất bản, có thể thấy tác giả
không chỉ là các giáo sư luật đang làm công tác nghiên cứu và giảng dạy mà
còn thấy một số lượng không nhỏ bài viết của các thâm phán, luật sư vàthậm chí cả sinh viên luật về xây dựng và hoàn thiện pháp luật Vậy là xem
ra người Mỹ đã hết sức thành công trong việc phan đấu dé đạt được mục tiêuđào tạo cử nhân luật, nếu chỉ xét riêng về phương diện đào tạo nhằm trang bị
kỹ năng tư duy có phê phán trong nghiên cứu và áp dụng pháp luật.
3.2 Về chương trình giảng dạy và phương pháp giảng dạy
Chương trình giảng dạy của các khoa luật ở Mỹ bao gồm ít môn học bắtbuộc và nhiều môn học tự chọn So với chương trình giảng dạy của Mỹ,chương trình giảng dạy của các nước Civil Law giới hạn hơn cả về số lượng
và mục tiêu của các môn học được tổ chức và thường có rất ít môn tự chọn
Sự khác biệt này bắt nguồn từ thực tế là các khoa luật ở các nước Civil Lawkhông có định hướng dạy nghề và vì vậy, ít quan tâm tới việc tạo cơ hội cho
Trang 18sinh viên học hỏi các kỹ năng chuyên môn nghề luật; hơn nữa các khoa Luật
của Mỹ tự do hơn trong việc sáng tạo và thử nghiệm vì không bị bó buộc bởi
những chính sách chung của chính phủ và cũng không cần thiết phải được sựchấp thuận của chính phủ trước khi thực hiện một cải cách nào đó trong đàotạo; thêm vào đó, các khoa luật ở các nước Civil Law có quan điểm hẹp hơn
và hạn chế hơn về bản chất pháp luật và chức năng của luật sư trong xã hội,
vì thế cách hiểu về những nội dung phù hợp có thé đưa vào chương trình
giảng dạy ở bậc cử nhân luật của các khoa luật cũng hẹp hơn.
Một lý do cơ bản hơn nữa cho sự khác biệt trên là các nước Civil Law tin
tưởng một cách rộng rãi rằng luật là một khoa học Từ niềm tin đó, họ chorằng mục đích của đào tạo cử nhân luật là để trang bị kiến thức cho sinh viên
về những khía cạnh của khoa học luật Những gì các giáo sư biết sẽ đượctruyền lại cho sinh viên qua các bài giảng; đổi với những van dé còn tranhcãi giữa các hoc giả và những vấn dé có hai hoặc nhiều hơn hai lý thuyếtđược coi là đủ tam quan trọng và xứng đáng được đưa vào chương trình daotạo Về tổng thể, kết cầu chung của chương trình giảng day khá ốn định,trong đó luật được chia thành nhiều ngành và mỗi ngành luật được giảng dạynhư những môn học riêng Xu hướng xây dựng chương trình đào tạo kiếu
này làm cho nội dung chương trình giảng dạy của các khoa luật ở các nước
Civil Law bị giới hạn hơn rất nhiều, mang tính truyền thống hơn, ít có khảnăng đáp lại những thay đổi của xã hội và thiếu tính nhạy bén trước nhu cầu
xã hội luôn đối thay
Các khoa luật ở Mỹ trong vài thập kỷ gần đây đã cương quyết giảmbớt nội dung chương trình giảng dạy xuống 3 năm và trao cho sinh viênnhiều cơ hội đồng thời cũng là nghĩa vụ trong việc tự quyết định lựa chọncác môn học trong số lượng lớn các môn học sẵn có trong hai năm cuối.Nhìn chung, các nhà đào tạo luật của Mỹ không mấy tin tưởng về cái gọi là
“vấn dé cốt lõi của đào tạo luật đích thực” Đối với họ, việc xác định danhmục các môn học tự chọn không theo một công thức cố định Ngay cả đốivới những môn học mà các khoa luật ở các nước Civil Law cho rang canphải có trong nội dung chương trình đào tạo và thuộc khối kiến thức bắtbuộc như luật đất đai, luật lao động hoặc luật kinh doanh quốc tế thì cácnhà đào tạo luật của Mỹ vẫn còn phân vân rằng liệu có nên đưa vào danhmục môn học bắt buộc
Ở các nước Civil Law, tâm điểm của đào tạo luật, về cơ bản, là nội
dung giảng dạy chứ không phải phương pháp giảng dạy, và phương pháp giảng dạy thường bi xem nhẹ Người My a tới nội
Bà HU VIỆN
Trang 19dung giảng dạy nhưng chú trọng hơn tới các kỹ năng cần trang bị cho người
học, như: kỹ năng phân tích luật, kỹ năng phân biệt giữa cái có liên quan và
không liên quan, kỹ năng giải quyết những khúc mắc pháp lý lớn, kỹ năng tưduy một cách hữu dụng và có suy luận về các khúc mắc xã hội và các giải
pháp pháp lý Tất nhiên là sinh viên cần làm quen với pháp luật hiện hành trước khi thảo luận về việc áp dụng luật để giải quyết các vấn đề xã hội cụ thể nhưng theo quan niệm của người Mỹ đó là công việc đơn giản Thay vì
giành thời gian quí báu trên lớp dé thảo luận xem luật quy định gì (trên thực
tế, những kiến thức này sinh viên phải tự học trước ở nhà), người Mỹ tập
trung vào van dé như: luật sẽ áp dụng như thế nào hay không thé áp dung; những ngụ ý của pháp luật; thực tế xã hội xung quanh vấn dé đang xem xét, nghiên cứu Như vậy mục tiêu đào tạo luật ở Mỹ là trang bị phương pháp
và kỹ năng cho người học Điều mà họ quan tâm là làm thế nào để giúp sinh viên có thể giải quyết một cách có suy nghĩ, có trách nhiệm và hữu ích các loại khúc mặc xã hội khác nhau mà họ sẽ gặp phải sau này với tư cách là người lãnh đạo của một cơ quan công quyền hay một tổ chức tư nhân hoặc với tu cách một luật sư Hệ thống dao tạo luật truyền thống ở các nước Civil
Law kiển nhiên có một mục tiêu khác: giáo sư thuyết giảng và sinh viên langnghe Kiểu hệ thống đào tạo đó rõ ràng đã được thiết kế để truyền đạtthông tin khoa học pháp lý tới sinh viên và cho thấy, đối với các nước CivilLaw, thông tin là kiến thức trọng yếu; van dé kỹ năng ít được quan tâm
Về phương pháp giảng dạy: như trên đã để cập, trong khi các nướcCivil Law chú trọng sử dụng phương pháp thuyết trình để truyền tải kiến
thức tới người học thì các nước Common Law lại coi trọng những phương pháp rèn luyện kỹ năng cho người học và dường như mọi phương pháp
giảng dạy mà người Mỹ sử dụng vào đào tạo cử nhân luật đều luyện kỹ năngcho sinh viên, từ phương pháp tình huống, Socratic tới phương pháp lawclinics và diễn án Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là người Mỹ bỏ quanhững kiến thức về nội dụng pháp luật mà sinh viên cần có Vấn đề này đã
được John Henrry Merryman phân tích hết sức sâu sắc từ giữa thập ky thứ
VII của thế kỷ XX Ông thậm chí còn khăng định rằng: có một vấn đề
thườrg được nhắc đến nhưng hoàn toàn thiếu chính xác, phương pháp án lệ
(case method hay phương pháp tình huống) là phương pháp chiếm ưu thé
trong giảng dạy luật ở các khoa luật của Mỹ Phương pháp này đặc biệt hay được các học giả người nước ngoài nhắc đến khi bàn về đào tạo luật ở Mỹ
và thim chí nhiều người Mỹ cũng tin như vậy Theo Merry Man, “trên thực
tế, không có phương pháp án lệ Đúng là sinh viên Mỹ nghiên cứu tất cả các
? Xem ohn Henrry Merryman (Sđd) 859, tr.871-873.
