1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước:Quy hoạch thoát lũ vùng cửa sông, ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế

106 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

NGUYEN HAI NAM

QUY HOACH THOAT LU VUNG CUA SONG,

VEN BIEN TÍNH THỪA THIEN HUE

LUẬN VAN THAC SĨ

Hà Nội, 2011

Trang 2

Nguyễn Hải Nam.

QUY HOẠCH THOÁT LŨ VÙNG CỬA SÔNG,

VEN BIEN TINH THỪA THIEN HUE

Chuyên ngành: Quy hoạch va Quan lý Tai nguyên nước.Mã số: 60-62-30

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: PGS.TS TRINH VIỆT AN

Hà Nội, 2011

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Sau một thời gian học tập, nghiên cứu được sự giúp đờ tận tình củaPGS.TS.Trinh Việt An, các thầy cô giáo trong Khoa Kỹ thuật Tài nguyên

nước cùng các đồng nghiệp tại Tổng cục Thuy lợi tác giả đã hoàn thành luận.

văn này.

Tác giả xin bảy tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS.Trịnh Việt An, Ban giám:

hiệu Trường Đại học Thuỷ lợi, Khoa Kỹ thuật Tải nguyên nước, Phòng Đảotạo Đại học và sau Đại học, Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam, Viện Quy

hoạch Thuỷ lợi, các thầy cô giáo và các đồng nghiệp đã tao điều kiện giúp đỡ.

trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.

Mặc dù đã rất cổ gắng trong quá trình thực hiện luận văn nhưng cũng

không tránh khỏi những thiểu xót, tác giả mong nhận được những góp ý chânthành để hoàn thiện luận văn,

Xin trân trọng cám ơn.

TÁC GIÁ

Nguyễn Hải Nam

Trang 4

4, Cách tiếp tận và phương pháp nghiên cứu

CHƯƠNG 1 TONG QUAN.

Đặc điểm lũ Thừa Thiên Huế

Hiện trạng thoát lũ

Banh giá khả năng thoát lũ

Các nghiên cứu đã thực hiện trước đây.Các công trình thoát lũ đã có

Huong giải quyết của luận văn 1 CHƯƠNG 2 ĐẶC DIEM TU NHIÊN VA KINH TE XÃ HỘI.

2.1, Đặc điểm điều kiện tự nhiên.

2.1.1 Vị tr dia lý

2.1.2 Đặc điểm địa hình.

2.1.3 Đặc điểm địa chất 2.1.4 Đặc điểm thé nhưỡng

2.1.5 Đặc điểm khí hậu, khí tượng

2.1.6 Đặc điểm chế độ thuỷ văn và mạng lưới sông ngòi

2.2 Đặc điểm kinh

2.2.1 Hiện trạng kinh tế xã hội

2.2.2 Định hướng phát triển kinh tế xã hội.

CHƯƠNG 3 UNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE 21

3.1, Tiêu chí và căn cứ đánh giá.

3.2 Các số liệu cơ bản.

Trang 5

3.2.1 Số liệu địa hình ceeeeeeenrrrrrreoaraoroauul

3.2.2 Số liệu thuỷ văn son “3.3 Mô hình Mike 21 seen SS

3⁄4.1 Miễn tính và lưới tink eS

3.4.2 Kết quả kiếm định mô hình 5T 3.4.3 Kết quá mô phỏng 60

3.5 Kết quả phân tích 74

CHUONG 4 QUY HOẠCH GIẢI PHAP CÔNG TRINH CHÍNH TRỊ 16

4.1 Diễn biển cửa sông Thuận An- Tư Hiền T64.1.1 Diễn biển bờ biển Thuận An- Hòa Duân 76

4.1.2 Diễn biến bờ biển cửa sông khu vực cửa Tư Hiển T6

4.2 Nguyên nhân cơ chế và các yêu tố động lực chủ yếu tác động đến quá trình

diễn biến xói lở bờ biển và bồi lắp cửa Thuận An- Tư Hiễn

4.2.1, Phân tích cơ chế diễn biển xói lở, boi tụ bờ biển Thuận An 4.2.2 Phân tích cơ chế diễn biến xói lở, bồi tụ bờ biển Tư Hiền 4.2.3 Phân tích các yếu tổ tác động đến quả trình diễn biến.

4.3 Giải pháp ôn định tổng thé.43.1 Tiêu chi lập quy hoạch.

4.3.2 Tham số dùng trong quy hoạch 894.3.3 Giải pháp công trình ôn định tổng thể

—-KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 96

"` ¬

2.Kiến nghỉ 96

Trang 6

1 Tính cấp thiết của Đề

Khu vực cửa sông, ven biển có vai trò quan trọng trong việc phòng chống thiên tai, an toàn ôn định dân cư và phát triển kinh tế xã hội của vùng ven biên tinh Thừa Thiên Huế.

'Vùng cửa sông, ven biển là khu vực chịu tác động của chế độ động lực bờ biên, bồi dòng chảy lũ, thuỷ triều, sóng và bão, do đó có chế độ diễn bi

lắp cửa sông rit phức tạp.

Đã từ lâu nạn thiên tai lã lụt sat lở bờ biển đã thường xuyên de doa đến

ổn định dân cư và phát triển kinh tế xã hội trong vùng.

Do đồ trước mắt cũng như lâu dài việc nghiên cứu cơ sở lập quy hoạch phòng chống lũ, để xuất giải pháp phòng chống xói lở bờ biển và bởi lắp tại các trọng điểm là cơ sở cho ôn định dân cư va phat triển kinh tế hội vùng ven biển và đầm phá là rắt cần thiết.

2 Mục đích của Đề ti

Nghiên cứu ving cửa sông, ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế đề xuất các

giải pháp công trình dim bảo khả năng thoát lũ, ôn định vùng cửa sông, ven

biển phục vụ khai thác tổng hợp Sn định dân cư và phát triển kinh tế 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là các công trình thoát lũ cho vùng cửa sông, ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế,

4, Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu là công trình thoát lã cho vùng cửa sông, ven

biển tỉnh Thờa Thiên Huế.

~ Nghiên cứu tiếp thu và sử dụng có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã

được thực hiện rước đây.

Trang 7

~ Điểu tra, thu thập tai liệu, khảo sát nghiên cứu thực tế từ đó rút ra cơ sở khoa học dé xuất các giải pháp thoát lũ cho vùng nghiên

- Đánh giá hiện trạng thoát 1a.

~ Xây dung và ứng dụng mô hình toán, đánh giá, định lượng tác độngcác phương án thoát lũ

~ Phân tích, đánh giá hiệu quả các phương án để dé x giải pháp thoát lũ~ Đánh giá ưu nhược điểm của công cụ ứng dụng, cách tiếp tận.

- Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

Trang 8

1.1 Đặc điểm lũ Thừa Thiên Huế

‘ONG QUAN

Lũ sớm, lũ muộn và lũ tiểu man,

- Lit sớm: có đặc điểm thưởng là lũ nhỏ, một đỉnh, thời gian lũ ngắn tir

'= 3 ngày, lũ này thường xảy ra vào tháng VII, VI, cũng ít khi xảy ra.

Lũ muộn: có đặc điểm là lũ nhỏ, cường xuất nhỏ, thời gian xuất hiện

tire hơn lũ sớm lả khi vừaối tháng XII đến tháng I Dạng lũ này nguy hi

ra khỏi lũ chính vụ, mực nước trên sông và trong đồng còn cao Nếu gặp lũ muộn sẽ chậm thời gian gieo cấy vụ đông xuân, kéo theo vụ hè thu cũng chậm.

và vụ hè thu dé gặp lũ chính vụ phá hoại.

- Li tiêu man: Thời gian xuất hiện từ cuối tháng IV đến đầu tháng VI La có tổng lượng nhỏ, cường xuất và biên độ lũ nhỏ, ít gây nguy hiểm vì thời

kỳ này mực nước trên sông còn thấp, các dim phá còn trồng rỗng La này

thường gây nên báo động cấp 1, II ở sông Hương Những năm không có lũ

tiểu man trong vụ hè thu thường thiểu nước trim trọng.

Các dạng lũ này thường có mực nước thấp tại Vân Trình cao nhất đạt

+1.25m, tai Phú Oc cao nhất đạt +2,85m, tại Kim Long cao nhất đạt +3,0m.

Với mực nước lũ này hdu hết dong chảy được khống chế ở trong sông ít khi tràn vào đồng ruộng hai bên bờ sông Trên hệ thống sông Hương lũ tiểu mãn

lớn nhất vào năm 1983 với mực nước tại Kim Long là +3,0m gây trần vào

Nam sông Hương qua đập Đá, La Ÿ làm mắt trắng lúa đông xuân tới hơn

800ha, Đây có thể coi là trận lũ tiểu mãn lịch sử, với mức lũ trên có thể tổ chức xây dựng bờ bao để khống chế lũ bảo vệ sản xuất.

Lit chính vụ.

Li chính vụ: Trùng với thời kỳ mưa lớn trong năm từ cuối tháng IX.

đến tháng XII Lũ lớn nhất thường là cuối tháng X, đầu tháng XI Lũ chính vụ có đỉnh, lượng, cường xuất lũ lớn và thường là lũ nhiều đỉnh Những trận lũ

lớn như 1904, 1953, 1975, 1983, 1985, 1990, 1999, Những trận lũ này có thể

Trang 9

xếp vào loại lũ “lich sử” với tần suất xuất hiện từ 1,5 + 5% Lưu lượng đình lũ tại Huế có năm đạt 12.500m`/s và mực nước Kim Long là 5,84m (năm 1999).

