Từ đó, có thể đưa ra định nghĩa về biện pháp KKĐT: Biện pháp KKĐT là các quy định thể hiện một cách cụ thể cách thức mà Nhà nước dành những lợi ích nhất định cho các nhà đầu tu, dé thúc
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỌI
SOMPHON SATHAVONE
CAC BIEN PHÁP KHUYEN KHÍCH DAU TU THEO LUAT DAU TU VIET NAM VA KINH NGHIEM DOI VOI XAY DUNG PHAP LUAT CUA CHDCND LAO
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số : 60380107
LUẬN VĂN THAC SI LUAT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: TS DOAN TRUNG KIÊN
HÀ NỌI- 2015
Trang 2Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo TrườngĐại học Luật Hà Nội, đặc biệt là các thây cô giáo Khoa sau Đại học và KhoaLuật Kinh tế đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên
cứu chương trình thạc sĩ luật học tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình đến ngườihướng dẫn khoa học TS Đoàn Trung Kiên, người đã tận tâm, nhiệt tình chỉbảo và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn độngviên, quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
SOMPHON SATHAVONE
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa hoc của riêng ca
nhân tôi Mọi tài liệu, số liệu trong luận văn là khách quan, trung thực.Những kết quả, những đánh giá trong luận văn chưa được ai công bố ở bat kỳ
một công trình nghiên cứu khoa học nào.
Xin chán thành cam ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
SOMPHON SATHAVONE
Trang 4ASEAN: : Association of Southeast Asian Nations CHDCND : Cộng hòa dân chu nhân dan
ĐTNN : Đầu tư nước ngoài
DTTN : Đầu tu trong nước
KKĐT : Khuyến khích đầu tư
FDI : Foreign Direct Investment
PFI : Portfolio Foreign Investment
Trang 5MỞ ĐẦU 1 CHUONG 1 KHAI QUAT VE CAC BIEN PHAP KHUYEN KHICH DAU TU VA PHAP LUAT VE KHUYEN KHÍCH DAU TU CUA VIET NAM 6
1.1 Khai quát về các biện pháp khuyến khích đầu tư 61.1.1 Khái niệm và phân loại đầu tư 61.1.2 Khái niệm biện pháp khuyến khích đầu tư 111.1.3 Vai trò của các biện pháp khuyến khích đầu tu 131.2 Khái quát về pháp luật khuyến khích đầu tư 181.2.1 Khái niệm pháp luật khuyến khích đầu tư 181.2.2 Sự hình thành và phát triển của pháp luật về khuyến khích đầutư 191.2.3 Nội dung của pháp luật về các biện pháp khuyến khích đầu tư 251.2.4 Pháp luật về khuyến khích đầu tư của một số nước trên thế giới oa |
KET LUAN CHUONG 1 29
CHUONG 2 QUY DINH CUA PHAP LUAT DAU TU VIET NAM VE CAC BIEN PHAP KHUYEN KHICH DAU TU 30
2.1 Quy định về đối tượng, lĩnh vực và dia bàn được áp dụng các biệnpháp khuyến khích đầu tư 302.1.1 Quy định về đối tượng được áp dụng biện pháp khuyến khích đầu
tư theo quy định của luật đầu tư Việt Nam 30
2.1.2 Quy định về lĩnh vực ưu đãi đầu tư 322.1.3 Quy định về địa bàn ưu đãi đầu tư 342.2 Nội dung cơ bản của các biện pháp khuyến khích đầu tư theo quy
định của pháp luật đầu tư Việt Nam 37
2.2.1 Quy định của pháp luật đầu tư trong ưu đãi về tài chính 372.2.2 Quy định của pháp luật đầu tư trong ưu đãi về quyền sử dụng đất 402.2.3 Quy định của pháp luật đầu tư về ưu đãi đối với nhà đầu tư vào khucông nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế 41
Trang 6khuyến khích đầu tư khác 43
KET LUẬN CHƯƠNG 2 46
CHƯƠNG 3 MỘT SÓ ĐÁNH GIÁ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG XÂYDỰNG PHÁP LUẬT DAU TU VE CAC BIEN PHÁP KHUYÉN KHÍCH ĐẦU TƯ
CUA NƯỚC CHDCND LAO 48
3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định về khuyến khích dau tưtrong pháp luật đầu tư của nước CHDCND Lào 483.1.1 Thuc trang phap luat va thuc trang thu hut đầu tư ở nước CHDCND
Lào 48
3.1.2 Vai trò của hoạt động đầu tư đối với sự phát triển của kinh tế- xãhội nước CHDCND Lào 53
3.1.3 Vai trò của pháp luật về khuyến khích đầu tư đối với việc thu hút
đầu tư tại nước CHDCND Lào 563.2 Bài học kinh nghiệm trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về cácbiện pháp KKĐTcủa nước CHDCND Lào rút ra từ pháp luật về các
biện pháp KKDT của Việt Nam 61
3.2.1 Phương hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật đầu tư của nước
CHDCND Lào 61
3.2.2 Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về các biệnpháp KKĐT 65
KET LUẬN 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
Trang 71 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, việc thu hút đầu tư đang trở thành mối quan tâm hàng đầucủa nhiều quốc gia, nhằm hỗ trợ và phát huy lợi thế mỗi quốc gia trong côngcuộc phát triển kinh tế- xã hội đất nước Đặc biệt là đối với những nước đangpháp triển, các quốc gia chậm phát triển, việc thu hút đầu tư, mang lại nhữnglợi ích kinh tế đáng kế cho những quốc gia này Tính hấp dẫn của một quốcgia về lĩnh vực đầu tư trước hết thé hiện ở luật pháp đầu tư mà cụ thé là cácbiện pháp KKDT Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật đầu tư, cácquy định về KKĐT nham tạo môi trường đầu tư có sức hút mạnh mẽ, là mối
quan tâm của mọi quốc gia
Xuất phát từ một nền kinh tế nông nhiệp là chủ yếu, đến nay kinh tếnước CHDCND Lào vẫn được đánh giá là nền kinh tế chậm phát trién trên thế
giới, do đó việc thu hút đầu tư bằng các biện pháp KKĐT đối với cả DTTN vaDTNN, đã và đang được Nhà nước Lào đặc biệt quan tâm Bởi với nguồn lựcđầu tư mạnh mẽ đến từ khu các thành phan kinh tế ngoài quốc doanh ở trong
và ngoài nước, nền kinh té- xã hội nước CHDCND Lào sẽ có được nhữngthay đổi tích cực trong thời gian tới, cũng như phát triển về: trình độ khoa học
kỹ thuật, trình độ quản lý, nguồn lực con người có điều kiện được cải thiện,
cơ cấu kinh tế có sự thay đồi theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa, Déthu hút được các nguồn đầu tư vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nướcngoài một cách có hiệu quả nhất, Nhà nước, Chính phủ nước CHDCND Làocần có hệ thống pháp luật hoàn thiện cũng như những chính sách KKĐT hợp
lý và có sức hấp dẫn đối với cả nhà DTTN, cũng như nhà DTNN khi tiếnhành đầu tư ở nước CHDCND Lào
Từ xưa đến nay, Việt Nam luôn là anh em tốt, láng giềng tốt với Lào;
quan hệ Việt Nam- Lào có lịch sử gắn bó tốt đẹp, có nhiều những điểm tương
đồng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, Tuy cùng một xuất phát điểm
xong đến nay, Việt Nam đã thoát khỏi nền kinh tế kém phát triển và là một
Trang 8lĩnh vực đầu, Việt Nam là quốc gia thu hút đầu tư lớn trong khu vực Sở di,Việt Nam đạt được những thành tựu này là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt củaĐảng và Nhà nước Việt Nam, cũng như cơ chế, hệ thống pháp luật đầu tư
thông thoáng, với nhiều biện pháp KKĐT hấp dẫn Ngược lại, ở nướcCHDCND Lao, vai trò của thu hút đầu tu, vị trí của các biện pháp KKDT đãđược nhìn nhận nhưng chưa có những hành động cụ thể để phát huy nhữngvai trò đó, khi mà pháp luật về đầu tư nói chung, các quy định về KKĐTchậm thay đổi, đang đi ngược lại với xu thế chung của thế giới Hiện nay, ởnước CHDCND Lào, pháp luật đầu tư được thành hai luật, một luật áp dụngcho nhà DTTN, một luật áp dung cho nhà DTNN Đồng nghĩa với đó là cóđến hai nhóm biện pháp KKĐT khác nhau cùng ton tại, một nhóm dành chonhà DTTN, một nhóm đành cho nhà DTNN, Vi thế, việc tìm hiểu quy định
pháp luật đầu tư Việt Nam nói chung, các biện pháp KKĐT nói riêng là việclàm cần thiết đối với các việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật đầu tư, cũng
như hoàn thiện các quy định về KKĐT ở nước CHDCND Lào trong giai đoạn
hiện nay.
