1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử

79 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung
Người hướng dẫn TS. Hoàng Quốc Hồng
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 38,89 MB

Nội dung

Mục tiêu của quản lý nhà nước về nănglượng nguyên tử chính là thúc đây các ứng dụng năng lượng nguyên tử đểphục vụ lợi ích chung của xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của tô chức, cánh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYÊN THỊ HỎNG NHUNG

QUAN LÝ NHÀ NƯỚC VE NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

NGUYEN THỊ HONG NHUNG

QUAN LY NHA NUOC VE NANG LUONG NGUYEN TU

Chuyén nganh: Luat Hién phap va Luat Hanh chinh

Mã số: 60380102

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HUONG DAN KHOA HỌC: TS HOANG QUOC HONG

HÀ NỘI - 2015

Trang 3

Tôi xin cam đoan day là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các tư liệu được nêu trong luận văn là trung thực Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

HỌC VIÊN CAO HỌC

Nguyễn Thị Hồng Nhung

Trang 4

thể hiện kết quả học tập, nghiên cứu của tác giả trong hai năm học cao học tại

Đại học Luật Hà Nội.

Có được bản luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành,sâu sắc tới các Thầy Cô tham gia giảng dạy Lớp Cao học Luật Hiến pháp vàLuật hành chính Khóa 21 (2013 - 2015), xin bay tỏ lòng biết ơn đặc biệt tớiThay giáo, Tiến sy Hoàng Quốc Hồng, người đã nghiêm túc, nhiệt tình trựctiếp hướng dẫn tác giả triển khai thực hiện, hoàn thành luận văn này

Lời cảm ơn cũng xIn được gửi tới các cán bộ đang làm việc tại Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Cục Năng lượng nguyên

tử vì đã tạo thuận lợi giúp tác giả thu thập số liệu cũng như các tài liệu chuyênngành cần thiết, phục vụ cho nội dung của luận văn; xin ghi nhận mọi sự độngviên, khuyến khích từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp của tác giả

Tác giả xin chân thành cảm ơn các Thay, Cô trong Hội đồng phản biện,cham luận văn vì những ý kiến đóng góp, phê bình; cảm ơn Khoa Sau đại học —Đại học Luật Hà Nội đã tạo điều kiện cho tác giả học tập và hoàn thiện luận văn.Sau cùng, tác giả xin kính chúc Thầy, Cô tham gia giảng dạy chuyên

ngành Luật Hiến pháp và Luật hành chính, Thay, Co cua Khoa Sau dai hoc —Dai hoc Luật Hà Nội, Thay, Cô tham gia Hội đồng phản biện, chấm luận văndéi dao sức khỏe, nhiệt huyết dé tiép tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình

là truyền đạt kiến thức cho thé hệ mai sau

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2015.

HỌC VIÊN CAO HỌCNguyễn Thị Hồng Nhung

Trang 5

CHƯƠNG 1 MOT SO VAN DE LÝ LUẬN CUA QUAN LÝ NHÀNƯỚC VE NĂNG LƯỢNG NGUYEN TU 2 << s2 sesesecses 61.1 Quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử - 5-5-5 << <2 61.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử 61.1.2 Đặc điểm của quan ly nhà nước về năng lượng nguyên tử 81.1.3 Nội dung quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử - II1.2 Vai trò của quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử 171.2.1 Thúc day ứng dụng năng lượng nguyên tử trong các lĩnh vực kinh tế -

1.2.2 Đảm bảo an toàn, an ninh trong ứng dụng năng lượng nguyên tử 20

1.2.3 Phòng ngừa, ngăn chặn hành vi chuyên hướng sử dụng vật liệu hạt nhân

từ mục đích hòa bình sang mục đích không hòa bình - ‹ 20

1.2.4 Bảo vệ các cá nhân khỏi ảnh hưởng bat lợi của bức xa tự nhiên 211.3 Nguyên tắc quản ly nhà nước về năng lượng nguyên tử 211.3.1 Nguyên tắc bảo đảm an toàn, an ninh trong quá trình nghiên cứu, ứng

dụng năng lượng nguyÊn fỬ - - - - c 1333332211111 1 11111 ng ven ia

1.3.2 Nguyên tắc kiểm tra, giám sát liên tục hoạt động nghiên cứu, ứng dụng

năng lượng ngUYÊN tỬ - - c 011110311230 10 1011111111211 1111111110 11 kg và 23

1.3.3 Nguyên tắc hợp tác quốc tế, đảm bảo tuân thủ các cam kết quốc tế về

PETES, HưƯỢN PL, Tle sao can nung, sn gan ch A Sc a A iS RA 24

Trang 6

1.3.5 Nguyên tắc công khai, minh bạch trong việc nghiên cứu, ứng dụng

năng lượng NGUYEN fỬ c1 1113311212111 1 111112111111 ng tk kg vờ 26

1.3.6 Quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử được thực hiện thống nhất,

có sự phân công, phân cap và phôi hợp giữa các cơ quan nhà nước 27

CHƯƠNG 2 CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG HOẠTĐỘNG QUAN LÝ NHÀ NƯỚC VE NĂNG LUONG NGUYÊN TỬ 282.1 Các quy định pháp luật phục vụ quản lý nhà nước về năng lượng

IØUYÊN ẨÚY 5 7G GG G5 5 5.9 9.9 0 00000 00004 6.0000 28

2.1.1 Từ năm 1994 đến năm 2008 -. ¿5+ 2t2£xtsExtsrxtsrrrrrrrrrrree 282.1.2 Từ năm 2009 đến 20144 - 2+ 2+E+E++E£EE+E£EEEEEEEEEEEEEEEeErkrrrrrres 312.2 Thực trạng hoạt động quan lý nhà nước về năng lượng nguyên tir 322.2.1 Quản lý nhà nước về các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng năng lượngbức xa và các hoạt động liên quan đến nguồn phóng xạ - - 55: 322.2.2 Quản lý nhà nước về các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng năng lượnghạt nhân và các hoạt động liên quan đến vật liệu hạt nhân - 402.3.3 Quản lý nhà nước về hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến quặng

Trang 7

3.3 Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ quan lý nhà nước về năng lượng

HĐHYEH: EE surseeeeennantirarottttDrgiotttpotDBttnioitgi000100300012000086100910010000310991008130099040001110010000000009 64

3.4 Tiếp tục đấy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền pháp luật vềnăng lượng nguyên tử nhằm hỗ trợ quản lý nhà nước lĩnh vực năng

hrữñ1Ø ROW YEN LỄ sess casa ngõ gang nes cass 111551806 155g3055810k 566.0 00306853855481043002135-200 ck-40086 64

3.5 Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt

động quản lý nang lượng NYUYVEN ẦỦ < <5 5 555553 9 9955 55599 66

9800.002177 67TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

Ở Việt Nam, ngay từ đầu những năm 30 của thé kỷ XX, được sự giúp đỡcua nhà bac hoc Marie Curie, Viện trưởng Viện Radium Paris, những chiếckim Rađi lần đầu tiên đã được sử dụng tại Viện Radium Hà Nội (nay là Bệnhviện K) để điều trị bệnh ung thư Có thé nói đó là dau mốc lich sử cho việc sửdụng nguồn phóng xạ tại Việt Nam Ké từ đó, kỹ thuật bức xạ và hạt nhânngày càng được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội của nước

ta với nhiều ứng dụng trong y tế, công nghiệp, nông nghiệp, v.v

Thừa nhận những giá tri to lớn do ứng dung năng lượng nguyên tử mang

lại, nhà nước ta đã có chính sách và nhiều định hướng cho việc phát triểnnăng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đãban hành Quyết định số 01/2006/QĐ-TTg ngày 03/1/2006 phê duyệt “Chiếnlược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục dich hoà bình đến năm 2020”, vàQuyết định số 957/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2010 phê duyệt Quy hoạchtổng thể phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình đếnnăm 2020 Các Quyết định này đã xác định mục tiêu chung của ngành nănglượng nguyên tử là từng bước xây dựng và phát triển ngành công nghiệp côngnghệ hạt nhân có đóng góp hiệu quả trực tiếp cho phát triển kinh tế - xã hội vàtăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước Bên cạnh đó, Thủtướng Chính phủ cũng lần lượt ban hành các Quyết định phê duyệt quy hoạchphát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử trong các ngành kinh tế, kỹ thuật

khác nhau.

Bên cạnh các ứng dụng đem lại lợi ích cho xã hội và kinh tế, các hoạt

động sử dụng năng lượng nguyên tử còn tiêm ân những rủi ro đôi với con

Trang 9

Đảng và Nhà nước đã nhận thức được tầm quan trọng của việc hoàn thiệncông tác quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử và coi đó là một trongnhững giải pháp để thực hiện thành công chiến lược ứng dụng năng lượng

nguyên tử vì mục đích hòa bình.

