1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ ở Việt Nam

79 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

NGUYÊN THANH HƯƠNG

Chuyén nganh: Luat Kinh té Mã số: 60380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HUONG DAN KHOA HỌC: TS BONG NGOC BA

HA NỘI - 2015

Trang 2

nhân được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu kiến thức lý thuyết, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dân khoa học của TS Đông Ngọc Ba.

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, và các thây, cô giáo trong khoa Sau đại học, khoa Pháp luật kinh té cùng toàn thé các thay cô giáo Trường Đại học Luật Hà Nội đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình em học tập tại trường.

Đặc biệt, với lòng kinh trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới thay giáo, TS Đồng Ngọc Ba - Bộ Tu pháp, người đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.

Và cuối cùng, em cũng xin được gửi những lời cảm ơn tới bố me và những người thân trong gia đình, và tất cả bạn bè đã luôn bên em, luôn tiếp thêm tỉnh thân và nghị lực cho em, tao mọi diéu kiện cho em dé em hoàn thành được luận văn một

Trang 3

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ 8 1.2 Nội dung pháp luật về kinh doanh dich vụ bảo vệ 5- 5e: 12 CHƯƠNG 2 THỰC TRANG PHÁP LUẬT VE KINH DOANH DỊCH VỤ BAO VỆ Ở VIỆT NAM c cv T1 11 11011110111121111 1111111111 crrei 16

2.1 Nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về kinh doanh dịch vụ bảo vệ

¬ l6

2.1.1 Các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo vệ l6 2.1.1.1 Điều kiện về vốn pháp định: - - + Seccceterkekerererrreea 16 2.1.1.2 Điều kiện về dia điểm đặt tru sở, chỉ nhánh, văn phòng đại diện

của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Đảo VỆ < << << 19

2.1.1.3 Điều kiện, tiêu chuẩn đối với người đứng đầu doanh nghiệp

kinh doanh dich vụ DAO VỆ ch ke ven 20

2.1.1.4 Điều kiện, tiêu chuẩn đối với nhân viên dịch vụ bảo vệ 23 2.1.1.5 Điều kiện về an ninh, trật ẨỊt - + + cecketerkeEerekerkerereerees 25 2.1.2 Phạm vi và nguyên tac tổ chức, hoạt động kinh doanh dich vụ bảo

2 332.1.2.1 Pham vi hoạt động kinh doanh dich vụ bảo vệ 33

2.1.2.2 Nguyên tắc tô chức, hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ 35 2.1.3 Hợp dong dich vụ bảo VỆ 5S E12 2111111 reo 39 2.1.4 Các hành vi bị cam trong kinh doanh dịch vụ bảo vệ 42

Trang 4

2.1.5.1 Quan lý nhà nước về hoạt động kinh doanh dich vụ bảo vé 44

2.1.5.2 Xứ lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ bao vệ 45

2.2 Thực trạng thực hiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ ở Việt

NUN PEPP ĂLX" 48

2.2.1 Những kết quả đạt đẪHỢC - - 5S SE E111 11211111 xe 48 2.2.2 Những hạn chế, VWÓHg HHẮC 5-5 Set E121 te 52 CHUONG 3 MOT SO KIEN NGHI HOAN THIEN VA BAO DAM HIEU QUA THUC HIEN PHAP LUAT VE KINH DOANH DICH VU BAO VE O

VIỆT NAM - 5-52 2< 2121 211271221121127111211 211011211211 011111 211011111 1g 60

3.1 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo

TẾ tế" Fitt PUI ct itis ni lhc lc ct a 60

3.2 Một số kiến nghị bảo dam hiệu quả thực hiện pháp luật về kinh doanh

///1878/1.118 508 đ/28À///,0070n0n8088Ẻ8.8 e 68

KẾT LUẬN - 5-5 s St 1E 1 111 1111111111111 111111111111 1111 111111 Errei 72

eee eee eee eee eee eee eee eee eee eee eee eee ey

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO

Trang 5

Sau gần 30 năm đổi mới, có thể nói, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bước đầu đã đem lại sự phát triển cho đất nước ta Từ một nước có nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, ngày nay, nước ta đã trở thành một nước có nền kinh tế năng động, không ngừng hội nhập và phát triển Trong kinh tế thị trường, khối doanh nghiệp là nhân tố chủ đạo, tích cực Nhận thức rõ doanh nghiệp có vai trò đặc biệt trong nền kinh tế, giữ vai trò chủ đạo tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP), góp phần vào công cuộc giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các van dé xã hội như: tạo việc làm, xóa đói, giảm nghéo, Nha nước ta đã dành sự quan tâm rất lớn đến chủ thể này, biểu hiện qua việc xây dựng hành lang pháp lý an toàn, thông thoáng nham bảo đảm lợi ích tối đa cho các doanh nghiệp khi họ tiến hành hoạt động dau tư, sản xuất, kinh doanh Trong đó, phải kế đến các quy định của Hiến pháp Điều 33 Hiến pháp 2013 khang định: “Moi người có quyên tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cam” Điều 51 Hiến pháp 2013 nhấn mạnh rang: “Nha nuoc khuyến khích, tạo điều kiện đề doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhán, t6 chức khác đấu tu, sản xuất kinh doanh; phát triển bên vững các ngành kinh tế, góp phân xây dựng đất nước” và “Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thé chế kinh tế, điều tiết nên kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường” (Điều 52 Hiến pháp 2013) Hiện thực hóa các quy định này của Hiến pháp, Nhà nước đã mở rộng phạm vi ngành, nghè, lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp được phép đầu tư, cho phép doanh nghiệp thuộc khối tư nhân đầu tư vào các lĩnh vực mà các chủ thé này có thé làm tốt, thay vì cho phép các doanh nghiệp có von Nhà nước được thực hiện Nôi bật là việc Nhà nước cho

phép doanh nghiệp nói chung được kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

Với bản chất là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nhưng kinh doanh dịch vụ bảo vệ có những đặc điểm, đặc thù nhất định Đây cũng là một lĩnh vực

Trang 6

biết nhiều hơn pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ như: kinh doanh dịch vụ bảo vệ là gì, điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo vệ trên cơ sở đó doanh nghiệp hoạt động tốt hơn trong lĩnh vực mới mẻ này, việc nghiên cứu pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ thực sự có ý nghĩa và cần thiết.

Chính vì những lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật về kinh

doanh dịch vụ bảo vệ ở Việt Nam” cho luận văn Thạc sỹ Luật học của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Kinh doanh dịch vụ bảo vệ là một ngành nghề kinh doanh còn tương đối mới mẻ tại Việt Nam Tuy vậy, lĩnh vực này đã và đang phát triển khá nhanh, nhu cầu rất lớn Trên phương diện học thuật, chưa có một dé tài nào nghiên cứu về lĩnh vực này Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến việc tìm hiểu các quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ như là một hình thức kinh doanh hợp pháp dưới góc độ luật kinh tế.

Đây là công trình nghiên cứu độc lập và đầu tiên tìm hiểu pháp luật về kinh

doanh dịch vụ bảo vệ ở Việt Nam.

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Luận văn tập trung nghiên cứu một số van dé lý luận và nội dung cơ bản của pháp luật về kinh doanh dich vụ bảo vệ ở Việt Nam Đề tài nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ được quy định tại Nghị định số 52/2008/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ và các quy định của pháp luật có liên quan đến nội dung Nghị định này, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện và bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật về kinh

doanh dịch vụ bảo vệ ở Việt Nam.

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác — Lên, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về Nhà nước và pháp luật Đề thực hiện việc nghiên cứu đề tài, trong quá trình nghiên cứu

Trang 7

5 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

Mục đích mà tác giả hướng tới khi thực hiện luận văn là làm rõ những vấn đề lý luận chung nhất về kinh doanh dịch vụ bảo vệ và thực trạng pháp luật về kinh doanh dịch vu bảo vệ ở Việt Nam, dé từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện và bảo đảm thực hiện pháp luật về kinh doanh dich vụ bảo vệ.

Với mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, tìm hiểu một số vấn đề lý luận về kinh doanh dịch vụ bảo vệ, nghiên cứu làm rõ khái niệm, đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ, nội dung pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

Thứ hai, phân tích thực trạng pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ ở Việt Nam, tìm hiểu những nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về kinh doanh dich vụ bảo vệ Đồng thời đưa ra những kết quả đạt được và những hạn chế, vướng mắc trong việc thực hiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ ở Việt Nam.

Thứ ba, đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện và bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ ở Việt Nam.

6 Cơ cầu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận

văn được chia thành 3 chương:

- Chương 1: Một số van đề lý luận về kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

- Chương 2: Thực trạng pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ ở Việt Nam - Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện và bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ ở Việt Nam.

Trang 8

1.1 Khái niệm về kinh doanh dich vu bảo vệ

1.1.1 Định nghĩa

Dịch vụ ra đời là sản phẩm của quá trình lao động sản xuất của con người, nhằm phục vụ các nhu cầu của con người Khác với các tài sản thông thường, dịch vụ là các “sản phâm vô hình” nhưng cũng mang các thuộc tính về giá trị và giá trị sử dụng Dịch vụ là đối tượng hướng tới của nhiều nhóm quan hệ dân sự, kinh tế thương mại với nhiều chủ thé tham gia, ma nhà nước thông qua pháp luật cần điều

chỉnh trong trật tự xã hội chung.