Trang 20án lệ với cùng lý do theo cùng cách thức nhưng họ không chỉ nghiên cứu án
lệ mà họ còn nghiên cứu cả luật và các văn bản do cơ quan hành chính ban
hành và họ cũng nghiên cứu rất nhiều tài liệu về học thuyết pháp lý được sử
dụng trong giảng dạy luật Những học giả đến từ các nước Civil Law cho rằng tất cả các khoa luật ở Mỹ sử dụng phương pháp án lệ đều có chung một giả định sai lầm Người Mỹ nghiên cứu án lệ vì đó là nơi chứa đựng quy
phạm pháp luật - luật án lệ hay tiền lệ pháp Dựa trên học thuyết StareDecisis, luật được rút ra tử chính những phán quyết của toà là án lệ Vì vậy,
ở các nước Common Law, sinh viên nghiên cứu án lệ cũng giống như ở cácnước Civil Law, sinh viên nghiên cứu các bộ luật vì đó là nguồn luật chủ
yếu Trên thực tế, đọc án lệ để học nội dung các quy phạm pháp luật là một cách học rất kém hiệu quả vì nếu chỉ để tìm kiếm quy phạm pháp luật, sẽ đơn giản hơn rất nhiều là thông qua con đường đọc giáo trình nhập môn
(hornbook) và trên thực tế, sinh viên luật của Mỹ thường làm như vậy”
Thêm vào đó, một số luật sư ở các nước Civil Law còn cho rằng
người Mỹ nghiên cứu án lệ với lý do tương tự như giả định của khoa học
pháp lý truyền thống ở Châu Âu lục địa: vì người ta có thể đúc rút các
nguyên tắc pháp lý từ những quy phạm pháp luật cụ thể, rút ra thậm chí
những nguyên tắc rộng hơn những gì có được từ lần đúc rút thứ nhất, vàbăng quá trình tiếp diễn như vậy, cuối cùng đã làm ra được “lý luận tổngquan về pháp luật” (general theory of law) Áp dụng tư duy logic này vào
hoàn cảnh của các nước Common Law, có thể thấy người ta nghiên cứu án
lệ như là nền tảng cơ bản, rút ra từ những vụ án cụ thể những nguyên tắc pháp luật rộng hơn từ những quy phạm pháp luật cụ thé đã được nghiên cứu,
và vi thế cũng đã xây dựng nên lý luận tông quan về pháp luật Trong cả hai
truyền thống pháp luật, hién nhiên là những tài liệu mà sinh viên nghiên cứu
là tài liệu luật mà ở các nước Civil Law chủ yếu là luật thành văn còn ở cácnước Common Law chủ yếu là án lệ
Từ những phân tích trên, Merry Man muốn khăng định rằng sinh viên
Mỹ nghiên cứu án lệ không phải để đúc rút ra các quy phạm pháp luật màcũng không phải để tìm đến lý luận tổng quan về pháp luật mà xuất phát từ
ba lý do cơ bản 7rước tiên và quan trọng nhất, án lệ là một ví dụ vẻ trình tự
pháp lý diễn ra trên thực tế Khi một người đọc án lệ, như dã được ghi chép
lại và xuất bản trong truyền thống Common Law, người đó sẽ đối mặt với:
các tinh tiết thực tế dẫn đến việc tranh tung; cách thức mà những tình tiết
thực tế này đã được giải quyết theo các quy định pháp luật; lý lẽ và những
lập luận của các luật sư của hai bên đương sự liên quan đến giải pháp pháp
lý chuẩn xác; và cách thức toà án giải quyết vụ việc và đi đến phán quyết
Trang 21cuối cùng Nghiên cứu án lệ chính là công việc nhằm làm quen với trình tựpháp lý trên, để biết hệ thống pháp luật vận hành như thế nào trên thực tế.Như vậy, kiểu học này thực chất vẫn đề cao phương pháp cần trang bị hơn là
nội dung kiến thức cần trang bị cho người học
Hiển nhiên là án lệ chỉ phản ánh một phần của hệ thống pháp luật, vìvậy sinh viên Mỹ còn nghiên cứu cả luật, các quyết định hành chính và cáctác phẩm của các nhà khoa học pháp lý Trong hệ thông pháp luật Mỹ, thấm
phán van giữ vai trò chủ đạo và hoạt động tư pháp van la tâm điểm của hệ thống pháp luật vì vậy người Mỹ vẫn dành nhiều nỗ lực để quan sát và học
hỏi từ quy trình xét xử của hệ thống toà án
Ly do thi hai cho việc sinh viên nghiên cứu án lệ ở các khoa luật của
Mỹ là mỗi vụ án là một mảnh nhỏ của lịch sử xã hội Nghiên cứu các phán
quyết của toà trong ba năm học sẽ thiết lập cho người học một nguồn kiếnthức về các vụ án lớn và nhỏ đã xảy ra trong lịch sử xã hội Việc làm này sẽtạo cho sinh viên cảm giác được tiếp xúc với nền văn hoá Mỹ; được chứng
kiến những hoàn cảnh xã hội cụ thể đã được giải quyết bằng pháp luật, trong
đó các bên đương sự của các vụ việc là các cá nhân mà sinh viên có thé nhận diện trong đời sống hàng ngày Người học sẽ tập trả lời các câu hỏi: liệu kết
quả xét xử có chính xác; liệu các quy định pháp luật có nhất thiết phải đi đếnkết cục như trong vụ việc này; và liệu phải sửa đổi pháp luật như thế nào đểngăn chặn sự tái diễn của những kết cục đó
Ở nhiều nước Civil Law, kiểu nghiên cứu phan quyết của toà như vậyrất khó và thậm chí không thé tiến hành Phán quyết của toà được xuất bản
theo cách thức cắt xén trong con mắt của các luật sư Mỹ: các tình tiết bị cắt
bỏ hoặc lược bớt gần hết và thủ tục tố tụng được thể hiện một cách trừu
tượng và mang tính kỹ thuật.
Thứ ba, người Mỹ còn nghiên cứu án lệ vì chúng khó Án lệ khó vì
cân phải hết sức tập trung mới có thé hiểu được vụ việc, nắm bắt được cáctình tiết để có thể thảo luận Bên cạnh đó bản thân các thâm phán cũng phải
đối mặt với những khó khăn trong quá trình xét xử, khi mà vân đề cần giải
quyết dường như không có giải pháp vì cả hai bên đương sự đều tỏ ra có lý
khi khang định rang mình đúng Thường thì những tình huống đó nảy sinh
do pháp luật không quy định rõ ràng và vì vậy khó tìm câu trả lời cho van déđược dua ra trước toà trong khi đó người thâm phán vẫn phải ra phán quyết
Như vậy sẽ rất hữu ích cho sinh viên luật nếu họ được đối mặt với khó khăn
ngay từ đầu, họ sẽ hiểu được rằng mình phải sống với khó khăn trong suốt
Trang 22cuộc đời hành nghề của mình Ngược lại, theo Merry Man, ở các nước CivilLaw, đào tạo luật làm cho sinh viên khó có được sự kiên nhẫn đối với cáctình tiết, không muốn đối mặt với sự phức tạp của các tinh tiết sự việc, thiếuchuân bị dé giải quyết những van dé cụ thé trong thực tiến.
Như vậy, cái vẫn được nhắc đến dưới cái tên “phương pháp án lệ”được sử dụng ở các khoa luật của Mỹ không chỉ đơn thuần là phương pháp
giảng dạy mà cũng lại chính là nội dung giảng dạy vì thông qua việc học án
lệ, sinh viên còn được học các quy phạm pháp luật, tức học nội dung luật thực định có liên quan, song song với việc nghiên cứu luật thành văn và các
học thuyết pháp lý khác; thông qua phương pháp này, sinh viên còn được
tìm hiéu về nên văn hoá, bối cảnh lịch sử và ngữ cảnh xã hội cũng như trình
tự pháp lý để giải quyết một vụ việc nào đó tại hệ thống cơ quan tư pháp;
sinh viên cũng tự tìm hiểu và xác định được bản chất của công việc mà mình
sẽ làm trong tương lai Điều đó càng cho thấy ưu thế của việc giảng dạy sửdụng án lệ hay tình huống
Tuy nhiên, cũng cần phải nhận thức được rang mục tiêu và phương
pháp đào tạo cử nhân luật của Mỹ không gắn với phán quyết của toà Án lệcủa Mỹ cung cấp một lượng tài liệu tham khảo giàu có, hap dan va thiét thuc
nhung những tài liệu tương tự chắc chắn vẫn có thê hiểu được và sẵn có ở các quốc gia Civil Law Để đưa phương pháp giảng dạy tích cực như của Mỹ
vào các khoa luật trong truyền thông Civil Law không nhất thiết đòi hôi các
quốc gia phải áp dụng học thuyết tiền lệ pháp mà cũng không nhất thiết phải thông qua việc nghiên cứu án lệ Các khoa Luật ở các nước Civil Law hoàn toàn có thể sử dụng các phán quyết của toà không phải là án lệ hoặc thậm
chí xáy dựng các tình huống giả tưởng dé giúp người học tiếp cận với kỹ
năng giải quyết vụ việc ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, và khuyến khích họ tích cực tham gia vào quá trình dạy - học.
PHẢN II: KINH NGHIỆM ĐÀO TẠO CỬ NHÂN LUẬT CỦA MỘT
SO NƯỚC CHAU A CÓ HE THONG PHÁP LUẬT THUỘC TRUYEN
THONG CIVIL LAW HOAC COMMON LAW
1 Kinh nghiệm đào tạo cử nhân luật của Hàn Quốc
Cuộc cải cách đào tạo luật năm 2007
Sau những cuộc tranh luận kéo dài về cải cách đào tạo luật từ đâu nhữnz năm 1990, cuối cùng, Nghị viện Hàn Quốc đã thông qua Luật về Thani lập các Trường luật (Luật sô 8544) ngày 04/07/2007 và được Tổng
Trang 23thống Hàn Quốc phê chuẩn vào ngày 27/7/2007 Ngày 28/09/2007, Nghịđịnh hướng dẫn thi hành Luật về Trường luật cũng được ban hành Vào ngày30-10, Bộ Giáo dục và Nguồn nhân lực giới thiệu Hướng dẫn đánh giá chitiết để các Trường luật làm hồ sơ chuyển đổi thành trường luật sau đại họctheo mô hình của Mỹ Đến ngày 30/11/2007, có 41 cơ sở đào tạo luật đã nộp
hồ sơ về việc chấp nhận hiển chương của các trường luật nhưng chỉ có 25 trường được Bộ Giáo dục chấp thuận đạt yêu câu Tháng 03/2008, Hiệp hội các Trường Luật đã được thành lập.
