1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Tăng cường chức năng giám sát của Quốc hội nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

81 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NOI

YEEXIONG XAYKHUENHIATOUA

TANG CUONG CHUC NANG GIAM SAT CUA QUOC HOI

NUOC CONG HOA DAN CHU NHAN DAN LAO

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính 4

Mã sô: 60.38.01.02

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HOÀNG VĂN TÚ

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng

dẫn của PGS.TS Hoàng Văn Tú Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong đề tài là nghiêm túc và trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bồ trong bất kỳ công trình nào khác Các thông tin về số liệu, dẫn chứng phân tích và một số ý kiến đánh giá đều được trích dẫn từ những nguồn tư liệu đáng tin cậy.

Tác giả

Yeexiong Xaykhuenhiatoua

Trang 3

Trước tiên tôi xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc tới lãnh đạo Trường Đại học Luật Hà Nội và tập thê cán bộ, giảng viên đã trang bị cho tôi những kiến thức thiết thực trong suốt quá trình học tập tại Việt Nam.

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS Hoàng Văn Tú, người đã giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt quá trình làm luận văn

của mình.

Để thực hiện tốt luận văn không thể không nói đến sự giúp đỡ của Thư viện trường Đại học Luật Hà Nội đối với tôi trong việc tìm tài liệu và giải quyết khó khăn về ngôn ngữ Không thể không nói đến sự động viên giúp đỡ

của gia đình, bạn bè

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, ngày 18 thang 5 năm 2015Tác giả

Yeexiong Xaykhuenhiatoua

Trang 4

CHDCND: Cong hoa dan chu nhan dan

UBTVQH: Ủy ban thường vụ Quốc hội VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao

ĐBQH: Đại biểu Quốc hội

Trang 5

MỞ ĐẦU SG S2 5 1 1 E1211211211211 1111110111111 111111110111 1 1111 tre | CHUONG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VE CHỨC NĂNG GIÁM SÁT CỦA QUOC HỘI LLÀO - - (5S SE EEE181121E11111111111111111 1111111 xe 5

1.1 Khái quát về chức năng giám sát của Quốc hội 5: 5 1.2 Đối tượng, nội dung, hình thức thực hiện chức năng giảm sát của Quốc hội St Ek 3E S111 151111 1111111111111111111 1111117111111 11111 20

1.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động giám sat của Quôc hội, các co

quan của QUOC hội -¿- ¿+ 2 k+Sk+E*E9EE+EEEEEEEEE1121111111112111111 11111 E0 zd TIỂU KET CHƯNG l - 2 E2 E+E£EE+E£EE£EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkerkrkerkd 24 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THUC HIỆN CHỨC NANG GIÁM SÁT CUA QUOC HỘI LAO HIEN NA.Y - 5-5252 E22 E2 2EEEkeErxet 25 2.1 Thực trạng pháp luật về chức năng giám sát của Quốc hội Lào 25 2.2 Phương thức thực hiện chức năng giám sát tối cao của Quốc hội Lao 29 2.3 Thực trang thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội Lào 33 2.4 Nguyên nhân của những bat cập, hạn chế 2- - 2 2 s+szszcs2 56 TIỂU KET CHUONG 2 ccsscsssessesssesssssssssscssessecsucssecssesusesecsueasecsneatecseesueeseen 59 CHUONG 3 PHUONG HUONG VA GIAI PHAP TANG CUONG CHUC NANG GIAM SAT CUA QUOC HOI NUOC CHDCND LAO 60

3.1 Yêu cau cua việc tăng cường chức năng giám sát của Quoc hội nước

Trang 6

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với chức năng lập hiến, lập pháp và chức năng quyết định những vẫn đề quan trọng của đất nước, giám sát là một trong những chức năng cơ bản của Quốc hội Lào đã được Hiến pháp, Luật T6 chức Quốc hội Lào và các văn

bản pháp luật có liên quan ghi nhận Trong thời gian qua, hoạt động giám sát của

Quốc hội nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã có bước chuyền biến tích cực, góp phần quan trọng vào việc phát huy vai trò của Quốc hội — cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Mặc dù vậy, hoạt động giám sát của Quốc hội vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới nói chung và công tác đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội nói riêng Hiệu quả giám sát của Quốc hội trên thực tế chưa cao, chất lượng giám sát chưa đáp ứng với yêu cầu, nguyên vọng của nhân dân Bên cạnh đó, lâu nay chức năng giám sát của Quốc hội với quá trình thực hiện quyền lực Nhà nước mới được quy định có tính khái quát thông qua một số hoạt động giám sát đối với Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tôi cao Trong khi đó nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về giám sát, nội dung giám sát, hậu quả giám sát chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo Đặc biệt mỗi quan hệ giữa hoạt động giám sát của Quốc hội tại kì họp và hoạt động giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Doan đại biéu Quốc hội và đại biéu Quốc hội chưa được luận giải

một cách khoa học Thêm vào đó các biện pháp bảo đảm cho hoạt động giám sát

của Quốc hội trên thực tế chưa được nghiên cứu, phân tích tìm ra nguyên nhân dé đưa ra các giải pháp khắc phục có tính khoa học, phù hợp với thực tiễn của Lào Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội, coi đây là một trong những biện pháp đây mạnh cải cách bộ máy Nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, dam bảo dé Quốc hội hoạt động có hiệu quả là một yêu cầu cấp thiết Xuất phát từ thực tiễn đó tác giả đã lựa chọn vấn đề “Tăng cường chức năng giám sát của Quốc hội nước CHDCND Lào” là đề tài luận văn thạc sỹ luật học của mình với mong muốn góp phan nghiên cứu và làm rõ cơ

sở khoa học về chức năng giám sát cua Quôc hội Lao, góp phân tiép tục hoàn

Trang 7

quả hoạt động giám sát của Quốc hội Lào theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa hiện nay.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề chức năng và hoạt động của Quốc hội đã được Đảng cộng sản

Việt Nam và Đảng nhân dân cách mạng Lào đặc biệt quan tâm trong quá trình

xây dựng Hiến pháp và pháp luật Nhiều công trình bài viết, bài báo của những

người lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước và các nhà nghiên cứu khác đã được

công bố như:

- TS.Bui Ngọc Thanh(2009), Đổi mới hoạt động giám sát tối cao của Quốc

hội, Ky yếu Hội thảo “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu lực,

hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội”

- Nguyễn Hữu Lộc (2010), “Nang cao hiệu qua hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, hiệu quả hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội

- Hoang Thị Ngân (2004), Về cách tiếp cận quyên giám sát của Quốc hội-Giám sát và cơ chế giảm sát việc thực hiện quyên lực nhà nước ở nước ta hiện

nay, NXB Công an nhân dân

—Chăn Pheen Si li văn (2006), “Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Quốc hội về kiểm tra và ban hành pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật trong giải đoạn hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội.

-Khamphanh Sophabmixay (2006), Vai rò của Quốc hội trong việc bảo dam thực hiện quyên lực chính trị của nhân dán lao động ở nước CHDCND Lào

hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học, đại học Luật Hà Nội

—Nalăn Thăm Ma Thé Va (2003), Bộ máy Nhà nước CHDCND Lào theo

Hiến pháp 1991, Luận văn thạc sĩ.

—Phonesay Alounsavath (2004), “Quốc hội trong diéu kiện phát triển mới của đất nước ”, Tạp chí Cộng sản

—Philaphandeth Vilay (2010), 7 6 chức và hoạt động của Quốc hội, Khoá luận tốt nghiệp, đại học Luật Hà Nội

—Phéng Xa Vặt Búp Pha (1996), “Sw phát triển của Nhà nước Cộng hoà

Trang 8

Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã dé cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhiều nội dung về chức năng của Quốc hội nói chung theo yêu cầu Nhà nước pháp quyền ở những mức độ và phạm vi khác nhau, tương ứng với những khoảng thời gian nhất định Trong khi việc nghiên cứu tăng cường chức năng giám sát của Quốc hội vẫn chưa có tác giả nào đầu tư nghiên cứu một cách cơ

bản và hệ thống, vì vậy cần được tiếp tục đi sâu nghiên cứu, tổng kết về mặt lý

luận và thực tiễn.

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Đề tài tập trung phân tích các van dé cơ sở lí luận về chức năng giám sát của Quốc hội Lào; phân tích, đánh giá các quy định của Hiến pháp và

pháp luật thực định cũng như thực tiễn thi hành, nêu những kết quả đạt được,

những hạn chế bat cap, nguyên nhân của các han chế, bất cap, từ đó đề xuất kiến nghị nham đổi mới và tăng cường chức năng giám sát của Quốc hội ở

nước CHDCND Lào hiện nay.

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

Đề nghiên cứu đề tài, tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng macxit và quan điểm, đường lối, chính sách của

Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Nhà nước nước Cộng hoà dân chủ nhân dân

Lào về xây dựng bộ máy nhà nước, đặc biệt là xây dựng, hoàn thiện, nâng cao vị trí, vai trò, chức năng của Quốc hội Lào.

Về phương pháp nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp cu thé như: Phân tích; chứng minh; so sánh, diễn giải, quy nạp; tổng hợp, phương pháp lịch sử; thống kê v.v

5 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

Mục đích của luận văn là nhằm hoàn thiện chức năng giám sát dé tăng cường hơn nữa chức năng này của Quốc hội Lào.

Dé thực hiện mục đích nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau đây: - Làm rõ cơ sở lí luận về chức năng giám sát của Quốc hội Lào; Nghiên cứu các quy định của Hiến pháp, pháp luật và tình hình thực hiện các quy

định vê chức năng giảm sát của Quôc hội;

Trang 9

chức năng giám sát của Quốc hội Lào;

- Đề ra phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường chức năng giám sát của Quốc hội Lào.

6 Đóng góp mới của luận văn

Với tư cách là công trình đầu tiên nghiên cứu về chức năng giám sát của Quốc hội Lào, luận văn có một số đóng gop mới sau:

- Góp phần làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn về chức năng giám sát của Quốc hội Lào;

- Nhận xét, đánh giá những thành tựu, hạn chế, bất cập trong việc thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội;

- Đề xuất được phương hướng và các giải pháp nhằm đổi mới và tăng cường chức năng giám sát của Quốc hội Lào trong điều kiện hiện nay.