Với cơ sở khoa học và thực tiễn nêu trên, tác giả đã chọn đề tài: “Cácbiện pháp khuyến khích đầu tư nước ngoài theo Luật Đầu tư Việt Nam vàkinh nghiệm doi với xây dựng pháp luật của CHDCND Lào”
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở Việt Nam đã có các công trình nghiên cứu khoa học của các tác giảViệt Nam về van đề khuyến khích đầu tư nước ngoài như: Lê Thị Lệ Thu (2006)
“Phap luật về wu đãi đầu tu ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật hoc; Nguyễn
Thị Trà (2012) “Các biện pháp ưu đãi đâu tư, hỗ trợ đầu tư theo Luật Đầu tưnăm 2005 và thực tiễn áp dụng tại tinh Nghệ An”, Luan văn thạc sĩ luật học,
Trong những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu đề cập
đến các quy định của pháp luật về các biện pháp thu hút đầu tư tại nướcCHDCND Lào Trong số đó phải kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu
Trang 9hộ đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cộng hòa dán chủ nhân dân Lào” Luận
văn thạc sĩ Luật học; Nor Keo Kommadam , (2010) “Pháp luật về bảo đảm
đâu tư trực tiếp ở CHDCND Lào”, Luận văn thạc sĩ Luật học; Phutsaydy
Phanyasith (2013) “Pháp luật về thu hút đầu tư và thực tién áp dung taiViéng- Chăn” Luận văn thạc sĩ Luật hoc; Các công trình nghiên cứu kể trênchủ yếu đề cập tới các biện pháp đảm bảo hoặc KKĐT trực tiếp ở nướcCHDCND Lào một cách chung chung, từ đó đưa ra các giải pháp trên cơ sởpháp luật và thực tiễn CHDCND Lào mà chưa có công trình nào nghiên cứu
về pháp luật về KKĐT của Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra định hướng hoànthiện cho pháp luật đầu tư nước CHDCND Lào nói chung và các biện phápKKĐT dành cho cả nhà DTTN và nhà DTNN nói riêng Vì thế, luận văn này
sẽ là một công trình khoa học dau tiên nghiên cứu một cách tông thé, toàndiện các biện pháp KKDT theo pháp luật đầu tư Việt Nam hiện hành, từ đó
rút ra những bài học cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật đầu tư nóichung và các quy định về biện pháp KKĐT ở nước CHDCND Lào nói riêng
3 Phạm vi nghiên cứu đề tài
- Những vấn đề lý luận về các biện pháp KKĐT và pháp luật về cácbiện pháp KKĐT theo pháp luật đầu tư Việt Nam
- Các quy định của pháp về các biện pháp KKĐT theo Luật Đầu tư năm
2005, mà chủ yếu trọng tâm là Luật Đầu tư năm 2014 và các văn bản phápluật liên quan đến các biện pháp KKĐT
- Ngoài ra, dé tài còn nghiên cứu một cách sơ bộ các quy định về biệnpháp KKĐT theo pháp luật hiện hành của nước CHDCND Lào, để tìm ranhững điểm còn hạn chế và thông qua đó sử dụng các kinh nghiệm của Việt
Nam để hoàn thiện các quy định của pháp luật về các biện pháp KKĐT ở
nước CHDCND Lào trong thời gian tới.
Trang 10Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận Chủ nghĩa Mác- Lênin vềNhà nước và pháp luật, Tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng cộngsản Việt Nam trong tiễn trình hội nhập kinh tế quốc tế Trong quá trình nghiên
cứu dé tài, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp
so sánh, phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử Trong đó phương pháp chủ yếu là so sánh, phân tích tổng hợp
5 Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là: Trình bày và phân tích mộtcách có hệ thống các biện pháp KKĐT theo Luật Đầu tư hiện hành của Việt
Nam Từ đó, có những đánh giá đúng đắn về các biện pháp KKĐT tư này của
Việt Nam Cùng với đó, luận văn lập luận một cách thuyết phục sự cần thiếtphải hoàn thiện pháp luật đầu tư nói chung và các quy định về biện pháp
KKĐT nói riêng của nước CHDCND Lào trong thời gian tới, trên cơ sở học
hỏi kinh nghiệm pháp luật đầu tư Việt Nam về các biện pháp KKĐT
6 Những đóng góp mới của luận văn
- Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực vào ngày 01/7/2015, do đó, sau khi giảiquyết thành công những nhiệm vụ đề ra, luận văn sẽ là một trong những côngtrình nghiên cứu khoa học nghiên cứu sớm về các biện pháp KKĐT theo đạoluật mới này.
- Luận văn cũng đưa ra những bài học kinh nghiệm trong xây dựng vàhoàn thiện pháp luật đầu tư của CHDCND Lào về các biện pháp KKĐT, trên
cơ sở học tập các quy định về biện pháp KKĐT của pháp luật đầu tư của Việt
Nam Với việc nghiên cứu những quy định pháp lý mới nhất của pháp luật
đầu tư Việt Nam về các biện pháp KKĐT, sẽ xây dựng lên những đề xuất đềxuất pháp lý có tính mới và có căn cứ khoa học cho việc xây dựng và hoànthiện các quy định về biện pháp KKĐT cho pháp luật đầu tư của nước
CHDCND Lào.
Trang 11Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, để bảođảm tính hệ thống, thống nhất, mạch lạc, kết cấu của luận văn gồm 3 chương
Trang 12KHÁI QUÁT VE CAC BIEN PHAP KHUYEN KHÍCH ĐẦU TƯ VAPHAP LUAT VE KHUYEN KHÍCH ĐẦU TU CUA VIỆT NAM
1.1 Khai quát về các biện pháp khuyến khích đầu tư
1.1.1 Khái niệm và phân loại đầu tư
1.1.1.1 Khải niệm
Cho đến nay, đầu tư không phải là một khái niệm mới đối với nhiềungười, nhất là đối với những người hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế- xãhội Tuy nhiên, thuật ngữ này lại được hiểu rất khác nhau Có quan điểm chorằng đầu tư là phải bỏ một cái gì đó vào một việc nhất định dé thu lại một lợiích trong tương lai Nhưng cũng có quan điểm lại quan niệm đầu tư là cáchoạt động sản xuất, kinh doanh để thu lợi nhuận Thậm chí thuật ngữ này
thường được sử dụng rộng rãi, như câu “cửa miệng” dé nói lên chi phí về thờigian, sức lực va tiền bạc vào mọi hoạt động của con người trong cuộc sống.Vậy đầu tư theo đúng nghĩa của nó là gì? Những đặc trưng nào quyết địnhmột hoạt động của con người được gọi là đầu tư?
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì, đầu tư là khái
niệm chỉ một việc “bỏ nhân lực, tài lực, vật lực vào một công việc gì dựa trên
cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế - xã hội” [10,tr.32] Như vậy, đầu tư bao giờcũng có chủ thể, đối tượng, mục đích và cách thức thực hiện xác định, tuynhiên khái niệm này còn khá chung chung và không làm toát lên được bảnchất của hoạt động đầu tư
Dưới góc độ khoa học kinh tế, đầu tư được hiểu là “khâu dau tiên trong
quá trình sản xuất, kinh doanh của một chủ thé dau tư, là chỉ phi ban dauphục vụ một đối tượng nào đó, được sử dụng một cách có mục đích nhằmthỏa mãn nhu cau của chủ đầu tư” [8, tr.5-6] Với cách hiểu này, đầu tư lạiđược bó gọn trong một khâu của hoạt động kinh tế và nó chỉ đơn thuần là hoạtđộng bỏ vốn ban đầu dé hướng tới kết quả của quá trình sản xuất, kinh doanh
Trang 13sản xuất xã hội nhằm tạo ra năng lực vốn lớn hơn Trong phạm vi doanhnghiệp, đầu tư là việc di chuyển vốn vào một loại hoạt động nào đó nhằm
mục đích thu lại khoản lợi nhuận lớn hơn Cũng có quan điểm coi đầu tư làhoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên trong một thời gian tương đối dài
nham thu lợi nhuận hoặc lợi ích kinh té- xã hội Lại có quan điểm khang
định đầu tư là việc bỏ vốn vào một cơ sở sản xuất, một công trình xây dựnghay một đơn vị sự nghiệp bằng nhiều biện pháp như: Cấp phát ngân sách,vốn tự có, liên doanh hoặc vay dài hạn để mua sắm thiết bị, xây dựngmới, nhằm thu đoanh lợi (lợi nhuận doanh nghiệp) hay phát triển phúc lợicông cộng [1,tr7-8].
Dưới góc độ pháp lý, theo khoản 1 Điều 3 Luật Dau tư năm 2005 thi:
“dau tư là việc nhà dau tư bỏ vốn, tài sản theo các hình thức va cách thức dopháp luật quy định để thực hiện hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận hoặc lợiích kinh tế, xã hội khác ” Định nghĩa đầu tư trong Luật Đầu tư năm 2005 là khá
rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực của đời song xã hội Do đó, đến Luật Dau tư năm
2014, các nhà làm luật đã thu hẹp khái niệm đầu tư của Luật Đầu tư năm 2005,
chỉ điều chỉnh hoạt động đầu tư kinh doanh, theo đó tại khoản 5 Điều 3 LuậtĐầu tư năm 2014 quy định: “Đẩu f kinh doanh là việc nhà dau tư bỏ vốn dau
tư đề thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tô chức kinh tế;đấu tư góp vốn, mua cô phan, phan vốn góp của tô chức kinh tế; đầu tư theohình thức hợp đông hoặc thực hiện dự án đầu tư.” Với việc thu hẹp khái niệmđầu tư thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư, khái niệm đầu tư kinh doanh
theo quy định của Luật đầu tư 2014 đã quy định cụ thé, chi tiết và khái quátđược hết các nội hàm đầu tư thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư 2014
Mặc dù vẫn còn có khá nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm đầu
tư, nhưng có thể đưa ra một khái niệm cơ bản về đầu tư được nhiều học giả
nghiên cứu về van dé đầu tư thừa nhận, đó là: “Đầu tr là việc sử đụng mộtlượng tài sản nhất định như vốn, công nghệ, đất đai, vào một hoạt động kinh
Trang 14phẩm cho xã hội để thu lợi nhuận ” [9, tr.68].
1.1.1.2 Phân loại đầu tư
* Căn cứ vào mức độ tham gia quản lý của nhà đầu tr vào đối tượng
bo von, đầu tu được chia ra 2 cách thức đầu tư sau: Đầu tư trực tiếp và đầu tưgián tiếp
- Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vàtham gia quản lý hoạt động đầu tư
- Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, côphiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thôngqua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếptham gia quản lý hoạt động đầu tư
Có hai đặc trưng quan trọng để phân biệt một hoạt động được gọi làhoạt động đầu tư hay không phải là hoạt động đầu tư, đó là: Tính sinh lãi(sinh lời) và độ rủi ro của công cuộc dau tư Thực tế, con người không thé bỏ
ra một lượng tài sản mà lại không dự tính thu được giá tri cao hơn giá tri bỏ ra
ban đầu Tuy nhiên, nếu hoạt động đầu tư nào cũng sinh lãi (sinh lời) thì trong
xã hội, ai cũng muốn trở thành nhà đầu tư Chính vì vậy, hai thuộc tính này đãsàng lọc các nhà đầu tư và thúc đây kinh tế- xã hội phát triển Qua hai đặc
trưng trên cho thấy, rõ ràng mục đích của hoạt động đầu tư là lợi nhuận Vì
thế, cần hiểu rằng bất kỳ sự chi phí nào về thời gian, sức lực và tiền bạc vàomột hoạt động nào đó mà không có mục đích thu lợi nhuận thì không phải làhoạt động đầu tư và không thuộc phạm vi của khái niệm đầu tư
* Căn cứ vào nguồn gốc vốn và quốc tịch của nhà đầu tw: Đầu tư được
Trang 15tư và vai trò của nó đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia.
