Bên cạnh đó,một số nước đề cao quyền tự do, bình đăng của con người, đã thừa nhận hônnhân giữa những người cùng giới tính, chăng hạn như Hà Lan năm 2001, Bỉ năm2003....năm 2014, Pháp đã
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYEN TAC HON NHAN MOT VO MOT CHONG
VA THUC TIEN THUC HIEN
Chuyén nganh: LUAT DAN SU
Mã số: 60380103
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC:
TS NGUYÊN PHƯƠNG LAN
HÀ NOI - 2015
Trang 2Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS Nguyên Phương Lan,người đã tận tình giúp đỡ, hướng dan em trong suốt thời gian em hoàn thành Luận
văn này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các thây, cô giáo
Khoa Sau Đại học — Trường Đại học Luật Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy chúng em
trong suốt thời gian qua
Đồng thời, em cũng xin được cảm ơn cha mẹ, người thân và các bạn học viên
đã luôn ở bên, động viên, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập cũng như
nghiên cứu.
Mac đù đã có gắng nghiên cứu hoàn thành Luận văn này nhưng Luận văn sẽkhông tránh khỏi những thiếu sót Do đó, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ÿ
của các thay, cô giáo dé Luận văn thêm hoàn thiện.
Hà Nội, thang 5 năm 2015
Học viên
Đỗ Thị Bích Ngọc
Trang 3Tôi xin cam đoan, luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệutrong luận văn là trung thực Các kết luận khoa học trong luận văn chưa từng được aIcông bố trong các công trình khác.
Trong quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn này, tôi có tham khảo một SỐbài viết, các tài liệu của các tác giả khác dé tham khảo, các tài liệu tham khảo đó đãđược chỉ ra trong danh mục tài liệu tham khảo và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo
tính chính xác, trung thực.
Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài
chính theo quy định của trường Dai học Luật Hà Nội.
Và tôi viết lời cam đoan này dé nghị trường Đại học Luật Hà Nội xem xét dé
tôi có thê bảo vệ Luận văn.
Học viên
Đỗ Thị Bích Ngọc
Trang 4CHƯƠNG 1: MOT SO VAN ĐÈ LÝ LUẬN VE NGUYEN TAC HON
NHÂN MOT VO MOT CHONG 0 ccccsscssssssesssessessessessessessssssessessesesseeseesees 51.1 Khai niệm chung về nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng 51.1.1 Khái niệm hôn nhân một vợ một chồng ¬ 51.1.2 Khai niém nguyén tac hôn nhân một vợ một chồng ¬mDD 101.2 Đặc điểm của nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng `" 131.3 Ý nghĩa của nguyên tắc hôn nhân một vợ một chỒng - 151.4 Cơ sở quy định nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng 17
1.4.1 Cơ sở lý luận sọ TH TH nh HH ng nt 17
1.4.2 Cơ sở thực tiỄn chì HH gu 191.5 Sơ lược về nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong hệ thống
pháp luật Việt Nam LG 1111 11110111110 1111101111 ng 1 HH re 20 1.5.1 Pháp luật Việt Nam trước cách mang tháng tám năm 1945 20
1.5.2 Pháp luật Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay 21CHƯƠNG 2: NGUYEN TAC HON NHÂN MỘT VO MOT CHONG
THEO QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUAT VIET NAM HIEN HANH 262.1 Nguyên tắc hôn nhân một vo một chồng trong việc kết hôn 262.2 Các trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng và
một số trường hợp ngoại lỆ - ¿- ¿+ + +k£Ek£EE+EEEEEEE2EEEEEEE112111 11121 322.3 Xử lý các trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một
chỒng -¿- ¿5252 E22E12E1211211211211211211211211111 111111111111 1111111111111 111111 ro 39
2.3.1 Xử lý theo Luật Hôn nhân và gia đình 5+ + + + £++se+seeesssxe 39 2.3.2 Xử lý theo pháp luật hành chính - - - - ¿+ 55+ +3 3+2 ++seesseeesrssesse 45 2.3.3 Xử lý theo pháp luật hình sự - ¿5 2+1 2322311555151 Eeeke 47
CHUONG 3: THUC TIỀN THỰC HIỆN NGUYEN TAC HON NHÂN
MOT VO MOT CHONG VA MOT SO GIẢI PHÁP DE THUC HIỆN
HIỆU QUA NGUYEN TAC NÀY 2-52 5c 21 2221211211211 re 51
Trang 53.1.2 Những tồn tại, hạn ChE oo eeccececcccccsccscsesesececsesesescsesesecscecsesesvsvevsusecacacseseevees 523.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật xử lý hành vi vi phạm nguyên tắc hônnhân một vợ, một chồng ¬ 62
3.2.1 Theo Luật hôn nhân và gia đình - - 5 +++**+***+*k+seEseerseersreerke 62 3.2.2 Theo Luật hành chính - -¿ ¿+ 2211133322211 8E 1221111551112 xxeE 63 3.2.3 Theo Luật hình sự - - -c c1 2211111122311 111001111111 11kg set 64
3.3 Một số giải pháp nhằm bảo đảm tính hiệu quả của nguyên tắc hôn nhânmột vợ, một chồng _—ằằ 673.2.1 Các giải pháp nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật 67
3.2.2 Các giải pháp nâng cao nhận thức của người dân trong việc tuân thủ 0108001101252 ad 69
KẾT LUẬN 5-5 ST 1 1 1511115111111 11 111111111111 01111 0111111121111 11x grrreg 71DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2 2s £EE+E££EeEeEzeerkd 72
Trang 6Hôn nhân và gia đình
Ủy ban nhân dânTòa án nhân dân tối cao
Tố tụng dân sựNghị quyết 35/2000/QH10 ngày 09/06/2010
về thi hành Luật Hôn nhân gia đình năm 2000.Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày
23/12/2000 của Hội đồng thâm phán Tòa ánnhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số
quy định Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 10/07/2005
của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch
Nghị định 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009
của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình
Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013
của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư
pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân
sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác.
Thông tư số 60/DS-TATC ngày 22/02/1978của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn giảiquyết các trường hợp cán bộ, bộ đội trong
Trang 8Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quantrọng hình thành, nuôi đưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và pháthuy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhânlực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Một xã hội muốn tôn tại và phát triển bền vững thì chế độ hôn nhân phảiđược xây dựng một cách vững chắc Nhận thức được vai trò quan trọng của gia
đình trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, ngay sau khi Cách mạng tháng
tám thành công, Nhà nước ta luôn giành sự quan tâm lớn đối với vẫn đề gia đình
và đã sớm có các chủ trương thể chế hóa bằng pháp luật Quyết tâm xây dựngchế độ hôn nhân và gia đình mới — hôn nhân tự nguyện, tiễn bộ, một vợ mộtchồng bình đăng: được Đảng và nhà nước ta thê hiện rất rõ trong các bản Hiếnpháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp năm 2013 (Điều 36)
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là một trong những nguyên tắc cơbản được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình (Luật HN&GD) Kế thừa vàphát triển của các quy định của Luật HN&GD trước đây, Luật HN&GD năm
2014 tiếp tục khẳng định nguyên tắc một vợ một chồng tại Khoản 1 Điều 2 Việcquy định nguyên tắc một vợ một chồng đã góp phan tích cực trong việc xâydựng, củng có gia đình Việt Nam, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc, xóa bỏ những thủ tục lạc hậu của chế độ hôn nhân gia đình phongkiến, chống ảnh hưởng của chế độ hôn nhân và gia đình tư sản
Tuy nhiên, hiện nay người đang có vợ hoặc có chồng kết hôn hoặc chungsống như vợ chồng với người khác và ngược lại vẫn xảy ra, đặc biệt hiện tượngngoại tình ngày càng trở nên pho biến Hiện tượng ngoại tình kéo theo nhiều hệquả tiêu cực, như hạnh phúc gia đình tan vỡ, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển củacon cái Hành vi ngoại tình trong nhiều trường hợp là nguyên nhân sâu xa dẫnđến những tội phạm nguy hiểm như cố ý gây thương tích, giết người
Trang 9mắc, vi phạm nguyên tắc này trong cuộc sống Đồng thời đưa ra những giải pháp
đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh và việc xử lý nghiêm minh những trường hợp
vi phạm nguyên tắc này trên thực tế, góp phần củng cố hạnh phúc, sự bền vữngcủa gia đình trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng đã được dé cập đến trong một sốcông trình nghiên cứu như Luận văn thạc sỹ luật học “N⁄ững nguyên tắc cơ bản
của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000” năm 2001 của Bùi Minh
Hong, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật “Mor số vấn dé ly luận và thực tiễntrong việc giải quyết các trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một
chồng ” năm 2010 của Trần Thị Thu Huyền, Khóa luật tốt nghiệp cử nhân Luật “
Nguyên tắc một vợ một chồng và việc bảo đảm thực hiện” năm 2012 của Nguyễn
Thị Thu Thủy.
Mỗi công trình nghiên cứu đã nhìn nhận và giải quyết vẫn đề ở các khía
cạnh khác nhau Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học
nào tập trung nghiên cứu một cách toàn diện về nguyên tắc hôn nhân một vợ mộtchồng và thực tiễn thực hiện nguyên tắc này theo quy định của Luật HN&GD
năm 2014.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên của đề tài
- Mục dich nghiên cứu của dé tài
Luận văn làm sáng tỏ: Những van dé lý luận về nguyên tắc hôn nhân một
vợ một chồng: quy định của pháp luật hiện hành về nguyên tắc hôn nhân một vợmột chồng và thực tiễn áp dụng nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng Đồngthời nghiên cứu và đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện pháp luật cũng nhưnâng cao hiệu quả áp dụng nguyên tắc này trong cuộc sông đảm bảo sự ổn định,
hạnh phúc của gia đình và xã hội.
- Nhiệm vụ nghiên cứu đê tài
Trang 10chồng, ý nghĩa của nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
+ Tìm hiểu việc thực hiện nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trênthực tế Trên cơ sở đó, đánh giá những hạn chế, vi phạm trong việc thực hiệnnguyên tắc này và đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiệnnghiêm chỉnh, ngăn chặn những hành vi vi phạm nguyên tắc này trên thực tế
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng theoLuật hôn nhân và gia đình và thực tiễn thực hiện nguyên này
- Phạm vi nghiên cứu
Chế độ hôn nhân một vợ một chồng được pháp luật Việt Nam quy địnhtrong nhiều ngành luật khác nhau như Hiến Pháp, Luật Hành chính, Luật Hình
sự, Luật Hôn nhân va gia đình Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả
tập trung phân tích một số van đề về nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng vàthực tiễn thực hiện nguyên tắc này theo quy định của pháp luật Việt Nam hiệnhành, trong đó chủ yếu là Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của triết họcMác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng và Nhà nước về
HN&GD.