7 Kết cau của luận văn

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành ba chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về chức năng giám sát của Quốc hội Lào Chương 2 Thực trạng thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội Lào

hiện nay.

Chương 3 Phương hướng và giải pháp tăng cường chức năng giám satcủa Quôc hội Lào.

Trang 10

CƠ SỞ LÍ LUẬN VE CHỨC NANG GIAM SÁT CUA QUOC HOI LAO

1.1 Khái quát về chức năng giám sát của Quốc hội

1.1.1 Vi trí, vai trò của Quốc hội Lào trong tổ chức bộ máy Nhà

nước của Lào

Ngày 2 tháng 12 năm 1975, đất nước Lào đã tuyên bố xóa bỏ chế độ quân chủ và cải cách toàn diện đất nước Lan Xang thành đất nước Cộng hòa Dân chủ Nhân Dân Lào Nhân dân Lào đầu tiên trong lịch sử của mình đã thành lập nên

một cơ quan đại diện tối cao của nhân dân, do nhân dân bầu ra và quyết định các

công việc quan trọng nhất của đất nước.

Tại Điều 52 Hiến pháp Lao sửa đổi, bố sung năm 2003 quy định: “Quốc hội là đại diện của các quyền, quyên hạn và lợi ích của người dân da sắc tộc Quốc hội cũng là ngành lập pháp có quyền đưa ra quyết định về các vấn đề cơ bản của đất nước, giám sát các hoạt động của các cơ quan hành pháp, Toà án nhân dân và Văn phòng Công tô viên công cộng.”

Với vị trí là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội thực hiện 3 chức năng đó là: Quyết định các vấn đề quan trọng nhất của đất nước, đồng thời là cơ quan lập hiến, lập pháp và là cơ quan kiểm tra, giám sát sự hoạt động của cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.

VỊ tri và vai trò cua Quốc hội được thé hiện trên các mặt sau đây:

- Tính chất là cơ quan đại diện của nhân dân được thể hiện ở chỗ: Các thành viên của Quốc hội là do nhân dân trực tiếp bầu ra và chịu sự kiểm tra giám sát của nhân dân Nhân dân có quyền đề nghị bãi nhiệm các thành viên của Quốc hội nêu thấy răng không xứng đáng với tư cách đại biéu nhân dân Mọi sự hoạt động của Quốc hội và các thành viên của Quốc họi đều phải tôn trọng ý kiến của nhân dân, xuất phát từ nhân dân đề phục vụ lợi ích cho nhân dân.

Sau khi kết thúc mỗi kỳ họp, Quốc hội cũng như các thành viên Quốc hội phải tô chức triển khai thực hiện các nghị quyết của các kỳ họp tại địa phương một cách thống nhất, và gan liền với quy trình xây dựng các cơ sở chính trị, quy trình xây dựng và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân, xây dựng gia đình

Trang 11

ninh và trật tự tại địa phương, tổ chức các cuộc họp dé thỏa thuận với nhân dân về các van đề quan trọng chủ yếu của nhân dân, đó là công ăn việc làm của nhân dân và việc phát triển địa phương, đồng thời đưa ý kiến nguyện vọng của nhân dân lên phản ánh Đảng ủy, Ủy ban hành chính địa phương và trong các cuộc họp của Quốc hội dé Quốc hội dé ra những biện pháp xử ly, giải quyết một cách kip thời.

- Các đại biéu Quốc hội nghiên cứu va xem xét và xử lý lời kiến nghị của nhân dân, đồng thời hướng dẫn tuyên truyền, giáo dục nhân dân tôn trọng thực

hiện pháp luật.

- Quốc hội là cơ quan quyên lực nhà nước cao nhất có quyền quyết định các van dé quan trong cua đất nước, của Quốc hội.

Nhân danh là cơ quan quyền lực Nhà nước có quyền quyết các van đề quan trọng của đất nước (Điều 40 Hiến pháp của nước CHDCND Lào) Bắt nguồn từ quyền lực của nhân dân, vì lợi ích của các bộ tộc Lào, Quốc hội có quyền quyết định các vấn đề cốt lõi của đất nước như xem xét và quyết định thông qua dự án phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách hàng năm hoặc kế hoạch dài hạn, xem xét và quyết định về van dé cải cách hoàn thiện bộ máy tô chức của Nhà nước và bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm các chức vụ cao nhất của nhà nước như: Chủ tịch nước, Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, xem xét và quyết định những vấn dé liên quan đến vận mệnh của quốc gia, chăng hạn như: quyết định việc phê chuẩn hoặc bãi bỏ hiệp ước, hiệp định mà chính phủ đã ký kết với nước ngoài, quyết định về vấn đề chiến tranh hoặc hòa bình và những van đề khác đã được quy định trong Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội.

- Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp Chỉ có Quốc hội mới có quyền và nhiệm vụ xem xét việc sửa đôi, thông qua Hiến pháp cũng như việc xem xét thông qua và hủy bỏ luật Đến nay, Quốc hội đã xem xét và thông qua hơn 107 văn bản luật trong đó gồm có luật về các lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước, lĩnh vực hành chính, tư pháp, kinh tế và văn hóa — xã hội.

- Quốc hội là cơ quan theo dõi, kiểm tra tổ chức bộ máy Nhà nước, lĩnh vực

hoạt động của các cơ quan hành chính và cơ quan tư pháp.

Trang 12

hành chính, các cơ quan tư pháp, hoạt động của Quốc hội được thê hiện như sau: + Kiểm tra việc hoạt động của các cơ quan hành chính trong việc tổ chức thực hiện phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách hàng năm đã được thông qua dé phục vụ quyền và lợi ích của nhân dân Ngoài những công việc trên ủy ban của Quốc hội tổ chức họp để nghe báo cáo của các bộ, các ngành về việc tô chức thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước Quốc hội

cho ý kiến chan chỉnh các mặt hoạt động của các bộ, các ngành, các cấp.

+ Nghe báo cáo định kì của Chính phủ trong các kì họp Quốc hội và trong thời gian không họp thì Chính phủ báo cáo cho Ủy ban thường vụ.

+ Bên cạnh việc kiểm tra, giám sát các cơ quan hành chính Nhà nước, Quốc hội còn theo dõi, kiểm tra, giám sát sự hoạt động của các cơ quan tư pháp Các cơ quan tư pháp phải thường xuyên báo cáo phản ánh cho Ủy ban thường vụ Quốc hội sau đó báo cáo trong các cuộc họp của Quốc hội về việc thực hiện hién pháp và pháp luật trong việc điều tra truy tổ xét xử và thi hành án.

- Trong lĩnh vực đối ngoai, Quốc hội Lao thực hiện theo đường lỗi chính sách của Đảng nhân dân cách mạng Lao dé tăng cường quan hệ hợp tác với cộng đồng Quốc tế, các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước láng giềng ngày

càng mở rộng.

Quốc hội đã tăng cường quan hệ hợp tác đặc biệt với Quốc hội nước CHXHCN Việt nam với sự thiết lập và tăng cường quan hệ hợp tác trao đối rút kinh nghiệm về nhiều mặt trong lĩnh vực Quốc hội.

Ngoài ra, Quốc hội còn quan hệ hợp tác đặc biệt với Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam với sự thiết lập và tăng cường quan hệ hợp tác trao đối rút kinh nghiệm về nhiều mặt trong lĩnh vực Quốc hội.

Bên cạnh đó, Quốc hội còn quan hệ hợp tác đặc biệt với Quốc hội nước cộng hòa Trung Quốc, CHDC Triều Tiên, Cu Ba, tăng cường mỗi quan hệ hữu nghị về sự hợp tác với Nghị viện của các nước Châu Âu Trong những quan hệ đó Quốc hội Lào được nhận danh dự làm nước chủ nhà tổ chức cuộc hop quốc tế của Nghị viện các nước sử dụng tiếng Pháp Ngoài ra Ủy ban thường vụ Quốc

hội còn được lựa chọn đại biêu đên dự các cuộc họp quôc tê theo khả năng thực

Trang 13

Nghị viện quốc tế và khu vực Các hoạt động tham dự hội nghị Nghị viện quốc tế, các thăm viếng hữu nghị, đi du học trao đôi kinh nghiệm nâng cao trình độ chuyên môn và tiếng nước ngoài cho thành viên Quốc hội và cán bộ chuyên môn của Quốc hội ngày càng phát triển trong thời gian qua Nhờ đó Quốc hội đã nhận được sự ủng hộ về mặt ngân sách từ các dự án hỗ trợ của nước ngoài và Nghị viện Quốc tế dé củng cô và tăng cường năng lực của Quốc hội.

Song song với các hoạt động nêu trên, Quốc hội còn hết sức quan tâm đến việc đón tiếp các đoàn đại biéu Quốc hội từ những nước bạn bè đến thăm và trao đổi kinh nghiệm với Quốc hội Lào, nhằm không ngừng phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế của Quốc hội.

- Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, phê chuẩn các hiệp định, hiệp ước mà Chính phủ nước CHDCND Lào đã kí kết với các nước ngoài Ngoài ra còn quan tâm đến việc tăng cường khả năng của Quốc hội chủ yếu về mặt nâng cao trình độ khả năng kiến thức của Văn phòng Quốc hội, huấn luyện đào tạo tiếng nước ngoài, báo chí và thư viện cũng như sự đóng góp về mặt vật chat và tinh thần đề phục vụ cho văn phòng của các thành viên Quốc hội tại địa phương; Đến nay đã chuyên giao máy vi tính phục vụ day đủ cho văn phòng đại biéu Quốc hội ở 6 tỉnh Đã hoàn thành, củng có, sửa chữa các thiết bị trong hội trường lớn Quốc hội băng việc lắp đặt các hệ thống âm thanh, hệ thống bỏ phiếu biểu quyết hiện

đại Hoạt động đối ngoại của Quốc hội trong thời gian qua đã làm cho mối quan

hệ hợp tác, trao đôi kinh nghiệm giữa Quốc hội Lao với Nghị viện quốc tế và các khu vực cũng như các nước láng giéng đã có bước phát triển mới tạo cơ hội cho Quốc hội Lào có thê hội nhập và học hỏi kinh nghiệm của Quốc hội (Nghị viện) các nước trên thế giới và nhận được sự giúp đỡ từ nước ngoài nhiều hơn, góp phần nâng cao vai trò đất nước Lào trên trường quốc tế Bên cạnh ưu điểm nêu trên hoạt động ngoại giao của Quốc hội còn có một số khiếm khuyết nhất định Việc tham dự hội nghị quốc tế là rất quan trọng vì Quốc hội Lào có nghĩa vụ là thành viên của tổ chức Nghị viện quốc tế (IPO) nhưng vì vấn đề ngân sách hạn chế nên Quốc hội Lào không thể thực hiện được nghĩa vụ dé trở thành thành

viên đây đủ.

Trang 15

1.1.2 Khái niệm chức năng giám sát của Quốc hội

Ngày 02/12/1975, Mặt trận dân tộc yêu nước Lào triệu tập Đại hội đại

biểu nhân dân toàn quốc Đại hội tuyên bố xoá bỏ chế độ quân chủ, thành lập

chế độ cộng hoà dân chủ nhân dân, thông qua quyết định thành lập và xây dựng nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào độc lập, dân chủ, thống nhất, thịnh vượng và tiễn bộ xã hội Đại hội chấp nhận việc xin thoái vi tự nguyện của vua Xi-va-vang Vát-tha-na ngày 29/11/1975; tuyên bố giải thể các cơ quan quyền lực nhà nước cũ gồm Chính phủ liên hiệp dân tộc lâm thời và Hội đồng quốc gia chính trị liên hiệp Tuyên bố của Đại hội đại biéu nhân dân toàn quốc Lào nêu rõ: 1) Xoá bỏ chính phủ liên hiệp lâm thời; 2) Xoá bỏ chế độ phong kiến và giai cấp phong kiến; 3) Thành lập nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; 4) Thành lập Hội đồng nhân dân tối cao (Quốc hội) Lào do Hoàng thân Xuphanuvong làm

Chủ tịch; 5) Thành lập Chính phủ Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào do ông

Cayxỏn Phômvihản làm Thủ tướng; 6) Thông qua Quốc ca, Quốc huy, Quốc ki

của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; 7) Thông qua Cương lĩnh chính trị của

Chính phủ Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Lào đã bầu ra Hội đồng nhân dân tối cao (Quốc hội) và xác lập chế độ nguyên thủ quốc gia là Chủ tịch nước, do Hoàng thân Xuphanuvong làm Chủ tịch Day là hình thức tổ chức nhà nươc phù hợp với hoàn cảnh cách mạng Lào lúc bay giờ đồng thời cũng là hình thức đặc thù về sự hình thành của Quốc hội nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lao Cơ cấu cơ quan quyên lực nhà nước đầu tiên của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào được Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Lào bầu ra và thông qua ngày 2/12/1975 gồm: Chủ tịch nước; Chủ tịch Hội đồng nhân dân tối cao (Quốc hội); Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (Chính phủ) Hội đồng nhân dân tối cao chính là Quốc hội đầu tiên của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào do Đại hội nhân dân toàn quốc Lào bầu ra gồm 45 thành viên (trong đó có 4 thành viên nữ), có Chủ tịch, 4 Phó Chủ tịch, Tổng thư kí thường trực Chủ tịch Hội đồng nhân dân tối cao đồng thời cũng là Chủ tịch nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào Hội đồng nhân dân tối cao còn mang tính chất tượng trưng cho khối đại đoàn kết, thông nhất các bộ tộc trên toàn quốc dé thực hiện

hai nhiệm vụ chiên lược: xây dựng và bảo vệ Tô quôc, bảo vệ chê độ xã hội

Trang 16

mới Hệ thống Hội đồng nhân dân tối cao của Lào được thiết lập theo 4 cấp: Ở trung ương là Hội đồng nhân dân tối cao (Quốc hội); ở các địa phương có 3 cấp: Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố thuộc trung ương; hội đồng nhân dân huyện; hội đồng nhân dân xã Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương do nhân dân địa phương bau ra và bãi miễn [21, tr.5]

Sự ra đời của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào mở ra kỉ nguyên mới

cho nhân dân các bộ tộc Lào đồng thời đánh dau trang sử mới của chế độ chính trị và thé chế nhà nước hiện đại ở Lào [26, tr.167] Đó là thời kì mới xây dựng chế độ dân chủ nhân dân theo đường lối độc lập, tự chủ, thống nhất và thịnh vượng; bảo đảm cho nhân dân các bộ tộc Lào có cuộc song 4m no, tu do va

hạnh phúc.

Từ sau khi nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ra đời, dưới sự lãnh đạo

của Đảng nhân dân cách mạng Lào, nhân dân các bộ tộc Lào đã đoàn kết thống

nhất tiễn hành công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hướng đến mục tiêu xây dựng một đất nước Lào độc lập, dân chủ, giàu mạnh Ở thời kì này, Hội đồng nhân dân tối cao (Quốc hội) nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lao đã ban hành một số đạo luật quan trọng quy định về tô chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, trong đó có Luật tô chức Hội đồng bộ trưởng ngày 30/7/1978; Luật tô chức chính quyền địa phương ngày 31/7/1978 Đây là những văn bản quy phạm pháp luật quan trọng tạo cơ sở pháp lí cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Lào So với giai đoạn trước, tô chức và hoạt động của bộ máy nha nước Lào ở giai đoạn này đã được củng cố vững chắc hơn về mặt pháp lí và tổ chức thực tiễn, biểu hiện là đã được thé chế hoá dưới dạng các đạo luật do cơ quan quyên lực nhà nước tối cao ban hành.

Đến cuối năm 1991, sau gần 16 năm thành lập nước Cộng hoà dân chủ nhân dân, Hiến pháp đầu tiên của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào được ban hành băng Sắc lệnh của Chủ tịch nước kí ngày 15/8/1991 Sau đó, Lào quyết định tô chức bầu cử Quốc hội khoá III (1991 — 1995) ngày 20/12/1991 theo tinh thần quy định của Hiến pháp năm 1991 và Luật bau cử đại biéu Quốc hội mới Day là bước tiến quan trọng trong tiến trình cách mạng Lào, phát huy

quyên dân chủ của nhân dân các bộ tộc Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân

Trang 17

dân cách mạng Lào Cũng từ đây, Hội đồng nhân dân tối cao Lào chính thức chuyền đổi thành Quốc hội Hiến pháp của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào năm 1991 được coi là bản hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên của Lào Theo quy định của Hiến pháp, cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất có quyền lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao, quyết định những vẫn đề cơ bản của đất nước Lào từ nay có tên gọi là Quốc hội (trong tiếng Lào, Quốc hội là Øšu)2cC019)9G - Sapha Heng Xa) Kết quả cuộc bau cử đại biểu Quốc hội khoá III (1991 — 1995), có 85 đại biéu được bầu lên từ 8 khu vực bầu cử, trong đó có 8 đại biểu nữ Hiện nay, trong nhiệm kì 2011 — 2015, Quốc hội Lào đã có tới 132 đại biểu, trong đó có 33 đại biéu nữ Quốc hội Lào có nhiệm kỳ 5 năm, các đại biểu do cử tri trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc phô thông đầu phiếu Dé thực hiện chức năng của mình, Quốc hội thành lập nên các cơ quan chuyên trách, trong đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội được coi là “cánh tay phải” của Quốc hội Vào đầu mỗi khoá, Quốc hội bầu ra cơ quan điều hành của mình là Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đảm nhiệm công việc của Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Ủy ban Thường vụ bao gồm Chủ tịch, 2 Phó chủ tịch và các ủy viên Chủ tịch và Phó chủ tịch Quốc hội đồng thời sẽ là Chủ tịch và Phó Chủ tịch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Quốc hội Lào hiện nay (khoá VII) có 6 ủy ban chuyên trách, gồm Ủy ban Pháp luật, Uy ban Kinh té-Ké hoạch và Tài chính, Uy ban Văn hoá - xã hội, Uy ban Dân tộc, Ủy ban Quốc phòng-an ninh và Ủy ban Đối ngoại Trong trường hợp cần thiết, Quốc hội có thê thành lập thêm một số ủy ban trên cơ sở yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Dé phù hợp với bản chat nhà nước dân chủ nhân dân như Hiến pháp quy định, Quốc hội Lào khoá III (1991 — 1995) có đủ các thành phan đại biểu, đại diện cho quyền lợi của tất cả các bộ tộc và các tầng lớp xã hội Luật về Quốc hội Lào quy định cứ 50.000 người dân phải có 3 đại biểu Quốc hội Tỉnh nào có số dân dưới 150.000 người thì ít nhất phải có 5 đến 7 đại biểu Quốc hội, tuỳ theo đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hoá — xã hội, an ninh — quốc phòng của từng địa phương Ở các tỉnh đều có Văn phòng làm việc của các đại biểu Quốc

hội Tuy theo điêu kiện của môi tỉnh mà Văn phòng đó có người giúp việc vê

Trang 18

thư kí, tài chính, hành chính, lái xe, đánh máy v.v Cũng từ nhiệm kì Quốc hội khoá III, Hội đồng nhân dân 3 cấp ở địa phương đã bị xoá bỏ Xã không còn là cấp chính quyền, cấp chính quyền cơ sở được quy định là cấp bản trực thuộc cấp huyện Ở trung ương Hội đồng bộ trưởng cũng được đổi tên là Chính phủ [24 tr.28] Những đổi mới về hệ thống chính trị của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào thời kì này nhằm khắc phục tình trạng cong kénh, kém hiệu quả của toàn bộ hệ thống thời kì trước đó.

Điều 39 Hiến pháp năm 1991 quy định: “Quốc hội là cơ quan quyên lực nhà nước cao nhất, là cơ quan có quyên lập hiến, lập pháp, có quyên giám sát toi cao và quyết định những vấn dé cơ bản của đất nước”.