+ Theo đó, ĐTTN được hiểu là nguồn vốn đầu tư trong phạm vi lãnh
thé một quốc gia bởi các chủ sở hữu vốn đầu tư là tổ chức, cá nhân trong
nước Theo nghĩa rộng, ĐITN được hiểu là mọi nguồn vốn đầu tư của t6chức, cá nhân trong nước, người định cư ở một quốc gia được sử dụng tronglãnh thổ quốc gia đó
+ Theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Luật Đầu tư 2005, ĐTTN là việc
nhà DTTN bỏ vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác dé tiến hành hoạtđộng đầu tư tại Việt Nam Đặc trưng quan trọng nhất của DTTN là chủ thé làcác nhà DTTN và không có sự đi chuyên vốn qua biên giới Tuy nhiên, LuậtĐầu tư 2005 không giải thích như thé nào là nhà ĐTTN Điều này dẫn đến
cách hiểu, người nước ngoài định cư ở Việt Nam và bỏ vốn đầu tư ở ViệtNam cũng được coi là DTTN Theo như quy định nay, căn cứ quan trọng nhất
dé phân biệt DTTN và DTNN là sự dich chuyển nguồn vốn trong phạm vi địa
lý của mỗi quốc gia
+ Theo quy định tại khoản 15, Điều 3, Luật Đầu tư 2014, ĐTTN là cánhân có quốc tịch Việt Nam, tô chức kinh tế không có nhà DTTN Luật 2014khắc phục điểm không rõ ràng tại Luật Đầu tư 2005, theo tinh thần khôngphân biệt DTTN và DTNN, do đó Luật Dau tư 2014 chỉ quy định thé nào lànhà DTTN, việc xác định tư cách nhà DTTN được dựa vào quốc tịch của chủthể thực hiện hoạt động đầu tư
- Đầu tu nước ngoài Thuật ngữ DTNN không phải là một thuật ngữmới, mà nó đã được nhắc đến từ những năm 60 của thế kỷ XX Tuy nhiên, nó
không được sử dụng nhiều cho đến mãi thập kỷ 80 của thé ky XX, khi xu thétoàn cầu hóa các hoạt động kinh tế- thương mại- đầu tư ngày càng phát triển
mạnh mẽ thì thuật ngữ DTNN mới thực sự trở nên phô biến
Trang 16+ Dưới góc độ kinh tế, ĐTNN là sự dịch chuyển tài sản như vốn, côngnghệ, kỹ năng quản lý từ quốc gia này sang quốc gia khác để sản xuất, kinhdoanh nhằm thu lợi nhuận cao.
+ Dưới góc độ pháp lý, thuật ngữ ĐTNN đầu tiên được dé cập đếntrong các sách chuyên khảo về tư pháp quốc tế, sau đó được sử dụng trongcác cuộc Hội thảo quốc tế và sau đó được quy định trong pháp luật của cácquốc gia, với những quy định cụ thể về DTNN Bên cạnh đó, thuật ngữDTNN còn được ghi nhận trong các hiệp định đa phương, hiệp định songphương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư lẫn nhau mà các quốc gia ký kếtvới nhau Tuy nhiên, do những đặc tính riêng phức tạp và do sự vận độngphong phú của thực tiễn nên thuật ngữ DTNN được hiểu và nhìn nhận khác
nhau, do đó cũng được quy định khác nhau trong pháp luật mỗi quốc gia
+ Năm 1966, tại Hội thảo của Hiệp hội Luật quốc tế ở Henxinky (Phần
Lan) đưa ra định nghĩa về DTNN như sau: “Đầu tu nước ngoài là sự di
chuyển vốn từ nước của người dau tư sang nước của người sử dụng nhằm xâydựng ở đó xí nghiệp kinh doanh hoặc dịch vụ” Định nghĩa trên về ĐTNNmặc dù ngắn gọn nhưng chưa khái quát được các đặc trưng của hoạt động
DTNN Nói cách khác, định nghĩa này chưa đặt ra va đi vào thực chất của vẫn
đề hoạt động ĐTNN Tuy nhiên, định nghĩa trên cũng tạo ra được một khuynhhướng là không nên coi bất kỳ khoản tiền, vốn nào được chuyển ra nướcngoài đều là hoạt động DTNN Ví dụ như: Việc chuyên tiền ra nước ngoài để
du lịch, khám chữa bệnh, du học,.v.v của cá nhân không phải là hoạt động
DTNN [8, tr.10-11].
+ Theo Luật Dau tư nước ngoài của Liên bang Nga ban hành ngày 4
tháng 7 năm 1991 định nghĩa: “Dau nước ngoài là tat cả những hình thức
giá trị tài sản hay gid trị tỉnh than mà người nước ngoài đầu tu vào các đổi
tượng của hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác mục đích thu lợi
nhuận” Định nghĩa này được một số chuyên gia pháp lý xem xét là tương đốiđầy đủ, nêu được bản chất của hoạt động DTNN là vì mục dich lợi nhuận
Trang 17nhưng lai bị giới han khi coi van dé đầu tư chi là “tdi sadn” Tức là, việcchuyên công nghệ, kĩ năng quan lý, nhãn hiệu, thương hiệu.v.v (các loại tai
sản hữu hình) ra nước ngoài để nhằm mục đích lợi nhuận không phải là hoạt
động DTNN của chu thể đã thực hiện các hoạt động này [8, tr.10-11]
+ Trong pháp luật đầu tư của Việt Nam hiện hành không có quy địnhthế nao là DTNN mà chỉ có quy định giải thích nhà DTNN Theo đó, LuậtĐầu tư năm 2014 quy định: Nhà DTNN là cá nhân có quốc tịch nước ngoài,
tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinhdoanh tại Việt Nam.
Từ khái niệm đầu tư và quy định về nhà DTNN, có thé hiểu DTNN: Là
việc cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tô chức thành lập theo pháp luật nướcngoài thực hiện hoạt động bỏ vốn dau tu dé thực hiện hoạt động kinh doanhthông qua việc thành lập tô chức kinh tế; dau tư góp vốn, mua cô phần, phầnvon góp của tô chức kinh tế; dau tư theo hình thức hợp dong hoặc thực hiện
dự án đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
Như vậy, việc phân tích khái niệm và phân loại đầu tư có một ý nghĩa
quan trọng trong việc tìm ra những đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư và
lý giải cho việc tại sao pháp luật đầu tư của các quốc gia đều sử dụng các biệnpháp KKĐT để thu hút đầu tư Cũng như lý giải tại sao, pháp luật đầu tư củamột số quốc gia vẫn có sự phân biệt và không có sự phân biệt giữa nhà DTTN
và nhà ĐTNN trong việc áp dụng các biện pháp KKDT.