Đồng thời trong quá trình nghiên cứu, Luận văn còn sử dung các phươngpháp như sau: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp sosánh; phương pháp thống kê nhăm xem xét van đề một cách toàn diện
6 Những điểm mới của Luận văn
- Điểm mới của Luận văn là phân tích chuyên sâu về nguyên tắc một vợmột chồng trong phạm vi Luật hôn nhân gia đình năm 2014
Trang 11các biện pháp nhăm bảo đảm tuân thủ triệt để nguyên tắc này.
7 Kết cầu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận vănđược kết cấu với ba chương:
Chương 1: Một số van dé lý luận về nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồngChương 2: Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng theo quy định của
pháp luật Việt Nam hiện hành
Chương 3: Thực tiễn thực hiện nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng vàmột số giải pháp đảm bảo thực hiện hiệu quả nguyên tắc này
Trang 12MOT CHONG
1.1 Khái niệm chung về nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
1.1.1 Khái niệm hôn nhân một vợ một chong
C.Mác và Ăngghen đã chứng minh một cách khọc rằng hôn nhân và giađình là một phạm trù phát triển theo lịch sử, rằng giữa chế độ kinh tế - xã hội và
tổ chức gia đình có mối liên quan trực tiếp và chặt chẽ Vì vậy, gắn với mỗi chế
độ kinh tế xã hội nhất định sẽ có một chế độ hôn nhân gia đình khác nhau Cùngvới sự phát triển của xã hội, các hình thái gia đình cũng phát triển từ thấp đếncao, từ hình thái gia đình huyết tộc, gia đình Pu-na-lu-an, sang hôn nhân đốingẫu và cuối cùng là hôn nhân một vợ một chồng Trong đó, chế độ hôn nhânmột vợ một chồng được coi là hình thái gia đình tiến bộ
Trong giai đoạn đầu tiên của quá trình phát triển các hình thái hôn nhân vàgia đình, quan hệ hôn nhân được xây dựng theo thế hệ, mỗi thế hệ tạo thànhnhững nhóm hôn nhân nhất định mà chỉ cho phép có quan hệ tính giao trong giớihạn đó Hình thái hôn nhân này tạo nên gia đình huyết tộc mà trong đó, anh chị
em đồng thời là vợ, chồng của nhau Tiếp đến là hình thái hôn nhân tiến bộ hơn là
gia đình Pu-na-lu-an Trong gia đình Pu-na-lu-an, quan hệ tính giao giữa anh em
trai với chị em gái trong cùng một gia đình đã bị ngăn cắm Khi gia đình
Pu-na-lu-an chuyền thành gia đình đối ngẫu, xuất hiện hình thái hôn nhân mới - chỉ có từngcặp vợ chồng Gia đình đối ngẫu là đơn vị hôn phối, không bền vững, dé bị phá vỡbởi người vợ hoặc người chong Sau đó là sự xuất hiện của hình thái hôn nhân một
vợ một chong Hôn nhân một vợ một chồng đặc trưng cho một chế độ xã hội mới
Ở đó, gia đình đối ngẫu chuyền thành gia đình cá thể, trong xã hội của gia đình cáthé, chế độ mẫu quyền đã được thay bằng chế độ phụ quyên Ph.Angghen đã kếtluận rằng chế độ một vợ một chồng này “zuyết không phải là kết quả của tình yêutrai gái, nó tuyệt nhiên không dính dáng gì đến thứ tình yêu này, vì như trước kiacác cuộc hôn nhân van là những cuộc hôn nhân có tinh lợi hai Gia đình ca thể là
hình thức gia đình dau tiên không căn cứ vào các điêu kiện tự nhiên mà căn cứ
Trang 13Chế độ một vợ một chồng ban đầu xuất hiện trong xã hội tư hữu chủ yếu
dé bảo vệ quyền tư hữu về tư liệu sản xuất, của cải của người đàn ông trong giađình Đồng thời, đảm bảo con cái do người vợ đẻ ra phải là con của chồng bà ta
và theo họ cha chứ không phải theo họ mẹ, nhằm thừa kế tài sản của cha mà thựcchất là duy trì chế độ tư hữu Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, khi mà chế độ mẫuquyền thay bang chế độ phụ quyền, người mẹ không còn vai trò như trước thìquan hệ một vợ một chồng chỉ đặt ra với người vợ mà không đặt ra với ngườichồng Chế độ hôn nhân một vợ một chồng chỉ là hình thức
Dưới xã hội phong kiến, hôn nhân một vợ một chồng không được liên kếtdựa trên tình cảm mà dựa trên cơ sở tài sản, có tính toán đến lợi ích và mang tínhhình thức Hôn nhân một vợ một chồng chỉ tồn tại về phía người phụ nữ, phápluật thời kỳ này cho phép người đàn ông lấy nhiều vợ Việc một người đàn ông
có thê lay nhiều vợ một cách công khai, đã tạo ra sự bất bình đăng giữa vợ vàchồng, gây nhiều thiệt thoi cho người phụ nữ
Đến nhà nước tư bản, chế độ hôn nhân một vợ một chồng được pháp luậtquy định thay thế cho chế độ đa thê Trong Bộ luật Dân sự cộng hòa Pháp quyđịnh: “Người ta không thể xác lập hôn nhân thứ hai trước khi cham ditt hônnhân thứ nhất” [6] Qua đó, thể hiện sự tiễn bộ của xã hội tư bản, đã công nhận
ở mức nhất định quyền bình đăng giữa nam nữ, giữa vợ và chồng trong quan hệgia đình Mặc dù, về hình thức nhà nước tư bản thừa nhận hôn nhân một vợ mộtchồng ở cả hai phía, nhưng xét về bản chất “hôn nhân của gia cấp tư sản thật ra
là chế độ cộng thể” [2] và trên thực tế thì nguyên tắc đó đã bị phá vỡ do tệ nạn
ngoại tình và mại dâm công khai Ngay trong xã hội tư bản, hôn nhân một vợ
một chồng tồn tại cũng chưa đúng ngữ nghĩa của nó
Đến chế độ xã hội chủ nghĩa, hôn nhân một vợ một chồng mới đúng nhưbản chất thực sự của nó: “mét vợ một chong theo nghĩa giữ nguyên chứ tuyệtnhiên không phải theo nghĩa lịch sử của danh từ”[2] Đến chê độ xã hội chủnghĩa, “Khi các tư liệu san xuất biến thành tài sản xã hội, thì chế độ lao động
làm thuê sẽ mát đi và tình trạng một sô phụ nữ cán phải bản mình vì đồng tiên sẽ
Trang 14nữa” [2, tr120-121] Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là một sự thay đôi sâusắc toàn diện Nó không chỉ xóa bỏ tất cả những hình thức tư hữu đối với tư liệusản xuất mà còn cả những quan hệ do chế độ tư hữu đẻ ra và dựa vào chế độ tư
hữu đó Chỉ lúc đó hôn nhân mới dựa trên cở sở tình yêu nam và nữ.
Hôn nhân là một hiện tượng xã hội, chịu ảnh hưởng sâu sắc bản chất giaicấp, tôn giáo, phong tục, tập quán nên có rất nhiều quan điểm khác nhau vềkhái niệm hôn nhân, chăng hạn:
- Ở các nước theo hệ thống pháp luật Anh-Mỹ (Common law), phổ biếnmột khái niệm cổ điển mang quan niệm truyền thông về hôn nhân của Cơ đốcgiáo, do Lord Penzance đưa ra trong phán quyết về vụ án Hyde v Hyde (1866):
“Hôn nhân là sự liên kết tự nguyện suốt đời giữa một người đàn ông và một
người đàn bà, ma không vì mục dich nào khác ” Ngoài khai niệm trên, hiện nay,
một số luật gia ở Châu Âu và Mỹ quan niệm: “Hôn nhân là sự liên kết pháp lýgiữa một người nam va một người nữ với tu cách là vợ chong”, hoặc: “Hồnnhân là hành vi hoặc tình trạng chung sống giữa một người nam và một người
nữ với tư cách là vợ chông” [9]
- Ở Việt Nam, trong Luật HN&GD năm 2000 quy định cụ thé tại Khoản
6, Điều 8 Luật HN&GD năm 2000 và Khoản 1, Điều 3 Luật HN&GD năm 2014quy định: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chông sau khi đã kết hôn” Theo Từđiển giải thích thuật ngữ Luật học của trường Đại học Luật Hà Nội, hôn nhânđược hiểu: “Sw liên kết giữa người nam và người nữ dựa trên nguyên tac tựnguyện, bình dang, theo diéu kiện và trình tự nhất định, nhằm chung sống vớinhau suốt đời và xây dung gia đình hạnh phúc và hoà thuận ”
Khái niệm về hôn nhân mặc dù còn thé hiện những quan điểm khác nhaunhưng các nhà làm luật khi đưa ra khái niệm đều xuất phát từ vị trí hôn nhân làmột thiết chế xã hội: “Việc một người đàn ông và một người đàn bà cam kếtsống chung với nhau với những quyên và nghĩa vụ đối với nhau cũng như đối vớicon cái ”[39] - Đó là hôn nhân một vợ một chồng
Trang 15- Hôn nhân một vợ một chồng là sự liên kết giữa một người đàn ông và
một người đàn bà.
Hôn nhân là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà làđặc điểm vừa mang tính tự nhiên, vừa mang tính xã hội Để đảm bảo mục đíchhôn nhân được thực hiện đồng thời bảo vệ yếu tố đạo đức truyền thống và tính tựnhiên trong quan hệ hôn nhân, pháp luật của đa số các nước trên thế giới đềukhông thừa nhận việc kết hôn giữa những người cùng giới tính Bên cạnh đó,một số nước đề cao quyền tự do, bình đăng của con người, đã thừa nhận hônnhân giữa những người cùng giới tính, chăng hạn như Hà Lan năm 2001, Bỉ năm2003 năm 2014, Pháp đã thông qua đạo luật cho phép các cặp đồng giới đượcquyền kết hôn với nhau và được nhận con nuôi: “Ởôn nhân là sự kết hợp hoppháp giữa nam và nữ và trong một vài hệ thống pháp luật là sự kết hợp giữa hai
người cùng giới” [34]
Phủ nhận quan hệ hôn nhân nhiều vợ hoặc nhiều chồng trước kia, quan hệhôn nhân dưới xã hội chủ nghĩa sự liên kết giữa một người đàn ông và một ngườiđàn bà Sự liên kết này xuất phát từ bản chất tình yêu là không thể chia sẻ được
cho nên hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu đòi hỏi quan hệ chung thủy giữa một
vo VỚI một chồng Hiện nay, hầu hết pháp luật HN&GD của các trong đó có ViệtNam đều ghi nhận chế độ hôn nhân một vợ một chồng, trừ một số nước ở Châuphi, Trung cận đông, Trung Á do ảnh hưởng của tôn giáo, phong tục tập quánvẫn thừa nhận chế độ đa thế trong pháp luật
- Hôn nhân một vợ một chồng là sự liên kết giữa một người đàn ông vàmột người đàn bà trên nguyên tắc tự nguyện
Sự tự nguyện của các bên trong quan hệ hôn nhân là việc thể hiện ý chí
ưng thuận của hai bên nam nữ trong quan hệ này.
