1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu trên cơ sở nhãn hiệu đối chứng

111 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 63,91 MB

Nội dung

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

TRAN THỊ NHƯ HOA

ĐÈ TÀI

HUY BO HIỆU LUC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TREN CƠ SỞ NHÂN HIỆU DOI CHUNG

HÀ NỘI - NĂM 2017

Trang 2

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

TRAN THỊ NHƯ HOA

ĐÈ TÀI

HUY BO HIỆU LUC DANG KÝ NHÃN HIỆU TREN CƠ SỞ NHÂN HIỆU DOI CHUNG

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học:PGS TS Vũ Thị Hải Yến

HÀ NỘI - NĂM 2017

Trang 3

Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích

dẫn đúng theo quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.

Tác giả luận văn

Trần Thị Như Hoa

Trang 4

DUQT : Điều ước quốc tế

TRIPs : Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền Sở hữu trí tuệ (Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights)

WIPO : Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thê giới (World Intellectual Property Organization)

SHCN : Sở hữu công nghiệp

SHTT : Sở hữu trí tuệBLDS : Bộ luật dân sự

Trang 5

LOI (9671001157 | 0001017 5 KHÁI QUAT VE NHAN HIEU VA HUY BO HIỆU LUC DANG KÝ 5

NHAN HIIỆU - (St S333 311 11111111111 E1E11111111111111111 E11 rkrke 5

1.1 Khái quát chung về nhãn hiệu 2- 2 2 2+S£+E£+E££E£EEeEEEEEzEEzErrerxees 5 LiL Khải niệm nhãn Niéu vicccccccccccccccccccccececesscesecseesesssesesssseeseesessesseeseeseseeeseseseeeeeeeeees 5 1.1.2 Diéu kiện bảo hộ nhãn hiệu sscscccsesseessseesssssessssesssssesseeessuesessuessssneeessneessneees 8 1.1.3 Các loại nhãn hiệu theo quy định cua pháp luật Việt NaM - 10 1.1.4 Xác lập quyên sở hữu đối với nhăn hiệu và văn bằng bảo hộ nhãn hiệu 12 1.2 Khái quát về hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu - 2-5255 52 15 1.2.1 Khai niệm huy bỏ hiệu lực đăng kỷ nhãn Niu - c5 55555 ss+++s++ssss2 15 1.2.2 Đặc điểm và ý nghĩa của hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu - 17 1.2.3 Huy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu va cham dứt hiệu lực đăng ký nhãn hiệu20 1.2.4 Căn cứ huy bỏ hiệu lực đăng ky nhãn HiIỆH - 55 + sSS+++£++*vvex+sss2 241.2.5 Thủ tục huy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiỆM 55 55+ s<+++++sees+eeess 301.2.6 Hậu quả pháp lý cua việc huy bo hiệu lực dang ký nhãn hiệu 3l00007017757 dda 34 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THUC TIEN ÁP DUNG HUY BO HIỆU LỰC ĐĂNG KY NHAN HIEU TREN CƠ SỞ NHAN HIỆU DOI CHUNG TẠI VIỆT

2.1 Huy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu do người nộp đơn dang ky không có quyền đăng ký và không được chuyên nhượng quyền đăng ký đối với nhãn hiệu

Trang 6

2.2.1 Huy bo hiệu lực dang ky nhãn hiệu do nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhằm lần với nhãn hiệu đã được đăng ÏJ + 2: ++c+Ek+ESEeEEEEEEEEEkEErrkerrrees 47 2.2.2 Huy bo hiệu lực dang ky nhãn hiệu do nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nham lan với nhãn hiệu noi tiếng và Hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu do nhãn hiệu trùng hoặc tương tu gây nham lẫn với nhãn hiệu đã được sử dung và thừa /1/12/840/142/ P0 n - 75 54 2.2.3 Hủy bỏ hiệu luc đăng kỷ nhãn hiệu do nhãn hiệu tương tự đến gây nham lan với nhãn hiệu của người khác đã chấm đứt hiệu lực nhưng chưa quá năm năm 75 0000150110115 77 ĐÁNH GIÁ THỰC TRANG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHE HUY BO HIEU LUC ĐĂNG KÝ NHÃN HIEU TREN CƠ SỞ NHAN HIEU DOI

3.1 Đánh gia thực trạng hủy bỏ hiệu lực đăng ky nhãn hiệu trên cơ so nhãn hiệu đối chứng ¿- + 5k E9 12151151121112111111111111111111 1111111111111 11111 1 xe 71 3.1.1 Đánh giá thực trạng pháp luật về hủy bỏ hiệu lực đăng kỷ nhãn hiệu trên cơ sở nhãn hiệu đối CHUNG - - 5c SE EEEEEEEEEEE111511111121111111111111111111 11 1e 77 3.1.2 Đánh giá thực tiễn huy bỏ hiệu lực đăng ky nhãn hiệu trên cơ sở nhãn hiệu 781, -SRRREREEEERERERERhe 78

3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật - c5 2< 133225 + EEEsseeerrerreeres 833.3 Nhom cac 3100:1684: 1n - 853.3.1 Náng cao năng lực CAN ĐỘ eecccceccccessceesetensecesseeeeeteneeseseeececuneeseeeseaeeesaeeenaeeeans 85 3.3.2 Dau tư may moc, trang thiét Di WIEN AOE TRE 86 3.3.3 Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về co chế hủy bỏ hiệu lực đăng kỷ nhãn hiỆi - 5-5 SE StSE‡E‡E‡EEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrreea S6 3.3.4 Mở rộng hợp tác quốc tê, tăng cường phôi hợp với các tô chức chuyên môn,CO guam: ANG Hiệu, TOD GF HOG TRE] sas cá go nại ta Giàn anna wena 4064 đã mn 1800811405 4591408 2623884483408 87 KET LUAN wiccecececcscscsescscsesescscsescscscavsvevavsssvsssssssssssssssasssasscacacscacacscscacavacacavsvacavavaves 88

Trang 7

tài sản vô hình có giá trị đối với các doanh nghiệp Nhận thức được điều này, các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng chú trọng vào việc đăng ký xác lập quyền đối với nhãn hiệu mà mình đã đầu tư sáng tạo và xây dựng uy tín Như một điều tất yếu, bên cạnh các chủ thé có hoạt động kinh doanh lành mạnh đã xuất hiện nhiều chủ thé do thiếu hiểu biết và hạn chế trong khả năng sáng tạo có tình đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được người khác sử dụng từ trước hoặc các nhãn hiệu được nhiều người tiêu dùng biết đến và ưa chuộng dé tiến hành hoạt động kinh doanh dựa trên uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu; hoặc đăng ký các nhãn hiệu mang dấu hiệu không thỏa mãn các điều kiện của một nhãn hiệu, ảnh hưởng tới quyền đối với nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân khác và lợi ích của người tiêu dùng Điều đáng nói là trong nhiều trường hợp, các nhãn hiệu này đã được cơ quan đăng ký chấp nhận cấp văn bằng bảo hộ, tức là được pháp luật bảo vệ trên thực tế.

Ở những vụ việc đó, cơ chế khiếu nại nhằm mục đích hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu đã trở thành một trong những công cụ hữu hiệu dé bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu Cơ chế này cho phép một bên thứ 3 bất kỳ trong thời hạn quy định và tuân theo các căn cứ luật định có thé nộp yêu cầu hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu để cơ quan đăng ký xem xét lại việc bảo hộ với đăng ký nhãn hiệu đã được cấp văn băng Trong rất nhiều các căn cứ để hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, các trường hợp hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu trên cơ sở nhãn hiệu đối chứng được các nhà làm luật khá chú trọng, thé hiện trong số lượng các căn cứ liên quan tới nhãn hiệu đối chứng cũng như số lượng lớn các vụ việc hủy bỏ đăng ký nhãn hiệu dựa trên căn cứ này trong thực tế.

Trong những năm qua, cũng như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam đã không ngừng xây dựng, củng cố và hoàn thiện hệ thống pháp luật về hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết các vụ việc về hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu trong hơn 10 năm qua (từ khi Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực

Trang 8

đánh giá, kết luận Trong khi đó, sự gia tăng về số lượng đăng ký nhãn hiệu được cấp đã kéo theo sự gia tăng về số lượng các vụ việc hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu với tính chất phức tạp ngày càng cao, trở thành một trong những vấn đề nóng thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý, cơ quan thực thi, doanh nghiệp và đôngđảo dư luận.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu trên cơ sở nhãn hiệu đối chứng” là cần thiết dé hiểu van đề này dưới góc độ lý luận

cũng như thực tiễn áp dụng, từ đó đánh giá được thực trạng hủy bỏ hiệu lực đăng ký

nhãn hiệu tại Việt Nam, đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật, nâng cao hiệu quả của cơ chế này trên thực tế.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Cho đến nay, vấn đề hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu nói chung và hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu trên cơ sở nhãn hiệu đối chứng nói riêng vẫn là van đề khá mới mẻ Hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu mới chỉ được đề cập trong các tài liệu:

- Luận văn thạc sĩ: “Bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005” của tác giả Ha Thị Nguyệt Thu.

Luận văn thạc sĩ: “Hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu -Thực trạng và giải pháp” của tác giả Phạm Minh Huyền năm 2013.

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này mới chủ yếu tiếp cận vấn đề hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu dưới góc độ lý thuyết chung Luận văn của tác giả Phạm Minh Huyền năm 2013 tuy đã phần nào đề cập đến thực trạng vấn đề hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam thông qua một số ví du minh họa, tuy nhiên do lựa chọn 1 dé tài có dung lượng khá lớn nên tác giả chưa thé đi sâu phân tích cụ thé từng can cứ hủy bỏ hiệu lực, đặc biệt là các căn cứ có liên quan tới nhãn hiệu đôi chứng.

Trang 9

một van đề pháp lý diễn ra tương đối phổ biến và phức tạp trong thực tiễn hiện nay 3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận về nhãn hiệu và

hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các

quy định pháp luật ở các trường hợp hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu trên cơ sở nhãn hiệu đối chứng ở Việt Nam hiện nay Trong giới hạn của một luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ có thể tập trung vào những vấn đề cơ bản nhất của đề tài về hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu trên cơ sở nhãn hiệu đối chứng, quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện việc hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu đối chứng ở Việt Nam Do đó, các trường hợp hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu không trên cơ sở nhãn hiệu đối chứng như hủy bỏ do tương tự gây nhằm lẫn với chi dẫn địa lý, kiểu dang công nghiệp, tên thương mại sẽ không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận van.