Tính đại diện của Quốc hội được thê hiện rõ trong thé thức thành lập, cơ

cau, thành phan, chức nang và nhiệm vụ cua Quốc hội Quốc hội là cơ quan nhà

nước duy nhất ở Lào do cử tri cả nước bầu ra, là cơ quan đại diện cho các quyên, quyên lực và lợi ích của nhân dân các bộ tộc Lào Quốc hội bao gồm các đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân, cho các vùng lãnh thổ; Quốc hội là cơ quan có quyền quyết định những vấn đề cơ bản của đất nước Quốc hội trong thâm quyên của mình không chỉ là cơ quan quyết định những chính sách cơ bản về đôi nội và đối ngoại, có quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của toàn bộ các cơ quan trong bộ máy nhà nước mà Quốc hội còn là cơ quan cao nhất có quyên biến ý chí của nhân dân thành ý chí của Nhà nước, thành các quy định của Hiến pháp, luật - những quy định mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế nhà nước đối với mọi tầng lớp dân cư.

Nhìn lại lịch sử hình thành va phat triển của bộ máy nhà nước Lào từ sau khi đất nước được giải phóng đến nay, chúng ta dễ dàng nhận thấy, Đảng và Nhà nước Lao đã hết sức quan tâm đến việc thành lập, củng cố và phát triển cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân các bộ tộc Lào — cơ quan có chức năng lập pháp Đó chính là Quốc hội Lào Hién pháp năm 1991 xác định địa vị pháp ly của Quốc hội là cơ quan quyên lực nhà nước cao nhất, là cơ quan có quyền lập hiến, lập pháp, có quyền giám sát tối cao và quyết định những van dé cơ bản của đất nước Quốc hội tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp năm 1991, Luật Tổ chức Quốc hội năm 1993 và Luật Bau cử đại biéu Quốc hội năm 1997.

Trang 19

Đến Hiến pháp sửa đổi năm 2003, chức năng giám sát của Quốc hội tiếp tục được khang định và phát triển một cách day đủ và toàn điện hơn Hiến pháp sửa đổi năm 2003 quy định Quốc hội “!à cơ quan lập pháp có quyên đưa ra quyết định về các van dé cơ bản của đất nước và giám sát các hoạt động của các cơ quan hành pháp, Tòa án nhân dân và Văn phòng Công tố viên công cộng” (Điều 52), có quyền “giám sát việc chấp hành và thực hiện Hiến pháp và pháp luật ”(Khoản 13 Điều 53)

Trong suốt quá trình củng cô và phát triển của mình, Quốc hội Lào luôn thê hiện rõ vai trò, chức năng là cơ quan giám sát Hoạt động giám sát của Quốc hội xuất phát từ vị trí, tính chất, vai trò của Quốc hội là cơ quan đại điện cho các

quyền, quyền lực và lợi ích của toàn thê nhân dân các bộ tộc Lào Vì thé, Đảng

nhân dân cách mạng Lao, Nhà nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào luôn coitrọng, tăng cường hiệu lực, nâng cao hiệu quả việc thực hiện chức năng giám sát

của Quốc hội.

Theo Từ điển Tiếng Việt, “chức năng” được hiểu là những nhiệm vụ, công dụng và vai trò [40, tr.413] Trong khoa học pháp lý, khi nói đến chức năng của một cơ quan, một tổ chức là nói đến các mặt hoạt động, các phương thức hoạt động, cách thức hoạt động của một cơ quan, tổ chức lên quan hệ xã hội nhằm đạt được mục đích của cơ quan, tô chức đó [22 tr.45] Với cách hiểu như vậy, có thể thấy răng đối với mỗi cơ quan, mỗi tổ chức thì chức năng do cơ quan, tô chức đó thực hiện là nhằm đảm bảo và phát huy vị trí pháp lý, vai trò và quyền hạn riêng có của cơ quan, tổ chức của minh Theo đó, chức năng giám sát của Quốc hội được hiểu là những nhiệm vụ của Quốc hội, định hướng hoạt động giảm sát của

Quốc hội nhằm dam bảo cho Quốc hội thực hiện các thẩm quyên của mình được

Hiến pháp và pháp luật quy định Căn cứ vào vị trí pháp lý của Quốc hội trong bộ máy nha nước và thâm quyền của Quốc hội được Hiến pháp ghi nhận, Quốc hội thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình để thông qua đó, thé hiện được bản chất của Quốc hội và bản chất của nhà nước Ở Lào, Hiến pháp năm 2003 đã trao cho Quốc hội quyền năng cơ bản là: quyền lập hiến, lập pháp, quyên giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước và quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước Đề thực hiện ba thẩm quyền quan trọng đó, Quốc hội đã

Trang 20

sử dung ba chức năng thé hiện trên ba phương diện hoạt động tương ứng, đó là: chức năng lập hiến, lập pháp, chức năng giám sát và chức năng quyết định những van dé quan trọng của đất nước Ba chức năng cơ bản này là những định hướng hoạt động cơ bản của cơ quan đại biểu cao nhất, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Đây là ba chức năng cơ bản và lâu đời nhất không chỉ của Quốc hội Lào mà còn là chức năng đặc trưng của hầu hết các Quốc hội trên thế giới không phụ thuộc vào hình thức chính thể Tuy nhiên, trên thé giới chức năng giám sát của Quốc hội được thé hiện chủ yếu đối với hoạt động tuân thủ pháp luật của nhánh hành pháp Bên cạnh đó, có một SỐ nước quy định cho Quốc hội được thực hiện chức năng giám sat đối với nhánh hành pháp và nguyên thủ quốc gia, nhánh quyền tư pháp, chính quyền tự quản

địa phương, quân đội Chỉ có một số nước như Thuy Si, Trung Quốc, Việt Nam,

Lào là quy định cho Quốc hội có chức năng giám sát tối cao Quốc hội Lào thực hiện các chức năng nói trên theo kế hoạch, theo yêu cầu của tình hình thực tế, bằng toàn bộ hoạt động của các chủ thê nêu trên với các hình thức và theo các phạm vi, nội dung đã được Hiến pháp và pháp luật quy định.

Như vậy, từ những phân tích nêu trên có thể đưa ra khái niệm chức năng giám sát của Quốc hội như sau: CJức năng giám sát của Quốc hội là một trong những định hướng hoạt động của Quốc hội thực hiện quyên giảm sát tối cao đổi với toàn bộ hoạt động của nhà nước thông qua hoạt động giám sát toi cao của Quốc hội tại kì họp, hoạt động giám sát của UBTVOH, các Ủy ban của Quốc hội, của ĐBQH va Đoàn đại biểu Quốc hội đã được Hién Pháp, Luật tô chức Quốc hội, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và các Luật có liên quan ghi nhận nhằm mục dich đảm bảo cho Hién pháp và pháp luật được tuân thủ một cách nghiêm chỉnh và thong nhất.

1.1.3 Vị trí, tính chất, ý nghĩa của chức năng giám sát của Quốc hội Cùng với việc tăng cường hiệu lực thực sự của Quốc hội, hoạt động giám

sát đang ngày càng được tăng cường và mở rộng trải qua một thời gian thực

hiện Hiến pháp, người ta đã yêu cầu một khi đã có chức năng lập pháp, thì Quốc hội phải biết được kết quả thi hành của các đạo luật, dé điều chỉnh lại hoạt động lập pháp của mình trong tương lai Trong khi việc tổ chức thực thi và trách

Trang 21

nhiệm thực thi luật pháp lại thuộc chức năng của Chính phủ - hành pháp, nên

không còn một cách nào khác, lập pháp phải tiến hành giám sát các hoạt động của hành pháp Hơn nữa, sau nhiều năm thực hiện sự phân quyên của hiến pháp, người ta nhận ra rằng, trong quá trình thực thi pháp luật, quản lý nhà nước theo quy định của lập pháp, Chính phủ - hành pháp không thể thực thi quyền hành

pháp mà lại không can thiệp sang các lĩnh vực lập pháp Chính phủ - hành pháp

dần dần có quyền can thiệp sang các lĩnh vực hoạt động của lập pháp, như việc gợi ý cho chương trình lập pháp của Quốc hội thông qua các thông điệp hàng năm của Tổng thống trước Quốc hội và nhất là việc ban hành các văn bản dưới luật của hành pháp dé thực thi các đạo luật, như là một lẽ đòi hỏi đương nhiên Phía hành pháp đã là như vậy, thì lẽ đương nhiên, Quốc hội cũng có sự can thiệp ngược lại để tạo ra một sự cân băng cần có trong cơ cau tô chức nha nước dân chủ Vì những lẽ đó, nên “nếu Quốc hội từ bỏ trách nhiệm giám sát thì có thé dẫn đến hai kết quả Các cơ quan, các bộ, có thé cứ làm tới mà không bị giám sát; hoặc ai đó có thể nắm dây cương mà Quốc hội đã thả lỏng Do đó, chức năng giám sát đã trở thành một chức năng chính của Quốc hội

Ở hoạt động này Quốc hội Lào đã thể hiện rõ vai trò, vị trí, thực quyền của mình, không cơ quan nào có thé thay thế Quốc hội Bang hoạt động giám sát, Quốc hội thực hiện vai trò giám sát việc thực hiện Hiến pháp và pháp luật do nhiều cơ quan nhà nước tiễn hành như Hội đồng nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân Nhung sự giám sat của Quốc hội là sự giám sát cao nhất bởi: Nhà

nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì

nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân Mà Quốc hội là do nhân dân trực tiếp bầu ra vì vậy Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân đồng thời là cơ quan quyên lực Nhà nước cao nhất

Mặt khác nguyên tắc tô chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Lào là nguyên tắc tập quyên, quyên lực tối cao thuộc về Quốc hội Các cơ quan nhà nước khác như Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có chức năng, quyên hạn theo luật định nhưng đều phải có trách nhiệm báo cáo trước Quốc hội và chịu sự giám sát của Quốc hội Mục đích việc thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội đó là nhăm đảm bao cho những quy định

Trang 22

của Hiến pháp và pháp luật được thi hành triệt để, nghiêm chỉnh và thông nhất Quốc hội giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm bảo đảm cho các cơ quan này hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định, làm cho bộ may nhà nước hoạt động nhip nhàng, có hiệu lực và hiệu quả, chống những biểu

hiện tham nhũng, quan liêu.

