1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng trên website thương mại điện tử ở Việt Nam

82 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng trên website thương mại điện tử ở Việt Nam
Tác giả Trịnh Thị Thu Thảo
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Thu Phương
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật kinh tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 45,7 MB

Nội dung

quyền lợi người tiêu dùng....Để tạo môi trường pháp lý vững chắc và minh bạch cho việc giao kết và thực hiệnhợp đồng trên website thương mại điện tử, Luật giao dịch điện tử đã được ban h

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRỊNH THỊ THU THẢO

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NOI - 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRỊNH THỊ THU THẢO

Chuyên ngành: Luật kinh tế

Mã số: 60380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: TS TRAN THI THU PHƯƠNG

HÀ NỘI - 2015

Trang 3

được nêu trong Luận văn là trung thực, có nguôn gôc rõ ràng, chính xác của các cơ quan chức năng đã công bô.

Trinh Thị Thu Thao

Trang 4

: Thương mại điện tử

: Ủy ban nhân dân

Trang 5

MỞ ĐẦU ICHUONG 1: NHUNG VAN DE CHUNG VE HOP DONG TREN 8WEBSITE THUONG MAI DIEN TU O VIET NAM

1 Khái quát về hợp đồng trên website thương mại điện tử 81.1 Khai niệm hop đồng trên website thương mai điện tử 81.2 Đặc điểm của hop đồng trên website thương mại điện tử 131.2.1 Chủ thể của hop dong trên website thương mại điện tử 131.2.2 Đối tượng của hợp dong trên website thương mại điện tử 191.2.3 Hình thức của hợp đồng trên website thương mại điện tử 221.2.4 Nội dung của hợp dong trên website thương mại điện tử ĐK:

2 Pháp luật điều chỉnh hợp đồng trên website thương mại điện tử 252.1 Nguồn pháp luật điều chỉnh hop đồng trên website thương mại điệntử 252.2 Nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về hợp đồng trên website 27

thương mại điện tử

CHƯƠNG 2: THUC TRẠNG PHÁP LUẬT VE GIAO KET VÀ THỰC 30HIỆN HOP DONG TREN WEBSITE THUONG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIET

NAM

1 Giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử 301.1 Thông báo mời đề nghị va đề nghị giao kết hợp đồng trên website 30

thương mại điện tử

1.2 Chấp nhận dé nghị giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử 401.3 Thời điểm giao kết và địa điểm giao kết hợp đồng trên website 41

thương mại điện tử

2 Thực hiện hợp đồng trên website thương mại điện tử 44

2.1 Nghia vụ thanh toán 45

Trang 6

3 Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết và thực hiện hợp

đồng trên website thương mại điện tử

3.1 Su cần thiết phải bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết và

thực hiện hợp đồng trên website thương mại điện tử

3.2 _ Các hình thức bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng trong giao kết và thực

hiện hợp đồng trên website thương mại điện tử

CHUONG 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VE GIAO KET VÀ THỰC

HIỆN HỢP ĐÒNG TRÊN WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

NAM

1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp

đồng trên website thương mại điện tử

1.1 Nhận thức đầy đủ va đảm bảo đặc thù của hợp đồng trên website

thương mại điện tử

1.2 Đảm bảo sự thống nhất của pháp luật

1.3 Tao sự thuận lợi cho các chủ thể

1.4 Bảo vệ quyên lợi cho bên yêu thế, người tiêu dùng

2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng

trên website thương mại điện tử

2.1 Hoan thiện nội dung pháp luật về hợp đồng trên website thương mai

62

65

69 71 74

Trang 7

Từ khoảng 10 năm trở lại đây cả trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã chứng kiến

sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vựccông nghệ thông tin Mạng Internet không còn giới hạn trong quốc gia nào mà đã phủrộng toàn cầu, nó không chỉ cung cấp thông tin cho người dùng mà còn mang lại một hìnhthức giao dịch mới với nhiều lợi ích đặc trưng chỉ nó có được, đó là giao dịch điện tử.Nhờ có hình thức giao dịch này người tiêu dùng có thể đễ dàng xem các thông số của sảnpham và đặt mua chỉ bằng những động tác nhắn chuột đơn giản Hon thế nữa hoạt độngmua sắm này còn không bị hạn chế về không gian hay thời gian, điều này có nghĩa làngười tiêu dùng không phải chờ đến giờ cửa hàng mở cửa dé mua sắm mà có thé giaodịch bất cứ lúc nào họ muốn; đồng thời việc giao dịch này có thể xảy ra tại nhiều địaphương trong cùng một quốc gia hay ở nhiều quốc gia khác nhau Đối với các doanhnghiệp, thương mại điện tử giúp tìm kiếm và ký kết hợp đồng với các đối tác, đặc biệt làvới đối tác nước ngoài với việc mở rộng phạm vi thông tin ra toàn thế giới, giảm chỉ phí

và nâng cao hiệu quả kinh doanh Những ưu thế trên khiến thương mại điện tử càng ngàycàng trở nên phổ biến và phát triển nhanh trên thế giới mà Việt Nam cũng không phải là

ngoại lệ.

Ngày 15/9/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 222/2005/QD-TTg banhành “Ké hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010” đề ra nhữngyêu cầu, nhiệm vụ cụ thé dé thương mại điện tử có thé triển khai thực hiện trên thực tế.Đánh giá kết quả năm 2010 cho thấy thương mại điện tử ở Việt Nam trong giai đoạn này

đã trở thành ứng dụng quan trọng trong các doanh nghiệp: Trên 81% doanh nghiệp tham gia khảo sát sử dung email trong hoạt động kinh doanh, với tỷ lệ là 96% với các doanh nghiệp lớn và 80% với các doanh nghiệp vừa và nhỏ; tỷ lệ doanh nghiệp nhận đặt hàng

qua email là 52%, qua website là 15% đồng thời tỷ lệ doanh nghiệp đặt hàng qua email là

53% và qua website là 21% [11] Bên cạnh đó, việc mua ban hang hóa và dịch vụ qua

mạng cũng phát triển nhanh, đặc biệt là ở những đô thị lớn Theo kết quả khảo sát của Bộ

Trang 8

dụng sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng hoặc ngân hàng trực tuyến khi truy cập

lệ người tham gia mua sắm trực tuyến là 57% Đối với các doanh nghiệp, theo kết quả

khảo sát thì 94% doanh nghiệp nhận đặt hàng qua điện thoại, 83% qua email và 35% qua

website; về đặt hàng thì 95% doanh nghiệp sử dụng hình thức điện thoại, 83% qua email

và 50% qua website [12] Những con số thống kê này đã cho thấy tốc độ tăng trưởngnhanh chóng của thương mại điện tử trong nền kinh tế

Là một bộ phận quan trọng của thương mại điện tử, hoạt động thương mại trên

website thương mại điện tử đang xâm nhập rất nhanh vào đời sống và phát triển mạnh mẽ,

đặc biệt là hoạt động giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng và giữa người tiêu dùng với

nhau Để thực hiện được những hoạt động thương mại nói chung và hoạt động trênwebsite thương mại điện tử nói riêng thì hợp đồng luôn là công cụ chủ yếu trong các giaodịch Do đó khi thương mại điện tử xuất hiện thì kéo theo đó cũng là sự hình thành củahợp đồng trên website thương mại điện tử Trong quan hệ hợp đồng, các bên tự nguyệnthỏa thuận về việc xác lập, thay đổi hay cham dit quyền và nghĩa vụ của mình Vớiphương thức truyền thống, các bên trong hợp đồng sẽ gặp mặt trực tiếp, bàn bạc các điềukhoản hợp đồng va đi đến ký kết, thực hiện hợp đồng Tuy nhiên hiện nay với sự pháttriển của mạng máy tinh và công nghệ thông tin, việc trực tiếp gặp mặt dé thỏa thuận hopđồng ít đi và các bên sử dụng các phần mềm dé tìm hiểu thông tin, gửi thông tin cho nhau,thượng lượng và ký kết hợp đồng Đó chính là nguyên lý cho sự hình thành hợp đồngthương mại điện tử trong đó có hợp đồng trên website thương mại điện tử Hình thức hợpđồng này giúp giảm chi phí, tiết kiệm thời gian và mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho

Trang 9

quyền lợi người tiêu dùng

Để tạo môi trường pháp lý vững chắc và minh bạch cho việc giao kết và thực hiệnhợp đồng trên website thương mại điện tử, Luật giao dịch điện tử đã được ban hành năm

2005, cùng với đó là một số quy định trong Bộ luật dân sự 2005, Luật thương mại 2005,Luật Công nghệ thông tin 2006 và rất nhiều văn bản hướng dẫn khác đã thừa nhận giá trịpháp lý của hợp đồng trên website thương mại điện tử trong giao dịch dân sự và thươngmại đồng thời có những quy định nền tảng cho những van dé liên quan đến hợp đồng trên

website thương mại điện tử như nêu định nghĩa website thương mại điện tử, các loại hình

website thương mại điện tử, trình tự ký kết và thực hiện hợp đồng trên website thươngmại điện tử, giải quyết tranh chấp và xử lý vi pham

Mặc dù vậy thực tế cho thấy pháp luật về hợp đồng trên website thương mại điện

tử còn chưa được cụ thể chỉ tiết, còn tồn tại nhiều bất cập khiến cho việc ký kết, thực hiệnhợp đồng trên thực tế còn chưa hiệu quả, quyền của các bên bị xâm phạm, việc xử lý viphạm chưa hợp lý Thông qua khảo sát cho thấy người tiêu dùng hầu hết đều lo ngại vềchất lượng của hàng hóa khi mà quảng cáo và các thông số sản phẩm trên trang web

không đúng với hàng hóa mà họ nhận được, việc thanh toán chưa rõ ràng và thời gian

giao nhận hàng cũng thường xuyên không đúng với thỏa thuận trong hợp đồng Về phíacác doanh nghiệp cũng tồn tại những trường hợp ký kết hợp đồng với những đối táckhông có thực do bị lừa đảo về thông tin, đối tác không thực hiện hoặc thực hiện khôngđúng thỏa thuận hợp dong

Vì những lý do này tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về giao kết và thực hiện hợpđồng trên website thương mại điện tử ở Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ

2 Tinh hình nghiên cứu về đề tài

Thương mại điện tử là một lĩnh vực tương đối mới ở Việt Nam nhưng trên thế giớiđây là một hình thức kinh doanh thương mại rất phô biến và thông dung, đặc biệt là ởnhững quốc gia phát triển Đã có rất nhiều văn bản pháp lý được xây dựng để điều chỉnh

Trang 10

UNCITRAL năm 2000 Trong các văn bản này, những quy định về hợp đồng trênwebsite thương mại điện tử là nội dung không thé thiếu và làm cơ sở pháp ly rất quantrọng cho những hoạt động thương mại điện tử trên thực tế.

