1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

uận án tiến sĩ kinh tế phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố hà nội

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 198,82 KB

Nội dung

Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các bác, cô, chú, anh, chị thuộc các phòng ban, cơ quan và các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã nhiệt tình cung cấp thông ti

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

ĐỖ THÚY NGA

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢTRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Trang 2

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

ĐỖ THÚY NGA

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢTRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Bùi Tất Thắng2 TS Dương Đình Giám

Trang 4

HÀ NỘI, NĂM 2018

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa từng công bố trong các luận án, luận văn và các công trình khác.

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận án này đã được cảm ơn và tất cả các số liệu thông tin trong luận án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngàythángnăm 2018

Tác giả

Đỗ Thúy Nga

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt luận án này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo, các thầy/cô giáo trong Viện Chiến lược phát triển đã giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại viện và hoàn thành khóa học.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới PGS.TS Bùi Tất Thắng và TS Dương Đình Giám đã định hướng, chỉ bảo tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.

Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các bác, cô, chú, anh, chị thuộc các phòng ban, cơ quan và các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã nhiệt tình cung cấp thông tin và giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu tại địa bàn.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, người thân đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án này.

Do thời gian có hạn, đề tài khó tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và toàn thể bạn đọc.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Nghiên cứu sinh

Đỗ Thúy Nga

Trang 7

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 4 Phương pháp nghiên cứu 5

a Phương pháp tiếp cận 5

b Phương pháp thu thập số liệu 5

c Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 7

d Phương pháp phân tích số liệu 8

5 Những đóng góp chủ yếu của luận án 9 6 Bố cục của luận án 10 Chương 1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triểncông nghiệp hỗ trợ11 1.1 Những công trình nghiên cứu về phát triển công nghiệp hỗ trợ 11 1.1.1 Những công trình nghiên cứu ngoài nước 11

1.1.2 Những công trình nghiên cứu trong nước 14 1.3 Khoảng trống trong những nghiên cứu trước và những vấn đề cần được tiếp

Chương 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp hỗ trợ25

Trang 8

2.1.1 Các quan niệm về phát triển công nghiệp hỗ trợ 25

2.1.2 Vai trò công nghiệp hỗ trợ trong phát triển kinh tế xã hội 31

2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội 35

2.1.4 Các tiêu chí đánh giá phát triển công nghiệp hỗ trợ 41

2.2 Thực tiễn phát triển công nghiệp hỗ trợ và bài học kinh nghiệm 48 2.2.1 Kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ trên thế giới 48

2.2.2 Thực tiễn và kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam 56

2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Hà Nội trong phát triển công nghiệp hỗ trợ 60

Tiểu kết chương 2 61 Chương 3 Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thànhphố Hà Nội63 3.1 Tổng quan về công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội 63 3.1.1 Tình hình phát triển các ngành công nghiệp Hà Nội 63

3.1.2 Các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ 73

3.2 Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội 78 3.2.1 Mở rộng quy mô công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội 79

3.2.2 Chất lượng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ 89

3.2.3 Hiệu quả trong phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ 92

3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội 99 3.3.1 Cơ chế chính sách của Nhà nước 99

3.3.2 Các quan hệ liên kết khu vực và toàn cầu, ảnh hưởng của các tập đoàn đa quốc gia 101

3.3.3 Thị trường của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ 102

3.3.4 Tiến bộ khoa học công nghệ 104

Trang 9

3.3.9 Phân tích nhân tố khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội 110 3.4 Đánh giá chung về phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà

4.1 Bối cảnh phát triển công nghiệp hỗ trợ 122 4.1.1 Bối cảnh chung của thế giới 122 4.1.2 Bối cảnh trong nước 125 4.1.3 Bối cảnh của Hà Nội 127 4.2 Định hướng và mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ trên Hà Nội 127 4.2.1 Định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ Hà Nội 127 4.2.2 Mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ Hà Nội 129 4.3 Giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành

4.3.1 Giải pháp về chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ 132 4.3.2 Tăng cường thu hút đầu tư vào công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ 135 4.4.3 Tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển thị trường 137 4.4.4 Nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ 140 4.4.5 Giải pháp về công nghệ cho phát triển công nghiệp hỗ trợ 142 4.4.6 Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp hỗ trợ

Trang 10

Phụ lục

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắtNghĩa tiếng Việt

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

EFA Exploratory Factor Analysis

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EU Liên minh Châu Âu

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn

JETRO Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản KCN Khu công nghiệp

KHCN Khoa học công nghệ LĐ Lao động

METI Bộ công nghiệp và Thương mại quốc tế Nhật Bản ODA Hỗ trợ phát triển chính thức

OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế PTCNHT Phát triển công nghiệp hỗ trợ

R&D Nghiên cứu và phát triển

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp của thành phố Hà Nội giai

Bảng 3.2 Giá trị sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2016 phân theo các ngành nghề sản xuất

Bảng 3.3 Số lượng các doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2017 67 Bảng 3.4 Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Hà Nội 68 Bảng 3.5 Lao động làm việc trong một số ngành công nghiệp của Hà Nội 69 Bảng 3.6 Đầu tư vào công nghiệp của thành phố Hà Nội 70 Bảng 3.7 Các khu công nghiệp chính hiện có trên địa bàn Hà Nội 72 Bảng 3.8 Tổng hợp một số chính sách của Nhà nước về phát triển công nghiệp

Bảng 3.9 Tổng hợp một số chính sách của thành phố Hà Nội về phát triển công

Bảng 3.10 Các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và khả năng cung ứng cho các ngành công nghiệp của Hà Nội 79 Bảng 3.11 Phát triển số lượng các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn

Bảng 3.14 Phát triển số lượng lao động làm việc tại các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội 85 Bảng 3.15 Số lượng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phân theo quy mô lao

Trang 12

Bảng 3.16 Giá trị sản xuất doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành

Bảng 3.17 Trình độ lao động làm việc tại các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội 92 Bảng 3.18 Chỉ số tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2011 – 2016 (theo giá so sánh năm 2010) 93 Bảng 3.19 Tỷ lệ giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất của ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2016 95 Bảng 3.20 Năng lực cung ứng của lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội 96 Bảng 3.21 Đánh giá của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ về chính sách 100 Bảng 3.22 Đánh giá của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ về liên kết 101 Bảng 3.23 Đánh giá của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ về thị trường sản

Bảng 3.24 Đánh giá của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ về khoa học công

Bảng 3.25 Đánh giá của DN về tài chính của DN 106 Bảng 3.26 Đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực 108 Bảng 3.31 Phân tích tương quan giữa các nhóm biến 113 Bảng 3.32 Tổng hợp phân tích hồi qui 115 Bảng 4.1 Dự báo quy mô sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Hà Nội 130 Bảng 4.2 Đối tượng thu hút đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ 136 Bảng 4.3 Hệ thống, công cụ quản lý cần hỗ trợ cho các DN công nghiệp hỗ trợ

Trang 13

DANH MỤC ĐỒ THỊ

Đồ thị 3.1 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp Hà Nội phân theo ngành nghề sản xuất giai đoạn 2010 – 2016 66 Đồ thị 3.2 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp Hà Nội phân theo loại hình kinh

Hình 1 Quy trình thực hiện điều tra, khảo sát doanh nghiệp 6 Sơ đồ 2.1 Các phạm vi của công nghiệp hỗ trợ 29 Sơ đồ 2.2 Công nghiệp hỗ trợ theo nghĩa rộng 30 Hình 2.1 Các giai đoạn công nghiệp hóa bắt kịp 32 Hộp 3.1 Đánh giá của doanh nghiệp về khó khăn bước đầu gia nhập chuỗi cung ứng của DN CNHT Hà Nội 88

Trang 14

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Xu thế toàn cầu hóa kinh tế, hợp tác kinh tế đang được mở rộng, cùng với đó là trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ toàn cầu, các quốc gia, nền kinh tế, khu vực đang có xu hướng hợp tác với nhau trong một mạng lưới phân công lao động toàn cầu Mọi quốc gia muốn phát triển phải gắn phân công lao động quốc gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế Khi trình độ phân công lao động quốc tế và phân chia quá trình sản xuất đạt đến mức độ cao, ít có sản phẩm công nghiệp nào được sản xuất tại một không gian, địa điểm hay một công ty duy nhất của một quốc gia Chúng được phân chia thành nhiều công đoạn ở các công ty nhánh tại các địa phương, quốc gia, châu lục khác nhau Ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ra đời như một tất yếu xuất phát từ đòi hỏi của nền sản xuất công nghiệp mới với nội dung cơ bản là chuyên môn hóa sâu sắc các công đoạn của quá trình sản xuất [34].