4 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Luận văn nghiên cứu một cách tổng thể các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và các văn bản pháp luật khác về hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu trên cơ sở nhãn hiệu đối chứng, so sánh với các quy định trong các văn bản luật trước đây và các quy định tương tự trong 1 số điều ước quốc tế cũng như pháp luật nước ngoài Từ đó, luận văn rút ra được những ưu điểm và hạn chế của cơ chế hiện hành, đưa ra các khuyến nghị nhăm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

Đề thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu nói trên, người viết thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể bao gồm:

- Khái quát về nhãn hiệu và hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu: tác giả tập trung nghiên cứu về khái niệm, điều kiện bảo hộ, các loại nhãn hiệu và xác lập quyền đối với nhãn hiệu Sau đó tác giả đi sâu vào khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, thủ tục, các căn cứ áp dụng và hậu quả pháp lý việc hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu đồng thời so sánh với cơ chế tương tự có liên quan là chấm dứt hiệu lực đăng ký nhãn hiệu.

Trang 10

- Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn hủy bỏ đăng ký nhãn hiệu trên

cơ sở nhãn hiệu đối chứng, tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật.

5 Phương pháp nghiên cứu luận văn

Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh quy định của pháp luật Việt Nam với quy định và hướng dẫn của các tô chức quốc tế chuyên về sở hữu trí tuệ cũng như pháp luật các quốc gia phát triển Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê thực tiễn hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, phân tích một số vụ việc trên thực tế để đánh giá và đề ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật và cơ chế hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu trên cơ sở nhãn hiệu đối chứng.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn không chỉ có tính lý luận mà còn có tính thực tiễn bởi trong quá trình nghiên cứu, người viết không chỉ nghiên cứu trên các quy định của pháp luật thực định mà còn nghiên cứu qua các tình huống thực tế Kết quả nghiên cứu của luận văn làm rõ các quy định của luật dé từ đó tim ra những điểm phù hợp và chưa phù hợp, là cơ sở cho việc kiến nghị sửa đổi Luật Sở hữu tri tuệ, nâng cao hiệu quả cơ chế hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.

7 Bố cục các chương của luận văn:

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn của tác giả bao gồm ba chương:

Chương I: Khái quát về nhãn hiệu và hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu

Chương II: Quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn

hiệu trên cơ sở nhãn hiệu đối chứng tại việt nam

Chương III: Đánh giá thực trạng hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu và một số đề xuất nhằm hoàn thiện cơ chế hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu trên cơ sở nhãn hiệu đối chứng

Trang 11

1.1 Khái quát chung về nhãn hiệu 1.1.1 Khái niệm nhãn hiệu

Cách đây khoảng 4000 năm về trước, những nhãn hiệu đầu tiên trên thế giới đã ra đời Các tài liệu và bằng chứng khảo cổ thu thập được đã cho thấy ngay từ thời xa xưa đó, các thợ thủ công ở Trung Quốc, Ấn Độ và Ba Tư đã sử dụng chữ ký hoặc biểu tượng của họ gan hoặc chạm khắc lên san pham với mục đích dau tiên dé phân biệt sản phẩm của mình và sản phẩm của người khác Trong thời trung cổ, việc sử dụng nhãn hiệu đã được gắn với phát triển và tăng trưởng thương mại, và do

đó thuật ngữ “nhãn hiệu hàng hóa” đã ra đời.' Tuy nhiên phải tới những năm 1880,

trước sự phát triển của khoa học công nghệ, bang giao quốc tế cũng như nguy cơ của nạn xâm phạm quyên sở hữu, các nước trên thế giới thấy rằng cần phải có những quy định chung để bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp Do đó năm 1883, một hội nghị ngoại giao được họp tại Paris dé thông qua Công ước về bảo vệ sở hữu công nghiệp (Công ước Paris) và thuật ngữ “nhãn hiệu hàng hóa” chính thức được đưa vào một văn bản pháp luật quốc tế Tuy vậy, công ước Paris vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa cụ thé về nhãn hiệu.

Tiếp đó, Tổ chức sở hữu trí tuệ thé giới (WIPO) - một trong số 16 cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc tại Mục I.1.a của “Luật mẫu WIPO về Nhãn hiệu, Tên thương mại và Cạnh tranh không lành mạnh cho các nước phát triển” năm 1967 đã định nghĩa nhãn hiệu hàng hóa là:

Dau hiệu dùng dé phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp công nghiệp hoặc thương mại hoặc của một nhóm các doanh nghiệp do Dấu hiệu này có thé là một hoặc nhiều từ ngữ, chữ, số, hình, hình ảnh, biểu tượng, mau sắc, hoặc sự kết hợp của các màu sắc, hình ảnh hoặc sự trình bày đặc biệt trên bao bì, bao gói sản phẩm Dấu hiệu này có thể là sự kết hợp của ' Kamil Idris (2005), Sở hữu tri tuệ - Một công cụ đắc lực dé phát triển kinh tế, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thé

giới, tr 149, 150

Trang 12

đó sử dụng hoặc nhãn hiệu đó không được trùng hoặc tương tự đến mức gây nham lẫn với một nhãn hiệu khác được đăng ký trước đó cho cùng loại san phẩm.

Có thể thấy răng định nghĩa nhãn hiệu hàng hóa của WIPO đã xác định được 1 số yếu t6 cơ bản của nhãn hiệu hang hóa như chức năng của nhãn hiệu, các yếu tô cấu thành nhãn hiệu, điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ Tuy nhiên do định nghĩa này vẫn chưa thê bao quát hết bản chất của nhãn hiệu, nó đã được WIPO tiếp tục kế thừa và thể hiện trong hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS, thông qua năm 1994), cụ thể, tại khoản

1 Điều 15c có định nghĩa nhãn hiệu:

Bat ky mot dau hiệu, hoặc tổ hợp dấu hiệu nào Có khả năng phán biệt hàng hóa dịch vụ của các doanh nghiệp khác déu có thé làm nhãn hiệu hàng hóa Các dấu hiệu đó đặc biệt là các từ, kế cả tên riêng, các chữ cải, chữ sỐ, các yếu tô hình hoa và tổ hợp các sắc mẫu cũng như tổ hop bat kỳ của các dẫu hiệu đó phải có kha năng được đăng ky là nhãn hiệu hàng hóa Truong hop bản thân các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ tương ứng, các thành viên có thể quy định rằng khả năng được đăng ký thuộc vào tính phán biệt đạt được thông qua việc sử dụng Các thành viên có thể quy định rằng diéu kiện để được đăng kỷ các dấu hiệu phải là dấu hiệu

nhìn thấy được.

Khái niệm nhãn hiệu của hiệp định TRIPS đã chỉ ra các đặc điểm của nhãn hiệu bao gồm: Thứ nhất, đó phải là một dau hiệu hoặc tô hợp các dấu hiệu Thứ hai, các dấu hiệu đó có thé là dấu hiệu nhìn thấy được, cũng có thé là bất ky dấu hiệu nào có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu Thứ ba, các dấu hiệu đó phải có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp này với hàng hóa hoặcdịch vụ của một doanh nghiệp khác Với khái niệm này, Hiệp định TRIPS thừa

? Hiệp định TRIPS

Trang 13

hương, màu sắc, sự kết hợp màu sắc RO ràng khái niệm nhãn hiệu của hiệp định TRIPS vừa đầy đủ nhưng vẫn linh hoạt khi cho phép các thành viên WTO tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện của mình, quy định điều kiện bảo hộ nhãn hiệu phải là dau hiệu “nhin thay được” hay có thé là dau hiệu bat kỳ, bao gồm cả những dấu hiệu như âm thanh, mùi vi hay màu sắc”.

Trên cơ sở các điều ước quốc tế đã gia nhập và ký kết, khái niệm “nhãn hiệu hàng hóa” lần đầu tiên được định nghĩa tại Điều 785 Bộ luật dân sự (BLDS) năm 1995, theo đó: “nhãn hiệu hàng hóa là những dau hiệu dùng dé phân biệt hàng hóa, dich vụ cùng loại cua các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu to đó” Tuy nhiên, việc sử dụng thuật ngữ “nhãn hiệu hàng hóa” trong BLDS 1995 thực tế rất dé gây hiểu nhằm cho công chúng và chính các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực thi pháp luật Đó là bởi trong hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn còn tồn tại khái niệm “nhãn hàng hóa”: là các tập hợp các thông tin về chức năng, công dụng, địa điểm sản xuất, chất lượng, hạn sử dụng của hàng hóa Bên cạnh đó khái niệm “nhãn hiệu hàng hóa” cùng vô tình có thé tạo sự hiểu nhằm rằng nhãn hiệu chỉ được dùng cho hàng hóa và không được sử dụng cho dịch vụ, và điều này là chưa chính xác Khái niệm nhãn hiệu theo quy định của BLDS năm 1995 còn có hạn chế do chưa quy định về việc bảo hộ các dấu hiệu hình khối hay hình dạng sản phẩm Để khắc phục và hoàn thiện quy định về nhãn hiệu hàng hóa, Luật sở hữu trí tuệ (SHTT) năm 2005, sửa đổi, bố sung năm 2009 đã đưa ra khái niệm nhãn hiệu: “Tà dấu hiệu ding dé phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tô chức, cá nhân khác nhau” Có thê thấy định nghĩa “nhãn hiệu” tại Luật SHTT 2005 đã rộng hơn so với quy định của BLDS năm 1995 khi sử dụng thuật ngữ “nhãn hiệu” thay cho “nhãn hiệu hàng hóa”, do đó sẽ bao quát được trường hợp nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thé và nhãn hiệu chứng nhận Định nghĩa nêu trên cũng thê hiện chức năng cơ bản của nhãn3 Vũ Thị Hải Yến (2016), Bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý theo quy định của Hiệp định đối tác xuyên Thái

Bình Dương, Nhà nước và pháp luật, tr.63

Trang 14

điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu, khả năng phân biệt của nhãn hiệu, dấu hiệu được bảo hộ như một nhãn hiệu và các dấu hiệu không được bảo hộ như một nhãn hiệu đều không được đề cập Các nội dung căn bản này được nhà làm luật để ở nhóm các điều luật khác Bên cạnh đó, việc quy định khái niệm nhãn hiệu một cách ngắn gon và khái quát như trong Luật SHTT năm 2005 có lẽ là để mở đường cho việc quy định về các loại nhãn hiệu phi truyén thống khác đã dần phổ biến trên thế giới (như dấu hiệu âm thanh, mùi vị, dấu hiệu xúc giác, bản thân màu sắc hoặc sự kết hợp của các màu sắc với nhau, hình ảnh động ) trong tương lai khi Việt Nam có đủ điều kiện mà không làm thay đổi định nghĩa của nhãn hiệu.

