1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học: Đổi mới công tác quản lý đào tạo hệ đại học chính quy trong giai đoạn hiện nay

80 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đổi mới công tác quản lý đào tạo hệ đại học chính quy trong giai đoạn hiện nay
Tác giả Nguyễn Thị Dung, Lê Thị Thu Thủy, Trịnh Thị Thu Hương, Nguyễn Xuân Hải, Nguyễn Thị Kim Ngõm, Nguyễn Thanh Tôm, Phạm Văn Hạnh, Đinh Nghị, Nguyễn Thu Thủy
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý đào tạo
Thể loại Kỷ yếu hội thảo khoa học
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 7,39 MB

Nội dung

đều cho thấy cách tiếp cận quy trình quan lý đảo tạo theo hướng này và coi “Quân lý đào tạo ở trường đại học là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý gồm các cấ

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP.

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOL

KỶ YẾU

HỘI THẢO KHOA HỌC

TRONG GIAI DOAN HIỆN NAY

HÀ NOL-NGAY 28 THANG 5/2015

Trang 2

MỤC LỤC

"Những bắt cập trong công tác quản lý dio tạo tại Trường Đại học Luật

HA Nội từ góc nin của người làm công tác giảng day

1S Nguyễn Thị Dung

Kinh nghiệm triển khai công tác quản lý đào tạo đối với hệ đại học chính

uy theo hệ thống tin chỉ tại Trường Dai học Ngoại thương,

PGS.TS Lê Thị Thu Thủy

“Công tác quản lý học vụ trong dio tạo theo học chế tin chỉ tại Trường

Đại học Luật Hà Nội

hề Trịnh Thị Thu Hương

io tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Thủy lợi

Nguyễn Xuân Hai

Một số ý kiến đồng góp về đổi mới công tác quan lý đảo tạo tại Trường

Đại học Luật Ha Nội

TS Nguyễn Thị Kim Ngâm Quân lý dio tạo đối với ngành Luật Thương mại quốc tế tại Trường Dai

Điểm mới trong công tác tuyển sinh hệ đại học chính quy năm 2015 của

“Trường Đại học Luật Hà Nội

TS 12 Đình Nghị

Công tác kế hoạch trong quản lý dio tạo theo học chế tín chí tại Trường,

"Đại học Luật Hà Nội

THS Nguyễn Thu Thuỷ Quin lý đào tạo đối với sinh viên học song bằng, song ngành ~ Kinh

nghiên của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Tans Ta Twos TAL vện|

|TAUÖNG 54) HỘP LIẬT HÀ NOE

Trang 3

'NHỮNG BAT CẬP TRONG CÔNG TAC QUAN LÝ ĐÀO TẠO

TAI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI TỪ GÓC NHÌN

CUA NGƯỜI LAM CÔNG TÁC GIẢNG DẠY

TS Nguyễn Thị Dung

Phó Trưởng Khoa Pháp luật Kinh tế

Trường Đại học Luật Hà Nội

1.ĐẶT VAN DE VỀ PHAM VI BÀI VIET VÀ GÓC ĐỘ ĐÁNH GIA Quan lý đào tạo trong các trường đại học thường được hiểu với phạm vi

rộng, bao gồm các hoạt động quản lý đào tạo đối với giảng viên và quản lý

io tạo đối với sinh viên Truy cập vào Website của nhiều trường đại học như

Bai học Cần Thơ, Đại học Đà Nẵng đều cho thấy cách tiếp cận quy trình

quan lý đảo tạo theo hướng này và coi “Quân lý đào tạo ở trường đại học là

quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (gồm các cất quản lý khác nhau từ Ban giám hiệu, các phòng, khoa, tổ tôn) đến các đối tượng quản lý gồm giảng viên, sinh viên, cán bộ quản lý cấp dưới, cán bộphục vụ đào tạo) thông qua việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản

lý nhằm đạt được mục tiêu đào tạo của nha trường”,

Quin lý đào tạo đối với giảng viên bao gồm các hoạt động kế hoạch tổ

chức day học, quản lý chương trình đào tạo (Ví dụ mở một môn học mới, điều

chỉnh môn học ), quan lý đề cương môn học, giáo viên thỉnh giảng.

Quan lý dio tạo đối với sinh viên báo gồm các hoạt động: tuyển sinh,

đăng ký học, học lại, rút bớt môn học, xếp lớp, nghỉ học tạm thời, bảo lưu kết

quả học tập, lưu, nhận, trả điểm, xét và công nhận tốt nghiệp (gọi chung làcông tác hành chính — giáo vu).

‘Nhu vậy có thể thấy, quản lý đào tạo là quá trình có sự tham gia củanhiều phòng, ban, khoa chứ không phải là hoạt động chi do Phòng đào tạo của

66 trường đại học thục hiện, huy nhiên, đây là đền mốt đăm nhiệm: khâu chủ

của hoạt động này.

Le Quang Sơn, hing wd đồ vẻ quân do 190 theo hoe ch tich trường DH 9 phạm, Tap chí Khoa hoe và Công nghệ - Dp Học Dà Năng số 6(40)2010

Trang 4

“Trong khuôn khổ hội thảo, bài viết chỉ có một số đánh.

người làm công tác giảng dạy và với mục đích tìm ra những vướng mắc cần.

Một cách khách quan, có thé nhận định rằng, công tác kế hoạch đào tạo

của nha trường được thực hiện rất có kế hoạch Kế hoạch đào tạo (giảng day

‘va tổ chức thi) của một năm được lập trình rất bai bản, sớm và khoa học Điềunay giúp bộ môn và các giáo viên có thé chủ động lên kế hoạch chuẩn bị hồ

sơ môn học và chủ động chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ việc giảng dạy, đặc

biệt là đối với những môn học mới Bộ môn cũng có thể đề xuất điều chỉnh kế.

hoạch cho phù hợp với điều kiện mỗi bộ môn, làm cho Kế hoạch đảo tạo cótính khả thi cao sau khi được ban hành chính thức Điều này đã được minhciting quanhiễu nấm:

Tuy nhiên, từ góc độ của người trực tiếp triển khai kế hoạch giảng day

và tổ chức thi, coi thi, chúng tôi có một số phát hiện như sau:

(1) Trước khi lập kế hoạch giảng dạy, Phòng dio tạo phát tới các bộmôn bản đăng ký sé lượng giảng viên tham gia giảng hệ vừa hoc vừa làm củamỗi tháng, song dường như thông tin này ít được sử dụng, vì rằng, số lượngnày mỗi kỳ có thể con số đăng ký nhiều ít khác nhau, song lịch giảng thì vẫnxếp như thế Tất nhiên ở thời điểm hiện tại, giờ tại chức ít nên đây không còn

là vấn đề quá khó khăn khi bộ môn phải xoay xở nguồn giáo viên đáp ứng tốt

cho cả 2 hệ đảo tạo;

(2) Kỳ thi Dot I dành cho các môn chuyên đề 5 tuần được xếp giữa kỳ)học 16 tudn, Kỳ thi này có thé là cần thiết và giải quyết được nhiều vấn đẻ,song thực tế lên lớp giảng dạy ở khoảng thời gian này cho thấy tình trạng, lớp.học có thể rất vắng, do các em nghỉ học ôn thi Đợt thi tháng 4,5/2015 vừa rồi,các lớp mã ngành LKT vốn dĩ có sinh viên di học khá chăm, lớp đông, nhưng

Trang 5

các tuần cuối tháng 4 và đầu tháng 5, lớp vắng hin và lý do là các bạn không,

kịp ôn sẽ nghỉ học để ôn thi

(3) Vấn đề tuần 0 đối với môn 15 tuần, nhìn chung lớp rất vắng Dường, như sinh viên thấy việc đến lớp trong tuần này là không cần thiết Do vậy, có

lẽ nên xem lại nội dung, mục đích, ý nghĩa của Tuần này để tránh lãng phí.

(4) Về tổ chức thi:

~ Đối với thi vấn đáp: xếp số lượng sinh viên cho 1 buổi thi khá đông và

hội trường được sử dụng hỏi thi không nhiều (2 lớp lý thuyết và 2 hội trường).

Sẽ phù hop hơn nếu giảm số lượng sinh viên cho 1 buổi hoặc tăng hội trường

được sử dụng hỏi thi (Nếu bộ môn có cơ hội đăng ký thông tin về số lượng,sinh viên và hội trường cần dùng thì các kỳ thi vấn đáp sẽ triển khai tốt hon);

~ Đối với thi viết, giáo viên đi coi thi và lãnh đạo khoa kiểm tra phòng,

thi nhận thấy một số phòng thí sinh viên ngồi quá đông và hơi quá tải, đặc.

biệt nhà E, 1 bài dài ngồi 4 — 5 em thì việc nhìn bài nhau đôi khi là “do hoàncảnh xô day”, Cũng số lượng như vậy, nếu xếp thi tại các phòng học nhà B thì

dn hơn hoặc | lớp tín chí phải chia 3 phòng thi thay vì chia 2 như hiện nay

UL MỘT SỐ BAT CẬP TRONG CONG TÁC HANH CHÍNH GIÁO

VU THUỘC LĨNH VỰC QUAN LÝ ĐÀO TẠO

'Đây 1a mảng công việ: phức tạp, liên quan nhiều đến nội quy, quy chế

đào tạo Chuyển sang đào tạo theo hệ thống đào tạo theo tín chỉ, công việcnày cảng phức tạp với sự xuất hiện của môn tự bắt buộc, môn tự chọn, lớp.truyền thống, lớp tín chỉ Việc tuyển sinh, đăng ký học, học lại, rút bớt môn

học, xếp lớp, nghỉ hoc tạm thời, bảo lưu kết quả học tập, lưu, nhận, trả điểm,

xét và công nhận tốt nghiệp cũng đồi hỏi nhiều thay đổi để phủ hợp vớitinh hình mới.Thực tế nhập học, đăng ký học, lưu nhận, trả điểm, xét tốtnghiệp vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch đã nói lên quá trình chuyển đổi quytrình quản lý đào tạo về cơ bản đã diễn ra kịp thời và đáp ứng được yêu cầu

trong tình hình mới Từ góc độ người lim công tác giảng d

một hiện tượng chưa thuận lợi cho giáo viên, sinh viên ở mảng công việc này:

lấy còn có

Trang 6

(1) Việc xếp lớp cho sinh viên học lại khá muộn, có thể sau 2 - 3 tuần

học thém chí lâu hơn Nếu giáo viên làm chặt thì điều kiện thi của các sinh

viên này rất chênh vênh, nhất là với môn chuyên đề 5 tuần:

(2) Danh sách nhóm sinh viên: Khi điểm danh và lên điểm bài tập trong

quá trình học, phát hiện có những sinh viên đã thôi học nhưng vẫn có tên

trong danh sách Giáo viên chỉ được biết qua sinh viên rằng bạn đã không dihọc nhiều kỳ Nên loại bỏ những sinh viên này được không dé thuận tiện cho.việc quan lý lớp và tránh nhằm lẫn trong quản lý điểm và điều kiện dự thi

(3) Việc công bố danh sách sinh viên không đủ điều kiện thi, các bộmôn cũng chưa có cách làm thông nhất (dán ở bộ môn, đán ở khoa, ding

website của trường), việc quản lý đơn xin hoãn thi và sinh viên hoãn thi

cũng khá phức tạp dưới góc nhìn của giáo viên và ở các lần thỉ sau, giáoviên hoàn toàn lệ thuộc vào công tác giáo vụ, không kiểm soát hết được sinh.viên thi đợt 2 thuộc loại bỏ thi hay hoãn thi lần 1 (Về vấn

kiến các thay cô để chúng tôi có thêm kinh nghiệm, có thé vấn đề xuất phát

nay cũng xin ý

từ cách làm của chúng tôi);

