Pháp luật về phásản của các nước trên thê giới hiện nay đang sử dụng hai quan điêm sau: - Quan điểm "định lượng": theo quan điểm này một doanh nghiệp bị coi là lâm vào tình trạng phá sản
Trang 1VŨ HUY HOÀNG
Chuyén nganh : Luat kinh té
Mã số: 60380107
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HUONG DAN KHOA HỌC : PGS TS NGUYEN VIET TY
HA NOI - 2015
Trang 2lực của bản thân, em đã nhận được rất nhiễu sự giúp đồ, động viên và hướngdan của các thay cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong suốt khóa học
cũng như thời gian nghiên cứu dé tài luận văn.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thànhđến PGS TS Nguyễn Viết Tỷ — thay giáo kính mến đã hết lòng giúp đỡ, tận tìnhhướng dân, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện cho em trong suốt quá trình thực hiện
nghiên cứu Luận văn của mình.
Đông thời, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Ban giảmhiệu, toàn thể quỷ thay cô, can bộ trong Phong Đào tao, Khoa Sau dai hoc,Khoa Pháp luật kinh tế và cán bộ Thư viện trường Đại học Luật Hà Nội đã tạomọi diéu kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn thạc sĩ.
Cuối cùng, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè,đồng nghiệp đã luôn ở cạnh động viên và giúp đỡ em trong qua trình học tập vàthực hiện đê tài nghiên cứu của mình
Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2015
Học viên
Vii Huy Hoàng
Trang 3nghiên cứu và kết quả trong luận văn này là trung thực Những số liệu phục vụcho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguônkhác nhau có ghi rõ trong phan tài liệu tham khảo Ngoài ra, dé tài còn sử dungmột số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tô chứckhác và cũng thể hiện trong phan tài liệu tham khảo Nếu phát hiện có bất cứ sựgian lận nào, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng cũng nhự kết
quả luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2015
Học viên
Vũ Huy Hoàng
Trang 5MỞ ĐẦU
CHUONG 1: MOT SO VAN DE CƠ BAN VE PHA SAN VÀ PHÁP LUẬT
PHA SAN
1.1 Khai quat doanh nghiép mat kha nang thanh toan ng dén han
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn
1.1.2 Khái quát tài sản của doanh nghiệp mat khả năng thanh toán
nợ đến hạn
1.2 Khái quát về pháp luật phá sản
1.2.1 Khái niệm pháp luật phá san
1.2.2 Nội dung của pháp luật phá san
1.3 Thủ tục phá sản — Nội dung cơ bản của pháp luật phá san
1.3.1 Khái niệm thủ tục phá sản
1.3.2 Đặc điểm của thủ tục phá sản
1.3.3 Vai trò của thủ tục pha sản
1.3.4 Khái quát sự hình thành và phát triển của quy định pháp luật
về thủ tục phá sản ở Việt Nam
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CUA THỦ TỤC GIẢI QUYET YEU CAU PHA SAN
THEO LUAT PHA SAN NAM 2014
2.1 Những quy định về thắm quyền giải quyết yêu cầu phá sản
2.2 Chủ thể tham gia quá trình giải quyết yêu cầu phá sản
2.2.1 Tòaán
2.2.2 Quản tai viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài san
II II 13 16 16 17 19 20
ae
23 25 25 26
Trang 62.3.1 Nộp và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
2.3.2 Mở thủ tục giải quyết yêu cầu phá san
2.3.3 Hội nghị chủ nợ
2.3.4 Phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mat khả
năng thanh toán nợ đến hạn
2.3.5 Tuyên bố DN, HTX bị phá sản
2.3.6 Xử lý nợ của doanh nghiệp mat kha năng thanh toán nợ đến
hạn
2.4 Trình tự giải quyết yêu cầu phá sản trong các trường hợp đặc biệt
2.4.1 Trình tự giải quyết yêu cầu phá sản của Tổ chức tin dung
2.4.2 Trình tự giải quyết yêu cầu phá sản rút gon
2.4.3 Trình tự giải quyết yêu câu phá sản có yếu tố nước ngoài
CHƯƠNG 3: THUC TIEN THI HANH THỦ TỤC PHA SAN VÀ MỘT SO
KIEN NGHI NHAM THUC THI CO HIEU QUA THU TUC PHA SAN THEO LUAT PHA SAN NAM 2014
3.1 Thực tiễn thi hành thủ tục phá san theo Luật Phá san (2004)
3.2 Một số kiến nghị nhằm thực thi có hiệu quả thủ tục phá sản theo
Luật phá sản năm 2014
KÉT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
31
35
37 40
43 46
49 49
53
54 56
56
59
68
69
Trang 7Luật phá sản năm 2004 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam thông qua ngày 15/6/2004, có hiệu lực thi hành ké từ ngày 15/10/2004
và thay thế Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 Tổng kết thi hành Luật Phásản cho thấy, qua chín năm thực hiện, với Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993,
toàn ngành Tòa án chỉ thụ lý 151 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp,
trong đó chỉ tuyên bố được 46 doanh nghiệp bị phá sản Với Luật Phá sản năm
2004, Tòa án thụ lý tổng số 336 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản, ra quyết định mởthủ tục phá sản 236 trường hợp, và cũng chỉ quyết định tuyên bố phá sản được
83 trường hợp Năm 2012, có 69.874 doanh nghiệp đăng ký, trong khi đó có 44.906 doanh nghiệp dừng hoạt động và 9.355 doanh nghiệp giải [24] Như vậy,tình hình thụ lý và giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp theo LuậtPhá sản năm 2004 đã được cải thiện nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn Số
lượng đơn yêu cầu tòa án tuyên bố phá sản so với số lượng doanh nghiệp ngừnghoạt động là rất thấp, hiệu quả giải quyết việc phá sản ở các cấp Tòa án vẫn chưađạt kết quả như mong muốn
Sau khi Luật Phá sản (2004) được ban hành, ngày 24/5/2005, Bộ Chính trị
đã ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệthong pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; trong đó tạiMục 3 Phần II về xây dựng và hoàn thiện pháp luật về sở hữu, quyền tự do kinh
doanh có nhận định: “ Xay dung một khung pháp luật chung cho các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phan kinh tế, xóa bỏ đặc quyên và độc quyên kinhdoanh, cải thiện môi trường dau tư; từng bước thống nhất pháp luật áp dụng đổivới dau tư trong nước và đầu tư nước ngoài Hoàn thiện pháp luật về hợp đồngtheo hướng tôn trọng thoả thuận của các bên giao kết hợp dong, không trái với
đạo đức xã hội, không xâm phạm trật tự công cộng, phù hợp với tập quán, thông
lệ thương mại quốc tế Đồi mới cơ bản pháp luật về phá sản”.
Trang 8nghị và được Quốc hội quyết định đưa Dự án Luật Phá san (sửa đôi) vào Chươngtrình xây dung luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIII (2011-2016).
Ngày 19/6/2014, tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật phá sản số 51/2014/QH13 Luật cóhiệu lực thi hành ké từ ngày 01/01/2015 Luật Phá san (2004) gồm 9 chương với
95 điều luật, Luật Phá sản (2014) bao gồm 14 chương với 133 Điều luật So với
Luật Phá sản (2004), Luật Phá sản (2014) được đánh giá là có những sửa đổi khá
căn bản và toàn diện Một số nội dung sửa đôi, bố sung như: tiêu chí xác địnhDoanh nghiệp, hợp tác xã (DN, HTX) lâm vào tình trạng phá sản, chế định quảntài viên, về thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản
Phá sản là một hiện tượng tất yếu của nền kinh tế thi trường, kinh tế thị
trường phát triển thi phá sản càng phố biến, từ đó sự nhận thức và vận dụng đúngnhững quy định của Luật Phá sản không chỉ nhằm giải quyết vụ việc phá sản đúngpháp luật mà còn góp phan bảo vệ có hiệu quả quyền lợi của các chủ nợ, cơ cấu lại
nền kinh tế Từ nhận thức trên, tác giả cho rằng chỉ có trên cơ sở vận dụng đúng
dan những nguyên tắc của pháp luật phá sản nói chung và những quy định về thủtục phá sản nói riêng mới là cơ sở dé tìm ra những giải pháp gop phần ngày mộthoàn thiện pháp luật về phá sản Trong các van đề được sửa đổi bổ sung ở LuậtPhá sản (2014), yêu cầu về việc giải quyết vụ việc phá sản được kịp thời, hợp lý,nhanh chóng là vấn đề được quan tâm nhiều hơn cả Điều đó cho thấy quy định về
thủ tục giải quyết phá sản cần phải chặt chẽ, cụ thể và đầy đủ
Hiện nay, Luật Phá sản (2014) với nhiều điểm mới và cũng chỉ mới cóhiệu lực thi hành trong thời gian ngắn nên việc áp dụng trên thực tế vẫn còn
những vướng mặc Với việc lựa chon đề tài “Thi tuc pha sản theo Luật pha san
năm 2014”, tác giả luận văn mong muốn trình bày và phân tích một cách có hệ
Trang 92 Tình hình nghiên cứu đề tài
Kể từ khi ban hành và có hiệu lực đến nay, việc học tập, nghiên cứu LuậtPhá sản (2004) đã được sự quan tâm hưởng ứng của mọi cấp, mọi ngành và các
tang lớp nhân dân, nhất là các nhà kinh doanh Cùng với những áp lực đặt ratrong việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật của một nền kinh tế đangphát triển mạnh mẽ, các hoạt động nghiên cứu về thủ tục phá sản thông qua việc
nghiên cứu về Luật Phá sản đã có những bước tiến quan trong Đã có nhiều côngtrình ở các cấp độ khác nhau nghiên cứu về thủ tục phá sản theo Luật Phá sản(2004), có thé kể đến như:
- Cun “Pháp Luật phá sản của Việt Nam” của PGS, TS Duong ĐăngHuệ, xuất bản năm 2005
- Một số bài viết, công trình nghiên cứu có liên quan như Đề tài nghiêncứu: “Thuc trạng pháp luật về phá sản và việc hoàn thiện môi trường pháp luật
kinh doanh tại Việt Nam” thang 11/2008 — chủ biên PGS TS Dương Đăng Huệ,
Thạc sĩ Nguyễn Thanh Tịnh; chuyên đề khoa học xét xử: “Tim hiểu pháp luậtphá san” của TAND tỗi cao vào tháng 4/2010; “Mét số ý kiến về thủ tục phá sảncủa luật phá sản hiện hành và kiến nghị hoàn thiện ” — Trần Thị Tâm, Đặng Thu
Hà, Tạp chí TAND, TAND tối cao, số 4/2013; “Trinh tự, thủ tục nộp đơn yêu
cẩu mở thủ tục pha san” — Thạc si Vũ Hồng Vân, Tạp chí Kiểm sát, Viện kiểmsát nhân dân (VKSND) tối cao, số 19/2005;
- Bên cạnh đó, một số luận văn thạc sĩ đã có nghiên cứu về vẫn đề này
như: “Thi tục giải quyết phán sản theo luật phá sản (2004) ” — luận văn thạc sĩluật học 2005 — Đồng Thai Quang; “Thu tuc phá san - Thực trạng và hướnghoàn thiện ” — luận văn thạc sĩ luật học 2009 — Dao Thi Hong Phuong; “Phapluật về nộp don và thụ lý don yêu câu mở thủ tục phá sản - Những van dé lý luận
và thuc tiên ” — luận văn thạc sĩ luật học 2012 — Ngô Thị Thu Thủy;
Trang 10Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên được thực hiện trước khi có Luật Phá sản (2014) Do đó, những quy định mới của Luật Phá sản (2014), trong đó
có những quy định về thủ tục phá sản chưa được nghiên cứu, lý giải một cáchđầy đủ Những thay đổi mới của Luật Phá sản (2014) về thủ tục phá sản đòi hỏi
phải có sự nhất quán trong cách hiểu và vận dụng những thủ tục này trong thực
tiễn, đây cũng chính là lý do để tác giả lựa chọn đề tài nói trên
3 Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu, hệ thống hóa những quan điểm lýluận về thủ tục phá sản doanh nghiệp; làm sáng tỏ các quy định về thủ tục phá
sản theo Luật Phá sản (2014) Tìm kiếm một số giải pháp nhằm thực thi có hiệuquả Luật Phá sản (2014).