Những thay đổi gần đây trong đào tạo cử nhân luật thể hiện một loạtđổi mới có tính chất cách mạng Sự đổi mới này diễn ra ở nhiều khía cạnh:đổi mới cách thức tuyên sinh, đổi mới mục tiêu đảo tạo, đổi mới các cơ sởđào tạo và đối mới phương pháp đào tạo Một trong những nguyên nhân cơban dẫn đến đổi mới dao tạo cử nhân luật là xu thế cạnh tranh quyết liệt giữacác trường đại học: chỉ tiêu phân bổ của nhà nước làm cho mỗi trường luậtđều phải huy động tối đa năng lực tài chính và sự ủng hộ không chỉ của lãnhđạo các trường đại học tổng hợp mà còn của dân chúng địa phương Các nhàcải cách hy vọng là sẽ làm cho nhiều trường luật địa phương trước đâykhông có hoặc có rất ít tốt nghiệp sinh vượt qua được Bar exam sau cải cách
sẽ có khả năng đào tạo ra những sinh viên luật có chất lượng cao hơn
Tuyển sinh vào trường luật
Cho mãi tới gân đây, mô hình đào tạo cử nhân luật ở Hàn Quốc vẫn
khá giống với mô hình của Anh, các khoa luật tuyến sinh từ học sinh tốt
nghiệp phổ thông và cấp bang LLB cho các tốt nghiệp sinh Quá trình đàotạo cử nhân luật kéo dài bốn năm Để được vào học tại khoa luật, thí sinhphải tham dự kỳ thi sát hạch cấp quốc gia do chính phủ tổ chức tương tự như
kỳ thi để được tiếp nhận vào trường luật của Mỹ (LSAT) Nếu một học sinh trung học phổ thông đạt kết quả xuất sắc ở trường trung học phổ thông và
đạt điểm LSAT cao, học sinh đó sẽ bị thầy cô, gia đình và bạn bè hối thúc đểxin vào học tại khoa luật của một trường đại học danh tiếng ở Hàn Quốc bất
kế nguyện vọng và năng khiếu của học sinh đó Các khoa luật danh giá vi vậy thường tuyển được những sinh viên xuất sắc và sinh viên luật khoa
thường là những sinh viên giỏi nhất trong trường đại học ở Hàn Quốc Kiểutuyển sinh vào các khoa luật ở Hàn Quốc như đã đề cập đã được duy trì
trong suốt hơn 40 năm.
Tuy nhiên do cuộc cải cách đào tạo luật được khởi xướng năm 2007,
từ đầu năm 2009, các cơ sở đào tạo cử nhân luật (được gọi là trường luật) đã
di theo mô hình đào tao của Mỹ, trở thành cơ sở dao tạo sau đại học và chi
Trang 24tuyến sinh đối với những người đã có bằng cử nhân thuộc một lĩnh vực nào
đó và thoả mãn một số tiêu chí Các tiêu chí này gồm: đáp ứng được yêu cầu
về điểm trung bình ở bậc đào tạo cử nhân đã học, thành thạo một ngoại ngữ,đạt điểm chuẩn trong kỳ thi năng khiếu vào trường luật Ngoài ra có trườngcòn đưa thêm tiêu chí khác như tổ chức thi viết để lấy điểm bài luận do thísinh viết, tổ chức phỏng vấn thí sinh và yêu cầu thí sinh nộp một số giây tờ
xin nhập học
Chương trình đào tạo
Trong rất nhiều năm, các cơ sở đào tạo cử nhân luật tự xây dựng
chương trình dao tạo phủ hợp với pháp luật Mặc dù cá nhân các thành viên của cơ sở dao tạo có thé đề xuất môn học mới nhưng những để xuất này phải được nhà trường chấp thuận Trên thực tế, nguồn kinh phí hạn hẹp và những
hạn chế khác đã làm cho các trường luật không thế chấp thuận tất cả các đểxuất thêm, bớt hoặc thay đổi các môn học Nội dung chương trình giảngtrong năm thứ nhất gồm những môn học giáo dục đại cương, từ năm thứ haiđến năm thứ tư, sinh viên mới học các môn học luật Dé được cấp bằng cử
nhân luật (LLB), sinh viên phải dành được 140 tín chỉ Các môn học được
đưa vào chương trình giảng dạy thiên về lý thuyết và xem nhẹ việc trang bị
kỹ năng thực hành cho người học, vì vậy chương trình giảng dạy này đã bị
phê phán nhiều trước cuộc cải cách đào tạo luật
Chương trình đào tạo cử nhân luật bắt đầu được thay đổi đầu từ niênkhoá 2010-2011 Khi đề cập tới chương trình đào tạo, các cuộc tranh luậnđều không thé vượt ra khỏi một số vấn dé có tính nguyên lý như nên xâydựng một chương trình đào tạo thiên về lý luận hay thực tiễn; mối quan hệgiữa môn bắt buộc và tự chọn; nội dung chương trình đào tạo thiên về phápluật trong nước hay pháp luật quốc tế; chương trình đào tạo nhằm trang bị kỹnăng giải quyết tranh chấp hay phòng ngừa tranh chấp cho người học v.v
Một số học giả Hàn Quốc cho rằng chương trình đào tạo luật ở quốcgia này cần tiếp tục hoàn thiện; rằng sinh viên năm thứ ba cần được tiếp cậnnhiều hơn tới các môn học mang tính thực tiễn; các môn học bắt buộc chỉnên giới hạn trong số các môn học có tính giới thiệu hệ thống pháp luật vànên được giảng dạy ở năm thứ nhất; răng đối với các môn học về pháp luậtnước ngoài, sinh viên cần được gửi di đào tạo ở nước ngoài | học ky chứkhông nên học từ giảng viên Hàn Quốc và tại Hàn Quốc; rằng nên đưa vàochương trình đào tạo các môn học về biện pháp phòng ngừa tranh chấp
Trang 25- Chương trình dao tao can kết hợp giữa kiến thức lý luận và kỹ năng thục
hành
Chương trình đào tạo luật truyền thống của Hàn Quốc được chia làm 2giai đoạn: (1) giai đoạn học về lý thuyết (chuẩn bị cho Bar exam tại các khoaluật); và (2) giai đoạn thực hành nghề luật ở Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tư
pháp (Judicial Research and Training Institute — JRTI) Cuộc cải cách yêu
cầu hợp nhất hai giai đoạn đào tạo trên, vì vậy các trường luật đã phải tăngcường các môn học thực tiễn Luật về Trường luật quy định: 1/5 số giảngviên của trường luật phải là các luật sư có bằng cấp đang hành nghề và đã cóthời gian hành nghé ít nhất 5 năm
Bộ Giáo dục còn quy định hình thức khen thưởng cho các trường luật
có thé kết hợp trang bị cả lý luận và kiến thức thực tiễn cho người học vàchương trình đào tạo cần có trên 5 môn đào tạo thực tiễn Các môn học thựctiễn được đưa vào chương trình đào tạo là nhằm giúp người học biết cáchgiải quyết các tình huống thực tiễn bằng việc áp dụng luật dân sự, hình sự,doanh nghiệp, các luật tố tụng, luật đầu tư nước ngoài và luật y tế Do yêucầu này, trên thực tế, nhiều trường luật đã bỗ sung các môn học trang bị kỹnăng thực tiễn cho người học vào chương trình đào tạo
Phần lớn các môn thực hành có nội dung là nghiên cứu tình huống vớitài liệu giảng dạy là các vụ kiện có thực, một số trường kết hợp cả phần lýluận và phần thực hành trong các môn học luật Sinh viên thường được họccác môn thực hành ở các năm trên Ngoài ra, nhiều trường luật ở Hàn Quốc
có xu hướng coi các môn luật tố tụng là môn học thực hành do đó đã đưavào chương trình giảng dạy nhiều môn học tố tụng dân sự, hình sự, hànhchính, thuế kết hợp cả lý luận và thực hành Một số trường luật giới thiệucác môn thực hành đặc biệt như soạn thảo hợp đồng, thực hành kỹ năng đàmphán và thành lập các Trung tâm thực hành nghề luật
- Chương trình đào tạo cân có cả môn học bắt buộc và tự chọn
Theo Luật về Trường luật, các trường luật đều phải đưa ít nhất 5 mônthực hành và là môn bắt buộc vào chương trình đào tạo Các môn này gồm:(1) Trách nhiệm nghề nghiệp; (2) Phuong pháp nghiên cứu luật; (3) Soạnthảo các văn bản pháp luật; (4) Phiên toa gia định; va (5) Thực tap nghề.
