1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về bảo trợ xã hội cho người trên 80 tuổi và thực tiễn thi hành tại quận 10, thành phố Hồ Chí Minh

121 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Về Bảo Trợ Xã Hội Cho Người Trên 80 Tuổi Và Thực Tiễn Thi Hành Tại Quận 10, Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Đào Quang Hưng
Người hướng dẫn TS. Đỗ Thị Dung
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 74,3 MB

Nội dung

Dù có nhiều ưu điểm trong việc tạo cơ sở pháp lý cho người trên 80 tuôihưởng quyền được bảo vệ, chăm sóc đời sống vật chất và tinh than, nhưng các quyđịnh về điều kiện hưởng, chế độ trợ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

ĐÀO QUANG HƯNG

Chuyên ngành : Luật Kinh tế

Mã số : 60380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS ĐỖ THI DUNG

HÀ NỘI - NĂM 2016

Trang 2

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ luật học này là công trình nghiên cứu của

tôi dưới sự hướng dẫn của TS Đỗ Thị Dung - Giảng viên chính, Khoa Pháp luật

kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội Các số liệu, tài liệu tham khảo, trích dẫntrong luận văn là hoàn toàn trung thực, có nguôn gôc rõ ràng.

Xác nhận của giảng viên hướng dẫn Người thực hiện

TS Đỗ Thị Dung Đào Quang Hưng

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

ASXH : An sinh xa hoi

BTXH h Bảo trợ xã hội

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bao hiểm y tế

LĐTBXH : Lao động, thương binh va xã hộiNxb _ Nhà xuất bản

Q.10 : Quận 10

TGXH Trợ giúp xã hội

Tp HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 4

Theo dõi mức hỗ trợ chi phí mai táng qua từng thời kỳ

Tổng hợp số người trên 80 tuổi được hưởng trợ cấp xã hộihàng tháng trên địa bàn quận 10, thành phố Hồ Chí MinhTổng hợp số người trên 80 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tếtrên địa bàn quận 10, thành phố Hồ Chí Minh

Tổng hợp số người trên 80 tuổi được hỗ trợ chi phí mai tángtrên địa ban quan 10, thành phố Hồ Chí Minh

Trang 5

MỤC LỤC

PHAN MO DAU

Chương 1: MOT SO VAN DE CHUNG VE BAO TRỢ XÃ HỘI VA PHAP

LUAT BAO TRO XA HOI CHO NGUOI TREN 80 TUOI

1.1 Người trên 80 tuổi và bảo trợ xã hội cho người trên 80 tudi

1.1.1 Người trên 80 tuổi

1.1.2 Đặc điểm của người trên 80 tuôi

1.1.3 Sự cần thiết phải bảo trợ xã hội cho người trên 80 tuôi

1.2 Pháp luật về bảo trợ xã hội cho người trên 80 tuổi

1.2.1 Khái niệm pháp luật bảo trợ xã hội cho người trên 80 tuôi

1.2.2 Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật bảo trợ xã hội cho người trên

80 tuổi

1.2.3 Nội dung của pháp luật bảo trợ xã hội cho người trên 80 tuổi

1.2.4 Vai trò của pháp luật bảo trợ xã hội cho người trên 80 tuôi

Chương 2: QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT HIỆN HANH VE BẢO TRỢ XÃ

HỘI CHO NGƯỜI TREN 80 TUOI Ở VIỆT NAM

2.1 Các chế độ bảo trợ xã hội cho người trên 80 tuổi

2.1.1 Chế độ trợ giúp xã hội cho người trên 80 tuổi tại cộng đồng

2.1.2 Chế độ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người trên 80 tuổi tại cộng đồng

2.1.3 Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng người trên 80 tuôi tại các cơ sở bảo

trợ xã hội, nhà xã hội

2.2 Thủ tục thực hiện bảo trợ xã hội cho người trên 80 tuổi

2.2.1 Thủ tục thực hiện chế độ trợ giúp xã hội cho người trên 80 tuổi tại

cộng đồng

2.2.2 Thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người trên 80 tudi tại cộng đồng

2.2.3 Thủ tục tiếp nhận người trên 80 tuôi vào cơ sở bảo trợ xã hội, nha

xã hội

2.3 Nguồn tài chính thực hiện bảo trợ xã hội cho người trên 80 tuổi

2.3.1 Nguồn tài chính thực hiện bảo trợ xã hội cho người trên 80 tuôi từ

ngân sách địa phương

2.3.2 Nguồn tài chính thực hiện bảo trợ xã hội cho người trên 80 tuổi từ

ngân sách trung ương

2.4 Quan lý nhà nước về bảo trợ xã hội cho người trên 80 tuổi

2.4.1 Cơ quan quản lý nhà nước và thực hiện về bảo trợ xã hội cho

người trên 80 tudi

14

18 21

24 25 25

37

40

40 42

42 44

45

45 45

46

Trang 6

Chương 3: THỰC TIỀN THỊ HÀNH PHÁP LUẬT VẺ BẢO TRỢ XÃ HỘI

CHO NGƯỜI TREN 80 TUỔI TẠI QUAN 10, THÀNH PHO

HÒ CHÍ MINH VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

3.1 Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo trợ xã hội cho người trên 80tuổi tại Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

3.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội Quận 10, Thành phố Hồ

Chí Minh

3.1.2 Những kết quả đạt được về bảo trợ xã hội cho người trên 80 tuổi

tại Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

3.1.3 Một số van dé còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong

thực hiện bảo trợ xã hội cho người trên 80 tuổi tại Quận 10,Thành phố Hồ Chí Minh

3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi phápluật về bảo trợ xã hội cho người trên 80 tuỗi tại Quận 10, Thành phố

Hồ Chí Minh

3.2.1 Yêu cầu của các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quảthực thi pháp luật về bảo trợ xã hội cho người trên 80 tudi tại Quận

10, Thành phố Hỗ Chí Minh

3.2.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo trợ xã hội cho người trên 80 tudi

tại Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

3.2 3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo trợ xã hội

cho người trên 80 tuổi tại Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 7

PHẢN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Theo quy luật tự nhiên, đến độ tudi trên 80, con người sé già yếu và phát sinhnhiều van đề về sức khỏe, tâm lý Khi đó, sức khỏe suy giảm do quá trình lão hóasâu, tâm lý không 6n định, dé bị trầm cảm vì thế người trên 80 tuổi không thé làmviệc dé tự lo được đời sống cho ban thân mình Trong nhiều trường hợp, họ còn gặpnhiều khó khăn trong việc thực hiện các sinh hoạt thường ngày của bản thân Bởithé, người trên 80 tuổi thuộc nhóm người yếu thế trong xã hội Họ cần được quantâm, chăm sóc và bảo vệ của người thân, gia đình, nhà nước và cộng đồng xã hội đểbảo đảm cuộc sống

Xuất phát từ những đặc điểm này và nham dé bảo đảm ASXH của đất nước,hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có chính sách chăm sóc, bảo vệ người caotuổi nói chung và đặc biệt là người già trên 80 tuổi nói riêng Theo đó, các quốc giađều chú trọng xây dựng hệ thông pháp luật ASXH mà trong đó BTXH luôn đượccoi là nội dung cơ bản Trong nội dung về BTXH thì các đối tượng được BTXHluôn hướng đến nhóm người yếu thé trong xã hội, mà người trên 80 tuổi là mộttrong số đó

Ở Việt Nam, ngay từ khi đất nước giành được chính quyền năm 1945, hoạtđộng ASXH đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, trong đó có hoạt động BTXHcho người cao tuôi Song, trong thời gian dài, các hoạt động BTXH (trước đây gọi

là cứu tế xã hội, cứu trợ xã hội) nói chung, BTXH cho người trên 80 tuổi nói riêngchỉ mang tính tình thế và tùy nghi theo quyết định của cấp có thâm quyền ở từngthời kỳ Đến năm 2000, với sự ra đời của Nghị định số 07/2000/NĐ-CP, chế độ cứu

tế xã hội mới được quy định cụ thé Từ đó đến nay, chế độ này luôn được bố sung,sửa đôi cho phù hợp với thực tế tuổi thọ, nhu cầu sinh sống, chăm sóc của ngườitrên 80 tuổi, phù hợp với mục đích ASXH đặt ra của Đảng va nhà nước, cũng nhưđiều kiện về kinh tế - xã hội của đất nước

Dù có nhiều ưu điểm trong việc tạo cơ sở pháp lý cho người trên 80 tuôihưởng quyền được bảo vệ, chăm sóc đời sống vật chất và tinh than, nhưng các quyđịnh về điều kiện hưởng, chế độ trợ cấp, mức hưởng quyền lợi, thủ tục thực hiện chitrả chế độ, nguồn chi trả cũng như quản lý nhà nước về BTXH cho người trên 80

tuổi vẫn còn một số bất cập Trong khi đó, dân số Việt Nam đang ngày càng gia

Trang 8

Nam có khoảng gần 1,5 triệu người trên 80 tuôi.'

Tại địa bàn Q.10, Tp HCM, tỷ lệ người trên 80 tuôi khá cao Chính quyềnQuận cũng như các cơ quan có thâm quyền luôn chú trọng bảo đảm đời sống chonhóm cư dân đặc biệt này Dựa trên cơ sở quy định của pháp luật chung và quy địnhriêng của Tp HCM, Q.10 luôn thực hiện đầy đủ chế độ BTXH cho người trên 80tuổi, để giúp họ bảo đảm đời sống, được chăm sóc sức khỏe dé sống vui, sống khỏe

và hòa nhập cộng đồng Tuy nhiên, thực tiễn thi hành pháp luật BTXH cho ngườitrên 80 tuôi trên địa bàn vẫn còn một số vẫn đề phát sinh Đó là mức TCXH hàngtháng chưa đảm bảo được nhu cầu về mức sinh hoạt tối thiểu của người trên 80 tuôi,một số người trên 80 tuổi có hoàn cảnh khó khăn nhưng chưa được hưởng chế độBTXH theo quy định, nguồn vật chất đảm bảo đời sống người trên 80 tuổi khi sinhsống trong cơ sở BTXH, nhà cộng đồng còn hạn chế

Trước thực trạng trên, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về BTXHcho người trên 80 tuổi và thực tiễn thi hành ở địa bàn Q.10, Tp HCM, từ đó đưa ramột số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện phápluật về BTXH cho người trên 80 tuôi trên địa bàn này cũng như ở phạm vi cả nước

là van dé cần thiết Cho nên, tôi đã lựa chọn van đề “Pháp luật về bảo trợ xã hộicho người trên 80 tuổi và thực tiễn thi hành tại Quận 10, Thanh phố Hồ ChíMinh” dé làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ luật học của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Người trên 80 tuôi, BTXH cho người trên 80 tudi và pháp luật về BTXH chongười trên 80 tuôi là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như xã hộihọc, kinh tế học, tâm lý học, luật học

Dưới góc độ tâm lý học và xã hội học, hiện có rất nhiều công trình nghiêncứu Ví dụ: Các bài viết trên các tạp chí như: Nguyễn Đình Cử (2011), Chăm sóc vàphát huy nguồn lực người cao tuổi ở nước ta, Tạp chí Cộng sản, số 56 năm 2011;

Đỗ Hùng, Đoàn Hiền (2011), Các nước Bắc Âu với chính sách chăm sóc người caotuổi, Tạp chí Cộng sản, số 62 năm 2012; Hoàng Mộc Lan (2012), Các mối liên hệ

xã hội của người cao tuổi tại một số trung tâm dưỡng lão ở Hà Nội, Tạp chí Tâm lyhọc, số 165 năm 2012; Trần Hoàng Thị Diễm Ngọc (2013), Tâm trạng của ngườicao tudi trong mỗi quan hệ gia đình qua nghiên cứu một số chân dung tâm ly, Tạp' http://hoinguoicaotuoi.vn/c/da-dang-cac-loai-hinh-cham-soc-suc-khoe-nguoi-cao-tuoi-3482.htm.

