1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Quyền con người của người đồng tính, song tính và chuyển giới - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

78 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

DANG HOÀNG HIẾU

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60380102

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS VŨ HONG ANH

HÀ NOI - 2015

Trang 2

liệu, số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan Mọi trích dẫn từ các tài liệu khác tôi đều ghi rõ thông tin đầy đủ về nguồn gốc Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bồ trong bat kỳ công trình nào khác Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về

những gi tôi việt trong luận van.

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

DANG HOÀNG HIẾU

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU - 2-5 52-SSE2E5212152121211211212111111112101211111111121 1111 xe | CHUONG 1 - MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE QUYEN CON NGƯỜI CUA NGƯỜI DONG TINH, SONG TÍNH VA CHUYEN GIỚI 6

1.1 Khai niệm người đồng tính, song tính, chuyên giới, quyền con người của người đồng tính, song tính và chuyền giới 2- ¿+ 2+2 £EE+Ex+E+zrxezrx 6

1.1.1 Khái niệm người đồng tính, song tính, chuyển giới - 6 1.1.2 Khái niệm quyền con người của người đồng tính, song tính và chuyên

¬ 2 8

1.2 Dac điểm quyén con người của người đồng tinh, song tinh và chuyên gidi 10 1.2.1 Quyền con người của người đồng tính, song tính và chuyền giới mang đặc tính quyền tự nhiên của con người 2 ss2 xc2EE2EExeEEExrrrree 10

1.2.2 Quyền con người của người đồng tính, song tính và chuyên giới là quyển của thiỀU SỐ - 22 2+2S2+22EE1E92E1112E1112271121112711127211.111 111 1.06 12

1.2.3 Việc thực hiện quyền con người của người đồng tính, song tính và chuyên giới không thuận lợi do rào cản của truyền thống văn hóa, phong

TU, tAP QUAN CUA CAM COC AiUDDẫhaầaắầaiaầaầẳắđắđầáá 13

1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến quyền con người của người đồng tinh, song tính và chuyển giới - 2-2 z++k+SEE£EEE+EkEEE19E1271E1111711211111 11.1111 111g 15

1.3.1 Yếu tô truyền thông văn ha ecccecccceccseeesssesssssecsseessssessseessssesssseessseessees 15 1.3.2 Yếu tố chính tric.ccccccccccccccssscsessescsessesssecsecssessecsuesseceusssecsessvessesssesseeseesseeseeans 17 1.3.3 Yếu tổ tín ngưỡng, tôn giáo -¿ :+cc22tEEE1122111 0211.2112 ee 17 1.3.4 Yếu tô pháp luật ¿ 2s 2222222112711211112211122111 0.1 E1 erre 19 1.4 Quyén con người của người đồng tính, song tính và chuyên giới quy định trong pháp luật quốc tế và một số quốc gia - 2 2z + s£+Ek££E+Exetrsrxed 20

1.4.1 Quyền con người của người đồng tính, song tính và chuyên giới trong pháp luật quốc tẾ -¿ + 22++22E112211112211112111021112.11 12.1110 20

Trang 4

CHƯƠNG 2 —- THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT VE QUYEN CON NGƯỜI CUA NGƯỜI DONG TÍNH, SONG TÍNH VÀ CHUYEN GIỚI Ở NƯỚC TA HIEN NAY 0011157577 ,HỤH 34

2.1 Đặc điểm của cộng đồng người đồng tính, song tính, chuyển giới tại Việt 2.2 Quy định của pháp luật và thực hiện quy định của pháp luật về quyền của người đồng tính, song tinh và người chuyên giới ở nước ta hiện nay 36

2.2.1 Quy định của Hiến pháp và thực hiện quy định của Hiến pháp về quyên của người đồng tính, song tính và người chuyền giới 37

2.2.2 Quy định của pháp luật Dân sự và thực hiện quy định của pháp luật

dân sự về quyền của người đồng tính, song tinh và người chuyên giới 39

2.2.3 Quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình và thực hiện quy định

của pháp luật Hôn nhân và gia đình về quyền của người đông tinh, song tính và người chuyên giới - 2s 25222 1EE111217112111021111211 10.112 xe 42

2.2.4 Quy định của pháp luật Hành chính và thực hiện quy định của pháp

luật Hành chính về quyên của người đồng tính, song tính và người chuyển

bhdtiiiiẳaẳaẳẳdẳdđiẳiẳđidđididđẢẢđẢiẢiẢiẢiẢiiiiồốỐỔÕỔỐẢẢẢ 442.2.5 Quy định của pháp luật Hình sự và thực hiện quy định của pháp luật

Hình sự về quyền của người đồng tính, song tinh và người chuyền giới 47

2.2.6 Quy định của pháp luật Lao động và thực hiện quy định của pháp luật

Lao động về quyên của người đồng tính, song tính và người chuyển giới 50 CHƯƠNG 3 - QUAN DIEM, GIẢI PHÁP BAO DAM QUYEN CON

NGƯỜI CUA NGƯỜI DONG TÍNH, SONG TÍNH VÀ CHUYỂN GIỚI Ở NƯỚC TA HIEN NA Y 5 SE SE E1 E11211111112101 1111110111111 a

Trang 5

3.1.1 Bảo đảm quyền con người của người đồng tính, song tính và chuyên giới phải phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về quyền con người, quyền

3.1.2 Bao đảm quyền con người của người đồng tính, song tính và chuyển giới phải đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền của người thiêu số ở nước ta 53 3.1.3 Bao đảm quyền con người của người đồng tính, song tính và chuyển giới phải kết hợp hài hòa với truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục của

dân COC E22 111111115 110111011 0311 1111 1k6 HH Hy 54

3.2 Giải pháp bảo đảm quyền con người của người đồng tính, song tính và chuyền giới ở Việt Nam hiện nay - 2-2 se k+EE£EEE+EEEEEEEE11271211712EAe 55

3.2.1 Xây dựng và hoàn thiện pháp luật đáp ứng nhu cầu bảo đảm quyền con người người đồng tính, song tính và người chuyên giới ở Việt Nam 5S 3.2.2 Tăng cường công tác tô chức thực hiện pháp luật về quyền con người của người đồng tính, song tinh và người chuyên giới ở Việt Nam 62 3.2.3 Giáo dục, nâng cao nhận thức về người đồng tính, song tính và người chuyên giới trong xã hội ở Việt Nam hiện nay - ce+:csezsxe 64 KET LUẬN - E99 SE S1 1 1 111118151111 11111111 01111111111 11111111 E11 rrei 67 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 5-5 SE ‡EvEzEeEeEerxsed 68

Trang 6

HNGD Hôn nhân gia đình

LGBT Người đồng tính, song tính và chuyến giới LHQ Liên hợp quốc

TTHS Tố tụng hình sự UBND Ủy ban nhân dân

Trang 7

Có nhiều yếu tố để tạo nên một con người như: tudi tác, giới tính, dân tộc, tình trang cơ thé Tất ca chúng ta cũng đều có một xu hướng tính dục và bản

dạng giới Con người có các xu hướng tính dục như: dị tính (thích người khác

giới), đồng tính (thích người cùng giới) hoặc song tính (thích cả hai giới) Một người có thể hài lòng hoặc không hài lòng với giới tính bâm sinh của mình cũng như có những thể hiện giới khác nhau Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do và bình đăng, Điều 1 Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền đã ghi rõ như vậy Người đồng tính, song tinh và chuyên giới (viết tắt là LGBT) là một nhóm người có xu hướng tính dục và bản dạng giới thiểu số trong xã hội, sự tồn tại của họ mang tinh tự nhiên, do bam sinh, không phải là bệnh lý, không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác Quyên của người LGBT thuộc nhóm quyền của những đối tượng dễ bị ton thương Quá trình ghi nhận, bảo vệ quyền của người LGBT thường phải trải qua thời gian rất dài, thậm chí, có sự tranh luận về mặt chính trị, văn hóa, xã hội.

Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, nhiều người đã công khai xu hướng tính duc và bản dang giới của mình là LGBT, tuyên truyền, tham gia vận động bảo vệ quyền cho cộng đồng LGBT, thể hiện nhu cầu và mong muốn đối với Nhà nước Nhu cầu được bảo vệ quyền con người của người LGBT là một thực tế có thật tại Việt Nam thời gian qua Tuy nhiên, việc thừa nhận những xu hướng quyền mới, quan niệm mới về quyền LGBT thực sự vướng nhiều rào cản khó khăn vì những lý do như truyền thống, tôn giáo Nhận thức về cộng đồng LGBT của xã hội Việt Nam còn khá bất cập và đang tồn tại nhiều định kiến, kì thị rõ nét Hơn nữa, mặc dù người LGBT là một nhóm người có sỐ lượng không nhỏ trong xã hội, nhưng quyên lợi chính đáng của họ chưa được Nhà nước và xã hội quan tâm một cách đúng mức, một số quyền của họ như: Quyền được xác định lại giới tính, quyền được thay đôi họ tên và đặc biệt là quyền được bình

Trang 8

thân họ cũng như những người khác trong xã hội không hiểu biết cũng như không tôn trọng những quyền con người cơ bản của họ Và các cơ quan nhà nước cũng gặp khó khăn khi bảo vệ quyền lợi chính đáng hoặc xử lý hành vi vi phạm

của LGBT.

Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Quyên con người của người đồng tính, song tính và chuyển giới — Một số van đề lý luận và thực tiễn” làm luận văn tốt nghiệp chương trình dao tạo Thạc sĩ Luật học cho ban

2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Có thé nói quyền con người của người đồng tính, song tính và chuyên giới là một vấn đề mới, phức tạp và cấp thiết mang tính lí luận và thực tiễn của luật học Nghiên cứu vấn đề này không chỉ có ý nghĩa trong công tác xây dựng pháp luật mà còn dé hạn chế, lường trước những hệ quả xau có thé phát sinh trên thực tế, những quy phạm pháp luật đưa ra thiếu tính khả thi.