(4) Thủ tục hủy môn và thay thế bằng môn học khác: quy trình kháphức tạp, sinh viên phải có đơn với rất nhiều chữ ký đồng ý, xác nhận mà.thực sự là thấy chỉ cần phòng đào tạo giải quyết việc này là đủ

(5) Vấn đề nhập điểm, trả điểm: Khi công việc này được chuyển giao.cho giáo viên bộ môn đảm nhiệm, sau gần 1 kỳ học, nha trường đã có những,điều chỉnh kịp thời để việc nhập điểm, trả điểm diễn ra bình thường Đến thờiđiểm này, theo ý kiến của giáo viên trực tiếp thực hiện nhập điểm, còn có 2vấn đề cần được nếu giải quyết tiếp được thi sẽ tốt hon, đó là: (i) Khi giáoviên nhập sai thì có thể sửa ngay Việc sửa điểm nhập sai thông qua tờ trình

của bộ môn chi nên áp dụng khi sai sót được phát hiện sau khi đã bản giao

danh sách nhập điểm (ii) Biểu mẫu nhập điểm nên có ngay khi bắt đầu môn

é bài tập hay kiểm tra giữa ky

học én cho việc nhập các

Trang 7

IV MOT SO BAT CẬP TRONG CÔNG TÁC QUAN LÝ NỘI DUNG,

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Cùng với việc mở thêm mã ngành đào tạo mới, rất nhiều môn học được

dia vào giảng day Mã ngành luật học cũng có những thay đỗi mạnh trong

chương trình đào tạo Về cơ bản, những thay đối này là cần thiết, đáp ứng.

ngày càng tốt hơn nhụ cầu của xš hội về nguồn nhân lực Từ góc độ giảng.

viên, có thé nhận thầy một số bắt cập trong công tác quản lý nội dung, chương

trình đảo tạo như sau:

(1) Việc thay đổi nội dung chương trình đào tạo được thực hiện với quy:trình không cô sự tham gia của các bộ môn, do đó, nhiều bộ môn chỉ biết có

sự hiện điện của môn học mới khi văn bản đã ký và ban hành, dẫn đến bị1g trong việc chuẩn bị nội dung môn học và nguồn giáo viên có thể đảm

nhiệm môn học;

(2) Về quản lý đề cương môn học, công việc này 14 cần thiết, giúp các.

‘b6 môn luôn nhớ tới nghĩa vụ cập nhật, chỉnh sửa đề cương dé chuẩn bị tốtcho học kỳ mới Tuy nhiên, thời điểm agp dé cương thường là 15/6 hoặc 15/7chi phù hop với môn học bắt đầu từ ngay tuần đầu Thực tế có những mônđến tuần thứó hoặc tuần thứ 11 mới có tiết thì thời điểm trên là quá sớm,trong khi bộ môn cần có thêm thời gian dé cân nhắc về chuyên mồn, đặc biệt

(3) Về số lượng giờ lý thuyết và giờ thảo luận của một môn học, hiện

tại theo hướng dẫn của Trung tâm đảm bảo chất lượng đào tạo, môn 2 tín chỉ

có kết cầu giờ LT-TL-LVN-TNC là 10+10+5+5 giờ TC (10 giờ thảo luận =

20 tiết thực tế trên lớp) vả môn 3 TC có kết cấu LT-TL-LVN-TNC là

16+15+7+7 giờ TC (trong đó 15 giờ TL bằng 30 giờ thực tế lên lớp) Quy

định này có ưu điểm là tạo ra sự thống nhất giữa các môn học có cùng sốlượng tín chỉ, song, dẫn đến 1 bắt cập lớn đó 14 có thé không phù hợp với một

số môn học Tùy đặc thù từng môn học, yêu cầu về giờ lý thuyết và giờ thảo

luận cũng khác nhau, việc quy định cứng như vậy nhiều khi các bộ môn rất

khó thiết kế chương trình môn học

Trang 8

(4) Công bố để cương môn học trên website: Đề cương môn học không,

chỉ có thông tin về nội dung môn học mà còn có thông tin về kiểm tra đánh.giá Do vậy, mọi sự chậm trễ đều bat tiện cho cả người dạy và người học Cá.biệt có môn học 5 tuần, nhưng gần hết tuần thứ 3 mới có đề cương trên.website của trường, sau nhiều cuộc điện thoại của bộ môn hỏi xem đề cương,dang nằm ở khâu kiểm duyệt nào

Kết luận

'Trên đây là một số vướng mắc bất cập trong công tác quản lý đảo tạo

Vi là từ góc nhìn của người làm công tác giảng nên những nhìn nhận, đánh.

giá về công tác quản lý đào tạo có thể mang tính chủ quan hay phiến diện Hyvọng hội thảo là cơ hội để các nhà quản lý đào tạo và các nhà giáo cùng trao

đổi, đánh giá những thuận lợi, khó khăn, những vướng mắc, bất cập vì mục đích tiếp tục nâng cao chất lượng quan lý đào tao hệ đại học chính quy trong.giai đoạn hiện nay./.

Trang 9

KINH NGHIỆM TRIEN KHAI CONG TÁC QUAN LÝ ĐÀO TẠO

DOI VỚI HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY THEO HỆ THONG TÍN CHỈ:

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THUONG

PGS.TS Lê Thị Thu Thủy 'Trưởng phòng Quan lý đào (go.

“Trường Đại học Ngoại thương.

Đổi mới quản lý, di mới nội dung và phương pháp giảng dạy là nhiệm

vụ quan trọng của mỗi trường đại học để nâng cao chất lượng đảo tạo, đáp

ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế

định hướng xã hội chủ nghĩa Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đàotao về việc chuyển từ phương thức đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo hoc

chế tin chỉ, từ năm học 2008 -2009, Trường Đại học Ngoại thương đã thực hiện.thành công việc chuyển đổi sang phương thức đào tạo tín chỉ cho sinh viênđại học chính quy Hiện nay, phương thức dào tạo này đã được triển khai áp

dụng cho cả hệ vừa làm vừa học, sau đại hoc Từ kết quả triển Khai công tác

đào tạo những năm qua, bai viết này xin chia sẻ một số kinh nghiệm của Trường,Đại học Ngoại thương trong đổi mới công tác quản lý đảo tạo để phù hợp vớihọc chế tin chỉ va đáp ứng yêu cầu với đổi mới giáo dục của Nia trường

1 Đỗi mới công tác tổ chức quản lý đào tạo của Nhà trường,

Nhằm chuẩn hóa công tác quản lý, Nhà trường đã xây dựng các quytrình quản lý đào tạo cụ thể theo chuẩn ISO 9001-2008 và đã đưa vào triển

các bộ phận giúp chuẩn hóa quá trình quản lý đào tạo và tạo thuận lợi tối đa.cho người học theo học chế tín chi.Qué trình quản lý đào tạo đối với mỗi khóa

sinh viên gồm các khâu chú yếu sau: Tuyển sinh (nhập học, phân lớp.hành chính), Tổ chức đào tạo (đăng ký tín chỉ, 18 chức giảng day, tổ chức thi,

nghiệp (xét tốt nghiệp, cá

quản lý điểm); Bảo lưu, đồng học, thôi học;

Trang 10

bằng) Đi cùng với hoạt động quản lý đào tạo là các hoạt động hỗ trợ liên

quan khác đến quá trình rèn luyện và học tập của sinh viên tại trường: Chấmđiểm rèn luyện, xét học bổng, chế độ chính sách, quản lý học phí Vì va

đào tạo theo tin cht đồi hỏi sự tham gia của nhiều đơn vị, bộ phận khác nhau trong nhà trường: Phòng Quản lý đào tạo, Phòng Công tác chính tị sinh viên,

Phòng Kế hoạch tài chính, Trung tâm Thông tin và Khảo thí, Trung tâm.bảo chất lượng, Các đơn vị hỗ trợ, Các Khoa/Bộ môn, giảng viên, sinh viên

“Các khâu trong qué trình đảo tạo có sự liên kết chặt chế giữa các bộ phận, đặcbiệt là ba bộ phận trực tiếp là Quản lý đào tạo — Công tác chính trị và sinhviên — KẾ hoạch tài chính, Sinh viên muốn được xét tốt nghiệp phải có điểm

thiết phải có sự kết nội giữa ba đơn

én luyện và không nợ học phi, vi vệ

vị theo quy trình Trách nhiệm của các đơn vị liên quan trực tiếp đến quản lý

sinh viên và đào tạo được phân theo các nội dung cụ thể như sau:

~ Phòng Quản lý đảo tạo: Quản lý dữ liệu cá nhân của sinh viên, Tổ chức quá trình đào tạo; Tốt nghiệp; Học bổng, chế độ chính sách.

~ Phòng Kế hoạch tài chính: Quản lý thu học phí; thực hiện cấp học béng và chế độ tài chính đối với sinh viên.

~ Phòng Công tác chính trị và sinh viên: Quản lý công tác rèn luyện, thỉ

dua và ngoại khóa của sinh viên.

'Toàn bộ quy trình quản lý đào tạo từ tuyến sinh, phân lớp hành chínhđến lớp học phan, thi, xét tốt nghiệp, in bằng tốt nghiệp là một quy trình

chặt chẽ, có sự kế thừa và chia sé dữ liệu thống nhất giữa các khâu, các đơn vị

tham gia vào công tác quản lý đảo tạo Việc xây dựng quy trình chuẩn hóa đã

giúp cho quá trình quản lý đào tạo rõ rang, hiệu quả hơn

2 "Tang cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quân lý đào tạo

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý đào tạo, Nhà trường đã chú

trọng đến việc sử dụng phần mềm tín chỉ và trang web thông tin quản lý đảo tạo Công nghệ thông tin đã được ứng dung kip thời để phục vụ cho việc ra quyết định, tổ chức và quản lý hoạt động đảo tạo, giúp nâng cao hiệu quả.

Trang 11

quản lý, lưu trữ, truy xuất dữ liệu đào tạo, giúp các cán bộ và lãnh đạo nhà trường thực hiện công việc hiệu quả, tối ưu.

Đối với đào tạo theo tin chi, sinh viên sinh hoạt theo lớp hành chínhđịnh theo ngành, chuyên ngành trong suốt quá trình học tập tại trường) vả lớp tín chi (theo bọc phần, học kỳ) Việc quan lý sinh viên cùng với quá trình, kết quê học tập của sinh viên sé phức tạp và khó khăn hơn do đầu công việc ting,

lên và việc chuyển tải thông tin đến sinh viên khó hơn khi sinh viên học theo.