Ở Việt Nam, mặc dù thương mại điện tử đã xuất hiện được khoảng 10 năm nhưnghiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về thương mại điện tử nói chung và hợp đồng trênwebsite thương mại điện tử nói riêng Dưới góc độ pháp lý về thương mại điện tử có thé

ké đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:

- Vũ Hai Anh (1999), Mot số khía cạnh pháp lý về thương mại điện tử, Luận van

thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

- Lê Ha Vũ (2006), Xây dung khung pháp luật nhằm phát triển thương mai điện tử ở

Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

- Đoàn Quynh Thuong (2013), Giải quyết tranh chap trong thương mai điện tử ở

Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

- Nguyễn Phung Duong (2014), Hoàn thiện pháp luật nhằm phát triển thương mại

điện tử ở nước ta, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Dai học Luật Hà Nội.

- Một số bài viết trên T ap chí Luật hoc, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật

Nhìn chung những công trình nghiên cứu này đã đóng góp những tri thức lý luận cũng

như thực trạng pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam, trong đó có đề cập phần nàođến pháp luật về hợp đồng trên website thương mại điện tử ở Việt Nam

Mặc dù chưa có những tác phẩm nghiên cứu riêng về pháp luật hợp đồng trên websitethương mại điện tử nhưng van đề này đã được khai thác trong một số nghiên cứu về phápluật hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam trong một số sách, luận văn, bài viết tạp chí

đáng chú ý sau:

: GS TS Nguyễn Thị Mo (chủ biên) (2006), “Cẩm nang pháp luật về giao kết hopđồng điện tử”, Nxb Lao động — xã hội, Hà Nội

Trang 11

- Tran Dinh Toản (2004), M6t số vấn dé pháp lý về hợp dong trong lĩnh vực thương

mại điện tw, Luận văn thạc sĩ luật học, Dai học Luật Hà Nội.

- Tran Văn Biên (2012), Hop đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam, Luan án tiễn sĩ

- Lê Thi Kim Hoa (2008), Hop đồng thương mại điện tử và các biện pháp hạn chếrủi ro, Tạp chí Luật học, số 11/2008

- Tran Văn Biên (2010), Pháp luật và hợp dong điện tử, Tap chi Tòa án nhân dân, số

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Hợp đồng trên website thương mại điện tử là một đề tài nghiên cứu mới, có phạm

vi tương đối rộng và ngày càng được mở rộng trong hoàn cảnh đất nước hội nhập kinh tếtoàn cầu với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ hiện đại Do đó trongkhuôn khổ có han của một luận văn thạc sĩ, luận văn không thé bao quát toàn diện cũngnhư đi sâu tìm hiéu được mọi khía cạnh của hợp đồng trên website thương mại điện tử màtác giả tập trung nghiên cứu một số van đề pháp lý về hợp đồng trên website thương mại

điện tử thông qua việc phân tích, đánh giá nội dung của pháp luật trên website thương mại

điện tử được quy định tại Luật Giao dịch điện tử 2005 và một số văn bản hướng dẫn thihành cũng như pháp luật khác liên quan như Bộ luật Dân sự 2005, Luật Bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng 2010 Cụ thê, luận văn đi sâu nghiên cứu khái niệm và đặc điêm của hợp

Trang 12

quyên lợi người tiêu dùng khi giao kết và thực hiện hợp đồng trên website thương mạiđiện tử Mặt khác, luận văn không đề cập đến những hợp đồng trên website thương mạiđiện tử được ký kết bằng những hình thức như bằng email, gọi điện thoại hay mua hàngtrực tiếp; hợp đồng trên website thương mại điện tử mà luận văn nghiên cứu là những hợpđồng được giao kết bằng cách sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương

mại điện tử.

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Đề đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận văn đã sử dụng các

phương pháp nghiên cứu sau đây:

e Phương pháp luận nên tảng cho hoạt động nghiên cứu này là phương pháp luậnduy vật biện chứng của chủ nghĩa Mac — Lenin kết hợp với quan điểm đường lốicủa Đảng về phát triển kinh tế, nâng cao pháp luật về giao dịch điện tử nói chung

và giao dịch trên website thương mại điện tử nói riêng trong bối cảnh hội nhậptoàn cầu Từ phương pháp chung này luận văn sử dụng các phương pháp nghiêncứu cu thé trong quá trình nghiên cứu từng nội dung trong khuôn khổ của luận văn

e Bên cạnh đó luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

- Phuong pháp phân tích, phương pháp so sánh được sử dụng trong Chương 1 khi

nghiên cứu những vấn đề lý luận về hợp đồng trên website thương mại điện tử

- Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp đánh giá, phươngpháp so sánh, phương pháp bình luận được sử dụng trong Chương 2 để nghiên cứu thựctrạng pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng trên website thương mại điện tử

- Phương pháp tong hợp, phương pháp phân tích được sử dụng trong Chương 3 déđưa ra phương hướng và những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng

trên website thương mại điện tử.

5 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Trang 13

một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng trên website thương mạiđiện tử ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Dé đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ cụ thé

sau:

- Phân tích được khái niệm, đặc điểm của hợp đồng trên website thương mại điện tử;

- Phân tích và đánh giá những nội dung cơ ban của pháp luật hiện hành về giao kết

và thực hiện hợp đồng trên website thương mại điện tử, chỉ ra những thành tựu cũng nhưhạn chế của pháp luật;

- Phân tích được những ưu điểm cũng như rủi ro có thé gặp phải khi giao kết, thựchiện hợp đồng trên website thương mại điện tử;

- Nêu rõ phương hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng trên website thương maiđiện tử và căn cứ vào những bat cập pháp luật đã chỉ ra dé đề xuất những giải pháp cụ thé

dé hoàn thiện pháp luật

6 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh lục tài liệu tham khảo, luận văn có cấu trúc gồm 3

chương:

Chương 1: Những van dé chung về hợp đồng trên website thương mại điện tử

Chương 2: Thực trạng pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng trên website thương

mại điện tử ở Việt Nam

Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng trên website thương

mại điện tử ở Việt Nam

Trang 14

Hợp đồng trên website thương mại điện tử (TMĐT) là một dạng hợp đồng được giao kếtthông qua các phương tiện điện tử Bên cạnh những đặc trưng của một hợp đồng, hợpđồng trên website thương mại điện tử có một số đặc điểm riêng Do vậy, Chương | củaluận văn sẽ được dành dé trình bày về khái niệm, đặc điểm của hợp đồng được giao kếttrên website thương mại điện tử cũng như nguồn luật điều chỉnh loại hợp đồng này.

1 Khái quát về hợp đồng trên website thương mại điện tử

Phan đầu của Chương | tập trung phân tích khái niệm và đặc điểm của hợp đồng

trên website thương mại điện tử Trong nội dung này luận văn có sự so sánh giữa pháp

luật Việt Nam với pháp luật quốc tế kết hợp với sự so sánh pháp luật về hợp đồng trênwebsite thương mại điện tử với pháp luật hợp đồng nói chung được quy định trong Bộ

luật Dân sự.

1.1 Khái niệm hop đồng trên website thương mại điện tử

Dé các chủ thé thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia hoạt độngthương mại điện tử, họ cần giao kết hợp đồng giống như việc giao kết hợp đồng thôngthường Hợp đồng điện tử (tiếng anh là e-contracts) là một loại hình cơ bản của giao dịchđiện tử Luật Mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử đã không đưa ra định nghĩ thếnao là hợp đồng điện tử mà chỉ quy định rang: “7rong khuôn khổ hình thành hợp dong,trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, một chào hàng và chấp nhận một chào hàngđược phép thể hiện bằng phương tiện các thông điệp dữ liệu Khi một thông điệp dữ liệuđược su dụng trong việc hình thành một hop đồng thì giả trị và hiệu lực thi hành của hợpđồng đó không thể bị phủ nhận với lý do rằng một thông điệp dữ liệu đã được dùng vàomục đích ấy” (Điều 11) [22] Hầu hết pháp luật các nước cũng không đưa ra định nghĩa vềhợp đồng điện tử mà thường chỉ đưa ra quy định thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồngđiện tử Ví dụ, Luật Giao dịch điện tử năm 1998 của Singapore tại Điều 11 đã quy định:

“trường hop một bản ghi điện tử được sử dụng trong việc hình thành hợp đồng, thì hợpdong đó không bị phủ nhận giá trị pháp ly hoặc hiệu lực thực thi chỉ vi lý do duy nhất một

