1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Hành vi khách quan trong các tội xâm hại tình dục trẻ em theo luật hình sự Việt Nam

100 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 24,12 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TRẢN MINH ANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TRẢN MINH ANH

Chuyên ngành: Luật Hình sự và T: 6 tụng hình sự

Mã số: 8380101.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS NGUYÊN THỊ LAN

HÀ NOI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rang dé tài “Hành vi khách quan trong các tội xâm hại

tình dục trẻ em theo luật hình sự Việt Nam” là công trình do chính tôi thực

hiện Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là công trình nghiên

cứu của tôi đưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Lan Các số liệu, kết quả

nghiên cứu đã công bố được tham khảo trong Luận văn đều trung thực và

trích dẫn nguồn đúng quy định Những kết quả nghiên cứu của Luận văn chưa từng được công bồ trong bat kỳ công trình của tác giả nào khác.

Hà Nội ngày tháng năm 2023Tác giả

Trần Minh Anh

Trang 4

LOI CAM ON

Lời dau tiên cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên

hướng dẫn TS Nguyễn Thị Lan đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo để

tôi có thể hoàn thiện luận văn theo đúng yêu cầu chuyên môn và thời gian

quy định.

Ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ,

động viên của gia đình, bạn bẻ và đặc biệt là sự tạo điều kiện, giúp đỡ của các

thầy, cô Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội trong quá trình học

tập, nghiên cứu dé tôi có thé hoàn thiện luận văn một cách tốt nhất.

Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn, do còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong Hội đồng đánh giá luận văn

và các thầy cô góp ý dé tôi có thể tiếp tục hoàn thiện các vấn đề trong nội

dung của luận văn.

Trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Tran Minh Anh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

DANH MỤC BANG BIEU

¡608271172525 ::‹:Ô |

Chương 1 MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE HANH VI KHÁCH QUAN

TRONG CAC TOI XÂM HAI TINH DUC TRE EM - 9

1.1 Khái quát chung về các tội xâm hại tình dục trẻ em trẻ em trong pháp luật

1.1.1 Khái niệm các tội xâm hại tình dục trẻ em -<<<++++<5 9

1.1.2 Ý nghĩa của việc quy định các tội xâm hại tình dục trẻ em trong pháp

i80 aa 121.2 Khái niệm hành vi khách quan và các hình thức của hành vi khách quan trong

cầu thành tội phạm - 2 2® ®+EE+EE£+E£+EE+EE+EEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkrrreei 18

1.2.1 Khái niệm hành vi khách quan -«- «+ + ++x£+*£+s£+v+seeseees 181.2.2 Các hình thức của hành vi khách quan của tội phạm 21

1.3 Khái niệm va các đặc điểm của hành vi khách quan trong các tội xâm hại tình

GUC THE CIN eee A.A.A.AaaA an a 231.3.1 Khái niệm hành vi khách quan trong các tội xâm hại tình dục trẻ em 23

1.3.2 Đặc điểm của hành vi khách quan trong các tội xâm hại tình dục trẻ em

Tiểu kết chương l 2-2 SE E£+E£SEE2EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkerkrrei 28 Chương 2 SỰ THẺ HIỆN CỦA HÀNH VI KHÁCH QUAN TRONG

CÁC TỘI XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ

Trang 6

LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NAM 2015, MỘT SO VUONG MAC TỪ THUC TIEN AP DỤNG PHAP LUẬT TẠI DIA BAN THÀNH PHO HAI

PHONG VA CAC NGUYEN NHÂN 222-2cccccrxerrrrerrred 29

2.1 Sự thé hiện của hành vi khách quan trong các tội xâm hại tình dục trẻ em

theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 29

2.1.1 Hành vi khách quan trong Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142

Bộ luật hình sự năm 20 1 Š) S1 332211131311 1851 118111811111 29

2.1.2 Hành vi khách quan trong Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144 Bộ luật hình sự năm 20 1 5) - 2 + 2+xe£xe£ezxez 34

2.1.3 Hành vi khách quan trong Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 Bộ luật hình

800200177 36

2.1.4 Hành vi khách quan trong Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều

146 bộ luật hình sự năm 20 1 5) ¿- 2© 2 E+E£+EE+EEESEEtEEESEErrrerkerrkeee 39

2.1.5 Hành vi khách quan trong Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147 bộ luật hình sự năm 2015) -‹+++-<<s++sess++ 42

2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật tại địa bàn thành phố Hải Phòng về các tội

xâm hại tình dục trẻ em tr €ím - << 2 + + + *£ +22 EEEeeeezsseeeeres 46

2.2.1 Tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố Hải

2.2.2 Một số hạn chế, vướng mắc từ thực tiễn áp dụng pháp luật về các tội

xâm hại tình dục trẻ em trẻ em tại địa bàn thành phố Hải Phòng và nguyên Tiểu kết chương 2 ¿2% E©ESE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEE7171121121121111 1121k 66

Chương 3 HOÀN THIỆN PHAP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VE CÁC

TOI XÂM HAI TINH DUC TRE EM VA MOT SO GIẢI PHAP NANGCAO HIỆU QUÁ ÁP DUNG PHAP LUẬTT -2- ¿©5552 67

Trang 7

3.1 Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm hại tình dục trẻ em 67

3.1.1 Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự

Việt Nam về các tội xâm hại tình dục trẻ em đáp ứng việc thực hiện tốt chính

100i: 01177 = aAằ 67

3.1.2 Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự Việt

Nam về các tội xâm hại tình dục trẻ em đáp ứng yêu cau thực tiễn công tác dau

tranh phòng, chống tội phạm ¿2 2 + E+EE£EE££E££E££EE£EE+EE+rxrrxerxered 68

3.1.3 Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự

Việt Nam về các tội xâm hại tình dục trẻ em đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp, bảo vệ quyền con người, quyền trẻ em - 69

3.1.4 Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự

Việt Nam về các tội xâm hại tình dục trẻ em gan với việc nâng cao hiệu qua hoạt động, uy tín, vị trí của các cơ quan tiễn hành tố tụng . 71

3.2 Một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu qua áp dụng pháp luật đối với các tội xâm hại tình dục trẻ em - s- se: 71 3.2.1 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật -. - 2-5 s25: 71

3.2.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự về tội phạm xâm hai tình dục trẻ em - «+ «<+<<+ 78 Kết luận chương 3 2-2 2 SE+SE+EE£2E2E12E12E127171711211211211 211111 86 KET LUẬN 0oooecceccecccccccccscssessscsscsvcssessessessessscsscsucsscsuessesaesssatsasssessessessesees 87

TÀI LIEU THAM KHẢO ©2222222c+22E22111521222221112ecc.errrkk 88

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

Trang 9

DANH MỤC BANG BIEU

Bảng 2.1 Thống kê tình hình xét xử sơ thâm các tội xâm hại tình dục 47

trẻ em trong giai đoạn 2018 - 2022 trên địa bàn thành phố Hải Phòng 47 Biểu đồ

Biểu đồ 2.1 Kết quả xét xử sơ thầm các vụ án xâm hai tình dục trẻ em

trong giai đoạn 2018 - 2022 trên địa bàn thành phó Hải Phòng 48

Trang 10

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế thị trường phát triển, Việt Nam đã đạt được rất

nhiều thành tựu về kinh tế, đời sống Nhân dân được cải thiện, tiếp thu được

thành tựu khoa học của thế giới Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền

kinh tế thị trường cũng dẫn đến sự gia tăng của rất nhiều loại tội phạm Đặc

biệt là các loại tội phạm xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em Theo báo cáo của

Bộ Lao động, Thuong binh và Xã hội, trong khoảng thời gian từ tháng 6/2019

đến tháng 6/2021, có hơn 4.000 trẻ em trở thành nạn nhân của tội xâm hại

tình dục, trong đó có hơn 3.600 trẻ là nữ Đặc biệt đáng quan ngại, có hơn 293

trường hợp trong số đó là trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại [29] Sự gia tăng không ngừng của con số này, đặc biệt ở những độ tuổi nhạy cảm, đòi hỏi sự chú ý và giải pháp nhanh chóng, đã đặt ra nhiều vấn đề lớn về cách thức xử lý, cả trong khía cạnh lý luận và thực tiễn.

Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (sau đây gọi tắt là

“BLHS năm 2015”) đã quy định năm loại tội phạm XHTD trẻ em tại các Điều

142, 144, 145, 146, 147 Qua thực tiễn áp dụng thời gian qua cho thấy, các

quy định này còn tồn tại những bat cấp, hạn chế Một trong những bat cập,

hạn chế đó chính là quy định về hành vi khách quan của các loại tội phạm

này Đến nay, vẫn chưa có sự nhất quán trong việc định nghĩa và hiểu về hành vi XHTD trẻ em, từ góc độ khoa học vẫn còn đang được thảo luận Sự không nhất quán đó đã dẫn tới việc áp dụng pháp luật không thống nhất trong quá

trình áp dụng pháp luật, làm giảm hiệu quả đấu tranh phòng, chống loại tội

phạm này Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra đó là hoàn thiện pháp luật và nâng cao

hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật về hành vi khách quan của tội phạm

XHTD trẻ em qua đó góp phần bảo vệ trẻ em khỏi loại tội phạm này.

1

Trang 11

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài

“Hanh vi khách quan trong các tội xâm hai tình dục trẻ em theo Luật Hình

sự Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ chuyên ngành Hình sự và Tố tụng hình sự của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong thời gian gần đây, tình hình tội phạm XHTD trẻ em đã có những

diễn biến phức tạp, xuất hiện với tần suất ngày càng nghiêm trọng và đường như có xu hướng gia tăng, gây chú ý trong cộng đồng và dé lại nhiều tác động

nghiêm trọng đối với xã hội Vấn đề trẻ em bị XHTD đang là hồi chuông báo

động về sự suy thoái đạo đức xã hội, gây ra sự bức xúc trong nhân dân Do

đó, đã có nhiều nghiên cứu và bài viết được thực hiện về chủ đề này: * Sách, dé tài nghiên cứu:

Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ

bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà

Nội [4]; Dao Xuân Dũng (2006), Tinh duc học đại cương, Nxb Y hoc, Ha

Nội [9]; Nguyễn Ngọc Hòa (2015), T6i phạm và cầu thành tội phạm, Nxb. Tư pháp [13] Nguyễn Ngọc Hòa (2018), Bình luận khoa học Bộ luật Hình

sự năm 2015 được sửa đồi, bổ sung nam 2017 (Phan các tội phạm), Nxb Tu pháp [14]; Đinh Văn Quế (2018), Bình luận Bộ luật hình sự năm 2015 (Phần

các tội phạm) - Chương XIV: Các tội phạm xâm phạm tính mang, sức khoẻ,

nhân phẩm, danh dự của con người, Nxb Thông tin và Truyền thông [22]; Lê Văn Cảm (Chủ biên) (2021), Giáo trình luật hình sự Việt Nam phần

chung, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội [5]; Trịnh Quốc Toản (Chủ biên) (2022), Giáo trình luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm (Quyển 1, 2), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội [39] Các sách chuyên khảo, bình luận nêu

trên tập nghiên cứu hành vi khách quan của các tội XHTD ở góc độ dấu hiệu cấu thành tội phạm.

Trang 12

* Luận văn, luận án:

Nguyễn Ngọc (2019), Thực hiện pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em - Từ thực tiễn thành phố Hoa Binh, tinh Hòa Bình, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận

và đánh giá thực trạng việc thực hiện pháp luật về phòng chống về phòng, chống XHTD trẻ em từ thực tiễn của thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, luận văn đề xuất một số phương hướng và giải pháp tiếp tục đây mạnh việc thực hiện pháp luật về phòng, chống XHTD trẻ em tại thành phố Hòa Bình,

tỉnh Hòa Bình hiện nay [21].

Nguyễn Thi Hồng Vân (2019), Tội cưỡng dâm trong Bộ luật Hình sự

năm 2015, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội Tác giả đã nghiên cứu các

qui định của BLHS năm 2015 về tội cưỡng dâm Đồng thời, phân tích, đánh

giá thực tiễn áp dụng các qui định pháp luật hiện hành về tội cưỡng dâm; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng hiệu quả áp dụng pháp luật về tội

phạm này [45].

Nguyễn Đức Toàn (2021), Quyết định hình phạt đối với các tội xâm hại

tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn tại thành phố Hà Nội), Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội Thông qua việc nghiên cứu quyết định hình phạt đối với các tội XHTD trẻ em trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn tại thành phố Hà Nội), tác giả đã trình bày các vấn đề lý luận về quyết định hình phạt Đánh giá thực tiễn việc

quyết định hình phạt trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian từ năm 2015 - 2020 và đưa ra các giải pháp bảo đảm quyết định hình phạt đúng đối

với các tội XHTD trẻ em [39].

Hà Thị Bich Thảo (2021), Phòng ngừa tội dâm 6 đối với người dưới 16 tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội.

Luận van đã nghiên cứu tình hình tội dâm 6 đôi với người dưới 16 tuôi trên

Trang 13

địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020 Phân tích nguyên nhân, dự báo tình hình tội phạm và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng

ngừa loại tội phạm nay trên địa bàn thành phố trong thời gian tới [32].

Dinh Thị Quyên (2022), Tội giao cầu hoặc thực hiện hành vi quan hệ

tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk), Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội Tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận của tội phạm này theo

quy định của BLHS năm 2015 Đồng thời, đánh giá thực tiễn định tội danh và

quyết định hình phạt đối với loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai

đoạn từ năm 2016 - 2020, qua đó tìm ra những hạn chế, vướng mặc trong thực

tiễn áp dụng pháp luật [23].

Nguyễn Thao Trang (2023), “Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Thành pho Hà Noi”, Luận văn thạc sĩ, Dai học Kiểm sát Tác giả đã tập trung vào tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, một van đề nghiêm trọng đang gây xôn xao trong xã hội Từ việc khảo sát thực tiễn tại Thành phố Hà Nội, tác giả đã phân tích chi tiết về quy định của luật

hình sự Việt Nam liên quan đến tội phạm này, cũng như các vấn đề phát sinh từ việc áp dụng luật trong thực tế Từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị

hoàn thiện [41].

* Bai viet, tap chi khoa hoc:

Lé Thi Tuyét (2019), Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đôi,

bồ sung năm 2017 về tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dam,

Tạp chí Nghề Luật Số 1, tr 30-33 Bài viết đã trình bày qui định của BLHS

năm 2015 về tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm Phântích dấu hiệu pháp lí đặc trưng của tội phạm, qua đó đưa ra một số kiến nghịdé hạn chế và phòng ngừa loại tội phạm này xảy ra trong thực tiễn [44].

Trang 14

Bùi Thị Thu Hang (2019), Các tội xâm hại tình dục trẻ em trong Bộ luật Hình sự năm 2015 và một số kiến nghị, đề xuất, Tạp chí Kiểm sát Số 4, tr 45-51 Bài viết đã trình bày qui định của BLHS năm 2015 đối với các tội XHTD trẻ em Kiến nghị một số giải pháp góp phan tăng cường hiệu quả thực

thi các qui định của BLHS năm 2015 liên quan đến các tội XHTD trẻ em [12].

Phạm Vũ Minh Trang (2020), Về các tội xâm hại tình dục người dưới

16 tuôi, Tap chí Kiểm sát Số 9, tr 43-48 Bài viết đã phân tích những vướng mắc, bất cập trong các qui định của BLHS năm 2015 về các tội XHTD người

dưới 16 tuổi như: Độ tuổi, tình tiết khung tăng nặng trách nhiệm hình sự, hình phạt dẫn đến hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm này chưa cao [42].

Pham Minh Tuyên (2020), Các tội xâm phạm tình dục người dưới 18

tuổi - Những vướng mắc và kiến nghị Tạp chí Khoa học Kiểm sát, số 02/2020 Thông qua việc phân tích các tội XHTD đối với người dưới 18 tuôi, tác giả đã chỉ ra những khó khăn và vướng mắc trong quá trình điều tra, truy

tố và xử lý các vụ án liên quan [43].

Nguyễn Văn Khánh (2022), Những bat cập trong một số tội xâm hại tình dục quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam so với một số nước trên

thé giới, Tap chí Tòa án nhân dan, số 4 năm 2022, tr.44-48 Trong nghiên cứu của mình tác giả đã so sánh các quy định về tội XHTD trong pháp luật Việt Nam với một số nước trên thế giới [17].

Các công trình nghiên cứu trên có giá tri quan trọng trong việc xác định

các khía cạnh lý luận và thực tiễn áp dụng cũng như nâng cao nhận thức và

tăng cường hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật hình sự đối với tội phạm XHTD trẻ em Những nghiên cứu nay đã chỉ ra những khó khăn, vướng mắc

và hạn chế trong quá trình xử lý các vụ án liên quan đến loại tội phạm này,

đồng thời đề xuất các giải pháp và kiến nghị cụ thé Trên cơ sở đó, tác giả đãkế thừa và phát triển những quan điểm lý luận, thực tiễn trong việc nghiên

Trang 15

cứu hành vi khách quan của các tội XHTD trẻ em theo BLHS năm 2015, sửa

đổi, bỗ sung năm 2017.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm hệ thống, bổ sung và làm

sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về hành vi

khách quan của các tội XHTD trẻ em theo quy định cua BLHS năm 2015.

Từ đó, đề xuất các yêu cầu và kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp

nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng áp dụng pháp luật về các tội XHTD trẻ em.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề thực hiện mục đích trên, luận văn cần thực hiện một số nhiệm vụ

sau đây:

- Nghiên cứu khái niệm, ý nghĩa về tội phạm XHTD trẻ em; khái niệm

và các hình thức thé hiện của hành vi khách quan; khái niệm, đặc điểm của

hành vi khách quan trong các tội XHTD trẻ em.

- Nghiên cứu sự thê hiện của hành vi khách quan và thực tiễn áp dụng

pháp luật về hành vi khách quan trong các tội XHTD trẻ em theo quy định của

BLHS năm 2015;

- Nghiên cứu, đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối với các tội XHTD trẻ em.

4 Đối tượng, phạm vỉ nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về hành vi khách quan trong

các tội XHTD trẻ em.

- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Đề tài nghiên cứu số liệu thực tiễn

áp dụng pháp luật từ năm 2018 đến hết năm 2022.

- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Trên dia bàn Thành phố Hải Phòng.

Trang 16

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện, đề tài đã sử dụng một loạt các phương

pháp nghiên cứu đa dạng, nhằm khám phá và phân tích một cách tổng hợp vấn đề hành vi khách quan của các tội XHTD trẻ em trong BLHS và thực tiễn áp dụng tại Thành phố Hải Phòng Cụ thể, những phương pháp sau đã

được áp dụng:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đề tài đã tự hệ thống và sử dụng các tài liệu nghiên cứu chính thống, bao gồm các hệ thống khái niệm, nguyên tắc và quy định trong BLHS Các tài liệu nghiên cứu trước đây có liên quan đến

van đề đã được khảo sát dé xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn.

- Phương pháp phân tích, tông hợp và so sánh: Đề làm rõ những vấn đề lý luận và pháp luật liên quan đến hành vi khách quan của các tội XHTD trẻ em, đề tài đã sử dụng phương pháp phân tích so sánh các quy định pháp luật nhằm chỉ ra sự tương đồng và khác biệt.

- Phương pháp thống kê: Dựa trên số liệu thống kê số về các vụ án XHTD trẻ em trên địa bàn Thành phô Hải Phòng trong giai đoạn từ năm 2019

đến năm 2022, đề tài đã áp dụng phương pháp thống kê để đánh giá thực

trạng của tội phạm này trên địa bàn nghiên cứu.

- Phương pháp khảo sát và thu thập số liệu, hồ sơ vụ án: Dé hiéu rõ hơn về thực tiễn áp dụng pháp luật về hành vi khách quan của các tội XHTD trẻ em, dé tài đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu, hồ sơ vụ án, từ đó tạo cơ

sở cho việc phân tích và đánh gia.

6 Những đóng góp mới của đề tài

- Về mặt lý luận: luận văn đóng góp thêm những cơ sở lý luận về hành

vi khách quan của các tội XHTD trẻ em theo quy định của BLHS năm 2015

trong khoa học pháp lý hình sự Việt Nam.

Trang 17

- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Luận văn có thê được dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình học tập và nghiên cứu của sinh viên, học viên ngành Luật và tat cả những ai quan tâm tới chủ đề hành vi khách quan của các tội XHTD trẻ em theo quy định

của BLHS năm 2015.

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thé sử dụng dé đánh giá hiệu quả việc áp dụng pháp luật về hành vi khách quan của các tội XHTD trẻ em theo quy định của BLHS năm 2015 trên địa bàn thành phố Hải Phòng Những kết

luận và giải pháp của luận văn là cơ sở dé cho những người tiến hành té tung xem xét, tham khảo, vận dụng góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hành vi khách quan của các tội XHTD trẻ em trên địa bàn thành phố

Hải Phòng.

7 Kết cấu của luận văn

Luận văn ngoai các phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham

khảo thì nội dung của luận văn được kết cấu gồm 3 chương, bao gồm:

Chương 1 Một số van đề lý luận về hành vi khách quan trong các tội

phạm xâm hại tình dục trẻ em

Chương 2 Sự thé hiện của hành vi khách quan trong các tội xâm hại tình

dục trẻ em theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm

2015, một số vướng mắc từ thực tiễn áp dụng pháp luật tại địa bàn thành phố Hải Phòng và các nguyên nhân.

Chương 3 Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về các tội phạm

xâm hại tình dục trẻ em và một số giải pháp nâng cao hiệu

quả áp dụng pháp luật.

Trang 18

Chương 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE HANH VI KHÁCH QUAN

TRONG CAC TOI XAM HAI TINH DUC TRE EM

1.1 Khái quát chung về các tội xâm hai tình dục trẻ em trẻ em trong

pháp luật hình sự

1.1.1 Khát niệm các tội xâm hại tình dục trẻ em

Trẻ em là những người dưới độ tuổi cụ thể được quy định bởi pháp luật trong từng quốc gia Độ tuổi này không giống nhau và được xác định dựa trên

các yêu tố như sự phát triển sinh hoc, cũng như những quan điểm về chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em của từng quốc gia Trong hệ thống pháp luật quốc tế, trẻ em được bảo vệ thông qua nhiều văn bản quốc tế về quyền và bảo

vệ trẻ em.

Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua vào ngày 20/11/1989, Điều 1 Công ước ghi nhận: “Trong

phạm vi Công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm hơn”

[18] Trong khi đó, Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016 của Việt Nam quy định

“Trẻ em là người dưới 16 tuổi” [26] Tuy nhiên, việc quy định độ tuổi trẻ em

có thể khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau của pháp luật, ví dụ như pháp

luật dân sự và pháp luật hình sự Bởi, trẻ em được coi là những người chưa

phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần, trí tuệ, và khả năng nhận thức Họ

đang trong giai đoạn phát triển và chưa có khả năng tự gánh chịu trách

nhiệm về hành vi của mình Do đó, họ có mức độ năng lực hành vi và khả

năng điều khiển hành vi thấp, và chưa có khả năng nhận thức đầy đủ về hành

vi pháp luật.

Tóm lại, khái niệm “trẻ em” trong pháp luật Việt Nam được coi là

“người dưới 16 tuổi”, là đối tượng được pháp luật bảo vệ Tùy thuộc vào quan

9

Trang 19

hệ pháp luật mà trẻ em tham gia, độ tuôi chịu trách nhiệm của trẻ em có khác nhau, nhưng pháp luật Việt Nam luôn bảo vệ quyền của trẻ em từ mọi hành vi

xâm phạm.

Việc phân tích khái niệm trẻ em như đã trình bay ở trên cho phép

chúng ta dé dàng hiéu rõ hơn về nhóm các tội XHTD đối với trẻ em Điều này đặc biệt hữu ích khi chúng ta tìm hiểu về những trường hợp XHTD đối với trẻ

em, đó chính là những trẻ em bi người phạm tội có hành vi XHTD.

Tình dục là một nhu cầu tự nhiên của con người về quan hệ tính giao.

Tình dục không chỉ là một khía cạnh sinh lý, mà còn liên quan đến cảm xúc, tình cảm và quan hệ giữa con người Nó có thê được hiểu như một sự kết hợp của các yếu tố sinh lý và tâm lý, mà trong đó có sự thê hiện của tình yêu, sự tôn trọng và thỏa mãn cá nhân Tình dục không chỉ dựa trên khao khát về quan hệ tình dục, mà còn liên quan đến khả năng thể hiện tình cảm, chia sẻ và

tạo ra mối kết nói đặc biệt với đối tác [6].

Tình dục bắt nguồn từ nhu cầu bản năng của con người, trong đó thể

hiện sự thiết lập quan hệ tình dục (bao gồm cả hành vi giao cấu và hành vi

tình dục ngoài giao cấu) giữa các đối tượng khác nhau Tình dục không chỉ

hạn chế ở việc giao hợp giữa nam và nữ, mà còn bao gồm nhiều hành vi khác nhằm mang lại khoái cảm Các hành vi này có thé bao gồm tinh dục bằng tay hoặc miệng, tại vùng cơ quan sinh dục hoặc những bộ phận khác trên cơ thể.

Tình dục vẫn được thê hiện khi người tham gia tìm kiếm khoái cảm với đối

tác khác giới hoặc cùng giới, có thể là một người hoặc nhiều người, cả tự

mình gây khoái cảm (thủ dâm) hoặc gây khoái cảm cho người khác, mơ tưởng

về hành vi tình dục hoặc sử dụng các dụng cụ chuyên dung [9].

Xâm hại tình dục trẻ em là việc xâm phạm, động chạm đến quyền tự do, đến nhu cầu phát triển tự nhiên của trẻ em về quan hệ tính giao Đây là sự

vi phạm đôi với thê chât, sức khỏe và danh dự, nhân phâm của trẻ em Hành

10

Trang 20

VI này thể hiện qua việc đối tượng phạm tội mong muốn và thực hiện các hành động quan hệ tình dục với trẻ em, bao gồm những hành vi như: dâm 6,

cưỡng dâm, hiếp đâm

Khái niệm “xâm hại tình dục trẻ em” đã được định nghĩa một cách khá

day đủ bởi những nhà lập luật Việt Nam Theo định nghĩa này, “XHTD trẻ em” bao gồm những hành vi sử dụng vũ lực, đe dọa bằng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ đỗ trẻ em tham gia vào các hoạt động liên quan đến tình dục Điều này cụ thé hóa trong việc bao gồm các hành vi như hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu,

dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em cho mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới

mọi hình thức [26] Định nghĩa này cũng được nhắc lại trong khoản 1 của Điều 2 trong Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng Tham phán Tối cao: “XHTD người dưới 16 tuổi” bao gom việc sử dụng vũ lực, đe doa với vũ luc,

ép buộc, lôi kéo, dụ đỗ người dưới 16 tuổi tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục Các hành vi này bao gồm: hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cau, dâm 6 với người đưới 16 tuổi và việc sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục dich mại

dâm, khiêu dam dưới mọi hình thức Điều này bao gồm cả các trường hợp việc XHTD được thực hiện dưới sự đồng thuận với người dưới 13 tuổi, hoặc dưới sự cưỡng bức và hứa hẹn các lợi ích vật chất (như tiền, tài sản) hoặc phi vật

chất (như đánh giá tốt, cho điểm cao, ) [16].

Nghiên cứu về tội phạm GS.TS Lê Văn Cảm thì “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong pháp luật hình sự (hay còn gọi là “trái pháp luật hình sự” hoặc “bi pháp luật hình sự cấm”), do cá nhân (người)

có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuôi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi (có ý hoặc vô ý) [5, tr.111] Ở góc độ tội phạm XHTD, theo PGS.TS Dương Tuyết Miên thì “Các tội phạm về tình dục là những hành vi

mang tỉnh nguy hiểm rất cao xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ về danh dự nhân phẩm của con người (trong đó chủ yếu là phụ nữ)” [20] Còn tác

11

Trang 21

giả Phạm Văn Báu thì cho răng: “hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm, cưỡng dâm trẻ em, giao cấu với trẻ em và dâm ô đối với trẻ em là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền nhân thân của con người, đó là quyên được tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm, danh dự của con người” [2].

Như vậy, dựa vào các phân tích nêu trên tác giả đưa ra định nghĩa về

“các tội XHTD trẻ em” như sau: “Các tội XHTD trẻ em là những hành vi sử

dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dễ trẻ em tham gia vào

các hành vì liên quan đến quan hệ tình dục do người có đủ năng lực trách

nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định thực hiện với lỗi cổ ý, xâm hại đến quyên bất khả xâm phạm về sức khỏe, danh dự, phẩm giá và sự phát triển bình thường về tâm sinh lý của trẻ em”.

1.1.2 ¥ nghĩa của việc quy định các tội xâm hại tình dục trẻ em trong

pháp luật hình sự

1.1.2.1 Quy định các tội xâm hại tình duc trẻ em trong pháp luật hình

sự nhằm tạo cơ chế pháp lý, công cụ bảo vệ quyên con nguoi, quyén trẻ em

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và tôn trọng các quyền của trẻ em, và đã quy định một cách cụ thể các quyền của trẻ em trong hệ thống

chủ trương, chính sách và pháp luật Sự tôn trọng này đã được thể hiện qua các Hiến pháp trong lịch sử Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đã khang định quan tâm đặc biệt đối với trẻ em: “ tré em được chăm sóc về mặt giáo dục”; “Nhà nước thực hiện hệ thống giáo dục cơ bản và không thu học phí, đồng thời hỗ trợ học

sinh nghèo do Chính phủ dam nhận” [28] Qua các phiên bản của Hiến pháp

trong các năm 1959, 1980, 1992 va 2013, các quyền của trẻ em đã được liên tục bé sung, hoàn thiện và phát triển, được công nhận là một phần quan trọng của quyền con người Sự nghiệp đổi mới ở nước ta đã đặt con người vào vị trí

trung tâm của các chính sách phát triển kinh tế và xã hội Quyền con người là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên động lực cho sự phát triển của quốc

12

Trang 22

gia Việc bảo vệ quyền con người là một quá trình phức tạp, quá trình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa Trong số các yếu tố này, pháp luật có vi trí, vai trò và tầm quan trọng hàng đầu Đó chính là bởi vì pháp luật thiết lập ra khung pháp lý bảo vệ và đảm bảo

quyền của con người, trong đó bao gồm cả quyền của trẻ em Đảng và Nhà nước đã tạo ra cơ chế và quy định pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích

của trẻ em, bảo vệ họ khỏi mọi hành vi vi phạm và xâm phạm.

Trẻ em là những người đang trong giai đoạn phát triển, chưa hoàn thiện về cả thể chất và tâm sinh lý Vì thế, hậu quả của việc trẻ bị XHTD không chỉ tác động lâu dài đến trẻ em là nạn nhân trực tiếp mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đối với gia đình của trẻ bị xâm hại và cả cộng đồng xã hội Các hậu quả của việc trẻ bi XHTD bao gồm cả tổn thương về cả thé chat và tinh than, và

có ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của trẻ Các trẻ có thé trở nên mặc cảm, phát triển không bình thường và gặp khó khăn trong việc hòa nhập với xã hội Tôn thương về thé chất có thé bao gồm các van đề nghiêm trọng như:

nhiễm trùng đường tiết niệu, chảy máu kéo dài tại bộ phận sinh dục, và các

van đề khác như đau bụng, mat ngủ Ngoài ra, việc bị XHTD còn có thé dẫn

đến việc bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV/AIDS Đối với trẻ em nữ, XHTD có thể gây ra tình trạng mang thai không mong muốn, đe dọa tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, hoặc gây ra nhiều vấn đề khác ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và hạnh phúc gia đình trong tương lai.

Nghiêm trọng hơn, trong một số trường hợp, XHTD kết hợp với bạo lực có

thé dẫn đến cái chết Sau khi trải qua việc XHTD, nhiều trẻ em có thể rơi vào trạng thái hoảng sợ và cảm thấy không có lối thoát Họ có thể cảm thấy ám ảnh bởi sự xấu hé và không dám thé lộ cho bat kỳ ai về những gì họ đã trải

qua XHTD còn có thê gây ra các vấn đề liên quan đến nhận thức về giới tính.

Hơn nữa, những vân đê về giới tính này có thê dân đên hành vi quan hệ tình

13

Trang 23

dục không đúng mực khi trưởng thành, hoặc tạo ra các quan điểm sai lệch về quan hệ tình dục Đối với một số trẻ em, việc bị lạm dụng tình dục có thể khiến họ cảm thay chai sạn, không tự tin va dan dén viéc xem viéc bi lam

dung tình duc là điều bình thường.

Việc quy định các tội XHTD trẻ em đại diện cho việc chính thức hóa

các giá trị xã hội của quyền con người và quyền của trẻ em Những quyền này được pháp luật hóa, được quy định một cách cụ thể và được xã hội thừa nhận, bảo vệ Nếu không có sự thừa nhận của xã hội thông qua pháp luật thì quyền

tự nhiên vốn có của con người chưa trở thành quyền thực sự Một khi đã được quy định trong khung pháp luật, những quyền này trở thành những nguyên tắc

pháp định, là mục tiêu chung của toàn xã hội, được tôn trọng và bảo vệ bởi

quyên lực của Nhà nước.

Pháp luật quy định các tội XHTD trẻ em là công cụ sắc bén của Nhà

nước trong việc thực hiện bảo vệ quyền trẻ em, thể hiện ở các quy định về quyên trẻ em trong pháp luật được đảm bảo bằng bộ máy, cách thức tác động quyên lực của Nhà nước, các biện pháp cưỡng chế trên cơ sở tiến hành các

biện pháp giáo dục, thuyết phục bảo đảm cho quyền trẻ em được thực hiện và

bảo vệ Bên cạnh đó, nhờ hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật mà mọi hành vi vi phạm quyền trẻ em đều có khả năng bi phát hiện nhanh chóng và xử lý kịp

thời Việc quy định các tội XHTD trẻ em phản ánh sự quan tâm của Đảng và

Nhà nước đối với sự sống, sức khỏe, danh dự, và sự phát triển bình thường về

mặt tâm sinh lý của trẻ em Đây cũng là việc thé chế hóa những quy định của

Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền bất khả xâm phạm

về thân thể.

Trong bối cảnh xã hội phát triển hiện nay, với sự gia tăng của các loại tội phạm nói chung và tội phạm XHTD trẻ em nói riêng, những hạn chế trong quy định của BLHS hiện hành đang trở thành một vấn đề thực tế quan trọng.

14

Trang 24

Những bat cập trong quy định của BLHS hiện hành là cơ sở thực tiễn quan trọng của việc sửa đổi toàn diện của BLHS và day manh cong tac dau tranh

phòng ngừa tội phạm.

1.1.2.2 Quy định các tội xâm hại tình dục trẻ em trong pháp luật hình

sự nhằm hài hòa hơn với pháp luật quốc tế trong bối cảnh hội nhập

Việt Nam đã là nước đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên toàn cầu phê chuẩn Công ước Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em (CRC) vào năm 1990.

Ngoài việc tham gia CRC, Việt Nam cũng tham gia 7/9 Công ước cơ bản của

Liên hiệp quốc về quyền con người, trong đó có các nội dung liên quan đến chăm sóc và bảo vệ trẻ em như Công ước số 138 và Công ước số 182 của Tổ chức Lao động quốc tế - ILO Điều nay đã thé hiện những cam kết chính trị của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, quyền trẻ em Điều 34 trong Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em đã quy định rõ: “Các quốc

gia thành viên cam kết bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bóc lột và lạm dụng tinh dục Dé dat được mục tiêu này, các quốc gia thành viên cần thực hiện

những biện pháp thích hợp tại cấp quốc gia, song phương và đa phương dé

ngăn ngừa: 1 Xúi giục hoặc ép buộc trẻ em tham gia vào bất kỳ hoạt động

tinh dục vi phạm pháp luật nào; 2 Sử dụng hành vi có tính chất bóc lột trẻ em

trong các hoạt động mại dâm hoặc các hoạt động tinh dục vi phạm khác; 3 Sử

dụng hành vi có tính chất bóc lột trẻ em trong các biéu diễn hoặc trong các tài

liệu khiêu dâm” [18].

Pháp luật liên quan đến các tội XHTD trẻ em không chỉ là một cách để thực hiện cam kết và hòa nhập giữa pháp luật quốc gia và cộng đồng quốc tế, mà còn là một phương tiện quan trọng dé đảm bảo quyên trẻ em Trong bối cảnh hiện nay, nhiều khía cạnh cụ thể của quyền trẻ em cũng như nhiệm vụ

bảo vệ quyền này đòi hỏi sự đấu tranh, hợp tác, và phối hợp từ nhiều quốc gia

hoặc cộng đông quôc tê Những vân đê này đêu yêu câu sự hợp tác, hồ trợ, và

15

Trang 25

phối hợp giữa các bên trong cộng đồng quốc tế Trách nhiệm của các quốc gia khi tham gia ký kết hoặc phê chuẩn các công ước, tuyên ngôn liên quan đến

quyên trẻ em là thực hiện các cam kết đã đưa ra Mỗi quốc gia cần phải cụ thé

hóa các quy định của pháp luật quốc tế vào hệ thống pháp luật quốc gia, sao cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của đất nước Điều này giúp

tạo sự hòa nhập giữa pháp luật quốc gia và quốc tế, thé hiện tinh than ràng

buộc trách nhiệm của mỗi quốc gia trong việc bảo vệ quyền trẻ em trước cộng

đồng quốc tế.

Vì vậy, việc quy định các tội XHTD trẻ em trong pháp luật không chỉ

dé hội nhập quốc tế mà còn là một phan thiết yếu dé đảm bảo việc bảo vệ trẻ

em trở nên toàn diện và hiệu quả.

1.1.2.3 Quy định các tội xâm hại tình dục trẻ em trong pháp luật hình

sự là cơ sở pháp lý phục vụ trực tiếp cho hoạt động phòng ngừa, đấu tranh

phòng chống toi phạm và thực hiện chính sách hình sự cua Nhà nước

Theo số liệu thống kê, dân số Việt Nam tính đến 1/4/2019 đạt mức 96.2 triệu người, trong đó có khoảng 25.5 triệu trẻ em Vì vậy, có thể nói bảo vệ trẻ

em chính là bảo vệ sự phát triển trong tương lai của mỗi quốc gia Nhận thức được tầm quan trọng này, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em Tuy nhiên, qua

công tác phòng, chống tội phạm của các cơ quan chức năng cho thấy, cùng với sự biến động, gia tăng của tội phạm nói chung, tội phạm xâm hại trẻ em

cũng tăng lên đáng lo ngại Điều này đã trở thành một vấn đề bức xúc trong xã hội, bởi phạm tội đối với trẻ em có tính chất đặc biệt hơn so với các trường hợp phạm tội thông thojong khác ở đối tượng bị xâm hai là trẻ em Trẻ em là những người bị hạn chế hoặc hoàn toàn không có khả năng, điều kiện tự vệ

hoặc bảo vệ mình Hành vi xâm hại dé lại hậu qua rất nặng nề, nó không chỉ

gây tôn hại đến danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe mà còn tác động

tiêu cực đên tâm lý và sự phát triên bình thường của các em, nhât là các em

16

Trang 26

tuổi còn quá nhỏ Vì vậy, trẻ em là đối tượng đặc biệt cần được toàn xã hội bảo vệ Tình hình tội phạm XHTDTE tiếp tục có những diễn biến phức tạp và

những bất cập của BLHS hiện hành là cơ sở thực tiễn quan trọng của việc sửa

đổi toàn diện của BLHS va day mạnh công tác đấu tranh phòng ngừa tội

Việc quy định các tội XHTD trẻ em trong pháp luật hình sự không

chỉ nhằm xử lý những người đã vi phạm, mà còn có mục tiêu quan trọng trong việc phòng ngừa tội phạm Quy định này không chỉ là cơ sở để trừng

trị và đưa ra trách nhiệm hình sự đối với những người đã thực hiện hành vi XHTD, mà còn là cách ngăn chặn những hành vi tiềm ân và ngăn chặn sự

lặp lại của chúng.

Hơn nữa, việc quy định các hành vi XHTD là tội phạm cũng tao ra hiệu

ứng răn đe, cảnh báo đối với những người khác Điều này mang ý nghĩa cảnh

báo rằng việc thực hiện các hành vi này sẽ gánh chịu các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm cả các hình thức xử phạt nghiêm khắc được quy định trong

luật hình sự Các quyền con người, như quyền tính mang, sức khỏe, danh dự,

và quyền tình dục, là những giá trị quý báu của mỗi cá nhân Khi những giá

trị quý báu này bị xâm phạm, đồng nghĩa với việc mắt đi sự tự do và khả năng phát triển bình thường của trẻ em, ảnh hưởng đến cả cá nhân và xã hội.

Những quyền này là cơ bản và không phân biệt dân tộc, quốc tịch hay vị trí Do đó, việc quy định các tội XHTD trẻ em không chỉ ảnh hưởng đến những người vi phạm, ma còn là một phần trong việc giáo dục mọi người về quyên của họ và ý nghĩa của việc tôn trọng quyền và tự do của người khác.

Tóm lại, việc quy định các tội XHTD trẻ em là một biện pháp tích cực

trong việc bảo vệ quyền con người, quyền trẻ em Nhờ vào việc lập pháp và đưa ra các quy phạm pháp luật hình sự về các tội XHTD cụ thể, Nhà nước không chỉ thực hiện việc giáo dục mọi người về ý thức tuân theo pháp luật,

mà còn đóng góp vảo việc tạo ra một môi trường xã hội không châp nhận tội

17

Trang 27

phạm và tôn trọng quyền con người, quyền trẻ em Điều này không chỉ áp dụng cho những người đã thực hiện hành vi xâm hại, mà còn áp dụng cho tất

ca moi người.

1.2 Khái niệm hành vi khách quan va các hình thức của hành vi

khách quan trong cấu thành tội phạm

1.2.1 Khái niệm hành vi khách quan

Các hành vi phạm tội trong một dang tội phạm cụ thể như cướp tài sản,

giết người, trộm tài sản, hiếp dâm có thể xuất hiện trong tình huống khác

nhau trong thực tế Tuy vậy, chúng đều có nội dung biểu hiện giống nhau, và

sự hiện diện của các yếu tố này quyết định độ nguy hiểm của loại tội phạm

đó Khái quát hóa nội dung biểu hiện giống nhau của bốn yếu tố (chủ thể, mặt khách quan, mặt chủ quan và khách thể) của mỗi loại tội phạm trở thành các

dấu hiệu đặc trưng dé mô tả tội phạm và ghi nhận sự mô tả này trong luật là cách thức pháp luật quy định về tội phạm của luật hình sự Khái niệm cấu thành tội phạm được dùng để chỉ sự mô tả này Theo GS TS Nguyễn Ngọc

Hòa “Cấu thành tội phạm là hình thức phản ánh tôi phạm trong luật Cau thành tội phạm là sự mô tả của luật hình sự về các dấu hiệu có tính đặc trưng

thuộc bốn yếu tố của loại tội phạm cụ thể Mối quan hệ giữa cấu thành tội

phạm và tội phạm là mối quan hệ giữa khái niệm pháp lý và hiện tượng thực

tế mà khái niệm đó phản ánh” [13, tr.144] Trong cấu thành tội phạm, “Mặt khách quan của tội phạm là biểu hiện bên ngoài của tội phạm hay là những dau hiệu của tội phạm biểu hiện ra ngoài thé giới khách quan mà con người có thé nhận biết trực tiếp” [5, tr.137].

Mặt khách quan của tội phạm bao gồm các dấu hiệu sau: hành vi nguy hiểm cho xã hội (hay còn gọi là hành vi tội phạm), hậu quả nguy hiểm cho xã

hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi - hậu quả nguy hiểm cho xã hội, thời

gian và địa điểm xảy ra tội phạm, cách thức (phương pháp) thực hiện tội,

18

Trang 28

những thủ đoạn và công cụ, phương tiện được dùng trong việc phạm tội, cũng

như hoàn cảnh tội phạm Vì vay, mặt khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm, diễn ra trong thế giới khách quan mà con người có thê nhận biết trực tiếp [5, tr.158] Trong yếu t6 mặt khách quan của tội phạm, hành vi khách quan (hay còn gọi là “hành vi nguy hiểm”) cho xã hội là biểu

hiện cơ bản nhất và bắt buộc ở tất cả các tội phạm Bởi, tội phạm được định

nghĩa là “hành vi nguy hiểm cho xã hội” [27] do đó, dấu hiệu hành vi nguy

hiểm cho xã hội là dấu hiệu khách quan bắt buộc của tat cả các cau thành tội

phạm Đây là yếu tô chính trong mặt khách quan của tội phạm và các dau hiệu khác chỉ có ý nghĩa khi có dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Hành vi khách quan được cấu thành bởi hai yếu tố chính, đó là: hành vi và tính nguy hiểm cho xã hội [5, tr.160] Theo Đại từ điển tiếng Việt thì hành

vi được hiểu là “cách con người biểu hiện hành động thông qua ngôn ngữ, cử chỉ và hành động” [47, tr.676] Vì vậy, hành vi là cách thể hiện ý chí và phản ánh ý chí của con người thông qua hành động vật chất (ngôn ngữ, cử chỉ,

hành động) Thực tế cho thấy, dù có suy nghĩ tiêu cực, đê hèn hoặc xấu xa

đến đâu, nhưng nếu không được biểu hiện ra bên ngoài thế giới thực bằng các

hành vi cụ thé, thì không có khả năng tác động đến các mối quan hệ xã hội va không gây nguy hiểm cho xã hội Những ý định nguy hiểm chi thé hiện bản chất khi được biểu hiện qua hành vi, tác động va gây hai cho các đối tượng của tội phạm Ngược lại, suy nghĩ nguy hiểm thúc đây việc tạo ra hành vi nguy hiểm cho xã hội Chỉ có những hành vi thực sự mang tính ý chí như vậy

mới được coi là tội phạm, trong khi các hành vi có thé gây hại cho xã hội

nhưng không phát sinh do ý chí của người thực hiện thì không được xem là

tội phạm vì chúng không thể coi là ứng xử của chủ thê đó.

Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi thể hiện ở chỗ nó gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kế cho các quan hệ xã hội được Luật

19

Trang 29

Hình sự quy định là tội phạm Trong thực tế, cũng có những hành vi gây hại đáng kể cho xã hội nhưng không được xem là tội phạm do chúng không tác

động vào đối tượng cần được bảo vệ bởi Luật Hình sự [47, tr.676] Hành vi

bao gồm hành vi hành động (ví dụ: hành vi của tội giết người, tội cướp tài

sản, ) và hành vi không hành động (ví dụ: hành vi của tội không cứu giúp

người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Qua đó có thể thấy, hành vi khách quan của tội phạm có các đặc

điểm sau:

Một là, có mức độ nguy hiểm đáng kể đối với xã hội Tính nguy hiểm đáng kể đối với xã hội xuất phát từ việc bất kỳ hành vi phạm tội nào đều dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến thiệt hai đáng kế đối với các mối quan hệ xã hội được quy định và bảo vệ bởi luật hình sự Trong các tội phạm cụ thể, tính

nguy hiểm đáng kế có thé được thé hiện băng cách định lượng (qua dấu hiệu định tội có hậu quả) hoặc băng tính chất (qua dấu hiệu định tội chỉ có hành

vi) Tính nguy hiểm đáng kế đối với xã hội là yếu tố cơ bản dé phân biệt hành

vi phạm tội với các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Hai là, tính trái pháp luật hình sự Một hành vi chỉ bị coi là tội phạm

khi thể hiện tính trái pháp luật hình sự Điều này thé hiện việc chủ thé thực hiện các hành vi mà pháp luật hình sự cắm hoặc không thực hiện các hành vi mà pháp luật hình sự yêu cầu Trong khoa học luật hình sự, biéu hiện này của hành vi được thé hiện thông qua hành động phạm tội và không hành động

phạm tội.

Ba là, có ý thức và ý chí Chủ thé thực hiện hành vi phạm tội phải có

khả năng nhận thức được hành vi của mình có khả năng gây hai cho xã hội;

tuy nhiên, họ vẫn thực hiện nó Họ phải có khả năng kiểm soát hành vi và có khả năng thực hiện hành vi theo cách phù hợp với nhu cầu và đòi hỏi của xã

hội Nói cách khác, khi thực hiện hành vi phạm tội, ý chí và lý trí của người

20

Trang 30

phạm tội phải được thé hiện một cách rõ ràng mà không bị ảnh hưởng bởi bất

kỳ yếu tố khách quan nào làm hạn chế hoặc vô hiệu hóa khả năng nhận thức và kiểm soát hành vi của họ.

Từ những nhận thức trên đây, khái niệm hành vi khách quan của tội

phạm được phát biểu như sau: Hành vi khách quan của tội phạm là cách thức

xử sự của con người (hành động hoặc không hành động), trái pháp luật hìnhsự và được thực hiện bởi người có ý thức và ý chí.

1.2.2 Các hình thức của hành vi khách quan của toi phạm

Hình thức của hành vi khách quan của tội phạm gồm: hình thức hành

động và hình thức không hành động.

Thứ nhất, hình thức hành động Hành động là hình thức của hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động qua

việc chủ thé thực hiện “xử sự tích cực” bị pháp luật hình sự ngăn cấm [13,

tr.95] Hành động phạm tội được thực hiện thông qua lời nói, cử chỉ hoặc

hành động cụ thé Hanh động phạm tội chỉ có thể xảy ra một lần duy nhất trong khoảng thời gian ngăn hoặc bao gồm nhiều động tác khác nhau, hoặc

thậm chí có thể tái diễn trong thời gian dài.

Qua việc nghiên cứu các hành vi phạm tội, đối với hành động phạm tội thường thể hiện ở các dạng cu sau: Mot là, chu thé thực hiện tội phạm bang cach tac động trực tiếp vào đối tượng tác động Vi du: A dùng tay bóp cổ B

cho đến lúc B chết; Hai là, chủ thé thực hiện tội phạm thông qua công cụ, phương tiện Ví du: A dùng súng ban vào đầu B dẫn đến B tử vong; Ba là,

chủ thê thực hiện tội phạm thông qua lời nói Ví du: A dùng lời lẽ đe dọa sẽ giết B, khiến B tin đó là sự thất và lo sợ Chủ thể thực hiện tội phạm thông

qua người không đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc thông qua người

không có năng lực trách nhiệm hình sự, hoặc những người bị cưỡng bức vê

21

Trang 31

thé chất hoặc tinh than Ví dụ: A (20 tuổi) đưa cho B (13 tuổi) 01 triệu đồng nhờ B vận chuyền 01 kg heroine từ địa bàn này sang địa bàn khác

Thứ hai, hình thức không hành động “Không hành động” là hình

thức của hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng không bình thường của

đối tượng tác động qua việc chủ thể không thực hiện “xử sự tích cực” cần

thiết cho xã hội và có tính bắt buộc đối với chủ thể [13, tr.95] Hành vi thể

hiện dưới dạng không hành động phạm tội được thể hiện thông qua việc chủ

thê không thực hiện một nghĩa vụ pháp lý mặc dù có đủ điều kiện để thực

hiện Điều này dẫn đến việc gây thiệt hai cho khách thé của tội phạm, mặc

dù có đủ điều kiện để thực hiện Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp

không hành động gây ra thiệt hại cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo

về đều phạm tội Chỉ được xem là không hành động phạm tội khi thoả mãn các điều kiện sau:

Một là, chủ thể phải có nghĩa vụ hành động Nghĩa vụ hành động đó

xuất phát do nghĩa vụ do Nhà nước quy định, ví dụ như nghĩa vụ đóng thuế,

nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ do chức năng, nghề nghiệp bắt buộc thực hiện Vi

dụ: Trách nhiệm cứu chữa bệnh nhân của bác sĩ, nghĩa vụ bảo vệ tài sản của

người bảo vệ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng Ví dụ: Hợp đồng thuê giữ trẻ

làm phat sinh nghĩa vụ trông coi, chăm sóc trẻ; nghĩa vụ phat sinh từ xử sự

trước đó của chủ thé, như trách nhiệm pháp lý cứu người khi gây ra tại nạn

giao thông của chủ thé điều khiển phương tiện giao thông.

Hai là, chủ thé phải có kha năng (điều kiện) dé thực hiện nghĩa vụ Điều

này đòi hỏi trong những trường hợp nghĩa vụ phát sinh, chủ thể phải có khả

năng dé thực hiện nghĩa vu đó, nếu không có khả năng thực hiện thì không

phạm tội Ví dụ A không biết bơi, thấy B bị đuối nước ở dưới sông kêu cứu mà

A không cứu dẫn đến B chết, trong trường hợp này A không phạm tội.

22

Trang 32

Trong BLHS, phần lớn các tội phạm được thực hiện bằng hình thức

hành động, có một số tội phạm chỉ thực hiện băng không hành động như tội

tron thuế, tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mang , cũng có một số tội vừa thực hiện bằng hành động vừa băng không hành động như tội giết người, tôi huỷ hoại tài sản điều này phụ thuộc vào

đặc trưng hành vi cua từng tội phạm va dấu hiệu định tội của nó.

1.3 Khái niệm và các đặc điểm của hành vi khách quan trong các tội

xâm hại tình dục trẻ em

1.3.1 Khái niệm hành vi khách quan trong các tội xâm hai tình duc

trẻ em

Xuất phát từ khái niệm “các tội XHTD trẻ em” và “hành vi khách

quan” đã được phân tích làm rõ trên đây, chúng ta có thé định nghĩa “hành vi

khách quan trong các tội XHTD trẻ em” như sau: Hành vi khách quan trongcác tội XHTD trẻ em là cách thức xử sự cua con người (hành động hoặc

không hành động), trái pháp luật hình sự và được thực hiện bởi người có ý

thức và ý chí nhằm ép buộc, lôi kéo, dụ đỗ trẻ em tham gia vào các hành vi

liên quan đến quan hệ tình dục ”.

Mối liên hệ giữa mặt khách quan (hành vi khách quan) với những yếu

tố khác trong câu thành tội phạm của trong các tội xâm hại tình dục trẻ em:

Mặt khách quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố cấu thành tội

phạm, không có mặt khách quan thì sẽ không có các yêu tố khác của tội phạm

và vì vậy cũng sẽ không có tội phạm Mặt khách quan của tội phạm là sự tổng hợp các dấu hiệu do luật hình sự quy định và các tình tiết phản ánh hành vi

bên ngoài của sự xâm hai cụ thé nguy hiểm đáng ké cho xã hội đến khách thé

được pháp luật hình sự bảo vệ, gồm: hành vi khách quan, hậu quả, mối quan

23

Trang 33

hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả Trong cấu thành tội phạm của các tội phạm cụ thể, không phải tất cả các dấu hiệu của mặt khách quan đều được quy định là dấu hiệu của tội phạm Trong các dấu hiệu đó, hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định là dấu hiệu bắt buộc của tất cả các tội, không có hành vi nguy hiểm cho xã hội thì không có tội phạm Các dấu hiệu khác của

mặt khách quan chỉ được quy định là dấu hiệu của những tội phạm nhất định trong cau thành tội phạm cơ bản (là dấu hiệu định tội) hoặc trong cau thành tội phạm tăng nặng, cầu thành tội phạm giảm nhẹ (là dấu hiệu định khung) Với vai trò là một trong bốn yếu tố cau thành tội phạm và với đặc điểm là tồn

tại bên ngoài thế giới khách quan, mặt khách quan của tội phạm giữ vai trò

quan trọng trong các quy định của BLHS cũng như trong thực tiễn xử lý tội

phạm Việc nghiên cứu và xác định một tội phạm cụ thể thường bắt đầu từ việc nghiên cứu và xác định các dấu hiệu của mặt khách quan của tội phạm,

cụ thé là xuất phát từ hành vi khách quan của tội phạm Từ những biéu hiện

khách quan (mà trước hết là hành vi nguy hiểm cho xã hội) người ta xác định

được tội phạm đã xảy ra, làm rõ các yếu tô khác của cấu thành tội phạm như

mặt chủ quan, chủ thé, khách thé của tội phạm Không có mặt khách quan của tội phạm (đặc biệt là hành vi khách quan) thì cũng không có các yếu tố khác

của tội phạm và do vậy, cũng không có tội phạm Hành vi khách quan của các

tội XHTDTE là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, sức khoẻ và có khi là cả tính mạng của trẻ em.

1.3.2 Đặc điểm của hành vi khách quan trong các tội xâm hai tinh

dục trẻ em

Hành vi khách quan trong các tội XHTD trẻ em có những đặc điểm

giống với hành vi khách quan của các tội phạm nói chung như sau:

Thứ nhất, hành vi khách quan trong các tội XHTD trẻ em phải có tính

24

Trang 34

nguy hiểm đáng kể Hành vi khách quan gây ra thiệt hại lớn, nghiêm trọng là

hành vi tội phạm Ngược lại, khi hành vi khách quan chỉ gây ra thiệt hại nhỏ,

không đáng kể thì nó có thé không được coi là tội phạm.

Thứ hai, hành vi khách quan trong các tội XHTD trẻ em phải được quy

định trong BLHS.

Tại Điều 8 của BLHS năm 2015 đã khẳng định tội phạm là hành vi

nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS Như vậy, tội phạm là hành vi bị Luật hình sự nghiêm cam Do đó, hành vi khách quan chi được coi là

hành vi khách quan của tội phạm XHTD trẻ em nếu thoả mãn day đủ các dau hiệu của hành vi khách quan của tội phạm cụ thể trong BLHS, và bị cấm theo

quy định của Luật hình sự.

Việc quy định chặt chẽ hành vi khách quan trong các tội XHTD trẻ em

trong BLHS không chỉ là cơ sở để đảm bảo tính nhất quán trong cuộc chiến phòng chống tội phạm, mà còn đảm bảo rằng quyền dân chủ của công dân

không bị vi phạm bởi các hành vi trái pháp luật Ngoài ra, việc này còn tạo

động lực cho cơ quan lập pháp thúc đây cơ quan lập pháp kịp thời sửa đôi, bồ sung Luật hình sự theo sát sự thay đổi của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội.

Thứ ba, hành vi khách quan trong các tội XHTD trẻ em được thực hiện

một cách có ý thức và ý chí Chủ thé phạm tội nhận thức được hành vi cua mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng họ vẫn chọn thực hiện nó Đồng thời, họ

thể hiện ý thức và ý chí rõ ràng trong việc thực hiện hành vi phạm tội, mà

không bị ảnh hưởng bởi bat kỳ yếu tố khách quan nào có thé làm hạn chế hoặc vô hiệu hóa khả năng nhận thức và kiểm soát hành vi của họ.

Ngoài những đặc điểm chung với các tội phạm khác, song loại tội phạm này cũng có những đặc điểm đặc thù Nên hành vi khách quan trong các tội XHTD trẻ em cũng tồn tại những đặc điểm tương đồng và riêng biệt với hành

vi khách quan trong các tội phạm khác Cụ thể như sau:

Thứ nhất, hành vi khách quan trong các tội XHTD trẻ em thé hiện dưới

25

Trang 35

hình thức hành động phạm tội Thông thường hành vi khách quan của tội

phạm có thể được biểu hiện bằng hành động hoặc không hành động Tuy

nhiên, XHTD trẻ em được coi là việc dùng vũ lực, de dọa dùng vũ lực, ép

buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục,

bao gồm: hiếp dam, cưỡng dâm, giao cau, dâm 6 với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức (như đã đề cập ở Mục

1.1.1 trên đây) Hành vi phạm tội được biểu hiện ra bên ngoài dưới hình thức

hành động, bằng cách sử dụng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác dé uy hiép tinh than, lam té liệt khả nang phản khang hoặc tự vệ hoặc lợi dung sự non not về nhận thức của nạn nhân dé đạt được hành vi tình dục Với cách tiếp cận này,

hành vi XHTD trẻ em đều là những hành động bị cắm mà không có hành vi nào thé hiện dưới hình thức là nghĩa vụ pháp lý mà chủ thé buộc phải thực hiện để không xâm hại tới quyền của trẻ em Chính vì vậy, hành vi khách quan

trong các tội XHTD trẻ em đều thể hiện dưới hình thức hành động phạm tội

mà không phải là không hành động phạm tội.

Thứ hai, hành vi khách quan trong các tội XHTD trẻ em có tính nguy

hiểm cho xã hội thé hiện ở việc hành vi đó xâm hai tới quyền bat khả xâm phạm về tình dục của trẻ em, xâm hại tới quyền được phát triển lành mạnh về thé chất, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của trẻ em Các tội XHTD trẻ em không những cha đạp lên danh dự, nhân pham của nạn nhân, gây nguy hại đến

sức khỏe sự phát triển bình thường về tâm sinh lý nạn nhân mà thậm chí còn

tước đoạt tính mạng của họ, phá hoại nặng né tình cảm, hạnh phúc gia đình họ trong hiện tại, tương lai và ảnh hưởng xấu đến đạo đức, an ninh, trật tự an

toàn xã hội.

Thứ ba, hành vi khách quan trong các tội XHTD trẻ em có tinh đa dạng.

Tính đa dạng và phức tạp về hình thức của các tội XHTD trẻ em là một trong những căn cứ dé đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành

vì này Việc nghiên cứu về đặc điêm này của tội phạm có ý nghĩa thê hiện sự

26

Trang 36

cần thiết và tầm quan trọng của việc quy định các tội XHTD trẻ em Bởi vì, trong thực tế các hành vi XHTD trẻ em luôn có nguy cơ xảy ra và đã xảy ra rat

nhiều, mà mỗi vụ án XHTD trẻ em lại có những phương thức, thủ đoạn thực

hiện hành vi khác nhau Điều này có nghĩa là các quyền con người, quyền trẻ

em luôn có nguy cơ nhiều nhất bị gây thiệt hại bởi loại tội phạm này.

Sự đa dạng của hành vi khách quan của các tội XHTD trẻ em không chỉ

giới hạn ở bạo lực như: trường hợp hiếp dâm trẻ em - một hình thức dễ nhận

biết, dé bị lên án và là hành vi xâm phạm quyền con người ở mức độ nghiêm

trọng nhất Ngoài ra, còn tồn tại nhiều hình thức XHTD trẻ em khác Hình

thức XHTD trẻ em có thé xuất hiện trong gia đình, chang hạn như: lạm dụng

tình dục trẻ em gái trong môi trường gia đình, Sự đe dọa, cưỡng bức tình

dục cũng có thể ảnh hưởng tới trẻ em trai, người khuyết tật, người thuộc dân tộc thiểu số, hoặc những người đang đối mặt với tình huống khó khăn đặc

biệt Hành vi khách quan của các tội XHTD trẻ em có thể phát sinh từ người quen hoặc người lạ Các tội XHTD trẻ em không chỉ bao gồm những hành vi

tình dục tác động trực tiếp lên cơ thể một cách ép buộc hoặc không có sự

đồng ý của trẻ em như: hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô mà còn bao hàm các

biểu hiện khác mà mặc dù không tác động trực tiếp lên cơ thể, nhưng vẫn là hành vi XHTD, như chia sẻ hình ảnh khiêu dâm, hay thé hiện nhu cầu tình

dục thông qua lời nói hay hành động.

27

Trang 37

Tiểu kết chương 1

Chương 1 của Luận văn đã trình bày một số van dé lý luận về hành vi khách quan trong các tội XHTD trẻ em bao gồm: khái niệm, đặc điểm của các

tội XHTD trẻ em; Khái niệm và các hình thức của hành vi khách quan trong

cấu thành tội phạm khái niệm, đặc điểm của hành vi khách quan trong các tội

XHTD trẻ em Trong đó:

1 Khái niệm hành vi khách quan của tội phạm được phát biểu như sau:

Hành vi khách quan của tội phạm là cách thức xử sự của con người (hành

động hoặc không hành động), trái pháp luật hình sự và được thực hiện bởi

người có ý thức và ý chí.

2 Đặc điểm của hành vi khách quan trong các tội XHTD trẻ em gồm:

hành vi khách quan trong các tội XHTD trẻ em thé hiện dưới hình thức hành

động phạm tội; hành vi khách quan trong các tội XHTD trẻ em có tính nguy

hiểm cho xã hội thé hiện ở việc hành vi đó xâm hại tới quyền bat khả xâm

phạm về tình dục của trẻ em, xâm hại tới quyền được phát triển lành mạnh về

thé chat, sức khỏe, nhân pham và danh dự của trẻ em; hành vi khách quan

trong các tội XHTD trẻ em có tinh đa dạng; hành vi khách quan trong các tội

XHTD trẻ em phải có tính nguy hiểm đáng kể; hành vi khách quan trong các

tội XHTD trẻ em phải được quy định trong BLHS và hành vi khách quantrong các tội XHTD trẻ em được thực hiện một cách có ý thức và ý chí.

Việc nghiên cứu một cách có hệ thống tất cả những vấn đề lý luận có

liên quan đến hành vi khách quan trong các tội XHTD trẻ em là rất cần thiết, nhằm tạo cơ sở cho việc phân tích quy định và thực trạng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về hành vi khách quan trong các tội XHTD trẻ em

trong Chương 2 của luận văn.

28

Trang 38

Chương 2

SỰ THẺ HIỆN CỦA HÀNH VI KHÁCH QUAN

TRONG CAC TOI XÂM HAI TINH DỤC TRE EM THEO QUY ĐỊNH CUA BO LUAT HINH SU VIET NAM NAM 2015, MOT SO VUONG

MAC TU THUC TIEN AP DUNG PHAP LUAT TAI DIA BAN THANH PHO HAI PHONG VA CAC NGUYEN NHAN

2.1 Sự thé hiện của hành vi khách quan trong các tội xâm hại tinh

dục trẻ em theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015

Những hành vi XHTD trẻ em là những hành vi gây ra sự nguy hiểm cực kỳ

cao đối với quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được tôn trọng và bảo vệ về

danh dự nhân phẩm của trẻ em Những hành vi này không chỉ xâm phạm đến danhdự và nhân phẩm của nạn nhân, mà còn đe dọa đến sức khỏe và sự phát triển tâmsinh lý bình thường của trẻ em Hiện nay BLHS năm 2015 của Việt Nam không quy

định các hành vi khách quan của các tội XHTD trẻ em trong một điều luật cụ thể mà

được quy định trong từng điều luật tương ứng với từng tội phạm XHTD trẻ em, cụthé: Hành vi khách quan của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi được quy định tạiĐiều 142 BLHS; Hành vi khách quan của Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đếndưới 16 tuổi được quy định tại Điều 144 BLHS; Hành vi khách quan của Tội giaocầu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới

16 tuổi được quy định tại Điều 145 BLHS; Hành vi khách quan của Tội dâm ô đối

với người đưới 16 tuổi được quy định tại Điều 145 BLHS; Hành vi khách quan củaTội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm được quy định tại Điều

146 BLHS:

2.1.1 Hành vi khách quan trong Tội hiếp dâm người dưới l6 tuổi

(Điều 142 Bộ luật hình sự năm 2015)

Theo tác gia Dinh Văn Qué, Tội hiếp dâm người 16 tuổi được hiểu là “hànhvi dùng vũ lực, đe doa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ đượccủa nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác với

29

Trang 39

người chưa đủ 16 tuổi” [22, tr.252] Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi được quy định

tại Điều 142 của BLHS năm 2015, theo đó “1 Người nào thực hiện một trong các

hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Dùng vũ lực, de doa dùng

vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạnkhác giao cau hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tudiđến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ; b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan

hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi” [27] So sánh với cau thành của Tội hiếp

dâm, cơ bản các dấu hiệu của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi cũng tương đồng vớiTội hiếp dâm đối với người từ 16 tuôi trở lên Tuy nhiên, vì nạn nhân ở đây là ngườidưới 16 tuổi, các nhà lập luật đã đặt ra một số dau hiệu riêng biệt nhằm phù hợp vớicác đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức của người dưới 16 tudi Cụ thé: đối với nạnnhân từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, cần xác định xem việc giao cấu hoặc có các hànhvi tình dục khác có phù hợp với ý muốn của nạn nhân hay không Còn đối với nạnnhân dưới 13 tuổi, không cần xác định xem nạn nhân có đồng ý hay không đồng ý,

VIỆC giao cấu hoặc có các hành vi tình dục khác vẫn khiến người phạm tội bị truycứu trách nhiệm hình sự về Tội hiếp dâm người dưới 16 tudi Hơn nữa, dé bổ sung,hành vi giao cấu hoặc các hành vi tình dục khác đối với người dưới 16 tuổi chi đượccoi là tội khi người phạm tội thực hiện chúng với lỗi cố ý Như vậy, dựa trên những

khái niệm đã được phân tích ở trên, ta có thể đưa ra định nghĩa về Tội hiếp dâm

người dưới 16 tuổi như sau: “Tội phạm hiếp dâm người dưới 16 tuổi là những hànhvi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ đượccủa nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác giao cầu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình

dục khác với người dưới 16 tuổi, do người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự vàđạt độ tuổi theo luật định thực hiện với lỗi cố ý, xâm hại đến quyền bất khả xâm

phạm về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và sự phát triển bình thường về mặt tâmsinh lý của người dưới 16 tuổi” [27].

Về hành vi khách quan của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Trước khi BLHS năm 2015 có hiệu lực thì việc xác định một người

phạm Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi đó chính là hành vi giao cấu Tuy

30

Trang 40

nhiên, theo quy định tại Điều 142, BLHS năm 2015 thì hành vi giao cau không còn là điều kiện duy nhất dé xác định một người có phạm Tội hiếp dâm

người dưới 16 tuổi nữa, mà còn bao gồm cả “hành vi quan hệ tinh dục khác”

[27] Theo cau thành của tội phạm này, dé thực hiện hành vi hiếp dâm đối với

người dưới l6 tuổi, người phạm tội phải sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ

lực hoặc tận dụng tình hình mà nạn nhân không thể tự vệ được, hoặc sử dụng các phương pháp khác dé thực hiện giao cau hoặc các hành vi tình dục khác.

Dựa vào các đặc điểm tâm sinh lý, mức độ nhận thức và khả năng phản kháng của nạn nhân dưới 16 tuổi, hành vi khách quan của Tội hiếp dâm đối với

người dưới 16 tuổi có hai nhóm trường hợp sau đây:

Thứ nhất, trường hợp nạn nhân là người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi.

Điểm a, khoản 1, Điều 142 của BLHS năm 2015 quy định về hành vi khách quan của người phạm tội gồm hai hành vi riêng biệt sau đây:

Một là, nhóm hành vi có thể thay thế lẫn nhau, đó là: hành vi dùng vũ

lực, đe doạ dùng vũ lực, hành vi lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của

nạn nhân là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi và hành vi dùng thủ đoạn

(i) Hanh vi sử dung vũ lực: người phạm tội sử dung sức mạnh vat chất, có thé bao gồm công cụ hoặc phương tiện hỗ trợ, dé tác động vào nạn nhân là

người dưới 16 tuổi với mục đích dé bẹp hoặc làm tê liệt khả năng phản kháng của nạn nhân Ví dụ: các hành vi đánh, xô ngã, trói, giữ, bóp cổ

(ii) Hành vi de doa dùng vũ lực là việc sử dụng lời nói hoặc hành động

đe dọa tinh thần của nạn nhân dưới 16 tuổi, tạo ra sự sợ hãi và tê liệt về ý chí,

buộc họ tham gia vào hành vi giao cau mà không dám phan kháng Ví dụ như: de doa giết hoặc hứa đe dọa gây thương tích cho nạn nhân nếu họ chống lại.

(iii) Lợi dụng tinh trạng không thể tự vệ được của nạn nhân là người

dưới 16 tuổi: Trường hợp nạn nhân roi vao tinh trang mà họ không thể tự vệ

được khỏi việc bi người khác thực hiện hành vi giao câu hoặc tình dục khác31

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Thống kê tình hình xét xử sơ tham các tội xâm hại tình dục trẻ em trong giai đoạn 2018 - 2022 trên địa bàn thành phố Hải Phòng - Luận văn thạc sĩ luật học: Hành vi khách quan trong các tội xâm hại tình dục trẻ em theo luật hình sự Việt Nam
Bảng 2.1. Thống kê tình hình xét xử sơ tham các tội xâm hại tình dục trẻ em trong giai đoạn 2018 - 2022 trên địa bàn thành phố Hải Phòng (Trang 56)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w