1.1.2 Khái niệm biện pháp khuyến khích đầu tư
Trước năm 2005, hệ thống pháp luật đầu tư của Việt Nam được chiathành hai lĩnh vực điều chỉnh độc lập, bao gồm: Các hoạt động DTTN và cáchoạt động DTNN Theo đó, KKĐT được hiểu là việc Nhà nước Việt Nam banhành những quy định mà thông qua đó dành cho các nhà đầu tư những ưu đãikhi những đối tượng này tiễn hành hoạt động đầu tư trong phạm vi lãnh thé
Việt Nam Những ưu đãi này có thé liên quan đến thủ tục hành chính, các
chính sách tài chính, sử dụng đât, sử dụng nguôn tài nguyên và các ưu đãi
Trang 18khác, trong mỗi biện pháp KKĐT này được đánh giá trong tương quan sosánh giữa nhà DTNN với những quy định dành cho các nhà ĐTTN khi đầu tư
vào cùng một lĩnh vực hoặc địa bàn cụ thé
Tuy nhién, Luat Đầu tư được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 tháng 2005, đã thé hiện được tưtưởng thống nhất mới về các hoạt động đầu tư Theo đó, các hoạt động đầu tưkhông còn được phân loại thành hoạt động DTTN và hoạt động ĐTNN Tất
cả các dự án đầu tư đều chịu sự điều chỉnh của Luật đầu tư chung là Luật Đầu
tư năm 2005 Trong đó, các dự án này được hưởng các biện pháp KKĐT nhưnhau, nếu đó là các dự án đầu tư có mục đích kinh doanh, do các chủ đầu tưtiễn hành đầu tư tại Việt Nam
Đến nay, dudi góc độ pháp lý, pháp luật đầu tư của Việt Nam chưa cóđịnh nghĩa về KKĐT, cũng như định nghĩa về các biện pháp KKĐT được quyđịnh trong Luật Đầu tư 2014
Dưới góc độ ngôn ngữ, khái niệm biện pháp KKĐT bao gồm các thành
tố là “biện pháp” và “khuyến khích” Trong đó, khi nói đến biện pháp, chúng
ta thường gắn với một hoặc một vài cách thức cụ thé dé tiến hành một côngviệc nào đó Còn khuyến khích là tạo điều kiện tốt để phát triển công việc nào
đó, mà cụ thé trong lĩnh vực này là việc dành và tạo điều kiện tốt nhất cho cácnhà đầu tư để thu hút đầu tư vào một quốc gia, một lĩnh vực hay một địa bànđầu tư cụ thê đã được Nhà nước xác định
Từ đó, có thể đưa ra định nghĩa về biện pháp KKĐT: Biện pháp KKĐT
là các quy định thể hiện một cách cụ thể cách thức mà Nhà nước dành những
lợi ích nhất định cho các nhà đầu tu, dé thúc day ho bỏ vốn, tài sản theo cáccách thức và các hình thức do pháp luật quy định để thực hiện hoạt động kinhdoanh nhằm mục đích lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế, xã hội khác theo địnhhướng phát triển kinh tế- xã hội của Nhà nước
Biện pháp KKĐT là một trong những cách thức để thu hút vốn đầu tư
có hiệu quả Đặc biệt là trong bôi cảnh các quôc gia trên thê giới đêu có diém
Trang 19chung là cần vốn đầu tư, như cần một yếu tố thiết yếu giúp nên kinh tế có thé
tồn tại và phát triển, nên KKĐT càng không thé thiếu đối với các quốc gia,
đặc biệt là đối với các quốc gia chậm phát triển hoặc đang phát triển Nhậnthức được tam quan trong đó, hầu hết các quốc gia trên thé giới đã ban hành
các văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề biện pháp KKĐT, các biện phápKKĐT như là một loại công cụ hữu hiệu và phù hợp với thông lệ quốc té déthu hut dau tu, tao lập môi trường đầu tư có sức cạnh tranh lớn, phát huy vaitrò của hoạt động đầu tư đối với các van đề kinh té- xã hội [6, tr.15]
Biện pháp KKDT thé hiện thái độ của quốc gia đối với các nhà đầu tư,bao gồm cả nhà DTTN và DTNN Số lượng các biện pháp KKĐT luôn tỷ lệthuận với mức độ mong muốn hấp thụ được những nguồn vốn đầu tư lớn từ cácnhà đầu tư của quốc gia Theo tinh thần của Luật Dau tư năm 2014, các biện
pháp KKĐT chủ yếu bao gồm các biện pháp khuyến khích về thuế (các trườnghợp miễn, giảm thuế hoặc áp dụng một cách tính thuế hợp lý hơn); các biện
pháp khuyến khích và hỗ trợ về thủ tục hành chính dé tiến hành một dự án đầu
tư (thời gian, chi phí cho việc đăng ký đầu tư hoặc thành lập các doanh
nghiệp); các biện pháp hỗ trợ phát triển trong quá trình đầu tư (hỗ trợ về đàotạo; khuyến khích phát triển) các biện pháp khuyến khích liên quan đến cácchính sách sử dụng đất, mặt nước, mặt biển và các nguồn tài nguyên khác(miễn giảm tiền thuê đất, mặt nước, mặt biến, thuế tai nguyên; ưu đãi liên quanđến thời gian thuê); và một số các biện pháp KKĐT khác như việc mở rộngngành nghề đầu tư hoặc chính sách cởi mở trong van dé sử dụng lao động,
Như vậy, Luật Đầu tư hiện hành của Việt Nam sử dụng tiêu chí về lĩnh
vực đầu tư và địa bàn đầu tư là những tiêu chí cơ bản để áp dụng các biện
pháp KKĐT Trên cơ sở xác định lĩnh vực và địa bàn đầu tư của từng dự án
mà xác định các ưu đãi cũng như hỗ trợ đầu tư cụ thể
1.1.3 Vai trò của các biện pháp khuyến khích đầu tư
Thứ nhất, thu hút vốn dau tư trong và ngoài nước KKĐT là để thu hútvon đầu tu, đây là mục dich lớn nhất của bat cứ quốc gia nào khi đặt ra những
Trang 20biện pháp KKĐT trong pháp luật của quốc gia mình Trong bối cảnh hiện nay,
các quốc gia có nền kinh tế phát triển không đơn thuần chỉ dựa vào nguồn vốntrong nước mà chủ yếu là “loi dung” những nguồn lực dồi dào từ bên ngoài
Không chỉ những nước kém phát triển, đang phát triển mới cần có ĐTNN màcác quốc gia có nền công nghiệp phát triển cũng rất cần sự hỗ trợ từ nguồnvốn ngoài biên giới quốc gia nay Vì vậy, mà van dé quốc gia nào có kha năngthu hút vốn đầu tư vào nên kinh tế của mình, có tam quan trọng đáng ké đốivới các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia KKĐT chính là mộttrong những biện pháp hữu hiệu nhất dé tăng thêm nguồn vốn đầu tu cho nềnkinh tế- xã hội Xuất phát từ nhu cầu thu hút vốn đầu tư mà các nước trên thếgiới nói chung, các nước ASEAN nói riêng đã đưa ra những biện pháp KKĐTnhăm thu hút sự quan tâm và thực hiện các hoạt động đầu tư của các nhà đầu
tư trong và ngoài nước.
Là nước đang phát triển, Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật
phải mở rộng các biện pháp ưu đãi để đón những luồng đầu tư mạnh mẽ cả ở
trong và ngoài nước Ở Việt Nam dé thu hút dòng vốn đầu tư của các nhà đầu
tư, thì việc đưa ra các biện pháp KKDT có ý nghĩa như một trong những độngthái nhằm góp phần cải thiện môi trường đầu tư, tạo ra sức hấp dẫn cho môitrường đầu tư Đôi khi, những ưu đãi đó chỉ dừng lại ở chỗ mang lại cho cácnhà đầu tư một mối lợi ích về tài chính nho nhỏ nhưng dang sau mối loi ich
về tài chính không đáng ké ấy, các nhà dau tư tim thay chỗ dựa tin cậy đối vớiViệt Nam, vì nó thê hiện thiện ý đón nhận vốn đầu tư của Việt Nam Cũng cóthể nói, các biện pháp KKĐT, ở một khía cạnh nào đó, giống như các biệnpháp bảo đảm đầu tư, đã tạo ra tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư khi đầu tư
vốn vào một lĩnh vực, địa bàn nào đó Với sự tồn tại và phát triển khôngngừng của các biện pháp KKĐT và xu hướng phát triển của pháp luật đầu tư,
đã có những số liệu rõ ràng cho thấy, ở Việt Nam những năm gần đây, lượngvốn đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam tăng lên đáng kể, đặc biệt là vốn DTNN,một số nhà DTNN đến từ các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn
Trang 21Quốc,.v.v khá kĩ tính trong việc lựa chọn môi trường đầu tư đã trở thànhđối tác đầu tư lớn của Việt Nam Điều này chứng tỏ vị trí, vai trò và hiệu quả
của các biện pháp KKDT ma Nhà nước Việt Nam đã ban hành trên cơ sở các
quy định pháp luật hiện hành về các biện pháp KKĐT
Thứ hai, thông qua việc ban hành và áp dụng các biện pháp KKPT,Nhà nước sẽ chủ động trong việc cơ cầu lại nên kinh tế Thông qua cách thứcquy định các lĩnh vực, địa bàn nào cần KKĐT, Nhà nước có thé chủ động cơcau lại nền kinh tế theo hướng chủ quan của mình Nhìn vào các biện phápKKĐT của các quốc gia trong khu vực Đông Nam A, có thé thay rõ, KKDTkhông phải là đưa ra những ưu đãi đồng đều cho tất cả các nhà đầu tư khi vàotất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế mà bao giờ cũng phải có những cấpbậc, mức độ KKĐT khác nhau giữa các ngành, lĩnh vực đầu tư Vì thế mà đối
với các dự án đầu tư, không phải nhà đầu tư có quyền đầu tư vào tất cả các
ngành nghề và lĩnh vực với những điều kiện đầu tư như nhau mà có nhữnglĩnh vực, ngành, nghề khi đầu tư vào các nhà đầu tư phải chịu ràng buộc bởi
một số quy định pháp luật, như van đề vốn pháp định hoặc giấy phép dau tư.Hầu như quốc gia nào cũng quy định có ít nhất 03 nhóm lĩnh vực đầu tư, mỗi
lĩnh vực thể hiện thái độ khác nhau của Nhà nước đối với nguồn von đầu tư
đó là: Lĩnh vực đặc biệt KKĐT; lĩnh vực đầu tư có điều kiện và lĩnh vực cắmđầu tư Một nguyên tắc quan trọng để phân chia mức độ ưu đãi ở các ngành,lĩnh vực kinh tế chính là ngành nào càng cần thu hút nhiều vốn đầu tư thì càngcần có nhiều ưu đãi dành nhà đầu tư khi đầu tư vào ngành, lĩnh vực đó Vìthế, mà tùy từng quốc gia, ngoài những ưu đãi chung giống nhau Ví dụ như
về thủ tục hành chính, sẽ có những ưu đãi khác nhau, phụ thuộc vào việc quốcgia đó muốn phát triển ngành nào, lĩnh vực nào của nén kinh tế và đồng thời
cũng phụ thuộc vào ngành đó, lĩnh vực đó đóng vai trò quan trọng như thénào đối với nền kinh tế quốc dan của quốc gia trong từng thời kỳ nhất định.Bên cạnh đó, tiêu chí địa bàn đầu tư trong cuộc chạy đua dé giành được các
ưu đãi đầu tư Không thể phủ nhận được rằng, những lĩnh vực, địa bàn có