Chức năng giám sát của Quốc hội không chỉ có mối quan hệ với chức năng quyết định vấn đề quan trọng nhất về đối nội và đối ngoại mà còn liên quan trực tiếp đến chức năng lập pháp của Quốc hội.

Quan hệ gắn bó hữu cơ giữa chức năng lập pháp với chức năng giám sát của Quốc hội là tat yếu khách quan trước hết là do bản chất của quyền lực nhà nước quyết định và xuất phat từ nguyên tắc thông nhất quyền lực nhà nước Nha

nước Lào là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do đó nhân

dân là người xây dựng nên pháp luật (thông qua cơ quan đại biểu của nhân dân cả nước là Quốc hội) thì nhân dân cũng có quyền giám sát việc thi hành Hiến pháp và pháp luật Chức năng lập pháp và chức năng giám sát của Quốc hội là những chức năng có quan hệ hữu cơ, gan bó chặt chẽ với nhau bởi lẽ xây dựng, ban hành Hiến pháp và luật chính là tạo ra cơ sở, căn cử dé Quốc hội thực hiện quyên giám sát Nếu thiếu cơ sở pháp lý đó thì hoạt động giám sát không thê thực hiện được, việc giám sát mat tính mục đích, thiếu tiêu chí đánh giá Nếu không có quy định của lập pháp thì không có chuẩn mực, thước đo đánh giá mức độ đúng sai trong hoạt động của các cơ quan chịu sự giám sát của Quốc hội Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật là một trong những điều kiện đảm bảo cho hoạt động giám sát được thực hiện một cách có hiệu quả và đảm bảo đúng mục đích của hoạt động giám sát Có thể nói, chức năng lập pháp và việc bảo đảm chức năng lập pháp là một trong những điều kiện không thê thiếu được cho chức năng giám sát của Quốc hội và quyết định những vấn đề cơ bản về đối nội và đối ngoại của Quốc hội Lào.

Tóm lại, giám sát là chức năng cơ bản của Quốc hội Thông qua hoạt động giám sát mà Quốc hội thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác Việc thực hiện chức năng giám sát thé hiện rõ vị trí, tính chat, vai trò của Quốc hội với

tính cách là cơ quan đại biêu của nhân dân các bộ tộc Lào, cơ quan đại diện cho

Trang 23

ý chí và nguyện vọng của nhân dân cả nước.

Chức năng giám sát của Quốc hội Lào mang những ý nghĩa chính trị-pháp lí và xã hội to lớn, được thể hiện ở những điểm chính sau:

Thứ nhất, là chức năng cơ bản của Quốc hội, chức năng giám sát chi phối đối với toàn bộ đời sống xã hội, bảo đảm cho các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước thông

qua việc giám sat các trật tự pháp luật.

Thứ hai, chức năng giám sát của Quốc hội bảo đảm cho nguyên tắc thống nhất quyền lực, cơ chế phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Quốc hội có thẩm quyên kiểm soát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật của các cơ quan nha nước tạo cơ sở cho toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước bảo đảm quyền lực nhân dân, thực hiện phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp nham nâng cao hiệu quả thực hiện quyền lực mà nhân dân giao phó.

Tứ ba, chức năng giám sát của Quốc hội đảm bảo cho Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu, đại điện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân Nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào là nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân Nhân dân các bộ tộc Lào sử dụng quyên lực nhà nước thông qua cơ quan đại biểu của minh là Quốc hội, co quan

đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân Do vậy, việc nhân dân trao

chức năng giám sát cho Quốc hội chính là dé đảm bao cho Quốc hội thực sự là

cơ quan đại biểu của nhân dân, cơ quan thực hiện các quyên, quyền lực và lợi

ích của toàn dân.

Có thê thấy, giám sát đang trở thành một chức năng quan trọng của Quốc hội Quốc hội Lào muốn tăng cường quyên lực thực sự của mình thì phải tăng cường và phải biết cách thực hiện chức năng này Do là một trong những nhiệm vu quan trọng của Quốc hội Lào trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, và vì dân hiện nay Để thực hiện chức năng này một cách tốt hơn và có hiệu quả hơn, Quốc hội nên tập trung thực hiện chức năng này ở các Hội đồng và các Uy ban của Quốc hội, với đối tượng giám sát chính là hành pháp,

Trang 24

bao gồm các bộ, ngành, giảm các hoạt động giám sát các cấp chính quyền địa phương, và nhất là các cơ quan tư pháp, với mục tiêu là cảnh báo, trì hoãn và thay đôi thành phan của của cơ quan hành pháp.

1.2 Đối tượng, nội dung, hình thức thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội.

Bên cạnh thâm quyền lập hiến, lập pháp và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước thì Quốc hội nước Lào còn có thẩm quyên giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước Có thé nói đây là một chức năng quan trọng của Quốc hội đã được ghi nhận ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên

và ngày càng được hoàn thiện một cách cụ thé, day đủ hơn Trước hết cần hiểu

giám sát là theo dõi, xem xét, kiểm tra và nhận định về một việc làm nào đó đúng hay sai với những điều đã quy định Giám sát là hoạt động có mục đích, luôn gắn với chủ thé, đối tượng nhất định và được tiến hành trên cơ sở những quy định cụ thể Hiến pháp 1991 là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên quy định thẩm quyền giám sát tối cao của Quốc hội Trên cơ sở kế thừa và phát triển quy định về quyền giám sát tối cao của Quốc hội trong bản Hiến pháp đó, điều 52 Hiến pháp 2003 quy định “ Quốc hội thực hiện quyên giám sát đối với các hoạt động của các cơ quan hành pháp, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dan” Dé nhằm cụ thé hóa hơn nữa về cơ sở pháp lý và nâng cao tính hiệu quả, hiệu lực của chức năng này, ngày 22/10/2004 Quốc hội Lào đã chính thức thông qua Luật về giám sát của Quốc hội Theo chức năng, nhiệm vụ của mình, giám sát việc thực hiện Hiến pháp và pháp luật do nhiều cơ quan nhà nước tiến hành như Hội đồng nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân Mục đích việc thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội đó là nhằm đảm bảo cho những quy định của Hiến pháp và pháp luật được thi hành triệt để, nghiêm chỉnh và thống nhất Thông qua các văn bản quy phạm pháp luật như: Hiến pháp, Luật tô chức Quốc hội, Luật về giám sát của Quốc hội cho thấy chức năng giám sát tối cao của Quốc hội được thể hiện qua một số nội dung sau:

Về nội dung và đối tượng giám sát: Quốc hội thực hiện quyền giám sát đối với toàn bộ hoạt động của các cơ quan nhà nước bao gồm hoạt động theo

dõi tinh hợp hiên và hợp pháp đôi với nội dung các văn bản do các cơ quan nhà

Trang 25

nước chịu sự giám sát trực tiếp của Quốc hội ban hành, cũng như tính hợp hiến, hợp pháp trong hoạt động thực tiễn của các cơ quan nhà nước Như vậy có thể

thấy đối tượng chỊu sự giám sát của Quốc hội là các cơ quan nhà nước chịu sự

giám sát trực tiếp của Quốc hội như chủ tịch nước, chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Về thâm quyền giám sát, chủ thé thực hiện quyền giám sát: Theo quy định tại Điều 4 của Luật về giám sát của Quốc hội: “Quốc hội thực hiện chức năng giám sát tối cao của mình đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước Quốc hội thực hiện quyền giám sắt tối cao của mình tại kỳ họp Quốc hội thông qua các hoạt động giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, các Uỷ ban của Quốc hội, và các thành viên của Quốc hội” Dé cụ thé hoá hơn nữa quy định này, Điều 7 Luật về giám sát của Quốc hội đã quy định về thâm quyền giám sát đối với từng chủ thể cụ thé.

Về căn cứ thực hiện quyền giám sát của Quốc hội: Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyên lập hiến, lập pháp và quyền giám sát tối cao nhưng trong hoạt động của mình Quốc hội cũng phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật vì Quốc hội cũng là một cơ quan nằm trong bộ máy nhà nước chứ không phải là một tổ chức đứng trên nhà nước Do đó dé đảm bảo tính khách quan trong hoạt động giám sát, bảo đảm cho Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật, khi thực hiện chức năng giám sát của mình, Quốc hội phải có những căn cứ nhất định: Thứ nhất, căn cứ vào

những quy định của Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của

Ủy ban thường vụ Quốc hội Thứ hai, căn cứ vào nội dung văn bản đã ban hành của các cơ quan nhà nước chịu sự giám sát của Quốc hội và căn cứ vào thực tế

hoạt động của những cơ quan nhà nước đó.

Các hình thức thực hiện chức năng giám sát toi cao của Quốc hội: Quốc hội xem xét báo cáo của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, định kỳ nghe các cơ

quan nhà nước trung ương báo cáo.

- Giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Với thâm quyền huỷ bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành các văn bản trái với quy định của Hiến pháp,

luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, của Uy ban thường vụ Quốc hội, có

Trang 26

thé nói rang, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có chức năng rất quan trọng trong việc giám sát ban hành các văn bản pháp luật Bang việc thực hiện chức năng này, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội bảo đảm cho việc thực hiện pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất trong cả nước, bảo đảm thực hiện chức năng là cơ quan lập pháp cao nhất.

- Giám sát trực tiếp hoạt động của các cơ quan qua việc tổ chức các đoàn đi giám sát Chất van và trả lời chất van là một phương pháp giám sát quan trọng của đại biểu Quốc hội.