Dịch vụ là một công việc do một chủ thể thực hiện để thỏa mãn nhu cầu của một chủ thé khác (Điều 518, 519 Bộ luật dân sự 2005) Dịch vụ có tính chất vô hình, nên việc xác lập quyền sở hữu đối với dịch vụ không thê được thể hiện giống như quyền sở hữu đối với các tài sản hữu hình Nội dung của quyền sở hữu dịch vụ không thể được phân tách rõ ràng giữa các quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt Trong quan hệ mua bán, trao đôi (cung cấp) dich vụ, thực chat chi có việc chuyển giao quyền sử dụng dich vụ Quá trình sản xuất (cung ứng) dịch vu và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời Đặc trưng này quyết định thời điểm phát

sinh, hoàn thành các giao dịch dịch vụ Hay nói cách khác quan hệ cung ứng dịch

vụ là quan hệ liên tục từ khi phát sinh yêu cầu đến khi kết thúc quan hệ Nó cũng quyết định tính chất của các giao dịch đặc thù mà chỉ riêng lĩnh vực dịch vụ mới có. Và qua đó đòi hỏi pháp luật phải có cách nhìn nhận riêng, quy định riêng đối với các quan hệ xã hội (giao dịch) lay dịch vụ làm đối tượng Tính không tách rời được hiểu là việc sản xuất, cung ứng, lưu thông, tiêu dùng dịch vụ là một quá trình liên hoàn, không có độ trễ về mặt thời gian giữa các công đoạn trên Nói cách khác đây là một chu trình liên tục khép kín giữa sản xuất và tiêu dùng [2, tr.6].

Dịch vụ khác hàng hóa là khi được sản xuất ra, hàng hóa có thể được lưu kho bãi và không nhất thiết phải tham gia ngay vào quá trình lưu thông, tiêu dùng Trong quá trình lưu kho bãi và lưu thông, tiêu dùng, hàng hóa có thê bị hư hao,

Trang 9

dùng dich vu Sau quá trình tiêu dùng dịch vụ, các giá tri va gia tri sử dụng của dịch

vụ được chuyên tải vào các giá trị vật chất khác, còn bản thân dịch vụ không tồn tại Thương mại dịch vụ là những hoạt động đầu tư sản xuất, phân phối, cung ứng, trao đổi dich vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận Về phương diện pháp lý, căn cứ cơ bản nhất dé phân biệt giữa thương mai hàng hóa và thương mại dịch vụ chính là đối tượng của các giao dịch thương mại này Nếu như đối tượng của giao dịch thương mại dich vụ là các sản pham vô hình (dịch vụ), thì trong giao dịch thương mại hàng hóa, đối tượng của giao dịch là hàng hóa — các sản phẩm hữu hình Quá trình sản xuất và tiêu dùng hàng hóa thường được tách biệt với nhau, trong khi quá trình tạo ra dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ luôn diễn ra đồng thời Tuy vậy, xét về bản chất của giao dịch, cung ứng dịch vụ cũng có tính chất của giao dịch mua bán (mua

bán dịch vụ).

Như vậy, thương mại dịch vụ là những hoạt động đầu tư, sản xuất (tạo ra) dịch vụ; các hoạt động đưa dịch vụ vào lưu thông, mang dịch vụ đến người tiêu dùng nhằm mục đích thu lợi nhuận của phía thương nhân là nhà cung cấp dịch vụ Thương mại dịch vụ cũng bao gồm các hoạt động tiêu dùng dịch vụ của bên khách hàng, các hành vi nêu yêu cầu và cách thức thụ hưởng dịch vụ Đồng thời, nó cũng bao hàm các hoạt động của nhà nước nhằm đảm bảo duy trì mối quan hệ giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng, trong mối tương quan chung với nhà nước và các thiết chế xã hội trong một trật tự pháp luật nhất định phù hợp với thông lệ quốc tế.

Về phương diện lý luận, có thé hiểu pháp luật thương mại dich vụ là tổng

hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận (thông lệ, tập

quán, án lệ ) dé xác định địa vị pháp ly của thương nhân và điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình đầu tư, sản xuất, cung ứng và tiêu dùng dịch vụ Pháp luật thương mại dịch vụ là một bộ phận cau thành của pháp luật thương mại

[2, tr.7].

Trang 10

dịch vụ bảo vệ trước hết phải khẳng định nó là một hoạt động thương mại nhăm mục đích sinh lợi mà cụ thê là hoạt động cung ứng dịch vụ bảo vệ Theo giải thích

của Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục mỘi,

một số hoặc tat cả các công đoạn của quả trình đâu tư, từ sản xuất đến tiéu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” (Khoản 2 Điều 4) Hành vi được coi là kinh doanh khi có các dấu hiệu sau: (i) hành vi phải mang tính chất nghề nghiệp Điều đó có nghĩa là chủ thể hành vi khi tham gia thương trường thực hiện sự phân công lao động xã hội, các hành vi được tiễn hành liên tục, đều đặn, thể hiện tính chuyên nghiệp cao và mang lại nguồn thu nhập chính

cho người thực hiện hành vi; (ii) hành vi phải được thực hiện một cách độc lập Cac chủ thé nhân danh mình dé tiễn hành hoạt động kinh doanh Họ tự quyết định mọi

van đề có liên quan và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của minh; (111) hành vi có mục đích kiếm lời Đây là dau hiệu quan trọng dé phân biệt hành vi kinh doanh với các hành vi khác Dé thực hiện hoạt động kinh doanh, chủ thé phải tiến hành đăng

ký kinh doanh [7, tr.75].

Trong các quan hệ thương mại, thì kinh doanh dịch vụ là một trong những

lĩnh vực mang lại lợi nhuận khống 16 có thé lớn hon gấp nhiều lần so với sản xuất hàng hóa Dịch vụ trong kinh tế học, được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chat Có những sản phẩm thiên về sản pham hữu hình và những sản phẩm thiên han về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những sản pham nằm trong khoảng giữa sản phâm hang hóa - dịch vụ “Dich vu’ nói khái quát theo Từ điển Tiếng việt còn có thé được hiểu là những công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tô chức và được trả công [8, tr.256].

Cung ứng dich vụ theo định nghĩa của Luật Thương mai năm 2005 “7à hoại

động thương mai, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dich vụ) có nghĩa

vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ

(sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử

Trang 11

doanh dịch vụ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế.

“Bảo vệ” theo Từ điển Tiếng Việt là chống lại mọi sự xâm phạm để giữ cho

luôn luôn được nguyên vẹn, hoặc là người làm công tác bảo vệ ở cơ quan, xí nghiệphoặc cho một nhân vat quan trọng [8, tr.40].

Nói đến bảo vệ nội bộ chúng ta sẽ nhớ đến khái niệm về những người làm bảo vệ ở trong một tô chức, công ty Những người này là nhân viên được biên chế vào số lương của một công ty, tổ chức nào đó, là người của công ty đó, tổ chức đó, và đảm nhiệm công việc bảo vệ Có thể nói, khái niệm về bảo vệ nội bộ ra đời từ khá lâu, và cho đến nay thì nó đang dần dần bị thay thế bởi dịch vụ bảo vệ Khi được hỏi, bạn hiểu dịch vụ bảo vệ là gì, nhiều người tiêu dùng cho biết, dịch vụ bảo vệ là thuê người bảo vệ về để bảo vệ tài sản cho doanh nghiệp hoặc bảo vệ cho cá nhân nào đó Nhưng, thực tế dịch vụ bảo vệ là một khái niệm mở rộng, đó là lý do vì sao nó ngày càng chiếm lĩnh thị trường bảo vệ và thay thế mạnh mẽ bảo vệ nội

Dịch vụ bảo vệ chính là một ngành nghé về cung cấp bảo vệ, trong đó các công ty, tô chức có thé thuê bảo vệ dé bảo vệ tài sản, con người cho công ty, tô chức của mình Trong quá trình thuê bảo vệ thì phải có hợp đồng cam kết rõ trách nhiệm của các bên liên quan Từ khi xuất hiện, dịch vụ bảo vệ đã có sự tăng trưởng và phát triển mạnh, chiếm lĩnh thị trường va dan thay thé cho các bảo vệ nội bộ của các công ty Yếu tổ quan trọng khiến dịch vụ bảo vệ được ưu ái hơn đó chính là tính chuyên nghiệp Nếu như bảo vệ nội bộ chỉ bảo vệ cho riêng cơ quan đó với những

nghiệp vụ cơ bản hoặc kinh nghiệm lâu năm thì dịch vụ bảo vệ được đào tạo bài bản

và sàng lọc nhân viên gắt gao Khi tham gia vào các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ, người bảo vệ sẽ được trang bị về kiến thức bảo vệ, pháp luật, y tẾ, vo thuật, :được rèn luyện bản lĩnh trong những tình huống nguy hiểm bất ngờ: Đặc biệt, những công ty, doanh nghiệp thuê bảo vệ sẽ không phải lo đến việc quản lý,

Trang 12

trực, không phải lo lắng việc tìm người trực thay Tài sản bị mất đã có các doanh

nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ chịu trách nhiệm, tránh được các rủi ro trong kinh

doanh Dựa vào thé lực của các công ty bảo vệ dé đảm bao an toàn hơn Không chi bảo vệ tài sản, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ còn cung cấp các dịch vụ bảo vệ yếu nhân, sự kiện, hàng hóa, đa dạng và phong phú, mở ra một hướng đi

mới cho ngành bảo vệ.