Ngoài 5 môn thực hành bắt buộc này, các trường được tự do thiết kế các môn thực hành khác phù hợp với từng trường Các trường luật được khuyến
khích giảm bớt môn học bắt buộc (dưới 35 học trình) và tăng cường số mônhọc tự chọn Nếu số lượng học trình của các môn bắt buộc tăng lên thì điểm
thưởng cho trường sẽ giảm xuống tương ứng
Trang 26- Chương trình đào tạo can bao quát cả các môn học vẻ nội luật và luật quóc tê
Các trường luật được khuyến khích đưa các môn học mới vào chươngtrình, gồm các môn góp phan thúc đây quá trình hội nhập như luật so sánh,luật nước ngoài Các trường luật cũng được khuyến khích giảng dạy luật
bằng tiếng Anh để gitip các tốt nghiệp sinh có thé đáp ứng nhu cau công việc trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
Mục tiêu đào tạo
Đã có giai đoạn các luật sư ở Hàn Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp Sau đó, các cơ sở đào tạo luật cân đào tạo ra những luật sư không chỉ có kỹ năng giải quyết tranh chấp mà còn phải có
khả năng dé xuất các biện pháp ngăn ngừa tranh chấp và khả năng giải quyếtcác tranh chấp đó băng các giải pháp pháp lý đa dạng Hiện nay, Luật về
Trường luật quy định mục đích của hệ thống đào tạo luật của Hàn Quốc hiện
nay không chỉ yêu cầu các tốt nghiệp sinh của trường luật phải có kiến thức
tốt về pháp luật mà còn cần phải có cả kiến thức về các lĩnh vực khoa học xãhội khác, đồng thời không chỉ yêu cầu họ có được các kỹ năng giải quyếttranh chấp, mà còn cần có được các kỹ năng của nghề luật, bao gồm: kỹnăng giải quyết vấn dé, kỹ năng phần tích sự kiện Eedp ly, kỹ nang lap luan,
ky nang nghiên cứu pháp luật, phân tích kết quả điều tra thực tiễn, kỹ năng
giao tiép, kỹ năng tư vân, kỹ năng đàm phán, kỹ năng tố chức và quản lý
đơn vị cung cap dịch vụ pháp lý, và kỹ năng nhận biết và giải quyết các mâu
thuẫn trên cơ sở các nguyên tắc về đạo lý bên cạnh các nguyên tắc pháp lý.
Phương pháp giảng dạy
Tiệp thu kinh nghiệm của người Mỹ, các trường luật ở Hàn Quốc đã khai thác mạnh các phương pháp tình huống, Socratic, moot court và law
clinics vào quá trình giảng dạy luật nhằm tăng cường kỹ năng làm việc nóichung và kỹ năng hành nghề luật nói riêng cho người học
2 Kinh nghiệm đào tạo cử nhân luật của Thái Lan
Tuyến sinh vào khoa luật
Đào tạo cử nhân luật ở Thái Lan diễn ra trong 4 năm tại các khoa Luậtcủa các trường Đại học Để trở thành sinh viên luật, các thí sinh phải có kếtquả học tập cao ở bậc phố thông trung học, có sức khỏe tốt và phải vượt qua
kỳ thi tuyên sinh đại học cấp quốc gia Môn thi bao gồm các môn khoa học
cơ bản như: Văn, Toán, Lich sử, Ngoại ngữ va các môn học đặc biệt như:
Nhà nước và Pháp luật, Giáo dục công dân Hình thức thi bao gồm cả viết
Trang 27bài luận và phỏng vấn Thí sinh muốn vào học tại trường Đại học Hoàng giadanh tiếng phải đạt kết quả cao trong kỳ thi này Trong tống số 40 cơ sở đàotạo luật hiện nay, nỗi bật có 4 trường đại học công và 8 các học viện công cókhoa luật chuyên đào tạo từ bậc cử nhân đến tiến sĩ luật học, cũng như tiến
hành giáo dục pháp luật và đào tạo chuyên sâu cho các quan chức và cộng đồng cư dân địa phương Có gần 30 trường đại học tư thục đào tao cử nhân luật, trong đó một nửa số trường đặt tại Bangkok và một nửa nam rai rác ở các tỉnh, thành phố trên cả nước Sinh viên tốt nghiệp khoa Luật phải tích
luỹ từ 135 đến 145 tín chỉ
Chương trình đào tạo cử nhân luật
Điểm nồi bật của chương trình đào tạo là được xây dựng bởi các giảng
viên giàu kinh nghiệm trong linh vực nghiên cứu học thuật va trong giảng dạy, giỏi ngoại ngữ và có kiến thức chuyên sâu cả về chính trị và kinh tế Tuy nhiên, chương trinh đào tạo lại không những không bị mang tính khép
kín nội bộ mà ngược lại còn đáp ứng được yêu cầu “xuyên biên giới và vănhoá quốc gia, biên giới và văn hoá vùng lãnh thổ” Điều đó có nghĩa là
chương trình đào tạo được xây dựng nhằm giúp cho sinh viên có thể tự do
chuyển đổi giữa các trường đại học trong nước và quốc tÊ, giữa các trường
đại học trong nước với nhau thông qua việc tích lũy đủ số lượng tín chỉ theo
yêu cầu ở bậc đào tạo cử nhân Mặt khác, chương trình đào tạo này cũng
giúp phát triển khả năng hợp tác quốc tế giữa các giảng viên trong nước và ngoài nước, giúp bắt nhịp kịp thời với những thay đổi nhanh chóng của tình
hình trong nước và quốc tế, đáp ứng các yêu cau hội nhập diễn ra mạnh mẽtrong những năm gần đây Do thách thức của tiến trình hội nhập quốc tế,việc phát triển mạng lưới hợp tác giữa các khoa luật trong nước, cũng nhưgiữa các khoa luật trong nước với các khoa luật ở ngoài nước để trao đôi
thông tin pháp luật và chương trình đào tạo được xem là công việc quan
trọng nhất
Mỗi năm học thường có 2 học kỳ, đôi khi có thêm học kỳ thứ 3 vàoMùa hè cho các môn hoc hay chuyên dé thảo luận bổ sung Thời gian họccủa mỗi kỳ không kéo dai quá 15 tuần, và ky hoc Mùa hè, nếu có, không kéodài quá 6 tuần Nhu vậy, cho đến khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ phải vượt qua 8học kỳ Đối với những sinh viên vì lý do đặc biệt nào đó cần tốt nghiệp sớmhơn hoặc muộn hơn so với thời gian dự kiến có thể rút ngắn thời gian học tớimức tối thiểu là 7 học kỳ hoặc kéo dài thời gian học tối đa là 16 học kỳ Mỗi
học kỳ, một sinh viên không được tích luỹ quá 22 tín chỉ Riêng đối với học
kỳ Mùa hè, sinh viên không được tích luy qua 7-9 tin chỉ đế đảm bảo đáp ứng yêu cầu về thời gian và chất lượng học tập.
Trang 28Kết quả học tập được đánh giá ở các cấp độ từ A, B+, B, C+, C, D+
và D, trong đó D là mức thấp nhất của mức đạt yêu cầu môn học Kết quả ởcấp độ F được xem là trượt, không đáp ứng được yêu cầu của môn học Đề
hoàn thành toàn bộ chương trình đào tạo cử nhân luật, sinh viên phải vượt
qua kỳ thi tốt nghiệp và tích luỹ ít nhất 135 tín chỉ
Nội dung chương trình đào tạo cử nhân bao gồm: (1) các môn thuộckhối kiến thức giáo dục đại cương (general subjects) với 30 tín chỉ; (2) mônhọc bắt buộc (compulsory subjects) với 5 nhóm, mỗi nhóm gồm 18 tin chỉ,gồm: Luật Kinh doanh thương mại, Luật dân sư, Luật hình sự, Luật quốc tế
và Luật công: và (3) môn học tự chọn (noncompulsory subjects) chiêmkhoảng 15-25 tín chi, gồm các môn học của khoa luật hoặc của khoa khácnhư: khoa Kinh tế, Khoa thương mai- kế toán, Khoa hành chính công và
khoa khoa học chính trị
Phương pháp giảng dạy và đội ngũ giảng viên
Là một đất nước có hệ thống pháp luật thuộc truyền thống Civil Law, phương pháp giảng dạy luật ở Thái Lan không giống với phương pháp giảng dạy luật ở Mỹ Cụ thể là trên lớp học, thầy và trò chú trọng nghiên cứu các
bộ luật, các văn bản pháp luật thực định hơn là nghiên cứu bản án Tuy
nhiên, kiều giảng dạy này cũng không thuần tuý lý thuyết mà có lưu tâm đếnviệc sử dụng các tình huống thực tế gắn với nội dung luật thực định Cáctình huống này được lồng vào quá trình thuyết giảng và đưa vào cả giờ thảo
luận (khi đó sinh viên thường được tách thành các lớp nhỏ) Giảng viên khoa
Luật phần lớn tốt nghiệp ở nước ngoài, đặc biệt ở các nước có hệ thống luậtphát triển và có ảnh hưởng không nhỏ tới Thái Lan như Anh, Mỹ, Pháp, Đức
và Nhật Bản.