Với bôi cảnh nêu trên, học viên đã lựa chọn đê tài “Quan lý nhà nước về năng lượng nguyên fứ” làm luận văn thạc sỹ Với đê tài này, học viên mong muôn góp phân cung câp cơ sở lý luận và thực tiên nhăm đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử tại Việt Nam.

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Từ sau khi Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 có hiệu lực, đã có một

số đề tài nghiên cứu trong nước được thực hiện liên quan đến các khía cạnhpháp lý cụ thể trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Từ năm 2002 đến nay, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam thuộc BộKhoa học và Công nghệ đã triển khai một số đề tài nghiên cứu ứng dụng năng

lượng nguyên tử thuộc chương trình KC (Chương trình khoa học và công

nghệ trọng điểm cấp nhà nước) và các đề tài khác phục vụ xây dựng Chiếnlược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020

Tuy nhiên, do Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam là cơ quan nghiên cứu

và triển khai các ứng dụng công nghệ về bức xạ, hạt nhân nên các đề tàinghiên cứu chủ yếu tập trung vào khía cạnh thúc đây và phát triển các ứng

dụng năng lượng nguyên tử tại Việt Nam, trong đó có các khía cạnh pháp lý.

Năm 2011, Cục Năng lượng nguyên tử đã thực hiện đề án nghiên cứucấp Bộ “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng văn bản quy phạm pháp luật về điện

hạt nhân của Việt Nam theo hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử

Trang 10

hành theo quy định tại Luật Năng lượng nguyên tử và các Nghị định hướng

dẫn ban hành; thống kê các tiêu chuẩn an toàn về nhà máy điện hạt nhân của

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, so sánh, đánh giá giữa hệ thốngpháp luật của Việt Nam và hệ thống tiêu chuẩn của Cơ quan Năng lượngNguyên tử Quốc tế Đề án mới chỉ đừng ở mức độ thống kê các nội dung quyđịnh pháp luật cần ban hành mà chưa có nghiên cứu một cách có hệ thống cơ

sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về nhà máy điện hạt nhân, trong

đó có khía cạnh bảo đảm an toàn, an ninh cho nhà máy điện hạt nhân.

Trong Bộ Khoa học và Công nghệ, ngoài Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Cục Năng lượng nguyên tử thì Cục An toàn bức xạ và hạt nhân

cũng là đơn vị đã triển khai một số hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụquản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử Cục An toàn bức xạ và hạt nhân

đã triển khai một số đề tài nghiên cứu ở phạm vi và mức độ khác nhau đề cậpđến vẫn đề pháp luật bảo đảm quản lý an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân nhưcác Dé tài cấp Bộ “Khảo sát, đánh giá, rút kinh nghiệm 10 năm thực hiệnPháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ” năm 2008 do TS Ngô Đặng Nhânlàm chủ nhiệm, “Nghiên cứu xây dựng tổng quan hệ thống văn bản quy phạmpháp luật, tiêu chuân và hướng dẫn về an toàn hạt nhân” năm 2007 do CN.Nguyễn Thị Hoàn làm chủ nhiệm, “Nghiên cứu xây dựng dự thảo Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử” trong các năm

2012 đến 2014 do TS Lê Chí Dũng làm chủ nhiệm Trong số các đề tài vừa

nêu thì “Khảo sát, đánh giá, rút kinh nghiệm 10 năm thực hiện Pháp lệnh An

toàn và Kiểm soát bức xạ” năm 2008, “Nghiên cứu xây dựng tổng quan hệthống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn và hướng dẫn về an toàn hạtnhân” năm 2007 là những đề tài được thực hiện dựa trên các quy định pháp

Trang 11

dựng dự thảo Luật sửa đôi, bố sung một số điều của Luật Năng lượng nguyêntử” do TS Lê Chí Dũng làm chủ nhiệm thì tập trung phân tích các hạn chếcủa Luật Năng lượng nguyên tử, không phân tích sâu toàn bộ hệ thống vănbản quy phạm pháp luật về năng lượng nguyên tử cũng như chưa đánh giá

toàn diện công tác quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử.

Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu nói trên đã đề cập đến các khía cạnhkhác nhau trong quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử, đặc biệt là khíacạnh pháp lý Tuy nhiên, chưa có một đề tài nghiên cứu nào đưa ra một cáchtoàn diện các van dé lý luận và đánh giá thực tiễn công tác quan ly nhà nước

về năng lượng nguyên tử tại Việt Nam

3 Đối tượng, mục đích nghiên cứu

Đôi tượng nghiên cứu của luận văn là những vân đê lý luận và thực tiên

của quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử trong lĩnh vực hành pháp

Mục đích của luận văn là nghiên cứu và đê xuât các giải pháp cụ thê đê nâng cao tính hiệu quả cua quản lý nhà nước vê năng lượng nguyên tử.

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lénin, tư tưởng Hô Chi Minh và các quan diém của Đảng Cộng sản Việt Nam

-vê nhà nước và pháp luật Bên cạnh đó, luận văn còn được thực hiện dựa trên

cơ sở lý luận của ngành luật hành chính Việt Nam.

Về phương pháp nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp của triếthọc duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, như phương pháp kết hợp lý luận

Trang 12

5 Đóng góp của luận van

Ứng dụng năng lượng nguyên tử và quản lý nhà nước về năng lượngnguyên tử là những hoạt động khá mới ở Việt Nam và chưa có nhiều lý luậncho quản lý nhà nước Chính vì thế, luận văn sẽ góp phan hoàn thiện cơ sở lýluận cho quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử, trong đó trình bày các

đặc điêm của hoạt động quản lý nhà nước này.

Dựa trên kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiên của quản lý nhà nước

vê năng lượng nguyên tử, luận văn sẽ trình bày các kiên nghị cụ thê đê góp phân nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử.

6 Kêt cầu của luận văn

Ngoài phân Lời nói đâu, Kêt luận, Tài liệu tham khảo, luận văn có kết câu gôm ba chương, cụ thê như sau:

Chương 1 Một số van đề lý luận của quan ly nhà nước về năng lượng

nguyên tử

Chương 2 Các quy định pháp luật phục vụ quản lý nhà nước về nănglượng nguyên tử và thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về năng lượng

nguyên tử tại Việt Nam

Chương 3 Một số kiến nghị nhăm hoàn thiện pháp luật phục vụ quản lýnhà nước về năng lượng nguyên tử và hoạt động quản lý nhà nước về năng

lượng nguyên tử

Trang 13

VE NANG LUONG NGUYEN TU

1.1 Quan lý nhà nước về năng lượng nguyên tử

1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử

Quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử là một loại hình quản lý đặcbiệt do các cơ quan nhà nước có thâm quyền thực hiện Quản lý nhà nước vềnguyên tử được đề cập ở đây là hoạt động quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp,nghĩa là hoạt động quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử do các cơ quanhành chính nhà nước có thẩm quyên thực hiện Quản lý nhà nước trong lĩnhvực này là còn khá mới nếu so với các lĩnh vực quản lý nhà nước truyềnthống như kinh tế, hải quan, lao động, an toàn giao thông

Ngành năng lượng nguyên tử phát triển ở Việt Nam chưa lâu nhưng cóthé nhận thấy vai trò to lớn của năng lượng nguyên tử trong đời sống xã hội.Trong các lĩnh vực y tế, công nghiệp, nông nghiệp, môi trường, năng lượngnguyên tử đang tiếp tục được ứng dụng ngày càng sâu rộng và mang lại nhiềugiá trị kinh tế, xã hội to lớn

Dù được ứng dụng rộng rãi và đã chứng minh được những lợi ích to lớn

song năng lượng nguyên tử vẫn tiềm ấn nguy cơ gây tốn hại đến sức khỏe,tính mạng con người, ảnh hưởng xấu đối với môi trưởng và ảnh hưởng đếntrật tự, an ninh xã hội Nguy cơ này sẽ đặc biệt cao khi trong các tô chức, cá

nhân sử dụng chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân (vật chất tạo năng lượng

nguyên tử) không tuân thủ các quy tắc bảo đảm an toàn, an ninh dẫn đến khả

năng chiếu xạ vô ý lên con người, hoặc chất phóng xa, vật liệu hạt nhân bichiêm đoạt và sử dụng sai mục dich.

Trang 14

quản lý nhà nước là hết sức cần thiết Mục tiêu của quản lý nhà nước về nănglượng nguyên tử chính là thúc đây các ứng dụng năng lượng nguyên tử đểphục vụ lợi ích chung của xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của tô chức, cá

nhân, bảo đảm an toàn, an ninh trong các hoạt động của con người liên quan

đến năng lượng nguyên tử và thậm chí bảo vệ các cá nhân khỏi ảnh hưởng bat

lợi từ bức xạ tự nhiên.

Chủ thể quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử là các cơ quan hànhchính nhà nước có thâm quyền theo luật định thực hiện việc quản lý nhà nước

về năng lượng nguyên tử Theo quy định tại Điều 7 Luật Năng lượng nguyên

tử năm 2008, các chủ thể quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử gồm

Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên

quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Chính phủ là

cơ quan thống nhất quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Bộ Khoa học va Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản

ly nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử Dé giúp Bộ trưởng BộKhoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về năng lượngnguyên tử, Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 2 năm 2013 củaChính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cau tô chức của

Bộ Khoa học và Công nghệ đã quy định trong cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa

học và Công nghệ có Cục Năng lượng nguyên tử và Cục An toàn bức xạ và hạt nhân Cục Năng lượng nguyên tử có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng thực hiện

quản lý nhà nước về các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển năng

lượng nguyên tử trong khi Cục An toàn bức xa và hạt nhân có nhiệm vụ giúp

Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về bảo đảm an toàn, an ninh trong lĩnh

vực năng lượng nguyên tử Ngoài Bộ Khoa học và Công nghệ thì các Bộ, cơ

Trang 15

an, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nướctrong lĩnh vực năng lượng nguyên tử theo sự phân công của Chính phủ Ở cáctỉnh và thành phố trực thuộc trung ương (tỉnh), Ủy ban nhân dân tỉnh thựchiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử theo phân cấp củaChính phủ Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan giúp Chủ tịch Ủy ban nhândân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử trong địa bàn

tỉnh.

Như vậy, công tác quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử do BộKhoa học và Công nghệ thường xuyên, trực tiếp thực hiện với sự kết hợp vớicác bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan có thâm quyên tại địa phương Các chủthé thực hiện quản ly nhà nước về năng lượng nguyên tử trên cơ sở pháp luật

và áp dụng nhiều phương thức quản lý khác nhau Một trong các phương thức

quản lý quan trọng là cơ quan quản lý nhà nước ban hành các văn bản quy

phạm pháp luật dé cu thể hóa, chi tiết hóa luật về năng lượng nguyên tử, tạo

cơ sở pháp ly để giải quyết các nội dung công việc thuộc thấm quyền của

mình.

1.1.2 Đặc điểm của quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tửQuản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử là hoạt động quản lý nhànước chuyên ngành Ngoài những điểm chung giống như các loại hình quản

lý khác như tính mệnh lệnh hành chính, sự áp đặt ý chí đơn phương, thì quản

lý nhà nước về năng lượng nguyên tử có những đặc trưng sau:

a Quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử có tính kỹ thuật caoĐặc điểm này xuất phát từ tính kỹ thuật chuyên sâu của ứng dụng năng

lượng nguyên tử và của các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh trong các ứng

Trang 16

chuyên ngành để làm cơ sở quản lý năng lượng nguyên tử Các quy phạmpháp luật nay có thé là những nguyên tắc kỹ thuật hoặc cũng có thé là những

tiêu chí kỹ thuật cụ thê Chắng hạn, như quy định về giới hạn liều bức xa tôi

đa đối với từng cá nhân, quy phạm về phân chia khu vực làm việc dựa trênmức liều bức xạ có khả năng xảy ra, quy trình, quy phạm về tiêu chuẩn thiết

kế che chắn bức xạ tại các phòng đặt thiết bị X-quang, quy định về tiêu chuẩnđóng gói kiện hàng phóng xạ, quy trình, quy phạm về thiết kế nhà máy điện

hạt nhân 7 hai là cơ quan quản lý nhà nước phải sử dụng các cán bộ có

kiến thức, năng lực kỹ thuật và các công cụ kỹ thuật chuyên ngành dé thựchiện các hoạt động quản lý nhà nước như cấp phép, thanh tra, ứng phó sự cố,v.v Cụ thé, khi cấp phép cho một cơ sở y tế sử dụng nguồn bức xạ để khámchữa bệnh, cơ quan quan ly nhà nước phải sử dụng các máy đo bức xạ dékiểm tra mức bức xạ ở bên ngoài phòng đặt nguồn bức xạ và xác nhận hoạtđộng của cơ sở không gây ra mức bức xạ quá giới hạn cho phép Khi thâmđịnh để cấp phép cho nhà máy điện hạt nhân, cơ quan quản lý nhà nước cần

sử dụng các chương trình tính toán của máy tính dé phân tích xác suất tai nan

hạt nhân và qua đó đánh giá độ an toàn của nhà máy điện hạt nhân.

b Quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử ưu tiên hang dau mục tiêu đảm bảo an toàn và an ninh

Quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử có hai mục tiêu căn bản làthúc đây các ứng dụng năng lượng nguyên tử để phục vụ phục vụ lợi íchchung của xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của tô chức, cá nhân và bảo

đảm an toàn, an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử Trong hai mục tiêu này, thì mục tiêu bảo đảm an toàn, an ninh được cơ quan quản lý nhà nước ưu tiên hơn.

Trang 17

“Nhiều điều ước quốc tế, văn bản luật của các nước va ý kiến của cácchuyên gia đã nhân mạnh rang an toàn là điều kiện tiên quyết cho việc ứng

dụng năng lượng hạt nhân và ứng dụng bức xa ion hóa” [31, tr 6] Khi các hoạt động ứng dụng năng lượng nguyên tử có hai mặt rủi ro và lợi ích thì

“mục đích căn bản của mọi cơ chế quản lý là cân bằng rủi ro với lợi ích” [31,

tr 6] và “khi rủi ro được cho rằng lớn hơn lợi ích thì ưu tiên phải dành choviệc bao đảm an toàn, an ninh và bảo vệ môi trường” [31, tr 6] Điều này théhiện thành các nguyên tắc trong luật về năng lượng nguyên tử hoặc thê hiệnqua các quyết định của cơ quan quản lý hành chính nhà nước như quyết địnhcấp giấy phép cho hoạt động ứng dụng năng lượng nguyên tử hoặcquyết địnhđình chỉ hoạt động ứng dụng năng lượng nguyên tử khi phát hiện sai sót về antoàn, an ninh hoặc phát hiện các yếu tố có thé dẫn tới tinh huống sự cố

nghiêm trọng.

c Hoạt động quản lý nhà nước về an toàn, an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có tính độc lập, khách quan

Vì an toàn, an ninh là mục tiêu được ưu tiên trong ứng dụng năng lượng

nguyên tử nên các quyết định của chủ thể quản lý nhà nước về an toàn, anninh cần phải được bảo đảm không bị ảnh hưởng bởi các cơ quan, tô chức, cánhân tham gia vào hoạt động phát triển năng lượng nguyên tử, trong đó có cảcác cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển ứng dụngnăng lượng nguyên tử Tính độc lập của hoạt động quản lý nhà nước về antoàn, an ninh có thê được đảm bảo nhờ vị trí độc lập của cơ quan trực tiếpthực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn, an ninh trong ứng dụngnăng lượng nguyên tử, điều kiện năng lực và quy trình cần thiết để ra quyếtđịnh hành chính đúng đắn về các van dé an toàn, an ninh trong lĩnh vực năng

lượng nguyên tử.

Trang 18

1.1.3 Nội dung quản ly nhà nước về năng lượng nguyên tử

Quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử có nhiều nội dung khác nhaunhưng cơ bản, có thé xếp vào các nội dung chính là: xây dựng, hoàn thiệnpháp luật về năng lượng nguyên tử; quy định thâm quyền quản lý của các cơquan về năng lượng nguyên tử; tổ chức khai báo, cấp phép, cấp chứng chỉ,cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;kiểm tra, giám sát, thanh tra; phát hiện vi phạm, xử lý vi phạm; tong kết việcthực hiện quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử để rút ra những ưu điểm,khuyết điểm của hoạt động quản lý

- Xây dựng pháp luật về năng lượng nguyên tử làm cơ sở pháp lý để

quản lý năng lượng nguyên tử

Quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử phải được thực

hiện trên cơ sở pháp luật, trong khuôn khổ pháp luật Vì vậy, việc xây dựngcác văn bản pháp luật về năng lượng nguyên tử là hoạt động quan trọng, là

tiên đê cho công tác quản lý nhà nước vé năng lượng nguyên tử

Hoạt động xây dựng pháp luật về năng lượng nguyên tử là trách nhiệmthuộc về các cơ quản quản lý nhà nước có thâm quyền như Chính phủ, BộKhoa học và Công nghệ, các Bộ, cơ quan ngang bộ liên quan và Ủy ban nhândân cấp tỉnh và có sự tham gia của nhiều cơ quan nhà nước, tô chức xã hội và

các cá nhân Nội dung của công tác này được thực hiện thông qua các hoạt

động như xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật mới; sửa đổi, bổ sunghoặc hủy bỏ những quy định pháp luật không hợp pháp hoặc không hợp lý đểtạo ra một hệ thống văn bản pháp luật về năng lượng nguyên tử thống nhất,đồng bộ, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu quản lý nhà nước