1.1.2 Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu

Tuy nhiên, nhãn hiệu chỉ có thể được cơ quan đăng ký quốc gia có thẩm quyền cho phép đăng ký và bảo hộ dưới tư cách là một nhãn hiệu khi nó đáp ứng được các điều kiện đã được chuẩn hóa Nhìn chung, 2 điều kiện cơ bản để bảo hộ nhãn hiệu, đó là:

- Một là nhãn hiệu phải được thé hiện ra bên ngoài bởi 1 hình thức nhất định

- Hai là nhãn hiệu phải thực hiện được chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ thé này với chủ thê khác."

Nam được tinh thần này cũng như tuân theo yêu cầu của điều 6 Công ước Paris buộc các thành viên phải có quy định về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu trong pháp luật quốc gia, Việt Nam đã cụ thê hóa điều kiện chung bảo hộ nhãn hiệu tại điều 72 Luật SHTT 2005, theo đó, nhãn hiệu:

1 Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, ké cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tô đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

2 Có khả năng phán biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hang hoá, dịch vụ của chủ thé khác.

* Đại học Huế - Khoa Luật (2012), Giáo trình pháp luật Sở hữu trí tuệ, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà

Nội, tr 215

Trang 15

Thứ nhất là dâu hiệu nhìn thay được và có thé được thể hiện thông qua các dau hiệu chữ cái, từ ngữ, hình vẽ hình ảnh, kế cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mau sắc Băng quy định này Luật SHTT Việt Nam đã loại bỏ khả năng bảo hộ cho các dấu hiệu không nhìn thấy được như dấu hiệu mùi, dấu hiệu âm thanh, dấu hiệu nhận biết được về mặt xúc giác cũng như các dấu hiệu có thé nhìn thay được nhưng không được liệt kê như màu sắc đơn lẻ, hình ảnh động Về mặt lý luận, các dấu hiệu thuộc dạng nhìn thấy được và thuộc dạng không thể nhìn thay được đều có thé trở thành nhãn hiệu nếu dấu hiệu này thực hiện được chức năng của nhãn hiệu — tức là có khả năng phân biệt hàng hóa của người này và người khác Tuy nhiên việc bảo hộ các dấu hiệu này không dễ dé thực hiện trên thực tế Có quan điểm cho rằng nguyên nhân của việc khó bảo hộ các các nhãn hiệu dạng này là do tính chất đặc biệt không thé ghi nhận được trong số đăng bạ quốc gia hay công bố một cách hữu hình trên công báo sở hữu công nghiệp Điều này có lẽ là chưa chính xác bởi trên thực tế, một số quốc gia trên thế giới như Pháp, Mỹ hay Anh đã chấp nhận bảo hộ các loại nhãn hiệu này cũng như đưa ra cách thức cụ thể để công bố nhãn hiệu tới công chúng như: nhãn hiệu âm thanh phải được thé hiện dưới dạng hình họa hoặc xác định được bằng máy ảnh phô âm thanh (là loai máy có chức năng ghi lại âm thanh và thê hiện lại âm thanh đó dưới dạng hình hoa bằng những đường cong khác nhau Ÿ; hay phải mô tả nhãn hiệu mùi vị bằng từ ngữ ) Vậy nên có lẽ nguyên nhân chính mà Việt Nam chưa thé bảo hộ các loại nhãn hiệu phi truyền thống kê trên là do nước ta còn đang thiếu những điều kiện về cơ sở vật chất và hệ thống quản lý hiện đại Hiểu được điều kiện về kinh tế cũng như sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia khác nhau, Hiệp định TRIPS cũng không bắt buộc thành viên phải bảo hộ các dấu hiệu này mà

Š Nguyễn Thị Tú Anh (2008), Bao hộ nhãn hiệu theo Luật Cộng hòa Pháp, Tạp chí Luật học , (12/2008), Tr

48

Trang 16

có thé tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn của mình: “có thé quy định rằng diéu kiện dé được đăng ký là các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được”.

Ther hai: Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt Cụ thể, nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tô dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tông thé dé nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp bị coi là nhãn hiệu không có khả năng phân biệt quy định khoản 2 Điều 74 Luật SHTT Đánh giá khả năng phân biệt của một nhãn hiệu, chúng ta cần xét tới khả năng phân biệt tự thân của nhãn hiệu đó và khả năng phân biệt của nhãn hiệu đó đối với các đối tượng thuộc quyền SHTT của người khác bao gồm nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại đang được sử dụng nếu việc sử dụng dau hiệu đó có thé gây nhằm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dich vụ Các tiêu chí này được quy định tại mục 39 'Thông tư 01/2007/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về Sở hữu công nghiệp, sửa đổi, bô sung năm 2010, 2011 (sau đây gọi là Thông tư 01/2007/TT-BKHCN).

Thứ ba: Không thuộc các trường hợp không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu quy định tại Điều 73 Luật SHTT và Mục 39 Thông tư

1.1.3 Các loại nhấn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam

Xuất phát từ chức năng của nhãn hiệu, pháp luật Việt Nam ghi nhận hai loại nhãn hiệu là nhãn hiệu dùng cho hàng hóa và nhãn hiệu dùng cho dịch vụ.

- Nhãn hiệu hàng hóa: là dau hiệu dé phân biệt hàng hóa của các tô chức, cá nhân khác nhau Nó chủ yếu trả lời cho câu hỏi ai là người sản xuất ra hàng hóa đó chứ không phải trả lời hàng hóa đó là cái gì” Ví dụ: Nhãn hiệu “FPT” sử dụng cho các sản phẩm máy vi tính, phần mềm máy tính thuộc nhóm 9

- Nhãn hiệu dịch vụ: là những dau hiệu dé phân biệt dịch vụ của các cá nhân, tổ chức kinh doanh khác nhau Khái niệm dịch vụ được hiểu là những dịch vụ độc ° Hiệp định TRIPS

7 Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trinh luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Nxb Công an nhân dan, tr 137

Trang 17

lập, bao gồm một hành vi cụ thé dé thực hiện một yêu cầu nhất định, qua đó mang lại lợi ích cho chủ thê phía bên kia Nhãn hiệu dịch vụ thường được sắn trên các phương tiện kinh doanh như biển hiệu, các vật dụng, thiết bị được sử dụng trong quá trình cung cấp dịch vụ Ví dụ nhãn hiệu: “MANDARIN” sử dụng cho dịch vụ quản lý kinh doanh khách sạn, dịch vụ quảng cáo thuộc nhóm 35.

Theo quy định của Luật SHTT, trên cơ sở hai loại nhãn hiệu chính nêu trên, chúng ta có thể chia ra các loại nhãn hiệu khác với các đặc điểm riêng biệt gồm: nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu nổi tiếng Các loại nhãn hiệu này đều thuộc về nhãn hiệu hàng hóa cũng như nhãn hiệu dịch vụ Cụ thê:

- Nhãn hiệu tập thé: là nhãn hiệu dùng dé phân biệt hàng hoá, dich vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó (khoản 17 điều 4 Luật SHTT) Nhãn hiệu tập thê thường là nhãn hiệu của một tập thể các nhà sản xuất, nhà cung cấp (thường là hiệp hội, hop tác xã ), trong đó, t6 chức tập thê xây dựng quy chế chung về việc sử dụng nhãn hiệu tập thể và các thành viên có quyền sử dụng nhãn hiệu nếu hàng hóa, dịch vụ của họ đáp ứng các tiêu chuẩn đó Chủ sở hữu nhãn hiệu tập thé có nghĩa vụ kiểm soát sự tuân thủ theo quy chế sử dụng nhãn hiệu của các cá nhân, tô chức Đặc trưng của nhãn hiệu tập thé là nhiều chủ thé đều có quyền cùng sử dụng nó Tuy nhiên, trường hợp một tập thể sử dụng nhãn hiệu nhân danh tập thé thì nhãn hiệu này phải coi là nhãn hiệu thông thường vi chỉ có 1

chu thé str dung.® Vi du nhan hiéu tap thé SH duoc cap ngay 15/12/2015 voi

đăng ky nhãn hiệu số 255704 cho sản phẩm “đồ „ống có cồn, rượu” thuộc nhóm 33

chủ sở hữu là Hiệp hội rượu vùng cao Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

- Nhãn hiệu chứng nhận: là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tô chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tô chức, cá nhân đó dé chứng nhận các đặc tính vê xuât xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuât hàng* Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Tr 138

Trang 18

hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu (khoản 17 điều 4 Luật SHTT) Chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của quy chế sử dụng nhãn hiệu trong quá trình chứng nhận hàng hóa, dịch vụ đủ tiêu chuẩn mang nhãn hiệu và có nghĩa vụ kiểm soát nhãn hiệu chứng nhận tương ứng Ví dụ: Nhãn hiệu chứng nhận chất lượng ISO 9002 ở Việt Nam

- Nhãn hiệu liên kết: là các nhãn hiệu do cùng một chủ thé đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan đến nhau (khoản 19 điều 4 Luật SHTT) Nhãn hiệu liên kết tạo sự yên tâm cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ mới bởi họ biết được liên kết/nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm/dịch vụ họ dùng trước đây Vi dụ nhãn hiệu Wave, Wave RX, Wave SX của Honda cho dòng sản phẩm xe máy Wave.

- Nhãn hiệu nổi tiếng: là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thé Việt Nam (khoản 20 điều 4 Luật SHTT) Một số nhãn hiệu có thé coi là nổi tiếng ở Việt Nam như nhãn hiệu VINAMILK cho các sản phẩm sữa, Trung Nguyên cho các sản phâm cà phê Một sô nhãn hiệu không chỉ nôi tiêng ở

Việt Nam ma còn nỗi tiếng trên phạm vi toàn thé giới như nhãn hiệu @ của công

ty Apple Inc cho sản phẩm điện thoại di động, máy tính; nhãn hiệu “GOOGLE” cho dịch vụ máy tính của Google Inc.

1.1.4 Xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu và văn bằng bảo hộ nhãn hiệu Nhãn hiệu là một tài sản vô hình của chủ sở hữu nhãn hiệu Khác với tài sản hữu hình — khi chủ sở hữu có thé tự mình thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản thông qua việc năm giữ tài sản, quyền đối với tài sản vô hình - hay quyền đối với nhãn hiệu “phải được Nhà nước công nhận và bảo vệ mới thực sự chống lại được

hành vi xâm phạm của bên thứ ba trong quá trình khai thác.” ” Với tính chất đặc

thù như vậy, các quôc gia trên thê giới đêu có những cơ chê và chính sách của mình

? Hà Thị Nguyệt Thu (2009), Bao hộ quyên sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ2005, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật — Đại hoc Quốc gia Hà Nội, tr 22, trích trong tải liệu: “Lê Mai Thanh(2006), Những vấn dé pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam, Luậnán tiến sĩ Luật học, Viện nhà nước và pháp luật”.

