Luận văn thạc sĩ luật học: Thế chấp quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam

151 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Luận văn thạc sĩ luật học: Thế chấp quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN THỊ YEN

THE CHAP QUYEN SO HUU CONG NGHIEP

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

Hà Nội — 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN THỊ YEN

Chuyén nganh : Luật dân sự và tố tung dân sự Mã số : 8380101.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví du và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tắt cả các môn học, thanh toán tất cả nghĩa vụ tài chính theo quy định của Đại học Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Đại học Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

NGUYEN THỊ YEN

Trang 5

MỤC LỤC

CHUONG I: KHÁI QUAT CHUNG VE THE CHAP QUYEN SỞ HỮU

CONG NGHIỆP DOI VỚI NHAN HIỆU eesssescssssesessseseessnseeessneecensneeeenees 10 1.1 Khái quát chung về thé chấp + 2 s+s+E+E+E++EzExsrxerxerxee 10 1.1.1 Khai niệm thé chấp -¿+++EE+Ek+EESEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkerkervee 10 1.1.2 Đặc điểm của thé chấp ¿-¿©-<+c++Ek+EktEkeEEEEEExerkerkerkervee 12 1.2 Khái quát chung về nhãn hiệu 2-2-2 5£ +£+S£+E++E++E++£++zxerxzsez 19

1.2.1 khái niệm nhãn hiệu - ©5223 222E1 333231 E2 .EEkeerreeeerzree 191.2.2 Phân loại nhãn hiệu - ¿+ 2221111181111 E£2533 1111 EEErerszzseeee 20

1.3 Khái quát chung quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 24

1.3.1 Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 24

1.3.2 Nội dung quyên sở hữu công nghiệp đối với Nhãn hiệu 26

1.3.3 Đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 30

1.4 Khái quát chung về thế chấp quyền sở hữu công nghiệp nhãn hiệu 35

1.4.1 Khái niệm thé chấp quyên sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 35

1.4.2 Đặc trưng của thé chấp quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 36

1.4.3 Hiệu lực, xử lý tài sản thế chấp là quyền sở hữu công nghiệp đối với mhan higu khi CO 11-XaN 1110 45

1.5 Pháp luật một số quốc gia trên thế giới về thé chấp quyền sở hữu công

nghiệp đối với nhãn hiỆu - - ¿2£ 2 £SE+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrreee 47

1.5.1 Nhật Bản + SH HH HH HH HH HH Tnhh 47

Trang 6

1.5.2 Trung QUỐC -¿- -©:- 52522 SESEEEEEEE121121711111121121111111 21.1111 re 50

1.5.3 Hoa KKỲ - LH HT TH HT tt 57

1.5.4 Ấn ĐỘ ch HT TH TT HT HH1 H11 1111 111111111111 T11 11g, 63 KET LUẬN CHƯNG I -¿- -Ss+SSSt+EEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEeEkrkrrkererres 67 CHUONG II: CAC QUY DINH HIEN HANH CUA PHAP LUAT VIET

NAM VE THE CHAP QUYEN SỞ HỮU CONG NGHIỆP DOI VỚI

NHAN HIỆU VÀ THUC TIEN AP DUNG ceccccccssccscsecsssececseceesecersecersncevene 68 2.1 Những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thé chấp quyền

sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 2-2 2 2 s+££2E£+E££EeEEerszreee 68 2.1.1 Đối tượng của thế chấp quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 69 2.1.2 Chủ thé của thé chấp quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 77 2.1.3 Hình thức của thé chấp quyền sử hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 80 2.1.4 Nội dung của hợp đồng thế chấp quyền sở hữu công nghiệp đối với

nhãn hiỆU - + <2 E33 2111E%23111E 2311 19931 1n ng ng ng cư 84

2.1.5 Cham dứt thé chấp quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 93 2.1.6 Thời điểm có hiệu lực của thế chấp quyền sở hữu công nghiệp đối với

2.1.7 Xử lý tài sản bảo đảm là quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 98 2.2 Thực tiễn thế chấp quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tai Việt

2.3 Đánh giá pháp luật Việt Nam về thế chấp quyền sở hữu công nghiệp đối

MAN NSU 01 55 1 1112.3.1 Thanh tuu oo 111

Trang 7

2.3.2 Hạn ChẾ tt E3 1911 E1511111115111 1111111111111 1111111111511 ErE 112 KET LUẬN CHUONG 2 - ¿2 St tSESEEEEEEEEEE1E12115111515111115121 1xx xE 121

CHUONG III: DINH HUONG VA GIAI PHAP HOAN THIEN PHAP LUAT VIET NAM VE THE CHAP QUYEN SO HUU CONG NGHIEP

DOI VỚI NHAN HIỆU ooeeceececccccsccscsscssessesscsvcssssessesucssesscsesarsassuesesesansaesneass 122 3.1 Dinh hướng hoàn thiện pháp luật về thé chap quyền sở hữu công nghiệp

đối với nhãn hiỆu - 2-2 2 +SSE+EE9EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE11 1E yeC 122 3.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thế chấp quyền sở hữu công nghiệp

đối với nhãn hiệu tại Việt Nam -¿- - St SEE2ESEEEEEEEESEEEErkerersrkrrrrs 123 3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động thế chấp quyền sở hữu

công nghiệp đối với nhãn hiệu 2-2 - 2 2 £+E£E£EE+EE2EzEe£Eerxerxrree 130 KET LUẬN CHƯNG 3 - - SE SE EE211111111111111 11111 134KET LUẬẬN - -c- St Sc t3 St E111 1151111111111211111111111111E111e 1155 ce 136 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO -2-5¿©22cs+2zsscxeccxees 137

Trang 8

MỞ DAU

1 Tinh cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Theo tiến trình phát triển của nhân loại, các tài sản hữu hình như tài nguyên thiên nhiên, đất dai, máy móc ngày càng mat di tam quan trọng bởi đặc tính không thể tái tạo hoặc mắt rất nhiều thời gian để tái tạo Thay vào đó, nguồn tài sản vô hình trở thành mũi nhọn dé phát triển kinh tế Trong các loại

tài sản vô hình, tài sản sở hữu trí tuệ có vai trò đặc biệt quan trọng Tài sản trí

tuệ mang lại khả năng cạnh tranh và phát triển cho các doanh nghiệp sở hữu

nó ở hiện tại và trong tương lai.

Nền kinh tế thị trường đã đặt lên các doanh nghiệp Việt Nam áp lực cạnh tranh ngày càng lớn hơn Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình, các doanh nghiệp đã và đang tăng cường đầu tư vào khoa học, công nghệ, tạo lập và ứng dụng các tài sản trí tuệ dé nang cao

chat lượng, ha gia thành sản phẩm, dịch vụ Hiện nay, tài sản trí tuệ đã trở

thành một trong những nguồn vốn quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh

doanh của doanh nghiệp.

Với nỗ lực cải cách môi trường kinh doanh trong những năm gần đây của Chính phủ, phong trào khởi nghiệp đã bùng nỗ mạnh mẽ, trong đó có nhiều start-up thuộc lĩnh vực công nghệ với nhiều ý tưởng đổi mới, sáng tạo Thế nhưng, điểm chung của những doanh nghiệp này là tài sản hữu hình hầu như không có, tài sản giá trị nhất của các doanh nghiệp này chính là quyền sở hữu trí tuệ Bởi vậy có một thực tế là phần lớn những start-up này không thê tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng vì không có tài sản đảm bảo Ngay cả các start-up đã đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với những tài sản trí tuệ của mình cũng không thé thé chap dé vay vốn ngân hang dù pháp luật cho

phép.

Trang 9

Một trong các tài sản trí tuệ mà doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các

doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng dễ dàng tạo lập và sở hữu chính là nhãn

hiệu Nhãn hiệu là dau hiệu dùng dé phân biệt hàng hoá, dich vụ của cá nhân, tổ chức này với cá nhân tổ chức khác Khác với tên thương mại là tên gọi của tô chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh dé phan biét chu thé kinh

doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và

khu vực kinh doanh, nhãn hiệu chính là nơi chứa đựng những giá tri sáng tạo,

sự tích luỹ thành quả của hoạt động sản xuất và kinh doanh, là một bộ phận hợp thành không thể thiếu của những thương hiệu nỗi tiếng Một doanh

nghiệp ngay từ khi thai nghén hình thành cũng như một con người luôn cần định danh Sự định danh ay thé hiện trên các văn bản như giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các bản hợp đồng là tên thương mại của doanh nghiệp,

nhưng trên thương trường, trong nhận thức của người tiêu dùng, nhãn hiệu

mới chính là tên gọi thân thiết nhất, đễ dàng nhận biết nhất của hàng hoá, dịch

vụ họ sử dụng.

Pháp luật quốc tế và cả pháp luật Việt Nam đã xây dựng một hệ thống các quy định, cơ quan dé bảo hộ nhãn hiệu tương đối hoàn thiện và chặt chẽ tạo nên một cơ chế trong việc cho phép một chủ thể có thể độc quyền sử dụng nhãn hiệu trong một phạm vi địa lý là lãnh thổ của các quốc gia chấp nhận

bảo hộ.

Tuy nhiên, chúng ta đang đi sau một bước so với các quốc gia phát triển trên thế giới Khi các quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc,

Nhật Ban, đã cho phép việc sử dụng tài san trí tuệ là tai san đảm bảo trong

các giao dịch dân sự đặc biệt là trong thế chấp tài sản trí tuệ cho các khoản vay với các tô chức tài chính thì sự vắng bóng các văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh quy định về thế chấp tài sản trí tuệ nói chung và thế chấp quyền SHCN đối với nhãn hiệu nói riêng ở Việt Nam đã trở thành một trong

Trang 10

những nguyên nhân gây khó khăn cho việc thực hiện các hoạt động vay vốn, đầu tư, kinh doanh có liên quan đến tài sản trí tuệ, không phát huy được hết các tiềm năng của tài sản trí tuệ nói chung và của nhãn hiệu nói riêng trong

việc tạo ra các cơ hội kinh doanh.