Tuy nhiên, tính tự nguyện trong hôn nhân được xem xét với nhiều quanđiểm khác nhau Đối với nhà làm luật ở một số nước phương Tây, tự nguyện ởđây thường gan với tự nguyện trong hợp đồng Ví dụ: áp dụng chế độ đại diệntrong kết hôn, nếu các bên nam, nữ kết hôn ở độ tuôi theo luật định bắt buộc phải
Trang 16105 Bộ dân luật 1972 của Ngụy quyền Sài gòn; Điều 148, 149 BLDS Cộng hoàPháp; Điều 2 Chương 2 phan II Luật hôn nhân Thụy điển năm 1987; Luật hônnhân Australia năm 1961 ) Tự nguyện trong pháp luật phương tây còn đồngnghĩa với tự do thoả thuận, thông qua việc thừa nhận chế độ tài sản ước địnhtrong quan hệ vợ chồng, khi các bên không thoả thuận được pháp luật mới ápdụng chế độ tài sản pháp định [9].
Nhà làm luật các nước xã hội chủ nghĩa cũng coi yếu tô tự nguyện tronghôn nhân là một trong các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình(Điều 2 Luật HN & GD Việt Nam năm 2014; Điều 2 Luật hôn nhân CHND
Trung hoa ) Tuy nhiên, cơ sở xác định tự nguyện trong hôn nhân là tình yêu
chân chính giữa nam và nữ chứ không vì mục đích tạo lập, thay đôi, cham ditnghĩa vụ dan sự nên ho không thừa nhận chế độ đại diện trong kết hôn
- Hôn nhân một vợ một chồng là sự liên kết bình đăng giữa một người đàn
ông và một người đàn bà
Sự bình đăng giữa vợ và chồng trong pháp luật xã hội chủ nghĩa là mộtbước phát triển so với bình dang giữa vợ chồng theo pháp luật tư sản Các nhàlàm luật xã hội chủ nghĩa xác định vợ chồng bình đăng là một trong các tiêu chíđánh giá tiến bộ xã hội và là một nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và giađình xã hội chủ nghĩa (Điều 2, Điều 17 Luật HN & GD Việt Nam năm 2014;Điều 2, Điều 9 Luật hôn nhân CHND Trung Hoa ) Nội dung bình dang do phápluật qui định ở cả quan hệ về nhân thân va quan hệ về tài sản giữa vợ và chong.Điều quan trọng hơn, các nước xã hội chủ nghĩa có điều kiện chính trị-kinh tế-văn hoá -xã hội và cơ chế pháp luật dé bình đăng trong hôn nhân được thực hiệntrên thực tế
- Hôn nhân một vợ một chồng là sự liên kết giữa một người đàn ông và
một người đàn bà theo quy định của pháp luật
Gia đình là tế bào của xã hội Bởi vậy mà quan hệ hôn nhân không chỉmang ý nghĩa riêng tư ma còn mang ý nghĩa xã hội Việc phát sinh, tồn tại và
châm dứt quan hệ hôn nhân giữa người vợ và người chông đêu có những ảnh
Trang 17hưởng đến các quan hệ gia đình, xã hội Chủ nghĩa Mác — Lénin đã khang định:
“ Nếu hôn nhân không phải là cơ sở của gia đình thì nó sẽ không phải là đốitượng của lập pháp” [7] Do do, quan hệ hôn nhân luôn chịu sự điều chỉnh của
pháp luật.
- Hôn nhân một vợ một chồng là sự liên kết giữa một người đàn ông vàmột người đàn bà nhằm chung sống với nhau suốt đời, xây dựng gia đình
Có quan điểm cho rằng, đặc điểm này chỉ ton tại trong hôn nhân xã hội
chủ nghĩa Trên thực tế không hoàn toàn như vậy, đặc điểm bền vững của hônnhân cũng đã được nhà làm luật tư sản đề cập đến từ rất lâu Lord Penzance khiđưa ra khái niệm hôn nhân (năm 1866) đã khang định “sự lién kết tự nguyệnsuốt doi” của các bên trong hôn nhân Pháp luật về hôn nhân của nhiều nước tusản cũng ghi nhận đặc điểm này (ví dụ: Theo Luật hôn nhân năm 1961 củaAustralia: để việc kết hôn có hiệu lực pháp lý, các bên kết hôn phải có mục đíchchung sống suốt đời) [9]
Tính bền vững của hôn nhân có thé bị anh hưởng do nhiều yếu tố tôn giáo,đạo đức, kinh tế xã hội nhưng quan niệm phổ biến nhất là hôn nhân được xâydựng trên yếu tô tình cảm giữa các chủ thể và mục đích của hôn nhân là hai bên
vợ chồng có mong muốn được sống chung, gan bó với nhau suốt đời
Hôn nhân một vợ một chồng dựa trên cơ sở tình yêu nam và nữ, giữa vợ
và chồng là điều kiện đảm bảo cho sự liên kết đó hạnh phúc và bền vững
Pháp luật HN & GD các nước đều có các qui định chặt chẽ về điều kiệnkết hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, về cham dứt hôn nhân
Tóm lại, hôn nhân một vợ một chồng là sự liên kết giữa một người đànông và một người đàn bà trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng và tự nguyện theoquy định của pháp luật nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đìnhhạnh phúc, dân chủ, hòa thuận và bên vững
1.1.2 Khái niệm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chong
Theo từ điển tiếng Việt, nguyên tắc được hiểu là “Diéu co bản đã định ranhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm” Nguyên tắc là sản pham củaquá trình nhận thức thế giới khách quan, được đúc rút lại thành những nguyên lý,
Trang 18phan ánh những quy luật khách quan và được coi là cái chuẩn định hướng cho
một quá trình hoạt động.
Trong khoa học pháp lý, bất cứ một hệ thống pháp luật nào cũng được xâydựng trên cơ sở những tư tưởng chỉ đạo nhất định Pháp luật thê hiện ý chí củagiai cấp thống trị được nâng lên thành luật, phản ánh lợi ích của giai cấp đó.Pháp luật là công cụ của Nhà nước, để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mộttrật tự có lợi nhất cho Nhà nước Nhà nước với vai trò, chức năng của mình đề ranhững mục tiêu trước mắt và lâu dai, định hướng chỉ đạo cho việc điều chỉnhpháp luật trong mọi lĩnh vực Trong hệ thống pháp luật, những tư tưởng chỉ đạo
đó quán xuyến, xuyên suốt trong quá trình lập pháp cũng như quá trình thi hành
và áp dụng pháp luật Đề có một sự nhất quán trong quá trình lập pháp, thi hành
và áp dụng cần phải có những nguyên lý chỉ đạo mang tính bắt buộc chung gọi lànguyên tắc cơ bản của pháp luật
Với tư cách là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật, LuậtHN&GD cũng có những nguyên tắc cơ bản riêng Trong đó, nguyên tắc hônnhân một vợ một chồng là một trong những nguyên tắc quan trọng gan liền với
sự phát triển của gia đình Việt Nam Đây cũng là một nguyên tắc cơ bản đượcghi nhận trong Hiến pháp Nguyên tắc này chi phối các quy định cụ thé của LuậtHN&GD, định hướng cho các quy định này cũng như buộc các chủ thé phải tuân
theo trong quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật.
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được xây dựng trên nền tảng hônnhân tự nguyện, tiễn bộ và nam nữ bình đăng nhằm xóa bỏ chế độ đa thê tronghôn nhân phong kiến Vì vậy, nó đã trở thành nguyên tắc quan trọng được ghinhận trong các bản Hiến pháp của nha nước ta và được cụ thé hóa trong các văn
bản luật HN&GD, từ Luật HN&GD năm 1959, Luật HN&GD năm 1986, Luật
HN&GD năm 2000, Luật HN&GD năm 2014 Nguyên tắc hôn nhân một vợ mộtchồng là một trong những nguyên tắc hiến định được cụ thé hóa trong LuậtHN&GĐ Nguyên tắc này là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo quán triệt toàn
bộ hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng
Trang 19Về bản chất, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là tư tưởng chỉ đạotrong việc xác lập quan hệ vợ chồng hợp pháp trước pháp luật Một vợ một chồng
ở đây là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà được pháp luậtthừa nhận Sự liên kết đó phát sinh, hình thành do việc kết hôn và được biểu hiện
ở một quan hệ xã hội gắn liền với nhân thân là quan hệ hôn nhân hợp pháp
Quan hệ hôn nhân một vợ, một chồng hợp pháp được pháp luật thừa nhận
là trường hợp hai bên nam, nữ đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật hoặctrường hợp không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau được thừa nhận là
có quan hệ vợ chồng.
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng đòi hỏi trong thời kỳ hôn nhân, chỉđược tồn tai một quan hệ hôn nhân hợp pháp Nội dung của nguyên tắc hôn nhânmột vợ một chồng cam người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sốngnhư vợ chồng với người khác và ngược lại Như vậy, nguyên tắc hôn nhân một
vợ một chồng mang tính bắt buộc đối với cả hai chiều chủ thể tham gia quan hệ.Nguyên tắc này không chi đặt ra đối với người đang có vợ, có chồng mà còn làyêu cầu đối với cả người chưa có vợ, chưa có chồng cần phải tuân thủ Do đó,pháp luật chỉ thừa nhận những người chưa có vợ, chưa có chồng hoặc tuy đã kếthôn nhưng hôn nhân chấm dứt (vợ hoặc chồng họ đã chết hoặc vợ chồng đã lyhôn) thì mới có quyền kết hôn với người khác Mặt khác, nguyên tắc hôn nhânmột vợ, một chồng chỉ có ý nghĩa và tồn tại đối với quan hệ vợ chồng hợp pháp
Tóm lại, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chong là nguyên lý, tư tưởngchỉ đạo quán triệt toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật hôn nhân và giađình, quy định người dang có vợ, người đang có chong không được phép kết hônhoặc chung sống như vợ chông với người khác và ngược lại, bất cứ một ngườinào khác cũng không được phép kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với
người dang có vợ, có chong.