Van đề quyền của người LGBT ở Việt Nam hiện nay dang là tâm điểm chú ý trên nhiều diễn đàn, các trang thông tin điện tử các mặt báo Trong đó, có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc nên hay không nên thừa nhận quyền của

nhóm người này Chính vì vậy các nhà lập pháp Việt Nam, chủ trì là Bộ Tư Pháp

hiện đang tiến hành các cuộc khảo sát, thăm dò ý kiến dư luận về vẫn đề có những quy định pháp luật bảo đảm quyền của nhóm người thiểu số này.

Ở góc độ nghiên cứu khoa học, thì mới chỉ dừng lại đa số là các bài viết và tác phâm của các chuyên gia đặc biệt quan tâm đến van đề quyền của LGBT tại Việt Nam Các công trình nghiên cứu còn nhiều hạn chế do van dé này chưa thực

sự được quan tâm và nghiên cứu.Một sô bài viết tiêu biêu như sau:

Trang 9

người dong tinh, song tính, chuyển giới và van đề sửa đổi Hiến pháp ”.

- Bài viết đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (Viện Nhà nước và Pháp luật) số tháng 6 năm 2013 của tác giả Trương Hồng Quang với nhan đề: “Các vấn dé xã hội và pháp lý về cộng đông người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam hiện nay”.

- Báo cáo: “Người dong tinh, song tinh và chuyển giới: một số van dé pháp ly dat ra tại Việt Nam hiện nay” — Truong Hong Quang — Toa dam sinh hoat khoa học do Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) tổ chức ngày 04-10-2013 tại

Hà Nội.

- Bài viết đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (Viện Nhà nước và Pháp luật) số tháng 11 năm 2013 với nhan đề: “Mộ số kiến nghị bảo vệ quyên của người dong tinh tại Việt Nam”.

- Sách: “Tim hiểu một số van dé dưới góc độ pháp lý về dong tinh, song tính và chuyển giới ” của tác giả Trương Hồng Quang.

- “Quyên con người được sống theo đúng giới tính của minh” — Cao Vũ Minh tại Kỷ yếu tọa đàm khoa học Vai trò của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền của các nhóm xã hội dễ bị tốn thương, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04

tháng 12 năm 2010.

- “Một số van dé vê thừa nhận quyên của người dong tinh ở Việt Nam”, Thái Thị Tuyết Dung tại Kỷ yếu tọa đàm khoa học Vai trò của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền của các nhóm xã hội dé bị tổn thương, Thành phó Hồ Chí

Minh, ngày 04 tháng 12 năm 2010.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Mục đích của luận văn là đưa ra được một cái nhìn toàn diện, có tính hệ

thống và khoa học về các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền con người của người LGBT trên thế giới và ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất những quan

Trang 10

Đề đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ cơ bản sau:

Thứ nhát, luận văn phân tích những vấn dé lý luận chung về quyền con người của người đồng tính, song tính và chuyền giới.

Thứ hai, luận văn phân tích thực trạng quyền con người của người đồng tính, song tính và chuyền giới ở nước ta hiện nay.

Thứ ba, luận văn đưa ra quan điểm, giải pháp bao đảm quyền con người của người đồng tính, song tính và chuyền giới ở nước ta hiện nay.

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về quyền con người của người đồng tính, song tính và chuyển giới ở trên thế giới và ở Việt Nam và từ đó đề ra một số phương hướng dé bảo đảm quyên con người của LGBT ở Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quy định và thực trạng

thực hiện quy định của pháp luật về các quyền đặc biệt của người đồng tính, song tính và chuyền giới từ năm 2000 trở lại đây.

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mac-Lénin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, đường lối, chính sách của Đảng về nhà nước, pháp luật, vé con người; những thành tựu của khoa học, triết học, lịch sử.

Đề thực hiện tốt việc nghiên cứu đề tài, trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp thống kê, phương pháp tông hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh

6 Những đóng góp mới của luận văn

Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về những vấn đề pháp lý, thực tiễn về quyên con người của cộng đồng LGBT ở trên thé giới và ở Việt

Trang 11

Luận văn kế thừa, phát trién những nghiên cứu hiện có về van đề này, đồng thời bố sung một số thông tin và phân tích mới góp phan làm sáng tỏ hơn thực trạng và xu hướng bảo đảm quyền con người của cộng đồng LGBT trên thé giới Luận văn cũng đề xuất những quan điểm, giải pháp cu thé về bảo đảm quyền con người của LGBT ở nước ta trong thời gian tới — điều mà còn chưa được dé cập cụ thé, rõ rang và đầy đủ trong các công trình hiện có.

7 Cơ cấu của luận văn

Kết cấu của luận văn bao gồm: Phần mở đầu, phần nội dung, kết luận và

danh mục tài liệu tham khảo.

Nội dung của luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: Một số van đề lý luận về quyền con người của người đồng tính, song tính và chuyền giới.

Chương 2: Thực trạng quy định của pháp luật và thực hiện quy định của

pháp luật về quyền con người của người đồng tính, song tính và chuyên giới ở

nước ta hiện nay.

Chương 3: Quan điểm, giải pháp bảo đảm quyền con người của người

đông tính, song tính và chuyên giới ở nước ta hiện nay.

Trang 12

1.1 Khái niệm người đồng tính, song tính, chuyến giới, quyền con người của người đồng tính, song tính và chuyển giới

1.1.1 Khái niệm người đồng tính, song tính, chuyển giới

Dựa trên các xu hướng tính dục và bản dạng giới, người đồng tính, song tinh và chuyền giới đã được định nghĩa như sau [18]:

Người đồng tính (Homosexual): là một người nam hoặc nữ, có sự hấp dẫn về cảm xúc, tình cảm hoặc tình dục với người cùng giới Người đồng tính nam thường được gọi là “gay”, người đồng tinh nữ thường được gọi là “/es” hay

Người song tính (Bisexual): là một người nam hoặc nữ, có sự hấp dẫn về cảm xúc, tình cảm hoặc tình dục với cả hai giới nam và nữ nhưng không nhất thiết cùng một lúc hoặc ngang băng nhau Song tính còn được gọi là lưỡng tính Song tính không phải là một giai đoạn nhất thời hay đang chần chừ mà là một xu

hướng tính dục tự nhiên của con người.

Người chuyên giới (Transgender): là những người có bản dang giới hay thé

hiện giới khác với những quy ước và mong đợi chung dành cho giới tính sinh

học của họ Một số cách gọi khác của người chuyền giới là người hoán tính, người xuyên giới/vượt giới hoặc là người chuyên đổi giới tính.

Người chuyên giới bao gồm người chuyển đổi giới tinh (từ nam sang nữ hoặc từ nữ sang nam, có thé đã phẫu thuật chuyên giới hoặc chưa phẫu thuật chuyên giới); ngwoi ăn mặc chuyển giới tiêng Anh là “cross dresser” (nam ăn mặc như nữ và nữ ăn mặc như nam) và người biểu dién ăn mặc chuyển giới (tiếng Anh là “drogqueen” cho nam và “drogking” cho nữ): đó là những người ăn mặc theo giới kia nhằm mục đích biểu diễn giải trí cho các quán bar, câu lạc

bộ, các sự kiện nói chung.

Trang 13

nên có khuynh hướng nhờ đến sự can thiệp của y học dé phẫu thuật chuyên đổi giới tính, “ong muốn tìm lại giới tính thật của mình” Họ tin rằng giới tính

được sinh ra của họ là sai lệch so với con người thật của họ.

Cho đến nay, các nhà tâm thần học, tâm lý học và chuyên gia sức khỏe tâm thần đã đồng ý với nhau rang đồng tinh không phải là bệnh, tôi loạn tâm lý hay van đề về cảm xúc Tô chức y tế thế giới (WHO) và Hiệp hội tâm lý học Hoa Ki APA đã xác nhận dị tính, đồng tính hay song tính đều là những xu hướng tính

dục bình thường, tự nhiên và là hiện thực của loài người Năm 1990 WHO đã

chính thức loại đồng tính ra khỏi danh sách bệnh.

LGBT là những người có cau trúc gen, sinh học, nội tiết tố bình thường; hình thé là nam hay nữ bình thường; và họ có cảm nhận về giới là nam hay nữ rõ ràng Họ chỉ khác với đa số người khác ở xu hướng tính dục và bản dạng giới Nguyên nhân vì sao một người có xu hướng tính dục khác so với phần lớn người

trong xã hội thì y học ngày nay không rõ Tuy nhiên, đây không phải là sự lựa

chọn do ý thức cá nhân vì xu hướng tính dục này hình thành từ rất sớm, cá nhân người đó và cha mẹ họ hoàn toàn không thê kiểm soát được và không chịu trách nhiệm về xu hướng nay.

LGBT không phải là người có bệnh lý tâm thần hay rối loạn nhân cách, hành vi tình dục đồng giới của họ không thể lây nhiễm cho người có xu hướng tình duc di tính Vì vậy, không thé ép buộc, điều trị hoặc áp dụng liệu pháp tâm lý để xóa bỏ được xu hướng tính dục đồng giới; cũng như không thê làm một

người có xu hướng tính dục khác giới thành một người có xu hướng tính dục

đồng giới Việc cô gang điều trị nhằm làm thay đổi xu hướng tính dục không những không có tác dụng mà còn có những tác hại rất lớn.

