1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng internet ở Việt Nam

118 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

HOÀNG THỊ THƯƠNG

TREN MOI TRUONG MANG INTERNET O VIET NAM

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

Hà Nội — 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

HOÀNG THỊ THƯƠNG

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8380101.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Lã Khánh Tùng

Hà Nội — 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

kết quả trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào khác.

Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn bảo đảm tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoan thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của trường Đại học Luật, Đại học Quốc

gia Hà Nội.

Người cam đoan

Hoàng Thị Thương

Trang 4

Chuong 1 CO SO LY LUAN CUA PHAP LUAT VE BAO VE TRE EM TREN MOI TRUONG MẠNG INTERNET 00 cccccssscsssesssesseessesssessesseessesssees 10 1.1 Một số khái niệm cơ DAM oo esseeeeccsssseeecessseeecessseecesssneecessnisecessnneesessnneeessnneeeeseey 10

1.1.1 Trẻ em, bảo V6 tré €m - - - 2 2< E111 31111111 8335111111 993111 kg 1kg 101.1.2 Môi trường mang Ïnf†€rT€ - - c3 3311211313511 E1EEEkrrkrree 12

1.1.3 Pháp luật bảo vệ trẻ em trên môi trường mang Infernet - - 13

1.2 Tác động của môi trường mang internet đối với trẻ em . : s¿ 15 1.2.1 Tac Ong tich CUC 11 Ý 151.2.2 Tac AOng tit CUC 17

1.3 Ý nghĩa của việc bao vệ trẻ em trên môi trường internet eee 22

1.4 Điều chỉnh pháp luật đối với vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

1.5.1 Pháp luật quốc tế về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng internet 29 1.5.2 Pháp luật một số quốc gia về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng internet 31 0 )08{ 700 8Annt 35

Chương 2 PHÁP LUẬT VIỆT NAM VẺ BẢO VỆ TRẺ EM TRÊN MÔI

TRƯỜNG MẠNG INTERNET VÀ THỰC TIEN THUC THI 36 2.1 Thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ trẻ em trên môi trường 0i 130001196: 2A -d:5ä53 36

ii

Trang 5

2.1.1 Hệ thống văn bản pháp luật quy định về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng 36 2.1.2 Nội dung pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng internet 41 2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

012 eee cccccccsseccccccssessceececeessseeeccesesaceeecessesceecececesseseceeceesaeececesesseeseceeeeseeeeeess 50

2.2.1 ¡hai 0ö - A 50 2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân 2-2 2£ £+E£+E£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkrrkrree 53 2.2.3 Danh gia chung vé thuc tién thuc hién phap luat về bao vệ trẻ em trên môi

trường mạng ITIf€TTICÍ - .- - + 1 t1 1 1 1 v11 9 gọn HH Hà HH Hưng hàn 69

08.70 n" Ô 72

Chương 3 MỘT SO KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUAT VE BẢO VỆ TRE EM TREN MOI TRƯỜNG MẠNG INTERNET Ở VIỆT NAM 73

3.1 Một số kiến nghị về các quy định pháp luật - 2 5+©+2s+cx+zxezsz 73

3.1.1 Tiến hành đồng bộ hóa các quy định về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

H210 .4di(-(.4a ốỐốỐố 73

3.1.2 Quy định cụ thé về trách nhiệm của các chủ thé liên qUân << «+2 74 3.1.3 Hoàn thiện các quy định vê bảo vệ các nhóm quyên của trẻ em trên môitrUONY MANY INternet 0000101 77 3.1.4 Hoan thiện hệ các quy định về xử phạt hành chính, xử lý hình sự 78 3.2 Kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ

em trên môi trường mạng ITf€TTICÍ - - 5c 2c 3213911251191 111 1E rrkrrxee 80

3.2.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nưỚC + 2© +52 £+££+E£+E££E£E+£xerxerszsez 80

3.2.2 Đối với tô chức xã hội và cộng đồng dân cư - 5¿©2+s+cx+zxczsz 81

3.2.3 Đối với gia đình và nhà trường .c.cceccecsecsesssessessessesssessessecseesssesessesseessesseeseees 83 Tiểu kết chương 3 - - 2-2 2 + SxEEEEEE9E12E1211211211111112111 2111.1111111 re 87

KET LUAN 0oiecccccccccscsscessessessesssessesssssvcssessessvssvcssessessessecsscsuessessesssessesseeseesesssesseeseees 88 TÀI LIEU THAM KHẢO 2-52 SE SE E2 E2 EEEE21121121111211211 111.0.90

PHỤ LỤC

iii

Trang 6

DANH MUC CAC CHU TAT

Céng nghé thong tin va Truyén thong

Đạo luật bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên mang Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em

Lao động - Thương binh và xã hội

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Thông tin và truyền thông

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc

iv

Trang 7

DANH MỤC CÁC BIEU DO

Biểu đồ 2.1 Mức độ quan tâm van đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng internet 51 Biểu đồ 2.2 Đánh giá sự cần thiết của mạng internet đối với trẻ em 52 Biểu đồ 2.3 Thái độ đối với tình trạng xâm hại trẻ em qua mạng Infernet 52 Biểu đồ 2.4 Mức độ nhận thức quy định pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường

0515801119511 121111777 7 56

Trang 8

MỞ ĐÀU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm vừa qua, theo xu thế phát triển mạnh của khoa học công nghệ, các dịch vụ thông tin trên môi trường mạng đã tạo ra những biến đổi to lớn trong truyền thông, giúp con người ở mọi miễn trên trái đất mọi lúc, mọi nơi, trên moi thiết bị có thé dé dàng tiếp cận với những thông tin vô cùng phong phú, đa dạng Những kho dữ liệu không lồ được cập nhật hàng ngày, hàng giờ từ khắp nơi trên thế giới, tạo ra nhiều khả năng giao lưu, trao đôi thông tin giữa mọi người với nhau, thúc đây xã hội phát trién.

Một phần ba người dùng internet trên thế giới là trẻ em Tại các quốc gia phát triển, trẻ em chiếm một phần năm số người dùng internet Nhưng tại các quốc gia đang hoặc kém phát triển, số người dùng là trẻ em có thể lên đến một phần hai hoặc một phan ba tổng số [29] Day là con số thống kê chính thức do Văn phòng

Kinh tế và xã hội của Liên hợp quốc đưa ra.

Tại Việt Nam, mặc dù sự xuất hiện của internet ở Việt Nam chậm hơn so

với khởi đầu của thế giới khoảng chừng 7-8 năm va chậm hơn so với một số nước

trong khu vực khoảng 3-4 năm, nhưng Việt Nam đã nhanh chóng trở thành quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng internet nhanh nhất trong khu vực và nằm trong số quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng internet cao nhất thế giới Hiện nay, Việt Nam có 68 triệu người

dùng mạng xã hội, trong đó số tài khoản facebook là 63 triệu [33] Có đến 38%

người dùng internet nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24 [63] Điều này cho phép dự

đoán số lượng trẻ em sử dụng internet ở Việt Nam cũng nằm trong khoảng một

phần ba tổng số người dùng giống như tỷ lệ trung bình của thế giới Tỷ lệ trẻ em sử dụng mạng điện tử cao không chỉ phản ánh thực tế khách quan về sự năng động, nhanh nhạy trong việc nắm bắt và làm chủ công nghệ của giới trẻ, nó còn cho thấy khuynh hướng chuyền dịch thói quen sinh hoạt và cách thức sống của thé hệ tương lai từ thế giới thực sang thé giới ảo Ké từ khi mạng internet ra đời, thế giới đã

chứng kiên sự chuyên dịch mạnh mẽ các hoạt động cơ bản của con người như mua

Trang 9

bán, vui chơi, giải trí, kết nối tương tác và kể cả tâm lý, tình cảm, hôn nhân, gia đình từ môi trường thực sang môi trường mạng internet Mạng internet đã chuyền từ một phương tiện liên lạc, kết nối trở thành một thế giới — nơi các hoạt động con người diễn ra Và một trong những tác nhân chính thúc day sự tiến hóa này chính là trẻ em, nhóm người đông đảo nhất và tích cực nhất.

Thế giới ngày càng mang lại nhiều lợi ích cho trẻ em, nhưng trẻ em cũng

phải chịu nhiều nguy cơ bị xâm hại nhiều hơn từ môi trường mạng: vô tinh hay cô ý bị tiết lộ bí mật đời tư, bị tiết lộ những thông tin cá nhân và bị kẻ xấu lợi dụng; tình trạng xâm hại tình dục trẻ em, bóc lột và lừa đảo trẻ em trên mạng ngày cảng gia tăng: tác động của những thông tin thiếu lành mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến nhân cách và tinh than; tinh trạng bạo lực, bóc lột, xâm hai trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, từ môi trường mạng chuyên sang đời thực; thời gian, công sức của trẻ em bị mat rất nhiều do tham gia game, lập tài khoản ảo và phải trả tiền để tham gia

những trò chơi đó Các nguy cơ này hiện chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả.

Theo số liệu cung cấp tại buổi Tọa đàm ngày 29/3/2016 Chính sách về bảo vệ trẻ em trên môi trường mang của Bộ LDTBXH, UNICEF khu vực Đông Á

-Thái Bình Dương, trong 5 năm (2011-2015), cả nước phát hiện trên 8.200 vụ xâm

hại trẻ em với gần 10.000 nạn nhân, tăng 258 nạn nhân so với 5 năm trước đó Số vụ bị xâm hại tình đục chiếm tới 5.300 vụ (khoảng 65%) và sự gia tăng xâm hại tình dục nam Năm 2011, lực lượng chức năng bắt giam 1.000 đối tượng, đến năm 2015 số đối tượng tăng lên 1.400.

Theo kết quả khảo sát "Những trải nghiệm không mong muốn khi sử dụng Internet" do Trung tâm Sáng kiến Sức khoẻ và Dân số (CCIHP) và Bộ Lao động

Thương binh và Xã hội năm 2018 cho thấy, hiện có khoảng 36,4% trẻ em ở Việt

Nam có những trải nghiệm không mong muốn liên quan đến bạo lực, 13,2% trẻ buộc phải tiếp xúc không mong muốn với tài liệu khiêu dam, 15,7% trẻ em gặp phải hành vi dụ dỗ tình dục qua mạng và 2% trẻ nhận được yêu cầu tiết lộ thông tin cá

nhân, hình ảnh không mong muôn.

Trang 10

Thống kê của Tổ chức Tầm nhìn thế giới Việt Nam vừa công bố tháng 10-2019 đã cho biết, 51,2% dân số toàn cầu sử dụng Internet, trong đó có 68% trẻ em tự học cách sử dụng internet và mỗi ngày có khoảng 720.000 hình ảnh về xâm hại

trẻ em được đăng tải Internet [66].