Xuất phát từ thực trạng trên, với mong muốn nghiên cứu tìm hiểu về hệ thống các quy phạm pháp luật nhằm đưa tài sản trí tuệ nói riêng và nhãn hiệu nói chung vào thế chấp tài sản, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, là tiền đề dé các doanh nghiệp này xây dựng và phát trién, tác giả quyết định lựa chọn dé tài “Thế chấp quyền sé hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn

thạc sĩ.

2 Tình hình nghiên cứu

Thế chấp quyền SHCN đối với nhãn hiệu là đề tài đã nhiều lần được đưa ra thảo luận trên thế giới và cả tại Việt Nam Nói về van đề nay, CÓ nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về thế chấp tài sản trí tuệ cần phải ké đến các công trình tiêu biểu như:

Tại nước ngoài

Thế chấp quyền SHCN đối với nhãn hiệu là một chủ đề đã được thảo luận và triển khai ở nhiều quốc gia trên thế giới Chế định về thế chấp quyền SHTT nói chung và thế chấp quyền SHCN đối với nhãn hiệu nói riêng đã xuất hiện trong rất nhiều bài nghiên cứu trước và sau khi áp dụng hình thức

giao dịch bảo dam này, dé phân tích tính khả thi cũng như hiệu quả của việc đưa quy định về thé chấp quyền SHTT vảo thực tiễn Một số công trình nghiên cứu tiêu biéu có thé nhắc đến như sau:

- Brian W jacobs, Using Intellectual Property to Secure Financing after

the Worst Frinancial Crisis since the Great Depression, 2011 tac phẩm đã

đưa ra các kiên thức chung nhat vê các đôi tượng của quyên sở hữu trí tuệ, vai

Trang 11

trò của tài sản trí trong việc phát triển nền kinh tế, lợi ích và bất lợi khi thế chấp tài sản trí tuệ, và đưa ra những dự đoán về việc thế chấp tài sản trí tuệ trong đó có QSHCN đối với nhãn hiệu.

- WIPO — Té chức sở hữu trí tuệ thé giới, Intellectual property in Japan, Naoto Koizuka, 2021 Tác phâm đã đề cập đến quyền sở hữu trí tuệ nói chung

và quyền SHCN đối với nhãn hiệu nói riêng trở thành tài sản bảo đảm trong thé chấp, cầm cé tài sản theo pháp luật Nhật Bản Đồng thời đưa ra thực tiễn

sử dụng quyền SHCN đối với nhãn hiệu làm tài sản bảo đảm tại Nhật Bản.

-Eva- Maria Kieninger, Security right in intellectual property, Tus

Comparatum — Global studies in comparative law, 2020 Cuén sách đã đưa ra những kiến thức chung và tài san bao đảm, quyền sở hữu trí tuệ nói chung và

quyền SHCN đối với nhãn hiệu Khang định quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền SHCN nói riêng là tài sản bảo dam trong thé chap tài sản Cuốn sách phân tích pháp luật các quốc gia trên thế giới về thế chấp quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: Australia, Brazil, Canada, Quebec, Anh, Mỹ, Nhat Ban, Đức, Y,

- Xuan-Thao Nguyen & Erik D Hille, The Puzzle in Financing with

Trademark Collateral, 56 Hous L Rev 365 (2018) Tac pham da dua ra những kiến thức chung đặc biệt là từ góc độ kinh tế về nhãn hiệu, giá trị của nhãn hiệu, quy định của pháp luật và số liệu thực tiễn về thế chấp Nhãn hiệu

tại Mỹ.

Các nghiên cứu này đã đưa ra cơ sở lý luận, quy định của pháp luật và

thực tiễn áp dụng quy định về thế chấp quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền SHCN đối với nhãn hiệu tại một số quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Cananda, Singapore Tuy nhiên, hiện nay, chưa có bất kì công trình nghiên cứu nước ngoài nào về thế chấp quyền SHCN đối với nhãn hiệu tại

Việt Nam.

Trang 12

Trong nước

Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, pháp luật Việt Nam di sau pháp luật một

số quốc gia trên thế giới Đây vừa là điểm hạn chế vừa là ưu điểm khi hệ thống pháp điển hoá pháp luật trên thế giới về sở hữu trí tuệ đã phát triển đến mức hoàn thiện Thông qua quá trình hội nhập và gia nhập các tổ chức quốc tế, đồng thời ký kết nhiều điều ước về sở hữu trí tuệ, Việt Nam đã nhanh

chóng di theo, học tập và vận dụng những thành qua của thế giới trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ Trong quá trình đưa tài sản trí tuệ nói chung va quyền SHCN đối với nhãn hiệu nói riêng vào trở thành một tài sản quan trong trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, đã có nhiều công trình nghiên cứu về quyền sở hữu trí tuệ và về giao dịch đảm bao băng quyền sở hữu trí tuệ Các tác phâm nghiên cứu tại Việt Nam về van đề này phải kê đến:

Sách tham khảo, chuyên khảo:

Cuốn “Hoàn thiện chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Dân sự”, NXB

Dân Trí, năm 2015 của các tác giả Phạm Văn Tuyết, Lê Kim Giang Trong

Chương IIL, cuốn sách có trình bày các nội dung bao gồm: xử lý tài sản bảo đảm trong các trường hop cụ thé; thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tai sản

bảo đảm; hoạt động bảo lãnh ngân hàng

Cuốn “Tài sản thé chấp và xử lý tài sản thé chấp theo quy định của BLDS 2015”, NXB Chính trị Quốc gia năm 2017 của tác giả Vũ Thị Hồng Yến Tại Chương I của cuốn sách, tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận như khái niệm, bản chất của thế chấp; khái niệm, đặc điểm và phân loại tài sản thế chấp Tại chương II, tác giả trình bày về các quy định của pháp luật hiện hành về thế chấp và xử lý tài sản thế chấp, đồng thời chỉ ra những bất cập của hệ thống pháp luật hiện hành về tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp.

Trang 13

Hiện nay, chưa có sách chuyên khảo nào về thế chấp tài sản trí tuệ nói chung và thế chấp quyền SHCN đối với nhãn hiệu nói riêng.

Luận án, luận văn:

Luận văn thạc sĩ “Thế chấp quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt

Nam”, năm 2021 của tác giả Nguyễn Đức Trung tại Khoa Luật - Đại học

Quốc gia Hà Nội Luận văn đã đưa ra cơ sở lý luận, các khái niệm về thé

chấp, tài sản trí tuệ, thé chấp tài sản trí tuệ, các loại tài sản trí tuệ có thé thé

chấp, phân tích quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thé chấp tai sản trí tuệ, đưa ra thực trạng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài

sản trí tuệ nói chung.

Luận văn thạc sĩ “Thế chấp quyền SHCN theo pháp luật các nước trên thế giới và định hướng cho Việt Nam”, năm 2019, của tác giả Bùi Khánh

Linh tại Đại học Luật Hà Nội Luận văn đã đưa ra các cơ sở lý luận, khái

niệm về thế chấp, quyền SHCN, điều kiện để quyền SHCN nói chung trở thành tài sản thế chấp, các nội dung cơ bản của thế chấp quyền SHCN, đưa ra và phân tích các quy định của pháp luật về thế chấp quyền SHCN tại một số quốc gia trên thế giới bao gồm Mỹ, Anh, Trung Quốc và tại Việt Nam; đưa ra thực trạng và các kiến nghị dé hoàn thiện pháp luật về thế chấp quyền SHCN

tại Việt Nam.

Bài đăng tạp chí:

- Trần Thị Thu Hường, Cho vay dựa trên tài sản đảm bảo là tài sản trí

tuệ, cơ hội, thách thức cho các ngân hàng Thương mại Việt Nam, Tạp chí

Khoa học và Đào tạo ngân hàng, số 170, tháng 7/2016.

- Ths Hoàng Lan Phương, Thế chấp tài sản trí tuệ - những khía cạnh

pháp lý và thực tiễn thi hành, tạp chí Khoa học và công nghệ Việt Nam,

10/2021.

Trang 14

Những công trình nghiên cứu trên đều là những công trình có giá trị trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và giao dịch đảm bảo bằng tài sản trí tuệ Tuy nhiên, phần lớn những công trình nghiên cứu này lại đi từ góc nhìn về thương

mại, kinh tế mà không xuất phát từ góc nhìn về pháp lý Đồng thời nội dung nghiên cứu của các công trình này đều nghiên cứu về thế chấp tài sản trí tuệ nói chung mà chưa đi sâu vào nghiên cứu thế chấp từng đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ đặc biệt là đối với nhãn hiệu Theo như hiểu biết của tác giả trong lĩnh vực này, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào hoản chỉnh về van dé thé chấp nhãn hiệu theo pháp luật dân sự Việt Nam Những công trình nghiên cứu trên sẽ là tiền đề, cung cấp các cơ sở lý luận dé

tác giả tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thiện công trình của mình về thế chấp

nhãn hiệu.

3 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật một số quốc gia trên thế giới, pháp luật Việt Nam về thế chấp quyền SHCN đối với nhãn hiệu Từ đó, chỉ ra những ưu điểm, tồn tại hạn chế của quy định pháp luật Việt Nam về thế chấp quyền SHCN đối với nhãn hiệu Thông qua những phân tích trên, tác giả mong muốn đưa đến các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về thế chấp quyền SHCN đối với nhãn hiệu, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khai thác triệt dé giá trị quyền SHCN đối với nhãn hiệu, tiếp xúc với da

dạng các nguồn vốn và phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghệ hiện

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Trên cơ sở mục đích nghiên cứu của luận văn, tác giả giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu tập trung vào những nội dung cụ thể sau đây:

Trang 15

- Các van đề lý luận về biện pháp bảo đảm thé chấp và quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu với tư cách là tài sản thế chấp.