Theo các nghiên cứu xã hội học, tỉ lệ cộng đồng LGBT gần như không thay đổi ở mọi xã hội, thời đại: thường chiếm khoảng 3-5% dân số mỗi quốc gia - tỉ lệ

Trang 14

LGBT có một số lượng không nhỏ Nếu lấy tỉ lệ trung bình an toàn mà nhiều nhà khoa học thừa nhận là 3% dân số là LGBT thì số LGBT ở Việt Nam trong độ tudi từ 15 đến 59 tam tính khoảng 1,65 triệu người (tính theo dân số Việt Nam năm 2007 có 55,38 triệu người trong độ tuổi 15 đến 59) [31]

1.1.2 Khái niệm quyền con người của người đồng tinh, song tinh và chuyển giới

Theo Từ điển luật học quyền là những hành vi hợp pháp mà các cá nhân, pháp nhân, nhà nước thực hiện, không ai có thể ngăn cám[32] Việc thực hiện quyền phụ thuộc vào ý chí của chủ thể, không bắt buộc, trừ những trường hợp quyền đồng thời là nghĩa vụ, trách nhiệm.

Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người, quyền con người (human rights) là những bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) mà làm tôn hại đến nhân phẩm, những sự được phép (entitlements) và tự do cơ bản (fundamental

freedoms) của con người [6].

Quyền con người là giá trị thiêng liêng của một người từ khi sinh ra đến khi chết đi Thực tế, thế giới đã công nhận các quyền con người này từ rất lâu và được ghi nhận trong các văn kiện như: Hiến chương Liên hợp quốc (1945), Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (1948), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (1966), Công ước quốc tế về các quyên kinh tế, xã hội và văn hóa (1966), Công ước chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW)

Quyền con người được xác định là những chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ Những chuẩn mực này kết tinh những giá trị nhân văn của toàn nhân loại, chỉ áp dụng với con người, cho tất cả mọi người Nhờ có

những chuân mực này, mọi người trên thê giới mới được bảo vệ nhân phâm và

Trang 15

trong mọi xã hội va trong mọi giai đoạn lich sử.

Quyền con người của người đồng tính, song tính và chuyển giới thuộc nhóm quyén của những đối tượng dé bị ton thương Nhóm đối tượng dễ bi tổn thương có thé được hiểu là “nhom cộng đồng có vị thé về chính trị, xã hội hoặc kinh tế thấp hon, từ đó khiến họ có nguy cơ cao hon bị bỏ quên hay bị vi phạm các quyên con người, và bởi vì vậy, họ can được chú y bao vệ đặc biệt so với những nhóm, cộng dong người khác ”[2].

Mặc dù cho đến nay, quyền con người của người LGBT mới phát sinh trong xã hội và có nhiều quan điểm khác nhau Tuy nhiên, có thé khái quát rằng, quyền con người của người đồng tính, song tính và chuyên giới là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ nhóm người LGBT chống lại những hành động kì thị, miệt thị, xúc phạm và phân biệt đối xử làm tốn hại đến nhân phẩm, đến việc thực hiện quyền tự do cơ bản của nhóm người này Bao gồm tất cả những quyền mà một cá nhân là con người được hưởng (ví dụ như quyền mưu cầu hạnh phúc, đối xử bình đắng) và là những quyền đặc thù chung của một nhóm xã hội nhất định, ở đây đề cập đến nhóm xã hội có xu hướng tính dục và bản dạng giới khác so với phần lớn người trong xã hội (ví dụ quyền được phẫu thuật chuyên đổi giới tính, quyền kết hôn của những người đồng tính ) Họ là nhóm xã hội phải chịu thiệt thòi và có xuất phát điểm thấp hơn cho nên họ xứng đáng và cần thiết được hưởng các quyền đặc thù (các quyền của nhóm) dé có thé đạt được sự bình đăng thực chất với các nhóm khác trong việc thụ hưởng các quyền con người Thừa nhận và bảo đảm quyền con người của người LGBT là hết sức cần thiết để giữ cho một xã hội ồn định, phát triển Việc phủ nhận, coi

nhẹ bât cứ quyên nào của họ đêu có thê dân đên mât ôn định xã hội.

Trang 16

1.2 Đặc điểm quyền con người của người đồng tính, song tinh va chuyển giới

1.2.1 Quyền con người của người đồng tính, song tính và chuyền giới mang đặc tính quyền tự nhiên của con người

Người LGBT đồng tính, song tính và chuyền giới là người bình thường như mọi cá nhân khác trong xã hội, được quyền hưởng các quyền bình đăng, ngang băng và có khả năng thực hiện các nghĩa vụ giống như những người khác Một trong những quyền quan trọng nhất là quyền được sống, công nhận và tôn trong, được hưởng chính sách an sinh xã hội bình đăng như các chủ thé khác trong xã hội Người LGBT cần được xã hội nhìn nhận như người bình thường với đầy đủ các quyền và nghĩa vụ không được xúc phạm, miệt thị họ Người LGBT có thể làm bất cứ điều gì mà mình mong muốn mà không gặp bất kỳ cản trở nào Như vậy, quyên được công khai xu hướng tính dục, bản dạng giới là một trong những quyền mà người LGBT cần được hưởng, đó là một phần của tự do Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện quyền này của người LGBT gặp nhiều rào cản bởi định kiến xã hội dẫn đến nhiều thiệt thòi cho họ.

Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776 đã ghi rõ: “Tat cả mọi người sinh ra có quyền bình dang Tạo hóa cho họ những quyên không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền đó có quyên được sống, quyên tự do và quyền muu cau hạnh phic” Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1789 cũng khăng định: “Người fa sinh ra tự do và bình đẳng về quyên lợi, và phải luôn được tự do và bình dang về quyên lợi ”.

Tuyên ngôn Toàn thé giới về Nhân quyền (1948) của Liên hợp quốc đã quy

định rõ: [34]

Điều 1: “Moi người sinh ra déu được tự do và bình dang về quyên và nhân phẩm Mọi người déu được phú bam về lý trí và lương tâm và vì thé phải đối xử

với nhau trên tinh than bác di”.

Trang 17

Điều 2: “Moi người déu được hưởng tat ca những quyên và tự do được công bồ trong bản Tuyên ngôn này và không có một sự phân biệt nào, như chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay tất cả các quan điểm khác, quốc tịch hay nguồn gốc xã hội, tài sản, dòng doi hay tất cả

những hoàn cảnh khác ”.

Điều 3: “Moi người đều có quyên sống, quyên tự do và an toàn cá nhân ” Tất cả mọi người khi sinh ra đều không được lựa chọn giới tính của mình nhưng họ có quyền lựa chọn cuộc sống và hạnh phúc của mình Bắt ké sinh ra là dân tộc, màu da, giới tính, tôn giáo gì đi nữa thì cũng đều là con người, vì thế mà ai cũng đáng được hưởng quyền lợi chính đáng của một con người Tất cả mọi người khi sinh ra đều không được lựa chọn giới tính của mình nhưng họ có quyên lựa chọn cuộc sống và hạnh phúc của mình Người đồng tính, song tính, chuyền giới là một phần bình thường, tự nhiên và không thể tách rời của mọi xã hội, mọi nền văn hóa Dù chối bỏ hay thừa nhận, phản đối hay ủng hộ, họ van là hiện thực của loài người và hàng ngày vẫn đang sống, làm việc xung quanh

chúng ta Họ chính là gia đình, con cháu, anh chị em, bạn bè, người thân, hàng

xóm, đồng nghiệp của tat cả chúng ta Con người có quyền tự nhiên, người đồng tính, song tính, chuyên giới cũng là con người và với tư cách là con người thì họ cũng có quyền được hưởng tất cả các quyền tự nhiên Bản chất của hiện tượng song tính, đồng tính là hiện tượng tự nhiên vì vậy nhóm người này cần phải được hưởng những quyền tự nhiên của con người.

Như vậy, có thể thấy một trong những quyền tự nhiên của con người đó là quyền mưu cầu hạnh phúc Đây là một hình thức thể hiện của sự tự do, con người tìm kiếm hạnh phúc cho bản thân bằng chính khả năng của mình Và kết hôn là một trong những con đường dé con người đi đến hạnh phúc Với người LGBT thì kết hôn là một việc rất khó khăn Hiện nay trên thé giới xuất phat từ quan điểm khác nhau vẫn còn nhiều nước không thừa nhận quyền kết hôn của người đồng tính Người đồng tính với những đặc điểm riêng về sự hấp dẫn tình

Trang 18

dục, quan hệ tình cảm là đối tượng thường xuyên chịu những tác động tiêu cực từ những phân biệt đối xử, định kiến và kỳ thị dựa trên xu hướng tính dục đặc biệt của mình Tùy thuộc vào nền văn hóa, niềm tin tôn giáo, hệ thống chính tri mà mỗi quốc gia có các quy định khác nhau Có thé nhận thấy quyền kết hôn giữa những người cùng giới tính là một quyền quan trọng, tạo ra nhiều sóng gió chính trị cũng như ảnh hưởng đến quá trình xây dựng pháp luật của các quốc gia Đây là một quyền đặc biệt ảnh hưởng lớn đến chất lượng nhân quyền của những đối tượng dé bị ton thương trong xã hội.

Có thé nhận thấy vấn đề xây dựng một xã hội công bang và tiễn bộ, trong đó các quyền con người được bảo đảm và thực thi thông qua cơ chế pháp luật hiệu quả là mục tiêu chung của toàn thê nhân loại Xu hướng mở rộng phạm vi các quyền con người, tăng cường việc bảo vệ quyền lợi của các nhóm người dé bị ton thương trong xã hội đang ngày càng thu hút được nhiều nước quan tâm trong thời gian gần đây Vì vậy, chúng ta không thê loại bỏ người LGBT ra ngoài vòng pháp luật mà cần có những quy định rõ ràng dé thừa nhận va bảo vệ các quyền cũng như lợi ích chính đáng của họ.

1.2.2 Quyền con người của người đồng tinh, song tính và chuyển giới là quyền của thiếu số

Người đồng tính, song tính và chuyên giới vừa có đầy đủ quyền con người nói chung, vừa có những quyền mà người bình thường không có đây là quyền của nhóm thiêu số.