6p tin chỉ Ngoài ra việc thực hiện các quy định trong đảo tạo tin chi như cho

phép sinh viên học lại, học cải thiện điểm, học hai văn bằng cũng sẽ làm cho các nghiệp vụ quản lý tăng lên Chính vì vậy, việc quan lý đào tạo bằng phần.

mềm tín chỉ là hết sức cần thiết Phần mềm quản lý đào tao đã được trang bị

và đưa vào sử dụng với các chức năng chính cẩn có đối với một hệ thống.quản lý dao tạo: Quản lý dữ liệu sinh viên; Quản lý chương trình đào tạo;

Quan lý đăng ký tín chi; Quản lý lịch học lịch thi; Quân lý điểm; Quản lý họcbổng; Quản lý học phí; Quản lý kết quả rèn luyện; Xét sốt nghiệp

‘Toan bộ thông tin liên quan đến sinh viên từ tuyển sinh, học tập, rènluyện, tốt nghiệp được cập nhật trên phần mềm tin chi và sinh viên cũng nhưphụ huynh có thé tự theo dai, quản lý các thông tin này từ tài khoản cá nhân

của sinh viên Các khoa chuyên môn, các đơn vị chức năng liên quan như

Phong Công tác chính trị và sinh viên, Phòng Kế hoạch tài chính được phân.quyền để truy cập và sử dụng và khai thác thông tin liên quan đến công việcchức năng liên quan Phòng Công tác chỉnh trị và Sinh viên chủ trì triển khaiđánh giá điểm rèn luyện trên cơ sớ phối hợp với khoa chuyên môn quản lý

sinh viên để đánh giá theo từng học kỳ Điểm rèn luyện được cập nhật vào

trang web tin chỉ để Phòng Quản lý đảo tạo theo dõi và sir dung trong xét hocbồng, xét tốt nghiệp cho sinh viên Phòng Kế hoạch tài chính cập nhật thôngtin học phi để sinh vién có thé theo dõi tình trạng học phí và kiểm tra điều.kiện xét tốt nghiệp khi đã hoàn thành nghĩa vụ học phí

“Các Khoa chuyên môn được cung cấp các tài khoản cho các giảng viên

Trang 12

trong các bộ môn để quan lý lớp học phan và nhập điểm lên trang web tin chỉ.

‘Sau khi nhập bản mềm thì làm thao tác khóa điểm va sẽ in bảng điểm cứng.với đầy đủ chữ ký xác nhận của gio viên chấm thi, khoafbộ môn đễ chuyển

Sinh viên có thé truy cập vào tai khoản cá nhân qua trang web tín chỉ

của trường tại bắt cứ địa điểm nào có internet Ngoài ra do sinh viên học theo lớp học phần nên việc thông báo các thông tin về hoạt động của Nhà trường.

qua đầu mối cán bộ lớp như trước đây sẽ rất khó khăn và chậm Thực hiện

việc công khai thông tin, Nhà trường cũng tập trung vào kênh thông tin qua

cổng thông tin của phòng Quản lý đào tạo trên trang web của Nhà trường.Day là kênh thông tin thực sự hiệu quả để thông tin đến sinh viên, giảng viên

và xã hội những thông tin quan trọng, cập nhật như kế hoạch học tập, lịch

đăng ky tin chỉ, thông báo về học bing, thông tin về các hoạt động của Nhà

trường Trang Web Quản lý đào tạo đã thu hút được trung bình khoảng trên

1500 lượt truy cập mỗi ngày.

3 Đổi mới công tác đăng ký tín chi

Một trong những nguyên tắc cơ bản của đào tạo theo học chế tin chỉ là

người học sẽ tự quản lý và xây dựng kế hoạch học tập của mình phù hợp vớiđiều kiện cá nhân thông qua việc đăng ký tín chỉ Sinh viên không học theo lộ

trình cứng đồng nhất giữa các thành viên trong cùng một lớp hành chính như:

trước đây Chính vì vậy đăng ký học tập của sinh viên trong từng học kỳ giữ

vai trò hết sức quan trọng, đòi hỏi phải có sự tổ chức một cách khoa học, hợp

lý nhằm đảm bảo cho sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng

chuẩn đầu ra theo quy định, đảm bảo quy chế đào tạo về nội dung và thời gian đảo tạo tối đa Tổ chức đăng ký tín chỉ tại Trường đại học Ngoại thương, được triển khai theo 03 bước chính sau:

- Chuẩn bị đăng ký tín chỉ: Trên cơ sở chương trình đào tạo áp dung,

quy chế đào tạo hiện hành, điều kiện tiên quyết và tiên độ dự kiến các môn.

học theo học kỳ của khóa học Bộ phận chương trình và kế hoạch giảng day

Trang 13

lập danh sách các môn học dự kiến mở trong học kỳ theo tên học phần, số lượng lớp dự kiến, số lượng sinh viên dự kiến sau đó chuyên cho bộ phận xây dựng thời khóa biểu 48 lập lớp và lịch học cụ thể cập nhật trên trang tin chỉ.

“Tiến hành ra soát điều kiện về đường truyén, công thông tin trang tín chỉ.

- Tổ chức đăng ký tín chỉ: Bộ phận đăng ký sẽ thông báo sớm cho sinh.viên kế hoạch và thời gian đăng ký tín chỉ cụ thể đối với img khối lớp,

chuyên ng Để thuận lợi cho qué trình quản lý và 16 chức lớp, trong kế hoạch đăng ký tín chi, Phong Quản lý đào tạo sẽ định hướng lớp tín chỉ cần đăng ký phù hợp nhất với từng đối tượng sinh viên.Mỡ cổng thông tin tín chỉ

để sinh viên đăng ký online theo kế hoạch đã thông báo.

~ Tổng hợp và xử lý kết quả đăng ký: Trên cơ sở kết quả đăng ký,

tổng hợp số liệu, cân đối, điều chỉnh số lượng sinh viên giữa các lớp hoặc cho

sinh viên đăng ký lại Quyết định danh sách các lớp học phan sẽ mở hoặc hủy

chính thức trong học kỳ In danh sách lớp và gửi thông báo về các khoa.

chuyên môn đễ phân công giảng dạy

'Việc thông báo kế hoạch đăng ký tin chỉ sớm cho sinh viên, xây dựng.trình tự học phần học lý, phân luồng và định hướng đăng ký phù hợp đã giúp

cho Nhà trường khắc phục được những bắt cập, khó khăn gặp phải trong thời

gian đầu triển khai tín chỉ là sinh viên không đăng ký được do nghén mang vàhết lớp, đăng ký nhằm lớp, đăng ký lớp học phần không đảm bảo điều kiện.tiên quyết Cố vấn học tập phát huy vai trò và trách nhiệm, nghiên cứu nắm

rõ quy trình, chương trình đào tạo, quy chế đào tạo để tư vấn phù hợp chosinh viên, hỗ trợ sinh viên trong việc xây dựng kế hoạch học tập Công tác

quản lý đào tạo đã thích ứng với việc tăng quy mô, chương trình và loại hình

đảo tạo của Nha trưởng, góp phần không nhỏ vào đổi mới công tác quản lý đào.tạo của Nhà trường, đáp ứng tốt hơn yêu cầu và nguyện vọng của sinh viên

4 Triển khai các hoạt động hỗ trợ quản lý đào tạo

‘Dé dip ứng yêu cầu của công tác quản lý dio tạo theo học chế tin chỉ vềđổi mới giáo dục đại học, trường Đại học Ngoại thương đã tích cực t

Trang 14

các công việc cụ thể để không ngừng hoàn thiện công tác quản lý đào tạo đáp

ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học như bổ sung, hoàn thiện, chuẩn hóachương trình đảo tạo; các qui chế, qui định quản lý hoạt động nhà trường.'Việc rà soát, sửa đổi, bỗ sung các qui chế, qui định về quản lý dao tạo, quản

lý sinh viên được thực hiện theo hướng chuẩn hoá quy trình công tác và ứngdụng công nghệ thông tin trong quản lý Nhận thức được sự cần thiết phảinâng cao hiệu quả công tác quản lý đảo tạo trong điều kiện đào tạo theo tin

chỉ, Nhà trường đã nhanh chóng đầu tư cơ sở vật chất hiện đại phục vụ quá trình đổi mới như: nâng cấp hệ thống máy vi tính, đường truyền Internet,

‘mang LAN, lắp đặt hệ thống Internet không dây trong toàn trường; Ngoài ra,nguồn nhân lực cho công tác quản lý đào tạo cũng được Nhà trường chú trọng,chuẩn bị: tổ chúc các khóa đào tạo chuyên môn về học chế tín chỉ, đào tạophương pháp giảng dạy, đảo tạo tin học; xây mới thêm phòng học, phòng làm

việc Các hoạt động hỗ trợ đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp công tác quản ly

dio tạo thu được những kết quả đáng ghỉ nhộn trong thời gian qua

Kết luận

'Với mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý đào tạo

Ben Giám.

đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, trong những năm qua, Đảng,

hiệu Trường Đại học Ngoại thương đã luôn tạo điều kiện cho công tác quản

lý đảo tạo Các điều kiện để đổi mới, biện đại hóa công tác đào tạo về cơ sở

vật chất, về quy trình thực hiện, về đảo tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn đã được hỗ trợ và đáp ứng tối đa Công tác quản lý đào tạo của Nhà trường đã đi

vào chuẩn hóa và hiệu quả Tuy nhiên kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu,

trong quá trình triển khai, mục tiêu của Nhà trường là có xây dựng một phần.

mềm quản lý đại học tích hợp trong toàn trường, kết nối từ hoạt động giảng,

day, nghiên cứu khoa học, tài chính, sinh viên, giảng viên

này đối hỏi sự đầu tư lớn từ phía Nha trường về cơ sở vật chất, tai chính, năng lực đội ngũ cán bộ, quyết tâm của lãnh đạo và sự phối hợp của các bộ phận

phòng ban chúc năng Đổi mới hoạt động quản lý dio tạo Không chỉ diễn ra một thời điểm, một giai đoạn ma sẽ phải là hoạt động liên tục trong Nha trường.

Trang 15

"Tài liệu tham khảo:

1, Nghị quyết số 44-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần

thứ tám Ban chấp bành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và dio tao,

2 Trường Đại học Ngoại thương, Kỹ yếu Hội tháo về chương trình,phương pháp giảng day và đánh giá theo học chế sé chi, 2010

3 Cổng thông tín điện tử Phòng quản lý đảo tạo, Trường Đại học

“Ngoại thương http://qldt.ftu.edu.vn/

Trang 16

CÔNG TÁC QUAN LÝ HỌC VU

'TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHE TÍN CHÍTẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

‘ThS Trịnh Thị Thu Hương Phó trưởng Phòng Đào tạo 'Trường Đại học Luật Hà Nội

‘Tir năm 2009, Trường Đại học Luật Hà Nội đã chuyển đổi hoàn toàn từ

chế sang đào tạo theo tín chỉ Có thể nói, đây là cuộc cách mang rất lớn trong đào tạo đại học, Tính đến nay đã có hai khóa.

sinh viên đại học bệ chính quy (khóa 34 và 35) và ba khóa sinh viên hệ văn

bing hai chính quy (khóa 9, 10, 11) tốt nghiệp ra trường Là một cán bộ làm việc

đề quản

‘rong lĩnh vực quản lý đảo tạo,

lý học vụ trong đảo tạo theo bọc chế tín chỉ tại Trường Đại học Luật Hà Nội.

tôi xin chia sẽ một vài suy nghĩ

Công tác quản lý học vụ bao gồm một số số công việc cơ bản như:

“ong tác tổ chức cho sinh viên đăng ký khối lượng học tập từng học kỳ năm học; quản lý việc hoàn thành và lưu trữ kết quả học tập cuả sinh viên; giải quyết các vấn để học vụ của sinh viên theo quy chế đảo tạo tín chỉ như học

lại, học cải thiện điểm, nghỉ học tạm thời, thôi học, buộc thôi học; xét tốt

nghiệp, quản lý việc cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ, xác nhận kết quả học tập của sinh viên Qua 6 năm thực hiện, chúng tôi thấy công tác quản lý

học vụ trong điều kiện đào tạo theo tin chỉ của Trường đã dat được một số kết

quả nhất định nhưng vẫn còn có những tồn tại cần phải khắc phuc Trên cơ sở đánh giá, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý học vụ trong điều kiện hiện nay.