- Quy định của pháp luật, thực tiễn về thế chấp quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tại Việt Nam và tại Hoa Ky, Nhat Bản, Trung Quốc và An Độ.

5 Phuong pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: Việc nghiên cứu đề tài thế chấp quyền SHCN đối với

nhãn hiệu dựa trên cơ sở của phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vậtlịch sử của Chủ nghĩa Mác — Lê nin.

Đề nghiên cứu đề tài thế chấp quyền SHCN đối với nhãn hiệu, tác giả sử

dụng các phương pháp nghiên cứu:

«Phuong pháp phân tích tổng hop: Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng chủ xuyên suốt của luận văn nhăm đưa ra những cơ sở lý luận về việc thé chap tài sản nói chung và thế chấp quyền sở hữu nhãn hiệu nói riêng Đồng thời đưa ra những nhận định, đánh giá các khía cạnh của thế chấp

quyền SHCN đối với nhãn hiệu.

«Phuong pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu

được sử dụng xuyên suốt luận văn, đặc biệt tại chương | và chương 2 cua luận văn để đưa ra những quan điểm về thế chấp quyền SHCN đối với nhãn hiệu đã được nghiên cứu từ trước, các quy định của pháp luật, số liệu về thế

chấp quyền SHCN đối với nhãn hiệu trên thực tiễn tại thế giới và quốc gia.

«Phuong pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu tại chương 2 của khóa luận nhằm đưa ra các quy định về thế chấp quyền SHCN đối với nhãn hiệu tại một số quốc gia lớn trên thế giới Chỉ ra các ưu điểm, hạn chế của pháp luật các quốc gia này trong thế chấp quyền SHCN đối với nhãn hiệu Đồng thời, so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế dé

Trang 16

thấy được các điểm còn hạn chế, các kinh nghiệm cần học hỏi trong việc quy định về thế chấp quyền SHCN đối với nhãn hiệu.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 6.1 Ý nghĩa khoa học

Luận văn hướng tới nghiên cứu đề tài thế chấp quyền SHCN đối với nhãn hiệu, đây là đề tài không hoàn toàn mới nhưng có giá tri học thuật chuyên sâu, góc nhìn cận cảnh hơn về vấn đề này Luận văn đi từ phân tích cơ sở lý luận đến phân tích các quy định của pháp luật hiện hành, tình hình thực tế về thế chấp quyền SHCN đối với nhãn hiệu tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế gidi, tao tiền đề, co sở dé cá nhân, tô chức nghiên cứu các vấn đề về thế chấp quyền SHCN đối với nhãn hiệu.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn có ý nghĩa thực tiễn đối với các tổ chức tin dụng, các doanh nghiệp có mong muốn sử dụng quyền SHCN đối với nhãn hiệu dé thé chấp Luận văn đưa ra những vấn dé, định hướng, giải pháp dé hạn chế rủi ro khi thế chấp quyền SHCN đối với nhãn hiệu, giúp bên thế chấp và bên nhận thế chấp quyền SHCN đối với nhãn hiệu nhãn hiệu có những sự chuẩn bị đầy đủ khi tham gia vào quan hệ thế chấp đối tượng đặc biệt này.

7 Cau trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát chung về thế chấp quyền sở hữu công nghiệp đối

với nhãn hiệu

Chương 2: Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thế chấp quyên sở hữu công nghiệp đối nhãn hiệu và thực tiễn áp dụng.

Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thé chấp quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.

Trang 17

CHUONG I: KHÁI QUÁT CHUNG VE THE CHAP QUYEN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP DOI VOI NHAN HIỆU

1.1 Khái quát chung về thế chấp 1.1.1 Khai niệm thế chấp

Từ góc độ ngôn ngữ học, thế chấp là một từ được bắt nguồn từ tiếng Hán Các từ điển Hán Việt chỉ ghi nghĩa chữ “thế” (#Ä) là “bỏ đi”, “thay thế” Còn chấp (#W) Hán tự chỉ có nghĩa là “cẦm giữ trong tay” không có nghĩa của từ “cầm” - “trao của cho người khác làm tin để vay tiền” theo nghĩa thuần Việt Có thé nói “thế chấp” gồm một từ thuần Việt “thế” có nghĩa “cầm cổ” và một từ Hán Việt “chấp” để thành từ ghép “thế chấp” Theo Đại từ điển

Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý Thế chap là “giao tài sản làm tin dé được vay tiền, thưởng tiền” Từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Lân giải thích thế chấp (thé là thay cho, chấp là cầm giữ) là đưa thứ gì dé thay Từ điển Tiếng Việt của nha xuất ban Từ điển bách khoa Hà Nội năm 2007 có cách giải nghĩa rõ ràng nhất: “Thế chấp [tài sản] là dùng làm vật bảo đảm, thay thế cho số tiền vay nếu không có khả năng trả đúng kì hạn” Thông qua những cách giải nghĩa này, hiểu từ góc độ ngôn ngữ học, thế chấp là một biện pháp mà bên đi vay và bên cho vay sử dụng dé dam bảo cho việc trả nợ của bên vay; giá trị của tài sản này có thé được dùng dé thay thế cho nghĩa vụ trả khoản nợ và

khoản lãi phát sinh trong giao dịch vay mượn tai sản.

Từ góc độ khoa học pháp lý, thế chấp là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đã xuất hiện từ thời La Mã cổ đại Luật La Mã và các luật gia trong hệ thống các nước theo họ pháp luật La Mã - Đức đã hình thành, phát triển lý thuyết về vật quyền bảo đảm bao gồm ba vật quyền ba vật quyền bảo đảm phổ biến là Fiducia (bán dg) — hình thức này hiện nay không còn được quy định trong văn bản pháp luật của các quốc gia theo họ pháp luật La Mã - Duc vi tinh rủi ro cao, pignus (cầm có) và hypotheca (thế chap) [27].

10

Trang 18

Do ảnh hưởng bởi các học thuyết pháp lý của Luật La Mã, một số quốc gia trong hệ thống pháp luật Civil Law (Cộng hoà Pháp, Nhật Bản) đều nhìn nhận thế chấp có hai đặc điểm cơ bản: Một là, đối tượng của thế chấp là bất động sản; Hai là, không có sự chuyển giao quyền chiếm hữu tai sản thé chấp từ bên thé chấp sang cho bên nhận thé chap.

Đối với hệ thống pháp luật Common Law: Khác với pháp luật của một số quốc gia thuộc hệ thống pháp luật Civil Law, pháp luật của một số quốc gia tiêu biểu của hệ thống pháp luật Common Law xây dựng các quy định về thế chấp tài sản dựa trên hai học thuyết cơ bản: Thuyết quyền sở hữu và thuyết giữ tài sản thế chấp [31], qua đó nhìn nhận thế chấp là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Tại những quốc gia theo học thuyết quyền sở

hữu, quyền sở hữu đối với tài sản bảo đảm thuộc về bên nhận thế chấp trong suốt thời gian thế chấp nhưng chỉ có tính tạm thời Nếu bên thế chấp thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết cho bên nhận thế chấp thì sẽ được nhận

lại tài sản thế chấp Trong trường hợp bên thế chấp không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên nhận thế chấp có quyền sở hữu tuyệt đối Ưu điểm của thuyết quyền sở hữu là tiết kiệm thời gian và chi phí cho bên nhận thế chấp

nhờ bỏ qua một vải thủ tục tư pháp để tịch biên tài sản.

Tại những quốc gia theo thuyết giữ tài sản thế chấp, điển hình là Australia và một số bang cua Mỹ như Floria, New York, pháp luật ghi nhận bên thé chấp không được quyền sở hữu đối với tài sản thế chấp, thay vào đó

là quyền được tiến hành tịch biên để thực hiện việc bán tài sản thế chấp trong trường hợp bên thế chấp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình Bên thế chấp vẫn có quyền sở hữu đối với tài sản thé chấp kê cả trong trường hợp hợp đồng thế chấp không có các điều khoản quy định Tại New York, Florida (Mỹ), học thuyết về quyền chiếm giữ vật thế chấp là học thuyết nền tảng cho

các lý luận về thê châp tài sản chi phôi quyên và nghĩa vụ của các bên trong

11

Trang 19

giao dich này Day là xu hướng phát triển chiếm ưu thé hiện nay trong pháp luật của các nước theo theo hệ thống pháp luật Common Law [63].

Như vậy, thế chấp tài sản tại hai hệ thống pháp luật lớn trên thế giới là Civil Law và Common Law mang những đặc điểm tương đồng bao gồm: (i) đối tượng của thế chấp là tài sản thuộc sở hữu của bên thế chấp (một số quốc gia theo hệ thống Civil Law chỉ cho phép sử dung bat động sản làm tài sản thé chap, trong khi đó một số quốc gia theo hệ thông Common Law thì cho phép sử dụng cả động san và bất động sản làm tài sản thé chấp; (ii) không có sự chuyền giao tài sản từ bên thế chấp sang cho bên nhận thế chấp.

Trên cơ sở phân tích các khía cạnh khác nhau về khái niệm thế chấp, có thé đưa ra khái niệm thé chấp như sau: “Thé chấp là việc bên có nghĩa vụ (bên thé chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu cia mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà không giao tài sản cho bên có quyền (bên nhận thé chap)”.