Trang 15

ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử Theo đó, sự thong nhat nay thé hiện ở chỗ phần lớn

ý kiến đều cho răng hợp đồng điện tử là hợp đồng được ký kết thông qua việc sử dụngnhững phương tiện truyền các thông điệp dir liệu [10, tr.32]

Ở Việt Nam, hợp đồng điện tử là một thuật ngữ pháp lý mới, chính thức xuất hiệnvào năm 2005, sau khi quốc hội thông qua Luật Giao dịch điện tử 2005 Mặc dù được xây

dựng trên cơ sở tham khảo luật mẫu UNCITRAL nhưng khác với luật mẫu và pháp luật

nhiều nước trên thế giới, Luật giao dịch điện tử 2005 đã đưa ra định nghĩa chính thức vềhợp đồng điện tử tại Điều 33: “Hop dong điện tử là hợp dong được thiết lập dưới dạng

thông điệp dit liệu theo quy định của Luật này” Trong đó, thông điệp dir liệu là “thdng tin

được tạo ra, được gửi di, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử” theo quyđịnh tại khoản 12 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2005 Nó được thể hiện dưới hình thức:trao đôi di liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax, và các hìnhthức tương tự khác theo quy định tại Điều 10 Luật giao dịch điện tử 2005 Phương tiệnđiện tử là một trong những cơ sở dé phân biệt hợp đồng thương mại điện tử với hợp đồngthông thường Nếu như phương tiện thực hiện trong giao dịch thương mại truyền thốngchủ yếu được thực hiện thông qua lời nói, hành vi hay văn bản giấy tờ thì phương tiện

thực hiện trong thương mại điện tử là những phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ

điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc côngnghệ tương tự (khoản 10 Điều 4 Luật giao dịch điện tử 2005)

Xét theo nghĩa rộng thì hợp đồng điện tử đã được ứng dụng từ lâu thông qua cácphương tiện điện tử như điện thoại, fax nhưng khái niệm hợp đồng điện tử chỉ thực sự

được nói tới khi các giao dịch, đặc biệt là các giao dịch thương mai qua mang internet

được thực hiện phố biến; hay nói cách khác hợp đồng điện tử là những hợp đồng đượcgiao kết thông qua các phương tiện điện tử, mà trong đó internet hay ít nhất là các kỹ

thuật và giao thức được su dụng trên internet đóng một vai trò cơ bản và công nghệ thông

tin được coi là điều kiện tiên quyết [9, tr.29] Mạng internet đưa ra bốn công cụ chính mà

Trang 16

các bên có thê sử dụng khi tham gia giao kết hợp đồng là: thư điện tử (email), công cụ tángau (chat), trang thông tin điện tử (website) và trao đổi dir liệu điện tử (electronic datainterchange - EDI) Trong khuôn khổ luận văn, tác giả chỉ đề cập đến hợp đồng trên

website thương mại điện tử.

Website là một tập hợp các trang web liên hệ với nhau một cách logic và có hệ

thống, bao gồm văn bản, hình ảnh, video , thường chỉ nằm trên một tên miền hoặc tênmiền phụ trên World Wide Web của Internet Website cho phép người dùng thực hiệnnhiều hoạt động như nhu cầu trao đổi thông tin, giao tiếp với chủ website hoặc nhữngngười truy cập khác, tìm kiếm, mua bán Đối với doanh nghiệp, website là một cửahàng ảo với hàng hóa và dịch vụ có thé được giới thiệu và rao bán trên thị trường toàncầu Cửa hàng này mở cửa 24 gid 1 ngày, 7 ngày 1 tuần, quanh năm, cho phép kháchhàng tìm kiếm thông tin, xem, mua hàng hóa và dịch vụ bất cứ lúc nào họ muốn Bên

cạnh đó, website còn đóng vai trò tạo dựng hình ảnh và quảng cáo không chỉ cho sản

pham mà còn cho doanh nghiệp

Theo Khoản 8 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử thìwebsite thương mại điện tử là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phân

hoặc toàn bộ quy trình cua hoạt động mua ban hàng hóa hay cung ứng dịch vu, từ trưng

bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ cho đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán

và dich vụ sau bán hàng Với cách hướng dẫn về khái niệm website thương mại điện tửnhư vậy, ta có thé thay doanh nghiệp khi đưa thông tin hang hóa dịch vụ lên website thì

có thê cung cấp nhiều cách khác nhau cho phép khách hàng lựa chọn phương thức muasắm mình mong muốn như đặt hàng trực tuyến, gọi điện thoại cho tổng đài hay đến muatrực tiếp tại cơ sở của doanh nghiệp Trong khuôn khổ luận văn, tác giả chỉ đi sâu phântích việc giao kết và thực hiện hợp đồng trên website thương mại điện tử, nghĩa là chỉ đềcập đến hình thức đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử Cũng tại Nghịđịnh 52/2013/NĐ-CP, tại khoản 12 Điều 3, chức năng đặt hàng trực tuyến đã được địnhnghĩa là: “là một chức năng được cài đặt trên website thương mại điện tử hoặc trên thiết

bị dau cuối của khách hàng và kết nối với website thương mại điện tử dé cho phép khách

Trang 17

hàng khởi dau quá trình giao kết hop dong theo những điều khoản được công bố trênwebsite đó, bao gom cả việc giao kết hợp đồng với hệ thong thông tin tự động”.

Nghị định tại Điều 25 cũng đã quy định về hình thức tô chức hoạt động thương mạiđiện tử trên website thương mại điện tử gồm có:

1 Website thương mại điện tứ ban hàng là website thương mại điện tử do các thương

nhân, tô chức, cá nhân tự thiết lập dé phục vu hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng

hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.

2 Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là website thương mại điện tử do thươngnhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhânkhác tiễn hành hoạt động thương mại Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử baogồm các loại sau:

a) Sàn giao dịch thương mại điện tử;

b) Website đấu giá trực tuyến;

c) Website khuyến mại trực tuyến;

d) Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.

Theo Báo cáo Thương mại điện tử 2014, sự tham gia các hình thức mua sắm trựctuyến của người dân theo thứ tự là website bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (71%), diễn

đàn mạng xã hội (53%), website mua hàng theo nhóm (35%), san giao dịch điện tử (25%), ứng dung mobile (13%) và hình thức khác (4%) [13, tr 30] (Phụ lục 1).

Một website TMĐT có một số đặc điểm ưu việt có thé ké đến như sự tương tác, sựlinh hoạt, mạng lưới liên kết rộng và đặc biệt là sự nhanh chóng đến mức ngay khi xảy ra

sự kiện thì thông tin đã có thé được đưa lên website và cập nhật liên tục Cac tờ rơi, posterquảng cáo về sản phẩm và địa điểm bán hàng chỉ có thể cung cấp cho khách hàng thôngđiệp về doanh nghiệp theo một chiều nhưng trong môi trường trực tuyến, sử dụng website

là cách doanh nghiệp cam kết với khách hàng, lắng nghe và học hỏi từ phía khách hàng

Sự linh hoạt của website thê hiện ở chỗ người dùng có thê tiếp cận trang mạng ở bắt cứđâu, vào bat cứ thời gian nào mà không bị hạn chế như việc trao đổi buôn bán thông

thường.

Trang 18

Với những đặc điểm đó, website thương mại điện tử có rất nhiều lợi thế khi nó là sự kếthợp của truyền thông đa phương tiện và khả năng giao tiếp giữa các chủ thể với nhau.Giao kết hợp đồng trên website TMĐT giúp doanh nghiệp vừa mở rộng thị trường vừagiảm chi phi giao dịch cũng như tiết kiệm thời gian ký kết hợp đồng Với ưu thé là sự kếtnối internet toàn cầu, một doanh nghiệp khi đưa hàng hóa dịch vụ của mình lên websitethì mọi người truy cập đều có thé tiếp cận được, không chỉ trong địa phương, quốc gia màcòn mở rộng trên toàn thé giới Bên cạnh đó, doanh nghiệp và người tiêu dùng khi ký kếthợp đồng trên website thương mại điện tử còn giảm được rất nhiều chi phí phụ vụ choviệc giao kết hợp đồng như tìm kiếm đối tác, di chuyên, gặp mặt trực tiếp Chi phí giaodịch qua internet chỉ bằng 5% chi phí qua fax hay qua bưu điện chuyên phát nhanh, chỉphí thanh toán điện tử qua internet chỉ bằng 10%-20% chi phí thanh toán theo lối thôngthường [15, tr.26] Thông qua đó, việc ứng dụng hợp đồng trên website thương mại điện

tử sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tếquốc tế

Về phía người tiêu dùng, họ có thể đễ dàng tham khảo thông tin về doanh nghiệp,

về hàng hóa, dịch vụ, so sánh giá cả, chất lượng của sản phâm do nhiều doanh nghiệpcung cấp trước khi quyết định mua hàng Khách hang có thé mua hàng ở bat cứ đâu, vàobat cứ thời gian nào, có thé thanh toán qua mạng và được giao hàng tận nơi, tiết kiệm thờigian, tiền bạc và công sức Bên cạnh đó, người tiêu dùng còn được hưởng lợi khi hànghóa được mua bán trên website được bán với giá thấp hơn các kênh phân phối khác

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, hợp đồng trên website thương mại điện tử vẫn tồn tạinhiều rủi ro về chủ thé, về sản phẩm, về thanh toán và giao nhận hang Theo thống kê của

Cục thương mại điện tử và Công nghệ thông tin trong Báo cáo Thương mại điện tử Việt

Nam năm 2014, mức độ hài lòng của người tiêu dùng mới chỉ đạt 41%, 48% thấy bìnhthường và 5% không hài lòng [13, tr.32]; về trở ngại đối với người tiêu dùng khi mua sắmtrực tuyến thi 81% trả lời là chất lượng sản phâm kém so với quảng cáo, 51% người thamgia khảo sát lo ngại về dịch vụ vận chuyên và giao nhận [13, tr.33] (xem Phụ lục 3), việc

thanh toán quan mạng cũng còn xa lạ và khó khăn với phân lớn người mua hàng, khiên

Trang 19

cho nhiều khách hang từ bỏ việc giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử nếukhông được trả tiền khi nhận hàng.