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hóa và giải quyết những vẫn đề lý luận về phá sản và pháp
luật phá sản;
+ Nghiên cứu, phân tích, làm rõ những quy định Luật Phá sản (2014) vềthủ tục phá sản trong mối quan hệ so sánh với Luật Phá sản (2004);
+ Nghiên cứu, phân tích thực tiễn áp dụng Luật Phá sản (2004), từ đó đề
ra một số biện pháp nhăm thực thi có hiệu quả Luật Phá sản (2014)
4 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Về phương diện lý luận, luận văn tập trung nghiên cứu, lý giải tính đặcthù của thủ tục phá sản trong mối quan hệ với thủ tục tố tụng dân sự
Về phương diện luật thực định, luận văn tập trung nghiên cứu những quyđịnh của Luật Phá sản (2014) về trình tự, các bước, các thủ tục dé tiễn hành giảiquyết một vụ phá sản,
Trang 11pháp luật hiện hành về thủ tục phá sản Bởi vậy, phương pháp phân tích là
phương pháp đặc trưng, xuyên suốt toàn bộ đề tài Ngoài ra, Luận văn còn sửdụng một số phương pháp khác như phương pháp tổng hợp, thống kê, phươngpháp so sánh và đối chiếu Các phương pháp nghiên cứu trong Luận văn đượcthực hiện dựa trên nền tảng của phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biệnchứng, trên cơ sở các quan điểm, đường lối về chính tri, kinh tế, văn hoác và xã
hội của Đảng cộng sản Việt Nam.
6 Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Luận văn đã có những đóng góp mới quan trọng sau:
+ Phân tích sâu sắc và khoa học những quy phạm của pháp luật thực định
về thủ tục phá sản;
+ Thông qua sự đánh giá phân tích này, Luận văn đã chỉ ra những ưu và
nhược điểm của các quy định trong mảng thủ tục phá sản;
+ Trong mối tương quan so sánh giữa Luật Phá sản (2004) và Luật Phá sản(2014), Luận văn đã chỉ rõ một số điểm mới tiễn bộ của Luật mới so với Luật cũ;+ Đưa ra một số đề xuất nhằm thực thi có hiệu quả Luật Phá sản (2014)
7 Kết cầu của Luận văn
Ngoài phân mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luậnvăn gồm ba chương:
Chương 1: Một số van đề cơ bản về phá sản và pháp luật phá sản;
Chương 2: Nôi dung của thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản theo Luật phá
sản năm 2014;
Chương 3: Thực tiễn thi hành thủ tục phá sản và một số kiến nghị nhằm
thực thi có hiệu quả thủ tục phá sản theo Luật phá sản năm 2014.
Trang 121.1 Khái quát doanh nghiệp mat khả năng thanh toán nợ đến han
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp mắt khả năng thanh toán nợ đến hạn
“Phá sản” hay “vỡ nợ” là tình trạng xảy ra khá phổ biến trong nên kinh tếthị trường, đặc biệt khi các doanh nghiệp gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt, sự
khan hiếm nguồn vốn hay sự quản lý tài chính lỏng lẻo
Nguồn gốc của thuật ngữ phá sản được giải thích theo nhiều quan niệm khácnhau Ở các nước châu Âu, khi nói đến phá sản người ta thường dùng thuật ngữ
"Bankruptcy" hoặc "Banqueroute" Từ này bắt nguồn từ chữ Banca Rotta trong
tiếng La Mã cổ có nghĩa là " chiếc ghế bị gãy" Thời đó, các thương gia của
thành phố thường tập trung lại thành "hội nghị các thương gia", thương gia nàomat khả năng thanh toán nợ cũng đồng thời mat luôn quyền tham gia hội nghị, do
đó ghế của thương gia này bị dem ra khỏi hội trường [28; tr3] Do đó, ở La Mãthời đó có nhiều con nợ thấy rằng nếu không trả được nợ thì "chuôn là hơn", nên
họ thường bỏ trốn Dé ổn định trật tự xã hội, Nhà nước La Mã phải đứng ra
cưỡng chế tài sản của con nợ trả cho chủ nợ Cách làm này cũng thích hợp đốivới trường hợp con nợ chỉ mắc nợ một người Nhưng khi cùng một lúc con nợphải trả cho nhiều chủ nợ thì dé xảy ra tranh chấp Bởi thế người ta thấy dé tòa
án địa phương (của con nợ) đứng ra quản lý số tài sản, rồi phân chia tài sản nàycho các chủ nợ tuỳ theo vốn và lãi của mỗi người [35] Cùng với sự phát triểncủa nên kinh tế, chế định này được hoàn chỉnh và đã được nâng lên thành Luật
Phá sản của Nhà nước La Mã cô đại.
Ở những quan niệm khác, có người cho rằng từ phá sản bắt nguồn từ chữ
"ruin" trong tiếng la-tinh, có nghĩa là "sự khánh tan" Khái niệm nay dùng dé chỉtình trạng mất cân đối giữa thu và chi của một nhà kinh doanh Biểu hiện trực
tiếp của sự mất cân đối ấy là tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn
(insolvency) [24].
Trang 13tục phá sản đối với doanh nghiệp Do đặc điểm kinh tế - xã hội cũng như hệthống pháp luật của các nước có sự khác nhau, nên quan điểm về tình trạng phásản của doanh nghiệp trong pháp luật các nước có sự khác biệt Pháp luật về phá
sản của các nước trên thê giới hiện nay đang sử dụng hai quan điêm sau:
- Quan điểm "định lượng": theo quan điểm này một doanh nghiệp bị coi là
lâm vào tình trạng phá sản, khi không thanh toán được một món nợ đến hạn có giátrị tối thiêu đã được an định trong Luật Phá sản
- Quan điểm "định tính": xác định tình trạng phá sản không phụ thuộc vào
giá trị khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không trả được, một doanh nghiệp bịcoi là lâm vào tình trạng phá sản nếu tông số nợ của doanh nghiệp vượt quá khảnăng thanh toán của doanh nghiệp đó [25, tr.113, 114]
Luật Phá sản Việt Nam 2004 đã đưa ra tiêu chí xác định doanh nghiệp lâmvào tình trạng phá sản tại Điều 3 như sau: "DN, HTX không có khả năng thanh
toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu câu thì coi là lâm vào tình trạng
pha san.” Luật Pha sản (2004) cũng như Luật Phá sản doanh nghiệp 1993 không
đưa ra định nghĩa thế nào là pha sản mà chỉ đưa ra khái nệm DN, HTX lâm vào tìnhtrạng phá sản Khái niệm phá sản lần đầu tiên được quy định trong Luật Phá sản
(2014) tại Khoản 2, Điều 4 với nội dung như sau: “Phd sản là tinh trang của DN,
HTX mat khả năng thanh toán và bị TAND ra quyết định tuyên bố phá san”
Khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản (2014) cũng đưa ra khái niệm thé nào là DN,
HTX mat khả năng thanh toán, theo đó: “DN, HTX mất khả năng thanh toán là DN,
HTX không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 3 tháng kề từngày đến hạn thanh toán”
Có thé thấy, nếu như Luật Phá sản (2004) chỉ quy định chung chung thì Luật
Phá san (2014) đã có những thay đổi theo hướng rõ ràng và cụ thé hơn Luật Phá sản
Trang 14định dấu hiệu cụ thé dé xác định doanh nghiệp mat khả năng thanh toán nợ đếnhạn còn Luật Phá sản (2014) đã xác định rõ doanh nghiệp mat khả năng thanh toán
là không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 3 tháng kê từ ngày
đến hạn thanh toán Nghiên cứu dau hiệu mat kha năng thanh toán nợ đến hạn, ta
có thê thây một sô đặc điêm sau:
Thứ nhất, mat khả năng thanh toán không có nghĩa là doanh nghiệp hoàn
toàn cạn kiệt tài sản, doanh nghiệp có thé có nhiều tài sản mà vẫn mat khả năngthanh toán.