Trang 9

chí Tâm lý học, số 9 năm 2013; Trần Hoàng Thị Diễm Ngọc (2014), Tâm trạng củangười cao tuôi trong mối quan hệ với gia đình, Tạp chí Tâm lý học, số 5 năm 2014;Hoàng Mộc Lan (2014), Nhận thức về bản thân của người cao tuổi, Tạp chí Tam lyhọc, số 10 năm 2014; Hoàng Mộc Lan (2015), Đặc điểm nhân cách của nguoi caotudi, Tạp chi Tâm ly học, số 3 năm 2015; Vũ Dũng (2015), Đời sống tinh thần củangười cao tudi ở nước ta và những van đề đặt ra, Tap chí Tâm lý học, số 7 năm2015; Hoàng Mộc Lan, Vũ Kim Duyên (2015), Nhu cầu và trợ giúp tâm lý - xã hộicho người cao tuổi, Tạp chí Tâm lý học, số 11 năm 2015; Trần Hoàng Thị DiễmNgọc (2016), Một số nguyên nhân căn bản ảnh hưởng đến tâm trạng người cao tuôi,Tạp chí Tâm lý học, số 2 năm 2016; Vũ Dũng (2016), Một số đặc điểm tâm lý củanguoi cao tudi, Tap chi Tam ly hoc, số 3 năm 2016 Các bài viết này chủ yếu tìmhiểu về tâm - sinh lý của người cao tuổi, trong đó có người trên 80 tuôi, qua đó địnhhướng về cách thức chăm sóc, bảo vệ cho người cao tuôi theo nhu cầu về tâm - sinh

lý của họ.

Dưới góc độ luật học, theo khảo cứu của chúng tôi thì các công trình nghiên

cứu về pháp luật BTXH cho người trên 80 tuổi chưa nhiều Chỉ có một số côngtrình nghiên cứu liên quan về chế độ BTXH nói chung hoặc chế độ BTXH đối vớingười cao tuổi nói riêng Đó là: Giáo trình Dé án 32 của Cục bảo trợ xã hội năm2012; Giáo trình Luật an sinh xã hội Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nộinăm 2013; Sách tham khảo “Pháp luật an sinh xã hội - những van đề lý luận và thựctiễn” Nxb Tư pháp năm 2010 của các giả Nguyễn Hiền Phương Theo đó, các côngtrình này đề cập đến một số nội dung có liên quan đến pháp luật BTXH cho ngườicao tudi, trong đó có người trên 80 tudi

Ngoài ra, có một số bài viết đăng trên các tạp chí, như: Nguyễn Hiền Phương(2013), Pháp luật bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật tại Việt Nam - Thực tiễn

và một số kiến nghị, Tạp chí Luật học, số Đặc san pháp luật người khuyết tật năm2013; Nguyễn Hiền Phương (2008), Một số bất cập của pháp luật bảo trợ xã hội vàhướng hoàn thiện, Tạp chí Luật học; Đào Mộng Điệp (2012), Pháp luật bảo trợ xãhội và hướng hoàn thiện, Tạp chí Luật học, SỐ 3/2012; Đặng Như Lợi (2014), Cảicách Luật bảo hiểm xã hội dé mở rộng bảo hiểm hưu trí đối với nguoi cao tuôi, Tạpchí Lý luận chính trị, số 12 năm 2014

Bên cạnh đó, có một số các luận án, luận văn cũng có đề cập đến nội dungBTXH và pháp luật về BTXH ở Việt Nam, trong đó có giới thiệu về đối tượng

Trang 10

“Xây dựng khung pháp luật ASXH ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay”của tác giả Nguyễn Hiền Phương, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2009 Cácluận văn thạc sĩ luật học như: Luận văn “Pháp luật người cao tuổi và van dé bảo vệngười cao tuổi ở Việt Nam hiện nay” của Đào Thị Tuyền, Trường Đại học Luật HàNội, năm 2014; Luận văn “Chế độ bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật - nhữngvan đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Đức Hoàng, Trường Đại học Luật

Hà Nội năm 2013.

Nhìn chung, các công trình này nghiên cứu các van đề pháp luật về BTXH

và thực tiễn thực hiện Từ việc phân tích những bat cập trong quy định của phápluật BTXH và thực tiễn thực hiện, các công trình đã đưa ra kiến nghị hoàn thiệnpháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật BTXH nói chung hoặc về các van

đề bảo vệ người cao tuôi, người khuyết tật theo quy định trước đây trong Nghịđịnh 67/2007/NĐ-CP Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu riêng vềpháp luật BTXH cho người trên 80 tuổi theo quy định của pháp luật hiện hành Vàđặc biệt, cũng chưa có công trình nào nghiên cứu về thực tiễn thi hành pháp luậtBTXH cho người trên 80 tuổi ở Q.10, Tp HCM Vì thế, có thé khang định răng đây

là công trình nghiên cứu đầu tiên về van đề pháp luật BTXH cho người trên 80 tuôi

và thực tiễn thi hành tại Q.10, Tp HCM

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu của luận văn là nhằm nghiên cứu có hệ thống một số van dé lý luận

về BTXH cho người trên 80 tuôi, pháp luật về BTXH cho người trên 80 tuổi Trên

cơ sở quan điểm về lý luận được nghiên cứu, luận văn tập trung phân tích thực trạngpháp luật về BTXH cho người trên 80 tuổi theo quy định của pháp luật hiện hành vàthực tiễn thi hành tại Q.10, TP HCM Thông qua việc đánh giá những điểm bắt cậpcủa pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật tại Q.10, Tp HCM, luận văn đề xuấtsửa đồi, bố sung một số quy định về BTXH va đưa ra một số giải pháp nhằm nângcao hiệu quả thực hiện pháp luật BTXH cho người trên 80 tuổi tại Việt Nam nóichung, tại Q.10, Tp HCM nói riêng theo hướng phù hợp với sự phát triển về kinh tế

- xã hội trong bối cảnh hiện nay

Từ mục tiêu trên, luận văn tập trung vào các nhiệm vụ chính sau đây:

Một là, nghiên cứu dé làm rõ hơn một số van dé lý luận về BTXH, pháp luật

vê BTXH cho người trên 80 tuôi Cụ thê là vê khái niệm, đặc điêm của người trên

Trang 11

80 tuổi, BTXH cho người trên 80 tuôi; khái niệm, nguyên tắc, nội dung, vai trò củapháp luật BTXH cho người trên 80 tuổi.

Hai là, phan tích, đánh gia thực trạng các quy định của pháp luật hiện hành

và thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về BTXH cho người trên 80 tuổi tạiQ.10, Tp HCM Từ đó, rút ra những nhận xét về ưu điểm, khuyết điểm, những tồntại, bat cập trong các quy định đó, trên cơ sở có sự so sánh, đối chiếu với các quyđịnh của pháp luật Việt Nam trước đây.

Ba là, đề xuất các ý kiến sửa đổi, b6 sung quy định của pháp luật hiện hành

về BTXH cho người trên 80 tuổi trên cơ sở lý luận và thực trạng pháp luật, thực tiễnthi hành pháp luật đã nghiên cứu, nhằm đảm bảo sự hoàn thiện và nâng cao hiệu quảthực hiện pháp luật BTXH cho người trên 80 tuổi ở Việt Nam và ở Q.10, Tp HCMhiện nay.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam vềBTXH đối với người trên 80 tuổi Trong đó, chủ yếu trong các văn bản sau: Nghịđịnh 136/2013/NĐ-CP, Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật, Luật Bảo hiểm

xã hội, Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn thi hành các quy định này.Đồng thời, luận văn nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật trên cơ sở các số liệuthực tiễn của cơ quan có thẩm quyền tại Q.10, Tp HCM trực tiếp thi hành pháp luậtBTXH đối với người trên 80 tuổi

Ngoài ra, pháp luật của một số quốc gia khác có liên quan đến BTXH chongười trên 80 tudi cũng là phạm vi nghiên cứu của luận văn

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của học thuyết Lênin bao gồm phép biện chứng duy vật và phương pháp luận duy vật lịch sử Theo

Mác-đó, vấn đề pháp luật BTXH cho người trên 80 tuổi được nghiên cứu luôn ở trạngthái vận động và phát triển trong mối quan hệ không tách rời với các yếu tố tâm lý,

xã hội, kinh tế, chính trị Trong quá trình nghiên cứu, luận văn còn dựa trên cơ sởcác quan điểm, định hướng của Đảng và nhà nước về chính sách BTXH nói chung,chính sách BTXH cho người trên 80 tuổi nói riêng ở Việt Nam

Các phương pháp nghiên cứu cụ thé được sử dụng dé thực hiện luận văn baogồm các phương pháp lịch sử, phân tích, chứng minh, so sánh, so sánh luật học,tổng hợp, dự báo khoa học

Trang 12

có sự kết hợp đan xen các phương pháp nghiên cứu với nhau nhằm đạt được mụctiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Y nghĩa khoa hoc: Luan văn đã làm rõ hơn các khái niệm về BTXH chongười trên 80 tuổi, pháp luật BTXH cho người trên 80 tuổi Khái quát các van đề vềnguyên tắc, nội dung pháp luật, vai trò của pháp luật về BTXH cho người trên 80tuổi Phân tích một cách có hệ thống các nội dung quy định của pháp hiện hành vềBTXH cho người trên 80 tuổi ở Việt Nam và việc áp dụng các quy định này trongthực tiễn thi hành tại Q.10, Tp HCM Từ các vấn đề lý luận và thực trạng quy địnhcủa pháp luật và thực tiễn thi hành, luận văn đã đưa ra các kiến nghị, hoàn thiện một

số quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về BTXH chongười trên 80 tuổi ở Việt Nam nói chung và ở Q.10, Tp HCM nói riêng

Y nghĩa thực tiễn: Luận văn cung cấp kiến thức cho những người đang thựchiện pháp luật về BTXH cho người trên 80 tuổi, cho các cán bộ làm công tác laođộng - xã hội nói chung, ở cấp xã, cấp huyện nói riêng Qua đó, giúp họ thực thipháp luật BTXH một cách chính xác, dam bảo quyên lợi tối đa cho người trên 80tuôi Bên cạnh đó, luận văn cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên, họcviên, các nhà nghiên cứu về pháp luật BTXH nói chung, pháp luật BTXH cho ngườitrên 80 tuổi nói riêng

7 Kết cầu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nộidung luận văn được kết câu gồm 3 chương:

Chương 1: Một sô vẫn đề chung về BTXH và pháp luật bảo trợ xã hội chongười trên 80 tuổi

Chương 2: Quy định của pháp luật hiện hành về bảo trợ xã hội cho ngườitrên 80 tuổi ở Việt Nam

Chương 3: Thực tiễn thi hành pháp luật bảo trợ xã hội tại Quận 10 Thành

phố Hồ Chí Minh và giải pháp hoàn thiện

Trang 13

Chương 1MOT SO VAN DE CHUNG VE BAO TRỢ XÃ HỘI

VA PHAP LUAT BAO TRỢ XA HOI CHO NGƯỜI TREN 80 TUOI

1.1 Người trên 80 tuổi và bảo trợ xã hội cho người trên 80 tuổi

1.1.1 Người trên 80 tuổi

Người trên 80 tudi là một bộ phận trong số những người cao tuổi, có nhữngđặc điểm chung của người cao tuổi đó là bị lão hóa về tâm lý, sinh lý, thu nhậpgiảm, khả năng lao động giảm, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, trong sinh hoạtthường ngày Ngoài ra, do tuổi cao, sức khỏe yếu, thường hay đau bệnh nên ngườitrên 80 tuổi phần lớn không tự lo liệu được cuộc sống hằng ngày cho bản thânmình Họ cần được người thân chăm sóc, nuôi dưỡng và xã hội quan tâm giúp đỡ

Trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển, tuổi thọ người dân cao như Thụy

Si, Thuy Điển, Nhat Bản, Singapore thì số lượng người trên 80 tuôi chiém tỷ lệlớn Chang hạn ở Nhật Bản hiện nay có hơn một phan tư dân số ở độ tuổi trên 65.Dân số này dự kiến sẽ tăng lên 40% vào năm 2055.” Bởi vậy, nhiều các quốc gia đãrất chú trọng tới việc bảo vệ và chăm sóc đối với cộng đồng người già này Tuynhiên, tùy vào điều kiện kinh tế - xã hội của mình mà các quốc gia đưa ra khái niệmkhác nhau về người cao tuổi nói chung, khái niệm người trên 80 tuổi nói riêng

Ở Việt Nam những năm gần đây, do điều kiện kinh tế phát triển, chế độchăm sóc y tế cho mọi người dân được coi trọng, cũng như do nhiều nguyên nhânkhác nên tuổi thọ người dân không ngừng tăng cao Theo thống kê, hiện nay ở ViệtNam có khoảng 1,5 triệu người trên 80 tuổi Điều đó đặt ra cho nhà nước và xã hộitrách nhiệm lớn trong việc chăm sóc và bảo đảm các điều kiện vật chất và tinh thầncho người trên 80 tudi Vì vậy, việc nghiên cứu và đưa ra khái niệm thống nhất vềngười trên 80 tuôi là cần thiết, tạo cơ sở về mặt lý luận dé Dang va nha nước hoạchđịnh các chính sách ASXH nói chung, chính sách về BTXH nói riêng cho ngườitrên 80 tuôi ở giai đoạn hiện nay và những năm tới

Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu cũng như trong các văn bản phápluật, chưa có khai niệm người trên 80 tuổi Vi vay, co thé dua ra khái niệm ngườitrên 80 tuôi này từ khái niệm người cao tuôi nói chung.