Nhìn vào các số liệu trên, chắc hắn trong chúng ta không ai không khỏi cảm thấy bàng hoàng và lo lang cho những “mầm non tương lai” của đất nước Những con số đáng báo động về sự xâm hại trẻ em gần đây cho thấy việc Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đang là vấn đề cấp bách hiện nay Và để khắc phục những

nguy cơ và rủi ro trên thì việc nghiên cứu thực trạng quy định pháp luật, trên cơ sở

đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo vệ trẻ em trong môi trường mạng internet là thực sự cần thiết.

Xuất phát từ những lý do trên, tac giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Pháp luật

về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng internet ở Việt Nam”

2 Tình hình nghiên cứu vấn đề pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường

mạng internet

2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Các quốc gia và cộng đồng quốc tế đã chú ý từ rất sớm nguy cơ và rủi ro

mạng Internet có thể tạo ra đối với trẻ em Tiêu biểu là một số nghiên cứu sau:

Tháng 10 năm 1996, Liên minh châu Âu đã ban hành các nghiên cứu và khuyến nghị chính thức với chủ đề “chương trình nghe nhìn, bảo vệ trẻ em, bảo vệ người tiêu dùng, mạng thông tin, quyên của cá nhân” Nghiên cứu với 3 chương lớn, nêu rõ các nguy cơ tiêu cực, độc hại mà trẻ em có thể gặp va đề xuất các biện

pháp bảo vệ trẻ em trong không gian mang [22].

Sau đó, Tổ chức quốc tế OECD (2012) đã đưa ra nghiên cứu và khuyến nghị

của riêng mình dé bảo vệ quyền của trẻ em trên thé giới mạng Nghiên cứu chỉ rõ mặc du Internet có thé mang lại lợi ich đáng ké cho giáo dục và phát triển của trẻ em, nhưng nó cũng khiến chúng gặp rủi ro trực tuyến như truy cập vào nội dung không phủ hop, lạm dụng tương tác với người khác, tiếp xúc với các hoạt động tiếp thị tiêu cực và rủi ro riêng tư OECD cũng khẳng định mình đã thực hiện công việc

Trang 11

đáng kể trong việc bảo vệ trẻ em là người dùng Internet Ngoài ra, tổ chức kêu gọi các quốc gia hoạch định chính sách dựa trên những dẫn chứng trong nghiên cứu và tăng cường phối hợp trong nước và quốc tế để cải thiện khung chính sách quốc gia

về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng [25].

Nhóm các tác giả Mercy Wanjau, Patricia Muchiri, Vincent Ngundi,

Geoffrey Tolle (2014) trong nghiên cứu “Kinh nghiệm của đất nước Kenya: Không

gian mạng an toàn hơn cho trẻ em” đã chỉ rõ các nguy cơ và rủi ro đôi với trẻ em từ thế giới mang là rat đa dạng và phức tạp thông qua những con số, thống kê cụ thé.

Theo nghiên cứu, có 3 nhóm rủi ro chính đối với trẻ em đó là: (1) rủi ro về công nghệ Internet; (2) rủi ro về thương mại điện tử; (3) rủi ro về an ninh và bí mật đời tư

của trẻ em [25].

Nhìn chung, các nghiên cứu trên thế giới đều khăng định vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng inrternet là vấn đề rất cấp thiết và mang tính toàn cầu, bằng việc chỉ rõ những mối nguy hại, rủi ro mà trẻ em có thể gặp phải khi tham gia

môi trường mạng.

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu pháp luật về bảo vệ trẻ em trên không gian

mạng đã trở nên cấp thiết khi sự phát triển của công nghệ 4.0 đã lan tỏa sâu rộng đến cuộc sống thường ngày, để hạn chế những tiêu cực trên môi trường mạng cho

người dùng, đặc biệt là trẻ em, vấn đề này đã và đang được nhiều người trong giới

khoa học pháp lý lưu tâm Trên góc nhìn tổng quan, các tác giả đã làm sáng tỏ khía

cạnh về phương diện lý luận và thực tiễn, cung cấp các thông tin chính xác, số liệu cụ thé về tình hình bảo vệ trẻ em trên không gian mạng ở Việt Nam Điền hình là các ấn phẩm sau:

"Báo cáo đánh giá năng lực bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng tại Việt

Nam” của Dorothea Czarnecki (2016) [10] Đây là báo cáo do nhóm nghiên cứu của

UNICEE và Bộ LĐTBXH thực hiện Báo cáo này đã có những đánh giá khá toàn

diện về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng ở Việt Nam Về lý thuyết, báo cáo đã

đưa ra khung khái niệm, phương pháp luận và các định nghĩa theo quốc tế và Việt

Trang 12

Nam về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng Báo cáo cũng đã có những khuyến nghị về cải thiện khung pháp lý và chính sách đối với việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng: tăng cường năng lực đội ngũ hành pháp và tư pháp về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; đảm bảo việc hồi phục và tái hòa nhập của trẻ em bị ảnh

hưởng nguy hại và cuối cùng là tăng cường năng lực của hệ thống bảo vệ trẻ em.

Tại nghiên cứu “7ực hiện pháp luật bảo vệ trẻ em ở Việt Nam hiện nay” —

Luận án Tiến sĩ của tác giả Lã Văn Băng (2019) [12], đã phân tích và chỉ ra những vân đề còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong thực hiện pháp luận

về bảo vệ trẻ em như: những bắt cập trong hệ thống pháp luật về bảo vệ trẻ em; hệ

thong bao vé tré em va hé thong dịch vu chưa được quan tam dau tu đúng mức; những khó khăn về hệ thống nhân lực làm công tác trẻ em và sự thiếu nguồn kinh phí dành cho công tác trẻ em nói chung và cho hoạt động thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em nói riêng; công tác giám sát, phản biện xã hội chưa quyết liệt, chưa kip thời và hiệu quả, hiệu lực chưa cao Đặc biệt, tác giả đề cập đến nhóm nguyên nhân

môi trường xã hội tiềm ân nhiều nguy cơ dẫn đến trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại, trẻ

em vi phạm pháp luật Công tac quản lý nhà nước về văn hoá thông tin còn bat cập

trước sự xuất hiện của những ấn phẩm, internet, phim anh ngoài luồng có tính chất

bạo lực, khiêu dâm cùng với các hiện tượng tiêu cực khác ngoài xã hội đã tác động mạnh đến tư tưởng, lối sống của trẻ em; nhiều em bị kích động, bắt chước làm theo đã gây ra một số vụ án đặc biệt nghiêm trọng.

“Bảo vệ quyên trẻ em trên báo mạng điện tử hiện nay” - Luận văn Thạc sĩ của tác giả Vũ Thanh Loan (2015), luận văn đã làm rõ một số van đề lý thuyết về bảo vệ quyền trẻ em trên báo mạng điện tử hiện nay ở nước ta, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng công tác bảo vệ quyền trẻ em trên ba báo điện tử, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm tăng cường bảo vệ quyền trẻ em trên báo chí nói chung và báo

mạng điện tử nói riêng.

Đặng Bích Thuỷ (2017), Luận án Tiến sĩ xã hội học với dé tài “Thuc hiện quyên chăm sóc sức khoẻ trẻ em ở Việt Nam trong bồi cảnh hội nhập kinh tế” Luận

án chỉ ra những hạn chế và khó khăn trong quá trình thực hiện quyền chăm sóc sức

Trang 13

khoẻ trẻ em của các bên chịu trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em là Nhà nước, gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội Dựa trên nhưng phát hiện này, luận án đưa ra những khuyến nghị cụ thé dé việc thực hiện quyền chăm sóc sức khoẻ trẻ em ở

Việt Nam được hoàn thiện hơn.

“Xây dựng môi trường bao vệ trẻ em Việt Nam” của Bộ LDTBXH, UNICEF (2009) [4] Tài liệu đã tiến hành rà soát, đánh giá tương đối toàn diện về pháp luật, chính sách đối với quyền được bảo vệ của trẻ em ở Việt Nam, đặc biệt là nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Ngoài phan tong quan tình hình, tài liệu đưa ra hình thức

bảo vệ trẻ em 3 cấp độ, trong đó có đưa ra những tiêu chuẩn quốc tế và các mô hình tiêu biểu của quốc tế về phòng ngừa 3 cấp độ trong bảo vệ trẻ em Một số kiến nghị

cụ thé được đưa ra.

Nhìn một cách tổng thể, mặc dù van dé bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

internet hiện nay ở Việt Nam được quan tâm rất lớn, tuy nhiên số lượng các công

trình nghiên cứu liên quan tới đề tài này vẫn còn hạn chế Chưa có một công trình

nghiên cứu nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về những nguy cơ và rủi

ro cũng như vấn đề pháp lý về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, đưa ra các giải

pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng trong bồi

cảnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

3 Mục đích nghiên cứu

Thứ nhất, nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn, nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn quy định pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng internet.

Thứ hai, nghiên cứu và đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo vệ trẻ

em trên môi trường mạng Internet.

Thứ ba, trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài xác định mục tiêu đề xuất những kiến nghị, giải pháp hoan thiện pháp luật Việt Nam trong

mối tương quan bảo đảm quyền của trẻ em tương thích với pháp luật quốc tế và

điêu kiện quôc gia.

Trang 14

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là những vấn đề pháp lý về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng internet, thực trạng pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng Internet ở Việt Nam hiện nay.

Tác giả đi sâu tìm hiểu pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng internet ở Việt Nam qua khảo sát thực tiễn vấn đề này ở nước ta trong những năm

gần đây.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng Internet, từ đó làm cơ sở lý luận của dé tài như: các khái niệm ứrẻ em, bảo vệ trẻ em, internet, môi trường mạng internet, Pháp luật về bảo vệ trẻ em trên

môi trường internet.

Thứ hai, nghiên cứu tông quan về pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia về van dé bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng internet, trên cơ sở đó đánh giá

sự tương thích nhất định của pháp luật quốc gia trong bối cảnh phát triển của pháp

luật quốc tế và điều kiện thực tiễn ở Việt Nam.

Thứ ba, nghiên cứu tổng quan về thực trạng quy định của pháp luật, trên cơ

sở đó đưa ra những đánh giá về hệ thống quy phạm pháp luật và nội dung của quy

định pháp luật Việt Nam.

Thứ tư, trên cơ sở nghiên cứu những lý luận và thực tiễn pháp luật về bảo vệ

trẻ em trên môi trường mạng internet, đề tài đã đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện

các quy định pháp luật hiện hành Đồng thời, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu

quả thực hiện pháp luật.