Tóm lại, kinh doanh dịch vụ bảo vệ được hiểu là việc cung cap dich vu bao vệ phù hợp với các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ con người, bảo vệ tai sản, hàng hóa, bao vệ nhà cửa, cơ sở sản xuất kinh doanh, tru Sở cơ quan, tổ chức, bảo vệ an nỉnh, trật tự cho các hoạt động thể thao, vui chơi, giải tri, lễ hội trên cơ sở hợp dong dịch vụ bảo vệ được ký kết giữa bên sử dụng dịch vụ (khách hàng) và doanh nghiệp được phép kinh doanh dịch vụ bảo vệ nhằm mục đích thu lợi nhuận.

Khái niệm kinh doanh dịch vụ bảo vệ là một khái niệm hết sức quan trọng nhằm định hướng đúng đắn cho hoạt động bảo vệ ở Việt Nam nhưng Nghị định số 52/2008/NĐ-CP ngày 22/04/2008 của Chính phủ về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo

vệ lại không hề dé cập đến Đây là một thiếu sót rất lớn, cần được bổ sung trong thời gian tới.

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005, kinh doanh “/a việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn cua qua trình dau tu, từ sản xuất đến tiéu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục

dich sinh lời ”.

Hoạt động kinh doanh là hoạt động mua bán trao đôi hàng hóa và dịch vụ

giữa các chủ thể kinh doanh với nhau hoặc giữa các chủ thể kinh doanh với người tiêu dùng cudi cùng, với mục đích là thu được lợi nhuận hoặc nhằm mục đích mở rộng sản xuất kinh doanh Như vậy, hoạt động kinh doanh được hiểu là một quá trình liên tục từ nghiên cứu thị trường đến tìm cách đáp ứng nhu cầu đó thông qua

Trang 13

Hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ được hiểu là hoạt động kinh doanh của các chủ thê kinh doanh được phép kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nhằm mục đích thu lợi nhuận, có sự quản lý của nhà nước nhăm cung cấp bảo vệ cho khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo vệ dé bảo vệ tai sản, hàng hóa, con

người, nha cửa,

Theo quy định tại Nghị định số 52/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/04/2008 về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ và Thông tư số 45/2009/TT-BCA của Bộ Công an ngày 14/07/2009 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 52/2008/NĐ-CP về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ thì kinh doanh dịch vụ bảo vệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện Từ đây có thể đưa ra một số đặc điểm của

hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ như sau:

- Về chủ thể:

Chủ thể quan hệ pháp luật là những bên tham gia vào quan hệ pháp luật, có các quyền chủ thê và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật Chủ thể quan hệ pháp luật là các cá nhân, các tổ chức có năng lực chủ thé theo quy định của pháp luật dé tham gia vào quan hệ pháp luật nhất định.

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 52/2008/NĐ-CP thì các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật kinh doanh dịch vụ bảo vệ bao gồm:

- Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ thuộc mọi thành phần kinh tế; - Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập tổ chức quản lý và hoạt

động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ là bên cung ứng dịch vụ, thông

qua hợp đồng dịch vụ bảo vệ để tiến hành việc cung cấp bảo vệ cho bên sử dụng dich vụ Bên sử dụng dịch vụ ở đây chính là khách hàng, có thé là tổ chức, hoặc có thé là cá nhân thuê dịch vụ bảo vệ Và một chủ thé không thể thiếu khi kinh doanh dịch vụ bảo vệ chính là những nhân viên bảo vệ, một chủ thể đặc biệt, quan trọng, trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ Các tổ chức, cá nhân

Trang 14

khác có liên quan có thê là cơ quan quản lý nhà nước đối với dịch vụ bảo vệ, cá nhân có thầm quyền xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

Nghị định số 52/2008/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ không có một điều luật nào quy định về hình thức pháp lý của chủ thê kinh doanh dịch vụ bảo vệ Tuy nhiên dựa vào quy định tại Điều 2 Nghị định SỐ 52/2008/NĐ-CP, về đối tượng áp dụng Nghị định ta có thể thấy hình thức pháp lý của chủ thé kinh doanh dịch vụ bảo vệ chính là các “doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ thuộc mọi thành phân kinh tế”.

Doanh nghiệp là tô chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ôn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực

hiện các hoạt động kinh doanh [7, tr.36] Như vậy, dịch vụ bảo vệ là một loại hình

doanh nghiệp được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh và nộp thuế theo quy định của pháp luật, có trụ sở giao dịch và chỉ được phép đi vào hoạt động khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan nhà nước có thâm quyên.

Quy định này đã mở rộng đối tượng tham gia dịch vụ bảo vệ là doanh nghiệp của tất cả các thành phần kinh tế và không phân biệt loại hình doanh nghiệp, góp phần đa dạng hóa và tạo thuận lợi cho khách hàng có quyền lựa chọn đơn vị cung ứng dịch vụ tốt hơn, tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp làm dịch vụ bảo vệ, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế thị trường có nhiều thành phần Đồng thời quy định này cũng đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân — một quyền hiến định được nêu rõ trong Hiến pháp nước ta.

Qua thực tiễn 20 năm đôi mới, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng

ta đã xác định nền kinh tế nước ta có năm thành phân Đó là: kinh tế nhà nước, kinh

tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thẻ, tiêu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Theo quy định của Nghị định thì tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều có thể đăng ký kinh

doanh dịch vụ bảo vệ.

Trang 15

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 thì có bốn loại hình doanh

nghiệp hoạt động tại Việt Nam đó là:+ Doanh nghiệp tư nhân.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn ( Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành

viên và Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên).

+ Công ty cô phan.

+ Công ty hợp danh.

Theo quy định về quyền kinh doanh thì tổ chức, cá nhân Việt Nam, tô chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, pháp luật cũng quy định cắm một số đối tượng thành lập và quản lý doanh nghiệp Nghị định không có quy định rõ ràng về loại hình doanh nghiệp Nghị định chỉ có quy định về điều kiện đối với người đứng đầu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ mà không có quy định về điều kiện riêng đối với những đối tượng muốn thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ Đây là một điểm bat cập cần được hoàn thiện Rõ ràng những quy định này thiếu tính chặt chẽ và có thể tạo ra môi trường kinh doanh dịch vụ bảo vệ không lành mạnh Và sẽ không thé tránh khỏi việc vi phạm pháp luật trong khi hành nghề trong khi chúng ta cũng chưa có cơ chế nào để điều chỉnh, giám sát họ hành nghề Mà chỉ đến khi họ có các hành vi vi phạm pháp luật hình sự thì chúng ta mới xử lý Nhưng đến khi phát hiện và xử lý, thì họ đã làm thiệt hại không nhỏ đến xã hội Do vậy cần có những quy định chặt chẽ hơn nữa dé làm lành mạnh hóa hoạt động kinh

doanh dịch vụ này.

- Về nội dung: Hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ thực chất là thực hiện một hợp đồng dịch vụ bảo vệ trên cơ sở tự nguyện và theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp được phép kinh doanh dịch vụ bảo vệ với bên khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo vệ nhằm mục đích thu lợi nhuận Bên doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ sẽ cung cấp dịch vụ bảo vệ theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ

con người, bảo vệ tai sản, hàng hóa, bảo vệ nha cửa, cơ sở sản xuât kinh doanh, trụ

Trang 16

Sở cơ quan, tô chức, bảo vệ an ninh, trật tự cho các hoạt động thể thao, vui chơi, giải

trí, lễ hội cho bên khách hàng thuê dịch vụ bảo vệ.

- Về điều kiện kinh doanh: kinh doanh dịch vụ bảo vệ là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện “Điều kiện kinh doanh là yêu cau mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cau về vốn pháp định hoặc yêu cẩu khác ” (Khoản 2 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2005) Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải có Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để làm ngành nghề kinh doanh có điều kiện do Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội — Bộ Công an cấp hoặc do Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp.

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về thành lập, đăng ký kinh doanh dịch vụ bảo vệ, về phạm vi, tô chức hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật Cụ thé là điều kiện về vốn pháp định; điều kiện về địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ; điều kiện, tiêu chuẩn đối với người đứng đầu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ; điều kiện, tiêu chuẩn đối với nhân viên dịch vụ bảo vệ và phải được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

1.2 Nội dung pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Kinh doanh dịch vụ bảo vệ được hiểu là việc Cung cấp dịch vụ bảo vệ phù hợp với các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ con người, bảo vệ tài sản, hàng hóa, bảo vệ nhà cửa, cơ sở sản xuất kinh doanh, tru Sở cơ quan, tổ chức, bảo vé an ninh, trật tự cho các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí, lé hội trên cơ sở hợp dong dịch vụ bảo vệ được ký kết giữa bên sử dụng dịch vụ (khách hàng) và doanh nghiệp được phép kinh doanh dịch vụ bảo vệ nhằm mục đích thu lợi nhuận.