1 KẾT QUÁ ĐẠT ĐƯỢC

Nói đến đào tạo tín chỉ, chúng ta nhất thiết phải hiểu được triết lý của.

nó là lấy người học làm trung tâm vả chương trình đào tạo cũng như quá trình.

tổ chức dao tạo phải linh hoạt và mềm đšo Trong đó triết lý lấy người học

Trang 17

làm trung tâm là khó thực hiện nhất Hoạt động quản lý học vụ trong điều

kiện đào tạo theo học chế tín chỉ cũng phải hướng tới đạt được mục tiêu đó.

‘Tir năm 2007, Trường đã thực hiện thí điểm đào tạo một số học phần, môn

học theo tin chỉ Theo đúng lộ trình đã hoạch định, từ năm 2009, Trường thực

hiện chuyển đổi hoàn toàn sang đào tạo theo học ché tin chỉ Hoạt động đảo tạo hệ đại học chính quy của Trường đã chuyển mình toàn điện Được sự

‘quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, cùng với sự nhiệt tình của

đội ngũ cán bộ, chuyền viên làm nhiệm vu quản lý học vụ, mảng công tác này

cũng đã đạt được một số kết quả rất khá quan

1 Trường đã ban hành được một hệ thống văn bản về quản lý đào go

tương đối hoàn chỉnh Đây là nhân tổ tiên quyết, ớp phén cho sự thành côngcủa quá trình triển khai đảo tạo theo tín chỉ Đặc biệt đây là công cụ quantrọng cho việc thực hiện các vấn đề về quản lý học vụ

“Trên cơ sở Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ

thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/2Đ-BGDĐT ngày.15/8/2014 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngay từ năm 2009,

“Trường đã ban hành một hệ thống văn bản cụ thể hóa quy chế và các văn bảnhướng dẫn thực hiện Trong quá trình thục hiện, trường thường xuyên điềuchi và bỗ sung cho phù hợp Đến nay, Trường đã ban hành Quy chế Đào tạoĐại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Trường Đại bọc Luật Hà Nộiban hành kèm theo Quyết định số 2098/QĐ-ĐHLHN ngày 21/8/2014 của

Hiệu trường Trường Đại học Luật Hà Nội Đây là văn bản đã được rà soát, chỉnh sửa hoàn chỉnh.

`Ngoài ra Trường còn ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện như: Quy

định về thực hiện khóa luận tốt nghiệp, quy định tạm thời về cố vấn học tập

2 Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý học vụ về cơ bản đã đáp ứng.

các yêu cầu của phương thức đào tạo theo tin chi,

Cho đến nay, đội ngũ chuyên viên làm công tée quản lý học vụ các cấp

từ cấp khoa, phòng, ban để nấm bit được công việc và chủ động thực hiệu

Trang 18

'Bước đầu đã nhận thức được tim quan trọng của công tác quản lý và tự giác

học tập, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao trình độ

3 Phần mềm quản lý đào tạo đã được triển khai một số modul như:Dang ký học trực tuyến, sắp xếp thời khóa biểu, quản lý kết quả học tập tạo.thuận lợi cho sinh viên đăng ký học trực tuyển, cho công tác tổ chức thi, nhậpđiểm, hoàn thành điểm và tổng hợp kết quả học tập

4, Hướng tới mục tiêu lấy người học làm trung tâm nên các thủ tục hành chính liên quan đến công tác học vụ đã được đơn giản hóa hơn, cụ thé: Việc

công bố kết quả học tập đã được gửi vào tài khoản cá nhân của từng sinh viên

Phòng Đảo tạo đã ban hành ¡ hệ thống các mẫu đơn (đơn xin nghỉ học tam

‘tue học, đơn xin thôi học, đơn xin chỉnh sửa nội dung văn thời, đơn xin

bin, đơn xin cấp bản sao kết quả học tập, don đề nghị xét tốt nghiệp, đơn xin

hủy học phần, đơn đăng ky bd sung học phần, đơn đăng ký học lại, đơn xin

đăng ký học cải thiện điểm, đơn hoãn thi ) công bố trên website của Trường,

8 dim bảo thuận tiện nhất cho người học thực hiện

5 Việc đăng ký học trực tuyến của sinh viên đã được thực hiện tương

‘Trung tâm tin học và các đơn vị có liên quan cùng với đội ngũ cố vấn.

học tập phối hợp tổ chức tốt việc đăng ký học tập cho sinh viên

6 Công tác tổ chức thi, hoàn thành điểm, công bố và lưu trữ điểm được.

thực hiện đúng quy định và bắt đầu đi vào nề nếp Công tác này đã được phân

cắp quản lý phù hợp và trên cơ sở các quy định và biểu mẫu khoa học nên đã

vân hành tốt và tương đối chuyên nghiệp

7 Công tác giải quyết học vụ như bọc lại, học cải thiện điểm, nghỉ học.tạm thời, thôi học, buộc thôi học đã được thực hiện đúng quy chế,

8 Việc xét tốt nghiệp đã được thực hiện linh hoạt làm nhiều đợt trong.

năm, tạo điều kiện cho sinh viên đã tích lũy đủ kiến thức và các điều kiện

khác được công nhận tốt nghiệp kịp thời.

9 Công tác cắp phát văn bằng và lưu trữ kết quả học tập của người họccũng đã được thực hiện theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trang 19

II MOT SÓ TON TẠI

Trong 6 năm qua, về cơ bin tất cả các hoạt động end quy trình quan lýhọc vụ đã bước đã

được những kết quả khả quan Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng đã.

bộc lộ một số han chế không tránh khỏi, cần phải nhận thức đúng dé có giải

pháp khắc phục

1 Hệ thống văn bản quy định và hướng dẫn tuy đã được ban hành

tương đối kịp thời, đầy đủ và khoa học nhưng vẫn còn một số văn bản quy.định, hướng dẫn còn thiếu, chưa kịp thời gây khó khăn cho công tác quản lý

học vụ như: Quy định về thực tập, quy định về cố vấn học tập, quy định về:đào tạo ngoại ngữ

2 Đội ngũ cán bộ chuyên viền lắm công tác quản lý học vụ còn thiếu về

đáp ứng được yêu cầu của đào tạo theo tín chỉ và đã thu

số lượng và chất lượng chưa đồng đều Đội ngũ này luôn trong tỉnh trạng quátôi đo khối lượng công việc khổng lồ Điều quan họng là khi chuyển sangphương thức đào tạo mới hầu như nhân lực làm công tác này chưa được đào.tạo, bồi dưỡng hay được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ Da số chuyên

lên các bộ phận quản lý học vụ đều còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm vừa

tự làm, tự học và học hỏi lẫn nhau Chính vì vậy, trong quá trình thực hiệnnhiệm vụ, đội ngũ này pặp rất nhiều khó khăn và chịu nhiều áp lực lớn, đặc

biệt là trong quan hệ ứng xử.

3 Trường chưa có phần mém quản lý đào tạo hoàn chỉnh Phần mềm

đang sử dụng còn chưa đồng bộ, chấp vá, vừa lam vừa chỉnh sửa, chưa có tinh

thống nhất và không liên thông chặt chẽ với nhau Chính vì vậy hoạt động,quản lý học vụ còn gặp rất nhiều khó khăn

4 Các thủ tục bành chính đã được cái tiến nhưng chưa thực sự mềm.

hóa Chưa có sự phần công, phân cấp quan ly một cách rõ rằng giữa các cá

nhân và đơn vị có liên quan nên đôi khi còn gây phiền hà, khó khăn cho người

học trong việc giải quyết các vấn đề về học vụ

5 Việc quản lý kết quả học tập của sink viền trong phần mềm chưa được phân cấp rõ ring Vì vậy, việc kiểm soát điểm giữa các đơn vị có liên

Trang 20

quan chưa được thực hiện Cán bộ được giao quản lý điểm của sinh viên chưa

được tập huấn sử dụng chương trình còn thụ động trong cóng việc.

6 Công tác quản Jy sinh viền, quản lý diễn biến quá trình học tập, chấm.

điểm rèn luyện, triển khai các vấn để liên quan đến học vụ còn gặp nhiễu khókhăn do tổ chức lớp truyền thống bị phá v6, sinh viên học các theo lớp học phan

It CÁC GIẢI PHAP

"Những thành quả đạt được qua 6 năm chuyển đổi sang đào tạo theo tin

chỉ đã tạo nền tảng, cơ sở vững chắc và tạo đà vận động cho giai đoạn tiếptheo, giai đoạn tiếp tục triển khai và hoàn thiện quy trình đào tgo tin chỉ theo

n, sinh viên của Trường quyết

sâu Giai đoạn ma tập thé cán bộ, giáng

tâm phấn đấu xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành Trường trọng démquốc gia về dio tạo cán hộ pháp luật Với trách nhiệm là một cán bộ làm công.tác quản lý Đào tạo, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện

‘hon nữa công tác quản lý học vụ đối với hệ đại học chính quy tại Trường

1 Trên cơ sở ra soát, thẩm định thực tế cần điều chỉnh hệ thống văn bản

quản lý đào tạo thật khoa bọc và phù hợp với tình hình thực tế Các van bản

chỉ đạo ngoài yếu tố kỹ thuật, yếu tố công nghệ con can những tu tưởng triết

đó làm động lực thúc đẩy quá trinh đảo tạo theo tín chỉ

Căn cứ vào Quy chế và các văn bản chỉ đạo của Bộ Gi

tạo, Trường cần rà soát, bd sung và hoàn thiện một số văn bản có liên quan: Quy định về tiêu chuẩn, quy trình bổ nhiệm, chức trách, nhiệm vụ, quyển lợi

‘va nguyên tắc làm việc của có vấn học tập; Quy định về thực hiện khóa luận.

và thực tập tốt nghiệp; Chỉnh sửa lại quy định về dao tao văn bằng hai hệ chính quy theo hệ thống tín chi; Quy định về chế độ đối với

bộ quản lý, cố vấn học tập; sửa đổi lại quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp với

tình hình thực tế; Quy định về đào tạo ngoại ngữ; quy định về việc phối hợp.

quản ly đào tạo đối với các đơn vị có liên quan

Các văn bản quy định về quản lý đào tao của cấp trên và của Trường cần được hệ thống hóa thánh một bộ đẻ phát cho giảng viên, cán bộ quản ly

va sinh viên thực hiện.

dục và Đảo.

viên, cán

Trang 21

2 Phần mềm quản lý đảo tạo đặc biệt quan trọng trong quá trình quản.

ý đào tạo Chính vì vậy, Trường cần phải đầu ne thích đáng cho việc đầu tư

mua sắm hoặc xây dựng các phần mềm phù hợp với quy mô đào tạo và cách.thức quản lý của Trường.

Phần mềm quản lý đào tạo phải giáp cho Trường thực hiện được các

công việc như: Theo dõi và quản lý đào tạo; lưu giữ thông tin về quá trình đảo

tạo; xử ly thông tin và xuất kết quả đầu ra theo yêu cầu của công tác học vụ;

cảnh báo kết qua học tập; phần mềm đăng ký học trực tuyến; phần mềm.

chuyển điểm vào tài khoản của sinh viên; phần mềm quản lý sinh viên

Ngoài phần mềm quản lý công tác học vụ như trên còn cần các phần mềm hỗ.trợ khác như: mềm quán lý thời khóa phòng học, kế hoạch giáo

viên, tiến độ đào tạo; phần mềm quản lý giờ dạy và thanh toán cho giảng vie

phần mềm quản lý nhân sự; phần mềm quản lý thư phan mềm tuyểnsinh, nhập học; phần mềm quân lý tài chính

'Việc quản trị phần mềm cần được hỗ trợ mạnh trong việc phân quyền

đầy đủ, hợp lý và nhất là phải phù hợp với hệ thống công việc trong thực tế,'Việc quản trị phan mềm không chỉ thuộc lĩnh vực kỹ thuật mà còn phải trở thành

công việc của lĩnh vực quản lý, Người làm công tác quản lý đảo tạo nói chung

và quan lý học vụ nói riêng phái được phân quyền và tập huấn sử dụng phần.mềm sao cho hiệu quả nhất, đúng với chức năng, nhiệm vụ của mình Việc tập.hudn người dùng phần mềm quản lý đào tạo không thé đơn giản ehỉ đừng lại ở

việc chỉ dẫn các thao ác mà cần phải giúp họ nhận thức đẩy đủ mối quan hệ giữa chức năng mà người dùng phụ trách với các chức năng liền kể khác.