Trang 201.2 Đặc điểm của nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là một trong những nguyên tắc cơbản của pháp Luật HN&GD ở nhiều nước trong đó có Việt Nam Nguyên tắchôn nhân một vợ một chồng có những đặc điểm cơ bản như sau:
- Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là nguyên tắc hiến định điều
chỉnh các quan hệ hôn nhân gia đình.
Nguyên tắc nay thê hiện thống nhất, đồng bộ trong toàn bộ hệ thống phápluật của một quốc gia, trước hết nó được ghi nhận trong Hiến pháp — văn bản cógiá trị pháp lý cao nhất và các văn bản pháp luật khác có liên quan
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng này thể hiện tính độc lập nhưngđồng thời cũng gắn bó với những nguyên tắc khác tạo thành thể thống nhất Vìvậy, nguyên tắc này đòi hỏi các văn bản pháp luật khác phải phù hợp, tương
thích, không được trái với tư tưởng chỉ đạo này.
Nội dung của nguyên tắc này thê hiện chủ trương, chính sách xây dựngchế độ hôn nhân gia đình của một quốc gia theo quan điểm của giai cấp thống trị
- Nguyên tắc này được thê hiện dưới dạng các quy phạm pháp luật, mangtính chỉ đạo, định hướng Trong hệ thống các quy phạm pháp luật hôn nhân vàgia đình, có thể phân chia thành hai nhóm: nhóm những quy phạm chung và
nhóm những quy phạm chuyên biệt.
Những quy phạm chung không trực tiếp điều chỉnh một quan hệ hôn nhân
và gia đình cụ thể mà chỉ định ra “tư tưởng chung” cho việc điều chỉnh nhữngquan hệ đó Những quy phạm chuyên biệt làm nhiệm vụ điều chỉnh các quan hệhôn nhân và gia đình cụ thể Nếu như so sánh về phạm vi, mức độ điều chỉnh cácquan hệ hôn nhân và gia đình thì những nguyên tắc chung điều chỉnh ở phạm virộng với tầm “vĩ mô”, còn những quy phạm chuyên biệt điều chỉnh ở phạm vihẹp và chi tiết hơn [10, tr.17-18]
- Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng thé hiện sự tiến bộ của xã hộitrong việc đảm bảo quyên dân chủ, bình đăng giữa vợ và chồng
Nguyên tắc này được chứng minh qua các thời kỳ lịch sử, với các hình
thái kinh tê - xã hội khác nhau và dân được công nhận ở hau hêt các quôc gia.
Trang 21Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là sự thé hiện xu thế tiễn bộchung về nhân quyên của con người và quyên tự do, dân chủ, bình đẳng giữa vợchồng trong quan hệ hôn nhân Nguyên ly của chủ nghĩa Mác-Lênin khang địnhnếu không có tự do và bình dang trong gia đình thì sẽ không có tự do, bình đăngngoài xã hội và ngược lại nếu không có sự tự do, bình đăng ngoài xã hội thì cũng
sẽ không có sự tự do, bình đăng trong gia đình [39, tr.40] Sự tự do, bình đăngtrong gia đình đã thé hiện giá trị của người vợ ngang với người chồng trong quan
hệ hôn nhân.
Nguyên tắc này được nhìn nhận, công nhận ngày một đầy đủ hơn trongcác quy định của pháp luật điều chỉnh về quan hệ hôn nhân và gia đình Đồngthời, nguyên tắc này cũng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở mỗi thời kỳlịch sử, mỗi giai đoạn phát triển của mỗi quốc gia
- Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là một trong những cơ sở quantrọng bảo đảm sự bền vững của gia đình
Tính bền vững của hôn nhân có thé bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tôngiáo, đạo đức, kinh tế xã hội nhưng quan niệm pho biến nhất là hôn nhân đượcxây dựng trên yếu tố tình cảm giữa các chủ thể: “vì bản chất của tình yêu làkhông thể chia sẻ cho nên hôn nhân dựa trên tình yêu giữa nam và nữ do ngaybản chất của nó là hôn nhân một vợ một chông” [2] Hôn nhân được xây dựng
trên cơ sở tình cảm, tình yêu thực sự giữa hai bên nam và nữ Mục đích của hôn
nhân là hai bên vợ chồng có mong muốn được sống chung, gắn bó với nhau suốtđời Hôn nhân một vợ một chồng dựa trên cơ sở tình yêu nam và nữ, giữa vợ vàchồng là cơ sở dé duy trì và củng cố hạnh phúc gia đình
- Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng có mối quan hệ tương thích,hữu cơ với các nguyên tắc cơ bản khác điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình
Các nguyên tắc của Luật HN&GD có nội dung phong phú, liên hệ mậtthiết với nhau, bố sung cho nhau dé tạo thành thé thống nhất điều chỉnh quan hệhôn nhân gia đình Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng vừa tôn tại độc lập,vừa là tư tưởng chỉ đạo ràng buộc các nguyên tắc khác của Luật HN&GD, théhiện mối quan hệ tương thích hữu cơ giữa các nguyên tắc đó
Trang 22Hôn nhân một vợ một chồng đảm bảo sự bình đăng giữa vợ và chồng vàngược lại, sự bình đăng thật sự giữa vợ chồng đòi hỏi quan hệ vợ chồng phảiđược xây dựng trên cơ sở một vợ một chồng Một vợ một chồng đảm bảo sự dânchủ, ngang bang giữa vợ chồng, đảm bảo sự tự do thê hiện ý chí, thé hiện tinhcảm của bản thân một cách độc lập và tôn trọng lẫn nhau.
Nói tóm lại, việc tuân thủ nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là sựcần thiết dé xây dựng, hoàn thiện bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình tự nguyện,tiến bộ, bình đắng và bền vững
1.3 Ý nghĩa của nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
- Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là nguyên tắc cơ bản có ý nghĩaquan trọng, thể hiện tư tưởng tiễn bộ, xu thế tiến bộ chung của toàn xã hội trongviệc xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình bền vững, hạnh phúc, đảm bảo quyềnlợi ích của cả vợ - chồng trong quan hệ hôn nhân
- Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng góp phần xóa bỏ hoàn toàn chế
độ đa thê đã tồn tại rất lâu trong xã hội phong kiến trước đây
Nguyên tắc này đã xóa bỏ những hủ tục, tàn dư của tập quán, tôn giáo lạchậu vốn đã ăn sâu vào nếp nghĩ của nhiều người dân, hoặc đã trở thành hiệntượng phô biến ở nhiều vùng miền, như quan niệm “trai năm thé bảy thiếp, gáichính chuyên một chồng” Qua đó, thể hiện quyết tâm xây dựng mô hình hônnhân gia đình mới dân chủ, tiễn bộ, hạnh phúc vững bền
- Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là cơ sở để thực hiện quyềnbình dang thực sự giữa vợ và chồng
Chế độ phong kiến thừa nhận sự bất bình đăng giữa vợ và chồng, đặtngười phụ nữ vào dia vi phụ thuộc, thấp kém Theo xu thế phát triển của xã hội,nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng tạo điều kiện giải phóng người phụ nữmột cách triệt đề Người phụ nữ không còn vi tri thấp kém, bị phụ thuộc vào đànông mà đã có một dia vi ngang với nam giới về nhiều mặt ké cả về kinh tế, chínhtrị, văn hóa, xã hội và gia đình Sự bình dang đó được ghi nhận và từng bướccủng cô với sự phát triển của xã hội, tạo cơ sở kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội
cho việc thực hiện bình đăng hoàn toàn g1ữa nam và nữ, giữa vợ và chông.
Trang 23- Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là cơ sở duy trì tình yêu, bảođảm sự bền vững, hạnh phúc của gia đình.
Với ban chất tình yêu là tình cảm không thé chia sẻ được, vì vậy tình yêugiữa vợ chồng chỉ bền lâu khi nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được tôntrọng triệt dé Hôn nhân một vợ một chồng là điều quan trọng làm cho đời sốngchung của vợ chồng lâu dài và thực sự hạnh phúc Gia đình là tế bào của xã hội,gia đình có hạnh phúc, phát triển lành mạnh thì xã hội mới bền vững, thịnhvượng Vì vậy, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng cũng góp phần xây dựng
xã hội lành mạnh, văn minh, 6n định Bên cạnh đó, nó còn có ý nghĩa quan trọngtrong việc bảo vệ quyền lợi của trẻ em - của những người con trong gia đình.Duy trì chế độ một vợ một chồng, giữ vững những gia đình hạnh phúc sẽ khiếncho đứa trẻ nhận được sự quan tâm trọn vẹn, đầy đủ của cả cha và mẹ, từ đó hình
thành nhân cách theo hướng tích cực, trở thành người có ích cho xã hội.
- Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng góp phần xóa bỏ các tệ nạn xã
hội, như tệ ngoại tình, nạn mại dâm, đảm bảo trật tự trị an cho xã hội
Thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc này sẽ góp phần xóa bỏ được các tệnạn xã hội như tệ ngoại tinh, mại dâm øóp phan giữa vững trật tự tri an cua xãhội Việc tuân thủ nguyên tắc này đem lại sự lành mạnh trong đời song xã hội,
gia đình, tránh được các nguy cơ do những hành vi bạo lực, những nguy cơ xảy
ra cho các bên vợ-chồng hoặc người thứ ba khi có vi phạm Ví dụ, ngoại tinh kéotheo nhiều hệ lụy như đánh ghen gây thương tích cho các đương sự, gây ảnhhưởng đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tới tình cảm của các bên,tới tâm lý của con cái Mặt khác, thực hiện nguyên tắc hôn nhân một vợ mộtchồng còn giúp các bên tránh được các nguy cơ mắc các bệnh xã hội lây nhiễm
trong quan hệ tình dục không chung thủy như HIV, giang mai
- Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là cơ sở pháp lý để giải quyếtcác tranh chấp về nhân thân và tài sản liên quan tới quyền và lợi ích chính đángcủa bên chủ thể tham gia quan hệ hôn nhân hợp pháp Nguyên tắc này tạo điềukiện thuận lợi cho việc giải quyết một cách triệt để các tranh chấp phát sinh,đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
Trang 24- Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là cơ sở xem xét xử lý các hành
vi phạm pháp luật về hôn nhân một vợ một chồng
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là một quy phạm pháp luật có ýnghĩa bắt buộc chung đối với tất cả các chủ thé tham gia, kế cả những ngườiđang có vợ, người đang có chồng hay người chưa có vợ, người chưa có chong.Trên cơ sở của nguyên tắc này, mọi chủ thé tham gia quan hệ đều phải có nghĩa
vụ tôn trọng Vì vậy, mọi hành vi xâm phạm quan hệ hôn nhân một vợ một
chồng đều bị xử lý theo quy định của pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ viphạm có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự
Tóm lại, nguyên tắc hộ nhân một vợ một chồng đảm bảo sự công băng,bình đăng giữa vợ và chồng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em và góp phầnxây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, đảm bảo sự bình đăng thực chấtgiữa vợ và chồng Vì vậy, nguyên tắc này có ý nghĩa thiết thực và quan trọng đối
với từng cá nhân, từng gia đình và cả nhà nước — xã hội.
