1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về thương mại biên giới tỉnh Lạng Sơn

94 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

“Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các tài liệu

được sử dụng trong công trình đều có nguồn gốc rõ rằng Những đánh giá, nhận định trong công trình đều do cá nhân tôi nghiên cứu và thực hiện

Hà Nội, ngày thing - năm 2019Tác gì

Bùi Thị Minh Phương

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá tình thực tip và thực hiện luận văn này, ôi đã nhận được rất nhiễu sự giáp đỡ.Trước tiên, tôi xi bày 16 sự biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS TS Minh Hương, người đã tận tinh hướng dẫn và động viên tá gi trong suốt tỏi gian hon thành luận vẫn này Toi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu cùng toàn thé Thầy, Cô giáo Trường Đại họcThịLợi đã truyền đạt, trang bị cho tôi những kithức và kinh nghiệm quý giá trongsuốt hai năm học vừa qua.

“Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Sở Công thương Lang Sơn đã nhiệt tinh giúp đỡ tôi ong suốt quá tình thu thập số liệu để thực hiện luận văn

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đồng nghiệp những người đã Jon tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ, cổ vũ và động viên tôi tong suốt thời gian thực hiện luận văn.

Xin chân thành cảm ơn!

“Tác giả

Bùi Thị Minh Phương

Trang 3

MỤC LUC

LOL CAM DOAN i

LOI CAM ON ii

DANH MỤC HÌNH vi DANH MỤC CAC BANG vii DANH MỤC CAC CHỮ VIET TAT vii PHAN MO DAU 1 'CHƯƠNGI CƠ SỞ Li LUẬN VA THỰC TIEN VE THƯƠNG MAI BIEN GIOI VA

1.1 Cơ sở lý luận về thương mại biên giới và quản lý nhà nước về thương mại biên

giới 6

1.1.1 Khái niệm thường mại biên giới

1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước về thương mại biên giới 1.1.3 Chủ thể quản lý nhà nước về thương mại biên giới.

1.1.5 Các công cụ quản ý nhà nước về thương mai biên giới 0 L2 Cúc yếu tổ tác động đến thương mại biên giới và quản l nhà nước về hương mại biên giới "2

124122

‘u tổ khách quan 12 tổ chủ quan 15

1.3 Cíc tiêu chí và chi tu đánh giá quảnlý nhà nước về thong mai bem gi 17

1.4 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về thương mại bién giới ở các tinh có chung đường biên giới với Trung Quốc 20 1.4.1 Kinh nghiệm của tỉnh Cao Bằng|18,r5] 20 m của tinh Lao Cai (19,t5-8) 21.4.3 Bài học rit ra cho tinh Lang Sơn 25 1.4.4 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề 2 Kết luận Chương 1 28 CHƯƠNG 2 THUC TRẠNG CÔNG TAC QUAN LÝ NHÀ NUGCVE THUONG

Trang 4

2.2.Ca sở pháp Ii của công ticquin lý nhà nước về thương mại và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 2 2.21 Cơ chế, chỉnh sách quản lý thương mại biên giới, xuất nhập khẩu của Việt Nam, 32

2.3 Thực trang công tic quản lý nhà nước về thương mại biên giới tính Lạng Son

thời gian qua 37

2.3.1 Thực trạng hoạt động thương mại biên giới tại các cửa khẩu trên địa bàn CHUONG 3 GIẢI PHAP TANG CƯỜNG CÔNG TAC QUAN LÝ NHÀ NUGCVE ‘THUONG MẠI BIEN GIỚI TINH LANG SƠN 6 3.1 Định hướng về công tácquản lý nhà nước về thương mại biên giới của Việt Nam

3.2 Giải pháp tăng cường công tác quan lý nhà nước về thương mại biên giới 70

3.2.1 Giải pháp về cơ chế, chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu T0

3.2.2 Giải pháp phát tiển hệ thống kết cấu ha ting phục vụ hoạt động xuấtnhập khẩu hằng hóa m 3.23 Giải pháp phát tiễn dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu ”

32.4 Giải pháp về xúc tiến thương mại 15

Trang 5

3.25 Giải pháp về chuyển đổi cơ cầu thị trường và cơ cầu hing hóa xuất nhập

Trang 6

ĐANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Lạng Sơn giai đoạn 2011-2018 38Hình 2.2 Số lượng phương tiện vận chuyên hàng hóa qua các cửa khẩu trên dia bản

2017, 4

Lạng Sơn gsi đoạn 2013

Hình 23 Thu phi từ phương tin vận chuyển bảng hỏa qua các cửa khẩu rên địa bản

Lang Sơn giai đoạn 2013 ~ 2017 46

Trang 7

ĐANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Tăng trường XNK của Lạng Sơn so với XNK qua địa bảnvà XNK cả nước

Bảng 22 Kim ngạch XNK của Lạng Sơn giai đoạn 2011-2017Bang 2.3 Kim ngạch XNK qua các của khẩu giai đoạn 2013-2017

394I

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

Chữviếttắt —— Giảithích

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A

ACFTA Hiệp định tự do thương mại

CMCN Cuộc cách mang công nghiệp

DN Doanh nghiệp

FIA Hiệp định thương mại tự do

FDI Dầu tr rực tiếp nước ngoài GRDP Tang sản phẩm trong nước

UBND Uy ban nhân dân

KTCK Kinh tế cửa khẩu KT-XH Kinh tế - xa hội

PCI chí số năng lực cạnh tranh cắp tinh 'TMBG Thương mại biên giới

TQ Trung Quốc

QUNN Quản lý nhà nước.

XK Xuất khẩu

XNK “Xuất nhập khâu

XTTM Xúc tiến thương mại

WTO Tổ chức Thương mại Thể giới

Trang 9

PHAN MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tai

Biên giới quốc gia có vị trí chiến lược đặc biệt quan trong về chính tị kính tế, xã hội, i ngoại đối với sự nghiệp xây đựng và bảo về tổ quốc, nhất cquốc phòng - an ninh và

là trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày cảng sâu rộng hiện nay Trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế É, thương mại của việt nam nói chung và xuất nhập khẩu nói riềng đã có những bước phát triển nhanh và toàn diện, đóng góp tích cực vào.

công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và trở thành trụ cột quan trọng trong phát

triển kinh tế - xã hội của dat nước.

Lạng Sơn tong quá trinh hội nhập kinh tế quốc tế được thể hiện rõ trên hai mặt có «quan hệ mật thiết với nhau, đổ là một mat thu bút đầu tư từ bên ngoài là động lực thúc diy kinh tế tăng trưởng mặt khác, mở rộng và diy nhanh quan hệ thương mại quốc tế để phát huy tối đa những lợi thế so sánh và lợi thé cạnh tranh, dem lại lợi ích cho nền kinh tế tỉnh thông qua hoạt động ngoại thương.Kinh t tinh Lạng Sơn thời gian qua dat được tốc độ tăng trưởng khả, bình quân trên 8%/năm - luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân cia cả nước Với những thành tựu chung của nén kinh t, thương mại trênđịa bin Lạng Sơn cũng đã phát triển và tăng trưởng đáng kể, hàng năm đóng góp gin 20% vio gdp của tính, đặc biệtà hoạt động xuất nhập khẩu, trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu Lạng Sơn có mức tăng trưởng khá cao và én định, bình

quân tăng trên 224/năm, không chỉ đóng góp chung vào tăng trưởng và phát triển xuất

nhập khẩu của cả nước, ma còn góp phần đẩy mạnh sản xuất hàng hóa trên địa bản, nâng cao chất lượng đời sống người dân Lang Son,

‘Vi vị thể địa - kinh tế, địa - chiến lược, tỉnh Lạng Sơn có đường biên giới với trung

cquốc đã đem lại nhiều lợi thé và cơ hội cũng như thách thúc đối với xuất nhập khẩu eta khẩu chính và có hệ thống các của khẩu phụ và của tỉnh Với 2 cửa khấu quý

đường qua lại biên giới theo tập quán của cư dân biên giới; là điểm đầu của Việt Nam trong hành lang kinh tế nam ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng,

Trang 10

đồng kinh tế Asean trên hộ thống đường giao thông đang ngày cảng được cải thiện và

thuận lợi, đây là những lợi thể quan tong để phát tiễn thương mại nói chung và xuất

nhập khẩu nồi rng của tinh, Tuy nha, những lợi th vã iểm năng đồ vẫn chưa được phát huy diy đủ và thiểu các điều kiện để khai thác nhằm đem lại những lại ích thiết

thực hon trong thương mại quốc tế, đặc biệt là xuất nhập khẩu hàng hóa của tinh,

“rong những năm tối, trước xu thé phát triển của cuộc cách mang công nghiệp lần thir

4 (4.0), với sự chủ động hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào kính tế khu vực và thể giới, sự phát triển và tăng trưởng nhanh của sản xuất hàng hóa, dich vụ và đầu tr trên phạm vì cả nước và trên dia bản tỉnh sẽ tạo các điều kiện va thời cơ mới cho hoại động

xuất nhập khẩu của tỉnh phát triển và bên vững

‘Tai tinh Lạng Sơn, công tácquản lý nhà nước về thương mại biển giới đã được ding

chính quyển quan tâm chỉ đạo và thực hiện, từng bước nâng cao hiệu quả

quan Ij trên toàn bộ các mặt chính tr, kính tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại Côngtácđámbảoquốcphòng — anninhtréntuyénbiéngidiva bao đảm trật tự xã hội được các lực lượng đặc biệt chú trong nhằm xây dựng đường biên giới hoa bình, ổn định và phát triển

Tuy vay, công tác quản lý nhà nướcthương mại biên giới, trong đó có hoạt độngxuất, nhập khẩucủa tỉnh, của cả nước qua các cửa khẩu trên địa bin tỉnh Lạng Son cũng bộc lộ những hạn chế, bắt cập, như: công tác tham mưu ban hành, tổ chúc thực hiện các chiến lược, chính sách về thương mại n giới còn hạn chế thiếu tỉnh đồng

bộ; chưa có những chính sách tập trung nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tại

khu vue biên giới: hợp tác với nước bạn Trung Quốc trong quản lý nhà nước về thương mại biên giới chưa đạt được nhiễu kết quả như mong muốn.