3 Có rất nhiều vấn đề đặt ra trong đào tạo tín chỉ nhưng vấn đề con

người đồng vai trỏ đặc biệt quan trọng là nhân tố quyết định thành công của qui trình dao tạo Đào tạo tín chi đồi hỏi năng lực của cán bộ quản lý phải đủ

giỏi để giải quyết mọi tình huống đa dang do nhu cfu học tập phát sinh Đểkhắc phục những vấn đề còn bắt cập trong đội ngũ làm công tác quản lý đào.tạo cần thiết phải điều chỉnh chính sách nhân lực cho phù hợp với đòi hỏi của

phương thức đào tạo mới.

Trang 22

‘Thue hiện công tác tuyển chọn, tuyển dụng nguồn nhân lực đủ về số

lượng và đảm bảo chất lượng

Có chính sách phù hợp về hỗ trợ thu nhập cho đội ngũ cán bộ quản lý,

Bộ và của Trường một cách kịp thời, đầy đủ.

Bản thân các nhà quản lý, chuyên viên cần phải tích cực chủ động

lên cứu, học tập va img dụng hệ thống quản lý chất lượng vào công việc.

cho người học Xây dựng hệ thống biểu

giải quyết học vụ một các khoa học Công khai trên Website của Trường đề

iu đơn của sinh viên và quy trình.

người học tiện theo đõi và thực hiện

5 Xây dựng một hệ thống biểu mẫu hoàn chỉnh để

việc xét tốt nghiệp, cảnh báo kết quả học tập dé sử dụng thống nhất.

IV KẾT LUẬN

Dio tạo theo học chế tín chỉ là một phương thức đào tạo tiên tiến trên

tực hiện các công.

thé giới, xây dựng trên nền ting tư tưởng hướng vào người học, coi người học.

là trung tâm của quá trình day học Đây là phương thức đảo tạo mém dẻo tạo

sự chủ động rất lớn cho người học Việc áp dụng học chế tín chỉ vào đảo tạo kéo theo sự thay đổi trên tất cả các phương điện và ở tất cả các nhân tố liên

quan đến đảo tạo Quy trình quản lý học vụ không nằm ngoài quỹ đạo đó Vì

vậy, việc đánh giá các vấn đề liên quan đến công tác này, cải tiến sao cho phù.

hợp với tình hình thực tế của trường là một yêu cầu đối với những người làm công tác quản lý từ đó đưa ra được những quyết sách phù hợp để công tác này.

‘van hành có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới của Trường./.

Trang 23

ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHÍ

“TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LOT

Nguyễn Xuân Hai

Phòng Đào tạo Đại học và Sau đại học 'Trường Đại học Thủy lợi

ai học đầu ngành, đào tao nguồn.ngành nước và là Trung tâm.

Trường Đại học Thủy lợi là trường

nhân lực trình độ cao đáp ứng yêu cầu phát tr

Khoa học Công nghệ có uy tín về Thủy lợi, Thủy điện, Tài nguyên và môi trường,

“Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, góp phần vào sự nghiệp phát tiển bên vững kinh tế - xã hội củ đất nước, có năng lực hội nhập với khu vực và quốc tế.

Thực hiện chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2006-2020, sau

một thời gian nghiên cứu, học hoi kinh nghiệm từ các trưởng đại học trong vàngoài nước, chuẩn bị chương trình, nhân lực, giáo trình Từ năm 2007, Trường.

Dai học Thủy Lợi bắt đầu triển khai tổ chức đào tạo theo học chế tín chi đốivới đại học và cao ding hệ chính quy với khóa đầu tiên là K49 Cho

sau 08 năm tổ chức đào tạo theo tín chỉ, thành quả đầu tiên của nhà trườngtrong việc t6 chức đào tạo theo học chế tin chỉ là 4 khóa sinh viên với khoảng.gan 10.000 sinh viên đã tốt nghiệp va đã hòa nhập vào công việc thực tế

Dưới góc nhìn về quản lý dao tạo, bài viết sau đề cập đến những vấn đề

chính cũng như giải pháp của nhà trường trong công tác triển khai tổ chức và

quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Thủy lợi

1 Chương trình đào tạo

Trong 2 năm học đầu tiên đào tạo theo tín chi, chương trình đào tạo tuychủ yếu là các môn học đại cương nhưng chưa được thống nhất trong toàn

én nay,

trường, việc tổ chức các môn học trong mỗi học kỳ dựa vào hồ sơ mở ngành

và trao đổi thống nhất giữa Phòng Đào to BH&SDH cùng các Khoa, Bộmén Do đó, việc triển khai đào tạo gặp rất nhiều khó khăn vì chương trình.không đồng nhất và Phòng Đào tạo DH&SDH hoàn toàn bị động trong việc tổ

chức thời khóa biểu trong mỗi học kỳ.

Trang 24

'Trước yêu cầu cắp thiết trong việc xây dựng một chương trình đào tạo

đảm bảo được tính chỉnh thể, liên thông hàng ngàng bàng doc được thuận lợi;

Dưới sự chỉ đạo của Ding ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo DH&SDH đã

phối hợp cùng các Khoa, Bộ môn trong trường xây dựng chương trình đảo tạotheo học chế tin chỉ cho hệ đại học chính quy, Sau một thời gian ra soát,

nghiên cứu, cân đối logic các môn học, Hiệu trưởng đã ký quyết định số

501/QĐ-ĐHTLL về ban hành chương trình đảo tạo trình độ đại học theo họcchế tin chỉ ngày 11/06/2009, theo đó thì chương trình đào tạo của các ngànhđược tổ chức trong 04 năm với thời lượng là 145 tín chỉ

Sau 2 năm td chức đào tạo theo chương trình đào tạo mới, với yêu cầu

việc cập nhật kiến thức mới cũng như rút kinh nghiệm đối với

cập trong chương trình đào tạo với mục tiêu nang caochất lượng đảo tạo; nhà trường lại tiếp tục rả soát lại chương trình đảo tạo của

các ngành Ngày 16/02/2011, Hiệu trưởng đã ban hành chương trình đảo tạo

theo học chế tin chi cho trình độ đại học bệ chính quy kèm theo quyết định số.

126/QĐ-ĐHTL; theo đó thì chương trình đào tạo của các ngành được tô chức.trong 4,5 năm với thời lượng là 145 tín chỉ (đối với khối kỹ thuật) và 04 năm

với thời lượng là 130 tin chỉ (đối với khối kinh tế),

Hiện nay, chương trình đào tạo của các ngành dio tạo trong nhà trường,vẫn luôn có sự nghiên cứu, rà soát và cập nhật thay đổi đáp ứng nhu cầu xã

hội, nhưng chương trình đào tạo đã có sự én định nhất định, các điều chỉnh bổ sung chỉ hoàn thiện hơn nữa, điều này giúp cho công tác triển khai tổ chức và

quản lý đảo tạo theo học chế tín chỉ tại trường được thuận lợi.

2 Đề cương môn học

Khi chương trình đào tạo còn chưa én định kéo theo để cương của các

môn học cũng chưa én định Các bộ môn cung cấp đề cương môn học cho Phong Đào tạo DH&SDH cũng chưa theo kịp tiến độ tổ chức đào tạo hoặc đôi

khi còn chưa ding mẫu Do đó cũng phát sinh những khó khăn trong tổ chức

đào tạo như việc tách môn học làm thay đổi trong số điểm quá trình dẫn đến

việc tính điểm của sinh viên bị sai lệch.

Trang 25

Ý thức được tầm quan trong của để cương môn học trong quá trình triển khai tổ chức đào tạo, năm 2011 nhà trường đã giao cho Phòng Đào tạo

ĐHI&SĐH đã phối hợp cùng các Bộ môn, các Khoa để rà soát ting thể vàhiện nay đã ban hành Tuyển tập để cương cho từng ngành dio tạo Đề cương,

môn học cũng được phát bành rộng rãi tới tất cả các Khoa, Bộ môn cũng như sinh viên trong trường để có thể nghiên cứu, theo dõi, giám sát quá trình.giảng day của giảng viên.

3 Xây dựng Thời khóa biểu

Khi chương trình dao tạo chưa én định, fee

rõ ring (lý thuyết, bai tập, thực tập, thí nghiệm,

còn nhiều điểm chưa hợp lý nên công tác triển khai thời khóa biểu gặp ritnhiều khó khăn và không có tính kế thừa Ngoài ra, những yếu tố quyết định

tới việc xây dựng thời khóa biểu như Giảng đường, Giảng viên, Sinh viên vẫn

chưa phát triển đồng bộ cùng nhau nên gây lúng túng trong triển khai đảo tạo.Việc thiếu giảng đường hay thiếu giảng viên giảng dạy fd những vấn đề nỗi

ôm trong năm đầu đào tạo theo tín chỉ

Trong năm học dau đào tạo theo tín chi, một bọc kỳ được tổ chức trong

15 tuần học, 3 tuần thi, thời khóa biểu các lớp Lý thuyết, thực hành, bài tập sẽ

trải dài trong 15 tuần Khi triển khai, những vấn đề mới bắt đầu phát sinh như:

môn học chưa thực sự 1), logie môn học

ua ra nhiều giải pháp như: tăng thời gian học của học kỳ lên 17

có 16 tuần đầu học Lý thuyết, 16 tuần bọc thực thành bài tập (từ tuần 2tuần 17) trong đó có I twin dự phòng cho các ngày nghỉ 18; kế hoạch tuầnChẵn/Lẻ (1 tuần học, 1 tuần nghỉ) Cho đến nay, khi chương trình đào tạodin én định, đề cương môn học thiết kế rõ rằng, logic môn học chính xác,việc xây dựng thời khóa biểu đã được ổn định theo kế hoạch học kỳ có 16tuần bọc, 4 tuần thi chia làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn có 8 tuẫn học và 2

Trang 26

tuần thi Thực tế chứng minh đây là giải pháp phù hợp nhất với Trường Đại

học Thủy lợi trong giai đoạn hiện nay.

4 Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và phần mềm quản lý đào tạo.Được sự quan tâm đầu tư đúng đắn, ngay từ khi triển khai dao

nhà trường đã ký hợp đồng với công ty CMCSoft đểkhai hệ thống phần mềm Quản lý đào tạo theo tín chỉ, mặt khác cũng liên tụctạo theo tín cf

đầu tư nâng cấp hạ ting mạng, hạ ting cơ sở kỹ thuật của nhà trường Hệ thống máy chi phục vụ cho đào tạo hiện nay là 4 máy chủ cấu hình cao, băngthông cũng đã liên tục được nâng cấp, cải thiện.