1.1.2 Đặc điểm của thé chấp

Khoa học pháp lý tiếp cận từ nhiều góc gộ khác nhau khi nghiên cứu về bản chat của thé chap tài sản nói chung và thé chấp quyền SHCN đối với nhãn hiệu nói riêng Một là, tiếp cận theo góc độ là một vật quyền (Vật quyền bảo đảm); Hai là, tiếp cận theo góc độ là một quan hệ trái quyền (quan hệ hợp đồng).

Thứ nhất, tiếp cận theo quan hệ vật quyền.

Thế chấp là một vật quyền vì vậy nó mang các đặc trưng của một vật quyên Vật quyền là quyền của chủ thê gan liền với tài sản, có tai sản mới có quyền [29].

Thé chap là một vật quyền bảo đảm vì vậy nó thể hiện rất rõ các đặc trưng của một vật quyền bảo đảm, cụ thé

Một là, thế chấp phải được luật định.

12

Trang 20

Từ góc độ kỹ thuật lập pháp thì vật quyền bảo đảm phải được luật định Vật quyền nói chung và vật quyền bảo đảm nói riêng mang tính tuyệt đối Vật quyền bảo đảm luôn chống lại các quyền của chủ thê khác, trong đó bao gồm cả quyền của chủ sở hữu tài sản nên để bảo vệ quyền sở hữu và hạn chế sự “tuỳ tiện” trong thoả thuận áp dụng vật quyền bảo đảm của các bên tham gia thì các loại quyền nào được xác định là một vật quyền bảo đảm phải được quy

định cụ thé, rõ ràng trong các văn bản pháp luật.

Điều 175 BLDS Nhật Bản quy định: “Không có vật quyên nào có thé được tạo lập khác hơn các vật quyên được quy định tại Bộ Luật này hoặc các luật khác ” Quy định này khang định các loại vật quyền và nội dung của vật quyền phải được quy định trong luật Khi các bên thoả thuận kí kết một hợp đồng bảo đảm nhằm hình thành một vật quyền bảo đảm nhưng biện pháp bảo đảm đó chưa được ghi nhận như là một loại vật quyên thì vật quyền đó cũng không được hình thành [32] Thế chấp tai sản hạn chế quyền sở hữu của chủ sở hữu tài sản Khi thé chấp, thay cho việc chuyển giao tai sản cho bên có quyền thì chủ sở hữu vẫn tiếp tục được chiếm hữu, sử dụng, khai thác tài sản bảo đảm Tuy nhiên, khi thế chấp, quyền định đoạt sẽ được người nhận thế

chấp tạm thời kiểm soát.

Hai là, thé chấp cho pháp bên nhận thé chấp có quyên theo đuổi tai sản: Cũng như bất kỳ vật quyền nào, quyền đối với giá trị kinh tế của tài sản được thực hiện trực tiếp trên tài sản Việc thực hiện quyền phải được tất cả

mọi người tôn trọng, kế cả chủ sở hữu tai sản VỀ mặt lý thuyết, bên nhận thế

chấp tài sản không cần bận tâm đến việc tài sản thuộc về ai và đang được ai nam giữ Một khi nghĩa vu không được thực hiện dung hạn, thì bên nhận thế

chấp có quyên tổ chức kê biên và xử lý tài sản thé chấp theo trình tự, thủ tục luật định dé thu tiền trừ nợ mà không chủ thé nào được phép cản trở.

13

Trang 21

Với quyền đeo đuổi, bên nhận thé chấp tài sản không phải lo lắng về việc tài sản có còn thuộc về bên thế chấp hay không trong thời gian nghĩa vụ bảo đảm chưa được thực hiện Chỉ cần tài sản thế chấp còn tôn tại và còn được cụ thé hoá nhờ các tiêu chí nhận dạng khách quan, cho phép xác định được tai sản đó, thì bên nhận thế chấp có thể yên tâm thực hiện quyền của mình trong trường hợp cần thiết Tại Việt Nam, bên nhận thế chấp chỉ cần xuất trình bản án có hiệu lực pháp luật hoặc một chứng thư công chứng xác lập thế chấp tài

sản cùng với các tải liệu chứng minh nghĩa vụ không được thực hiện đúng

hạn, là có thé tiến hành việc phong toa, kê biên tài sản bảo đảm dé xử lý với sự hỗ trợ của các cơ quan có thâm quyền.

Ba là, thé chap cho phép bên nhận thé chấp có quyén ưu tiên:

Bên nhận thế chấp có quyền thu hồi nợ băng cách lấy số tiền bán tài sản trước các chủ nợ không có bảo đảm: các chủ nợ này chỉ có thể phân chia phần

còn lại, sau khi bên nhận thế chấp đã lay đủ số tiền cần thiết mà van còn thừa Quyên ưu tiên đã tạo ra ban sắc cho BPBD nói chung và thé chấp tai sản nói riêng Người có quyền sở hữu cũng có quyền ưu tiên; tuy nhiên, quyền này thường bị che lấp bởi các quyền năng khác mạnh hơn, như quyền đeo đuôi và nhất là quyền đòi lại tài sản trong tay người khác Bên nhận thế chấp, về phần mình, thường phải thực hiện quyền bằng cách xử lý tài sản bảo đảm trong điều kiện bên có nghĩa vụ có nhiều chủ nợ khác và tổng giá tri tai sản có của bên có nghĩa vụ không đủ đề thanh toán toàn bộ số nợ Quyền ưu tiên làm rõ ưu thế của bên nhận thế chấp tài sản trong trường hợp bên thế chấp bị nhiều chủ nợ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cùng một lúc Các chủ nợ không có quyền ưu tiên chi có thé thực hiện quyền của minh sau bên nhận thé chấp là chủ nợ có quyên ưu tiên Quyền này khiến cho nghĩa vụ được bảo đảm trở

nên an toàn ngay từ lúc được xác lập, so với những nghĩa vụ không được bảođảm.

14

Trang 22

Bon là, thé chấp có tính đối kháng tuyệt đối:

Tính đối kháng tuyệt đối thé hiện qua việc thế chấp có hiệu lực với tất cả mọi người Trái quyên chỉ phát sinh hiệu lực trong mối quan hệ giữa hai bên — bên có nghĩa vụ và bên có quyền; Bên có quyền chỉ có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ, chứ không có quyền yêu cầu chủ thể khác.

Quyền đối vật, ngược lại, phát sinh hiệu lực đối với tất cả mọi nguoi va

đương nhiên phải được mọi người tôn trọng.

Thế chấp tài sản cũng có được tính đối kháng tuyệt đối Quyền của bên nhận thế chấp được tôn trọng bởi tất cả mọi người, đặc biệt là những chủ nợ không có bảo đảm Một khi đối diện với vật quyền bảo đảm nói chung và thế chấp tài sản nói riêng, những người cũng có lợi ích trong việc xử lý tài sản phải dé cho thế chấp tài san phát huy hết tác dụng của nó trong việc bảo vệ lợi

ích của người có quyền, chứ không được ngăn chặn, hạn chế việc đó.

Chế định thé chấp tài sản được xây dựng từ thời cổ La Mã Song, trong một thời gian dài, chế định nay không phát triển do không có một cơ chế

thông tin cho phép tat cả mọi người nhận biết sự hiện hữu của quyền [71] Được xác lập do sự giao kết giữa bên có nghĩa vụ và bên có quyền Thế chấp tài san gần như chỉ được hai bên biết đến Trong không ít trường hop, tài sản dùng dé bao đảm nghĩa vụ dưới hình thức thé chap bị đem bán trong thời gian thế chấp và trong điều kiện người mua ngay tình, việc xử lý hậu quả vô cùng

phức tạp.

Cho đến thời trung cổ, đặc biệt là sau khi hệ thống đăng ký bat động sản được áp dụng tại các quốc gia tây Âu, như Pháp, Đức, thì các vật quyền bảo đảm nói chung và thé chấp mới có sự phát triển mạnh Thế chấp tài sản được cho là một trong những biện pháp bảo đảm đối vật có tác dụng tích cực nhất trong việc thúc đây phát triển hoạt động tín dụng và từ đó, thúc đây phát triển

kinh tê Có đôi tượng chủ yêu là các bât động sản, sau này là cả động sản

15

Trang 23

chuyên dùng trong sản xuất, kinh doanh, được thế chấp cho phép thiết lập sự bảo đảm đối với những khoản vay lớn Không lấy tài sản ra khỏi tay người có nghĩa vụ, việc thế chấp không làm xáo trộn quá trình khai thác, sử dụng tài sản, không ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh Chính hệ thống đăng ký tài sản, bao gồm đăng ký thế chấp giữ vai trò chủ yếu trong việc tạo ra những thuận lợi đó Đăng ký có tác dụng thông tin cho người thứ ba về sự tồn tại của các quyền được đăng ký, từ đó, tạo điều kiện cho việc bảo vệ quyền thông qua việc điều chỉnh hành vi ứng xử của mọi người liên quan đến tài sản được

đăng ký [16, tr.258].

Ngoài những đặc điểm chung của một vật quyền bảo đảm, thế chấp cũng có những đặc điểm riêng khác với các vật quyền bảo đảm khác

Một là, thế chấp la một vật quyền phụ thuộc (phụ thuộc vào nghĩa vụ chính): Thế chấp chỉ được áp dụng dé bảo đảm cho nghĩa vụ chính nếu nghĩa vụ

chính còn hiệu lực và chưa được thực hiện Khi nghĩa vụ chính tiêu vong thì

thế chấp tiêu vong Đặc điểm này dẫn đến hệ quả về phạm vi bảo đảm của thế chấp không vượt quá phạm vi nghĩa vụ chính.

Hai là, thế chấp được xác lập theo sự thoả thuận của các bên trong quan

hệ dân sự:

Thế chấp giống như những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác không phải là yếu tố bắt buộc trong các giao dịch dân sự Dựa trên khả năng, nhu cầu, các bên tham gia giao dịch sẽ thoả thuận lựa chọn áp dụng một hoặc một số biện pháp bảo đảm nhằm bảo đảm mục đích của giao dịch dân sự được

thực hiện.