1.2 Đặc điểm của hop đồng trên website thương mại điện tử

Hợp đồng trên website thương mại điện tử trước hết là một hợp đồng do đó nó cónhững đặc điểm cơ bản của hợp đồng Xét về bản chất, hợp đồng trên website TMĐT là

sự tự nguyện thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền vànghĩa vụ dân sự; người mua khi mua sắm trực tuyến được tùy chọn hàng hóa họ muốn, vềmau sắc, chủng loại, SỐ lượng khi thực hiện giao dịch băng cách nhập các thông tin sảnpham vào các 6 cho trước trên trang web Hợp đồng này cũng có giá trị pháp lý như hopđồng được giao kết trực tiếp giữa các chủ thể nếu nó thực hiện đúng các quy định phápluật Tuy nhiên hợp đồng giao kết trên website thương mại điện tử do đặc thù về mặt kỹthuật và pháp lý nên nó có những điểm khác biệt so với hợp đồng truyền thống:

1.2.1 Chú thể của hop dong trên website thương mai điện tử

Chủ thể xuất hiện trong giao kết và thực hiện hợp đồng trên website thương mạiđiện tử thường bao gồm: Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng trên website thương mạiđiện tử, chủ thé hỗ trợ việc giao kết hợp đồng giữa các bên, chủ thé thứ ba đảm bảo choviệc giao kết hợp đồng Những chủ thê này sẽ được phân tích cụ thể trong phần dưới đây

e Cac bên tham gia giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử

Hợp đồng thương mại điện tử là một dạng hợp đồng thương mại, do đó khi thamgia hợp đồng phải có ít nhất hai bên chủ thể gồm có bên cung cấp hàng hóa dịch vụ và

Trang 20

- Các thương nhân, tô chức, cá nhân sử dung website của thương nhân, tô chức cungcấp dịch vụ TMĐT dé phục vụ hoạt động xúc tiễn thương mại, bán hàng hóa hoặc cung

- Chủ thé kinh doanh phải thực hiện hoạt động thương mại thường xuyên liên tụcnhằm mục đích vì lợi nhuận; phải có tài sản riêng để tự chịu trách nhiệm về toàn bộ các

hoạt động kinh doanh;

- Chủ thé ban hàng hoặc cung cấp dich vu trên website phải có website thương maiđiện tử (website bán hàng hoặc website cung cấp dịch vụ), phải thông báo hoặc đăng ký

website thương mại điện tử theo thủ tục luật định tại Thông tư 47/2014/TT-BCT Quy

định về quản lý website thương mại điện tử

Về phía khách hàng trên website thương mại điện tử; tư cách chủ thể của cá nhânkhi tham gia vào hợp đồng phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi dân sự của họ theoquy định của Bộ luật dân sự 2005 Cụ thể, theo quy định của BLDS 2005, cá nhân cónăng lực hành vi dân sự đầy đủ thì được tự mình xác lập, thực hiện các hợp đồng dân sự(Điều 19); người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến đưới 18 tuổi là người có một phan nănglực hành vi dân sự thì việc xác lập, thực hiện các hợp đồng của họ phải được người đạidiện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù

Trang 21

hop với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác; cá nhân từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giaodịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (Điều 20); người đưới 6 tuổi làngười không có năng lực hành vi dân sự và mọi giao dịch liên quan tới người này đềuphải được xác lập, thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp (Điều 21) Nếu kháchhàng là thương nhân thì phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản: phải được thành lập và

đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật; có tài sản riêng; hoạt động thương mại độc lập và thường xuyên, vì mục đích lợi nhuận.

e Chủ thể hỗ trợ cho việc giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tửĐối với việc giao kết hợp đồng trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử(là website thương mại điện tử do thương nhân, tô chức thiết lập để cung cấp môi trườngcho các thương nhân, tô chức, cá nhân khác tiễn hành hoạt động thương mai) thì việc giaokết hợp đồng trên website thương mại điện tử còn xuất hiện thêm một chủ thê thứ ba đóngvai trò là chủ thê trung gian hỗ trợ cho việc giao kết hợp đồng giữa người bán hàng vàngười tiêu dùng được thực hiện Cụ thé như sau:

- Hop đông duoc giao kết trên sàn giao dịch điện tử:

Theo quy định tại khoản 4 Điều 37 về trách nhiệm của người bán trên sàn giao

dịch thương mại điện tử trong Nghị định 52/2013/NĐ-CP: “Thuc hiện các quy định tại

Mục 2 Chương II Nghị định này khi ứng dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên sàngiao dịch thương mại điện tir”, trong đó Mục 2 Chương II quy định về giao kết hợp đồng

sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website TMĐT Trong khi đó, khi quy địnhtrách nhiệm của chủ sở hữu website cung cấp dịch vụ sàn giao dịch điện tử (Điều 36)không có quy định về việc giao kết hợp đồng mà chi đặt ra các nội dung dé sàn giao dịchhoạt động minh bạch và rõ ràng, đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia giao kết và thựchiện hợp đồng giao kết trên website: “/ / 6 Thiết lập cơ chế cho phép thương nhân, tổ

chức, ca nhân tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện được quy trình giao

kết hợp dong theo quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này nếu website có chức năngđặt hàng trực tuyến [ J” Như vậy hợp đồng được giao kết trên sàn giao dịch thương

Trang 22

mại điện tử là hợp đồng được giao kết giữa khách hang và thương nhân, tô chức, cá nhânbán hàng trên sàn giao dịch đó, và nếu tranh chấp xảy ra thì chính người bán hàng mới làchủ thé bị ràng buộc về quyền và nghĩa vụ trong mối quan hệ với khách hàng xác lập dựatrên hợp đồng đã giao kết trên website thương mại điện tử là sàn giao dịch điện tử.

- Hop dong được giao kết trên website khuyến mại trực tuyến:

Theo khoản 1 Điều 39 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, thương nhân, tổ chức cung cấpdịch vụ khuyến mại trực tuyến là thương nhân, tô chức thiết lập website khuyên mại trựctuyến dé thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tô chức, cá nhânkhác (gọi tắt là đối tác) theo các điều khoản của hợp đồng dịch vụ khuyến mại Như vậy,sau khi thỏa thuận với đối tác về bán các hàng hóa, cung ứng dịch vụ được giảm giá,website sẽ đưa ra giới thiệu va bán sản phẩm với mức giá đã được giảm; khách hangmuốn được hưởng ưu đãi này phải thông qua website khuyến mại trực tuyến bang cáchmua các voucher trên website rồi tiếp tục dùng voucher đó để mua hàng hóa, dịch vụ từngười bán Nội dung này cũng đã được quy định cụ thê trong Nghị định 52/2013/NĐ-CPtại khoản 4 Điều 41 về trách nhiệm của thương nhân, tô chức cung cấp dịch vụ khuyếnmại: “Thuc hiện các quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này nếu website có chứcnăng đặt hàng trực tuyén cho các phiếu mua hàng, phiếu sử dung dịch vụ hoặc thẻ kháchhàng thường xuyên”, trong đó Mục 2 này quy định về các nội dung liên quan tới việc giaokết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website TMĐT như thông báomời đề nghị giao kết hợp đồng, đề nghị giao kết hợp đồng, trả lời đề nghị giao kết hợpđồng Với cách quy định này sẽ nảy sinh cách hiểu rằng chủ sở hữu website khuyếnmại trực tuyến là chủ thể tham gia giao kết hợp đồng với khách hàng

Tuy nhiên, xét quy định của Luật thương mại 2005 về khuyến mại thì đây là mộthình thức xúc tiến thương mại, nhằm khuyến khích việc mua bán hàng hóa giữa thươngnhân với khách hàng: do đó việc giao kết hợp đồng vẫn là giao kết giữa thương nhân bánhàng với khách hàng, vai trò của thương nhân cung cấp dịch vụ khuyến mại (nếu có) chỉ

là bên trung gian thực hiện việc bán hàng thay cho thương nhân bán hàng Bên cạnh đó,

trong trường hợp xảy ra thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường đặt ra đối với chủ thể có hành

Trang 23

vi vi phạm, có thé là thương nhân bán hàng hóa hoặc thương nhân thực hiện dịch vụkhuyến mại.

Qua phân tích trên, có thé thấy quy định pháp luật đối với hợp đồng trên website

thương mại điện tử có sự mâu thuẫn với quy định tại Luật thương mại, dẫn tới những cách

áp dụng khác nhau trên thực tế Việc xác định chủ thé của hợp đồng trên website khuyếnmại trực tuyến khó xác định với hoạt động bán hàng do website là bên xác nhận hợpđồng, bên nhận thanh toán và có thể là bên giao hàng Ví dụ, trong website khuyến mại

lớn hiện nay là hotdeal.vn, đôi với việc mua bán hàng hóa, với phân lớn các mặt hang thì

website không có thông tin về doanh nghiệp bán hàng hay doanh nghiệp phân phối hànghóa mà khách hàng khi đọc những thông tin được đưa ra thì chỉ thấy rằng chủ thê thiết lậphotdeal là chủ thé bán hàng hóa trên website Nhưng xét trong trường hợp là cung ứngdịch vụ (ăn uống, làm dep ) thì có thé thấy rõ ràng rằng khách hàng sau khi mua phiếucủa website thì phải tới thương nhân cung ứng dịch vụ để được hưởng dịch vụ và nếu cóchi phí thêm thì khách hàng cũng thanh toán trực tiếp với thương nhân cung ứng dịch vu

này.