6 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác — Lênin về phép duy vật biện chứng, duy vật lich sử, những chủ

trương, đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước về quan tâm, chăm sóc và

giáo dục trẻ em.

Trang 15

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu

khác như sau: Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh và phương pháp

dự báo khoa học, để có một cách nhìn toàn diện, khoa học và khách quan về vấn

dé này.

Ngoài ra, với đề tài luận văn “Pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường

mạng internet ở Việt Nam” tác giả còn sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát Tác

giả sử dụng mẫu phiếu khảo sát dé khảo sát nhằm tìm hiệu nhận thức hiểu biết của học sinh, sinh viên, giáo viên, phụ huynh về pháp luật bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng Về hình thức, tác giả tiến hành phát phiếu khảo sát online (trực tuyến) trên mạng xã hội Sau thời gian 30 ngày phát phiếu, thu về 249 phiếu Trong đó,

tham gia trả lời câu hỏi bao gồm: học sinh cấp 1 đến cấp 3, sinh viên, phụ huynh,

giáo viên và nhân viên văn phòng Chi tiết phiếu thăm dò ý kiến và tổng hợp kết quả khảo sát có tại phần Phụ lục đính kèm.

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Thứ nhất, đề tài có đóng góp cho hoạt động nghiên cứu và đào tạo chuyên

ngành luật học nói chung và quyền của trẻ em nói riêng.

Thứ hai, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần giúp các nhà ban hành và thực thi pháp luật có một cái nhìn tong quan và có thé lĩnh hội một số giải pháp, kiến nghị.

Thứ ba, đề tài có giá trị đặc biệt trong bối cảnh thực thi quyền của trẻ em về

lĩnh vực bảo vệ trên môi trường mạng ở Việt Nam.

8 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương.

Chương 1: Co sở lý luận của pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường

mạng Internet

Chương 2: Pháp luật Việt Nam về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

internet và thực tiễn thực thi

Trang 16

Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi

trường mạng Internet ở Việt Nam

Trang 17

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA PHÁP LUAT VE BAO VỆ TRE EM TRÊN MÔI TRƯỜNG MẠNG INTERNET

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Trẻ em, bảo vệ trẻ em

Trẻ em là thuật ngữ chỉ một nhóm người trong xã hội ở giữa giai đoạn từ khi

sinh ra đến tuổi dậy thì Đó là những người chưa phát trién day đủ về thé chat và tinh than, dé bị tổn thuong, về mặt xã hội chưa có nhận thức đúng đắn toàn điện các van đề, cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kế cả sự bảo vệ thích hợp về mặt

pháp lý trước cũng như sau khi ra đời.

Hiện nay, căn cứ theo các văn bản quốc tế và các chương trình của Liên Hợp quốc sử dụng đồng thời cả hai khái niệm “trẻ em” và “người chưa thành niên” Theo đó Liên Hợp Quốc đã ban hành quy định người thành niên là người đủ 18 tudi và người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi Như vậy, thông qua đó, chúng

ta có thé thay trẻ em theo quy định của Liên Hợp Quốc là những người dưới 18 tuôi.

Tại Việt Nam, Luật Trẻ em 2016 quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi ” Đó là tất cả trẻ em dưới 16 tuổi, không phân biệt là công dân Việt Nam hay người có quốc tịch, người không quốc tịch ở lãnh thổ Việt Nam đều được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục như nhau Tuy nhiên, hiện nay có nhiều văn bản pháp luật Việt Nam đề cập tới trẻ em nhưng trong những trường hợp cụ thê có liên quan đến độ tuôi của trẻ em thì thường dùng từ "người" hoặc "người chưa thành niên" và xác định độ tuổi rất khác nhau Mặc dù không có một điều khoản thống nhất quy định rõ ràng về độ

tuổi trẻ em, nhưng về cơ bản, các quy định xung quanh khái niệm này đều tương

thích với điều khoản ghi nhận tại Công ước quốc tế về quyền trẻ em 1989 Do đó có

thé đưa ra định nghĩa chung nhất về trẻ em là: Trẻ em là những người dưới 18 tuổi,

non nớt về thé chất và trí tuệ, cần được sự đặc biệt quan tâm và bảo vệ.

Khái niệm bảo vé tré em được nhiều tổ chức, nhà nghiên cứu khác nhau sử dụng và định nghĩa trong các tình huống cụ thể Luật Trẻ em năm 2016 đưa ra khái

niệm bảo vệ trẻ em như sau: “Bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù

hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và

10

Trang 18

xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ” (Điều 4) Có thê thay khái niệm bảo vệ trẻ em trong Luật Trẻ em năm 2016 là khá toàn diện, với cách tiếp cận theo từng cấp độ cụ thé từ bảo đảm môi trường sống an toàn cho trẻ em đến việc phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm hại trẻ em và trợ giúp

khi trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt Theo đó, tác giả đồng tình với khái niệm và

cách tiếp cận như vậy.

Quyền trẻ em là tat cả những gi cần có dé trẻ em được sông và phát triển một cách lành mạnh và an toàn Bảo vệ trẻ em và bảo vệ quyền trẻ em là van đề cấp thiết

của mỗi quốc gia Bảo vệ quyền trẻ em là trách nhiệm của các cơ quan, tô chức, cá

nhân trong việc tạo ra các tiền đề, điều kiện về chính trị, pháp lý, kinh tế, xã hội,

văn hoá và thực hiện các biện pháp dé trẻ em có cơ hội được tiếp cận, thụ hưởng

day đủ các quyên của trẻ em một cách day đủ trên thực tế.

Các cơ quan tư pháp, với chức năng nhiệm vu bảo vệ pháp luật, các cơ quan

điều tra, viện kiểm sát, tòa án, cơ quan thi hành án - trong phạm vi quyền hạn của mình - có trách nhiệm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi xâm phạm quyền trẻ em trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật và nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất cho trẻ; Thực hiện các biện pháp ở các cấp độ phòng ngừa, vai trò của các t6 chức hỗ trợ - bảo vệ trẻ em và đặc biệt là các chuyên gia, các nhà hoạt động xã hội liên quan đến trẻ em là vô cùng quan trọng Thông qua các hoạt động truyền thông, giáo dục nâng cao

nhận thức về quyền trẻ em cho chính các em và cộng đồng; Gia đình phải là nơi trẻ

cảm nhận được sự an toàn cao nhất Để đảm bảo điều đó, cha mẹ, các thành viên thành niên khác trong gia đình cần gần gũi trẻ để nắm bắt được sự thay đổi trong tâm lý cũng như phán đoán được những nguy cơ mà trẻ có thé bị xâm hại từ chính gia đình cũng như xã hội, từ đó có biện pháp cần thiết dé bảo vệ trẻ; 7rzưởng hoc trang bị cho các em những kiến thức văn hóa, xã hội, các kỹ năng sống dé các em

có thê nhận thức được cách hành xử phù hợp với đạo đức và pháp luật Bên cạnh đó cần trang bị cho các em các kiến thức về quyền và bổn phận của các em cũng như

các kỹ năng tự vệ, nhận biệt các nguy cơ có thê dan đên việc các em bị xâm hai va

11

Trang 19

biết cách xử lý nó; Cộng đồng dân cư có thê giúp các em hình thành nhân cách tốt nhưng cũng có thê là tác nhân đưa đến những suy nghĩ, hành vi tiêu cực cho các em.

Trẻ em luôn luôn là đối tượng cần phải được quan tâm và ưu tiên bảo vệ nhất trong xã hội Dem đến một môi trường an toàn một cách toan diện là cách tốt nhất dé bảo vệ các em.

1.1.2 Môi trường mang Internet

Internet (phiên âm Tiếng Việt: in-to-nét) là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau

[70] Mạng internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một trong các tiện ích phổ thông của internet là hệ thống thư điện tử (gmail), trò chuyện trực tuyến (chat, web chat), công cụ tìm kiếm (search google), các dịch vụ thương mại và chuyền ngân các dịch vụ về y té giao duc như chữa bệnh từ xa hoặc tô chức

các lớp học ảo, lớp học trực tuyến, họp trực tuyến chúng cung cấp một khối

lượng thông tin và dịch vụ không lỗ trên mạng internet.

Luật Công nghệ thông tin năm 2006 quy định: “Môi trường mạng là môi

trường trong đó thông tin được cung cấp, truyén đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và

trao đổi thông qua cơ sở hạ tang thông tin” (Điều 4) Tiếp đó, tại khoản 4 Điều 4 luật này chỉ rõ, cơ sở hạ tầng thông tin là hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc

sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đôi thông tin số, bao gồm mạng

viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính và cơ sở đữ liệu.

Tại khoản 3 Điều 2 Luật An ninh mang năm 2018 quy định: “Không gian mang là mạng lưới kết noi của cơ sở hạ tang công nghệ thông tin, bao gom mang

viễn thông, mạng internet, mạng máy tỉnh, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và

điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian ”.

Như vậy, môi trường mạng Internet là môi trường trong đó thông tin được

cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông qua một hệ thống

thông tin toàn cầu có thể được truy nhập gồm các mạng máy tính được liên kết với

nhau và tại đây con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới han bởi khônggian và thời gian.

12

Trang 20

Môi trường mạng internet là nơi con người có thé tiếp cận với một khối lượng thông tin không 16, tuy nhiên cũng rất khó kiểm soát chất lượng của khối thông tin đó và trong nhiều trường hợp tạo nên tác động tiêu cực tới con người, đặc biệt là đối tượng chưa phát triển về thê chất, tinh thần cũng như chưa hoàn thiện về

nhận thức như trẻ em.

Có thể nói, mạng internet là một trong những phát minh tuyệt với nhất và

mang đến cho tất cả mọi người trên thế giới quyền truy cập ngay lập tức vào nguồn

cung cấp kiến thức và giải trí vô tận.

1.1.3 Pháp luật bảo vệ trẻ em trên môi trường mang internet

Pháp luật là một khái niệm phức tạp, trải qua các thời đại và ở các khu vực

trên thế giới, khái niệm pháp luật cũng được nhận thức một cách khác nhau Ở Việt Nam hiện nay, trong giáo trình của các cơ sở đảo tạo luật học cũng như trong sách báo pháp lí tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau Tuy nhiên, có thể nói, các định nghĩa đó cơ bản chỉ khác nhau về câu chữ và thê hiện quan niệm về pháp luật với tư

cách là một loại quy tắc ứng xử của con người, một loại chuẩn mực xã hội, pháp

luật có những điểm cơ bản khác với các loại chuẩn mực xã hội khác như đạo đức,

phong tục tập quan, Theo giáo trình Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và

pháp luật (Trường Dai học Luật Hà Nội), có thé hiểu: “Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện đề điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục dich, định hướng cua nhà nước” [19].

Trẻ em là công dân đặc biệt được gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc Theo Công ước về quyền trẻ em thì trẻ em cũng là một con người, là công dân của một

quốc gia nên có đầy đủ các quyền cơ bản của con người, nhưng là “còn non nớt về

thể chất và trí tuệ, cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kế cả sự bảo về thích hợp về mặt pháp lý, trước cũng như sau khi ra đời” Pháp luật quốc tế hiện nay có

khoảng hơn 80 văn kiện quốc tế ( Công ước, tuyên ngôn, chương trình ) trực tiếp hoặc gián tiếp quy định hoặc có liên quan đến việc bảo vệ quyền trẻ em Trong hệ

thống công cụ bảo vệ trẻ em thì pháp luật là một hợp phần không thé thiếu, đó là cơ

sở, là điêu kiện bắt buộc đê thực hiện các hoạt động bảo vệ trẻ em trên mọi lĩnh vực

13

Trang 21

của đời sông xã hội Môi trường mạng internet cũng không ngoại lệ Trong thời đại hiện nay, thì việc quan tâm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng internet là hết sức cần thiết, đây là nơi mà trẻ em cũng có thể thực hiện các quyền của mình, tham gia

vào các hoạt động xã hội, cũng là nơi mà trẻ em dễ gặp những nguy cơ, rủi ro và bị

xâm hại quyền và lợi ích Theo đó, khoản 1 Điều 29 Luật An ninh mang năm 2018 quy định: “7ré em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải tri, giữ bi mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyên khác khi tham gia trên không gian mạng” Theo Luật Trẻ em 2016 và Quyết định

số 856/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam có 18 cơ quan, tổ chức, nhóm tổ chức có chức năng bảo vệ quyền trẻ em ở các cấp độ khác nhau.

Pháp luật với tính bắt buộc chung có khả năng tác động đến tất cả các đối tượng điều chỉnh, với sức mạnh như những thước đo giá trị của cách hành xử nên pháp luật là một yếu tố quan trọng trong số các yêu tố có khả năng bảo vệ trẻ em Một quốc gia, khi xây dựng cho mình một hệ thống pháp luật riêng thì pháp luật đó

phải có tính tương thích với pháp luật quốc tế mà quốc gia đó là thành viên Do đó,

môi trường bảo vệ trẻ em hiệu quả nhất là môi trường đặt trong sự bảo vệ của pháp

luật quốc tế và pháp luật quốc gia Quy tắc chuẩn tối thiểu của Liên hiệp quốc về

việc áp dụng pháp luật với người chưa thành niên năm 1985 (gọi tắt là Quy tắc Bắc Kinh) đã khang định “Ap dung pháp đối với người chưa thành niên can chú

trọng đến phúc lợi của người chưa thành niên và phải bảo đảm rang, bat cứ việc

xét xử nào đổi với người chưa thành niên phạm tội phải luôn xem xét hoàn cảnh của người phạm tội cũng như hoàn cảnh dan đến hành vi phạm tội” (Mục 5 Phần 1

-Những quy định chung).

Trong khoa học pháp lý hiện nay, chưa có khái niệm về sự điều chỉnh của pháp luật bảo vệ trẻ em đối với lĩnh vực mạng Internet Tuy nhiên, từ những khái niệm chung về pháp luật và sự phân tích mối liên hệ giữa pháp luật bảo vệ trẻ em và môi trường mang internet, chúng ta có thể hiểu khái niệm pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng internet như sau: “Pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng internet là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã

14

Trang 22

hội phát sinh trên môi trường mạng internet nhằm bảo đảm trẻ em được sống trong

môi trường an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn va xử lý các hành vi xâmhại trẻ em’.

1.2 Tác động của môi trường mạng internet đối với trẻ em

Hiện nay, mạng internet là vẫn đề quen thuộc đối với cuộc sống của người chưa thành niên trong đó có cả lứa tuổi trẻ em theo pháp luật Việt Nam Theo thống kê từ các cơ quan chức năng cho thấy, hiện nay, Việt Nam có 68 triệu người dùng mạng xã hội, trong đó số tài khoản facebook là 63 triệu Trong đó, tỷ lệ trẻ em dùng mạng internet chiếm khoảng 30% tổng số người dùng internet, mạng xã hội tại Việt Nam [68] Theo Cục Trẻ em — Bộ lao động, thương binh và xã hội, cứ 3 người sử dụng internet trên toàn thế giới thì 1 người là trẻ em và trung bình, trẻ em sử dụng mạng khoảng 4 đến 5 tiếng mỗi ngày [69] Thói quen sử dụng internet và mạng xã hội khá đa dạng như: Facebook, Facebook Messenger, các phần mềm nhắn tin như Zalo, Viber Cách thức người chưa thành niên tiếp cận mạng xã hội cũng rất phong phú: qua Youtube, Google, hay các trang mạng cụ thể khác Không thể phủ nhận những giá trị to lớn của môi trường mạng internet mang lại cho đời sống con

người Trong đó, đặc biệt là vấn đề nhanh nhạy và đa chiều của thông tin, thuận tiện

cho việc kết nối trao đôi, tìm hiểu kiến thức, Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực mả mạng Internet mang lại thì trẻ em phải đối mặt với rất nhiều rủi ro; đồng

thời, tạo ra thách thức không nhỏ trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong thời

đại cách mạng công nghiệp 4.0.

1.2.1 Tác động tích cực

Thứ nhất, mạng internet chứa một nguồn cung cấp kiến thức và thông tin vô tận cho phép người dùng tìm hiểu hầu hết mọi chủ đề hoặc câu hỏi được đặt ra Internet có thé nói là một kho chứa đựng những kiến thức khổng 16 Nó giúp cho chúng ta dé dàng, nhanh chóng tìm kiếm những thông tin, tin tức dù mới hay đã cũ.

Bạn có thể tìm kiếm một vấn đề nào đó mà bạn quan tâm bằng cách tìm kiếm trên

Google sẽ có rất nhiều trang web hiện ra chứa đựng những thông tin liên quan Đặc

biệt với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay thì internet va mạng xã hội giúp

15

Trang 23

cho các quốc gia quản lý, điều hành kinh tế, xã hội và giải phóng sức lao động của

con người.

Thứ hai, mạng internet giúp việc học tập của trẻ em trở nên thuận tiện hon.

Internet khi mới ra đời đã được đón nhận và xem đó là một điều mới lạ, xa xi hay

vô bổ Tuy nhiên, qua nhiều năm tháng phát triển, ngày nay mạng internet cùng với

các thiết bị công nghệ tiên tiễn đã trở thành công cụ giảng dạy và học tập cần thiết với tất cả mọi người.

Internet đóng vai trò rất quan trong trong lĩnh vực giáo dục, dao tạo Giúp học sinh có thé học trực tuyến hay đào tao từ xa thông qua mạng internet Nó giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian hay có thé dé dàng trao đổi trực tuyến với giáo viên khi

có những câu hỏi cần được giải đáp Điển hình như hoạt động học ngoại ngữ qua

mạng của trẻ em hiện nay là rất phô biến Các em có thé tự học, tự tiếp cận với ngôn

ngữ mới một cách dễ dàng.

Thứ ba, mạng Internet (đặc biệt là các trang mạng xã hội) cung cấp cơ hội

cho sự tham gia và tự thê hiện tiếng nói của trẻ em, giúp trẻ em tăng cường sự đồng

cảm và kết nối với cộng đồng xung quanh Khi tham gia môi trường mạng internet,

mọi trẻ em đều có quyền bày tỏ tiếng nói của mình, vượt qua mọi rào cản liên quan

đến sức khỏe, giới tính hay địa vị xã hội, Trẻ em thể hiện quyền tham gia của mình vào các vấn đề liên quan đến xã hội theo theo nhiều cách như thông qua mạng xã hội, kê chuyện kỹ thuật số, viết blog, hay nhóm mạng trực tuyến Bên cạnh đó, trẻ em có thé thé hiện sự đồng cảm, quan tâm đối với những người khác thông qua

các hành động thích (like), chia sẻ hoặc bày tỏ các cảm xúc của bản thân đối với những bài viết, hình ảnh hay các chia sẻ của người khác Cũng thông qua mạng xã hội, trẻ em có nhu cầu tìm kiếm sự đồng cảm, sẻ chia, an ủi động viên của người khác bằng cách bày tỏ các cảm xúc, tâm trạng của mình Khi sự đồng cảm được

tăng lên thi sự từ bi của người trẻ cũng tăng.

Ngoài ra, môi trường mạng internet là một kênh thông tin quan trọng dé trẻ em được giải trí và dành không gian riêng thé hiện mình Sau những giờ học căng

16

Trang 24

thắng, mạng intrnet sẽ tạo cho các em những không gian riêng với những bộ phim ,

những trò chơi mang tính tích cực, giúp giải tỏa áp lực, 1.2.2 Tác động tiéu cực

Cùng với những ích lợi to lớn ấy, mạng internet cũng mang đến nhiều tác hại và rủi ro không chỉ đối với trẻ em mà còn đối với tất cả những ai không biết cách kiểm soát chúng Các quốc gia và cộng đồng quốc tế đã chú ý từ rất sớm nguy cơ và rủi ro mạng internet có thé tạo ra đối với trẻ em Ngay từ năm 1996, Liên minh châu Âu đã ban hành các nghiên cứu và khuyến nghị chính thức nêu rõ các nguy cơ tiêu cực, độc hại mà trẻ em có thê gặp phải trên không gian mạng [22] Theo sau đó, các tổ chức quốc tế lớn khác như OECD hay UNICEF đã đưa ra các nghiên cứu và khuyến nghị của riêng mình để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng [27] Các nghiên cứu này chỉ rõ các nguy cơ và rủi ro đối với trẻ em từ thế giới mạng là rất đa

dạng và phức tạp Theo đó, có ba nhóm rủi ro chính đối với trẻ em như sau:

Một là, rủi ro về công nghệ internet, ví dụ như nội dung độc hại, dụ dỗ lạm

dụng, xâm hại tình dục trực tuyến.

Trẻ em thường gặp phải thông tin không phù hợp, thông tin tiêu cực trên môi trường mạng Thông tin đó xuất hiện hoàn toàn ngoài ý muốn của các em, và có cả thông tin các em cố tình tìm kiếm trên môi trường mạng.