Việc thành lập các trung tâm trực thuộc khoa Luật: phần lớn cáckhoa Luật đều thành lập các Trung tâm trực thuộc như: Trung tâm nghiêncứu Luật và Phát triển; Trung tâm trợ giúp pháp ly; Trung tâm Luật môi
trường và Phát triển; Trung tâm xúc tiến nghiên cứu Pháp luật của Pháp; Trung tâm Luật Indochina; Trung tâm bảo vệ quyền trẻ em Châu A
Một số wu điểm và tôn tại trong đào tạo cử nhân luật ở Thái Lan
So với đào tạo cử nhân luật của Việt Nam, đào tạo cử nhân luật của
Thái Lan có một số ưu điểm sau:
(1) Tất cả các cơ sở đào tạo luật của Thai Lan đều đã áp dụng hệthống đào tạo theo học chế tín chỉ, với phương châm lấy người học
làm trung tâm dựa trên cơ sở học liệu phong phú Phương pháp
Trang 29mới nay tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tích luỹ kết quả họctập trong phạm vi trường của mình và thậm chí có thể tích luỹ một
sô tín chỉ tại các trường khác ở trong và ngoai nước Cho tới nay, Việt Nam cũng đang bước đầu chuyển sang đào tạo cử nhân luật theo học chế tín chỉ, tuy nhiên phương pháp đào tạo mới này chưa thực sự được áp dụng phổ biển ở tất cả các cơ sở đào tạo cử nhân luật.
(2) Các cơ sở đào tạo cử nhân luật đều có quyền tự chủ trong việc xây
dựng chương trình đào tạo trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của
nước ngoài Để làm được điều đó, các cơ sở đào tạo đã sử dụngdịch vụ tư vấn của các chuyên gia nước ngoài đến từ Mỹ, Nhật,
Pháp; hoặc thuê các chuyên gia trong nước đã từng du học ở nước ngoài với phương châm chương trình đảo tạo được xây dựng phải
đáp ứng được thách thức của tiến trình hội nhập quốc tế Cụ thé,chương trình đào tạo cử nhân luật có thể chia thành 3 bộ phận: (1)các môn thuộc kiến thức giáo dục đại cương; (2) các môn học bắtbuộc (gồm các môn thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp);
và (3) các môn học tự chọn Chương trình đào tạo cũng đã chú
trọng đến việc đảo tạo chuyên sâu trong một số chuyên ngành hẹpnhư luật thương mại, luật quốc tế, luật dân sự và hình sự, đặc biệt
là chuyên ngành về luật công là một chuyên ngành mới Cáctrường đứng đầu về đào tạo luật ở Thái Lan đều chú trọng tới việc
đào tạo chuyên sâu với phương châm đảm bảo tính học thuật nhưng van đáp ứng được thực tiễn đang đổi thay của xã hội trong
bối cảnh hội nhập Một số trường còn tổ chức khoá dao tạo cử
nhân luật bằng tiếng Anh nhằm cạnh tranh với các trường đại học
ở ngoài nước.
(3) Đội ngũ giảng viên luật chuyên nghiệp nhìn chung còn thiếu về sốlượng, nhưng xét về chất lượng, các giảng viên đều có kinh
nghiệm, có trình độ ngoại ngữ, được đào tạo bài bản tại các trường
đại học danh tiếng của Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản Sở dĩ có đượcđiều đó là do người Thái Lan có truyền thống đi du học nướcngoài Chưa bao giờ phải trải qua giai đoạn thuộc địa, hệ thống
giáo dục nói chung và đào tạo luật nói riêng của Thái Lan được
xây dựng và phát triển bởi chính người Thái Lan, có tham khảokinh nghiệm của nước ngoài thông qua việc sử dụng ý kiến tư vẫn
của các chuyên gia giỏi từ trong và ngoài nước.
Trang 30(4) So với Việt Nam, đào tạo cử nhân luật ở Thái Lan có bể dày lịch
sử và chịu nhiều ảnh hưởng của bậc đào tạo này của nước ngoài.Việc thành lập các Trung tâm ở khoa Luật như đã đề cập, đượcxem là ưu điểm trong mô hình đào tạo luật ở Thái Lan, thé hiện sựkết hợp hài hoà giữa chức năng giảng dạy và nghiên cứu của giảng
viên, đảm bảo cập nhật thông tin thường xuyên và tính chuyên
nghiệp trong môi trường đào tạo luật Bên cạnh đó, việc phát triển
mạnh quan hệ hợp tác giữa các trường trong nước, trong khu vực
và trên phạm vi quốc tế cũng là điểm mạnh của Thái Lan xuất phát
từ yêu cầu cấp thiết của hợp tác quốc té và ứng dụng khoa học công nghệ trong giảng dạy, trao đổi chuyên môn, trao đổi hệ thống tín chỉ giữa các cơ sở đảo tạo cử nhân luật với nhau.
(5) Đào tạo cử nhân luật ở Thái Lan hết sức chú trọng đến chất lượngcủa đầu ra nhằm cung cấp các chuyên gia luật lành nghề đáp ứng
yêu cầu của xã hội Hầu hết các cử nhân luật đều có khả năng làm việc được ngay vì trong quá trình học ở khoa luật họ đã được trang
bị nhiều kỹ năng thực tế và cách thức giải quyết tình huống chứkhông chỉ học thiên lệch về lý thuyết Sinh viên ở kỳ cuối có thểtham gia thực tập ở các Trung tâm tư vấn và thực hành nghề luật
Tuy nhiên, đào tạo cử nhân luật ở Thái lan vẫn còn một số ton tại:(1) Thiếu giảng viên: tình trạng thiếu đội ngũ giảng viên luật chuyênnghiệp được xem là tổn tại lớn nhất và có ảnh hưởng trực tiếp đến quy
mô và chất lượng giảng day Vấn đề này được xem như một yếu tố ảnh hưởng quyết định đến công tác đào tạo luật ở Thái lan.
(2) Quy mô lớp học quá lớn: tình trạng thiếu giảng viên dẫn đến hệquả, các khoa luật thường phải tổ chức lớp học với quy mô lớn Quy
mô lớp học trên thực tế không đồng đều giữa các trường do số lượngsinh viên của từng trường không giống nhau Thực tế này đã gây khókhăn cho việc quản lý đào tạo cũng như khó đảm bảo chất lượng dạy
và học tốt tại nhiều cơ sở đào tạo cử nhân luật
(3) Khả năng bị tụt hậu và tiến tới đóng cửa của một số cơ sở đào tạo
cử nhân luật: sức ép ngày càng tăng lên của quá trình hội nhập quốc tế
đã làm cho nhiều cơ sở đào tạo luật không có danh tiếng và các trường
tư thục không kip cải cách nội dung chương trình đào tạo, không có
điều kiện để quảng bá hình ảnh của mình Những cơ sở đào tạo này
Trang 31rất có khả năng sẽ nhanh chóng bị tụt hâu và đối mặt với nguy cơđóng cửa do không có đủ số sinh viên nhập học.
3 Kinh nghiệm đào tạo cử nhân luật của Malaysia
Tuyển sinh vào học tại khoa luật:
Cách thức đào tạo cử nhân luật ở các khoa Luật nhìn chung theo
mô hình của Anh và gồm hai giai đoạn: giai đoạn một nham trang bịkiến thức lý luận về pháp luật; giai đoạn hai nhằm trang bị kỹ năngthực hành nghề cho những ai muốn trở thành luật sư
Khác với Mỹ và tương tự với Anh, các khoa luật ở Malaysia tuyểnsinh từ các học sinh tốt nghiệp trung học phố thông và cấp bằng LLBcho những sinh viên tốt nghiệp khoá đào tạo cử nhân luật Tuy nhiên,thời gian đào tạo cử nhân luật ở Malaysia không hoàn toàn giống vớithời gian dao tao cử nhân luật ở Anh (chỉ kéo diễn ra trong 3 năm), và
có sự khác nhau giữa các trường công lập và trường tư thục Các trường đại học công lập đào tạo cử nhân luật trong 4 năm trong khi đó các trường tư thục chỉ đào tạo trong 3 năm.
Chương trình đào tạo cử nhân luật
Malaysia là một quốc gia có hệ thông pháp luật thuộc truyền thông Common Law và chịu sự ảnh hưởng của Luật Hỏi giao Nguồn luật của
Malaysia, vì vậy, rất đa dạng, bao gồm hệ thống tiền lệ pháp, luật thành
văn, luật hồi giáo và tập quán pháp Chương trình đào tạo cử nhân luật
trong các trường đại học công lập ở Malaysia, do vậy, cũng phản ánh
rất rõ tính da dang của nguồn luật ở đất nước nay
Hiện nay, chương trình đào tạo cử nhân luật ở hầu hết các khoa
Luật của các trường đại học công lập của Malaysia gồm 4 phan: (1) Các môn học bắt buộc truyền thống: (2) Các môn hoc tự chọn bao gom
ca các môn luật và phi pháp luật; (3) Mon học ngôn ngữ Malay bắt
buộc hoặc môn học tiếng Anh hoặc cả hai; và (4) Các môn học luật hồi
giáo, bắt buộc cho tất cả tín đồ hồi giáo.
Nhìn chung, ở Malaysia, các trường đại học công lập tự quyết định
nội dung và chương trình đào tạo cử nhân luật Theo đó, các môn học được chia thành hai loại: băt buộc và tự chọn.