Theo quan điểm của tác giả, hợp đồng về hàng hóa, dịch vụ được giao kết trênwebsite thương mại điện tử là hợp đồng giữa thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng vớikhách hàng, website khuyến mại trực tuyến chỉ đóng vai trò là chủ thể hỗ trợ cho việcgiao két va thue hién hop đồng giữa các bên được diễn ra thuận lợi hơn; voucher màwebsite cung cấp chỉ có tác dụng như là một bằng chứng để chứng minh là khách hàngđược phép mua sản phẩm của người bán hàng với mức giá ưu đãi hoặc được hưởngnhững hình thức khuyến mại khác mà người bán hàng cung cấp Mặt khác, nếu hiểu chủthê thiết lập website là chủ thé giao kết hợp đồng sẽ đồng nghĩa với việc thừa nhận chủthé thiết lập website cũng chính là chủ thé bán hàng hóa cho khách hàng: điều này sẽ danđến việc hiểu rằng người bán hàng đã bán sản phẩm cho website và website bán lại chokhách hàng với mức giá thấp Nếu xác định theo cách này sẽ khiến cho hợp đồng trênwebsite khuyến mại trực tuyến trở thành hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường và

Trang 24

lam mất đi ý nghĩa thực sự của hoạt động dịch vụ khuyến mại: xúc tiến thương mại cho

thương nhân khác.

Như vậy, quy định pháp luật về hợp đồng trên website khuyến mại trực tuyến cầnđược xem xét lại cả về cách xác định chủ thé hợp đồng cũng như trách nhiệm bồi thường

thiệt hại.

- Hop đông duoc giao kết trên website dau giá trực tuyến

Tương tự với san giao dịch điện tử, website đấu giá trực tuyến cũng là một môitrường mà thương nhân, t6 chức cấp cấp dịch vụ thương mại điện tử thiết lập dé thươngnhân, tô chức, cá nhân khác có thê tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mình trên đó Nhưvậy, hợp đồng trên website đấu giá trực tuyến được giao kết giữa khách hàng với người

bán hàng hóa trên website chứ không phải với chủ sở hữu website thương mại điện tử và

nếu quyền lợi của khách hàng bị xâm phạm thì người tiêu dùng có quyền đưa thươngnhân bán hàng ra cơ chế thích hợp đề giải quyết tranh chấp về hợp đồng

e Chủ thể thứ ba đảm bảo cho việc giao kết hop đồng trên website thương mai

điện tử

Trong giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử, ngoài hai chủ thé kế trêncòn tồn tại một chủ thé khác có liên quan chặt chẽ và đóng vai trò quan trọng đảm bảocho việc giao kết hợp đồng Đó là các tổ chức cung cấp dịch vụ mạng và tổ chức chứngnhận Trong đó, tổ chức cung cấp dịch vụ mạng là tổ chức cung cấp hạ tang đường truyền

và các dịch vụ khác có liên quan dé thực hiện giao dịch điện tử, bao gồm tô chức cungcấp dịch vụ kết nối internet, tô chức cung cấp dịch vụ internet và tổ chức cung cấp dịch

vụ truy cập mạng theo khoản 14 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2005 Tổ chức chứng nhận

là các tổ chức được thành lập nhằm thực hiện những dịch vụ liên quan đến việc giao kếthợp đồng điện tử như xác thực hay chứng nhận chữ ký điện tử và chữ ký số hóa, bảo đảmgiá trị pháp lý các hợp đồng điện tử, bảo đảm cho các hình thức thanh toán điện tử [15,

tr.47].

Các tô chức này không phải là các bên của hợp đồng trên website thương mại điện

tử, không tham gia vào quá trình đàm phán, giao kết hay thực hiện hợp đồng trên website

Trang 25

thương mại điện tử mà chỉ tham gia với tư cách là bên hỗ trợ nhằm đảm bảo tính hiệu quả

và giá trị pháp lý cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng trên website thương mại điện

tử Các nhà cung cấp dịch vụ mạng có trách nhiệm duy trì hệ thong mạng luôn ở tìnhtrạng tốt 24/24 giờ Hệ thống mạng trục trặc sẽ ảnh hưởng đến việc giao kết hợp đồng.Còn tô chức thực hiện dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử sẽ đóng vai trò quan trọng trongviệc xây dựng và tạo ra một cơ chế sao cho các hợp đồng trên website thương mại điện tửkhông bị giả mạo và không thê bị phủ nhận khi tranh chấp phát sinh Với vai trò quantrọng như vậy, pháp luật đã quy định pháp lý của các tổ chức này với tư cách là chủ thétham gia vào quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng thương mại điện tử [14, tr.262]

1.2.2 Đối tượng của hop đồng trên website thương mại điện tử

Theo pháp luật thương mại thì các chủ thể có quyền thực hiện hoạt động kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ không bị pháp luật cam hay han ché kinh doanh do Chinh phuquy định cu thé Hoạt động thương mai trên website thương mại điện tử cũng phải tuânthủ những quy định này, cụ thể tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 47/2014/TT-BCT Quy định

về quản lý website thương mại điện tử đã có quy định: Thương nhân, tổ chức, cá nhânkhông được sử dụng website thương mại điện tử dé kinh doanh các hàng hóa hạn chế kinh

doanh sau:

a) Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ;

b) Thuốc lá diéu, xì gà và các dang thuốc lá thành pham khác;

c) Rượu các loại;

d) Thực vật, động vật hoang dã quý hiếm, bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng

đã được chế biến;

đ) Các hàng hóa hạn chế kinh doanh khác theo quy định của pháp luật

Đối với những thương nhân thiết lập website để bán các hàng hóa, dịch vụ thuộc danhmục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinhdoanh phải công bố trên website của minh số, ngày cấp và nơi cấp Giấy chứng nhận đủđiều kiện kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ đó

Trang 26

Đối với các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, mặc dù họkhông phải người bán trực tiếp nhưng họ phải có trách nhiệm ngăn chặn và loại bỏ khỏiwebsite những thông tin bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ camkinh doanh theo quy định của pháp luật va hàng hóa hạn chế kinh doanh theo quy định taiKhoản 1 Điều 3 Thông tư này Đồng thời, chủ website cung cấp dịch vụ thương mại điện

tử phải loại bỏ khỏi website những thông tin bán hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng

vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và các hàng hóa, dịch vụ vi phạm pháp luật khác khi pháthiện hoặc nhận được phản ánh có căn cứ xác thực về những thông tin này Dé kiểm soát

một cách chặt chẽ những hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh

có điều kiện mà các thương nhân, tô chức khác tiễn hành hoạt động thương mại trênwebsite của mình thì thương nhân, tô chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử quawebsite phải yêu cầu người bán cung cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đốivới hàng hóa, dịch vụ đó trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy này Có théthay được rằng pháp luật nhắn mạnh đến vai trò và trách nhiệm của chủ website cung cấpdịch vụ thương mại điện tử trong việc kiểm soát những hàng hóa, dịch vụ được giao dịchtrên website của mình Chủ sở hữu website khuyến mại trực tuyến, đấu giá trực tuyếncũng như san giao dịch điện tử phải nam chắc được các chủ thé bán hàng hóa, cung ứngdịch vụ đang hoạt động trên website của mình kinh doanh những mặt hang gi, có đủ điều

kiện được kinh doanh hay không, có đúng với quy định của pháp luật hay không Quy

định như vậy nhằm tạo môi trường kinh doanh rõ ràng, minh bạch, hạn chế việc ngườibán hang lợi dụng những ưu thé của mình trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng trênwebsite thương mại điện tử mà chèn ép, xâm phạm quyền lợi hợp pháp của người tiêu

dùng.

Như vậy, đối tượng của hợp đồng trên website thương mại điện tử được tóm tắt

trong bảng sau:

Đối tượng | Website TMĐT bán hang Website cung cap dich vụ TMĐT

KINH DOANH HÀNG HOA HAN CHE KINH DOANH

Thương Không được phép Không được phép

Trang 27

nhân, tô

chức, cá

nhân

KINH DOANH HÀNG HOA, DỊCH VỤ KINH DOANH CÓ DIEU KIỆN

Cá nhân Không được phép Không được phép

Thương |Được phép thiết lập |- Được phép sử dụng website cung cấp dịchnhân tổ | website TMĐT bán hàng | vụ TMDT để bán hàng hóa, dịch vụ kinhchức để kinh doanh hàng hóa, | doanh có điều kiện

dịch vụ kinh doanh có điềukiện và phải công bố trênwebsite của mình số, ngàycấp, nơi cấp Giấy chứngnhận đủ điều kiện kinhdoanh đối với hàng hóa

dịch vụ đó trong trường hợp pháp luật quy định

phải có giấy chứng nhận

đủ điều kiện kinh doanh

- Phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh hàng

hóa dịch vụ đó theo quy định của pháp luật

Chủ sở hữu website cung cap dịch vụ TMĐT

trong trường hợp này phải có trách nhiệm:

- Yêu cầu người bán cung cấp Giấy chứngnhận đủ điều kiện kinh doanh đối với hàng

hóa, dịch vụ đó trong trường hợp pháp luật

quy định phải có Giấy chứng nhận đủ điều

kiện kinh doanh

- Loại bỏ khỏi website thông tin bán hàng hóa, dịch vụ vi phạm pháp luật khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh có căn cứ xác

thực (Điều 4 Thông tư 47/2014/TT-BCT)

Nguồn: Bao cáo thương mại điện tử Việt Nam 2014, Hình 7, tr.14

Trang 28

Nhìn chung, hàng hóa, dịch vụ trên website thương mại điện tử khá tương đồng vớihàng hóa, dịch vụ của hoạt động thương mại truyền thống, như là: đồ công nghệ điện tử,trang phục, mỹ phẩm, dịch vụ spa làm đẹp, dịch vụ chuyên môn (đào tạo, tư vấn ) Mộtđiểm khác về đối tượng của hợp đồng trên website thương mại điện tử so với hợp đồngtruyền thống đó là nhạc, video, DVD, game là những hàng hóa vô hình ton tại dưới dạngcác dữ liệu điện tử, và khi khách hàng mua những hàng hóa này bằng máy tính, điện thoạithi dir liệu được lưu chuyên và sử dụng trực tiếp trên máy tính, điện thoại thay vì cần có

những hình thức lưu trữ hữu hình (thông qua đĩa nhạc, đĩa game ) như khi mua bán thương mại thông thường.