Tinh hình đỏ đặt ra cho công tácquản lý nhà nước về thương mại bigiới trên địa bảntỉnh những yêu cầu mới cao hơn Việc đánh giá đúng thực trang quản lý nhà nước về thương mại biên giới đối với các hoạt động thương mại biên giới na trên địa bàntỉnh Lạng Sơn là yêu cầu cơ bản, quan trong, từ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu để tăng cường quán lý nhà nước trong lĩnh vực này Với mong muốn được tim hiểu một cách toàn diện và qua đó đồng gop một số giải pháp nhằm ting cường quản lý nhà

Trang 11

nước đối với nh vục này trong gii đoạn hiện nay, họ viên chọn đi “Giải pháp tăng cường công tácguôn tý nhà nước về thương mại biên giới rên dja bin tỉnh Lang Sơn” làm luận văn thạc sỉ

2 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của dé tài 2,1 Mục dich nghiên cứu

“rên cơ sở khái quit lý luận, đnh giá thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước về thương

mại biên giới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, luận văn tập trung đưa ra một số giải pháp.

nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về thương mại biên giới ong tỉnh hình hiện nay.

2.2 Nhiệm vụ của luận văn.

= Phân tích, ầm rõ một số vẫn đểlý luận liên quan công tícquân ý nhà nước vềhươngmại biên giới;

- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tácquản lý nhà nước về thương mạibiên giới trên địa

‘bantinh Lạng Son;

- Đề xuất giải pháp tang cường công tácquán lý nhà nước về thương mại biên giới, giai

đoạn 2019- 2022.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

3.1 Đi tượng nghiên cửa: Đi tượng nghiên cứu của đỀ ti à công ác quản lý nhà nước về thương mại biên giới trên địa bàntinh Lạng Sơn và các nhân tổ ảnh hưởng đến công.

Trang 12

~ Pham vi về nội dung: Tập trung nghiền cửu thực trang công tácquản ý nhà nước về thương mại biên giới tinh Lạng Sơn, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả công tácquản lý nhà nước về thương mại biên giới tỉnh Lang Sơn, giai đoạn 2019-2022

4, Phương pháp luận va phương pháp nghiên cứu.

AL, Phương pháp tu i QUNN về thương mại biên giớiLuận văn nghiên cứu đề trên cơ sở các quan điểm của đảng và nhà nước ta về vin để nhà nước, pháp luật và quân lý, chủ yếu đưới gốc độ quản lý hành chính nhà nước.

442 Phương pháp nghiên cứu:

tích tổng hợp, phương pháp so sánh và kết hợp một số giái pháp khác.

Số liệu được sử dụng trong luận văn bao gồm số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp Các số liệu sơ cắp được thu thập thông qua điều tra, khảo sát Các số liệu thứ cấp bao gồm các tải liệu, báo cáo tổng hợp, số liệu thống kế có liên quan đến công tác quản lý nhà nước vềnh hương mạ biên giới rên dja ban nh Lạng Son

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của để tài 5.1 Ý nghĩa Khoa học

DE ti nghiền cứu và hệ hổng hóa cơ sử lý uận vỀ công tác quân lý nhà nước về thương mại biên giới tổng ké thực tiễn công tức QLNN về thương maibiễn giới trên địa bản tinh Lạng Son;dé xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác này trong nh hình hiện may

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

hing phân ich, đánh gi (hực trạng và giải pháp đề xuất nhằm nâng cao biệu quả công tác quản lý nhà nước về thương mại biên gi liệu tham khảo có giá tị gợi mở cho công tác quản lý nhà nước ở tính Lạng Sơn và các tinh có điều kiện tương tự.

Trang 13

6 Dự kiến kết quả đạt được

~ Nghiên cứu và hệ thống hóa được cơ sử lý luận, thục tiễn trong công tác QLNN về

thương mại biên giới tại tinh Lạng Son,va những công trình nghiên cứu có liên quan.

- Phân tích được thực trạng công tác qn về thương mại biên giới tại tỉnh lạng sơn.

Phin ích, đánh giá những kết quả đạt được, những tôn wi, hạn chế trong công the sông tác qln về thương mại biên giới và tim ra nguyên nhân cần khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả công tác công tác glnn về thương mại biên giới tại tính Lạng Sơn.

- ĐỀ xuất được những giải pháp phi hợp, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác

sông tác qim về thương mai biên giới tại tính Lang Sơngiai đoạn 2018 - 2020

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, ké luận và kiến nghị, danh mục tà liệu tham khảo, luận văn được kết cầu bởi 3 chương nội dung chính sau

“Chương 1 Cơ sử lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về thương mại biên giới

“Chương 2 Thực trạng quản lý nha nước vẻ thương mại biên giới tỉnh Lang Son.

“Chương 3 Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thương mại biên giới tỉnh Lạng Sơn

Trang 14

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIÊN VỀ THƯƠNG MẠI BIEN GIỚI VÀ QUAN LÝ NHÀ NƯỚC VE THƯƠNG MẠI BIEN GI

1-1 Cơ sở ý luận về thương mại biên giới và quản lý nhà nước về thương mại biên giới

1.1.1 Khái niệm thương mại biên giới

Hoạt động thương mại biên giới giữa nước ta và các nước có chung đường biên giới có

kinh tế

vai tro quan trọng đối với phát rd xã hội, Để quản lý hoại động này, từ năm

3006 đến nay, Thủ tưởng Chính phủ đã ban hành một số chính sách, quy định về quản

lý hoạt động thương mai biên giới với các nước có chưng đường biên giới

"Về mat học thuật, thương mại được hiểu li mua bán, trao đổi hằng hóa, hoạt động kinhdoanh

“Theo nghĩa hẹp, thương mại là quả trình mua bản hàng hóa, dich vụ trên thị trưởng, là lĩnh vực phân phối va lưu thông hing hóa Nếu hoạt động trao đổi hang hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia thi người ta gọi đó là ngoại thương (kinh doanh quốc t) Hoạt động thương mại biên giới la sự ưu chuyển hàng hóa và dich vụ qua biên giới đt iễntrong phạm vi vũng biển giới hoặc gia ting giá tri dịch vụ vùng biên giới giữa cácnước láng giéng Hay hoạt động thương mại biên giới có thể được hiểu là các hoạt

động buôn bán, trao đổi hàng hóa và địch vụ ở khu vực biên giới giữa các nước láng.

sing, là hình thai mở đầu của hoại động thương mại quốc t, là bộ phận quan trọng trong hoạt động ngoại thương của mỗi nước [215]

Theo nghĩa rộng, hoạt động thương mại biên giới giữa hai nước ling giồng không chỉ

đơn thuần là hoạt động buôn bán tại các cửa khẩu biên giới mà nó có phạm vỉ rộng

hơn, bao trầm các hoại động XNK hàng hóa và dịch vụ được diễn ra trên toàn bộ khu vực biên giới của hai nước, bao gồm cả thương mại chính ngạch, thương mại tiểu ngạch và hoạt động mua bản của cư dân hai nước đọc biên giới.Hoạt động thương mại.biên giới, trước hết là một hoạt động thương mại quốc tế, vi vậy, nó mang diy đủ các hoạt động chung của hoạt động thương mại quốc tế, Ngoài ra, hoạt động thương mại biên giới còn có đặc điểm riêng của hoạt động thương mại tại khu vực biên giới

I2.l6]

Trang 15

1.1.2 Khái niện quản nhà mước về thương mại biên ii

“Theo C Mắc, bắt kỹ lao động xã hội trực tiẾp hay lao động chung nào đó mà được tiến hành tuân theo một quy mô tương đối lớn đều cần có sự quản lý ở mức độ nhiễu bay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức ning chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sin xuất, sự vận động này khác với sự vận động

của các cơ quan độc lập của cơ thé đó Một nhạc công tự điều khiển mình, nhưng một.

đàn nhạc phải có nhạctrưởng Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về ‘quan lý hiện nay thi “quan lý” là sự tác động chỉ huy, di khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã để ra và đúng với ý trí của người quan lý Theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xã hội nhằm đạt được một mục đích của người quản lý Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đổi tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý Việc tác động theo cách nào còn tuỳ thuộc vio các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực khác nhau

cũng như cách tiếp cận của người nghiêncứu [4,3]

lực nhà ảnh chính, QLNN là hoạt động mang tính chất quy:

“Theo khoa học luật

nước, được sử dụng quyén lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội QUNN.

được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và là hoạtđộng chức năng đặc biệt Theo cách tiếp cận chung nhất, QLNN được hiễu là toàn bộ

hoại động của bộ may nhà nước, à dạng quản lý xã hội mang tinh quyển lực nhà nước,

40 các cơ quan nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội

và hoại động của con người QLNN là sự tác động có tổ chức, có hệ thống, bằng pháp,

của Nhà luật nhằm điều chỉnh có hiệu lực, hiệu quả các quan hệ xã hội theo ý

nước Theo nghĩa hep, quản lý nhà nước là hoạt động chấp hành và điều hành được đặc trưng bởi các yếu tổ có tính tổ chức, được thực hiện chủ yếu bởi các cơ quan hành “chính nhànước.QLNN được đề cập trong dé tài này là khái niệm QLNN theo nghĩa rộng, bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hảnh các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc thực hiện hoạt động quản lý cin thi, được thực hiện bởi tắt cá các

Trang 16

QUNN nói chung Có thể hiểu quản lý nhà nước về thương mại biên giới là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyén lực nhà nước đối với các hot động thương mai biên giới để duy tì các mỗi quan hệ chính tr, kinh tẾ xã hội, tt bự pháp luật, nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới trong công cuộc bảo vệ và phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới.

1.1.3 Chủ thể quản lý nhà nước về thương mại biên giới

“Theo quy định của pháp luật hiện hành Chính phủ thống nhất QLNN về thương mại trong đó có thương mại biên giới; các bộ, ngành, địa phương tiễn hành quản lý theo sự phân công của Chính phủ, theo đó, Chính phủ quy định nhiệm vụ quyển hạn phạm vi trách nhiệm của các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trungwơng nơi có biên giới quốc gia và sự phổi hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ trongthựcin quản lý nhà nước về về thương mại biên giới, cụ th như sau

6 cấp bộ, Bộ Công thương được giao là đơn vị “chi trì phối hợp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thương mại, trong đó có thương mại biên giới”.Như vậy, cơ quan chuyên môn của Chính phủ thực biện QLNN về về thương mại, trong đó có thương mại biên giới là Bộ Công thương (5.r2]

địa phương, “Uy ban nhân dân các cắp nơi có biên giới quốc gia thực hiện quản lý

nhà nướcthương mai, trong đó có về thương mại biên giới theo quy định của phápluật và chỉ đạo của Bộ Công thương va các Bộ, ngành có liên quan"; Sở Công thương -cơ quan chuyên môn thuộc Uy ban nhân cấp tính thực hiện chức năng “tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh QLNN về xuất khẩu, nhập khẩu; thương mại biên gig: xúc tiễn thương mại; thương mại điện tử tại địa phương”|6,tz2].