Trang 22KKĐT thì chắc chắn lượng vốn đầu tư vào sẽ nhiều hơn là những lĩnh vực,địa bàn được không được KKDT Nhu vậy, KKDT một mặt sẽ tạo ra nhữnglợi ích nhất định cho nhà đầu tư, mặt khác sẽ giúp Nhà nước chuyển dich
được cơ cấu kinh tế một cách hợp lý và phát triển được các ngành nghề, lĩnh
vực, dia bàn luôn trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh [6, tr.20]
Luật Đầu tư năm 2014 của Việt Nam cũng áp dụng hai nguyên tắc này
trong việc xác định các biện pháp KKĐT Dễ nhận thấy, trước đây, những dự
án đầu tư vào miền núi, vùng sâu, vung xa thì được coi là những dự án đượcđặc biệt KKDT Ly do là bởi, Việt Nam mong muốn cải thiện kinh tế tại nhữngvùng miền còn nhiều khó khăn này Hiện nay, theo Luật Dau tư năm 2014, các
dự án đầu tư sẽ được hưởng các biện pháp KKĐT theo các lĩnh vực đầu tư vàdia ban đầu tư Các lĩnh vực được KKĐT chủ yếu tập trung vào phát triển nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; phát triển cơ sở hạ tầng; giáo
dục, y tế hoặc các ngành sử dụng nhiều lao động; lĩnh vực sản xuất hàng xuất
khẩu; lĩnh vực sử dụng công nghệ cao Các địa bàn KKĐT bao gồm địa bàn cóđiều kiện kinh tế- xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kinh tế- xã hội đặc biệt
khó khăn; các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao Đây chính là
các ngành, lĩnh vực, địa bàn mà Việt Nam cần tập trung phát triển trong thờigian tới Vì thế, Nhà nước coi đó là các lĩnh vực, địa bàn cần thu hút tối đalượng vốn đầu tư cả trong nước và ngoài nước Như vậy, với các tiêu chí này,Nhà nước Việt Nam có thé cải thiện được theo ý muốn chủ quan những mặthạn chế trong việc phát triển kinh tế- xã hội theo ngành, vùng cụ thể, tạo ra đàtăng trưởng bền vững, ôn định, có khả năng thích ứng được với các biến động
khách quan của nên kinh tế- xã hội trong tương lai
Thứ ba, tạo ra sự đồng bộ của hệ thống pháp luật dau tư, phù hop vớithông lệ quốc tế Trong những cô gắng dé có thé hòa nhập được với nền kinh tế
khu vực và thế giới, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật đầu tư cũng đóng gópkhông nhỏ để thực hiện thành công nỗ lực đó của Nhà nước Việt Nam Mỗimột quôc gia đêu có những đôi tác thương mại của mình, đó là chưa kê đên xu
Trang 23hướng hiện nay, hầu hết các quốc gia đều tham gia vào một hay nhiều nhómhoặc tổ chức có tính chất hợp tác thương mại nào đó Việc hợp tác quốc tế trênnền tảng thương mại dẫn đến một loạt các vấn đề cần giải quyết trong nội bộtừng quốc gia Với mục đích đầu tiên là để quốc gia ấy có thể tiễn hành các
hoạt động thương mại một cách phù hợp nhất với tập quán kinh doanh củamình và phù hợp với tiêu chí phát triển chung của đối tác thương mại quốc tếhoặc của cả nhóm quốc gia mà mình là thành viên Một trong những vấn đề cầngiải quyết chính là hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại sao cho vừa đápứng được yêu cầu quản lý của mỗi quốc gia, vừa phù hợp với quy ước củanhóm quốc gia Trong bối cảnh đó, KKĐT cũng giống như các vấn đề khácliên quan đến đầu tư đều cần được hoàn thiện, sao cho ranh giới của các vấn đềnày giữa các quốc gia hầu như không còn nữa Một số nhà kinh tế học nước
ngoài đánh giá cao về sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật trong vai trò của
một biện pháp KKĐT đối với việc thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút DTNN
Đây cũng chính là lý do, giải thích cho hiện tượng vì sao ĐTNN hiện nay chủ
yêu đồ vào một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ Brazin, Mexico- những nước
đi đầu trong việc cải cách đồng bộ hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luậtđầu tư với những quy định về biện pháp KKĐT tối ưu được đưa ra [1, tr.25]
Hầu như pháp luật về đầu tư của các quốc gia đều có những ưu đãi nhấtđịnh giành cho các nhà đầu tư Vì vậy, xét ở góc độ này thì trong hệ thống quyphạm pháp luật liên quan đến đầu tư của Việt Nam cũng không thể thiếu cácbiện pháp KKDT Có thé nói, ưu đãi đầu tư tạo ra sức cạnh tranh cho mỗi quốcgia trên con đường thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài nhưng cũng phải nói thêm
rằng, ưu đãi đầu tư giúp cho các quốc gia có nhiều cơ hội để gia nhập các tổchức thương mại quốc tế lớn, tiến gần hơn đến đích của quá trình hội nhập kinh
tế Tuy nhiên, Việt Nam cũng như các quốc gia khác sẽ thể hiện bản sắc riêng
của mình trên cơ sở những quy định cụ thể về KKĐT, nhưng có thé khang định
rằng, không thé không có các quy định ưu đãi dau tư đối với một quốc gia có
tham vọng trở thành một cường quốc về kinh tế trong tương lai Không thé phủ
Trang 24nhận được răng, những quy định hợp lý về KKĐT đã góp phần hoàn thiện pháp
luật về đầu tư ở Việt Nam Mặt khác, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật củaViệt Nam, với tư cách là một biện pháp mang ít nhiều tính chất KKĐT nhằmthu hút đầu tư, đến lượt nó, lại quay lại, hỗ trợ cho Việt Nam trong mục tiêu thu
hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước
1.2 Khái quát về pháp luật khuyến khích đầu tư
1.2.1 Khái niệm pháp luật khuyến khích đầu tư
Nội dung pháp luật về các biện pháp KKĐT không chỉ được ghi nhậntrong một đạo luật mà còn được ghi nhận trong các văn bản dưới luật nhưNghị định, Thông tư Ngay cả khi Luật Đầu tư năm 2005 ra đời, được coi làmột đạo luật chung cho các nhà DTTN và nhà DTNN và đến nay là Luật Đầu
tư năm 2014 khắc phục những hạn chế của Luật Đầu tư năm 2005 và mở ra
những chính sách đầu tư mới của Nhà nước Việt Nam Trên thực tế một đạoluật chung cũng không thé điều chỉnh được hết tất cả các mặt trong quan hệđầu tư mà thực tế mỗi một lĩnh vực đầu tư khác nhau lại chịu sự điều chỉnhcủa các văn bản pháp luật chuyên ngành; pháp luật về KKĐT, vì vậy cũng
không phải chỉ là một hay một vài quy định được ghi nhận trong Luật Đầu tưhiện hành hay các văn bản dưới luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hànhLuật Đầu tư hiện hành Chính vì nội dung pháp luật về các biện pháp KKĐTrất rộng và phức tạp
- Có quan điểm cho rằng pháp luật về KKDT là một ngành luật độc lập,tức là có đối tượng điều chỉnh riêng, phương pháp điều chỉnh riêng và do đó,nằm trong một hệ thông ngành luật thống nhất của quốc gia
- Có quan điểm cho rằng pháp luật về KKĐT là một bộ phận hay một
chế định của pháp luật đầu tư có tính chất quốc tế (tư pháp quốc tế), bởi các
quy định về KKĐT cũng được áp dụng đối với nhà ĐTNN
- Có quan điểm lại coi pháp luật đầu tư và KKĐT là một bộ phận củapháp luật thương mại bởi quan điểm đầu tư chỉ là một trong các hành vithương mại, được pháp luật thương mại điều chỉnh
Trang 25Những quan điểm trên dù xuất phát từ góc độ nào thì cũng vẫn tồn tại
những điểm chưa hợp lý và có phần không chính xác Từ sự nhận xét, đánhgiá những quan điểm trên và theo ý kiến chủ quan của tác giả luận văn thì có
thê hiểu: “Pháp luật về các biện pháp khuyến khích đâu tư là tong thể các quy
phạm pháp luật có nguồn từ các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan Nhànước có thấm quyên cua Nhà nước Việt Nam ban hành hoặc từ các diéu ưócquốc té song phương hoặc da phương mà Việt Nam là thành viên, cùng điềuchỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực khuyến khích đầu tư trênlãnh thé Việt Nam”
1.2.2 Sự hình thành và phát triển của pháp luật về khuyến khích
đầu tư
* Các văn bản pháp luật trong nước
- Trước khi Luật Đầu tư năm 2005 được ban hành, hệ thống pháp luật về
đầu tư được chia làm hai mảng là DTTN và DTNN, được điều chỉnh bang hai
hệ thống các quy phạm pháp luật độc lập Theo đó, các quy định về KKĐT
cũng được tách thành hai nhóm các biện pháp KKĐT: Các biện pháp KKĐT dành cho nhà DTTN và các biện pháp KKDT dành cho nhà ĐTNN và các biệnpháp KKĐT cũng được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau
+ Về ĐTNN Cơ sở pháp lý đầu tiên đặt nền móng cho việc thu hút đầu
tư nước ngoài vào Việt Nam là Nghị định số 115/CP ban hành điều lệ đầu tưnước ngoài của Chính phủ ngày 18 tháng 04 năm 1977 Nghị định này ra đờinham cụ thê hóa chủ trương “Thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường giữanước ta với tat cả các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyên, bình dang
và cùng có lợi, tích cực tranh thủ diéu kiện quóc tế thuận lợi dé nhanh chóngxây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩ xã hội” của Đảng Cộng sản
Việt Nam Điều 1 của Nghị định quy định: “Chấp thuận đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyển và toàn vẹnlãnh tho Việt Nam và các bên cùng có lợi, không phân biệt chế độ kinh tế,chính trị- xã hội” Có thé thay, Nghị định số 115/CP đã bước đầu hình thành
Trang 26một môi trường pháp lý đặc thù của nền kinh tế tự do, đối với các doanhnghiệp, tạo tiền đề quan trọng cho những ý tưởng và là cơ sở cho những bước
cải cách sau này Tuy nhiên, Nghị định mới chỉ là quy định về sự thê chế hóacủa chính sách quản lý kinh tế tập trung, nên chưa có các quy định cụ thé cho
việc thi hành các biện pháp KKDT dành cho nhà ĐTNN [9, tr.70-75].