Từ khái niệm này ta có thê khái quát: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ là các quy định pháp luật diéu chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ, bao gom các quy định về diéu kiện kinh doanh, phạm vi và

Trang 17

nguyên tắc tổ chức hoạt động, quyên và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ kinh doanh dịch vụ bảo vệ, các hành vi bị cấm, quan ly nhà nước và xử ly vi phạm trong

hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2005 thì điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thé.

Điều 8 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ hướng dẫn chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp quy định:

“1, Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh áp dụng theo các quy định của các luật, pháp lệnh, nghị định chuyên ngành hoặc quyết định

có liên quan cua Thu tướng Chính phú (sau đây gọi chung là pháp luật chuyênngành).

2 Điêu kiện kinh doanh được thé hiện dưới các hình thức: a) Giấy phép kinh doanh;

b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; c) Chứng chỉ hành nghề;

d) Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghệ nghiệp; ä) Xác nhận vốn pháp định;

e) Chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyên;

g) Các yêu cau khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được quyên kinh doanh ngành, nghệ đó mà không can xác nhận, chấp thuận dưới bat kỳ hình thức nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyên.

3 Các quy định về loại ngành, nghệ kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh đổi với ngành, nghề đó tại các văn bản quy phạm pháp luật khác ngoài các loại văn bản quy phạm pháp luật đã nêu tại khoản I Diéu này đều không có

hiệu lực thi hành ”.

Đồng thời, theo quy định tại Khoản 5 Điều 7 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp thì ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại các Luật của Quốc hội, Pháp lệnh của Ủy

Trang 18

ban thường vụ Quốc hội và Nghị định của Chính phủ Nghiêm cấm việc ban hành và quy định không đúng thâm quyền về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện Doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghé kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy

định của pháp luật chuyên ngành.

Ngoài các điều kiện kinh doanh đặc thù, còn phải đảm bảo các yêu cầu mà tất cả các doanh nghiệp phải đáp ứng ví dụ như đăng ký doanh nghiệp, đăng ký bảo hiểm xã hội, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy,

Kinh doanh dich vụ bảo vệ là một ngành nghé kinh doanh có điều kiện Dich vụ bảo vệ là một ngành nghề kinh doanh còn tương đối mới mẻ tại Việt Nam Tuy vậy, lĩnh vực này đã và đang phát triển khá nhanh, nhu cầu rất lớn Là doanh nghiệp

được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp kinh doanh

dịch vụ bảo vệ có vi trí đặc biệt trong nên kinh tế Các hoạt động kinh doanh tạo ra lợi nhuận, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách, tham gia giải quyết có hiệu quả các van đề xã hội như: tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao

động thực hiện chính sách an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ, mục tiêu chính trị

của Đảng và Nhà nước về an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Dé hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ đi vào nề nếp, góp phan cùng lực

lượng Công an giữ gìn trật tự an toàn xã hội, ngày 25/4/2001 Chính phủ ban hành

Nghị định số 14/2001/NĐ-CP, sau đó được thay thế băng Nghị định số

52/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 Các Nghị định của Chính phủ đã quy định nguyên

tắc tổ chức hoạt động: điều kiện thành lập, đăng ký kinh doanh; điều kiện, tiêu chuẩn đối với người đứng đầu doanh nghiệp, đối với nhân viên; trách nhiệm của các ngành, các cấp, Là cơ quan được Chính phủ phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về an ninh trật tự đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ, Bộ Công an đã

Trang 19

ban hành Thông tư, Kế hoạch hướng dẫn tô chức thực hiện thống nhất trong cả

Hiện nay, các van đề pháp lý liên quan đến kinh doanh dịch vụ bảo vệ được quy định tại Nghị định số 52/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 của Chính phủ về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ và Thông tư số 45/2009/TT-BCA ngày 14/07/2009 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 52/2008/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

Pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo vệ hiện nay quy định khá đầy đủ về nhiều nội dung Cơ bản có thê kê đến là:

- Các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo vệ đó là: Điều kiện về vốn pháp định; Điều kiện về địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ; Điều kiện, tiêu chuẩn đối với người đứng đầu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ; Điều kiện, tiêu chuẩn đối với nhân viên dịch vụ bảo vệ và Điều kiện về an ninh, trật tự.

- Các quy định về phạm vi và nguyên tắc tổ chức, hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ và các hành vi bị cắm trong kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

- Các quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ Nhóm quy định loại này giữ vai trò quan trọng trong việc xác định quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan chức năng đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ Việc kiểm soát hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ là hết sức cần thiết.

- Các quy định về xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ Các quy định về xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ cho phép các cơ quan chức năng tiễn hành các hoạt động thanh tra, kiêm tra và xử lý vi phạm trong suốt quá trình từ khi doanh nghiệp xin cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự dé làm ngành, nghề có điều kiện đến suốt quá trình diễn ra mọi hoạt

động kinh doanh dịch vụ bảo vệ của doanh nghiệp.

Trang 20

CHUONG 2 THUC TRANG PHAP LUAT VE KINH DOANH DICH VU BAO VE O VIET NAM

2.1 Nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về kinh doanh dich vu bảo vệ 2.1.1 Các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo vệ

2.1.1.1 Điều kiện về vốn pháp định

Theo quan điểm của khoa học kinh tế chính trị thì vốn được hiểu là tư bản bất biến gồm tat cả các yếu tố ban đầu được đầu tư cho một quá trình sản xuất Vốn có một vai trò hết sức quan trọng, để thành lập một doanh nghiệp và tiễn hành các hoạt động sản xuất kinh doanh Vốn là điều kiện không thê thiếu Nó phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh Có nhiều cách phân loại von khác nhau, tùy thuộc vào mục đích Chắng hạn như: vốn pháp định, vốn điều lệ, vốn Vay, vốn tự có,

Luật Doanh nghiệp 2005 định nghĩa: “Von điều lệ là số von do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Diéu lệ công ty” (Khoản 6 Điều 4) Còn “Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp ” (Khoản 7 Điều 4).

Ké từ khi Luật Doanh nghiệp năm 2005 có hiệu lực thì điều kiện về vốn điều lệ của các loại hình doanh nghiệp đã được bãi bỏ Điều này góp phần mở rộng quyền tự do kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội.

Tuy nhiên có một số ngành nghề kinh doanh có tính rủi ro cao, có tầm quan trọng lớn trong hệ thống kinh tế quốc dân thì pháp luật phải quy định mức vốn pháp định Dé từ đó bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng và khách hàng của các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề đó Đồng thời để đảm bảo cho hệ thống kinh tế quốc dân hoạt động một cách lành mạnh và phát triển Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định một số ngành nghề phải có vốn pháp định, chăng hạn như kinh doanh bat động sản: 6 tỷ đồng Việt Nam; công ty tài chính: 300 tỷ đồng: kinh doanh dịch vụ đòi nợ: 2 tỷ đồng Trong đó kinh doanh dịch vụ bảo vệ cũng là một ngành nghề phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định.

Trang 21

Nhu vậy có thé thay thông thường vốn điều lệ do các thành viên, cô đông trong công ty đóng góp khi đăng ký doanh nghiệp Ngoài ra mức vốn điều lệ không được nhỏ hơn mức vốn pháp định với các ngành nghề có điều kiện.

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 52/2008/NĐ-CP về điều kiện thành lập, đăng ký kinh doanh dịch vụ bảo vệ thì mức vốn pháp định ban đầu dé thành lập

doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ như sau:

- Doi với tô chức, cá nhân trong nước: Mức von pháp định đỗi với ngành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ là 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).

- Đối với doanh nghiệp nước ngoài liên doanh với doanh nghiệp trong nước:

Doanh nghiệp nước ngoài phải là doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ bảo vệ,

có số vốn và tông giá trị tài sản của doanh nghiệp từ 500.000 USD trở lên; đã có thời gian hoạt động kinh doanh liên tục từ năm năm trở lên; có giấy chứng nhận của cơ quan có thâm quyền của nước sở tại chứng nhận doanh nghiệp và người đại diện cho phần vốn góp của doanh nghiệp trong liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam

chưa có hành vi vi phạm pháp luật nước sở tại hoặc pháp luật của nước có liên

Nghị định số 52/2008/NĐ-CP còn quy định rõ: “Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định nêu trên trong suốt quá trình hoạt động” Đôi với s6 vỗn được góp băng tiền thì sẽ được ký quỹ tại Ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam Số tiền này sẽ được giải tỏa sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Đối với số vốn góp bang tài san thì phải có chứng thư của tổ chức có chức năng định giá ở Việt Nam về kết quả định giá tài sản được đưa vào góp vốn Chứng thư phải còn hiệu lực tính đến ngày nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thâm quyên.

Đối với trường hợp liên doanh với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ nước ngoài Thông tư số 45/2009/TT-BCA có hướng dẫn về điều kiện thành lập,

kinh doanh dịch vụ bảo vệ như sau: Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ trong

nước chỉ được hợp tác đầu tư với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ nước

Trang 22

ngoai trong trường hợp đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật, công nghệ cao mà phía

Việt Nam chưa đáp ứng được và chỉ thực hiện dưới hình thức liên doanh góp von, đầu tư trang bị kỹ thuật, nghiệp vu bảo vệ, trong đó phan vốn góp của doanh nghiệp nước ngoài chỉ được dưới 50% vốn pháp định và tổng giá trị tài sản của doanh

nghiệp liên doanh Không sử dụng người nước ngoài làm nhân viên bảo vệ (Khoản

5 Điều 3 Nghị định số 52/2008/NĐ-CP).