1.4 Cơ sở quy định nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
1.4.1 Cơ sở ly luận
Chủ nghĩa Mac-lé nin nhìn nhận hôn nhân và gia đình là những hiện
tượng xã hội có quá trình phát sinh, phát triển, do các điều kiện kinh tế- xã hộiquyết định Trong tác phẩm: “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và củanhà nước”, Mac va Ang ghen đã chỉ ra răng hình thức hôn nhân một vợ mộtchồng ra đời trên cơ sở sự xuất hiện của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sảnxuất và những tài sản khác trong xã hội, được củng có bởi chính sách, pháp luậtcủa giai cấp thống trị
Ngay từ khi mới ra đời, chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã bộc lộ tínhgiả dối và tiêu cực đối với số đông những người dân lao động Đồng hành vớichế độ hôn nhân một vợ một chồng là nạn mại dâm công khai và tệ ngoại tình.Phản ánh về tình trạng nay, Ang ghen viết : “Ngày nay trong môi trường tu sản,hôn nhân được tiến hành theo hai cách Trong các nước theo đạo Thiên chúa, thìvan như trước kia , tức là cha mẹ tim cho đứa con trai tu sản của mình mộtngười vợ xứng đáng, và kết quả di nhiên của việc lam này là làm cho mâu thuầnchứa đựng trong chế độ một vợ, một chong phat trién day dui nhất: chế độ Hê-
Trang 25ta- ai về phía người chong là chế độ hé-ta-ia bừa bãi, về phía vợ là ngoại tinh lu
bù Nhà thờ Thiên chúa giáo sở đĩ bác bỏ ly hôn, có lẽ cũng chỉ vì nó đã thấyrằng không có phương thuốc nào trị được ngoại tình, cũng như không cóphương thuốc nào trị được cái chết cả Trải lại, ở các nước theo Đạo Tìn lànhthì thông thường người ta dé cho đứa con trai tư sản được ít nhiễu tự do chọn vợtrong những người cùng cấp, thành thử một mức độ nào đó có thể là cơ sở củahôn nhân, điều mà người ta thường xuyên giả định- vì thể dién- cho phù hợp vớitính chất đạo đức giả của đạo này O day, chế độ hé-ta-ia của chong duoc thuc
hành it tích cực hon, và tệ ngoại tinh cua vợ cũng it thành lệ hon.” [2, tr.111]
Chế độ một vợ một chồng ở những thời kỳ này thể hiện công khai quyềngia trưởng của người chồng, người cha trong gia đình Quá trình thực hiện quyềngia trưởng tuyệt đối đó gan liền với sự bất bình đăng giữa vợ và chồng, giữa contrai và con gái, sự coi rẻ quyền lợi con cái
Hôn nhân tư sản được xác lập trên cơ sở tiền tài, địa vị, sự tính toán thiệthơn về kinh tế Nhưng ngay trong lòng của xã hội tư sản, hôn nhân của người vôsản hình thành trên cơ sở tình yêu chân chính của nam và nữ đã xuất hiện và tồntại Vượt lên trên sự chi phối kinh tế của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhữngngười vô sản tự do kết hôn với nhau: “Trong giai cấp bị áp bức, những cuộc hônnhân thật sự tự do đó lại là thông lệ” Hình thức hôn nhân một vợ một chồngtrên cơ sở tình yêu thực sự của hai bên là hình thức hôn nhân tiễn bộ nhất và cầntạo điều kiện để hôn nhân được thực hiện đúng như bản chất của nó
Mam mống của hôn nhân một vợ một chồng mới với đúng ngữ nghĩa của
nó đã có từ trong lòng chủ nghĩa tư bản, trong mối quan hệ giữa người dân laođộng và giữa những người vô sản Tuy nhiên trong điều kiện xã hội tư bản, hônnhân một vợ một chồng kiểu mới không thé phát triển được bởi những hạn chếcủa điều kiện kinh tế - xã hội do nên sản xuất tư bản sinh ra
Hôn nhân một vợ một chồng thực sự theo đúng nghĩa khi cuộc cách mạng
xã hội chủ nghĩa có sự thay đôi sâu sắc, toàn diện Trong cuộc cách mạng đó, nókhông chỉ xóa bỏ tất cả những hình thức tư hữu đối với tư liệu sản xuất mà còn
cả những quan hệ do chế độ tư hữu đẻ ra và dựa vào; tệ ngoại tình, nạn mại dâm,
đêu sẽ bị tiêu diệt Lúc này, hôn nhân mới có điêu kiện thê hiện đúng đăn bản
Trang 26chất của nó là hôn nhân một vợ một chồng đích thực, trên cơ sở tình yêu nam nữ,bình dang nhăm xây dựng gia đình dé cùng nhau thỏa mãn những nhu cầu tinhthần và vật chat.
Những tư tưởng cơ bản về hôn nhân và gia đình trên đây của chủ nghĩaMác-lênin chính là cơ sở lý luận để định hình nên nguyên lý chỉ đạo cho việcquy định và thực hiện nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
Xuất phát từ cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mac-Lénin về hôn nhân gia đình,sau khi hoàn thành công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ thống nhất đất nước,Đảng và nhà nước ta đã đặt ra nhiệm vụ, mục tiêu là phải xóa bỏ tận gốc rễ tàn
dư, hủ tục lạc hậu của chế độ hôn nhân gia đình phong kiến dé lại, chống lại ảnhhưởng tiêu cực của hôn nhân và gia đình tư sản, đồng thời xây dựng quan hệ hôn
nhân gia đình xã hội chủ nghĩa.
1.4.2 Cơ sở thực tiễn
Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, là môi trường hình thành và phát triển củacon người Đây cũng là ngôi trường đầu tiên, xã hội đầu tiên của một con người.Với quan điểm coi phát huy mọi khả năng của con người, phục vụ con người làmục tiêu trung tâm của sự phát triển, con người là chủ thé của sự phát triển.Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Đảng ta coi quan hệ hôn nhân một vợ mộtchồng bền vững sẽ tạo nên kết cau gia đình tốt đẹp Nó không chỉ là nơi sản sinh
ra con người mà còn là môi trường, trực tiếp giáo dục con người về đạo đức, lỗisống, nếp sống Không chỉ thế, gia đình đó còn là nơi lưu trữ, sàng lọc và lưutruyền các giá trị của truyền thống cho việc sản sinh, xây dựng, giáo dục, rènluyện và phát triển con người - thế hệ kế cận Đây là trách nhiệm nặng nề của giađình Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Muốn làm được vai trò ay, hoanthành được trách nhiệm ay thì hôn nhân một vợ một chồng, tự nguyện, tiễn bộ vàbình đăng phải được đảm bảo thực hiện nghiêm túc trên thực tế
Vì vậy, trong các giai đoạn khác nhau, Đảng và nhà nước có những chủ
trương, chính sách về hôn nhân gia đình phù hợp, nhằm tập trung thực hiện đượcnhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra thông qua các quy định trong Luật HN&GD.Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được xác định là nguyên tắc cơ bản chỉ
Trang 27đạo cho việc thực hiện những quan hệ hôn nhân và gia đình trong xã hội dân chủ
tiến bộ, phù hợp với xu thé chung của nhân loại
Tuy nhiên, trên thực tiễn còn xảy ra sự vi phạm nguyên tắc này kéo theonhiều hệ quả tiêu cực, như hạnh phúc gia đình tan vỡ, ảnh hưởng xấu tới sự pháttriển của con cái Từ đó, đòi hỏi phải thiết lập các biện pháp để xử lý khi có
hành vi vi phạm Các biện pháp xử lý vi phạm được xây dựng trên cơ sở tư
tưởng chỉ đạo của nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
1.5 Sơ lược về nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong hệ thống
pháp luật Việt Nam
1.5.1 Pháp luật Việt Nam trước cách mang thang tam năm 1945
Trước Cách mạng tháng tắm năm 1945, Việt Nam là một nước thuộc địa
nửa phong kiến đặt dưới ach thống trị của thực dân Pháp Nhìn chung, chế độhôn nhân gia đình ở nước ta bị ảnh hưởng nặng né bởi tư tưởng phong kiến lạchậu tồn tại từ nhiều thé kỷ trước, với quan niệm “trai năm thê bảy thiếp, gáichính chuyên chỉ có một chong” vẫn còn phố biên Pháp luật Việt Nam trướcnăm 1945 đều công nhận chế độ đa thê, tức dành cho người đàn ông được quyềnlay nhiều vợ, ngoài vợ chính, người đàn ông còn có thé lay người khác làm vợ
lẽ, thể hiện sự kỳ thị rõ ràng đối với người phụ nữ
Bộ luật Hồng Đức thời Lê, Bộ luật được đánh giá là có nhiều điểm tiến
bộ, phản ánh được tinh thần nhân dao khá sâu sắc trong các quy định về quyềnlợi cá nhân, vai trò của người phụ nữ trong hôn nhân Bộ luật này đã đề cao vaitrò của người phụ nữ hơn rất nhiều so với các bộ luật đương thời cùng khu vựcnhư cho người vợ có quyên quản ly tài sản của gia đình (khi người chồng chết)
và họ có quyền thừa kế như nam giới Tuy nhiên, do sự chi phối sâu sắc bởi tutưởng Nho giáo nên các điều luật trong chương Hộ hôn, chương Thông gian đãtập trung bảo vệ chế độ gia đình phụ quyền, đề cao vai trò của người cha, ngườichồng, người con trưởng, đồng thời cũng thừa nhận và bảo vệ chế độ đa thê đốivới người đàn ông — người chồng Trong quan hệ nhân thân liên quan đến hônnhân gia đình, Bộ luật điều chỉnh quan hệ giữa vợ cả với vợ lẽ tại các Điều 309,
481, 483, 484; Ngoài quy định về các nghĩa vụ của người vợ với chồng và nhà
Trang 28chồng thì người vo phải tuân thủ trật tự thê thiếp và quyền lợi của người vợ cả
nói chung được đảm bảo hơn so với vợ lẽ.