- Giám sát thông qua việc xem xét đơn thư khiếu nại của nhân dân, qua các thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Những hình thức giám sát trên của Quốc hội có quan hệ gắn bó, hỗ trợ cho nhau Trong thực tế hoạt động giám sát, Quốc hội có thể lựa chọn những phương pháp giám sát khác nhau tùy thuộc vào nội dung của vấn đề cần giám sát và vào đối tượng chịu sự giám sát của Quốc hội Bên cạnh đó Luật về giám sát của Quốc hội cũng quy định rất su thé về trình tự, thủ tục thực hiện các phương pháp giám sát của Quốc hội Như vậy, có thê nói, giám sát là một trong những chức năng cơ bản và chủ yếu của Quốc hội; cùng với lịch sử phát triển của Quốc hội Lào, chức năng này đã, đang và sẽ tiếp tục được hoàn thiện cả về lý luận và thực tiễn để ngày càng phát huy hiệu quả của nó trong việc bảo đảm cho Hiến pháp, luật được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất trong cả nước, trước hết là từ các cơ quan nhà nước; bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ

nghĩa; làm cho bộ máy nhà nước tính gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; bảo

đảm tôn trọng, phát huy quyền dân chủ của công dân, đồng thời duy trì trật tự nhà nước, trật tự xã hội và bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của người dân.

1.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội

Việc xác định các tiêu chí để đánh giá hiệu quả của hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội cần được xem xét dudi những góc độ

thích hợp Trong đó, dựa vào việc nghiên cứu các quy định của pháp luật và

hoạt động thực tiễn của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, có thé đưa ra một

sô tiêu chí sau:

Trang 27

- Theo chức năng, thẩm quyền: hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội được xác định dựa trên việc thực hiện chức năng, thâm quyền theo luật định Theo quy định của Hiến pháp, Quốc hội là cơ quan quyên lực nhà nước cao nhất, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với

toàn bộ hoạt động của nhà nước Do đó, việc đánh giá hiệu quả hoạt động giám

sát cần đánh giá ở 2 phương diện: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (thực hiện các quyền lực lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước )và Quốc hội có quyền giám sát tối cao (đánh giá hoạt động của các chủ thê thuộc phạm vi giám sát, phương thức, hậu quả giám sát tối cao).

- Theo đối tượng chiu sự giám sát: hiệu quả hoạt động của Quốc hội, các co quan của Quốc hội được đánh giá dựa trên hoạt động giảm sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong việc theo dõi, đánh giá hoạt động của các đối tượng chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH.

- Theo góc độ hoạt động: hiệu quả giám sát của hoạt động này được đánh

giá thông qua những hoạt động cụ thể như: xem xét các báo cáo công tác, xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dau hiệu trái với Hién pháp, pháp luật; chat vấn; điều trần Các đánh giá từ góc độ này cho phép đánh giá hiệu quả của từng phương thức giám sát một cách cụ thê.

Việc đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong thời gian qua ngày càng được đây mạnh và được coi như tiêu chí để xác định thực quyền của Quốc hội Tuy nhiên, việc đánh giá một cách đầy đủ và chính xác hiệu quả hoạt động giám sát này là một việc khó vì đây là hoạt động chính trị ở tầm vĩ mô, khó định lượng Tuy nhiên, từ thực tiễn hoạt động của Quốc hội, có thé khái quát một số tiêu chí dé đánh giá hiệu quả giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội như sau:

- Việc đạt được các yêu cầu đề ra

Mục đích của hoạt động giám sát là việc mà các chủ thé khi tiến hành giám sát hướng tới và mong muốn đạt được Sau giám sát, việc so sánh đối chiếu kết qua dat được sau khi tiễn hành giám sát và mục đích đặt ra trước khi

Trang 28

tiến hành giám sát sẽ cho thay hiệu quả của việc thực hiện quyền giám sát của Quốc hội.

- Kết quả sau giám sát

Căn cứ xác định kết quả sau giám sát là mức độ thực hiện các chương trình, kế hoạch giám sát cũng như việc hoàn thành các nhiệm vụ giám sát cụ thể Tuy nhiên, việc xác định kết quả sau giám sát là một công việc khó khăn, vì việc đánh gia mang yếu tố chính trị - xã hội ở tầm vĩ mô, khó định lượng.

- Số lượng các hoạt động giám sát

Việc xác định các số lượng các hoạt động giám sát được thé hiện thông qua số lượng các báo cáo công tác, các chuyên đề giám sát trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, số chất vẫn của đại biểu Quốc hội, số lượng các đoàn giám sat

Do đó, có thể khái quát rằng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội được thê hiện thông qua việc thi hành và kết quả thực hiện những quyết định của Quốc hội trên thực tế, tác động lên các mặt của đời

sông kinh tê, xã hội.

TIỂU KET CHUONG 1

Trong chương này tac giả đã đi sâu phân tích và hệ thống hóa một số khái niệm chủ yêu có liên quan đến đề tài như khái niệm chức năng giám sát của Quốc hội, vị trí, tính chất, ý nghĩa của chức năng này, đồng thời nêu đối tượng, nội dung, hình thức thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội Lào cùng với các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội.

Cơ sở lý luận về chức năng giám sát của Quốc hội là căn cứ dé nghiên cứu thực trạng thực hiện chức năng giảm sát của Quốc hội cũng như tìm ra các nguyên nhân của những bat cập va hạn chế của van đề này, sẽ được tập

trung nghiên cứu ở chương thứ 2 của luận văn.

Trang 29

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG GIÁM SÁT CỦA QUOC HOI LAO HIỆN NAY

2.1 Thực trạng pháp luật về chức năng giám sat của Quốc hội Lao 2.1.1 Quyền giám sát toi cao của Quốc hội

Theo quy định hiện hành, quyền giám sát của Quốc hội được hiéu như sau: + Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước (Điều 52 của Hiến pháp năm 2003);

+ Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp,

luật, nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban

thường vụ Quốc hội, Chính phủ, TANDTC, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; (Điều 7 Luật về Giám sát của Quốc hội)

+ Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC ; bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn (Điều 53 Hiến pháp 2003)

+ Quốc hội ra nghị quyết buộc các cơ quan nhà nước khác phải nghiêm chỉnh chấp hành; bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, TANDTC và Viện kiếm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội (Điều 53 Hiến pháp 2003)

Như vậy ở đây có thé hiểu theo nghĩa rộng, đó là Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với mọi chủ thé, là quyền năng duy nhất được Hiến

pháp và luật quy định.

2.1.2 Quyên giám sát của các cơ quan của Quốc hội * Quyên giảm sát của UBTVOH

Với tư cách là một chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật và là cơ quan thường trực của Quốc hội giữa hai kỳ họp, UBTVQH có vai trò hết sức

quan trọng trong việc thực hiện chức năng giám sát của Quôc hội.

Trang 30

Theo quy định tại Chương 2 Luật về giám sát của Quốc hội với tư cách là cơ quan thường trực của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thực hiện giám

sat các nội dung sau:

+ Giam sat việc ban hành van ban quy phạm pháp luật và hoạt động của

Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

+ Quyết định chương trình giám sát hàng quý, hang năm; phân công thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội thực hiện các nội dung trong Chương trình giám sát; giao Uỷ ban của Quốc hội thực hiện một số nội dung thuộc chương trình giám sát cua Uy ban thường vụ Quốc hội; xem xét, thảo luận các báo cáo và kiến nghị trong hoạt động giám sát; yêu cầu các cơ quan nhà nước, tô chức, cá nhân thực hiện những kiến nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân.

+ Tự mình hoặc theo đề nghị của Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn ĐBQH

hoặc của ĐBQH xem xét, quyết định đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ

văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, TANDTC,

VKSNDTC trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội xem xét, quyết định; huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật

của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC trai với pháp

lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

+ Tự mình hoặc theo dé nghị Thủ tướng Chính phủ, các Uy ban của Quốc hội, Đoàn ĐBQH hoặc của ĐBQH xem xét, quyết định bãi bỏ một phần

hoặc toàn bộ nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung

ương trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội Trong trường hợp Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có quyên giải tán Hội đồng nhân dân đó.

+ Bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; xem xét việc tra lời chất van của ĐBQH đối với các cơ quan, tô chức và cá nhân có liên quan giữa hai kỳ họp Quốc hội.

* Quyên giám sat cua các Uy ban cua Quốc hội

Trang 31

Tham quyền thực hiện giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật của các Uỷ ban của Quốc hội được quy định từ Điều 28 đến Điều 33 của Luật về giám sát Quốc hội 2004.

Ngoài ra, theo các quy định mới được sửa đôi, bỗ sung của Luật tổ chức Quốc hội (2006), Uỷ ban kinh tế và ngân sách, Uy ban quốc phòng và an ninh,

Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, Uỷ ban về các

van dé xã hội, Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường, Uỷ ban đối ngoại còn có thâm quyền giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ

tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm

pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thâm quyền ở trung ương hoặc giữa các cơ quan nhà nước có thâm quyên với cơ quan trung ương của các to

chức chính tri - xã hội thuộc lĩnh vực do Hội đồng, Uỷ ban phụ trách; kiến nghị

Uỷ ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những

người được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

2.1.3 Quyên giám sát của đoàn Đại biểu của Quốc hội

Theo quy định tại Chương 4 từ điều 34 đến Điều 40 Luật về giám sát Quốc hội 2004 thì Đoàn đại biểu Quốc hội giám sát thông qua các hoạt động

sau đây:

- Tổ chức Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội và tô chức dé các đại biểu Quốc hội trong Đoàn giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uy ban nhân dân tỉnh, thành phó trực thuộc trung ương:

- Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân mà đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biéu Quốc hội đó chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thấm quyền giải quyết;

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương trả lời về những van đề mà Đoàn đại biểu Quốc hội quan tâm;

- Cử đại biểu Quốc hội trong Đoàn tham gia Đoàn giám sát của Uy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uy ban của Quốc hội tại địa phương

khi có yêu câu.

Trang 32

Như vậy, đại biểu Quốc hội có thé tự mình tiễn hành hoạt động giám sát

hoặc tham gia Đoàn giám sát cua Uy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc,

Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biéu Quốc Hội tại địa phương khi có yêu cầu.