Công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam hiện nay tập trung chủ yếu vào một số ngành như: Ngành chế tạo ô tô tỉ lệ nội địa hóa khoảng 5-20%; ngành điện tử nội địa hóa khoảng 5-10%; da giày nội địa hóa khoảng 30%; dệt may nội địa hóa đạt khoảng 30%; CNHT cho công nghệ cao khoảng 1-2%; cơ khí chế tạo khác nội địa hóa khoảng 15-20% Từ hạn chế về việc nội địa hóa các sản phẩm CNHT dẫn tới khối lượng linh phụ kiện nhập khẩu hàng năm về Việt Nam lắp ráp, chế tạo, sản xuất để xuất khẩu vào khoảng hàng chục tỷ USD (riêng sản phẩm nhập khẩu thuộc ngành điện tử và ô tô vào khoảng 30 tỷ USD) [22].

Với vị trí thủ đô, Hà Nội hướng tới mục tiêu phát triển ngành công nghiệp mang tính đầu tàu, có sức lan tỏa đến các ngành khác, cũng như tạo ra một sự cộng sinh, cộng hưởng trong phát triển đối với sự phát triển của các địa phương khác của cả nước, nhất là việc hình thành các cụm công nghiệp của Việt Nam có tính cạnh tranh quốc tế Để thực hiện mục tiêu đó, hơn hai thập kỷ trước, Hà Nội đã lựa chọn phát triển CNHT, đặc biệt hướng tới các sản phẩm công nghiệp chủ lực Đến nay, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNHT ở Hà Nội đã có sự gia tăng đáng kể Một số doanh nghiệp đã chủ động đầu tư vào công nghệ để sản xuất sản phẩm CNHT và trình độ công nghệ được cải thiện Sản phẩm CNHT bước đầu có khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu Một số ít doanh

Trang 15

nghiệp (DN) của Hà Nội bứt ra khỏi sự trì trệ bằng cách đầu tư thiết bị, nâng cao quy mô sản xuất, tạo thành một tác nhân quan trọng trong chuỗi sản phẩm phức tạp của các công ty đa quốc gia, các tập đoàn lớn trên thế giới Theo đó, Hà Nội sẽ từng bước sản xuất sản phẩm chất lượng cao để thúc đẩy một số ngành có thế mạnh như lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, điện-điện tử theo hướng tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất, cung ứng linh, phụ kiện của khu vực và thế giới.

Các nhóm ngành và sản phẩm CNHT thế mạnh Hà Nội như linh phụ kiện ô tô, xe máy, vật liệu điện, bao bì, phụ tùng cơ khí xi măng, cơ khí mỏ, nhiệt điện, thủy điện… đã góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, thay thế phụ tùng linh kiện nhập khẩu, tạo ra sức cạnh tranh cho các sản phẩm công nghiệp cả nước Để có nhiều sản phẩm thay thế được sản phẩm nhập khẩu, hạn chế nhập nguyên phụ liệu thì vấn đề phát triển CNHT là cần thiết Đến nay, tỷ lệ nội địa hóa linh phụ kiện xe máy đạt trên 80% Một số chi tiết CNHT khó như chi tiết bánh răng động cơ, trục khuỷu xe máy đã được DN FDI Nhật Bản sản xuất tại Hà Nội thay cho nhập khẩu Các sản phẩm linh kiện chi tiết ngành điện tử công nghệ thông tin ngoài đáp ứng cho thị trường trong nước đã tham gia mạnh mẽ xuất khẩu [47].

Đóng góp giá trị sản xuất của các doanh nghiệp CNHT Hà Nội chỉ chiếm khoảng 10% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố [8] Riêng trong ngành ô tô, xe máy là ngành có điều kiện phát triển CNHT tốt nhất do thị trường lớn, nhưng tỷ trọng doanh thu chỉ chiếm 26% ngành CNHT Thành phố; ngành điện tử-tin học còn thấp hơn chỉ chiếm 10% Mặc dù là nhóm ngành có nhiều loại sản phẩm nhất và nhiều phân nhóm khác nhau, nhóm ngành điện (gồm cả thiết bị và khí cụ điện), vật tư ngành cơ khí, phụ tùng linh kiện cho ngành cơ khí…, nhưng cũng chỉ chiếm 29,16% doanh thu CNHT [14] Nhóm CNHT cho ngành dệt may và ngành da - giày là nhóm đặc biệt, chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong ngành CNHT do không được khuyến khích phát triển trên địa bàn Hà Nội sau năm 2020.

Phát triển CNHT Hà Nội hiện nay còn mang tính tự phát, manh mún, chưa có định hướng chiến lược tập trung vào một số ngành trọng tâm và thế mạnh của Thành phố để phát triển, sản phẩm chồng chéo chất lượng chưa đồng đều, năng lực sản xuất tại các DN còn hạn chế và đặc biệt là các doanh nghiệp chưa tìm được giải pháp phối hợp, liên kết với nhau để đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh

Ngày đăng: 29/04/2024, 12:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w