1.2.3 Hình thực của hợp dong trên website thương mai dién tw

Trong hoạt động thương mại truyền thống, pháp luật quy định ba hình thức củahợp đồng, trong đó có hợp đồng được giao kết băng lời nói, bằng hành vi cụ thé hoặcbăng văn bản Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn pháp lý trong các giao dịch hợp đồng giữacác bên, nhằm mục đích tạo bằng chứng về hợp đồng đã được giao kết, tạo thói quen thậntrọng khi giao kết hợp đồng và ngăn ngừa gian lận, pháp luật hợp đồng đặt ra giới hạn đốivới một số loại hợp đồng cụ thể đòi hỏi bắt buộc phải được thiết lập băng văn bản, nếukhông thì hợp đồng đó không có hiệu lực

Xem xét hợp đồng trên website thương mại điện tử, có thé thấy rõ ràng việc giaokết hợp đồng này không thuộc các hình thức như hợp đồng truyền thong mà là phức hợp

vô hình của các dòng điện tích hợp, dạng mã số của máy tính và các thuật toán không cótrạng thái cố định [9, tr.68] Các điều khoản của hợp đồng xuất hiện trên website thươngmại điện tử và được thiết lập dưới dạng các thông điệp dữ liệu thay vì được viết hay in ragiấy như hợp đồng thông thường Như vậy, một câu hỏi được đặt ra đó là liệu yêu cầu vềhình thức văn bản có thé áp dụng được với hợp đồng trên website TMĐT hay không, hay

nói cách khác các thông điệp dữ liệu có được thừa nhận giá trị pháp lý hay không.

Theo khái niệm thông điệp dữ liệu được quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật Giaodịch điện tử, thông điệp đữ liệu trong thương mại điện tử cũng chứ đựng các thông tin vềhàng hóa dịch vụ, về chất lượng, SỐ lượng, mẫu mã cũng như nhu cầu thiết lập quan hệ

Trang 29

dé ký kết các điều khoản của hop đồng Những thông tin này được tao ra va gửi đi giữa

các bên trong giao dịch thương mại trên website thương mại điện tử và phải đảm bảo

được đối tác nhận được, đọc được và hiểu được yêu cầu của người gui; đồng thời thôngtin đó phải được lưu trữ bằng phương tiện điện tử

Luật Thương mại 2005 tại Điều 15 đã có quy định: “7rong hoạt động thương mai,các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kĩ thuật theo quy định của pháp

luật thì được thừa nhận có giá trị pháp ly tương đương văn bản” Luật Giao dịch điện tử

2005 đã khăng định giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu điện tử là: “Thông tin trongthông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chi vì thông tin đó được thể hiệndưới dạng thông điệp dit liệu” (Điều 11) và “Trường hợp pháp luật yêu cau thông tin phảiđược thé hiện bằng van bản thì thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng yêu cau này nếuthông tin chứa trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được dé tham chiéukhi cân thiết.” (Điều 12)

Xem xét pháp luật của một số quốc gia khác về hợp đồng điện tử, có thé thay đây

là một quan điểm chung được thừa nhận ở hầu hết các nước Ví dụ, Luật khung về Giaodịch điện tử năm 1999 của Hàn Quốc tại Điều 5 đã quy định rằng không thể không tínhđến hiệu lực của dữ liệu điện tử nếu chỉ vì nó được tạo ra băng các phương tiện điện tử[21] Tương tự, Mục 7 Luật Thống nhất về Giao dịch điện tử của Mỹ cũng quy định rằngmột bản ghi sẽ không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì nó tồn tại ở dạng điện tử [23]

Như vậy, so với văn bản giấy tờ trong thương mại truyền thống thì thông điệp dit

liệu trong thương mại điện tử, trong đó có thương mại trên website cũng có những thuộc

tính và được thừa nhận như đối với văn bản giấy tờ Đây là cơ sở pháp lý quan trọng thừanhận giá trị pháp lý các hình thức của hợp đồng trên website thương mại điện tử và thừanhận các giao dịch trên website thương mại điện tử, khang định thông điệp dữ liệu có giátrị như bản gốc và có giá trị làm chứng cứ khi xảy ra tranh chấp

1.2.4 Noi dung của hợp đồng trên website thươHnơ mai điện tw

Nội dung của một hợp đồng bao gồm các điều khoản thỏa thuận giữa các chủ thể,trong hợp đồng trên website thương mại điện tử, hợp đồng thường do người bán làm sẵn

Trang 30

và hiển thị trên trang web của mình Bộ luật dân sự 2005 tại Điều 404 đã đưa ra khuyếnnghị về những nội dung cơ bản mà một hợp đồng nên có bao gồm:

1 Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm; Số lượng, chất lượng;

Gia, phương thức thanh toán;

Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng:

Quyén, nghia vu cua cac bén;

1 Trong hợp đồng phải ghi rõ tên hàng hóa hoặc dịch vụ, về sỐ lượng và chủng loại

2 Phương thức và thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ

3 Tổng giá trị của hợp đồng và các chỉ tiết liên quan đến phương thức thanh toán được

khách hàng lựa chọn

Bên cạnh đó, hợp đồng trên website thương mại điện tử còn ghi rõ địa chỉ pháp lýcủa người bán hàng Ngoài địa chỉ pháp lý thông thường (địa chỉ bưu điện) hợp đồng trênwebsite thương mại điện tử còn có địa chỉ email, địa chỉ website nhằm xác định tínhhiện hữu, sự tồn tại thật sự của các bên giao kết hợp đồng với tư cách là chủ thể của việcgiao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử Ví dụ, địa chỉ pháp lý của chủ sở hữuwebsite thegioididong.com được thé hiện trên trang web cũng như trong hợp đồng nhưsau: Công ty cô phần Thế Giới Di Động, GPDKKD số 41029080 do Sở KHĐT Tp HCMcấp ngày 25/3/2004 Địa chỉ VP: Lầu 5 Etown 2, 364 Cộng Hòa, Q Tân Bình, TP Hồ Chí

Minh.

Trang 31

Hợp đồng trên website thương mại điện tử thường có hai loại: (1) Hợp đồngthương mại truyền thống được đưa lên website và (2) hợp đồng thương mại điện tử hình

thành qua giao dịch tự động trên website.

Với loại hợp đồng thứ nhất, đây là hợp đồng thương mại truyền thống nhưng đãđược chuẩn hóa về nội dung, do một bên soạn thảo và được đưa nội dung lên website décác bên tim hiểu và tham gia giao kết hop đồng bằng cách nhắn vào 6 “Đồng ý” ở phíadưới các điều khoản hợp đồng để xác nhận sự chấp thuận tham gia hợp đồng Hợp đồngnày còn được gọi là hợp đồng mẫu và thường được sử dụng trong các giao dịch vềchương trình, phần mềm điện tử

Hợp đồng thương mại điện tử hình thành qua giao dịch tự động trên website được

sử dụng phô biến trên các website bán lẻ, trong đó người tiêu dùng thực hiện từng bướcđặt hàng trên website theo quy trình đã được tự động hóa Hợp đồng này có nội dung

không được soạn sẵn mà được hình thành trong giao dịch tự động dựa trên những thông

tin mà người mua nhập vào, kết thúc bằng một hợp đồng hay một đơn hàng điện tử Saukhi thực hiện xong việc đặt hàng, hợp đồng trên website được tổng hợp lại và hiển thị đểngười mua xác nhận sự đồng ý của mình với nội dung hợp đồng và người bán sẽ gửi xácnhận đến người mua

2 Pháp luật điều chỉnh hợp đồng trên website thương mại điện tử

2.1 Nguồn pháp luật điều chỉnh hợp đồng trên website thương mại điện tử

Hoạt động thương mại trên website thương mại điện tử là một loại hoạt động

thương mại, nó cũng gồm ba nguồn luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vựcthương mại trên website thương mại điện tử: văn bản pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế

và tập quán thương mại quốc tế

e Pháp luật quốc gia:

Hợp đồng trên website thương mại điện tử là một loại hợp đồng phổ biến tronglĩnh vực thương mại, do vậy, các quan hệ phát sinh từ hợp đồng này chịu sự điều chỉnhcủa Bộ luật dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 về những van đề chung như van đềnăng lực chủ thé, kinh doanh hàng hóa dịch vụ có điều kiện

Trang 32

Ngoài ra, để phù hợp với đặc thù của hợp đồng trên website thương mại điện tử cũng nhưnhững rủi ro có thể nảy sinh trong giao kết và thực hiện hợp đồng mà loại hợp đồng nàyphải được điều chỉnh băng hệ thống quy phạm pháp luật đặc thù, dành riêng cho hợp đồng

trên website thương mại điện tử Đó là các luật chuyên ngành: Luật giao dịch điện tử