Đầu những năm 80 của thé kỷ XX, đứng trước nguy cơ nền kinh tế ViệtNam rơi vào khủng hoảng, Bộ chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam đã ra Nghịquyết số 19/1984/NQ-BCT ngày 17 tháng 07 năm 1984 đưa ra đường lối đâymạnh giao lưu quốc tế nhăm thu hút đầu tư Tiếp đó, Nghị quyết Hội nghị lầnthứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa V ngày 10 tháng 12 năm 1984 rađời đã đề ra nhiệm vụ hoàn thiện pháp luật ĐTNN, đặc biệt là pháp luật vềKKĐT nhằm có các chính sách về KKĐT nước ngoài dưới nhiều hình thức,
ưu tiên các ngành, lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật cao, xây dựng cơ sở hạ tầng Theo đó, ngày 31 ngày 12 năm 1987 Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam Trong đạo luật này, các biện pháp KKĐT đã được cụ thể
hóa thành các quy định pháp luật, tạo cơ sở pháp lý có giá trị cao cho thu hútDTNN tại Việt Nam Tuy nhiên, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm
1987 được ban hành khi chưa có khung pháp luật chung của nền kinh tế thịtrường, các quy định liên quan đến hoạt động thu hút đầu tư và các biện pháp
ưu đãi, hỗ trợ đầu tư dành cho nhà DTNN chưa phản ánh đúng các quy luậtcủa nền kinh tế thị trường, nên chưa đảm bảo yếu tô cạnh tranh lành mạnh vathực sự bình đắng giữa các nhà đầu tư [9, tr.70-75]
Ngày 30 tháng 6 năm 1990 để tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật vềĐTNN tại Việt Nam, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 Theo đó, các quyđịnh về KKĐT đã góp phần thúc day và thu hút DTNN, cu thé đó là các biện
pháp như các ưu đãi về thuế: Miễn thuế trong (04) bốn năm; hoàn 100% thuếcho phần lợi tức tái đầu tư Có thể khăng định, sau khi Luật Đầu tư nướcngoài tai Việt Nam năm 1987 được sửa đổi, bố sung thì hoạt động ĐTNN đã
Trang 27bước sang một giai đoạn phát triển mới, đánh dấu sự thành công của chínhsách “mở cửa” hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước Tuy nhiên,
trong bối cảnh nền kinh tế có tính cạnh tranh cao thì so với một số nước trongkhu vực như Singapore, Thái Lan thì các biện pháp ưu đãi, hỗ trợ đầu tưcủa pháp luật đầu tư Việt Nam thời kỳ đó chưa thực sự hấp dẫn đối với cácnhà DTNN Trước tình hình đó, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam lại mộtlần nữa được thay đổi và Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1992được ra đời Đạo luật này đã bổ sung biện pháp bảo đảm quyền lợi của nhàĐTNN trong trường hợp pháp luật Việt Nam có thay đổi Các quy định về ưuđãi, hỗ trợ đầu tư cũng được hoàn thiện như: Xây dựng các mức ưu đãi về
thuế, giá thuê đất, giá điện nước và công nhân, và một số chính sách hỗ trợ
đầu tư khác
Mặc dù vậy, dé đáp ứng được yêu cầu phát triển, thay đổi không ngừng
của nền kinh tế khi hội nhập quốc tế của Việt Nam thì Luật Đầu tư nướcngoài tại Việt Nam năm 1996 lại được ban hành thay thế Luật Đầu tư nướcngoài tại Việt Nam năm 1992 nhằm mục tiêu minh bạch và chuẩn xác hóa cácbiện pháp thu hút đầu tư Đạo luật nay quy định cụ thể các lĩnh vực, địa bànKKĐT; quy định lại việc miễn giảm lợi tức như doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh có thểmiễn thuế, lợi tức trong một thời gian tối da là hai năm kể từ khi kinh doanhbắt đầu có lãi và được giảm 50% thuế lợi tức trong thời gian tối đa là bốn nămtiếp theo, Ngoài ra, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996 còn quyđịnh miễn giảm tiền thuê đất, miễn thuế nhập khẩu các thiết bi may móc
Như vậy, về cơ bản các biện pháp KKĐT được quy định trong Luật
Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 đã có tính hấp dẫn, cạnh tranh cao,
song một số quy định pháp lý về thu hút đầu tư có liên quan đến đất đai, chínhsách tài chính vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của các nhà DTNN,
vì vậy Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 ra đời Ngoài việc tiến
hành cải tiến chính sách đầu tư liên quan đến thuế, đất đai, thủ tục cấp giấy
Trang 28phép đầu tư hoặc cho phép nhà đầu tư tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanhđược trực tiếp mua ngoại tệ, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000còn từng bước xóa bỏ bảo hộ đối với nhà đầu tư trong nước, tạo môi trường
pháp lý đầu tư bình đẳng
+ Về ĐTTN So với pháp luật về các biện pháp KKĐT nước ngoài, pháp
luật về các biện pháp KKĐT trong nước ra đời muộn hơn Tuy nhiên, nó đã phảnánh rõ chính sách huy động nguồn vốn đầu tư trong nước và sử dụng có hiệu quảnguồn lực đồi dao trong nước của các thành phần kinh tế Ngày 22 tháng 06 năm
1994, Quốc hội đã thông qua Luật Khuyến khích đầu tư trong nước Đây là vănbản pháp lý điều chỉnh hoạt động KKĐT trong nước, tạo động lực thúc đây cácthành phan kinh tế bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất Tuy nhiên, do môi trườngđầu tư chưa thông thoáng, thủ tục đầu tư còn nhiều phức tạp, các biện phápKKĐT trong nước còn chưa đủ hấp dẫn các nhà DTTN nên kết quả đầu tư còn
thấp Vì vậy, để thúc đây hoạt động DTTN thì Quốc hội đã thông qua LuậtKhuyến khích đầu tư trong nước sửa đổi, bổ sung ngày 20 tháng 05 năm 1998.Theo đó, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước 1998 đã khắc phục được nhữnghạn chế của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1994, đặc biệt là đã mở
rộng phạm vi áp dụng ưu đãi đối với các hoạt động DTTN theo các hình thứchợp đồng BOT, cũng như các biện pháp bao đảm, hỗ trợ DTTN
Có thể nhận thấy, Luật Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam và Luật Khuyến
khích đầu tư trong nước có đối tượng điều chỉnh khác nhau, tách bạch, không
có sự nhất quán chung về nội dung Do đó, tạo ra sân chơi không bình danggiữa những nhà DTTN và nhà DTNN, đặc biệt là van đề ưu đãi, hỗ trợ đầu tư
Dé xảy ra tình trạng phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư đã hạn chế việc phát
huy các nguồn lực và ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động thu hút đầu tư.Việc xây dựng Luật đầu tư chung áp dụng thống nhất cho các nhà DTTN và
nhà DTNN là yêu cầu thiết yếu
- Vì vậy, năm 2005, Luật Đầu tư năm 2005- Luật đầu tư chung đãthống nhất các biện pháp ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cả cho các nhà đầu tư trong
Trang 29nước và nước ngoài đã ra đời Luật đầu tư năm 2005 đã làm cho việc phân
biệt trong các biện pháp KKDT giữa DTTN và ĐTNN tại Việt Nam khôngcòn tồn tại nữa Tại khoản 5 Điều 4 Luật Đầu tư năm 2005 quy định: “Nhà
Hước khuyến khích và có chỉnh sách ưu đãi đối với đầu tư vào các lĩnh vực,
địa bàn ưu đãi đầu tư”; đồng thời Luật này đã quy định rõ ràng các lĩnh vực,địa bàn ưu đãi, các ưu đãi cụ thể, các biện pháp hỗ trợ chi tiết tại Chương Vcủa Luật này, đối với tất cả các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn đến
từ nhà DTTN hay nhà DTNN.
Hiến pháp năm 2013 ra đời đã có nhiều quy định liên quan đến việcNhà nước khuyến khích đối với hành vi đầu tư vốn vào nén kinh tế, khôngphân biệt vốn trong nước và nước ngoài Điều 51 Hiến pháp quy định: “Nha
nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, rổchức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bên vững các ngành kinh
tế, góp phan xây dựng đất nước Tài sản hợp pháp của cá nhân, tô chức dau
tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.”
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 2013, kế thừa những điểm tíchcực của Luật Đầu tư năm 2005, khắc phục những điểm hạn chế của Luật Đầu
tư năm 2005 và các văn bản pháp luật có liên quan trước đó, Luật Đầu tư năm
2014 ra đời, nhăm xây dựng một môi trường đầu tư thông thoáng với nhữngcải cách mạnh mẽ trong lĩnh vực đầu tư nhằm đáp ứng những yêu cầu hộinhập kinh tế quốc tế, đồng thời phù hợp với những thỏa thuận song phương,
đa phương mà Việt Nam tham gia.
* Các hiệp định liên quan đến khuyến khích dau tư giữa Việt Nam vàcác nước khác
Với tầm quan trọng của đầu tư đối với sự phát triển của nền kinh tế, trong
quan hệ đối ngoại giữa các nước trong khu vực và trên thế giới luôn luôn không
thê thiếu được những thỏa thuận liên quan đến đầu tư Hầu hết những thỏa thuận
đầu tư song phương hoặc đa phương đều được kí kết với ý nghĩa các nước sẽcùng nhau tiến hành các biện pháp đảm bảo và KKĐT đối với nhau Việt Nam là
Trang 30một trong những thành viên tích cực ASEAN trong việc xây dựng và hoàn thiện
pháp luật đầu tư Mặt khác, cũng là một trong những quốc gia tích cực mở rộngquan hệ đối ngoại nói chung và quan hệ hợp tác thương mại nói riêng với ratnhiều quốc gia khác bằng các hiệp ước quốc tế về khuyến khích và bảo hộ đầu
tư Với hơn 40 hiệp định mà Việt Nam tham gia với các nước khác có liên quanđến lĩnh vực KKĐT đã tạo cho các nhà đầu tư Việt Nam khá nhiều ưu đãi vàthuận lợi khi đầu tư vào các nước khác Đồng thời điều này cũng làm cho bảnthân Nhà nước Việt Nam đã và đang tiếp tục ban hành những quy định phù hợp
để khuyến khích các nhà ĐTNN đầu tư vốn vào thành lập cơ sở kinh doanh hoặcthực hiện các dự án đầu tư khác trên lãnh thổ Việt Nam
Tất cả các hiệp định khuyến khích đầu tư mà Việt Nam tham gia đềuchứa đựng những ràng buộc hoặc không ràng buộc với Chính phủ Việt Nam trong việc ban hành các biện pháp KKDT dành cho các nhà DTNN Không
giống như đối với các biện pháp bảo đảm đầu tư, hầu như các thỏa thuận songphương hoặc đa phương nào cũng bắt buộc các nước thành viên phải thực
hiện Các biện pháp KKĐT có thê chỉ dừng lại ở việc các nước thành viên
thỏa thuận cố gắng làm cho pháp luật và thực tiễn quan lý liên quan đến các
ưu đãi ĐTNN ngày càng nhiều và càng rõ ràng càng tốt (Hướng dẫn của Ngânhàng Thế giới về việc đối xử với đầu tư nước ngoài; Thỏa thuận năm 1994của GATT về các biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại; Các nguyêntắc về đầu tư không liên quan đến thương mại; Các nguyên tắc về đầu tưkhông ràng buộc của APEC) Tuy nhiên, cũng có những hiệp định mà một khi
đã tham gia, Việt Nam cũng như tat cả các nước thành viên khác đều phải bắtbuộc thực hiện các biện pháp ưu đãi đầu tư mà hiệp định đưa ra Như đối vớicác thỏa thuận KKDT trong khuôn khổ ASEAN, thì các nước thành viên bắt
buộc phải thực hiện một số biện pháp chính dé KKĐT, như biện pháp khôngphân biệt đối xử, đối xử quốc gia, các ưu đãi về thủ tục hành chính, các biệnpháp liên quan đến việc bắt buộc nước tiếp nhận đầu tư phải cho phép các nhà
Trang 31ĐTNN chuyển ra nước ngoài một cách tự do lợi nhuận hợp pháp thu được từviệc đầu tư tại quốc gia tiếp nhận DTNN.