Trang 19

dé bảo hộ nhãn hiệu từ phía Nhà nước Hau hết các nước trên thé giới đều ghi nhận hai nguyên tắc xác lập quyền cơ bản, đó là (i) xác lập quyền theo nguyên tắc đăng ký bảo hộ tại cơ quan có thâm quyên và (ii) xác lập quyền theo nguyên tắc tự động khi đáp ứng các điều kiện nhất định Hiện nay ở Việt Nam, việc xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu và văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cũng tuân theo các tiêu chí nêu trên, theo đó quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của co quan nhà nước có thầm quyên theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật SHTT hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi, quyền sở hữu được xác lập không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

1.1.4.1 Nhãn hiệu được bảo hộ thông qua đăng ky

a Trên thê gidi

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giảm thiểu chi phí, thời gian cho việc đăng ký một nhãn hiệu tại nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, cơ chế đăng ký nhãn hiệu quốc tế đã ra đời bằng cách các nước/vùng lãnh thé cùng nhau lập ra một liên minh, trong đó chủ một nhãn hiệu tại một nước thành viên (hoặc Bên tham gia) có thê đăng ký nhãn hiệu của mình tại một số hoặc tất cả các thành viên (Bên tham gia) băng cách nộp một đơn duy nhất (đơn quốc tế) cho co quan có thầm quyền theo quy định của Thỏa ước Marid/ Nghị định thư Marid mà không cần phải nộp vào mỗi bên tham gia một đơn riêng '” Cơ chế đăng ký này dựa trên Thỏa ước Madrid về đăng kí quốc tế đối với nhãn hiệu hàng hóa có hiệu lực từ năm 1891 (dưới đây gọi là thỏa ước); Nghị định thư liên quan đến thỏa ước Madrid được thông qua năm 1989 có hiệu lực từ ngày 01/12/1995 (dưới đây gọi là nghị định thư) và quy chế thi hành Thỏa ước và nghị định thư có hiệu lực từ ngày 01/04/1996.

Mặc dù 2 hệ thống đăng ký quốc tế có những điểm khác nhau căn bản (Thỏa ước chỉ cho phép việc đăng ký quốc tế dựa trên đăng kí quốc gia trong khi Nghị định thư cho phép dựa trên đơn quốc gia; Thỏa ước cho phép thời gian gia hạn hiệu lực mỗi lần là 20 năm trong khi nghị định thư là 10 năm ), sự ra đời của Thỏa ước ! Tài liệu hướng dẫn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Marid, Cục Sở hữu trí tuệ, tr 7-10

Trang 20

Madrid và Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid đã tạo điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều cho việc xác lập quyền đối với nhãn hiệu tại các nước thành viên của thỏa ước và các bên tham gia Nghị định thư Tính đến ngày 21/6/2017, hệ thống Marid có 98 thành viên tham gia, tương ứng với 114 vùng lãnh thé trong đó số thành viên tham gia Thỏa ước là 55 thành viên; tham gia Nghị định thư là 98 thànhviên Việt Nam đã tham gia Thỏa ước vào ngày 8/3/1949 và Nghị định thư vào ngày

16/7/2006 ''

Tại Việt Nam, nhãn hiệu đăng ký quốc tế theo Thoả ước Madrid và Nghị định thư Madrid được xác lập trên cơ sở quyết định chấp nhận bảo hộ hoặc giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do Cục Sở hữu trí tuệ cấp theo yêu cầu của chủ nhãn hiệu Quyết định và giấy chứng nhận nói trên có giá trị như văn bằng bảo hộ cấp cho người đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam Đăng kí quốc tế theo thỏa ước Madrid có hiệu lực trong vòng 20 năm ké từ ngày đăng kí và có quyền được gia hạn thêm 20 năm ké từ khi hết hạn thời hạn trước đó (Điều 6, 7 Thỏa ước Marid) Đăng ký quốc tế theo Nghị đinh thư Marid có hiệu lực trong vòng 10 năm và có thể được gia hạn thêm 10 năm kế khi kết thúc kỳ hạn hiệu lực trước

đó (Điều 6, 7 Nghị định thư Marid) ” b Tại Việt Nam

Cơ quan đăng ký quốc gia về Sở hữu trí tuệ có chức năng xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu ở Việt Nam là Cục Sở hữu trí tuệ Theo quy định hiện hành tại Luật SHTT và Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu về cơ bản xác lập trên cơ sở quyết định của Cục SHTT về việc cấp văn bằng bảo hộ cho người đăng ký các đối tượng đó Quyết định và giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nói trên có giá trị như văn bằng bảo hộ cấp cho người đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam Người được Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ là chủ sở hữu và được hưởng quyên đối với đối tượng sở hữu công nghiệp trong phạm vi bao hộ ghi trong văn bằng bảo hộ và trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ Thời '! WIPO (2017), Members of the Madrid Union, tại địa chỉ http://www.wipo.int/madrid/en/members/ ngày

truy cap 21/6/2017

= Trường Đại học Luật Ha Nội (2009), Giáo trinh Tu pháp quốc tế, Nxb Công an nhân dan, tr 220 - 222

Trang 21

hạn hiệu lực của đăng ký nhãn hiệu là 10 năm ké từ ngày nộp don đăng ký/ ngày ưu tiên, và có thể gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần 10 năm Về không gian, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

1.1.4.2 Nhãn hiệu được bảo hộ không thông qua đăng kýa Nhãn hiệu nồi tiéng

Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nôi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi khiến cho nhãn hiệu đó trở thành nổi tiếng mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục SHTT Khi sử dụng quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng, chủ sở hữu nhãn hiệu đó phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ phù hợp quy định tai Điều 75 của Luật SHTT.

b Nhãn hiệu được sử dung, thừa nhận rong rãi

Tương tự nhãn hiệu nôi tiếng, nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi

cũng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng Nhờ quá trình sử dụng rộng rãi trên

thị trường, được bộ phận công chúng liên quan biết đến, thừa nhận với tư cách là dau hiệu dé xác định phân biệt nguồn gốc hàng hóa dich vụ mang nhãn hiệu đó nên bản thân nhãn hiệu đã đạt được khả năng phân biệt thông qua chính quá trình sửdụng.

1.2 Khái quát về hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu 1.2.1 Khai niệm hiy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu

Theo từ điển Luật học, “hủy bo văn bằng bảo hộ là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyên không công nhận hiệu lực pháp lý của văn bằng đã được bảo hộ Văn bằng bảo hộ cho mỗi đối tượng quyên SHCN có thời hạn hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định T rong suốt thời hạn có hiệu lực của van bằng bảo hộ, nếu có tổ chức hoặc cá nhân khiếu nại về văn bằng đã được bảo hộ thì Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ có thể xem xét và hủy bỏ văn bằng bảo hộ nếu văn bằng bảo hộ đã cấp cho người không có quyên nộp đơn hoặc đối tượng không đáp ứng các yêu cau của pháp luật Văn bằng bảo hộ đã bị hủy bỏ sẽ không có giá trị pháp lý kế từ thời điểm

Trang 22

cấp van bằng do”.'* Có thé nói, định nghĩa nêu trên đã bao hàm tương đối day đủ về bản chất của việc hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu là do việc cấp đăng ký nhãn hiệu cho người không có quyền nộp đơn hoặc không đáp ứng các yêu cầu của pháp luật, chủ thé tiến hành hoạt động hủy bỏ, chủ thé có yêu cầu hủy bỏ cũng như hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu Tuy nhiên định nghĩa này dé cập tới việc yêu cầu hủy bỏ hiệu lực có thé được đưa ra trong suốt thời gian có hiệu lực của đăng ký nhãn hiệu Điều này là chưa chính xác bởi thời hạn pháp luật Việt Nam cho phép trong phần lớn các vụ việc hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu chỉ là 5 năm tính từ ngày cấp đăng ký nhãn hiệu (trừ trường hợp người nộp đơn không trung thực) mà thôi.

Pháp luật về sở hữu trí tuệ từ trước đến nay, ngay cả trong các điều ước quốc tế đều chưa hề đề cập đến khái niệm hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu Tuy nhiên các nhà làm luật đã xây dựng cách hiéu về hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu thông qua các quy định xung quanh vấn đề người có quyền yêu cầu hủy bỏ, các trường hợp hủy bỏ, căn cứ hủy bỏ, thủ tục hủy bỏ và giải quyết khiếu nại hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu Nghiên cứu về hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, tác giả Phạm Minh Huyền có đưa ra định nghĩa: “Hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhăn hiệu là thủ tục do cơ quan nhà nước có thẩm quyên tiến hành trên cơ sở yêu cầu của tổ chức, cá nhân nhằm xóa bỏ hoàn toàn giá trị pháp lý của giấy chứng nhận đăng ky nhãn hiệu kế từ thời điểm giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được cấp khi xuất hiện một trong các căn cứ huy bo hiệu lực giấy chứng nhận

đăng ký nhãn hiệu theo quy định của pháp ludt.”'* Có thé thay rằng định nghĩa nay

đầy đủ và khái quát hơn nhiều so với định nghĩa của từ điển luật học khi đã bao hàm trong đó nội dung về chủ thé có quyên tiến hành việc hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu, chủ thé yêu cau, hậu quả pháp lý cũng như căn cứ luật định cho việc hủy bỏ Tuy nhiên, trong định nghĩa, tác giả khang định việc hủy bỏ hiệu lực đối với nhãn hiệu sẽ làm “xóa bỏ hoàn toàn giá trị pháp lý của giấy chứng nhận đăng kỷ nhãn '3 Bộ Tư pháp, Từ điển Luật học, NXB Tư pháp — NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2006, tr.405

'* Phạm Minh Huyền (2013), Hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu - Thực trạng và giải pháp,

Luận văn thạc sĩ, Trường Dai học Luật Hà Nội, tr 21

Trang 23

hiệu” là chưa chính xác Đó là bởi tác giả đã chưa khái quát đến trường hợp hủy bỏ 1 phần giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng điều kiện bảo hộ, một trường hợp diễn ra khá phô biến trong hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu.