Trang 19

Các quy phạm pháp luật về năng lượng nguyên tử nằm trong nhiều vanbản quy phạm pháp luật khác nhau, nhưng được ban hành dé điều chỉnh cácvẫn đề sau:

+ Tham quyền quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử

+ Biện pháp phát trién ứng dụng năng lượng nguyên tử;

+ Bảo đảm an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân;

+ Bảo đảm an ninh các nguồn bức xạ, an ninh vật liệu hạt nhân, cơ sở hạt

nhân;

+ Kiểm kê, kiểm soát vật liệu hạt nhân nhằm phòng chống phổ biến vũ

khí hạt nhân;

+ Thủ tục khai báo, cấp phép, cấp chứng chỉ, cấp chứng nhận đăng ký

hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;

+ Thanh tra, kiểm tra, vi phạm và xử lý vi phạm hành chính;

la Ứng phó sự cố, chuẩn bị ứng phó sự cô và diễn tập và thực hiện ứngphó sự cô bức xạ, hạt nhân

- Quy định thẩm quyên của các cơ quan quan lý nhà nước về năng lượng

nguyên tử

Việc quy định thẩm quyền cho các cơ quan quan lý nhà nước về nănglượng nguyên tử phải đáp ứng một số yêu cầu cụ thé Thứ nhất là quy địnhthâm quyền cho các cơ quan quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử phảiphù hợp với các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước, trong đó có nguyêntac quan ly năng lượng nguyên tử theo ngành kết hop với quan lý theo địaphương Quy định thâm quyền cho các cơ quan quan lý nhà nước về nănglượng nguyên tử phải phù hợp với điều kiện năng lực của các cơ quan quản lý

Trang 20

nhà nước, dam bảo rach roi, tránh chông chéo vê chức nang, nhiệm vụ giữa các cơ quan quản lý nhà nước vê năng lượng nguyên tử.

- Tổ chức khai bdo, cấp phép, cấp chứng chi, cấp giấy chứng nhận đăng

kỷ hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Nội dung này bao gồm các hoạt động sau: tô chức khai báo chất phóng

xạ, chất thải phóng xạ, thiết bị bức xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạtnhân và thiết bị hạt nhân; tổ chức cấp phép cho các công việc bức xạ; tổ chứccấp chứng chỉ nhân viên bức xạ; tổ chức cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạtđộng dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử

Tổ chức khai báo chất phóng xạ là việc cơ quan quản lý nhà nước đặt rayêu cầu các tổ chức, cá nhân có chất phóng xạ, chất thải phóng xạ, thiết bị

bức xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân phải

khai báo với co quan quản lý nhà nước có tham quyền va cơ quan quản lý nhà

nước quy định các thủ tục dé thực hiện việc khai báo này Chất phóng xạ, chấtthải phóng xạ, thiết bị bức xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và

thiết bị hạt nhân là những thứ có thể gây nguy hại đến sức khỏe của conngười, môi trường nếu không được quản lý hợp pháp, đúng đắn, nên việc khaibáo của tô chức, cá nhân là hết sức cần thiết dé cơ quan quản lý nhà nước cóđược thông tin từ đó, áp dụng các biện quản lý nhà nước nhằm đảm bảo an

toàn, an ninh đôi với chât phóng xạ.

Những ảnh hưởng, rủi ro cho sức khỏe của con người, môi trường không

chỉ do chất phóng xạ, chất thải phóng xạ, thiết bị bức xạ, vật liệu hạt nhân

nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân gây ra mà còn do các tô chức, cánhân tiễn hành hoạt động quản lý, sử dụng, vận chuyền, thao tác đối với các

đối tượng này Những hoạt động như vậy được gọi là công việc bức xạ trongpháp luật về năng lượng nguyên tử Chính vì vậy, các cơ quan quản lý nhà

Trang 21

nước về năng lượng nguyên tử của Việt Nam cũng như nhiều nước trên thếgiới quy định răng không một tô chức, cá nhân nào được tiễn hành công việcbức xạ khi chưa có giấy phép của cơ quan quản ly nhà nước có thầm quyên.

Tổ chức cấp giấy phép cho công việc bức xạ trên thực tế được thực hiệnthông qua thủ tục cấp phép do cơ quan quản lý nhà nước quy định, trong đó,

tô chức, cá nhân có ý định, kế hoạch tiến hành công việc bức xạ phải trình cơquan quản lý nhà nước có thâm quyền hồ sơ dé nghị cấp giấy phép tiễn hànhcông việc bức xạ và cơ quan quan ly nhà nước có thẩm quyền xem xét, thâmđịnh các điều kiện đảm bảo an toàn, an toàn trong công việc bức xạ, ra quyếtđịnh cap hoặc không cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ cho tổ chức, cánhân Nhờ thủ tục cấp phép này mà cơ quan quản lý nhà nước nắm được côngviệc bức xạ của tổ chức, cá nhân, thâm định các điều kiện về năng lực, tàichính, cơ sở vật chất của tô chức, cá nhân xem có đủ dé đảm bảo an toàn, anninh hay không, và nếu tô chức, cá nhân có đủ điều kiện thì cơ quan quản lýnhà nước cấp giấy phép tiễn hành công việc bức xa theo quy định pháp luật

Ngoài chất phóng xạ, chất thải phóng xạ, thiết bị bức xạ, vật liệu hạtnhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân và công việc bức xạ thì nhân

viên làm việc trực tiếp với chất phóng xạ, thiết bị bức xạ, cũng là yếu tố cókhả năng ảnh hưởng đến an toàn, an ninh trong ứng dụng năng lượng nguyên

tử Do đó, nhà nước quản ly bang cách đặt ra quy định kiểm soát đối với một

số vị trí công việc có ý nghĩa trong việc đảm bảo an toàn (như vị trí phụ trách

an toàn bức xạ, trưởng ca lò phản ứng hạt nhân, người quản lý nhiên liệu hạt nhân v.v.) Cá nhân không được đảm nhận những vi trí công việc này khi

chưa có chứng chỉ nhân viên bức xạ do cơ quan quan lý nhà nước có thắm

quyên câp.

Bên cạnh hoạt động tô chức khai báo, cấp giấy phép tiễn hành công việcbức xạ, cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ thi cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt

Trang 22

động dich vụ hỗ trợ ứng dung năng lượng nguyên tử cho các tổ chức và cấpchứng chỉ hành nghề cho các cá nhân cũng là một nội dung quan trọng trongquản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử Các dịch vụ cần phải có giấychứng nhận đăng ký là dịch vụ đào tạo nhân viên bức xạ; dịch vụ lắp đặt, bảodưỡng, sửa chữa thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân; dịch vụ đo liều chiếu xạ cánhân, đánh giá hoạt độ phóng xạ; dịch vụ tây xạ (làm sạch bề mặt bị nhiễmban phóng xa) va một số dịch vụ khác Mục đích của hoạt động tô chức cấpgiấy chứng nhận đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượngnguyên tử là đảm bảo chất lượng của các dịch vụ này và qua đó, góp phầngián tiếp đảm bảo an toàn, an ninh trong ứng dụng năng lượng nguyên tử.

- Kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực quản lý năng lượng nguyên tử

Kiểm tra, thanh tra là nội dung quan trọng của quản lý nhà nước nói

chung và quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử nói riêng.

Kiểm tra trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử là hoạt động của cơ quan quản

lý hành chính nhà nước cấp trên với cấp dưới, cơ quan quản lý ngành vàngười có thâm quyền về năng lượng nguyên tử nhằm đánh giá việc thực hiệnnhiệm vụ về năng lượng nguyên tử của đối tượng kiểm tra, phát hiện nhữnghành vi vi phạm pháp luật về năng lượng nguyên tử, những thiếu sót tronghoạt động của các cơ quan, tô chức, cá nhân, qua đó áp dụng những biện pháp

xử lý, khắc phục những thiếu sót nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lýnhà nước về năng lượng nguyên tử Thanh tra trong lĩnh vực năng lượngnguyên tử là hoạt động thanh tra chuyên ngành do cơ quan nhà nước có thâmquyền về năng lượng nguyên tử tiến hành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhântrong việc chấp hành pháp luật về năng lượng nguyên tử

Mặc dù kiểm tra và thanh tra là hai hoạt động không đồng nhất, tuy

nhiên vai trò và mục đích giông nhau Kiêm tra và thanh tra đêu được chủ thê

Trang 23

có thâm quyền tiến hành phat hiện, phân tích đánh giá một cách chính xác,khách quan, trung thực, làm rõ đúng, sai, nguyên nhân dẫn đến sai phạm, từ

đó đề xuất biện pháp khắc phục và xử lý sai phạm Cơ quan quản lý nhà nước

về năng lượng nguyên tử thông qua kiểm tra, thanh tra để phát huy nhữngnhân tố tích cực, phát hiện hoặc phòng ngừa những vi phạm, góp phan thúcđây và hoàn thành nhiệm vụ trong hoạt động quản lý nhà nước về năng lượngnguyên tử, từ đó tạo điều kiện để từng bước hoàn thiện thể chế quản lý nhà

nước về năng lượng nguyên tử, bảo vệ lợi ích Nhà nước, tô chức và công dân.