Sau khi Pháp vào đô hộ Việt Nam, dé thực hiện chính sách “Chia dé trị”thực dân Pháp đã chia nước ta thành ba miền khác nhau và mỗi miền ban hành,
áp dụng theo từng Bộ dân luật cụ thé:
- Ở Bắc Kỳ ap dụng những quy định của Bộ dân luật Bắc ky ban hành
năm 1931
- Ở Trung Kỳ áp dụng những quy định của Bộ dân luật Trung kỳ ban
hành năm 1936
- Ở Nam Kỳ áp dụng Bộ dan luật giản yếu Nam Ky năm 1883
Những Bộ dân luật này phần nhiều dựa theo Bộ dân luật của Cộng hòaPháp (năm 1804), kết hợp hệ thống pháp luật và những tập tục lạc hậu của xã hộiphong kiến Việt Nam Cả ba Bộ dân luật đều thừa nhận chế độ đa thê, cho phépngười chồng có quyền lấy nhiều vợ Tại Bộ dân luật Bắc Ky năm 1931 đã quyđịnh một cách minh thị: “Có hai cách giá thú hợp pháp: Giá thú về chính thất vàgiá thú về thứ thất ” (Điều 79) hay “chưa lấy vợ chính thì chưa được lấy vợ thứ”(Điều 80) Tuy nhiên, người vợ chỉ được phép lấy một chồng Người vợ có quan
hệ ngoại tình bị xử phạt rất nặng nham dam bảo quyền lợi của gia đình chồng,quyền gia trưởng của người chồng
Như vậy, trước Cách mạng tháng Tám, pháp luật chưa thừa nhận nguyên
tắc hôn nhân một vợ một chồng, người chồng có quyền lấy nhiều vợ, duy trìquyền gia trưởng của người đàn ông, quan hệ bất bình đăng giữa vợ và chồng
1.5.2 Pháp luật Việt Nam từ sau Cách mang thang Tám đến nay
Sự phát triển của luật hôn nhân gia đình Việt Nam từ sau Cách mạngtháng Tám năm 1945 đến nay, được chia làm các giai đoạn sau:
a Pháp luật nước ta trước khi có nguyên tắc hôn nhân một vợ một chong
Cách mạng thang 8 năm 1945 thành công đã giải phóng dân tộc Việt Nam
cũng như người phụ nữ khỏi ách thống trị hà khắc của chế độ thực dân phongkiến, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử hôn nhân và gia đình
Việt Nam.
Trang 29Ngay sau khi giành được độc lập, chính quyền cách mạng non trẻ phải đốiphó với hàng loạt nguy cơ, thách thức khó có thể vượt qua Đó là sự hoành hànhcủa “giặc đói”, “giặc dốt” và đặc biệt “giặc ngoại xâm” Mặt khác, việc xóa bỏnhững phong tục tập quán lạc hậu của chế độ hôn nhân gia đình phong kiến đã
ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân nhiều thế hệ cần rất nhiều thời gian Vì vậy,
Nhà nước ta lúc đó chưa ban hành những văn bản pháp luật mới, quy định riêng
biệt về lĩnh vực hôn nhân gia đình mà tiến hành phong trào “vận động đời sốngmới” nhằm vận động nhân dân xóa bỏ những hủ tục phong kiến lạc hậu trong đờisống hôn nhân va gia đình Nhà nước vẫn cho phép vận dụng những quy địnhcủa pháp luật cũ nhưng có chọn lọc, theo nguyên tắc không trái với lợi ích củanhân dân, của nhà nước ta (Sắc lệnh số 90-SL ngày 10/10/1945)
Khi Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời năm
1946, lần đầu tiên sự bình đăng giữa nam và nữ được ghi nhận tại Điều 9: “Đàn
bà ngang quyên với đàn ông về mọi phương diện” Đây chính là lời tuyên ngôncủa Nhà nước Việt Nam độc lập, thể hiện quyết tâm giải phóng phụ nữ thoátkhỏi ach áp bức, bóc lột, là cơ sở pháp lý dé đấu tranh xóa bỏ chế độ hôn nhân
và gia đình phong kiến, tạo cơ sở cho việc xây dựng chế độ hôn nhân gia đìnhmới, phù hợp với chế độ dân chủ tiễn bộ của một quốc gia độc lập [23, tr.20]
Ngày 22/5/1950, Sắc lệnh số 97 được Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hànhnhằm sửa đổi một số chế định trong dân luật đã ghi nhận quyền bình dang giữanam và nữ: “Người đàn bà có chồng, có toàn năng lực thực hiện mọi hành vi dán
sự, không cân phải duoc chong cho phép như trước nữa” (Điều 5) Tuy nhiên,sắc lệnh số 97 chưa ghi nhận cụ thê về việc bãi bỏ chế độ đa thê Vì thế, nhữngtục lệ phong kiến về hôn nhân và gia đình như đa thê, tảo hôn vẫn còn ton tại ởnhiều nơi Đây là hạn chế của sắc lệnh số 97-SL
b Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng từ khi Luật hôn nhân giađình đầu tiên ra đời cho tới nay (từ 1959 - đến nay)
Từ năm 1959 đến nay, ở Việt Nam đã có bốn Luật HN&GD ra đời LuậtHN&GĐ sau ra đời được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển nhữngnguyên tắc của pháp luật giai đoạn trước trên cơ sở phù hợp với tình hình kinh
tế, chính trị, xã hội của từng thời kỳ
Trang 30- Luật HN&GD năm 1959
Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi năm 1954 tuy nhiên,chế độ hôn nhân gia đình phong kiến lạc hậu còn ảnh hưởng sâu sắc trong đờisống hôn nhân và gia đình Tình hình đó đòi hỏi để xây dựng chế độ hôn nhângia đình tiễn bộ thì Nhà nước ta cần phải xóa bỏ triệt dé những tan tích, hủ tụclạc hậu chế độ hôn nhân gia đình phong kiến còn ảnh hưởng nặng nề trong đờisống xã hội Thực tiễn lịch sử đòi hỏi nhà nước cần phải ban hành Luật
HN&GD Luật HN&GD năm 1959 ra đời, có hiệu lực ngày 13.01.1960.
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được ghi nhận lần dan tiên tạiĐiều 1 của Luật HN&GD năm 1959: “Nha nước đảm bảo việc thực hiện đây duchế độ hôn nhân tự do, tiến bộ, một vợ một chong, nam nit binh dang, bao véquyên lợi của phụ nữ và con cái, nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ vahòa thuận, trong đó, mọi người đoàn kết, thương yêu nhau, giúp đð nhau tiễnbộ” Nguyên tắc này được thê hiện trong quy định về điều kiện kết hôn: “Camngười đang có vợ, có chẳng kết hôn với người khác ” (Điều 5)
Lần đầu tiên trong lịch sử xã hội nước ta cũng như trong lịch sử lập pháp,nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được thừa nhận một cách chính thức.Đây là quy định có tính chất tuyên ngôn của Nhà nước ta nhằm xóa bỏ chế độ đathê tồn tại hàng ngàn năm trong lịch sử dé xác lập quan hệ hôn nhân một vợ mộtchồng tiễn bộ Mặc dù nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng đã được thừanhận trong Luật HN&GD năm 1959, tuy nhiên hạn chế của Luật này là chưa cóquy định nào về hủy kết hôn trái pháp luật đối với những trường hợp kết hôn viphạm nguyên tắc này Việc xử lý các trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhânmột vợ một chồng được quy định trong Thông tư 112/NCPL ngày 19/08/1972TANDTC hướng dẫn xử lý việc kết hôn vi phạm thủ tục đăng ký kết hôn
- Luật HN&GD năm 1986
Phát triển những nguyên tắc co bản trong Luật HN&GD năm 1959,nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng tiếp tục trở thành nguyên tắc hiến định,được cụ thé hóa ở Luật HN&GD năm 1986
Hiến pháp năm 1980 đã ghi nhận nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
tại Điêu 64: “Gia đình là tê bào của xã hội Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia
Trang 31đình Hôn nhân theo nguyên tac tự nguyện, tiễn bộ, một vợ một chong, vợ chongbình dang ”
Tại Điều 1 của Luật HN&GD năm 1986 đã cụ thé hóa quy định trongHiến pháp 1980: “Nhà nước đảm bảo chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một
vợ một chong, nhằm xây dung gia đình dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc, bénvững ” Nhằm bảo vệ nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, Luật HN&GDnăm 1986 cũng đồng thời quy định: “Cẩm kết hôn trong trường hợp người dang
có vợ hoặc có chéng” (Khoản a, Điều 7) Và tại Điều 9 Luật HN&GD năm 1986quy định: “Việc kết hôn vi phạm một trong các Diéu 5,6,7 của Luật này là trảipháp luật, Tòa án nhân dân có quyên hủy việc kết hôn trái pháp luật đó” Nhưvậy, Luật HN&GD năm 1986 không những thừa nhận việc kết hôn vi phạmnguyên tắc hôn nhân một vợ một chỗồng là trái pháp luật, mà còn đưa ra cáchthức xử lý đối với hành vi vi phạm đó là hủy việc kết hôn trái pháp luật
Xuất phát từ tình hình thực tế, từ điều kiện lịch sử của đất nước, Nghịquyết sô 01/NQ — HĐTP của Hội đồng thấm phán tòa án tối cao ngày 20/1/1988quy định trường hợp ngoại lệ, đó là: “Nếu thuộc trường hop can bộ và bộ độimiên Nam tập kết ra miễn Bắc hôi năm 1954, đã có vợ, có chong ở miễn Nam
mà lay vợ, lay chong ở miễn Bắc thì vẫn xử ly theo Thông tư số 60/TATC ngày22/02/1978 của Toà án nhân dân tối cao "Hướng dân giải quyết các trường hợpcán bộ, bộ đội trong Nam tập kết ra Bắc mà lấy vợ, lấy chồng khác ” Đây là mộttrường hợp ngoại lệ, thể hiện sự mềm dẻo của pháp luật hôn nhân gia đình thời
kỳ này, phù hợp với hoàn cảnh đất nước bị chia cắt lâu dài do chiến tranh
Như vậy, những lỗ hồng của Luật HN&GD nam 1959 được LuậtHN&GD năm 1986 bù đắp và hoàn thiện hơn
- Luật HN&GD năm 2000.
Đất nước sau hơn 10 năm thực hiện công cuộc đôi mới, Luật HN&GDnăm 1986, bên cạnh những thành tựu đạt được, thực tế áp dụng cho thấy nhữngquy định của luật này còn khái quát, định khung, chưa cụ thé Dé khắc phục hạnchế của Luật HN&GD 1986, Luật HN&GD năm 2000 đã ra đời, có hiệu lực từngày 1/1/2001 Luật HN&GD năm 2000 đã kế thừa các luật hôn nhân trước đótrong việc tiếp tục ghi nhận nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng tại Khoản 1
Trang 32Điều 2 Luật HN&GD năm 2000 đã có bước phát triển hơn so với các luật trướctrong việc quy định cụ thé, rõ ràng tại Điều 4: “Cam người dang có vợ, có chong
mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chong với người khác hoặc người chưa có
vợ, chưa có chỗng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chong với người dang cóchong hoặc dang có vợ” Điều đó được khang định lại trong Điều 10 khi quyđịnh các điều kiện kết hôn Như vậy, pháp luật không chỉ không thừa nhận mốiquan hệ hôn nhân phát sinh giữa người đang tồn tại một quan hệ hôn nhân vớingười khác, mà còn không chấp nhận mối quan hệ chung sống như vợ chồnggiữa người đang tổn tại quan hệ hôn nhân với người khác Dé bảo vệ chế độ hônnhân một vợ một chồng thì Luật HN&GD năm 2000 quy định vỀ Xử lý cáctrường hop vi phạm nguyên tắc này tại Điều 16, Điều 17 Quy định này tạo cơ sởpháp lý đảm bảo thực hiện nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, góp phầnxây dựng gia đình tiễn bộ, văn minh, dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc nhằm pháttrién đất nước bên vững
- Luật HN&GD năm 2014.