Do đó, chúng ta có thê khái quát lại định nghĩa hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu như sau: “Hy bỏ hiệu lực dang kỷ nhãn hiệu là việc xóa bỏ 1 phần hoặc toàn bộ hiệu lực một giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo yêu câu của tổ chức, cd nhân tới cơ quan nhà nước có thẩm quyên khi xuất hiện một trong các căn cứ hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu theo quy định của pháp luật” Trên tỉnh thần đó, chúng ta có thé hiểu hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu được áp dụng khi 1 nhãn hiệu đã được cơ quan đăng ký có thẩm quyền cấp văn băng bảo hộ không đúng (sai) tại thời điểm cấp băng bởi cả nguyên nhân khách quan và chủ quan (do lỗi phát sinh trong quá trình thâm định đơn của cơ quan đăng ký quốc gia hoặc các chủ thể tiễn hành nộp đơn) theo các căn cứ luật định Và đăng ký nhãn hiệu sau khi bị cơ quan đăng ký có thâm quyền xem xét, đồng ý hủy bỏ hiệu lực sẽ bị xóa bỏ một phan/ toàn bộ từ thời điểm đăng ký nhãn hiệu được cấp.

1.2.2 Đặc điểm và ý nghĩa của hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu 1.2.2.1 Đặc điểm huy bỏ hiệu lực dang ký nhãn hiệu

- Về chủ thể yêu cầu hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu: Chủ thé có quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu không được các DUQT quy định mà phần lớn do các quốc gia tự quy định trong hệ thống pháp luật của mình Anh và Nhật Bản quy định khá rộng về bên thứ ba có quyền nộp đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu luc đăng ký nhãn hiệu Luật Nhật Bản quy định: “bat kỳ ai déu có quyên yêu cẩu

Iniy bỏ hiệu lực văn bang bảo hộ” tại Điều 50 Luật nhãn hiệu Nhật Bản” Pháp luật

Anh quy định bất kỳ ai đều có quyền nộp đơn yêu cầu hủy bỏ nhãn hiệu đã đăng ký

lên cơ quan đăng ký hoặc tòa án tại Điều 46.4, 47.3 Luật nhãn hiệu Anh Pháp luật

Việt Nam quy định tại khoản 3 điều 96 Luật SHTT: “7ổ chức, cá nhân có quyên yêu cấu cơ quan quan ly nhà nước vê quyên sở hữu công nghiệp huy bỏ hiệu lực'S Trademark Act (Act No 127 of April 13, 1959, as amended up to Act No 55 of July 10, 2015), tai dia chi

http://www.wipo.int/edocs/lexdocs/laws/en/jp/jp205en.pdf, ngày truy cập 4/8/2017

'© Trade Marks Act 1994 (Unofficial Consolidation 2008), tai dia chi

http://www wipo.int/wipolex/en/details.jsp?id=6051, ngày truy cập 4/8/2017

Trang 24

văn bằng bảo hộ với điều kiện phải nộp phi và lệ phí.” Như vay, việc cho phép tat cả các chủ thể đều có quyền yêu cầu hủy bỏ những đăng ký nhãn hiệu được cấp không đúng quy định của pháp luật là nhằm điều kiện tối đa cho các tổ chức, cá nhân dé có thê loại bỏ được tất cả các nhãn hiệu không đáp ứng được yêu cầu khỏi đăng bạ quốc gia Pháp luật Hoa Kỳ lại có giới hạn về phạm vi đối tượng có quyền yêu cầu hủy bỏ, cụ thé pháp luật Hoa Kỳ chỉ cho phép những người “tin rằng anh ta dang hoặc sẽ bị thiệt hại bởi việc cho đăng ky nhãn hiệu” được yêu cầu hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu theo Điều 14 Luật Nhãn hiệu Hoa Kỳ'” Tóm lại, chủ thể yêu cầu hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu tùy thuộc vào quy định pháp luật quốc gia có thể là bất kỳ ai hoặc bất kỳ ai tin rằng mình sẽ bị thiệt hại bởi việc đăng ký nhãn hiệu.

- Về cơ quan có thâm quyền xem xét hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu: Tại Nhật, cơ quan có thâm quyên thụ ly đơn khiếu nại hủy bỏ nhãn hiệu cũng là co quan đã cấp đăng ký nhãn hiệu (Cục Sáng chế Nhật Bản) Cục trưởng Cục Sáng chế Nhật Bản sau đó sẽ chỉ định một hội đồng gồm 3 đến 5 thâm định viên dé tiễn hành cân nhắc và xử lý đơn Hội đồng này sẽ làm việc và ra quyết định độc lập theo chế độ tập thể và chỉ xem xét những vấn đề đưa ra trong nội dung đơn khiếu nại (Điều 43-3, Điều 43-4 Luật nhãn hiệu Nhật Bản) Riêng tại Hoa Kỳ và Anh, cơ quan đăng ký cũng là cơ quan đầu tiên nhận đơn khiếu nại Song nhãn hiệu cũng có thé bị tuyên bố hủy bỏ bởi một phán quyết của tòa án trong trường hợp khiếu nại hủy bỏ được đưa ra trong nội dung phản t6 trong một vụ kiện tranh chấp liên quan đến nhãn

hiệu đó ” Tại Việt Nam, khoản 4 Điều 96 Luật SHTT quy định cơ quan quản lý nhà

nước về quyền SHCN quyết định hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu hoặc thông báo từ chối hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu Cơ quan này chính là là Cục SHTT (theo điều 1, điều 2 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Cục '”US Trademark Law 1946, Amended, tại địa chỉ

https://www.uspto.gov/sites/default/files/trademarks/law/Trademark_Statutes.pdf, ngày truy cập 4/8/2017

*® Trademark Act (Act No 127 of April 13, 1959, as amended up to Act No 55 of July 10, 2015), tai dia chi

http://www wipo.int/edocs/lexdocs/laws/en/jp/jp205en.pdf, ngày truy cập 4/8/2017

' Nguyễn Thi Lan Anh (2012), Bảo hộ quyén sở hữu công nghiệp đối với nhăn hiệu theo pháp luật nướcngoài, Luan văn thạc sĩ, Khoa Luật — Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 91

Trang 25

SHTT ban hành kèm theo Quyết định số 14/2004/QD-BKHCN) Như vậy, Cục Sở hữu trí tuệ vừa là cơ quan xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu, vừa là cơ quan xem xét, quyết định việc hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu Nếu chủ thé có liên quan không đồng tình với việc giải quyết của Cục Sở hữu trí tuệ có thể khiếu nại lên Bộ Khoa học Công nghệ hay khởi kiện tại Tòa án có thâm quyền dé xử lý theo thủ tục tố tụng hành chính Tóm lại, tùy theo quy định của các quốc gia, cơ quan có quyền hủy bỏ hiệu lực đăng ky nhãn hiệu có thé là cơ quan cấp đăng ký nhãn hiệu hoặc Tòa án.

- Về thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu: Tại Việt Nam, đăng ký nhãn hiệu chỉ có thể bị yêu cầu xem xét hủy bỏ hiệu lực trong vòng 5 năm ké từ ngày cấp trừ trường hợp văn bằng được cấp do sự không trung thực của người nộp đơn Quy định thời hiệu này của Việt Nam là hợp lý và cũng khá tương đồng với quy định của pháp luật Hoa Kỳ khi “thoi hạn có quyển khiếu nại là thời hạn 5 năm kể từ ngày công bô nhãn hiệu dé khiếu nại hủy bỏ dang ký nhãn hiệu đó Có một số trường hop dang lẽ nhăn hiệu không được cấp do trái pháp luật hoặc nhãn hiệu không nên được tiếp tục tôn tại do ảnh hưởng tới lợi ích công chúng thì thời hạn khiếu nại là không hạn chế” (điều 14 Luật nhãn hiệu Hoa Ky)” Tuy nhiên, thời hiệu năm năm ké từ ngày cấp đăng ký nhãn hiệu sẽ không được tính đến nếu nhãn hiệu được cấp do sự không trung thực của người nộp đơn Đó là người nộp đơn đã có lỗi khi biết mình không có quyền đăng ký mà vẫn cố tình đăng ký nhãn hiệu, chủ ý không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến nhãn hiệu dẫn đến việc cơ quan nhà nước có thâm quyền không có đầy đủ thông tin khi xem xét, thâm định nhãn hiệu.

- Về hậu quả pháp lý: Hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu xóa bỏ hoàn toàn giá trị pháp ly của đăng ký nhãn hiệu cũng như quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu kê từ thời điểm cấp đăng ký nhãn hiệu, do đó, mọi giao dịch của chủ sở hữu nhãn hiệu với các chủ thê khác liên quan tới nhãn hiệu đều bị coi là vô hiệu

?®US Trademark Law 1946, Amended, tai dia chi

https://www.uspto gov/sites/default/files/trademarks/law/Trademark_Statutes.pdf, ngày truy cập 4/8/2017

Trang 26

1.2.2.2 Ý nghĩa của hủy bỏ hiệu lực đăng kỷ nhãn hiệu

- Bảo đảm quyền va lợi ich hợp pháp của chủ thé sở hữu hợp pháp nhãn hiệu, tạo cơ hội “trả lại” nhãn hiệu cho người chủ đích thực dé họ có quyền sử dụng, khai

thác và phát trién nhãn hiệu 7!

- Góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu các đối tượng đang được bảo hộ, loại bỏ các hành vi xâm phạm.

- Góp phần bảo vệ người tiêu dùng không mua phải những hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền có chất lượng không như mong muốn, không đáp ứng được nhu cầu cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng.

- Góp phần hạn chế các tranh chấp liên quan tới việc sử dụng nhãn hiệu do việc cấp đăng ký nhãn hiệu.