Nhóm thiêu số có những đặc điểm cơ bản sau:

Về số lượng: có số lượng ít (thiểu số), néu so sánh với nhóm da số cùng sinh sống trên cùng lãnh thổ.

Về vị thế xã hội: là nhóm dễ bị tổn thương, yếu thế trong xã hội (thể hiện ở tiềm lực, vai trò và ảnh hưởng của nhóm đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ở lãnh thé nơi họ sinh sống).

Trang 19

Về bản sắc: có những đặc điểm riêng, khác biệt với nhóm đa số, mà vì thế có thê phân biệt họ với nhóm đa số.

Như vậy, xét những đặc điểm này có thể thấy người LGBT thuộc nhóm thiểu số trong xã hội.Vì là quyền của nhóm thiểu số cho nên thường gặp phải những khó khăn nhất định trong việc hợp thức hóa, ghi nhận và bảo đảm thực hiện Trong xã hội vẫn còn tồn tại những định kiến của một bộ phận không nhỏ cho rằng đây là vấn đề đạo đức chứ không phải là vẫn đề mang tính tự nhiên dẫn đến sự khó khăn trong việc hợp thức hóa một số quyền như quyền kết hôn, quyên được thay đôi giới tính, quyền nhận nuôi con nuôi

Người LGBT được xem là đối tượng yếu thế trong xã hội do ảnh hưởng của sự kỳ thị, phân biệt đối xử Khi họ tham gia vào các quan hệ kinh tế như tìm việc làm, van đề nhà ở họ sẽ gặp phải nhiều trở ngại, khó khăn và có thé bị đối xử bat công hon các đối tượng khác Hon nữa, tỉ lệ người LGBT chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong xã hội nên tiếng nói của họ chưa được xem trọng Bên cạnh đó, bản thân những người trong cuộc do mặc cảm về giới tính không rõ ràng của mình nên không dám đấu tranh cho bản thân và cho những người thuộc nhóm thiểu số Chính vì thế khi quyền lợi chính đáng của họ bị xâm phạm thì khả năng tự bảo vệ là rất thấp Cho nên cần phải chú trọng đối với quyền của nhóm người thiêu số, dé bị ton thương LGBT xuất hiện ở mọi thời đại, mọi giai đoạn, mọi xã hội Họ có những yêu cầu về việc công nhận sự tồn tại của mình, được đối xử bình đăng, công bằng, được tự do kết hôn, được bảo vệ các lợi ích chính đáng Chính vì vậy cần phải bảo vệ một cách toàn điện các quyền cơ bản mà người LGBT đáng được hưởng giống như các nhóm người khác trong xã hội.

1.2.3 Việc thực hiện quyền con người của người đồng tính, song tính và chuyển giới không thuận lợi do rào cản của truyền thống van hóa, phong

tục, tập quán của dân tộc

Mô hình gia đình là sự kết hợp của một nam và một nữ với chức năng chính là duy tri noi giống là một yếu tố “uyên thống điển hình” hiện nay Sự tiếp

Trang 20

nhận một mô hình mới, ví dụ như mô hình gia đình của cặp đôi đồng tính trong việc sống chung, cùng nuôi dạy con cái có sự khác nhau ở mỗi xã hội, do truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của các dân tộc chi phối Dường như ở các nước Phương Tây, sự chấp nhận có phần dễ dàng hơn các khu vực châu Á vốn được xem là có những quan niệm “cổ hi” hơn Việc thực hiện quyền con người của người đồng tính, song tính và chuyền giới không được thuận lợi do rào cản của truyền thống văn hóa, các phong tục, tập quán của dân tộc Sự ảnh hưởng của truyền thống ảnh hưởng đến nhận thức của người dân đối với vấn đề LGBT, từ đó tác động mạnh mẽ đến việc ghi nhận quyền và đảm bảo thực hiện quyền của người LGBT Trên thế giới, có nhiều quốc gia không chấp nhận đồng tính, bỏ tù người đồng tính hoặc tử hình họ Theo báo cáo của tô chức ILGA (International Lesbian, Gay, Bisexual, Trans and Intersex Association) cho đến tháng 5/2010 một số quốc gia như Iran, Mauritania, Saudi Arabia, Sudan, Yemen và một phần của Nigeria, Somalia có thé xử phạt đến chết nếu phát hiện quan hệ đồng tính.[24]

Những mô hình mới về gia đình, về sự đa dạng của bản dạng giới đang dần dan thé hiện rõ nét trong xã hội Tuy nhiên, do quan niệm truyền thống, khi di sâu vào các quyên cụ thé của người LGBT thì người dân trong xã hội không đồng ý cho người đồng tính có quyền kết hôn, không muốn cho người chuyển giới phẫu thuật chuyên đổi giới tính Quan niệm truyền thống cũng khiến cho nhiều người nghỉ ngại khi đặt ra van đề công nhận quyên bình dang của người LGBT vì nếu như công nhận thì điều đó có làm cho suy thoái đạo đức xã hội, nòi giống hay không? Nếu cho phép người chuyên giới phẫu thuật chuyên đổi giới

tính thì có làm cho trật tự xã hội bị xáo trộn, đảo lộn hay không? Việc thừa nhận

hôn nhân đồng giới thì gia đình đồng tính có thể nuôi dạy con cái tốt không, những đứa trẻ sống trong môi trường đó có được phát triển tốt không? Chính vì những quan niệm trên mà việc thực hiện quyền con người của người đồng tính,

song tính và chuyên giới cũng gặp phải nhiêu trở ngại và rào cản.

Trang 21

13 Những yếu tố ảnh hưởng đến quyền con người của người đồng tính, song tính và chuyền giới

Quyền con người của người đồng tính, song tính và chuyên giới bị ảnh hưởng, chi phối bởi nhiều yếu tô bao gồm cả khách quan và chủ quan.

1.3.1 Yếu tố truyền thống văn hóa

Yếu t6 truyền thong chi phối đến quan niệm về người LGBT Truyền thống là những thói quen, tư tưởng, lối sống, những giá trị văn hóa lâu đời được truyền từ đời này qua đời khác, hình thành và ăn sâu vào lối sống, nếp nghĩ của nhiều người trong xã hội Dường như, ở các nước phương Tây quan niệm về người LGBT có phan dé dang chấp nhận hon ở châu A Có thé nhận thấy, yếu tố văn hóa, truyền thống, tư tưởng châu Á ảnh hưởng khá nhiều đến các quan niệm về người LGBT Từ cơ sở này, nhiều quan ngại về tính truyền thống hay mô hình gia đình sẽ bị phá vỡ thường được đề cập ở Việt Nam Một câu hỏi luôn được đặt ra khi xem xét về người LGBT, đó là liệu hôn nhân đồng tính có làm thoái hóa đạo đức, thay đổi chuẩn mực truyền thống hay không? Hôn nhân đồng tính liệu sẽ làm suy thoái nòi giống, đi ngược lại giá trị của cuộc sống hay không? Nếu cho phép người chuyển giới phẫu thuật có gây xáo trộn trong xã hội hay không? Cho đến thời điểm hiện tại những câu hỏi này vẫn xuất hiện đều đặn tại các diễn đàn, hội thảo khoa học Chính định kiến, sự kỳ thị đã khiến hầu hết mọi người luôn đặt ra những câu hỏi đó Trong các quan điểm phản đối hiện nay, có thể thay rõ nét nhất là quan điểm về khái niệm gia đình Ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các quan điểm đều lo ngại thừa nhận hôn nhân đồng tính sẽ làm phá vỡ “gia đình”, đi ngược lại một chức năng cơ bản của gia đình là duy trì noi giống Gia đình có vị trí đặc biệt quan trọng và là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học Những chủ đề nghiên cứu về gia đình luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới Trong thực tiễn, khái niệm về gia đình vẫn chưa được xác định một cách thống nhất và

rõ rang Tùy thuộc vào quan diém và các phương pháp tiêp cận, người ta có thê

Trang 22

đưa ra những khái niệm khác nhau về gia đình Tuy nhiên, nhiều quốc gia đồng thuận một cách hiểu chung nhất: "Gia đình là đơn vị cơ bản của tổ chức xã hội và là môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của mỗi thành viên, nhất là trẻ em" (Tuyên bỗ của Liên hợp quốc - LHQ về tiến bộ xã hội trong phát triển) Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về gia đình Một số ý kiến cho rằng trên thế giới hiện nay xuất hiện nhiều dạng gia đình biến thái khiến cho mọi định nghĩa về gia đình đều trở nên bất cập Chăng hạn, một học giả phương Tây James W Vander Zanden cho biết: "M6t cuộc thăm dò mới đây đã cho thấy 45% người Mỹ ngày nay cho rằng một đôi không cân kết hôn mà cùng chung sống với

nhau thì được coi là một gia đình dich thực, 33% coi các đôi cùng giới tính có

nuôi nắng con cái là gia đình, còn 20% thì coi các cặp đồng giới tính chung sống với nhau là một gia đình" Những ý kiến này đều cho răng đây có thê là sự mở rộng thái quá trong quan niệm về gia đình mà người Việt Nam ta khó lòng chấp nhận Đối với người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, gia đình là một giá trị xã hội quan trọng vào bậc nhất Nếu ở châu Âu gia đình nhiều

khi đơn giản chỉ được coi là một nhóm xã hội thì ở ta, gia đình được coi là một

tế bào xã hội có tính sản sinh với đầy đủ các yếu tố cấu thành của nó như vợ -chồng - con cái Dường như, những quan điểm gay gắt này vẫn còn tôn tại rất nhiều ở nhiều nơi trên thế giới Truyền thống từ xa xưa, ở Việt Nam cũng như các nước phương Đông khác đều rất coi trọng việc sinh con đẻ cái, nối dõi tông đường Người đàn ông là trụ cột gia đình còn phụ nữ phải biết chăm lo cho gia đình, sinh đẻ tốt để gia đình chồng có con nối dõi Ông cha ta quan niệm gia đình nào đông con cháu là nhà có phúc Chính vi vậy, có thé hiểu kết hôn là sự kết hợp giữa nam và nữ, mục đích của kết hôn là sinh con dé nối dõi tông đường Từ lối suy nghĩ, quan điểm này mà một số bộ phận không nhỏ nhìn người LGBT với ánh mắt day sự khinh bi và miệt thị, thậm chí có người còn xem day là loại bệnh có thé lây nhiễm cần phải tránh xa Vì vậy, có thé thay người LGBT dường

như không được xã hội Việt Nam nhìn nhận như một người bình thường Tuy

Trang 23

nhiên, truyền thống thực chất là do con người tạo ra và con người hoàn toàn có thé thay đôi dé phù hợp với sự phát triển của xã hội, tat cả những điều này cũng cho thấy, khái niệm gia đình vẫn hoàn toàn có thé được thay đổi dé có sự điều

chỉnh phù hợp hơn với những trạng thái khác nhau trong xã hội.