Bốn dạng lũ trên thi lã chính vụ tuy không ảnh hưởng tới mùa ming

ngoài đồng nhưng lại gây thiệt bại nhiều nhất tới tính mạng, tài sản của nhân dân, cơ sở hạ tầng bị phá huỷ và môi trường bj ô nh n nặng.

Mô đuyn dòng chảy lũ ở Thừa Thiên - Huế cao hơn ở các vùng lân cận

khác như Tả Trach có M= 3,849m'/s/km’, Cô Bi M= 3,958m'/s/km’, trong khi đó tại Nông Sơn M= 1,837 mỶ/s/km”, Tam Lục M= 3,158m'/s/km’, Thời

gian lũ phụ thuộc chặt chẽ vào thời gian mưa, vị trí tam mưa trận và thời gianxảy ra trận có quan hệ với nhau tại Thượng Nhật thời gian lũ từ 1dén 3 ngày,

thì tại Kim Long, Phú Óc thời gian lũ từ 3 đến 5 ngày Cường xuất lũ ở đây

rất lớn.

1.2 Hiện trạng thoát lũ.

“Trong 50 năm gin đây, trên sông Hương đã xuất hiện những trận lũ lớn Tại Kim Long mực nước cao nhất vượt quá +4.50m với tin suất ngày

càng tăng Các trận lũ năm 1953, 1983 có mưa rit lớn ở thượng nguồn, còn

trận lồ năm 1999 do mưa rất lớn ở vùng đồng bằng và mưa khá lớn ở thượng

Diễn biển trận lũ 1-7/11/1999: Do ảnh hưởng kết hợp gió mia Đông Bắc và đới gió Đông phát triển với dai thấp hoạt động ở phía Nam vĩ tuyển 13 và áp thấp nhiệt đới (ngày 5 và 6/11/1999) nên hầu hết từ Quảng Trị đến

Quảng Ngãi có mưa to đến rit to, Đặc biệt từ ngày 2/11/1999 đến ngà

4/11/1999 khu vực tir Quảng Trị đến Quảng Nam mưa rất to, cường độ lớn nhất hơn 100 năm nay.

Do mưa rất to, lũ lên nhanh và bắt ngờ, cường suất lũ sông rit mạnh 'Ngập lụt diễn ra hầu hết diện tích đồng bằng Hơn 90% khu dân cư bị ngập lụt nghiêm trong, mức ngập nặng phổ biến từ 1- 2m Có thé phân chia:

Trang 10

~ Vùng ngập sâu 2-3m: Vùng dọc sông Đại Giang giáp ranh 2 huyện

Hương Thuy và Phú Vang, khu vực Lăng Đồng Khánh, vùng xã Hương Hồ,

xã Thuỷ Biều và dọc theo vùng bồi sông Hương từ Dương Hoà đến đập Thảo.

~ Vùng ngập sâu 4-6m: Khu vực ngã ba Tuần xã Hương Thọ Thuy

Bằng huyện Hương Thuỷ, chỗ trùng ngập đến 8m;

~ Khu ngập dưới Im là các khu vực cao ven các chân đổi thấp, đồi gò vùng lăng tâm, các dai đất cao chân đồi trên quốc lộ 1A;

~ Vùng không ngập: khu vực dai đất cao thị tran Phú Bài, sân bay Phú

Bài, đổi 30 thuộc xã Lộc Điển, huyện Hương Thuỷ, các đồi cao thuộc khu vực

lăng tim Nam sông Hương;

= Chênh lệch mực nước thượng hạ lưu quốc lộ 1A từ 0.50- 0.70m Chénh lệch thượng hạ lưu Đường sắt Bắc Nam đạt 1.0m Mức ngập sâu ở ruộng có thể từ 3.8- 4.3m (cao trình đắt ruộng -0.3- 0.5m, cao trình lũ

Nói chung, là tràn qua toàn vùng đồng bằng, song luỗng chảy mạnh nhất chủ yếu vẫn trên các trục sông, nơi lòng dẫn có khả năng chuyển nước.

tốt nhất Cả ba sông lớn là sông Hương, sông Bồ, sông Đại Giang, trục sông đều cong gấp, quanh co, khúc khuyu.

Hướng chảy của sông Hương thay đổi theo từng đoạn, kể từ ngã ba

Tuần xuống biển có 7 đoạn cong Đáng lưu ý nhất là 2 đoạn cong cuối cùng

từ các xã Hương Phong, Phú Thanh ra đến cửa biển Thuận An Trong đoạnnảy, dòng chảy qua đập Thảo Long theo hướng Tây Đông, trùng với hướng

chung của lũ Dòng chảy lũ đã cuốn trôi 167 bộ cửa của đập Thảo Long, đồng

thời hướng đồng chây 10 tập trung chảy sang dim Thanh Lam (qua cầu Thuận An) và phá chỗ xung yếu nhất, tạo ra cửa biển mới Hoa Duan Do có các dải cồn cát cao cản lũ Thực tế đã tạo nên sự dềnh mực nước lũ về phía sông làm.

Trang 11

cho mực nước lũ sát dai cao hơn mực nước lũ bên trong nội vùng, vả tạo rachênh lệch mực nước trong dim và ngoài bi

nơi xung yêu nhất của bờ biển nên cat.

1.3 Đánh giá kha năng thoát lũ.

khá lớn dẫn đến phá vỡ những,

Về tần suất xuất hiện: Xét mực nước lũ, lưu lượng đỉnh lũ, lượng mưa toàn trận lũ có thé chọn tần suất xuất hiện lũ ứng với các tuyến quan trắc như.

dẫn ra trong (bảng 1.1).

Bang 1.1 Tan suất xuất hiện chọn theo các trận lũ trên sông Huong Trận lũ | Duong Hoà | CéBi | Binh Điền Hué Kim Long

11/1999 | 3 10% 3% 05% 1%

9/1953 2% 1% 1% 2.0% 2%

10/1983 | 10% 15% 10% 5.0% 10%~ Cường suất lũ: So sánh cường suất lũ trung bình, lớn nhất thời giannước dâng, thời gian nước rút của 2 trận lũ đặc biệt lớn tại một số tram dotöên Sông Hương (Bảng 1.2);

Bảng 1.2 Cường suất lũ tại một số trạm đo trên sông Hương.

Trạm đo mực | Trậnlũ | aa(mh) | a(míh) | agua - | (nh)

Trang 12

Bang 1.3 Thời gian truyền lũ trên sông Hương.

Trạm mực | Trậnlũ (H„„ (em), Thờigian - Thờigian truyền lũ

nước xuất hiện

“Thời gian truyền lũ trận lũ 1999 từ Thượng Nhật về Kim Long chỉ đạt 3 giờ trong khi lũ 1983 kéo dải 10 giờ Li sông Bồ (Phú ốc) xuất hiện sau sông,

Hương (Kim Long) khoảng 1 giờ.

- Thời gian duy trì mức lũ cao tại một số vị tri trạm mực nước được théhiện trong bảng 14.

Bang 1.4 Thời gian duy trì mức lũ cao

Trạm mực | Trận Thờigian | Mirela rat | Thờigian

nước cao duy trì (mì Ma rút (h)

Trang 13

- Vùng ven biển: Mực nước lũ tại khu vực bờ biển Thuận An là

3,69m, tại Hoa Duan đạt +3,8m Theo số liệu điều tra vết lũ

cảng Tân Mỹ cao trình đình lũ là +3,86m.1.4 Các nghiên cứu đã thực hiện trước đây

tại khu vực

Vùng cửa sông, ven biển đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là vùng Tam Giang - Cầu Hai, từ 5 đến 6 thế kỷ về trước đã là vùng dân cư, kinh tế, quân sự quan trọng, nên những biến động phức tạp của nó, gây hại cho nền

kinh tế xã hội, đều được các bộ máy Nhà nước và nhân dân các triều đại quan tâm nghiên cứu, xây dựng công trình chồng đỡ với thiên nhiên để khắc phục

hậu quả thiên tai, ôn định cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi cho các mục tiêu.

đất ra

Tir năm 1404, dưới thời Hồ Hán Thương, đến những năm 90 của thé ky

XX trở vẺ trước, những nghiên cứu, những dé tài, những dự án, những công

trình xây đựng đều xoay quanh việc xứ lý xói- bồi, lắp- mở của các cặp cửa.

Thuận An - Hoà Duan; Vinh Hiển - Tư Hiển Mục tiêu chủ yếu là thoát lũ, chống xâm nhập mặn và giao thông vận tải thủy.

Việc chống sat lỡ ba biển vùng này mới đặt ra bức xúc từ năm 1996, và

do Sở

đáng kể là dự án "xử lý đột xuất ngăn chặn xói lở bờ biển Eo Bầu

‘Nong nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành thing 3/1997, mà sản phẩm của nó là hệ thống 5 mỏ hản Eo Bằu Tiếp theo đó, là

công trình nghiên cứu của ViKhoa học Thủy lợi: "Nghicứu tổng thể đề

xuất giải pháp công trình chống bồi lấp cửa Thuận An và bảo vệ bờ biển từ cửa Thuận An đến co Hoà Duan”, công bổ kết qua vào tháng 9 năm 1999.

Trong đó, có đưa ra kết luận “Diễn biển vùng bé biển từ cửa Thuận An đến eo Hoa Duan tỉnh Thừa Thiên Huế dang phát triển theo xu hướng xấu, có nguy cơ bồi lắp cửa Thuận An, cắt đứt dai cát hẹp ở Eo Bau Tình trạng đó có thé

Trang 14

dẫn đến những tác hại nghiêm trọng về kinh tế, xã hội, môi trường trong khu vực Vì vậy, đầu tư để chỉnh trị vùng bờ biển này là một yêu cầu ấp bách.