Thời gian đầu, sức ép về hạ ting mang, máy chủ trong mỗi đợt đăng ký học là rất lớn, khi số sinh viên truy cập vào hệ thống đăng ký học là khoảng,

2500 người/khóa mà hệ thống máy chủ chỉ đáp ứng được cho khoảng 20%

nhu cầu Vì thế, việc nghẽn mạng xảy ra khi sinh viên đăng ký học là tất yếu,

có thời điểm, việc nghẽn mạng đã diễn ra trong thời gian gần 1 ngày khi bệ

Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra cho

tư cho hạ ting máy chủ, băng thông.

sự đầu tư về hạ tầng công

thống máy chủ bị tê liệt vì qua

nhà trường là phải liên tục có những,

‘mang để đáp ứng yên cầu thực tế Hiện nay, ví

nghệ thông tin của nhà trường, hệ thống đăng ký học đã được cối thiện rất

nhiều, tình trạng nghẽn mạng tại thời điểm đăng ký học mỗi học kỳ đã không.

còn xuất hiện nhiều

Phần mềm Quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ là phần mềm mới, đơn.

vị phát triển phần mềm cũng phát triển cùng theo quá trình hoạt động của.

trường theo mô hình đào tạo tin chỉ Các tình huống phát sinh thực tế khác

¡ ban đầu đồi hỏi các đơn vị chức năng và don vị cung.rit nhiều so với đầu

cắp phần mềm liên tục phối hợp chặt chẽ để đề xuất phương án nhằm đáp ứng

được yêu cầu thực tế,

‘Thanh công trong công tác tổ chức đào tạo theo học chế tín

"Trường Đại học Thủy lợi có sự đóng góp to lớn của phẩn mềm Quản lý đào.

tạo và đội ngũ phát triển (cả lập trình viên của công ty phần mềm và các chuyên.

Trang 27

viên tại các đơn vị quản lý của nhà trường) Các vấn đề phát sinh trong thực tế được đội ngủ phát triển trao đổi thường xuyên nhằm tim ra giải pháp tháo gỡ, chính nhờ sự trách nhiệm và sâu sát này nên phần mém Quản lý dio tạo hoạt động được hiệu quả và đáp ứng được thực tế đào tạo tại nhà trường.

5 Đội ngũ chuyên viên các đơn vị chức năng.

La đối tượng vận hành triển khai đảo tg0 theo tin chỉ nhưng gần như tất

cả đội ngữ các chuyên vi

đào tạo theo tín chỉ chưa được đào tạo về lĩnh vực mà mình quản lý Quá trìnhtriển khai tổ chức đào tạo dựa trên tinh thần vita làm vừa rút kinh nghiệm

tại các đơn vị chức năng trong hệ thống quân lý

'Nhờ việc cổ gắng tim tòi, nghiên cửu giải pháp thực hiện công việc, rút kinh

nghiệm quá trình thực hiện, đội ngữ chuyên viên tại các đơn vị chức năng đã

‘thie hiện tốt công việc nghiệp vụ và góp phần phát triển cũng nwh vận hành

hệ thống phần mềm quản lý đào tạo được hiệu qua

6 Quy chế, quy trình quân lý

TỔ chức đào tạo theo tín chỉ được thực hiện theo quy chế số43/2007/QĐ-BGDĐT cúa Bộ Giáo dục và dio tạo ban hành ngày 15/08/2007;tuy nhiên bản thân quy chế này đang còn nhiều bắt cập, dẫn đến sự lúng túng.

thực hiện, Điều này đặt ra yêu cầu các

của các đơn vị chức năng trong vi

đơn vị chức năng phải luôn tìm giải pháp để có thể thực hiện tổ chức đảo tạo

Từ đó, hàng năm nhà trường luôn ban hành Hướng dẫn thực biện quy chế43/2007/QD-BGDDT dé thực hiện tốt quy chế nói trêu nhưng vẫn phù hopvới điều kiện thực số của nhà trường,

7 Sinh viên

Sự chủ động của sinh viên là một yếu tố vô cùng quan trọng trong dio

Š hiện được vai trò trung tâmtrong hệ thống đào tạo; điều này xuất phát từ nhiều lý do như: Ý thức sinhviên chưa tốt; phương pháp giảng dạy chưa phù hợp, cuốn hút sinh viên; Vaitrò tư vấn, định hướng cho sính viên của CVHT chưa phát huy hiệu quả

“Trong đó ý thức của sinh viên là một nhân tổ quyết định phần lớn.

tao tín chỉ, tuy nhiên hiện nay sinh viên chưa

Trang 28

‘Dio tạo dai học theo tín chỉ tại các nước tiên tiến luôn đạt hiệu quả cao.

vì mô hình tổ chức đã có từ các bậc thấp hơn; các em không phải mắt thời

gian cho việc làm quen và thích ứng với môi trường mới, phương thức đảo

tạo mới Tại nước ta thì hiện nay đào tạo các bậc học dưới đại học vẫn đang,theo mô hình niên chế, chính vì vậy khí sinh viên bước vào trường đại họctheo mô hình đào tạo theo tín chỉ thường không bắt kịp với một sự tư duyhhoan toàn mới với sự tự chủ, độc lập trong học tập tại vị trí trung tâm của cả

hệ thống đào tạo

iy là vấn đề mang tính chất xã hội nên không thé thay đổi trong thời

gian ngắn, giải pháp tạm thời trong thời điểm hiện tại là tăng cường vai trò.

của CVHT; tổ chức nhiều các chương trình tìm hiểu về mô hình đào tạo, quy

chế, quy định của trường vào các môn học trên lớp như các môn Kỹ năng;Tăng cường các hoạt động đoàn thể để tạo cơ hội cho sinh viên tính tự chủ,năng động, xứng đáng là vai trò trung tâm trong hệ thống đào tạo.

Kết luận

“Trong 08 năm qua, Dưới sự lãnh đạo của Đảng Ủy, Ban Giám hiệu và

sự nỗ lực của tắt cả các đơn vị, cá nhân trong trường , đào tạo theo học chế tin

ầu thành công và được sự ghi nhậnchỉ của Trường Đại học Thủy lợi đã bước

của Bộ Giáo dục và Đảo tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như các trường bạn Tuy nhiên, nhà trường vẫn luôn tiếp tục nghiên cứu, tìm

tồi giải pháp để ngày căng hoàn thiện hơn nữa công tác giảng day, quản lý để

nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần vào sự nghiệp phát triển của nhà trường.

Trang 29

MOT SỐ Ý KIEN ĐÓNG GÓP VE DOI MỚI CÔNG TAC

QUẦN LÝ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

‘TS Nguyễn Thị Kim NgânKhoa Pháp luật quốc tế

'Trường Đại học Luật Hà NộiKhoản 2 Điền 37 Luật Giáo dục Đại học 2012 quy định: “Cơ sở giáo dục đại học tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý đào tạo theo khóa

‘hoc, năm học và học kỳ, thực hiện quy chế và chương trình đảo tạo đổi với

mỗi trình độ đào tạo, hình thức đào tạo” Tại Trường ĐH Luật Hà Nội, đơn vị

chịu trách nhiệm chính trong công tác quản lý đào tạo là Phòng Đào tạo với chức năng nhiệm vụ theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tao vả của Hiệu

trưởng Nhà trường Tờ khi Trưởng Đại học Luật Hà Nội triển khai đào tạotheo học chế tín chỉ đến nay, công tác quản lý đào tạo đã thu được những kếtqua tích cục, bên cạnh đá vấn còn tồn tại một số hạn chế on được nghiên cứukhắc phục trong thời gian tới

1 Những kết qua đạt được trong công tác quản lý đào tạo

'Công tác quan lý đào tạo đạt được những kết quả chính như sau:

- Đã hoàn thành việc xây dựng mục tiêu, chương trình và phương pháp

dao tạo hệ dai học chính quy theo học chế tín chỉ Xây dựng, hoàn thiện các

đề án, chương trình đào tạo mới như Chương trình đảo tạo cử nhân luật theo

hệ thống tín chỉ, Chương trình đảo tạo chất lượng cao; hiện đang tiếp tục xâydựng Chương trình đào tạo cán bộ pháp chế cho Bộ, ngành, UBND và

HĐND; rà soát chỉnh lý Chương trình đào tạo bậc cử nhân văn bằng 2 Đặc

biệt việc xây dựng Chương trình đảo tạo chất lượng cao được triển khai nhanh

chong và sớm được áp dung với sinh viên Khoá 39

~ Học chế tín chỉ đã được áp dụng ở cả 4 khóa học và 3 hệ đà đạo; trên

co sở tổng kết đào tạo theo hệ thống tín chi, rà soát các chương trình đảo tạo

trình độ đại học hệ chính quy, Trường đã ban hành mới Chương trình đào tạo

Trang 30

trình độ đại học luật hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ vào tháng 8/2014được thiết kế theo hướng tinh gọn, thiết thực, phù hợp với nhu cầu phát triển.

kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống và liên

thông về chương trình giữa các chuyên ngành, các hệ đào tạo;ưu tiên đào tạo.các lĩnh vực là thế mạnh của Trường

~ Nghiên cứu mở các mã ngành đào tạo mới theo yêu cầu của quá trình hội nhập khu vực và thể giới cũng như nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước Các mã ngành đảo tạo mới được xây dựng gồm: Luật thương mại quốc tế, Luật kinh tế và Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành tiếng Anh pháp lý).

Việc triển khai thực hiện mã ngành đào tạo Luật Thương mại quốc tế dang

được tổng kết rút kinh nghiệm cho bước phát in tiếp theo của mã ngành này,

trong tương lai, cũng như là những bài học hữu ich cho việc triển khai hai ma

ngành được thực hiện sau là Luật kinh tế và Ngôn ngữ Anh.

~ Xây dựng chiến lược về đào tạo và quan lý đào tạo phù hợp với quy.

định của Bộ Giáo dục ~ Đào tạo về đảo tạo theo tín chỉ; xây dựng và tổ ch

triển khai các văn bản về quản lý dao tạo Các văn bản về quản lý đào tạo được ban hành và triển khai kịp thời đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của đảo tạo tín chỉ trong từng giai đoạn Sau khi tiễn hành tổng kết về đào tạo tín chỉ, Quy chế đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chi đã được ban banh

kèm theo Quyết định số 2098/QD-DHLHN ngày 21/8/2014 Quy chế dio tạo.

cử nhân luật chất lượng cao cũng đã được ban hành và áp dụng với khoá cử nhân chất lượng cao đầu tiên K39

~ Công tác lập Kế hoạch giảng day, học tập, thi hết học kỷ, thực tập chuyên.môn và khóa luận tốt nghiệp được thực hiện nghiêm túc, dân chủ và khoa học

'Việc kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và thực hiện Kế hoạch được triển khai thường,

xuyên Trong trường hợp cần thiết, Kế hoạch được bổ sung, thay đổi cho phù

hợp thực tiễn của các Khoa, Bộ môn nhằm nâng cao chất lượng đảo tạo.

~ Việc tổ chức cho sinh viên đăng ký khối lượng học tập theo hệ thống.

tín chi, quan lý thời khóa biểu cá nhân của sinh viên về cơ bản đáp ứng được.