2005, Luật Công nghệ thông tin 2005, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 Cùng với đó là những Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật để những quy địnhđược cụ thể, rõ ràng hơn trong những trường hợp nhất định, gồm có: Nghị định52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử, Thông tư 47/2014/TT-BCT Quy định về quản lý

website thương mại điện tử

e Điều ước quốc tế:

Tính đến nay, Việt Nam mới chỉ tham gia một Điều ước quốc tế về thương mạiđiện tử nói chung, trong đó có quy định về hợp đồng trên website thương mại điện tử làHiệp định khung ASEAN về thương mại điện tử (Hiệp định khung e-ASEAN) năm 2000.Ngoài ra một số điều ước quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên cũng đã đề cập tớithương mại điện tử như: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam — Hàn Quốc, Hiệp địnhThương mai Tự do ASEAN - Australia/New Zealand (AANZFTA), Hiệp định khung vềhợp tác toàn điện ASEAN — Trung Quốc Gần đây, Việt Nam dang xem xét việc gianhập Công ước Liên hợp quốc về sử dụng chứng từ điện tử trong hợp đồng quốc tế (Côngước Thương mại điện tử) năm 2005 của Liên hợp quốc Nhiều ý kiến cho rằng việc thamgia Công ước sẽ giúp hạn chế tranh chấp phát sinh trong việc lựa chon luật áp dụng chohợp đồng điện tử nói chung và hợp đồng trên website thương mại điện tử nói riêng

e Tap quán thương mại quốc tế

Là một bộ phận của hợp đồng thương mại, hợp đồng trên website thương mại điện

tử sẽ có những trường hop sử dung tập quán thương mại là nguồn luật điều chỉnh TheoLuật thương mại 2005, Thói quen trong hoạt động thương mại là quy tắc xử sự có nộidung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên,được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợpđồng thương mại (khoản 3 Điều 3 Luật thương mại 2005) Cũng tại khoản 4 Điều này

Trang 33

pháp luật đã định nghĩa Tập quan thương mai là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong

hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõrang được các bên thừa nhận dé xác định quyên và nghĩa vụ của các bên trong hoạt độngthương mại Tập quán thương mại được áp dụng theo cách: nếu các bên không có thỏa

thuận và thói quan trong hoạt động thương mại, pháp luật không có quy định thì tập quán

sẽ được áp dụng nhưng tập quán phải không trái với những nguyên tắc của pháp luật.Với phương tiện chính là mạng internet được kết nối toàn cầu, hợp đồng trên websitethương mại điện tử sẽ tồn tại rất nhiều trường hợp hợp đồng có yếu tô quốc tế, thậm chí là

đa quốc gia, đa khu vực; do đó, tập quán quốc tế cũng là một nguồn luật quan trọng trongviệc điều chỉnh quan hệ giữa các bên trong hợp đồng trên website thương mại điện tử.2.2 Nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về hợp đồng trên website thương

mại điện tứ

Năm 2005 với việc ban hành Luật giao dịch điện tử, giao dịch điện tử và những

van đề liên quan được pháp luật thừa nhận và có quy định chính thức ở Việt Nam Luậtgồm 8 chương, 54 điều quy định về thông điệp dit liệu, chữ ký điện tử và chứng thực chữ

ký điện tử; giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử; giao dịch điện tử của cơ quan nhànước; an ninh, an toàn, bảo vệ, bảo mật trong giao dịch điện tử; giải quyết tranh chấp và

xử lý vi phạm trong giao dịch điện tử Luật điều chỉnh tất cả các giao dịch pháp lý đượctiền hành băng phương tiện điện tử Tuy nhiên luật chỉ điều chỉnh về hình thức điện tử củacác giao dịch này còn những vấn đề về nội dung của từng loại giao dịch vẫn do pháp luậtchuyên ngành điều chỉnh

Đặc biệt, Luật Giao dịch điện tử 2005 dành một chương (chương IV) đưa ra một sốquy định liên quan đến hợp đồng điện tử như: định nghĩa về hợp đồng điện tử; thừa nhậngiá trị pháp lý của hợp đồng điện tử tuy chưa thật sự chỉ tiết cụ thê nhưng đây là nhữngquy định cơ bản, nền tảng đầu tiên điều chỉnh việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.với những quy định này, có thé khang định Luật Giao dịch điện tử 2005 chính là đạo luậtkhung điều chỉnh giao dịch điện tử nói chung và giao kết hợp đồng điện tử nói riêng Từ

Trang 34

đạo luật khung này sẽ có nhiều văn bản dưới luật được ban hành nhăm hướng dẫn và quyđịnh chi tiết dé đưa các quy định của luật vào cuộc sống.

Nghị định 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử là nghị định hiện hành hướngdẫn Luật Giao dịch điện tử 2005 với nội dung chính là những quy định về việc phát triển,

ứng dụng và quản lý hoạt động thương mại điện tử Nghị định đã đưa ra những quy định

về giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử, những hoạt động trên website

thương mại điện tử (website thương mại điện tử bán hàng, website thương mại điện tử

cung cấp dịch vụ thương mại điện tử) và nhiều nội dung khác liên quan Nghị định đượcban hành đã tạo ra môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch cho các chủ thê tham gia hợpđồng trên website thương mại điện tử yên tâm khi thực hiện giao dịch, bảo vệ quyền lợicủa các chủ thê đồng thời cũng là cơ sở pháp lý giải quyết khi xảy ra tranh chấp

Nghị định 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ

ký số và dich vụ chứng thực chữ ký số, được sửa đổi, bố sung một số điều bởi nghị định106/2011/NĐ-CP, quy định về chữ ký số và một số van dé liên quan đến chữ ký số nhằmthiết lập một cơ chế bảo đảm an ninh, an toàn cũng như độ tin cậy của các giao dịch điện

tử, thúc đây giao kết hợp đồng điện tử phát triển hơn

Ngoài ra còn có các Thông tư 09/2008/TT-BCT, Thông tư 47/2014/TT-BCT được

ban hành dé hướng dan thi hành một số nội dung của các Nghị định quy định cụ thé hơn,sâu hơn các vấn đề về hợp đồng website thương mại điện tử, giúp cho những quy địnhpháp luật phù hợp và có hiệu quả hơn trên thực tế hoạt động thương mại điện tử

Bên cạnh đó, bởi vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết và thựchiện hợp đồng trên website thương mại điện tử cũng là một nội dung quan trọng nên phápluật đã xây dựng một SỐ quy định tại Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 về trách nhiệmcủa tô chức cá nhân kinh doanh khi sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết hợp đồngvới người tiêu dùng: quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng: hình thức xử lý vi phạm vàphương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanhkhi giao kết hợp đồng băng phương tiện điện tử Được xây dựng nhằm cụ thê hóa nhiềunội dung của Luật, Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

Trang 35

một số điều của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 đã có quy định hợp đồnggiao kết từ xa là hợp đồng được kí kết giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh

doanh thông qua phương tiện điện tử hoặc điện thoại Thêm vào đó, Nghị định

185/2013/NĐ-CP đã có một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcbảo vệ quyền lợi người tiêu dung đã quy định một số vi phạm xảy ra trong hoạt động giaokết và thực hiện hợp đồng điện tử như hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin của người tiêudùng, hành vi vi phạm về hợp đồng giao kết với người tiêu dùng Đây cũng là cơ sởpháp lý quan trọng để bảo vệ người tiêu dùng trong mối quan hệ với tổ chức, cá nhân,

thương nhân kinh doanh trên website thương mại điện tử khi mà người tiêu dùng trong

trường hợp này chiếm số lượng lớn nhưng không am hiểu về hợp đồng trên website và dễ

bị đặt trong thế yêu hơn so với thương nhân, tô chức, cá nhân kinh doanh

Kết luận chương 1: Chương 1 của Luận văn đã khái quát được một số van đề lí luận cơbản về hợp đồng trên website thương mại điện tử như về khái niệm; về những đặc điểmcủa hợp đồng nay mà luận văn phân tích gồm có đặc điểm về chủ thé, về đối tượng, vềhình thức, về nội dung của hợp đồng, trong đó có sự so sánh với quy định chung tại Bộ

luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005 Trong chương này, luận văn cũng đã đưa ra

nguồn pháp luật điều chỉnh và nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về hợp đồng trên

website thương mại điện tử,

Trang 36

CHUONG 2: THUC TRẠNG PHAP LUẬT VE GIAO KET VÀ THỰC HIỆN HỢPDONG TREN WEBSITE THUONG MAI DIEN TU O VIET NAM

Trong Chương 2, Luận văn sẽ đi sâu phân tích một số quy định của pháp luật về giao kết

và thực hiện hợp đồng trên website thương mại điện tử, cụ thê gồm có: Thực trạng phápluật về giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử, về thực hiện hợp đồng trênwebsite thương mại điện tử và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết và thựchiện hợp đồng trên website thương mại điện tử

1 Giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử

Việc giao kết hợp đồng nói chung cũng như hop dong trên website thương maiđiện tử nói riêng thường tuân theo trình tự nhất định Trình tự giao két hop đồng là mộtquá trình mà trong đó các bên bày tỏ ý chí cùng nhau đi đến những thỏa thuận làm phátsinh quyền và nghĩa vụ Quá trình này diễn ra qua hai bước do pháp luật quy định gồm có

đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng Hợp đồng được hình thànhkhi một bên đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng và bên kia chấp nhận đề nghị này Việcgiao kết hợp đồng trên website TMĐT cũng tuân theo quy định chung của pháp luật vềgiao kết hợp đồng Tuy nhiên, với đặc thù của mình, quá trình giao kết hợp đồng trênwebsite thương mại điện tử còn có thêm một bước về thông báo mời đề nghị giao kết hợpđồng Như vậy có thê tóm tắt quy trình giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tửgồm ba bước như sau:

BI: Thương nhân, tô chức, cá nhân bán hàng đưa ra thông báo mời đề nghị giao kết hợpđồng

B2: Khách hàng đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng

B3: Thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng trả lời đề nghị giao kết hợp đồng của khách

hàng

Những vấn đề này sẽ được đi sâu phân tích trong các nội dung dưới đây

1.1 Thông báo mời đề nghị và đề nghị giao kết hop đồng trên website thương

mại điện tứ

Trang 37

Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2005, việc giao kết hợp đồng truyền thốngthường được thực hiện bắt đầu bằng đề nghị giao kết hợp đồng Tuy nhiên hợp đồng trên

website thương mại điện tử với đặc thù là có lượng truy cập lớn từ phía người sử dụng

internet, trong đó có những người muốn tham gia mua bán trực tuyến hoặc chỉ đơn giản làxem xét, đánh giá sản phâm; do đó website cần có cơ chế thích hợp để tạo điều kiện thuậnlợi cho việc giao kết hợp đồng, tận dụng tối đa những lợi thế mà website mang lại cho

người bán hàng cũng như khách hàng Đó chính là cơ sở cho việc hình thành thông báo

mời đề nghị giao kết hợp đồng — là bước tiền dé cho việc đề nghị giao kết hợp đồng

e Thong báo mời đề nghị giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tửĐiều 12 Nghị định 52/2013/NĐ-CP đã quy định: “Mộ thong báo bằng chứng từđiện tử về dé nghị giao kết hợp đông mà không có bên nhận cụ thể thì chỉ là thông báomời dé nghị giao kết hợp dong Thông báo đó chưa được coi là dé nghị giao kết hợpđồng, trừ khi bên thông báo chỉ rõ tại thông báo đó trách nhiệm của mình trong trườnghợp nhận được trả lời chấp nhận ” Quy định này đã kế thừa quan điểm của Điều 12 Nghịđịnh 57/2006/NĐ-CP mà theo nhận định của TS Trần Văn Biên (2012) thì đây là lần đầutiên pháp luật về hợp đồng của Việt Nam đưa ra quy định đề cập tới lời mời đưa ra đềnghị giao kết hợp đồng và một vấn đề khác mà khoa học pháp lý gọi là đề nghị giao kếthợp đồng công cộng [9, tr.163] Theo đó, một lời mời giao kết hợp đồng mà không hướngtới một bên nhận cụ thể thì không được coi là một đề nghị giao kết hợp đồng và bên đưa

ra lời mời không bị ràng buộc trách nhiệm khi có người đưa ra lời chấp nhận trừ trườnghợp bên thông báo tự mình chỉ rõ trách nhiệm trong trường hợp được trả lời chấp nhậnbởi khi đó thông báo này đã có giá trị như một đề nghị giao kết hợp đồng

Theo khoản 1 Điều 390 Bộ luật dân sự 2005, đề nghị giao kết hợp đồng là việc thểhiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đốivới bên đã được xác định cụ thé Thực chat đề nghị giao kết hợp đồng là việc một bênbiểu lộ ý chí của minh trong việc mong muốn tham gia giao kết một hợp đồng chứa đựngcác nội dung thỏa mãn các yêu cầu theo quy định pháp luật với một đối tượng cụ thể Nhưvậy, đề nghị giao kết hợp đồng phải thỏa mãn ba yêu cầu: (1) thé hiện rõ ý định giao kết

Trang 38

hợp đồng: (2) xác định chủ thé được dé nghị; (3) bên đưa ra dé phải chịu sự rang buộc đốivới bên đã được xác định cụ thé So sánh với những nội dung soạn sẵn trên websitethương mại điện tử mà người tiêu dùng cần phải điền vào khi thực hiện giao dịch có thêthấy được đây không phải là đề nghị giao kết hợp đồng bởi nó không đáp ứng được cácyêu cầu của một đề nghị mà có tính chất như là một lời chào hoặc một thông báo mà thôi.

Về thông báo mời đề nghị giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử, Điều 15Nghị định 52/2013/NĐ-CP đã quy định rất cụ thé về điều này như sau: “Nếu một websitethương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến áp dụng cho từng hàng hóa hoặcdịch vụ cụ thể được giới thiệu trên website đó, thì các thông tin giới thiêu về hàng hóa,dich vụ va các diéu khoản liên quan được coi là thông báo mời đề nghị giao kết hợp dongcủa thương nhân, tô chức, cá nhân bán hang theo quy định tại Điều 12 Nghị định nay” Mục đích của quy định này là giúp khách hàng có đủ thông tin về sản phẩm hàng hóa dịch

vụ của cá nhân, tô chức bán hàng cũng như các điều khoản liên quan và các thông tin vềthương nhân chứ không nhăm ràng buộc trách nhiệm của người bán đối với khách hàngchưa xác định Bên cạnh đó, pháp luật còn yêu cầu các website TMĐT có chức năng đặthàng trực tuyến phải cung cấp cho khách hàng thông tin về các điều khoản của hợp đồnggồm thông tin về hàng hóa dịch vụ; thông tin về giá cả; thông tin về điều kiện giao dịchchung: thông tin về vận chuyên và giao nhận (Điều 16 Nghị định 52/2013/NĐ-CP) Trênthực tế thông báo về dé nghị giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử rất quantrọng và là tiền đề cho việc giao kết hợp đồng sau này Bởi lẽ thông qua lời mời nàykhách hàng có thé biết được hàng hóa dịch vụ và các thông tin về nó đang được đưa vàogiao dịch, qua đó suy xét có tham gia giao dịch hay không và tiễn hành giao dịch như thế

nào.

Ta có thé tham khảo thông báo về đề nghị giao kết hợp đồng trên website như sau:

Trang 39

"hong chủ ae pin ¡ Lan lg eh Hye MT.TEE

Trang 40

ích mà người bán hàng đưa ra thì khách hàng có thê đi đến bước tiếp theo của việc giaokết hợp đồng trên website thương mại điện tử: đề nghị giao kết hợp đồng trên websitethương mại điện tử Điều 17 Nghị định 52/2013/NĐ-CP đã nêu rất rõ ràng, cụ thể:

“Chứng từ điện tử do khách hàng khởi tạo và gửi đi bằng cách sử dụng chức năng đặthàng trực tuyén được coi là dé nghị giao kết hop đông của khách hàng đổi với hàng hóadich vụ gắn kèm chức năng đặt hàng trực tuyến dé” Ví dụ về một đề nghị giao kết hợp

đông trên website vatgia.com:

Hình 3: Dé nghị giao kết hop đồng trên website

So sánh với Điều 390 BLDS 2005, chứng từ điện tử này là một đề nghị giao kếthợp đồng bởi nó đã đáp ứng đủ 3 điều kiện, gồm có: (1) thể hiện rõ ý định giao kết hợpđồng: (2) xác định rõ ràng chủ thê được đề nghị là cá nhân, tô chức, thương nhân bánhàng, cung ứng dịch vụ; (3) bên đưa ra đề nghị là khách hàng chịu sự ràng buộc với bênđược đề nghi

Trong hợp đồng truyền thống, thông thường các thương nhân là bên chủ động tìmtới khách hàng mà họ muốn giao kết hợp đồng nhưng đối với hợp đồng trên websiteTMDT thì điều này là ngược lại, chính khách hàng mới là chủ thé đưa ra đề nghị giao kếthợp đồng hướng tới thương nhân, cá nhân, tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ Do

Ngày đăng: 29/04/2024, 13:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Nguồn: Bao cáo thương mại điện tử Việt Nam 2014, Hình 7, tr.14 - Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng trên website thương mại điện tử ở Việt Nam
gu ồn: Bao cáo thương mại điện tử Việt Nam 2014, Hình 7, tr.14 (Trang 27)
Hình 2: Thông tin về thương nhân cung cấp hàng hóa e_ Đề nghị giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử - Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng trên website thương mại điện tử ở Việt Nam
Hình 2 Thông tin về thương nhân cung cấp hàng hóa e_ Đề nghị giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử (Trang 39)
Hình 3: Dé nghị giao kết hop đồng trên website - Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng trên website thương mại điện tử ở Việt Nam
Hình 3 Dé nghị giao kết hop đồng trên website (Trang 40)
Hình 28: Các hình thức thanh toán chủ yếu - Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng trên website thương mại điện tử ở Việt Nam
Hình 28 Các hình thức thanh toán chủ yếu (Trang 80)
Hình 29: Mức độ hài lòng của người mua hàng trực tuyến - Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng trên website thương mại điện tử ở Việt Nam
Hình 29 Mức độ hài lòng của người mua hàng trực tuyến (Trang 81)
Hình 32: Các yếu tố người mua hang quan tâm khi mua sắm trực tuyến - Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng trên website thương mại điện tử ở Việt Nam
Hình 32 Các yếu tố người mua hang quan tâm khi mua sắm trực tuyến (Trang 81)
Hình 33: Những trở ngại khi mua sắm trực tuyến - Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng trên website thương mại điện tử ở Việt Nam
Hình 33 Những trở ngại khi mua sắm trực tuyến (Trang 82)
Hình 34: Ly do người dân chưa tham gia mua sắm trực tuyến - Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng trên website thương mại điện tử ở Việt Nam
Hình 34 Ly do người dân chưa tham gia mua sắm trực tuyến (Trang 82)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w