Trong hồ sơ thành lập, đăng ký kinh doanh dịch vụ bảo vệ đối với doanh nghiệp nước ngoài liên doanh với doanh nghiệp trong nước phải có các giấy tờ, tài

liệu sau:

a) Giây xác nhận của cơ quan quản lý khoa học va công nghệ từ cấp tỉnh trở lên xác nhận trang bị kỹ thuật của nước ngoài được sử dụng để liên doanh với doanh nghiệp trong nước là trang bị kỹ thuật có yêu cầu công nghệ cao mà Việt Nam chưa sản xuất được;

b) Tài liệu chứng minh doanh nghiệp nước ngoài đó là doanh nghiệp chuyên

kinh doanh dịch vụ bảo vệ, không tiễn hành bat kỳ hoạt động kinh doanh nào khác; c) Tài liệu chứng minh doanh nghiệp nước ngoài đó có số vốn và tổng giá trị

tài sản của doanh nghiệp từ 500.000 USD trở lên và đã có thời gian hoạt động kinh

doanh liên tục từ năm năm trở lên, tính đến ngày đăng ký liên doanh với doanh

nghiệp trong nước.

Như chúng ta đã biết vốn pháp định có ý nghĩa như là điều kiện vật chất tối thiểu cần có dé kinh doanh ngành nghé nhất định Việc quy định điều kiện về vốn pháp định đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ là nhằm đảm bảo sự phát triển an toàn của ngành nghề này, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng Tuy nhiên doanh nghiệp kinh doanh dich vụ bảo vệ không phải là tổ chức tin dụng, việc quy định điều kiện vốn pháp định như vậy liệu có công bằng với họ không? Điều này ít nhiều đã hạn chế quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh, hạn chế sự tham gia của

các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh loại hình dịch vụ mới này.

Trang 23

2.1.1.2 Điều kiện về địa điểm đặt trụ sở, chỉ nhánh, văn phòng đại diện

của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 52/2008/NĐ-CP của Chính phủ về

quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ thì:

“1 Địa điểm đặt trụ sở, chỉ nhánh, văn phòng đại điện doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải ổn định it nhất từ một năm trở lên; nếu là nhà thuộc sở hữu của người đứng tên đăng ký kinh doanh thì trong hồ sơ đăng ký kinh doanh phải có giấy tờ hợp lệ, nếu là nhà thuê thì phải có hợp dong thuê nhà có thời hạn

thuê từ một năm trở lên.

2 Trường hợp chuyển địa điểm đặt trụ sở, chỉ nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ thì người đứng dau chỉ nhánh, văn phòng đại diện phải thông bdo bằng văn bản cho cơ quan Công an cấp tinh nơi di và nơi đến chậm nhất là mười lăm ngày trước khi thực hiện việc đi chuyển địa điểm ”.

Theo quy định trên thì doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải có địa

điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện phải ổn định ít nhất từ một năm trở lên Có nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ tối thiêu cũng phải hoạt động tại địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp là một năm Quy định này nhằm tạo nên sự ồn định về tru sở, chi nhánh hay văn phòng đại diện của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo vệ sẽ dễ dàng tìm đến công ty bảo vệ theo đúng địa chỉ đã có và không mắt thời gian tìm hiểu lại về địa chỉ của công ty bảo vệ đó.

Nếu trong trường hợp chuyền địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ thì người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện phải thông báo băng văn bản cho cơ quan Công an cấp tỉnh nơi đi và nơi đến chậm nhất là mười lim ngày trước khi thực hiện việc di chuyên địa điểm Quy định về trường hợp chuyển địa điểm trụ sở, văn phòng đại diện, chi

nhánh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ ở đây không quy định rõ thời

gian hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ tại địa điểm đang hoạt

Trang 24

động là bao nhiêu thì được chuyển? Hay đang trong thời gian doanh nghiệp đang hoạt động mà chưa được một năm tại trụ sở đó thì doanh nghiệp có được chuyên địa điểm hoạt động mới không? Do vậy, cần có quy định cụ thé, rõ ràng về thời gian mà doanh nghiệp kinh doanh dịch vu bảo vệ được phép chuyên đổi địa điểm đặt trụ sở,

chi nhánh, văn phòng đại diện.

2.1.1.3 Điều kiện, tiêu chuẩn đối với người đứng đầu doanh nghiệp kinh

doanh dịch vụ bảo vệ

Điều 11 Nghị định số 52/2008/NĐ-CP quy định về điều kiện, tiêu chuẩn đối với người đứng đầu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ như sau:

“1 Người đứng dau doanh nghiệp, chỉ nhánh, văn phòng đại diện và những người trong Hội đồng thành viên, Hội dong quản trị; Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc và các sáng lập viên tham gia thành lập doanh nghiệp kinh doanh dich vụ bảo vệ phải có du các điễu kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đây đủ, có dao đức tốt, lý lịch ré ràng và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điễu 4 Nghị định này;

b) Có trình độ học van tit cao dang, đại hoc trở lên thuộc một trong các

ngành kinh tế, luật.

2 Những người đã làm việc cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ

khác đã bị thu hôi Giấy chứng nhận đăng kỷ kinh doanh còn phải thoả mãn thêm diéu kiện: trong ba năm trước liền kê không làm quản lý hoặc giữ chức danh chủ chốt của doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh `.

Khi thay đổi người quản lý và các chức vụ chủ chốt của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ, thay đổi mức vốn điều lệ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về đăng ký kinh doanh và phải đáp ứng đủ các điều kiện về an ninh, trật tự, về vốn theo quy định tại Nghị định này và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan Công an có thâm quyên trong thời han mười ngày, ké từ ngày có sự thay đổi đó (Điều 12 Nghị định số 52/2008/NĐ-CP).

Trang 25

Thứ nhất, người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và những người trong Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị; Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc và các sáng lập viên tham gia thành lập doanh nghiệp kinh doanh dich vụ bảo vệ phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 4 Nghị định số 52/2008/NĐ-CP Các chủ thé này phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Không thuộc trường hop mà Luật Doanh nghiệp va các văn ban pháp luật

khác cắm thành lập và quản lý doanh nghiệp.

- Người đang bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định

của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cam cư trú, quản chế, bị phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách hoặc bi Tòa án cắm hành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

- Người có tiền án về các tội do lỗi cố ý hoặc người đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác nhưng chưa đủ thời hạn dé được coi là chưa bị xử lý vi

phạm hành chính; người nghiện ma túy.

Về điều kiện năng lực hành vi dan sự: Bộ luật dân sự năm 2005 định nghĩa: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vì của mình xác lập, thực hiện quyên, nghĩa vu dân sự” Bộ luật dân sự không có định nghĩa “năng lực dân sự day di” hay “day đủ năng luc đân sự” nhưng tại Điều 19 có chỉ rõ “ngurdi thành niên có năng lực hành vi dân sự đây đủ ”, trừ một số trường hợp nhất định Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên Như vậy, người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và những người trong Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị; Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc và các sáng lập viên tham gia thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải đáp ứng điều kiện từ đủ mười tám tudi trở lên, không bị tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thé nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; không nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình Đây cũng là điều kiện chung đối với các cá nhân kinh doanh ngành nghề

Trang 26

khác chứ không riêng gì người đứng đầu, quản lý, điều hành doanh nghiệp Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của cá nhân khi tham gia các quan hệ dân sự nói chung, quan hệ kinh doanh nói riêng, đồng thời bảo vệ lợi ích của người

tiêu dùng cũng như của Nhà nước và xã hội.

Luật Thuong mại 2005 thì có quy định thương nhân phải có năng lực hành vi

thương mại Tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi sẽ được tham gia với tư cách là chủ thé của quan hệ pháp luật, băng hành vi của mình có thể độc lập xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như độc lập chịu trách nhiệm về những

hành vi của mình Năng lực hành vi thương mai là khả năng của cá nhân, pháp nhân

băng những hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý thương mại Do đó thương nhân phải là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc các trường hợp mat hay hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Rõ ràng việc quy định điều kiện này đối với người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, những người trong Hội đồng thành viên, Hội đồng quan trị; Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc và các sáng lập viên tham gia thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ là không cần thiết Bản thân người đứng đầu hay chính là một thương nhân theo quy định tại Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều 6 Luật Thương mại 2005 muốn thành lập doanh nghiệp thì phải đáp ứng điều kiện năng lực hành vi đầy đủ rồi.

Thứ hai, điều kiện về trình độ học vấn: người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, những người trong Hội đồng thành viên, Hội đồng quản tri; Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc và các sáng lập

viên tham gia thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải có trình độ học vẫn từ cao đăng, đại học trở lên thuộc một trong các ngành kinh tế, luật Yêu

cầu trình độ chuyên môn như vậy là nhằm đảm bảo người đứng đầu, những người tham gia điều hành, quản lý, sáng lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ có thé làm tốt công việc của mình.