Ba là, thé chấp là quyên của các chủ thé doi với giá trị kinh tế của tài

Thé chap duoc dung dé bao dam thực hiện một nghia vu trong truong hop bên có nghĩa vu không thực hiện nghĩa vụ một cach tự nguyện Có nhiều

16

Trang 24

quan điểm cho răng thế chấp tài sản tạo ra một quyền của bên nhận thé chấp được bảo đảm đối với giá tri kinh tế của tài sản Cụ thể, bên nhận thế chấp được quyền thực hiện những biện pháp thích hợp nhằm lấy lại giá trị kinh tế bị mat do bên thé chấp không thực hiện nghĩa vụ bao đảm, bằng các phương pháp xử lý tài sản bảo đảm như bán, bán đấu giá, nhận chính tài sản bảo đảm thay thế cho nghĩa vụ bảo đảm Trong chừng mực đó, vật quyền bảo đảm khác với quyền sở hữu, là quyền đối với bản thé (substance) của tài sản.

Quyền sở hữu cho phép người có quyền nắm giữ, sử dụng, khai thác lợi ích kinh tế gắn với tài sản cho đến định đoạt vật chất và pháp lý đối với tài

Thế chấp tài sản không cản trở việc thực hiện quyền sở hữu, trong chừng mực việc thực hiện quyền của chủ sở hữu không dẫn đến sự giảm sút giá trị

của tài sản một cách không bình thường Chủ sở hữu vẫn nắm giữ tài sản trong thời gian tồn tại của thế chấp Khi tài sản được thế chấp, thì chủ sở hữu, đồng thời là người thế chấp, vẫn có đủ các quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản trên nguyên tắc, bao gồm quyên định đoạt Nói rõ hơn, chủ sở hữu một tài sản dùng dé bao đảm nghĩa vụ vẫn có quyền chuyên dich tài sản cho người khác mà bên nhận thế chấp không thể ngăn cản.

Bon là, trong thé chấp, không có sự chuyển giao tài sản thé chấp.

Day là đặc trưng dé phân biệt biện pháp bao đảm thế chấp và các biện pháp bảo đảm khác như cầm cố tai sản Tài sản thé chấp do bên thé chấp giữ hoặc người thứ ba theo thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng thế chấp Thay vì phải chuyển giao tài sản thế chấp, bên thế chấp chỉ chuyển giao cho bên nhận thế chấp các tài liệu, giấy tờ pháp lý liên quan đến tài sản bảo đảm như giấy chứng nhận quyền sở hữu, văn bang bảo hộ hoặc các tài liệu bắt buộc khác có liên quan đến việc định đoạt tài sản Bởi vậy, bên thé chấp có thé tiếp

17

Trang 25

tục khai thác giá trị của tài sản mà mục đích của các bên trong giao dịch vẫn

đạt được Chính bởi điều này, bảo đảm nghĩa vụ bằng biện pháp thế chấp là một giải pháp có nhiều ưu thế trong giao dịch dân sự có tài sản bảo đảm.

Năm là, có thé dùng một tài sản dé thé chấp cho nhiều bên nhận thé chấp và bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ khác nhau.

Xuất phát từ đặc trưng không có chuyền giao tài sản bảo đảm từ bên thé chấp sang bên nhận thé chấp, bên thé chấp có thé dùng một tài sản dé bao đảm cho nhiều nghĩa vụ khác nhau với nhiều bên khác nhau khi thỏa mãn các điều kiện được quy định, các bên nhận thế chấp được biết về các giao dịch thế

chấp trên tài sản bảo đảm, trong hợp đồng thế chấp không có điều khoản ngăn cam bên thé chấp sử dụng tài sản thé chap dé thé chấp cho bên thứ ba Điều này thé hiện tính linh hoạt của biện pháp bảo đảm thé chap so với các biện pháp bao đảm nghĩa vụ khác đặc biệt là cầm cố Chủ sở hữu tài sản có thé huy động được phong phú, đa dạng các nguồn vốn từ tài sản do mình sở hữu.

Thứ hai, tiếp cận từ góc độ quan hệ trái quyền

Tính chất trái quyền của biện pháp thế chấp được thể hiện thông qua hợp đồng thế chấp xác lập giữa bên thế chấp và bên nhận thế chấp Hợp đồng này chỉ có hiệu lực khi đáp ứng day đủ các điều kiện có hiệu lực của một giao dich dân sự gồm: (i) điều kiện về chủ thé (chủ thé xác lập hợp đồng thế chap phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi phù hợp); (ii) điều kiện về mục đích, nội dung không được vi phạm điều cắm của Luật, không trái với đạo đức xã hội; (iii) Điều kiện về sự tự do ý chí (trong quá trình giao kết hợp đồng thé chap, chủ thê không bị đe doa, ép buộc hoặc lừa dối, ) va (iv) Điều kiện về hình thức, hình thức của hợp đồng thé chấp tài sản phải phù hợp với quy định pháp luật Trên cơ sở một hợp đồng thế chấp có hiệu lực pháp luật, bên nhận thế chấp thiết lập các quyền theo quy định pháp luật lên tài sản thế

chấp Các quyền nay mang tinh vật quyền.

18

Trang 26

1.2 Khái quát chung về nhãn hiệu

1.2.1 khái niệm nhãn hiệu

Khái niệm nhãn hiệu đã xuất hiện từ thời cổ đại khoảng 4000 năm trước đây khi các thợ thủ công tại Trung Quốc, Ấn độ và Ba Tư đã sử dụng chữ ký của mình hoặc biểu tượng dé phan biét san pham của họ [23,tr.50] Dan dan, cùng với sự phat triển của nền sản xuất hàng hoá, sự phát triển của hoạt động thương mại và buôn bán hàng hoá, các nhà sản xuất và các thương nhân cung cấp cho người tiêu dùng các loại hàng hoá, dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú trong cùng một chủng loại hàng, lĩnh vực Bởi vậy, người tiêu dùng cần phải được cung cấp các tiêu chí để đánh giá, lựa chọn hàng hoá, dịch vụ.

Đồng thời, nhà sản xuất cũng cần phải tạo ra một đặc điểm nhận biết riêng cho hàng hoá, dịch vụ của mình Đặt tên hàng hóa là điều cần thiết Nhãn hiệu chính là phương tiện hiệu quả nhất dé đặt tên cho hàng hóa khi lưu thông trên

thị trường.

Trong thời kì này, nhãn hiệu chỉ được dùng với mục đích dé phan biét hàng hóa, do vậy được biết đến là nhãn hiệu hang hóa Trước khi WIPO - Tổ chức SHTT thế giới được thành lập, đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nhãn hiệu được đưa ra, nhưng những khái niệm này đều thống nhất ở quan điểm cho rằng "nhãn hiệu là bất kỳ một dấu hiệu nào mà có thé cá thé hoá hàng hoá của một doanh nghiệp và phân biệt chúng với hàng hoá của đối thủ

cạnh tranh".

Định nghĩa này bao hàm hai khía cạnh: khía cạch thứ nhất là chức năng cá thể hoá hàng hoá của nhãn hiệu và thứ hai là chức năng chỉ dẫn nguồn gốc

- phân biệt hàng hoá của doanh nghiệp này với hàng hoá của các doanh

nghiệp khác Trên thực tế, chức năng chỉ nguồn gốc và chức năng phân biệt là những chức năng không thể tách rời của nhãn hiệu.

19

Trang 27

Từ cơ sở chức năng của nhãn hiệu, Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới đã đưa ra Luật mẫu về Nhãn hiệu, Tên thương mại và Cạnh tranh không lành mạnh năm 1967, trong đó, định nghĩa nhãn hiệu như sau: “Nhãn hiệu là bất kỳ dấu

hiệu nào có khả năng phân biệt với hàng hoá cua một doanh nghiệp này với

đối thủ cạnh tranh” Hiện nay, nhãn hiệu được định nghĩa theo các điều ước quốc tế về nhãn hiệu và pháp luật của mỗi quốc gia với hàm nghĩa bao gồm cả

nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hiệu dịch vụ.

Từ phân tích dựa trên lịch sử hình thành nhãn hiệu, góc độ khoa học

pháp lý và góc độ kinh tế học, có thể đưa ra khái niệm nhãn hiệu như sau: “Nhãn hiệu là dấu hiệu để phán biệt hàng hoá, dịch vụ của các tô chức, cá

nhân khác nhau ”.

1.2.2 Phân loại nhãn hiệu

Việc phân loại nhãn hiệu có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn trong xác lập giao dich thế chấp quyền SHCN đối với nhãn hiệu Dé trở thành đối tượng của thế chấp tài sản, quyền SHCN đối với nhãn hiệu cần đáp ứng những điều kiện nhất định Phân loại nhãn hiệu cho phép xác định đặc trưng của một loại nhãn hiệu, xác định chế độ pháp lý đối với nhãn hiệu, đồng thời giúp phân biệt nhãn hiệu với các đối tượng khác của quyền SHTT cũng là dấu hiệu dùng để phân biệt như kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý Vì vậy, sau khi phân loại nhãn hiệu, ta có thể xác định được nhãn hiệu đó có phù hợp dé trở thành đối tượng của thé chấp tai san hay không.

Dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau, có nhiều cách thức khác nhau để

phân loại nhãn hiệu Tuy nhiên, dưới góc độ của luận văn này, tác giả không

phân loại nhãn hiệu dựa trên hình thức, kết cầu của nhãn hiệu mà đi sâu vào phân tích sự phân loại nhãn hiệu dựa trên các đặc trưng về chủ sở hữu, khả năng chuyên nhuong dé làm tiền đề, cơ sở cho hoạt động thế chấp quyền

SHCN đối với nhãn hiệu.