+, http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/khung-hoang-nhan-luc-cham-soc-nguoi-cao-tuoi-o-nhat-3 158671 html Cap nhat ngay 2/7/2016.

Trang 14

“Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tudi

aD

trở lên” Từ đó, có thé hiểu người trên 80 tuôi là người có độ tudi trên 80 Hay nóicách khác, ở Việt Nam, người trên 80 tuôi là công dân Việt Nam trên 80 tuôi

1.1.2 Đặc điểm của người trên 80 tuổi

* Vé sinh lý: Người cao tuôi nói chung, người trên 80 tudi nói riêng có sựthay đôi rất lớn về sinh lý Đây là giai đoạn thể hiện sự lão hóa rõ rệt Đó là tóc bạc,

da môi, có nhiều nếp nhăn Ở tuổi này, da họ bị khô và thô do quá trình trao đôi chấtkhông được như trước Các mạch máu vi thé cũng mỏng và dé vỡ, nên đưới da cónhiều đốm xanh đen nhỏ Người trên 80 tuổi có bộ răng yếu nên họ không thé ăncác thức ăn dai hoặc cứng Đối với người trên 80 tuôi, mắt, tai, mũi, lưỡi và các cơquan cảm giác hoạt động kém hiệu quả hoặc đối với một số người, các cơ quan nàykhông còn hoạt động Do đó ở tuôi này, hầu như tất cả đều bị một trong các triệuchứng như tai điếc, mắt mờ, không còn cảm giác về mùi, vị của thức ăn Các cơquan nội tạng của người trên 80 tuổi đều bi lão hóa va dé bị tổn thương, nếu bị tổnthương sẽ khó có khả năng hồi phục Cho nên, ở tuổi này họ đều bị một số chứngbệnh mãn tính như thận suy, gan và bao tử yếu Hầu như tat cả người trên 80 tuổiđều không có khả năng thích nghi với sự thay đổi của thời tiết hoặc của môi trườngxung quanh Điều này lý giải vì sao mỗi lần khí hậu chuyển mùa thì người trên 80tuổi dé bị tử vong

Với những đặc điểm về sinh lý như vậy, người trên 80 tuôi thường mắc phảimột trong số các bệnh sau đây: Các bệnh về tim mạch và huyết áp (cao huyết áp,nhéi máu cơ tim, suy tim, loạn nhịp tim); các bệnh về xương khớp (thoái hóa khớp,loãng xương, bệnh gút); các bệnh về hô hấp (cảm sốt, viêm họng, viêm mũi, cúm,viêm phế quản, viêm phối, ung thư phổi); các bệnh về răng miệng (khô miệng, sâurăng, bệnh nha chu); các bệnh về dinh dưỡng và đường tiêu hóa (suy đinh dưỡng, ănkhông tiêu) Ngoài ra, người trên 80 tuổi rat dé mắc các bệnh về thần kinh va cácbệnh về ung bướu."

* Vé tâm lý: Người trên 80 tuổi thường hay có những suy nghĩ tiêu cực như

là sợ mất tài sản, sợ có người hại mình, hại người thân của mình, sợ không ai chămsóc, lo lắng cho mình Bên cạnh đó, họ luôn cảm thấy bất lực và tủi thân, tâm trạng

* Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2012), Dé án 32, Chương trình đào tạo bồi dưỡng nghề công tác xã hội cho cán bộ tuyên cơ sở (xã/phường, thôn/âp/bản).

Trang 15

lúc nào cũng chán nản, buồn phiền, hay tự dan vặt mình Người trên 80 tuôi cũngrất nhạy cảm, chỉ với một thái độ hay một câu nói thiếu tế nhị cũng có thé làm ho tự

ái, tủi thân cho rằng mình già rồi nên bị con cháu coi thường

Ở người trên 80 tuổi, một đặc điểm về tâm lý thường thấy là họ có triệuchứng của bệnh trầm cảm, nói nhiều, hay bắt lỗi người khác, trở thành người tráitính, hay ghen ty Đồng thời, họ hay can thiệp sâu vào cuộc sống riêng tư của concháu vì họ cho rằng mình có quyền đó

Tâm lý của người trên 80 tuổi giống với tâm lý của một đứa trẻ, họ luôn cócảm giác cô đơn, rất muốn được nhiều người quan tâm, lo lắng cho mình và họ sợphải ở nhà một mình Ngoài ra, họ rất sợ phải đối mặt với cái chết, luôn hướng vềquá khứ và hay viéng mộ tổ tiên."

* Vé khả năng lao động, tự lo liệu cuộc sống: Với những đặc điềm về tâm ly,sinh lý như đã phân tích ở trên, người trên 80 tuổi đa số không còn khả năng laođộng, và vì thế họ không có khả năng tự lo liệu cuộc sống cho bản thân mình Hầuhết mọi sinh hoạt hàng ngày như nau ăn, giặt giũ, đi lại đều phụ thuộc vào ngườithân trong gia đình Họ chỉ có thé tự phục vụ các sinh hoạt co bản hàng ngày chứkhông còn khả năng tạo ra của cải vật chất

Ở Việt Nam, người trên 80 tuôi hiện vẫn phải ở chung với con, cháu, ngườithân Cho nên nếu người thân của họ có nguồn thu nhập cao thì cuộc sống của họcũng sẽ được đảm bảo đầy đủ, ngược lại, nếu người thân của họ có nguồn thu nhậpthấp thì cuộc sống của họ cũng sẽ rất khó khăn

* Vé tham gia các hoạt động xã hội: Với những đặc điềm riêng biệt về tâm

lý, sinh lý như đã phân tích, người trên 80 tuôi rất hạn chế trong tham gia các hoạtđộng xã hội như: lao động tạo ra của cải vật chất, học tập, tham gia các hoạt độngthê dục thể thao Lý do là vì sức khỏe của họ không đảm bảo đề thực hiện các hoạtđộng này Người trên 80 tuổi ít khi đi ra ngoài một mình, hoặc nếu đi thì phải cóngười thân đi theo Cho nên có thé nói, hầu như người trên 80 tuổi không tham giavào các hoạt động xã hội.

Qua những nghiên cứu về đặc điểm của người trên 80 tuổi, chúng ta nhậnthấy đa số người trên 80 tuổi đều sống nhờ vào con, cháu và gia đình Nên nếu concháu hoặc gia đình rơi vào hoàn cảnh nghèo khó thì họ cũng phải sông cuộc sông

* Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2012), Đề án 32, Chương trình đào tạo bồi dưỡng nghề công tác xã hội cho cán bộ tuyên cơ sở (xã/phường, thôn/âp/bản).

Trang 16

khó khăn đó Vì vậy, họ rất cần có sự trợ giúp của nhà nước, của xã hội các điềukiện về vật chất và tinh thần để duy tri cuộc song Từ đó, ho mới có thé hòa nhậpvới xã hội, hòa nhập với cộng đồng và có thể phát huy vai trò của mình trong giađình và trong xã hội.

1.1.3 Sự cần thiết phải bảo trợ xã hội cho người trên 80 tuổi

1.1.3.1 Khải niệm bảo trợ xã hội và bảo trợ xã hội cho người trên 80 tuổi

* Bao trợ xã hội

Trong xã hội, bên cạnh những người có cuộc sống đầy đủ, luôn gặp thuận lợitrong công việc và trong cuộc sống, có thé tự lo liệu mọi việc và đạt được ước mơcủa mình, thì cũng có những con người bất hạnh, không may mắn, già yếu màkhông tự lo liệu được cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của bản thân Đối với những đối tượng này, rất cần có sự trợ giúp, hỗ trợ của cộng đồng, của xã hội, của các tôchức, cá nhân có lòng hảo tâm Tuy nhiên, chỉ có sự hỗ trợ của nhà nước là 6n địnhnhất, là giúp cho những người yếu thé này có thé duy tri được cuộc sống, vượt quađược khó khăn dé hòa nhập vào xã hội, hòa nhập vào cuộc sống, phát huy những ưuđiểm, thế mạnh của bản thân để đóng góp vào sự phát triển của xã hội, của đấtnước Sự trợ giúp của nhà nước, cộng đồng xã hội đối với những người có hoàncảnh khó khăn đó chính là trợ giúp xã hội hay còn gọi là bảo trợ xã hội.

Có thé hiểu một cách tổng quát BTXH là sự giúp đỡ của Nhà nước, cộngđồng xã hội về các điều kiện vật chất và tinh thần đối với những người bị lâm vàohoàn cảnh rủi ro, bất hạnh vì nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến không đủ khảnăng tự lo liệu được cuộc sống tối thiểu của bản thân, qua đó giúp họ tránh đượcmối đe dọa của cuộc sống thường nhật hoặc giúp họ vượt qua những khó khăn, 6nđịnh cuộc sống va hòa nhập cộng đồng."

Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động BTXH, hầu hết cácquốc gia trên thế giới đều tô chức thực hiện bảo trợ xã hội băng cách xây dựng phápluật và tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội, phongtục tập quán của quốc gia minh Ở Mỹ, sự ra đời của Đạo luật an sinh xã hội nam

1935 cũng gắn liền với áp lực của nhu cầu BTXH với thực trạng đói nghèo trongđời sống của nhóm người yếu thế như phụ nữ, trẻ em, người già Ở các nước Châu

Âu và các nước kinh tế phát triển, việc quy định và thực hiện BTXH đã được xácđịnh rõ ràng như một trong những điều kiện đảm bảo sự phát triển bền vững của

5 Truong Đại học Luật Ha Nội (2013), Giáo trình Luật an sinh xã hội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 313.

Trang 17

quốc gia, công bằng xã hội Thậm chí, một số nước như Pháp, Thụy Điển, Đức cònxác định BTXH cho những người nghèo nhất chính là trọng tâm và mục tiêu chủđạo của ASXH®

Ở Việt Nam, do đặc điểm riêng về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội,phong tục tập quán, lịch sử chiến tranh chính sách BTXH trở thành chính sáchquan trọng, thể hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đối với một bộphận người gặp khó khăn trong xã hội Thé chế hóa chính sách xã hội mang đậmtính nhân đạo này, tùy thuộc vào các giai đoạn khác nhau của điều kiện kinh tế - xãhội, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thé chế độ BTXH vớiphạm vi đối tượng, điều kiện hưởng, mức hưởng và quy định về tô chức thực hiện ˆTrong đó, đối tượng của BTXH là mọi người dân trong xã hội không phân biệt vịthế và thành phần xã hội khi gặp phải khó khăn, thiếu thốn, lâm nạn, cơ nhỡ, giàyếu do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến cuộc sông thường ngày hoặc lâu dàicủa họ bị đe dọa Đây là những thành viên có mức sống thấp hơn mức sống tối thiểucủa xã hội hoặc gặp khó khăn, rủi ro cần có sự nâng đỡ về vật chat

Căn cứ vào độ tuổi, dạng tật, nguyên nhân túng quan, mức độ khó khan màhình thành một hay nhiều nhóm đối tượng như người tàn tật, người già cô đơnkhông nơi nương tựa, người trên 80 tuổi, trẻ mồ côi không người nuôi dưỡng, người

bị hậu quả do thiên tai địch họa, người đói nghèo

* Bao trợ xã hội cho người trên 80 tuổi

Bao trợ xã hội cho người trên 80 tuổi là một bộ phan của BTXH Vi vậy, cóthé dựa vào khái niệm BTXH dé đưa ra khái niệm BTXH cho người trên 80 tuổi.Theo đó, BTXH cho người trên 80 tuổi là sự trợ giúp của nhà nước, của cộng đồng

xã hội cho người trên 80 tuổi có thể duy trì được cuộc sống, vượt qua những khókhăn về tuổi già dé bảo đảm cuộc sống xã hội

Bảo trợ xã hội cho người trên 80 tuổi không đặt ra yêu cầu người trên 80 tuổiphải có sự đóng góp dé đảm bảo điều kiện thụ hưởng Người trên 80 tuổi đủ điềukiện theo quy định của pháp luật thì được hưởng BTXH.