Thứ hai, mat khả năng thanh toán không chỉ là hiện tượng doanh nghiệp
không thanh toán được nợ mà nó còn thé hiện doanh nghiệp dang lâm vào tìnhtrang tài chính tuyệt vọng, không có giải pháp dé trả được nợ, trừ khi có sự canthiệp của tòa án hoặc sự giúp đỡ của chủ nợ.
Thứ ba, do tình hình tài chính trong các doanh nghiệp rất khác nhau nên
pháp luật không quy định mất khả năng thanh toán cụ thể một khoản nợ baonhiêu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản; có doanh nghiệp nợ chỉ một trăm
triệu đã không thê trả được nợ nhưng cũng có doanh nghiệp nợ tới một vài tỷ
vân có khả năng thanh toán.
Thứ tu, bản chất của việc mat khả năng thanh toán có thể không trùng vớibiểu hiện bên ngoài là trả được nợ hay không Nhiều doanh nghiệp không trả được
nợ nhưng điều này chỉ có tính chất nhất thời trong khi hoạt động của doanh nghiệp
vẫn diễn ra bình thường Ngược lại, có những doanh nghiệp sự trả nợ chỉ là trá hình,che đậy tình trạng tài chính tuyệt vọng của doanh nghiệp, họ phải sử dụng nhiều
cách thức gian tra dé bù dap ngân quỹ như vay nặng lãi, thé chấp tai sản
Luật Phá sản (2014) không yêu cầu việc xác định hay phải có căn cứchứng minh DN, HTX không có khả năng thanh toán bằng bảng cân đối tài
Trang 15đã thé hiện rõ tiêu chí mat khả năng thanh toán không phụ thuộc vào số lượngkhoản nợ mà chỉ cần một khoản nợ Bên cạnh đó, Luật Phá sản (2014) cũng
không quy định giới hạn các khoản nợ nao Điều này có thé hiểu là bất kỳ khoản
nợ nào dù là nợ lương, nợ thuế, nợ phát sinh từ hợp đồng thì chủ nợ là cá nhân,
cơ quan, tô chức đêu có quyên yêu câu mở thủ tục phá sản với DN, HTX.
Với những quy định mới của Luật Phá sản (2014), quyền của chủ nợ đượcbảo đảm tối đa, bởi dé yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ nợ không cần chứng minh đã
có yêu cầu thanh toán Và khi đã được quy định rõ ràng về thời điểm phát sinhquyên và nghĩa vụ thi chủ nợ dé dàng xác định lúc nào họ được quyền nộp đơnyêu cầu mở thủ tục phá sản, đồng thời ràng buộc DN, HTX không có khả năngthanh toán rằng tại thời điểm nào thì họ có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tụcphá sản Ngoài ra, quy định này cũng khắc phục tình trạng lạm dụng quyền nộpđơn yêu cầu mở thủ tục phá sản từ phía các chủ nợ như quy định cũ Đối với con
nợ, nếu không trả nợ đúng hạn, con nợ không chỉ chịu nguy cơ bị khởi kiện dân sự
mà còn có thê bị yêu cầu mở thủ tục phá sản Tuy nhiên, Luật Phá sản (2014) vẫndành một khoảng thời gian 03 tháng ké từ ngày khoản nợ đến hạn dé DN, HTX tựgiải quyết những khó khăn về tài chính tạm thời, qua đó tạo thêm cơ hội dé DN,
HTX thanh toán nợ và giảm áp lực “đe dọa” nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản từphía chủ nợ.
1.1.2 Khái quát tài sản của doanh nghiệp mat khả năng thanh toán nợ
dén han
Bat kỳ một doanh nghiệp, một tô chức nào muốn tiễn hành kinh doanhcũng đòi hỏi phải có một lượng vốn nhất định, lượng vốn đó biểu hiện dưới dạngvật chất hay phi vật chất gọi là tài sản Tài sản của doanh nghiệp mat kha năng
thanh toán nợ đến hạn là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụnghợp pháp của doanh nghiệp đó, phục vụ cho hoạt động thương mại
Trang 16Tài sản doanh nghiệp gôm hai loại: Tài sản lưu động và tài sản cô định.
+ Tài sản lưu động là những tai sản thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp nhưng có giá trị nhỏ hoặc thời gian sử dụng, thu hồi, luân chuyên vốnnhỏ hơn một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh Tài sản lưu động gồm: (i) Tài
sản lưu động sản xuất như: nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ đang dự trữtrong kho chuẩn bị cho quá trình sản xuất hoặc đang trong quá trình sản xuất
do dang; (ii) Tài sản lưu động lưu thông như: thành phẩm, hàng hoá dự trữ,hàng hoá gửi ban; (iii) Tài sản lưu động tài chính: như tiền, các khoản phải thu,đầu tư ngắn hạn
+ Tài sản có định là những tài sản có giá trị lớn và có thời gian sử dụng,luân chuyên lớn hơn một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh như tài sản cố định
hữu hình, vô hình, tài sản cố định thuê ngoài dài hạn, các khoản đầu tư tài chính
dài hạn, các khoản đầu tư xây dựng cơ bản Đặc điểm của loại tài sản này là
không thê thu hồi trong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh
Tài sản cố định hữu hình là những tài sản cố định có hình thái vật chat cụ
thé do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh như:trụ sở, cửa hàng, kho tảng, máy móc, thiết bị công tác, phương tiện vận tải,phương tiện truyền dẫn
Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chat cụ thé,
nhưng phản ánh một lượng giá trị lớn mà doanh nghiệp đã thực sự bỏ ra đầu tư
như: nhãn hiệu hàng hóa; phát minh sáng chế; lợi thế kinh doanh, vi dụ như lợi thécủa địa điểm kinh doanh, điều này có ý nghĩa quan trọng khi xác định giá trịquyền sử dụng đất; tay nghề của người lao động trong doanh nghiệp, có ý nghĩa
khi trả một số phụ cấp cho họ khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản
Tài sản cố định tài chính là giá tri của các khoản đầu tư tài chính dàihạn với mục đích kiếm lời, thời gian thu hồi vốn lớn hơn một năm hay một chu kỳ
kinh doanh như: đầu tư liên doanh dài hạn, cho thuê tài sản cô định, đầu tư chứngkhoán đài hạn.
Trang 171.2 Khái quát về pháp luật phá sản
1.2.1 Khái niệm pháp luật phá sản
Các quan hệ xã hội phát sinh từ tình trạng phá sản của doanh nghiệp cầnthiết phải được điều chỉnh bởi pháp luật Như hau hết các quốc gia trên thé giới,pháp luật Việt Nam rất quan tâm đến việc xây dựng các chế định của Luật Phá sản
với mục tiêu hạn chế những hậu quả do phá sản gây ra, bảo vệ quyền lợi của cácchủ thê tham gia quan hệ kinh tế trước những rủi ro trong kinh doanh, từ đó gópphần ồn định trật tự đời sống xã hội
Pháp luật phá sản là toàn bộ các quy phạm pháp luật do Nhà nước banhành, quy định về điều kiện mở thủ tục phá sản và điều kiện tuyên bố phá sản
DN, HTX; quy định trình tự, thủ tục giải quyết và yêu cầu mở thủ tục phá sản
cũng như thi hành quyết định tuyên bồ phá sản; về địa vị pháp lý và mối quan hệgiữa các chủ thể tham gia tố tụng phá sản và các vấn đề khác phát sinh liên quanđến giải quyết phá sản Giáo trình Luật Thương Mai tập 2 — Trường Dai học
Luật Hà Nội (2014) có đưa ra khái niệm như sau: “Pháp luật phá sản có thể hiểu
là tong thé các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, diéu chỉnh các quan
hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết yêu cau phá sản doanh nghiệp,
,
hợp tác xã `
Pháp luật phá sản là một chế định đặc thù khi vừa chứa đựng các quy phạmcủa pháp luật nội dung, vừa chứa đựng các quy phạm của pháp luật hình thức
(pháp luật tố tụng) Với tư cách là pháp luật nội dung, pháp luật phá sản điều
chỉnh các quan hệ tài sản giữa chủ nợ và con nợ Với tư cách là pháp luật hình
thức, pháp luật phá sản điều chỉnh quan hệ tố tụng giữa co quan nhà nước có thâmquyên với chủ nợ, con nợ và những người có liên quan, quy định quyền và nghĩa
vụ tô tụng của các chủ thể, trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu pha san DN, HTX
Nhu vậy, pháp luật phá sản điều chỉnh hai nhóm quan hệ: quan hệ tai san giữa chủ
nợ và con nợ; quan hệ tố tụng giữa các đương sự với cơ quan nhà nước có thâmquyên [21, tr.352]
Trang 18® Quan hệ giữa chủ nợ và con nợ
Quan hệ giữa chủ nợ và con nợ có bản chất là quan hệ tài sản, được hình
thành từ quá trình tô chức thực hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Chủ thê tham gia các quan hệ tài sản này là chủ nợ và con nợ Chủ nợ là các tôchức, cá nhân có khoản nợ chưa được DN, HTX mắc nợ thanh toán Chủ nợ
được chia ra làm ba loại: chủ nợ có bảo dam, chu nợ không có bao đảm va chu
nợ có bảo đảm một phần (Khoản 4, 5, 6 Điều 4 Luật Phá sản (2014)) Còn con
nợ chính là DN, HTX mất khả năng thanh toán, không thực hiện nghĩa vụ thanh
toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán và bịTAND ra quyết định tuyên bố phá sản
Khách thê của quan hệ giữa chủ nợ và con nợ là tài sản của DN, HTX lâm vào tình trang phá sản Nội dung của quan hệ tai sản giữa con nợ va chủ nợ chính
là những quyên và nghĩa vụ tài sản của các chủ thê đó.