- Phat hiện vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

VỊ phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử là hành vi do

cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật quản ly nhà nước

về năng lượng nguyên tử mà không phải là tội phạm và theo quy định của

pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính Vi phạm hành chính trong lĩnh

vực năng lượng nguyên tử gây mat 6n định, trật tự quản lý hành chính vềnăng lượng nguyên tử, cụ thể là xâm hại đến an toàn, an ninh trong lĩnh vựcnăng lượng nguyên tử hoặc xâm hại kế hoạch, nhiệm vụ phát triển năng lượngnguyên tử vì mục đích hòa bình Chính vì thế, cơ quan quản lý nhà nước cótrách nhiệm thông qua các hoạt động giảm sat, kiểm tra, thanh tra để một mặt

phòng ngừa, một mặt phát hiện các vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng

lượng nguyên tử và tiến hành xử ly kip thời

Hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên

tử cũng như hoạt động kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực năng lượng nguyên

tử, đều có vai trò phòng ngừa những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vựcnăng lượng nguyên tử nhờ tính cưỡng chế, rin đe Bên cạnh đó, hoạt động xử

lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử còn có vai trò

Trang 24

ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực năng lượng

nguyên tử do chấn chỉnh trực tiếp hành vi vi phạm pháp luật đang xảy ra theohướng chấm dứt hành vi đó, bao gồm việc quyết định xử phạt, áp dụng cácbiện pháp ngăn chặn và áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đối với cá

nhân vi phạm.

- Tổng kết việc thực hiện quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử, rút

ra những uu điểm, bat cập về hoạt động quản lý

Một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về nănglượng nguyên tử là tổng kết việc thực hiện quản lý nhà nước về năng lượngnguyên tử, rút ra những thành công, hạn chế, đánh giá nguyên nhân của hạnchế và đề xuất biện pháp khắc phục

Quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử tại Việt Nam là một ngànhquản lý còn khá mới và thực sự chưa có nhiều kinh nghiệm Chính vì vậy mànhững hạn chế trong quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử là khôngtránh khỏi Việc nhận biết những ưu điểm, hạn chế và tìm ra nguyên nhân củahạn chế trong quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử sẽ có vai trò tíchcực trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này Đề cóđược những thông tin đó, cơ quan quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tửcần tổ chức tổng kết, đánh giá hoạt động của mình Hoạt động tổng kết, đánhgiá đó cần được tiễn hành định kỳ, một cách khách quan và toàn diện

1.2 Vai trò của quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử

1.2.1 Thúc day ứng dụng năng lượng nguyên tử trong các lĩnh vựckinh tế - xã hội

Ứng dụng năng lượng nguyên tử bao gồm ứng dụng năng lượng bức xạ,ứng dụng năng lượng hạt nhân và cả hai loại ứng dụng này đều mang lại lợi

Trang 25

ich to lớn cho con người, xã hội Trong công nghiệp, các nguồn bức xa được

sử dụng trong điều khiến tự động quá trình sản xuất tại các nhà máy xi măng,nhà máy thép, nhà máy giấy, nhà máy bia v.v.; kiểm tra chất lượng vật liệu,mối han bằng phương pháp không phá huỷ tai các nhà máy đóng tau, cáccông trình xây dựng: thăm dò khai thác dầu khí, khoáng sản; chiếu xạ côngnghiệp nhằm khử trùng và biến tính vật liệu; góp phần nâng cao năng suất,chất lượng sản phẩm, hàng hóa Trong nông nghiệp, bức xa được ứng dụng détạo giống cây trồng, chế tạo các chế phẩm kích thích tăng trưởng và bảo vệthực vật, sản xuất phân vi sinh, phân bón, quản lý đất, nước và nghiên cứubệnh học gia súc Một số giống cây trồng có giá trị kinh tế, đặc biệt là cácgiống lúa năng suất, chất lượng cao, thích ứng với các môi trường sinh tháikhác nhau đã được tạo ra bằng đột biến phóng xạ Trong y tế, bức xạ được ápdụng rộng rãi trong chân đoán và điều trị bệnh, góp phần tích cực trong việcchăm lo sức khoẻ cộng đồng Đây là một trong những kỹ thuật hiện đại nhấthiện nay được áp dụng dé chân đoán, điều trị các bệnh nan y như ung thư, timmạch mà các kỹ thuật khác không thé thay thé được Trong ứng dụng năng

lượng hạt nhân, vật liệu hạt nhân được sử dụng trong các nhà máy điện hạt

nhân để sản xuất điện năng hoặc được sử dụng trong phương tiện vận chuyên,

đặc biệt là tàu ngầm, để tạo lực đây cho các phương tiện này Như vậy, các

lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội như công nghiệp, thăm dò khai thácdầu khí, nông nghiệp, y học đều cần đến hoạt động ứng dụng năng lượngnguyên tử dé thúc day các lĩnh vực này phát triển phục vụ đời sống con

nguoi.

Hoạt động ứng dung năng lượng nguyên tử chi có thé phát triển va dat

hiệu quả khi có sự quản lý của nhà nước Thông qua các phương thức quản lý

cụ thể, nhà nước bảo đảm cho các tô chức, cá nhân tham gia tích cực vào hoạtđộng ứng dụng năng lượng nguyên tử, qua đó huy động nguồn lực của xã hội

Trang 26

dé thực hiện ứng dụng năng lượng nguyên tử phat triển đúng định hướng củanhà nước Vai trò của nhà nước đối với việc thúc đầy hoạt động ứng dụngnăng lượng nguyên tử thê hiên qua các hoạt động sau:

- Nhà nước tiễn hành điều tra, phân tích dé đánh giá nhu cầu của xã hộiđối với ứng dụng năng lượng nguyên tử Nhu cầu đó thường đo được qua nhucầu khám, chữa các bệnh mà cần đến kỹ thuật bức xạ, hạt nhân; nhu cầu sửdụng điện năng: nhu cầu kiểm soát chất lượng hàng hóa, sản phẩm bằng các

kỹ thuật bức xạ, hạt nhân; nhu cầu tạo giống mới băng kỹ thuật bức xạ, hạtnhân; v.v Từ các nhu cầu thực tế của xã hội mà Nhà nước có quy hoạch pháttriển, thúc day ứng dụng năng lượng nguyên tử trong từng lĩnh vực kinh tế -

xã hội và các tô chức, cá nhân xác định được cơ hội dé đầu tư ứng dụng nănglượng nguyên tử trong các ngành, nghề cụ thé

- Nhà nước tô chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực tham giaứng dụng năng lượng nguyên tử vì nhân lực là một trong những yếu tô thenchốt quyết độ trình độ phát triển và sự thành công của chương trình ứng dụngnăng lượng nguyên tử của mỗi quốc gia Nhà nước quản lý thống nhất các

loại hình trường, lớp, SỐ lượng, chất lượng đào tạo về năng lượng nguyên tử;

ưu đãi, hỗ trợ cho sinh viên học các chuyên ngành liên quan đến ứng dụngnăng lượng nguyên tử; tuyên chọn và gửi đi đào tạo, bồi dưỡng học sinh, sinh

viên tới những nước có trình độ cao trong ứng dụng năng lượng nguyên tử.

- Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ ứng dụng năng

lượng nguyên tử như xây dựng các phòng nghiên cứu ứng dụng năng lượng

nguyên tử, xây dựng kho để tiếp nhận các nguồn phóng xạ đã qua sử dụnghoặc chất thải phóng xạ, xây dựng các phòng chuẩn liều bức xạ, các trung tâm

đọc liêu bức xạ.

Trang 27

1.2.2 Đảm bảo an toàn, an ninh trong ứng dụng năng lượng nguyên tử

Nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các ảnh hưởng bat lợi của năng lượngnguyên tử, nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về

bảo đảm an toàn, an ninh trong ứng dụng năng lượng nguyên tử Các văn bản

quy phạm pháp luật cần quy định cụ thé các yêu cầu, biện pháp bảo đảm an

toàn, an ninh trong ứng dụng năng lượng nguyên tử và trách nhiệm của các bên liên quan trong bảo đảm an toàn, an ninh trong ứng dụng năng lượng

nguyên tử Để bảo đảm thực hiện các quy định pháp luật này, các cơ quanquản ly nhà nước cần tô chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện và tô chứcgiám sát, kiểm tra, thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện hoặc ngăn chặn các

hành vi vi phạm.