Trang 32Các môn học bắt buộc được xây dựng nhằm cung cấp những kiến
thức pháp luật và những kỹ năng cơ bản của một luật gia cân có, mặt
khác nhằm đặt nền mong, giúp cho người học tiếp cận các van déchuyên sâu ở các môn tự chon Bộ giáo dục, Hội đồng đánh giá tiêuchuân hành nghề và Hội đồng luật sư của Malaysia chỉ có vai trò nhấtđịnh trong việc xác định các môn học bắt buộc, nội dung cốt lõi của
chương trình đảo tạo cử nhân luật tại các trường đại học công lập Các
môn hoc bắt buộc chia làm ba nhóm: (1) các môn học thuộc khối kiếnthức đại cương về pháp luật cung cấp nên tảng kiến thức khoa học pháp
lí, kiến thức vé hệ thống pháp luật Malaysia, và về hệ thống pháp luật
hôi giáo; (2) các môn học luật găn với các lĩnh vục pháp luật cơ bản,
truyền thống và là nền tảng cho sự phát triển của truyền thống
Common Law nói chung và hệ thống pháp luật Malaysia nói riêng; và
(3) các môn học về kỹ năng nhằm cung cấp kỹ năng cơ bản cho sinh viên luật và cho các luật sư tương lai.
Cac môn học tự chọn được xem là phần kiến thức chuyên sâu chứ
không phải là các môn học phụ trợ được đưa vào chương trình đao tạo
nhằm tạo điều kiện để sinh viên có thể lựa chọn những môn học mìnhyêu thích, đồng thời định hướng nghề nghiệp cho mình trong tương lai.Danh mục các môn học tự chọn do từng trường quyết định và có thểthay đổi hàng năm Các môn học tự chọn thường là những môn luậtphát sinh trong những lĩnh vực mới của nền kinh tế Malaysia
Phương pháp giảng dạy và một số vẫn đề khác
Các cơ sở đào tạo cử nhân luật ở Malaysia đã phối kết hợp nhiều
phuong pháp giảng dạy như thuyết trình, Socratic, tình huống, và thực hành nghề luật Phương pháp giảng dạy thông dụng nhất ở Malaysia là phương pháp thuyết trình được sử dụng trong những lớp học cỡ lớn và cho những
môn học bắt buộc Sau giờ thuyết giảng của giáo viên trên giảng đường làgiờ phù đạo cũng được tô chức ở lớp học với quy mô lớn, ở đó giảng viên và
sinh viên sẽ thảo luận về chủ đề đã được thuyết giảng Trong cả giờ thuyết giảng và giờ phù đạo, giảng viên đôi khi có thể sử dụng phương pháp Socratic hoặc phương pháp tinh huống để hướng dẫn sinh viên phân tích những vụ việc thục tế Đối với những môn học tự chọn, phương pháp thảo
* xuất piát từ nhận xét trong thực tế răng nhiễu sinh viên trong các trường luật được đào tạo qúa nhiều lí
thuyết rà không gắn với thực tiễn đời sống Từ năm 2000, các trường đại học Kebangsaan Malaysia, Đại
học hồi giáo quốc tế, Đại học công nghệ MaRa đã giới thiệu các môn học thực hành nghề luật như: Kỹ
năng đàn phán và các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn; Tư van và tranh tụng.
Trang 33luận thường được sử dụng, theo đó, sinh viên phải trình bày một chủ dé nào
đó đã được lựa chọn chuân bị từ trước giờ học và sau đó cả lớp sẽ thảo luận
về chủ đê đã được trình bày.
Các trường đại học của Malaysia còn rất chú trọng đến phương pháp thựchành nghề luật Hầu hết các khoa luật ở Malaysia sử dụng phiên toà giả định
với sự tham gia, đóng vai của sinh viên và coi đó là một hoạt động hữu ích,
là một phan cua chương trình dao tạo luật Cac khoa luật cũng thường xuyênsắp xếp cho sinh viên thực tập tại công ty luật, các văn phòng luật sư, các cơ
sở trợ giúp pháp lí trong thời gian nghỉ học kỳ Ngoài ra, để tăng cường kiếnthức thực tiễn cho người học, nhiều trường đã mời các luật sư đến giảng dạy
hoặc cùng song giảng với các giảng viên của trường.
Về ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy luật ở Malaysia: Tiếng Malay làngôn ngữ chính thức của Malaysia được sử dụng trong giao tiếp ở tất cả các
cơ quan của Chính phủ Tại toà án, các toà án cấp thấp như toà án huyện sửdụng tiếng Malay nhưng toà cấp cao, toà phúc thâm, toà án liên bang vẫntiếp tục sử dụng tiếng Anh với sự chấp thuận của chánh án Ở các trường đạihọc công lập, đào tạo cử nhân Luật áp dụng chính sách hai ngôn ngũ TiéngMalay hoặc tiéng Anh sẽ được sử dụng, dé giảng dạy các môn học đối với tất
cả các sinh viên trong suốt 4 năm học” Nhiều trường sử dụng tiếng Malay
đề truyền đạt kiến thức trong giờ lí thuyết nhưng trong giờ thảo luận lại sửdụng tiếng Anh Việc sử dụng hai ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Malay tạicác khoa luật đã làm cho những người có đủ tiêu chuẩn hành nghề luật ở
Malaysia không gặp khó khăn vê ngôn ngữ giao tiếp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Một số bat cập trong chương trình đào tạo cứ nhân luật ở Malaysia:
Chương trình đào tạo cử nhân luật ở Malaysia hiện còn tổn tại một sốhạn chế, chưa đáp ứng tốt xu thế hội nhập quốc tế.”
Một là còn thiếu các môn học trang bị kiến thức về pháp luật các nướcASEAN Các môn học được đưa vào chương trình đào tạo chủ yếu liên quan
đến pháp luật trong nước, chưa chú trọng đến việc giảng dạy pháp luật ASEAN cũng như đến hệ thống pháp luật thương mại quốc tế Không có một trường đại học công lập nào của Malaysia giới thiệu hệ thống pháp luật ASEAN trong chương trình đào tạo cử nhân luật do đó không tạo cơ hội cho
các sinh viên tìm hiểu chuyên sâu về hệ thống pháp luật của các nước
5 http://mais.fsktm.um.edu.my/4766/1/1.pdf
: http://vww.aseanlawasociation.org/9GAdocs/W2-Malaysia.pdf
Trang 34ASEAN Từ đó, các luật gia, luật sư Malaysia sẽ gặp khó khăn khi giải quyết
các vụ việc liên quan đên pháp luật của các nước ASEAN.
Hai là còn thiếu các môn học trang bị kiến thức cho người học nhằmđáp ứng yêu cau của tiến trình toàn câu hoá nên kinh tế và hội nhập quốc tếnhư: Luật thương mại quốc tế, Luật tài chính quốc tế, Luật đầu tư quốc tế,
Luật về thôn tính, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp thông qua những giao dịch vượt qua khỏi biên giới quốc gia, Luật giải quyết tranh chấp quốc tế, và Luật nhân quyền quốc tế Mặc dù một sô trường đã đưa vào nội dung chương trình giảng dạy một số môn học trong số những môn nói trên nhưng lại xếp vào danh mục các môn học tự chọn, vì vậy không phải tất cả các sinh viên đều có được khối kiến thức này.
4 Kinh nghiệm đào tạo cử nhân luật của Philippines
Tuyến sinh vào khoa luật:
Cũng giống như Mỹ, các khoa luật của Philippines chỉ tuyến sinh đối
với những thí sinh đã có một băng đại học Tuy nhiên, bằng luật thịnh hành
ở Cộng hòa Philippines là LLB (bằng cử nhân luật) Để lẫy bằng cử nhânluật, sinh viên phải theo học bốn năm tại khoa luật theo chương trình đào tạochuẩn Trên thực tế, hầu như tất cả các khoa luật 6 Philippines đều tuân thủchương trình đào tạo cử nhân luật chuẩn, nhằm đáp ứng yêu cau của các kỳthi hành nghề luật do luật sư đoàn tô chức Điều này cho thấy chương trìnhđào tạo cử nhân luật ở Philippines mang tính định hướng nghề nghiệp rấtcao, trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết đáp ứngyêu cầu hành nghề luật trong tương lai
Ngoài chương trình đào tạo cử nhân luật truyền thống như đã nêu trênmột số trường Luật của Philippines còn đi theo mô hình của Mỹ, có cácchương trình đào tạo mang tinh chất chuyên sâu về luật dé cap bằng JD Nhưvậy, đối với bậc đào tạo ở trình độ đại hoc, Philippines sử dụng đồng thời cảhai loại chương trình đào tạo cử nhân luật: LLB và JD Thực tế này phản ánh
sự ảnh hưởng sâu sắc của kiểu đào tạo luật của Mỹ đối với công tác đào tạo
cử nhân luật của Philippines Cả hai chương trình đào tạo cấp bằng luật đểđược hành nghề luật (LLB va JD) đều là chương trình dành cho nhữngngười đã có bang đại học của một chuyên ngành khác Trong khi đó chươngtrình đào tạo cử nhân luật (LLB) của một sô nước khác trong truyền thông
Common Law như Anh, Úc có đối tượng tuyển sinh là học sinh vừa tốt nghiệp trung học phố thông.
Trang 35Cũng giống như ở Mỹ, mục tiêu đào tạo của các khoa luật ởPhilippines thông qua các chương trình đào tạo LLB hoặc JD đều nhằm sảnsinh ra những người thực hành nghề luật giỏi, đáp ứng với nhu cầu thực tiễn
của xã hội.