Trang 31

yêu cầu giảng day và học tập Công tác tập huấn các cố vấn học tập để nắm.

vững quy định về quản lý sinh viên và tư vấn cho sinh viên trong quá trình

học tập được quan tâm.

lập thời khoá biểu, bố

~ Mặc dù quỹ hội trường còn hạn chế nhưng vie

trí phòng học hợp lý, khoa học.Thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện thời khoá biểu và lịch trình giảng day của giảng viên.Cuốt mỗi học ky kịp thời

xác nhận việc thực biện kế hoạch giảng dạy của ging viên;

= Công tác quản lý kết quả học tập của sinh viên; lập danh sách sinhviên được học tiếp, học lại, ngừng học, thôi học, hoàn điểm và danh

sách sinh viên tốt nghiệp ít có sai sót Thực hiện xét tốt nghiệp, xác nhận kết

quả học tập và phát bằng tốt nghiệp đúng quy định và bảo đảm quyền lợi cho

2 Mật số hạn chế, bit cập trong công tác quan lý đảo tạo

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý đào tạo còn một số.

hạn chế, bat cập như sau:

- Về cơ bản các chương trình đào tạo đã được xây dựng và hoàn thiện,tuy nhiên việc xây dựng một số chương trình đào tạo còn chậm chưa đáp ứng.kịp thời nhu cầu đào tạo trong giai đoạn hiện nay như Chương trình đào tạo

ho Bộ, ngành, UBND và HĐND, Việc xác định phương,

hướng xây dựng các Chương trình đào tạo theo nhu cầu xã hội còn hing ting

cán bộ pháp c

~ Tính đồng bộ, liên thông giữa các mã ngành đào tạo trong Trường còn.chưa cao Tổng số tin chỉ của toàn khoá học, số tín chỉ đối với mỗi học phan,học phan tự chon, học phần bắt buộc của mỗi mã ngành quá khác biệtĐiềunày chưa khuyến khích được sinh viên học song bằng, bởi với Chương,

tinh đảo tạo của cáo mã ngành biện nay, 48 lấy được song bằng sinh viên

Trang 32

phối mất từ 6 đến 7 năm Ngoài ra, cũng chính vì điều này, cũng cần phải tính

đến việc sinh viên học các mã ngành không phải Luật học (mã ngành Luật

‘Thuong mạiquốc tế, mã ngảnh Luật Kinh tế) sẽ đăng ký học ở các bậc học.cao bon (thạc sỹ, tiền sỹ) của Trường như thé nào

~ Các văn bản về quản lý đào tạo được ban hành và triển khai kịp tdi,

tuy nhiên công tác hệ thống hoá, tập hợp các văn bán này chưa được quan tâm.đúng mức dẫn đến khó khăn đối với sinh viên, giảng viên tra cứu, hiểu và áp.dụng một cách đồng bộ, thống nhất

~ Việc t6 chức cho sinh viên đăng ký khối lượng học tập theo hệ thống.tín chỉ, quản lý thời khóa biểu cá nhân của sinh viênđã được hoàn thiện va tốt

ơn, tuy nhiên vẫn có tình trạng sinh viên đăng ký được mét số môn học tựchọn, khi chưa học môn tiên quyết (Ví dụ: đăng ký và học môn tự chọn Luật

biển quốc tế hiện đại, Pháp luật về điều ước quốc tế nhưng lại chưa học môn

tiên quyết bắt buộc là Công pháp quốc tế) Điều này gây khó khăn cho cả sinh

viên và giảng viên trong việc truyền đạt và lĩnh hội kiến thức.

~ Công tác bố trí hội trường đối với một số môn bọc cẩn sứ dụng.phương tiện giảng dạy như máy chiếu chưa hợp lý, dẫn đến việc phải thayđổi hội trường khi tiến hành giảng và thảo luận Điều này một phan là do.trang thiết bị phục vụ giảng dạy của Trường chưa tốt; một phần là do các bộmôn chưa chủ động liên hệ, đề xuất với Phòng đảo tạo trước khi ấn định hộitrường giảng day và ¿hảo luận trong Thời khoá biểu

-Chưa có quy định rõ vàng về phân cấp quân lý giữa Phòng Đào tạo,

Khoa và Bộ môn đối với kết quả học tập của sinh viên Hiện tượng sinh vién,đặc biệt là sinh viên của các khoá trước học lại, thi lại với khoá sau phải chạy.đôn đáo giữa Phòng Dao tạo, Trợ lý Khoa và Bộ môn dé lấy xác nhận kết quả.

học tập vẫn diễn ra, nhất là trước mỗi đợt xét tốt nghiệp

~ Công tác đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập đã bắt đầu được

thực hiện nhưng mới dimg ở giai đoạn thử nghiệm chưa được áp dụng rộng

rãi và đồng bộ

Trang 33

3 Một số đề xuất ddi mới công tác quần lý đào tạo trong thời gian tới

Để khắc phục những hạn chế, bắt cập nêu trên, Trường cần nghiên cứu.

một số giải pháp sau:

~ Xác định phương hướng xây dựng các Chương trình đào tạo theo nhu

cầu xã hội, chủ động tiến bành “chào hàng” các Chương trình đào lạo một

cách rộng rai, hướng tởi các nhóm đối tượng cụ thé Nhanh chóng hoàn thiện

‘va đưa vào áp dụng Chương trình đào tạo cử nhân luật dành cho cán bộ pháp,

chế Bộ, ngành, UBND, HĐND và đoanh nghiệp Nhà nước

~ Việc rà soát, chỉnh sửa các Chương trình đào tạo của các mã ngành

trong thời gian tới (trong năm nay là mã ngành Luật Thương mại quốc tế va

sau đó là mã ngành Luật Kinh tế) phải tính tăng cường tính liên thông giữacác mã ngành đào tạo để tạo điều kiện và thu hút sinh viên học song bằng

~ Định kỳ tiến hành ra soát, sửa đổi, bé sung các qui chế, qui định về.quan lý đào tạo, quản lý sinh viên theo hướng chuẩn hoá quy trình công tác và'ứng dung công nghệ thông tin trong quản ý Quan tâm đến công tác hệ thống

‘hod và tập hợp các văn bản về quản lý đảo tạo; có thể tạo chuyên mục riêngtrên Website của Trường để đăng tài các Chương trình đào tạo, các quy chế,

quy định về quản lý đào tạo và quản ly sinh viên.

> Hoàn thiện hơn nữa quy trình tổ chức cho sinh viên đăng ký khối

lượng học tập theo hệ thống tin chỉ, quản lý thời khóa biểu cá nhân của sinh

viên, hạn chế tinh trạng sinh viên đăng ký được một số môn học tự chọn khỉchưa học môn tiên quyết

~ Song song với việc tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, các

bộ môn phối hợp chặt chẽ và đề xuất rới Phòng Dao tạo bồ trí hội trường phùhop đối với một số môn học cần sử dụng phương tiện giảng dạy như máy chiếu

- Nâng cao vai trò của các Khoa, Bộ môn trong công tác quản lý giảng day, quân lý nội dung, chương trình đào tạo và chất lượng dao tạo; quản lý việc học tập và rên luyện của sinh viên Quy định và có sự hiring dẫn rổ rang

Trang 34

đối với các Khoa, Bộ môn cũng như sinh viên về phân cấp quản lý kết quả.

học tập của sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên có thể dễ dàng xác nhận kếtquả học tập của mình Phòng Đào tạo phối hợp chặt chẽ với Khoa, Bộ môn.trong việc kiểm tra, giám sát công tác nhập và lên điểm, tránh những sai sóttrong thời gian đầu triển khai phân cấp cho Bộ môn thực hiện công việc này

~ Phân tích kết quả giai đoạn thử nghiệm công tác đánh giá chất lượng, giảng dạy và học tập, qua đó rút ra kinh nghiệm để triển khai rộng rãi và đồng.

định chất lượng

bộ hoạt động này Cần có quy định chặt chẽ cho vi

kết hợp với thưởng phạt nghiêm minh dé từng bước nâng cao chất lượng việc

cho giảng viên trong tổ chức dao tạo hay như việc đảm bảo quyển tự chủ

nhiều hơn cho sinh viên trong việc cá thể hóa chương trình đào tạo của mình.

cần phải được quan tâm nghiên cứu và áp dựng từng

đổi

(chọn môn, chọn thì

bude trong thời gian tới Mong muốn này còn đặc biệt tập trung vào vi

mới sâu hơn, tích eye hơn phương pháp giảng day và học tập và đi cùng với

điều đó là sự thay đối mạnh mẽ hơn cách thức t6 chức lớp học hiện nay.

- Cần phải gia tăng hơn nữa quyền chủ động cho giảng viên và cũng,

đồng thời đòi hỏi giảng viên nhiều hơn, nhưng cần có lộ trình phù hợp, từng,

vật chất, học liệu vàbude, tương thích với sự cải thiện của các điều kiện cơ s

tính chuyên nghiệp, tính sư phạm được gia tăng của cán bộ quan lý và cán bộ

giảng day (chẳng hạn việc áp dụng đề cương môn học, mức độ đổi mới về nội

dung, số lượng học sinh trong lớp, thời gian mở lớp môn học )

Trang 35

Đổi mới công tác quản lý đào tạo hệ chính quy tại Trưởng Đại học Luật Hà

Nội iämột tit yếu khách quan Điều này cũng có vai trò quyết định trong việc

nông cao chất lượng giảng dạy, chất lượng học tập của giảng viên, sinh viền —những đối tượng cự thể của công tác quản lý đào tạo Việc

được nghiêm túc xem xét và tiến hành đánh giá định kỳ, qua đó tiếp tục pháthuy những nhân tố tích cực và loại bỏ những nhân tố ảnh hưởng không tốt đến hoạt động giảng dạy Có như vậy, hoạt động đổi mới công tác quản lý đào

tạo mới thu được hiệu qua

Trang 36

QUAN LÝ ĐÀO TẠO.

DOI VỚI NGÀNH LUAT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

'TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOL

TS Nguyễn Thanh Tam

“Trưởng Khoa Pháp luật thương mại quốc tế

“Trường Đại học Luật Hà Nội

„Sự tồn tại của pháp luật thương mại quốc tế xuất phát từ đời sống kinh.

tế quốc tế, với những biểu hiện rất đa dang, đồng thời có bản sắc riêng Do

đó, việc thí điểm đào tạo và phát triển chương trình đào tạo cử nhân ngànhLuật thương mại quốc tế ở các trường đại học Việt Nam trong bối cảnh hộinhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, phải trên quan toàn diện, phải tinh

tế trong xử lý vấn đề, sao cho nó vừa có tính hợp lý về lý luận, vừa có tinh

khả thi trong áp dụng thực tế ở các trường đại học Việt Nam nói chung, vànhất là trong bối cảnh của Trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng Cùng vớichủ trương Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm.

đào tạo cán bộ về pháp luật, việc dao tạo cử nhân ngành Luật thương mại

quốc tế là một yêu cầu xuất hiện đúng lúc, không thé sớm hơn cũng không thémuộn hơn, vừa phản ánh được tính cấp bách trước xu thé hội nhập quốc tế sâuxông của đất nước ta, vừa thé hiện được vai tò là trường trọng điểm đào tạocán bộ về pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nội

1 Chủ trương, chính sách đào tạo pháp luật thương mại quốc tẾ trong

tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

1.1 Chủ trương chung về hội nhập kinh té quốc tẾ

> Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 về hội nhập kinh tếquốc te

> Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 5/2/2007 “Về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi

‘Vigt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thé giới”.

> Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 về hội nhập quốc tế đưa ra định hướng tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW.

nêu trên.

1.2 Chủ trương, chính sách vé đào tạo phúp luật thương mại quốc 8

> Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây

dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010,

Trang 37

định hướng đến năm 2020;

> Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 về Chiến lược cải cách

tr pháp đến năm 2020;

> Chỉ thị số 20/2005⁄CT-TTg ngày 9/6/2005 về việc chủ động

phòng, chống các vụ kiện thương mại nước ngoài;

> Quyết định số 04/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 về việc ban hành Quy chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc

16, trong đó giao Bộ Từ pháp là cơ quan giúp Thủ tướng Chính

phủ chỉ dạo thông nhất công tác giải quyết tranh chấp đầu tưquốc tế và là Cơ quan dại diện pháp lý cho Chính phủ trong giải

quyết tranh chấp đầu tư quốc tế

1.3 Yêu cầu về đỗi mới công tác đào too ngudn nhân lực phục vụ hội nhập

kinh tế quốc tế

% Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 phê duyệt quyhoạch phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đến giai đoạn 2021-

2020.