Sau hơn 13 năm thực thi quy định Luật HN&GD năm 2000, trước sự phát
triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, của đất nước, các quan hệ hônnhân và gia đình ngày càng phức tạp, nhiều van đề mới nay sinh, Luật HN&GDnăm 2000 cũng bộc lộ không ít những hạn chế, bat cập Dé khắc phục những hanchế, bất cập đó, Luật HN&GD năm 2014 ra đời va có hiệu lực từ ngày I thang Inăm 2015 Trên cơ sở kế thừa, phát triển các quy định của các Luật HN&GDtrước đây, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng tiếp tục trở thành nguyên tắchién định được ghi nhận tại Khoản 1, Điều 2 Luật HN&GD năm 2014
Tóm lại, theo thời gian, dé phu hop voi su nghiép cach mang cua đất nước,phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội, Nhà nước ta đã ban hành các vănbản pháp luật về hôn nhân và gia đình Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng đãđược hình thành và là nguyên tắc hiến định không thê thay đổi, được ghi nhận trongcác bản Hiến pháp và Luật HN&GD qua các giai đoạn lich sử khác nhau Điều đóthể hiện sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước ta trong việc duy trì và phát huy tácđộng điều chỉnh của nguyên tắc hôn nhân một vợ một chong, trong việc củng cố,xây dựng gia đình thực sự hạnh phúc, dân chủ, bình đắng, bền vững
Trang 33CHƯƠNG 2
NGUYEN TAC HON NHÂN MOT VO MỘT CHONG THEO QUY ĐỊNH
CUA PHAP LUAT VIET NAM HIEN HANH
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là một nguyên tắc hiến định vađược cụ thê hóa trong các quy định của Luật HN&GD Nguyên tắc hôn nhânmột vợ một chồng được thé hiện cụ thé qua các quy phạm pháp luật điều chỉnh
việc xác lập quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ, qua việc xác định các trường
hợp, hình thức vi phạm nguyên tắc này cũng như các biện pháp xử lý mà phápluật quy định đối với các hành vi vi phạm nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắcnày trong thực tế
Vì vậy, chương 2 sẽ tập trung phân tích nguyên tắc hôn nhân một vợ mộtchống theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành qua các nội dung cơ bảnnhư sau: Đảm bảo nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong việc kết hôn;Các trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng và một sốtrường hợp ngoại lệ; Xử lý các trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợmột chong
2.1 Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong việc kết hôn
Kết hôn là sự thé hiện ý chí của hai bên nam nữ: “Không ai bị buộc phảikết hôn, nhưng ai cũng buộc phải tuân theo luật hôn nhân một khi người đó kếthôn hôn nhân không thể phục tùng sự tùy tiện của người kết hôn mà trải lại sựtùy tiện của người kết hôn phải phục tùng bản chất của hôn nhân” {7, tập 1, tr
232 - 233] Sự kiện kết hôn làm xác lập quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng,
được nhà nước thừa nhận.
Hiến pháp 2014 ghi nhận nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng tạiKhoản 1, Điều 36: “Nam, nữ có quyên kết hôn, ly hôn Hôn nhân theo nguyên tắc
tu nguyện, tiễn bộ, một vợ một chong, vo’ chong binh dang, ton trong lẫn nhau ”.Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là nguyên tắc hiến định, được cụ théhóa trong Luật HN&GD năm 2014 tại Khoản 1, Điều 2: “Hôn nhân tự nguyện,
tiên bộ, một vợ một chong, vợ chong bình dang”.
Trang 34Từ quy định này, các điều luật đã quy định cụ thé dé đảm bảo thực hiệnnguyên tắc nay trong việc kết hôn nhăm xác lập quan hệ vợ chồng Thể hiện qua:
* Điều kiện kết hôn
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng chi phối điều kiện kết hôn giữacác chủ thể Khi tiễn hành đăng ký kết hôn thì phải tiễn hành xác minh tinh trạnghôn nhân của các bên đương sự Bởi trong cùng một khoảng thời gian chỉ tồn tạimột quan hệ hôn nhân hợp pháp Và chỉ những người chưa có vợ, chưa có chồnghoặc tuy đã kết hôn nhưng hôn nhân đó đã cham dứt (do ly hôn hoặc do mộttrong hai bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết) thì mới được kết hôn vàchỉ được kết hôn với người đang không có vợ, có chồng
Việc kết hôn tuân thủ điều kiện kết hôn được quy định cụ thé tại Điều 8của Luật HN&GD năm 2014 bao gồm: Độ tuổi kết hôn của các bên; Sự tựnguyện; Không bị mat năng lực hành vi dân sự; Không thuộc các trường hợpcam kết hôn
Trong các trường hợp cấm kết hôn tại Điểm d, Khoản 1, Điều 8 của LuậtHN&GD năm 2014 có quy định việc kết hôn phải không thuộc một trong cáctrường hợp cam quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 5 Luật HN&GD năm 2014
Cụ thé, Điểm c, Khoản 2, Điều 5 Luật HN&GD năm 2014 quy định cam hànhvi: “Người đang có vợ, có chong mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chong vớingười khác hoặc chưa có vợ, chưa có chong mà kết hôn hoặc chung sống như vợchong với người dang có chồng, có vợ” Như vậy, nguyên tắc hôn nhân một vợmột chồng cấm người đang có vợ hoặc có chồng kết hôn hoặc chung sống như
vợ chồng với người khác và ngược lại
Người đang có vợ hoặc có chồng được hiểu là người đang ton tại quan hệ
hôn nhân hợp pháp Theo quy định của Luật HN&GD năm 2014, hai bên nam,
nữ được pháp luật thừa nhận có hôn nhân hợp pháp là trường hợp các bên kếthôn đáp ứng đúng quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn, về đăng ký kếthôn; Quan hệ hôn nhân của họ chưa bị cham dứt do ly hôn hoặc do một trong haibên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết
Luật HN&GD năm 2014 không thừa nhận có quan hệ vợ chồng nếukhông đăng ký kết hôn Trên thực tế bên cạnh các quan hệ hôn nhân tuân thủ
Trang 35điều kiện kết hôn và thủ tục đăng ký kết hôn theo luật định cũng luôn ton tạiquan hệ chung sống như vợ chồng Trường hợp nam, nữ chung sống với nhautrước ngày 03/01/1987 và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà khôngđăng ký kết hôn được xác định là đang có vợ, có chồng hay không thì LuậtHN&GD năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành hiện nay không quy định
cụ thể Theo quan điểm cá nhân nên xác định nam, nữ chung sống với nhautrước ngày 03/01/1987 và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà khôngđăng ký kết hôn là người đang có vợ, có chồng bởi vì: theo quy định Khoản 1,Điều 131 Luật HN&GD năm 2014: “Quan hệ hôn nhân và gia đình được xáclập trước ngày Luật này có hiệu lực thì áp dụng pháp luật về hôn nhân gia đìnhtại thời điểm xác lập để giải quyết” Như vậy, quan hệ hôn nhân này áp dụngLuật HN&GD tại thời điểm xác lập dé giải quyết
Việc chung song như vợ chồng giữa nam và nữ trước ngày 03/01/1987 vàđang chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được điềuchỉnh theo Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10 và TTLT 01/2001 Mặc dù văn bản này
đã hết hiệu lực, nhưng việc xác định trường hợp này nên theo tinh than của van
bản trên Theo đó, trường hợp này, việc đăng ký kết hôn được nhà nước khuyếnkhích, không bắt buộc và không hạn chế về mặt thời gian Quan hệ của họ đượccông nhận từ ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng chứ khôngphải là kế từ ngày đăng ký kết hôn
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng không cho phép người đang có
vợ, có chồng tiếp tục kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng đối với người khác
và ngược lại Tuy nhiên, có thé có hành vi lừa dối để kết hôn hoặc chung sốngnhư vợ chồng với người khác Pháp luật không quy định cụ thể “người khác” cóthé là ai? “Người khác” là người chưa có vợ, có chồng hoặc người đang có vợ,
có chồng hoặc đã có vợ, có chồng nhưng quan hệ vợ chồng đã chấm dứt trướcpháp luật “Người khác” cũng có thể là người cùng giới tính hay người khác giớivới người đang có vợ (hoặc đang có chồng) mà có quan hệ kết hôn hoặc chungsống với họ Ví dụ: Người chồng có quan hệ chung sống với một người đàn ôngkhác hoặc người vợ có quan hệ chung sống như vợ chồng với một người phụ nữkhác khi đang tôn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp có bị coi là vi phạm pháp luật
Trang 36không? Thực tế hiện nay xảy ra rất nhiều dang quan hệ đồng tính, pháp luật hiệnhành không có quy định rõ ràng về vấn đề này.
Và theo quan điểm cá nhân, trường hợp người chồng hoặc người vợ cóquan hệ chung sống với người cùng giới tinh với mình khi đang tồn tai quan hệhôn nhân hợp pháp là vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng Bởi vì,bản chất tình yêu là không thể chia sẻ được cho nên hôn nhân dựa trên cơ sở tìnhyêu đòi hỏi quan hệ chung thủy một vợ, một chồng Nếu một trong hai bên vợ,chồng hoặc cả hai bên lại thé hiện tình yêu với người khác sẽ làm ảnh hưởng đếnviệc thực hiện quyền nhân thân, quyền tài sản của vợ chồng trong quan hệ hônnhân hợp pháp Làm ảnh hưởng đến thiết chế gia đình, làm tan vỡ quan hệ hôn
nhân gia đình hợp pháp.