2.1.4 Quyên giám sát của Đại biểu Quốc hội Lào

Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn địa diện cho nhân dân cả nước ; là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội Theo đó, ĐBQH có thâm quyền và nhiệm vụ, quyền hạn giám sát được quy định từ Điều 41 đến Điều 48 của chương 5, Luật về giám sát Quốc hội bao gồm:

- Liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sat của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tr với Quốc hội và cơ quan nhà nước hữu quan; phải báo cáo trước cử tri mỗi năm ít nhất một lần về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình;

- Tham gia các phiên họp toàn thé của Quốc hội, các cuộc họp của tô đại biéu Quốc hội, của Doan đại biéu Quốc hội; thảo luận và biểu quyết các van đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội;

- Trình dự án luật, kiến nghị về luật ra trước Quốc hội, dự án pháp lệnh ra trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội theo trình tự và thủ tục do Luật Ban hành văn

bản quy phạm pháp luật quy định;

- Chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm soát nhân dân tối cao người bị chất vấn có trách nhiệm trả lời về những van dé mà dại biéu Quốc hội chat vấn Nếu đại biéu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Chủ tịch Quốc hội đưa ra thảo luận trước Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

- Có quyền kiến nghị với Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội

bâu hoặc phê chuân;

Trang 33

- Có trách nhiệm tiếp công dân Khi nhận được kiến nghị, khiếu nại tổ cáo của công dân, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyền đến người có thâm quyền giải quyết và thông báo cho người kiến nghị, khiếu nại, tố cáo biết; đôn đốc và theo dõi việc giải quyết Người có thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho đại biéu Quốc hội về kết quả giải quyết kiến nghị, khiếu nại tố cáo đó trong thời hạn theo quy định của pháp luật về khiếu nại tô cáo;

- Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo không thoả đáng, đại biểu Quốc hội có quyền gặp người đứng đầu cơ quan hữu quan dé tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại Khi cần thiết, đại biêu Quốc hội có quyền yêu cầu người đứng đầu cơ quan hữu quan cấp trên của cơ quan đó giải quyết;

- Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc của công dân, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết dé kịp thời chấm dứt hành vi trái pháp luật đó.

- Khi thực hiện nhiệm vụ đại biểu, đại biểu Quốc hội có quyên liên hệ với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, t6 chức kinh tế, don vị vũ trang nhân dân người đứng dầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tiếp và đáp ứng những yêu cầu của đại biéu Quốc hội;

- Có quyền tham dự kỳ họp của Hội đồng nhân dân các cấp nơi mình được bau, có quyền phát biểu ý kiến nhưng không biểu quyết;

- Đại biểu Quốc hội là thành viên của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc

hội, có trách nhiệm tham gia các phiên họp, thảo luận biểu quyết các van đề và

tham gia các hoạt động khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban của Quốc

hội mà mình là thành viên;

2.2 Phương thức thực hiện chức năng giám sát tối cao của Quốc hội Lào 2.2.1 Xét báo cáo của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phi, Toà an nhân dân toi cao, Viện kiểm sát nhân dân toi cao, các bộ, cơ quan ngang bộ hoặc các cơ quan, tô chức hữu quan, thành lập Uy

ban lam thời của Quốc hội đê điêu tra vê một van đê nhát định.

Trang 34

Đây chính là phương thức dé thực hiện nội dung giám sát việc tổ chức và thực hiện Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội trong các hoạt động thực tiễn của các đối tượng thuộc quyền giám sat tối cao Việc xem xét, thảo luận các báo cáo hàng năm hoặc sáu tháng tại các kỳ họp cuối năm hay giữa năm được tiễn hành theo một trình tự chặt chẽ do luật định, trong đó phải có thâm tra, phản biện, thảo luận, tranh luận của các cơ quan của Quốc hội và ĐBQH thuộc quyền giám sát tối cao của Quốc hội

Nghe và xét báo cáo, yêu cầu các cơ quan chịu trách nhiệm về báo cáo công tác của cơ quan, ngành mình là phương thức giúp Quốc hội gián tiếp nhận được thông tin một cách đầy đủ và kịp thời về tình hình tuân theo Hiến pháp và pháp luật trong hoạt động thực tiễn, qua đó tăng cường trách nhiệm cá nhân của những người đứng đầu Chính phủ và các ngành về công tác của cơ quan đó trước Quốc hội.

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do luật định, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội cũng thực hiện phương thức giám sát này bằng các hình thức thích hợp.

Trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, khi xét thay can thiết, Quốc hội thành lập Uy ban lâm thời dé điều tra về một van đề nhất định Uy ban thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban của Quốc hội hoặc ĐBQH trình Quốc hội quyết định thành lập Uy ban lâm thời của Quốc hội dé điều tra về một van đề nhất định.

2.2.2 Giảm sát việc ban hành van bản quy phạm pháp luật

Với thâm quyền huỷ bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành các văn bản trái với quy định của Hiến pháp, luật của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, có thể nói Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có vai trò rất quan trọng trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, các cơ quan thuộc Chính phủ, TANDTC, Viện kiến sát nhân dân tối cao và các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan khác (trường hợp các văn bản liên tịch giữa cơ quan nhà nước với cơ quan trung ương của các tô chức chính trị - xã hội) Thông qua phương thức giám sát này, Quốc hội, Uy ban thường vụ Quốc

Trang 35

hội bảo đảm cho việc thi hành pháp luật được nghiêm chỉnh, thống nhất trong cả nước, thực hiện vai trò của cơ quan lập pháp cao nhất.

Hoạt động giám sát việc ban hành văn bản pháp luật có thể do các chủ thể khác nhau cùng thực hiện, cụ thé là:

- Hoạt động giám sát việc ban hành văn bản của Quốc hội;

- Hoạt động giám sát việc ban hành văn ban của Uy ban thường vụ Quốc hội;

- Hoạt động giám sát việc ban hành văn bản của các Uy ban của Quốc hội Quá trình giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, các Uỷ ban của Quốc hội được tiễn hành theo trình tự luật định, nhưng chủ yếu có các bước như: tiếp nhận, nghiên cứu đề nghị, kiến nghị hoặc kết luận rút ra từ hoạt động chuyên môn của các cơ quan đối với các văn bản pháp luật đã hoặc sắp được ban hành; kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản này; kết luận về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản liên quan Tuy nhiên, chỉ có Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan có thâm quyên bãi bỏ các văn bản không phù hợp với các quy định của Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uy ban thường vụ Quốc hội Các Uỷ ban của Quốc hội chỉ thực hiện chức năng của cơ quan chuyên môn, kiến nghị các co quan có thầm quyên việc bãi bỏ các văn ban

không phù hợp được phát hiện thông qua các hoạt động giám sát của mình.

2.2.3 Giám sát bằng hoạt động kiểm tra thực tẾ việc tuân theo Hién pháp và pháp luật ở cơ sé, địa phương của Uỷ ban thường vụ Quốc hội,

các Uỷ ban của Quốc hội, Uỷ ban lâm thời của Quốc hội

Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, các Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn ĐBQH giám sát việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, cơ sở thông qua việc thành lập các Đoàn giám sát nhằm kiểm tra hoạt động của các cơ quan của Chính phủ, hoạt động của các cơ quan chính quyên địa phương Việc thành lập các đoàn đi giám sát được tiến hành trên cơ sở chương trình giám sát của các chủ thể có quyền giám sát (giám sát theo định kỳ) hoặc theo yêu cầu của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội (giám sát đột xuất).

Mục đích hoạt động giám sát tại địa phương là dé giám sát việc thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban

Trang 36

thường vụ Quốc hội trong các cơ quan của Chính phủ và hoạt động của các cơ quan chính quyền địa phương Đây là hình thức bổ sung cho các hình thức giám sát đã nêu trên, nhằm mục đích giúp Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH năm được cụ thê hơn thực tế hoạt động của bộ máy nhà nước, có điều kiện kiểm nghiệm kết quả thực hiện các chính sách, pháp luật đã được ban hành cũng như có thêm cơ sở thực tiễn phục vụ cho việc hoạch định, ban hành

các chính sách mới.

2.2.4 Chat vấn của đại biểu Quốc hội

Chat van ngày càng được coi là một trong các phương thức hữu hiệu để Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao của mình Các ĐBQH có thể thực hiện quyền chat van của mình trong hoặc ngoài kỳ họp Quốc hội Trong kỳ hop Quốc hội, chức năng giám sát của Quốc hội được các ĐBQH thực hiện thông

qua hoạt động chất vẫn tại phiên họp của ĐBQH Đối tượng chịu chất vẫn của

ĐBQH là những người đứng đầu các cơ quan chịu sự giám sát của Quốc hội, đó là Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các

thành viên khác của Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC.

Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp Trong trường hợp cần thiết, Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội hoặc trả lời bằng văn bản.

Theo quy định này, ĐBQH có thé chất van bất cứ vấn dé gì thuộc thâm quyên của Quốc hội, không phụ thuộc vào van dé đó có nêu ra hay không nêu ra

trong nội dung chương trình kỳ họp.

Đề chất van và tra lời chất van trở thành một phương thức thực hiện quyền giám sát tối cao thì tại kỳ họp Quốc hội phải xem xét việc trả lời chất vấn của những người thuộc đối tượng bị giám sát ti cao Thông qua việc xem xét này mà Quốc hội đánh giá năng lực, trình độ và trách nhiệm của những người thuộc đối tượng giám sát tối cao của Quốc hội, đồng thời là tiền đề, căn cứ để ĐBQH thê hiện các quyền khác như bỏ phiếu tín nhiệm, bầu cử, bãi nhiệm, miễn nhiệm Vì thế Luật về giám sát Quốc hội đã cụ thể hóa quyền chất vấn của ĐBQH và nghĩa vụ trả lời chất vẫn của những người thuộc đội tượng chất vấn.