1.3.2 Yếu tố chính trị

Quan niệm của người LGBT và sự thừa nhận quyền của người LGBT còn bị ảnh hưởng bởi yếu tô chính trị Điều này xuất phát một phan từ đặc điểm hệ thống chính trị của các quốc gia được tổ chức theo các nguyên tắc nào: da nguyên, đa đảng hay dân chủ xã hội Sự xung đột lợi ích sẽ dẫn đến xung đột chính trị khiến cho việc hợp pháp hóa các quyền của nhóm người LGBT gặp phải nhiều cản trở, khó khăn Yếu tố chính tri có tác động rất quan trọng đến quá trình hợp pháp hóa các quyền bình đăng của người LGBT Ví dụ như ở nước Mỹ có nhiều đảng phái chính trị cũng khiến cho việc hợp pháp hóa một quyền nào đó cũng gặp khó khăn, được xem là nước dân chủ, phát triển và tiến bộ nhưng cũng mới chỉ ghi nhận quyền kết hôn bình đăng ở 16 bang và tiêu bang Ở Đức cũng chỉ mới ghi nhận quyền kết hợp dân sự cho người đồng tính, thậm chí còn bắt họ nộp thuế cao hơn cặp đôi dị tính.

1.3.3 Yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo

Yếu tố tín ngưỡng và tôn giáo cũng có tác động lớn đến quan niệm về người LGBT Có thé thấy những quốc gia tiễn bộ, cởi mở nhất về quyền của LGBT chủ yếu là những nước có nền dân chủ phát triển ở các khu vực Tây Âu, châu Mỹ và châu Đại dương, trong khi những quốc gia tỏ ra “khắc nghiệt” nhất trong van dé này chủ yếu là những nước đang phát triển hoặc theo Hồi giáo ở khu vực châu Phi, Trung Đông, Nam và Đông Nam A Những nước chịu anh hưởng của Phật giáo, Nho giáo và thuộc khối xã hội chủ nghĩa trước đây (bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên hiện nay) năm ở giữa hai khối nước trên (không coi tình dục đồng giới là trái pháp luật, song chưa có luật cụ thể về chống phân biệt đối xử cũng như chưa thừa

Trang 24

nhận các quyền dân sự của các cặp đồng giới)[9] Thực trạng này cho thấy có mối liên hệ khá rõ ràng giữa trình độ phát triển của dân chủ và đặc trưng tôn giáo, văn hoá với việc thừa nhận và bảo đảm các quyền của LGBT.

Về tín ngưỡng, Việt Nam là quốc gia có truyền thống tín ngưỡng lâu đời Từ xa xưa, con người có niềm tin sung bái vào các lực lượng siêu nhiên, vào những điều thiêng liêng, huyền bí vượt khỏi giới tự nhiên Điều đó được biểu hiện qua việc thờ cúng, các nghi lễ, tập tục Ở Việt Nam có nhiều loại tín ngưỡng, trong đó có tín ngưỡng phon thực Những trí tuệ sắc sao thi tìm các quy luật khoa học để lý giải hiện thực và họ xây dựng nên triết lý âm dương, còn những trí tuệ bình dân thì nhìn thấy ở thực tiễn đó một sức mạnh siêu nhiên, bởi vậy mà họ sung bái nó như thần thánh và xây dựng nên tín ngưỡng phôn thực (phon: nhiều, thực: nảy nở)[22] Tín ngưỡng phon thực coi trọng việc giao phối giữa nam và nữ để con người được sinh sôi, nảy nở, phát triển nòi giống Tuy tín ngưỡng phon thực không cắm mối quan hệ đồng tính nhưng lại xem mối quan hệ này là trái với tự nhiên và đi ngược lại niềm tin của tín ngưỡng này.

Trong nhiều văn hóa khác nhau, tôn giáo đóng vai trò trung tâm trong những xung đột này Ví dụ, nhiều người Công giáo xem tính dục đồng giới như là một thách thức trực tiếp tới với những khía cạnh của trật tự xã hội dựa trên kinh sách và truyền thống, và thực sự, một số phong trào chính trị phát sinh từ lý thuyết về sự đa dạng của bản dạng tính dục đã tích cực thách đồ những tiền đề mặc định nằm dưới trật tự xã hội đó Những thành viên khác của cộng đồng đồng tính nam và nữ thì tin chắc vào những niềm tin chung về bản chất lý tưởng của các mối quan hệ, họ tìm kiếm một sự kết nối với trật tự xã hội thống trị dé nhằm tham dự vào các thiết chế xã hội như là hôn nhân Trong truyền thống Cơ đốc giáo, tính dục đồng giới cũng là một nguyên nhân của xung đột nội bộ và chia rẽ Ở Việt Nam, tôn giáo khá đa dạng, bao gồm nhiều tôn giáo như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Dao Cao đài Tuy khác nhau nhưng về bản chất các loại

tôn giáo này đêu hướng con người đên cái thiện, phù hợp với đạo đức và lịch sử

Trang 25

văn hóa lâu đời của dân tộc ta Quan niệm trong tôn giáo cũng có phần tác động đến quan niệm của người Việt Nam về người LGBT Nho giáo quan niệm người chồng là trụ cột, gánh vác công việc gia đình, còn người vợ phải có đầy đủ các đức tính công dung ngôn hạnh, chăm lo cho gia đình, sinh con đẻ cái để nối dõi tông đường Ngày nay, tuy quan niệm về gia đình đã có nhiều sự phát triển tiến bộ nhưng mỗi người dân Việt Nam ít nhiều vẫn còn ảnh hưởng bởi quan niệm Nho giáo này Vì vậy, quan niệm của nhiều người vẫn không thé chấp nhận một kiểu gia đình khác như giữa nam với nam, nữ với nữ, không có con cái Còn Phật giáo lại quan niệm vô ngã, vô thường, đề cao lòng từ bi, hướng thiện, phải giúp đỡ và yêu thương con người Vì thế với quan niệm này thì đù có xu hướng tính duc hay bản dạng giới thế nào thi vẫn là con người và phải được đối xử một cách bình đăng, không được kỳ thị, coi thường với bất cứ ai.

1.3.4 Yếu tố pháp luật

Dù quyền con người có nguồn gốc tự nhiên, là bam sinh, vốn có hay do các nhà nước quy định thì việc thực hiện quyền van cần có pháp luật Các quyền tự nhiên của con người không thé được đảm bao đầy đủ nếu không được ghi nhận băng pháp luật Pháp luật có vai trò đặc biệt, không thé thay thé trong việc ghi nhận, bảo vệ và thúc đây các quyền con người Pháp luật chính là công cụ để chuyên hóa các quyên tự nhiên thành những quyền con người có đầy đủ giá trị hiện thực Thông qua pháp luật, các quyền trở thành quy tắc xử sự bắt buộc, mang tính thống nhất chung cho toàn xã hội còn nghĩa vụ sẽ được thực thi va tôn trọng Việc thừa nhận và bảo vệ các quyền con người của người LGBT chỉ mang tính khả thi và được thực hiện trên thực tế khi được pháp luật cụ thê hóa, chính thức hóa trong các quy định Việc quy định quyền của người LGBT trong pháp luật một mặt bảo đảm cho người LGBT có cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của chính họ, mặt khác vừa bảo đảm sự tuân thủ, tôn

trọng các quyên đó của các chủ thê khác trong xã hội.

Trang 26

1.4 Quyền con người của người đồng tính, song tính và chuyển giới quy định trong pháp luật quốc tế và một số quốc gia

1.4.1 Quyền con người của người đồng tính, song tính và chuyển giới trong pháp luật quốc tế

Trong nhiều thập kỉ qua, Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã nỗ lực đấu tranh cho những quyên cơ bản của con người nói chung, trong đó có người đồng tính, song tính và chuyền giới.

Quan điểm của Liên Hiệp Quốc về quyền của người LGBT được thể hiện trong Tuyên ngôn Toàn thế giới về Nhân quyền và trong các Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính tri và quyền kinh tế, xã hội, văn hóa Theo các văn kiện này, LHQ cho rằng quyên của người đồng tính, song tính và chuyền giới là quyền cơ bản của con người Cụ thé là, trong Tuyên ngôn Toàn thế giới về Nhân quyên (1948) được thể hiện ở:

Điều 1: “Moi người sinh ra đêu được tự do và bình đăng về quyền và nhán phẩm Mọi người déu được phú bẩm về lý trí và lương tâm và vì thé phải đối xử

với nhau trên tinh than bác di”.

Điều 2: “Moi người déu được hưởng tất cả những quyên và tự do được công bồ trong bản Tuyên ngôn này và không có một sự phân biệt nào, như chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay tất cả các quan điểm khác, quốc tịch hay nguôn gốc xã hội, tài sản, dòng dõi hay tất cả

những hoàn cảnh khác ”.