® Quan hệ tô tụng giữa các đương sự với cơ quan nhà nước có thâm quyên
Khác với quan hệ tài sản giữa chủ nợ và con nợ, quan hệ tố tụng giữa cácđương sự với cơ quan nhà nước có thâm quyền có những dấu hiệu riêng của nó Vềchủ thể; một bên là các đương sự gồm chủ nợ, con nợ và những người có liên quannhư người lao động, cô đông công ty cô phan (trong trường hợp họ nộp đơn yêucầu mở thủ tục phá sản); một bên là các cơ quan nhà nước có thâm quyền như
TAND, VKSND, Quan tài viên, doanh nghiệp quan lý, thanh lý tài sản, cơ quan thi
hành án dân sự Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là một chếđịnh mới của Luật Phá sản (2014) Ở chừng mực nhất định, quản tài viên, doanhnghiệp quản lý thanh lý tài sản được coi là một nghề hoạt động vì lợi nhuận Nhưng
trong quan hệ pháp luật phá sản, quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài
sản do Tòa án chỉ định dé thực hiện công việc quản lý thanh lý tài sản, giúp việccho Tòa án trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản với những nhiệm vụ, quyềnhạn nhất định Vì vậy, có thể coi quản tài viên, doanh nghiệp quản lý thanh lý tài
sản năm trong thành phân các cơ quan nhà nước có thâm quyên.
Trang 19Khách thể của quan hệ này chính là quá trình giải quyết yêu cầu phá sản
DN, HTX Nội dung của quan hệ này là những quyền và nghĩa vụ tố tụng của các
đương sự trước Nhà nước hoặc là các hành vi tố tụng của các cơ quan nhà nước cóthâm quyên
1.2.2 Nội dung của pháp luật phá sản
Nội dung của pháp luật phá sản bị chi phối bởi nhiều yếu tố, cả khách quan
và chủ quan, như cơ chế quản lý kinh tế, trình độ phát triển của thị trường, phong
tục tập quán, trình độ, năng lực lập pháp Phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội
cụ thé của các quốc gia trong từng thời kỳ mà nội dung của pháp luật phá sản
được xây dựng một cách phù hợp Những nội dung của pháp luật phá sản hiện nay
ở Việt Nam được thể hiện trong Luật Phá sản năm 2014 và các văn bản hướng dẫn
thi hành Nhìn chung pháp luật phá sản bao gồm những nội dung cơ bản như: đối
tượng áp dụng của Luật Phá sản; lý do phá sản; co quan có thẩm quyên giải quyếtyêu cau pha sản; thủ tục giải quyết yêu cầu phá san
e Vé đối tượng áp dụng của Luật phá sản
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Phá sản (2004) thì đối tượng áp
dụng của Luật nay là: “Doanh nghiệp, hop tác xã, liên hiệp hop tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Theo quy định này thì Luật
Phá sản (2004) chỉ áp dụng đối với DN, HTX Trong quá trình xây dựng Luật Phá
sản (2014), nhiều ý kiến cho rằng cần bổ sung đối tượng áp dụng của Luật này là
cá nhân, tô hợp tác, hộ gia đình, xí nghiệp có đăng ký kinh doanh, trường Đạihọc và trường ở các cấp học khác nếu lâm vào tình trạng mat kha năng thanhtoán nợ đến han thì đều có thé giải quyết theo thủ tục phá sản Quan điểm nàycho rằng, việc mở rộng các đối tượng này phù hợp với khuyến nghị số 8 và 9 của
Khuyến nghị Hướng dẫn xây dựng pháp Luật Phá sản của Ủy ban Luật thương
mại quốc tế của Liên hiệp quốc (UNCITRAL) và một số nước trên thế giới nhưNhật Bản, Pháp, Đức, Anh, Nga, Latvia đều quy định áp dụng pháp luật phásản đối với mọi chủ thê có đăng ký kinh doanh [32]
Trang 20Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành thì cá nhân, tổ hợp tác,
hộ gia đình khi tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh có đăng ký kinh doanh
nhưng không phải đăng ký vốn pháp định; hoạt động kinh doanh của nhóm đốitượng này ở quy mô nhỏ, đa số chưa thực hiện tốt về chế độ kế toán, tài chínhnên khi áp dụng thủ tục phá sản sẽ gặp nhiều khó khăn trong quản lý, thanh lý tài
sản Mặt khác, hiện nay khi các đối tượng này mat khả năng thanh toán thì việc
xử lý nợ sẽ thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự Đối với các cơ sở đào tạo
hoạt động mang tính nghề nghiệp đặc thù, hoạt động của các cơ sở này liên quan
đến chính sách đối với học sinh, sinh viên; việc thành lập, hoạt động, sáp nhập,chia, tách, giải thể được điều chỉnh theo Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học vàLuật dạy nghề Vì vậy, trong thời điểm hiện nay, quan điểm Luật Phá san (2014)
là tạm thời chưa nên mở rộng các đối tượng áp dụng
Luật Phá sản (2014) quy định tại điều 2 về đối tượng áp dụng: “Ludt này
áp dụng đối với doanh nghiệp và hợp tác xã, liên hiệp hop tác xã (sau đây gọi
chung là hợp tác xã) được thành lap và hoạt động theo quy định của pháp luật ”
e Vẻ lý do phá sản
Pháp luật Nhật Bản quy định “tình trạng phá sản là không có khả năng trả
các khoản nợ đến hạn và đối với pháp nhân là không có khả năng trả nợ” Luật Phá
sản doanh nghiệp 1992 của Liên bang Nga thì quy định “tình trạng phá sản của
doanh nghiệp được hiểu là việc mat kha năng đáp ứng yêu cầu của chủ nợ về thanhtoán hàng hóa (công việc, dịch vụ) kế cả việc mat khả năng bảo đảm các thanh toánphải nộp ngân sách và các quỹ ngoài ngân sách do nghĩa vụ của người mắc nợ vượtquá tài sản của mình hoặc do mất cân đối trong cán cân thanh toán của người mac
nợ Dấu hiệu bên trong về tình trạng phá sản của doanh nghiệp là sự ngừng việcthanh toán bình thường của mình, nếu doanh nghiệp không bảo đảm hoặc rõ ràngkhông có kha năng thực hiện các yêu cầu của chủ nợ trong thời han 3 tháng kể từ
ngày đến hạn thực hiện các yêu cầu đó” Khái niệm phá sản theo quy định của phápluật Trung Quốc là ”khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán khoản nợ đếnhạn thì bị xem xét khả năng doanh nghiệp bi pha sản” [26].
Trang 21Luật Phá sản Việt Nam 2014 có nhiều điểm tương đồng với pháp luật Nhật
Bản, Nga, Trung Quốc trong quy định về tình trạng phá sản của doanh nghiệp.Theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 4 Luật Phá sản (2014) thì phá sản là tình trạngcủa DN, HTX mat khả năng thanh toán và bị TAND ra quyết định tuyên bố phasản; DN, HTX mat kha năng thanh toán là DN, HTX không thực hiện nghĩa vu
thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kê từ ngày đến hạn thanh toán
® Vé cơ quan có thâm quyên giải quyêt yêu cau pha sản
Theo thông lệ chung, cơ quan có thâm quyền giải quyết tuyên bố phá sản
doanh nghiệp là Tòa án Tuy nhiên, do tổ chức hệ thông tòa án và cơ quan tài phán
ở mỗi nước khác nhau nên việc giao cho tòa án nào giải quyết yêu cầu tuyên bố phásản không phải giống nhau Ví dụ, ở hầu hết các nước Châu Âu lục địa, thâm quyềngiải quyết phá sản thuộc về tòa thương mại Trong khi đó một số nước như Mỹ,
Thụy Điển, Nam Tư lại thành lập tòa phá sản riêng Có những nước như CộngHòa Liên Bang Nga thì việc giải quyết phá sản thuộc chức năng của tòa án trọng tài
Ngược lại, ở Trung Quốc, Malayxia, tinh chất của một vụ phá sản được pháp luậtcoi như một vụ kiện dân sự nên thâm quyền thuộc về tòa án dân sự [23; tr.62]
Ở Việt Nam, Luật Phá san (2014) quy định TAND cấp tỉnh và cấp huyện
có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết việc phá sản doanh nghiệp, việc phân địnhthâm quyền giải quyết vụ phá sản dựa trên ba nguyên tắc: theo trụ sở chính, theonoi đăng ký kinh doanh và theo tinh chất phức tap của vụ việc phá sản Cụ thé
hơn, thâm quyên của Toà án trong việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản được
quy định tại Điều 8 của Luật Phá sản (2014)
- Về thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản
Pháp luật phá sản một số nước trên thế giới như Pháp, Nga, Nhật Bản,Trung Quốc đều quy định thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản gồm: thủ tục thanh lý
và thủ tục tổ chức lại (phục hồi) Thủ tục này rất đa dạng và mềm dẻo Điểmchung của các nước là tuỳ theo tình hình cụ thể của các doanh nghiệp mà áp dụngthủ tục phục hồi (cứu vãn) hay thủ tục thanh lý (phá sản) Trong quá trình thực
Trang 22hiện không cứng nhắc trong một thủ tục mà có thé chuyền từ thủ tục này sang thủtục khác một cách linh hoạt.