20

Trang 28

Phân loại theo tiêu chí chủ sở hữu, nhãn hiệu được phân chia thành:

- Nhãn hiệu tập thể: Nhãn hiệu cũng là một loại tài sản, bởi vậy, xét dưới góc độ hình thức sở hữu của tài sản, nhãn hiệu cũng có thể được sở hữu chung bởi nhiều chủ thé Các chủ sở hữu chung này đều có quyên thực hiện quyền năng chủ thê đối với nhãn hiệu bao gồm đầy đủ các quyền năng như quyền chiếm hữu, quyền định đoạt và quyền sử dụng nhãn hiệu Tuy nhiên,

do đặc thù của loại tài sản này là phải đảm bảo tính phân biệt, do đó, trong

quá trình sử dụng, các đồng sở hữu phải tuân thủ theo một quy chế sử dụng chung do chính các đồng sở hữu thoả thuận dé nhằm đảm bảo tinh phân biệt của hàng hoá mang nhãn hiệu của các đồng sở hữu với các hàng hoá mang nhãn hiệu của các chủ thé không phải là đồng sở hữu Tinh “tập thể” ở đây

chính là đặc điểm đồng sử dụng nhãn hiệu theo một quy chế chung Như vậy, “nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng dé phan biét hang hod, dich vu

của các thành viên trong tô chức la chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên thuộc tổ chức đó”. Khái niệm này được pháp luật của tất cả các nước trên thế giới thừa nhận bao gồm cả hệ thống pháp luật EU và Luật SHTT Việt Nam Quyền sử dụng

nhãn tập thé không được chuyển giao của bất kì cá nhân hay tổ chức nao không phải là thành viên của tô chức là chủ sở hữu nhãn hiệu tập thé Điều này sẽ không đảm bảo quyền của bên nhận thé chấp là thu hồi tài san thé chấp khi bên thế chấp không thực hiện nghĩa vụ dân sự.

- Nhãn hiệu thuộc sở hữu riêng: Hầu hết các loại nhãn hiệu được sử dụng phô biến là loại nhãn hiệu thuộc sở hữu riêng của một cá nhân hay một tổ chức Các loại nhãn hiệu nay có đặc điểm về chủ sở hữu là chi do một chủ thể là chủ sở hữu.

Dựa trên khả năng phân biệt, nhãn hiệu có thé được chia thành nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu thông thường.

21

Trang 29

- Nhãn hiệu liên kết: Nhãn hiệu có chức năng quan trọng nhất là chức năng phân biệt Phạm vi của sự phân biệt là được xét đến giữa các nhãn hiệu của các chủ thê khác nhau Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp nhãn hiệu là tương tự nhau nhưng thuộc quyền sở hữu của cùng một chủ thé, khi đó các nhãn hiệu này được gọi nhãn hiệu liên kết Tính liên kết ở đây là nói tới sự liên kết giữa các nhãn hiệu về mặt cấu tạo của chính bản thân các nhãn hiệu với nhau, mỗi một nhãn hiệu đều thể hiện một đặc điểm chung về mặt

cấu tạo Vì vậy, các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc

tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau

hoặc có liên quan với nhau được gọi là nhãn hiệu liên kết Nhãn hiệu liên kết được quy định tại khoản 19 điều 4 Luật SHTT năm 2005, và các lần sửa đổi vào năm 2009, 2019 Tuy nhiên quy định về nhãn hiệu liên kết đã được lược bỏ tại lần sửa đôi Luật SHTT vào năm 2022.

Phân loại theo tiêu chí chức năng, nhãn hiệu bao gom nhãn hiệu

chứng nhận và nhãn hiệu thông thường:

- Nhãn hiệu chứng nhận: Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở

hữu nhãn hiệu cho phép tô chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó với mục đích chứng nhận các đặc tính về nguồn gốc

xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, phương thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung

cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn, các đặc tính khác của hàng

hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu Một trong các đặc trưng khác biệt của nhãn

hiệu chứng nhận đó là chủ sở hữu không sử dụng nhãn hiệu của mình trong

quá trình thương mại mà cho phép tổ chức cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu

chứng nhận trên hàng hóa dịch vụ nhăm chứng nhận các đặc tính của sản

phẩm Việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải đi kèm các quy chế sử dụng, danh sách các tô chức được phép tổ chức, các tiêu chuẩn và quy trình thâm định để đảm bảo hàng hóa, dịch vụ phù hợp với tiêu chuẩn mà nhãn hiệu

22

Trang 30

chứng nhận đó mang, v.v Như vậy, việc chuyển nhượng nhãn hiệu chứng nhận phải kèm theo việc chuyên những tất cả các yếu tố kê trên, điều này gần như là không thé Vì chuyên nhượng vật chất như cơ quan, các giấy tờ liên quan đến tiêu chuẩn, quy trình thẩm định là có thể nhưng lại không thé chuyển nhượng một cách day đủ những nguồn vốn vô hình trong tô chức sở

hữu nhãn hiệu chứng nhận như mối quan hệ, kinh nghiệm Điều nay SẼ

không đảm bảo quyền của bên nhận thế chấp là thu hồi tài sản thế chấp khi bên thế chấp không thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Dua theo mức độ phổ biến của nhãn hiệu, nhãn hiệu có thể được chia thành nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu thông thường:

- Nhãn hiệu nồi tiếng: Khả năng phân biệt của một nhãn hiệu được xác định băng SỐ lượng người tiêu dùng nhận biết được nhãn hiệu trên thực tế. Một nhãn hiệu cảng có nhiều người biết đến thì khả năng phân biệt nhãn hiệu đó càng cao Khả năng phân biệt ở mức cao nhất của nhãn hiệu được xác định bằng khái niệm nổi tiếng Pháp luật của tất cả các nước đều thừa nhận khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng Tuy nhiên, mức độ và phạm vi phân biệt của nhãn hiệu đạt đến một mức như thế nào được coi là đạt tiêu chuẩn dé trở thành một nhãn hiệu nỗi tiếng thì tuỳ thuộc vào quy định riêng của từng nước Hệ thống pháp luật EU đồng không có quy định cụ thé như thế nào là nhãn hiệu nổi tiếng, mà quy định này là do pháp luật quốc gia của

nước thành viên quy định Pháp luật Việt Nam công nhận những nhãn hiệu

được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trong lãnh thổ quốc gia Việt Nam là nhãn hiệu nỗi tiếng.

- Nhãn hiệu thông thường: Mặc dù khái niệm nhãn hiệu thông thườngkhông phải là một khái niệm được ghi nhận trong pháp luật của các nước,

kế cả Luật SHTT Việt Nam Nhưng dé phân biệt với các loại nhãn hiệu

23

Trang 31

được đề cập ở trên cũng như nhãn hiệu đặc biệt được đề cập dưới đây,

chúng tôi sử dụng khái niệm nhãn hiệu thông thường.

1.3 Khái quát chung quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn

1.3.1 Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Khái niệm nhãn hiệu đã được hình thành từ thời cô đại, tuy nhiên khái niệm quyền SHCN đối với nhãn hiệu lại ra đời rất lâu sau đó Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, nhãn hiệu ngày càng chiếm một vị trí quan trọng và mang trên nó nhiều lợi ích kinh tế Như các loại tài sản khác, các chủ thể sở hữu nhãn hiệu cũng đặt ra các yêu cầu được công nhận và bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản của mình Đứng trước yêu cầu của xã hội, khái niệm quyền SHCN đối với nhãn hiệu được ra đời va dan hoàn thiện Quyền

SHCN đối với nhãn hiệu được hiểu theo hai nghĩa:

- Theo nghĩa khách quan, quyền SHCN đối với nhãn hiệu là một chế định pháp luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối

quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sáng tạo, sử dụng, định đoạt nhãn

hiệu được Nhà nước công nhận, bảo hộ Tuy nhiên, với tư cách là một đối tượng của quyền SHCN đồng thời là một loại tài sản trí tuệ nên quyền năng chiếm hữu thực tế của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu là rất khó và hầu như không thể thực hiện được Vì vậy, khả năng chủ thể tự xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu thông qua tình trạng chiếm hữu trên thực tế và việc quản

lý nhãn hiệu là điều bất khả thi Dé có thé xác lập quyền sở hữu của các chủ thé trong xã hội đối với một nhãn hiệu, các hệ thống pháp luật cần đưa ra

các quy định riêng về cách thức xác lập quyền, quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu Theo thuyết khế ước xã hội, có thể hiểu rằng các cơ quan có thâm quyền nhà nước trong việc xác lập, thực thi quyền SHCN đối với nhãn

24

Trang 32

hiệu là đại diện cho xã hội, văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu là bản kế ước được xác lập giữa cộng đồng và chủ sở hữu nhãn hiệu.

- Theo nghĩa chủ quan, quyền SHCN đối với nhãn hiệu là các quyền tài sản cụ thể của các chủ sở hữu trong việc xác lập, sử dụng, định đoạt nhãn hiệu Nhãn hiệu là một loại tài sản đặc biệt, quyền SHCN đối với nhãn hiệu là quyền của chủ sở hữu trên nhãn hiệu được xã hội công nhận và bảo vệ. Có thể thấy rằng, quyền SHCN đối với nhãn hiệu cũng là một loại tài sản Nhưng rõ ràng hơn, quyền SHCN đối với nhãn hiệu là một quyền tài sản đã được các cơ quan có thầm quyền công nhận và bảo hộ Như vậy, về mặt pháp lý, tính xác định của quyền SHCN đối với nhãn hiệu cao hơn nhãn hiệu Các khái niệm về xác lập quyền và nội dung quyền SHCN đối với nhãn hiệu cùng các khái niệm về định giá, các giao dịch dân sự đối với

quyền SHCN đối với nhãn hiệu cũng trở lên xác định và chắc chan hơn bởi có sự công nhận và bảo hộ của toàn thể xã hội với các quyền năng của chủ

sở hữu.