Hoạt động thương mại biên giới (TMBG) là cơ chế đặc thủ so với thương mại chính thống, được quy định tại điều khoản riêng của WTO và các tổ chức kinh tẾ qu

kiện kinh doanh, chủ.phương thức kinh doanh, phương thức thanh toán

‘mang tính đa dạng, phong phú và có tinh linh hoạt cao vi

thể kinh doanh, quy mô mặt hàng

và những bình thức dịch vụ hỗ trợ thương mại Chính vì vậy, để quản lý hoạt động

TMBG, Chính phủ Việt Nam đã thành lập Ban Chỉ đạo TMBG Trung ương do Bội

trưởng Bộ Công Thương làm Trưởng ban, Thứ trưởng Bộ Công Thương phụ trách lĩnh

Trang 17

vực TMBG làm Phó Trưởng Ban thường trực, cùng với các Ủy viên đến từ các Bộ:

Ngoại giao, Quốc phòng, Tài chính, Kể hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Nông.

nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công an, Văn hỏa, Thể thao và Du lịch và Ngânhàng Nhà nước Việt Nam.

‘Tai mỗi tỉnh biên giới, Ủy ban nhân din (UBND) thành lập Ban Chỉ đạo TMBG tinh do lãnh đạo UBND tinh làm Trưởng ban, Giám đốc Sở Công Thương làm Pho Trưởng

Ban thường trực, Các Ủy viên là lãnh đạo các sở, ngành có liên quan tại địa phương.

Sau bảy năm thành lập Ban chỉ đạo TMBG Trung ương, đến nay các địa phương có

biển giới dit liên đều có Ban chỉ đạo cấp tỉnh, về cơ bản đã thống nhất công tác, điều

hành hoạt động TMBG toàn quốc cũng như xử lý kip thời, hiệu quả những vin đẻ đặc thù; bước đều tổng hợp, đánh gid tỉnh hình thi gian qua và đề xuất, định hướng hoạt động giai đoạn tới.

11d Nội đụng quân lý về thương mại biên giới

“Một li, Xây dưng và ban hành bệ thống pháp luật, chính sách thương mại Tạo môi

trường và hành lang pháp lý cho các hoạt động thương mại [3, tr15]}

Hai là, Định hướng phát triển ngành thương mại thông qua chiến lược, quy hoạch và

kế hoạch phat triển thươngmại

Ba là, Kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành pháp luật thươngmái:

“Bản la, Kiểm tra, kiểm soát thị trường, điều tiết lưu thông hàng hoá và quản lý chất

lượng hang hóa lưu thông, hàng hóa xuất khẩu, nhậpkhâu.

“Năm là, Quin lý nhà nước về cạnh tran, chống độc quyền và chống ban phá giá Siu là, ‘Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý và cung cấp thông tin kinh ế, thương mại

trong và ngoài nước Quản lý nhà nước các hoạt động xúc tiền thương mại

Bay lũ, Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thương mại và đào tạo nguồn nhân lực

‘cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa thương mại

Trang 18

11-5 Các công cụ quản lý nhà nước về thương mại biên gid

Công cụ quản lý nhà nước về thương mại biên giới về là tổng thể những phương tiệnmà Nhà nước sử dung để thực biện các chức năng quản lý nhà nước vé thương mại biên giới nhằm đạt được những mục iêu nhất định Thông qua các công cụ quản lý với tư cách là vật truyền dẫn tác động quản lý của Nhà nước mà Nhà nước chuyển tải được

ý định và ý chi của mình đến các chủ thể tham gia hoạt động thương mại biên giới

-M@tla, Nhóm công cụ he hiện mye tiêu quản is

Thử nhất, Đường 61 phi tiên kin tổ - sẽ hội

Là khởi đầu của quá tình xây dụng và phát tiên kinh t của đắt nước do Đảng cằm quyén của quốc gia xây dựng và thực hiện D6 là việc xác định trước một ái dich mà nền kinh tế cin đạt đến, sau đó căn cứ vào thực trang của nền kính tế để tìm ra lối di, cách di, trình tự và thời hạn tiền hành để đạt được cái đích đó;

Đường lối phát u ấn inh tế - xa hội có ý nghĩa cực ky quan trọng đổi với vận mệnh đất nước, nó được coi là công cụ hàng đầu của Nhà nước trong sự nghiệp quán lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân Đường lỗi đúng sẽ đưa đất nước đến phát triển, n định, giàu mạnh, công bằng và văn minh, Đường lỗi sai sẽ đưa đắt nước đi tim đường, là tổn thất, đỗ vỡ, suy thoái, là hậu quả khôn lương về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội Thứ hai, Ch ấn lược phát triển kinh tế - xã hội

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là một hệ thống các quan điểm cơ bản, các mục.

tiêu lớn và các giải pháp chủ yếu được lựa chọn nhằm đạt được một bước đường lỗi

phát triển kinh tế - xã hội trong một thời gian đủ dài Chiến lược phát triển kinh tế - xã

hội là sự cụ thể hoá đường lỗi phát tiễn kinh tế - xã hội, và cũng do Dang cằm quyển chỉ đạo và xây dựng,

Thứ ba, Quy hoạch phát trién kinh té - xã hội

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội lả việc định hướng phát triển kinh tế dai hạn,

trong đó xác định rõ quy mô va giới hạn cho sự phát triển Quy hoạch phát triển kinh.

10

Trang 19

tế + xã hội là xác định khung vĩ mô về tổ chức không gian nhằm cung cấp những căn cứ khoa học cho các cơ quan quản lý nha nước để chỉ đạo vĩ mô nền kinh tế thông qua sắc kế hoạch, các chương trình, dựa én đầu tư bảo đảm cho nén kinh tẾphất triển mạnh, bền vững và có hiệu quả.

“Thực chất của quy hoạch là cụ thé hoá chiến lược về không gian và thời gian Trên

thực tế, công tác quản lý kinh tế của Nhà nước có các loại quy hoạch quốc gia, quy.

hoạch vùng, quy hoạch lãnh thổ, quy hoach ngảnh.

Thứ, Ké hoach phát tiễn Kinh tế xã lội

Kế hoạch là cụ thé od chiến lược dai hạn, gồm có kế hoạch dai hạn, kế hoạch trung, hạn, kế hoạch bàng năm, Thực chất, kế hoạch là một hệ thống cắc mục tiêu vĩ mô cơ ban được xác định như: tốc độ phát tiển nền kinh ế, cơ cấu kính tế, các cân đối lớn Che chi tiêu kế hoạch này bao quất các ngành, các vùng, các lĩnh vực và thành phần kinh tế

Thứ năm, Chương trình phát tiễn kinh tế - xã hội

“Chương tình phát iển kinh tế - xã hội Ii tng hợp các mục tiêu, các nhiệm vụ, c

thủ tục, các bước tiến hành, các nguồn lục và các yếu tố cằn thiết để thực hiện một mục tigu nhất định đã được xác định tong một thời ky nhất định Ví dụ: chương trình cải cách nén hành chính quốc gia, chương trinh dio tạo đội ngữ cán bộ quản lý, “hương trình phát triển kinh tế - xã hội miễn núi và vùng đồng bảo dân tộc.

“Chương trình là cơ sở quan trong để tập trung những nguồn lực hạn hẹp vào việc giải

quyết có hiệu qua những nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch Nha nước trong từng thời

kỳ và cho phép khắc phục tinh trạng tách rời giữa các nhiệm vụ của kế hoạch đã được.xác định để thực hiện kế hoạch Nha nước một cách có hiệu quả.

Hai la, Nhóm công cụ thê hiện chuân mực xử sự hành vi của các chi thê tham gia

“hoạt động thương mại biên giới

Nha nước ta là Nhà nước pháp quyền, thực biện sự quan lý đối với xã hội nói chung và thương mại biên giới nói riêng chủ yếu bằng pháp luật và theo pháp luật

Trang 20

"Pháp luật thương mại biên giới được hiểu là hệ thống văn bản có tink quy phạm do cơ

quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thể hiện ý chí, quyền lực của Nhà nước

nhằm đi u chỉnh các quan hệ trong hoạt động thương mại biên giới

Ba là, Nhóm công cụ thê hiện tw tưởng, quan diém của Nhà nước trong việc điều chỉnh các hoạt động của non kinh tổ

- Chính sách phát triển các thành phần kinh tổ:

~ Chính sách tài chính với công cụ chỉ tiêu của Chính phủ vả chỉnh sách thuế;

- Chính sách tệ với công cụ kiểm suất mức cung ibn và st - Chính sách thu nhập với các công cụ giá cá và tiền lương;

- Chính sich ngoại thương với các công cụ thuế nhập khẩu, han ngạch, trợ cấp xuất khu, giá hối đoái

Bén là, Nhôm công cụ vật chất làm động lực tác động vào - Đắt đai, rừng, núi, sông hd, cắc nguồn nước, thằm lục địa ;

~ Tài nguyên trong long dit;

= Dự trữ quốc gia, bảo hiểm quốc gia

~ Vấn va ti sin của Nhà nước trong các doanh nghiệp:

+ Các loại quỹ chuyên ding vào công tác quân lý của Nhà nước,

Nam là, Nhóm công cu dé sử: dụng các công cụ trên:Chủ thé sử dụng các công cụ

quản lý của Nhà nước về thương mại biên giới đã trình ở trên là các cơ quan quản lý.

nhà nước về thương mại biên giới Đó chính là các cơ quan hành chỉnh nhà nước, các

công sở và các phương tiện kinh tế - kỳ thuật được sử dụng trong hoạt động quản lý

thương mại biên giới của Nhà nước.

1:2 Các yếu tổ tác động đến thương mại biên giới và quản lý nhà nước về thương

mại biên giới

1.2.1 Yéuté khách quan

Trang 21

+ Chính sách phát tiễn thương mại biên giới và XNK quốc gia

CChinh sách phát trién XNK quốc gi là căn cổ, cơ sở để các địa phương xây đựng và khả

tiên khai các chương tình, chính sách XNK Hệ thống chính sich này chỉ phối mạnh mẽ đến định hướng, mục tiêu và các giải pháp phát triển XNK của Tỉnh Chính sich

phát triển XNK quốc gia tạo ra môi trường pháp IY quan trọng cho hoạt động XNK của

ca nước và từng địa phương Những định hướng, chính sich quan trọng vé phát triển

XNK của Việt Nam được thể hiện trong Chiến lược XNK hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 phê duyệt tai Quyết định số 2471/2011/Q-TTE ngày 28/12/2011 Theo đó định hướng phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bênvũng và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú.trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu; Chuyển dich cơ cấu bàng hóa xuất khẩu một

cách hợp lý theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hỏa, tập trung nâng nhanh tỷ trọng

sắc sin phẩm xuất khẩu có giá tr gi tăng cao, sin phẩm chế biến sâu, sin phẩm có hàm lượng công nghệ cao, sản phẩm thân thiện với môi trường trong cơ cầu hàng hóa xuất khẩu.