Tại hội thảo, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam cho biết mỗi ngay có khoảng 720.000 hình ảnh trẻ em bị xâm hại đưa lên mạng [40] Bên cạnh đó, với sỐ lượng người sử dụng mạng internet lớn như hiện nay, việc trẻ em phải tiếp xúc với những tư liệu không phù hợp, kích động bạo lực là rất thường xuyên Dé có được những cái nhìn tổng quan, nhóm đã tiến hành phòng vấn trực tiếp một số trẻ em Với câu hỏi: “Em có bao giờ nhìn bắt gặp những nội dung không phù hợp hoặc mang tinh bao lực khi sử dung mạng internet không? Cách em xử lý như thé nao?”, đa số câu trả lời là các em gặp rất nhiều và hầu như là thường xuyên Tuy nhiên, các

em đều tỏ ra bối rối và không biết phải xử lý như thế nào, chỉ đa số em trả lời là sẽ

“chặn” các nội dung đó đi.

Ngoài ra, một trong những rủi ro về công nghệ rất nguy hiểm và cũng phố biến hiện nay đó là xâm hại tình dục qua mạng (hay còn gọi là xâm hại tình dục trực

17

Trang 25

tuyến) Xâm hại tình dục qua mạng có những điểm khác biệt so với xâm hại tình dục thông thường Đề thực hiện hành vi xâm hại tình dục, kẻ xâm hại tình dục qua mạng thường sử dụng mạng Internet làm công cụ dé tiếp cận và xâm hại tình dục nạn nhân Kẻ xâm hại tình dục qua mạng là kẻ sử dụng Internet dé làm quen với trẻ

em, lợi dụng những đặc điểm dé bị tôn thương của trẻ em dé chiếm lòng tin rồi lôi

kéo trẻ em tham gia vào một số hoạt động tinh dục qua mạng hoặc ngoài mang Từ khi phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt trong giới trẻ, ngày càng có nhiều trường hợp

người sử dụng mạng Internet vị xâm hại tình dục qua mạng Bên cạnh đó còn cómột loạt hành vi xâm hại tình dục qua mạng khác như trò chuyện khiêu dâm (chat

sex), dụ dỗ trò chuyện khiêu dâm, bị gửi cho xem các hình ảnh khiêu dâm, Trên

thực tế, không ít các vụ việc trẻ xâm hại tình dục trực tuyến và gây ra những hệ lụy

nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, tâm sinh lý của trẻ em.

Hai là, rủi ro về an ninh và bí mật đời tư của trẻ em, ví dụ, bị xâm phạm bí mật đời tư, đánh cắp bí mật cá nhân hoặc bị bắt nạt, đe dọa trên mạng

(Cyberbullying) [34].

Hiện nay, trong thời đại cách mang cổng nghiệp 4.0, việc chúng ta đưa các

théng tin của mình lền mang dé sử dụng vào những mục đích khác nhau như facebook, zalo đã trở nền khá quen thuộc trong cuộc sông hàng ngày Đặc biệt, với

sự tiện ích của internet, mỗi người thường có tài khoản của mình Mạng xã hội trở

thành một phương tiện và khi thồng tin được đăng lên (nếu khóng cài đặt chế độ riêng tư) thì bất kỳ ai cũng có thé tìm thấy những thổng tin đó Việc cổng bố các thống tin riéng tư của cá nhân, gia đình (như hình ảnh các thành viền, nơi ở, nơi họctập, làm việc, vui chơi; tình trạng tầm lý, tình cảm, sức khỏe, cổng việc, học tập, các mối quan hệ, thói quen ) trên các trang mang xã hội ludn hàm chứa các nguy cơ mắt an toàn khổng chi cho trẻ ma của cả gia đình.

Vị dụ, qua mạng xã hội của người mẹ, người ta biết được người con đang

học ở trường nào, bố của con đang làm ở đâu, gia đình có bao nhiêu thành viên, ở đâu, hoàn cảnh như thé nao Bằng một vài thao tác tìm kiếm, người ta có thể biết thời điểm nào là thích hợp dé gây hại Và khi người mẹ vô tình đăng dòng trạng thái

18

Trang 26

“chồng thì đi công tác, con thì đứng chờ công trường mà công việc của minh van chưa xong, thiệt là áp lực” Dòng trang thái này có thé giúp người có ý đồ xấu có cơ hội dé đột nhập nhà, hay bắt cóc người con hoặc gia vờ bắt cóc dé tống tiền, chiếm

đoạt tai san,

Những trường hop như vay còn được gọi là trào lưu “Sharenting” (tạm dich “cha mẹ chia sẻ”) — cụm từ kết hợp giữa “share” (chia sé) va “parenting” (nuôi day con cái) — được Wall Street Journal sử dụng dé gọi tên một hiện tượng phố biến trên

mạng xã hội.

Đây là hiện tượng các bậc phụ huynh lạm dụng mạng xã hội dé đăng và chia sẻ trực tuyến những thông tin, hình ảnh và video về con cái của họ, ví dụ như hình

ảnh trẻ đang ngủ, những lời khuyên về ăn uống và dinh dưỡng cho trẻ, kỷ luật đối

với trẻ, trẻ ở nhà trẻ hoặc trường mẫu giáo và các vấn đề khác về hành vi của trẻ [30] Một vi dụ điển hình cho trào lưu Sharenting trên thế giới là kênh Youtube nổi

tiếng DaddyOFive được tạo bởi một cặp vợ chồng tên Michael và Heather Martin Ở Việt Nam, hiện tượng cha mẹ chia sẻ hình ảnh, thông tin về con cái lên trang

mang xã hội của mình cũng rất phô biến Câu chuyện về vlogger có tên Quỳnh Tran JP nổi tiếng trên YouTube nhờ những video thưởng thức d6 ăn cùng con trai tên Sa là một vi dụ điển hình Tuy nhiên, trong vlog review lau gà đăng ngày 10/11/2019, vlogger Quỳnh Trần JP bất ngờ thông báo con mình — bé Sa sẽ tạm thời không xuất

hiện trong vlog của cô từ tháng 4/2020 với lý do rằng cô không hai lòng khi hình

ảnh của con trai mình bị cộng đồng mạng mang ra chế ảnh và sử dụng với mục đích

không hay trên mang.[44]

Không thé phủ nhận mạng xã hội là phương tiện hữu ích dé kết nối, chia sẻ,

nhận được lời khuyên và bớt cảm giác cô đơn trong việc nuôi dạy con Thế nhưng

cha mẹ dường như không quan tâm đến việc chia sẻ thế nào dé không xâm phạm

đến quyền riêng tư của con cái Vì thế mà hiện tượng Sharenting vô tình trở thành

một hành vi xâm phạm đến quyền riêng tư của trẻ em được thực hiện bởi chính cha

mẹ, người thân của trẻ Ngoài ra, trào lưu Sharenting còn trở thành một trong những

nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện tình trạng Bắt cóc kỹ thuật số (Digital

19

Trang 27

Kidnapping) — một khái niệm khá phổ biến với các bố mẹ phương Tây, khi ai đó hoàn toàn có thể lây toàn bộ đữ liệu và hình ảnh của con bạn đề biến thành con của

họ trên mang.[31]

Ngoài ra, tình trạng trẻ em bị đánh cắp thông tin cá nhân hay bị đe dọa, khủng bồ bởi những thông tin cá nhân bi rỏ ri cũng ngày càng phổ biến trên mạng internet Bằng cách vô tinh hay cô ý, những kẻ xấu có những thông tin cá nhân của trẻ em sau đó có hành vi lan truyền trên mạng internet khi chưa được sự đồng ý, làm

ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của các em.

Việc tiết lộ những thông tin cá nhân của người khác lên mạng xã hội cũng là một trong nguyên nhân chính gây ra hiện tượng “bắt nạt trên mạng”.

“Bắt nạt trực tuyến kinh khủng hơn so với bắt nạt trực tiếp vi việc nay là 24/7, không giới hạn về thời gian, trẻ ngôi bat cứ đâu cũng van bị bắt nat.” - Theo PGS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các khoa học giáo dục, Trường DH Giao

dục (Hà Nội).

Nạn nhân của bắt nạt qua mạng thường không biết danh tính của những kẻ bắt nạt mình, hoặc vì sao những kẻ đó lại nhắm vào họ Sự quấy rối này có thể có những tồn hại và ảnh hưởng lớn hơn so với bat nat truyền thống, vì nội dung được dùng dé làm phiền nạn nhân có thể được lan tỏa và chia sẻ rộng rãi hơn rất nhiều Nạn nhân đôi lúc còn tiếp xúc với những sự quấy rối này bất cứ khi nào họ lên

mạng hoặc mở điện thoại, máy tính dé kiểm tra tin nhắn, email, không như bắt

nạt thông thường khi mà kẻ bắt nạt thường xuyên phải ở một khoảng cách vật lý

nao đó gần với nạn nhân Bắt nạt qua mạng thường để lại nhiều hậu quả nặng nề đặc

biệt là đối với trẻ em Nó có thể dẫn tới rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm, tự làm đau bản thân (self-harm) và thậm chí tự tử Nạn nhân thường thiếu tự tin và tổn thương

sự tự trọng nặng nề, có cảm giác sợ hãi, buôn bã, tức giận nhiều hơn sau khi bị bắt

nạt Chưa kể, một khi đã xuất hiện trên mạng thì những nội dung như vậy thường

lưu lại rất lâu sau đó và rất khó dé thoát khỏi nó Nỗi đau gây ra bởi bat nat qua

mạng là rất lớn và không thể lường trước được.

Ở Việt Nam, năm 2015, một nữ sinh 15 tuôi ở Đồng Nai đã bị bạn trai tung

clip sex lên mạng Chỉ trong 2 ngày đã có hàng trăm ngàn người vào xem và hàng

20

Trang 28

ngàn người chia sẻ Rồi mọi người ta vào trang Facebook của nữ sinh và bạn trai dé tiếp tục đưa ra những lời bình luận chế giéu, cot nha, nhục ma Hai hôm sau cô nữ sinh uống thuốc diệt cỏ tự tử [53] Năm 2018, một học sinh lớp 11 ở Nghệ An cũng đã tự tử dưới ao trong nhà và một em khác mới tốt nghiệp lớp 12 ở Hà Nội uống thuốc diệt cỏ tự tử vì những hành vi bắt nat trên mạng [65].

Ngoài ra, có rất nhiều vụ việc trẻ em tự tử vì mạng xã hội trên thế giới [71] như:

Tháng 8.2013, bé gái có tên Hannah Smith đã treo cô tự vẫn vì nhận được

những câu hỏi trêu đùa ác ý trên trang ask.fm Sau đó cha của Hannah Smith đã kêu

gọi nên đóng cửa trang ask.fm vĩnh viễn.

Thang 9.2013, bé gái Rebecca Ann Sedwick (12 tuổi, ở bang Florida, Mỹ) đã nhảy lầu tự tử Cảnh sát đã kết luận bé gái này chết vì bị tác động bởi những lời bắt nạt trên mạng xã hội Rebecca Ann Sedwick liên tục bị những người tương tác trên mạng nguyên rua, đề nghị: “hãy hủy hoại bản thân”, “hãy tự chết đi”, “tại sao mày vẫn còn sống trên đời”

Ngày 29.5.2015, bé gái 13 tuổi người Mỹ Izabel Laxamana đã nhảy cầu tự tử.

Nguyên nhân dẫn đến sự việc này được cho là bị bố tung video clip bêu xấu

lên mạng.

Ngày 9.6.2015, chàng trai 17 tuổi Ronan Hughes (Bắc Ireland) cũng tìm đến cái chết do bị lừa đảo va đăng ảnh béu xếu trên các diễn dan mạng Khi cảnh sát đang tiến hành điều tra những kẻ ân danh xúc phạm danh dự của Ronan Hughes thì

chàng trai này tự tử.

Đó là những vụ 4m 7 trên truyền thông vi hậu quả bi thương của nạn nhân.

Còn biết bao nhiêu con em của chúng ta đang âm thầm chịu đựng những bạo hành

qua mạng?.

Ba là, rủi ro về thương mại điện tử, ví dụ, quảng cáo, chi tiêu quá mức hoặc

lừa đảo.

Mặc dù trên các phương tiện truyền thông đại chúng có rất nhiều thông tin,

cảnh báo về những vụ lừa đảo trên mạng internet nhưng tinh trạng này van âm thầm

diễn ra và bat kỳ ai cũng có thé là nạn nhân Đặc biệt là đối với trẻ em khi chưa phát triên đây đủ vê mặt nhận thức thì việc phải đôi mặt với rủi ro này càng cao Các đôi

21

Trang 29

tượng lừa đảo qua mạng xã hội thay đôi các chiêu trò khiến hình thức lừa đảo ngày càng tỉnh vi hơn, do vậy mà nạn nhân ngày càng nhiều.

Vào năm 2017, dân số các nước ASEAN là 642,1 triệu nguol, trong số đó có

34,5% — tương đương 221,5 triệu người — dưới 19 tuổi Cũng trong năm ngoái 2018, tổ chức cung ứng nền tảng số an toàn cho trẻ em TotallyAwesome công bố

bản nghiên cứu có liên quan đến quảng cáo số và trẻ em cho thấy 90% trẻ em trong

độ tuổi từ 4 đến 12 ở các nước Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt

Nam sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Instagram và YouTube Nghĩ kỹ hơn một chút thì thấy những trẻ em này đang tạo ra một mỏ

vàng cho các nhà quảng cáo và cả cơn đau đầu cho các bậc cha mẹ [72].

Bên cạnh đó, với tốc độ quảng cáo và tiếp thị các sản phẩm nhanh chóng

như hiện nay, trẻ em dễ bị lôi kéo, cuốn hút bởi các sản phẩm, mặt hang trên mạng

internet, dé dẫn tới tình trạng chi tiêu quá mức ở trẻ em Nguy hiểm hơn, khi không có tiền dé mua những sản phẩm mà mình yêu thích, có thé dẫn đến các hành vi trộm cắp, chiếm đoạt tài sản nhằm thỏa mãn ham muốn của bản thân Ngoài ra, một trong những rủi ro về thương mại điện tử đối với trẻ em đó là việc phải tiếp xúc quá nhiều với những sản phẩm phi văn hóa, đồi trụy, dâm 6, các đồ chơi bạo lực như súng, kiém Tất cả những rủi ro trên đều là những nguy cơ và có thé ảnh hưởng tiêu cực tới sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em.

1.3 Ý nghĩa của việc bảo vệ trẻ em trên môi trường internet

Mọi trẻ em đều có quyền được bảo vệ Bảo vệ trẻ em là vấn đề cấp thiết và quan trọng được pháp luật quốc tế và quốc gia đều quy định Một trong những nội

dung cần bảo vệ đó chính là bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng internet Công tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng internet có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với

chính bản thân các em, gia đình cũng như toàn xã hội.

Đối với trẻ em, trẻ em là đối tượng chưa có sự phát triển đầy đủ về thé chất và tinh thần, ở độ tuổi nảy, các em rất cần sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ, người

giám hộ, gia đình và nhà trường Như đã đề cập ở trên, môi trường mạng đem đến

cho trẻ em nhiêu tác động tích cực đặc biệt là chức năng giáo dục Việc bảo vệ trẻ

22

Trang 30

em trên môi trường mạng internet sẽ góp phần làm trong sạch hơn môi trường mạng dé các em có thé yên tâm thực hiện quyền được tiếp cận thông tin của mình, được hòa mình vào một cộng đồng mạng lành mạnh và học hỏi những tri thức, trải nghiệm và bày tỏ cảm xúc của mình qua môi trường ấy.

Đối với gia đình, gia đình là xã hội thu nhỏ đầu tiên của trẻ em, góp phần

không nhỏ trong việc định hình nhân cách của các em sau này Đặc biệt việc giáo

dục đạo đức lối sống trong môi trường thực dé kiểm soát các yếu tô xấu tác động

nhưng hiện nay, với sự phổ biến của Internet và mạng xã hội, không dé dé kiêm soát các tác động xấu đến đứa trẻ Vì vậy, bên cạnh việc nâng cao nhận thức cho trẻ em,

cha mẹ cũng sẽ là người thầy đồng hành cùng trẻ đối mặt với những mặt tiêu cực

của môi trường mạng internet.

Đối với xã hội, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng internet không chỉ có ý nghĩa đối với trẻ em, gia đình mà còn có ý nghĩa to lớn cho xã hội Trẻ em chính là mam non tương lai của đất nước Việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng internet góp phần ôn định trật tự an toàn xã hội Việc bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ em trên môi trường mạng internet nói riêng cũng chính là bảo vệ và phát triển dat nước, xã hội.

1.4 Điều chỉnh pháp luật đối với vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

1.4.1 Sự can thiết điều chỉnh pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mang

Điều chỉnh pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mang internet có thé hiểu là việc Nhà nước dùng pháp luật tác động lên các quan hệ xã hội phát sinh trên môi trường mạng internet, nhằm thiết lập một trật tự xã hội nhất định Sự điều chỉnh của Pháp luật về trẻ em trên môi trường mạng internet là cần thiết bởi những lý do

cơ bản sau đây.

Thứ nhất, điều chỉnh pháp luật đối với van đề bảo vệ trẻ em trên môi trường

mạng internet là yêu cầu khách quan, phù hợp với thực tiễn xã hội, góp phần thúc

đây sự hội nhập quốc tế.

Những năm gần đây, hoạt động bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đang dần được quan tâm Hệ thống pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

23

Trang 31

internet đã từng bước được hình thành, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng được tăng cường Công tác kiểm soát thông tin, xây dựng

môi trường mạng lành mạnh phù hợp với trẻ em ngày cảng được chú trọng Tuy

nhiên, Công tac bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng internet vẫn còn một số hạn chế, yếu kém; hệ thống pháp luật, chính sách về bảo vệ trẻ em trên môi trường

mạng, còn thiếu, chưa hoàn thiện Tình trạng trẻ em “nghiện” mạng: thường xuyên

bắt gặp thông tin không phù hợp, thông tin tiêu cực trên môi trường mang; nạn bóc

lột, lừa đảo trên môi trường mạng; nghiêm trọng hơn là xâm hại tình dục, mua bán —

bắt cóc trẻ em trên môi trường mạng có xu hướng gia tăng, tính chất ngày càng

nghiêm trọng và là những van dé xã hội bức xúc Nguyên nhân của những hạn ché,

yếu kém này là do một số cấp uy, chính quyền chưa nhận thức day đủ về tính cấp

bách và tầm quan trọng của công tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng: chưa dành sự quan tâm lãnh đạo đúng mực; pháp luật còn nhiều thiết sót, chưa hoàn thiện Vì vậy, điều chỉnh pháp luật đối với vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường

mạng internet là yêu cầu khách quan, phù hợp với thực tiễn xã hội, góp phần thúc

đây sự hội nhập quốc tế.

Thứ hai, điều chỉnh pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng internet

là góp phan làm 6n định các quan hệ xã hội.

Pháp luật là một trong những công cụ quan trọng dé nhà nước thực hiện chức năng điều chỉnh các mối quan hệ xã hội Việc điều chỉnh pháp luật sẽ tạo ra một

khung pháp lý hoàn chỉnh dé các bên chủ thé trong quan hệ xã hội theo đó dé điều

chỉnh hành vi của mình Ngày nay, trong thời đại công nghệ 4.0 ngày một phát

triển, các quan hệ xã hội không chỉ dừng lại ở sự tương tác ngoài đời thực mà còn tồn tại đa dạng trên môi trường mạng Sự phát triển của môi trường mạng không chỉ tác động đến một nhóm quan hệ xã hội cụ thé mà còn tác động lên hầu hết các quan

hệ xã hội khác Ở đây, chúng tôi hướng đến các quan hệ xã hội pháp luật bảo vệ trẻ

em trên môi trường mạng, đó có thể là quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và các nhà cung cấp dịch vụ mạng, viễn thông hoặc giữa người giám hộ với trẻ em

trong các hành vi bảo vệ quyên va lợi ích chính đáng của trẻ em.

24

Trang 32

Thứ ba, điều chỉnh pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng internet là tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho các cơ quan nhà nước giải quyết các van đề phát sinh.

Trên thực tế, khi Tòa án hoặc cơ quan có thâm quyền khác của các quốc gia thụ lý và giải quyết các về đề phát sinh liên quan đến việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng internet hay bất kỳ quan hệ pháp luật nào khác, cần thiết phải căn cứ vào các quy định của hệ thống pháp luật về vẫn đề liên quan đề làm cơ sở pháp lý giải quyết các vấn đề phát sinh đó Việc ban hành pháp luật hay có những sự điều chỉnh phủ hợp sẽ tao cơ sở pháp ly dé các cơ quan nhà nước giải quyết một cách dé dàng, nhanh chóng và hiệu quả các vấn đề phát sinh Bảo đảm tối đa các quyền và

lợi ích của trẻ em.

1.4.2 Nội dung điều chỉnh pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mang

1.4.2.1 Doi tuong bao vé

Đối tượng bảo vệ của pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng internet là trẻ em Tuy nhiên, mỗi quốc gia khác nhau sẽ quy định độ tuổi trẻ em khác nhau, xuất phát từ sự khác biệt về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của

các quốc gia.

Điều chỉnh pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng internet cần bảo đảm tuân theo các nguyên tắc cơ bản trong bảo vệ quyền trẻ em Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất đó là nguyên tắc không phân biệt đối xử Quy định tại Điều 2 Công ước về quyền trẻ em Điều này có nghĩa pháp luật quốc gia khi quy định về vấn đề bảo vệ trẻ em phải bảo đảm rằng mọi trẻ em đều có quyền giống nhau, các quyền và nghĩa vụ đều được áp dụng bình đăng cho mọi trẻ em mà không

có sự phân biệt đối xử Không phân biệt đối xử ở đây không chỉ là không phân biệt giữa các trẻ em thuộc các quốc gia, chủng tộc, mau da, tôn giáo, ngôn ngữ, khác

nhau, mà còn không phân biệt đối xử giữa các trẻ em bình thường và trẻ em tàn tật,

trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, xuất thân từ nhiều hoàn cảnh khác nhau

1.4.2.2 Nội dung bảo vệ

25

Trang 33

Dù là ở đâu thì các quyền của trẻ em cũng đều cần phải được tôn trọng và

bảo vệ, đặc biệt là trên môi trường mạng internet khi ma những nguy cơ, rủi ro trẻ

em phải đối mặt ngày càng lớn Mạng internet nói chung mà trong đó là mạng xã hội như là một nhu cầu không thé thiếu trong xã hội hiện nay, ngày càng phổ biến, đa dạng và mang những nguy cơ tiềm ân khó lường, đặc biệt là đối với trẻ em Pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng internet bảo vệ trẻ em trên cơ sở ba

nhóm quyền cơ bản: quyền bảo vệ tính mạng, sức khoẻ trên môi trường mang;

quyền bảo vệ thông tin, bí mật đời tư và quyền tự do tiếp cận thông tin.

Quyền con người và pháp luật là hai yếu tố không thé tách rời mà có tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng Pháp luật ghi nhận, củng cố, hoàn thiện

quyền con người Thông qua pháp luật, quyền con người được bảo vệ Pháp luật đưa ra những điều cam và những hành vi bắt buộc phải làm nhằm ngăn ngừa và chống lại các hành vi vi phạm quyền con người Quyền con người là tối cao, không thể tuỳ tiện xâm phạm và được nhà nước, xã hội bảo vệ bằng các biện pháp giáo

dục, thuyết phục hoặc cưỡng chế Quyền con người trên môi trường mạng internet

và pháp luật về an ninh mạng cũng là hai yếu tô không thẻ tách rời Để đảm bảo cho con người không bị xâm hại qua mạng, được tiếp xúc với môi trường mạng an toàn, lành mạnh cần có pháp luật về an ninh mạng.

Trẻ em với tư cách là những người công dân nhỏ tuổi cũng được pháp luật ghi nhận và bảo vệ Trẻ em cũng có những quyền của một công dân, được thừa nhận và tham gia vào nhiều hoạt động của đời sống, trong đó có hoạt động trên môi trường mạng Trẻ em có quyền tự do tiếp cận môi trường mang internet Và trẻ em

cũng có các quyền được bảo vệ khi tham gia môi trường mạng internet.

Quyền bảo vệ tính mạng, sức khoẻ trên môi trường mạng Trên môi trường

mạng inetnet, mọi trẻ em đều có quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, quyền được pháp luật bảo vệ về sức khoẻ và không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật Khi

phát hiện trẻ em có dấu hiệu bị đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ bởi tác động tiêu

cực trên môi trường mạng, người phát hiện phải trình báo tới các cá nhân, cơ quan,

tổ chức khác có trách nhiệm xử lý, phòng ngừa hành vi vi phạm.

26

Trang 34

Quyền bảo vệ thông tin, bí mật đời tư là một trong những quyền con người, quyền công dân cơ bản được pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia công nhận và bảo vệ Quyền bảo vệ thông tin, bí mật đời tư ở trẻ em lại cảng được đặc biệt chú trọng vì trẻ em là nhóm yêu thế trong xã hội, chưa phát triển đầy đủ về

nhận thức, thé chất dé có thé tự bảo vệ mình trước các hành vi tác động, xâm hại

đến mình.

Quyền tự do tiếp cận thông tin Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp; có quyền tìm kiếm thu nhận các thông tin dưới mọi hình thức

theo quy định của pháp luật và được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với độ tuôi,

mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em.

1.4.2.3 Các biện pháp bảo vệ

Pháp luật bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng internet có nội dung điều chỉnh là hoạt động bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan Thông thường, pháp luật về bảo vệ trẻ em theo hệ thống

với ba cấp độ gồm: phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp Pháp luật điều chỉnh về bảo vệ

trẻ em trên môi trường mạng internet cũng bao gồm 3 cấp độ đó.

Ở cấp độ phòng ngừa gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với cộng

đồng, gia đình và mọi trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, trang bi kiến thức về bảo vệ

trẻ em trên môi trường mạng, kiểm soát xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, phù hợp với đối tượng trẻ em Tuyên truyền, phố biến cho cộng đồng, gia đình, trẻ em về mỗi nguy hiểm và hậu qua của các yếu tố, hành vi gây ton hại, xâm hại trẻ em; về trách nhiệm phát hiện, thông báo trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc

có nguy cơ bị xâm hại Xây dựng môi trường mạng thân thiện, an toàn và phù hợp với trẻ em; trang bị kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ cho người lớn; giáo dục, tư vấn, rèn luyện và cung cấp kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em.

Cấp độ hỗ trợ bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ có

nguy cơ bị xâm hại trên môi trường mạng nhằm kịp thời phát hiện, giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ gây tốn hại cho trẻ Các chủ thể theo quy định của pháp luật phải thực hiện các biện pháp hỗ trẻ em nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ xâm hại.

27

Trang 35

Cảnh báo về nguy cơ trẻ em bị xâm hại quan mạng; tư vấn kiến thức, kỹ năng, biện pháp can thiệp nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ xâm hại trẻ em cho cha mẹ,

giáo viên, người chăm sóc trẻ Tiếp cận, xử lý thông tin, đánh giá mức độ ảnh hưởng, áp dụng các biện pháp cần thiết dé hỗ trợ trẻ em có nguy cơ bị xâm hại.

Pháp luật điều chỉnh về bảo vệ trẻ em ở cấp độ can thiệp được quy định bao gồm các biện pháp áp dụng với trẻ em và gia đình của trẻ bị xâm hại nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại Doi hỏi các cơ quan, tô chức cá nhân ap dung mọi biện phap

khan cap nhằm đảm bảo lợi ich tốt nhất cho trẻ em, triển khai kịp thời, hiệu quả các

hoạt động can thiệp.

1.4.2.4 Xử lý vi phạm về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Cũng giống như các quan hệ xã hội khác được pháp luật bảo vệ, khi vi phạm

pháp luật xảy ra, thông qua các cơ quan, nhà chức trách có thâm sẽ quyền tiến hành các hoạt động buộc chủ thé vi phạm gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định Đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng internet thông thường phải chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự vatrách nhiệm hình sự.

Trách nhiệm hành chính được áp dụng với các chủ thể đã thực hiện hành vi

vi phạm hành chính Người vi phạm phải chịu trách nhiệm hành chính có thể phải gánh chịu các biện pháp chế tài pháp luật như cảnh cáo, phạt tiền, Trong xử lý vi phạm hành chính với người có hành vi vi phạm quyền trẻ em trên môi trường mạng

thông thường chỉ áp dụng chế tài phạt tiền Trên thực tế cho thay một số vụ việc

được xử lý tuy nhiên số tiền xử phạt không lớn chưa đủ sức răn đe, còn tạo bức xúc

trong dư luận.

Trách nhiệm dân sự được áp dụng đối với chủ thé có hành vi vi phạm dân sự trong vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng Chủ thê phải chịu trách nhiệm

dân sự có thé phải gánh chịu các biện pháp chế tài pháp luật như buộc chấm dit

hành vi vi phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vu dân sự;

buộc bồi thường thiệt hại; phạt vi phạm Trách nhiệm dân sự cũng đi kèm các loại trách nhiệm pháp lý khác nếu có hành vi phạm tội, vi phạm hành chính hay vi phạm

28

Trang 36

kỉ luật nhà nước mà những hành vi này cũng xâm hại đến quyền dân sự của cá nhân, tổ chức trong xã hội.

Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất do toà án áp dụng đối với các chủ thể đã thực hiện hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng Chủ thé phải chịu trách nhiệm hình sự có thé phải gánh chịu các biện pháp chế tài pháp luật như cảnh cáo, phạt tiền, phạt tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình Điển hình nhất là hành vi xâm hại tình dục trẻ em qua mạng.

Vi phạm pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng là nguyên nhân của các trách nhiệm pháp lý nói trên Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật dé bù đắp hậu quả của hành vi vi phạm Một hành vi vi phạm có thé đồng thời xâm hại một hay nhiều khách thé, vì vậy, người có hanh vi vi phạm có thể chịu một hoặc nhiều loại trách nhiệm pháp lý.

1.5 Pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia về bảo vệ trẻ em trên môi

trường mạng internet

1.5.1 Pháp luật quốc té về bảo vệ trẻ em trên môi trường mang internet

Ké từ những năm 1990, Liên hợp quốc và nhiều tổ chức khu vực đã thông qua

những văn bản pháp lý quy định, hướng dẫn việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Trước tiên, có thé ké đến là Công ước về Quyền trẻ em của Liên hợp quốc (1989) Công ước Quyên trẻ em dé cập đến chủ yếu đến bốn nhóm quyền dành cho trẻ em: (1) Nhóm quyền sống còn bao gồm quyền của trẻ em được sống cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất Đó là mức sống đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được chăm sóc sức khỏe Trẻ em phải được khai sinh ngay sau khi ra đời; (2) Nhóm quyền bảo vệ bao gồm những quy định như trẻ em phải được bảo vệ chống tất cả các hình thức bóc lột lao động, bóc lột và xâm hại tình dục, lạm dụng ma túy, sao nhãng và bị bỏ rơi, bị bắt cóc và buôn bán Trẻ em còn được bảo vệ khỏi sự can thiệp vô cớ vào thư tín va sự

riêng tư Trẻ em được bảo vệ khỏi sự phân biệt đối xử, bóc lột lao động về kinh tế,

sự lạm dụng, xâm hại về thé xác và tinh thần, các em cần được bảo vệ trong tình trạng khan cấp, khủng hoàng; (3) Nhóm quyền phát triển gồm những điều kiện dé

29

Trang 37

trẻ em có thé phát triển đầy đủ nhất về cả tinh thần và đạo đức, bao gồm việc học tập, vui chơi, tham gia các hoạt động văn hóa, tiếp nhận thông tin, tự do tư tưởng, tự

do tín ngưỡng và tôn giáo Trẻ em cần có sự yêu thương và cảm thông của cha mẹ dé có thé phát triển hài hòa; (4) Nhóm quyền tham gia tao mọi điều kiện cho trẻ em

được tự do bày tỏ quan điểm và ý kiến về những vấn đề có liên quan đến cuộc sống

của mình Trẻ em còn có quyền kết bạn, giao lưu và hội họp hòa bình, được tạo điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin và chọn lựa thông tin phù hợp.

Công ước coi việc bảo vệ trẻ em là ưu tiên trên bình điện quốc tế và thừa

nhận rằng những chủ thể khác như bố mẹ, xã hội dân sự, khu vực dịch vụ tư nhân và kinh doanh cũng có trách nhiệm này Điều 5 Công ước đề cập cụ thể các quyền

và nghĩa vụ của bố mẹ, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ pháp lý đối với trẻ em, trong

đó phải đưa ra những thông tin và tài liệu có ích cho trẻ em, đặc biệt là việc bảo vệtrẻ em trên môi trường mạng.

Quỹ Nhi đồng của Liên hợp quốc (UNICEF) cũng hướng sự chú ý của mình

vào việc bảo vệ trẻ em, khỏi bạo lực, ngược đãi và lạm dụng, kề cả trên môi trường mạng Vi dụ, Báo cáo của Trung tâm nghiên cứu IRC về “Sw an toàn của trẻ em

trên mạng, thách thức và chiến lược toàn câu” [11].

Đối với van nạn xâm hai tình dục trẻ em, UNICEF đưa ra định nghĩa: xâm hại tình dục trẻ em là các hành vi tình duc được thực hiện giữa người lớn và trẻ em,

trong đó các hành vi này nhằm thỏa mãn nhục dục của người lớn Ngoài ra,

UNICEF cũng quy định rõ hành vi phơi bày bộ phận sinh dục, ép trẻ phơi bày bộ

phận sinh dục, sử dụng ngôn từ nhục dục khi nói chuyện với trẻ, lạm dụng trẻ em

cho các mục đích tình dục như sản xuất nội dung khiêu dâm, mại dâm đều bị coi là

dâm 6 Ngoài các hành vi như giao cấu, hiếp dâm, sờ mó, hôn hít bộ phận sinh dục

trẻ thì nhiều hành vi gián tiếp khác cũng bị coi là đâm 6 Như vậy, có thé hiểu, theo UNICEF không chủ những hành vi trực tiếp tác động lên trẻ em và mà những hành vi khiêu dâm khác nhằm mục dich tình duc thông qua môi trường mang internet (ví

dụ qua camera,webcam) cũng có thé bi coi là đâm 6 [59].

30

Trang 38

Điều 12 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 đã ghi nhận rằng “Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tuỳ tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tin cá nhân Mọi người déu có quyên được pháp

luật bảo vệ chống lại sự can thiệp và xâm phạm như vậy” Day cũng là một trong

những tư tưởng tiến bộ về bảo đảm về các quyên riêng tư của trẻ em, bất kỳ ai cũng đều có thé được hưởng dù ở đâu ké cả trên môi trường mạng internet.

1.5.2 Pháp luật một số quốc gia về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng internet Bảo vệ trẻ em là vấn đề mà mỗi quốc gia đều coi trọng Các Nhà nước đều

hướng tới việc xây dựng một hệ thống cơ chế, chính sách và pháp luật để phát huy

cao nhất những ảnh hưởng tích cực của toàn cầu hoá nhưng đồng thời cũng phải tạo

môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ em phát triển, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn hợp lý và hạn chế các tiêu cực đối với trẻ em nhằm bảo vệ trẻ em khỏi sự bóc

lột, xâm hại, bạo lực hay lạm dụng, sao nhãng.

Kinh nghiệm của một số nước ở Châu Âu như: Anh, Đức đặc biệt quan tâm đến xây dựng khung pháp lý thân thiện đối với trẻ em; hệ thống phúc lợi xã hội

cho trẻ em và phát triển mạng lưới trung tâm công tác xã hội, văn phòng tư van,

điểm công tác xã hội và đội ngũ cán bộ xã hội mang tính chuyên nghiệp hoạt động

tại các xã, phường Cứ khoảng 2.000 — 3.000 dân sẽ có một cán bộ xã hội chuyên

nghiệp và 4 — 5 cộng tác viên va cứ 30.000 — 50.000 dân có một trung tâm công tác xã hội Việc bảo vệ trẻ em được thực hiện chủ yếu bởi các trung tâm công tác xã hội, các cơ sở trợ giúp trẻ em và các cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em và một phan uỷ quyền cho các tổ chức phi Chính phủ (NGO) [9].

1.5.2.1 Pháp luật Hoa Ky và Canada

Tại Mỹ, ngay từ năm 1998, quốc hội Mỹ đã thông qua Công ước về bảo vệ quyền riêng tư trên mạng của trẻ em (COPPA) và 2 năm sau thì luật bắt đầu có hiệu

lực Uy ban Thương mại liên bang Mỹ (FTC) được giao giám sát việc thực thi công

ước nay Mỹ có thé là một trong số nước có công ước về bảo vệ quyền riêng tư trên mạng của trẻ em (COPPA) sớm nhất khi luật này được Quốc hội Mỹ thông qua năm

31

Trang 39

1998 và có hiệu lực từ năm 2000 Thời điểm đó, Internet mới được phô cập trên toàn cầu.

COPPA bao gồm hàng loạt quy định nhằm bảo vệ trẻ em trước các hoạt động thương mại trên những trang web dành cho thiếu nhỉ Theo đó, các công ty, nhà điều hành trang web bị cắm thu thập thông tin từ trẻ em mà không thông báo và xin phép cha mẹ của trẻ trước COPPA sửa đổi được ban hành vào tháng 12.2012 và có hiệu lực từ tháng 7.2013, bao gồm quy định mới là cam các công ty sử dụng “những nhận dạng kỹ thuật số như cookie” để theo dõi trẻ em và cung cấp những mau quảng cáo dựa trên hành vi của trẻ Quy định mới cũng buộc các công ty xóa đữ liệu họ

thu thập từ trẻ em phục vụ cho mục đích công nghệ Mức phạt nặng từng được áp dụng

với chủ sở hữu trang mạng xã hội Xanga.com Theo FTC, Xanga.com đã bi phạt 1 triệu USD (23 tỉ đồng) trong năm 2006 vì vi phạm COPPA liên tục khi cho phép trẻ em

dưới 13 tuổi đăng ký dịch vụ mà không cần sự đồng ý của phụ huynh [26].

Mới đây, Đài NBC dẫn lời thượng nghị sĩ Mỹ Ed Markey cho hay sẽ sớm

trình lên quốc hội dự luật An toàn và thiết kế internet cho trẻ em Dự luật buộc các trang mạng phải hạn chế quảng cáo, cham dứt những thiết kế khiến trẻ dan mắt suốt

vào màn hình và dam bảo ngăn chặn nội dung độc hại “Trong khi ty lệ trẻ em dung

sản phẩm công nghệ và theo dõi nội dung trên mạng ngày càng bùng nồ thì các bộ luật hiện hữu chưa theo kịp tốc độ này”, ông Markey lưu ý [54].

Ngoài ra, Theo Đạo luật Phòng chống xâm hại và ngược đãi trẻ em của Mỹ

(CAPTA), hành vi dam 6 hay xâm hai tình dục trẻ em được hiểu là tương tác giữa

một người lớn và một trẻ em để thực hiện các hành vi mang tính nhục dục Các hành vi này không nhất thiết phải là các tác động vật lý đến thân thể của trẻ mới coi là đâm ô Có rất nhiều các hành vi tác động gián tiếp vẫn bị coi là dâm ô như: phơi bày bộ phận sinh dục của mình cho trẻ nhìn thấy hoặc bắt trẻ tự phơi bày bộ phận

sinh dục của mình Hôn hít, vuốt ve, sờ mó bất cứ bộ phận nảo trên thân thé trẻ nhằm thỏa mãn nhục dục; Sử dụng các cách thức như gọi điện, nhắn tin dé dụ dé trẻ

em thực hiện các hành vi tình dục Lưu trữ, sản xuất, truyền bá các nội dung khiêu

dâm trẻ em hoặc cho trẻ em xem các nội dung khiêu dâm Bat cứ hành vi tình dục

32

Trang 40

nào làm ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và cảm xúc của trẻ Tất cả hành vi trên dù có hay không có sự đồng ý của trẻ đều bị coi là có tội và là xâm hại tình dục [59].

Luật của bang California mang tên Online Eraser Law có hiệu lực từ năm

2015 cũng cho phép trẻ vị thành niên (dưới 18 tuổi) gỡ bỏ nội dung hoặc thông tin

mà họ tự đăng là người dùng đã đăng ký trên trang web, dịch vụ trực tuyến, ứng dụng trực tuyến hoặc ứng dụng di động (gọi chung là dịch vụ trực tuyến) [42].

Ở Canada, nhiều người cho rằng, tuổi trung bình của trẻ em sử dụng Internet dường như đang giảm, và những liên quan sự riêng tư cần được các nhà hoạch định

chính sách quan tâm hon Các cơ quan hữu trách đang đề xuất sửa đồi, bố sung Luật Trẻ em, bao gồm các biện pháp bảo vệ tốt hơn sự riêng tư của trẻ em trên mạng.

1.5.2.2 Pháp luật của Liên mình châu Âu

Năm 2015, Liên minh châu Âu đồng ý với các quy định mới về bảo vệ dữ

liệu cá nhân, trong đó có đữ liệu cá nhân trẻ em trên mạng Với quy định mới này,

các tổ chức mạng có thể bị phạt tới 4% doanh thu toàn cầu nếu phạm luật Việc sử

dụng dữ liệu cá nhân của trẻ em dưới 16 tuổi phải được phụ huynh hoặc người giám hộ đồng ý, xác minh một cách chính xác, theo trang Europa.eu Mức phạt này cũng

được Anh áp dụng trong chính sách mới về quản lý Internet Tờ The Guardian dẫn

lại dự thảo văn kiện cho biết cá nhân lãnh đạo các công ty mạng xã hội phải chịu trách nhiệm pháp lý, bao gồm cả việc xử lý hình sự nếu không có biện pháp ngăn

chặn hoặc gỡ bỏ nội dung độc hại bao gồm bạo lực, lạm dụng trẻ em

Qua nghiên cứu về pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia về pháp luật bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng internet cho thấy, quốc gia nào cũng rất coi trọng van đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mang và đều có gắng xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách phủ hợp với trẻ em nhằm tao dựng môi trường mang an toàn,

lành mạnh và chủ động phòng ngừa, ngăn chặn xâm hại và nguy cơ xâm hại đối với

trẻ em.

Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc về Luật Trẻ em của 66 quốc gia thành viên Công ước quốc tế về quyền trẻ em cho thấy, đa số các nước đều quy định độ tuôi trẻ em là dưới 18 tuổi và hiện chỉ còn 8 quốc gia quy định độ tuôi

33

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:32

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w