1.2.3 Phòng ngừa, ngăn chặn hành vi chuyển hướng sử dụng vật liệu

hạt nhân từ mục đích hòa bình sang mục đích không hòa bình

Vật liệu hạt nhân bao gồm các đồng vi của urani, thori và plutoni, có khanăng duy trì phản ứng hạt nhân dây chuyền và tao ra năng lượng lớn gọi lànăng lượng phân hạch Vật liệu hạt nhân thường được sử dụng để tạo năng

lượng trong các cơ sở hạt nhân (nhà máy điện hạt nhân, lò phản ứng hạt nhân

nghiên cứu, tàu ngầm hạt nhân, v.v.) Ngoài ra, vật liệu hạt nhân cũng có thểđược sử dụng dé tạo ra vũ khí hạt nhân (bom nguyên tử)

Đề đảm bảo vật liệu hạt nhân chỉ sử dụng cho các mục đích đã được cơquan quản lý nha nước cho phép thì co quan quan ly nhà nước tô chức thựchiện các biện pháp hành chính và kỹ thuật để kiểm soát một cách thườngxuyên, chặt chẽ đối với các hoạt động sử dụng vật liệu hạt nhân Cũng thôngqua việc kiểm soát này, cơ quan quản lý nhà nước có thê kịp thời phát hiệnnhững dấu hiệu, hành vi thay đổi mục đích sử dụng vật liệu hạt nhân và có thểngăn chặn, trấn áp kịp thời

Trang 28

1.2.4 Bảo vệ các cá nhân khỏi ảnh hưởng bắt lợi của bức xạ tự nhiênBức xạ tự nhiên là bức xạ sinh ra từ đồng vị phóng xạ tồn tại trong tựnhiên như đồng vị phóng xạ trong vỏ trái đất, trong nước biển hoặc trong vậtliệu xây dựng Tại một vi trí nhất định thì tùy thuộc vào loại đồng vị phóng

xạ, mức độ tập trung đồng vị phóng xạ mà mức bức xạ tự nhiên, hay còn được

gọi là phông bức xạ tự nhiên, có giá trị khác nhau Thông thường, mức bức xạ

tự nhiên có giá trị thấp và xác suất, mức độ gây ảnh hưởng cho con người làkhông đáng kể Tuy nhiên, mức bức xạ tự nhiên có thé cao một cách bấtthường ở một số nơi trên trái đất, đặc biệt trong các hầm mỏ, bãi khai thácquặng, trong các tòa nhà kín có vật liệu xây dựng chứa nhiều đồng vị phóng

xạ tự nhiên và có thể ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của người dân sinhsống, làm việc tại những vi trí đó Nhằm kip thời bảo vệ người dân, cơ quanquan ly nhà nước cần phải tô chức tìm kiếm, phát hiện những vị trí có mức

bức xa tự xạ tự nhiên cao và thực hiện các biện pháp can thiệp kip thời, trong

đó có hoạt động di dân, buộc các tô chức, cá nhân liên quan áp dụng các biệnpháp bảo vệ như làm thông thoáng nơi có mức bức xạ tự nhiên cao để giảm

mức bức xạ tự nhiên, hoặc trang bị cho các cá nhân quần, áo, mũ, ủng, găngtay, khẩu trang bảo hộ dé hạn chế chiếu xạ tự nhiên lên cơ thé

1.3 Nguyên tắc quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử

Nguyên tắc quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử là những tưtưởng chủ đạo định hướng cho hoạt động quản lý nhà nước về năng lượngnguyên tử Ngoài các nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước nóichung, quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử còn tuân theo các nguyêntắc riêng, tạo thành sự khác biệt của quản lý nhà nước về năng lượng nguyên

tử so với quản lý nhà nước trong các lĩnh vực khác.

Trang 29

1.3.1 Nguyên tac bảo đảm an toàn, an ninh trong qua trình nghiên

cứu, ứng dụng nang lượng nguyên tử

Nghiên cứu và ứng dụng năng lượng nguyên tử vào đời sống là mộttrong những hoạt động góp phần thúc đây phát triển kinh tế xã hội Tuy nhiên,hoạt động này tiềm an nguy cơ gây mất an toàn đối với con người và môitrường Do vậy quản lý nhà nước là hết sức quan trọng nhằm bảo đảm an toàn

và an ninh, tránh những anh hưởng xấu của nguồn năng lượng này đối với

môi trường, sức khỏe của con người

Bảo đảm an toàn trong nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử

được thê hiện thành các nguyên tắc phụ là nguyên tắc phòng ngừa và nguyêntắc bảo vệ Theo nguyên tắc phòng ngừa, cơ quan quản lý nhà nước về nănglượng nguyên tử phải tính đến các kịch bản trong quá trình nghiên cứu, ứngdụng năng lượng nguyên tử có thé gây mat an toàn đối với con người, môitrường và buộc tổ chức, cá nhân phải có biện pháp ngăn ngừa tác động có hạitrong những kịch bản như vậy Theo nguyên tắc bảo vệ, ngay khi phát hiện ra

rủi ro gây hại lớn hơn những lợi ích mang lại từ hoạt động nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử thì cơ quan quản lý nhà nước phải có hành động

ưu tiên cho việc bảo vệ con người và môi trường, kế cả quyết định tạm dừng

hoặc đình chỉ hoạt động nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử.

Trong khi bảo đảm an toàn trong nghiên cứu, ứng dụng năng lượng

nguyên tử nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác hại bất lợi có thể xảy ra

trong quá trình nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử thì bảo đảm an

ninh trong nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử là nhằm duy trì nguồnphóng xạ, vật liệu hạt nhân, cơ sở hạt nhân dưới sự quản lý của tô chức, cánhân cụ thể để phục vụ mục đích cụ thể hợp pháp mà đã được cơ quan quản

lý nhà nước có thâm quyên cho phép Bảo đảm an ninh nhăm ngăn chặn việc

Trang 30

nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân bị sử dụng cho các mục đích không hòabình phi pháp như chế tạo vũ khí hạt nhân hoặc bom phóng xạ Ngoài ra, bảođảm an ninh cũng ngăn ngừa, giảm thiểu khả năng nguồn phóng xạ bị lấytrộm, lấy cắp, bỏ rơi và có thé gây ton thương thé chất đối với những ngườithiếu hiểu biết về bức xạ, nguồn phóng xạ khi tới gần hoặc tiếp xúc nguồn

phóng xạ đó.

Nguyên tắc bảo đảm an toàn, an ninh trong quá trình nghiên cứu, ứngdung năng lượng nguyên tử được thé hiện tại Điều 6 Luật Năng lượng nguyên

tử (Nguyên tắc hoạt động và bảo đảm an toàn, an ninh trong lĩnh vực năng

lượng nguyên tử) theo đó, “hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử phải bảo đảm an toàn cho sức khỏe, tính mạng con người, môi trường và trật

tự, an toàn xã hội” [19] Ngoài ra, nguyên tắc bảo đảm an toàn, an ninh cònđược thê hiện xuyên suốt qua các văn bản quy phạm pháp luật về năng lượngnguyên tử Trong hệ thống pháp luật về năng lượng nguyên tử của Việt Namcũng như của các nước, số lượng các quy định pháp luật về bảo đảm an toànbức xạ, an toàn hạt nhân, an ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, cơ sở hạtnhân lớn hơn rất nhiều so với số lượng các quy định nhằm thúc đây phát triển

nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử.

1.3.2 Nguyên tắc kiểm tra, giám sát liên tục hoạt động nghiên cứu,

ứng dụng năng lượng nguyên tử

Hoạt động quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử có tính chất phòngngừa và ngăn chặn kịp thời những tình huống gây mất an toàn, an ninh tronghoạt động nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử Với tính chất như vậythì cơ quan quản ly nhà nước can tiễn hành kiểm tra và giám sát liên tục cáchoạt động nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử dé bao đảm các hoạt

động đó được được tiên hành một cách an toàn và an ninh.

Trang 31

Nguyên tắc nay được thé hiện qua việc cơ quan quản lý nhà nước cóthâm quyền yêu cầu các tô chức, cá nhân tiến hành nghiên cứu, ứng dụngnăng lượng nguyên tử báo cáo về tình hình bảo đảm an toàn, an ninh và việc

cơ quan quản lý nhà nước có quyền thanh tra, kiểm tra các cơ sở có hoạt động

nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử.