> Quyết định số 358/QD-BTP ngày 6/3/2012 phê đuyệt Quy hoạch

phát triển nguồn nhân lực tư pháp giai đoạn 2011-2020.

1.4 Yêu cầu xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành mường trong

điểm đào tạo cán bộ về pháp luật

> Quyết định số 549/QĐ-TTg ngày 4/4/2013 phê duyệt Để án tổng

thể xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học

Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào

ạo cán bộ về pháp luật

2 Thực tiễn đào tạo pháp luật thương mại quốc tế trình độ cử nhân

2.1 Ở nước ngoài

> Chưa có trường đại học nào trên thế giới cấp bằng cử nhân

`Ngành Luật thương mại quốc tế

> Nhumg có “hệ thống” các môn học về pháp luật thương mại quốc tế;

> Chương trình đào tạo (Curriculum) được thiết kế rất linh hoạt, ít

‘min học bắt buộc, phần lớn là các môn học tự chọn, tir đó tạo thuận lợi cho việc xây dụng các chuyên ngành, trong đó các chuyên ngành về pháp luật thương mai quốc tế được đào tao rất

tốp

> Kinh nghiệm nước ngoài mà Trường Đại hoe Luật Hà Nội đã,

đang và tiếp tục học hỏi không phải là “cái hình thức”, bề ngoài

(ah bằng cấp), mà là “cái thực chất”, theo đó họ đã xây dựng được một "hệ thống” các môn học về pháp luật thương mại quốc

Trang 38

> Phương pháp đào tạo tiên tiến: case method, socrates, solving (giải quyết vấn để), “lam chuyên gia”, Moot Court, Trade Moot

problem-3.2 O Trường Đại học Luật Hà Ni

> Quyết định số 580/QD-BGDDT ngày 18/11/2010 viv giao choTrường Đại học Luật Hà Nội “thí điểm” đảo tạo hệ chính quy

trình độ đại học Ngành Luật thương mại quốc tế;

> Từ tháng 9/2011, Trường Đại học Luật Ha Nội dể tiến hành

tuyển sinh và hiện dang đảo tạp bốn Khóa cử nhân Ngành Luật

thương mại quốc tế với số lượng hơn 450 sinh viên

> Quyết định số 1826/QD-BHLHN ngày 5/9/2011 v/v ban hành

“Chương trình thí điểm đào tạo Ngành Luật thương mại quốc tế.

„_ Chương trình đào tạo này hướng tới việc cung cấp cho sinh viên khối

kiến thức cơ bản, có hệ thông và khá sâu sắc về pháp luật thương mại quốc tế,

trên nền ting sự hiéu biết co bản về nhấp iuật Việt Nam, có kỹ năng cơ bản của luật gia quốc tế và thảnh thạo tiếng Anh pháp lý Vi vậy, chương trình đảo tạo này trang bị khá nhiều môn học mới cho sinh viên (so với chương trình khung dio tạo cử nhân Ngành Luật hiện hành ban hành năm 2003),

chiếm trên 50% thời lượng toàn bộ chương trình Trong chương trình đào tạo

cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế hiện hành, không càn một môn học.mang tên “Luật thương mại quốc tế” với thời lượng 3 tín chỉ và giới thiệu

tổng quan về tất cả các khía cạnh của pháp luật (hương mại quốc té, mà thay

vào đó là một “hệ thống” các môn học về pháp luật thương mại quốc tế, với

thới lượng 44 tín chỉ, được cấu trúc thành khối “kiến thức ngành” Luậtthương mại quốc tế Các môn học này được tập trung giảng dạy từ năm thứ ba của chương trình đảo tạo (Xem sơ đồ Chương trình đào tạo - Phụ lục 1)

> Khối kiến thức Ngành luật thương mai quốc tế của chương trình đào tạo bao gồm sáu lĩnh vực:

‘+ Pháp luật thương mại đa phương;

+ Luật dd tu quốc tẾ;

+ _ Pháp luật về thương mại hàng hóa quốc tế;

+ ' Pháp lưệtvề thường Đại địch vụ quốc:

= Pháp luật sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế;

+ Giải quyét tanh chấp thương mại quốc tế

> Về cơ bản, các mồn học trong chương trình đảo tạo được sắp xếp hop lý, sau một số lẫn điều chỉnh, trừ một số điểm sau đây:

= Một số môn học thuộc khối kiến thức cơ sở ngành có nội

dung quá lớn, chưa phù hợp với chương trình đảo tạo tổng

Trang 39

thể Ngành Luật thương mại quốc tế va thời lượng 2 tín.

* Một số môn học thuộc khối kiến thức ngành có nội dung.

trùng lặp;

= Việc giảng dạy các môn học tiếng Anh pháp lý, kỹ năng,

luật gia cần ‘hon nữa từ phía giảng viên;

« Việc sắp xếp thời khóa biểu và phòng học chưa thực sự tạothuận lợi cho người hoc;

+ Những điểm chưa hoàn thiện nêu trên cần được khắc phục.

‘trong thời gian tới

3 Tình hình nghiên cứuCác đề tài liên quan đã được nghiên cứu:

Thứ nhất: Đề tài cắp Bộ (Bộ Tư pháp) "Cơ sở lý luận và thực tiễn của.

việc hoàn thiện chương trình, nội dung và phương pháp đào tao cử nhân Ngành

“Luật thương mại quốc tế, đáp ứng yêu câu hội nhập quốc té của nước ta”.

2012796/KHPL-HD

đề tài: TS Nguyễn Thanh Tâm

Thư ký đề tài: ThS Nguyễn Quỳnh Trang,

"Thời gian thực hiện đề tài: 18 tháng (15/5/2012 - 14/11/2013)

Thứ hai: Đề tài cắp Bộ (Bộ Tư pháp) đang thực hiện: “Dao tao nguồn.

nhân lực tham gia giải quyết tranh chấp dau tư và thương mại quốc IẾ".

Chi nhiệm đề tai: TS Nguyễn Thanh Tâm

'Thư ký dé tài: ThS Phạm Thanh Hang

'Thời gian thực hiện dé tài: 18 tháng (5/2015 - 11/2016)

Thứ ba: Đề tài cắp Trường: “Xây dựng nội dung môn học về giải quyết

tranh chấp thương mại quốc tế trong chương trình đào tạo cử nhân Ngành Luật thương mại quốc tế ở Trường Đại học Luật Hà Nội - Cơ sở lý luận và

thực tiến”,

Chủ nhiệm đề tai: TS Nguyễn Thanh Tâm

‘Thu ký đề tài: ThS Nguyễn Quỳnh Trang,

Thời gian thực hiện đề tài: 12 tháng (1/2012 - 1/2013)

4, Cơ sở khoa học của hoạt động đào tạo pháp luật thương mại quốc tết

4.1 Tỉnh đặc thù của pháp luật thương mại quốc tế: tính “liên ngành”

Cc quan hệ thương mại quốc tế, cho di có sự tham gia của quốc gia và

các thực the công hay các thương nhân, đều chịu sự điều chỉnh phức tạp của

cả pháp luật quốc gia lẫn pháp luật quốc tế Vị trí của pháp luật thương mại

cquốc tế nằm trong vùng giao thoa giữa luật quốc tế va luật quốc gia, Pháp luật

thương mại quốc tế là một trong những sản phẩm được sinh ra từ mối quan hệ

Trang 40

phức tạp giữa luật quốc tế va luật quốc gia.

Linh vực pháp luật này điều chỉnh cả hai vấn dé, bao gồm: (i) vấn đề

liên quan đến chính sách đối ngoại của Nhà nước trong lĩnh vực thương mại quốc tế tế (như thuế quan và các hàng rào phí thuế quan, xác định trị giá.

tính thuế hai quan, bán phá giá, trợ cấp xuất khâu, v.v ); va (ii) vấn đề liênquan đến hành vi của các chủ thé (bao gồm cả Nha nước, các thực thé công,

và tư nhân) trong các giao dich kinh đoanh quốc tế (như hợp đồng mua bán

hàng hoá quốc tế, thanh toán quốc tế, vận tải hàng hoá quốc tế, v.v

Trong thời gian gan đây, theo quan diém xây dựng chương trình đào tạo pháp luật thương mại quốc tế theo nghĩa rộng nhất có thé, và phù hợp vi khả năng đảo tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội, thì lĩnh vực pháp luật

này có thé bao trùm cả luật dau tư quốc tế.” Như vậy, pháp luật thương mại

quốc tế, theo nghĩa rộng, nên được xem như là tổng thé những câu trả lờicủa pháp luật đốt với như cầu và thực tiễn của các quan hệ thương mại

giữa các Nhà nước với cộng đồng thương nhân

Do pháp luật thương mại quốc tế là sự thể hiện chính sách thương mại, nên nếu so với bắt eứ lĩnh vực pháp luật nào khác, thi lĩnh vực phá

luật này có mồi quan hệ chặt chế nhất với lĩnh vue kinh tế Thêm vào đó,

quan hệ thương mại quốc tế và pháp luật thương mại quốc tế sẽ không thể phát triển, nếu các chính khách chưa nhìn thầy những lợi ích mà thương mại

quốc tế có thé mang lại Một vấn đề có vẻ đơn giản về mặt pháp luật cũng cóthé trở thành nan giải về ngoại giao và đòi hỏi phải thương lượng lâu dài.Lợi ích thương mại của các thương nhân có thể phải phụ thuộc vào lợi ích

chính trị của các quốc gia có liên quan.

Niue vậy, cần phải tiếp cận và phát triển ,pháp luật thương mại quốc

nhục là một link vực “liên ngành”, bao gầm kinh tó, chính tri, ngoại giao,giao tiếp giữa các nền văn hoá, và tất nhiên và chủ yếu là lĩnh vực phápluật, bạo gồm cả công pháp quốc tế và luật quốc gia, trong đô có tw pháp

quốc tế

“Không có pháp luật nào hoàn hảo, mà nó có thé có những mâu thuẫn

sự thiếu rõ rằng và đôi khi cả sự không công bằng Pháp luật thương mại quốc

tế cũng còn nhiều vấn dé rất khó giải quyết Giữa các quốc gia vẫn tồn tại những khoảng cách về quan điểm trong một số lĩnh vực của pháp luật thương

mai quốc tế.

4.2 Sự tồn tại một “hệ thỗng” các môn học về pháp luật thương mại quốc.

tế, đủ dé cầu trúc thành một ngành đào tạo mới ở trình độ cử nhân

Tiầu hết các trường đại hoc trên thé giới biện dang đào tạo ngành Luật ở trình độ cử nhân, còn ở Hoa Kỳ đào tạo trình độ J.D (Juris Doctor) TuyXem Chương nh đo tạo c nhân Ngành Lut thương mai quốc tf ca Trường Đại bọc Luật Hà Nội bạn

ảnh kim thes Quyết đnh số 1826IQD.ĐELHN ng 5/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại hoe Lưệt HA

Nội Phụ lạ số)

Ngày đăng: 29/04/2024, 13:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ tổ chức của trường Đại học Luật Hà Nội được mô tả qua hình 1.1 sau: - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Đổi mới công tác quản lý đào tạo hệ đại học chính quy trong giai đoạn hiện nay
Sơ đồ t ổ chức của trường Đại học Luật Hà Nội được mô tả qua hình 1.1 sau: (Trang 48)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w