Theo dự báo của các nhà Khoa học - Công nghệ biển, năm 2000 là năm rơi vào chu kỳ sat lở bở biền nghiêm trọng theo quy luật thong kê, cho nên cần có.

biện pháp công trình không chế ngay từ cuối 1999",

Sau lũ tháng 11 năm 1999, công trình nghiên cứu quan trọng nhất là ĐÈ án "Nghiên cứu phương án phục hồi, thích nghĩ cho vùng cửa sông, ven bién Thuận An - Tư Hiển và đầm phá Tam Giang - Cầu Hai" do Bộ Khoa học,

Công nghệ và Môi trường chủ tì, tập hợp các nhà khoa học nhiễu lĩnh vực

của Trung ương và của tinh Thửa Thiên Huế, tiền hành một nghiên cứu tổng

thé các vấn dé có liên quan đến vùng đảm phá Tam Giang - Cau Hai, các cửa sông và bờ biển Để án đưa ra 22 kết luận khoa học, nêu lên 6 giải pháp tổng thể, trong đó vấn để nóng bỏng nỗi lên là sự xâm thực bờ biển ngày cảng nghiêm trọng chưa từng thấy và công trình bảo vệ bờ biển đã được nêu lên với nhiều đắn do, do dự Dé án kết thúc và nghiệm thu vào tháng 7 năm 2001.

Cũng trong thời gian đó, một dự án khác của Công ty Boskalis (Hà

Lan) cũng được tiến hành và trình lên UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, với tư.

tưởng chủ đạo là dùng biện pháp thổi cát nhân tạo, bu đắp khối lượng bùn cát bị mắt (khoảng 2 triệu m’) cho vùng Thuận An - Hoà Duan, trả lại trạng thái gần như tự nhiên cho vùng bờ biển này Để nghị hấp dẫn của dự án này là, nhà thầu hứa xin 35% kinh phí tài trợ của chính phủ Hà Lan Nhưng tính khả thi của dự án bị hạn chế bởi sự không 6n định của khối lượng cát bồi dap, va

từ 5 đến 7 năm sau, lại phải làm lại từ đầu.

Ngoài ra còn một số kết quả nghiên cứu khác:

1 Báo cáo quy hoạch lũ sông Hương, do Viện Quy hoạch Thủy lợi thực hiện,tháng 05 năm 1996,

Trang 15

2 Dự án "Nghiên cứu tông thé, dé xuất giải pháp công trình chống bồi Lip cửa “Thuận An và bảo vệ bờ biên từ cửa Thuận An đến Eo Hoà Duân", Viện Khoa

học Thuỷ lợi, 9 năm 1999.

3 Dự án Điều tra cơ bản thuỷ lợi "Quy luậttỉnh Thừa Thiên Hi

ip xói lỡ sông Hương cửa“Thuận An, cửa Tư Hi

1996 đến năm 2002.

1.5 Các công trình phòng lũ.

1.5.1 Hồ chứa nước Tả Trạch (Hồ Dương Hòa).

'Viện Khoa học Thủy lợi từ

~ Diện tích lưu vực: TIT km’,

- Dung tích hữu ích: 364,62 x 10° m’

~ Mực nước lũ thiết kế (Pax = 0,5%): + 50,00m.

~ Mực nước lũ kiểm tra (Pxr = 0,1%): + 53,07m.~ Mực nước dâng bình thường: +45.0m

Hồ chứa nước Tả Trach có khả năng chỗng lũ tiểu mãn, lũ sớm; giảm lũ chính vụ cho hệ thống sông Hương; Cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp với lưu lượng Q = 2.0 mÌ/s; Tạo nguồn nước tưới én định cho 34.782 ha đất canh tác thuộc vùng đồng bằng sông Hương; Bổ sung nguồn nước ngọt

cho hạ lưu sông Hương để đầy mặn, cải thiện môi trường vùng dim phá, phục vụ nuôi trồng thủy sản với lưu lượng Q=

lắp máy N = 19,5 MW.

1.5.2 HỒ chứa nước Bình Điền (Hữu Trạch)

0 mỶ⁄s; Phát điện với công suất

~ Diện tích lưu vực: 500 km’,

Trang 16

Hỗ chứa Bình Điền có nhiệm vụ tưới, tiêu nước cho 11.000 ha đất nông, nghiệp: cắp nước sinh hoạt với lưu lượng 1,1 m/giây; Góp phần chống lũ cho.

thành phố Huế với dự kiến giảm mức lũ khoảng 1,1 đến 1,2 m vào mùa lũ;

Phat điện với công suất 4MW với khoảng 171,8 triệu kưh/năm

1.5.3 Hồ chứa Cổ Bi (Hương Điền)

~ Diện tích lưu vực: 707 khi,

~ Dung tích hữu ich: 350,8 x 10° m”.

Hỗ chức nước Hương Điền có công suất là 54MW với sản lượng sản xuất là 201 triệu kwh/năm.

1.6 Hướng giải quyết của Luận văn

Nói chung, trên lưu vực sông Hương và vùng phụ cận có nhiều côngtrình được xây dựng trong những năm qua nhưng chỉ có 2 công trình là Tả

Trach, Hữu Trạch là tham gia cắt lũ chủ yếu cho hạ du sông Hương và Thành

phố Huế với tổng dung tích cắt lũ hơn 500 triệu m` Tuy nhiên do đặc thù của lưu vực sông Hương và hệ đầm phá, cửa sông ven biển Thừa Thiên Huế không thé chống lũ triệt được chỉ có thé làm giảm khả năng ngập lụt Vì vậy.

Trang 17

nhiệm vụ đặt ra phải quy hoạch phòng chống thiên tai đặc biệt là việc đánh

giá khả năng thoát lũ của hệ đầm phá thông qua cửa Thuận An và Tư Hiễn,

phòng chống sat lở bờ biễn tại các trọng điểm là rất cần thiết Vì vậy, luận án sẽ giải quyết những vấn đề đã nêu ở trên với mức tổng hợp hơn và quy mô hơn với công trình bảo vệ bờ biển chỉnh trị dn định cửa sông khu vực Hải Dương, Thuận An và Tư Hiền.

Trang 18

CHƯƠNG 2: ĐẶC DIEM ĐI

2.1 Đặc điểm điều kiện tự nl

TỰ NHIÊN VÀ KINH TÉ XÃ HỘI

2.1.1 Vị trí đa lý

Sông Hương thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế - miền trung Việt Nam, là con sông có diện tích lưu vực lớn nhất trong tỉnh Sông Hương bắt nguồn từ day

“Trường Sơn và đỗ vào phá Tam Giang - Cầu Hai trước khi chảy ra biển Lưu

vực sông Hương có toa độ địa lý từ 16°00" đến 16°45" vĩ độ bắc va từ 107700" đến 109°15` kinh độ đông và có vị trí địa lý như sau:

~ Phía Đông giáp biển Đông,

- Phía Tây giáp day Trường Son,

- Phía Bắc giáp dãy Bạch Mã và tỉnh Quảng Trị,

~ Phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng,

Khu vực nghiên cứu nằm ở phía Đông Bắc thành phố Huế với tọa độ

lộ bắc và 107722 + 10757 kinh độ đông bao địa lý khoảng 16°14 + 16142

gồm vùng đất đai, mặt nước của hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và vùng đồng bằng của 42 xã ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc 5 huyện Phong Điền, Quảng Điển, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc với tổng diện tích khoảng.

900 km’

Phía Đông hệ dim phá được giáp biển, được ngăn cách với biển bằng dai cát dai khoảng 70 km và thông với biển bằng 2 cửa Thuận An và Tư Hiển là 2 cửa duy nhất tiêu thoát và chuyển tải toàn bộ lượng nước lũ của lưu vực.

xông Hương và hầu hết các sông của tinh Thửa Thiên Huế đồ qua đầm phá ra

biển.

Trang 19

Hinh 2.1 Vj trí khu vực đầm vùng cửu song 3.1.2 Đặc diém địa hình:

'Vùng dự án nằm trong miền đồng bằng ven biển Thừa Thiên - Huế trải

dai đọc theo bở bị

Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai dai 79km có độ sâu trung bình từ 1.5 + 3m, chỗ sâu hat 4 + Sm và bề rộng thay đổi từ km + 10km với diện tích khoảng 246km” Phía Đông đầm phá được ngăn cách với biển bằng dai cát tương đối thẳng theo hướng Tây Bắc- Đông Nam dài khoảng 102km có chiều rộng trung bình từ 300 + 2000m Cao độ phổ biển từ +5m + +10m, cục bộ có

theo hướng Tây Bắc ~ Đông Nam.

những côn cất cao từ 20 + 30m được thông với Tư Hiền,

qua 2 cửa Thuận An và

Dai cát ven biển trong phạm vi 2 cửa này (trên chiều dai từ 5 + 7km mỗi cửa) là vùng có cao độ mặt đất tự nhiên thấp nhất khoảng từ +2.0m +

Trang 20

+3.0m và có những chỗ hẹp nhất như khu vực Eo Hỏa Duan hoặc khu vực từ cửa Tư Hiền mới đến cửa Tư Hiển cũ chỗ có bề rộng khoảng 80m + 150m.