Trong chính sách biên mau, hệ thống văn bản pháp lý về quản lý thương mại biên giới nói chung đã dần được hoàn thiện và phù hợp với tinh hình phát triển hiện nay Với Lạng Sơn, đặc thù địa lý và vai rò của Tỉnh trong XNK của cá nước khiến XNK Lạng, Sơn luôn nhận được nhiều sự quan tâm từ Trung ương Quyết định số 7052/QD-BCT iu hạngày 31/12/2010 của Bộ Công Thương về phê duyệt Quy hoạch phát triển kí

ting thương mại trên tuyển hanh lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội

năm 2025; Quyết định số 805/QĐ-BCT ngày23/01/2014 của Bộ Công Thương Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển côngHải Phòng - Quảng Ninh giải đoạn đến năm 2020, cổ ti

nghiệp, thương mại tuyển biên giới Việt - Trung đến năm 2020, tm nhìn đến năm 2030 là những quy hoạch quan trong ảnh hưởng đến phát triển XNK địa phương trongthời gian tới.

+ Mức độ hội nhập kinh 18 của Việt Nam

Với nền kinh tế có độ mở cao như Việ Nam, mức độ nhạy cảm của XNK với biếnđộng cung - cầu và giá cả thị trường thé giới sẽ ngày cảng tăng, ảnh hưởng trực tiếp

Trang 22

đến khối lượng và kim ngạch XNK Mat khác, hội nhập quất té mang đến cả cơ hội và thách thức cho XNK của cả nước và địa phương, Cụ thể là: thụ hút đầu từ nước ngoài;da dang hỏa hing hóa, tăng cơ hội tiêu đàng hing nhập khẩu chất lượng cao với giá cảhợp lý; tạo thêm việc làm trong XNK; thúc đầy sáng tạo và nân ig cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp XNK Nhưng thách thức cũng không ít: giảm nguồn thu thuế nhập khẩu, áp lực cạnh tranh từ doanh nghiệp FDI: sản phẩm nội dia mắt thị phần: nguy cơ hàng giá, hàng “bin”, hàng thải loại xâm nhập thị trường nội địa; hỗ trợ của Nha nước cho DN giảm din hoặc chim dt; thêm ngân sich đành cho củi cách thể chế và điều chỉnh chính sách; thị trường nội địa trở nên nhạy cảm với những bắt ổn của. kinh ế chỉnh tị thể giới Tat cả những yêu tổ này déu tác động đến XNK tỉnh Lang Sơn ở những mức độ khác nhau,

Mặt khác, trong bồi cảnh kính tế - chính trị thể giới có nhiều biến động hiện nay, xu thé bảo hộ mậu dịch đang có dẫu hiệu tr lại với nhiễu nỄn kinh tế phát triển - đối tác

xuất khẩu quan trọng của Việt Nam Những rio cản này tác động trực tiếp tới từng.

doanh nghiệp ti từng dia phương, trong đỏ có Lang Sơn - một trong những đầu mỗi

XNK quan trong của cả nước,

«` Phát triển thương mại biên giỏi XNK của các tỉnh lân cận

Trong các tinh thuộc Vùng trung du miễn núi Bắc Bộ, có nhi tỉnh có biên giới giáp Trung Quốc và có lợi thé về vị trí địa lý tương tự như Lạng Sơn, trong đó điển hình là Cao Bằng và Lao Cai Thương mại qua biên giới tại các tỉnh này cũng phát triển với tốc độ nhanh và nhận được đầu tư lớn vé co sở bạ ting, bao gồm hạ ting giao thông vân ti và hating thương mại Trong bai cảnh đó, phát triển XNK cia ác tỉnh lần cân là một yếu tổ quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển XNK của mỗi tỉnh trong vùng.

Nếu chính sách và sự phát XNK của một tinh có điểm đặc thà hoặc thuận lợi hơn so.

với các tỉnh lân cận khắc (như quy trình thủ tue nhanh chóng hơn, giảnh được tụ tiên xây dựng hạ tầng và ha ting thương mại ), nguồn vốn đầu tư sẽ đỗ vào tỉnh đó thay vì sang các tinh lân cận, nhờ 46 giáp tinh giinh vị trí chiến lược trong phát tiển XNK của cả ving Trong bối cảnh nguồn lục đầu tư hạn chế, yéu tổ này sẽ t thành động ực chỉnh giúp tính nhanh chóng đạt được kết quả phát triển vượt tội so với các dia phương khác,

Trang 23

© Cuộc cách mang công nghiệp 4.0 và sự phút triển của thương mai điện tử

Cue cách mạng công nghiệp (CMCN) 40 tạo tiền để cho thương mại điện tử phát tiên ngành cảng mạnh mé, ảnh hướng lớn đến phát tiễn thương mại biên giới nói chung và XNK nói riêng, trong đó có XNK của Tinh Thị trường hoạt động xuất nhập

khẩu thay đổi theo hướng mở rộng và chuyển đổi cơ cầu thị trường, Xu hướng này xảy,

ra do việc tham gia thương mại điện tử trong XNK sẽ giúp DN có thé XK sang al

thị trường bơn so với một số thị trường trọng điểm như trước đây, bao gồm cả các

doanh nghiệp vừa và nhỏ Doanh nghiệp XNK vừa và nhỏ có nhiều cơ hội hơn đểtham gia vào hoạt động XNK, đặc biệt khi tham gia thương mại điện tử qua các trangthương mại điện từ lớn Ngoài ra, thương mại điện tử sẽ giúp hình thành và phát triểncác mô hình bán lẻ đa kênh, thay đổi phương thức đặt hàng và phân phối sản phẩm, tir đó tác động đến hoạt động XNK trên địa bàn Tỉnh.

122 Yếu tổ chủ quan

* Quan điền, chính sách của Tình vé phát triển thương mại biên giới và XNK

Quan điểm, chính sách của Tinh về phát triển thương mại biên giới nói chung,XNK nói riêng là yêu tổ quan trong hing đầu định hướng và quyết định mức độ phát tiển XNK trên dia bản Tinh, Quan điểm, chính sich phát triển XNK sẽ chịu sự chỉ phổi của

«quan điểm, chính sich phát triển KT-XH và ngành dich vụ - thương mai, Bảo cáo của "Đại hội Đảng bộ Tinh kin thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 xác định: Với dia

lợi, Lạng Sơn cần tiếp tục tập trung phát triển khu kinh tế cửa khẩu, phát triển nhanh thuận

về thương mại, dich vụ, du lịch Phải xác định đây là lĩnh vực mũi nhọn, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thúc day tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động Đặc bi

diy nhanh xây đựng Khu kinh tế của khẩu Đồng Đăng ~ Lạng Son

* Năng lực sản xuất của Tinh và sự phát triển của các ngành

Nang lực sản xuất của Tỉnh thể hiện qua năng lực sin xuất công nghiệp và nông. nghiệp trên địa bản, day là tiễn để giúp XNK địa phương phát triển, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung hàng hóa XK trên địa bản và nhu cầu với hing héa NK Với đặc thủ sản phẩm nông nghiệp chiếm chủ đạo tong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, nông

Trang 24

nghiệp phit tiển giúp gia ting quy mô và chất lượng nguồn cung hing hóa phục vụ XK Ở chiều ngược li, NK hàng hóa của Tỉnh có tỷ lệ lớn của nguyên vật liệu và máymóc cho sản xuất, cũng có nghĩa phát triển công nghiệp trên địa bản sẽ ảnh hưởng đếnquy mô và cơ cầu hàng hóa NK.

Bén cạnh năng lực sản xuất, sự phát triển của dich vụ cũng giúp da dạng hóa và nâng

ao chit lượng dich vụ hỗ trợ XNK như dịch vụ tải chính ngân bảng, dich vụ logistics,

dich vụ vận tải, dịch vụ du lịch, dich vụ bảo hiểm Sự phát triển của lĩnh vực dich vụ

tạo thuận lợi tối đa cho phát triển sẵn xuất, ích thích như cầu tiêu đồng Du lich phát trin, đặc biệt với việc thu hút khách nước ngoài tăng sẽ giúp tăng kim ngạch xuất

khẩu tại chỗ.

* Hạ tằng cho phát triển thương mại biên giới và xuất nhập khẩu

Kết cấu hạ ting phục vụ hoạt động XNK bao gồm đường giao thông, kho bãi, ha ting khu vực cửa khẩu, trung âm logistics, hạ ting công nghệ thông tin Các yu tổ này có

anh hưởng trực tiếp tới giá cả, chi phí xuất khẩu và năng lực cạnh tranh của hàng hóa.

xuất khẩu thông qua việc tác động đến năng lực vận ii, năng lực lưu trữ hằng hỏa khả năng thông quan, khả năng đáp ứng kịp thời các đơn hàng cho XNK, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bổ các cơ sở kinh doanh thương mại theo không gian

* Nguễn nhân lực cho hoại động thương mại biên giới và XNK

Nhân lực hoạt động trong XNK bao gồm nhân lực từ cơ quan quán lý nhà nước, cộng.