1.2.3 Nội dung của pháp luật về các biện pháp khuyến khích đầu tưThứ nhất, quy định về các lĩnh vực KKĐT Đây là những quy định
không thể thiếu trong pháp luật về KKĐT Nhà nước ban hành danh mục cáclĩnh vực mà khi nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực đó, sẽ được hưởngnhững ưu đãi nhất định Trong danh mục này, sự ưu đãi đầu tư được chia rathành hai cấp bậc: (i) Lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tu; (ii) Lĩnh vực ưu đãi đầu
tư Việc chia ưu đãi đầu tư thành hai cấp bậc như trên là nhằm tạo thuận lợi dénhà đầu tư có thể tính toán, lựa chọn lĩnh vực phù hợp với khả năng kinh tế và
chuyên môn, từ đó có quyết định đầu tư đúng đắn nhất Ngoài ra, việc quy
định lĩnh vực ưu đãi đầu tư, Nhà nước chủ động cơ cấu lại nền kinh tế, cụ thể
là khuyến khích, đây mạnh việc đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực mà Nha
nước đã định hướng, tạo sự phát triển đa dạng, bên vững trong nước
Thứ hai, quy định về địa bàn KKĐT Thông qua việc quy định địa bàn
ưu đãi đầu tư, Nhà nước một mặt thực hiện chính sách rút ngắn khoảng cáchphát triển kinh tế giữa các vùng, miễn trong một quốc gia, mặt khác tập trung
đây mạnh phát triển kinh tế ở các vùng trọng yếu, thực hiện chiến lược pháttriển kinh tế toàn diện, đảm bảo ổn định kinh tế- chính trị ở từng địa phương.Việc quy định địa bàn ưu đãi đầu tư với mục đích khi nhà đầu tư bỏ vốn đểđầu tư ở những địa bàn khu vực nhất định, sẽ được hưởng những ưu đãi đầu
tư Các dia bàn KKDT được chia thành:
(i) Các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;
(11) Các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
(11) Khu công nghiệp;
(iv) Khu chế xuất;
(v) Khu công nghệ cao;
(vi) Khu kinh tế
Trang 32Thứ ba, quy định các biện pháp KKĐT cụ thể Pháp luật về KKĐT cócác quy định cụ thể nhằm KKĐT của các nhà đầu tư bằng các chính sách ưuđãi như: ưu đãi về tài chính, ưu đãi liên quan đến chính sách sử dụng đất, mặtnước, mặt biển Các ưu đãi về tài chính chủ yếu bao gồm các ưu đãi về thuế:
thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế sửdụng đất, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, Ngoài ra, còn có các ưu đãi
về nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước, Dé tăng cường hiệuquả của biện pháp KKDT, cơ quan nhà nước có thâm quyền về quản lý đầu tưcòn đưa ra các biện pháp bảo đảm đầu tư, các biện pháp hỗ trợ đầu tư Đây lànhững công cụ thể hiện rõ nét thái độ của Nhà nước đối với các nhà đầu tư và
dự án của họ, góp phần tăng thu hút đầu tư và tạo lập một môi trường đầu tưcông bang, 6n định và phát triển Các biện pháp bảo đảm đầu tư thường bao
gồm các biện pháp: Biện pháp bảo đảm về tài sản và vốn hợp pháp của cácnhà đầu tư; Biện pháp bảo đảm công bằng giữa các nhà đầu tư; Biện pháp bảođảm quyền tự do kinh doanh; Các bảo đảm quyền lợi của nha đầu tư khi có
những thay đổi về chính sách, pháp luật, Các biện pháp hỗ trợ đầu tư như
hỗ trợ về thủ tục hành chính, về pháp lý dành cho nhà đầu tư trước, trong vàsau khi họ thực hiện dự án đầu tư
Thứ tư, quy định về thủ tục thực hiện KKĐT Đây là nội dung quantrọng, không thể thiếu trong hệ thống pháp luật về KKĐT Các quy định về
đối tượng, điều kiện, mức ưu đãi, lĩnh vực, ngành nghé, dia bàn ưu đãi chi tồn
tại một cách hình thức và không có tính khả thi nếu không có các quy định vềthủ tục thực hiện ưu đãi đầu tư Để được hưởng những ưu đãi, nhà đầu tư,
ngoài việc xác định các điều kiện được hưởng ưu đãi đầu tư, còn phải làm thủtục để hưởng các ưu đãi đầu tư đó Các quy định về thủ tục ưu đãi đầu tư nêu
rõ nhà đầu tư cần thực hiện những thủ tục nào, thực hiện những thủ tục đó ở
đâu (ở cơ quan nhà nước có thâm quyên nào), thời gian thực hiện những thủtục đó trong bao lâu Đồng thời, pháp luật đầu tư cũng quy định rõ nhiệm vụ
của các cơ quan chức năng trong việc hướng dân giải quyết, câp, xác nhận ưu
Trang 33đãi đầu tư cho nhà đầu tư khi họ thực hiện các thủ tục để được hưởng ưu đãiđầu tư khi tiễn hành dự án đầu tư.
1.2.4 Pháp luật về khuyến khích đầu tw của một số nước trên thé giới
* Chính sách KKĐT của Trung Quốc
Có thé nói, Trung Quốc là một mảnh đất rất hấp dẫn các nhà đầu tư,đặc biệt là các nhà ĐTNN Chính sách KKDT của Trung Quốc đối với nhàđầu tư được thể hiện rõ nét trong chính sách ưu đãi đầu tư Cụ thé:
- Lĩnh vực và dia bàn KKDT được Trung Quốc áp dụng từ rất sớm, bắtđầu từ tháng 6 năm 1995, bao gồm các lĩnh vực: Công nghệ nông nghiệp mới;phát triển toàn diện nông nghiệp; tài nguyên năng lượng; các nguyên liệuquan trọng; công nghệ mới và cao; các dự án thu ngoại tệ và định hướng xuấtkhẩu,.v.v
- Các biện pháp ưu đãi đầu tư cụ thé chủ yếu tập trung vào ưu đãi vềthuế và các lợi ích tài chính dành cho nhà đầu tư Trung Quốc thực hiện ưuđãi đầu tư về thuế thu nhập doanh nghiệp thông qua việc ưu đãi về thuế suất
và miễn thuế, giảm thuế trong từng thời kỳ cụ thé: (i) Về mức thuế suất ưu
đãi: mức thuế suất thông thường áp dụng với các doanh nghiệp nằm trong khu
kinh tế đặc biệt, khu công nghiệp công nghệ mới và cao, khu phát triển kinh
tế và công nghệ được áp dụng mức thuế suất ưu đãi là 15% Mức thuế suất24% áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài nằmtrong khu vực kinh tế mở ven biên, khu kinh tế đặc biệt Căn cứ vào lĩnh vựckhuyến khích đầu tư, mức thuế suất 15% được dành cho các doanh nghiệp cóvốn đầu tư vào các lĩnh vực như năng lượng, truyền thông, cảng và bến tàu.(ii) Về miễn, giảm thuế: Tùy từng trường hop, từng thời kỳ cụ thể mà doanhnghiệp được miễn thuế thu nhập trong vòng 2 năm đầu tiên hoặc hơn 2 năm
đầu tư, sau đó được giảm thuế là 50% trong 3 năm đến 6 năm tiếp theo hoặcđược giảm thuế 15%-30% trong 10 năm tiếp ké từ thời điểm dự án đầu tư củanhà đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc bắt đầu đầu đi vào khai thác
Trang 34Như vậy, căn cứ để xác định biện pháp KKDT cũng như một số biện
pháp KKĐT cụ thể theo pháp luật đầu tư của Việt Nam hiện nay cũng cónhiều điểm tương đồng với chính sách, pháp luật về KKĐT của Trung Quốc
[7, tr.29-32].