Tai đây bờ biển trống, không bị che chắn, bai có dang bậc tạo ra các dốc đứng, ở phần bờ nối tiếp với bai biển phía ngoài có độ đốc lớn ở gần mép

nước (từ 20 + 25m) 9 + 10% sau đó thoải 1.7% + 2.5% (trong khoảng 100m)

và ra xa nữa day biển thay đổi đột ngột độ dốc sâu Các cửa Thuận An, Tư Hiển đều có vết cắt ra biển theo hướng từ Nam lên Bắc và đều có vũng sâu sát

phía dim và ngưỡng cạn phía biển cách bờ khoảng 300 + 500m Cửa Thuậ

An có bề rộng trung bình khoảng 350 + 400m, chỗ sâu nhất khoảng 11m Cửa

Tuy nhiên 2 cửa này có những biến phức tạp đặc biệt là cửa Tư Hiề

Phía Tây hệ dim phá là đê ngăn mặn có cao trình trung bình là 0.8m +

luôn có nguy cơ

1.0m và được nổi tiếp với các xã huyện ven bờ, và là nơi hội tụ tiêu thoát

nước lũ của lưu vực sông Hương, sông Ô Lâu, sông Trudi, sông Cầu Hai và hau hết các sông của tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua 10 vị tr

2.1.3 Đặc diém cầu tạo dia chất và địa chất công trình: 2.1.3.1 Đặc điểm cấu tạo địa chất

‘Trim tích hiện đại ting mặt của hệ dim phá Tam Giang - Cầu Hai gồm

các loại

~ Cát lớn, cát trung, đường kính trung bình MD = 0,25 + 0,48mm, độ

chọn lọc So = I,2z1,5 phân bé thành diện nhỏ xen kẽ nhau ở ven bờ va vùng

Trang 21

Bùn sét với MD = 0,007 + 0,015 và Sy = 2,7 + 9,7 ở các vùng trũng sâulòng chảo đầm phá.

Trải h sáng màu nâu, nâu vàng ở đầm Thủy Tú dưới 60% và lượng,

chất hữu cơ thấp dưới 6%, Trim tích sim màu - xám xanh, xám đen 6 đầm Cầu Hai trên 60%, thậm chí đến 81,8% ở cửa Ô Lâu và lượng vật chất hữu cơ cao đến 20%,

‘Trim tích mặt đáy hệ đầm phá có thể nhận thấy các khoáng chất ning

như Hocblen, Amphibon, Pyroxen, Epidot đặc trưng có mặt ở lòng phá TamGiang cửa sông Hương và bắc đầm Thủy Tú; Xilimanit, Granat, Kyanit vùng

cửa © Lâu; Tuamalin, Zircon, Granat, Monazit ven bờ đầm pha; Hocblen,

Kyanit, anolit giàu Fenpat và thạch anh mài tròn tốt trên 50% vùng cửa Thuận

An; còn ở vùng cửa Tư Hiền có các tổ hợp khoáng vật nặng như Tuamalin, Kyanit, Grannat, Epidot nghèo Fenpat, thạch anh mãi tròn tốt trên 50%.

2.1.3.2 Đặc điểm địa chất công trình

Căn cứ vào kết quả các công tác khảo sát tại 4 lỗ khoan dọc bờ biển tir xã Hai Dương - Hoà Duin và 4 lỗ khoan KI + K4 được bố trí dọc theo bờ.

biển từ cửa Tư Hiển mới đến cửa Tư Hién cũ với tổng chiều sâu khoan 320m

và theo tài liệu thí nghiệm 160 mẫu đất do Trung tâm Động lực Cửa sông Ven

biển & Hải đảo - Viện Khoa học Thủy lợi phối hợp với Trung tâm Địa chất

'Công trình - Công ty mỏ INCODEMIC thực hiện 4/1999 và 6/2005 Kết quá

khảo sát cho thấy:

Điều kiện địa chất công trình tại khu vực bo biển từ xã Hai Dương đến

Hoa Duân có đặc điền sau:

- Nền tự nhiên trong phạm vi khảo sát được cấu tạo bởi 4 lớp dit khác nhau, trong đó có 2 lớp đất thuộc loại đất yếu và 2 lớp thuộc loại tương đối tốt

hơn nằm xen kẹp với nhau.

Trang 22

~ Các lớp đất thuộc loại tương đối tốt hơn là: Lớp 1 (cát hạt trung đến hạt thô), lớp 3 (cát pha) Các lớp đất này phân bố rộng khắp khu vực khảo sát và bề day tương đối ôn định Lớp | phân bồ ngay trên bẻ mặt, bẻ dày lớn, kết cấu rời rac, dưới tác dụng của sóng biển đã gây ra hiện tượng xói lở bờ rất

- Các lớp đất yếu là: Lớp 2 và lớp 4 (sét đôi chỗ là sét pha lẫn tan tích thực vật trạng thái dẻo chảy đến trạng thái chảy) Các lớp đất này phân bố.

rộng khắp khu vực khảo sát và bé diy tương đối lớn (6,3 + 11.0)m Khả năng

chịu tải thấp, biến dạng mạnh, mức độ ôn định kém, nhưng phân bố ở sâu - Đặc diễm địa chất ở các lỗ khoan trên bờ và lỗ khoan dưới nước không có gì khác nhau Chỉ có bề dày lớp 1 (cát hạt nhỏ đến trung) là biến đổi tương đối nhiều tir 10,5m (lỗ khoan duới nước) đến 16,5 + 18,0m (lỗ khoan.

trên bờ).

- Đặc điểm địa chất của hai bờ nhìn chung không có gì thay đổi lớn, các

lớp đất phan bổ đồng đều trên toàn khu vực khảo sit cả về bề dày lẫn chiều sâu,

chỉ có tai lỗ khoan L, KI (xã Hai Dương) trong lớp 1 (cát hạt nhỏ đến hạt thô) có xen kép thấu kính cát pha màu xám den lẫn tàn tích thực vật, trạng thái chảy Thiu kính này có thể được tạo thành do quá trình bién tiền và biển lùi.

Điều kign địa chất công trình tại khu vực bờ biển từ của Tw hiễn mới (xã Vinh Hiền) đến của Tư hiển cũ có đặc điểm sau.

- Lớp 1: Cát hạt trưng, xám vàng, trắng duc, chặt vừa, lẫn cát hạt nhỏ,

vỏ sở hén.

+ Phân bố rộng khắp diện tích khảo sát và nằm ngay trên bề mặt địa

+ Cao độ mặt lớp trùng với cao độ mặt địa hình;

+ Cao độ day lớp biển đổi từ -2,07m (K1) đến -6,10m (K4);+ Chiều day lớp biến đổi từ 3,6m (K3) đến 7.2m (K4),

Trang 23

Phân tích các chi tiêu cho thấy, cát lớp 1 có cường độ chịu tải và biến

dang trung bình, khá bở xếp, dễ bị xói lở khi có tác dung của dòng chảy.

~ Lớp 2: Cát pha, xám ghi, xâm vàng, dẻo, có chỗ chảy, cứng + Phân bố hau khắp và ké sát dưới lớp dat 1 ở độ sâu (3,6+7,2)m: + Cao độ mat lớp biến đổi từ -4,24m (K2) đến -6,10m (K4);

+ Cao độ đáy lớp biển đôi từ -8,34m (K2) đến -12,10m (K4): + Chiều day lớp biển đổi từ 4, Im (K2) đến 6,0m (K4).

Phân tích các chỉ tiêu cơ lý đặc trưng của lớp dit 2 cho thấy, cát pha lớp 2 có

cường độ chịu tải và biến dang trung bình.

- Lớp 3: Cát hạt trung, xám vàng nhạt, đồm trắng, chặt vừa, có chỗ hat

10, có sạn

+ Phân bố rộng khắp diện tích khảo sát va nằm kề sát đưới lớp cát pha

lớp đất 2 ở độ sâu (14.8223,4)m;

+ Cao độ mặt lớp biển đổi từ -2,07m (K1) đến -10,00m (K3);

+ Cao độ đáy lớp biến đổi từ -12,44m (K2) đến -21,77m (K1);

+ Chiều day lớp biển đổi từ 4,1m (K2) đến 19,7m (K1).

Phân tích các chỉ tiêu cơ lý đặc trưng của lớp đất 3 cho thấy: cát trunglớp 3 có cường độ chịu tải va biến dạng trung bình.

~ Lớp 4a: Cat pha, xám nâu, dém trắng, cứng, xen kẹp sét pha.

+ Phân bố cục bộ trong diện tích khảo sát và nằm kể sát dưới cát lớp 3

ở độ sâu (14,8+17,9)m;

+ Cao độ mặt lớp biến đổi từ -12,44m (K2) đến -19,50m (K3);+ Cao độ đáy lớp biến đổi từ -25,34m (K2) đến -26,60m (K3);

+ Chiều dày lớp biến đổi từ 7,1m (K3) đến 12,9m (K3).

Phân tích các chỉ tiêu cho thấy, cát pha lớp 4a có cường độ chịu tải và

biển dạng trung bình.

Trang 24

+ Lớp 4: Sét pha, xám nâu, xám vàng, dém trắng, cứng, có chỗ dẻo

cứng, xen kẹp mach cát pha.

+ Phân bố hầu khắp diện tích khảo sát và nằm kể sát dưới cát lớp 3 ở độ.

xâu (23,4227,7)m;

+ Cao độ mat lớp biến đôi từ -21,77m (K1) đến -26,60m (K3); + Cao độ đáy lớp biến đôi từ -33,14m (K2) đến -36,60m (K3); + Chiều dày lớp biến đổi từ 7,8m (K2) đến 12,0m (K1).

Phân tích các chỉ tiêu cho thấy, sét pha lớp 4 có cường độ chịu tải và

biến dạng trung bình.

- Thấu kính: Sét pha, xắm vàng, déo chảy.