1.3.3 Nguyên tắc hợp tác quốc tế, đảm bảo tuân thủ các cam kết

quôc tê về năng lượng nguyên tử

Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử ở nước ta là một

chuyên ngành mới, vì vậy cần phải có sự hợp tác, liên kết quốc tế.Đây là một trong những điều kiện tiên quyết để thúc đây ứng dụng nănglượng nguyên tử, đóng góp vào việc phát triển kinh tế đất nước Ứng dụngnăng lượng nguyên tử đòi hỏi phải có sự đầu tư về vốn, tri thức và công nghệtiên tiễn Với những nước dang phát triển và chưa có lịch sử lâu dài ứng dụngnăng lượng nguyên tử thì hội nhập quốc tế sẽ là phương án hữu hiệu dé tiếpcận vốn, công nghệ, kỹ thuật cũng như tranh thủ được sự hỗ trợ về đào tạo

nhân lực.

Thực tế cho thấy, khả năng gây tác động xuyên biên giới do các sự cố

trong nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử đòi hỏi cơ quan quản lý có

thâm quyền của các nước phải hài hòa các chính sách và phát triển cácchương trình hợp tác dé giảm thiểu nguy cơ gây thiệt hại lên công dân và lãnhthổ của mình Ngoài ra, các bài học kinh nghiệm về nâng cao an toàn trongnghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử tại một quốc gia hoàn toàn có thể

giúp cải thiện tình hình bao đảm an toàn trong nghiên cứu, ứng dụng năng

lượng nguyên tử tại các quốc gia khác Do đó, việc học hỏi kinh nghiệm lẫnnhau giữa các nước về bảo đảm an toàn trong nghiên cứu, ứng dụng năng

lượng nguyên tử là hêt sức cân thiệt và cân được đây mạnh.

Trang 32

Quá trình sử dụng vật liệu hạt nhân liên quan đến rủi ro mất an ninh ởnhiều quốc gia “Các mối đe dọa về hành động khủng bố và buôn bán trái phépvật liệu hạt nhân, phố biến vũ khí hạt nhân từ lâu đã được thừa nhận như làmột van đề đòi hỏi có sự hợp tác quốc tế ở mức cao dé giải quyết” [31, tr 10].Các quốc gia đều có chung nhận thức về lợi ích to lớn của năng lượngnguyên tử đem lại đồng thời với những rủi ro kèm theo Chính vì vậy, rấtnhiều các điều ước quốc tế đã được ký kết để pháp điển hóa nghĩa vụ của cácquốc gia trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử như Hiệp ước không phổ biến

vũ khí hạt nhân, Công ước An toàn hạt nhân, Công ước Thông báo sớm tai

nạn hạt nhân, Công ước trợ giúp trong trường hợp tai nạn hạt nhân hoặc sự cóphóng xạ Khi một quốc gia đã trở thành thành viên của một điều ước quốc tếthì không chỉ chính phủ phải tận tâm thực hiện điều ước này mà ngay cả cácnhà làm luật, các cơ quan quan ly nha nước các cấp cũng phải lưu ý hạn chế

sự tự định đoạt của mình trong việc xây dựng các quy định pháp luật về nănglượng nguyên tử nhằm đảm bảo không trái với điều ước quốc tế Tại ViệtNam, yêu cầu này không chỉ được thể hiện trong Luật ký kết, gia nhập vàthực hiện điều ước quốc tế mà còn được thể hiện trong Luật Năng lượngnguyên tử tại Điều 4: “Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật

này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó” [19]

1.3.4 Nguyên tắc đảm bảo bồi thường thiệt hại do sự có bức xạ, hạt

nhân xảy ra trong quá trình nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử

Bồi thường thiệt hại do sự cố thường được coi là một chế định bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng trong luật dân sự Tuy nhiên, bồi thường thiệthai do sự cô bức xạ, hạt nhân gây ra có những điểm rất khác biệt so với các

loại bôi thường thiệt hại khác nên cân có sự quản lý đặc biệt của nhà nước.

Trang 33

Thứ nhất, anh hưởng do bức xa ion hóa lên các tế bào sống, đặc biệt là tế

bào của cơ thể người, thường không nhận biết được ngay mà có thể mất một

thời gian dài mới phát hiện thấy Hơn nữa, việc xác nhận một tôn thương, mộtcăn bệnh, như bệnh ung thư, có phải do ảnh hưởng cua bức xạ ion hóa hay

không thực sự khó khăn và không có độ chính xác tuyệt đối vì biểu hiện tổnthương hay bệnh tật do tác động của bức xạ lên cơ thể con người nhiều khi có

tính xác suât và cũng có thê do các nguyên nhân không phải bức xạ gây ra.

Thứ hai là ngay cả khi hoạt động nghiên cứu, ứng dụng năng lượng

nguyên tử đã đạt được tiêu chuẩn an toàn cao nhất thì cũng không loại trừ khả

năng xảy ra sự cô bức xạ, hạt nhân.

Thứ ba là những sự cố bức xa, hạt nhân có thé gây ra những thiệt hại rấtlớn về người, tài sản, môi trường và thiệt hại có thể có trên diện rộng Trongnhững trường hợp đó, nếu không có sự quản lý, bảo đảm của nhà nước thìviệc bồi thường sẽ không khả thi

Nguyên tắc đảm bảo bồi thường thiệt hại do sự cô bức xạ, hạt nhân gây

ra nhăm bảo vệ quyên và lợi ích chính đáng của những cá nhân chịu thiệt hai

từ sự cố bức xạ, hạt nhân và đồng thời nâng cao trách nhiệm bảo đảm an toàncủa tổ chức, cá nhân thực hiện nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử.Nguyên tắc này được thé hiện qua các quy định pháp luật về bồi thường thiệthại bức xạ, hạt nhân, trong đó có quy định về trách nhiệm của tô chức, cánhân tiễn hành công việc bức xạ phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự vàbảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường

1.3.5 Nguyên tắc công khai, minh bạch trong việc nghiên cứu, ứng

dụng năng lượng nguyên tử

Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử là hoạt động khá

nhạy cảm vì có tính hai mặt đối lập là có khả năng mang lợi ích cho phát triển

Trang 34

kinh tế - xã hội và rủi ro gây mất an toàn, an ninh đối với con người, xã hội.

Đề đảm bảo các chương trình nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử vìmục đích hòa bình được thực hiện thành công và phát triển bền vững thì nhànước cần tạo được niềm tin và sự ủng hộ của công chúng trong nước cũngnhư cộng đồng quốc tế thông qua việc thực hiện nguyên tắc công khai, minhbạch các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử Nguyên tắcnày đòi hỏi các tô chức, cá nhân thực hiện nghiên cứu, ứng dụng năng lượngnguyên tử, các cơ quan quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử cung cấpđầy đủ, công khai, minh bạch thông tin về tình hình nghiên cứu, ứng dụngnăng lượng nguyên tử, những lợi ích và rủi ro có thé có, và những sự cố có

thê tác động đên sức khỏe con người, môi trường.

1.3.6 Quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử được thực hiện thống

nhât, có sự phân công, phân câp và phôi hợp giữa các cơ quan nhà nước

Nhiều cơ quan khác nhau trong bộ máy nhà nước tham gia vào hoạtđộng quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử Chính phủ là cơ quan thốngnhất quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và Bộ Khoa học

và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản ly nhà nước trong lĩnh vực này Các Bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử theo phân công của Chính phủ và các

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phó trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhànước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử theo sự phân cấp của chính phủ

Sự phân công, phân cấp của Chính phủ cho các cơ quan quản lý nhànước ở trung ương và địa phương phải bảo đảm sự hợp lý, tạo ra cơ chế quản

lý nhịp nhàng, đồng bộ, có hiệu quả cao trong hoạt động quản lý nhà nước về

năng lượng nguyên tử.

Trang 35

CHƯƠNG 2.

CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VE NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ

2.1 Các quy định pháp luật phục vụ quản lý nhà nước về năng

lượng nguyên tử

2.1.1 Từ năm 1994 đến năm 2008

Trong bối cảnh đất nước thực hiện công cuộc đôi mới và chuẩn bị bướcvào thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công tác quản lý an toàn

bức xạ và hạt nhân đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm trên quan

điểm đảm bảo sự phát triển bền vững, đảm bảo an toàn cho con người và môitrường khi triển khai áp dụng các kỹ thuật bức xạ, hạt nhân Ngày 30 tháng 7năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 389/TTg về việc thành

lập Ban An toàn bức xạ và hạt nhân thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện

chức năng quản lý Nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân Sau đó, ngày 4

tháng 3 năm 1995, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã ký

Quyết định số 159/QD-TCCB ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của

Ban An toàn hạt nhân, tạo cơ sở cho sự ra đời và hoạt động thực sự của Ban

này Đây là những văn bản pháp lý đầu tiên của Việt Nam quy định trực tiếp

về van dé quản ly nhà nước về năng lượng nguyên tử, cụ thé là xác định cơquan hành chính nhà nước trực tiếp, thường xuyên thi hành các nhiệm vụ dé

thực hiện chức năng quản lý nhà nước vé an toàn bức xa và hạt nhân Ngoài

Trang 36

các van bản nay ra, cho dén năm 1996, hoạt động quan ly nha nước vê năng lượng nguyên tử chủ yêu dựa vào các tiêu chuan kỹ thuật về an toàn bức xa.