* Thủ tục đăng ký kết hôn
Việc kết hôn phải được đăng ký va do co quan có thấm quyên thực hiệntheo nghi thức của pháp luật Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định củaluật hôn nhân gia đình này đều không có giá trị pháp lý Như vậy, đăng ký kếthôn là cơ sở xác lập hôn nhân Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sốngvới nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng Vợchồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau cũng phải đăng ký kết hôn
Khi giải quyết việc đăng kí kết hôn, cơ quan đăng ký kết hôn kiểm traviệc tuân thủ các điều kiện kết hôn của các bên, trong đó đảm bảo tuân thủnguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng Để xác minh các bên không vi phạmnguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng thì trong hồ sơ đăng ký kết hôn phải cógiấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của các đương sự
Thâm quyền va thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được quyđịnh tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP vẻ đăng ký hộ tịch Theo đó:
- Thâm quyền cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được quy định tạiĐiều 66, Nghị định 158/2005/NĐ-CP
Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị tran này nhưng lạiđăng ký kết hôn tại xã, phường, thị tran khác thì phải có xác nhận UBND noi cưtrú về tình trạng hôn nhân Đối với công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài
có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian ở trong nước, thì Ủy ban
Trang 37nhân cấp xã, nơi người đó cư trú trước khi xuất cảnh thực hiện việc cấp giấy xác
nhận tình trạng hôn nhân Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài có yêu
cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian ở nước ngoai, thì Cơ quan
Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước sở người đó đang cư trú thực hiện việc
cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của người đó
- Thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Theo quy định tại Điều 67, Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký hộtịch, thì người yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải nộp tờ khaitheo mẫu quy định Nội dung giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thể hiện người
đó đã có vợ hoặc có chồng chưa Nếu người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tìnhtrạng hôn nhân đã có vợ, có chồng nhưng đã ly hôn hoặc người kia đã chết thìphải ghi rõ điều đó, xuất trích lục Bản án/Quyết định đã có hiệu lực pháp luậtcủa Tòa án về việc ly hôn hoặc bản sao giấy chứng tử Ví dụ, anh Nguyễn Văn
A, hiện đang cư trú tại đã đăng ký kết hôn, nhưng đã ly hôn theo Bản án ly hônsố ngày tháng năm của Tòa án nhân dan , hiện tại chưa đăng ký kết hôn
VỚI al.
Giấy xác nhận tình trạng hôn dé làm thủ tục đăng ký kết hôn và xác nhậntình trạng hôn nhân trong Tờ khai đăng ký kết hôn đều có giá trị chứng minh vềtình trạng hôn nhân của các bên kết hôn Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nóitrên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết hôn hoặc băng Giấy xácnhận tình trạng hôn nhân, khi đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ chỉ cần nộp mộttrong hai loại giấy tờ trên
Việc xác nhận tinh trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng, ké từ ngày xác nhận.Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định của pháp luật về hộ tịch, cơquan đăng ký kết hôn kiêm tra hồ sơ đăng ký kết hôn; nếu xét thấy hai bên nam
nữ có đủ điều kiện kết hôn thì cơ quan đăng ký kết hôn tổ chức đăng ký kết hôn
Trong trường hợp khi phát hiện một bên hoặc cả hai bên đang có vợ, có
chồng hoặc bị tố cáo là đang có vợ, có chồng thì phải dừng việc đăng ký kết hôn
dé xác minh Nếu các bên đương sự không đủ điều kiện kết hôn thì co quan đăng
ký kết hôn từ chối đăng ký và giải thích rõ lý do bằng văn bản; nếu người bị từchối không đồng ý thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật
Trang 38Mặc dù Nghị định 158/ND-CP va thông tư hướng dan thi hành quy địnhrất rõ van dé cấp giấy chứng nhận tinh trạng hôn nhân, tuy nhiên, thực tiễn thựchiện vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập Như:
- Việc xác nhận tình trạng hôn nhân của người cư trú ở nhiều nơi, dichuyên liên tục
Trước khi có Nghị định 158/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch, khókhăn nhất trong việc cấp giấy xác nhận hôn nhân chính là với những người đãtừng phải trải qua nhiều nơi cư trú khác nhau Theo quy định cũ, họ phải đến tất
cả các nơi đã cư trú để xin xác nhận Yêu cầu này với nhiều công dân không thểthực hiện vì nhiều người do cuộc sông, học tập, công tác phải thay đổi chỗ ở liêntục, thậm chí còn ở cả nước ngoài Bên cạnh đó, nhiều UBND cấp xã, phườngcũng từ chối khi họ không nắm được tình trạng nhân thân của công dân mình khi
họ chưa đăng ký tạm trú hoặc không có hộ khẩu thường trú tại địa phương Dékhắc phục tình trạng này, Thông tư số 01/2008/TT-BTP của Bộ tư pháp hướngdẫn thi hành một số quy định của Nghị định 158/ND-CP được ban hành Theo
đó, đối với những người đã qua nhiều nơi cư trú khác nhau (kể cả thời gian cưtrú ở nước ngoài), mà Ủy ban nhân dân xã, nơi xác nhận tình trạng hôn nhânkhông rõ về tình trạng hôn nhân của họ ở những nơi đó, thì yêu cầu đương sựviết bản cam đoan vé tinh trạng hôn nhân của minh trong thời gian trước khi về
cư tru tại địa phương và chịu trách nhiệm về việc cam đoan Quy định này đã tạođiều kiện thuận lợi nhất cho người dân khi có yêu cầu Tuy nhiên thực tế đã xảy
ra rất nhiều vụ việc lợi dụng quy định này dé trục lợi mà cán bộ cấp cơ sở khôngthé kiểm soát Nhiều trường hợp phải mat thời gian rất lâu mới bị phát hiện, việcgiải quyết hậu quả pháp lý là rất khó khăn Trong khi việc xử lý người cam kếtkhông đúng hiện vẫn còn bỏ ngỏ
- Xác nhận tình trạng hôn nhân đối với nhiều trường hợp chung sống như
vợ chồng trước ngày 03/01/1987 mà không đăng ký kết hôn là rất khó xác định
và tùy thuộc vào việc người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân khai nhận
Tóm lại, việc đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có ý nghĩaquan trọng Đây là biện pháp để nhà nước kiểm soát việc tuân thủ nguyên tắchôn nhân một vợ một chồng, đồng thời ngăn chặn hiện tượng kết hôn vi phạm
Trang 39nguyên tắc này Bởi nhà nước chỉ bảo hộ quan hệ hôn nhân được đăng ký và do
cơ quan nhà nước có thâm quyền thực hiện theo quy định của Luật HN&GD vàpháp luật về hộ tịch
2.2 Các trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
và một số trường hợp ngoại lệ
Vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được hiểu là hành vi tráipháp luật, do chủ thể thực hiện một cách cố ý xâm hại đến quan hệ hôn nhân một
vợ một chồng hợp pháp đang tồn tại được pháp luật thừa nhận và bảo vệ
Dé nguyén tắc hôn nhân một vợ một chồng được thực hiện một cách
nghiêm túc, Luật HN&GD năm 2014 quy định các trường hợp vi phạm nguyên
tắc này Cụ thé, tại Điểm c, Khoản 2 Điều 5 Luật HN&GD năm 2014 quy địnhcác hành vi bị cam như: “Người dang có vợ, có chong mà kết hôn hoặc chungsống như vợ chong với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chong mà kết hônhoặc chung sống như vợ chong với người dang có chồng, có vợ”
Theo đó, hai trường hợp cơ bản vi phạm nguyên tắc một vợ, một chồng là:Người đang có vợ, có chồng kết hôn với người khác và ngược lại; Người đang
có vợ, có chồng chung sông như vợ chồng với người khác và ngược lại
* Thứ nhất, người dang có vợ, có chong mà kết hôn với người khác va
ngược lại.
Luật HN&GD năm 2014 quy định, kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan
hệ vợ chồng với nhau tuân thủ quy định về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.Người đang có vợ, có chồng là người đã kết hôn với người khác theo đúng quyđịnh của pháp luật về HN&GD nhưng chưa ly hôn
Luật HN&GD năm 2014 và các văn bản hướng dan thi hành hiện naykhông quy định “người khác” là ai Chủ thé nay có thé là người chưa có vợ, chưa
có chồng hoặc đang có vợ, có chồng hoặc đã có vợ có chồng nhưng quan hệ vợchồng đã cham dirt trước pháp luật Cho dù, người khác là ai thì khi kết hôn vớimột bên chủ thể là người đang có vợ, có chồng đều bị coi là vi phạm quy định vềđiều kiện kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng Bởi ké từ thờiđiểm kết hôn đến khi hôn nhân chấm dứt trước pháp luật chỉ thừa nhận tồn tại
một quan hệ vợ chông Việc kêt hôn của người đang có vợ, có chông với người
Trang 40khác mặc dù có đăng ký kết hôn tại co quan đăng ký có thẩm quyên thì việc kếthôn của họ bị coi là kết hôn trái pháp luật (Khoản 6, Điều 3 Luật HN&GD năm2014), vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng.
Tuy nhiên, việc kết hôn giữa người đang có vợ, có chồng với người kháccần phải lưu ý trường hợp sau:
- Trường hợp cán bộ, bộ đội đã có vợ, có chồng ở miền Nam tập kết raBắc lay vợ hoặc lay chồng khác ở miền Bắc
Đây là trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng.Theo Thông tư số 60/DS ngày 22/2/1978 của Tòa án nhân dân tối cao thì trườnghợp này người đang có quan hệ hôn nhân hợp pháp lại kết hôn với người khácnhưng không bị coi là vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng Dohoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, đất nước bị chia cắt nên nhu cầu tình cảm trongviệc xác lập hôn nhân mới là chính đáng Vì vậy, pháp luật vẫn thừa nhận cả haiquan hệ hôn nhân, mà không nhất thiết phải hủy việc kết hôn sau
- Trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng trước ngày 03/01/1987được coi là có quan hệ vợ chồng nhưng một bên lại kết hôn với người khác
Căn cứ Điều 131 Luật HN&GD năm 2014 thì các trường hợp nam nữchung sống như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 được áp dụng pháp luật tại thờiđiểm xác lập Theo hướng dẫn tại Khoản 3 Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10 vaKhoản 2 TTLT 01/2001, trường hợp người sống chung với người khác như vợchồng trước ngày 03/01/1987 và đang chung sống như vợ chồng mà không đăng
ký kết hôn thì được khuyến khích kết hôn, không bắt buộc và không bị hạn chế
về mặt thời gian Do đó, dù có đăng ký kết hôn hay không quan hệ vợ chồng của
họ được pháp luật công nhận là hợp pháp ké từ ngày xác lập
Vậy một người chung sống với người khác như vợ chồng trước ngày03/01/1987 mà chưa đăng ký kết hôn, sau đó lại kết hôn với người thứ ba thì
quan hệ nào được công nhận là hôn nhân hợp pháp?
Sau đây là một ví dụ cụ thể:
Ông A chung sống như vợ chong với bà B từ ngày 15/02/1977 và có haingười con chung Năm 1987, ông bỏ vợ con lên thị xã T sống cùng bà K, sinh