+ Phân bố cục bộ trong diện tích khảo sát (lỗ khoan K1);

- Lớp 5: Cát pha, xâm vàng, xám ghi, nâu đỏ, cứng, xen kẹp sét pha.

+ Phân bố hầu khắp diện tích khảo sát và nằm dưới cùng của mặt cắt địa chất,

+ Cao độ đáy lớp cũng như bề dày lớp chưa được xác định do các hố khoan đều chưa khoan hết qua lớp nay.

Phân tích các chỉ tiêu cho thấy, cát pha lớp 5 có cường độ chịu tải lớn,

biến dạng nhỏ,

Nhận xét chung: Các lớp đắt đều có cường độ chịu tải và biến dạng

trung bình, chỉ có thấu kính ở lỗ khoan KI là có sức chịu tải nhỏ, biến dạng lớn Các lớp đất đều khá bở, xốp, rất dễ bị xói lở khi có tác dụng của dòng chảy, cần đưa ra biện pháp chỉnh trị thích hợp, chồng xói lở, xâm thực bờ biển.

Trang 25

2.1.4, Đặc điểm thé nhưỡng.

Dựa vào bảng phân loại đất theo nguồn gốc phát sinh và bảng phân loại

đất Việt Nam theo phương pháp Fao-Unesco Ở Thừa Thiên Huế có các nhóm.

đất chính:

~ Nhóm đất cát và côn cát biển phân bố: Các huyện ven biển Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trả, Phú Vang, Hương Thuỷ, Phú Lộc Tổng diện tích loại này tới 3.962 ha chiếm 8,7% tổng điện tích tự nhiên toàn tỉnh Loại này có thành phần co giới nhẹ, rời rac, tỷ lệ sét thấp, nghèo mùn, nghèo chất

dinh dưỡng các Cation trao đổi thấp, khả năng giữ nước kém Một số diện tích

đã được cải tạo để trồng cấy cho hiệu quả Loại dit này cần cải tạo bằng phân hữu cơ tạo min, chủ động nguồn nước, canh tác mới có hiệu quả Tiềm năng đất loại này ở tinh còn rất lớn cần có kế hoạch khai thác đưa vảo sản xuất nông nghiệp, nông lâm nghiệp kết hop.

~ Nhóm đất nhiễm mặn: Dat được hình thành từ nguồn gốc phù sa sông, biển và hỗn hợp sông biển Loại này được phân bé ở địa hình thấp ven dim

phá thuộc huyện Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, Hương Trà Diện tích loại

đất này khoảng 6.290 ha chiếm 1,25% tổng quỹ đất Thành phần cơ giới loại

này phức tap, đất có phản ứng trung tinh, him lượng min từ 1 + 1,5%, đạm

tổng số trung bình, nghéo lân, lượng muối tan giao động từ 0,3+0,91% loại này dang sử dụng trồng lúa nhưng năng suất thấp có thé cải tạo để nuôi trồng thuỷ sản mặn lo rat tốt.

- Nhóm đất phèn: Dat hình thành ở địa hình tring thấp, ngâm nước lâu

ngày bị yếm khí tích tụ lưu huỳnh Bat này phân bố ở vùng tring Phú Lộc,

Hương Thuỷ, Hương Trả, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền Tổng diện

tích 6.888 ha chiếm 1,36% quỹ đất Thanh phần cơ giới nặng, dat chua, ham lượng min khá, đạm va ka li khá, lân nghèo Dat này muốn canh tác cho năng.

Trang 26

suất cao phải có biện pháp rửa phèn bằng tiêu nước mặt và quy trình canh tác.

- Nhóm đất phù sa: Bao gồm dat phủ sa không được bồi hang năm, dat

phù sa bị giây, đất phù sa phủ trên phan cát biển Dat phủ sa ing nước, đất phủ sa ngòi suối Loại đất này phân bố ở hầu hết các thung lũng suối và đồng bằng các lưu vực sông như đồng bằng sông Ô Lâu, đồng bằng sông Hương, đồng bằng Phú lộc, các sông suối thuộc Nam Đông, A Lưới rồng diện tích

loại đất này 41.002 ha chiếm 8,11% tổng quỹ đất Thành phần cơ giới từ thịt

nhẹ đến sét Đất có phản ứng từ chua vừa đến chua, him lượng min từ

1z1,5% đạm tổng số; lân tổng số khá, lân dễ tiêu trung bình Dat nảy dang được sử dụng trồng lúa mau và cây công nghiệp ngắn ngảy Nếu có chế độ canh tác tốt, đầy đủ nguồn nước sản xuất trên đắt này cho năng suất cao.

~ Nhóm đất đỏ vàng: Nhóm đất này có diện tích lớn nhất 347.431 ha chiếm 68,74% tổng quỹ đất toàn tinh phân bố chủ yếu ở Nam Đông, A Lưới, Huong Tri, Phong Điền, Hương Thuỷ, Phú Lộc và thành phổ Huế Dat này

phủ hợp với cây lâu năm, cây công nghiệp lâu năm như chè, cà phê, cao su,các loại cây ăn quả

~ Nhóm dat vàng đỏ trên núi: Loại đắt này có diện tích 15.442 ha chiếm 3,15% diện tích phân bé ở A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc trên độ cao từ 500 + 900m, độ đốc địa hình lớn từ 15 + 25” loại này dễ xói và rửa trôi đo độ dốc.

địa hình lớn, đất thích hợp cho rừng phòng hộ đầu nguồn, rimg tự nhiên.

~ Một số nhóm dat khác: Dat lẫy và than bin khoảng 100 ha ở Phong Điền, Phú Lộc Dat xám bạc màu khoảng 800 ha phân bố ở A Lưới, Phong Sơn, Phong An (Phong Điền), dit thung lũng dốc tụ 640 ha phân bố ở Phong

Điền, Phú Lộc, Hương Thuy ven sườn đổi thấp Bat xói mòn tro sỏi đá 5.220 ha phân bố ở Phong Điền, Nam Đông, Phú Lộc, Hương Trà, Hương Thuỷ và thành pho Huế.

Trang 27

“Các nhóm dit này về nông nghiệp khó phát triển, cần được cải tạo hoặc.

sử dụng vào sản xuất lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng có hiệu quả hơn.

Vớith hình thô nhưỡng như trên trong sản xuất nông nghiệp- lâm

nghiệp cần bảo vệ thảm phú thực vật, nhanh chóng phủ xanh đất trong đổi trọc Vùng đồng bằng trũng thắp trong quá trình canh tác phải gắn liền với cải

tạo đất, nang cao độ phì của đất, cải tạo chua phèn, gly bằng biện pháp chủ

động tưới, tiêu tạo điều kiện lấy phù sa hàng năm để cải tạo đất Khắc phục những hạn chế về thô nhường của đất để nâng cao năng suất cây trồng và tăng.

cường bảo vệ độ phì của đất

2.1.5 Đặc điểm khí hậu, khí tượng.

Tinh Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính

chất chuyển tiếp từ á xích đới lên nội chí tuyến gió mù: không có mia Đông

và mùa khô rõ rệt Chỉ khi có những đợt không khí lạnh tràn về thi thời tiết lạnh, thời tiết khô khi có ảnh hưởng của gió Lào thôi về Thời tiết lạnh là thời kỳ Âm vì mùa mưa ở đây lệch về Thu Đông Sang mùa hạ tuy thời tiết khô.

nhưng thỉnh thoảng vẫn có mưa rio hoặc mưa giông.

2.1.5.1 Nhiệt độ

Theo tai liệu đo đạc của các trạm khí tượng, nhiệt độ ở Hué thuộc vùng tương cao và mang tính điển hình của chế độ nhiệt đới

Nhiệt độ ở Thừa Thiên - Huế biến đổi theo địa hình rit rõ nét, ving

đồng bằng có tổng nhiệt năm lớn hơn vùng miền núi Tổng nhiệt độ năm dat

từ 8.500- 9.000°C, từ 100- 500 m đạt từ 8.000- 8.500°C, trên độ cao lớn hơn 500 m tổng nhiệt năm đạt dưới 8,000°C, Vé mùa đông, nhiệt độ trung bình

tháng ở đồng bằng 20°C, ở miền núi 17 - 18°C Trong mùa hè tháng VI; VIT nhiệt độ trung bình dao động từ 28- 29°C ở đồng bằng và từ 24 - 25°C ở vùng.

núi cao (Hình 3.5)

Trang 28

Mưa ở Thừa Thiên - Huế ing chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và

mùa it mưa Lượng mưa bình quân năm ở đây tăng dần từ Bắc vio Nam, trung tâm mưa lớn nhất là sườn Bạch Mã Lượng mưa trung bình năm tại Tà.

Rut 2.381 mm Tại A Lưới 3.408 mm, tại Phú Oc 2.733 mm, tại Huế 2.745 mm, tại Nam Đông 3.385 mm, lượng mưa bình quân năm miền núi lớn hơn &

đồng bằng, vùng lưu vực sông Sẽ Soap mưa lớn hon ở Phú Oc Biểu tỉnh hình

mưa năm cũng thay đổi rit lớn, năm mura nhỏ chỉ dat 60% lượng mưa bình

quân năm, những năm mưa lớn gap 2 đến 3 lần lượng mưa bình quân năm.