* Chính sách KKDT cua An Độ
Ấn Độ được ghi nhận là quốc gia đã đạt được những bước tiễn to lớntrong việc xây dựng một môi trường chính sách để thu hút đầu tư, đặc biệt làthu hút ĐTNN, đặc biệt là từ sau khi nước này tiến hành cuộc cải cách kinh tếnăm 1991 (theo cuốn India- Investment Policy Review được xuất bản ngày4/12/2009, tạm dịch là Ấn Độ- tông quan chính sách đầu tư)
An Độ đã thành công trong việc thiết lập cơ chế “mộ cửa” và “một
cửa” này có nhiệm vụ giúp cho các nhà đầu tư có thé dé dàng tiếp cận các
thông tin về các van dé pháp lý, tuyên dụng, đào tạo hoặc bat cứ vấn dé gì liên
quan đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư tại Ấn Độ
Một cơ chế phối hợp đắc lực cùng với cơ chế “một cửa”, đó là sự hoạtđộng hiệu quả của các Trung tâm xúc tiến đầu tư tại Ấn Độ Đồng thời,
khoảng cách phân biệt giữa Chính phủ Ấn Độ và các nhà đầu tư, đặc biệt lànhà DTNN cũng được rút ngắn Khi Chính phủ tìm cách thúc đây một mụctiêu kinh té- xã hội đặc biệt nào đó bằng con đường kêu gọi dau tư thì nhà đầu
tư nói chung, nhà DTNN nói riêng và Chính phủ có thé dam phán để cùngđưa ra những thỏa thuận dựa trên nguyên tắc cùng có lợi cho cả Chính phủ Ấn
Độ và cả nhà đầu tư Chính sách KKĐT của Ấn Độ xuất phát từ việc đứng vềphía các nhà đầu tư để tìm ra những giải pháp nhằm mục đích giảm thiểuđược chi phí và tăng cường lợi nhuận cho họ khi tiến hành các dự án đầu tutại Ấn Độ [5, tr.25-26]
Tóm lại, có thé thay các biện pháp KKDT được ghi nhận tại Luật Đầu
tư năm 2014 của Việt Nam nói riêng và trong hệ thống pháp luật chuyênngành nói chung khá đa dạng và phong phú với các mức độ ưu đãi đầu tư
khác nhau, tùy thuộc vào từng trường hợp Đồng thời, pháp luật về các biện
Trang 35pháp KKĐT trong pháp luật Việt Nam cũng có những nét tương đồng với
pháp luật của một số quốc gia trên thế giới ở những phương diện nhất định
KET LUẬN CHƯƠNG 1
Nói tóm lại, Chương 1 Khái quát về các biện pháp KKĐT và pháp luật
về KKĐT, đề cập đến những nội dung chủ yếu sau đây:
- Một là, DTNN là đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển ở bat cứ quốcgia nào trên thé giới và nước CHDCND Lào không phải là ngoại lệ Các biện
pháp KKDT sẽ khắc phục được hiện tượng thiếu vốn trong nền kinh tế, mang
lại những tác động tích cực đối với nền kinh tế của các nước đang phát triểnnhư Việt Nam hoặc chậm phát triển như nước CHDCND Lào
- Hai là, nhận thức rõ vai trò của các biện pháp KKDT, Đảng, Nha nước, Chính phủ các nước luôn có chủ trương, chính sách quan trọng trongvan đề này, điều đó được cụ thé hóa trong các quy định của pháp luật vềKKĐT Bên cạnh đó, pháp luật về KKĐT đóng vai trò quan trọng trong việcxây dựng môi trường kinh tế lành mạnh, an toàn của mỗi quốc gia
- Ba là, dựa trên việc nghiên cứu pháp luật đầu tư của Việt Nam, pháp luật
đầu tư của một số quốc gia trên thế giới về thu hút đầu và các biện pháp KKĐT
có thể thấy các quốc gia này đang thành công trong việc xây dựng các biện phápKKĐT trong pháp luật đầu quốc gia và thành công trong việc áp dụng các biện
pháp KKĐT để thu hút đầu tư trong và ngoài nước Đây những bài học kinh
nghiệm mà nước CHDCND Lào có thể tham khảo, học tập khi xây dựng và
hoàn thiện pháp luật đầu tư nói chung và pháp luật về KKĐT nói riêng
Trang 36CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT DAU TƯ VIỆT NAM
VE CAC BIEN PHÁP KHUYEN KHÍCH ĐẦU TƯ
2.1 Quy định về đối tượng, lĩnh vực và địa bàn được áp dụng cácbiện pháp khuyến khích đầu tư
2.1.1 Quy định về đối trợng được áp dụng biện pháp khuyến khích
đầu tư theo quy định của luật đầu tư Việt Nam
Đối tượng được áp dụng biện pháp KKĐT được quy định tại Khoản 2Điều 15 Luật Đầu tư năm 2014, theo đó đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư
đã được mở rộng hơn so với quy định tại Luật Đầu tư năm 2005 Nếu LuậtĐầu tư năm 2005 quy định một đối tượng, nhóm đỗi tượng muốn được hưởng
ưu đãi đầu tư chỉ cần đáp ứng được hai điều kiện: (i) Có dự án đầu tư; (ii) Dự
án đầu tư vào lĩnh vực ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư, thì Luật Đầu
tư năm 2014 ngoài hai trường hợp trên còn mở rộng ra một số đối tượng khác:
- Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giảingân tối thiêu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm ké từ ngày được cấp GiấyChứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư Đây là trườnghợp dự án đầu tư có quy mô lớn, quy định này mang tính KKĐT tất lớn, thuhút được nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân có nguồn vốn lớn mà đang
ý định đầu tư Quy định này sẽ thúc đây các nha đầu tư, mạnh dan bỏ nguồnvốn lớn vào đầu tư để được hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định của phápluật, thay vì chia nhỏ phần vốn và bỏ vốn nhỏ giọt từng giai đoạn
- Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên Đây
cũng thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu
tư 2014, bởi vùng nông thôn thường có điều kiện về kinh tế- xã hội, về cơ sở
hạ tầng còn nhiều khó khăn Do đó, việc dự án đầu tư với quy mô lớn, sửdụng từ 500 lao động trở nên sẽ góp phan quan trọng vào việc thay đôi co cấukinh tế nông thôn, tạo thêm việc làm cho phần lớn người lao động vốn hoạtđộng trong lĩnh vực nông nghiệp- công việc mang tính chất thời vụ Qua đó
Trang 37giúp nâng cao đời song kinh tế- xã hội tai nông thôn vi vậy những dự án nàyluôn được Nhà nước KKĐT bằng những biện pháp ưu đãi đầu tư tương đốihap dẫn dành cho cả nhà dau tu trong nước và nhà DTNN.
- Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ,
tổ chức khoa học và công nghệ Xuất phát từ thực tế nền kinh tế xã hội Việt
Nam còn tương đối ít các doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoahọc công nghệ, do đó các doanh nghiệp này luôn được Nhà nước KKĐT vớinhững ưu đãi đầu tư hấp dẫn, thông qua việc khuyến khích loại hình doanhnghiệp này đầu tư và phát triển tại Việt Nam, sẽ thúc đây quá trình chuyểndịch cơ cấu ngành công nghiệp từ công nghiệp nặng sang công nghiệp với nền
công nghệ cao, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại
Việc ưu đãi đầu tư được áp dụng đối với dự án đầu tư mới và dự án đầu
tư mở rộng Mức ưu đãi cụ thể đối với từng loại ưu đãi đầu tư được áp dụng
theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật về đất đai Tuy nhiên, đốivới các dự án đầu tư khai thác khoáng sản; sản xuất kinh doanh hàng hóa,dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật
thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ sản xuất ô tô không được hưởng ưu đãi đầu tư cho
dù thỏa mãn các điều kiện kể trên Sở di, những trường hợp này không đượchưởng ưu đãi đầu tư vì đây là những ngành kinh tế khá đặc biệt mà Nhà nướcluôn có những chính sách phát triển riêng để đảm bảo cân đối đời sống kinh
tế, giúp kinh tế phát triển 6n định, bền vững
Có thé thấy, các quy định này của pháp luật nhằm khuyến khích cácnhà đầu tư, trong đó có nhà DTNN, đầu tư nguồn lực vào các địa bàn có điềukiện kinh tế- xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn; đầu
tư vào lĩnh vực mà Nhà nước muốn phát triển mạnh và bền vững trong tương
lai Quy định của pháp luật đầu tư Việt Nam hiện hành về đối tượng áp dụng
ưu đãi đầu tư theo Luật Đầu tư 2014 đã mang tính rõ ràng, bao quát cao, mởrộng hơn các đỗi tượng được hưởng ưu đãi so với Luật Đầu tư 2005, điều này
sẽ giúp các nhà đầu tư dé dang nắm bắt được trong quá trình tiến hành đầu tư
Trang 38ở Việt Nam Đây là một điểm rất mới của Luật Đầu tư năm 2014, dựa trêntiêu chí đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dung, sẽ thực KKDT, phát triển nền kinh tế
thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới
2.1.2 Quy định về lĩnh vực u đãi đầu tư
Luật Đầu tư năm 2005 và Luật Đầu tư năm 2014 của Việt Nam cónhững quy định rất cụ thể về lĩnh vực đầu tư, lĩnh vực được hưởng ưu đãi đầu
tư Cả hai Luật Đầu tư phân lĩnh vực đầu tư thành ba loại: Lĩnh vực ưu đãiđầu tư, lĩnh vực đầu tư có điều kiện và lĩnh vực cắm đầu tư Do Luận văn chỉtập trung nghiên cứu về các biện pháp KKĐT tại Việt Nam, do đó phạm vinghiên cứu của Luận văn chỉ tập trung làm rõ các lĩnh vực ưu đãi đầu tư, ápdụng cho nhà đầu tư tại Việt Nam
Nếu Luật Đầu tư năm 2005 chỉ có § lĩnh vực được ưu đãi đầu tư thìLuật Đầu tư năm 2014 đã mở rộng các lĩnh vực được ưu đãi đầu tư đến 13lĩnh vực, bao gồm:
- Hoạt động công nghệ cao, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ
cao; hoạt động nghiên cứu và phát triển;
- Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượngtái tạo; sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ 30% trở lên, sản phẩm tiếtkiệm năng lượng;
- Sản xuất sản phẩm điện tử, sản phẩm cơ khí trọng điểm, máy nôngnghiệp, ô tô, phụ tùng ô tô; đóng tàu;
- Sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may, da giày vàcác sản phẩm quy định tại điểm c khoản này;
- Sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm, nội dung số;
- Nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản; trồng và bảo vệrừng; làm muối; khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá; sản xuất giống
cây trồng, giống vật nuôi, sản phẩm công nghệ sinh học;
- Thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải;
- Đầu tư phát triển và vận hành, quản lý công trình kết cấu hạ tầng; phát