Chương trình đào tạo cứ nhân luật (LLB/ JD)
Là chương trình đào tạo dành cho những người đã có một băng đại
học thuộc một chuyên ngành khác, vì vậy, chương trình đào tạo cử nhân luật
của Philippines khác với chương trình đào tạo tương ứng của một sô nướcCommon Law khác Người Philippines không chú trọng đến việc trang bịkiến thức khoa học tổng quan (general education) mà chỉ yếu tập trung vàoviệc trang bị các kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề luật cho
người học.
Nhiều quy định chặt chẽ liên quan đến việc quản lý, kiểm soát và thực
hiện chương trình đào tạo luật của các cơ sở dao tạo luật ở Philippines đã
được ban hành nhằm:
- Chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thực hành luật cho sinh viên;
- Đào tạo những người hành nghề luật có năng lực và đạo đức nghềnghiệp, sẵn sàng tham gia vào cả những hoạt động nghề nghiệp không
vì lợi nhuận;
- Đào tạo các nhà lãnh đạo cho quốc gia;
- Đóng góp cho sự thúc đây và phát triển nền tư pháp và hành chính quốc gia, hệ thống pháp luật và các thiết chế của quốc gia.
Việc đào tạo luật của các khoa Luật ở Philippines chịu sự kiểm tra,
giám sát của Ủy ban về giáo dục đại học (Commission on Higher Education)
và Hội đồng đào tạo luật (Legal Education Board) mà Chủ tịch là thấm pháncủa tòa chuyên trách Tòa án Tối cao Philippines đã nghỉ hưu.” Các cơ quannày có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát việc tuyển chọn sinh viên vàgiáo viên dạy luật, chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất của các trường luật,
và cả chương trìn thực tập của sinh viên luật Ngoài hai tổ chức trên, Tòa
án Tối cao Philippines không chỉ có chức năng cấp phép hành nghề luật còn
đóng vai trò không nhỏ đối với công tác đào tạo luật ở Philippines thông qua việc ban hành những quy định về đối tượng tuyến sinh, về chương trình đào
Theo quy định của Tòa án Tối cao Philippines, chỉ những người cóbằng cử nhân mới được tuyển chọn vào học chương trình cử nhân luật; Toà
“Ngoài ra, các thành viên của Hội đồng bao gôm đại diện của Luật su Đoàn thống nhất, Hiệp hội các trường Luật, Hiệp hội các giáo sư luật, những người tích cực hành nghê luật và các sinh viên luật ưu tú.
® Quy định của Tòa án Tối cao, Quy định sô 138, mục 6.
Trang 36còn ấn định những môn học luật bắt buộc thuộc chương trình đào tạo cửnhân luật được áp dụng tại các khoa luật ở Philippines _.
Trên thực tế, chương trình dao tao co bản của các khoa Luật ởPhilippines đều được xây dựng theo định hướng chuyên môn — nghề nghiệp
Ca hai chương trình LLB va JD đều là các chương trình dao tạo trong thời
gian bốn năm và các môn học đều được thiết kế theo yêu cầu của kỳ thị
tuyển chọn vào đoàn luật sư Tuy nhiên, chương trình đào tạo cấp bằng JD,
có mộ: số khác biệt căn bản so với chương trình đào tạo cap bằng LLB do
chương trình này oni trọng hon vào việc trang bi những kiến thức chuyên
môn cño người hoc.'° Dé là lý do tại sao nhiều trường Luật ở Philippines đã
thiết ké song song cả chương trình LLB và chương trình JD.
Chương trình đào tạo cấp bằng JD tập trung trang bị kỹ năng thực tiễn
và kiến thức chuyên môn về pháp luật Nội dung đào tạo của chương trìnhnày thiên về thực tiễn chứ không thiên về lý thuyết, học thuật Với chươngtrình JD, sinh viên phải học tat cả các môn luật cơ bản trong khoảng thờigian 2,5 năm đầu; thời gian còn lại, sinh viên sẽ lựa chọn các môn luật
chuyên sâu theo nguyện vọng cá nhân Trong chương trình JD, sinh viên sẽ
có cơ nội thực hành bằng cách tuỳ chọn các công việc tập sự về luật theo vụ
việc, tham gia các phiên tòa tập sự, thực hành tại công ti luật hoặc tham gia
vào việc biên tập các bài viết cho tạp chí luật Đồng thời, chương trình JDcòn doi hỏi sinh viên phải viết và bảo vệ luận văn nhằm rèn luyện khả năng
nghiên cứu, lập luận, phân tích chuyên sâu về một chủ đề pháp luật Đây
cũng là kỹ năng cần thiết cho người hành nghề luật sau này
Về phương pháp giảng dạy
Tương tự với trường hợp của Mỹ, các khoa luật của Philippines đềukhai thác các phương pháp giảng dạy như phương pháp tình huống,Socraiics, phiên toa giả định và thực hành nghề luật Đặc biệt, các khoa luậtđều chú trọng đến việc trang bị kỹ năng thực hành nghề luật cho sinh viên.Nhằm trang bị kỹ năng hành nghề luật một cách hiệu quả cho sinh viên, các
khóa giáo dục thực hành luật đã được đưa vào chương trình đào tạo cử nhân luật trông quan việc thành lập các văn phòng trợ giúp pháp lý và thực hiện các cương trình thực tập trợ giúp pháp lý phi lợi nhuận.
? Quy định của Tòa án Tối cao, Quy định số 138, mục 9.
'° Xem Cesar L Villanueva, Philippine Leadership Crisis and the JD Program
http://wvw.ateneolaw.ateneo.edu/
Trang 37Một số khó khăn thách thức đối với đào tạo cử nhân luật ở Philippines
Chương trình đào tạo cử nhân luật của Philippines rất gân gũi với
chương trình đào tạo cử nhân luật của Mỹ, theo đó những môn học luật cơ bản được đặc biệt quan tâm đưa vào chương trình cùng với những kỹ năng
thực tế cần thiết cho hành nghề luật trong tương lai của sinh viên luật Mặc
dù chương trình đào tạo này có nhiều ưu điểm nhằm đặt mục tiêu đào tạo
nguôn nhân lực giỏi cho nghề luật, các khoa luật ở Philippines cũng gap
nhiều khó khăn, thách thức khi theo đuôi mô hình nay, đặc biệt là sự thiếu
hụt đội ngũ giảng viên luật có kiến thức chuyên sâu, và sự khó khăn về tài cính cần thiết cho các hoạt động thực tập của sinh viên luật nhằm nâng cao
năng lực thực hành cho sinh viên am
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng và sự pháttriển như vũ bão của khoa học — công nghệ như hiện nay, chương trình đàotạo cử nhân luật theo truyền thống đã không còn đáp ứng được những đòihỏi của thực tiễn Trước thực tế đó, các khoa luật của Philippines cũng bướcđầu tiến hành cải cách chương trình đào tạo cử nhân luật bằng cách đưathem nhiều môn học mới vào chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu thựctiễn Điển hình là các môn học liên quan đến thương mại, kinh doanh,thương mại quốc tế, các van đề pháp luật liên quan đến khoa học — công
nghệ như Mua bán và Sap nhap (Mergers and Acquisition), du an tai chinh (Project Finance), Luật về Xây dựng - Vận hành - Chuyén giao (The Build - Operate — Transfer Law), Internet và Xã hội (/nternert and Society), và Luật
môi trường Một số môn học truyền thống đã được đưa vào chương trìnhgiảng dạy của các trường luật trong nhiều năm nhưng trước thách thức củaquá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay cũng đãđược đổi mới, chỉnh sửa bang cách thêm, bớt những nội dung cần thiết chophù hợp với thực tiễn Đổi mới nội dung môn học không chỉ dừng lại ởnhóm các môn học về luật nội dung mà còn diễn ra ở cả nhóm các môn học
về luật tố tụng Mặt khác, các nội dung mới trong các chương trình đào tạoluật không chỉ tập trung vào các lĩnh vực kinh tế, thương mại mà còn bao
quát cả các vẫn đề an ninh, chính trị, xã hội có tính toàn cầu như: tội phạm
khủng bố, tội phạm quốc tế, quyền được sinh con, cái chết nhân đạo, chứng
cứ AND, hôn nhân đồng giới cũng được đưa vào chương trình đào tạo cử
nhân luật ở Philippines.