Trung tâm mưa lớn ở Nam Đông- Thừa Lưu, Phú Lộc Như năm 1973 ở NamĐông mưa 5.182 mm, năm 1982 ở Bach Mã 8.664 mm, năm 1990 lượng mưaở A Lưới 5.086 mm Trung bình một năm có 200 để220 ngày có mưa ở

vùng miễn núi và 150- 160 ngày có mưa ở ving đồng bằng Tuy nhiên s

ngảy có mưa cũng phân bố không đều trong các tháng tir tháng I đến thang IX có số ngày mưa ít nhất và từ thing X đến tháng XII có số ngây mưa nhiễu nhất, có năm mưa liên tục cả tháng,

Trang 29

Mùa khô ở Thừa Thiên - Huế bắt đầu tir tháng I đến tháng VII Tổng

lượng mưa trong mùa khô chỉ dat 25-30% tổng lượng mưa năm Giữa mùakhô có thời kỳ mưa tiểu mãn tháng IV, tháng V Lượng mưa bình quân thờikỷ tiểu man chi đạt 12-15% tổng lượng mưa năm Trong các tháng tử tháng I

đến tháng IV thường có mưa nhỏ 20-30 mmítrận Đây là điều kiện rất thuận Igi cho sản xuất vụ đông xuân.

Mùa mưa ở Thừa Thiên - Huế có thé tính từ tháng IX đến tháng XIL Tổng lượng mưa trong mùa mưa chiếm 70-75% tổng lượng mưa năm Có.

những năm như tháng XI/1999 lượng mưa trận 7 ngày đã tới trên 2.130mm tại

Huế, Những trộn mưa gây lũ lớn ở Thừa Thiên - Huế là những trận mưa có

cường độ lớn tập trung trong 3 đến 5 ngày điền hình như mưa lũ tiếu mãn năm 1983, mưa lũ năm 1939, 1999 là những trận mưa gây lũ lớn nhất cho

Bốc hơi bình quân năm dao động từ 900 ~ 1.000 mm, ở vùng núi từ 800 — 900 mm Lượng bốc hơi cao nhất tập trung vào mủa khô chiém 75 - 80%

Trang 30

tổng lượng bốc hơi năm Trong mùa mưa từ tháng IX đến tháng XI, tổng lượng bốc hơi chỉ chiếm 20 -25% Tháng có lượng bốc hơi bình quân lớn nhất

là tháng VII dat tới 150 mm/tháng Thang có lượng bốc hơi nhỏ nhất là thing

“Thừa Thiên Huế chịu sự khống chế của gió mùa mùa đông lẫn gió mùa hè khu vực Đông Nam A, do vậy, hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa rõ

rệt Mặt khác, diy Trường Son Bắc gần như vuông góc với hướng gió mùa đông Đông Bắc va gió mùa hé Tây Nam, dãy Bạch Mã - Hải Vân đâm ngang

ra biển không những kim lệch hướng gió thịnh hành so với hướng ban đầu,

mà còn làm thay đôi tốc độ gió thôi qua đồng bing, thung lũng, và vùng núi Hậu quả ở đây là hướng gió thịnh hành phân tán, tin suất lặng gió lớn (28-61%) và tốc độ gió trung bình thấp.

'Về mùa đông (từ tháng X đến tháng IV năm sau) hướng gió thịnh hành.

trên đồng bằng duyên hải có hướng Tay Bắc với tần suất 25- 29%, sau đó là gió Đông Bắc đạt tần suất 10- 15% Trong khi đó đã có núi che chắn xung.

Trang 31

quanh ở thung lũng Nam Đông tần suất gió Tây Bắc chiếm 14- 20%, gió Đông Bắc khoảng 10- 20%, còn tại A Lưới chỉ gặp gió Đông Bắc đạt tần suất

Trong mùa hè (từ tháng V đến tháng IX) các hướng giỏ thịnh hành ở

đồng bằng duyên hai khá phức tạp và xắp xi nhau, trong đó hướng Nam đạt 10- 16%, Tây Nam khoảng 11- 14% và Đông Bắc là 10- 16% Khu vực vùng

núi hướng gió thịnh hành tập trung hơn, ở Nam Đông hướng Đông Nam

chiếm ưu thé với tin suất 21- 38%, kế đến là hướng Tây Bắc đạt 10- 16%, tại

A Lưới thịnh hành nhất có giỏ Tây Bắc với tin suất 34- 36% vào các tháng

giữa mùa hè (từ tháng VI đến tháng VIII).

Tan suất lặng gió trên lãnh thé rất cao, ở đồng bằng duyên hai tin suất lặng gió khoảng 32- 40%, vũng núi đạt 28- 61% Tan suất lặng gió lớn sẽ hạn chế khả năng tự lâm sạch không khí, đặc biệt là trong các thung lũng.

"Tốc độ gió trung bình tháng không lớn, dao động từ 1,0 đến 8,6 mis và ít

thay đổi theo mùa Tốc độ gió trung bình năm lớn nhất (2,3 m/s) quan trắc

được ở A Lưới, kế đến là đồng bằng duyên hai (1,8 m/s) và cuối cùng tại thung lũng Nam Đông (1,4 m/s) Mặc dù tốc độ gió trung bình tháng, trung

binh năm không lớn, nhưng ở Thừa Thiên Huế vẫn thường xảy ra gió mạnh với các hướng khác nhau, khi có bão, lốc, tổ, gió mùa Đông Bắc hoặc gió mia

Tay Nam,2.1.5.5 Bão.

Nhìn chung số lượng bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Thừa.

“Thiên Hué không nhiễu trung bình ka 0,84 cơn/năm nhưng tác hại của chúng,

rất nghiêm trọng, nhất là về phương diện giỏ và mưa Tốc độ gió mạnh nhất

trung bình do bão gây ra ở Thừa Thiên Huế khoảng 15-20m/s, tốc độ gió

mạnh nhất ghỉ nhận được ở Thừa Thiên Huế ngây 22 tháng 9 năm 1964 trong

cơn bão TILDA là 38m/s (cắp 13) Ngoài ra các cơn bão BABS ngày 16 tháng

Trang 32

9 năm 1962, bão CECIL ngày 16 thắng 10 năm 1985 cũng gây ra gió mạnhip 11, 12 Trong lich sử đà xảy ra một cơn bão cực mạnh ngày 11 tháng 9

năm 1994 bão năm Thin) tại Thừa Thiên Huế gây nhiều tốn thất về người và

tải sản của nhân dân, Riêng cơn bão Celeil ngày 16 tháng 10 năm 1985 đã tànphá hai tỉnh Thừa Thiên Hi

phòng học, 2000 bệnh viện bị hư hại nặng, gắn 600 cột điện cao thé, hạ thé bị gay đỏ, nhiều di tích lịch sử ở Thừa Thiên Huế bị hư hại nặng, hàng nghìn thuyển bè bị đắm và cuốn trôi Ngoài ra cơn bão CECIL đã làm 840 người bị

chết, gin 100 người bị mắt tích, trên 200 người bị thương Thiệt hại do cơn bão CECIL được coi là một thiên tai lớn hiểm thấy gần 100 năm nay đối với

khu vực này.

Lượng mưa do bão gây ra ở Thừa Thiên Huế phụ thuộc vào vị trí đỗ bộ, của con bão và áp thấp nhiệt đới, đồng thời còn phụ thuộc vào sự kết hợp của không khí lạnh Nhìn chung khi bão đỏ bộ trực tiếp vào khu vực Thừa Thiên Huế, lượng mưa trung bình của một đợt vào khoảng 200-300mm, nếu có kết

hợp với không khí lạnh có thé tăng lên 500-600mm Bão đổ bộ vào khu vực

phía Nam tỉnh cho lượng mưa lớn hơn khi đồ bộ vào khu vực phía Bắc (tir

‘Quang Bình trở ra)

Ngoài ra khi bão dé bộ vào be biển còn xây ra hiện tượng nước dâng.“Trong cơn bão CECIL, nước dâng đo được ở cửa Thuận An là 1,80m, ở Lang

“Cô 1,70m Nước dâng đã tràn qua dé ngăn mặn đi sâu vào đất liền 2-3km 2.1.6 Đặc điểm chế độ thuỷ văn và mang lưới sông ngòi.

2.1.6.1 Chế độ thus vấn.

Hệ thống thuỷ văn ở Thừa Thiên Huế hết sức phức tạp và độc đáo Tính

phức tạp và độc đáo thé hiện ở chỗ hầu hết các con sông đan nổi vào nhau thành một mạng lưới chẳng chịt: sông Ô Lâu phá Tam Giang sông Hương

-sông Lợi Nông - -sông Đại Giang - -sông Ha Tạ - -sông Cống Quan - -sông Trudi

Trang 33

~ sông Nong - đầm Cầu Hai độc đáo của hệ thống thuỷ văn Thừa Thiên

Huế còn thê hiện ở chỗ nơi tụ của hầu hết các con sông trước khi ra biển

là một vực nước lớn, kéo đài gần 70km dọc bờ biển, có diện tích lớn nhất

Đông Nam A (tnt sông A Sap chạy về phía Tây, va sông Bu Lu chây trực tiếp ra biển qua cửa Cảnh Dương) Dé là hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, dim pha tiêu biểu nhất trong 12 vực nước cùng loại ven bở biển Việt Nam và là

một trong những dam phá lớn nhất

2.1.6.2 Mang lưới sông,

Hệ thống sông ngồi phân bổ tương đối đồng đều, nhưng phần lớn là

ngắn, lưu vực hẹp Đại bộ phận sông suối chính chảy theo hướng từ Tây - Tay

‘Nam về Bắc - Đông Bắc, đồ vào phá Tam Giang - Cầu Hai trước khi chảy ra biển Đông Một số sông ở phía Nam như sông Bit Lu chảy trực tiếp ra biển Đông Riêng sông A Sap chảy về hướng Tây vào đất nước bạn Lao Nếu tính đến cửa sông và các chỉ lưu với chiều dài trên 10 km thì tổng chiều dài sông, suối và sông đảo đạt tới 1.055km, tổng diện tích lưu vực tới 4.195km” Mật độ

xông suối dao động trong khoảng 0,3-Ikm/km?, có nơi tới 1,5-2,5 km/kmẺ Độ

đốc lòng sông trong phạm vi lãnh thổ đổi núi rất lớn (10-129m/km), nhưng lại qua thoải ở đồng bằng duyên hải (dưới 0,1m/km).

“Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế từ Bắc vào Nam gặp các sông chính sau:

Ngoài các sông thiên nhiên, xung quanh thành phố Huế còn gặp nhiều sông dao từ thời Nguyễn nhằm giải quyết yêu cầu thủy lợi, giao thông thủy và.

Trang 34

môi trường Dé là sông An Cựu (có tên là Loi Nông) dai 27km nối sông

Hai ở Cống Quan thông qua sông Đại Giang; sông Dong Hương với dim

Ba dai khoảng 3km là sông dio từ cầu Gia Hội đến Bao Vinh; sông Kẻ Vạn đài 5,5km nổi sông Hương (cầu Bạch Hỗ) với sông Bạch Yến vả sông An Hòa, vòng ngoài kinh thành Huế rồi lại dé vào sông Hương ở Bao Vĩnh Trên đồng bằng duyên hải còn có hói Bảy Xã, hói Hàng Tổng nối sông Hương với sông Bề, hoi Phát Lat, hoi Như Ý, hi Chợ Mai.

= Sông Ô Lâu bắt nguồn từ vùng núi Tây Trị Thiên ở độ cao tuyệt đối

xp xi 905m, có chiều dai dòng chính 66 km, diện tích lưu vực 900 km, độ

dốc trung bình lưu vực trên 13m/km (ở phạm vi đồi núi trên 19m/km) Thoạt đầu sông chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, đến Pho Trạch chuyển

hướng Đông Nam - Tây Bắc cho tới Phước Tích (chỗ hội lưu với sông Thác

Ma), sau đó chuyển hướng Tây Nam - Đông Bắc cho đến Vân Trình lại

chuyển hướng Tay Bắc - Đông Nam và dé vào phá Tam Giang ở cửa Lác.- Hệ thống sông Hương có lưu vực dạng hình nan quạt với diện tích lưu

vực 2.830 km”, chiếm gần 3/5 diện tích tự nhiên của tỉnh, chiều dai sông 104 km, Hệ thống sông Hương có 3 nhánh sông chính: Sông Bỏ, sống Hữu Trach và sông Tả Trạch (dòng chính) Các nhánh sông chính này đều bắt nguồn từ

khu vực núi trung bình thuộc huyện A Lưới, Nam Đông chảy qua các huyện

Phong Điền, Hương Trả, Nam Đông, thành phổ Huế, huyện Hương Thủy và cuối cùng chảy vào phá Tam Giang Theo đặc điểm hình thái dòng chính của hệ thống sông Hương có thể tách thành hai đoạn sông: đoạn chảy qua đồi núi

và đoạn sông chảy qua đồng bằng duyên hải Đoạn sông chảy qua đổi núi

thường có đáy sông dốc, nhiều thác ghènh, không bị ảnh hưởng triều Vào mùa lũ lưu lượng, vận tốc, mực nước đều rat cao, ngược lại trong mùa cạn các đặc trưng thủy văn này đều đạt giá trị rat thấp, lòng sông lộ nhiều cuội soi, đá tảng Trên đoạn sông chảy qua vùng đồng bằng dòng sông hiển hỏa, chảy

Trang 35

quanh co và bị ảnh hưởng mạnh của thủy triều và độ mặn Ngoài các nhánh sông tự nhiên, còn có các sông đào nối sông Huong với sông Bồ, nối sông.

Hương với dim Cầu Ha, nối sông Bồ với phá Tam Giang

Sông Bổ: bắt nguồn tir ving núi e6 độ cao tuyệt đối khoảng 650m ở phía Đông A Lưới, chảy qua lãnh thổ Hương Tra, Phong Đi theo hướng Nam

-Bắc cho đến phía dưới ngã ba hội lưu với Rao Tràng, từ ngã ba đó đến Phú Oc sông chuyển hướng Tây Nam - Đông Bắc, sau đó sông lại chuyển hướng Đông cho tới chỗ hội lưu với sông Hương ở ngã ba Sinh Chiều dài ding

chính sông Bồ tính đến Cổ Bi là 64km, đến ngã ba Sình là 94km Diện tích lưu vực tính đến Cổ Bí là 720km”, đến ngã ba inh là 938kmẺ Độ dốc đáy

sông trong vùng đồi núi đạt 10,2m/km, độ dốc bình quân chung là 6.9 m/km Sông Hữu Trach: Bắt nguồn từ nơi có độ cao khoảng 500m ở vùng núi thấp phía Đông A Lưới - Nam Đông, chảy theo hướng Nam Bắc cho đến Binh Điền, từ Bình Điển sông đổi sang hướng Tây Nam - Đông Bắc và cuối cùng hội nhập với sông Tả Trach ở ngã ba Tuần Tính đến ngã ba Tuần chiều dài

dong chính là 5Ikm, diện tích lưu vực là 729km? và độ dốc bình quân lòng

xông chính là 9,8 m/km,

Sông Tả Trạch: Là nhánh sông chính bắt nguồn từ vùng núi trung bình huyện Nam Đông với độ cao tuyệt đối 900m Sông chính chảy theo hướng chung Nam Đông Nam - Bắc Tây Bắc cho tới ngã ba Tuần thì hội nhập với.

sông Hữu Trach và trở thành sông Hương Từ đây sông Hương uốn lượn

quanh co qua kinh thành Huế và đến Bao Vinh lại chuyển hướng Tây Nam

-Đông Bắc để rồi sau đó hội lưu với sông Bồ tại ngà ba Sình trước khi đổ ra phá Tam Giang và chảy ra bién theo hai cửa Thuận An và Tư Hiền Tinh đến

Duong Hoà, chiều dai dong chính là 54km, diện tích lưu vực là 717km” và độ đốc bình quân lòng sông chính là 16,5m/km Nếu tính đến nơi dé ra phá Tam.

Trang 36

Giang, sông chính có chiều dài là 104km, diện tích lưu vực là 2.830km? và độ đốc bình quân lòng sông là 8,65m/km,

- Sông Nông bit nguồn từ vùng núi thấp ở độ cao tuyệt đối khoảng 1.154m thuộc huyện Phú Lộc Sông chảy theo hướng Nam Tây Nam - Bắc Đông Bắc và hội nhập với sông Dai Giang, sau đó thông qua sông Đại Giang dé về đầm Cầu Hai Sông chính có chiều dài là 20km, diện tích lưu vực là 90km”, độ đốc bình quân lòng sông là 15m/km.

- Sông Trudi bit nguồn từ dãy núi Bạch Mã - Hải Vân nơi có độ cao.

tuyệt đổi 820m, chảy theo hướng gin Nam - Bắc dé vào đầm Cầu Hai và chảy ra biển ở cửa Tư Hiền Sông Trudi có chiểu dai dòng chính là 24km, diện tích ưu vực là 149km”, độ dốc bình quân lòng sông là 34,5mkm Ở thượng lưu

núi Diều Ga đã xây dựng hồ chứa nước Trudi có dung tích 50 triệu mỶ nước phục vụ tưới ruộng và điều tiết nước vùng hạ lưu.

~ Sông Cầu Hai bắt nguồn từ sườn Bắc Bạch Mã - Hải Vân ở nơi độ cao khoảng 500m, có chiều dai dong chính 10km, diện tích lưu vực 29km” và độ.

đốc bình quân lòng sông trên 62m/km.

- Séng Bit Lu bắt nguồn từ sườn Bắc Bạch Mã - Hai Vân tại nơi có đội cao tuyệt đối khoảng 500 m, chảy theo hướng gần Nam Tây Nam - Bắc Đông Bắc Từ thượng nguôn có hai nhánh Thừa Lưu và Nước Ngọt Đến cách cửa biển Cảnh Dương chừng 7km hai nhánh sông này hội lưu thành sông chính

mang tên Bi Lu và chảy ra biển Đông Sông Bù Lu có chiều dài dòng chính

17km, điện tích lưu vực 118 km” và độ đốc bình quân lòng sông 58,8m/km

(so với độ dốc lòng sông vùng đồi núi 129,4m/km).

O Thừa Thiên Huế có tới 78 trim, 4 bau lớn nhỏ có tên, không tên và

gặp ở nhiều nơi, nhưng tập trung chủ yếu ở huyện Phong Điền, Quảng Điền “Trong vùng cát nội đồng thuộc huyện Phong Điền, Quảng Điễn có hệ thông trim bau phân bố xen kẽ với tring cát có hướng chung là Tây Bắc - Đông.

Trang 37

Nam Đi từ phía quốc lộ 1A về đầm phá Tam Giang lần lượt gặp trim ông Đảm, trim Ban (còn có tên trim Ông Môi, hay trim Mỹ Xuyên), trim Cn

Tiên, trim Nghiêm, trim Thiém, trim Bang, trim Bau Bàng Chếch về phía

‘Dong Nam va cũng với hướng tir ria đồng bằng về phá Tam Giang còn có bau Sen, bu Niên, biu Đen, biu Tròn, biu Thu, bau Ruông Các trim, bàu dài từ 1,000-2,000m đến 5.000-8.000m, rộng từ 10-20m đến 300-400m, sa khoảng 0,2-2,5m và phân bố cách nhau từ 200-500m đến 1.000-3.000m Nước trong trim, bau rất phong phú, quanh năm có nước, đủ tưới cho ruộng.