Điều 3: “Moi người đều có quyên sống, quyên tự do và an toàn cá nhân ” Đồng thời cùng với việc thể hiện quan điểm của mình, gần đây Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc cũng đã có những động thái cụ thê trong việc bảo vệ quyên của nhóm người LGBT Mặc dù, Tuyên ngôn Nhân quyền đã khang định quyền con người nói chung, trong đó có quyền của nhóm người LGBT, nhưng sự kì thị, phân biệt đối xử và bạo lực với họ vẫn diễn ra trên khắp thế giới và trở thành mối quan tâm đặc biệt về vấn đề nhân quyền của LHQ từ những năm 1990

Trang 27

của thé ky XX va kéo dài trong suốt những năm dau thé ky XXI Sau nhiều thập

ki khi “xu hướng tính duc” và “ban dạng gioi” it được bàn luận một cách chính

thức, những lo ngại về sự vi phạm nhân quyền đã khiến Hội đồng Nhân quyền LHQ coi đây là van đề ưu tiên dé thảo luận, và chính thức đưa ra những tuyên bố chung về quyền của nhóm người đồng tính, song tính và chuyền giới Những bản tuyên bố chung về quyền con người, xu hướng tính dục và bản dạng giới đã được đề xuất ban đầu trong các phiên họp của Hội đồng Nhân quyền năm 2006 và 2008 Cuộc tranh luận xoay quanh mối quan tâm chính tri về luật phân biệt đối xử và nghĩa vụ của nhà nước trong việc thực thi luật nhân quyền quốc tế.

Những nỗ lực đầu tiên về thúc đây quyền của LGBT diễn ra ở châu Âu từ đầu thập kỷ 1980, sau đó được mở rộng sang các châu lục khác và trên diễn đàn toàn cầu của Liên hợp quốc.

Một trong những văn kiện quốc tế đầu tiên của hệ thống Liên hợp quốc đề cập trực tiếp đến quyền của LGBT là Tuyên bố của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc (Commission on Human Rights, nay đã được thay thế bởi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc) về “Xu hướng tính duc và quyển con người”

(Sexual Orientation & Human Rights) Văn kiện này được thông qua vào tháng

3/2005, do New Zealand đề xướng và nhận được sự ủng hộ của 32 quốc gia thành viên Ủy ban.[9, tr8]

Tiếp theo là “Tuyên bố chung về những vi phạm nhân quyên dựa trên xu

hướng tinh dục và ban dạng giới (Human rights violations based on sexual

orientation and gender identity) do Navy khởi xướng với sự ủng hộ của 34 quốc gia được công bố bởi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (UN Human Rights Council) vào tháng 12/2006 Tuyên bố vạch rõ những hình thức vi phạm nhân quyền dựa trên xu hướng tính dục và ban dạng giới đang diễn ra trên thế giới, nguyên nhân của tình trạng này, đồng thời kêu gọi các quốc gia thành viên Liên hợp quốc có những hành động dé ngăn chặn và cham dứt những vi phạm đó Và

“Tuyên bô chung về quyên con người, xu hướng tính duc và bản dạng giới” do

Trang 28

Achentina khởi xướng với sự ủng hộ của 66 quốc gia được công bố bởi Dai hội đồng Liên hợp quốc vào ngày 18/12/2008 Tuyên bố khang định nguyên tắc không phân biệt đối xử về quyền con người được áp dụng với vấn đề xu hướng tính duc và bản dạng giới, lên án những hành vi bao lực và phân biệt đối xử dua trên hai yếu tô này, đồng thời yêu cầu Hội đồng Nhân quyên Liên hợp quốc thảo luận về những cách thức để ngăn ngừa và chấm dứt những vi phạm nhân quyền đó Tuyên bố cũng kêu gọi các tổ chức nhân quyền và các quốc gia nỗ lực thúc day và bảo vệ các quyền của tất cả mọi người bất ké xu hướng tinh duc và ban dạng giới của họ như thế nào [9.tr8]

Sau đó, ngày 26-03-2007, một nhóm chuyên gia nhân quyền đưa ra bộ Nguyên Tắc Yogyakarta để áp dụng Luật nhân quyền cho những vấn đề có liên quan đến khuynh hướng/xu hướng tính dục và bản dang giới Các nguyên tắc này xác định nghĩa vụ của các quốc gia là phải tôn trọng, bảo vệ và thực hiện nhân quyền của tất cả mọi người bất kế khuynh hướng tính dục hoặc giới tính của họ Hiện nay một số quốc gia đang vận động để đưa những nguyên tắc Yogyakarta vào trong pháp luật của họ trong đó có các quyền tự do dan chủ của công dân, ban hành các luật về những quyền chưa được cụ thê hóa như: quyền tự do lập hội, quyền tự do hội họp, quyên biểu tình, quyền được trưng cầu dan ý, quyền được bảo vệ dữ liệu cá nhân, quyền tiếp cận thông tin quyền của người LGBT được thể hiện rõ nhất trong ba nguyên tắc đầu tiên của bộ nguyên tắc này: “Quyên được hưởng sự hưởng thụ phổ quát của quyên con người, quyên bình dang và không phân biệt, quyên được thừa nhận trước pháp luật" [22, tr.72]

Năm 2011 và 2012 van đề về quyền của người LGBT đã được thúc đây mạnh mẽ hon Thang 3/2011, 85 quốc gia va vùng lãnh thé đã cùng ký vào ban “Tuyên bố chung về việc chấm dứt các hành động bạo lực và vi phạm nhân quyên dựa trên xu hướng tinh duc và bản dang giới” Nghị quyết về “Quyển con người, Xu hướng tính duc và Bản dạng giới” do Nam Phi đề xướng, được thông qua tại Phiên họp thứ 17, tháng 6/2011 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp

Trang 29

quốc Đây là Nghị quyết đầu tiên của một cơ quan nhân quyền Liên Hợp Quốc đề cập trực tiếp đến vẫn đề quyền con người của LGBT, Nghị quyết khăng định “moi người déu có quyên bình dang, bat kề thiên hướng tinh dục như thé nào” [34 tr.1] Sự ủng hộ của các thành viên Hội đồng Ở khắp nơi đã tạo điều kiện cho sự ra đời một bản báo cáo chỉ tiết đầu tiên của văn phòng hội đồng cao ủy nhân quyền (A/HRC 19.41) vào tháng 11-2011, tổng kết lại van đề bao lực và phân biệt đối xử đối với LGBT trên khắp thế giới Báo cáo đã nêu được ra các băng chứng cho thấy những hình thức bạo lực và phân biệt đối xử mang tính hệ thống đối với các cá nhân ở khắp nơi trên thế giới vì xu hướng tính dục và bản dạng giới của họ Báo cáo đồng thời đưa ra các khuyến nghị với các nhà nước nhằm bảo vệ quyền của nhóm người này Nội dung của báo cáo đã trở thành vấn đề cơ bản được thảo luận tại tiểu ban của Hội đồng nhân quyền vào tháng

Thang 3/2013, tại phiên họp thứ 19 của Hội đồng nhân quyên, Cao ủy viên LHQ về quyền con người, Navi Pillay, đã yêu cầu các nước viết lên “ộ/ chương mới ” trong lịch sử LHQ, đóng góp vào việc chấm dứt ngay bạo lực và phân biệt đối xử với người LGBT.Tai phiên họp này, Tổng thư kí LHQ Ban Ki-Moon cũng đã có bài phát biểu, mô tả những hành vi bạo lực và phân biệt đối xử với LGBT là “tan bi kịch lớn đối với những ai có lương tri và là vết nhơ đối với lương tâm của chúng ta” [20] ông kêu gọi các quốc gia trên toàn thế giới phi hình sự hóa đồng tính, cham dứt kỳ thị LGBT Đặc biệt, Tổng Thư kí cũng lưu ý rằng “trên thế giới vẫn còn những nơi mà luật pháp còn tội phạm hóa và phân biệt đối xử hoặc có những rào cản với người đồng tính, song tinh và chuyển giới [22 tr65] Lan đầu tiên người đứng dau tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh đã đưa ra một thông điệp rõ ràng và day tính ủng hộ đối với van dé LGBT va đây cũng là quan điểm của cả LHQ khi gần đây liên tiếp có những động thái để giải quyết vấn đề kỳ thị phân biệt dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới.

Trang 30

Dé hệ thống hóa lại những van dé đặt ra đối với người đồng tính, song tính và chuyên giới dựa trên báo cáo thực trạng đối với LGBT, cũng như chỉ ra những nghĩa vu của nhà nước liên quan đến các luật nhân quyền quốc tế, thang 6/ 2012, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Quyền con người đã cho xuất bản một cuốn cam nang mang tên “sinh ra f do và bình dang - xu hướng tình duc va bản dang giới” (HR/PUB/12/06) Với quan điểm rằng muốn bảo vệ cá nhân dựa trên xu hướng tinh dục và ban dạng giới không nhất thiết phải tao ra những quyền riêng biệt dành riêng cho LGBT, mà chỉ cần yêu cầu bảo đảm sự thực thi của các quyền không phân biệt đối xử trong các văn bản pháp luật quốc tế đã có, cam nang nhấn mạnh vào những sự vi phạm nhân quyền và yêu cầu thực hiện nghĩa vụ của nhà nước Cuốn sách bao gồm 5 phần, nội dung mỗi phần bao gồm các mục: Xác định một nghĩa vụ của Nhà nước, các điều luật quốc tế nhân quyền có liên quan và quan điểm của các cơ quan nhân quyền dựa trên công ước Mỗi phần cũng đưa ra các khuyến nghị cụ thể.

Có thé thấy, cho đến nay Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc đã có nỗ lực từng bước trong việc chỉ ra những vi phạm nhân quyền với người đồng tính, song tính và chuyên giới, cũng như yêu cầu các quốc gia có những hành động cụ thê tuân theo các điều luật nhân quyền quốc tế dé chấm dứt các hành vi vi phạm nhân quyên.

1.4.2 Quyền con người của người đồng tính, song tính và chuyền giới trong pháp luật của các quốc gia

Ở nhiều nước trên thế giới, cộng đồng LGBT ngày càng được quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau như xã hội, pháp lý, y tế, mặc dù vẫn còn những hiện tượng kì thị, công khai xúc phạm, đánh đập, hành ha thé chat và tinh thần người đồng tính một cách dã man hoặc thậm chí một số quốc gia áp dụng hình thức phân biệt đối xử mang tính thé chế, nhưng nhìn chung phong trào bảo vệ nhóm đối tượng này ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực Cụ thê đã

có nhiêu quôc gia đã nhận ra và làm vô hiệu sự phân biệt đôi xử băng luật pháp

Trang 31

với những quy định cam phân biệt đối xử trong lĩnh vực việc làm, nhà ở và giáo dục Tính đến nay tất cả các thành viên thuộc khối cộng đồng chung Châu Âu đều được yêu cầu về mặt pháp lý phải ngăn cấm phân biệt đối cử dựa trên

khuynh hướng tinh dục và bản dạng giới.

Ngoài các văn kiện pháp lý quốc tế nêu trên, pháp luật một số quốc gia đã thừa nhận các quyên và lợi ích chính đáng LGBT Tính đến năm 2013, trên thé giới đã có 114 Quốc gia và vùng lãnh thổ coi hành vi tình dục đồng giới không trai pháp luật, 52 Quốc gia cam phân biệt đối xử về việc làm dựa trên cơ sở định hướng tinh dục, 19 Quốc gia và vùng lãnh thé cắm phân biệt đối xử về việc làm dựa trên cơ sở nhận dạng giới; 10 Quốc gia và vùng lãnh thé hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, Hà Lan là quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa kết hôn đồng tính Đạo luật công bố ngày 21-12-2000 đã sửa đổi phần 1 của Bộ luật dân sự liên quan đến việc mở rộng quan hệ hôn nhân đối với những người cùng giới, Điều 30 của Bộ luật dân sự Hà Lan được sửa đôi thành : “Mộ hôn nhân có thé được

xdy dung bởi hai người cùng giới hoặc khác giới tính Pháp luật chỉ xem xét hôn

nhân trong những mối quan hệ dân sự của nó”; 14 Quốc gia và vùng lãnh thô chưa hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới song các cặp đồng giới được thừa nhận; 6 quốc gia và vùng lãnh thé đã quy định trong Hiến pháp cấm mọi hình thức phân biệt đối xử dựa trên định hướng tính dục (Nam Phi, Kosovo, Bồ Đào Nha, Thụy Điền, Thụy Si, Ecuador) như khoản 3 Điều 9 Chương 2 Hiến pháp Nam phi quy định: “Nhà nước không được phân biệt đối xử trực tiếp hoặc gián tiếp đối với bat kỳ ai dựa trên chủng tộc, giới tính, quan hệ tình dục, mang thai, tinh trạng hôn nhân, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, màu da, xu hướng tính dục, tôn giáo, tin ngưỡng, văn hóa, ngôn ngữ và noi sinh” Tương tự, Hiễn pháp Thuy Điền tại Điều 2 Chương | cũng nghiêm cấm phân biệt đối xử dựa trên xu hướng

tính duc.[8]

Ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở châu Âu hiện đã có một hệ thống quy định pháp luật được áp dụng cho người chuyên giới, tập trung vào các cá nhân

Trang 32

mong phẫu thuật thay đổi giới tính Luật pháp các nước này ủng hộ việc chuyển đổi giới tính trong các trường hợp đặc biệt và cho phép thay đổi trong giấy tờ cá nhân sau khi phẫu thuật chuyên đổi giới tính và hôn nhân với giới tính hậu phẫu thuật Đến nay có thê thống kê sơ bộ tình hình các quốc gia thừa nhận và cho phép phẫu thuật chuyền giới đối với người chuyển giới như sau: Trung Quốc (2003), Đức (1981), Ý (1982), Nhật Bản (2004), Hà Lan (1985), New Zealand

(1995), Panama (1975), Romania (1996), Nam Phi (2003), Tay Ban Nha (2006),

Thụy Điển (1972), Thổ Nhĩ Kỳ (1988), Vương quốc Anh (2004), Lithuana, Serbia, Argentina (2012), Bồ Đào Nha (2011), Urugoay (2009), Malaysia, Thái Lan, Singapore, Philippines, An D6, Hồng Kông - Trung Quốc, Dai Loan, Han Quốc (2012) và một số bang, vùng của Uc, Canada, Mỹ [11]

Từ báo cáo kết quả khảo sát về thực trạng bảo đảm quyền của LGBT trên thé giới do Hiệp hội quốc tế của những người đồng giới nam, nữ, người song tính và chuyển giới (The International Lesbian, Gay, Bisexual, Trans and Intersex Association) thực hiện và công bố tháng 5/2012, có thé khái quát những phát hiện chính liên quan đến khuôn khổ pháp luật của các quốc gia về quyền

của nhóm xã hội này như sau:

Bảng 1: Quyền về tinh dục của LGBT trong pháp luật quốc gia [36]

Nội dung Pham vi được bảo đảm|[37|

Hành vi tinh | 113 quốc gia và vùng lãnh tho: [38]

dục đồng | Châu Phi: Burkina Faso, Cape Verde (2004), Cộng hoà giới không bị | Trung Phi, Công gô, Chad, Bờ biển Ngà, Cộng hoả dân chủ

coi là trái | Công gô, DJibouti, Ghi nê Xích đạo, Gabon, Guinea-Bissau

pháp luật (1993), Madagascar, Mali, Niger, Rwanda, Nam Phi (1998).

Chau A: Bahrain (1976), Cam pu chia, Trung Quéc (1997),

Dong Ti-mo(1975), Indonesia, Israel (1988), Nhat ban (1882),Jordan (1951), Kazakhstan (1998), Kyrgyzstan (1998), Lao,

Mông Cổ, Nepal (2008), CHDCND Triều Tiên, Philippines,

Trang 33

Hàn Quốc, Đài Loan (1896), Tajikistan (1998), Thái Lan

(1957), Việt Nam, Khu vực Bờ Tây thuộc Palestin (1951).

Châu Âu: Albania (1995), Andorra (1990), Armenia (2003), Ao (1971), Azerbaijan (2000), Belarus (1994), Bi (1795),

Bosnia and Herzegovina (1998-2001), Bulgaria (1968),Croatia (1977), Sip (1998), Cộng hoa Séc (1962), Dan Mach

(1933), Estonia (1992), Phần Lan (1971), Pháp (1791),

Georgia (2000), CHLB Duc (1968-69), Hy Lap (1951),Hungary (1962), Ai-xo-len (1940), Ai-len (1993), Italy(1890), Kosovo (1994), Latvia (1992), Liechtenstein (1989),Lithuania (1993), Luxembourg (1795), Macedonia (1996),Malta (1973), Moldova (1995), Monaco (1793), Montenegro,

(1977), Ha Lan (1811), Nauy (1972), Ba Lan (1932), Bồ Dao

Nha (1983), Ru-ma-ni (1996), Liên bang Nga (1993), SanMarino (1865), Serbia (1994), Slovakia (1962), Slovenia

(1977), Tây Ban Nha (1979), Thuy Điển (1944), Thuy Si (1942), Thổ Nhĩ Ky (1858), Ukraine (1991), Vuong quốc

Anh, Vatican City Châu Mỹ La-tinh và ving Ca-ri-bê:Argentina (1887), Bahamas (1991), Bolivia, Brazil (1831),Costa Rica (1971), Chile (1999), Colombia (1981), Cuba(1979), Dominica (1822), Ecuador (1997), El Salvador(1800’s), Guatemala (1800’s), Haiti (1800’s), Honduras(1899), Mexico (1872), Nicaragua (2008), Panama (2008),Paraguay (1880), Peru (1836-1837), Suriname (1869),

Uruguay (1934), Venezuela (1800’s) Bae My: Canada

(1969), Hoa Ky (2003) Châu Đại dương: Australia, Fiji(2010), Marshall Islands (2005), Micronesia, New Zealand(1986), Vanuatu (2007), Tokelau (2007).

Trang 34

Chau Phi: Algeria (1966), Angola, Benin, Botswana, Burundi(2009), Cameroon (1972), Comoros, Ai-cap, Eritrea, Ethiopia,Gambia, Ghana, Guinea, Kenya, Lesotho, Liberia, Libya,Mauritius, Morocco, Mozambique,Malawi, Mauritania,

Namibia, Nigeria, Sao Tomé and Principe, Senegal,Seychelles, Sierra Leone, Somalia, South Sudan, Sudan,Swaziland, Tanzania, Togo, Tunisia, Uganda, Zambia,

Zimbabwe Chau A: Afghanistan, Bangladesh, Bhutan,

Brunei, Iran, Kuwait, Lebanon, Malaysia, Maldives,Myanmar, Oman, Pakistan, Qatar, Saudi Arabia, Singapore,Sri Lanka, Syria, Turkmenistan, United Arab Emirates,Uzbekistan, Yemen Chau My La-tinh va ving Ca-ri-bé:Antigua and Barbuda, Barbados, Belize, Dominica, Grenada,Guyana, Jamaica, St Kitts & Nevis, St Lucia, St Vincent & theGrenadines, Trinidad and Tobago Chau Dai dương: Kiribati,Nauru, Palau, Papua New Guinea, Samoa, Solomon Islands,

Tonga, Tuvalu Một số vùng lãnh thé: Cook Islands (New Zealand), Gaza (thuộc Palestine), Thổ Nhĩ Kỳ, Cộng hoa Bac

Sip, South Sumatra and Aceh Province (Indonesia).