Thủ tục phá sản quy định trong Luật Phá sản Việt Nam 2014 bao gồm hai thủ tụcchính là thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh và thủ tục tuyên bố phá sản Thanh lý tàisản được thực hiện sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản chứ không còn làmột thủ tục riêng biệt được tiễn hành trước khi ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phásản như trước nữa Đối với doanh nghiệp mat khả năng thanh toán, không nhất thiết phảithực hiện lần lượt hai thủ tục này dé được phá san
1.3 Thủ tục phá sản — Nội dung cơ bản của pháp luật pha sản
1.3.1 Khái niệm thủ tục phá sản
Trên thực tế, bất kì công việc hay hoạt đồng nảo cũng đều cần thực hiện lần lượttheo một trình tự nhất định dé có thé hoàn thành hay đạt được kết quả như mong muốn.Thủ tục là “cách thức đã định để thực hiện một hoạt động ” [33] Cũng có thê hiểu thủ tục
là tổng hợp các bước cần được thực hiện theo trình tự nhất định đề hoàn thành một hoạt
động nao đó Tình trạng pha sản là hậu quả đương nhiên của quá trình cạnh tranh, kinh
doanh trên thương trường Từ thực tiễn đã hình thành những thủ tục giải quyết tình trạnglàm ăn thua lỗ đa dạng và hiệu quả thê hiện sự linh hoạt, mềm dẻo của thị trường và khicần thiết có sự điều chỉnh, can thiệp của nhà nước
Đứng từ phía con nợ, có thê hiểu thủ tục phá sản là tổng hợp các bước mà DN,HTX phải thực hiện theo trình tự nhất định dé thanh toán các khoản nợ đến hạn nếu rơivào tình trạng không còn khả năng chỉ trả khi các chủ nợ có yêu cầu Bên cạnh đó đứng từphía chủ nợ thì thủ tục phá sản là một cách thức chủ nợ thực hiện quyền đòi nợ của mình
khi một DN, HTX lâm vảo tình trạng phá sản Điều 5 Luật Phá sản (2004) đã quy định đa
dạng và linh hoạt các thủ tục mà Tòa án có thê áp dụng khi giải quyết đơn yêu cầu mở thủtục phá sản được áp dụng đối với DN, HTX khi lâm vào tình trạng phá sản Cụ thể:
Thnk nhất, Thủ tục phá sản được áp dụng đối với doanh nghiệp, hop tác xã lâm vàotình trạng phá sản bao gồm: (a) Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản; (b) Phục hồi hoạtđộng kinh doanh; (c) Thanh ly tài sản, các khoản nợ; (d) Tuyên bồ phá sản
Trang 23Thứ hai, Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, căn cứ vào quy định cụ thé của
Luật này, Tham phán quyết định áp dụng một trong hai thủ tục quy định tại điểm b và
điểm c khoản 1 Điều này hoặc quyết định chuyền từ áp dung thủ tục phục hồi hoạt độngkinh doanh sang áp dụng thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ hoặc tuyên bố doanh
nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
Khác với cách tiếp cận của Luật Phá sản (2004), Luật Phá sản (2014) không cóđiều luật riêng quy định về thủ tục phá sản Nằm rải rác trong các quy định pháp luật, cóthé thay thủ tục phá sản quy định trong Luật Phá sản (2014) chi bao gồm hai thủ tục chính
là thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh và thủ tục tuyên bố phá sản Thanh lý tài sảnđược thực hiện sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản, là một hoạt động déthi hành quyết định tuyên bố phá san chứ không còn là một thủ tục riêng biệt được tiếnhành trước khi ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản như trước nữa Thủ tục phásản sẽ kết thúc sau khi thi hành xong quyết định tuyên bố phá sản Đối với doanh nghiệpmất khả năng thanh toán, không nhất thiết phải thực hiện lần lượt hai thủ tục nêu trên déđược phá sản Tòa án có thể tuyên bố DN, HTX phá sản theo thủ tục rút gọn được quy
định tại Điều 105 Luật Phá sản (2014)
Tóm lại, về bản chat, thủ tục phá sản là thủ tục tư pháp vì nó do Tòa án là cơ quan
tư pháp tiễn hành, đối tượng của hoạt động tố tụng phá sản là quan hệ pháp lý phát sinhgiữa chủ nợ (bên có quyền được thanh toán) và con nợ (bên có nghĩa vụ thanh toán) thôngqua CƠ chế đặc biệt Như vậy, khái mệm thủ tục phá sản có thê hiểu là thủ tục tư pháp đặcbiệt do Tòa án tiến hành khi có yêu cầu của người có quyền nộp đơn, nhằm giải quyếttranh chấp lợi ích về tài sản phát sinh giữa chủ nợ và con nợ do con nợ mat khả năng thanhtoán các khoản nợ trong thời han ba tháng ké từ ngày đến hạn thanh toán
1.3.2 Đặc điểm của thủ tục phá sản
Khác với thủ tục giải quyết một vụ kiện dân sự hay một vụ kiện kinh tế, thủ tục giảiquyết một vụ phá sản được coi là một thủ tục tố tụng tư pháp đặc biệt Tính chất đặc biệtcủa thủ tục phá sản được thê hiện ở những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, thủ tục phá sản là một thủ tục đòi nợ tập thé
Trang 24Trong một vụ kiện đòi nợ theo thủ tục tố tụng dân sự, các chủ nợ hầu như thực hiện
đòi nợ một cách độc lập, riêng lẻ, không liên quan đến nhau Khác với điều thông thường
đó, thủ tục phá sản là thủ tục mà ở đó việc đòi nợ cũng như trả nợ được tiễn hành một cáchtập thể Theo quy định của pháp luật phá sản, trong quá trình đòi nợ, các chủ nợ khôngđược phép đòi nợ độc lập và phải tập hợp lại, hình thành nên Hội nghị chủ nợ (HNCN) - tổ
chức đại diện cho tât cả các chủ nợ đê tham gia vào việc giải quyêt phá sản của con nợ.
Tứ hai, thủ tục phá sản là thủ tục đòi nợ được tiễn hành trong hoàn cảnh đặc biệt,như một biện pháp cuối cùng của quá trình đòi nợ
Thông thường, trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, thủ tục đòi nợ và trả
nợ thông thường có thể được tiễn hành bất cứ lúc nào có thê Tuy nhiên, thủ tục phá sảnchỉ được tiến hành khi và chỉ khi doanh nghiệp mắc nợ đã lâm vào tình trạng tài chínhkhông có lối thoát — mat khả năng thanh toán nợ Nói cách khác, thủ tục phá sản chỉ xuất
hiện như một giải pháp cuối cùng ma các chủ nợ buộc phải sử dụng khi các phương thức
đòi nợ khác đã bat lực
Thự ba, thanh toán nợ trong thủ tục pha sản được tiễn hành trên cơ sở số tài sản còn
lại của doanh nghiệp.
Điều này này hoàn toàn khác với nguyên tắc trong dân sự là phải trả đủ nợ, nghĩa là
nợ bao nhiêu thì phải trả bay nhiêu Ngược lại, trong việc thanh lý tai sản phá sản, nếu tàisản có lớn hơn hoặc bằng tài sản nợ thì đương nhiên các chủ nợ được thanh toán đầy đủ,còn nếu số tai sản có nhỏ hơn số tải sản nợ thì con nợ cũng chỉ dùng số tai sản đó dé trả nợ
mà thôi Phần nợ còn thiếu thì các chủ nợ phải chịu rủi ro theo tỷ lệ nhất định Tuy nhiên,nguyên tắc này không áp dụng với các doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn như
doanh nghiệp tư nhân hay công ti hợp danh.
Thứ te, thủ tục phá sản là thủ tục mà hậu quả của nó thường là sự chấm dứt hoạt
động của một thương nhân.
Trong tố tung dan sự, sau khi con nợ đã trả nợ xong, họ van tồn tại và hoạt độngmột cách bình thường, nhưng trong phá sản thì lại có nhiều khác biệt Dé giúp các chủ nợthu hồi món nợ của mình, Tòa án có thê phải ra quyết định pháp lý đặc biệt như quyết định
Trang 25cham dứt sự tồn tai của Doanh nghiệp và tiễn hành thanh ly tai sản Sau khi thi hành xongquyết định tuyên bố phá sản, DN, HTX sẽ bị xóa tên trong sô đăng kí kinh doanh Bêncạnh đó, theo quy định của pháp luật phá sản, chủ doanh nghiệp còn bị cắm kinh doanhtrong một thời gian nhất định Có thé thay, hậu qua trực tiếp của phá sản có thé là sự cham
dứt hoạt động của chính bản thân con nợ.
Tht năm, thủ tục phá sản không chỉ thuần túy là thủ tục đòi nợ mà còn là thủ tục cókhả năng giúp con nợ phục hồi hoạt động
Ở những mức độ và phạm vi khác nhau, phá sản bao giờ cũng kéo theo những hậuquả kinh tế xã hội nhất định mà trực tiếp là những ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ nợ vànhững người lao động Hậu quả đáng lưu ý đi liền với phá sản là van đề việc làm và thunhập của người lao động hay gây những hậu quả dây chuyền Với các chủ nợ thì phá sản
cũng không han là một phương án tối ưu bởi không phải lúc nào doanh nghiệp rơi vào tình
trạng mat khả năng thanh toán cũng còn đủ tài sản dé thanh toán hết nợ cho chủ nợ Bởivậy, trên thực tế đây không phải là cách thức có lợi nhất cho các chủ nợ nói riêng và toàn
bộ nền kinh tế nói chung Do đó, ngoài mục tiêu thanh lý tài sản dé trả nợ, pháp luật phásản nhiều nước trên thế giới còn đặt ra một mục tiêu quan trọng khác, đó là giúp đỡ con nợthoát khỏi tình trạng phá sản, phục hồi hoạt động kinh doanh
1.3.3 Vai trò của thủ tục phá sản
Dé việc phá sản được tiễn hành một cách có trật tự, đúng pháp luật thìpháp luật phá sản cần có những quy định cụ thê về trình tự, thủ tục tiến hành phásản doanh nghiệp Những quy định này là cơ sở pháp lý để Tòa án tiến hành phásản DN, HTX, bảo đảm vụ việc được giải quyết đúng pháp luật
Pháp luật phá sản ở nước ta hiện nay được ban hành chậm so với các nước
trên thế giới và trong khu vực, nhưng đã góp phần quan trọng vào việc hìnhthành một cơ chế pháp lý đồng bộ cho hoạt động xử lý nợ của các doanh nghiệp,
bảo đảm trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực tài chính, làm cho môi trường kinh
doanh trở nên lành mạnh hơn, đồng thời cũng góp phần hoàn thiện hệ thống
pháp luật kinh tế trong thời kì đổi mới
Trang 26Việc áp dụng đúng thủ tục phá sản sẽ đóng một vai trò quan trọng trong
việc bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ nợ và người lao động Trong kinhdoanh, việc nợ nan lẫn nhau là hiện tượng bình thường, ít doanh nghiệp có thểtránh khỏi Khi có nợ thì chủ nợ đương nhiên được quyền đòi nợ thông qua mọi
hình thức, biện pháp khác nhau, trong đó có biện pháp khởi kiện ra Tòa án Tuynhiên, trong một số trường hợp, việc kiện tụng ra Tòa án không thé giải quyết
được một cách thỏa đáng quyền lợi của các chủ nợ, nhất là khi con nợ bị mat kha
năng thanh toán Pháp luật phá sản ra đời đã quy định về thủ tục phá sản, một thủ
tục đòi nợ đặc biệt cho các chủ nợ Có thé nói, điều mà các chủ nợ lo ngại nhất làcon nợ không thê trả lại các khoản nợ đã vay của mình Tuy nhiên, thông qua thủ
tục phá sản, các doanh nghiệp hợp tác xã có nguy cơ phá sản sẽ có cơ hội đượcphục hồi, trở lại tình trạng ban đầu, có khả năng thanh toán các khoản nợ của chủ
nợ Còn nêu DN, HTX không thê phục hồi, bị tuyên bố phá sản thì các tài sản
của doanh nghiệp cũng được thanh lý toàn bộ để trả nợ cho các chủ nợ
Đối với các DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản, áp dụng thủ tục phá sản là mộtgiải pháp tránh việc các chủ nợ tự do tranh dành “xiết nợ”, ngăn cản các chủ nợ đòi nợtheo kiểu mạnh ai nay đòi, từ đó dẫn đến tình trang mắt trật tự xã hội [31; tr.17] Thủ tụcphá sản là do cơ quan nha nước có thầm quyền tiến hành, đảm bảo cho việc thực thi đượcthống nhất, trật tự, bằng mọi cách tạo điều kiện cho con nợ khắc phục khó khăn, khôi phụchoạt động sản xuất kinh doanh bình thường hoặc tạo cơ hội cho con nợ rút khỏi thương
trường một cách có trật tự.
Tóm lại, có thê thay việc phá sản nêu không được quy định cụ thê về trình tự, cáchthức có thê dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng về kinh tế - xã hội Các hậu quả này nhiều
khi là nguyên nhân của tình trạng lộn xộn trong đời sống xã hội Vì vậy, quá trình phá sản
nhất thiết phải được tiễn hành một cách quy củ, trật tự thông qua một trình tự, thủ tục giải
quyết một vụ phá sản
1.3.4 Khái quát sự hình thành và phát triển của quy định pháp luật về
thi tục phá sản ở Việt Nam
Trang 27Ở Việt Nam pháp luật pha sản đã có từ thời kỳ Thực dân Pháp đô hộ, nhưng Luậtnày phần lớn được áp dụng ở miền Nam và trên thực tế dường như rất ít được áp dụng.Cũng như các nước thuộc địa khác, pháp luật Việt Nam chịu ảnh hưởng của hệ thông phápluật thực dân Những quy định về khánh tận, thanh toán tư pháp phá sản cũng đã có trong
Bộ luật Thương mại Sài Gòn [29] Cho đến trước giải phóng miền Nam năm 1975, ở ViệtNam cũng có hai đạo luật điều chỉnh phá sản đã được ban hành là Luật Phá sản trong Luật
Thương mại Trung phần tại miền Trung Việt Nam ngày 2/6/1942 và Luật Phá sản trongLuật Thương mại miền Nam Việt Nam năm 1973 [27]
Từ sau giải phóng miền Nam, chúng ta đi theo mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập
trung, không khuyến khích cạnh tranh nên khái niệm phá sản hầu như không có Khi
chuyên đổi sang nền kinh tế thị trường thì vấn đề phá sản và giải quyết phá sản mới đượcđặt ra Cùng với sự gia nhập của đầu tư nước ngoài, sự nới lỏng tự do kinh doanh cho tưnhân, môi trường cạnh tranh tái xuất hiện và trở nên gay gắt nhanh chóng ngay trên thịtrường nội địa Khi tự do kinh doanh và cạnh tranh tái xuất hiện, nhu cầu điều tiết vỡ nợcác don vị kinh doanh vốn thuộc quyền quan lý của nhà nước mới trở nên cấp bách Nhucầu điều chỉnh cấp bách bậc nhất của pháp luật phá sản trong các quốc gia chuyền đôi
chính là các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ hàng hoạt khi bước vào cạnh tranh với một tưthê thiêu năng động so với khu vực kinh tê tư nhân và tu bản nước ngoài.
Đến năm 1993, Luật phá sản doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày30.12.1993 và có hiệu lực từ ngày 01.07.1994 Chính phủ ban hành Nghị định số 189/CPngày 23.12.1994 hướng dan thi hành luật này Đây là văn bản đầu tiên có giá trị pháp lýcao nhất điều chỉnh toàn diện và đầy đủ các vấn đề về phá sản Tuy nhiên, đặt trong hoàncảnh kinh tế đất nước mới chuyên đổi, khi mà chưa nhiều vụ phá sản xảy ra thì các quy
định trong luật này dường như được thiết kế với trọng tâm đặt vào việc tai cơ cầu doanh
nghiệp nhà nước, chưa chú trọng đến các thành phan kinh tế khác Tiếp theo đó, Luật
Phá sản năm 2004 được thông qua ngày 15/6/2004 có hiệu lực thi hành ngày 15/10/2004
thay thế Luật Phá sản doanh nghiệp 1993
Luật Phá sản (2004) thể hiện nhiều điểm tiến bộ về thủ tục giải quyết phá sản so
với Luật phá sản doanh nghiệp 1993, ví dụ như sự linh hoạt, mềm dẻo trong việc áp dụng
Trang 28các thủ tục khác nhau trong thủ tục phá sản, điều kiện nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
DN, HTX Điều 5 Luật Phá sản (2004) đi theo hướng quy định nhiều thủ tục khác nhau
trong thủ tục phá sản bao gồm: thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh cua DN, HTX; thủtục thanh lý tài sản; thủ tục tuyên bố pha sản; và sau kh quyết định mở thủ tục pha sản, căn
cứ vào tình trạng thực tế của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản, Tòa án sẽ quyết định
áp dụng thủ tục nào cho phù hợp Trong khi đó, Luật phá sản doanh nghiệp 1993 lại quy
định theo hướng áp đặt khi yêu cầu mọi DN, HTX bị Tòa án ra quyết định mở thủ tục phásản đều phải trải qua giai đoạn họp Hội nghị chủ nợ để thông qua phương án phục hồi kinhdoanh rồi mới có thé tuyên bố phá sản (ké cả khi doanh nghiệp mắc nợ không còn tài sảngi) Luật Phá sản (2004) cũng quy định đơn giản hơn điều kiện nộp đơn yêu cầu mở thủtục phá sản và chủ nợ không phải cung cấp cho Tòa án các giấy tờ, tài liệu chứng minhdoanh nghiệp mat khả năng thanh toán nợ đến hạn khi gửi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
như Luật Phá sản doanh nghiệp 1993.
Với Luật Phá sản (2004), tình hình thụ lý và giải quyết yêu cầu mở thủ tụcphá sản doanh nghiệp đã được cải thiện nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn Sốlượng đơn yêu cầu tòa án tuyên bố phá sản so với số lượng doanh nghiệp ngừng
hoạt động là rất thấp; hiệu quả giải quyết việc phá sản ở các cấp Tòa án vẫn chưa
đạt kết quả như mong muốn Điều này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhaunhưng trong đó có nguyên nhân quy định pháp luật về thủ tục phá sản chưa phùhợp với tình hình kinh tế và xã hội, không tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức yêu
câu tuyên bô phá sản.
Ngày 19/6/2014, tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật Phá sản số 51/2014/QH13 So với
Luật Phá sản năm 2004, Luật này được đánh giá là có những sửa đổi khá căn bản
và toàn diện Đã có nhiều nội dung về trình tự, thủ tục giải quyết phá sản đượcsửa đổi, bố sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn Tuy nhiên, không phải làkhông có những hạn chế, thiết sót cũng như khó khăn, thách thức trong việc đưacác quy định mới của Luật Phá sản (2014) vào áp dụng trong thực tế Vẫn đề này
sẽ được trình bày cụ thê trong các phần tiếp theo của Luận văn
Trang 29CHƯƠNG 2
NOI DUNG CUA THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CÂU PHA SAN THEO
LUAT PHA SAN NĂM 20142.1 Những quy định về tham quyền giải quyết yêu cầu pha sản
Theo thông lệ chung, cơ quan có thâm quyên giải quyết yêu cầu tuyên bố
phá sản doanh nghiệp là tòa án Tuy nhiên, do tô chức hệ thống tòa án và cơquan tài phán ở mỗi nước khác nhau nên việc giao cho tòa án nào giải quyết yêucầu tuyên bố phá sản không phải giống nhau Ví dụ, ở hầu hết các nước Châu Âulục địa, thâm quyền giải quyết phá sản thuộc về tòa thương mại Một số nước
như Mỹ, Thụy Điển, Nam Tu lại thành lập tòa pha sản riêng Có những nướcnhư Nga thì việc giải quyết phá sản thuộc chức năng của tòa án trọng tài Ngược
lại, ở Trung Quốc, Malayxia, tính chất của một vụ phá sản được pháp luật coinhư một vụ kiện dân sự nên thâm quyên thuộc về tòa án dân sự.