Pháp luật quốc tế công nhận nhãn hiệu là một trong những đối tượng được bảo hộ sở hữu công nghiệp từ rất sớm Công ước Paris năm 1979 công

nhận nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hiệu dịch vụ là đối tượng được bảo hộ

SHCN Tương tự, Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2022 quy định quyền SHCN của cá nhân, tổ chức bao gồm quyền đối với nhãn hiệu Như vậy, quyền SHCN đối với nhãn hiệu là một trong những quyền được pháp luật

công nhận.

Ngày nay, quyền SHCN đối với nhãn hiệu là một tài sản vô hình quan trọng trong nên kinh tế thị trường Từ độ kinh tế học, tài sản là một khái niệm dùng dé chỉ nguồn tài nguyên kinh tế, được sở hữu hoặc kiểm soát để tạo ra giá trị dương tính về kinh tế Tài sản được thê hiện dưới dạng hữu hình hoặc dạng vô hình Tài sản vô hình (Intangible Asset) là thuật ngữ được dùng dé

25

Trang 33

chỉ tài nguyên phi vật thể (Non- Physical Resources) và có giá trị cho chủ sở hữu vì giúp chủ sở hữu năm được những lợi thế trên thị trường Quyền SHCN đối với nhãn hiệu được các chủ thê trong xã hội sở hữu, gắn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dé tăng giá trị của hàng hóa, dịch Chủ sở hữu quyền SHCN đối với nhãn hiệu có thê chuyển quyền sử dụng, chuyền nhượng quyền SHCN đối với nhãn hiệu dé đem lại lợi ích kinh tế Từ góc độ luật học, tài sản bao gồm các vật hữu hình và các quyền tài sản Quyền tài sản bao gồm vật quyên, trái quyền và quyền SHTT Quyền SHCN đối với nhãn hiệu là một trong các quyên sở hữu trí tuệ phổ biến ngày nay và đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu.

Như vậy, quyền SHCN đối với nhãn hiệu là: “Quyển SHCN đối với nhãn hiệu là quyên tài sản của cá nhân, tổ chức bao gồm quyên sử dụng,

định đoạt, khai thác các giá trị thương mại của nhãn hiệu”.

1.3.2 Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với Nhãn hiệu

Quyền SHCN đối với nhãn hiệu là một tài sản vô hình vì vậy không thể đặt ra vấn đề chiếm hữu về mặt vật chất đối với loại tài sản đặc biệt này Cũng bởi đặc điểm này, pháp luật phải tạo ra một cơ chế khác để công nhận và bảo vệ quyền sở hữu của chủ sở hữu quyền SHCN đối với nhãn hiệu Cơ chế này được gọi là cơ chế độc quyền hay còn được biết đến như là quyên loại trừ hoặc quyền ngăn cấm người khác sử dụng Độc quyên chính là quyền năng mà pháp luật công nhận dé bù đắp lại quyền chiếm giữ cho chủ sở hữu các tai sản vô hình Đây cũng đồng thời là nội dung của quyền SHCN đối với nhãn hiệu, được thé hiện cụ thé:

Quyền sử dụng và cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu

Đây được xem là quyền phổ biến nhất và được thực hiện một cách thường xuyên nhất của các chủ sở hữu nhãn hiệu Chủ sở hữu có độc quyền

đưa nhãn hiệu của mình vào sản xuât, kinh doanh nhăm khai thác công dụng

26

Trang 34

để thu được các lợi ích từ chúng mang lại thông qua các hành vi như độc quyền gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, công-ten-nơ chứa hàng hoá,

bao bì, nhãn mác hàng hoá, dịch vụ của mình, được sử dụng nhãn hiệu trongquảng cáo, trong các tải liệu giao dịch kinh doanh, các tài liệu phục vụ kinh

doanh Chính vì vậy, bảo vệ sự độc quyền sử dụng nhãn hiệu cũng chính là bảo vệ các quyên lợi kinh tế của chủ sở hữu nhãn hiệu Chỉ có chủ sở hữu mới là người có quyền khai thác tính năng, công dụng và những giá trị vật chất từ nhãn hiệu đó Việc các chủ thể khác sử dụng nhãn hiệu trái pháp luật rõ ràng

là sẽ gây cho chủ sở hữu nhãn hiệu những thiệt hại đáng kẻ.

Bên cạnh việc trực tiếp thực hiện quyền sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ, chủ sở hữu quyền cũng có thé trao quyền này cho chủ thé khác thông qua độc quyền chuyên quyền sử dụng nhãn hiệu: đây là quyền thé hiện rõ nhất lợi ich kinh tế mà nhãn hiệu mang lại cho chủ sở hữu của nó Trong thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu quyền SHCN đối với nhãn hiệu có thé cho phép chủ thé khác sử dụng nhãn hiệu — chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu Việc chuyên quyền sử dụng quyền SHCN đối với nhãn hiệu bắt buộc phải thé hiện dưới hình thức ký kết hợp đồng bằng văn bản, văn bản nay được gọi là hợp đồng chuyên giao

quyền sử dụng nhãn hiệu (licensing agreement to use the trademark) thường được gọi là li — xăng nhãn hiệu Các bên phải tuân thủ các quy định về hợp đồng của pháp luật khi soạn thảo và ký kết hợp đồng li — xăng nhãn hiệu.

Li — xăng nhãn hiệu thường được thực hiện qua hai cách: Một là, chu sở

hữu nhãn hiệu chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu thông qua hợp đồng độc quyền Nghĩa là, chủ sở hữu chuyển giao toàn bộ quyền sử dụng nhãn hiệu của mình cho chủ thé khác; trong thời hạn của hợp đồng li — xăng nhãn hiệu đã ký kết, chủ sở hữu không được chuyên giao quyền SHCN đối với nhãn hiệu đó cho bất kỳ bên thứ ba nào khác và cũng không được sử dụng nhãn hiệu cho đến khi hết hạn hợp đồng Hai là, chủ sở hữu nhãn hiệu li — xăng

27

Trang 35

nhãn hiệu thông qua hợp đồng không độc quyền Điều này được hiểu là, chủ sở hữu nhãn hiệu vẫn có quyền sử dụng nhãn hiệu và vẫn được quyền chuyên tiếp quyền sử dụng nhãn hiệu cho bất kỳ chủ thể thứ ba nào khác dù đã ký kết hợp đồng li — xăng nhãn hiệu Khi kí kết hợp đồng li - xăng nhãn hiệu, chủ sở hữu có quyền cho phép hoặc không cho phép bên được li — xăng nhãn hiệu được kí kết hợp đồng li -xăng thứ cấp với bên thứ ba.

Quyền ngăn cắm người khác sử dụng nhãn hiệu

Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền phản đối bat kỳ việc sử dụng nào đối với nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ của mình khi các nhãn hiệu đó bị gắn lên các sản phẩm hang hoá, dịch vụ tương tự (có thể gây nhằm lẫn) hay sử dụng nhãn hiệu đó trong quảng cáo, tài liệu giao dịch Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tránh cho họ nguy cơ bị nhằm lẫn, việc bảo hộ cho chủ sở hữu nhãn hiệu mở rộng tới cả quyền cam các chủ thé khác sử dụng (ví dụ như phải dừng ngay hành vi gan các nhãn hiệu tương tự tới mức gây nhằm lẫn với nhãn hiệu của chủ sở hữu lên các sản phẩm cùng loại) Quyền ngăn cam, yêu cầu cham dứt các hành vi xâm phạm nhãn hiệu là quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu mà không phải là thâm quyền của nhà nước trong việc ngăn cam Cần hiéu rằng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ nhân danh nhà nước, theo yêu cầu của chủ sở hữu nhãn hiệu dé tiến hành các biện pháp cụ thể nhằm ngăn can các chủ thé khác xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của chủ sở hữu mà thôi.

Quyền định đoạt nhãn hiệu

Quyên định đoạt nhãn hiệu được hiéu là chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền quyết định về sự tồn tại cũng như số phận pháp lý của nhãn hiệu do mình sở hữu, cụ thể:

Thứ nhất, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền chuyên nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu của mình cho các chủ thể khác thông qua giao kết một hợp đồng băng văn bản (hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu) Hợp đồng

28

Trang 36

chuyên nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu chỉ phát sinh hiệu lực khi đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thấm quyền trong việc văn bằng bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu Kê từ thời điểm đăng ký hợp đồng, bên nhận chuyển nhượng có đầy đủ, toàn bộ các quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu Các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu phát sinh trên cơ sở giao dịch với người thứ ba cũng sẽ được bên nhận chuyền nhượng tiếp nhận, với điều kiện điều đó được ghi nhận trong hợp đồng chuyển nhượng Việc chuyên nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu cho chủ thể khác không được gây nhằm lẫn về đặc tính hoặc nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Thứ hai, chủ sở hữu có quyền từ bỏ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình Tuy nhiên trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng, trường hợp bên nhận chuyền quyền sử dụng không đồng ý chấm dứt hợp đồng chuyên quyền sử dụng quyền SHCN đối với nhãn hiệu trước thời hạn, chủ sở hữu nhãn hiệu không được phép từ bỏ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu trong phạm vi hợp đồng.