- Đảm bảo việc tuân thủ và thực hiện pháp luật, xây dựng một hệ thống bảo hộ quyền SHCN hiệu quả hơn Việc tồn tại cơ chế hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu sẽ tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước có thâm quyền xem xét và loại bỏ những nhãn hiệu được cấp không đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật khỏi hệ thống nhãn hiệu đang được bảo hộ của quốc gia Trên cơ sở đó, các cơ quan thực thi có thể tiến hành các biện pháp mạnh mẽ dé bảo hộ quyền SHCN hop pháp Đồng thời, việc hủy bỏ đăng ký nhãn hiệu cũng nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thâm quyền khi xem xét cấp văn bằng bảo hộ cho các tổ chức, cá nhân, buộc các cơ quan này phải tuân thủ và áp dụng chính xác các quy định của pháp luật dé hạn chế những sai sót, nhằm lẫn trong quá trình thầm định 1.2.3 Hủy bó hiệu lực đăng ký nhãn hiệu và chấm ditt hiệu lực đăng ký nhãn hiệu

Nghiên cứu về các căn cứ hủy bỏ hiệu lực, pháp luật Hoa Kỳ và Pháp có khá nhiều sự tương đồng đối với pháp luật Việt Nam Tuy nhiên, không giống Việt Nam, pháp luật Hoa Kỳ không phân biệt việc hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu và chấm dứt hiệu lực đăng ký nhãn hiệu Luật Hoa Kỳ chỉ quy định duy nhất một cơ chế xóa bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu, đó là cơ chế hủy bỏ hiệu lực (cancellation of *! Phạm Minh Huyền (2013), #1y bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu - Thực trạng và giải pháp,

Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 23

Trang 27

a trademark registration) được quy định tại điều 14 Luật nhãn hiệu Hoa Kỳ Các căn cứ tương tự nhau có thể kê đến như: căn cứ hủy bỏ “nếu việc đăng ký nhãn hiệu đã

được thực hiện một cách gian lận hoặc trái pháp luật điều chỉnh”” trong luật Hoa

Kỳ (giống với trường hợp người nộp đơn không có quyền nộp đơn/nộp đơn không trung thực và trường hợp nhãn hiệu không đảm bảo điều kiện để được bảo hộ ở pháp luật Việt Nam); hoặc trường hợp nhãn hiệu chứng nhận bị hủy bỏ do chủ sở hữu tham gia vào việc sản xuất hoặc tiêu thụ hàng hóa hay dịch vụ mà nhãn hiệu

được áp dụng, hoặc cho phép sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho các mục đích nào

khác ngoài việc xác nhận, hoặc đối xử phân biệt từ chối xác nhận hoặc tiếp tục xác

nhận hàng hóa hoặc dịch vụ của bat kỳ người nao duy tri các tiêu chuẩn hoặc điều

kiện mà nhãn hiệu đó xác nhận (giống với trường hợp người nộp đơn không có quyền liên quan đến chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận) Tương tự như vậy, pháp luật Pháp cũng chỉ có một cơ chế chấm dứt quyền sở hữu đối với nhãn hiệu, bao gồm các trường hợp: trường hợp đăng kí nhãn hiệu bị Toà án tuyên bố vô hiệu (do không đáp ứng các điều kiện bảo hộ nhãn hiệu tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ), trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu bị tước quyền sở hữu nhãn hiệu (do nhãn hiệu không sử dụng trong 5 năm liên tiếp; đã mat tính phân biệt; nhãn hiệu trở nên lừa

dối do thay đổi điều kiện địa lý, chất lượng ) ” Các trường hợp này cơ ban van

tương đồng với các quy định có trong pháp luật Việt Nam.

Tuy nhiên bên cạnh đó, căn cứ hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu ở Hoa Kỳ

hay Pháp còn bao hàm thêm các trường hợp nhãn hiệu không được gia hạn, hủy bỏ do yêu cầu của chủ sở hữu, hủy bỏ vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng (giống với các trường hợp chấm dứt hiệu lực đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam), từ bỏ quyền sở hữu Đặc biệt hơn, pháp luật các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Anh và Pháp đều quy định trường hợp hủy bỏ đăng ký nhãn hiệu do nhãn hiệu đã trở thành tên gọi chung hàng hóa, dich vụ gan lên nó (generic/ genericized trademark) và những

US Trademark Law 1946, Amended, tại dia chỉ

https://www.uspto.gov/sites/default/files/trademarks/law/Trademark_Statutes.pdf, ngày truy cập 4/8/2017

? Nguyễn Thị Tú Anh (2008), “Bảo hộ nhãn hiệu theo Luật Cộng hòa Pháp”, Tạp chí Luật học , (12/2008),

Tr 51

Trang 28

nhãn hiệu thé này có thé bị khởi kiện hủy bỏ vào bat kỳ lúc nào “Ý Day là những nhãn hiệu khi tiến hành đăng ký thỏa mãn các điều kiện về tính phân biệt của nhãn hiệu Tuy nhiên qua quá trình sự dụng, nhãn hiệu đã mat đi tinh phân biệt, trở thành tên chung cho loại hàng hóa hoặc dịch vụ đó và điều này thường là trái với ý muốn của chủ nhãn hiệu Dần dần người tiêu dùng khi nhắc đến nhãn hiệu thì liên tưởng tới bản thân loại hàng hóa đó chứ không còn là nguồn gốc của sản phẩm Ví dụ nhãn hiệu “ASPIRIN” là của công ty Bayer AG cho sản phẩm thuốc giảm đau Tuy nhiên, từ “ASPIRIN” sau đó đã được sử dụng phô biến đến mức trở thành từ dé chỉ thuốc giảm đau và người ta sử dụng từ “thuốc aspirin” thay cho từ “thuốc giảm đau” Nhãn hiệu “ASPIRIN” do đó không còn khả năng phân biệt và không còn được bảo hộ như 1 nhãn hiệu Điều này cũng xảy ra với nhãn hiệu “Kleenex” là một nhãn hiệu của Kimberly-Clark Worldwide, Inc cho các sản phâm giấy ăn, khăn giấy tây trang tại Hoa Kỳ; “THERMOS” của Thermos GmbH cho sản phẩm phích giữ nhiệt Những nhãn hiệu này hiện tại đều được đưa vào từ điển Anh - Anh của Oxford như một danh từ chỉ các sản phẩm chúng mang nhãn hiệu Có thể nói đối với hệ thống pháp luật của các nước phát triển, ngoài các căn cứ hủy bỏ tương tự với các căn cứ của Việt Nam, hủy bỏ trên cơ sở nhãn hiệu đã trở thành tên gọichung là 1 căn cứ khá quan trong Tuy nhiên căn cứ nay không được pháp luật Việt Nam thừa nhận do chưa phù hợp với tình hình thực tế ở thời điểm hiện tại khi chưa có một nhãn hiệu nào đạt được khả năng phô biến như vậy.

Hiện nay, dé có thể điều chỉnh hiệu lực của các đăng ký nhãn hiệu, ngoài cơ chế hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu, pháp luật Việt Nam còn quy định một cơ chế liên quan rất dé gây nhằm lẫn đó là cham dứt hiệu lực đăng ký nhãn hiệu quy định tại điều 95 Luật SHTT Hai cơ chế này có điểm chung về chủ thể có quyền nộp đơn yêu cau (bat cứ bên thứ ba nào khác) và đều làm cham dứt hiệu lực của một đăng ký nhãn hiệu Tuy nhiên, 2 cơ chế này có những điểm khác nhau như sau:

* US Trademark Law 1946, Amended, tại dia chỉ

https://www.uspto.gov/sites/default/files/trademarks/law/Trademark_ Statutes.pdf, ngày truy cập 4/8/2017

Trang 29

- Chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu từ bỏ quyền của mình (nguyên nhân chủ quan như: chủ sở hữukhông gia hạn, từ bỏ nhãn hiệu,không sử dụng trong vòng 5 năm liên tiếp ) hoặc các căn cứ để đăng ký nhãn hiệu không còn tồn tai (nguyên nhân khách quan như điều kiện địa lý tạo nên chất lượng, danh tiếng, đặc tính của sản pham bị thay đổi ).

- Việc cấp văn bằng bảo hộ cho đăng ký nhãn hiệu không sai.

- Chủ thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu không có quyền nộp đơn hoặc nhãn hiệu không đáp ứng được điều kiện bảo hộ tại thời

điểm cấp đăng ký nhãn hiệu - Việc cấp văn bằng bảo hộ cho đăng ký nhãn hiệu là không đúng. ngày cấp đăng ký nhãn hiệu (5 năm), trừ trường hợp văn bằng được cấp do sự không trung thực của người nộp đơn

Hậu quả pháp lý

- Xóa bỏ toàn bộ hiệu lực củamột đăng ký nhãn hiệu

- Hiệu lực của đăng ký nhãn hiệu ở thời điểm trước khi bị chấm

dứt vẫn nguyên vẹn và sẽ không

làm ảnh hưởng tới các giao dịchcác sản phẩm/ dịch vụ

- Xóa bỏ một phân/ toàn bộ hiệu lực của một đăng ký nhãn hiệu- Hiệu lực của đăng ký nhãn hiệu bị hủy bỏ sẽ bị chấm đứt kế từ thời điểm cấp đăng ký nhãn hiệu Mọi giao dịch của chủ sở hữunhãn hiệu với các chủ thê khác

Trang 30

Cham dứt hiệu lực đăng ký Hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn Tiêu chí

nhãn hiệu hiệuđánh giá i '

(Điêu 95 Luật SHTT) (Điêu 96 Luật SHTT) mang nhãn hiệu trước đó liên quan tới nhãn hiệu đều bị coi

là vô hiệu Các sản phâm đã gănnhãn hiệu có thê bi coi là dau hiệuxâm phạm quyên với chủ thê khác (nếu có)

1.2.4 Căn cứ húy bo hiệu lực dang ký nhãn hiệu

Căn cứ hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu là một trong những nội dung quan trọng trong pháp luật về nhãn hiệu của các quốc gia Ở Việt Nam, trước khi Luật SHTT 2005 ra đời, vấn đề hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu được quy định trong: Điều lệ về nhãn hiệu hàng hóa (Ban hành kèm theo Nghị định số 197-HDBT năm 1982); Pháp lệnh về bảo hộ quyền SHCN năm 1989; BLDS năm 1995; Nghị định 63/CP năm 1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp và Nghị định số 06/2001/NĐ-CP năm 2001 sửa đổi, bố sung một số điều của Nghị định 63/CP Các quy định này đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu Có thể thấy, căn cứ quy định tại điều 792 BLDS 1995 và khoản 2 điều 29 Nghị định 63/CP khá tương đồng với các quy định hiện hành tại Luật SHTT 2005 Tuy nhiên các quy định này chỉ mới giới hạn ở đăng ký nhãn hiệu quốc gia chứ chưa đề cập đến đăng ký quốc tế cũng như các quy định còn khá sơ khai và chưa đầy đủ hướng dẫn đề áp dụng trong thực tế Trên cơ sở kế thừa và phát triển, Luật SHTT 2005 và các văn bản hướng dẫn đã quy định tương đối day đủ về căn cứ hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu Khoản 3 điều 220 Luật SHTT quy định nguyên tắc theo đó căn cứ huỷ bỏ hiệu lực các văn bằng bảo hộ áp dụng quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ Quy định này là hợp lý nhằm đảm bảo sự thống nhất trong áp dụng pháp luật, tránh được trường hợp đăng ký nhãn hiệu cấp theo quy định của luật cũ nhưng bị hủy bỏ do không đáp ứng điều

Trang 31

kiện bảo hộ theo luật mới Các căn cứ hủy bỏ hiệu lực được quy định tại điều 96 — Luật SHTT gồm:

l1 Van bằng bao hộ bị huy bỏ toàn bộ hiệu lực trong các trường hop sau

a) Người nộp đơn đăng ký không có quyên đăng ký và không được chuyển nhượng quyên đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu;

b) Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các diéu kiện bảo hộ tai thời điểm cấp văn bằng bảo hộ.

2 Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ một phan hiệu lực trong trường hop phan do không đáp ứng diéu kiện bảo hộ.