'' Xem Cesar L Villanueva, Philippine Leadership Crisis and the J.D Program
http://www.ateneolaw.ateneo.edu/
Trang 38PHAN II: MOT SỞ RAT CẬP TRONG C ONG TAC BAO TAO CUNHÂN LIIÁT ra) VIET NAM
Thú nhấn, chương trình đào tạa cử nhân luật của Việt Nam con chua chủ trong tới việc trang hj kị năng lâm việc adi chung va &¥ ning
hành nghệ nói riêng cho sinh viên luật
Nguyên nhãn dẫn đến tình trạng trên 14 trong chương trình dae tạo củnhản luật nhìn chung cản thiểu các mén học trang bj kỹ năng làm việc cha
cac cử nhân luật tuong lái, Tý da sâu xa có lẽ là vi ứ Việt Nam, dao tan dé
trang hị kỹ nang chuyên sau trang hanh nghề luật (gam kỹ năng của thảmphan, luật sir cũng chủng viên ) thuộc về chức năng của các cơ sở đạynghề trong đó ca Hoc viện Tư pháp chữ không phải của các ca số dao tan cửnhân luật, Day là điểm khác biệt với nhiều nước Common Law Tuy nhiên.cản nhận thúc răng dù không có chức năng đào tan chuyên sau về kỹ rănghành nghẻ luật như các cơ sa đạy nghê luật các ca sử đảo tạo cử nhãn luật
của Việt Nam vẫn can chủ trọng đến việc trang hị kỹ năng lam việc nói chung và kỹ năng hành nghề Wat nói riêng cho sinh viên, giúp họ có được
những kỳ năng tôi thiểu khi tết nghiệp va tham gia vào lực lượng lao ding
Trên thục tế các cơ sở sử dung lao động ở nước ta thường phản nan về
những hạn chế liên quan đến kỹ năng làm việc của các cit nhân luật và điêu
nay hoàn toàn thuộc vẻ tach nhiệm của các cơ s6 daa tao cử nhân luật vì
không phải tất cả các cử nh⬠luật đều hành nghề luật sư, thẩm phán haycông chứng viên dé can phải lấy thêm chứng chỉ hành nghe luật trước khỉhước vào làm việc Trên thực tế cỏ rat nhiều cử nhân luật lam việc tại các
co quan nha nước các daanh nghiệp khang kinh daanh dich vụ pháp lý vi
vậy không nhất thiết phai qua khoá đảo tạa nghề tại cơ sở day nghề luật RGTang các co sở dao tao cử nhân luật cũng cần trang bị nhìng kỹ nang lamviệc tôi thiểu cha người học
Thứ hai, chương trình dda tao cử nhữn luật hiện nay a Vier Nam
sửa (hừa vừa thiểu
Chinh hất cập nói trên đã dẫn đến hat cập thứ hai: vừa thừa vừa thiểutrang chương tinh dao tạo Thừa vi chương trình nay có nhiều mỗn họckhẳng thực sư can thiết va phủ hợp cho cũng việc của các cứ nhẫn luậthrong lai: thiểu vi nhiều mắn hoc có khả nang trang hi cho người học nhữngkiến thức và kỹ năng mà xã hội cần nhưng lại khâng được dưa vàn chương
trinh giảng dạy `
Hên cạnh dé, chương tinh dao Lữ của các trường luật của Việt Nam
can kha cửng nhắc, khỏ đáp Ing dược với nhu eau đảo fac nguồn nhân lục
chất lượng cao cho nghé luậi Ö Việt Nam, Bộ Gido duc và Dao tao với Tư
Trang 39cách là quản li nhà nude về giáo dục và đào tạo ban hành chương trình
khung cho đảo tao củ nhân luãi, trong đo phan kien thức giao dục dai cuang
chiếm một ty lệ khá lon so wen kiến thức giáo dục chuyển nghiệp Các cơ sởdao tạn cư nhẫn luật, mặc dù được tự xây dụng chương trình đắc tạo chonéng minh nhưng van phải dam hao sự phù hợp với chương trình khung của
Bộ Giáa dục và Raa tạa Kiểu tự do trang khuôn khả đó đã làm cho các cơ
sở đào tan khó có thể xảy dựng dược một chương trình dao tạo phủ hợp với
nhu cầu thực tiễn nhằm nâng cao chat lượng đảo tạo và cung cắp nguồn nhân lực dou sức cạnh tranh trên thị trường nghẻ luật trong bối cảnh hội nhập quaclễ.
Thứ ha, chương trình dao taa luật ở Việt Nam can chữa cap HHẬI thưởng xuyên các thành tu mới của kaa Apc phap tỷ
Sử dụng lý thuyết peu giang day nai chung va giang day luật núi riéng
là diễu hiển nhiên, vẫn dé là can xem xét chất lượng của những dạng thức ly
thuyết được sử dụng Điều này phụ thuộc rất lớn vàn việc cập nhật kịp thai
các thành tựu mới cna khoa học phap iS Co y kiến cho rằng cũng việc nảy
còn chậm được triển khai ở Việt Nam Nhiều người trong sé chúng ta vẫn
Iu coi luật học nhu một lĩnh vục nghiên cửu tiên phony trang khea hee xã
hội và nhân văn, Hieu nay cú nguyên nhấn tâm lý hon là thực tẻ Tốc độ lamluật của nha nước trong những năm vừa qua tăng lên nhanh chong da lam
nhiều nguờn lầm tưởng về mộ! khaa hoc luật năng động và mạnh mẽ ở Việt Nam Song tren thực tế, thực trạng của khoa hẹc luật van chi dậm chan tại chễ, quanh quan với các van dé lý luận va thực tiền mà phương pháp nghiên cứu vẫn chỉ gói gon trong biện chứng va lịch sử, phần tích va tông hợp Điều
dang le ngại là nguài ta không tìm thấy được mỗi liên hệ logic pitta các phương pháp nghiền cứu với các kél qua của công trình Nhin ra thé BIỚI.
chủng ta thay cỏ nhiều hưởng di mdi trong khoa hoe pháp lý Trang thể ky
30, có thé tang kết 4 xu hướng nghiên cứu chính của khoa học pháp lý:
- Triéi học nhấp luật
- _ Xã hội hoe pháp luật
- ÁÑa nh luật
Kinh tế luật ( con được gọi là phân tích kinh lế ve luật)
Cac phuong phap ngpen cứu sử dung treng phan ly thuyết của các man
hoc luật ở Việt Nam chủ yếu là sử dunp cách thức triển khai của triểt học
nháp luật Cách thức này thường dựa trên những phan tích nộ! tai, logic bên trong cua pháp luật, Bến cạnh xu hướng nay các xu hướng con lai trong
Phan nay aya lrên tải liệu cá nhân yaa hpuyển Que Neoc Trên những neo đường cứa ng hiên cưa lina hực phen fic mhác phán vd mội vụn thư nhiễm đhấi và cat mắn hơn: phan tigi dink fe Bún thân rải lrên
-Ww 2t n1ựufsiht truapha ple Ages pat
Trang 40khoa học pháp lý nhìn nhận pháp luật như một yếu tổ trong mối liên hệ đa dạng hơn với các yếu tố bên ngoài như kinh tế, tập quán, văn hoá, xã hội Cách tiếp cận này cho thấy tính sống động hơn, thực tế hơn của đối tượng
nghiên cứu là pháp luật Việc bổ sung và ứng dụng các thành tựu của khoa
học pháp lý sẽ giúp cho đào tạo luật tránh được những lối mòn giáo điều và
qua đó có những phương tiện để phân tích luật và sử dụng chúng gan gũi hơn với thực tế Điều này được lý giải bởi một số lí do sau:
- Làm tăng tính khách quan trong nội dung đào tạo luật Không hiếm trườnghợp hiện nay việc phân tích các qui định mang tính tư biện, nhiều khi mangnặng xảo thuật ngôn từ và câu chữ Chăng hạn, cho rằng công ty là dựa vào
sự hợp tác để kinh doanh nên ít nhất phải có hai thực thê thành lập, cho nênlập luận đó bỗng trở nên lúng túng khi chính bản thân luật thực định thay đốicho phép tồn tại loại hình công ty một thành viên Hoặc, ví dụ khác, giảithích câu chữ trên bề mặt nên dẫn đến những quan niệm hời hợt và sai lầm,
như Sở giao dịch hàng hoá được ghi trong Luật thương mại chỉ là một nơi
tập trung dé mua bán hàng hoá trong khi thực chất đấy là một dạng thức dau
tư nhằm phòng chống rủi ro và phần lớn trường hợp là không có hàng hoánào thực sự được trao nhận ở Sở giao dịch hàng hoá ấy cả Cô găng đoạn
tuyệt với lỗi phân tích chủ quan, khoa học pháp lý hiện đại cố gang tìm kiếm những cơ sở khách quan hơn cho lập luận bằng việc sử dụng các phương
pháp mang tính định lượng nhiều hon Ví dụ, ta có một mệnh dé định tínhsau: ngoai hành vi của tôi ra, tôi không ton tại với pháp luật Xã hội họcpháp luật hoặc Kinh tế luật thao tác mệnh đề đó dưới góc nhìn thực chứnghơn Như trong kinh tế luật, người ta dựa vào lý thuyết hành vi dé có thé mô
hình hoá các hành vi của con người dựa trên giả định con người là có lý trí
và phải quyết định hành vi trên cơ sở lựa chọn chỉ phí - lợi ích
- Việc cập nhật các thành tựu khoa học pháp lý có thể cho phép đưa ra
những môn học mới hoặc phát hiện những nội dung cần phải bổ sung trong chương trình đào tạo Sự phát triển của khoa học pháp lý cung cấp cho
chúng ta những tri thức mới về pháp luật Các tri thức mới này, trong những
điều kiện và thời điểm thích hợp, có thể giúp xây dựng những môn học mới.
Chang hạn, tại nhiều nước tiên tiến, người ta đã tiến hành nghiên cứu mối
quan hệ giữa luật pháp và kinh tế, mà cụ thể là sử dụng những phương pháp của kinh tế học để phân tích các qui định pháp luật, và gần đây, trong nhiều chương trình đào tạo luật cũng đã thấy xuất hiện môn học kinh tế luật.