Thứ ba, vì cả bản thân quyền SHCN đối với nhãn hiệu lẫn quyền chuyên giao nhãn hiệu cũng là một loại tài sản có giá trị kinh tế (định giá được bằng tiền) nên người chủ sở hữu nhãn hiệu cũng có quyền để lại di sản thừa kế là

nhãn hiệu (theo di chúc hoặc theo pháp luật) Do đó, khi chủ sở hữu nhãn hiệu

chết đi mà quyền sở hữu đối với nhãn hiệu vẫn đang còn thời hạn bảo hộ thì nó cũng được định đoạt dé lại thừa kế cho những người thừa kế tương tự như

các loại tài sản khác.

Thứ tr, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể thực hiện quyền định đoạt đối với nhãn hiệu đối với một phần hàng hoá dịch vụ được bảo hộ Các hàng hóa/dịch vụ của các doanh nghiệp khi xuất hiện và lưu thông trên thị trường thường được gắn liền với nhãn hiệu, trong một vài trường hợp nhất định, sau khi trải qua quá trình thương mại hóa, nhãn hiệu có ý nghĩa quyết định đến giá trị của

29

Trang 37

hàng hóa, dịch vụ và sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp Vì vậy, nhãn hiệu là một sản nghiệp quan trọng của chủ thé kinh doanh và chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền đối với chúng trong các hoạt động kinh doanh Với những trường hợp định đoạt quyền sở hữu nhãn hiệu nêu trên, giới hạn chung là việc định đoạt phải không được gây ra sự nhằm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu Thực tế cho thấy, có những trường hợp nhãn hiệu được chuyển nhượng đối với một phan hàng hóa đăng ký sử dụng nhãn hiệu, phần hàng hóa tương tự còn lại vẫn được bên chuyển nhượng sử

dụng với nhãn hiệu đó hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu sở hữu một loạt các nhãn

hiệu tương tự nhau nhưng chỉ chuyên nhượng một nhãn hiệu trong số đó Do đó, người tiêu dùng có thé bị nhằm lẫn về xuất xứ, chất lượng của hàng hóa dịch vụ gan nhãn hiệu bởi vi ho không thể phân biệt hàng hóa dịch vụ nào trong số hàng hóa dịch vụ tương tự sản xuất bởi bên chuyển nhượng hay bên nhận chuyên nhượng Đây là giới hạn nham bảo đảm cho nhãn hiệu thực hiện

đúng chức năng phân biệt của nhãn hiệu.

1.3.3 Đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Quyền SHCN đối với nhãn hiệu là một trong những tải sản trí tuệ vì vậy

nhãn hiệu mang những đặc trưng của một tai sản trí tuệ

Thứ nhất, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là một tài sản vô hình Khi dựa vào đặc tính cấu tạo của vật chất, người ta phân loại tài

sản thành tài sản hữu hình (Tangible Asset) va tài sản vô hình (Intangible

Asset) Trong đó, tài sản hữu hình được phân chia thành: bất động sản (là những tài sản không thể di dời được, như đất đai, nhà, công trình xây dựng

gan liền với đất đai, kế cả các tài sản gan liền với công trình xây dựng đó, các tài sản khác gan liền với đất đai và động sản (là những tai sản không phải là bất động sản) [19, tr.14] Khi tiếp cận ở góc độ kinh tế, tài sản vô hình

(Intangible Asset) là thuật ngữ được dùng dé chỉ tài nguyên phi vật thé

(Non-30

Trang 38

Physical Resources) và có giá trị cho người sở hữu nó vì năm được lợi thế trên thị trường Quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền SHCN đối với nhãn hiệu nói riêng là một tài sản vô hình Quyền SHCN đối với nhãn hiệu là tài sản không có hình thái vật chất Tuy nhiên, quyền SHCN đối với nhãn hiệu có thé được thé hiện thông qua các hình thức vật chất nhất định như: mẫu nhãn hiệu, sản phẩm mang nhãn hiệu, hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu, văn bang bảo hộ quyền SHCN đối với Nhãn hiệu

Thứ hai, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là một quyền tài sản tuyệt đối Dưới góc độ khoa học pháp lý, căn cứ vào phạm vi có hiệu lực của quyền tài, quyền tai sản có thé được phân chia thành hai loại: Quyền tài sản tuyệt đối và quyền tài sản tương đối Quyền tài sản tuyệt đối là quyền tài sản có hiệu lực với tất cả chủ thể trong xã hội Chủ sở hữu quyền SHCN đối với nhãn hiệu có thực hiện quyền của mình thông qua việc khai thác giá trị của quyền SHCN mà không phụ thuộc vào các chủ thể mang nghĩa vụ Việc xác định quyền SHCN đối với nhãn hiệu là một quyên tài sản tuyệt đối

có ý nghĩa giúp cho các chủ thé xác định các yêu tô cần thiết khi xác lập biện pháp thế chấp có đối tượng là quyền SHCN đối với nhãn hiệu Do tính chất vô hình của quyền SHCN đối với nhãn hiệu nên khi tài sản này trở thành đối tượng của thế chấp tài sản, bên nhận thế chấp cần phải xác minh các giấy tờ

chứng minh quyền sở hữu của bên nhận thế chấp Các loại giấy tờ này bao gồm: văn bằng bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu, hợp đồng chuyên nhượng quyền SHCN đối với nhãn hiệu,

Thứ ba, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu có khả năng định giá và trao đổi Quyền SHCN đối với nhãn hiệu có thé được thé hiện dưới nhiều dạng vật chất khác nhau nhưng có giá trị được tính bằng tiền và có khả năng trao đồi Giá trị của quyền SHCN đối với nhãn hiệu được xác định

dựa trên: Một là tính độc quyền, hai là những lợi ich trong tương lai Gia tri

31

Trang 39

của nhãn hiệu thé hiện ở các lợi ích kinh tế tiềm năng trong tương lai thông qua: (i) khai thác trực tiếp nhãn hiệu bằng việc tích hợp nó trong các sản pham/dich vu; (ii) chuyển nhượng hoặc chuyên giao quyền sử dụng cho bên

thứ ba; (11) các biện pháp khác như nâng cao rao cản gia nhập thị trường hoặc

giảm bớt mỗi de doa của sản phẩm thay thé [85].

Thứ tu, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu có hạn chế về mặt không gian Quyền SHCN đối với nhãn hiệu có tính lãnh thổ tuyệt đối Không giống với tài sản hữu hình khi chỉ một số loại tài sản nhất định mới phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền SHCN đối với nhãn hiệu chỉ phát sinh trên cơ sở công nhận hoặc cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thâm quyền Quyền SHCN đối với nhãn hiệu chỉ được bảo hộ trong phạm vi

lãnh thổ quốc gia xác định đã công nhận hoặc cấp văn bang bảo hộ nhãn hiệu đó Việc bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu trên thế giới đều tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc pháp luật quốc gia Trong trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu muốn được các quốc gia khác công nhận và bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu của mình, họ phải nộp đơn yêu cầu bảo hộ tại quốc gia mình mong muốn nhận được sự bảo hộ.

Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp thé hiện rõ nét tính lãnh thé tuyệt đối của quyền SHCN đối với nhãn hiệu Theo Công ước Paris, việc nộp đơn, đăng ký, hoặc gia hạn tại nước xuất xứ không có hiệu lực không thé là ly do dé một đơn đăng ký nhãn hiệu do công dân của một nước thành viên của Liên minh nộp tại bất cứ nước nào trong Liên minh cũng không thể bị từ chối — hoặc một đăng ký nhãn hiệu cũng không thé bị hủy bỏ Chủ thể nước ngoài muốn được bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu tại Việt Nam phải tuân thủ các điều kiện để được xác lập quyền cũng như được hưởng quyền quy định theo pháp luật Việt Nam Ngược lại, một chủ thể Việt Nam muốn được bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu của mình tại một quốc gia khác

32

Trang 40

cũng phải thỏa mãn các điều kiện dé xác lập quyền theo quy định của quốc gia đó Do quyền SHCN tính lãnh thổ tuyệt đối nên một nhãn hiệu đã được bảo hộ ở quốc gia này nhưng chưa chắc sẽ được bảo hộ tại quốc gia khác do mỗi quốc gia có những quy định pháp luật khác nhau trong tiêu chí bảo hộ Ví dụ, trước khi Luật SHTT 2005 được sửa đổi b6 sung vào năm 2022, các nhãn hiệu phi truyền thống như nhãn hiệu âm thanh không được Nhà nước Việt

Nam bảo hộ, trong khi đó, các nhãn hiệu âm thanh, mùi vị đã được bảo hộ ở

các quốc gia khác.

Đặc điểm này của quyền SHCN xuất phát từ đặc trưng của đối tượng sở hữu công nghiệp — nhãn hiệu - một loại tài sản vô hình được truyền bá bang

con đường nhận thức rất dé bị xâm phạm và khó dé kiểm soát Hơn nữa, việc áp dụng nhãn hiệu chủ yếu gắn với quá trình sản xuất công nghiệp, vì mục đích thương mại và thoả mãn các nhu cau vật chất của các chủ thé trong xã hội nên thường mang lại lợi ích lớn, có sức ảnh hưởng tới sự phát triển của kinh tế, xã hội một quốc gia Mỗi quốc gia, khu vực đều có hệ thống quy định pháp luật riêng biệt để bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu tại phạm vi lãnh thổ quốc gia, khu vực đó Vì vậy, quyền SHCN đối với nhãn hiệu mang tính không gian và lãnh thé tuyệt đối.

Ngày nay, phạm vi mở bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu được mở rộng tại các quốc gia thành viên của các Điều ước quốc tế về bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu như thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu, Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu,

Hiệp ước Luật nhãn hiéu,

Thứ năm, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu có tính giới hạn về thời gian Theo lý thuyết chung, quyền SHCN đối với nhãn hiệu chỉ được bảo hộ trong một khoảng thời gian nhất định được ghi trong văn bằng bảo hộ và chủ sở hữu quyền SHCN đối với nhãn hiệu phải nộp lệ phí cho sự

33

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:49

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan