1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ thực tiễn ở Việt Nam

97 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 23,66 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

LÊ NGỌC QUỲNH

LUẬN VAN THAC SĨ LUẬT HOC

Hà Nội — 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

LÊ NGỌC QUỲNH

Chuyén nganh: Luat Kinh té Ma số: 8380101.05

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thi Xuân Sơn

Hà Nội — 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào

khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả

các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại Học Luật- Đại học Quốc

gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại Học Luật xem xét dé tôi có thé bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cam on!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Lê Ngọc Quỳnh

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CAC KY HIỆU, CÁC CHU VIET TẮT iv

MỞ DAU oc cccsscsscssssssessessessessessussussusssecsecsecsessussussusssessessecsecsessessussussseeseeseesecses 1

CHƯƠNG 1 CO SỞ LÝ LUẬN VE PHÁP LUAT KIEM SOÁT 0 NHIEM MOT TRUONG BIEN ccsscssscsscsssesssessecssessesssessesssessvessessssssessveesecssessessseess 14

1.1 Kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển wo cssesseessesseessecsesseessesseeaes 15 1.1.1 Khái niệm 6 nhiễm môi trường biễn - - 2-52 2£2+£+£x+£s2 s22 15

1.1.2 Khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trường biển - 22

1.2 Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển 2-5-5 52 25

1.2.1 Khái niệm về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường bién 25

1.2.2 Các nguyên tắc của pháp luật về kiêm soát ô nhiễm môi trường biển 25 1.3 Pháp luật quốc tế và kinh nghiệm của một số quốc gia trong kiểm soát ô nhiễm môi trường biển bằng pháp luật 2-2-2 + s2 £+£z+£zzzzcseẻ 27

1.3.1 Các Công ước quốc tế về kiểm soát 6 nhiễm môi trường bién 27

1.3.2 Kinh nghiệm của một số quốc gia trong kiểm soát 6 nhiễm môi trường

1.4 Pháp luật Việt Nam về kiểm soát 6 nhiễm môi trường biên 38 KET LUẬN CHUONG I - 2-22 ©S2+EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkrrkerree 42

CHUONG 2 THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TRONG KIEM

SOÁT Ô NHIÊM MOI TRƯỜNG BIEN TẠI VIỆT NAM 44 2.1 Quy định pháp luật về kiêm soát ô nhiễm môi trường bién từ các hoạt động n0 88057 .5< 44 2.2 Quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ đất liền 52 2.3 Quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biên xuyên biên giới 56

il

Trang 5

2.4 Quy định pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về 6 nhiễm môi trường bién 57 2.4.1 Chủ thé chịu trách nhiệm 2 + + k+E+E£EE+E£EE+EEEE+EeEEererxererxee 57

2.4.2 Các hình thức xử lý vi phạm s6 + SE *VEsseEsseeeeerseerevee 57

2.4.3 Thâm quyền xử lý hành vi vi phạm ¿2 2 25s+zs+zx+zxzse¿ 61

2.5 Pháp luật về các cơ quan quản lý nhà nước trong kiểm soát ô nhiễm môi trường biỂN 2 ¿252222212 1E EEEEEEE21121121121111111111.2111111 1111111 62

2.6 Một số công cụ, biện pháp trong kiểm soát ô nhiễm môi trường biển 64 KET LUẬN CHƯNG 2 2-5-5222 EEEEEEEEEEE2E211211211211 112cc 66 CHUONG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ KIEN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG KIEM SOÁT Ô NHIEM MOI TRƯỜNG BIEN TẠI

VIỆT NAM 5-55 2S E1 E12E12711271211211 2112112111121 1x1 kereg 68 3.1 Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển tại

Việt Nam hiện nay - -. - -G - 111g HH ng 68

3.2 Dinh hướng hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển tại

Việt Naim - c2 <1 1110011199030 11 1n kg TK 69

3.3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường bién tại

\4Í0m 0 70

KET LUẬN CHƯƠNG 4 - - 2-52 SSEEEEE 1212111111111 1111 xe 79

KET LUẬN ¿2-5252 2<£EEEEE 2E E2121121121121101111111211111 111111 1y 80

TÀI LIEU THAM KHAO 2: 2£ ©5S£2E£+EE££E££EEtEEEeEErrEkrrkerrkrrkd 82

iii

Trang 6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIET TAT

TT Ký hiện Chữ viết đầy đủ

chữ viet tắt

1 TNHH Trách nhiệm hữu hạn2 BVMT | Bảo vệ môi trường

3 BVMTB | Bảo vệ môi trường biên

4 NTTS Nuôi trồng thủy sản

5 RTN Rac thải nhựa

6 UBND Ủy ban nhân dân

Nhóm chuyên gia vé các khía cạnh khoa học của ô nhiễm 7 GESAMP | biển (Joint Group of Experts on the Scientific Aspects of

Marine Pollution)

MARPOL Công ước quốc tế 1973 về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển,

8 được sửa đôi từ Nghị định thư 1978 (International

pee Convention for the Prevention of Pollution from Ships)

UNCLOS | Công ước Liên Hợp quốc về Luật biên (United Nations ° 1982 Convention on the Law of the Sea)

Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hai 10 | CLC 1969 | do 6 nhiễm dầu 1969 (International Convention on Civil

Liability for Oil Pollution Damage 1969)

SOLAS | Công ước quốc tế về an toàn tinh mạng biển 1974 n 1974 (International Convention for the Safety of Life at Sea)

COLREG Cong ước về quy tac quoc tê phòng tránh đâm va trên12 1972 biên (The International Regulations for Preventing

Collisions at Sea 1972)

iv

Trang 7

13BASEL1989

Công ước về kiểm soát và vận chuyền xuyên biên giới

các chất thải nguy hiểm và việc tiêu hủy chúng (Basel

Convention on the Control of Transboundary Movementsof Hazardous Wastes and their Disposal 1989)

Công ước năm 1972 về ngăn ngừa 6 nhiễm biển do việc nhận chìm chất thải và các chất khác (Prevention of

Marine Pollution by Dumping of Wastes and OtherMatter (London Convention))

15OPRC 90

Công ước quốc tế vê chuẩn bị, ứng phó va hợp tac 6 nhiễm dầu 1990 (The International Convention on Oil

Pollution Preparedness, Response and Co-operation 1990

- OPRC 90)

Tuyên bố Washington về chương trình hành động toàn

cầu bảo vệ môi trường biển từ các hoạt động có nguồn gốc đất liền năm 1995 (Whashington Declaration on

protection of the Marine Environment from Land — basedActivities)

Nghị định thư năm 2000 về chuân bi, ứng phó hop tác cho các sự cô ô nhiễm do các chất nguy hiểm và độc hại (The

Protocol on Preparedness, Response and Co- operation toPollution Incidents by Hazardous and Noxious Substances)

Công ước quốc tế năm 2001 về kiểm soát các hệ thống chống hà gây hại của tàu (International Convention on the

Control of Harmful Anti-fouling Systems on ShIps)

19NEPA Đạo luật chính sách môi trường quốc gia năm 1969

(National Environmental Policy Act)

20CWAĐạo luật nước sạch năm 1972 (Clean Water Act)

Trang 8

21 OPA Đạo luật 6 nhiễm dau năm 1990 (Oil Pollution Act)

Đạo luật bao vệ môi trường va da dang sinh hoc22 EPBC (Environment Protection and Biodiversity Conservation

Chương trình hành động quốc gia của Uc nham bảo vệ môi 23 NPA trường biển khỏi các hoạt động trên đất liền (Australia’s

National Programme of Action for the Protection of theMarine Environment from Land-Based Activities)

vi

Trang 9

MO DAU

1 Lý do chon đề tài

Biển va hai dao Việt Nam có vai trò và vị thế đặc biệt quan trọng trong

phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền, là một trong những ưu tiên hàng đầu trong toàn hệ thống chính trị, được cụ thé hóa trong các nghị quyết của Đảng và Chính phủ Tuy nhiên, trong những năm gần đây, môi trường biển

đang phải đối mặt với nhiều sự cố và việc xác định mức độ ô nhiễm, khả năng

ứng phó kịp thời khi sự cố xảy ra đến nay vẫn đang là bài toán khó.

Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường biển và ngày càng trở nên nghiêm trong do hậu quả của sức ép dân số, tăng trưởng kinh

tế, khả năng quản lý và sử dụng kém hiệu quả các nguồn tài nguyên biển Tinh

trạng ô nhiễm nước mặt tại các lưu vực sông, đoạn chảy qua các đô thị, khu dân

cư, vẫn diễn ra nghiêm trọng; nhiều nguồn nước đã hết khả năng tiếp nhận chất thải, trong khi vẫn đang phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải Nhiều dòng sông không còn khả năng tự làm sạch và bị biến thành nơi dẫn, tiêu thoát và

chứa nước thải Các chat thải từ các dòng sông sẽ cuốn theo và chảy ra biến, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, kinh tế và sức khỏe cộng đồng Sinh vật biển có thé bi mắc ket trong lưới và ngư cụ bị bỏ rơi, dẫn đến tử vong và thương

tích Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng vi sinh vật ăn rác thải biển vào cơ thê có khả năng phá vỡ các quá trình tế bào và làm suy giảm mô cũng như tập trung các độc tố qua chuỗi thức ăn, dẫn đến hiệu ứng sinh hoc Rac thải biển cũng có thé dẫn đến tôn thất kinh tế, do chi phí dọn đẹp bờ biển và mat doanh

thu du lịch.

Chất thải rắn cũng đang là vấn đề nóng cần được giải quyết, với hàng chục triệu tan rác thải sinh hoạt, chất thải ran công nghiệp, hàng trăm nghìn tan

chất thải nguy hại, rác thải nhựa (RTN), phát sinh hằng năm Hầu hết, chất thải

răn chưa được phân loại tại nguôn, năng lực thu gom còn hạn chê, phân lớn

Trang 10

được xử lý theo hình thức chôn lấp, nhiều bãi chôn lắp không hợp vệ sinh, gây phát tán mùi ra các khu dân cư Đây cũng chính là nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng đến môi trường biển thông qua các cửa sông ven biển Kết qua thống kê cho thấy, có 74% lượng chất thải rắn của các địa phương có biển được thu gom

(năm 2019); lượng nước thải sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 122-163 triệu

m3/ngay [Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia giai đoạn

2016 — 2020].

Bênh cạnh đó, việc xảy ra một số sự cố môi trường do xả thải chất thải

công nghiệp (điển hình là sự cố môi trường nghiêm trọng do công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa) và sự cô tràn dầu, ô nhiễm môi trường biển khác dé lại hậu quả nghiêm trọng làm gia tăng 6 nhiễm đối với môi trường, hệ sinh thái biển, tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế biển như du lịch, đánh

bắt và nuôi trồng thủy sản, ảnh hưởng đến sinh kế và môi trường sống của người dân sống ven biển Các tác động trên đã làm chất lượng môi trường nước biển bị suy giảm, tình trạng ô nhiễm chất hữu cơ và dầu mỡ đã và đang diễn ra ở các tỉnh thành ven biến, đặc biệt là vùng cửa sông các tỉnh phía Bắc và dọc

dải ven biển đồng băng sông Cửu Long.

Do đó, quan điểm, chủ trương của Đảng về kiểm soát, bảo vệ môi trường

nói chung và bảo vệ môi trường biển (BVMTB) nói riêng luôn được thé hiện rõ ràng trong các nghị quyết, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội qua các thời

kì từ năm 1998 đến nay, cụ thể: Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng

cường công tác bảo vệ môi trường được ra đời vào năm 1998, trong thời kỳ

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đã chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường phải được coi trọng cùng với phát triển kinh tế - xã hội của đất

nước, trong Chỉ thị nhắn mạnh: “Coi phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường và bảo tồn

thiên nhiên.”; Chiến lược 6n định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000

Trang 11

trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng cũng thể hiện “tăng trưởng kinh tế phải gan liền với tiến bộ và công bang xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường; Đại hội lần thứ IX đề ra Chiến lược Phát triển kinh

tế - xã hội 2001 — 2010 đã khang dinh “Phat trién nhanh, hiéu qua va bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với với hiện tiễn bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” và “phát triển kinh tế - xã hội găn chặt với bảo vệ và cải thiện môi

trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiênnhiên, giữ gìn đa dạng sinh học”; Ngày 15/11/2004, Bộ Chính trị đã ban hành

Nghị Quyết số 41-NQ/TW đề cập đến nội dung bảo vệ môi trường được khắng

định là nội dung cơ bản trong phát triển bền vững cho thời kỳ day mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: “Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thê hiện

trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững”; Trong Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày

03/06/2013 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa

XI về “chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tai nguyên

và môi trường” tiếp tục khăng định môi trường là nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phù hợp với cách nhìn nhận chung của thế giới và đầu tư cho

bảo vệ môi trường chính là đầu tư cho phát triển bền vững; Ngày 23/8/2019,

Bộ Chính trị đưa ra Kết luận số 56-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI “chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và môi trường” đã khang định môi trường là nền tang, có

tính bao trùm rộng lớn, là cơ sở tiền đề và điều kiện tiên quyết cho phát triển

kinh tế - xã hội bền vững; Theo Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia

Trang 12

đến năm 2030, tam nhìn đến năm 2050 tiếp tục đề ra giải pháp tăng cường kiêm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo với nội dung gồm:

- Tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm tại các khu vực ven biển; đầu tư, củng cố cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, thực hiện thu gom và xử lý chất

thải nguy hại, nước thải, chất thải rắn sinh hoạt đạt quy chuẩn môi trường tại các địa phương có biển.

- Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu và xử lý hiệu qua các nguồn gây 6

nhiễm từ các hoạt động khai thác khoáng sản, dầu khí, vận tải và khai thác thủy

sản trên biển; xác định vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, kiểm

soát chặt chẽ hoạt động nhận chìm trên biển Xây dựng và thực hiện các đề án

bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải

nhựa đại dương đến năm 2030 theo Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày

04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ Xây dựng và áp dụng các mô hình khép

kín thu gom, phân loại, tái sử dụng và xử lý nước thải, chất thải rắn sinh hoạt và chất thải nguy hại tại các hải đảo.

Vì vay, công tác kiểm soát 6 nhiễm môi trường trong quản lý và BVMTB là rat quan trọng nhằm bảo dam hài hòa giữa phát triển kinh tế biển với bảo vệ tài nguyên, thiên nhiên, môi trường biển và chủ quyền biên, hải đảo.

Không chỉ tại Việt Nam mà các quốc gia và các tô chức quốc tế đều hết

suc quan tâm đến van đề kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, cụ thể là nhiều cam kết quốc tế bắt buộc và không bắt buộc về mặt pháp lý đã được xây dựng

và thông qua trên toàn cầu và ở cấp khu vực Hiện nay có rất nhiều công ước quốc tế về BVMTB như: Công ước Marpol 73/78 về ngăn chặn ô nhiễm biển

do tau gây ra (International Convention for the Prevention of Pollution from

Ships); Cong ước quéc té vé an toan tinh mang biển 1974 (International

Convention for the Safety of Life at Sea - SOLAS 1974) ; Công ước của Liên

Trang 13

hợp quốc về Luật biển năm 1982 (United Nations Convention on the Law of the Sea - UNCLOS 1982); Công ước về quy tắc quốc tế phòng tránh đâm va trên biển 1972 (The International Regulations for Preventing Collisions at Sea

- COLREG 1972); Công ước về kiêm soát và vận chuyên xuyên biên giới các chất thải nguy hiểm và việc tiêu hủy chúng 1989 (Basel Convention on the

Control of Transboundary Movements of Hazardous Wastes and their Disposal

- BASEL 1989); Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do 6 nhiễm dầu 1969 (International Convention on Civil Liability for Oil Pollution Damage 1969 - CLC 1969); Công ước năm 1972 về ngăn ngừa 6 nhiễm biển

do việc nhận chìm chất thải và các chất khác (Prevention of Marine Pollution

by Dumping of Wastes and Other Matter (London Convention) -LDC); Công

ước quốc tế về chuẩn bị, ứng phó và hợp tác ô nhiễm dầu 1990 (The

International Convention on Oil Pollution Preparedness, Response and

Co-operation 1990 - OPRC 90); Tuyên bố Washington về chương trình hành động toàn cầu BVMTB từ các hoạt động có nguồn gốc đất liền năm 1995

(Whashington Declaration on protection of the Marine Environment from Land

— based Activities - GPA); Nghị định thư năm 2000 về chuẩn bị, ứng phó hợp

tác cho các sự cố ô nhiễm do các chất nguy hiểm và độc hại (The Protocol on

Preparedness, Response and Co- operation to Pollution Incidents by Hazardous

and Noxious Substances - HNS); Công ước quốc tế năm 2001 về kiêm soát các

hệ thông chống hà gây hại của tàu (International Convention on the Control of

Harmful Anti-fouling Systems on Ships - AFS)

Việt Nam cũng đã tham gia ký kết một số Công ước quốc tế nhăm ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm, thực hiện BVMTB chung Việt Nam đã và đang tiếp tục thực hiện xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiếm soát ô nhiễm môi trường biển dé phù hợp với xu hướng chung của quốc tế và tình hình thực

tiễn tại Việt Nam Các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể trong

Trang 14

phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý ô nhiễm môi trường biển đã được đưa

ra Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Luật Tài nguyên, Môi trường biển và

hải đảo năm 2015; Bộ luật Hàng hải năm 2015; Luật Dầu khí năm 2022 và các

văn bản hướng dẫn, quy định về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển đều quy

định dựa trên nguyên tắc bảo vệ môi trường phải lẫy phòng ngừa là chính.

Nhưng thực tiễn kiểm soát ô nhiễm môi trường biển những năm qua cho thấy,

các quy định pháp luật về van dé này còn nhiều hạn chế, bat cập.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, học viên lựa chọn đề tài “Pháp luật

về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ thực tiễn ở Việt Nam” dé nghiên cứu

cơ bản về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong kiểm soát ô nhiễm môi

trường biển của Việt Nam và một số các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết, đánh giá thực trạng quy định pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển tại Việt Nam và kinh nghiệm của một số quốc gia khác Từ đó, đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển tại Việt Nam cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

2 Tình hình nghiên cứu

Tại Việt nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về thé chế, chính sách,

pháp luật về kiêm soát ô nhiễm, quản lý, BVMTB có thé ké đến như:

- Luận án tiễn sĩ của nghiên cứu sinh Phan Thị Thu Thủy “Pháp luật kiêm

soát ô nhiễm môi trường biển do nước thải công nghiệp ở Việt Nam hiện nay”

(năm 2022).

- Luận án tiễn sĩ của Lưu Ngọc Tố Tâm năm 2012 về “Kiểm soát ô nhiễm

môi trường bién trong hoạt động hàng hải ở Việt Nam”.

- Luận văn thạc sĩ của Vũ Cao Vinh năm 2019 về “Pháp luật kiểm soát ô

nhiễm môi trường biển trong hoạt động nhận chìm ở biển tại Việt Nam”.

- Luận văn Thạc sĩ Luật học Hoàng Thị Ái Quỳnh (2018) “Pháp luật về

kiểm soát ô nhiễm biên từ thực tiễn thi hành ở tỉnh Quảng Ninh”, Trường Đại

học Luật Hà Nội.

Trang 15

- Luận văn Thạc sĩ Khoa học luật của Nguyễn Thu Hà (2002), “Pháp luật

về phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm môi trường biển do hoạt động và tai nạn của tàu biển gây ra ở Việt Nam”, Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Vũ Thị Duyên Thủy, Phạm Thị Mai Trang (2017), “Đánh giá thực trạng

các quy định pháp luật Việt Nam về nhận chìm ở biển”, Trường Đại học Luật,

Đại học Huế.

- Bài viết của ThS Nguyễn Thu Hà, Báo Nhà nước và Pháp luật, số 5/2004 về “Pháp luật về phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm môi trường biển từ tàu biển ở

Việt Nam”.

- ThS.NCS.GV Hà Thanh Hòa (2018) Nghiên cứu lập pháp số 12 (364)-tháng 6/2018 “Phòng ngừa và khắc phục ô nhiễm môi trường bién từ việc thực hiện quyền tự do hàng hải của tàu thuyền nước ngoài trong vùng đặc quyền

kinh tế của Việt Nam”.

- Bài viết của PGS.TS Lê Mai Thanh, Báo Nhà nước và Pháp luật, số 8/2019 về ““Thực thi các điều ước quốc tế trong kiểm soát ô nhiễm môi trường

biển ở Việt Nam”.

- Bài viết của Luật sư Lê Van Hợp- Nguyên Vu trưởng Vu Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2022), “Tội phạm môi trường và các hành

vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường”, Tạp chí điện tử Luậtsư Việt Nam.

Ngoài các công trình nghiên cứu về kiểm soát ô nhiễm môi trường của các tác giả trong nước, học viên có tìm hiểu thêm một số những bài viết, công trình nghiên cứu của một số tác giả, tạp chí nước ngoài:

- Houqun Xing, Xingguo Cao, Zixiu Su (2022), “The rule of law formarine environmental governance in maritime transport: China’s experience”,

School of Law, Dalian Maritime University, Dalian, China Bai viét thong ké những thiệt hai về ô nhiễm môi trường do hoạt động vận tải biển tại Trung

Trang 16

Quốc; tóm tắt về mô hình pháp quyền của Trung Quốc đối với quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển; phân tích mối quan hệ giữa pháp luật Trung Quốc và pháp luật quốc tế.

- Andrew Macintosh, Amelia Simpson, Teresa Neeman, Kirilly Dickson(2020), “Plastic bag bans: Lessons from the Australian Capital Territory”,Resources, Conservation and Recycling, Volume 154, March 2020, 104638.

Bài viết này trình bày kết quả của một nghiên cứu về tac động của lệnh cam túi nhựa sử dụng một lần được đưa ra ở Lãnh thổ Thủ đô Úc vào năm 2011 Trong thời gian nghiên cứu kéo dài gần bảy năm, từ năm 2011 đến năm 2018, lệnh

cam đã làm giảm mức tiêu thụ túi nhựa polyetylen thông thường sử dụng một lần khoảng 2600 tan, mức giảm này phan lớn được bù đắp bằng sự gia tăng tiêu

thụ các loại túi khác.

- Judith Schäli (2022), “The Protection of the Marine Environment fromLand-based Sources of Plastic Pollution in International Law”, The Mitigation

of Marine Plastic Pollution in International Law, p.107-377 Bai viét phan tich về các yêu tố gây 6 nhiễm môi trường biển trong đó xác định các nguồn trên dất liền là nguyên nhân chính gây ô nhiễm Tác giả đã đưa ra ví dụ về một số

quốc gia ban hành các biện pháp ngăn ngừa và loại bỏ ô nhiễm nhựa bién trong

việc thực hiện các nghĩa vụ chung của các quốc gia khi tham gia các cam kết

quốc tế về bảo vệ môi trường biển.

- Peter Manyara, Karen Raubenheimer & Zaynab Sadan (2022), “Legaland Policy Frameworks to Address Marine Litter Through Improved

Livelihoods”, The African Marine Litter Outlook pp 137-197 Bài viết nói về

khung pháp ly và chính sách dé giải quyết rác thải biển thông qua cải thiện sinh kế đối với các nước ở Châu Phi Việc thu gom chai nhựa tại đây cũng đạt được

những thành tựu lớn giúp kiếm soát ô nhiễm môi trường, tuy nhiên còn một số lượng không nhỏ rác nhựa không thể tái chế và thiếu công cụ để tái chế và thu hồi chat thải là nguyên nhân chính dẫn đến dich vụ xử lý chất thải kém ở Châu

Trang 17

Phi, điều đó ảnh hưởng đến sinh kế của nhiều ngư dân Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những đề xuất hoàn thiện khung pháp lý và chính sách nhằm quản lý

chất thải nhựa, quy định về trách nhiệm của nhà sản xuất các sản phẩm nhựa.

- Yan Xiaolu (2011), “The International Legal Framework for Preventionof Vessel-source Pollution and Its Implementation in Chinese Legislation”,Master’s Programme in Maritime Law, Faculty of Law, Lund University Luan

văn thạc sĩ tập trung vào khuôn khổ pháp lý quốc tế về ngăn ngừa 6 nhiễm từ nguồn tàu thuyền và việc thực hiện nó trong pháp luật Trung Quốc Trước hết,

tác giả nêu khát quát những nguồn 6 nhiễm biển như nguồn 6 nhiễm từ đất liền, nguồn 6 nhiễm từ các hoạt động dưới đáy biển, ô nhiễm khí quyên, ô nhiễm từ tàu thuyền (tai nạn, hoạt động xả thải) Tác giả đưa ra đánh giá về quy định của pháp luật Trung quốc về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường do tàu thuyền và thực

tiễn áp dụng tại Trung Quốc.

- TSURUTA Jun - Associate Professor of International Law, “JapaneseMeasures against the Protection and Preservation of the Marine Environment

under the UNCLOS and the IMO Treaties” Mục dich của bai viết này là làm

rõ hiện trạng và các vấn đề liên quan đến các biện pháp của Nhật Bản bảo vệ

và bảo tồn môi trường biên từ góc độ luật pháp quốc tế cũng như luật pháp va

quy định trong nước của Nhật Bản.

- Yen-Chiang Chang, Xiaonan Zhao, Yang Han (2022), “Responsibilityunder international law to prevent marine pollution from radioactive waste”.

Vào ngày 13 tháng 4 năm 2021, chính phủ Nhật Bản công bố quyết định xả nước nhiễm hạt nhân từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ra biển, điều này đã vấp phải sự phản đối rộng rãi của cộng đồng quốc tế Bài viết này

nhằm mục đích phân tích trách nhiệm quốc tế của Nhật Bản trong việc ngăn ngừa ô nhiễm biển do chất thải phóng xạ hạt nhân, tác hại xuyên biên giới và

việc thải chất thải hạt nhân.

Trang 18

- Edward Kleverlaan Amanda Reichelt-Brushett (2023); Regulation,Legislation and Policy—An International Perspective; Part of the SpringerTextbooks in Earth Sciences, Geography and Environment book series

(STEGE) Bài viết là cái nhìn tổng quan về quy định, pháp luật, chính sách về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển Trong bài viết, tác giả đã liệt kê những Công ước quốc tế, Chương trình hành động Toàn cầu Qua đó thấy được việc

thực thi pháp luật quốc gia gắn liền với các Công ước quốc tế là phương pháp hiệu quả dé kiểm soát các hành động của con người làm tốn hại đến môi trường

biển Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp duy nhất, vì việc tuyên truyền,

giáo dục và các hoạt động tình nguyện khác cũng đóng góp vai trò thiết yếu dé

đạt được kết quả và mục tiêu mong muốn của các Công ước quốc tế.

Các công trình nghiên cứu nêu trên chủ yếu nghiên cứu dưới góc độ khoa học pháp lý, công tác quan lý môi trường biên, các yếu tố kỹ thuật Bên cạnh đó là các nghiên cứu chuyên sâu đến một mảng hẹp trong pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển như 6 nhiễm môi trường biển trong hoạt

động hàng hải, nhận chìm, ô nhiễm do tàu thuyền; thực tiễn việc thực thi các điều ước quốc tế liên quan đến kiểm soát ô nhiễm môi trường biển tại Việt

Trong luận văn này, học viên nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện và

có hệ thống các van dé lý luận và thực tiễn về pháp luật kiểm soát 6 nhiễm môi

trường biển tại nước ta và tham khảo kinh nghiệm thực thi pháp luật tại ba quốc gia Hoa Kỳ, Uc và Nhật Ban từ đó đề xuất một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung một sé quy dinh nham hoan thiện pháp luật Việt Nam về kiểm soát ô nhiễm môi trường biên phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.

3 Mục đích, phạm vi, đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về pháp luật kiểm soát ô

nhiêm môi trường biên gôm khái niệm 6 nhiễm môi trường biên, khái niệm

10

Trang 19

kiêm soát ô nhiễm môi trường biển, một số lý luận về pháp luật kiểm soát 6 nhiễm môi trường biên Từ đó, chi ra những hạn chế trong pháp luật hiện hành và có đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam.

Pham vi nghiên cứu: Luan văn tập trung nghiên cứu các quy định cua

pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biên tại Việt Nam, có phân tích các quy định trong các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam tham gia với tư cách là thành viên, đồng thời tham khảo một số quy định pháp luật của các quốc

gia khác về van dé này.

Đối tượng nghiên cứu: Là chủ thê, biện pháp, cách thức, cơ chế kiểm sóat về kiêm soát ô nhiễm môi trường biển của văn bản pháp luật Việt Nam.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Thứ nhất, phân tích, làm rõ sự khái niệm của ô nhiễm môi trường biên, kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển; lý luận về kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển bằng pháp luật.

Thứ hai, nghiên cứu, làm rõ quá trình hình thành và từng bước hoàn thiện

hệ thống pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biên tại Việt Nam với tính chất là một bộ phận trong hệ thống pháp luật môi trường.

Thứ ba, nghiên cứu các quy định cùng loại trong pháp luật của môi

trường của các nước dé rút ra những kinh nghiệm có thé vận dụng vào việc

hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Việt Nam.

Thứ tư, xác lập cơ sở lý luận và đề xuất những kiến nghị cụ thé về việc xây dựng hệ thống pháp luật về kiểm soát 6 nhiễm môi trường biên ở Việt Nam đề đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn cả về trước mắt cũng như lâu dải.

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp cụ thê

là: Phân tích, thống kê, so sánh, đối chiếu, lịch sử, chứng minh, tổng hợp, quy

11

Trang 20

nạp Trong đó, phân tích, thống kê, so sánh và chứng minh là những phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn Tùy từng nội dung mà luận văn sử dụng từng phương pháp nghiên cứu hoặc kết hợp các phương pháp sao cho phù hợp.

6 Những đóng góp mới của luận văn

Thứ nhất, luận văn góp phần hệ thong hóa một số khái niệm của một số

chuyên gia nước ngoài và khái niệm được quy định trong pháp luật Việt Nam

về ô nhiễm môi trường biển, kiểm soát ô nhiễm môi trường biến, pháp luật về

kiểm soát ô nhiễm môi trường biển Luận văn đã phân tích, dẫn chứng có căn

cứ khoa học và thực tiễn, trên cơ sở phù hợp với những đặc trưng cơ bản của

kiêm soát ô nhiễm môi trường biển từ những khái niệm đã được các nhà nghiên

cứu khoa học đưa ra.

Thứ hai, luận văn làm rõ những nguồn gây 6 nhiễm môi trường biển như:

từ hoạt động trên biển; từ đất liền; ô nhiễm xuyên biên giới từ đó phân tích

những nguyên tắc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển.

Thứ ba, luận văn dua ra bài học kinh nghiệm dé áp dung cho việc sửa

đổi, bé sung pháp luật Viêt Nam về kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển dựa

trên phương pháp phân tích hiệu quả thực thi pháp luật của một số nước trên thé giới như Mỹ, Úc, Nhật Bản.

Thứ tư, luận văn đã đánh giá thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm

môi trường biển tại Việt Nam, chỉ ra những bat cap, yéu kém của một số các

quy định pháp luật không còn có hiệu quả thực thi trong công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường biên ở thực tế.

Thứ năm, từ việc phân tích những cơ sở của việc hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển tại Việt Nam, luận văn đã xã định rõ những

nhu cầu cần thiết dé xây dựng và hoàn thiện pháp luật về van dé này Từ đó,

luận văn đưa ra kiến nghị các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về

kiểm soát ô nhiễm môi trường biển.

12

Trang 21

7 Cầu trúc của luận văn

Luận văn bao gồm phần mở đầu, danh mục các ký tự, chữ viết tắt, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo.

Nội dung của luận văn được bố cục thành ba chương, có kết luận từng

chương, cụ thé như sau:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển;

Chương 2: Thực trạng pháp luật trong kiểm soát ô nhiễm môi trường biển tại Việt Nam và kinh nghiệm của một số quốc gia trong kiểm soát ô nhiễm môi trường biển;

Chương 3: Định hướng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong kiểm soát ô nhiễm môi trường biên tại Việt Nam.

13

Trang 22

CHUONG 1 CƠ SO LÝ LUẬN VE PHÁP LUAT KIEM SOÁT Ô NHIEM MOI TRUONG BIEN

Ngày 14 thang 7 năm 2016, Ủy ban Hai dương học Liên chính phủ của UNESCO về tình trạng báo cáo nghiên cứu hệ sinh thái biển quy mô lớn toàn cầu do biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng và các hoạt động của con người dan đến tình trạng hệ sinh thái biển quy mô lớn toàn cầu đáng lo ngại Trong số 66 hệ sinh thái biển lớn trên thé giới, hon 50% nguồn lợi thủy san bị đánh bắt quá

mức và 64 hệ sinh thái biển lớn bị ảnh hưởng bởi hiện tượng nước biên nóng lên Ngoài ra, hơn 50% rạn san hô trên thế giới đang bị đe dọa, đến năm 2030

tỷ lệ này sẽ lên tới 90% [New UN-backed survey reveals ‘alarming’ damage tohigh seas and marine ecosystems, United Nation, 14 July 2016]

Theo bà Lisa Erdle, Giám đốc Nghiên cứu và đổi mới tại Viện 5 Gyres (Mỹ) chia sẻ: “Lượng rác thải nhựa đã lớn hơn rất nhiều so với ước tính” Trong vài thập niên trở lại đây, việc sản xuất nhựa, đặc biệt là nhựa dùng một lần đang gia tăng nhanh chóng và gây quá tải cho hệ thống xử lý rác thải, chỉ có khoảng

9% nhựa toàn cầu được tái chế [More than 170 trillion plastic particles found

in the ocean as pollution reaches ‘unprecedented’ levels, March 8 2023] Một

lượng lớn rac thải nhựa đã bị đồ ra biển Phan lớn là rác thai từ đất liền theo

luồng gió hay các dòng nước mưa chảy xuống sông, sau đó sông cuốn ra biển Một lượng nhỏ khác đến từ các dụng cụ đánh bắt cá mat hoặc bị rơi xuống biển Nhìn chung, môi trường biển toàn cầu đang phải đối mặt với những thách thức to lớn, chăng hạn như tôn hại hệ sinh thái biển do đánh bắt quá mức, nhiệt độ nước biển tăng, ô nhiễm chat thải như nhựa và hiện tượng phú dưỡng của nước biển Dang nhắc nhở mọi người rang đã đến lúc phải hành động dé bao

vệ môi trường biển.

Các hoạt động của con người dẫn đến gia tăng chất thải, ảnh hưởng đến môi

trường các khu vực ven biên, các vùng biên và hải dao Di kèm với sự phát triên

14

Trang 23

đô thị ven biển là sự gia tăng dân số, chủ yếu là sự gia tăng cơ học, các đô thị

biển cũng thu hút khách du lịch dẫn đến gia tăng các nguồn thải, gây áp lực lên

hạ tầng đô thị, đặc biệt là hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống xử lý chất

thải Ngoài ra, một áp lực lớn khác đối với môi trường biển là tình trạng rác

thải nhựa đại dương đang là van đề nóng trên toàn cau, đặc biệt tại các quốc gia

ven biên như Việt Nam Chat thải nhựa đại dương trở thành mối nguy lớn cho

môi trường biển bởi có số lượng lớn, đặc tính khó phân hủy trong môi trường biển và khả năng di chuyển xa Tình trang 6 nhiễm chất hữu cơ, dau mỡ đang diễn ra ở mức khá cao và vượt mức cho phép ở gần các khu du lịch, khu đông

dân cư trải dài từ Bắc vào Nam, đặc biệt là vùng cửa sông tại các tỉnh, thành

phố phía Bắc và dọc theo ven biển Đồng bằng sông Cửu Long Theo thống kê,

trên 100 vụ tràn dầu do tai nạn tàu đã xảy ra trong 10 năm gần đây, đều theo

gió mùa, dòng hải lưu đi chuyển về phía bờ biên Việt Nam Ngoài ra, ở vùng

biển Việt Nam có khoảng 340 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí, bên

cạnh thải nước lẫn dầu với khối lượng lớn, hoạt động này còn phát sinh khoảng

5.600 tấn chất thải rắn, trong đó có 20-30 % là chất thải rắn nguy hại còn chưa

có bãi chứa và nơi xử lý [Bảo vệ môi trường biển: Tinh trang 6 nhiễm ở mức

đáng báo động, Phong Duy, Tạp chí Ban Tuyên giáo Trung ương, 25/10/2021].

Từ những báo cáo trên có thể thấy ô nhiễm môi trường xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau như: Từ những hoạt động trên biển (du lịch, khai thác tài

nguyên khoáng sản, đánh bắt thủy sản ); ô nhiễm từ đất liền (chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nông nghiệp ); ô nhiễm do sự cô tran dau, tai nạn tàu biển; ô nhiễm đo triều cường dâng cao gây ô nhiễm dòng sông, rồi chảy

ra biển.

1.1 Kiểm soát ô nhiễm môi trường biến 1.1.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường biển

Định nghĩa về ô nhiễm môi trường biển được nhóm chuyên gia về các

khía cạnh khoa học của 6 nhiễm biển (Joint Group of Experts on the Scientific

15

Trang 24

Aspects of Marine Pollution - GESAMP) đưa ra vào năm 1969 “Ô nhiễm môi

trường biển là việc con người đưa các chất liệu vào môi trường biên dẫn đến

những tác động có hại cho tài nguyên sinh vật, nguy hiểm cho sức khỏe con

người, can trở các hoạt động biên bao gồm đánh bat cá, làm biến đổi chất lượng

nước biển về phương diện sử dụng và làm giảm sút các giá trị mỹ cảm của biển” [GESAMP I/11, mục 12, tr.5] và sau đó được chỉnh sửa vào năm 1981 “Ô nhiễm môi trường biển là việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu hoặc năng lượng và môi trường biển (bao gồm cả các cửa sông) dẫn đến những tác động có hại cho nguyên sinh vật, gây nguy hiểm cho sức khỏe con

người, can trở các hoạt động biên bao gồm đánh bat cá, làm biến đổi chất lượng

nước biên về phương diện sử dụng và làm giảm sút các giá trị mỹ cảm của biển”

[Báo cáo kỳ họp thứ mười hai tai Geneva, ngày 22 — 28/10/1981,tr.5] Có thê nói

đây là định nghĩa đầu tiên về ô nhiễm biển bởi nó đã nêu ra đầy đủ các nguyên

nhân và tác hại của ô nhiễm môi trường biển như: Con người là nguyên nhân chủ

yếu làm ô nhiễm môi trường thông qua việc đưa các chất và năng lượng vào môi

trường biển; Các chất gây ô nhiễm phát tán qua các chu trình khác nhau và gây

ton hại đến sinh vật sống trên biển, gây hại cho sức khỏe con người, gây trở ngại

cho các hoạt động trên biển.

Tại Hội nghị Luật Biển (New York, ngày 15 tháng 3 — ngày 08 tháng 05

năm 1976), định nghĩa ô nhiễm môi trường của GESAMP rất được quan tâm

và đề xuất sửa đôi như sau: “Ô nhiễm môi trường biển là việc con người, trực

tiếp hoặc gián tiếp, đưa các chất độc hại vào môi trường biển (bao gồm cả cửa

sông) ảnh hưởng hoặc có khả năng ảnh hưởng đến tài nguyên sinh vật hoặc phi

sinh vật, gây ra mối nguy hại đối với sức khoẻ con người, gây cản trở cho các

hoạt động trên biển bao gồm đánh bắt hải sản và các hoạt động sử dụng biển

hợp pháp khác, làm biến đồi chất lượng nước biển về phương diện sử dụng và

làm giảm sút các giá tri mỹ cảm của biển” [GESAMP VIII/11, mục 73-74,

16

Trang 25

Theo Khoản 4, Điều 1 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) đã đưa ra định nghĩa: “Ô nhiễm môi trường biển là việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển, bao gồm cả các cửa sông, khi việc đó gây ra hoặc có thể gây ra những tác hại như gây tôn hại nguồn lợi sinh vật, hệ động vật và hệ thực vật biển, gây nguy

hiểm cho sức khỏe con người, gây trở ngại cho các hoạt động ở biến, ké cả việc đánh bắt hải sản và các việc sử dụng biển một cách hợp pháp khác, làm biến đổi chất lượng nước biển về phương diện sử dụng va làm giảm sút các giá trị

mỹ cam của biển”.

Định nghĩa về 6 nhiễm môi trường biển tại UNCLOS 1982 có điểm

tương đồng với đề xuất sửa đôi định nghĩa ô nhiễm môi trường tại Hội nghị

Luật Biển 1976, còn so với định nghĩa của GESAMP thì có điểm khác biệt.

Định nghĩa ô nhiễm môi trường biển của cả GESAMP và Công ước Luật Biển 1982 đều có nhắc đến tác hại xảy ra với hệ sinh thái biển, tuy nhiên, GESAMP chi nhắc đến trường hợp đã và đang xảy ra, còn Công ước Luật Biển 1982 có đề cập đến những tác hại tiềm ấn trong tương lai Ngoài ra, các định nghĩa nêu

trên đều liệt kê những tốn hai do ô nhiễm môi trường biển như: nguồn lợi các

hệ sinh vật biển, sức khỏe con người, ảnh hưởng đến các hoạt động trên biển.

Tuy nhiên, UNCLOS 1982 mở rộng đối tượng chịu ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi

trường “các việc sử dụng một cách hợp pháp khác”.

Tại Khoản 12, Điều 3 Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2020 có định nghĩa: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây anh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh

vật và tự nhiên”.

Có thể thấy, khái niệm về 6 nhiễm môi trường biển trong các định nghĩa

nêu trên đều liệt kê các hành vi gây 6 nhiễm môi trường biên; kê cả các hành

17

Trang 26

vi sử dụng biển hợp pháp gây ô nhiễm Tuy nhiên, những khái niệm đó chỉ giới hạn điều chỉnh các hành vi gây ô nhiễm do con người trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra mà không điều chỉnh van dé ô nhiễm môi trường biển do tác động của

tự nhiên như động đất, sóng thần

Theo UNCLOS 1982, 6 nhiễm môi trường biển bao gồm các nguồn như: Ô nhiễm bắt nguồn từ đất; Ô nhiễm do các hoạt động liên quan đến đáy biển thuộc quyền tai phán quốc gia gây ra; Ô nhiễm do các hoạt động tiễn hành trong Vùng gây ra; Ô nhiễm do sự nhận chìm; Ô nhiễm do tàu thuyền gây ra; Ô nhiễm

có nguôn gốc từ bầu khí quyền hay qua bầu khí quyền.

Theo Báo cáo hiện trạng môi trường biên và hải đảo giai đoạn 2016-2020 đã phân tích các nguồn thải trên phương diện về quy mô tác động, mức độ ảnh hưởng đến môi trường biển, cụ thé môi trường biển đang chịu sức ép đến từ

bảy nguyên nhân sau: Dân số, vấn đề di cư và quá trình đô thị hóa; Hoạt động du lịch và dịch vụ biên; Ngành kinh tế hàng hải; Khai thác dầu khí và khoáng sản biển; Hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản; Hoạt động công nghiệp;

RTN đại đương [Báo cáo hiện trạng môi trường biên và hải đảo giai đoạn

2016-2020, tr 34-54].

Nước ta có 28/63 tinh, thành phố trực thuộc trung ương có bién với dân số 51 triệu người, trong đó dân số đô thị chiếm 34%; mật độ dân số cao hơn

khoảng 1,9 lần so với mật độ trung bình cả nước; tốc độ gia tăng dân số trung

bình vào khoảng 0,91% [Báo cáo hiện trạng môi trường biến và hải đảo giai đoạn 2016-2020, tr.34] Cùng với đó là sự phát triển đô thi ven biển dẫn đến

thu hút khách du lịch, từ đó gia tăng chất thải, ảnh hưởng đến môi trường các khu vực ven biên Trong nước thải sinh hoạt có chứa hàm lượng các chất hữu

cơ, hợp chất chứa ni-tơ, chất rắn lơ lửng, các thành phần vô cơ, vi sinh vật, vi trùng gây bệnh khác nếu không được quản lý, kiểm soát sẽ gây ảnh hưởng

đến chất lượng nước biển ven bờ Do đặc thù du lịch ở nước ta có chu kỳ mùa

18

Trang 27

vụ (du lịch biển chủ yếu tập trung vào mùa Hè), lượng du khách tập trung đông vào một thời điểm khiến quá tải hệ thống thu gom rác thải, nước thải gây ô nhiễm môi trường Hoạt động du lịch và dịch vụ biển không chỉ gây áp lực lên ha tầng đô thị mà còn tác động lên không gian của các đô thị ven biển Chi tính riêng lượng chất thải phát sinh từ các tàu du lịch trên vịnh Bắc Bộ đã ở mức

trung bình 11,3kg rác thải/tàu/ngày đêm [Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUCN, 2015] Hiện nay, qua khảo sát các tàu du lịch biển trên vịnh Bắc Bộ cho thấy, có tới 77% số tàu thải chất thải trực tiếp ra vịnh, chỉ có 20% số tàu

mang chat thải vào bờ dé xử lý [Dự án Điều tra, đánh giá hiện trạng và tác động của các nguôn thải trên biển, hải dao Vịnh Bắc Bộ (giai đoạn 1 từ Quảng Ninh đến Ninh Bình), 2015-2017].

Ngành kinh tế hàng hải đóng một vai trò quan trọng trong phát triển nền

kinh tế Việt Nam Tuy nhiên, môi trường biển đang phải chịu sức ép do các hoạt động hàng hải gây ra Ô nhiễm môi trường biển từ hoạt động cảng như: hoạt động nạo vét, đồ thải vật liệu nạo vét, bốc dỡ hàng hóa có nguy cơ làm đục, 6 nhiễm trầm tích đáy biển Trong quá trình bốc xếp hàng hóa nếu có sự

cô rò ri còn có thé làm phát tán các chat 6 nhiễm như dầu mỡ, các loại quặng chứa kim loại nặng, thuốc trừ sâu, phân bón, làm giảm độ trong của nước Bên cạnh đó, nguồn gây ô nhiễm môi trường biển còn phát sinh từ xả thải trong quá trình vận hành phương tiện tàu, thuyền và chất độc từ vật liệu dùng dé đóng

tàu, các loại sơn vỏ tàu Bên cạnh đó, các sự cỗ môi trường do tràn dầu, hóa chất, xói lở bờ biển ngày càng gia tăng.

Hiện nay, hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, khai thác khoáng sản biển và từ các hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản cũng là một trong những

yếu tô gây ảnh hưởng đến môi trường biên Tất cả những giai đoạn từ thăm do, khai thác, vận chuyên đến tháo dỡ giàn khoan đều có thé gây ô nhiễm môi

trường biển như: chất thải từ hoạt động khoan gồm dung dịch khoan và mùn

19

Trang 28

khoan; nước sản xuất (là hỗn hợp bao gồm nước vỉa, nước ngưng tụ, bơm quay vòng và cả nước khử muối dầu); chất thải sinh hoạt [Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo giai đoạn 2016-2020, tr.45] Cũng như vậy, nuôi trồng thủy sản ven biển có nguy cơ ô nhiễm môi trường nước, trầm tích ven biển Tổng diện tích tiềm năng nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo ở nước ta khoảng 244.190 ha, trong đó điện tích nuôi vùng bãi triều ven biển là 153.300 ha, chiếm 62%; diện tích nuôi vùng vũng vịnh, eo ngách và ven đảo là 79.790

ha, chiếm 33% và nuôi vùng biên hờ là 11.000 ha, chiếm 5% [Báo cáo hiện

trạng môi trường biển và hải đảo giai đoạn 2016-2020, tr.46] Hoạt động nuôi trồng thủy sản với mật độ cao là mối nguy lớn gây ô nhiễm môi trường biển do chất thải trong quá trình nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là việc sử dụng các loại thuốc, hóa chất phòng bệnh và hệ thống xử lý nước thải không đảm bảo cũng

là nguy cơ rất nguy hiểm Bên cạnh đó, việc việc quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển do thải bỏ hoặc làm mất ngư cụ trong hoạt động khai thác thủy

sản chưa được chặt chẽ.

Việt Nam có tới trên 100 con sông, trong đó hơn 10 con sông đang ở

mức độ ô nhiễm nặng, điển hình như sông Cầu, sông Day, sông Thị Vải Tất

cả các con sông đều đồ ra biển, kéo theo đó là nguồn ô nhiễm từ đất liền như

chat thai công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề, nước thải chưa xử lý, hóa chat, thuốc trừ sâu, rác, phê thải vật liệu xây dựng , nên nguy cơ gây ô nhiễm và

suy thoái môi trường biển không ngừng gia tăng, tính chất ngày càng nghiêm

trọng Hiện trạng nhiều vùng cửa sông ven biển bị ô nhiễm do xả thải các chất chưa qua xử lý hay xử lý chưa đạt quy chuẩn dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế, đời sống, sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển và những tổn hại khó lường

đối với các hệ sinh thái, sinh vật biển Điền hình là sự cố ô nhiễm môi trường

biển do việc xả thải từ Khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh của Tập đoàn Formosa trong năm 2016 Theo báo cáo của Chính phủ công bố, những thiệt

20

Trang 29

hại về kinh tế và xã hội là rất lớn, riêng số hải sản chết dạt vào bờ được đánh giá khoảng 100 tan gây thiệt hai rất lớn về kinh tế Lâu dai, các rạn san hô, phù du sinh vật cũng chết, khiến suy giảm đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản khu vực Ảnh hưởng đến sinh kế lâu dai của người dân vùng ven biển: hon

17.600 tàu cá và gần 41.000 người đã bị ảnh hưởng trực tiếp; hơn 176.000

người phụ thuộc bị ảnh hưởng Sản lượng khai thác ven bờ thiệt hại

khoảng 1.600 tan/thang Hoạt động nuôi trồng thủy sản: có khoảng 9 triệu tôm giống bị chết, hàng ngàn lồng nuôi cá cũng bị thiệt hại [“Chính phủ công bố

chỉ tiết thiệt hại do Forrmosa gây ra”, Báo Tuổi trẻ online, 28/07/2016]

Chất thải nhựa đại dương hiện cũng đang trở thành mỗi nguy rất lớn cho môi trường biển bởi hiện nay số lượng lớn RTN hàng ngày như túi nhựa, chai nhựa, lưới, ống hút, nắp chai, dây thừng, hộp đựng thức ăn, đồ dùng bằng nhựa,

màng dẻo, cốc nhựa, đầu lọc thuốc lá có đặc tính khó phân hủy và khả năng di chuyền xa Các loại RTN thường gặp gồm: nhựa Polypropylen (nhựa PP), nhựa Polyetylen (nhựa PE), và nhựa Polyvinyclorua (nhựa PVC), lần lượt tỉ lệ là 24%, 21% và 19% trong tổng sản lượng nhựa toàn cầu năm 2007 [Báo cáo hiện

trạng môi trường biển và hải đảo giai đoạn 2016-2020, tr.52] Việc xả RTN bừa bãi cùng với một lượng lớn rác thải từ đại dương dạt vào các đảo, bãi tắm đặc biệt trong mùa du lịch vừa làm mat mỹ quan vừa gây 6 nhiễm môi trường sống của người dân khu vực ven biển Theo Chương trình môi trường Liên hợp quốc

(United Nations Environment Programme — UNEP), năm 2018 Việt Nam là

một trong những quốc gia có lượng RTN xa ra biên nhiều nhất trên thé giới và đứng thứ 4 trên 20 quốc gia cao nhất [Reckoning with the U.S Role in Global

Ocean Plastic Waste (2022), tr57].

Ngoài ra, theo các chuyên gia nghiên cứu, phun trào núi lửa dưới day

biển có thé gây thiệt hại lâu dai cho các rạn san hô, làm xói mòn bờ biển cũng như gây gián đoạn hoạt động nghề cá Trong đại dương, tro bụi núi lửa có thể

21

Trang 30

gây hại cho các loài sinh vật biển Cơ quan địa chất Tonga đã cảnh báo về tình trạng ô nhiễm nước biên ở khu vực lân cận do chất thải độc hại thoát ra từ núi lửa, đồng thời khuyến cáo ngư dân không nên đánh bắt cá ở vùng nước này vì chúng có khả năng bị nhiễm độc Một số loài cá sẽ bị diệt vong và những loài

sống sót sẽ buộc phải di cư đến khu vực khác dé tồn tại Bên cạnh đó, sự thay đổi trong cấu trúc của đáy biến có thé tạo ra những trở ngại mới cho các tàu cá Theo ông Tom Schils, chuyên gia nghiên cứu về các vụ phun trào núi lửa và

san hô ở Quần đảo Bắc Mariana, một diện tích rộng lớn các rạn san hô ở khu

vực bị ảnh hưởng có thể bị chôn vùi và phá hủy bởi lượng lớn tro bụi núi lửa Những đợt phun trào như vậy cũng giải phóng nhiều sắt hơn vào trong nước biển, thúc day sự phát triển của tảo xanh lam và bọt biển gây nguy hại cho các

rạn san hô [Gloria Dickie (18/01/2022), “Explainer: Tonga’s volcanic eruptionmay harm environment for years, scientists say”, Reutersi].

Từ những dẫn chứng đưa ra cho thay, 6 nhiễm môi trường biển không chỉ bắt nguồn từ các hoạt động gây ô nhiễm ở biển và cửa sông như các định nghĩa nêu trên mà có rất nhiều khu vực mà ở đó con người tiến hành các hoạt

động có thé gây ra 6 nhiễm môi trường biển như hoạt động từ đất liền, đưới đáy

biên, trên không trung hoặc từ những thảm họa thiên nhiên.

1.1.2 Khái niệm kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển

Dinh nghĩa về “kiểm soát” theo từ điển Luật học là xem xét dé phát hiện,

ngăn ngừa kip thời việc làm sai trái với thỏa thuận, với quy định (tr.264).

Căn cứ theo khoản 22 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như

sau: “Kiểm soát ô nhiễm là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử

lý ô nhiễm”.

Theo đó, kiểm soát ô nhiễm môi trường biên là tập hợp các biện pháp, hoạt động có sự phối hợp của cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong điều tra, thống kê, phân loại và đánh giá nhằm phòng ngừa, ngăn chặn những

22

Trang 31

hành vi sai phạm, phát hiện kịp thời, hạn chế tác động xấu đối với môi trường biển, xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường biển Trong nhiều trường hợp, kiếm soát ô nhiễm môi trường biển cũng đồng nghĩa với việc ngăn chặn phát sinh, giảm

thiểu và loại bỏ các chất gây ô nhiễm (chất thải hóa học, chất thải rắn, chất thải

công nghiệp, chất thải nông nghiệp và chất thải sinh hoạt, tiếng ồn hoặc sự lây lan của các loài xâm lan gây tác động xấu tới biển) ra môi trường biển.

So với một số khái niệm gần nghĩa, kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển có phần giống giám sát ô nhiễm môi trường biển ở chỗ cùng là hoạt động xem

xét, đánh giá chính xác, dam bảo việc thực hiện hiệu quả, không vi phạm quy

định của các chủ thé So với giám sát ô nhiễm môi trường biển thì kiểm soát 6

nhiễm môi trường biển có phạm vi xem xét, đánh giá rộng hơn.

Về chủ thé của quá trình kiểm soát môi trường biên không chỉ là Nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường hay các doanh nghiệp, khu

dân cư, hiệp hội bảo vệ môi trường, các tô chức, hộ gia đình, cá nhan, Còn chủ thể của giám sát ô nhiễm môi trường biển là việc điều tra, đánh giá các cơ sở, dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường biển chang hạn như theo dõi, thu thập mẫu tại các điểm có nghi gây ô nhiễm.

Về mục đích của kiểm soát ô nhiễm môi trường biển là thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, khống chế hậu quả của ô nhiễm môi trường

xảy ra, xử lý và phục hồi môi trường biển Còn mục đích của giám sát ô nhiễm môi trường biển là giám sát những thông số ô nhiễm đặc trưng của nguồn ô nhiễm, kiểm tra độ chính xác của công tác dự báo các tác động dé thực hiện các biện pháp giảm thiểu và quan trắc cần thiết nhằm phòng ngừa, giảm bớt tác

động xấu đến môi trường biến.

Về nội dung của quá trình kiếm soát môi trường biển, hoạt động kiểm

soát gồm các hoạt động như thu thập, quản lý, công bố các số liệu, dữ liệu về

môi trường biến, thực hiện xây dựng kế hoạch, quy hoạch kế hoạch kiểm soát

ô nhiễm và ban hành, áp dụng các tiêu chuẩn về quản lý chất thải trước khi đưa

23

Trang 32

ra môi trường bên ngoài; xử lý, khắc phục các tình trạng môi trường bị ô nhiễm,

phòng ngừa ô nhiễm môi trường từ khi chưa phát sinh, Giám sát ô nhiễm bao gom những nội dung: thu thập, xử lý các số liệu, dit liệu môi trường biển nhăm

giám sát mọi thay đổi của môi trường biển; báo cáo với co quan chức năng dé

xử lý kịp thời các sự cỗ môi trường nếu có; báo cáo về sự thay đổi môi trường biển và các sự có cùng biện pháp xử ly cho các tô chức liên quan.

Việc ưu tiên cho hoạt động phòng ngừa, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường biển được thê hiện rat rõ trong Chiến lược phát trién bền vững kinh

tế biên Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Chiến lược đã xác định bảo vệ môi trường biên là một nội dung xuyên suốt Một trong những quan điểm được nêu trong Chiến lược đó là bảo vệ môi trường biển gắn với phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, sự cô môi trường, tăng cường hợp tác khu vực và

toàn cầu trước những thách thức về môi trường biển như: chất thải nhựa dai dương, nguồn thải lục địa, sự cố môi trường Do đó, tại Điều 42 Luật Tài nguyên, môi trường biên và hải đảo 2015 quy định các nguyên tắc kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển va hải đảo Dựa trên nguyên tắc kiểm soát ô nhiễm môi

trường biên và hải đảo có thé thấy Việc phân vùng rủi ro được sử dụng nhằm

xác định mức ưu tiên để giải quyết các vấn đề ô nhiễm trên cơ sở độ lớn của rủi

ro mà ô nhiễm gây ra đối với sức khỏe con người và hệ sinh thái Phân tích và đánh giá vùng rủi ro ô nhiễm có thê giúp cho các cơ quan quản lý có những

hiểu biết hay thông tin đủ đề đưa ra các quyết định trong việc lựa chọn phương

án hợp lý dé giảm nhẹ, khắc phục 6 nhiễm.

Trong trường hợp xả thải các chat 6 nhiễm vào môi trường biên, sức chịu tải là kha năng tự làm sạch của môi trường biển khi tiếp nhận chat thải đó Sức

chịu tải của môi trường biển không phải là bat biến mà thay đổi theo thời gian do điều kiện tự nhiên thay đổi (đặc biệt do biến đổi khí hậu làm thay đổi nhiệt

độ, lưu lượng dòng chảy) nhất là do gia tăng các hoạt động phat triển kinh tế

-24

Trang 33

xã hội trong khu vực dẫn đến gia tăng số lượng va chất lượng nguồn xả thải Vì vậy, cần phải tăng cường giám sát, xử lý các nguồn chất thải trong khu vực và toàn cầu bao gồm nguồn ô nhiễm xuyên biên giới.

Bên cạnh đó, dé ứng phó có hiệu quả trong sự cô môi trường biển, kịp thời ngăn chặn sự lan rộng của ô nhiễm trong môi trường biển thì việc phối hợp

giữa các cơ quan, tô chức, cá nhân là vô cùng quan trọng Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 đã quy định trách nhiệm của các chủ thé trong việc chia sẻ thông tin, đánh giá chất lượng môi trường nước biên; xử lý, khắc

phục ô nhiễm môi trường xuyên biên giới thông qua phối hợp với các nước và các tô chức có liên quan; các bộ, ban, ngành cũng có trách nhiệm phối hợp với nhau dé ứng phó và khắc phục sự cô tràn dau trên biển.

1.2 Pháp luật kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển

1.2.1 Khái niệm về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển

Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ phát sinh và tồn tại giữa các chủ thể nhằm phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm môi trường từ khi chưa phát sinh; hạn

chế đến mức thấp nhất những tác hại xảy ra cho môi trường biển; đưa ra phương án khắc phục và xử lý hậu quả khi phát sinh ô nhiễm; phục hồi môi trường biển những nơi đã bi ô nhiễm nhằm đảm bảo phát triển bền vững, góp phan duy trì

và phát triển kinh tế biển Việt Nam.

1.2.2 Các nguyên tắc của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển

Các nguyên tắc của pháp luật kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển xuất

phát từ những nhu cầu kiểm soát môi trường biên, từ nhu cầu giảm thiểu những tác động tiêu cực từ những nguồn ô nhiễm khác nhau Theo đó, nguyên tắc của pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển bao gồm:

Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế biển với kiểm soát môi trường bién Sự phát triển kinh tế biển, sự tăng trưởng của các ngành du

25

Trang 34

lịch và dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác khoáng san và dau khí, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản đã dẫn đến sự tập trung dân cư và quá trình đô thị hóa tại các vùng ven biển, làm gia tăng nước thải, chất thải ran ảnh hưởng đến môi trường biển Do đó, cần thực hiện tốt kiểm soát ô nhiễm môi trường

biển, hải đảo, trong đó chú trọng đến các nguồn thải lớn có nguy cơ cao tác động xấu đến môi trường biển.

Nguyên tắc ưu tiên áp dụng các biện pháp mang tính phòng ngừa như xây dựng, củng cô lực lượng, trang thiết bị giám sát, cảnh báo tự động về chất

lượng môi trường, ứng phó với sự cô môi trường, hoá chất độc hại trên biển; quản lý rác thải biển, nhất là rác thải nhựa; cải thiện, nâng cao chất lượng môi

trường biển

Nguyên tắc phối hợp, liên kết Các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân

dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biên phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện hệ thống quan trắc, giám sát môi trường vùng ven biển; thực hiện nhiệm vụ về giám sát, đánh giá rủi ro, khắc phục và giải quyết hậu qua sự cé tràn dau, hóa

chat độc trên biển; tập trung công tác điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thai từ đất liền, đặc biệt là các điểm xả nước thải ra khu bảo tồn bién, khu vực bãi tắm, danh lam, thắng cảnh ven biên; điều tra, đánh gia tinh trạng 6 nhiễm môi trường biên va hải đảo; chú trọng nhiệm vu, giải pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường, các hệ

sinh thái biển, hai đảo; cải thiện và phục hồi môi trường, các hệ sinh thái biển,

hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái Ngoài ra, Việt Nam cần tăng cường hợp tác giữa các nước trong khu vực và các tô chức quốc tế, từng bước giảm thiểu tác

động bat lợi của ô nhiễm; tham gia các công ước quốc tế và khu vực dé hop

tác, ngăn ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực, nhất là tăng cường thé chế, luật

pháp có liên quan.

26

Trang 35

1.3 Pháp luật quốc tế và kinh nghiệm của một số quốc gia trong kiểm soát ô nhiễm môi trường biển bằng pháp luật

1.3.1 Các Công ưóc quốc tế về kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển

Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biên được thiết lập dé có thể ngăn ngừa, giảm thiêu và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ các nguồn, bao

đảm các hoạt động từ đất liền đến ven bờ và trên biển không gây thiệt hại do ô nhiễm, đảm bảo nguồn sống của tài nguyên sinh vật biển và sức khỏe của người dân sinh sống ven biển Bên cạnh các quy định về những hoạt động dé kiểm

soát ô nhiễm môi trường biển thì trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra đối với tài nguyên, môi trường biển cũng được nêu rõ Công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong những năm qua của Đảng và Nhà nước ta được thê hiện thông qua việc ban hành các chủ chương, chính sách, văn bản

quy phạm pháp luật và tham gia ký kết các Công ước quốc tế về kiểm soát ô

nhiễm môi trường biên.

Bên cạnh đó, các quốc gia đã nhận thức rõ được sự cần thiết của việc hợp

tác quốc tế trong việc BVMTB - tài sản chung của nhân loại Do đó, ngày càng

nhiều các công ước quốc tế về môi trường biên được xây dựng và nhận được

sự tham gia và hưởng ứng tích cực của các quốc gia trên thế giới tạo nên một khung pháp lý co bản về BVMTB Tuy vậy, các quốc gia là thành viên cũng rất quan tâm đến vấn dé thực thi, nội luật hóa các công ước quốc tế, điều đó

mới góp phan bảo vệ có hiệu quả môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc Đông Nam Á tham gia

nhiều các công ước quốc tế về BVMTB, điều đó mang lại cho Việt Nam nhiều

lợi ích thiết thực về kinh tế, xã hội, chính trị và môi trường Dưới đây là một số các Công ước quốc tế về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển mà Việt Nam đã

tham gia ký kết.

27

Trang 36

Thứ nhất là Công ước của Liên Hợp quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS) Đây là văn kiện quốc tế tổng hợp, toàn diện, bao quát tat cả những van dé quan trọng nhất về chế độ pháp lí của biển và đại đương, quy định về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia (quốc gia có biển và quốc gia không có

biển) đối với các vùng biển thuộc quyên tài phán quốc gia, cũng như các vùng biển quốc tế với mong muốn làm dé dàng cho việc sử dụng công bang và hiệu

quả những tài nguyên, việc bảo tồn những nguôn lợi sinh vật của các biển và các đại dương, việc nghiên cứu, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển Công ước có phạm vi điều chỉnh rộng, bao gồm tat cả các khía cạnh của không gian biển, như vấn dé phân định biển, phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, quản lí, khai thác và sử dụng tài nguyên của Vùng, các hoạt động kinh tế và thương mại, chuyển giao công nghệ và giải quyết tranh chấp

liên quan đến biên Tính đến thời điểm hiện nay, có 168 quốc gia tham gia Công ước Việt Nam đã phê chuẩn Công ước này từ 25/7/1994 Công ước đã đưa ra quy định những nghĩa vụ chung cho các quốc gia như: Bảo vệ và bảo tồn môi trường biển; Ngăn ngừa, giảm thiểu và kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển từ

các nguồn, bao dam các hoạt động bên trong lãnh thé không gây thiệt hại do 6

nhiễm, giảm thiểu tối da ô nhiễm từ việc nhận chìm, từ tàu và các công trình trên biển; Hạn chế chuyền thiệt hại và nguy co ô nhiễm từ khu vực này sang khu vực khác; Ngăn ngừa, giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm từ việc sử dụng công nghệ (Điều 192, 194, 195, 196) Các quốc gia được yêu cầu xây dựng các kế hoạch khan cấp chống 6 nhiễm và có quyền hợp tác với các quốc gia khác

dé đối phó với những tai nạn gây ra ô nhiễm môi trường biển trong các vùng biển thuộc quyền tài phán của họ (Điều 199) Họ cũng có nghĩa vụ phải hành

động phù hợp như giám sát hoặc đánh giá môi trường nhằm giảm bớt hay ngăn

ngừa ô nhiễm có thể xảy ra (Điều 204-206)

28

Trang 37

Thứ hai là Công ước quốc tế 1973 về ngăn ngừa 6 nhiễm từ tàu biên, được sửa đổi từ Nghị định thư 1978 (Công ước MARPOL 73/78) Công ước

MARPOL 73/78 ra đời năm 1973, là kết hợp của hai hiệp định quốc tế là Công

ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra được thông qua năm 1973 và

Nghị định thư của Công ước được thông qua năm 1978, hiện nay gộp chung

thành một văn kiện duy nhất Có thê cho răng Công ước này là một trong những Công ước chủ chốt về BVMTB Công ước đưa ra những quy định nhằm ngăn chặn ô nhiễm gây ra do vận chuyên hàng hóa là dầu mỏ, hàng nguy hiểm, độc

hại, cũng như do nước, rác và khí thải ra từ tàu Việt Nam đã tham gia Côngước này năm 1991 (ngày 18 tháng 3 năm 1991).

Việt Nam đã tham gia các Phụ lục I & II từ năm 1991 Tiếp theo, Bộ Giao thông vận tải có Tờ trình số 9591/TTr-BGTVT ngày 06 thang 8 năm 2014

trình Thủ tướng Chính phủ dé xuất gia nhập các Phụ lục III, IV, V, VI của Công ước Chủ tịch nước có Quyết định số 2368/2014/QD-CTN ngày 16 tháng 10 năm 2014, đồng ý việc Việt Nam tham gia các Phụ lục III, IV, V, VI Tổ chức Hàng hai thế giới (IMO) đã có thông báo tới các thành viên, các Phụ luc IIL,

IV, V, VI của Công ước MARPOL có hiệu lực đối với Việt Nam ké từ ngày 19

tháng 3 năm 2015.

Thứ ba là Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển 1974 (SOLAS) Công ước đưa ra các tiêu chuẩn tối thiểu về kết cấu, trang bị và khai

thác tàu dé bảo đảm an toàn sinh mạng cho tat cả mọi người trên tàu biển và

bảo vệ, ngăn ngừa gây ô nhiễm môi trường sinh thái Tại chương IX của Công

ước được phê chuẩn theo nghị quyết của Đại hội đồng Tổ chức hàng hải Quốc tế - IMO trong tháng 11 năm 1993 để áp dụng với Bộ luật quản lý an toàn (ISM Code) nhằm quản lý an toàn, đáp ứng về an toàn và phòng chống ô nhiễm môi trường biển Ngày 18/3/1991 Việt Nam đã chính thức tham gia Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biên SOLAS.

29

Trang 38

Thứ tur là Công ước về kiểm soát việc vận chuyền qua biên giới chất thải

nguy hại và việc tiêu hủy chúng (Basel 1989) Công ước Basel được thông qua

tại Hội nghị Dai sứ Đặc mệnh Toản quyền ở Basel vào năm 1989 và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 05/05/1992 nhằm mục tiêu giảm thiểu phát sinh chất thải

nguy hại; khuyến khích hủy bỏ các chất thải nguy hại gần nguồn phát sinh, giảm việc di chuyển các chất này qua các biên giới và bảo đảm cho chất thải được quản lý một cách tốt nhất để bảo vệ môi trường Việt Nam đã tham gia

Công ước Basel ngày 13/3/1995 và cơ quan đầu mối thực thi Công ước này là Bộ Tài nguyên và Môi trường Công ước là điều ước quốc tế có giá trị ràng buộc pháp lý, cụ thé hóa các quy định kiểm soát việc vận chuyền qua biên giới các chat thai nguy hại và đưa ra các tiêu chí quản lý chất thải phù hợp với môi trường.

Thứ năm là Công ước về các quy tắc quốc tế phòng tránh đâm va trên biển

COLREG 1972 (Việt Nam tham gia ngày 18/12/1990) Các quy định trong

Công ước này đảm bao rằng các tàu hoạt động trên biển hạn chế sự va cham, đó cũng là cơ sở để xác định lỗi của các tàu trong vụ đâm va.

Thứ sau là Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu 1969 (CLC 1969) Công ước CLC 1969 có hiệu lực từ năm 1975 và

sửa đổi năm 1992 (CLC 1992) Công ước quy định về trách nhiệm của chủ tàu

về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra nhưng đây cũng là quy định bảo vệ quyền lợi của chủ tau đó là giới hạn trách nhiệm của chu tau với một mức

tiền cụ thể Tuy nhiên, thực trạng của Việt Nam là chưa kết hợp chặt chẽ các

điều khoản của CLC 1992 vào luật quốc gia Do vậy Việt Nam tuy là thành

viên của CLC 1992 nhưng vẫn còn gặp khó khăn trong việc đòi bồi thường thiệt hại thoả đáng cho các sự cố ô nhiễm tràn dầu trên biến.

Ô nhiễm môi trường biên hiện nay bắt nguồn từ đất liền, tàu thuyền, 6 nhiễm dầu, các hoạt động liên quan đến đáy biên, 6 nhiễm do nhận chìm là chính Do

đó, việc tham gia các công ước quôc tê vê kiêm soát 6 nhiém, BVMTB là vô

30

Trang 39

cùng cần thiết góp phần chế ngự, giảm thiểu và xoá bỏ các nguồn ô nhiễm trên.

Ngoài ra, việc tham gia các công ước quốc tế còn phù hợp với điều kiện của

Việt Nam và mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia.

1.3.2 Kinh nghiệm của một số quốc gia trong kiểm soát 6 nhiễm môi trường biễn

1.3.2.1 Kimh nghiệm cua Hoa Ky trong kiểm soát 6 nhiễm môi trường biển

Ô nhiễm môi trường biên từ tai nạn hang hải, đất liền, hoạt động sản xuất, nông nghiệp luôn dé lại những hệ luy nghiêm trọng, chính vì vậy, Hoa Ky đã ban hành một số đạo luật về bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng môi trường

cho con người, thúc đây những nỗ lực nhằm ngăn ngừa hoặc loại bỏ những thiệt hại đối với môi trường bao gồm môi trường biên như: Đạo luật chính sách môi trường quốc gia năm 1969 (National Environmental Policy Act - NEPA); Dao

luật nước sạch năm 1972 (Clean Water Act - CWA); Dao luật 6 nhiễm dau nam 1990 (Oil Pollution Act- OPA); và Đạo luật ngăn ngừa 6 nhiễm từ tàu thuyền

năm 2000 (Act to prevent pollution from ships - APPS).

Tại Đạo luật NEPA, Quốc hội thừa nhận con người có tác động rất lớn

đến môi trường tự nhiên, đặc biệt là những ảnh hưởng của tăng trưởng dân số, đô thị hóa mật độ cao, mở rộng công nghiệp, khai thác tài nguyên, các tiến bộ công nghệ mới và ngày càng mở rộng; thừa nhận tầm quan trọng đặc biệt của việc khôi phục và duy trì chất lượng môi trường đối với phúc lợi và sự phát

trién chung của con người Do đó, cần sử dụng tất cả các phương tiện và biện pháp khả thi, bao gồm hỗ trợ tài chính và kỹ thuật, theo cách thức được tính toán nhằm thúc đây phúc lợi chung, tạo ra và duy trì các điều kiện dé con người

và thiên nhiên có thé tồn tại hài hòa trong sản xuất và đáp ứng các yêu cau xã

hội, kinh tế và các yêu cầu khác ở hiện tại và tương lai Đề thực hiện chính sách

được nêu trong Đạo luật này, Chính phủ Liên bang có trách nhiệm sử dụng tất

cả các biện pháp khả thi, bao gồm các biện pháp thiết yếu khác để kiểm soát ô

nhiễm, bảo vệ môi trường.

31

Trang 40

Hoa Kỳ rất nghiêm ngặt trong việc xử lý các trường hợp vi phạm gây ô

nhiễm môi trường Như theo quy định trong CWA thì việc xả thải gây ô nhiễm

trái pháp luật trừ một số trường hợp quy định tại đạo luật này đều là bat hợp

pháp [33 U.S.C 1311 (a)] Cụ thể, sơ suất đưa vào hệ thống thoát nước hoặc vào công trình xử lý thuộc sở hữu công bat kỳ chất gây ô nhiễm hoặc độc hại nào mà người đó biết hoặc đáng lẽ phải biết có thể gây thương tích cá nhân hoặc thiệt hại tài sản, không tuân thủ tất cả các quy định hiện hành của Liên bang, Tiểu bang, hoặc các yêu cầu hoặc giấy phép của địa phương khiến cho

công trình xử lý đó vi phạm mọi giới hạn hoặc điều kiện về nước thải trong bat kỳ giấy phép nào do Quản trị viên hoặc Tiểu bang cấp cho công trình xử ly theo quy định tại đạo luật sẽ bị phạt tiền từ 2.500 USD đến 25.000 USD mỗi ngày nếu vi phạm hoặc phat tù không quá | năm hoặc cả hai Nếu tiếp tục vi phạm

lần 2, hình phạt sẽ là phạt tiền không quá 50.000 USD mỗi ngày vi phạm hoặc

phạt tù không quá 2 năm hoặc phạt tù không quá 2 năm hoặc phạt tù không quá2 năm hoặc cả hai [33 U.S.C 1319(b)(1)].

Đối với sự cố tràn dầu, theo OPA 1990 quy định các bên có trách nhiệm

liên quan đến con tàu gây ra sự cô tràn dầu phải chịu trách nhiệm về chi phí loại bỏ, làm sạch và các thiệt hại ô nhiễm do sự cố gây ra Chủ tàu hoặc chủ cơ sở xả dầu chịu trách nhiệm nghiêm ngặt về ô nhiễm dầu và những hoạt động

ứng phó ban đầu dé làm sạch ô nhiễm [(a), (b) SEC.1002] Như vậy, trách nhiệm của chủ tàu và chủ cơ sở xả dầu là tuyệt đối khi liên quan đến phí loại bỏ, làm sạch ô nhiễm Bên cạnh đó, OPA còn quy định các khiếu nại đối với

thiệt hại như: Về tài nguyên thiên nhiên bao gồm: Các thiệt hại cho tôn that, phá hủy, mat hoặc mắt sử dụng tài nguyên thiên nhiên, chi phí cho việc phục

hồi các tài nguyên thiên nhiên bị hư hỏng, chi phí cho việc đánh giá thiệt hại; Về tài sản: bồi thường cho những người sở hữu hoặc cho thuê tài sản bao gồm

chi phí làm sạch tài sản cá nhân, thiệt hại hoặc tốn thất kinh tế do ô nhiễm đã

32

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w