Trong chính sách bảo trợ xã hội cho người trên 80 tuổi, ngoài chế độ trợ giúpbăng tiền, người trên 80 tuổi còn được trợ giúp về chăm sóc sức khỏe, đời sống tỉnhthân và các chê độ chăm sóc khác.

6 Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật an sinh xã hội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.

313, 314.

7 Truong Đại học Luật Ha Nội (2013), Giáo trình Luật an sinh xã hội, Nxb Công an nhân dân, Ha Nội, tr 314.

Trang 18

1.1.3.2 Sự cần thiết phải bao trợ xã hội cho người trên 80 tuổi

* Xuất phát từ thực tế đời sống và nhu cầu của người trên 80 tuổi

Ngoài những người đang hưởng lương hưu, người trên 80 tuổi hiện nay đa số

có thu nhập rất thấp hoặc không có thu nhập Tuy nhiên, du cho có thu nhập haykhông thì người trên 80 tuổi đang lệ thuộc rất lớn vào người thân trong gia đình.Người trên 80 tuổi không có khả năng tự chăm sóc cho bản thân, tự thực hiện cácsinh hoạt hàng ngày như nau ăn, giặt giữ, udng thuốc theo toa khám bệnh Do đó,người thân phải chăm sóc cho người trên 80 tuôi từng bữa ăn, từng viên thuốc Bêncạnh đó, người trên 80 tuổi cũng có nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp, nhu cầu ở trongkhông gian sạch dep, mát mẻ, va các nhu cầu được chăm sóc sức khỏe (do gia yếu,thường hay đau bệnh), nhu cầu được chia sẻ về tinh thần (do không thể tham gia cáchoạt động xã hội) Những nhu cầu này khó thực hiện được đối với những gia đình

có mức sông thấp trong xã hội

Với những lý do đó, nên BTXH đối với người trên 80 tuổi là một trongnhững nội dung trong chính sách ASXH của hầu hết các quốc gia trên thế giới,

trongđó có Việt Nam.

* Xuất phát từ quyên được sống, quyên được đảm bảo mức sống thích dangNgười trên 80 tuổi cũng là công dân của quốc gia, nên họ hoàn toàn có day

đủ các quyền của một con người, đó là quyền được sống, quyền được bình đănggiữa các thành viên trong gia đình, trong xã hội Thêm vào đó, đặc điểm sinh lý củangười trên 80 tuôi là vận động chậm chạp, tay chân run ray, co thé mang nhiéu bénhtật, đặc điểm tâm lý của người trên 80 tuổi là cô đơn, cần được chia sẻ, cần đượcchăm sóc nên ngoài những quyền cơ bản của con người, họ còn có quyền được yêuthương, đùm bọc và được bảo vệ trước những biến có xảy ra với mình Phải nhậnthức rang bảo trợ xã hội đối với người trên 80 tuổi không phải là sự ban ơn của nhànước đối với những người không còn khả năng lao động, mà đây là một sự tri ân đốivới những người đã có đóng góp cho sự phát triển của xã hội, của đất nước trongsuốt thời gian tudi còn trẻ Vì thé, đây là trách nhiệm chung của từng cá nhân, tôchức trong xã hội, là nhiệm vụ chung của cả cộng đồng

* Xuất phát từ quan điểm của Đảng và nhà nước về an sinh xã hội

Nhăm bảo đảm sự bình dang giữa các thành viên trong xã hội, không phanbiệt giới tính, tôn giáo, địa vị, tuổi tác góp phan làm ổn định xã hội, 6n định chínhtrị, làm giảm thiêu bât ôn xã hội, Đảng và Nhà nước đã đê ra nhiêu chính sách đê

Trang 19

đảm bảo đời sống cho người trên 80 tuổi Tại Đại hội toàn quốc lần thứ VIII, lần thứ

IX, lần thứ X, lần thứ XI và gần đây nhất là lần thứ XII cũng đặt ra nhiệm vụ BTXHcho các đối tượng bất hạnh, yếu thé trong xã hội, dam bảo công bằng xã hội Thôngqua đó, Hiến pháp năm 2013 là cơ sở pháp lý quan trọng dé thực hiện hoạt độngBTXH đối với người trên 80 tuổi Đó là: “Không ai bị phân biệt đối xử trong đờisống chính tri, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”.Š “Nha nước tạo bình đăng về cơ hội

dé công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phat triển hệ thống an sinh xã hội, có chínhsách trợ giúp người cao tuôi, người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnhkhó khăn khác”.”

Dé các quy định của Hiến pháp đi vào đời sống, Nhà nước đã thê chế hóa bằngcác quy định cu thé trong pháp luật chuyên ngành Theo đó, có thé kế đến một số vănbản quy phạm pháp luật quy định về BTXH cho người trên 80 tuổi như: Luật Ngườicao tuôi năm 2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật Người khuyết tật năm

2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày

21/10/2013 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành Tùy thuộc vào các

giai đoạn khác nhau va điều kiện kinh tế - xã hội, nhà nước ban hành các văn bảnquy phạm pháp luật quy định cụ thé về BTXH cho người trên 80 tuổi với phạm vi,đối tượng, điều kiện và mức hưởng khác nhau.

1.2 Pháp luật về bảo trợ xã hội cho người trên 80 tuổi

1.2.1 Khái niệm pháp luật bảo trợ xã hội cho người trên 80 tuổi

Pháp luật là tong thé các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hộiphat sinh trong đời sống Theo đó, pháp luật BTXH cho người trên 80 tuổi đượchiểu là tong hop các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, điều chỉnh cácquan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực BTXH cho người trên 80 tuổi

Pháp luật về BTXH cho người trên 80 tuổi mang tính tat yếu bởi vì:

Thứ nhất, pháp luật là công cụ dé nhà nước quản lý xã hội Căn cứ vào tínhtất yêu phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với các quan hệ xã hội, nhà nước sẽ banhành các quy phạm pháp luật tương ứng Sự điều chỉnh của pháp luật đối với quan

hệ BTXH nói chung, BTXH đối với người trên 80 tuôi nói riêng không nằm ngoàinguyên lý chung đó Sự điều chỉnh này được thiết lập trên cơ sở đảm bảo quyền cơ

bản của con người Thông qua pháp luật, các chính sách BTXH nói chung, BTXH

* Quốc hội (2013), Hiến pháp năm 2013, ngày 28/11/2013, Điều 16.

? Quốc hội (2013), Hiến pháp năm 2013, ngày 28/11/2013, Điều 59.

Trang 20

cho người trên 80 tuổi nói riêng được thé chế hóa thành các quy định pháp lý cótính bắt buộc thực hiện Với chức năng xã hội của nhà nước, BTXH đối với ngườitrên 80 tuổi là trách nhiệm của nhà nước chứ không đơn thuần là mục đích nhânđạo, ban ơn, chiếu cố Các khoản trợ cấp, hỗ trợ cho cuộc song của những người trên 80 tuổi được thực hiện như một sự phân phối lại lợi ích xã hội theo hướng côngbăng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia trong tương quan pháttriển kinh tế - xã hội chung của cộng đồng.

Thứ hai, xuất phat từ tầm quan trọng của BTXH đối với cuộc sông của ngườitrên 80 tuổi BTXH chủ yếu là sự hỗ trợ về tài chính, về vật chất giúp cho cuộc sốngcủa ban thân người trên 80 tuổi và gia đình người trên 80 tuổi bớt di phan nào khókhăn, gánh nặng Bên cạnh đó, sự hỗ trợ này thể hiện thái độ quan tâm của nhànước, của cộng đồng đối với người trên 80 tuổi giúp họ không còn cô đơn, tramcảm, tự ti Nhiều người trên 80 tudi từ đó ý thức được vai trò của họ trong cuộcsống, trong gia đình và trong xã hội, góp phần vào việc giáo dục, dạy dỗ thế hệ trẻ,đóng góp vào sự phát triển của đất nước

Thứ ba, xuất phát từ truyền thống kính trọng người già của dân tộc ViệtNam, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu như: “Kính già, yêu trẻ”;

“Kính già già để tuổi cho”; “Đi hỏi già về nhà hỏi trẻ” Trong suy nghĩ của ngườidân Việt Nam, người già, người trên 80 tuổi là một thành viên của gia đình, một sỐngười trên 80 tuổi còn sức khỏe đã hăng hái tham gia các công việc xã hội như côngtác dang, đoàn thé, chính quyền ở cơ sở, sống vui, sống khỏe, sống có ich cho giađình và cho xã hội, dạy dỗ con, cháu thành người có ích cho xã hội Nhiều tamgương về người trên 80 tuổi đã được xã hội thừa nhận, tôn vinh, con cháu noi theo.Pháp luật về BTXH đối với người trên 80 tuổi không nằm ngoài mục đích tăngcường giáo dục, tuyên truyền cho nhân dân về tầm quan trọng, ích lợi của việcchăm sóc, khai thác những mặt mạnh của người trên 80 tuôi đối với xã hội

1.2.2 Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật bảo trợ xã hội cho người trên

80 tuổi

Bảo trợ xã hội là chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật về ASXH, là

hoạt động vừa mang tính pháp lý vừa mang tính thực tiễn cao do đó cũng phải tuân

theo những nguyên tắc nhất định Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật về BTXHcho người trên 80 tuổi cụ thé như sau:

Trang 21

Một là, nguyên tắc người trên 80 tudi có quyền được hưởng BTXH, không

có sự phân biệt theo tiêu chí nào Xuất phát từ việc đảm bảo quyên con người đượcquy định trong pháp luật quốc tế, các quốc gia đều nhận thức rõ vấn đề này và ghinhận quyền hưởng BTXH cho công dân trong văn bản pháp luật quốc gia Đối vớingười trên 80 tuổi, quyền hưởng BTXH được ghi nhận tại Điều 59 Hiến pháp năm

2013 và được cụ thê hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật

Nội dung nguyên tắc thê hiện ở việc quy định phạm vi và đối tượng áp dụng.Theo đó, mọi thành viên trong xã hội trên 80 tuổi đều có quyền được hưởng BTXH

mà không có sự phân biệt về địa vị, kinh tế, tôn giáo, giới tính, thành phần xã hội Nói cách khác, hầu hết mọi người đều phải già và phải trải qua giai đoạn trên 80tuổi bất kế họ có sức khỏe, kinh tế hay công việc, vì vậy, nếu có tiêu chí đặt ra đểloại bỏ quyền hưởng BTXH của người trên 80 tuổi đều là bất hợp lý Mặc dù vậy,đảm bảo thực hiện quyền này còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế - xã hội củamỗi quốc gia khác nhau, thậm chí phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển khácnhau của từng quốc gia Hơn nữa, cũng không thể coi BTXH là sự ban ơn đơn thuầnhay sự cào bằng bình quân chủ nghĩa mà cần đảm bảo công bằng với đối tượng thụhưởng Vi vậy, pháp luật quy định cụ thé về điều kiện hưởng, mức hưởng các khoảntrợ cấp, hỗ trợ cho người trên 80 tuổi phải đảm bảo công băng và phù hợp với từnggiai đoạn phát triển nhất định Điều này lý giải cho thực tế là mặc dù quyền hưởngBTXH cho người trên 80 tuôi được áp dụng cho tất cả mọi đối tượng, không có sựphân biệt theo tiêu chí nào, nhưng dé được hưởng các khoản trợ cấp, hỗ trợ của hệthống BTXH, người trên 80 tuổi còn phải đảm bảo các điều kiện hưởng cụ thé

Hai là, nguyên tắc mức trợ cấp BTXH đối với người trên 80 tuổi không phụthuộc vào sự đóng góp, thu nhập hoặc mức sống của họ Xuất phát từ những khiếmkhuyết về tâm ly, sinh lý của người trên 80 tuổi, khiến cho họ có những hạn chếnhất định so với những đối tượng khác trong cộng đồng, thậm chí, họ còn khó khăntrong việc đảm bảo sự tồn tại Với mục đích không nhằm bù dap hoac thay thé thunhập của đối tượng hay đảm bao đời sống cho người trên 80 tuổi với những yêu cầuđịnh trước mà chỉ nhằm giúp đỡ, hỗ trợ cho đối tượng thoát khỏi tình trạng cuộcsống thường nhật gặp khó khăn, tạo cơ hội cho họ khẳng định mình, hòa nhập cộngđồng Do vậy, các khoản trợ cấp BTXH cho người trên 80 tuổi không gắn với bat

cứ yêu cầu gì về nghĩa vụ tài chính cho việc thụ hưởng Nói cách khác, để đượchưởng trợ cấp BTXH, người trên 80 tuổi không phải đóng góp tài chính, đồng thời

Trang 22

mức thu nhập, mức sống của họ trước khi đến độ tuéi 80 cũng không phải là tiêu chixác định mức hưởng Không phải trước khi đạt đến độ tuổi trên 80, đối tượng nào

có thu nhập cao, mức sống cao hơn thì hưởng trợ cấp cao hơn và ngược lại Tiêu chíquan trọng dé xác định mức hưởng trợ cấp cho người trên 80 tuổi chính là hoàncảnh sống thực tế của người trên 80 tuổi Chang hạn, người trên 80 tuổi có ngườichăm sóc, kinh tế gia đình khá giả hay người trên 80 tuổi neo đơn, không nơi nươngtựa sẽ là căn cứ quan trọng đề xác định mức trợ cấp, hỗ trợ cho phù hợp Điều này phùhợp với ý nghĩa, mục đích của trợ cấp và đảm bảo công bằng cho người thụ hưởng

Ba là, nguyên tắc thực hiện BTXH phải cân đối giữa nhu cầu thực tế củangười trên 80 tudi với khả năng đáp ứng về điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.Nhu cầu BTXH của người trên 80 tuổi và khả năng đáp ứng của điều kiện kinh tế -

xã hội là một bài toán mà hầu hết các quốc gia phải cân đối trong tương quan đảmbảo quyền của người trên 80 tudi và giải quyết các van đề xã hội, phát triển kinh tế.Thực tế cho thấy, với những đặc điểm riêng khác nhau mà số lượng và nhu cầu bảotrợ của người trên 80 tudi ở các quốc gia khác nhau có sự khác nhau nhất định

Ở Việt Nam, với tỷ lệ đối tượng là người trên 80 tuổi khá cao (gần 1,5 triệungười)'” Tuy nhiên, nhu cầu về BTXH cho các đối tượng khác lại chiếm số đôngnhư: người khuyết tật; người có công với cách mang; người nhiễm HIV; người caotuổi nghèo, neo đơn, không nương tựa Do đó, BTXH cho người trên 80 tuổi chođến nay tai Việt Nam chưa thỏa mãn được nhu cầu của đối tượng Đề đảm bảo thựchiện BTXH cho người trên 80 tuổi có hiệu quả, cần phải xác định được cụ thể nhucầu của người trên 80 tuổi va được chuyển tải bằng điều kiện hưởng trong cáckhoản trợ cấp, hỗ trợ Nhu cầu này phải được đặt trong tương quan chung của điềukiện kinh tế - xã hội với mức sông của người dan

Hiện nay, kinh phí trợ cấp cho hoạt động BTXH đối với người trên 80 tuôichủ yếu do ngân sách địa phương chi trả Chính vi vậy, cần tính toán sao cho phùhợp với khả năng tài chính của địa phương vì có những địa phương có nguồn thunhập lớn và tất yếu nguồn kinh phí dành cho hoạt động BTXH với người trên 80tuổi sẽ nhiều, ngược lại các địa phương có nguồn thu nhập thấp thì nguồn tài chínhcho công tác BTXH đối với người trên 80 tuôi sẽ ít Mặc dù vậy, về cơ bản, việc

cân đôi giữa nhu câu của người trên 80 tuôi va khả năng đáp ứng của điêu kiện kinh

'° http://hoinguoicaotuoi.vn/c/đa-dang-cac-loai-hinh-cham-soc-suc-khoe-nguoi-cao-tuoi-3482.htm.

Trang 23

và kêu gọi các cá nhân, tổ chức cùng tham gia hoạt động trợ giúp này Theo quyluật khách quan, con người ai rồi cũng phải già yếu và mang bệnh tật, ai rồi cũngphải cần đến sự hỗ trợ của nhà nước khi về già, nếu không hưởng lương hưu thìcũng được trợ cấp xã hội Tuy nhiên, do ngân sách nhà nước có hạn, trong khi đó sỐlượng người trên 80 tuổi lại ngày càng tăng lên nên nhà nước ngày càng không đủnguồn ngân sách dé BTXH cho các đối tượng này Do đó, nhà nước kêu gọi sự ủng

hộ, sự đóng góp của các cá nhân, tổ chức trong hoạt động BTXH cho người trên 80tuổi Qua đó, các cá nhân, tổ chức tùy theo kha năng vốn có dé trợ giúp cho ngườitrên 80 tuổi, họ có thé trợ giúp về vat chất hoặc về tinh thần cho người trên 80 tuôi

Bảo trợ xã hội cho người trên 80 tuổi với những khoản trợ cấp, hỗ trợ nuôidưỡng được thực hiện chủ yếu bằng tiền hoặc hiện vật, đáp ứng nhu cầu tối thiểucuộc sống, song cần hướng tới phát huy đa dạng các hình thức, biện pháp bảo trợnâng đỡ tinh than, tâm lý, chăm sóc sức khỏe cho người trên 80 tuổi như: thành lậpcác bệnh viện lão khoa cấp tỉnh, kinh doanh các hoạt động rèn luyện thân thé chongười già Thông qua những hoạt động bảo trợ này, người trên 80 tuổi được đảmbảo về đời sống, được chăm sóc, từ đó giúp họ xóa di mặc cảm, sự cô đơn, tao cho

họ sự tự tin hòa nhập cộng đồng, phát huy những ưu điểm và thế mạnh của ngườitrên 80 tuổi Từ việc xác định trách nhiệm của nha nước đối với cuộc sống củangười trên 80 tuổi thông qua các khoản trợ cấp, hỗ trợ từ tài chính công, nhà nướccũng huy động sự tham gia của cả cộng đồng và gia đình người trên 80 tuổi Mỗi cánhân trong cộng đồng đều có trách nhiệm với các thành viên trong xã hội, với chínhgia đình mình trên cơ sở thương yêu, đùm bọc, che chở lẫn nhau Đây là nền tảngcủa xã hội hóa hoạt động BTXH đối với người trên 80 tuổi

Trong điều kiện hiện nay, việc xã hội hóa thực hiện BTXH đối với ngườitrên 80 tuổi được nhìn nhận theo hướng tiễn bộ Không phải BTXH cho người trên

80 tuổi chỉ dừng lại ở những khoản trợ cấp do nhà nước thực hiện mang tinh banphát, bao cấp mà hướng tới việc huy động nguồn lực và sự quan tâm của cả cộng

đông nham đưa dén sự bảo vệ cao nhât cho người trên 80 tuôi Điêu này thê hiện rõ

Trang 24

qua việc bên cạnh những co so công lập được dam bao hoạt động từ kinh phi nhanước, pháp luật cho phép và khuyến khích thiết lập các cơ sở BTXH ngoài công lậpvới những điều kiện nhất định hướng tới việc bảo đảm và nâng cao chất lượng cuộcsống của người trên 80 tuổi.

1.2.3 Nội dung của pháp luật bảo trợ xã hội cho người trên 80 tuổi

Chế độ bảo trợ xã hội được thực hiện với nhiều đối tượng khác nhau Trong

đó, người trên 80 tuổi là một nhóm đối tượng trong các đối tượng này Vì thế, phápluật các nước trên thế giới cũng không có quy định riêng về BTXH cho người trên 80tuổi mà đều quy định chung trong pháp luật về BTXH nói chung Các nội dung phápluật về BTXH cho người trên 80 tuổi bao gồm các van đề: các chế độ BTXH; thủ tụcthực hiện BTXH; nguồn tai chính thực hiện BTXH; quan lý nhà nước về BTXH

1.2.3.1 Các chế độ bảo trợ xã hội cho người trên 80 tuổi

Chế độ bảo trợ xã hội cho người trên 80 tuổi là các quy định về đối tượng,điều kiện, quyền lợi mà người trên 80 tuổi được hưởng Theo pháp luật các nướccũng như ở Việt Nam, chế độ này bao gồm các quyên lợi được trợ giúp hằng thánggiúp người trên 80 tuổi đảm bảo đời sống hàng ngày, quyền lợi về bảo hiểm y tế vàcác chế độ, quyền lợi khác

Tuy thuộc vào điều kiện cụ thể mà người trên 80 tuôi được hưởng các chế độBTXH sau đây:

- Chế độ trợ giúp xã hội hàng tháng (hay còn gọi là chế độ TGXH thườngxuyên): Chế độ TGXH hàng tháng là sự giúp đỡ về vật chất và các điều kiện sinhsống khác của xã hội một cách thường xuyên cho người trên 80 tuổi Theo đó, chế

độ trợ giúp thường xuyên giúp cho người trên 80 tuổi duy trì được cuộc sống hàngngày, tạo điều kiện cho người trên 80 tuôi được hòa nhập vào cuộc sống, không còncảm giác là người bị phụ thuộc, bị cách ly với xã hội, họ sẵn sàng thể hiện mình,hòa nhập với xã hội.

Chế độ TGXH hàng tháng cho người trên 80 tuổi bao gồm: trợ cấp xã hộihàng tháng, BHYT và hỗ trợ chi phí mai táng Trong đó, trợ cấp xã hội hang tháng

là hoạt động bảo trợ thiết thực nhất, quan trọng nhất và trực tiếp nhất, giúp chongười trên 80 tuổi cơ bản có đủ điều kiện dé duy trì sinh hoạt hàng ngày

- Chế độ trợ giúp xã hội một lan (hay còn gọi là chễ độ TGXH đột xuất): Chế

độ TGXH đột xuất là sự giúp đỡ về vật chất và các điều kiện sinh sống khác củanha nước va xã hội cho người trên 80 tuôi khi gặp phải những rủi ro hoặc khó khan

Trang 25

bất ngờ như thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn làm cuộc sống tạm thời bị đe dọa về lươngthực, nhà ở, chữa bệnh, chôn cất cần phải có sự cứu giúp khan cấp Đây là chế độtrợ cấp gắn liền với các sự cô về thiên tai, hỏa hoạn có ý nghĩa cấp thiết, cấp cứu

vô cùng quan trọng đối với người trên 80 tuổi ''

- Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đông: Ché độ này được áp dụng đốivới người trên 80 tuổi sống tại gia đình với người thân của họ hoặc với người nuôidưỡng họ.

- Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội: Ché độnày được áp dụng đối với người trên 80 tuổi được tiếp nhận vào các cơ sở BTXH, nhà xãhội khi họ không có người trực tiếp nuôi đưỡng tại gia đình hoặc tại cộng đồng

Điểm chung giữa pháp luật của các quốc gia trên thế giới về chế độ BTXHcho người trên 80 tuổi là đều quy định mức hưởng hàng tháng cho người trên 80tuổi, chế độ chăm sóc sức khỏe cho người trên 80 tuổi và chế độ giúp đỡ người trên

80 tuổi hòa nhập cộng đồng Tuy nhiên, mức hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đốivới người trên 80 tuổi ở các quốc gia khác nhau cũng có sự khác nhau nhất định,trên phương diện pháp luật quốc tế, không có một mức nào được đề xuất bắt buộccác quốc gia tuân thủ Những yêu cầu đảm bảo điều kiện sinh sống với những nhucầu cơ bản như ăn, mặc, ở, chữa bệnh được đề xuất trên cơ sở khả năng đáp ứngcủa từng quốc gia Việc đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ và nâng cao mức trợ cấpđược khuyến cáo Hầu hết các quốc gia đều xác định mục đích của trợ cấp khôngnhằm bù đắp hay thay thế thu nhập, mà chỉ nhằm hỗ trợ, giúp đỡ cho đối tượng vìnhững đặc trưng về tâm lý, sinh lý nên gặp khó khăn trong đảm bảo cuộc sống.Xuất phát từ quyền con người, các quốc gia trên thế giới đều nhận thức được vai tròquan trọng của van đề chăm sóc sức khỏe cho người trên 80 tuổi đồng thời xác địnhngười trên 80 tuôi được ưu tiên trong việc khám, chữa bệnh, trong việc hưởng cácdịch vụ chăm sóc sức khỏe, họ không bị phân biệt đối xử

1.2.3.2 Thủ tục thực hiện bảo trợ xã hội cho người trên 80 tuổi

Theo Từ điển Tiếng Việt thì “thủ tục” là “thứ tự và cách thức làm việc theomột lề thói đã được quy định” Như vậy, thủ tục thực hiện BTXH cho người trên

80 tuôi là thứ tự và cách thức dé thực hiện BTXH cho người trên 80 tuôi theo những

quy định của pháp luật.

iu Truong Dai học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật an sinh xã hội, Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội, Tr.345 '2 http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict.

Trang 26

Tùy vào chế độ BTXH được hưởng (trợ cấp hàng tháng: được nhận chămsóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng: được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở BTXH,nhà xã hội ) mà người trên 80 tuổi cần phải thực hiện các thủ tục khác nhau Tuyvậy, điểm chung dé được hưởng BTXH thì đối tượng hưởng phải có hồ sơ đề nghịhưởng chế độ BTXH chứ nhà nước không tự tìm tới các đối tượng dé cho ho đượchưởng chế độ Điều này là hợp lý, tránh tình trạng khai man, khai khống để đượchưởng chế độ bảo trợ, tránh lãng phí tài sản của nhà nước Dé được hưởng BTXH,người trên 80 tuổi phải đảm bảo hồ sơ thủ tục với các quy định luật định như đơn đềnghị, sơ yếu lý lịch, biên bản họp hội đồng xét duyệt trợ cấp và các hồ sơ khác cóliên quan theo yêu cầu của cơ quan hành chính có thẩm quyên.

Nhu vậy, phải khang định rang không phải tự nhiên những người trên 80 tuôiđều được hưởng chế độ BTXH Yếu tố tuôi tác chỉ là yếu tố cần cho việc hưởng chế

độ Yếu tố đủ ở đây đó là phải có bộ hồ sơ hợp lệ và quyết định của cấp có thâmquyền về việc hưởng chế độ của những người trên 80 tuổi

1.2.3.3 Nguôn tài chính thực hiện bảo trợ xã hội cho người trên 80 tuổi

Đề hoạt động BTXH cho người trên 80 tuổi được thực hiện ồn định, lâu dài,đảm bảo được mục đích, cần có nguồn tài chính thực hiện, pháp luật BTXH cácnước đều quy định nhà nước sử dụng nguồn kinh phí trong quỹ phúc lợi xã hội déthực hiện chính sách này.

Ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, thì nguồn tài chính thựchiện BTXH cho người trên 80 tuổi được bảo đảm từ ngân sách Nhà nước Trong đó,ngân sách trung ương chỉ trả những chế độ theo quy định của pháp luật Ngoài ra,tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nguồn hỗ trợ từ cộngđồng, nguồn tài chính thực hiện BTXH cho người trên 80 tuổi tại địa phương có thécao hơn so với quy định.

Bao trợ xã hội cho người trên 80 tuôi là trách nhiệm của Nhà nước nói riêng

và của cả cộng đồng dân cư nói chung nên nguôn tài chính dé thực hiện BTXH chonhững đối tượng này hình thành từ ba nguồn chính là ngân sách nhà nước, từ các cánhân, tô chức đoàn thé, hiệp hội trong nước và của Chính phủ, tô chức, cá nhânnước ngoài Tuy vậy, trách nhiệm đối với hoạt động này trước hết và trên hết làtrách nhiệm của nhà nước nên nguồn tài chính chủ yếu thực hiện BTXH cho ngườitrên 80 tuổi là từ ngân sách nhà nước Nguồn tài chính thực hiện BTXH cho ngườitrên 80 tuổi không chỉ dừng lại ở mức trợ cấp cho người trên 80 tuổi mà còn bao

Trang 27

gồm cả kinh phí đầu tư, xây dựng cơ bản cho các cơ sở BTXH, kinh phí tuyêntruyền, phô biến chính sách, pháp luật về BTXH cho người trên 80 tuổi

1.2.3.4 Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội cho người trên 80 tuổi

Quản lý nhà nước về BTXH cho người trên 80 tudi là hoạt động của chủ thé

có thầm quyền trong lĩnh vực quản lý nhà nước về BTXH cho người trên 80 tuổi Theo

đó, Nhà nước phải là chủ thé quan lý vì nhăm dé đảm bảo việc BTXH đúng đối tượng,nhằm mục đích ASXH cho mọi thành viên trong xã hội Đồng thời, Nhà nước là chủthể có chức năng quản lý xã hội, có trách nhiệm che chở, bảo vệ cho người trên 80 tudi

- các thành viên của mình khi ho gặp phải những khó khăn trong cuộc sống

Quản lý nhà nước về BTXH cho người trên 80 tuổi là việc Nhà nước thànhlập ra các cơ quan dé nhằm thực hiện các hoạt động BTXH cho người trên 80 tuổi

Ở Việt Nam, quản lý nhà nước về BTXH do hệ thống các cơ quan lao động từ trungương đến địa phương đảm nhiệm Nhà nước thành lập các cơ sở BTXH, nhà xã hội

dé trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người trên 80 tuổi Dé đảm bảo hoạt động BTXHcho người trên 80 tuổi được thực hiện theo đúng quy định, Nhà nước thành lập các

cơ quan dé giải quyết khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về BTXH chongười trên 80 tuổi

1.2.4 Vai trò của pháp luật bảo trợ xã hội cho người trên 80 tuổi

Pháp luật về BTXH cho người trên 80 tuổi có vai trò quan trọng đối với cuộcsống của người trên 80 tuổi nói riêng và còn có ý nghĩa đối với việc đánh giá sựphát triển của mỗi quốc gia nói chung Không đơn thuần dừng lại ở ý nghĩa về kinh

tế như một sự phân phối lại thu nhập xã hội một cách công băng mà BTXH đối vớingười trên 80 tuổi còn có ý nghĩa về mặt xã hội, chính trị và pháp luật của một quốcgia Vai trò của pháp luật BTXH được xem xét dưới các góc độ sau:

* Vé mặt chính trị - xã hội: Pháp luật về BTXH đối với người trên 80 tudikhông chỉ thé hiện thái độ của nhà nước đối với một bộ phận dân chúng mà còn làbiện pháp hỗ trợ tích cực của Nhà nước đối với mỗi thành viên của mình khi họ vềgià, không có khả năng lao động, hạn chế về sức khỏe Được xây dựng trên sựtương trợ, hợp tác của cộng đồng trước những rủi ro, mất mát của mỗi cá nhân, do

đó mà BTXH đối với người trên 80 tuổi nói riêng và BTXH nói chung mang tínhnhân văn sâu sắc Theo đó, những bất hạnh, rủi ro trong cuộc sống của những ngườitrên 80 tuổi được cả cộng đồng gánh vác thông qua nguôn chi trả từ tài chính công,đối tượng không phải đóng góp tài chính đảm bảo cho việc thụ hưởng Chính sự

Trang 28

giúp đỡ của cả cộng đồng, phan nào đó sẽ giúp người trên 80 tuổi thay minh có giátrị, thấy mình cũng là thành viên của gia đình, của xã hội.

Ngày nay, một trong những tiêu chí đánh giá sự tiến bộ của một quốc gia đó

là chính sách ASXH tiến bộ, trong đó có nội dung về BTXH cho người trên 80 tuổi

Sự tồn tại của một bộ phận người trên 80 tuôi trong cộng đồng dân cư và thái độ củanhà nước đối với họ là những khía cạnh thé hiện bản chất của nhà nước Không chỉdừng lại ở đó, vượt qua cả những rào cản chính trị, địa lý, BTXH cho người trên 80tuổi hiện nay thu hút được sự quan tâm của toàn thé giới vì những giá trị nhân văncủa con người và đặc biệt có ý nghĩa trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, đảmbảo định hướng phát triển bền vững của quốc gia

* Vé mặt kinh tế - xã hội: Pháp luật BTXH có vai trò quan trọng trong việcbảo đảm cuộc sống của bản thân người trên 80 tuổi nói riêng và gia đình họ thôngqua khoản hỗ trợ, trợ cấp, góp phần đảm bảo cho nhu cầu sinh sống tối thiểu củangười trên 80 tuổi Chính sự giúp đỡ và hỗ trợ này từ phía nhà nước đã giúp họ duytrì được mức sống tối thiểu và trụ được trong cuộc sống Sâu xa hơn nữa, những sựgiúp đỡ này là nguồn động viên, khích lệ những người trên 80 tudi có thé hòa nhậpcộng đồng, kiến tạo và phát huy những khả năng có thể để đảm bảo cuộc sống vànâng cao đời sống vật chat, đời sống tinh thần của bản thân người trên 80 tudi vacủa gia đình họ.

Cũng từ góc độ kinh tế cho thấy, các khoản trợ cấp BTXH đối với ngườitrên 80 tuổi còn có ý nghĩa là công cụ phân phối lại tiền bạc, của cải và dich vụ

có lợi cho các thành viên yếu thế, thu hẹp dần sự chênh lệch mức sống Việccung cấp các khoản BTXH từ nguồn tài chính công đó không vì mục đích kinhdoanh, lợi nhuận mà mang ý nghĩa phân phối lại thu nhập theo hướng côngbằng, đảm bảo lợi ích xã hội đối với người trên 80 tuổi nói riêng và toàn bộnhân dân nói chung.

* Vé mặt pháp lý: Pháp luật BTXH cho người trên 80 tuôi là cơ sở pháp

lý để người trên 80 tuổi có quyền được trợ giúp, được giúp đỡ về mặt vật chat

và tinh than Qua đó, hoạt động BTXH cho người trên 80 tuổi không có tínhchất ban ơn, không có cơ chế xin - cho mà đây là sự bắt buộc phải thực hiện.Đồng thời, đây cũng là cơ sở pháp lý để các cơ quan, tổ chức thực hiện tráchnhiệm trong việc chi trả kinh phí đảm bảo các chế độ BTXH cho người trên 80

Trang 29

tuôi theo đúng quy định, công bằng, bảo đảm quyên lợi BTXH cho người trên

80 tuổi khi họ đủ điều kiện

Kết luận chương 1Người trên 80 tuổi có đặc điểm riêng biệt về tâm lý, sinh lý như: các cơquan, các bộ phận trên cơ thé hoạt động kém, khả năng thích nghi môi trường kém,

cơ thé mac nhiều loại bệnh, luôn cảm thay cô đơn va bat lực trong cuộc sống, tramcảm, tự ti, không có khả năng lao động, rat cần có người chăm sóc, giúp đỡ lànhững người gặp khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống

Bao trợ xã hội cho người trên 80 tuôi là sự trợ giúp của nhà nước, của cộngđồng, của xã hội theo quy định của pháp luật nhằm giúp cho người trên 80 tudi cóthể duy trì được cuộc sống, vượt qua được những khó khăn khách quan dé hòa nhậpvào xã hội, hòa nhập vào cuộc sống, phát huy những ưu điểm, thế mạnh của bảnthân để đóng góp vào sự phát triển của xã hội, của đất nước

Pháp luật BTXH cho người trên 80 tuổi là tổng hợp các quy phạm pháp luật

do nhà nước ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vựcBTXH cho người trên 80 tuổi Pháp luật BTXH quy định quyền, nghĩa vụ của nhànước, tô chức, cá nhân trong việc hỗ trợ, giúp đỡ cho người trên 80 tudi thông quacác nội dung chủ yếu sau: Các chế độ BTXH cho người trên 80 tuổi; thủ tục thựchiện BTXH cho người trên 80 tuôi; nguồn tai chính thực hiện BTXH cho người trên

80 tuổi; quan ly nhà nước về BTXH cho người trên 80 tuổi

Pháp luật về BTXH có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của người trên

80 tuổi nói riêng và còn có ý nghĩa đối với việc đánh giá sự phát triển của mỗi quốcgia nói chung Không đơn thuần dừng lại ở ý nghĩa về kinh tế như một sự phân phốilại thu nhập xã hội một cách công băng mà BTXH đối với người trên 80 tudi còn có

ý nghĩa về mặt xã hội, chính trị và pháp luật của một quốc gia

Trang 30

Chương 2QUY ĐỊNH CUA PHAP LUẬT HIỆN HANH VE BẢO TRỢ XÃ HỘI

CHO NGƯỜI TREN 80 TUOI Ở VIỆT NAM

Hoạt động bảo trợ xã hội (trước đây gọi là cứu tế xã hội, cứu trợ xã hội) đốivới người trên 80 tuổi đã được thực hiện từ rất lâu Tuy nhiên, pháp luật về BTXHcho người trên 80 tuổi còn khá non trẻ so với các lĩnh vực ASXH khác

Từ năm 2000, bằng sự ra đời của Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày09/3/2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội và các văn bản pháp luật cóliên quan đến chế độ BTXH nói chung, chế độ BTXH cho người trên 80 tuổi nóiriêng mới được quy định cụ thể Theo đó, từ năm 2000 đến nay, ở Việt Nam cónhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về BTXH, qua đó làm căn cứ dé thựchiện BTXH cho người trên 80 tuổi Các văn bản có liên quan đến quyền lợi củangười trên 80 tuổi bao gồm: Hiến pháp năm 2013; Luật Người cao tuổi năm 2009

và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật Người khuyết tật năm 2010 và các văn bảnhướng dẫn thi hành, Luật BHXH năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Luật BHYT năm 2008, Luật sửa đổi, bô sung một số điều của Luật BHYT năm

2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Bên cạnh đó là các văn bản pháp luật quy

định riêng (có tính chuyên ngành) về BTXH gồm: Nghị định số 07/2000/NĐ-CPngày 09/3/2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội; Nghị định SỐ168/2004/NĐ-CP ngày 20/9/2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều củaNghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/3/2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ

xã hội; Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sáchtrợ giúp các đối tượng BTXH; Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 củaChính phủ về sửa đổi, bố sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối trong BTXH; Nghị định số136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách TGXH đốivới đối tượng BTXH và các văn bản hướng dẫn thi hành các Nghị định này

Như vậy, cho đến nay, các văn bản có tính chất chuyên ngành, điều chỉnhtrực tiếp hoạt động BTXH cho người trên 80 tuổi chỉ được quy định ở các Nghịđịnh, chưa được điều chỉnh ở các văn bản pháp lý cao hơn

Hoạt động BTXH cho người trên 80 tuổi hiện nay được thực hiện theo cácquy định của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy

Trang 31

định chính sách TGXH đối với đối tượng BTXH (có hiệu lực ké từ ngày01/01/2014) Dé thực hiện Nghị định này, Bộ LĐTBXH liên tịch với Bộ Tài chínhban hành Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách TGXH đối với đối tượng BTXH (cóhiệu lực ké từ ngày 01/01/2015), Thông tư liên tịch số 06/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 12/5/2016 sửa đổi, bổ sung Khoản 2 và Khoản 4 Điều 11 Thông tư liêntịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC (có hiệu lực kê từ ngày 01/7/2016)

Từ các văn bản này, có thê thấy rằng pháp luật không quy định hoạt độngBTXH cho riêng một nhóm đối tượng là người trên 80 tuổi, mà pháp luật quy địnhBTXH được thực hiện cho nhiều nhóm đối tượng Vì thế, khi nghiên cứu, chúng taphân tích những quy định được áp dụng cho đối tượng là người trên 80 tuổi Theo

đó, bao gồm các vẫn đề: Các chế độ BTXH cho người trên 80 tuổi; thủ tục thực hiệnBTXH cho người trên 80 tuổi; nguồn tài chính thực hiện BTXH cho người trên 80tuổi; quản ly nhà nước về BTXH cho người trên 80 tuổi Sau đây, chúng ta sẽ đi sâuvào phân tích và tìm hiểu từng van dé cụ thé

2.1 Các chế độ bảo trợ xã hội cho người trên 80 tuổi

Nghị định số 136/2013/NĐ-CP quy định các chế độ TGXH đối với các đốitượng BTXH khi đủ điều kiện theo quy định bao gồm: Chế độ TGXH thường xuyêntại cộng đồng: chế độ TGXH đột xuất; chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng người trên 80tuổi tại cộng đồng: chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng người trên 80 tuổi tại cơ sở

BTXH, nhà xã hội.

2.1.1 Chế độ trợ giúp xã hội cho người trên 80 tuổi tại cộng đồng

Chế độ trợ giúp tại cộng đồng là chế độ BTXH cơ bản đối với người trên 80tuổi Theo các quy định hiện hành, TGXH tại cộng đồng được thực hiện đối vớingười trên 80 tudi khi họ sống cùng gia đình, người thân, người nhận nuôi dưỡng tạicộng đồng, không phải trong các cơ sở BTXH hay nhà xã hội Theo đó, chế độTGXH tại cộng đồng gồm: Chế độ trợ cấp hàng tháng (thường xuyên), chế độ trợcấp một lần (đột xuất), chế độ BHYT, chế độ hỗ trợ chi phí mai táng

2.1.1.1 Chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng

Điều 17, Điều 18 Luật Người cao tuổi năm 2009 quy định về đối tượngngười trên 80 tuổi được hưởng chính sách BTXH Theo đó, Nghị định SỐ136/2013/NĐ-CP quy định cụ thê chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người

Trang 32

trên 80 tuổi về các van đề: đối tượng được hưởng, điều kiện để được hưởng, mứchưởng, thời gian được hưởng.

Dé được hưởng trợ cấp xã hội hàng thang, người trên 80 tuổi phải thuộc diệnđược hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại Khoản 5 Điều 5 Nghị định

số 136/2013/NĐ-CP Theo đó, người trên 80 tuổi thuộc các trường hop sau đâyđược hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng:

Thứ nhất, người từ đủ 80 tuổi trở lên thuộc hộ nghèo không có người cónghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡngnhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng Trong trường hợpnày, điều kiện dé người trên 80 tuổi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là:

- Từ đủ 80 tuổi trở lên (người đủ 80 tuổi là người phải đủ ngày, đủ tháng, đủnăm đúng 80 tuôi và tính theo năm dương lịch, đối tượng phải có giấy tờ do Nhànước ban hành để chứng minh về thời gian đối tượng được sinh ra như: giấy khaisinh, giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ khẩu)

- Thuộc hộ nghèo Điều kiện dé người trên 80 tuổi thuộc hộ nghèo là người

đó phải sinh sống thực tế và có hộ khẩu trong hộ nghèo, tiêu chuẩn hộ nghèo đượcxác định theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướngChính phủ Theo đó, tiêu chuẩn hộ nghèo đối với khu vực nông thôn là: 1) Hộ cóthu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống, 2) Hộ có thunhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt

từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên

- Không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng Người trên 80 tuổikhông có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nghĩa là đối tượng không còn aithân thích sống chung như: cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, em hoặc người thân trongdòng họ, nếu còn có người thân thích nhưng những người này đang ở xa hoặc vì lý

do nào đó mà không sống chung, không thể chăm sóc cho đối tượng thì cũng vẫnđược xem là không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng: hoặc có người cónghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hộihàng tháng.

Thứ hai, người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện thứ nhất nhưng không

có lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng Trong trườnghợp này, điều kiện dé người trên 80 tuổi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là:

Từ đủ 80 tuổi trở lên; không thuộc diện đối tượng thứ nhất nêu trên; đối tượng

Trang 33

không có lương hưu (nghĩa là người này hiện không hưởng lương hưu hàng thángtheo quy định của Luật BHXH năm 2014); đối tượng không có trợ cấp BHXH hàngtháng (nghĩa là đối tượng này hiện không được hưởng trợ cấp hàng tháng theo Điều

47 Luật BHXH năm 2014, theo đó người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng); đối tượng không có trợ cấp xã hộihàng tháng (nghĩa là đối tượng này hiện không hưởng bất kỳ trợ cấp xã hội hàngtháng nao, nếu hiểu theo đúng nghĩa của từ ngữ thì để trở thành đối tượng đượchưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định này, đối tượng phải không đượchưởng bat kỳ một loại trợ cấp xã hội hàng tháng nào)

Thứ ba, người từ đủ 80 tuổi trở lên thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa

vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếpnhận vào cơ sở BTXH, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.

Dé người trên 80 tuổi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, trong trường hop nàyphải đáp ứng hai điều kiện:

Điều kiện thứ nhất, là phải từ đủ 80 tuổi trở lên; thuộc hộ nghèo; không cóngười có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng: không có điều kiện sống ở cộng đồng(giải thích theo quy định của Luật Người cao tuổi năm 2009 thì người không cóđiều kiện sống ở cộng đồng là người thuộc hộ gia đình nghèo, không có người cónghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không đủ điều kiện về tài chính dé đảm bảo duy trìsinh hoạt hàng ngày của bản thân); đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở BTXH, nhà xãhội (giải thích theo quy định của Luật Người cao tuổi năm 2009 thì người trên 80tuôi phải thuộc hộ gia đình nghèo, phải không có người có nghĩa vụ và quyền phụngdưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng thì mới đủ điều kiện được tiếp nhậnvào cơ sở BTXH, nhà xã hội);

Điều kiện thứ hai, là phải có người nhận chăm sóc tại cộng đồng (nghĩa là cómột người nào đó trong cộng đồng muốn chăm sóc, nuôi dưỡng người trên 80 tuditại gia đình của họ, người chăm sóc, nuôi dưỡng này không phải là người có nghĩa

vụ và quyền phụng đưỡng đối với người trên 80 tuổi)

Trước đây, tại Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/3/2000 của Chính phủ

về chính sách cứu trợ xã hội không có quy định riêng về đối tượng người trên 80tudi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng Đến Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày13/4/20007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng BTXH đã có quyđịnh về đối tượng người trên 80 tudi, theo đó độ tuổi dé đối tượng trên 80 tuổi được

Trang 34

hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là phải từ 85 tuổi trở lên Cho đến nay, độ tuôi déđược hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là từ đủ 80 tuổi Qua đó cho thấy sự điềuchỉnh về chế độ BTXH của nhà nước đối với người cao tuổi là theo hướng ngàycàng tăng số lượng người cao tuổi được hưởng trợ cấp hơn thông qua điều kiện về

độ tuổi dé được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng ngày càng giảm

Ngoài ra, trước đây, Nghị định số 67/2007/NĐ-CP không quy định riêng vềngười trên 80 tuổi hoặc người cao tuổi, nhưng đến Nghị định 136/2013/NĐ-CPChính phủ đã quy định riêng về người cao tuổi tại Khoản 5 Điều 5 dé phân biệt đốitượng là người cao tuổi với các đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hang thángkhác Điều này chứng tỏ Đảng, Nhà nước đang có sự quan tâm đến các đối tượngyếu thé là người cao tuổi

Theo Điều 4 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP, mức chuẩn TGXH của ngườitrên 80 tuổi áp dụng mức chuẩn TGXH nói chung là 270.000 đồng Mức chuẩnTGXH này là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức trợ cấp nuôi dưỡng tại cơ sở

BTXH, nhà xã hội, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng và các mức TGXH

khác Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấptỉnh được quyết định mức trợ cấp xã hội, mức trợ cấp nuôi dưỡng, mức hỗ trợ kinhphí chăm sóc, nuôi dưỡng và các mức TGXH khác cao hơn các mức tương ứng quyđịnh tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP

Từ năm 2000 đến nay, mức chuẩn TGXH được thay đổi theo hướng tăng dầnqua từng thời kỳ và với tên gọi khác nhau.

Bảng 2.1: Theo dõi mức chuẩn trợ giúp xã hội qua từng thời kỳ

(Từ năm 2000 đến nay)

ˆ Năm ban # Số tiền củaTên văn bản Tên gọi mức chuân #

hành mức chuânNghị định số 07/2000/NĐ-CP 2000 Mức trợ cấp cứu trợ | 45.000 đôngngày 09/3/2000 của Chính phủ xã hội thường xuyên

về chính sách cứu trợ xã hội tối thiểu do xã,

phường quản lý

Nghị định số 168/2004/NĐ-CP | 2004 Mức trợ cấp cứu trợ | 65.000 đôngngày 20/9/2004 sửa đôi, bô xã hội thường xuyên

sung một số điều của Nghị thấp nhất do xã,

Trang 35

hanh Tén goi mirc chuan

So tiên của mức chuan

136/2013/NĐ-CP như sau:

- Người trên 80 tuổi được hưởng mức trợ cấp hệ số 1,0 đối với trường hợp:Đối tượng là người từ đủ 80 tuổi trở lên; đối tượng không có lương hưu; không có

Trang 36

trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng: không có trợ cấp xã hội hàng tháng: đối tượngkhông thuộc diện: hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡnghoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế

độ trợ cấp xã hội hàng tháng Theo quy định này, đối tượng được hưởng trợ cấp xãhội hàng tháng thuộc diện thứ hai như đã phân tích ở trên được hưởng mức trợ cấp

hệ số (một) 1,0 Đây là nhóm đối tượng chiếm số lượng lớn nhất trong số ba đốitượng được hưởng trợ cấp, do đó nhà nước chỉ quy định mức trợ cấp hệ số 1 dé đảmbảo ngân sách có đủ kha năng dé trợ cấp cho nhóm đối tượng này

- Người trên 80 tuổi được hưởng mức trợ cấp hệ số 2,0 đối với trường hợp:Đối tượng là người từ đủ 80 tuổi trở lên thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vu

và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưngngười này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng Theo quy định này, đốitượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng thuộc diện thứ nhất như đã phân tích ởtrên được hưởng mức trợ cấp hệ số (hai) 2,0 Nhóm đối tượng này có hoàn cảnh khókhăn hơn nhóm đối tượng hưởng mức trợ cấp hệ số 1

- Người trên 80 tuổi được hưởng mức trợ cấp hệ số 3,0 đối với trường hợp:Đối tượng là người từ đủ 80 tuôi trở lên thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ

và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp

nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng

đồng Theo quy định này, đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng thuộcdiện thứ ba như đã phân tích ở trên được hưởng mức trợ cấp hệ số (ba) 3,0 Đây lànhóm đối tượng có hoàn cảnh khó khăn nhất trong ba nhóm đối tượng, do đó nhànước quy định mức trợ cấp hệ số 3 cho nhóm đối tượng này là nhằm hỗ trợ dé nhómđối tượng này có khả năng đảm bảo tối thiểu các điều kiện để chăm sóc và nuôidưỡng họ.

Theo các quy định về BTXH cho người trên 80 tuổi từ năm 2000 cho đếnnay, hệ số hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người trên 80 tudi bắt đầu đượcthực hiện ké từ Nghị định số 67/2007/NĐ-CP và quy định khá đơn giản Đến Nghịđịnh số 13/2010/NĐ-CP, hệ số hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người trên

80 tuôi được quy định chi tiết hơn, cụ thể hơn (người dưới 85 tuôi hưởng trợ cấp hệ

số 1, người trên 85 tuổi hưởng tro cấp hệ số 2) Đến Nghị định 136/2013/NĐ-CPhiện nay, hệ số hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người trên 80 tuổi được quyđịnh chỉ tiết và được phân riêng thành một nhóm đối tượng cụ thé

Trang 37

Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP có quy định trường hợpngười trên 80 tuổi thuộc diện hưởng các mức theo hệ số khác nhau được quy địnhtrong Nghị định số 136/2013/NĐ-CP thì chỉ được hưởng một mức cao nhất

Theo như phân tích tại Khoản 5 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP vềđối tượng người trên 80 tuổi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng thì quy định nàykhông áp dụng được đối với đối tượng người trên 80 tuổi vì lý do sau:

Thứ nhất, néu một người nào đó đến tuổi 80, đang hưởng trợ cấp xã hội hàngtháng thì sẽ không thuộc đối tượng người trên 80 tuổi được hưởng trợ cấp xã hộihàng tháng mà đối tượng này sẽ được liệt kê vào các nhóm đối tượng được quy địnhtại Khoản 1, 2, 3, 4, 6 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP;

Thứ hai, nêu người trên 80 tuổi đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theoNghị định số 136/2013/NĐ-CP mà rơi vào hoàn cảnh thuộc đối tượng hưởng trợcấp xã hội ở diện khác thì đối tượng này sẽ được thực hiện thủ tục điều chỉnh mứchưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo diện mới

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP thì thờigian hưởng trợ cấp xã hội đối với người trên 80 tuổi được tính kế từ thời điểmngười đó được 80 tuôi Quy định này xác định thời gian hưởng trợ cấp xã hội mộtcách cụ thể để đảm bảo mọi người trên 80 tuôi đều được bảo vệ và chăm sóc nhưnhau, thể hiện tính công bằng xã hội Trước đây trong Nghị định số 67/2007/NĐ-CPkhông có quy định này, người áp dụng chỉ căn cứ vào thời điểm người từ 85 tuổihoàn tất thủ tục xin hưởng trợ cấp xã hội thì đối tượng mới được hưởng chế độ, từ

đó nếu thủ tục chưa xong hoặc thủ tục được làm trễ so với độ tuổi thì đối tượng sẽ

bị thiệt thoi vì ngoài mất tiền hưởng trợ cấp xã hội hang tháng, đối tượng còn bị mat

đi các chế độ khác dành cho người trên 80 tuổi như BHYT, chăm lo nhân dịp lễ,tết Việc hạ độ tuôi dé người trên 80 tuôi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng từ

85 xuống đủ 80 tuổi như hiện nay có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân quyếtđịnh là do điều kiện kinh tế của đất nước phát triển, đã đủ điều kiện dé trợ cấp chonhiều đối tượng người trên 80 tuổi hơn trước đây

Nghị định số 136/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành ké từ ngày 01/01/2014.Tuy nhiên, năm 2013 là năm mà bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới diễnbiến phức tạp Trong nước thì thiên tai liên tiếp xảy ra với diễn biến phức tạp, khólường, gây thiệt hại nặng nề làm ảnh hưởng rất lớn đến ngân sách của Trung ương.Với việc ban hành Nghị quyết số 142/NQ-CP ngày 31/12/2013 về phiên họp thường

Trang 38

kỳ tháng 12 năm 2013, Chính phủ thống nhất chưa thực hiện Nghị định số136/2013/NĐ-CP.

Ngày 24/10/2014, Bộ LĐTBXH và Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch

số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghịđịnh số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sáchTGXH đối với đối tượng BTXH Theo đó, Thông tư này quy định thời gian có hiệulực thi hành đối với Nghị định số 136/2013/NĐ-CP và hướng dẫn chỉ tiết việc thựchiện trợ cấp xã hội hang tháng theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP, tại Điều 11 cóquy định như sau:

“Điểu 11 Điều khoản chuyển tiếp

1 Doi tượng được hưởng mức và hệ số trợ cấp xã hội hàng thang theo quyđịnh tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 gom:

a) Đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Diéu 5 Nghị định số136/2013/NĐ-CP;

b) Đối tượng quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 5 Piéu 5 Nghị định số

xã hội hàng tháng cho người trên 80 tuổi

Ngoài chế độ trợ cấp hàng tháng như trên, người trên 80 nếu sống tại cộngđồng, cùng hộ gia đình mình hoặc hộ gia đình người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc,

mà hộ gia định này gặp phải những rủi ro hoặc khó khăn bất ngờ như thiên tai, hỏahoạn, tai nạn làm cuộc sống tạm thời bị đe dọa về lương thực, nhà ở, chữa bệnh,chôn cat thì họ còn được hưởng chế độ trợ cấp một lần cùng hộ gia đình Đây là

Trang 39

chế độ trợ cấp gắn liền với các sự có về khách quan, có ý nghĩa cấp thiết, cấp cứu

vô cùng quan trọng đối với người trên 80 tuổi

2.1.1.2 Chế độ bảo hiểm y tế cho người trên 80 tuổi

Đặc điểm của người trên 80 tudi là cơ thé thường xuyên đau, bệnh Do đó,người trên 80 tuổi đến bệnh viện dé khám, chữa bệnh là một hoạt động hầu nhưdiễn ra hàng ngày Cho nên, việc cấp thẻ BHYT cho người trên 80 tudi cũng là mộtnội dung BTXH của nhà nước.

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đốitượng theo quy định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhànước tô chức thực hiện.” Theo đó, BHYT là một dạng phúc lợi xã hội mà nhà nướcphục vụ cho nhân dân, đây là trách nhiệm bắt buộc của nhà nước, với các đối tượngđược BTXH và nhất là với đối tượng người trên 80 tuổi thì nhà nước càng phải cótrách nhiệm cao hơn về chăm sóc sức khỏe cho họ Do đó, cấp thẻ BHYT cho cácđối tượng người trên 80 tuổi là một trong những nội dung của ASXH

Điều 12 Luật BHYT năm 2008 và Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Luật BHYT năm 2014 có quy định về BHYT cho người thuộc diện hưởng trợcấp BTXH hàng tháng Theo đó, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP quy định BHYTcho người trên 80 tuổi, và cụ thé về đối tượng hưởng, điều kiện hưởng

Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP, các đốitượng là người trên 80 tuôi được cấp thẻ BHYT bao gồm:

- Thứ nhất, người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp xã hội hàng thángtheo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP Điều kiện để người trên 80 tuổi được nhậnBHYT là phải đủ 80 tuổi và đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Nghị định

số 136/2013/NĐ-CP

- Thứ hai, người từ đủ 80 tuôi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất BHXH hàngtháng, trợ cấp hàng tháng khác mà chưa được cấp thẻ BHYT miễn phí Trongtrường hợp này, điều kiện để được cấp thẻ BHYT là: đối tượng phải là người từ đủ

80 tudi trở lên; đối tượng đang hưởng trợ cấp tuất BHXH hàng tháng (quy định tạiĐiều 67 Luật BHXH năm 2014); trợ cấp hàng tháng khác mà chưa được cấp thẻBHYT miễn phí (quy định này có nghĩa là đối tượng đang hưởng trợ cấp hàng thángngoài trợ cấp tuất BHXH hàng tháng, ngoài trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số136/2013/NĐ-CP mà chưa có BHYT thì thuộc diện được cấp thẻ BHYT)

3 Quốc hội (2014), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, số 46/2014/QH13, ngày 13/6/2014.

Trang 40

Nghị định số 136/2013/NĐ-CP không quy định về thời gian đối tượng ngườitrên 80 tudi được hưởng BHYT Đối chiếu với Luật sửa đôi, bé sung một số điềucủa Luật BHYT năm 2014, tại Khoản 11, Điều 1 về sửa đổi, bổ sung Điều 17 củaLuật BHYT có quy định: “7rong thời hạn 10 ngày làm việc, ké từ ngày nhận au hồ

sơ quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức bảo hiểm y tế phải chuyển thẻ bảo hiểm y

té cho cơ quan, tổ chức quản lý đối tượng hoặc cho người tham gia bảo hiểm y tế”.Khoản 2 Điều 11 Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC quy định:

“Các chế độ, chính sách trợ giúp xã hội khác ngoài trợ cấp xã hội hàng tháng đốivới đối tượng quy định tại Khoản 1 Diéu 11 Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC được thực hiện theo các quy định trước khi ban hành Nghị định số136/2013/NĐ-CP cho đến khi có văn bản của cấp có thẩm quyên cho phép thựchiện theo mức và hệ số tương ứng quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP".Quy định này có hiệu lực thi hành ké từ ngày 01/01/2015

2.1.1.3 Chế độ hỗ trợ chỉ phí mai táng cho người trên 80 tuổi

Hỗ trợ chi phí mai táng thể hiện tinh thần nhân đạo tối ưu của Nhà nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Bởi khi người trên 80 tudi còn song, Nhanước có chính sách trợ cấp xã hội hang tháng, có chính sách cấp thẻ BHYT và cácchính sách khác, đến khi họ chết Nhà nước cũng quan tâm chu đáo đến việc maitáng cho người trên 80 tuổi Tuy nhiên, cũng giống với trợ cấp xã hội hàng tháng,

do ngân sách nhà nước có giới hạn nên nhà nước hỗ trợ chi phí mai táng cho người

trên 80 tuổi là dé đảm bảo kinh phí tối thiểu mà một người trên 80 tuổi khi chết cầnphải có để phục vụ cho việc mai táng của họ

Pháp luật hiện hành quy định chế độ hỗ trợ chi phí mai táng cho đối tượngngười trên 80 tudi cụ thé các van đề sau: Đối tượng hưởng, điều kiện hưởng, mứchưởng, thủ tục dé được hưởng

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP, đốitượng là người trên 80 tuổi được hỗ trợ chi phi mai táng bao gồm:

- Thứ nhát, người từ đủ 80 tuôi trở lên đang hưởng trợ cấp xã hội hàng thángtheo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP Trong trường hợp này, điều kiện để người trên

80 tuổi được hỗ trợ chi phí mai táng là phải đang hưởng trợ cấp xã hội hang thángtheo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP như đã phân tích ở trên

- Thứ hai, người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuat BHXH hangtháng, trợ cấp hàng tháng khác Trong trường hop này, dé người trên 80 tudi được

Ngày đăng: 29/04/2024, 12:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Theo dừi mức chuẩn trợ giỳp xó hội qua từng thời kỳ (Từ năm 2000 đến nay) - Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về bảo trợ xã hội cho người trên 80 tuổi và thực tiễn thi hành tại quận 10, thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.1 Theo dừi mức chuẩn trợ giỳp xó hội qua từng thời kỳ (Từ năm 2000 đến nay) (Trang 34)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w