Ở Việt Nam, ké từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, thâm quyền
giải quyết phá sản được quy định trong pháp luật phá sản có sự khác nhau qua
từng giai đoạn Theo Luật doanh nghiệp tư nhân (1990) và Luật Công ty (1990),
thâm quyền giải quyết phá sản được quy định cho Trọng tài kinh tế nhà nước Từ
Luật phá sản doanh nghiệp 1993, quyền giải quyết phá sản bắt đầu được quy
định thuộc về Tòa án, nhưng chỉ có Tòa kinh tế cấp tỉnh mới có thâm quyền giảiquyết phá sản Điều 30 Luật tổ chức TAND 2002 cũng quy định Tòa kinh tếTAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn giảiquyết việc phá sản theo quy định của pháp luật
Theo quy định của pháp luật phá sản hiện hành, có thể hiểu một DN, HTX
lâm vào tình trạng phá sản khi họ không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ
trong thời hạn 03 tháng ké từ ngày đến hạn thanh toán; và khi đó, yêu cầu phasản được đặt ra nhằm đảm bảo quyền và lợi ích về tài sản cho các chủ nợ Theo
quy định tại Luật Tô chức TAND 2002 thì: “ 7rong phạm vi chức năng củamình, Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chê độ xã
Trang 30hội chủ nghĩa và quyên làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, củatập thé; bảo vệ tinh mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của côngdân ” Luật Tô chức TAND 2014 sắp có hiệu lực cũng quy định: “ 7éa ánnhân dân có nhiệm vu bảo vệ công lý, bảo vệ quyên con người, quyên công dân,bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyên và lợi ích
”
hợp pháp của tổ chức, cá nhân ” hay “ Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình,
kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theoquy định của pháp luật ” Qua các quy định kể trên, có thé thay thẩm quyềngiải quyết yêu cầu phá sản được giao cho Tòa án là phù hợp
So với Luật phá sản doanh nghiệp 1993, Luật Phá sản (2004) đã có nhiềuthay đổi về thâm quyền giải quyết phá sản Theo Điều 7 Luật Phá sản (2004) thìthâm quyền tiến hành thủ tục phá sản được phân cấp cho TAND cấp huyện vàTAND cấp tỉnh căn cứ vào việc cơ quan cap nào đã cấp giây chứng nhận đăng ki
kinh doanh cho DN, HTX Ngoài ra, TAND cấp tỉnh còn giải quyết yêu cầu
tuyên bố phá sản doanh nghiệp với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam đặt trụ sở tại tinh đó hoặc santrường hợp cần thiết lay lên dé tiến hành
thủ tục phá sản đối với hop tác xã thuộc thâm quyền của Toà án nhân dân cấphuyện Như vậy, Luật Phá sản (2004) phân định thẩm quyền giải quyết việc phásản dựa trên hai nguyên tắc: theo nơi đăng ký kinh doanh và theo trụ sở chính.Luật Phá sản năm 2014 phân định thâm quyền giải quyết vụ phá sản dựatrên ba nguyên tắc: theo trụ sở chính, theo nơi đăng ký kinh doanh và theo tínhchất phức tạp của vụ việc phá sản Luật Phá sản năm 2014 đã quy định tại Điều 8như sau:
Thr nhất, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thâmquyên giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ky
doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp tác xã tại tỉnh đó
và thuộc một trong các trường hợp: (a) Vụ việc pha sản có tai sản ở nước ngoai hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài; (b) Doanh nghiệp, hợp tác xã
Trang 31mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau; (c) Doanh nghiệp, hop tác xã mất kha
năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộctỉnh khác nhau; (đ) Vụ việc phá sản thuộc thâm quyền của Tòa án nhân dânhuyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tinh mà Tòa án nhân dân cấp tinh lay lên dé
giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc
Thr 2, Tòa án nhân dân cấp huyện có thâm quyền giải quyết phá sản đốivới doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Phásản (2014).
2.2 Chủ thể tham gia quá trình giải quyết yêu cầu phá sản
2.2.1 Tòa ún
Luật Phá sản ở hầu hết các nước đều quy định tòa án là cơ quan có thâmquyên giải quyết việc phá sản, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ Các Luật
phá sản doanh ngiệp năm 1993, Luật Phá sản năm 2004 và nay là Luật Phá sản
năm 2014 đều quy định tòa án là cơ quan có thâm quyền giải quyết việc phá sảncủa DN, HTX Ở Việt Nam, trong quy định của pháp luật phá sản, tòa án luônluôn được thiết kế như một chủ thé có vai trò quyết định, một nhân vật trung tâm
trong nhiều hoạt động của tố tụng phá sản
Trong việc nộp và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, việc xử lý đơn
năm trong thâm quyên của tòa án thụ lý đơn Theo quy định tại Điều 32 Luật Phásản (2014) thì Tòa án sẽ thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phásản về việc nộp lệ phí phá san, tam ứng chi phí phá sản nếu đơn yêu cau hợp lệ;
có quyền yêu cầu người nộp don sửa đổi, b6 sung đơn nếu có thiếu sót; Tòa ánchuyên đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho TAND có thâm quyền nếu thuộcthâm quyền giải quyết của TAND khác; và Tòa án cũng có thê trả lại đơn yêucầu mở thủ tục phá sản khi xảy ra các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 35
Trang 32Trong việc mở thủ tục phá sản, Tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản có quyền ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (Điều 42Luật Phá sản (2014)) Nếu ra quyết định mở thủ tục phá sản, trong thời hạn 03ngày làm việc kế từ ngày ra quyết định, thẩm phán của Tòa án thụ lý đơn yêucầu mở thủ tục phá sản có trách nhiệm chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp
quản lý, thanh lý tài sản.
Trong hội nghị chủ nợ, Tòa án có thâm quyền triệu tập hội nghị chủ nợ;thâm phán được giao phân công phụ trách vụ phá sản tham gia điều hành việc
DN, HTX cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản Quản tài
viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm báo cáo Thâm phán
Ngoài ra, TAND còn là chủ thể có thâm quyên ra quyết định tuyên bố
DN, HTX phá sản theo thủ tục rút gọn, khi Hội nghị chủ nợ không thành hoặc
sau khi có Nghị quyết của hội nghị chủ nợ
2.2.2 Quan tài viên và doanh nghiệp quan lý, thanh ly tài san
Khoản 2 Điều 9 Luật Phá sản (2004) quy định về tổ quản lý, thanh lý tàisản Tổ quản lý, thanh lý tài sản do thâm phán quyết định thành lập đồng thời vớiviệc ra quyết định mở thủ tục phá sản với cơ cấu bao gồm: 01 Chấp hành viên cơquan thi hành án cùng cấp làm tô trưởng, 01 cán bộ tòa án, 01 đại diện chủ nợ, 01đại diện hợp pháp của DN, HTX bị mở thủ tục phá sản, và trường hợp cần thiết có
đại diện công đoàn, đại diện người lao động, đại diện các cơ quan chuyên môntham gia Tổ quản lý, thanh ly tài sản thì Tham phán xem xét, quyết định Tuy
Trang 33nhiên, các thành viên Tổ quản lý, thanh lý tài sản đều là những người thực hiện
nhiệm vụ kiêm nhiệm, do đó khi tham gia xử lý công việc thường lúng túng,
không chủ động về thời gian và công việc Nhận thức của các thành viên trong tổchưa đồng đều, nhiều khi dẫn đến mâu thuẫn nội bộ, khó thống nhất, gây khó khăntrong cách tiếp cận và xử lý vấn đề trên phương diện tập thê
Khắc phục những bat cập của chế định quản lý, thanh ly tài san DN, HTXlâm vào tình trạng phá sản của luật cũ, Luật Phá sản (2014) đưa ra quy định vềquản tài viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản Quy định về quản tài
viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là những quy định mới của Luật
Phá sản (2014) Theo đó, “quản tài viên là cá nhân hành nghề quản lý, thanh lýtài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mat kha năng thanh toán trong quá trình giảiquyết phá sản” và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là “doanh nghiệp hànhnghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mat khả năng thanhtoán trong quá trình giải quyết phá sản”
Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có quyền và nghĩa
vụ được quy định tại Điều 16 Luật Phá sản (2014) Cụ thể:
Thứ nhất, Quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sảncủa doanh nghiệp, hợp tác xã mat khả năng thanh toán, gồm: (a) Xác minh, thuthập, quản lý tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hợptác xã; (b) Lập bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mặc nợ; (c)Bao quản tài sản; ngăn chặn việc bán, chuyền giao tài sản mà không được phép
của Thâm phán; ngăn chặn việc tau tán tài sản; tối đa hóa giá tri tai sản củadoanh nghiệp, hợp tác xã khi bán, thanh lý tài sản; (d) Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật;(đ) Được thuê
cá nhân, tô chức thực hiện công việc theo quy định của pháp luật; (e) Đề xuất vớiThâm phán về việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tac xã dé bao dam chi phíphá sản; (g) Bán tài sản theo quyết định của Tham phán dé bao đảm chi phí phá
sản; (h) Tổ chức việc định giá, thanh lý tài sản theo quy định của Luật này; báocáo cơ quan thi hành án dân sự, thông báo đến người tham gia thủ tục phá sản có
Trang 34liên quan về việc giao cho cá nhân, tô chức thực hiện thanh lý tai san; (1) Gửi các khoản tiên thu được vào tài khoản do Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dân
sự có thâm quyên mở tại ngân hàng.
Thứ hai, Đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không có người đại diện theo pháp luật.
Thứ ba, Báo cáo về tình trạng tài sản, công nợ và hoạt động của doanh
nghiệp, hợp tác xã, tham gia xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, hợp tác xã mat khả năng thanh toán
Thr tư, Đề nghị Tham phán tiễn hành các công việc như: (a) Thu thập tailiệu, chứng cứ; (b) Tuyên bố giao dịch vô hiệu và quyết định thu hồi tài sản củadoanh nghiệp, hợp tác xã bị bán hoặc chuyên giao bat hợp pháp; (c) Áp dụngbiện pháp khan cấp tạm thời; áp dụng biện pháp xử phạt hành chính; chuyên hỗ
sơ sang cơ quan có thâm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật
Thứ năm, Được hưởng thù lao và thực hiện trách nhiệm bảo hiểm nghề
nghiệp theo quy định của pháp luật.
Cuôi cùng, Bao cáo việc thực hiện nhiệm vụ, quyên hạn của mình theo yêu câu của Thâm phán, co quan thi hành án dân sự; chịu trách nhiệm trước Thâm phán, cơ quan thi hành án dân sự và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyên hạn của mình.
Việc đưa chế định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sảnkhắc phục được những khó khăn, vướng mắc trong cơ chế phối hợp, tính chấtkiêm nhiệm của các thành viên Tổ quản lý, thanh lý tài sản, đáp ứng được yêucầu về tính nhanh chóng, hiệu quả và chuyên nghiệp trong thực hiện việc quản
lý, thanh lý tài sản của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản, phù hợp với việcthực hiện chủ trương xã hội hóa những hoạt động mang tính nghề nghiệp theo
quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cải cách hành chính; đồng thời phù hợpvới thông lệ quốc tế, vì hiện nay nhiều nước quy định về chế định Quản tài viên
như Nhật, Đức, Nga, Pháp, Mỹ, Latvia [34] Việc đưa ra hai lựa chọn là quản tài
Trang 35viên hoặc doanh nghiệp quan lý, thanh lý tai san dem lại sự linh động cần thiếtcho nhu cầu quản lý tài sản của DN, HTX bị mất khả năng thanh toán Đối vớicác vụ việc đơn giản, tài sản của DN, HTX không nhiều, các giấy tờ, hd sơ tài
chính liên quan không phá phức tạp thì việc chỉ định quản tài viên là hợp lý Tuy
nhiên, đối với những vụ việc phá sản phức tạp, tài sản của DN, HTX có giá trịlớn, hồ sơ, số sách tài chính của DN, HTX có nhiều vẫn đề cần nghiên cứu thì
việc chỉ định doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là một lựa chọn đúng đắn vàcần thiết
2.2.3 Chi nợ và con nợ
® Chiu nợ
Chủ nợ là những người có mối quan tâm trực tiếp đến việc phá sản vì các
quyên về tài sản của họ gắn với tài sản còn lại của doanh nghiệp, họ có quyềncùng được tham gia vào quá trình xử lý tài sản của doanh nghiệp phá sản Vềnguyên tắc chung, tất cả các chủ nợ đều có quyền bình đăng như nhau trong việcđòi nợ và thu hồi nợ từ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ Tuy nhiên, do xuất phát
tính chất của mỗi quan hệ giữa doanh nghiệp mắc nợ và chủ nợ và việc có hay
không có sử dụng các biện pháp đảm bảo đối với các khoản nợ mà tư cách chủ nợ
có sự khác biệt Đồng thời với sự khác biệt về tư cách chủ nợ mà họ có nhữngquyền và nghĩa vụ không hoàn toàn giống nhau
Căn cứ vào việc có hay không có sử dụng các biện pháp đảm bảo, Khoản
3 Điều 4 Luật Phá sản (2014) quy định, chủ nợ là cá nhân, cơ quan, tô chức cóquyên yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ,bao gồm chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ có
Trang 36Chủ nợ có đảm bảo một phan là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu
DN, HTX phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bang tai san
cua DN, HTX hoặc người thứ ba ma giá tri tài sản bảo dam thap hơn khoản nợ đó.Chủ nợ không có đảm bảo là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu
DN, HTX phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ không được bảo đảm bằngtài sản của DN, HTX hoặc của người thứ ba.
Với tư cách là chủ thê tham gia thủ tục phá sản, chủ nợ có các quyền như:(i) Quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản; (ii) Quyền gửi giấy đòi nợ; (iii)Quyên khiếu nại danh sách chủ ng; (iv) Quyền tham gia hội nghị chủ nợ và biểuquyết tại hội nghị chủ nợ tất cả các chủ nợ đều có quyền tham gia và thảo luận tạihội nghị chủ nợ, tuy nhiên, chỉ có chủ nợ không có đảm bảo mới có quyền biểuquyết tại hội nghị chủ nợ
® Con nợ (Doanh nghiệp mat khả năng thanh toán nợ đến han)
Khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản (2014) đã quy định DN, HTX mat khả năngthanh toán (con nợ) là DN, HTX không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ
trong thoi hạn 3 tháng ké từ ngày đến hạn thanh toán Mục tiêu quan trọng nhất củaLuật Phá sản là bảo đảm quyền lợi của cả chủ nợ và con nợ Vì vậy, doanh nghiệp
mat kha năng thanh toán nợ đến hạn có vi trí rất quan trong trong quá trình giải quyếtphá sản.
Doanh nghiệp mat khả năng thanh toán nợ đến hạn có quyền như: (i) Được
tiếp tục hoạt động bình thường ké từ khi có quyết định mở thủ tục giải quyết yêu
cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp nhưng dưới sự giám sát của thâm phán và tôquản lý tài sản Giám đốc và các thành viên Hội đồng quản trị vẫn phải chịu tráchnhiệm về kết quả hoạt động của doanh nghiệp; (ii) Quyền xây dựng phương án phụchồi sau khi có quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanhnghiệp dé đưa ra Hội nghị chủ nợ quyết định; (iii) Quyền khiếu nại danh sách chủ
nợ, danh sách người mắc nợ; (iii) Đề nghị xem xét lại quyết định tuyên bố DN,HTX phá sản.
Trang 372.3 Trình tự giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
2.3.1 Nộp và thụ lý đơn yêu cầu mở thi tục phá sản
e Nộp đơn yêu cau mở thủ tục phá sản
Phá sản không phải là một thủ tục đương nhiên xảy ra khi DN, HTX lâmvào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn Ngược lại, phá
sản là một thủ tục có điều kiện, nó chỉ được xem xét giải quyết trên cơ sở có yêucầu mở thủ tục phá sản Nộp đơn yêu cau tuyên bố phá sản là thủ tục bắt buộcđầu tiên của trình tự giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản Chủ thể có quyền vànghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có ảnh hưởng quyết định đến khả
năng đưa doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản Theo quy định tại Điều 5
Luật Phá sản (2014), các đối tượng sau đây có quyền nộp đơn yêu cầu cầu tòa án
mở thủ tục phá sản dé xem xét và giải quyết việc phá sản của một doanh nghiệp
hay một hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản:
Thu nhất, đó là các chủ nợ không có bảo đảm hay có bảo đảm một phần Mụcđích của Luật Phá sản trước tiên là nhằm bảo vệ quyền tài sản cho các chủ nợ vìvậy các chủ nợ là đối tượng đấu tiên có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sảndoanh nghiệp dé nhằm thu hồi các khan nợ Tuy nhiên, không phải tat cả các chủ
nợ đều có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản mà chỉ có chủ nợ không cóđảm bảo và chủ nợ có đảm bảo một phần mới có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bốphá sản doanh nghiệp Các chủ nợ có bảo đảm không được quyền nộp đơn xin
mở thủ tục phá sản vì khoản nợ của họ đã được bảo đảm bằng tài sản của DN,
HTX liên quan hay bảo lãnh của bên thứ ba.
Thứ hai, những người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trêntrực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơnyêu cầu mở thủ tục phá sản Các đối tượng này cũng được phép nộp đơn yêucầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng ké từ ngày phải thực hiện
nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà DN,HTX không thực hiện nghĩa vụ thanh toán Người lao động, suy cho cùng, cũng
Trang 38chính là chủ nợ của DN, HTX đôi với các khoản nợ lương nêu lương của ngườilao động không được thanh toán đầy đủ.
Thứ ba, người dai diện theo pháp luật của DN, HTX có nghĩa vụ nộp don
yêu cầu mở thủ tục phá sản khi DN, HTX mất khả năng thanh toán Quy định
này nhăm giúp doanh nghiệp mac nợ có cơ sở dé giải quyết một cách hợp pháp các
quan hệ nợ nan, hoặc dưới sự giám sát của tòa án, doanh nghiệp mac nợ có thécùng với các chủ nợ thỏa thuận các biện pháp hòa giải, tô chức lại hoạt động sảnxuất kinh doanh, hạn chế thiệt hại
Tiưứ tư, chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty
cô phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn haithành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên,thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủtục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán
Thứ nam, cô đông hoặc nhóm cô đông sở hữu từ 20% số cô phan phổ
thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản khi công ty cỗ phần mat khả năng thanh toán Cổ đông hoặcnhóm cô đông sở hữu dưới 20% số cô phần phổ thông trong thời gian liên tục ít
nhất 06 thang có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cỗ phanmat khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định
Thứ sáu, thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp
tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tụcphá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mat kha năng thanh toán
So với luật cũ, Luật Pha san (2014) quy định theo hướng mở rộng phạm vi
va tạo điều kiện cho các chủ thé thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tụcpha sản dé dam bảo quyền lợi của minh Trước đây trong Luật Phá sản (2004),
người lao động phải nộp đơn thông qua đại diện, thì trong luật mới, người laođộng có quyền tự mình nộp đơn mà không cần phải thông qua đại diện Đối vớicông ty cô phan, Luật Pha sản (2004) quy định cô đông hoặc nhóm cô đông sở