đồng doanh nghiệp và lực lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực XNK VỀ cơ bản, lực lượng lao động có chuyên môn, được dao tạo bai bản, có kiến thức thực tế cảng sâu thì hiệu quả hoạt động XNK cảng lớn Chit lượng nguồn nhân lực trong bộ may quan lý nhà nước ảnh hưởng rực tiếp đến hiệu quả thực th chính sich, chương trình XNK, năng lực tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh cho hoạt động XNK Năng lực của hệ thống doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh

vực XNK ảnh hưởng đến quy mô, cách thức vận hành của nguồn cung và nguồn cầu

hàng hóa XNK Bên cạnh đó, tập quán sản xuất trong sản xuất hàng hóa xuất khẩu, kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến hiệu <q và giá trì gia tăng trong sản xuất và xuất khẩu hàng hia của Tinh

Trang 25

1.3 Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá quản lý nhà nước về thương mại biên giới

“Tây theo góc độ tiếp cận và mục dich nghiên cứu, người ta có thể đánh giá sự phát

triển thương mại của một tinh biên giới theo những tiêu chi khác nhau Ở góc độ tiếp

cận và mục đích nghiên cứu của Luận án này, đánh giá sự phát triển thương mại của

một tỉnh biên giới theo 3 tiêu chi, trong mỗi tiêu chi gồm các chỉ tiêu đánhcụ thể, ‘bao gồm: Tiêu chí về quy mô và tốc độ tăng trưởng; Tiêu chí đánh giá chất lượng tăng trường và nh độ phát tiễn thương mại và Tiêu chí về điề kiện đảm bảo cho thương mại phá triển bén vũng, Cụ thé

13.1 Dinh giả quy mô và tốc độ tăng trưởng thương mại theo các chỉ tiêu chủTổng kim ngạch XNK hing hóa của tỉnh; Tổng kim ngạch XNK hàng hóa qua các CKbiển giới của tình;

Tổng kim ngạch XNK hàng hóa của tỉnh là toàn bộ giá tri hàng hóa của các DN đồng trên địa ban tinh đưa ra hoặc đưa vào lãnh thé quốc gia kim giảm (XK), làm tăng (NK) nguồn của cải vật chất của đắt nước trong một thời kỷ nhất định

Tổng kim ngạch XK hàng hóa (giá trị hàng hóa XK) của tỉnh, là chỉ tiêu thống kê quan

trọng phan ánh kết quả hoạt động buôn bán, trao đổi hàng ha, khả năng hội nhập quốc tế, tiếp cận thị trường của địa phương với nước ngoài Giá tị hàng hóa XK bao gồm

toàn bộ giá trị hing hóa dua ra nước ngoài, đưa vào kho ngoại quan hoặc đưa vào.

khu vực mu địch tự do, làm giảm nguồn của củi vật chit của đất nước Giá mỉ XK hàng hóa được tính theo một loại tiền thống nhất là đô la Mỹ (USD) Hàng hóa XK: _gim toàn bộ hàng hỏa có xuất xứ trong nước và hing tái xuất, được đưa ra nước ngoài. làm giảm nguồn của ải, vật chất trong nước,

“Tổng kim ngạch XK được tinh bằng cách: Gồm gif của các hing hia thuộc phạm vi thing kế XK, được các DN trự tgp hoặc ủy thie XK ra nước ngoài.

“Tổng kim ngạch NK hàng hóa (giá trị hàng hóa NK) li chi tiêu thống kê quan trọng phản ánh kết quả hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa, khá năng hội nhập quốc tế, mở cửa thi trường trong nước, tiếp cận của địa phương đối với các nhà cưng cắp nước ngoài Giá trị hàng hỏa NK gồm toàn bộ gi trì hàng hóa đưa tử nước ngoài, kho ngoại

quan hoặc khu vực mau dịch tự do vào làm tăng nguồn của cải, vật chất của đắt nước.

Trang 26

“Tổng kim ngạch NK được tính bằng cách: Gém giá tị của các bảng hóa thuộc phạm vi thống kê NK, được các DN đóng trên địa bản tinh, thành phổ trực thuộc

Trung ương NK trực tiếp hoặc úy thie NK từ nước ngoài.

- Tầng kim ngạch XNK hàng hóa qua các CK biến giới của tỉnh là toàn bộ giá

trị hàng hóa XK, gid trị hàng hóa NK được đăng ky hải quan và thông quan tại các

CK biên giới của nh trong một thời kỳ nhất định Tổng kim ngạch XNK hàng hóa

qua các CK biên giới của tỉnh được tính theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là USD.

1.32 Đánh giá chất lượng tăng trưởng và trình độ phát triển thương mại,theo các chỉ tiêu chủ yếu: Chất lượng tăng trưởng thương mại của tỉnh; Cơ cấu thương

‘mai của tỉnh; Thời gian thông quan hing bóa XNK trung bình qua các CK của tỉnh.

- Chdt lượng tăng trưởng thương mại của tỉnh chủ yêu được đánh giá theo chất

lượng cơ cấu mặt hàng XNK theo ty trọng nhóm hảng có giá trị gia tăng cao trong cơ cấu hing XK, đánh giá theo tỷ trọng nhóm hàng có him lượng công nghệ cao trong cơ cầu hàng NK (nó phan ánh chat lượng tăng trường XNK hàng hóa).

cơ. hương mai của tỉnh cổ thé được xác định bằng nhiều tiêu thức, chẳng

“Trong hoạt động XNK, có các chi tinhư: Cán cân XNK hàng hóa của tỉnh;‘Ty trọng giá trị hằng hóa XNK của tỉnh phân theo thành phần kinh tế trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài; Tỷ trong giá tị hing hóa XNK qua các CK biên giới của tinh phan theo chính ngạch va tiểu ngạch.

Cin cân XNK hing hóa của tinh là chỉ tiêu phản ánh mức chênh lệch giữa giá

trị hàng hóa XK và giá trj hing hóa NK của tỉnh trong một thời ky nhất định Khi tị giá XK lớn hơn trị giá NK thi cán cân XNK mang dấu (+) hay côn gọi là xuất siêu, khi

in XNK mang

trường hợp giá XK hing hóa bằng vớ tỉ giá NK hing hoa, nền kinh tẾcủa tinh có trị giá NK lớn hơn trị giá XK thi cả(O hay côn gọi là nhập siêu;

cân bằng trong quan hệ thương mại với bên ngoài.

Có thể hiểu XNK tiểu ngạch hàng hóa qua biên giới là một hình thức thương.

mại quốc tế hợp pháp được thực hiện bởi các thương nhân và cư dan (thường là

thương nhân và cư dân ở địa phương biên giới) hai nước có chung biên giới mã gia tị

sủa mỗi lô hàng giao dich có trị giá nhỏ và được hưởng những chính sich ưu đãi của

nước có chung biên giới Sự khác nhau cơ bản giữa XNK tiểu ngạch và XNK chính

Trang 27

ngạch hing hóa qua bign giới là ở chỗ XNK tu ngạch được hưởng những cơ chế wu dai riêng nhằm tạo thuận lợi cho việc giao lưu, lưu thông hing hóa qua biên giới của

một hoặc hai nước có chung biên giới Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp rit khó phân.biệt đầu là XNK tiểu ngạch và đâu là XNK chính ngạch.

- Thời gian thông quan hàng hóa XNK trưng bình qua các CK của tỉnh: Luật Hai quan

của Việt Nam (được sửa đbổ sung năm 2005) quy định: Thông quan là việc cơ

‘quan hải quan quyết định hing hoá được XK, NK, phương tiện vận tải được xuất cảnh,

nhập cảnh Hàng hóa, phương tiên vận tải được thông quan sau khi đã làm xong thủtục hải quan; các trường hợp chưa làm xong thủ tục hai quan có thể được thông quan nhưng phải đáp ứng điều kiện nhất định, gọi là thông quan có điều kiện Như vậy, có thể hiểu thời gian thông quan hàng hóa XNK trung bình là khoảng thời gian trung bình để cơ quan hải quan quyết định một lô hàng hoá được XK hoặc NK kể từ khi tiếp nhận dang kỷ tờ khai hai quan của người khai hải quan đối vlô hàng đó,

1-13 Đánh giá các điều hiện đâm bảo co thương mi phái triển bn ving theo các tiêu chí chủ yếu:lượng vàấp độ của hệ thống CK biên giới phục vụ hoạt động

XNK hàng hóa; Năng lực kết nối thương mại của tỉnh với bên ngoài bằng hệ thống,

giao thông và mạng lướ logistics; Trinh độ phát triển các dịch vụ XNK qua địa bảntỉnh; Chất lượng chính sách thương mại và hiệu lực của chính sách thương mại.

“Trong điều kiện hội nhập KTQT, hàng hóa của tỉnh và cả nước không những được tiêu thụ trên địa bản tỉnh và các tỉnh, thành phố trong cả nước ma còn được XK ra thị

trường ngoài nước, Do vậy, việc duy tri, mở rộng và phát triển thị trường trong nước.

L đồi hỏi các DNTM phải phân tích, đánh giá

kỹ về từng loại thị trường, Mục tiêu phân ích nội dung thị trường nhằm đánh giá được

sức cần thi và thị trường XK 1i rt

thuận lợi và khó khăn trong hoạt động títhụ hàng hóa: nghiên cứunhân tố động đến khả năng tiêu thụ hàng hóa trên từng thị trường; và cổ các giải pháp duy tỉ va phát triển thị trưởng Khi nghiên cứu về thị trường XK, các DNTM thường quan tâm đến 2 loi thị trường (thị trường trực ti và thi trường trung gian)

Loi thé quan trong của tỉnh là có CK biên giới, do vậy, số lượng và cắp độ của hệ thông CK của tỉnh phục vụ hoạt động XNK hàng héa là một trong những điều kiện ‘dam bảo cho thương mai của tinh phát triển bên vững

Trang 28

1⁄4 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về thương m

141 Kinh nghiệm của tỉnh Cao Bằng|18/r5]

Cao Bằng có tn 333 km đường biên giới đất liề tgp giáp với các địa phương thuộc Khu tự tị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tay - Trung Quốc với nhiều cửa khẩu thông

thương: Cửa khấu quốc tế (Ta lùng); cửa khâu chính (Trả Lĩnh, Sóc Giang, Lý Van);

cửa khẩu phụ (Hạ Lang, Pb Peo), Ngoài ra Cao Bằng còn có nhiều lối mở biên giới tạo nhiều tiềm năng trong việc phát triển hoạt động thương mại biên giới cũng như day mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa ban tinh phát triển

Trong thời gian qua với mục tiêu phát tiển thương mại biển giới và xuất nhập khẩu,trên cơ sở các cơ chế chính sách cin Chinh phủ và các bộ ngành lên quan, Sở Công Thuong đã phối hợp với các ngành liên quan chủ động triển khai và tổ chức thực hiện theo các văn bản quy định của Chính phi và các bộ, ngành Trung ương về quản lýhoại động thương mại biên giới và thúc dy các hoại động xuất nhập khẫu qua địa bản

Trong những năm qua, hoạt động thương mại in giới trên địa bản tính tgp tục được duy tr ôn định: tinh hình an ninh chính tr, trật tự an toàn biên giới được ôn định và giữ vũng Các ngành chức năng trên dia bản tính luôn phối hop triển khai, duy tỉ ốt công tác quản lý, điều hành hoạt động thương mạ biên giới: Tổ chức kiém tra, nắm bắt tình hình hoạt động tại các cửa khẩu, Ibi mớ biên giới tham mưu, đ xuất các giải pháp cho lãnh đạo tỉnh trong công tác chỉ đạo, diều hành, giải quyết các khó khăn vướng mắc được kịp thời Qua đó hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bản tỉnh, hoạt động trao đổi mua bin hàng héa qua biên giới ngày cảng có bước chuyển biến tích eve, các dich vụ liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới phát iển tương đối nhanh, ạo việc làm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống ew din vũng biên giới, ting thu cho ngân sich địa phương, góp phần quan trong trong việc thúc day sự phát triển kinh té - xã hội của tỉnh.

Dic biệt với chức năng nhiệm vụ của ngành, Sở Công Thương đã tích cực, chủ động, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tinh triển khai, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động thương mại biên giới và các quy định có liên

Trang 29

«quan như Triển khai thực hiện Nghị định 14/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 của Chính

phủ quy định chỉ tiết về hoạt động thương mại biên giới: Thông tư 01/2018/TT-BCT, “Thông tư 02/2018/TT:BCT: Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ Quy định chỉ tết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương Chủ tì, phối hợp

với các sở, ban, ngành liên quan vả Ủy ban nhân dân các huyện biên giới rà soát, báo.

mở bi

cáo, tham mưu đề xuất danh mục các cửa khẩu, giới thực hiện mua bán

hing hóa qua biên giới.

Chủ tr, phối hợp với các ngành liên quan tổ chúc có hiệu quả việc Trưng biy sin phẩm tại Trung tâm giao lưu hữu nghị và quảng bá hương mại, du lịch Ta Lùng trong khuôn khổ Chương trinh giao lưu hit nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung “Quốc lẫn thứ 5 tổ chức tại Cao Bằng,

‘Tham mưu cho UBND tỉnh xây đựng, hoàn thiện Dé án nghiên cứu tinh khá thi của việc xuất khẩu hing nông sản sang thị tường Trung Quốc qua các của khẩu tính Cao Bằng.

“Thường xuyên chủ động, phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc quản lý, điều hành hoạt động thương mại biên giới, theo đối tổng hợp báo cáo tỉnh hình, kết quả hoạt động xuất nhập khẩu, mua bản tra đổi hàng hóa qua biên giới trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định Trong những nămn diy, hoạt động xuất nhập khẩu qua địa ban tinh vẫn duy tri các mặt hang truyền thống Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: Hat điều, cao su, ôm cả ác loại, nắm hương, mộc nhĩ, hoa

quả các loại, Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: Máy móc thiết bị phụ tùng, than cốc, sắt

thếp các loại, ferro silie, thuốc lá lá, vải các loi Hãng TNTX chủ chủ yếm: thựcphẩm đông lạnh như hai sản, thịt bỏ: rượu các loi: mỹ phẩm; linh kiện điện từ, Hoạt động mua bin, trao đổi hing hod của cư dân biển giới ta các cửa khẩu, lỗi mỡ diễn ra bình thường, các mặt hàng mua bin trao dỗi chủ yếu như: Hoa quả tươi, gia cảm, đồ dùng sinh hoạt gia đình, máy móc nông cụ, nông lâm sản, Theo đó, năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua dia bin tinh Cao Bằng đạt 69372 triệu

USD, đạt 102 % kế hoạch Trong đó: Kim ngạch xuất khẩu đạt 5 3 triệu USD; Kim ngạch nhập khẩu đạt 139,89 triệu USD Hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bản tỉnh đã ‘thu hút hơn 200 doanh nghiệp Công tác thu thuế xuất nhập khẩu tại địa bàn Cao Bằng

Trang 30

đạt 250.29 tý đồng đạt 143

Công tác thu phí sử dung kết cắu ha tang đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa ra chỉ tiêu HDND tinh giao; tăng 22 % so với năm 2016.

vào khu vực cửa khẩu đạt 265,2 tỷ đồng; đạt 140,4 dự toán tinh giao[I,r17]

Công tác quản lý xuất nhập cảnh người và phương tiện qua các cửa khẩu biên giới luôn được phối hợp chặt chẽ trong công tác tra, kiểm soát đảm bảo đúng quy trình, quy định và đúng pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho người, hing hóa xuất nhập khẩu và các phương tiện qua lại của Khẩu biên giới Trong năm 2017, đã làm thủ tue xuất nhập cảnh cho 51.175 lượt người; Xuất nhập biên 743.334 lượt người Tổng phương tiện ra vào khu vực cửa khẩu 16.443 lượt xe[18,t18]

Tinh hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hing hóa qua biên giới xảy ra với phương

thức ngày cảng tinh vi, uy nhiên không có diễn biển nỗi cộm, không xảy m các vụ

việc buôn lậu có quy mô lớn, tính chất nghiêm trọng trên địa bàn Công tác đấu tranh. phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại luôn được quấn trệt triển khai thực hiện

quyết liệt, các lực lượng chức năng thường xuyên phối hợp chặt chẽ, đẩy mạnh hoạt

động tuần tra kiểm soát tại các địa bin, tuyến dường trọng điểm Do đỏ hoạt độngbuôn lậu, vận chuyển hàng hóa tri phép qua biên giới, buôn bán hàng cắm được các car quan chức năng kip thời hát biện, ắt giữ và xử ý nghiêm theo quy định pháp luật “Trong thời gian tới, với mục tiêu phát triển thương mại biên giới, Sở Công Thương tiếp tục chủ động tham mưu, để xuất cho Ủy ban nhân dân tinh, Bộ Công Thương, trong công tác chỉ đạo, điều hảnh triển khai thực hiện các cơ chế chính sách, các quy định của Chính phủ và các bộ, ngành trung ương về quản lý hoạt động thương mại biên giới Duy t thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các cơ quan lign quan, các lực lượng chức năng trên địa bàn trong quản lý, điều hành hoạt động thương mại biên giới, gốp phần tích cực trong việc thúc diy hoạt động thương mại biên giới trên địa bản tỉnh Cao Bằng ngày công ổn định và phát tiễn.

1-43 Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai [19415-8]

Lao Cai là tinh miễn núi, biên giới, nằm giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường ắt và 345 km theo đường bộ, Phía Đông giáp tinh Hà Giang, phía Nam giáp tinh Yên Bái, phía Tây giáp tinh Lai Châu va phía Bắc.

Trang 31

giáp tinh Văn Nam (TQ) với gần 200 km đường biên giới Diện tích tự nhiên của Tỉnh là 6.383,89 kmẺ (chiếm 1,92

trong của Việt Nam trên tuyển HLKT Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hai Phòng‘Quang Ninh Vị tri địa - kinh tế thuận lợi không những tạo điều kiện thuận lợi cho phát

diện tích cả nước) Là "điểm đầu”, "cửa ngõ” quan

triển kinh tế - xã hội va phát triển thương mại của tỉnh Lao Cai mà còn có vai trò rất ‘quan trong đối với phát trién thương mại của cả ving TDMNBB va cả nước.

Khu KTCK Lao Cai được thành lập từ năm 1998, nằm cách thành phổ Côn Minh, tỉnhách thành phổ Hải Phòng 400km - Đây là tuyển đường ngắn nhất từ tinh Van Nam và miễn Tây của TQ đi ra biển Vin Namtrén 400 km (cả đường bộ và đường sắp và

Đông qua Cảng Hải Phòng và ngược lại CK quốc tế Lao Cai là hạt nhân của KhuKTCK Lio Cai, là một trong những lợi thé quan trọng của Tinh trong việc kết hop

phat triển du lịch với thương mại, tạo sức hấp dẫn thu hút khách du lịch trong nước và

quốc tế

Từ phân tích tiềm năng, lợi thé và những hạn chế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xãhội đối với phát triển thương mại của tỉnh Lào Cai nêu trên, có thể rút ra đượcnhững mặt thuận lợi và khó khăn trong phát triển thương mại của Tỉnh như sau

* Về thuận lợi:

Lào Cai nằm trên tuyển HLKT Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, được xác định là “cửư ngỡ” giao thương, “cẩu nổi " giữa Việt Nam, các nước ASEAN với khu vực Tây Nam rộng lớn của TQ, là trung tim của Hành lang Bắc -Nam trong hợp tác GMS và là trung tâm chuyển tiếp giữa các tỉnh Đông Bắc vàTây Bắc của Việt Nam, đông vai trò là TTTM, trung tâm trung chuyển hing hoácủa cả tuyến HLKT (tre đọc), của tuyển vành dai biên giới Điện Biên Lai Châu -Lào Cai - Hà Giang - Cao Bằng (trục ngang) và các địa phương khác trong cả nước.

tế Lào Cai v

thông qua CK qué đủ các loại hình vận tải đã, dang và sẽ hình

thành trong thời gian tới (đường bộ, đường sit, đường thủy và đường hàng không),

Với việc hình thành ACETA, Việt Nam và TQ đang tích cực thúc diy hợp tác “Hai "hành lang, một vành dai kinh té” và với lợi thể liền kể thị trường lớn TQ, thương mại Lio Cai có được một số thuận lợi d phát huy Toi thể so sinh, ợi thể phát triển của

Trang 32

Tỉnh như: Cơ sở hạ ting từng bước được đầu tr và cải thiện (nhất là hạ ting giao thông, he ting Khu KTCK ); đầu tư của các DNTQ vào Lào Cai tăng mạnh; cơ cầu

kinh tế chuyển dich theo hướng tăng tỷ trong ngành công nghiệp và dich vụ: công tácxổa đối giảm nghéo tai khu vực biên giới từng bước tạo hiệu ứng lan tỏa; XNK hàng

hóa theo thông lệ quốc tế tăng nhanh (do lộ trình cắt giảm thuế trong ACFTA làm cho

thương mại không theo thông I quốc tế giảm dần )

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Lào Cai qua các năm khá cao, nhiều chỉ tiêu kinh tế

-xã hội dat và vượt mức kế hoạch hàng năm; các mặt -xã hội đều có bước phát triển, tg0thuận lợi cho phát triển thị trường và thương mại nội địa

Tinh Lio Cai cỏ điều kiện tự nhiễn, khí bậu thuận lợi, nguồn tai nguyên phong phú, quý hiểm để phát tiễn các ngành chế biến nông lâm sản, công nghiệp khai thác và chế biển khoáng sản, thủy điện tao tiễn để cho phát triển (hương mại và các ngành kin tế khác

Nguồn tài nguyên du lịch, nhân văn phong phú tạo cơ hội cho Tỉnh phát triển ngành công nghiệp không khói một trong những loại hình dich vụ tạo cấp số nhân cho ton bộ nền kinh tế Hơn nữa, sự phát triển du lịch cũng sẽ là cơ hội để quảng bá hình ảnh. của Lio Cai đến với các nhà đầu tr trong nước và quốc té tăng cơ hội thu hút đầu tr, tạo thuận lợi cho sự phát triển thương mại gắn với du lich.

* Về khó khăn:

Ben cạnh các thuận lợi, cơ hội của việc tham gia ACFTA, thương mại tinh Lio Cai đã,

đang và sẽ gặp một số khó khăn, thách thức của các quá trình trên, đồ là: cạnh tranh về

thị trường tiêu thy hing hóa gia ting (ca trên thị trường nội tỉnh, thị trường trong nước:và thị trường TQ), thách thức về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa NK từ TQ, phòng chố

về đảm bảo an sinh xã hội trên địa bản Tỉnh.

ig buôn lậu, gian lận thương mại trên tuyển biên giới, thách thức

Quy mô nên kinh tế còn nhỏ bé, GDP bình quân đầu người, chất lượng tăng trưởng

Xinh tẾ côn thấp; hiệu quả kinh tế chưa ao; chưa cổ Kha năng tự cân đổi thụ, chỉ ngân sich làm hạn chế quy mô thương mại nội Tinh,

Trang 33

én dich chậm, tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp và thủy sản trong

cơ cấu kinh tế của Tinh còn cao; các ngành công nghiệp - xây dựng và dich vụ có

độ tăng trưởng chưa cao lâm hạn chế quy mô và t 1g nghiệp.

độ tăngtrưởng thương mại nội Tỉnh các sản phẩm phi nôn

Địa hình Lào Cai, ngoài các khu vực thành thị, khu vực dọc các tuyển quốc lộ có nhiều iu kiện thuận lợi để phát triển thị trường, còn lại phần lớn đều bị chia cất mạnh, cơ sở hạ ting kính tế - xã hội yékém, đặc biệt là hệ thẳng giao thông, dân

ca phân tn, thưa thất, nhỏ lẽ, gây khó khăn cho vic tổ chức sản xuất, đặc biệt làlưu thông, tiêu thy hing hóa cho nên chỉ phí trong hoạt động thương mại cao làmhạn chế khả năng cạnh tranh của DN, làm hạn chế trong việc đầu tư các dự án KCHTTM ở vùng sâu, ving xa, ving đồng bảo dân tộc t người côn nhiều khó khăn Mặt bằng chung về trình độ dan trí thấp, nhất là đồng bao các dan tộc thiểu số ở vùng sâu, ving xa, thôi quen trong sản xuất và tiêu dùng tự cung tự cấp là thách thức đối với Tinh trong việc nâng cao NSLD, chất lượng tăng trưởng và văn minh tiêu ding,

Khả năng cạnh tranh của hing hóa XK trên thị trường trong nước và quốc tế còn yếu Số lượng, chất lượng và năng lực cạnh tranh của DN trên địa bản Tinh còn rất hạn chế, hơn nữa, trình độ của bầu hết các DN của Tỉnh mới chi dim nhận ở khâu lắp rép trong chuỗi giá tri một sản phẩm nên giá tị gia tăng thi.

1.43 Bài học rút ru cho tỉnh Lang Son

Tir những thực tiễn của các tỉnh đã nghiên cứu trên đây,<6 thể rút ra một số bài học

kinh nghiệm về phát triển thương mại biên giới cho tỉnh Lạng Sơn như sau:

Một là, lựa chọn mô hình phát triển thương mại biên giới phủ hợp với tiềm năng và lợithể của địa phương Các tỉnh có điều kiện thuận lợi về vị tri dia lý, CK biên giới thuậntiên giao lưu hang hóa thi liên kết với các địa phương khác hợp tác phát triển thương.

mại; tập trung xây đựng hệ thống chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế

cửa khẩu (KTCK), diy mạnh giao lưu hàng hóa Chính vì vậy, trong chiến lược phát

triển thương mại biên giới, Lạng Sơn phải xác định được các mô hình phát triển

thương mại trong tương lai gắn với tiềm năng và lợi thé so sánh của địa phương, đó lả

Trang 34

phát triển thương mại biên giới và KTCK, đặc biệt là phải xây dựng được mô hình hop tác kinh tế đặc thi tại khu vục biên giới Lào Cai - Van Nam.

Hai là, cần kết hợp phát trién thị trường trong nước và thị trường ngoài nước Thị trường trong nước có vai trd rit quan trọng đối với phát triển kinh tế, Khi sản xuấ lên 1 thụ bao gồm thị trường ngoài nước và trong nước, nhưng nithị trường tchỉ chú trọng XK, phụ thuộc quá lớn vào XK, trong điều kiện thị trường thé giới ổn

định là rất tốt song khi thị trường thé giới có nhiều biến động phức tạp, thì sẽ rất khó khăn ảnh hưởng lồn đến sản xuất trong nước Vì vậy, muỗn phát iển nhanh và bn vững, cần phải bảo đảm mỗi quan hệ hợp lý giữa ting trưởng XK và tiêu dùng nội địa, việt phat triển tiêu thy trong nước sẽ hạn chế những ảnh hưởng tiều owe của thị trường: thể giới đối với nỀn kinh tế

Ba là, năng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa sin xuất trong nước, Nền kinh tế hướng về XK thi hàng hóa phải có khả năng cạnh tranh cao Các nhân tổ quyết định kha năng cạnh tranh của hảng hóa là: Khả năng về công nghiệp; khả năng thâm nhập vào các thị trường lớn; hiệu quả giữa chỉ phí sin xuất và giá thị trường tại nước NK: khả năng phát triển của hàng hóa đồ rên th trường thể giới để đầu tư phát triển hệ thống trong nước; cơ cấu XK (tr hing thô, thực phim, nguyên liệu: NK hing công nghiệp, tư liệu sản xuất, công nghệ hiện đại sau đỏ chuyển din sang XK hàng chếbiến)

én lò, quan tâm đến mỗi quan hệ giữa phát iển thương mại với phát triển du lịch và ngược lại Các tỉnh miễn núi đều có tiềm năng để phát triển cả thương mại và du lịch.

Việc đầu tư phát triển các khu nghĩ dưỡng, các điểm du lich sinh thi văn héa dân

gian phải gắn với hình thành các cơ sở thương mại theo hướng văn minh, biện đại bởi nhủ cầu mua sim hing héa của khách luôn gắn với nhu cầu tham quan, thưởng thức sắc sản phẩm của dia phương Ngược lạ, nhờ có sự phát triển của thương mại mà khả năng thu hút du khách ngày cảng gia tăng, nhất là các tỉnh có CK biên giới

“Năm là, tạo ra tính liên ving, liên khu vực trong phát triển thương mại Dễ xây dựng cite cơ sở chế biến hing XK, không chỉ khép kín trong một tỉnh, mà cin có sự liê kết

Trang 35

‘i các dia phương khắc theo ving, theo trục hay HLKT, phân công, dy mạnh lien kết sản xuất và XK

Cc bài học kinh nghiệm rút ra tiên đây sẽ được nghiên cứu, vận đụng cụ thé tronghoạch định mục tiêu và giải pháp phit tiển thương mại biên giới của tinh Lạng Sơntrong thời gian tới

1.4.4 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan dén đề tài

Bài viết" Thực trang quản lý hoạt động thương mại tuyển biên giới đất liền của Việt Nam và một số kiến nghị ctnh sách ” của tác giả ThS Tran Đăng Quỳnh (Văn phỏng.

Bộ Công an) đăng trên Tạp chí Công thương, năm 2017, Đây li công ình được nghiên

cứu khá công phụ, cập nhật về những nội dung cơ bản về thực trạng quản lý hoạt động

thương mại biên giới giữa nước ta và các nước có chung đường biên giới Bài nghiên cứu phân tích, đảnh giá thực trang công tác quản lý thương mại biên giới trên dit liền của Việt Nam trong thời gian gua, từ đó để xuất một số kiến nghị, giải pháp, nhằm tăng cường công tác quản lý thương mai biên giới trên đất liền của Việt Nam trong

thời gian ti.

Những kết quả công bé trong luận văn thạc sĩ quản lý kinh của tác giá Trin Việt

Truimg Đại học kinh tế + Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015 với tên “Quản lý

thương mại biên giới trên địa bàn tinh Hà Giang” đã tập trung nghiên cứu nội dung,tiêu chí đánh giá và những nhân tổ tác động đến công tác quản lý biên giới, phân tích những kết quả đạt được và những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong công tác này ở tỉnh Hà Giang, từ đó dé xuất các giải pháp tăng cưởng công tác quản lý

thương mại biên giới trên địa bàn tỉnh Hà Giang,

“Tác gid Trin Thu Hà, Trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia nin 2009với tên "Hoạt động biên mậu các tinh biên giới vùng đông bắc Việt Nam " đã tập trung nghiên cứu cơ sở của hoạt động biên mậu Việt Nam — Trung Quốc, phân tích thực trạng hoạt động biên mậu ở các tinh biên giới vùng Đông Bắc Việt Nam , từ đó đề xuất giải pháp thúc diy hoạt động biên mậu ở các tinh biên giới Vùng Đông Bắc Việt Nam.

‘Tir việc nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tải, tác gi nhận thấy rằng, công tác quản lý nhà nước về thương mai biên giới rong điều kiện

Trang 36

phát tiễn kính tế xã hội hiện nay đang thực sự trở thành một vin đề hết sức cắp bách đối với các tinh có chung đường biên giới với Trung Quốc, Đ tải luận văn được tác

giá lựa chọn nghiên cứu, không trùng lặp với những công trình khoa học đã được côngbố mà tác giả được tiếp cận.

Kết luận Chương 1

Tại chương này, luận văn đã tập trung phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản về QLNN về thương mại biên giới như: khái niệm thương mại biên giới khái niệm QLNN về thương mại biên giới: nội dung QLNN về thương mại biên giới; chủ thể QLNN về thương mạ biên giới; công cụ QLNN vé thương mại biên giới

Chương 1 của luận van cho thấy QLNN về thương mại biên giới là hoạt động quan trong trong QLNN nói chung, iên quan dén việc dim bảo chủ quyén quốc gia, an inh + quốc phòng, ạo môi trường ổn định cho hoạt động phát triển kinh t, chính trị, xã hội; phục vụ công cuộc hội nhập quốc té ngày càng sâu rộng của đắt nước.

"Những vin đề lý luận cơ bản này là cơ sở nhận thức chủ yêu để luận văn triển khai các

nghiên cứu tại Chương 2.

Trang 37

CHƯƠNG2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUAN LÝ NHÀ NƯỚCVÈ

‘THUONG MAIBIEN GIỚI TREN DIA BAN TINH LANG SON

2.1 Tổng quan về inh hình kinh xã hội tinh Lạng Sơn

Lạng Sơn là tỉnh miễn núi, biên giới, cách thủ đô Hà Nội 154 km, có đường biên giới quốc gia đài trên 281 km ip giáp với Quảng Tây, Trung Quốc, với 474 cột mốc biên giới (344 mốc chính, 130 mốc phụ), thuộc địa bàn 05 huyện, 20 xã và Ø1 thị trin biên giới: có 02 cửa khẩu quốc té (Hau Nghị, Ga Đồng Bang), 01 cửa khẩu song phương (Chi Ma) và 09 cửa khẩu phụ; có các tuyến quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 31, 3B, 279 và ấn đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Đồng Đăng - Bằng Tường - Bắc Kinh; là trên tuyển hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hai Phòng, đã

tạo cho Lạng Sơn có nhiễu tiém năng, lợi thể trong hợp tác phát triển kinh tế đổi ngoại,

thương mại biên giới và hợp tác đầu tr.

Trong những năm qua tỉnh Lạng Sơn luôn coi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tuyển biên giới là một trong những nhiệm vụ trong và thường xuyên để tập trung chỉ dao, điều hành Tinh đã có nhiều có gắng trong việc cụ thể hóa, vận dụng linh hoạt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nha nước, cơ chế ưu tiên của Chính phủ về đầu tư phát iển khu vực biên giới Trong nhiều năm qua, Ban chấp hành Dang bộ tinh, Ban “Thường vụ Tinh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dan tinh đã có nhiều chủ trương, "nghi quyẾt, cơ chế chính sách về phát tiễn kinh tế - xã hội khu vực biên giới, ưu tiên bố trí nguồn lực, tăng cường đầu tư hệ thống cơ sở hạ ting, hỗ trợ tái định cư, hỗ trợ.

phát iển sản xuất, chăm lo đồi sống văn hỏa, tinh thin, tiển khai kip thời các chínhsách an sinh xã hội, xóa đối giảm nghèo để ôn định và tùng bước củ thiện đời sống din cư biên giới Với các thành tích dat được, đồng bảo các dân tộc đã thực sự tin tưởng, yên tâm vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, quyết tâm cũng chính quyễn địa phương giữ vững đường biên, mốc giới, biên cương của Tổ g các ngành trong tinh đã thực hiện tốt công tic phối hợp phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới gin với thực hiện Chương trinh 135, Chương trình 120, Chương trình 134,Chương trình 167 của Chính phi, Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ

“Chính trì về phương hưởng phát triển kính t - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh

năm 2010 và Dé án xây dựng Khu Kinh vùng trung du và MiỄn núi Bắc bộ đi

Trang 38

khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn Đồng thời, chủ động xây dựng, ban hành những cơ chế, chính sách đặc thủ của tỉnh nhằm cụ thể hóa các chính sách của Trung ương và các. mục tiêu phát iển kinh t xã hội tuyển biên giới tiễn trên địa bản tin,

Các cửa khẩu trên đa bản tinh được quan tim quy hoạch, đầu tr xây dụng cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thông thoáng dé thu hút các doanh nghiệp đầu tư các bến, bãi trong khu vue cửa khẩu, nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập cảnh, xu nhập khẩu và các hoạt động giao thương, Do đó, trong những năm qua, hoạt động.thương mại, dich vụ cửa khẩu của tinh phát tiển khá toàn diện, đã trở thành kinh tẾ mũinhọn, tạo động lực thúc day tăng trưởng và phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh, g6p phần giải quyết công ăn việc làm, ting thêm thu nhập, ôn định đồi sống nhân dân ở khu vực biên giới, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.

Trong những năm qua (giai đoạn 2011 - 2018), tính Lạng Son đã có nhiều chú trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhằm thúc dy phát tin kinh tế - xã hội khu vực

biên giới, tập trung rà soát các chương trình, dé án, dự án đã triển khai, bổ sung các.

chương tình, đề án, dự án mới, gắn với triển khai thực hiện Chương trinh mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Tinh đã tập trung chi đạo đẩy mạnh triển khai xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn Công tác lập quy hoạch được thực hiện hiệu quả, tạo cơ sở pháp lý thực hiện đầu tr xây dựng và thu hút đầu tư, đến nay đã cơ bản hoàn thiện hệ thống cắc loại quy hoạch, tr quy hoạch phát triển, quy hoạch chung xây dựng đến quy hoạch chỉ tiết ác khu vục cửa khẩu, khu chúc năng của Khu kinh tế, Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý các của khâu được thành lập, hogt động hiệu quả, chủ động tháo gỡ khó

Xhăn, vướng mắc tại khu vye cửa khẩu Trong S năm (2011 ~ 2016), tỉnh đã bổ tr trên 4.550 tỷ đồng từ các nguồn vốn ngân sich của tinh và Trung ương để tập trung đầu tr xây dựng, hoàn thiện các công trình, dự án phát triển kết cfu hạ ting kính tế - xã hội trọng yếutại khu vực cửa khẩu và thành phố Lạng Sơn, trong đó gần 40 công trình quan trong đã đưa vào sử dụng, phất huy hiệu quả, tạo điễu kiện thuận li thúc đấy

hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước qua địa bàn, góp phần tăng thu ngân

sich cho tinh; phát tiễn các điểm dân cư nông thôn khu vụ biên giới gắn với bố trí

sip xếp ôn định dân cư, tăng cường bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh biên giới,

30

Trang 39

nâng cao đời sống vật chit, văn hóa, tinh thần của nhân dân, Tạo mỗi ed 1g đầu tư,

sản xuất, kinh doanh thuận lợi, thúc day xúc tiền đầu tư, thương mại, du lịch, đồng thời

sửa đổi, bé sung cơ chế chính sich, thực hiện hiaqua các chính sách hỖ trợ và ưu đãi đầu tư của Trung ương, của tỉnh để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào Khu kinh té Kết cầu hạ ng tại thành phố Lạng Sơn, khu vực cửa khẩu đã từng bước thay đổi, khang trang và đồng bộ hơn Khu kính tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đã thực sự

trở thành động lực thúc day phát triển và tăng trưởng kinh tế chung của toàn tinh, tác.

động tích cục đến sự phát tiển của các vùng khác, góp phần giải quyết việc lâm, xoá đối giảm nghéo, nâng cao đi sống của nhân dn (17.420)

Hoạt động thương mại, dich vụ du ih tếp ục phát sin kh toàn điện, đã rổ thành ngành kinh tẾ mỗi nhọn, tạo động lực thúc đẩy tăng trường và phát iển nh tế chung

toàn tỉnh Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, triển khai thực hiện các chính sách

ưu đãi phát triển thương mai, chỉnh séch tải chính, xuất nhập cảnh, du lich đã tạo môi

trường thông thoáng, thuận lợi, thực sự trở thành động lực quan trọng thúc day các.

hoạt động thương mại, dich vụ, du lich của cả nước với thị trường Trung Quốc Các cửa khẩu đã phát huy được vai tỏ là trung tâm chuyén giao quan trọng trong phát triển «quan hệ kinh tế thương mại với Trung Quốc Hằng năm thường xuyên cô trên 2.000 doanh nghiệp và tổ chức kinh tế trong cả nước tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu

‘qua địa ban tỉnh Trong 5 năm (2011 ~ 2016), tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng

hóa qua địa bản tỉnh tiếp tục duy tri ở mức cao, năm sau cao hơn năm trước, À 2016 đạt trên 4 tỷ USD, năm 2017 dat trên 5.2 tỷ USD và 2018 đạt gin 6 tỷ USD

Hoat động du lich có bước phát triển cả về quy mô và ổ chức; các loại hình, tuyén du lịch ổng hợp được khuyến khích phát tiễn và mở rộng, rong đó du lch biến giới urge quan tâm, chủ trong Bén nay giữa tinh Lạng Sơn với Chỉnh quyền, Cục Du lich

‘Quang Tây và Cục Du lịch thành phổ Sing Tả, Cục Du lịch thị Bằng Tường, Quảng.

“Tây, Trung Quốc da kỹ kết nhiều biên bản ghỉ nhỏ, hợp tác phát triển du lịch biên giới 2 bên và cùng phối hợp triển khai thí điểm các loại hình du lịch mới li du lịch bằng xe dap, xe 6 tô tự lái

Trang 40

“Các cấp, các ngành đã chủ động, tích cực tháo gỡ khô khăn, vướng mắc về (hủ tục hành chính, cơ chế, chính sách, dat đai, mặt bằng, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút đầu. tu và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.Tỉnh đã quan tâm đầu tr phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch quốc tế trên các cửa Khẩu thuộc địa bản tỉnh Diy mạnh tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, đối ngoại về phát triển thương mại biên giới, tháo gỡ các khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho hing hoá xuất khẩu Tập trùng triển khai xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Đồng Ding - Lạng Sơn; tăng cường đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, hệ thống dich vụ; nâng cấp và mở rộng các cửa khẩu Ban hành cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư vào xây dựng khu kinh tế của khẩu, vì

vậy đã tao động lực thúc đầy phát triển thương mại, du lịch quốc tế, dịch vụ và lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá, Tại khu vực cửa khẩu, một số dich vụ mới phát triển nhanh như dịch vụ kinh doanh bến bai, bốc xếp hàng hoá, điều vận xe vận tải hing hoá xuất nhập khẩu đã tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân.

Đến nay, tình hình phát triển kinh tế - xã hội các huyện biên giới có nhiều chuyển biến tích cực, khu vực biên giới tỉnh Lạng Sơn đã từng bước được đổi mới về nhiều mặt, diện mạo khu vực biên giới đã có sự thay đổi rõ rt; hệ thống cơ sở hạ ting được xây dựng cơ bản, các khu kinh 1 cửa khẩu được đầu tr mỡ rộng: hoại động thương mại, xuất nhập khẩn, du lich diễn ra sôi động và có sự ting trưởng mạnh mẽ: các hoạt động văn hoá - xã hội có bước chuyển động tích cực; công tác quốc phòng - an ninh, đối ngoại được ting cường: bảo về vững chắc chủ guy lãnh thd an ninh biên giới quốc gia: hệ thông chính tr được cũng cố vững mạnh, lục lượng vũ trang được xây dựng ngây cing vũng mạnh chính quy: th trận quốc phòng toàn dân, th trận an ninh nhân dân và thể tran Biên phòng khu vực biên giới không ngừng được xây dựng, cũng cố vũng chắc: đời sống vật chất tỉnh thin của nhân dân ngày cảng được nâng lên; lông tin của nhân dân đối với Dang, Nhà nước được nâng cao.

2.2 Cơ sỡ pháp lí của công tácquản lý nhà nước về thương mại và xuất nhập, khẩu trên địa bàn tin Lạng Sơn

2.2.1 Co chế, chính sách quân lý tương mi biên giới, suất nhập khẫu của Việt Nam

32

Ngày đăng: 29/04/2024, 11:24

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w