đồng kể cả lúc khô hạn Hiện có 21 trim, bau đóng vai trò như là hỗ chứa

nước với khả năng tưới từ 10 đến 35ha, ở một số hồ kha năng tưới lên đến 80-140 ha (hd trim Mỹ Xuyên).

Nói chung hỗ ở Thừa Thiên Huế không lớn, có nguồn gốc cả tự nhiên lẫn nhân tạo và gặp ở nhiều nơi, nhất là ở thành phố Huế Riêng trong nội thành thành phố Huế chỉ rộng 520ha đã có 48 hồ lớn nhỏ Một số hỗ quan

trọng hoặc nỗi tiếng phân bé ở các phường Thuận Lộc, Thuận Hoà, Tây Lộc

và Thuận Thành Ở phường Thuận Lộc có hồ Tĩnh Tâm rộng 107.553m là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của Huế, hỗ Hoe Hai hình chữ nhật, sâu

4m, rộng 34.386m’ va cũng là thắng cảnh nằm kế cận hỗ Tĩnh Tâm, hỗ Sen (Cây Mung) sâu 3,5 m, rộng 15.136m va hd Chùa sâu 3m, rộng 13.320m' Thuộc phường Thuận Hoà điển hình có hồ Võ Sanh sâu 4m, trải rộng trên diện tích 9.240m’, hồ Tân Miễu sâu 4m và chiếm diện tích 12.440m” Trên lãnh thé phường Tây Lộc gặp hồ Mộc Đức sâu 3m, rộng 8.096m”, hồ Hữu.

Bảo sâu âm, rộng 14.960m” Ngoài ra, bao quanh Hoàng Thanh còn có hỗ Kim Ngưu ngoài, hồ Kim Ngưu trong, trong đó hồ Kim Ngưu ngoài sâu

3,5m, dai 2.610m và chiếm diện tích 46.980mỶ Xa hơn về phía Nam ở đồi Thiên An thuộc xã Thuỷ Bằng (Hương Thuỷ) có hỗ Thuỷ Tiên.

Trang 38

Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông,

Nam doe theo bờ biến, có chiều dài 68km, tổng diện tích mặt nước 216 km” và gồm 3 đầm, phá hợp thành: phá Tam Giang, dim Thuỷ Tú và dim Cầu

Phá Tam Giang: Kéo dai từ cửa sông © Lâu đến cầu Thuận An với chiều dài 25km Chiều rộng phá thay déi từ 0,5 (gin Thai Dương Thượng) đến 4km (Mỹ Thạnh, Quảng Điền), trung bình gần 2,5km Chiều sâu phá vào mùa can phổ biến là 1 - 1,5 m, gần cửa Thuận An 4 - 6 m, thậm chí có lạch sâu đến 10.

m, Diện tích mặt nước khoảng 52 km” Phá Tam Giang liên thông với bién Đông bằng cửa Thuận An.

Đầm Thuy Tú: Bao gồm các đầm An Truyền, Thanh Lam (Sam), Hà Trung và Thủy Tú Đầm Thuỷ Tú kéo dải từ cầu Thuận An đến Cén Trai trên chiều đài 33km Chiều rộng dam biến đổi từ 0,5 (đầm Thuỷ Tú) đến 5,Skm

(đầm An Truyền - Sam), trung bình 1,8 km, chiều sâu dim thay đổi từ 1 - 1,5

đến 3 - 5m tuỳ thuộc khu vực, nhưng phé biến là 1,5 - 2m Diện tích mặt nước.

của dim tới 60 km’.

Dam cau Hai: Có dang lòng chảo, tương đối đẳng thước Chiều dài tir Côn Trai đến cửa Sông Rui là 9 km và từ cửa sông Trudi đến núi Vinh Phong gin 13 km Chiều sâu trung bình của đáy đầm là 1,4 m Diện tích mặt nước khoảng 104 km” Đầm cầu Hai liên thông với biển Đông thông qua cửa Tư Hiển.

Đầm An Cu (còn có tên là Lập An hoặc Lang Cô) là thuỷ vực biệt lập,

tương đối đẳng thước và kéo dài gần theo hướng Bắc - Nam Chiều dài khoảng 5 - 6km, chiều rộng 2 - 4km, tổng điện tích mặt nước 15km”, Chiều

sâu đầm phổ biến 1 - 3m, tại vùng cửa đầm có lạch sâu tới 10 m Dam An Cư giao lưu với biển Đông qua cửa Lang Cô.

2.1.6.3 Đặc điểm thủy động lực đầm phá.

Trang 39

Hệ đầm phá Tam Giang ~ Cầu Hai có hai cửa đổ ra biển là Thuận An và Tư Hiền, cửa Thuận An là ở phía Bắc gồm hai vi trí chính là Hoà Duan

(gần thôn Hoà Duân thuộc xã Phú Nhuận) và Thuận An (thuộc thôn Thái

Dương hạ, xã Thuận An) Cửa Tư Hiền là cửa ở phía Nam của hệ đầm phá gồm hai cửa là Lộc Thuỷ (hay Tư Hiền Nam - Tư Hiền cũ - Tư Dung, ở sát mũi Chân Mây Tây) và Vinh Hiền (Tư Hiển Bắc, ở chân núi Vân Phong).

Ving Tam Giang - Cầu Hai chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều đều ở cửa Thuận An va bán nhật triều không đều ở cửa Tư Hiền Dao dong

mực nước trong đầm phá chịu ảnh hưởng rất rõ của thủy triều về mùa khô, nhưng lại bị khống chế bởi nước mưa lũ về mùa mưa Độ lớn triều trong đầm

phá luôn nhỏ hơn ở ngoài biển, khoảng 30- 50 em ở Tam Giang, thay đối theo

kỳ triều cường, kém trong tháng Thời ky mạnh nhất biên độ đạt 60- 80cm ở đầm phá Tam Giang- Cầu Hai và đến 90cm ở vùng cửa đầm Lang Cô.

Mực nước biến động rất phức tạp theo thời gian và không gian, những, nhân tế chỉ phối chủ yếu gồm: Mực nước biển, nước sông và đặc biệt lũ trên

các hệ thống sông suối.

"Ngoài ra, mưa cũng góp phần làm thay đổi mực nước Mùa khô mực

nước các đầm phá thường thấp hơn đỉnh triều ngoài biển, chẳng hạn ở Cầu.

Hai là 25-30em, và ở Tam Giang là 5-1 5cm Dao động mực nước biển mang

tính bán nhật triều ở Tam Giang, bán nhật không đều ở Thuỷ Tú và bán nhật đều ở Cầu Hai - Tư Hiền, và Lăng Cô với biên độ lớn dẫn theo hướng từ Tam Giang đến Cầu Hai- Lăng Cô (từ khoảng 20 cm đến 60 cm) Về mùa mưa lũ,

mực nước dim phá cao hơn mực nước biển tới 70cm ở Cầu Hai Dao động

mực nước dim phá cũng không tương đồng biến đổi với mực nước ngoài

biển Đặc trưng mực nước đầm pha Tam Giang- Cau Hai theo tháng cho thấy tính chất phức tạp của dao động mực nước của vực nước này.

Trang 40

Qué trình trao đổi nước giữa đầm phá và biển được thực hiện thông qua các cửa của nó và tính chất phức tạp của quá trình phụ thuộc nhiều vào quá.

trình bi

động, và chế độ khí hậu.

mùa khô, lượng chảy vào thường lớn Kết quả khảo sát mùa khô năm 1993 (tháng 3/1993) trước khi cửa Tư Hiền bị lấp ở Vinh Hiền cho thấy ở đầm Phá Tam Giang- Cầu Hai mỗi ngày nước biển dồn vào dam phá 5,8 triệu m’ nước Về mùa mưa, lượng nước chảy ra gần như chiếm ưu thế hoàn toàn do thời gian và tốc độ chảy ra lớn Chẳng hạn những quan trắc tính toán

thực hiện vào tháng 11 năm 1995 ở dim phá Tam Giang- Cầu Hai (khi đó cửa

Tu Hiền đã bị lắp) một khối lượng nước bị day ra biển khoảng 175,5 triệu m`

thông qua cửa Thuận An trong một ngày đêm Ước tính nếu cửa Tư Hiền được mở rộng thì có thé góp phản thoát ra biển 15-20 triệu m` nước/một ngày Đặc biệt trong điều kiện có biến động khí hậu bat thường (bão) có thé do nước ding ngoài biển, một khối lượng lớn nước biển lại được dồn vào dim phá Ước tính tại đầm phá Cầu Hai có đến 4.3 triệu m' nước được dồn vio

đầm phá trong một ngày đêm, do ảnh hưởng của cơn bão số 10 vào ngày

2.1.6.4 Chế độ thuỷ hải văn vùng ven biển.

* Mặc nước thủy triều.

Ving biên ven bờ Thita Thién- Huế chỉ kéo dai khoảng 120km nhưng,

thuỷ triều biến đổi khá phức tạp Từ Nam Quảng Bình đến cửa Thuận An, thuỷ triều thuộc loại bán nhật không đều, hiu hết số ngày trong tháng là bán

nhật triều với độ lớn trung bình từ 1,2 + 0,6m và giảm dần vé phía Nam = Tại khu vực cửa Thuận An, thủy triều thuộc chế độ bán nhật triều đều, Biên độ triều không lớn từ 0.35 + 0,5m (nhỏ nhất so với các khu vực khác trong toàn quốc) Xa din vùng cửa Thuận An vé phía Bắc và Nam, biên độ

dao động triều đều tăng din.Tại Thuận An:

Ngày đăng: 29/04/2024, 10:39

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN