ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
Trang 2HÀ NỘI - 2023
Trang 3ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
Trang 4HÀ NỘI - 2023
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào khác Các
số liệu, ví dụ và trích dan trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tắt cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài
chính theo quy định của Trường Đại Học Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam doan này đề nghị Trường Đại học Luật xem xét để tôi có
thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Lê Thị Diệp
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Dé hoàn thiện luận văn “So sánh pháp luật về chào bán cô phiếu ra công chúng tại Việt Nam và Hoa Kỳ”, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô tại Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi làm luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn TS Nguyễn Thị Thu Hương,
các thầy cô trong Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bẻ, đồng nghiệp đã hỗ
trợ, động viên trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu dé thuc hién dé tai một cách hoàn chỉnh.
Xin trân trọng cảm on!
Trang 7Danh mục các ký hiệu, các chữ việt tat
CHUONG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE CHÀO BAN CO PHIEU RA CONG CHUNG VA PHAP LUAT CHAO BAN
CO PHIEU RA CONG CHUNG -222-2225cccscccrvecee 7
1.1 Khai quát về chao bán cỗ phiếu ra công chúng 7
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm về chào bán cé phiếu ra công chúng 7
1.1.2 Hình thức chào bán cô phiếu ra công chúng - 5-55: II 1⁄2 Pháp luật chao bán cỗ phiếu ra công chúng về các nguyên tắc
CO DAN 800010107 - - 12
1.3 Nội dung điều chỉnh pháp luật về chào bán cỗ phiếu ra công chúng 15
1.3.1 Chủ thé tham gia hoạt động chao bán cô phiếu ra công chúng 16 1.3.2 Điều kiện chào bán cô phiếu ra công chúng - 55+ 5+¿ 23 1.3.3 Trình tự thực hiện chào bán cô phiếu ra công chúng - 26 I))208.9309510/9)) 600111757 30
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VE CHÀO BAN CO PHIẾU RA CÔNG
CHUNG SO SÁNH GIỮA VIỆT NAM VÀ HOA KỲ 31 2.1 Chào bán cỗ phiếu ra công chúng tại Việt Nam va Hoa Kỳ 31
2.2 Chủ thé tham gia hoạt động chao bán cỗ phiếu ra công chúng 35 2.2.1 Tổ chức phat hành -¿- ¿2£ ©5£+S£+EE+EE#EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkerkerree 35
2.2.2 Nhà đầu tư -ccvc hen 38
2.2.3 Tổ chức trung gian :- 2: 5c z2 SEEEEEEEEEEEEEE211211211 112121 cxe 4I
2.2.4 Cơ quan quản lý nha nue - c5 2+ 1E **EE+seseeeeeersseeereee 43
Trang 82.3 Điều kiện chào bán cỗ phiếu ra công chúng 47
2.3.1 Điều kiện về quy mô vốn của tổ chức phát hành 47
2.3.2 Điều kiện về tình hình hoạt động, kinh doanh của tổ chức phát hành 49
2.3.3 Điều kiện về phương án phát hành, phương án sử dụng vốn 51
2.3.4 Điều kiện về niêm yết hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán 53
2.3.5 Điều kiện khác -¿- - + Sk kềEk+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEETEEEEEEEEETEEEETEErkrkrrkes 55 2.4 Trình tự thủ tục chào bán cỗ phiếu ra công chúng 56
2.4.1 Giai đoạn trước khi đăng ký - - «+5 *skEseeserseerersxee 56 2.4.2 Giai đoạn thâm định hồ sơ đăng ký chào bán - 5z 52522 60 2.4.3 Giai đoạn sau khi đăng ký chao bán có hiệu lực - 61
TIEU KET CHUONG c1 68
CHUONG 3: MOT SO KIEN NGHI HOAN THIEN PHAP LUAT VE CHAO BAN CO PHIẾU RA CONG CHUNG CUA VIET NAM 69
3.1 Kiến nghị về khái niệm chào ban cỗ phiếu ra công chúng 69
3.2 Một số kiến nghị về các chủ thể tham gia chào bán cỗ phiếu TA CONG CHUNG eee 73
3.3 Một số kiến nghị về điều kiện chào bán cỗ phiếu ra công chúng 77 3.4 Một số kiến nghị về trình tự thủ tục chao bán cổ phiếu ra
công chúng - - c ++c k tk nh TT TH nh TH nh ng nh 81
TIỂU KET CHUONG 3 cccscssessessesssssessessecsessucsussussssssessecsecsesssssussussseeseesecses 87
KẾT LUAN -2 2 5221221 EEEEEEEEE2121121121121121101111.21121111 2111 c1ye 89
TÀI LIEU THAM KHẢO -22 2 5<+SE£EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEerkerkerree 91
Trang 9DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIET TAT
Đạo luật Đạo luật Cải cách Kiểm toán trong
Public Company Accounting Reform | <2 " ` De CAML 4h
Sarbanes— Công ty Dai chúng va Bảo vệ Nha dauand Investor Protection Act of 2002 x
Oxley tu nam 2002
Electronic Data Gathering, Analysis | Hệ thống thu thập, phân tích và truyEDGAR A, qe TA S2 `
and Retrieval xuât dữ liệu của Hoa Kỳ
EGC Emerging Growth Companies Công ty tăng trưởng mới nồi
Sở Giao dịch chứng khoán thành phố
HOSE Hỗ Chí Minh
IOSCO International Organization of Tổ chức Quốc tế các Uy ban Chứng khoánSecurities Commissions IPO Initial Public Offering Chao bán cô phiéu lần đầu ra công chúng
MBCA Model Business Corporation Act Luật Công ty mẫu của Hoa Kỳ
National Association of Securities
NASDAQ Dealers Automated Quotation Thi trường chứng khoán NasdaqSystem
NYSE The New York Stock Exchange Sở giao dich chứng khoán New York
PO Primary offering Chao bán thêm cô phiêu ra công chúng SEC Securities and Exchange Comission Uy ban Chứng khoán và thị trườngchứng khoán Hoa Kỳ
SGDCK Sở Giao dịch chứng khoán
SRC Smaller reporting company Công ty quy mô nhỏ
TTCK Thi truong chung khoan
UBCKNN Uy ban chứng khoán nhà nước Việt Nam UPCoM Unlisted Public Company Market SỞ Giao dịch chứng khoán chưa niêmyét của Việt Nam
the United States Industrial , R LẠ `
USIC Commission Uy ban Công nghiệp Hoa Ky
Vinatex Tap doan Dét may Viét Nam
WTO Tổ chức thương mai thế giới
Nasdaq Global Market)Thị trường toàn cầu
Nasdaq Capital MarketThị trường Vốn
Red herring prospectusBan cáo bach được đánh dau đỏ
RoadshowBuổi giới thiệu lưu động
Trang 10MỞ DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Chào bán cổ phiếu ra công chúng là một trong những tiền dé tạo lập thi trường chứng khoán, tạo kênh huy động và phân bổ nguồn vốn trung và dài hạn cho sự phát triển kinh tế Thông qua hoạt động chào bán cô phiếu ra công chúng các công ty, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn lớn với chi phí rẻ dé mở rộng kinh doanh, quy mô hoạt động Cùng với đó là sự điều tiết nguồn vốn trong thị trường từ nơi dư thừa sang nơi thiếu, từ nơi hoạt động ít hiệu quả sang nơi hoạt
động có hiệu quả, đồng thời thu hút khả năng đầu tư, “rót vốn” từ nước ngoài vào các công ty, doanh nghiệp Việt Nam.
Năm 2021 tại Việt Nam cũng chứng kiến “làn sóng” huy động vốn của khối doanh nghiệp thông qua phát hành cô phiếu và dau giá cô phần hóa đạt trên 143,5 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 2 lần năm 2020 Việc phát triển thị trường vốn trong những năm gần đây cũng tạo đa dạng sản phẩm tài chính các kênh đầu tư cho các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế Cùng với đó, để tạo nền móng phát triển thị trường, trong thời gian qua, khung pháp lý về thị trường chứng khoán thường
xuyên được hoàn thiện từ cấp luật, nghị định, đến các thông tư vả quy chế, quy trình
dé phù hợp với sự phát triển của thị trường và tiếp cận chuẩn mực quốc tế.
Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực chứng khoán của Việt
Nam như Luật chứng khoán năm 2019 mới được ban hành và bắt đầu có hiệu lực từngày 01/01/2021, các văn bản đưới Luật hướng dẫn thi hành Luật chứng khoán như
Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ban hành ngày 31/12/2020 quy định chỉ tiết thi hành
một số điều của Luật Chứng khoán; Các văn bản quy phạm pháp luật này được sửa
đối, bổ sung liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, của các nhà dau tư, góp phần tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng
như hoạt động chào bán cô phiếu.
Hoa Kỳ là quốc gia có lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán lâu đời nhất trên thế giới cùng với đó là hệ thống các quy định pháp luật về
chào bán cô phiếu ra công chúng day đủ, minh bạch, đảm bảo quyền của nhà dau tư,
Trang 11hạn chế rủi ro trong đầu tư cổ phiếu, đặc biệt là Luật Chứng khoán năm 1933 Bên
cạnh đó, kỹ thuật lập pháp của Hoa Kỳ là một trong những hệ thống pháp luật phát
triển và hoàn thiện nhất được thể hiện rõ nét thông qua Luật Chứng khoán năm
1933 Việc học tập kỹ thuật lập pháp của Hoa Kỳ có thể giúp Việt Nam nâng cao chất lượng pháp luật và ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật về chào bán cé phiếu ra công chúng trong tương lai.
Việc chọn đề tài nghiên cứu “So sánh pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng tại Việt Nam và Hoa Ky” sẽ là cơ hội tốt nhất giúp tác giả nghiên cứu sâu hơn về pháp luật chào bán cô phiếu ra công chúng tại Việt Nam trên cơ sở đối chiếu, so sánh với pháp luật Hoa Kỳ về các quy định tương ứng và các quy định khác biệt.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, van đề chào bán cô phiếu ra công chúng đã được nhiều
cá nhân, tô chức quan tâm, nghiên cứu, thảo luận, mỗi công trình nghiên cứu có
những cách tiếp cận van đề khác nhau, có thé kể đến như:
Giáo trình pháp luật về thị trường chứng khoán do tác giả Lê Thị Thu Thủy là chủ biên cùng sự tham gia biên soạn của tập thê tác giả là giảng viên Khoa Luật -Đại học quốc gia Hà Nội Giáo trình “Pháp luật về thị trường chứng khoán” đi sâu nghiên cứu các vấn đề cơ bản về chứng khoán, thị trường chứng khoán và pháp luật thị trường chứng khoán, và các nội dung liên quan tới chào bán cổ phiếu ra công chúng Hơn nữa, Giáo trình này còn nghiên cứu các nội dung điều chỉnh của pháp luật về thị trường chứng khoán ở Việt Nam, có sự tham khảo với pháp luật về thị trường chứng khoán của một số nước trên thé giới, những nước rất phát triển về thị
trường chứng khoán như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản,
Đề tài Luận văn Thạc sĩ Luật học “Pháp luật về các điều kiện chào bán
chứng khoán ra công chúng ở Việt Nam” của tác giả Đỗ Thảo Quyên tại Khoa Luật
— Đại học quốc gia Hà Nội năm 2021 Luận văn ngày nghiên cứu, phân tích chủ yếu các quy định về điều kiện chào bán cô phiếu ra công chúng theo pháp luật Việt Nam hiện hành như nhóm điều kiện đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ pháp luật, nhóm điêu kiện đảm bảo chât lượng của chứng khoán được chào bán Từ đó đưa ra các
Trang 12thực trạng quy định pháp luật về điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng và
đánh giá các thực trạng đó dé đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật.
Đề tài Luận văn Thạc sĩ Luật học “Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phan ở Việt Nam” của tác giả Vũ Thị Thanh Tâm tại Khoa Luật — Đại học quốc gia Hà Nội năm 2014 Luận văn này nghiên cứu, phân tích chủ yếu các quy định pháp lý trong pháp luật Việt Nam về hoạt động chào
bán cô phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại, trên cơ sở đó, đánh giá
những vấn đề còn vướng mắc, bất cập và đưa ra những phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật trong hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân
hàng thương mại.
Đề tài Luận văn Thạc sĩ Luật học “Chào bán cổ phiếu lan dau ra công chúng theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Vũ Thị Thu Minh tại Khoa Luật — Đại hoc
quốc gia Hà Nội năm 2008 Luận văn này nghiên cứu, xem xét việc chào bán cô
phiếu lần đầu ra công chúng của công ty cô phan theo pháp luật Việt Nam, đặc biệt doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, với các nội dung chủ yếu về xác định giá trị doanh nghiệp trước khi chào bán, thực trạng chào bán, pháp luật điều chỉnh các hoạt động chào bán cô phiếu lần đầu ra công chúng.
Bài nghiên cứu với đề tài “Bảo vệ nhà đâu tư theo Luật chung khoán” của tác giả Lê Thị Thu Thủy, đăng trên tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, số 4, năm 2006 Bài nghiên cứu về các van đề những quy định trong Luật chứng khoán về bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, những van đề đặt ra khi thực thi Luật chứng khoán đối với việc bảo vệ quyền lợi của nha đầu tư, từ mô hình quản lý nhà nước,
trách nhiệm bồi thường thiệt hại tới tính minh bạch của thị trường chứng khoán.
Những công trình nêu trên là những nguồn tài liệu phong phú và quan trọng
dé tác giả tham khảo, nghiên cứu, kế thừa trong quá trình thực hiện dé tài luận văn.
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu cuôi cùng, chung nhat của vân đê nghiên cứu sẽ giúp tác giả hiệu
biết sâu sắc hơn về đặc trưng của hệ thống pháp luật, cấu trúc quy phạm pháp luật,
Trang 13triết lý ân sau các quy phạm pháp luật về chào bán cô phiếu ra công chúng tại Việt
Nam và Hoa Kỳ Trên cơ sở đó có thể nhận diện những mặt phù hợp với pháp luật
Việt Nam dé tiếp tục duy trì và phát huy cũng như kiến nghị đề xuất các điểm mới
tiễn bộ theo pháp luật Hoa Kỳ và có thé vận dụng một cách phù hợp trong điều kiện pháp luật Việt Nam hiện nay.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Đề dat được mục tiêu nêu trên, dé tài có nhiệm vụ cụ thé như sau:
Thứ nhất, phân tích và làm rõ một số vấn đề lý luận về pháp luật về chào bán cô phiếu ra công chúng và pháp luật chào bán cô phiếu ra công chúng.
Thứ hai, phân tích và so sánh pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng tại Việt Nam và Hoa Ky, từ đó làm rõ những nội dung pháp luật của Việt Nam con hạn chế, chưa phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của Việt Nam cũng như các
thông lệ trên thé giới.
Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, so sánh các quy định pháp luật của
Việt Nam và Hoa Kỳ đưa ra một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chào bán cổ phiếu ra công chúng.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định về chào bán cô phiếu ra công chúng của công ty cô phần tại Việt Nam, theo đối tượng điều chỉnh của Luật chứng khoán Việt Nam và các quy định về chào bán cé phiếu ra công chúng của công ty cô phần tại Hoa Kỳ, theo Luật chứng khoán Hoa Kỳ hiện hành Luận văn tập trung chủ yếu vào quan niệm, khái niệm, đặc điểm của chào bán cổ phiếu ra công chúng,
các chủ thể tham gia, điều kiện chào bán, các thủ tục chào bán cổ phiếu ra công chúng của tổ chức phát hành trong nước ở Việt Nam và Hoa Kỳ.
5 Phương pháp nghiên cứu
Dé dat được các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, trong quá trình nghiên cứu
luận văn đã sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh luật Bên cạnh đó còn sử dụng
những phương pháp nghiên cứu cơ bản khác như phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, tong hợp,
Trang 146 Tính mới và những đóng góp của đề tài
Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu, bài báo, tạp chí khoa học chuyên ngành
trong nước nghiên cứu về cô phiếu, chào bán cô phiếu ra công chúng theo pháp luật
Việt Nam như Tạp chí luật học, Tạp chí lập pháp, Tạp chí ngân hàng, Tạp chí tài
chính, và các bài báo, báo cáo trên các website Các nghiên cứu đã khái quát cơ
sở lý luận cũng như thực tiễn và đưa ra những hạn chế, bất cập và đề xuất những kiến nghị sửa đổi, dé hoàn thiện việc chào bán cổ phiếu doanh nghiệp nói chung và
chào bán cô phiếu ra công chúng nói riêng.
Trong xu thế hội nhập quốc tế, giữa các quốc gia không chỉ có sự hợp tác,
giao lưu về kinh tế mà còn trên tất cả các mặt của đời sống xã hội như văn hóa, giáo
dục, y tế và lập pháp Đứng giữa bối cảnh đó, Việt Nam đã và đang sẵn sàng học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực pháp luật của các quốc gia có kỹ thuật lập pháp cao, trong đó có Hoa Kỳ Hơn nữa, thi trường chứng khoán của Việt Nam còn rất non trẻ, với lịch sử phát triển khoảng 20 năm, trong khi đó Hoa Kỳ đã có lịch sử hàng trăm năm phát triển thị trường chứng khoán Mặc đù đã có rất nhiều nghiên cứu, nhiều tác giả nghiên cứu về chào bán cổ phiếu ra công chúng theo pháp luật Việt Nam, nhưng chưa có nhiều tác giả nghiên cứu chuyên sâu về
chào bán cô phiếu ra công chúng qua tương quan so sánh với pháp luật Hoa Kỳ Vì
vậy, tác giả nghiên cứu đề tài này với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về đặc trưng của hệ thống pháp luật, cấu trúc quy phạm pháp luật, triết lý ân sau các quy phạm pháp luật về chào bán cô phiếu ra công chúng tại Việt Nam va Hoa Kỳ Từ đó có
thể nhận diện những khía cạnh phù hợp với pháp luật Việt Nam, những điểm mới, tiễn bộ theo pháp luật Hoa Kỳ và có thể vận dụng phù hợp trong điều kiện pháp luật Việt Nam hiện nay.
7 Kết cầu của luận văn
Chương 1 đề cập đến các van đề khái quát liên quan đến hoạt động chào bán cô phiếu ra công chúng trong lý luận và các quy định của các nước trên thế giới, bao gôm các nội dung khái niệm, đặc điêm, hình thức chào bán cô phiêu ra công chúng,
Trang 15chủ thể tham gia, điều kiện chào bán, trình tự thủ tục chào bán cổ phiếu ra công
chúng Các quy định này sẽ là cơ sở cho việc trình bày, phân tích và bình luận so
sánh pháp luật Việt Nam và Hoa kỳ trong Chương 2.
Chương 2 nghiên cứu, so sánh, phân tích, bình luận về khái niệm, đặc điểm chào bán cô phiếu ra công chúng, chủ thê tham gia, điều kiện chào bán, trình tự thủ
tục chào bán cô phiếu ra công chúng theo pháp luật Việt Nam và Hoa Kỳ Những vấn đề được rút ra gồm có nguyên tắc lập pháp, các quy định pháp luật được đưa ra
dựa trên lịch sử hình thành các quy tắc pháp lý, mục tiêu xây dựng hoặc các tiêu chí
khác nhau của mỗi nước khi xây dựng các quy phạm pháp luật.
Chương 3 đề cập tới những kiến nghị rút ra từ nghiên cứu so sánh pháp luật
về chào bán cô phiếu ra công chúng theo pháp luật Việt Nam và Hoa Kỳ Những
van đề chính bao gồm đặc trưng của hệ thống pháp luật, cau trúc quy phạm pháp
luật, mục đích của nhà lập pháp khi xây dựng các quy phạm pháp luật, bản chất của hoạt động chào bán cô phiếu ra công chúng, chủ thể tham gia, điều kiện chào bán, trình tự thủ tục chào bán cổ phiếu ra công chúng.
Trang 16CHƯƠNG 1
MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE CHAO BAN CO PHIẾU
RA CONG CHUNG VA PHAP LUAT CHAO BAN CO PHIEU RA CONG CHUNG
1.1 Khái quát về chao bán cỗ phiếu ra công chúng
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm về chào ban cỗ phiếu ra công chúng
Dưới góc độ pháp lý, chào bán chứng khoán là hoạt động phát hành chứng khoán gắn liền với quá trình phân phối chứng khoán từ tổ chức phát hành (nhà phát hành) tới nha đầu tư theo trình tự, thủ tục luật định [21, tr.291] Đối với hoạt động
chào bán chứng khoán dé huy động vốn như chào bán cô phiếu, dựa vào quy mô và phạm vi của đợt chào bán, có thé chia làm hai phương thức cơ bản là chào bán cô
phiếu ra công chúng và chào bán cô phiếu riêng lẻ Phạm vi nghiên cứu của luận
văn chỉ tập trung nghiên cứu về phương thức chào bán chứng khoán ra công chúng,
vì vậy, các nội dung chào bán cổ phiếu riêng lẻ tác giả không đi sâu, tìm hiểu,
nghiên cứu Việc phân định này tạo cơ sở để các nhà làm luật xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, chặt chẽ, phù hợp, tạo hành lang pháp lý an toàn cũng như đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động phát hành chứng khoán của doanh
nghiệp và các chủ thê khác tham gia vào đợt chào bán.
Pháp luật của mỗi nước trên thế giới có những cách định nghĩa, cách hiểu khác nhau về chào bán chứng khoán ra công chúng Có nước liệt kê các giao dịch hoặc các điều kiện hoặc các tiêu chí được coi là chào bán chứng khoán ra công chúng (điển hình tại Pháp, Việt Nam, Trung Quốc, ), có nước sử dụng quy định miễn trừ, chỉ được coi là chào bán chứng khoán ra công chúng khi không thuộc các trường hợp, phạm vi miễn trừ (như tại Hoa Kỳ, Chỉ thị của EU về bản cáo bạch
chào bán chứng khoán ra công chúng, ) [21, tr.19].
Thứ nhất định nghĩa theo hướng liệt kê dé đưa ra định nghĩa về chào bán chứng khoán ra công chúng, chăng hạn theo pháp luật Việt Nam liệt kê các tiêu chí được coi là chào bán chứng khoán ra công chúng khi thuộc một trong các trường
Trang 17hợp (i) chào bán cho 100 nhà dau tư trở lên, không ké những nhà đầu tư chứng
khoán chuyên nghiệp; (ii) chao bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng: (iii)
chào bán cho các nhà đầu tư không xác định.
Một các định nghĩa khác theo Luật chứng khoán của Pháp quy định việc
chào bán chứng khoán ra công chúng được hiểu là phát hành, hoặc chuyển nhượng công cụ tài chính ra công chúng hoặc là việc một công cụ tài chính được phép mua
bán trên thị trường có tổ chức, quản lý thông qua phương thức quảng cáo, hoặc vận
động, hỗ trợ từ các tổ chức trung gian [24, tr.17] Số người cụ thé do Ủy ban Chứng khoán Pháp quy định là 300 người.
Thứ hai định nghĩa theo hướng quy định miễn trừ, có thé tham khảo một vài quy định của một số nước như:
Trong Luật Chứng khoán năm 1933 của Hoa Kỳ cũng đề cập thuật ngữ chào bán chứng khoán ra công chúng, nhưng không có định nghĩa cụ thé thé nào là chào bán chứng khoán ra công chúng Thay vào đó, pháp luật Hoa Kỳ quy định chỉ tiết về các giao dịch chào bán chứng khoán được miễn trừ đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước, còn lại là giao dịch chào bán chứng khoán ra công chúng và phải đăng ký [21, tr.301] Các loại miễn trừ đăng ký được quy định cụ thé tại Điều 3, Điều 4, Luật Chứng khoán năm 1933, nhưng tựu chung lại gồm các loại chào bán riêng lẻ hoặc
chào bán cho số ít nhà đầu tư (dưới 35 nhà đầu tư không chuyên), đợt chào bán có
quy mô nhỏ, đợt chào bán cho những người cư trú trong một tiểu bang hoặc lãnh thổ duy nhất, chứng khoán của chính quyên thành phó, tiêu bang và liên bang [80].
Theo tinh thần của Chi thị về ban cáo bạch của EU thì: Chao bán chứng khoán ra công chúng là: Hành vi liên lạc với nhiều người bằng bắt kỳ phương thức
nào, với bat kỳ hình thức nào, thé hiện đầy đủ thông tin trong các điều khoản của bản cáo bạch và chứng khoán được chào bán, và do vậy, giúp cho nhà đầu tư đưa
ra quyết định mua hoặc đăng ký mua các chứng khoán này và không thuộc trường hop giao dịch chao bán chứng khoán không được coi là chào bán chứng khoán ra
công chúng [26].
Có nhiêu cách định nghĩa, quan niệm khác nhau về chào bán chứng khoán ra
Trang 18công chúng, nhưng có thé định nghĩa về chào bán chứng khoán ra công chúng như
sau: Chào bán chứng khoán ra công chúng là chào bán chứng khoán cho một số lượng lớn các nhà đầu tư không chuyên, hoặc không xác định số lượng nhà đầu tư hoặc khi chào bán tổ chức phát hành sử dụng các phương thức quảng cáo, mời chào rộng rãi, các phương tiện thông tin đại chúng.
Hiện nay trên thực tế các nhà làm luật dựa trên cấu trúc quy định chung về
chào bán chứng khoán ra công chúng và từng điều kiện riêng với mỗi loại chứng
khoán mà không có sự phân định cụ thể về chào bán ra công chúng của từng loại
chứng khoán (cô phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ hoặc chứng khoán khác), vì vậy có thé nghiên cứu khái niệm, đặc điểm chào bán cổ phiếu ra công chúng trên nền của chào bán chứng khoán ra công chúng đã nêu trên Như vậy, chào bán cô phiếu ra công chúng được hiéu là chào bán cô phiếu cho một số lượng lớn các nhà dau tư không chuyên hoặc không xác định số lượng nhà đầu tư hoặc sử dụng các phương thức quảng cáo, mời chào rộng rãi ra công chúng khi chào bán.
Từ các định nghĩa về chào bán chứng khoán ra công chúng, chào bán cô phiếu ra công chúng đã trình bày ở trên, chào bán cổ phiếu ra công chúng có đầy đủ các đặc trưng của chào bán chứng khoán ra công chúng, một số đặc điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, đặc điểm cơ bản, cốt lõi, là tiêu chí để xác định một đợt chào bán
là chào bán chứng khoán ra công chúng với chào bán chứng khoán riêng lẻ là tính quy mô rộng Tính chất đại chúng (tính rộng rãi) được thé hiện ở các mặt: chào bán cho số lượng lớn các nhà đầu tư; khối lượng chào bán lớn, sử dụng phương thức
quảng cáo hoặc mời chào rộng rãi trong đợt chào bán [21, tr.302-304].
Tiêu chí số lượng lớn các nha đầu tư không chuyên là tiêu chí phô biến được các nhà làm luật các nước sử dụng để xác định một đợt chào bán là chào bán cô
phiếu ra công chúng Pháp luật Việt Nam cũng dựa vào tiêu chí số lượng nhà đầu tư không chuyên dé xác định là chào bán riêng lẻ hay là chào bán ra công chúng Theo đó, đợt chào bán cho các nhà đầu tư không xác định, hoặc cho từ 100 nhà đầu tư trở
lên không ké nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được coi là chào bán chứng
Trang 19khoán ra công chúng Bên cạnh đó, theo Chỉ thị về bản cáo bạch của EU đợt chào bán cho từ 150 nhà đầu tư trở lên không ké nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Pháp luật Việt Nam không sử dụng tiêu chí về khối lượng chào bán (thường
đề cập tới tổng giá trị của chứng khoán được chào bán) để xác định là chào bán chứng khoán ra công chúng Theo khoản b, điều 3, Luật chứng khoán năm 1933 của Hoa Kỳ quy định nếu tổng số tiền mà dot phát hành đó được chào bán ra công
chúng nhỏ hơn hoặc bằng 5.000.000 đô la sẽ được miễn trừ đăng ký Có nghĩa là
những đợt chào bán có tổng số tiền huy động được trên 5.000.000 (năm triệu) đô la thì được coi là chào bán chứng khoán ra công chúng Theo Chỉ thị về bản cáo bạch của EU cũng không có nghĩa vụ lập bản cáo bạch đối với các đợt chào bán chứng khoán ra công chúng với tổng giá trị đưới 1.000.000 EUR tính trong khoảng thời gian 12 tháng, vì họ cho rằng chỉ phí lập bản cáo bạch có thê không tương xứng với số tiền
thu được dự kiến của đợt chào bán Tuy nhiên, các Quốc gia thành viên trong Liên
Minh Châu Âu có thê yêu cầu các yêu cầu tiết lộ thông tin khác ở cấp quốc gia nhưng không tạo thành gánh nặng hoặc không tương xứng hoặc không cần thiết.
Tiêu chí sử dụng phương thức mời chào hoặc các hình thức quảng cáo rộng rãi trong đợt chào bán Quảng cáo hoặc mời chào rộng rãi được hiểu là bat kỳ quảng cáo, thông báo hoặc bat kỳ thông điệp nào được sử dụng dé cung cấp các thông tin về đợt chào bán trên internet, báo chí, phương tiện thông tin tương tự, hoặc các phương tiện thông tin đại chúng khác Các buổi hội thảo hoặc họp, gặp mặt khách tham dự được mời băng bất kỳ phương thức thông tin đại chúng nào như thông qua báo chí, truyền thanh, truyền hình, cũng được coi là quảng cáo, mời chào rộng rãi
trừ một số ngoại lệ [21, tr.304].
Thứ hai, nguyên tac đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thầm quyền khi chào bán chứng khoán ra công chúng là thủ tục pháp lý bắt buộc Các chủ thê tham
gia chào bán chứng khoán ra công chúng phải tuân thủ nghiêm ngặt các thủ tục pháp lý rất chặt chẽ, bởi lẽ chứng khoán có bản chất là một chứng thư xác nhận quan hệ pháp lý giữa tô chức phát hành và nhà đầu tư do đó một chứng khoán sẽ là vô giá trị nếu nó không được phát hành theo một thủ tục, trình tự luật định [21, tr.293] Với
10
Trang 20quy mô và tính chất đại chúng của chào bán chứng khoán ra công chúng luôn tiềm
an rủi ro cho nhà đầu tư, thậm chí cho ca hệ thống tài chính và nền kinh tế, hoặc rất
dễ xảy ra các hành vi lừa đảo, giả mạo thông tin, thao túng thị trường, và hoạt động
kiếm lời không chính đáng [12, tr.09] Khi đó các hành vi tiêu cực trên xảy ra sẽ gây thiệt hại lớn cho cá nhân, tổ chức và cả thị trường, vì vậy việc chào bán chứng khoán ra công chúng chỉ được thực hiện sau khi tổ chức phát hành đã đăng ký chào
bán với cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Thứ ba, chủ thé chào bán là các công ty thực hiện chào bán chứng khoán dé huy động vốn, hay còn được gọi là tổ chức phát hành hoặc nhà phát hành Do hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng là hoạt động có điều kiện vì vậy không phải công ty nào cũng được thực hiện, chủ thé chào bán cô phiếu ra công chúng là công ty cô phần Bên cạnh hai chủ thể chính tham gia chào bán chứng khoán ra
công chúng là tô chức phát hành và nhà đầu tư còn có các chủ thê hỗ trợ khác như
đại lý phát hành, tổ chức thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán, tổ chức trung gian thanh toán, tô chức xếp hạng tín nhiệm
Thứ tw, chào bán chứng khoán nhằm huy động nguồn vốn trung và dài hạn Điều này được thể hiện ở tổng giá trị chứng khoán được chào bán thường phải đạt tới một giá tri nhất định nhằm tập trung được một lượng vốn đủ lớn, giúp chủ thể chào bán chứng khoán huy động được tối đa nguồn vốn dé thực hiện các dự án mở rộng quy mô kinh doanh hoặc hạng mục đầu tư mới [12, tr.11] Hơn nữa, việc
chào bán chứng khoán ra công chúng đòi hỏi thời gian chuẩn bị và các khoản chi phí không nhỏ như chi phí tư vấn phát hành, bảo lãnh phát hành, môi giới, vì vậy tổng giá trị chào bán phải ít nhất bằng chi phí để thực hiện dự án, mở rộng quy mô kinh doanh, cộng với chi phi để thực hiện chào bán cùng một khoản chi phí dự phòng [12, tr.I 1].
1.1.2 Hình thức chào bán cỗ phiếu ra công chúng
Các văn bản luật chuyên ngành không định nghĩa chỉ tiết nội hàm của hình
thức chào bán cô phiếu ra công chúng, vì vậy các nghiên cứu về hình thức chào bán cổ phiếu ra công chúng được dựa trên hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng Chào bán cô phiếu ra công chúng được phân loại thành chào bán cô phiếu
11
Trang 21lần đầu ra công chúng (Initial Public Offering được gọi tắt là IPO) và chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng (Primary offering được gọi tắt là PO).
Luật Chứng khoán và giao dịch chứng khoán Hàn Quốc đưa ra hai hình thức
là chào bán chứng khoán ra công chúng của một đợt phát hành mới và chào bán các
chứng khoán còn tồn đọng [17, tr.21] Mặc dù với tên gọi khác so với quy định pháp luật Việt Nam nhưng hai hình thức chào bán này của Hàn Quốc về bản chất cũng tương tự chào bán lần đầu ra công chúng và chào bán thêm theo Luật Chứng khoán Việt Nam.
Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng là lần đầu tiên tổ chức phát hành
chào bán một loại cỗ phiếu ra công chúng Các công ty lần đầu tiên huy động
thêm vốn hoặc công ty muốn trở thành công ty đại chúng mà không làm thay đôi
vốn điều lệ sẽ thực hiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng Hay nói cách khác, IPO được phân loại thành IPO sơ cấp (cổ phần được bán lần đầu ra công chúng nhằm tăng vốn) va IPO thứ cấp (cô phần được bán lần đầu từ số cổ phần
hiện hữu) [17, tr.22] Chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng là đợt chào bán bổ
sung cô phiếu mới ra công chúng Dot chào bán này được thực hiện sau khi đã chào bán cô phiếu lần đầu ra công chúng, nhăm bổ sung thêm vốn cho tô chức phát hành hoặc chỉ nhằm thay đổi cơ cấu cô đông sở hữu của công ty đại chúng.
1.2 Pháp luật chào bán cỗ phiếu ra công chúng về các nguyên tắc cơ bản
Chào bán cô phiếu ra công chúng diễn ra trên thị trường chứng khoán, vì vậy cần phải tuân thủ các nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán Trong khi
đó thị trường chứng khoán là thị trường hàng hóa đặc biệt nên hoạt động chào bán
cô phiếu ra công chúng sẽ dựa trên các nguyên tắc chung của thị trường hàng hóa va
các nguyên tắc áp dụng riêng đối với thị trường chứng khoán Moi chủ thé tham gia thị trường chứng khoán, chào bán cô phiếu ra công chúng khi thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp, nghĩa vụ cũng như các hoạt động khác cần phải đảm bảo tuân
thủ các nguyên tắc trên.
Theo một số học giả, các nguyên tắc chung áp dụng đối với thị trường hàng
hóa (trong đó bao gồm cả thị trường chứng khoán) là: ¡) Tôn trọng quyền tự do
mua, bán, kinh doanh và dich vụ của tổ chức, cá nhân trên thị trường: ii) Tuân thủ
12
Trang 22quy định của pháp luật; iii) Tự chịu trách nhiệm về rủi ro [21, tr.77] Các nguyên tắc riêng áp dụng đối với thị trường chứng khoán là: Công bằng, công khai, minh bạch
và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư chứng khoán Các nguyên tắc
này cũng là cơ sở để phân biệt thị trường chứng khoán với các loại thị trường hàng hóa khác trong nên kinh tế.
Hiện nay pháp luật chứng khoán ở Việt Nam cũng quy định rõ các nguyên
tắc trên đối với thị trường chứng khoán (Điều 5 Luật Chứng khoán ở Việt Nam năm
2019) Ngoài ra, điều này cũng được khăng định trong luật chứng khoán của nhiều nước trên thé giới như Hoa Kỳ, Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản va được Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (tên viết tắt là IOSCO) phát triển thành Bộ mục tiêu và nguyên tắc quản lý TTCK Bộ nguyên tắc này được thông qua vào năm 1998 được coi là khung khổ cho việc xây dựng một TTCK lành mạnh, ổn định
và an toàn trên thé giới [29].
Thứ nhất, các t6 chức, cá nhân khi tham gia thị trường đều được pháp luật cho phép, tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp như quyền tự do mua bán chứng khoán, kinh doanh và dịch vụ chứng khoán Các nhà đầu tư được tự do lựa chọn các chứng khoán với giá cả được hình thành theo quy luật cung cầu dựa trên các mục tiêu đầu tư mà họ theo đuổi Các công ty chứng khoán sau khi có giấy
phép của cơ quản quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán
được thực hiện các nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành, tự doanh chứng khoán Không ai có quyền “cưỡng ép" họ tham
gia các giao dịch, kinh doanh chứng khoán và nếu như có sự áp đặt ý chí trong việc
giao kết các giao dịch về chứng khoán thì hậu quả giao dịch đó sẽ bị coi là không có hiệu lực Đây là nguyên tắc quan trọng được ví như chiếc “chìa khóa” mở cửa cho sự phát triển thị trường chứng khoán, đảm bảo cho thị trường diễn ra được hiệu quả,
công khai, minh bạch và tạo tâm lý yên tâm trong hoạt động kinh doanh của các chủ
thê tham gia Thị trường chứng khoán với vai trò là chiếc cầu nối giữa doanh nghiệp cần vốn và cá nhân, tổ chức có nguồn vốn nhàn rỗi, là một trong những động lực chính dé thúc đây sự phát triển nền kinh tế, đặc biệt với một đất nước đang phát
13
Trang 23triển như Việt Nam, noi mà các doanh nghiệp có nhu cầu rất lớn về vốn dé đầu tư
vào các hoạt động kinh doanh, xây dựng cơ bản Do vậy, Luật Chứng khoán có
những quy định phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp huy động vốn, tạo tâm lý an toàn và sẵn sàng đầu tư trong công chúng.
Tuy nhiên, cũng cần nhắn mạnh rằng, thị trường chứng khoán cũng vận động
theo những quy luật riêng của nó và tuân thủ các quy luật của nền kinh tế thị
trường Bên cạnh sự tự do, bình dang giữa các chủ thé tham gia trên thị trường
chứng khoán thì sự quản lý, điều tiết của Nhà nước là rất cần thiết Tuy vậy nếu nhà nước chi sử dụng các biện pháp hành chính dé cưỡng chế thực thi, can thiệp vào thị trường chứng khoán thì sẽ kìm hãm sự phát triển của thị trường chứng khoán, vốn là một thị trường luôn luôn biến đồi [39] Do đó, Luật Chứng khoán có các quy định hạn chế rủi ro tiềm ẩn trên thị trường chứng khoán, duy trì một trật tự pháp lý công
bằng cho nhà đầu tư và các chủ thể khác tham gia trên thị trường chứng khoán,
nhưng cũng đồng thời không thé hiện sự can thiệp quá sâu của Nhà nước vào hoạt
động của thị trường chứng khoán.
Thứ hai, tất cả các hoạt động diễn ra trên thị trường chứng khoán bởi các chủ thé tham gia thị trường đều phải tuân thủ pháp luật do nhà nước ban hành và tự chịu trách nhiệm về rủi ro đối với các hành vi của mình Việc kinh doanh, đầu
tư chứng khoán được các nhà đầu tư tự định đoạt, quyết định từ số lượng, giá cả,
thời điểm thực hiện giao dịch, tự nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động, cơ cấu quản trị của tổ chức phát hành cổ phiéu, và trên tinh than “lời ăn, lỗ chịu” Điều này đòi hỏi họ phải hiểu rõ về tính chất, rủi ro, tiềm năng sinh lời
các yếu tố ảnh hưởng tới từng loại chứng khoán, tổ chức phát hành Dù có sự hỗ trợ từ các chuyên gia hoặc môi giới, những nhà đầu tư này vẫn phải đưa ra quyết định cuối cùng dựa trên thông tin và hiểu biết của mình và sẽ phải tự chịu trách
nhiệm về quyết định đầu tư của mình, không có bất kỳ ai, tổ chức nào sẽ chịu trách nhiệm thay cho họ.
Thứ ba, nguyên tắc công bằng có nghĩa là mọi chủ thé tham gia thị trường chứng khoán đều phải tuân thủ những quy định chung, được đối xử bình đẳng
14
Trang 24không phụ thuộc vào các yếu tố như tôn giáo, dân tộc, địa vị pháp lý, giàu hay
nghèo Các nhà đầu tư lớn hay nhỏ, không chuyên nghiệp hay chuyên nghiệp đều có
quyền tham gia giao dịch chứng khoán trên thị trường Ngoài ra, các chủ thé còn có
quyền bình dang trong việc tiếp cận và chia sẻ thông tin, trong việc bi áp dụng các chế tài nếu có các hành vi vi phạm pháp luật Nguyên tắc công bằng này cũng là cơ sở để đảm bảo nguyên tắc tự do cạnh tranh của các chủ thể tham gia thị trường
chứng khoán Nó là động lực để nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ và đảm bảo
cơ chế giá chứng khoán theo quy luật cung cầu của thị trường Vì vậy, trong các quy định của pháp luật không được phép ưu đãi đối với bất kỳ chủ thể hay nhóm chủ thé trên thị trường [21, tr.294] Tất cả các chủ thé tham gia thị trường chứng khoán đều có quyền bình đăng trước pháp luật và bình đăng với nhau.
Thứ tư, nguyên tắc công khai, minh bạch Có thé nói thị trường chứng khoán
là thị trường của thông tin, nhà đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào thông tin trên thị
trường để quyết định mua, bán chứng khoán, vì vậy thị trường phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống công bố thông tin tốt, tất cả các thông tin liên quan đến hoạt động chào bán, giao dịch chứng khoán trên thị trường đều phải đảm bảo tính công khai, minh bạch Các chủ thé tham gia thị trường chứng khoán như tô chức phát hành, nhà đầu tư, tổ chức trung gian, cơ quan quản lý nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán, phải thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để thông báo đầy đủ các thông tin liên quan hoạt động chao bán theo định kỳ, bất thường và đều phải đảm bảo tính công khai Các tổ chức phát hành có nghĩa vụ phải cung cấp day đủ,
chính xác, kip thời các thông tin về tình hình hoạt động, kinh doanh, tài chính định
kỳ hàng năm của công ty, việc năm giữ cô phiếu của những người quản lý, điều hành công ty, của cô đông đa số, các sự kiện bất thường xảy ra đối với công ty Muốn thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào thị trường
chứng khoán thì các thông tin trên thị trường chứng khoán càng phải được công bố đầy đủ, công khai, minh bạch.
1.3 Nội dung điều chỉnh pháp luật về chào bán cỗ phiếu ra công chúng
Lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán đã minh chứng rằng
15
Trang 25việc thiếu đi sự điều chỉnh, quản lý trực tiếp từ Nhà nước, dé thị trường chứng
khoán phát triển tự phát sẽ dẫn tới sự mat 6n định, sụp đồ của thị trường chứng khoán Đồng thời hệ lụy tất yếu là sự khủng hoảng, suy thoái nền kinh tế đất nước Thời kỳ khủng hoảng toàn diện chưa từng có trong lịch sử nước Hoa Kỳ những năm
1929 — 1933, sự sụp đồ của thị trường chứng khoán Nhật Ban đầu những năm 1990.
Về lý thuyết, sự can thiệp của Nhà nước, Chính phủ tới thị trường chứng khoán dù
ở mức độ nào một phần cũng ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của thị trường đó
nhưng dé bao dam thị trường tồn tại và phát triển vững mạnh thì cần phải có sự điều
tiết của Nhà nước đối với thị trường chứng khoán nói chung và điều chỉnh hoạt
động chào bán cô phiếu ra công chúng nói riêng.
Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ
phát sinh trong hoạt động chào bán cô phiếu ra công chúng là một trong những nội
dung quan trọng trong quản lý Nhà nước về chứng khoán và TTCK Với mỗi quốc gia
có các cách tiếp cận khác nhau tùy thuộc vào truyền thống pháp luật, tình hình phát triển kinh tế, xã hội của mỗi nước Đối với các quốc gia theo hệ thống Thông luật (Common Law) như Anh, Mỹ, Úc Luật chứng khoán điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ quá trình tô chức, quản lý và điều hành thị trường chứng khoán [16, tr.23] Đối
với các quốc gia theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa (Civil Law) như Pháp,
Đức và nhiều nước Châu Âu khác thì Luật công ty điều chỉnh hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ, Luật chứng khoán điều chỉnh hoạt động chào bán ra công chúng và hoạt động tổ chức, quản lý và giao dịch trên TTCK [16, tr.23] Nhìn chung, các quy định về trình tự, thủ tục và điều kiện chào bán chứng khoán ra công
chúng thường phức tạp, được quan tâm và quản lý chặt chẽ hơn chào bán chứng
khoán riêng lẻ [23, tr.36-38]
Như vậy, pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng là tổng thé các quy phạm pháp luật điều chỉnh và quy định về các quan hệ phát sinh trong hoạt động
chào bán cô phiếu ra công chúng.
1.3.1 Chủ thé tham gia hoạt động chào bán cỗ phiéu ra công chúng 1.3.1.1 Tổ chức phát hành
Pháp luật về chứng khoán của các quốc gia quy định cụ thể những loại cổ
16
Trang 26phiếu được chào bán và những đối tượng được phép tham gia chào bán cô phiếu ra
công chúng Các tô chức phát hành cô phiếu ra công chúng đóng vai trò là nguồn
cung hàng hóa trên thị trường chứng khoán và được hưởng các quyền và lợi ích hợp
pháp, cũng như phải tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về chào bán cô phiếu ra công chúng Thuật ngữ “Người phát hành” được sử dụng trong
Luật về Sở giao dịch và các công cụ tài chính của Nhật Bản và Luật Chứng khoán
và giao dịch chứng khoán Hàn Quốc năm 1994 đều chỉ bất kỳ người nào đã phát hành hoặc dự định phát hành bat kỳ chứng khoán nao Trong khi đó, Luật Chứng khoán và giao dịch Đài Loan lại sử dụng khái niệm “Nhà phát hành” để chỉ một công ty chào bán và phát hành chứng khoán ra công chúng hoặc những người thựchiện chao bán chứng khoán ra công chúng [17, tr.35].
Như vậy, với mỗi quốc gia sẽ tồn tại loại chủ thé chào bán cổ phiếu ra công chúng khác nhau, chủ thé chào bán cổ phiếu chính là các công ty, doanh nghiệp trong nền kinh tế và cũng là loại chủ thé truyền thống và đông đảo nhất Theo quy định chung của các nước, chủ thé chào bán cô phiếu buộc phải là các pháp nhân va thâm quyền huy động vốn của nội bộ doanh nghiệp được quy định trong luật công ty hoặc luật doanh nghiệp của mỗi quốc gia.
Ở các nước theo trường phái châu Âu lục địa như Pháp, Đức, Bi khả năng huy động vốn của các công ty được quy định ngay từ khi chúng mới được thành lập,
luật các nước nay thường phân ra làm hai loại hình công ty chính đó là: công ty
trách nhiệm hữu hạn và công ty cô phần [17, tr.36] Trong đó, công ty trách nhiệm
hữu hạn không được phát hành cô phiếu, trong trường hợp muốn tăng vốn điều lệ thì các thành viên sáng lập phải góp thêm vốn Việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu chỉ được áp dụng đối với công ty cổ phần Các nước theo trường phái pháp luật Anh - Mĩ không quy định loại hình công ty ngay từ đầu mà để cho công ty trong quá trình hoạt động sẽ lựa chọn một cách thức gọi vốn thích hợp Hình thành công ty đóng nếu gọi vốn riêng lẻ (chỉ một nhóm người), còn gọi là công ty đại chúng khi huy động vốn từ công chúng (chào bán cổ phiếu, trái phiếu) [17, tr.36].
Từ đây ta có thể đưa ra khái niệm tổng quát nhất về chủ thể chào bán cổ phiếu ra công chúng như sau: Chủ thé chào bán cổ phiếu ra công chúng (hay được
17
Trang 27gọi là tổ chức phát hành) là các công ty cô phần chào bán cô phiếu dé huy động vốn
từ công chúng sau khi đã đáp ứng đầy đủ các trình tự, quy định của pháp luật.
1.3.1.2 Nhà dau tư
Trong hoạt động chào bán cô phiếu ra công chúng, Nhà đầu tư chính là những người cung cấp vén cho tô chức phát hành thông qua việc mua cô phiếu Một đợt chào bán thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia của các nhà
dau tư, bởi vậy, nhà đầu tư giữa vai trò quyết định đối với hoạt động chao bán cé
phiếu ra công chúng.
Tại Singapore, là một số quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển, pháp luật chứng khoán đề cập đến khái niệm "nhà đầu tư chính thức" hay "nhà đầu tư được công nhận” (accredited investor), theo đó nhà làm luật liệt kê các chu thé được coi là nhà đầu tư chính thức [21, tr.95] Theo Luật Chứng khoán và Hợp đồng tương
lai năm 2001, sửa đổi, bé sung năm 2006 của Singapore đã liệt kê các đối tượng
kèm tiêu chí về điều kiện tài chính, theo đó nhà đầu tư chính thức có thể là cá nhân, doanh nghiệp đảm bảo điều kiện về tài chính hoặc tình hình tài chính theo quy định hoặc bất kỳ cá nhân khác được cơ quan có thâm quyền cho phép.
Như vậy nhà đầu tư chứng khoán được hiểu là tô chức hoặc cá nhân đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật tham gia mua, bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán nhằm mục đích thu được những quyền lợi nhất định Quyền lợi đó có thé là lợi tức từ chứng khoán, tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá chứng khoán, hoặc quyền tham gia quản lý doanh nghiệp, tiếp cận thông tin
Dựa trên hình thức đầu tư, năng lực tài chính, mục tiêu và quy mô đầu tư
khác nhau có thê phân loại các nhà đầu tư như sau:
Thứ nhất, dựa vào hình thức chủ thể, chia thành nhà đầu tư các nhân và nhà
đầu tư tổ chức Nhà đầu tư cá nhân là những người có vốn nhàn rỗi, tham gia mua
cô phiếu băng chính tai sản của mình dé đạt được mục tiêu đầu tư hoặc tài chính Nhà đầu tư cá nhân có số lượng rất đông đảo trong quần chúng, là nguồn cung ứng một khối lượng lớn tiền tệ, và có xu hướng ngày càng mở rộng cùng với sự tăng trưởng kinh tế ở mỗi quốc gia Nhà dau tư tô chức là những định chế tai chính như
18
Trang 28công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, ngân hàng, công ty tài chính còn gọi là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc các doanh nghiệp thông thường, quỹ lương
hưu, quỹ bảo hiểm xã hdi Các nhà đầu tư tổ chức có lợi thế hơn khi các quyết
định đầu tư được đưa ra bởi các nhà phân tích thị trường, chuyên gia đầu tư có kinh nghiệp và cho phép đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư, danh mục đầu tư, tối ưu chỉ phí đầu tư, do vậy có thể nâng cao tính hiệu quả của hoạt động đầu tư và hạn chế được rủi ro đầu tư.
Thứ hai, dựa vào tính chất hoạt động hay tính chất chuyên nghiệp của hoạt động đầu tư, chia thành nhà đầu tư chuyên nghiệp và nhà đầu tư không chuyên nghiệp Nha đầu tư chuyên nghiệp hay còn gọi là định chế dau tư là những tổ chức coi việc đầu tư cô phiếu là hoạt động kinh doanh chính, va lấy chúng làm nghề nghiệp thường xuyên Các tổ chức này phải có chuyên môn nghiệp vụ về đầu tư
chứng khoán, có đội ngũ nhân viên, chuyên gia, nhà phân tích thị trường có kinh
nghiệm, năng lực nghiên cứu thị trường để xem xét, đánh giá, đưa ra các quyết định
đầu tư và thu nhập chính phải có được từ hoạt động đầu tư này Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp thường là các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, Nhà đầu tư không chuyên (hay nhà đầu tư nghiệp dư hay nhà đầu tư nhỏ lẻ) là những cá nhân và tô chức (phi tài chính) trong nền kinh tế Phần lớn nhà đầu tư loại này là các cá nhân, họ dựa trên các kiến thức về kinh tế, tài chính tự phân tích, đánh giá, hoặc dựa trên khuyến nghị từ các nhà môi giới để đưa ra các quyết định mua cổ phiếu của mình, họ có xu hướng nắm giữ chứng khoán lâu dài, ôn định hơn
các nha đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp [21, tr.104].
Thứ ba, dựa vào quốc tịch nhà đầu tư, được phân loại thành nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài Nhà đầu tư trong nước là tổ chức, cá nhân mang
quốc tịch hoặc thành lập theo pháp luật của một quốc gia thực hiện hoạt động đầu tư tại chính quốc gia đó Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép thực hiện đầu tư trên thị trường chứng khoán của một quốc gia Pháp luật thường có quy định hạn chế tỷ lệ nắm giữ chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài
19
Trang 29đối với một số lĩnh vực để hạn chế sự thao túng thị trường, sự thâu tóm của nhà đầu
tư nước ngoài.
Tuy được phân thành nhiều loại nhưng các nhà đầu tư đều có chung một số quyền nhất định, các quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư phát sinh từ chính hoạt động đầu tư, loại chứng khoán mà họ nắm giữ và được pháp luật bảo vệ Những quyên lợi có thể là quyền lợi về tài sản, thường gắn với sở hữu cô phiếu nắm giữ, theo đó nhà
đầu tư có quyền hưởng cô tức của doanh nghiệp và nhận phần giá trị tài sản còn lại
sau khi doanh nghiệp phá sản theo quy định của pháp luật; Quyền tham dự và biểu quyết chi phối hoạt động quan trị, quản lý công ty và biểu quyết các van đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty, bao gồm và không giới hạn ở các quyền về tham dự Đại hội đồng cô đông, tham gia biéu quyết, bầu và bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát; Quyền mua cô phiếu mới vốn xuất phát từ
nền tang quan trong là cô đông có quyền sở hữu công ty [7, tr.230-231]; Quyền tiếp
cận day đủ các thông tin liên quan đến các hoạt động của doanh nghiép; [21, tr.100] Song hành với các quyền và lợi ích này, nhà đầu tư chứng khoán cũng phải đảm bao các nghĩa vụ đối với chủ thé phát hành và các chủ thé khác trên thị trường liên quan đến chứng khoán mà mình sở hữu như tuân thủ pháp luật chứng khoán và các quy định trên thị trường chứng khoán thông qua việc bảo dam tư cách chủ thé trong các
giao dịch, tuân thủ các giới hạn về tỷ lệ đầu tư, đảm bảo nguồn vốn đầu tư hợp
pháp; thực hiện các nghĩa vụ tài chính liên quan đến giao dịch, với tổ chức phát
hành; chấp hành các quy định của tổ chức phát hành 1.3.1.3 Tổ chức trung gian
Tổ chức trung gian trong hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng thường là các tổ chức có chức năng thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư, trung
gian, hỗ trợ thực hiện các giao dịch cổ phiếu, không có vai trò giám sát thị trường Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn hành lang pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, giảm thiêu rủi ro của các bên tham gia giao dịch, đầu tư cổ phiếu, các tổ chức này có thé có chức năng quản lý, theo dõi, giám sát các khoản dau tư Một số tổ chức trung gian như tổ chức tư vấn phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành, tổ
20
Trang 30chức lưu ký chứng khoán, ngân hàng giám sát, tổ chức kiểm toán độc lập hoặc tổ
chức kiểm toán được chấp thuận, t6 chức tư van luat, Do thời gian và điều kiện
có hạn, vì thé luận văn sẽ tập trung tìm hiểu, nghiên cứu tổ chức tư van phát hành
và tô chức bảo lãnh phát hành.
Trong hoạt động chào bán cô phiếu ra công chúng, công ty chứng khoán có các vai trò chủ đạo là tư vấn phát hành, hoặc là bên môi giới, phân phối chứng
khoán và/hoặc bảo lãnh phát hành Công ty chứng khoán sẽ hỗ trợ tô chức phát
hành lựa chọn phương án huy động vốn phù hợp với kế hoạch kinh doanh hoặc mục
đích đầu tư của tổ chức phát hành, đảm bảo các mục tiêu về cơ cấu vốn, cơ cấu cô đông, đồng thời hỗ trợ tối đa trong việc thực hiện các giải pháp nhăm đạt kết quả tốt nhất trên các phương diện về quan hệ cô đông, tài chính, thương hiệu, quan hệ đối tác khác Cụ thể, với vai trò môi giới chứng khoán, công ty chứng khoán thực hiện
thu xếp, tìm kiếm các nhà đầu tư và là cầu nối giữa tổ chức phát hành và nhà đầu tư.
Với vai trò là tổ chức tư vấn phát hành, các công ty chứng khoán sẽ thực hiện các hoạt động như kiểm tra, đối chiếu các điều kiện pháp lý và tính phù hợp của kế hoạch phát hành, xây dựng phương án phát hành chỉ tiết (cơ cấu, phương thức, khối lượng, giá cả, thời điểm), lập và bảo vệ hồ sơ chao bán nộp lên cơ quan chức năng dé dang ky, tổ chức triển khai thực hiện đợt chào bán Đối với hoạt động bảo lãnh
phát hành cô phiếu, công ty chứng khoán thực hiện các hoạt động như khảo sát,
đánh giá và xác định giá trị tổ chức phát hành, xác định mức giá nhận bảo lãnh phát hành, tư vấn hồ sơ pháp ly cho việc phát hành, thực hiện công bồ thông tin trên phương tiện truyền thông và trên thị trường chứng khoán, lập tổ hợp bảo lãnh phát
hành (nếu có), giới thiệu các nhà đầu tư tiềm năng cho tô chức phát hành, phân phối chứng khoán và thực hiện cam kết bảo lãnh, hỗ trợ dịch vụ sau khi phát hành và một số công việc hỗ trợ khác.
Đối với công ty mới đi vào hoạt động, chưa tạo được lòng tin, uy tín trên thị trường thì sự hỗ trợ của tổ chức bảo lãnh phát hành giúp doanh nghiệp đó có thé tiếp cận với nguồn vốn nhàn rỗi trên thị trường dễ dàng hơn, ở quy mô lớn hơn Các hình thức bảo lãnh phát hành chủ yếu là bảo lãnh với cam kết chắc chắn, bảo lãnh
21
Trang 31với cố gang cao nhất, bảo lãnh tat cả hoặc không, bảo lãnh theo phương thức dự
phòng và bảo lãnh tối thiểu - tối đa Chăng hạn ở Hoa Kỳ, phương thức bảo lãnh
cam kết chắc chắn thường được các công ty ưu tiên và ưa chuộng sử dụng hơn hắn
trong các dot chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng Trong phan lớn các trường hợp, tổ chức phát hành có quyên lựa chọn thuê hoặc không thuê tô chức bảo lãnh phát hành Pháp luật Việt Nam quy định doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo pháp
luật nước ngoài khi chào bán cô phiếu ra công chúng phải có cam kết bảo lãnh phát
hành Lúc này phải có ít nhất một công ty chứng khoán được phép hoạt động bảo lãnh phát hành tại Việt Nam là bên bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết nhận
mua toàn bộ dé bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết, và
phải hoàn tất cam kết bảo lãnh phát hành trước khi nộp hồ sơ đăng ký chào bán 1.3.1.4 Cơ quan quản lý nhà nước
Xét về cơ cau tổ chức cơ quan quản lý, hiện nay trên thế giới có hai mô hình
tổ chức cơ quan quản lý là cơ quan độc lập và cơ quan quản lý trực thuộc.
Cơ quan quản lý độc lập là cơ quan được tô chức độc lập, chịu sự quản lý trực tiếp của Quốc hội hoặc Chính phủ hoặc một cơ quan độc lập với Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về TTCK nói chung Theo mô hình này, cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán có quyền lực
tương đương với một cơ quan bộ hoặc ngang bộ [21, tr.512] Da số các quốc gia
trên thế giới đều áp dụng mô hình này như Hoa Kỳ, Canada, Đức, Trung Quốc Mô hình này có ưu điểm là tính chuyên môn hóa cao, đảm bảo tính độc lập, chủ động, linh hoạt trong việc điều tiết thị trường [20, tr.170].
Theo mô hình trực thuộc là co quan quản lý chứng khoán va thi trường chứng khoán trực thuộc Bộ Tài chính, Bộ kinh tế, một cơ quan bộ hoặc một cơ quan
ngang bộ có chức năng quản lý tài chính hoặc kinh tế, hoặc Ngân hàng trung ương.
Với mô hình này, sẽ tạo ra sự thống nhất và phối hợp giữa các bộ phận trong cơ quan chủ quản nhưng sẽ mất đi tính độc lập, linh hoạt mềm dẻo khi điều tiết thị trường Được áp dụng điển hình tại Nhật Bản, Việt Nam, Dai Loan [20, tr.170].
Cơ quan quản lý nhà nước về TTCK có thé có những tên gọi khác nhau, phụ
22
Trang 32thuộc vào sự phát triển của thị trường, chức năng quản lý nhà nước đối với TTCK
tại từng nước nó được thành lập Tại Anh có Uy ban đầu tư chứng khoán (SIB
-Securities Investment Board) là cơ quan quản lý chuyên trách, có quyền lực cao
nhất trong việc quản lý TTCK Anh, hay tại Hoa Kỳ có Uỷ ban Chứng khoán và thị trường chứng khoán (SEC -Securities and Exchange Commission) Hay ở Nhật có Ủy ban giám sát chứng khoán và giao dịch là cơ quan trực thuộc Cơ quan Dịch vụ tài chính (FSA - Financial Supervision Agency) được thành lập vào năm 1998 và chịu sự quản lý của Văn phòng Nội các [67] Tại Việt Nam, ngày 28/11/1996, Ủy ban chứng khoán nhà nước được thành lập theo Nghị định số 75-CP và hiện đang trực thuộc Bộ Tài Chính.
Như vậy, cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán và TTCK thực hiện chức năng quản lý, giám sát, điều tiết thị trường được thành lập với mục đích chính
là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư và đảm bảo cho TTCK được
hoạt động an toàn, lành mạnh và phát triển bền vững.
1.3.2 Điều kiện chào bán cỗ phiếu ra công chúng
Với mỗi mô hình quản lý hoạt động chào bán chứng khoán dù là theo chất lượng hay theo mô hình công bố thông tin hoặc theo mô hình kết hợp giữa công bố thông tin đầy đủ và mô hình chất lượng thì luật pháp các nước vẫn phải đặt ra các
điều kiện hoặc yêu cầu chào bán nhất định Các điều kiện chào bán chứng khoán ra
công chúng thường căn cứ trên năng lực tài chính, năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Day là những điều kiện không thé thiếu dé đảm bảo cô phiếu phát hành có chất lượng, chứng minh kha năng thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát
hành với nhà dau tư, và củng cố lòng tin của nhà đầu tư với thị trường chứng khoán Nhìn chung, quy định của các quốc gia về điều kiện chào bán cổ phiếu ra
công chúng thường dựa trên các điều kiện sau:
Thứ nhất, về quy mô vốn của công ty phát hành, đây là cơ sở để bảo đảm chất lượng chứng khoán được phát hành cùng khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính của tô chức chào bán Tổ chức phát hành phải phát triển ở một quy mô đủ lớn về vôn mới được phép phát hành cô phiêu ra công chúng Tùy thuộc vào điêu kiện của
23
Trang 33từng nước mà điều kiện về quy mô vốn được xác định trên vốn điều lệ hoặc vốn chủ
sở hữu, hoặc có nước yêu cầu phải đáp ứng đồng thời cả điều kiện về vốn điều lệ và
vốn chủ sở hữu Một số học giả cho rằng vốn điều lệ (vốn chủ sở hữu cấp I) là cơ sở
để xác định tỷ lệ vốn góp hay sở hữu cổ phan trong doanh nghiệp công ty, va thé hiện tổng số tài sản đã góp hoặc cam kết góp vốn bởi các cô đông, qua đó làm tiền đề xác định quyên, lợi ich cũng như nghĩa vụ của các cỗ đông trong công ty [37].
Vốn điều lệ của tô chức phát hành phải bằng hoặc cao hơn mức vốn tối thiểu do
pháp luật quy định đề thực hiện chào bán cô phiếu ra công chúng Một số nước yêu cầu phải đáp ứng về mức vốn chủ sở hữu Xét về bản chất, vốn chủ sở hữu được tính bằng tổng tài sản của doanh nghiệp (ngắn hạn và dài hạn) trừ đi nợ phải trả, và yếu tố chiếm tỉ trọng cao nhất trong vốn chủ sở hữu là nguồn vốn cô đông và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh [43] Như vậy vốn chủ sở hữu mới thật sự phản ánh
tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ hai, điều kiện về tình hình hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành
(tình hình tài chính) Doanh nghiệp phát hành phải kinh doanh có hiệu quả tức là có tạo ra lợi nhuận, không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán và phải chứng minh năng lực tạo doanh thu, bảo đảm kinh doanh ôn định và tình trạng tài chính tốt Đây là những minh chứng cho năng lực tạo ra lợi nhuận của tổ chức phát hành cũng như khả năng làm tăng giá trị cho cô phiếu được phát hành Mặc dù không thé đảm bảo tuyệt đối về khả năng tạo ra lợi nhuận, tiếp tục hoạt động và tình trạng tài chính tốt của tổ chức phát hành trong tương lai, nhưng dữ liệu từ quá khứ và hiện tại cũng một phần đánh giá khả năng thực hiện nghĩa vụ của tô chức phát hành Với mỗi quốc gia thì số năm hoạt động kinh doanh có lãi và giá trị lợi nhuận là khác nhau, chăng hạn theo pháp luật chứng khoán của Singapore, doanh nghiệp chào bán phải có ít nhất 03 năm hoạt động và lãi trước thuế của năm gần nhất là 30 triệu đô la Singapor; hoặc có ít nhất 03 năm hoạt động, có lãi trong năm tài chính gần nhất, và vốn hóa ít nhất 150 triệu đô la Singapor; hoặc có ít nhất 01 năm hoạt động và có vốn hóa ít nhất 300 triệu đô la Singapor [35, tr.40] Pháp luật Thái Lan yêu cau tô chức phát hành phải có lãi ròng cộng dồn từ 02 năm trở lên ít nhất 50 triệu bath và năm gần nhất có lãi ròng ít nhất là 30 triệu bath [35, tr.40].
24
Trang 34Thứ ba, điều kiện về phương án phát hành, phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán Theo đó, phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được
từ đợt chào bán cô phiếu ra công chúng phải được cấp có thâm quyền của tổ chức
phát hành thông qua các nội dung như giá chào bán, số lượng, phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán, nguyên tắc ưu tiên phân phối cô phiếu đối với một
số trường hợp, Yêu cầu về sự chấp thuận của cơ quan quản lý nội bộ tô chức phát
hành là bắt buộc bởi phát hành cổ phiếu ra công chúng đồng nghĩa với làm thay đổi
số lượng cổ đông có quyền biểu quyết, ty lệ năm giữa, cơ cấu cổ đông, vị thé của các cổ đông hiện hữu của công ty phát hành ở thời điểm nào đó trong tương lai.
Trong công ty cô phan, Đại hội đồng cé đông là cơ quan cao nhất có thâm quyền
quyết định và thông qua phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được
từ đợt chào bán, tiếp theo tới Hội đồng quản trị Tổ chức phát hành không được sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán dưới bất cứ hình thức nào cho đến khi hoàn thành đợt chào bán và nhận được chấp thuận từ cơ quan quản lý thị trường chứng khoán Đây là những điều kiện cốt lõi được các nước trên thế giới áp dụng cũng như trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam.
Thứ tư, quy định về niêm yết hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán trong thời hạn nhất định Tùy theo quy định của từng quốc gia, việc chào bán cổ phiếu ra công chúng không nhất thiết phải xảy ra đồng thời với việc niêm yết hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán, có thé phải niêm yết ngay sau phát hành, có
thé để doanh nghiệp tự đề ra thời điểm thích hợp để niêm yết — “lên sàn” khi đủ
điều kiện Theo pháp luật của Úc, quy trình niêm yết bao gồm đưa cô phiếu ra IPO và đưa cô phiếu vào giao dịch (kéo dai khoảng 19 tuần, từ khi chỉ định đơn vị tư van đến khi kết thúc chào bán va đưa cô phiếu vào giao dịch) [35, tr.43] Trong khi đó, pháp luật Đài Loan quy định điều kiện tiên quyết cho các công ty trong nước
muốn được niêm yết sau IPO trên Sở Giao dịch chứng khoán Đài Loan (TWSE) là
phải đăng ký trên thị trường chứng khoán mới nỗi ít nhất 06 tháng [35, tr.43] Sau khi các công ty trong nước đăng ký tại TTCK mới nổi trong vòng 06 thang và đáp ứng quy định về quy mô vốn hóa và lợi nhuận theo quy chế của Sở TWSE, công ty
có thể nộp đơn xin niêm yết sau khi IPO.
25
Trang 35Các điều kiện vừa được phân tích ở trên là các điều kiện chung áp dụng cho
hau hết trường hợp chào bán cổ phiếu ra công chúng Ngoài các điều kiện chung,
tùy từng trường hợp cụ thể, pháp luật yêu cầu tô chức chào bán phải tuân thủ những
điều kiện đặc thù nhất định Các tiêu chí về điều kiện đặc thù rất đa dạng phụ thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh của tô chức phát hành, từng đợt chào bán Các điều kiện này có thé là các điều kiện về đặc điểm riêng của tổ chức phát hành Ví dụ như
tại Việt Nam, để được phép chào bán cô phiếu ra công chúng của tô chức tín dụng
thì phải có sự chấp thuận của ngân hàng nhà nước trước khi thực hiện chào bán Cũng có trường hợp pháp luật đưa ra các điều kiện hạn chế liên quan đến khối lượng của đợt chào bán, chăng hạn tổ chức nước ngoài chao bán chứng khoán ra
công chúng ở Việt Nam thì khối lượng của dot chao bán cũng bị giới hạn Theo đó,
tong số tiền huy động từ đợt chào bán tại Việt Nam không vượt quá 30% tong von
đầu tư của dự án Trong một số trường hợp khác, pháp luật buộc tô chức phát hành
phải đưa ra cam kết về phương án sử dụng vốn, không rút vốn đối ứng, không chuyên vốn ra nước ngoài, cam kết bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư Ngoài ra, còn nhiều điều kiện riêng khác tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thê mà pháp luật quy định.
1.3.3 Trinh tự thực hiện chào bán cỗ phiéu ra công chúng
Các quy định về trình tự, thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng: là
quy định về toàn bộ các bước theo quy định của pháp luật mà tổ chức phát hành phải hoàn tat dé đưa được chứng khoán tới tay công chúng đầu tư Day là nhóm quy định được sự quan tâm của cơ quan quản lý của tất cả các quốc gia có thị trường chứng khoán.
Trình tự, thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng bao gồm các bước (i)
Giai đoạn trước khi đăng ky; (ii) Giai đoạn thâm định hồ sơ đăng ky; (iii) Giai đoạn
sau khi đăng ký.
Thứ nhất, giai đoạn trước khi đăng ký được coi là giai đoạn chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ chào bán Trong giai đoạn này, có một số thủ tục bắt buộc mà tô chức chào bán phải hoàn thành trước khi nộp hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra
26
Trang 36công chúng tới cơ quan quản lý thị trường chứng khoán Các thủ tục trước đăng ký
mà tổ chức chào bán phải hoàn thành bao gồm (i) cơ quan có thầm quyền (nội bộ
của tổ chức phát hành) thông qua phương án phát hành cô phiếu; (ii) hoàn thiện các
hợp đồng/cam kết cung ứng dịch vu với các tô chức hỗ trợ chào bán cô phiếu (tổ chức trung gian); (iii) thông qua hồ sơ chào bán cổ phiếu ra công chúng Quyết định thông qua phương án phát hành, hồ sơ chào bán cổ phiếu của co quan có thâm
quyền được thể hiện dưới hình thức văn bản và phải được thông qua theo đúng thê
thức, thủ tục được quy định bởi pháp luật điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của tổ chức phát hành và điều lệ, quy định nội bộ của tô chức đó.
Thông qua hồ sơ chao bán cô phiếu ra công chúng: Sau khi hồ sơ được chuẩn bị đầy đủ, Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cô đông sẽ ra quyết định thông qua
hồ sơ chào bán cô phiếu ra công chúng Đối với doanh nghiệp hoạt động thuộc
ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản ly nha nước chuyên ngành theo quy định của pháp luật Theo tinh than của pháp luật thì tổ chức chào bán không được tiến hành bất kỳ hoạt động nào từ việc quảng cáo, quảng bá, chào bán cô phiếu trong giai đoạn trước khi đăng ký chao bán cô phiếu ra công chúng.
Thứ hai, giai đoạn thâm định hồ sơ đăng ký Sau quá trình chuẩn bị hồ sơ, và
được nội bộ tô chức phát hành thông qua, tô chức phát hành nộp hồ sơ đăng ky chào
bán cô phiếu tới cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán (gọi tắt là cơ quan đăng ký chào bán) Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, các cơ quan này sẽ xem xét, đánh giá, thâm định hồ sơ đăng ký Thời hạn xem xét, đánh
giá hồ sơ đăng ký phụ thuộc vào pháp luật của mỗi nước, thời gian này thường kéo dai trong khoản từ 20 - 30 ngày làm việc kể từ khi chấp thuận hồ so đăng ký hoặc kế từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký Các nhà làm luật dự liệu rằng hồ sơ nộp
lên cơ quan đăng ký chào bán có thé chưa hoàn thiện nên cần phải sửa đổi, bổ sung Do đó, pháp luật vừa bắt buộc vừa tạo cơ hội cho tổ chức phát hành sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký theo yêu cầu của cơ quan đăng ký chào bán trong một thời hạn theo quy định của pháp luật Tuy nhiên, thời gian sửa đổi sẽ không được tính và
27
Trang 37thời gian xem xét, đánh giá hồ sơ, và thời hạn xem xét, đánh giá hồ sơ đăng ký phải
được tính lại ké từ thời điểm cơ quan đăng ký nhận được day đủ hồ sơ sửa đổi, bố
sung Trong thời gian chờ đợi, là khoảng thời gian từ khi nộp hồ sơ cho đến khi
đăng ky có hiệu lực, tổ chức phát hành không có quyền bán cô phiếu mà chỉ được mời chào cô phiếu, tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức thăm dò thị trường bằng các thông tin trong bản cáo bạch đã gửi cơ quan đăng ký chào bán và không có thông tin về giá chào bán Nói tóm lai, trong giai đoạn này, các nhà làm luật cho phép tổ chức chao bán được thông tin về chào bán cô phiếu ở mức độ hạn chế.
Thứ ba, giai đoạn sau khi đăng ký được chấp thuận, các thủ tục tiếp theo được tiễn hành gồm có công bố thông tin, phân phối chứng khoán và báo cáo kết quả chào bán Công bố thông tin là bước dau tiên của giai đoạn sau khi đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng được chấp thuận và có hiệu lực pháp luật, tổ
chức phát hành phải công bố bản thông báo phát hành và bản cáo bạch chính thức
trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo điện tử, báo viết, internet, hoặc tại SGDCK noi tô chức phát hành niêm yết/đăng ký giao dich chứng khoán (nếu có)
Tùy từng trường hợp mà tổ chức phát hành tự mình tiến hành phân phối chứng khoán hoặc thông qua nhà bảo lãnh phát hành hoặc đại lý phát hành Trước khi phân phối chứng khoán, tổ chức phát hành có nghĩa vụ bảo đảm người mua
chứng khoán tiếp cận bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký chào bán cô phiếu ra công
chúng được công bố tại các địa điểm ghi trong bản thông báo phát hành Bởi lẽ tiếp cận thông tin là cơ sở để các nhà đầu tư đánh giá về tiềm năng và khả năng phát triển trong tương lai của cô phiếu phát hành, và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp,
lựa chọn chính xác loại cô phiếu có lợi nhuận hiệu quả Tổ chức phát hành, tổ chức
bảo lãnh phát hành hoặc tổ chức đại lý phải đảm bảo phân phối chứng khoán công bằng, công khai và bảo đảm thời hạn đăng ký mua chứng khoán tối thiểu cho nhà
đầu tư được ghi rõ trong Bản thông báo phát hành Việc phân phối chứng khoán phải được hoàn thành trong thời hạn nhất định, nếu sau khoảng thời hạn này cổ phiếu vẫn chưa được phân phối hết thì sẽ được xem xét gia hạn việc phân phối hoặc được coi là đợt chào bán không thành công Theo pháp luật Trung Quốc, một đợt
28
Trang 38chào bán được coi là thất bại khi kết thúc đợt chào bán băng bảo lãnh phát hành, mà
số cô phiếu bán được ít hon 70% tổng số cô phiếu dự kiến chào bán [21, tr.219] Trong trường hợp này, tổ chức phát hành phải hoàn trả cho nha đầu tư mua cô phiếu số tiền mua cổ phiếu cộng với lãi theo lãi suất tiết kiệm của ngân hang trong thời gian tương ứng.
Trong thời hạn do pháp luật quy định sau khi hoàn thành đợt chào bán chứng
khoán, tổ chức phát hành phải báo cáo và công khai kết qua phát hành cho cơ quan
đăng ký chào bán Tài liệu này có thé bao gồm: (i) Báo cáo kết quả chào bán cổ phiếu về số lượng, giá tri cô phiếu chào bán thành công (theo mau); (ii) Xác nhận
của ngân hàng nơi mở tài khoản phong tỏa hoặc xác nhận của ngân hàng giám sát
về số tiền thu được trong đợt chào bán (ngoại trừ trường hợp phát hành cổ phiếu để hoán đổi); (iii) một số hồ sơ khác tùy theo quy định của mỗi quốc gia Hoặc có yêu
cầu đối với việc chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức tín dụng, tài
khoản phong tỏa không được mở tại chính tô chức tín dụng đó.
29
Trang 39TIỂU KÉT CHƯƠNG 1
Tại chương này, luận văn đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về chào bán cổ phiếu ra công chúng và pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng, cụ thể:
Tại Chương I này, tác giả đã tập trung khái quát và phân tích những vấn đề
lý luận về chào bán cổ phiếu ra công chúng như khái niệm, đặc điểm, hình thức
chào bán cổ phiếu ra công chúng Làm rõ những van đề lý luận về pháp luật chào bán cô phiếu ra công chúng bao gồm các nguyên tắc cơ bản, các quy định về chủ thé tham gia, điều kiện chao bán, các quy định về trình tự, thủ tục Bên cạnh việc phân tích nội dung các quan điểm lý luận, tác giả mong muốn giúp người đọc hình dung được một cách tông quan nhất hệ thống các quy định pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng.
Các nội dung lý luận về chào bán cổ phiếu ra công chúng và pháp luật về chào bán cô phiếu ra công chúng sẽ tạo tiền đề dé tác giả tìm hiểu, nghiên cứu, so sánh, tìm ra những vấn đề pháp lý phát sinh trong thực tiễn áp dụng pháp luật tại
Việt Nam và Hoa Kỳ tại Chương 2 của luận văn này.
30
Trang 40CHƯƠNG 2
PHÁP LUAT VE CHAO BAN CO PHIẾU RA CÔNG CHUNG SO SANH GIỮA VIET NAM VA HOA KY
2.1 Chao bán cỗ phiếu ra công chúng tại Việt Nam và Hoa Ky
Như đã phân tích tại phần khái niệm, đặc điểm về chào bán cô phiếu ra công chúng ở trên, có hai xu hướng xây dựng nội hàm của khái niệm chào bán chứng
khoán ra công chúng, bao gồm cả chào bán cô phiếu ra công chúng là (1) theo
hướng liệt kê các loại chứng khoán, giao dịch được coi là chào bán ra công chúng;
(2) theo hướng quy định miễn trừ, có nghĩa là liệt kê các loại chứng khoán, giao
dịch không được coi là chào bán ra công chúng, đương nhiên phần còn lại được coi
là chào bán ra công chúng.
Các nhà làm luật Việt Nam lựa chọn theo hướng (1), theo khoản 19 Điều 4
Luật Chứng khoán năm 2019 của Việt Nam quy định:
Chào bán chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán theomột trong các phương thức sau đây:
a) Chào bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng;
b) Chào bán cho từ 100 nhà đầu tư trở lên, không ké nhà dau tư chứng
khoán chuyên nghiệp;
c) Chao bán cho các nhà đầu tư không xác định.
Cô phiếu cũng là một loại chứng khoán, như vậy những trường hợp được coi là chào bán cổ phiếu ra công chúng theo pháp luật Việt Nam gồm (i) chào bán cổ phiếu thông qua phương tiện thông tin đại chúng; (ii) chào bán cô phiếu cho một số
lượng lớn các nhà đầu tư không chuyên hoặc không xác định số lượng nhà đầu tư;
(iii) chào bán cổ phiếu cho từ 100 nhà đầu tư trở lên không kể các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, theo pháp luật Việt Nam, các doanh nghiệp nhà nước, công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập khi chào bán cổ phiếu ra công chúng dé trở thành
31