Trang 37

2.2.5 Giám sát thông qua việc xét đơn thư khiếu nại, kiến nghị của

nhân dân, qua các thông tin trên các phương tiện thông tin dai chúng

Theo quy định hiện hành thì khi nhận được kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân, ĐBQH có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyên đến người có thâm quyền giải quyết và thông báo cho người kiến nghị, khiếu nại, tố cáo biết; đôn đốc và theo dõi việc giải quyết Người có thâm quyên giải quyết phải thông báo cho ĐBQH về kết quả giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tổ cáo trong thời hạn theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo Đây là nguồn cung cấp thông tin quan trọng, trực tiếp và rộng rãi nhất về việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật cho Quốc hội Bất kỳ công dân nào cũng có quyền phát hiện những vi phạm Hiến pháp và pháp luật của bất kỳ ai và phản ánh với Quốc hội.

2.3 Thực trạng thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội Lào 2.3.1 Hoạt động giám sát của Quốc hội

2.3.1.1 Việc xem xét các bảo cáo

Như trên đã trình bày, theo quy định thì tại kỳ họp Quốc hội cuối năm, Quốc hội xem xét, thảo luận báo cáo công tác hàng năm của UBTVQH, Chính

phủ, TANDTC, VKSNDTC Tại kỳ họp giữa năm, các cơ quan này gửi báo cáo

công tác đến ĐBQH; khi cần thiết, Quốc hội có thể xem xét thảo luận Thực tế thì riêng các báo cáo của Chính phủ được Quốc hội xem xét, thảo luận trong cả hai kỳ họp trong năm, trong đó các báo cáo cuối năm của TANDTC, VKSNDTC cũng được xem xét, thảo luận tương đối kỹ Còn báo cáo của UBTVQH thường được xem xét, thảo luận chung với các báo cáo của các Uy ban của Quốc hội.

Báo cáo của Chính phủ bao gồm các báo cáo chung do Thủ tướng trình bày trước Quốc hội; báo cáo vẻ tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội; báo cáo về tình hình thu-chi ngân sách nhà nước trong năm thực hiện và dự kiến cho năm sau, dự kiến về tình hình phân bổ ngân sách nha nước của trung ương: một số báo cáo chuyên đề (tùy theo từng kỳ họp Quốc hội) được Thủ tướng

Chính phủ phân công cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ làm báo cáo.

Nhìn chung các báo cáo này được các bộ, cơ quan ngang bộ gửi sang các

Uy ban tương ứng của Quốc hội dé thâm tra và UBTVQH xem xét Các van đề

Trang 38

liên quan tới công tác tư pháp thì để xem xét cùng các báo cáo của TANDTC và VKSNDTC; các báo cáo về kinh tế - xã hội và ngân sách thường được tiễn hành xem xét riêng Thời gian cho việc tiễn hành thảo luận những van đề về kinh tế -xã hội và ngân sách, là những nội dung được các Đại biểu quốc hội và cử tri cả nước quan tâm, thường được tiễn hành từ 2 đến 3 ngày Các kỳ họp hiện nay đã được truyền hình trực tiếp đến cử tri cả nước dé theo dõi Day là việc làm đổi mới đáng ghi nhận trong việc thảo luận những nội dung quan trọng của đất nước.

Có thể nói Quốc hội đã thực hiện hoạt động giám sát này một cách tích cực, cô gắng phản ánh đúng, đủ, kịp thời những ý kiến xác đáng, mang tầm vĩ mô của cử tri Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số hạn chế, bat cập của việc xem xét các báo cáo công tác hàng năm được thể hiện ở những điểm sau:

- Báo cáo chung của Chính phủ chưa được thâm tra và các báo cáo khác thường chuyển sang các cơ quan của Quốc hội rất muộn nên gây ra rất nhiều khó khăn cho việc chuẩn bị thẩm tra và tiến hành gửi cho đại biểu trước ngày

khai mạc kỳ họp theo luật định.

- Do thời gian chuẩn bi quá cập rap nên không phải báo cáo thẩm tra nào cũng đầy đủ thủ tục, kỹ lưỡng và có chất lượng như mong muốn.

- Một số nội dung của một SỐ nghị quyết được ban hành sau giám sát

cũng chung chung, khó triển khai thực hiện đối với các đối tượng cụ thê.

Đối với việc xem xét báo cáo công tác cả nhiệm kỳ, đến nay Quốc hội khóa VII đã xem xét 6 báo cáo công tác cả nhiệm kỳ: báo cáo của Quốc hội; Báo cáo cua UBTVQH (hai báo cáo của tập thể); Báo cáo của Chủ tịch nước; Báo cáo

của Thủ tướng Chính phủ; Báo cáo của Chánh án TANDTC và Báo cáo của Việntrưởng VKSNDTC (4 báo cáo của 4 chức danh trong bộ máy nhà nước).

Theo quy định của Luật về giám sát của Quốc hội thì 3 báo cáo (của Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch nước) không phải thâm tra; 3 báo cáo còn lại

(của Thủ Tướng Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện tưởng VKSNDTC)

phải được các Ủy ban của Quốc hội thâm tra theo sự phân công của UBTVQH Về báo cáo công tác của Quốc hội và UBTVQH

Trang 39

Về cơ bản trong quá trình thảo luận, các đại biểu không chia đâu ra là báo cáo của Quốc hội, đâu là báo cáo của UBTVQH mà phát biểu chung Các ý kiến nhìn chung đều có tính xây dựng cao, thang than, đề cập thang thắn những

ưu, khuyết điểm của Quốc hội Quốc hội khóa VII đã có những bước đôi mới

tương đối quan trọng về phương thức hoạt động nên khối lượng công việc giải

quyết được cũng tương đối lớn, là khóa Quốc hội xây dựng được nhiều luật,

pháp lệnh nhất Nhiều Nghị quyết của Quốc hội về những vấn đề quan trọng của đất nước được ban hành kịp thời, góp phan dé người dân và cử tri trong cả nước ngày càng quan tâm hơn nữa tới các hoạt động của Quốc hội.

Bên cạnh các kết quả đạt được, báo cáo công tác của Quốc hội, UBTVQH có những hạn chế sau:

- Do phải bảo đảm cơ cấu mà chưa cân nhắc đầy đủ chất lượng nên nhiều đại biểu chưa đủ năng lực đại diện ý chí và nguyện vọng của cử tri, không tham gia đóng góp ý kiến, kiến nghị trong các phiên họp của Quốc hội về các Báo

- Rất nhiều đạo luật được xây dựng và ban hành nhưng nhiều vấn đề phải hướng dẫn của Chính phủ mới có thể thi hành được (hay còn gọi là Luật “khung”) Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm đều không 6n định, đa số năm nào cũng phải sửa đổi, bố sung.

- Hoạt động giám sát chung và hoạt động giám sát theo chuyên đề mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng một số nghị quyết sau giám sát còn quá chung chung, làm cho đối tượng chịu sự giám sát khó thực hiện Ngoài ra, điểm đáng lưu ý là nhiều kiến nghị sau giám sát không được các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát nghiêm túc thi hành, cơ chế sau giám sát vẫn chỉ là theo dõi, đôn đốc và tiếp tục kiến nghị.

- Bộ máy tô chức của các cơ quan của Quốc hội chậm thay đổi, trong khi khối lượng công việc ngày một nhiều (chỉ nói riêng công tác xây dựng pháp luật, nếu trước đây mỗi kỳ họp, Quốc hội chỉ thông qua 2,3 Luật thì từ khóa VII đến nay, mỗi kỳ họp Quốc hội đã xem xét dé thông qua trên dưới 10 luật) Do đó việc tăng cường hiệu lực bộ máy và hiệu quả hoạt động là cấp bách nhưng cho tới thời điểm nay vẫn chưa thay đối được nhiều.

Trang 40

Về báo cáo công tác của Chủ tịch nước.

Nhìn chung báo cáo công tác của Chủ tịch nước nhận được đa SỐ Sự đồng tình và tán thành của các ĐBQH, thê hiện vị trí, vai trò của Chủ tịch nước ngày càng được thé hiện rõ hơn thông qua việc là người đứng đầu Nhà nước trong hoạt động đối nội, đối ngoại của cả nhiệm kỳ Quốc hội.

Tuy nhiên, Báo cáo của Chủ tịch nước vẫn còn có một số hạn chế sau: - Báo cáo của Chủ tịch nước chưa mang tính tông kết để kế thừa những

ưu điểm, khắc phục khiếm khuyết, thiếu sót.

- Đối với quy định Chủ tịch nước là người thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân vẫn chưa được làm rõ trong báo cáo về cách thức tiễn hành của quy định này và mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an trong việc thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân cũng thé hiện tương đối mờ nhạt.

Về báo cáo công tác của Thủ tướng Chính phủ

Hầu hết các đại biểu đều đồng tình với báo cáo công tác trong cả nhiệm kỳ Quốc hội của Thủ Tướng Chính phủ Qua đó nêu bật được vai trò của Thủ tướng Chính phủ với vị trí là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước.

Tuy nhiên, qua các Báo cáo của Thủ tướng Chính phủ, một số yếu kém của Chính phủ đã được góp ý và phân tích thêm, tập trung vào những điểm sau:

- Tổ chức và hoạt động của bộ máy hành pháp ở một số nơi, một số địa phương vẫn còn tình trạng “trên bảo dưới không nghe” Điều này dẫn tới hiệu lực, hiệu qua trong công tác tổ chức, điều hành kém.

- Chương trình cải cách hành chính mặc dù vẫn đang được triển khai thực hiện nhưng kết quả vẫn chưa đạt được như mong muốn Một bộ phận cán bộ và một số thủ tục vẫn gây phiền hà và những nhiễu người dân.

- Đa số các Dự án Luật trình ra Quốc hội đều do Chính phủ trình, trong đó việc các Bộ, ngành của Chính phủ thường bảo vệ đến cùng các lợi ích và chủ trương của mình mà không cân nhắc tới lợi ích chung của các cơ quan, tổ chức có liên quan Nhiều văn bản hướng dẫn thi hành luật được ban hành quá chậm, nhiều nội dung lại không phù hợp với điều khoản của luật, dẫn tới sự chồng

chéo nhau, không thi hành được.

Ngày đăng: 29/04/2024, 12:49

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w