52 quốc gia và vùng lãnh thô:

Châu Phi: Botswana (2010), Cape Verde (2008), Mauritius(2008), Mozambique (2007), Seychelles (2006), Nam Phi

(1996), Namibia (2004) Chau A: Israel (1992), Dai Loan (2007) Chau Au: Albania (2010), Andorra (2005), Ao

(2004), Bi (2003), Bosnia and Herzegovina (2003), Bulgaria(2004), Croatia (2003), Sip (2004), Cong hoa Séc (1999), Dan

Mach (1996), Estonia (2004), Phan Lan (1995), Phap (2001),

Trang 35

Georgia (2006), CHLB Đức (2006), Hy Lạp (2005), Hungary(2004), Ai-len (1999), Italy (2003), Kosovo (2004), Latvia(2006), Lithuania (2003), Luxembourg (1997), Macedonia(2005), Malta (2004), Montenegro (2010), Hà Lan (1992),

Nauy (1998), Ba Lan (2004), Bồ Đào Nha (2003), Ru-ma-ni

(2000), Serbia (2005), Slovakia (2004), Slovenia (1995), Tây

Ban Nha (1996), Thuy Dién (1999), Vuong quéc Anh (2003) Châu Mỹ La-tinh và vùng Ca-ri-bê: Argentina (thành phố Rosario, 1996), một số khu vực của Brazil, Colombia (2007),

Costa Rica (1998), Ecuador (2005), 10 bang cua Mexico

(2001-2009), Nicaragua (2008), Venezuela (1999) Bắc Mỹ: Canada (1996), một số vùng của Hoa Kỳ Châu Dai dương:

Australia, Fiji (2007), New Zealand (1994).

Châu Âu: Croatia (2009), Hungary (2004), Montenegro (2010), Serbia (2009), Thuy Điển (2009), Áo, Bi, Đan Mach, Phần Lan, Pháp, CHLB Đức, Ai-len, Italy, Latvia, Hà Lan, Ba Lan, Slovakia và Vương quốc Anh Châu Mỹ La-tinh và vùng Ca-ri-bê: Argentina (thành phố Rosario, 2006) Bắc Mỹ: Các lãnh thé vùng Tây bắc của Canada (2004), một số

khu vực của Hoa Kỳ Chau Đại dương: Australia (1996).

6 quốc gia và vùng lãnh tho:

Châu Phi: Nam Phi (1994 và 1997) Châu Âu: Kosovo (2008), Bồ Đào Nha (2004), Thuy Điển (2003), Thuy Sĩ (2000), một số vùng của CHLB Đức.Châu Mỹ La-tinh và vùng Ca-ri-bê: Bolivia (2009), Ecuador (2008), một số vùng

của Argentina và Brazil, British Virgin Islands (2007).

Trang 36

Cẩm kích 24 quốc gia và vùng lãnh thô:

động hận | Châu Phi: Nam Phi (2000) Châu Âu: Bi (2003), Croatia

thù dựa trên | (2003), Dan Mach (1987), Estonia (2006), Pháp (2005), Ai-khuynh xơ-len (1996), Ai-len (1989), Lithuania (2003), Luxembourg

hướng tình | (1997), Monaco (2005), Hà Lan (1992), Nauy (1981), Bồ Đào

dục Nha (2007), Ru-ma-ni (2000), San Marino (2006), Serbia

(2009), Tây Ban Nha (1996), Thuy Điền (2003), một số vùng của Vương quốc Anh (2004-10) Châu Mỹ La-tinh và vùng

Ca-ri-bé: Bolivia (2011), Colombia (2011), Ecuador (2009),

một số vùng của Mexico, Uruguay (2003) Bắc Mỹ: Canada (2004) Châu Đại dương: Một số vùng của Australia

Pháp luật 37 quốc gia và vùng lãnh tho:

Châu Phi: Nam Phi (2006) Châu Au: Iceland (2010), Bi (2003), Hà Lan (2001), Nauy (2009), Bồ Đào Nha (2010), Tây Ban Nha (2005), Thuy Điển (2009), Uruguay, New Zealand,

Pháp, Canada, Đan Mạch Châu Mỹ La-tinh và vùng Ca-ri-bê: Argentina (2010), Mexico (2bang, 2010), Brazil (11

bang) Bắc Mỹ: Canada (2005), Hoa Kỳ (10 bang)

Ai-len (2011), Liechtenstein (2011), Thuy Si (2007), Vương

quốc Anh (2005) Châu Mỹ La-tinh và vùng Ca-ri-bê:

Brazil (2011), Colombia (2009), bang Coahuila của Mexico

(2007) Bắc Mỹ: một số vùng của Hoa Ky Châu Dai dương: New Zealand (2005), một số vùng của Australia.

Trang 37

Chau My La-tinh va ving Ca-ri-bé: Ecuador (2009),

Uruguay (2008) Bắc Mỹ: Một số vùng của Hoa Kỳ cặp đồng

Quyền của | 12 quốc gia và vùng lãnh tho:

các cặp hôn | Châu Phi: Nam Phi (2002) Châu Á: Israel (2008) Châu nhân đồng Âu: Andorra (2005), Bi (2006), Đan Mạch (2010), Ai-xơ-len

giới được | (2006), Hà Lan (2001), Nauy (2009), Tây Ban Nha (2005),

nhận con | Thuy Điền (2003), một số vùng của Vương quốc Anh (2005-).

nuôi Châu Mỹ La-tinh và vùng Ca-ri-bê: Argentina (2010),

Brazil (2010), the Federal District của Mexico (2010) Bắc Mỹ: Một số vùng của Canada và Hoa Kỳ Châu Đại dương:

Châu Phi: Nam Phi (2004) Châu Á: Nhật bản (2004) Châu Âu: Bi (2007), Phần Lan (2003), CHLB Đức (1981), Italy (1982), Hà Lan (1985), Bồ Đào Nha (2010), Ru-ma-ni (1996), Tây Ban Nha (2007), Thuy Điển (1972), Thổ Nhĩ Ky (1988), Vương quốc Anh (2005) Châu Mỹ La-tinh và vùng

Ca-ri-bê: Argentina (2012), the Federal District của Mexico (2009),

Panama (1975), Uruguay (2009) Bắc Mỹ: Một số vùng của

Canada va Hoa Ky Châu Đại dương: Australia, NewZealand (1995)

Những con số thông kê nêu trên cho thấy sự phát triển nhanh chóng về nhận thức và hành động thúc đây quyền của LGBT trên thế giới trong khoảng

Trang 38

hai thập kỷ gần đây Mặc dù vậy, như đã đề cập, nếu so sánh với nhiều nhóm xã hội dé bị tổn thương khác, khuôn khổ pháp luật quốc tế về quyền của LGBT hiện vẫn còn rất hạn chế Bảng tông hợp trên cũng cho thấy sự phân biệt đối xử với LGBT vẫn còn khá phổ biến trên thế giới, khi số quốc gia vẫn duy trì các quy định pháp luật trừng phạt hành vi tình dục đồng giới vẫn còn khá cao (78/193, tương đương 40% ở thời điểm năm 2012, tăng thêm hai nước so với năm 2011) Ngoài ra, vẫn còn ít quốc gia ban hành các quy định pháp luật cụ thể về cắm phân biệt đối xử với người đồng tính (57/193), trao các quyền dân sự (với những mức độ khác nhau) cho các cặp đôi đồng tính (30/193) Đặc biệt, mới chỉ có

14/193 quốc gia pháp luật chính thức cho phép hôn nhân đồng tính.

Cụ thể, cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một điều ước quốc tế có hiệu lực toàn cầu nào đề cập riêng và cụ thê đến quyền của nhóm này, trong khi đã có nhiều công ước, nghị định thư về quyền của phụ nữ, trẻ em, người khuyết

tật, người bản địa, người lao động di trú

Việc chưa có một điều ước riêng về quyền của LGBT - một nhóm xã hội từ lâu đã và đang phải đối mặt với những vi phạm nghiêm trọng về quyền con người - có thé coi là một thiếu sót của luật nhân quyền quốc tế Tuy vậy, thiếu sót này cũng không gây ngạc nhiên, bởi lẽ luật nhân quyền quốc tế là một hệ thống được hình thành và phát triển dần dần từ 1945 Nếu nghiên cứu lịch sử của luật nhân quyền quốc tế, có thé thay không chỉ LGBT mà một số nhóm xã hội dễ bị tốn thương khác cũng chưa hoặc chỉ mới được ghi nhận các quyền cụ thé của họ trong ngành luật này trong một vài thập kỷ gần đây, cụ thể như phụ nữ (1979), trẻ em (1989), người lao động di trú (1990), người khuyết tật (2007) Với sự phát triển nhanh chóng trong nhận thức và hành động về quyền của nhóm này trên các diễn đàn quốc tế, có thể dự đoán rằng trong tương lai gần khuôn khổ pháp luật quốc tế về quyền của LGBT sẽ được bồ sung và hoàn thiện

hơn.

Trang 39

Hiện nay, ở Việt Nam, pháp luật hiện hành không thừa nhận sự ton tại của những người có giới tính thiểu số, người LGBT cũng như mối quan hệ hôn nhân của họ, những vấn đề pháp lý phát sinh đang bị bỏ ngỏ do họ không được thừa nhận, thay đối các thông tin cá nhân Tuy nhiên, cùng với sự phát triển chung của khoa học, của nhận thức nhân loại, của các nước phát triển trên thế giới đã đến lúc pháp luật cần thừa nhận sự tồn tại của những người có giới tính thiểu số, dé tạo sự bình đăng và công nhận sự ton tại và vai trò của họ trong xã hội Từ đó chúng ta có thé bảo vệ hiệu quả hơn các quyền và lợi ich hợp pháp cũng như xử

lý hành vi vi phạm của họ.

Ngày đăng: 29/04/2024, 13:17

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w