Thoi hiéu thuc hién quyên yêu cẩu huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ là suốt thời hạn bảo hộ; đối với nhãn hiệu thì thời hiệu này là năm năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ, trừ trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp do sự không trung thực của người nộp don.

Như vậy có thé tổng kết 3 căn cứ chính của hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu như sau:

- Hủy bỏ toàn bộ/một phần hiệu lực đăng ký nhãn hiệu do người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyên nhượng quyền đăng ký đối với nhãn hiệu;

- Hủy bỏ toàn bộ/ một phần hiệu lực đăng ký nhãn hiệu do đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bang bảo hộ;

- Hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu trên cơ sở không trung thực của ngườinộp đơn.

1.2.4.1 Căn cứ hủy bỏ toàn bộ/một phan hiệu lực đăng ký nhãn hiệu do người nộp don đăng ký không có quyên đăng ký và không được chuyển nhượng quyên dang ký đối với nhăn hiệu

Đăng ký nhãn hiệu sẽ bị hủy bỏ trong trường hợp người nộp đơn không có quyền đăng ky và cũng không được chủ sở hữu nhãn hiệu chuyên nhượng/ chuyền

Trang 32

giao quyền đăng ký nhãn hiệu Các trường hợp cụ thể giải thích về quyền đăng ký nhãn hiệu được quy định tại Điều 87 Luật SHTT sẽ được phân tích kĩ ở phần II của luận văn.

Đăng ký nhãn hiệu cũng có thé bị hủy bỏ một phần hiệu lực đăng ký nếu phần đó người nộp đơn không có quyền nộp đơn Cụ thé:

- Nhãn hiệu có thé được tạo thành từ một hoặc nhiều yếu tố là dau hiệu chữ, dau hiệu hình hoặc là sự kết hợp giữa dấu hiệu hình và dấu hiệu chữ, theo đó, nếu một phan trong các yéu tố đó không đáp ứng điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp đăng ký nhãn hiệu thì phần đó không được bảo hộ Đăng ký nhãn hiệu vẫn được bảo hộ ở những phan còn lại.

- Đăng ký nhãn hiệu được cấp cho một hoặc một số nhóm sản phẩm, dịch vụ, theo đó, nếu căn cứ hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu chi tồn tại liên quan đến sản pham/ dịch vụ/ nhóm sản phẩm dich vụ nao thì đăng ký nhãn hiệu sẽ bị hủy bỏ hiệu lực đối với những sản pham/dich vu/ nhom san pham, dich vu trong pham vi danh

muc bao ho do.

1.2.4.2 Căn cứ huy bỏ toàn bộ/ một phân hiệu lực đăng ký nhãn hiệu do đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ

Theo điểm b khoản 1 và khoản 2 điều 96 Luật SHTT 2005, văn bằng bảo hộ có thê bị hủy bỏ hiệu lực 1 phần hoặc toàn bộ nếu đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng được các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ Đối chiếu với các quy định về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu quy định tại điều 72, 73 và 74 Luật SHTT năm 2005, chúng ta có thé suy ra các trường hợp nhãn hiệu không đáp ứng điều kiện bảo hộ bao gồm:

Thứ nhất, nhãn hiệu không phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, chữ số, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, ké cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thé hiện bằng một hoặc nhiều mau sắc Nhu vậy, các dấu hiệu không nhận biết được băng “thị giác” như các dấu hiệu âm thanh, các dấu hiệu mùi vị, các dau hiệu nhận biết bằng xúc giác (như dau hiệu bề mặt chai đăng ký cho sản phẩm nước khoáng) sẽ không đáp ứng điều kiện bảo hộ.

Trang 33

The hai, nhãn hiệu không có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác Đánh giá một dau hiệu không có khả năng phân biệt làm căn cứ cho việc hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu cần xem xét đưới hai góc độ: thứ nhất là dấu hiệu không có khả năng tự phân biệt và thứ hai là dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhằm lẫn với một trong các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của chủ thé khác.

* Dau hiệu không có khả năng tự phân biệt: là dâu hiệu được tạo thành từ một hay một số yếu tố khó nhận biết, khó ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tong thé khó nhận biết, khó ghi nhớ, không có khả năng tác động vào nhận thức của người tiêu dùng, gây khó khăn trong việc nhận biết, phân biệt hàng hóa, dịch vụ Các dau hiệu này có thể là dấu hiệu chữ thuộc ngôn ngữ mà người tiêu dùng Việt Nam có hiểu biết thông thường không thể nhận biết và ghi nhớ được như chữ Ả-rập, từ hoặc một tập hợp từ mang nội dung mô tả chính hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu như dấu hiệu chi dẫn về thời gian, địa điểm, nguồn gốc địa lý Dau hiệu hình bi coi là không có khả năng tự phân biệt và khi là hình hoặc hình hình học phổ thông như hình tròn, hình elip hoặc dấu hiệu quá rắc rối phức tạp khiến cho người tiêu dùng không dé nhận thức và ghi nhớ Ngoài ra, dau hiệu kết hợp giữa yêu tố chữ và yếu tố hình có thé bị coi là không có khả năng tự phân biệt nếu yếu tô chữ và yếu tô hình không có khả năng phân biệt và không tạo thành tổng thé có kha năng phân biệt.

* Dấu hiệu không có khả năng phân biệt do trùng hoặc tương tự gay nhâm lẫn với một trong các đối tương thuộc phạm vi bảo hộ quyên sở hữu trí tué của chủ thể khác:

- Dấu hiệu đăng ký trùng hoặc tương tự gây nhằm lẫn với một nhãn hiệu khác: đã được cấp đăng ký hoặc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trước đó; hoặc nhãn

hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ

trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên; nhãn hiệu của ngườikhác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm; nhãn hiệu được coi là nồi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch

Trang 34

vụ mang nhãn hiệu nồi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến nhãn hiệu nồi tiếng.

- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vu.

- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thé làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hoá.

- Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chi dẫn địa lý không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa

lý mang chỉ dẫn địa lý đó.

- Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng ké với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên co sở đơn đăng ký kiểu dang công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơnđăng ký nhãn hiệu.

- Dấu hiệu chữ/ hình trùng hoặc tương tự đến mức gây nhằm lẫn với tên gọi, hình ảnh của các nhân vật, hình tượng trong các tác phẩm thuộc phạm vi bao hộ quyền tác giả của người khác đã được biết đến một cách rộng rãi, mà không được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó

Thứ ba: Là các dẫu hiệu không được bảo hộ như một nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Các đăng ký nhãn hiệu cấp cho các dau hiệu không được bảo hộ là nhãn hiệu theo quy định tại Điều 8, Điều 73 Luật SHTT, hướng dẫn tại Điểm 39.12.a Thông tư 01/2007/TT-BKHCN sẽ bị hủy bỏ hiệu lực như: Dấu hiệu trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng an ninh; Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhằm lẫn với dau chứng nhận, dấu kiểm tra, dau bảo hành của tổ chức quốc tế ; Dau hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa đối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ; Dấu hiệu là hình ảnh trùng hoặc tương tự với biéu tượng thương mại của người khác

Trang 35

1.2.4.3 Can cứ huy bỏ hiệu lực đăng ky nhãn hiệu do sự không trung thực cuangười nop don

Điều 6 bis Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ quy định việc các quốc gia “không được phép quy định thời hạn yêu cầu hủy bỏ hoặc ngăn cam việc sử dụng nhãn hiệu được đăng ký và sử dụng với dụng ý xấu” Tuy nhiên cả công ước Paris lẫn hiệp định TRIPS đều chưa đưa ra được 1 định nghĩa về dụng ý xấu -hay là hành vi không trung thực Trong “Trademark Law — A Practical Anatomy’, “sự không trung thực của người nộp đơn” được mô tả là việc một chủ thé cô găng đăng ký nhãn hiệu mà chủ thê đó biết rõ là thuộc sở hữu hợp pháp của một chủ thể khác Ở Luật nhãn hiệu Hoa Kỳ không quy định trực tiếp hành vi “không trung thực” nhưng quy định người nộp đơn phải có tuyên thệ về sự “trung thực” (good faith) của mình bao gồm: Nhãn hiệu là của mình; Cam kết sử dụng nhãn hiệu (intent-to-use); Khang định người khác không có quyền sử dụng nhãn hiệu liên quan; Nội dung trong đơn là đúng sự thật Nếu những cam kết của người nộp đơn là sai sẽ là băng chứng của hành vi không trung thực” và có thể bị quy là hành vi “lừa dối” (raud).”

Trên tinh thần cụ thể hóa các quy định tại DUQT, Điều 96 Luật SHTT quy định đăng ký nhãn hiệu có thé bị hủy bỏ hiệu lực liên quan đến hành vi “không trung thực” của chủ sở hữu Thời hiệu yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn băng bảo hộ trong trường hợp nay có thé là bat cứ lúc nào Tuy nhiên chúng ta chỉ có thé coi đây là một trong những căn cứ bồ trợ cho việc hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu, căn cứ này không thê đứng tách rời bởi pháp luật Việt Nam hiện hành vẫn chưa có quy định cụ thể thế nào là “không trung thực” Trong sự kết hợp với các căn cứ hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu khác, căn cứ “không trung thực của người nộp đơn” có thé rất đa dang, miễn là có cơ sở chứng minh người nộp don đã biết dấu hiệu đăng ký làm nhãn hiệu do người khác tạo lập và sử dụng nhưng vẫn có tình đăng ký mà không cung cấp hoặc cung cấp không day đủ, chính xác các thông tin liên quan đến ? Về xác định hành vi “không trung thực” khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại địa chi

http://pham.com.vn/vi/tin-tuc-su-kien/tin-tuc-su-kien/ve-xac-dinh-hanh-vi-khong-trung-thuc-khi-nop-don-dang-ky-nhan-hieu-1524.aspx, truy cập ngày 4/8/2017

Trang 36

nhãn hiệu, dẫn tới việc cơ quan nhà nước có thâm quyền không có day đủ thông tin khi xem xét, thâm định nhãn hiệu Sự không trung thực của người nộp đơn cần được xem xét trong bối cảnh tại thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

1.2.5 Thủ tục hủy bỏ hiệu lực dang ký nhãn hiệu

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 96 Luật SHTT, tô chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền SHCN hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu với điều kiện phải nộp phí, lệ phí Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu là năm năm ké từ ngày cấp đăng ký nhãn hiệu, trừ trường hợp đăng ký nhãn hiệu được cấp do sự không trung thực của người nộp đơn.