Dé luật hóa các quy tắc về đảm bảo an toàn trong ứng dụng năng lượngnguyên tử và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử,ngày 25 tháng 6 năm 1996, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháplệnh An toàn và kiểm soát bức xạ (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 1 năm 1997).Pháp lệnh là văn bản pháp luật đầu tiên xác định các nguyên tắc, yêu cầu vềbảo đảm an toàn bức xạ trong các hoạt động liên quan đến bức xạ ion hóa; cơquan quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử; trách nhiệm của các bên liênquan trong đảm bảo an toàn bức xạ; và các hoạt động khai báo, cấp phép,thanh tra chuyên ngành về an toàn và kiểm soát bức xạ Về cơ quan quản lýnhà nước, Pháp lệnh quy định “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về antoàn và kiểm soát bức xạ trong phạm vi cả nước” [29], “Bộ Khoa học, Công

nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước

về an toàn và kiểm soát bức xạ” [29] và “các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quanthuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyềnhạn của mình có trách nhiệm phối hợp trong việc quản lý nhà nước về an toàn

và kiểm soát bức xạ” [29] Hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh An toàn và kiểmsoát bức xạ, các cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành thêm một số các vănbản quy phạm pháp luật khác như Nghị định số 50/1998/NĐ-CP ngày 16tháng 7 năm 1998 quy định chỉ tiết việc thi hành Pháp lệnh An toàn và kiểmsoát bức xạ, Nghị định số 19/2001/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2001 về xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ, và cácThông tư, Quyết định của các Bộ trưởng, chủ yếu là Bộ trưởng Bộ Khoa học

và Công nghệ Đến năm 2008, mặc dù số lượng các văn bản quy phạm phápluật về năng lượng nguyên tử không nhiều nhưng đã quy định khá cụ thể

nhiêu vân đê trong quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử, bao gôm: bảo

Trang 37

đảm an toàn bức xạ trong các hoạt động liên quan đến bức xạ; bảo đảm anninh nguồn phóng xạ; khai báo nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ và cấp phépcho các hoạt động liên quan đến bức xạ; thanh tra chuyên ngành an toàn bức

xạ và xử lý vi phạm hành chính; ứng phó sự cô bức xạ Sự hình thành hệthống pháp luật về năng lượng nguyên tử trong giai đoạn này đã tạo sơ sởpháp lý cho cơ quan nhà nước thực hiện hiệu quả quản lý nhà nước về nănglượng nguyên tử, thúc day hoạt động nghiên cứu, ứng dụng năng lượngnguyên tử đồng thời đảm bảo an toàn và an ninh trong các hoạt động đó.Bên cạnh ưu điểm như trên thì Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ vàcác văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh bộc lộ một số hạn chế như sau:

- Phạm vi điều chỉnh của hệ thống pháp luật chưa bao quát được hết cácnội dung cần quản lý trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử Các văn bản quyphạm pháp luật về năng lượng nguyên tử mới chỉ quy định về an toàn bức xạ,

an ninh nguồn phóng xạ và rõ ràng bỏ trống các khía cạnh phát triển ứng dụng

năng lượng nguyên tử, an toàn và an ninh trong ứng dụng hạt nhân, thanh sát

hạt nhân nhằm phòng ngừa, chuyên hướng mục đích sử dụng hòa bình vật

liệu hạt nhân.

- Chua có day đủ các quy định pháp luật cụ thé về các yêu cau, thủ tục,biện pháp bảo đảm an toàn trong ứng dụng năng lượng như giới hạn liều bức

xạ chiếu lên các bộ phận trên cơ thê người; thiết kế che chắn bức xạ tại các cơ

sở tiễn hành công việc bức xạ; thủ tục thanh lý các nguồn phóng xạ, các thiết

bị bức xạ; quản lý chất thải phóng xạ; ứng phó sự cô bức xạ; v.v

- Thủ tục cấp giấy phép được áp dụng như nhau cho các nguồn bức xạkhông phân biệt mức độ nguy hiểm cao, thấp nên đôi lúc gây khó khăn quá

mức cho các cơ sở bức xạ có nguôn phóng xạ với mức độ nguy hiêm thâp.

Trang 38

2.1.2 Từ năm 2009 đến 2014

Để giải quyết những bất cập của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

về năng lượng nguyên tử được hình thành cho đến năm 2008, ngày 03 tháng 6năm 2008, Quốc hội đã thông qua Luật Năng lượng nguyên tử thay thế choPháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ Luật Năng lượng nguyên tử có hiệu

lực thi hành từ ngày 01 thang 1 năm 2009.

Sau khi Luật Năng lượng nguyên tử được thông qua, Chính phủ và các

Bộ đã tổ chức soạn thảo và ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn thực

hiện Luật Năng lượng nguyên tử Các văn bản quy phạm pháp luật do Chính

phủ ban hành bao gồm Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm

2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nănglượng nguyên tử, Nghị định số 70/2010/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2010quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượngnguyên tử về Nhà máy điện hạt nhân và Nghị định số 107/2013/NĐ-CP ngày

20 tháng 9 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcnăng lượng nguyên tử trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử Ở cấp Bộ, nhiềuThông tư về năng lượng nguyên tử đã được ban hành Riêng Bộ Khoa học vàCông nghệ, từ năm 2009 đến năm 2014, đã ban hành gần 30 Thông tư quy

định các vân đê liên quan đên năng lượng nguyên tử.

Nhìn chung, các quy định pháp luật về năng lượng nguyên tử từng bướcthé chế các đường lối, chính sách của Đảng về phát triển ứng dụng nănglượng nguyên tử, đảm bảo tính hợp hiến, phù hợp với các quy định trong cácđiều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và đảm bảo an toàn, an ninh

trong ứng dụng năng lượng nguyên tử.

Trang 39

2.2 Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử2.2.1 Quản lý nhà nước về các hoạt động nghiên cứu, ứng dụngnăng lượng bức xạ và các hoạt động liên quan đến nguồn phóng xạ

Quản lý của nhà nước trên lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng năng lượng

nguyên tử trong thực tiễn những năm qua đạt được những kết quả khả quan vàđược thể hiện trên những bình diện sau:

- Thúc đây sự phát triển của ứng dụng bức xạ trong các lĩnh vực kinh tế

- xã hội

Trong lĩnh vực y tế, năng lượng bức xạ ngày càng được ứng dụng rộng

rãi trong các chuyên ngành y học hạt nhân, xa tri và điện quang tại Việt Nam,

góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, giảm số ngày nằm viện, đặc biệt giảmđáng kê chi phí điều trị do không phải ra nước ngoài trong một số bệnh nhưung thư, tim mạch Về y học hạt nhân, cả nước hiện nay có khoảng 20 cơ sở yhọc hạt nhân với các “kỹ thuật xạ hình SPECT và PET/CT được phát triểnnhanh chóng, an toàn và phục vụ tốt cho chân đoán một số bệnh lý mới về

ung thư, tim mạch, nội ngoại khoa và nhi khoa” [1, tr 17], “qua đó đã nang

cao được chất lượng khám chữa bệnh, giá trị khoa học, lợi ích xã hội và đàotạo cán bộ chuyên môn” [1, tr 17] “Về xạ trị, hiện cả nước có 23 cơ sở xạ trị,

4 bệnh viện chuyên khoa ung bướu, trong đó có 3 cơ sở lớn điều trị ung thư

có các thiết bị xạ trị hiện đại là Bệnh viện K, Trung tâm Y học hạt nhân vàUng bướu của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Ung bướu ở TP Hồ ChíMinh” [17] Công nghệ và kỹ thuật xạ phẫu bằng dao gamma quay cho một sốloại u não và bệnh lý sọ não đã được triển khai, áp dụng thành công và Trung

tâm Y học hạt nhân và ung bướu thuộc Bệnh viện Bạch Mai đã trở thành cơ

sở đầu tiên ở Việt Nam và cũng là cơ sở duy nhất ở khu vực Châu Á - TháiBình Dương có công nghệ và kỹ thuật xạ phẫu này Ngoài ra, “một số công

Ngày đăng: 29/04/2024, 13:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w