Thứ ba, những người đã làm việc cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bao

vệ khác đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải thỏa mãn thêm điều

Trang 27

kiện: trong ba năm trước liền kề, không giữ chức danh quản lý hoặc chức danh chủ chốt của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dich vụ bảo vệ Điều này là nhằm đảm bảo quyên lợi của khách

hàng khi tham gia dịch vụ bảo vệ.

Trong Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 52/2008/NĐ-CP yêu cầu thì phải có Phiếu lý lịch tư pháp của những người lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nêu tại Khoản 1 Điều 11 này Theo Luật ly lich tư pháp năm 2009 thì: “Ly lich tu pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cam cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản ly doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bô phá sản ” Phiêu ly lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quan ly cơ sở dit liệu lý lịch tu pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bi cam hay không bị cắm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản Phiếu lý lịch tư

pháp sẽ là nơi phản ánh nội dung người lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp có đáp ứng

điều kiện không có tiền án hay không Tuy nhiên, trong hồ sơ này cũng cần có thêm giấy tờ, căn cứ chứng minh về điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định

Như vậy, quy định của Nghị định về điều kiện, tiêu chuẩn đối với người đứng đầu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ có một số điểm chưa hợp lý, cần sửa đổi, bố sung cho hợp lý.

2.1.1.4 Điều kiện, tiêu chuẩn doi với nhân viên dịch vụ bảo vệ

Điều 13 Nghị định số 52/2008/NĐ-CP quy định về điều kiện, tiêu chuẩn đối

với nhân viên dịch vụ bảo vệ như sau:

“1 Có hợp đồng lao động hợp pháp với với doanh nghiệp kinh doanh dịch

vụ bảo Vệ.

Trang 28

2 Có năng lực hành vi dân sự đây di, có sức khoẻ (giấy khám sức khoẻ của trung tâm y tế, bệnh viện từ cấp huyện trở lên), có đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng (có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú), có trình độ học vấn từ phổ thông trung học hoặc bồ túc trung học trở lên và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Diéu 4 Nghị định này.

3 Có chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ do cơ quan Công an có thẩm quyên cấp

theo quy định cua Bộ Công an ”.

Cũng giống như người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, những người trong Hội đồng thành viên, Hội đồng quản tri; Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc và các sáng lập viên tham gia thành

lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ, người lao động làm việc tại các doanh

nghiệp kinh doanh dich vụ bảo vệ cũng phải đáp ứng các điều kiện như có “ndng lực hành vi dân sự đây đủ”, “có đạo đức tốt”, “lý lịch rõ rang” và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 4 Nghị định sé

52/2008/NĐ-CP Theo đó người dang bi áp dung các biện pháp xử lý hành chính

khác theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; đang chấp hành hình phat cải tạo không giam giữ, cam cư trú, quản chế, bị phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách hoặc bị Toa án cắm hành nghé kinh doanh dich vụ bảo vệ; Người có tiền án về các tội do lỗi cố ý hoặc người đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác nhưng chưa đủ thời hạn dé được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính; người nghiện ma tuý là những cá nhân không được trực tiếp thực

hiện các hoạt động dịch vụ bảo vệ.

Tuy nhiên, so với người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện thì yêu cầu về trình độ chuyên môn ở đây chỉ là “phổ thông trung học hoặc bồ túc trung hoc tro lên ” Và một điều kiện quan trọng nữa là nhân viên dịch vụ bảo vệ phải có chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ do cơ quan Công an có thâm quyên cấp theo

quy định của Bộ công an.

Quy định về điều kiện tiêu chuẩn đối với nhân viên dịch vụ bảo vệ như trên là hoàn toàn hợp lý Bởi lẽ nhân viên bảo vệ là những người trực tiếp tham gia, thực

Trang 29

hiện công việc bảo vệ Do đó cần phải có chứng chỉ nghiệp vụ dé nhân viên dịch vu bảo vệ có thê làm việc một cách bài bản, hiệu quả, và làm tốt công việc được giao

của mình.

2.1.1.5 Điều kiện vé an ninh, trật tự

Kinh doanh dịch vụ bảo vệ được ghi nhận là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Nghị định số 52/2008/NĐ-CP ngày 22/04/2008 của Chính phủ về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ và Thông tư số 45/2009/TT-BCA ngày 14/07/2009 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 52/2008/NĐ-CP về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

Ngoài các điều kiện về vốn, điều kiện về địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện, điều kiện tiêu chuẩn đối với người đứng đầu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ, điều kiện tiêu chuẩn đối với nhân viên dịch vụ bảo vệ thì doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ còn phải đáp ứng các điều kiện về an ninh,

trật tự.

Cũng như các doanh nghiệp khác, khi tham gia vào thị trường, dé tiến hành

hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải được thành lậptheo đúng trình tự, thủ tục của Luật Doanh nghiệp và các quy định của pháp luật có

liên quan đối với các ngành, nghề, lĩnh vực mà mình đã đăng ký Doanh nghiệp kinh doanh dich vu bảo vệ phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phó trực thuộc Trung ương Sau khi được thành lập, doanh nghiệp phải tiễn hành xin cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự dé làm ngành nghề kinh doanh có điều kiện Như vậy, dé thực hiện hoạt động kinh

doanh dịch vụ bảo vệ, doanh nghiệp phải được thành lập hợp pháp, tức là có đăng

ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch va Đầu tư Doanh nghiệp chỉ tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ sau khi được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự do co quan Công an có thâm quyền cấp dé làm ngành nghé kinh doanh có điều kiện.

Chậm nhất là mười ngày trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ, người đứng đầu doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Công an cấp

Trang 30

tỉnh biết nơi đặt trụ sở, địa bàn và thời gian bắt đầu hoạt động Đồng thời phải sao gửi kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và danh sách những người trong ban lãnh đạo, người quản lý và người giữ các chức vụ chủ chốt của doanh nghiệp

kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

Trong trường hợp chuyền trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc doanh

nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ đăng ký kinh doanh ở tỉnh này mà mở chi nhánh,

văn phòng đại diện hoặc thường xuyên tiễn hành hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ ở các tỉnh khác thì chậm nhất là mười ngày trước khi tiễn hành hoạt động, người đứng đầu doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản và gửi kèm theo danh sách và trích ngang lý lịch của những người sẽ đến làm việc tại tỉnh đó cho Công an cấp tỉnh nơi đến biết (Điều 14 Nghị định số 52/2008/NĐ-CP).

Khi thay đổi người quản lý và các chức vụ chủ chốt của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ, thay đôi mức vốn điều lệ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về đăng ký kinh doanh và phải đáp ứng đủ các điều kiện về an ninh, trật tự, về vốn theo quy định tại Nghị định số 52/2008/NĐ-CP và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh, co quan Công an có thâm quyền trong thời han mười ngày, ké từ ngày có sự thay đôi đó.

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải duy trì đúng, đủ các điều kiện về an ninh, trật tự trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp; thực hiện đúng chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê và nộp thuế theo quy định của pháp luật; chế độ báo cáo định kỳ về tình hình an ninh, trật tự trong hoạt động dịch vụ bảo vệ với cơ quan Công an có thâm quyền; phải từ chối thực hiện các yêu cầu trái pháp luật trong khi thực hiện dịch vụ bảo vệ và báo cáo cơ quan chức năng biết dé xử lý theo pháp luật; chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ; chấp hành sự huy động của cơ quan Công an có thâm quyền trong trường hợp cần thiết dé thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội; chấp hành nghiêm chỉnh sự

hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thâm

Trang 31

quyền; Cấp biển hiệu, Giấy chứng nhận nhân viên bảo vệ cho người có đủ tiêu chuẩn và đã được tuyển chọn, đào tạo làm nhân viên bảo vệ của doanh nghiệp; thu hồi Giấy chứng nhận nhân viên bảo vệ, trang phục, biển hiệu khi nhân viên bảo vệ của doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động hoặc bị buộc thôi việc; Thực hiện đúng nội dung đã ký kết trong hợp đồng dịch vụ bảo vệ; Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng hoặc do lỗi của doanh nghiệp, của nhân viên dịch vụ bảo vệ gây ra; Mua bảo hiểm xã hội và thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách khác theo quy định

của pháp luật cho người lao động trong doanh nghiệp.

Mục IV Thông tư 45/2009/TT-BCA quy định trách nhiệm của doanh nghiệp

kinh doanh dịch vụ bảo vệ như sau:

- Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra nhân viên bảo vệ chấp hành đúng các quy định của Nghị định số 52/2008/NĐ-CP, hướng dẫn tại Thông tư này và các quy định của pháp luật khác có liên quan trong suốt quá trình hoạt động

kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng (theo mẫu BV2 ban hành kèm theo Thông tư này) cho cơ quan Công an đã cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trong thời hạn chậm nhất không quá 5 ngày, ké từ ngày kết thúc tháng; đối với doanh nghiệp liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp được phép đào tạo nhân viên bảo vệ phải đồng thời báo cáo cho Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội nơi doanh nghiệp có trụ sở chính Trường hợp đột xuất xảy ra vụ việc có liên quan đến an ninh trật tự phải báo cáo ngay cho cơ quan Công an gan nhất dé xử lý kịp thời.

- Chậm nhất là 10 ngày trước khi đi vào hoạt động, doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện phải thông báo bằng văn ban cho Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Công an xã, phường, thi tran nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở biết.

Trước khi chính thức thực hiện hợp đồng bảo vệ hoặc luân chuyền nhân viên bảo vệ 1 ngày, doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện phải thông báo bang

văn bản (kèm theo danh sách nhân viên làm việc tại mục tiêu bảo vệ) cho Phòng

Trang 32

Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội và Công an xã, phường, thị trấn nơi

có mục tiêu bảo vệ.

Mỗi mục tiêu bảo vệ phải có một nhân viên phụ trách để chịu trách nhiệm báo cáo và quan hệ phối hợp với cơ quan Công an nơi có mục tiêu bảo vệ.

- Thực hiện quyết định của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc huy động nhân viên bảo vệ dé tăng cường cho việc bảo đảm an ninh, trật tự trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật.

Nhân viên bảo vệ chỉ thực hiện các nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động hợp

pháp của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ và có nghĩa vụ từ chối thực hiện các hoạt động trái pháp luật trong khi thực hiện dịch vụ bảo vệ Khi tiễn hành hoạt động dịch vụ bảo vệ, nếu phát hiện các vụ việc có liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra trong khu vực như: cháy, nỗ, tai nạn gây thương tích hoặc chết người; gây tối trật tự hoặc những hành vi khác có dấu hiệu tội phạm, thì nhân viên bảo vệ đang thực hiện nhiệm vụ tại nơi đó có trách nhiệm cấp cứu nạn nhân, bảo vệ hiện trường và tiễn hành các biện pháp cần thiết nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra, đồng thời phải báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời; Chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh

dịch vụ bảo vệ; Khi thực hiện các hoạt động dịch vụ bảo vệ phải mặc trang phục,

đeo biển hiệu theo quy định và phải có Giấy chứng nhận nhân viên bảo vệ do Giám đốc doanh nghiệp cấp; Chấp hành nghiêm chỉnh sự kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thâm quyền.

Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để làm ngành nghề kinh doanh có điều kiện là giấy phép quan trọng dé doanh nghiệp tiến hành kinh doanh dịch vu bảo vệ Doanh nghiệp chỉ được phép tiễn hành kinh doanh dịch vụ bảo vệ sau khi được cấp giấy phép này.

Mục III Thông tư số 45/2009/TT-BCA quy định về hồ sơ, thủ tục, thời hạn, thâm quyền cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự như sau:

Hồ sơ, thủ tục dé nghị cấp Giấy xác nhận đủ diéu kiện về an ninh, trật tự cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ bao gom:

Trang 33

a) Đối với doanh nghiệp:

- Xuất trình bản chính, nộp bản photocopy Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận dau tư và biéu trưng (logo) của doanh nghiệp;

- Bản khai lý lịch (có đán ảnh và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú), trong đó phải ghi rõ tình trạng tiền án, tiền sự; có hay không đã bị áp dụng

các biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm

hành chính hoặc đang trong giai đoạn bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hình sự, đang phải chấp hành hình phat cải tao không giam giữ, cắm cư trú, quản chế, bị phạt tù được hưởng án treo hoặc bị cắm hành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ; bản sao (có công chứng, chứng thực hợp lệ) các tài liệu: bằng tốt nghiệp đại học hoặc cao đăng theo quy định; quyết định nghỉ hưu, xuất ngũ hoặc quyết định nghỉ việc (nếu có) và phiếu lý lịch tư pháp của những người lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nêu tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 52/2008/NĐ-CP.

- Người được doanh nghiệp cử đến liên hệ phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng; trường hợp là người nước ngoài thì phải xuất trình hộ chiếu còn giá trị sử dụng hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu và nộp

bản photocopy Thẻ tạm trú hoặc Thẻ thường trú.

b) Đối với chỉ nhánh, văn phòng đại diện:

- Bản khai lý lịch (có dán ảnh và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú), trong đó phải ghi rõ tình trạng tiền án, tiền sự; có hay không đã bị áp dụng

các biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm

hành chính hoặc đang trong giai đoạn bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hình sự, đang phải chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, bị phạt tù được hưởng án treo hoặc bị cắm hành nghé kinh doanh dịch vụ bảo vệ của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;

- Xuất trình bản chính, nộp bản photocopy Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và công văn đề nghị của doanh

nghiệp.

Trang 34

- Người được doanh nghiệp cử đến liên hệ phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

Tham quyên cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự:

a) Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội tiếp nhận hồ sơ và giải quyết việc cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp được phép đào tạo nhân viên bảo vệ theo

quy định và các chi nhánh, văn phòng trực thuộc các doanh nghiệp đó.

b) Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành pho trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ và giải quyết việc cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ và các chỉ

nhánh, văn phòng trực thuộc các doanh nghiệp đó tại địa phương (trừ doanh nghiệp

thuộc thâm quyền giải quyết của Cục Cảnh sát Quan lý hành chính về trật tự xã

Thời hạn giải quyết việc cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự: Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Công an tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, giải quyết cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho doanh nghiệp (theo mẫu BVI ban hành kèm theo Thông tư này); trường hợp không đủ điều kiện để cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự thì phải trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp biết rõ lý do.

Lệ phí cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự thực hiện theo quy

định của Bộ Tài chính.

Nghị định số 52/2008/NĐ-CP cũng như Thông tư số 45/2009/TT-BCA không hề nêu ra các hành vi vi phạm quy định về an ninh, trật tự cũng như thâm quyền, hình thức xử phạt đối với những vi phạm này mà chúng ta phải căn cứ vào các quy định chung của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính Điều này đã làm giảm đi hiệu quả thực thi các quy định về điều kiện an ninh, trật tự Đề nghị trong thời gian tới các cơ quan có thâm quyền cần xem xét ban hành các quy định về xử lý vi phạm trong quá trình triển khai, thực hiện các điều kiện về an ninh, trật tự của

các ngành nghê, kinh doanh có điêu kiện.

Trang 35

Đề hỗ trợ cho công việc bảo vệ được hiệu quả, các doanh nghiệp kinh doanh

dịch vụ bảo vệ luôn trang bị thêm cho các nhân viên của mình những dụng cụ hỗ trợ

bảo vệ Tuy nhiên, việc trang bị, quản lý, sử dụng các công cụ hỗ trợ bảo vệ này cần phải cần thận và tuân thủ với quy định của pháp luật Những nguyên tắc sử dụng này được quy định tại Điều 7 Nghị định số 52/2008/NĐ-CP đã được hướng dẫn tại Mục V Thông tư số 45/2009/TT-BCA.

Nhân viên của các công ty bảo vệ chuyên nghiệp khi làm nhiệm vụ được

trang bị các loại công cụ hỗ trợ: gậy cao su, gậy sắt, roi cao su, roi điện Áp dụng đối với các loại hình kinh doanh dịch vụ bảo vệ con người, bảo vệ tài sản, hàng hóa,

bảo vệ công ty, bảo vệ nhà máy, nhà xưởng và an ninh, trật tự, Thông tư quy định,

doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ được trang bị các loại công cụ hỗ trợ: gậy

Cao Su, gậy sắt, roi cao su, roi điện.

Căn cứ vào số lượng nhân viên dịch vụ bảo vệ và yêu cầu thực tế, doanh nghiệp làm văn bản gửi cơ quan Công an đã cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự dé đề nghị cấp Giấy phép mua công cụ hỗ trợ, trong đó nêu rõ số lượng, chủng loại công cụ hỗ trợ cần được trang bị Người được doanh nghiệp cử đến liên hệ phải có giấy giới thiệu của doanh nghiệp và xuất trình Giấy chứng minh nhân

Sau khi mua công cụ hỗ trợ, doanh nghiệp phải đến cơ quan Công an đã cấp Giấy phép mua công cụ hỗ trợ để được cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ; khi đến liên hệ xin cấp Giấy phép sử dụng phải nộp bản photocopy Giấy phép mua công cụ hỗ trợ và xuất trình bản chính, nộp bản photocopy hóa đơn mua công cụ hỗ trợ.

Công cụ hỗ trợ phải được quản lý tập trung tại doanh nghiệp và chỉ được

trang bị cho nhân viên bảo vệ khi đi làm nhiệm vụ Sau khi làm nhiệm vụ xong,

phải giao lại công cụ hỗ trợ cho bộ phận quản lý tại doanh nghiệp Nghiêm cắm

trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ ngoài mục đích thực hiện nhiệm vụ bảo vệ theo

hợp đồng do Giám đốc doanh nghiệp giao.

Trang 36

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ có trách nhiệm quản lý chặt chẽ

công cụ hỗ trợ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc trang bị, quản lý, sử

dụng công cụ hỗ trợ của doanh nghiệp mình.

Trường hợp vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ hoặc nhân viên bảo vệ của doanh nghiệp sử dụng công cụ hỗ trợ dé

thực hiện các hành vi xâm hai tính mang, sức khỏe, tai san của người khác thì ngoài

việc bị xử lý theo quy định của pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ còn bị thu hồi Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ 3 tháng, 6 tháng hoặc không thời hạn Việc thu hồi Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ do cơ quan Công an đã cấp Giấy phép đó hoặc cơ quan Công an cấp trên ra quyết định.

Cũng theo Thông tu, hàng năm, khi có nhu cau về đào tạo, huấn luyện nhân

viên bảo vệ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải liên hệ với cơ quan Công

an, tô chức được phép đào tạo, huấn luyện nhân viên bảo vệ dé có kế hoạch dao tao, huấn luyện bảo đảm thực hiện theo đúng quy định của pháp luật Giáo trình, nội dung chương trình đào tạo trước khi đưa vào sử dụng phải được gửi về Tổng cục Cảnh sát (qua Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội) để theo dõi, quản lý Trường hợp Tổng cục Cảnh sát có ý kiến yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung thi phải thực hiện theo yêu cầu của Tổng cục Cảnh sát; Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ do cơ quan Công an có thâm quyền cấp có giá trị sử dụng trên phạm vi cả nước.

Ngoài ra, cũng theo Thông tư thì tất cả các công ty bảo vệ sẽ sử dụng chung một đồng phục Giấy chứng nhận nhân viên theo mẫu đã quy định Theo đó, quan áo của nhân viên bảo vệ sẽ theo 2 mùa xuân hè: quần kiểu âu phục màu xanh đen, áo sơ mi màu xanh da trời Vào mùa thu đông: quần như trang phục xuân hè; áo ngoài kiểu veston dai tay, cùng màu quan, áo sơ mi dai tay như trang phục mùa hè, cô đứng, có thắt cà vạt màu xanh đen.

Cùng với trang phục, trong khi làm nhiệm vụ, nhân viên bảo vệ phải đội Mũ

cát - két (mũ mềm, có luỡi trai) cùng màu quân, có gắn sao, bao quanh là cành tùng

kép băng kim loại màu trăng liên Phía dưới ngôi sao có nửa vành bánh xe có chữ:

Trang 37

“BAO VE”; vành ngoài ngôi sao màu vàng: Deo biển hiệu nhân viên bảo vệ và giấy

chứng nhận nhân viên bảo vệ.

Đặc biệt, theo Thông tư này, cầu vai áo sẽ là nơi để phân biệt cấp bậc của nhân viên bảo vệ Cầu vai của nhân viên 1 vạch bảo vệ có màu cùng màu quan, có vạch ngang bằng nỉ màu vàng, hai cạnh đọc cầu vai có viền lé màu đỏ; đầu nhỏ cầu vai có gan cúc bang kim loại màu trắng bạc; chỉ huy cấp đội, 2 vạch; chỉ huy cấp phòng, 3 vạch; Phó chủ tịch Hội đồng quản tri, Phó giám đốc doanh nghiệp, 4 vạch; Chủ tịch Hội đồng quản tri, Giám đốc doanh nghiệp, 5 vạch.

Tóm lại, những quy định trên về điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo vệ ta thấy thật khó để các doanh nghiệp có thê đáp ứng một cách trọn vẹn Cơ quan quản lý quá cầu toàn, việc xây dựng những điều kiện như trên một lần nữa báo động về van dé làm luật của cơ quan quản ly nhà nước dé “quản” những lĩnh vực mới, theo đó tư tưởng làm luật sao cho “an toàn” và đây các khó khăn về phía doanh nghiệp vẫn

còn chi phối rất nặng nề Dịch vụ bảo vệ vẫn đang phát triển và bước đầu đã được

thị trường thừa nhận, nên chăng cần có những quy định chặt chẽ nhưng hợp lý hơn để đảm bảo họ không bị “làm khó”, không bị “bóp nghẹt” ngay từ đầu Quy định thì quá “cứng” nhưng lại thiếu tính chặt chẽ và đồng bộ Điều này làm cho cả cơ quan

nhà nước và doanh nghiệp lung túng trong quá trình thực thi.

2.1.2 Pham vi và nguyên tac tổ chức, hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ

2.1.2.1 Phạm vi hoạt động kinh doanh dịch vụ bao vệ

Điều 1 Nghị định số 52/2008/NĐ-CP quy định về quản lý kinh doanh dịch

vụ bảo vệ trong các lĩnh vực sau:

“a) Dịch vụ bảo vệ con người;

b) Dịch vụ bao vệ tai sản, hàng hóa; bảo vệ nha cửa, cơ sở sản xuất, kinh doanh, trụ so cơ quan, tổ chức;

c) Dịch vụ bảo vệ an ninh, trật tự các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí, lễ

Đồng thời dé giới hạn, các nhà làm luật đã chỉ rõ những hoạt động bảo vệ

không thuộc phạm vi hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ, đó là:

Trang 38

“Những hoạt động bảo vệ các đối tượng, mục tiêu thuộc danh mục nhà nước

quy định do lực lượng Công an nhân dân, Quán đội nhân dân có trách nhiệm vũ

trang canh gác, bảo vệ và những hoạt động bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp theo quy

định của Nghị định số 73/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 về hoạt động và tổ chức lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp ”.

Đề cu thé hóa hơn về phạm vi hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ, Thông tư số 45/2009/TT-BCA đã quy định chi tiết về các lĩnh vực dich vụ bảo vệ như sau:

“a) Dịch vụ bảo vệ con người gom các hoạt động bao vệ sự an toàn về tinh

mạng, sức khỏe của người được bảo vệ;

b) Dịch vụ bảo vệ tài sản, hàng hóa, nhà cửa, cơ sở sản xuất kinh doanh, trụ sở cơ quan, tô chức bao gôm các hoạt động bảo vệ an toàn về tài sản, hàng hóa (ké cả các hoạt động giao, nhận tài sản, hàng hóa), nhà cửa, cơ sở sản xuất, kinh doanh, trụ sở cơ quan, tổ chức theo thỏa thuận trong hop dong;

c) Dịch vụ bảo vệ an ninh, trật tự các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí, lễ hội, bao gom các hoạt động bao vệ an toàn và giữ gin an ninh, trật tự cho các hoạt động này theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Việc thành lập, đăng ký kinh doanh và mọi hoạt động dịch vụ bảo vệ déu phải thực hiện theo đúng quy định của Nghị định số 52/2008/NĐ-CP, hướng dan tại

Thông tư số 45/2009/TT-BCA và các quy định của pháp luật khác có liên quan ”.

Theo quy định trên thì doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ được phépthực hiện hoạt động dịch vụ bảo vệ trên các lĩnh vực bảo vệ sự an toàn, tính mạng

cho con người được bảo vệ; các hoạt động bảo vệ an toàn về tài sản, hàng hóa (kê cả các hoạt động giao, nhận tài sản, hàng hóa), nhà cửa, cơ sở sản xuất, kinh doanh, trụ sở cơ quan, tô chức; các hoạt động bảo vệ an toàn và giữ gin an ninh, trật tự cho các hoạt động thé thao, vui chơi, giải tri, lễ hội, theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Pháp luật đã giới hạn những lĩnh vực mà doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ

được hoạt động Quy định này hoàn toàn hợp lý Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ

bảo vệ phải thực hiện đúng các hoạt động dịch vụ bảo vệ theo quy định của pháp

Trang 39

luật, và không được kinh doanh những ngành nghề và dịch vụ khác ngoài dịch vụ

bảo vệ.

2.1.2.2 Nguyên tắc tô chức, hoạt động kinh doanh dich vụ bảo vệ

Điều 3 Nghị định số 52/2008/NĐ-CP đưa ra năm nguyên tắc tổ chức, hoạt

động kinh doanh dịch vụ bảo vệ như sau:

“1 Việc thành lập, đăng ký kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải thực hiện theo

đụng quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Tên gọi của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải thực hiện theo đúng quy

định của pháp luật về doanh nghiệp va trong đó phải có cụm từ “dịch vụ bảo vệ”.

2 Chỉ những doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh theo đúng

quy định của pháp luật và có Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự dé kinh doanh dịch vụ bao vệ theo quy định của Nghị định này mới được tiễn hành hoạt

động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

3 Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ không được kinh doanh các

ngành, nghề và dịch vụ khác ngoài dịch vụ bảo vệ theo quy định của Nghị định này 4 Mọi hoạt động dịch vụ bảo vệ déu phải có hợp đồng bằng van ban, trong do phai ghi cu thé mức phi dịch vụ bao vệ.

5 Doanh nghiệp kinh doanh dich vụ bảo vệ trong nước chỉ được hợp tác dau

t với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ nước ngoài trong trường hợp doihỏi phải có trình độ kỹ thuật, công nghệ cao mà phía Việt Nam chưa đáp ứng được

và chỉ thực hiện dưới hình thức liên doanh góp vốn, dau tư trang bị kỹ thuật, nghiệp vụ bảo vệ, trong đó phan vốn góp của doanh nghiệp nước ngoài chỉ được đưới 50% vốn pháp định và tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp liên doanh Không sử dụng

người nước ngoài làm nhân viên bảo VỆ ”

Theo nguyên tắc đầu tiên thì doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ thành

lập, đăng ký kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải thực hiện theo đúng quy định của Nghị

định số 52/2008/NĐ-CP bao gồm: điều kiện về vốn, điều kiện về địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, điều kiện tiêu chuẩn đối với

người đứng đâu doanh nghiệp, điêu kiện tiêu chuân đôi với nhân viên dịch vụ bảo

Ngày đăng: 29/04/2024, 13:10

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w