Về trình tự hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu, yêu cầu hủy bỏ hiệu lực của tổ chức, cá nhân thé hiện dưới dạng văn bản Trong một văn bản có thé yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực một hoặc nhiều văn bằng bảo hộ nếu có cùng một lý lẽ, với điều kiện người yêu cầu phải nộp lệ phí theo quy định đối với từng văn bằng bảo hộ Các tài liệu cho việc nộp đơn bao gồm:

(i) Tờ khai yêu cầu chấm dirt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ, làm theo mẫu 04-CDHB quy định tại Phụ luc C của Thông tư 01/ /2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007

(ii) Chứng cứ (nếu có);

(iii) Giấy uỷ quyên (trường hợp nộp văn bản yêu cau thông qua đại diện); (iv) Bản giải trình lý do yêu cau (nêu rõ số văn bang, bp do, căn cứ pháp luật, nội dung dé nghị cham dứt, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ) và các tài liệu liên quan theo quy định tương ứng tại các điểm 7.2, 22.2 và 22.3 cua Thông tu này;

(v) Chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định.”

Trên cơ sở đó, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiếp nhận đơn yêu cầu và xử lý theo thủ

tục sau:

- Trường hợp yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ do người thứ ba thực hiện, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản về ý kiến của người thứ ba cho chủ văn bằng bảo hộ trong đó an định thời hạn là 02 tháng kế từ ngày ra thông báo dé * Thông tư 01/ /2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007

Trang 37

chủ văn băng bảo hộ có ý kiến Cục Sở hữu trí tuệ có thể tổ chức việc trao đôi ý kiến trực tiếp giữa người thứ ba và chủ văn bằng bảo hộ liên quan.

- Trên cơ sở xem xét ý kiến của các bên, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định huỷ bỏ một phan/toan bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối cham dứt/huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ theo quy định tại khoản 4 Điều 95 và khoản 4 Điều 96 của Luật Sở hữu trí tuệ.

- Nếu không đồng ý với nội dung quyết định xử lý yêu cầu chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn băng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ, người yêu cầu hoặc bên liên quan có quyền khiếu nại quyết định hoặc thông báo liên quan theo thủ tục quy định tại điểm 22 của Thông tư 01/ /2007/TT-BKHCN.

- Quyét định cham dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ được công bồ trên

Công báo sở hữu công nghiệp và được ghi nhận vào Số đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng ké từ ngày ký quyết định.

Đối với đơn huỷ bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thoả ước Madrid hoặc Nghị định thư Madrid, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo nội dung yêu cầu cham dứt, huỷ bỏ cho chủ nhãn hiệu thông qua Văn phòng quốc tế, trong đó ấn định thời hạn là 3 tháng kê từ ngày ra thông báo dé chủ nhãn hiệu có ý kiến Quyết định chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế nhãn hiệu được gửi cho Văn phòng quốc tế để thực hiện các thủ tục liên quan theo quy định tương ứng của Thoả ước Madrid hoặc Nghị định thư Madrid va được công bồ trên Công báo sở hữu công nghiệp 1.2.6 Hậu quả pháp lý của việc húy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu

Hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu sẽ xóa bỏ hoàn toàn mọi quyền và nghĩa vụ đối với nhãn hiệu kê từ thời điểm cấp đăng ký nhãn hiệu Về vấn đề này, bộ luật dân sự năm 1995 từng quy định: “trong frường hop dang ky nhãn hiệu bị huy bo hiệu lực thì không làm phát sinh quyên SHCN” Tuy nhiên tại các Bộ luật dân sự sau nay cũng như Luật SHTT hiện hành đều chưa hề quy định trực tiếp về hậu quả pháp lý sau khi đăng ký nhãn hiệu bị hủy bỏ hiệu lực Xuất phát từ bản chất, việc hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu dẫn đến hệ quả mọi giao dịch của chủ sở hữu nhãn hiệu với các chủ thé khác liên quan đến nhãn hiệu đều trở nên vô hiệu, chúng ta có thé suy ra việc giải quyết hậu quả pháp lý liên quan đến hủy bỏ hiệu lực đăng

Trang 38

ký nhãn hiệu sẽ áp dụng tương tự các quy định về giao dịch vô hiệu theo quy định của bộ luật dân sự 2015 tại điều 131: Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:

1 Không làm phát sinh, thay đổi, cham đứt quyên, nghĩa vụ dân sự của các bên kề từ thời điểm giao dịch được xác láp.

2 Khi giao dịch dán sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đâu, hoàn tra cho nhau những gì đã nhận.

Trong trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiên dé hoàn trả.

3 Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoalợi, lợi tức đó.

4 Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bôi thường.

5 Việc giải quyết hậu quả của giao dich dân sự vô hiệu liên quan đến quyển nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Như vậy, về nguyên tắc, các giao dịch dân sự liên quan đến nhãn hiệu bị vô hiệu sẽ không làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự của các chủ thé tham gia giao dịch dân sự kê từ thời điểm xác lập giao dịch dân sự Do đó, có thể suy ra néu giao dich dan sự có nhiéu phan, trong đó chỉ có một hoặc một số phan liên quan tới đăng ký nhãn hiệu bị hủy bỏ hiệu lực và không làm ảnh hưởng đến các phần còn lại, phần giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật sẽ vẫn làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự cho các bên chủ thể tham gia xác lập giao

dịch đó Bên cạnh đó, khi giao dịch dân sự vô hiệu, các bên phải khôi phục lại tình

trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gi đã nhận Điều này được hiéu là nếu giao dịch dân sự đó chưa được thực hiện thì các bên không được thực hiện nữa; nếu giao dịch dân su đó đã được thực hiện một phần thì các bên phải dừng ngay việc thực hiện, không được tiếp tục thực hiện phần còn lại của giao dịch dân sự và có nghĩa vụ hoàn trả cho nhau những lợi ích vật chất đã nhận được của nhau; nếu giao dịch dân sự đã thực hiện xong thì các bên phải hoàn trả cho nhau toàn bộ những lợi ích vật chất mà các bên nhận được hoặc hoàn trả cho nhau số tiền tương đương với giá trị vật chất mà mình nhận được nếu lợi ích vật chất đó không còn trên thực tế.

Trang 39

Ngoài việc phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, trong trường hợp có

thiệt hại thực tế xảy ra sẽ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên có lỗi khiến cho đăng ký nhãn hiệu bị hủy bỏ và dẫn đến giao dịch dân sự vô hiệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yêu tố sau: thứ nhất là phải có thiệt hại xảy ra; thứ hai là phải có hành vi trái pháp luật; thứ ba là có mỗi quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật và thứ tư là phải có lỗi vô ý hoặc cố ý của người gây thiệt hại Như vậy, nếu người đăng ký nhãn hiệu có lỗi khi biết mình không có quyền đăng ký nhưng vẫn cố tình đăng ký nhãn hiệu hoặc không trung thực khi nộp đơn đăng ký, dẫn đến việc đăng ký nhãn hiệu bị hủy bỏ hiệu lực thì người đăng ký sẽ phải bồi thường thiệt hại đã gây ra cho các chủ thé liên quan đến giao dịch bị vô hiệu do đăng ký nhãn hiệu bị hủy bỏ hiệu lực Trường hợp người nộp đơn không có lỗi thì sẽ không phải bồi thường thiệt hại do việc hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu gây ra.

Bên cạnh đó, do việc cấp đăng ký nhãn hiệu và việc hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu đều dựa trên quyết định hủy bỏ hiệu lực của cơ quan nhà nước có thâm quyền, vậy nếu việc hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu hoàn toàn do lỗi của co quan nhà nước (trường hợp ké đến do thiếu sót trong quá trình xét nghiệm don đăng ký nhãn hiệu, cơ quan đăng ký đã cấp văn băng dấu hiệu không thỏa mãn điều kiện tính phân biệt của nhãn hiệu như chỉ là hình học đơn giản, có tính mô tả ) và quyết định cấp đăng ký nhãn hiệu gây thiệt hại thực tế cho tổ chức, cá nhân (bao gồm cả chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu bị hủy và các tổ chức khác) thì cơ quan đăng ký có phải bồi thường theo Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra hay không Đây là vẫn đề pháp luật chưa hề quy định.

Trang 40

Chương II

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIẾN ÁP DỤNG HỦY BỎ HIỆU LỰC

ĐĂNG KÝ NHAN HIỆU TREN CƠ SỞ NHAN HIEU DOI CHUNG TẠI

VIỆT NAM

Trong việc so sánh hai hay nhiều nhãn hiệu với nhau, thuật ngữ nhãn hiệu đối chứng (cited mark) đã được sử dung khá phố biến trong pháp luật cũng như hoạt động thực thi về SHTT Theo đó, nhãn hiệu đối chứng có nghĩa là một hoặc nhiều nhãn hiệu khác được đưa ra trong tương quan so sánh với 1 nhãn hiệu gốc Hiểu như vậy hủy bỏ đăng ký nhãn hiệu trên cơ sở nhãn hiệu đối chứng sẽ bao gồm các trường hợp hủy bỏ một đăng ký nhãn hiệu trong tương quan so sánh với một hay nhiều nhãn hiệu khác Xét các trường hợp hủy bỏ hiệu lực cho đăng ký nhãn hiệu như đã đề cập tại mục 1.2.3 chương I, hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu dựa trên nhãn hiệu đối chứng chỉ bao gồm các trường hợp sau:

2.1 Hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu do người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với nhãn hiệu

Căn cứ này được quy định tại điểm a khoản 1 điều 96 — Hủy bỏ hiệu lực văn băng bảo hộ - Luật SHTT, theo đó: “J Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực trong các trường hợp Người nộp don đăng kỷ không có quyên đăng ký và không được chuyển nhượng quyên đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bồ trí, nhãn hiệu” Điều luật được hiểu là trường hợp người nộp đơn đăng ky (chủ sở hữu hiện tại của nhãn hiệu) ngay từ thời điểm nộp đơn đã không có quyền và không được chủ sở hữu nhãn hiệu đích thực chuyền nhượng/ chuyền giao quyền đăng ký nhãn hiệu thì đăng ký nhãn hiệu sẽ bị hủy bỏ Quyền đăng ký nhãn hiệu là khả năng pháp luật cho phép cá nhân, tổ chức được yêu cầu cơ quan đăng ký quốc gia/quốc tế có thẩm quyền xem xét, thâm định va cấp đăng ký nhãn hiệu cho các nhãn hiệu mà mình đã sáng tạo ra nhằm mục đích sử dụng trong hoạt động thương mại của mình theo quy định tại Điều 87 Luật SHTT 2005 Như vậy, những chủ thê có quyền nộp đơn là những chủ thể được liệt kê trong điều 87 Luật SHTT năm 2005 và những trường hợp không thuộc điều 87 Luật SHTT sẽ là các trường hợp người

Ngày đăng: 20/04/2024, 19:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN