1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Quản trị công ty nhà nước ở Việt Nam

113 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

HOÀNG MINH HƯƠNG

QUAN TRI CÔNG TY NHÀ NƯỚC O VIỆT NAM

HÀ NỌI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

HOÀNG MINH HƯƠNG

Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 838 01 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Hồ Ngọc Hiển

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các

số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung

thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại Học Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại Học Luật xem xét dé tôi

có thê bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Trang 4

DANH MỤC CAC KÝ HIỆU, CÁC CHU VIET TAT

Doanh nghiệp nhà nước:

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Hội đồng thành viên

Luật Doanh nghiệp:

Luật Quản lý, sử dụng von nhà nước đầu tư vào sản xuất,

kinh doanh tại doanh nghiệp:Quản tri công ty:

Quản trị công ty nhà nước:

Trang 5

DANH MỤC CAC BANG

Bảng 2.1 Quyền và trách nhiệm của cơ quan chủ sở hữu trong DNNN mà Nhà nước năm giữ 100% và Nha nước nắm giữ trên 50% vốn góp -. -: 45 Bảng 2.2 Số lượng DNNN thực hiện công khai thông tin bắt buộc trên trang thông

tin điện tử của doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - ¿5 + cs+xsxers 73

Bảng 2.3 Một số doanh nghiệp công bồ thông tin trên trang thông tin điện tử chính

In suNi eii1i0i134i)(1 2 20008 e 76

Trang 6

MỤC LỤC

97.0000 | 1 Lý do chọn đề tài -.-¿- ¿5c cSsSkềEE9 1E EEE12112111111111211111 1111111111111 c0 1 2 Tình hình nghiên cứu dé tài - 2 25% E2 £+ESE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrrrei 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghién CỨU - 5 5 3 333183 EE+SEESEeEeeersreererserrrvee 6

4 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu -2- 2 s¿2++2x++zx++zxz+zxez 6

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứỨu - 5c + *++x+scsssxeeesss 6

7 Bố cục của luận Văn - - c6 cSkSSkEEkSEEEkSEEEKEEEEEEETE E11 111111 1111111111171, 7

CHUONG 1: NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE QUAN TRI CÔNG TY NHÀ h9 1 9

1.1 Những vấn đề lý luận về quản trị công ty nhà nước -¿- 2 2z ++zx+zszxxzrsez 9

1.1.1 Khái niệm, ý nghĩa, nội dung của quản tri công ty nha nước 9

1.1.2 Những thách thức về quan trị công ty nhà nước -:-2scssz=ss 14

1.2 Những van đề lý luận về pháp luật quan trị công ty nhà nước . - 17

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm pháp luật về quản tri công ty nhà nước - 17 1.2.2 Nội dung cơ bản về pháp luật quản trị công ty nhà nước - 19

Tiểu kết Chương L - 2 5£ ©5£+Sk+SE2EE£EEEEEEEEEE21122171121127171121171.2111171 11111 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ THUC TIEN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VE QUAN TRI CÔNG TY NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM -5 29

2.1 Thực trạng pháp luật về quản trị công ty nhà nước ở Việt Nam - 29

2.1.1 Pháp luật về mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước và thiết chế quản lý

doanh nghiép nha nu 0 Ẻ Ố 29

2.1.2 Pháp luật về hoạt động của Nhà nước với tu cách chủ sở hữu doanh nghiép39 2.1.3 Pháp luật về cổ đông/thành viên công ty ¿ ¿©s©2++cxe+zxcccsees 48

2.1.4 Pháp luật về quan hệ của doanh nghiệp nhà nước đối với các bên có liên

QUAN Ă SG HH HH no re 53

2.1.5 Pháp luật về công khai và minh bạch hóa thông tin 5 52 s2 56 2.1.6 Pháp luật về trách nhiệm của Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị 60

Trang 7

2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về quản tri công ty nhà nước ở Việt Nam 61

2.2.1 Đánh giá chung về việc thực hiện pháp luật về quan trị công ty nhà nước 6 2.2.2 Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước và thiết chế quản lý của Doanh

014019)9801i801) 60200008 652.2.3 Hoạt động của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu - -«+-s++ 66

2.2.5 Quan hệ của doanh nghiệp nhà nước đối với các bên liên quan 69

2.2.6 Công khai và minh bạch hóa thông tIn - 5-5535 5 * 3+ ++*esseeeeeeeees 72

2.2.7 Trách nhiệm của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên - 77

Tidu két ChUONG N8 -4 ẢẢ 79

CHUONG 3: PHUONG HUONG VA GIAI PHAP HOAN THIEN PHAP LUAT, NANG CAO HIEU QUA THUC HIEN PHAP LUAT VE QUAN TRI CONG TY

NHÀ NƯỚC Ở VIET NAM ¿2c + s2 E2E12E1212111111111211111 11111111 1xx 80

3.1 Phuong hướng hoàn thiện quy định pháp luật về quản tri công ty nhà nước 80

3.1.1 Hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty nhà nước phù hợp với chính sách

của Đảng và Nhà nƯỚC - - -G G 1319301930119 1 Họ nọ ngờ 80

3.1.2 Hoàn thiện pháp luật phù hợp với điều kiện kinh tế 2 s2 s2 82 3.1.3 Hoàn thiện pháp luật phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế 82 3.1.4 Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và minh bạch của pháp luật về quản trị

CONG ty Nha MUGC 0 84

3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty nhà nước . - 86

3.2.1 Hoan thiện pháp luật về mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước và thiết chế

quản lý của doanh nghiệp nha TƯỚC - 5 51931 9111911991191 E811 1 1 1 ke 86

3.2.2 Hoàn thiện pháp luật về hoạt động của Nhà nước với tư cách một chủ sở hữu 87 3.2.3 Hoàn thiện pháp luật về quyền của cổ đông/thành viên công ty 92

3.2.4 Hoàn thiện pháp luật về quan hệ của Doanh nghiệp nhà nước đối với các bên

VEEN QUAN 0 94

3.2.5 Hoàn thiện pháp luật về công khai và minh bạch hóa thông tin 96

Trang 8

3.2.6 Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành

I8‹.700.5c d 98

KẾT LUẬN St tt 3E 1EE5111151511112111112111111151111111111111111111111111 E1 cxe 99 TAI LIEU THAM KHAO eececcccssscssssesesesucscsesucscsesucscsesucacacsusacsransusacavsusacavaneatavene 101

Trang 9

MỞ DAU 1 Lý do chọn đề tài

Bat chấp xu hướng tư nhân hóa trong 20 năm qua, các DNNN vẫn là những người đóng vai trò quan trọng trong kinh tế Trên toàn cầu, các DNNN chiếm 20% vốn đầu tư, 5% việc làm và tới 40% sản lượng ở một số quốc gia Họ tiếp tục cung

cấp các dịch vụ trong các lĩnh vực kinh tế quan trọng như tiện ích, tài chính và tải

nguyên thiên nhiên Ngay cả trong các nganh, lĩnh vực mang tính cạnh tranh, các

doanh nghiệp trong lĩnh vực cung cấp thông tin và dịch vụ quy mô lớn vẫn nằm trong tay nhà nước ở nhiều quốc gia Tuy nhiên, DNNN ngày càng phải chịu nhiều áp lực rất lớn trong việc cải thiện hiệu quả hoạt động, hiệu quả kinh doanh Điều này đặt ra các quy định về vấn đề QTCTNN.

QTCTNN được coi là một thách thức lớn đối với các nền kinh tế trên thế giới.

Quản trị tốt công ty nhà nước là điều kiện tiên quyết để việc tư nhân hóa DNNN đạt hiệu quả kinh tế cao vì nó sẽ làm các doanh nghiệp hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư tiềm năng và làm tăng giá trị của công ty Các quốc gia trên thế giới có khối

DNNN với quy mô khác nhau, và trong một số trường hợp còn là một đặc điểm nỗi

bật của nền kinh tế Rất nhiều quốc gia đang tiến hành cải cách tổ chức và quan lý DNNN, cũng như tăng cường trao đổi kinh nghiệm với nhau để hỗ trợ cải cách ở cấp độ quốc gia.

Đặt trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, QTCT nói chung và QTCTNN nói riêng luôn là vấn đề thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và đang là câu chuyện mang tính thời sự của các nhà đầu tư cũng như những người quản lý

doanh nghiệp Tuy nhiên, trên thực tế, các nghiên cứu về QTCT thường tập trung

vào công ty cô phần, chú trọng hơn cả là công ty cô phần niêm yết, đại chúng Việc nghiên cứu về QTCTNN ở Việt Nam được đặt ra, đặc biệt là trong bối cảnh LDN

thay đôi.

Các quy định hiện tại về QTCTNN ở nước ta vẫn còn khoảng cách khá xa so

với chuẩn mực quốc tế Bên cạnh đó, mặc dù trong LDN đã hình thành các quy định

mang tính bắt buộc về QTCTNN, nhưng việc thực thi chưa nghiêm và những ưu đãi

Trang 10

trên thực tế là rào cản dé QTCTNN tại Việt Nam đáp ứng chuẩn mực quản trị hiện đại Việc đôi mới QTCTNN còn triển khai chậm, QTCTNN chưa thực sự tốt khiến hiệu quả hoạt động DNNN chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ.

Vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận, phân tích các quy định của pháp luật về QTCTNN, đánh giá, chỉ ra được hạn chế và nguyên nhân của vướng mắc trong các quy định và thực hiện trong thực tiễn dé từ đó xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng QTCTNN ở Việt Nam hiện nay Đây chính là lý do để tac giả chon đề tài “Quản trị công ty nhà nước ở Việt Nam” làm Luận văn Thạc si

của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

QTCT trên thế giới nói chung và quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung

nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu nước ngoài lẫn Việt Nam.

e Một số nghiên cứu về quản trị công ty trên thé giới

Trên thế giới, có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề QTCT nói

chung và chỉ ra tầm quan trọng của QTCT đối với nền kinh tế.

Brian R Cheffins (2012) trong bai báo “The History of Corporate

Governance” chỉ ra sự thịnh hành của QTCT bắt dau từ những năm 1970, và trở thành chủ đề tranh luận trên thế giới của các học giả, nhà quản lý, giám đốc và các nhà đầu tư và từ đó, từ QTCT đã được coi là cách viết ngắn gọn mang tính học thuật

và quy định.

Stijin Claessens (2006) trong bai báo “Corporate Governance and

Development” đã đưa ra khái niệm về QTCT, giải thích tại sao cần chú trọng việc

phát triển QTCT tại từng quốc gia, sự ảnh hưởng của QTCT đến sự phát triển của

từng doanh nghiệp và sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia Nghiên cứu chỉ ra các van đề mà QTCT cần quan tâm đến như mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người quản lý, người điều hành; mối quan hệ giữa những người góp vốn vào công ty; mối

quan hệ giữa công ty và những người liên quan khác, tuy nhiên chỉ ở mức độ đơngiản, chưa khái quát hóa.

Trang 11

Việc khái quát hóa mang tính nguyên tắc của quản trị công ty được chỉ ra đầu

tiên và mang tính phô biến trên khắp thế giới là công trình nghiên cứu Các nguyên tắc Quan trị Công ty của OECD OECD (2004) đã đưa ra khái niệm về QTCT, 5 nguyên tắc của quản trị công ty bao gồm: (1) Đảm bảo co sở cho một khuôn khổ

QTCT hiệu qua; (2) Quyền của cô đông và các chức năng sở hữu cơ bản; (3) Đối xử

bình đăng đối với cô đông; (4) Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong

QTCT; (5) Công bó thông tin và tính minh bạch; (6) Trách nhiệm của HDQT Các nguyên tắc trên đã trở thành căn cứ để các quốc gia đánh giá chất lượng pháp luật

QTCT và thực thi pháp luật QTCT trên các quốc gia trên thế giới.

OECD (2014) trong cuốn “Public Enforcement and Corporate Governance in Asia: Guidance and Good Practices” da dua trén két quả khảo sát thực tế việc ap dụng thông lệ tốt về QTCT ở các nước trong khu vực Chau A, trong đó có Việt Nam Báo cáo đã có những đánh giá khá cụ thé đối với van đề công bồ thông tin,

van đề quyền sở hữu và kiểm soát Đặc biệt là những đánh giá về cơ chế thực thi pháp luật, tổ chức cơ quan thực thi pháp luật và hệ thống pháp luật QTCT của các

quốc gia và liên quốc gia nói trên Đây là nguồn tài liệu giúp những người quản lý cũng như những người hoạch định chính sách ở các nước Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng của cái nhìn bao quát hơn về khía cạnh thực thi QTCT ở nước mình.

e Một số nghiên cứu về QTCT tại Việt Nam

Hoàng Văn Hải, Dinh Văn Toàn (2018) trong cuốn “Quản trị công ty” đã nêu

từ tổng quan đến các nội dung chỉ tiết của quản trị công ty theo cách tiếp cận vào

từng nhóm vấn đề bao gồm: lý thuyết các nội dung cốt lõi, tổng quan về quản trị

công ty từ các học thuyết, mô hình tới nội dung của quản trị công ty và một số đặc

trưng quản trị công ty ở Việt Nam; Quy định pháp lý và quy định nội bộ về quản trị công ty; Các nhóm vấn đề chủ yếu trong quản trị công ty.

Lương Bích Thủy (2017) thông qua Luận văn “Pháp luật về quản trị công ty cô phần dưới góc nhìn so sánh với các nguyên tắc quản trị công ty của OECD” đã phân tích rằng Bộ Nguyên tắc Quản trị công ty ảnh hưởng tích cực đối pháp luật Việt Nam về quản trị công ty cô phần Nhờ việc tham khảo và áp dụng những

Trang 12

nguyên tắc này, pháp luật Việt Nam đã ngày càng hoàn thiện, tiệm cận đến với chuẩn mực quốc tế về quan trị công ty.

Phan Thị Thanh Thủy (2018) trong bài báo “Bàn về tính minh bạch trong quản trị

công ty cô phần ở Việt Nam” đã làm rõ một phần nội dung, nguyên tắc cơ bản trong pháp luật quản trị công ty cổ phần là tính minh bạch Từ những phân tích những kinh nghiệm thực thi tính minh bạch trong quản trị công ty cô phan ở một số nước điển hình

trên thế giới: Mỹ, Đức, Trung Quốc và Việt Nam, tác giả đã đưa ra những gợi ý về tăng

cường tính minh bạch trong quản trị công ty cô phần ở Việt Nam.

Ngoài ra, còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác tại Việt Nam tập trung nghiên cứu về quản trị công ty nói chung và quản trị công ty cô phần nói riêng, ví dụ như: Luận văn thạc sĩ luật học “Mô hình đơn lớp trong quản trị công ty cô phần

theo pháp luật Việt Nam” của Nguyễn Trung Kiên (2022), Luận văn thạc sĩ luật

học; Luận văn thạc sĩ luật học “So sánh pháp luật về quan trị công ty cổ phần ở Việt

Nam và Nhận Ban” của Vũ Ngọc Dao (2015),

e Một so nghiên cứu ve QTCTNN

Một số nghiên cứu nước ngoài đề cập đến các nguyên tắc QTCT trong DNNN

bao gồm:

OECD (2005) trong cuốn “Hướng dan của OECD về QTCT trong DNNN” đã chi ra 6 nguyên tắc về quản trị công ty bao gồm: (1) Đảm bao một khuôn khổ pháp lý và quản lý hiệu quả cho DNNN; (2) Nhà nước đóng vai trò chủ sở hữu; (3) Đối

xử bình dang với cổ đông: (4) Quan hệ với các bên có quyên lợi liên quan; (5) Minh

bạch và Công bố thông tin; (6) Trách nhiệm của HĐQT trong DNNN.

OECD (2016) phân tích nguyên tắc minh bạch và công bố thông tin, đồng thời

phân tích sự thực hiện nguyên tắc này của các quốc gia trên thế giới thông qua

nghiên cứu “Transparency and disclosure measures for state-owned enterprises(SOEs): Stocktaking of national practices”.

Trong bai bao “Governing the Good State Shareholder: The Case of theOECD Guidelines on Corporate Governance of State-Owned Enterprises”, Mikko

Rajavuori (2018) đã dé cập, phân tích các quy định về chính sách, chiến lược quản

Trang 13

trị và hội nhập vào quản trị toàn cầu của nguyên tắc đối xử bình dang với Cổ đông Tác giả cũng lập luận đây là một nguyên tắc giúp các cổ đông Nhà nước tham gia có trách nhiệm và có tác động tốt với công ty.

Jan Erling Klausen và Marte Winsovld (2019) trong bai báo “Corporategovernance and democratic accountability: local state-owned enterprises inNorway”, Bartlomie} va Kaja (2017) trong bai báo “Report on Corporate

Governance in State-Owned Enterprises — The Polish Perspective”, Curtis va

Mariana (2017) trong bai bao “Governance Challenges of Listed State-OwnedEnterprises around the World: National Experiences and a Framework for Reform”

đều có những phân tích về một số các nguyên tắc quan tri doanh nghiệp của OECD và từ đó đánh giá pháp luật quốc gia

Một số các nghiên cứu về quản trị DNNN trên góc độ pháp lý nỗi bật tại Việt

Nam là luận án “Pháp luật về quản trị DNNN ở Việt Nam hiện nay” của Lê Na

(2019) Tác giả đã phân tích và hệ thống hóa các lý luận chung liên quan đến quản trị DNNN và pháp luật về quản trị DNNN Luận án cũng đã nêu các nội dung về

thực trạng và thực thi pháp luật quản tri DNNN Tuy nhiên, trong luận án nay, tacgiả đang phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam trong LDN năm 2014 nên tính

cập nhật còn thiếu.

Nguyễn Mạnh Hưng (2021) trong bài báo “Nâng cao hoạt động và quản trị của

DNNN” đã phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật về quản trị DNNN ở Việt Nam trong các năm gần đây Bài báo có tính cập nhật cao, tuy nhiên thiếu sự nhìn

nhận dưới góc độ luật pháp.

Thông qua phân tích trên, có thé thay rằng chủ dé quản trị công ty luôn là van dé thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Các nghiên cứu đề cập khá đầy đủ về cơ sở lý luận QTCT nói chung Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu về quản trị công ty hiện nay thường tập trung nghiên cứu hình thức công ty cô phần Chỉ một số bài báo, nghiên cứu về QTCTNN tại Việt Nam nhưng lại thiếu cập nhật văn bản pháp luật mới nhất hoặc thiếu cái nhìn dưới góc độ pháp lý LDN năm 2020 ra đời đã kéo theo sự thay đổi lớn về mô hình quan

Trang 14

trị DNNN và cách Nhà nước quản lý vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp, đặt ra yêu cầu nghiên cứu thực trạng và thực tiễn thực thi pháp luật QTCTNN và giải pháp

hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về QTCTNN

tại Việt Nam.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn bao gồm:

- Góp phần làm rõ khái niệm và nội dung pháp luật QTCTNN,

- Phân tích các quy định pháp luật QTCTNN ở Việt Nam và việc áp dụng quy

định đó trong thực tiễn, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả của QTCTNN.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Với mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung vào các nhiệm vụ sau:

- Làm rõ những van dé lý luận về QTCTNN, pháp luật QTCTNN

- Phân tích các quy định pháp luật về QTCTNN, so sánh với các quy định

QTCT giữa LDN năm 2020 và LDN năm 2014;

- Đánh giá các quy định về QTCTNN so với thông lệ quốc tế và thực tiễn thực

hiện quy định tại Việt Nam

- Đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng QTCTNN tại Việt Nam 4 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: một số vấn đề lý luận, quy định về pháp

luật QTCTNN ở Việt Nam tại LDN năm 2020 và thực tiễn thi hành các quy định

trên tại Việt Nam.

4.2 Pham vỉ nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các quy định có liên quan đến QTCTNN trong lịch sử phát triển của nước ta và đặc biệt là nghiên cứu quy định trong LDN năm 2020 Nghiên cứu các nội dung này trong tương quan với thông lệ quốc tế và thực tiễn áp dụng các quy định về QTCT này trên phạm vi cả nước.

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên nền tảng phương pháp

Trang 15

luận của chủ nghĩa Mác — Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp

luật Lý luận và đề xuất được đưa ra đều dựa trên các quan điểm của Đảng và Nhà nước, hướng tới mục tiêu cải cách tư pháp nói riêng và hoàn thiện hệ thống pháp

luật nói chung Các phương pháp cụ thể gồm:

Phương pháp lịch sử, cung cấp cho người viết thông tin về hiện tại và tương

lai Cũng giống như tat cả đối tượng trong xã hội, pháp luật tố tụng hình sự thay đổi

theo thời gian Bỏ qua quá khứ sẽ cản trở sự chuẩn bị cần thiết để đối mặt với

những thay đổi không thé tránh khỏi của các thiết chế xã hội, quy định pháp luật

trong tương lai.

Phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn tả các quy định pháp luật về thắm quyền của Tòa án cấp phúc thâm đối với bản án hình sự sơ thâm là cung cấp một nhân tố cơ bản cho việc phân tích, đánh giá, sửa chữa, rà soát lại các vấn đề đó, đồng thời có sự đối chiếu với việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn.

Phương pháp so sánh, các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu đề tài ở mỗi

quốc gia có thé có nhiều điểm khác biệt lớn nhưng vẫn có những điểm tương đồng và nghiên cứu so sánh quy định theo chuân mực quốc tế, dé có thé tìm ra được giải

pháp tốt dé chúng ta vận dụng trong hoàn thiện pháp luật.

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp

thống kê, khảo sát thực tiễn và tham khảo chuyên gia 6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận văn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn

làm sáng tỏ các quy định về QTCTNN và thực tiễn áp dụng pháp luật về QTCTNN

ở Việt Nam Luận văn đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao

hiệu quả thực hiện các quy định trong thực tiễn.

Luận văn có thê sử dụng là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy,

học tập môn Luật Thương mại.

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có

3 chương:

Trang 16

Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản trị công ty nhà nước.

Chương 2: Thực trạng và thực tiễn thực hiện pháp luật về quản trị công ty nhà

nước ở Việt Nam.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp

luật về quản trị công ty nhà nước ở Việt Nam

Trang 17

CHƯƠNG 1: NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE QUAN TRI CÔNG TY NHÀ NƯỚC

1.1 Những van đề lý luận về quản trị công ty nhà nước

1.1.1 Khái niệm, ý nghĩa, nội dung của quản trị công ty nhà nước

1.1.1.1 Khái niệm

Đề có thê làm rõ được khái niệm của QTCTNN thì phải hiểu khái niệm của

QTCT (corporate governance) một thuật ngữ hiếm gặp trước những năm 1990,

nhưng giờ đây được sử dụng phô biến trên thế giới Về phương diện ngôn ngữ, John Farrar (2005) cho rằng quản trị (governance) là một thuật ngữ bắt nguồn từ ngôn

ngữ La tinh “gubernare” và “gubernator” với ý nghĩa là bánh lái một con tàu và

thuyền trưởng của con tàu đó [37] Với cách tiếp cận này, QTCT được hiểu là tập

hợp các quy tắc nhằm đảm bảo rằng công ty được định hướng điều hành và được kiểm soát một các có hiệu quả vì quyền lợi của chủ đầu tư và những người liên quan

đến công ty.

Về mặt nội dung, QTCT có thé được định nghĩa theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa

rộng Một định nghĩa hẹp thường liên quan đến (i) các vấn đề về cơ cấu quản lý công ty: các van đề của HĐQT và mối quan hệ giữa HĐQT với các nhà quản lý, cô

đông và (11) lợi ích hoặc mục tiêu của một nhóm tham gia của công ty Theo nghĩa

rộng, QTCT thiết lập một tổ hợp các mối quan hệ giữa các bên tham gia vào công ty và các mục tiêu đầy đủ của QTCT đó.

QTCT được định nghĩa bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)

(2004) là một hệ thống gồm các luật lệ, quy tắc, quy trình nội bộ và việc thực hiện các nội dung này, với mục tiêu hướng dẫn, điều hành và kiểm soát hoạt động của một công ty QTCT liên quan đến các mối quan hệ giữa Ban giám đốc, Hội đồng

quan trị và các cổ đông của công ty với các bên có quyên lợi liên quan Hệ thống

nay cũng thiết lập một cơ cau dé xác định mục tiêu của công ty và phương tiện dé

đạt được những mục tiêu này Hiệu quả của QTCT chỉ được coi là đúng khi nó

khuyến khích Ban giám đốc và Hội đồng quản trị hoạt động với mục tiêu thúc đây

Trang 18

lợi ích của công ty và cô đông Đồng thời, nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt động của cô đông và các bên liên quan một cách hiệu quả, từ đó

khuyến khích công ty sử dụng tải nguyên một cách tốt nhất [26].

Ủy ban Basel (2006) thì cho rằng QTCT là một tập hợp các quan hệ giữa HĐQT, Ban Kiểm soát, Ban Điều hành, các chủ sở hữu và những người có lợi ích liên quan nhằm tạo ra một cấu trúc hợp lý để đặt ra và thực hiện các mục tiêu cũng như hình thành một cơ chế giám sát hiệu quả [31].

Theo Tổ chức Tài chính quốc tế IFC (2010), QTCT là “øhững cơ cấu và những quá trình để định hướng và kiển soát công ty” [19] Theo Ngân hàng thế giới World Bank, QTCT là một hệ thống các yếu tố pháp luật, thể chế và thông lệ quản lý của các công ty, cho phép công ty có thé thu hút được các nguồn tài chính và nhân lực, hoạt động có hiệu quả, và nhờ đó tạo ra gia tri kinh tế lâu đài cho các

cô đông, trong khi vẫn tôn trọng quyền lợi của những người có lợi ích liên quan và của xã hội Đặc điểm cơ bản nhất của một hệ thống QTCT là: (i) Tính minh bach của các thông tin tài chính, kinh doanh và quá trình giám sát nội bộ đối với hoạt

động quan lý, (ii) Bảo đảm thực thi các quyền của tat cả các cổ đông, (iii) các thành

viên trong HĐQT có thé hoàn toàn độc lập trong việc thông qua các quyết định, phê

chuẩn kế hoạch kinh doanh, tuyên dụng người quan ly, trong việc giám sát tinh

trung thực và hiệu quả của hoạt động quản lý và trong việc miễn nhiệm người quản

lý khi cần thiết [45].

Quan điểm này của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã trở thành nền tảng lý luận chung về QTCT trong quá trình lập pháp của nhiều quốc gia Chúng đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng lập pháp ở

mỗi quốc gia, đặc biệt là ở các nước thành viên của OECD và các nước nhận sự hỗ

trợ lập pháp từ Ngân hàng Thế giới.

QTCT điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên khác nhau liên quan đến công ty, cụ

thé là mỗi quan hệ nội bộ công ty giữa các cô đông (đối với Công ty cổ phần) hoặc thành viên góp vốn (đối với Công ty TNHH), Ban giám đốc điều hành, HĐQT/HĐTV; và mối

quan hệ giữa công ty với những bên ngoài công ty có lợi ích liên quan.

10

Trang 19

QTCT được thực hiện hai chức năng chủ yếu là chức năng điều hòa và chức

năng kiểm soát của công ty QTCT bao gồm các yếu tố có khuynh hướng kết hợp,

hỗ trợ lẫn nhau và thống nhất, phù hợp với nền kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

Nền kinh tế càng phát triển thì thiết chế quản trị càng phát triển, sự xác định vị trí, vai trò của các yếu tố, các cá nhân càng rõ ràng hơn QTCT thường tập trung vào xử

lý các van đề xuất phát từ mối quan hệ nội bộ và bên ngoài công ty, với mục tiêu

hạn chế tối đa hóa hóa việc người quản lý và điều hành công ty lạm dụng quyền và

trách nhiệm họ được giao dé phục vu lợi ich cá nhân hoặc lợi ích của người khác, hoặc gây lãng phí tài nguyên của công ty Do đó, các quy định về QTCT chủ yếu tương quan đến Hội đồng quản trị, các thành viên của Hội đồng quản trị, Ban giám

đốc điều hành và các cá nhân tham gia vào bộ máy quản lý của công ty.

Tại Việt Nam, thuật ngữ “QTCT” vẫn tương đối mới và chưa được sử dụng

như một thuật ngữ pháp lý chính thức và thống nhất về nội dung Có sự hiểu lầm về

QTCT khi mọi người thường gdp hai khái niệm “quản trị” va “quản ly” lại với

nhau Một số người cho rằng QTCT bao gồm cả việc “quản trị nhà nước” đối với

công ty (quan hệ quản lý từ Nhà nước theo hướng chiều dọc với tính chất áp đặt và

mệnh lệnh), cùng với việc “quản trị quan hệ nội bộ công ty” (quản lý nội bộ công

ty) Hiện nay, từ “quản trị” không thường được sử dụng trong quan hệ hành chínhgiữa Nhà nước và doanh nghiệp, mà thay vào đó, thuật ngữ “quản ly” và cụm từ

“quản lý nhà nước” thường được dùng dé chỉ mối quan hệ này Ngược lại, thuật ngữ “quản tri” trở nên phổ biến hơn khi nó được đề cập đến mối quan hệ nội bộ trong

công ty Theo cách sử dụng này, “quản trị” được hiểu như một hoạt động quan

trọng cần thực hiện khi con người làm việc cùng nhau trong tổ chức dé đạt được

mục tiêu chung.

Theo quy định tại Bộ Quy chế QTCT áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán ban hành kèm Quyết định số 12/2007/QD-BTC cũng đã giải thích thuật ngữ QTCT như sau: “QTCT” là

hệ thống các quy tắc để đảm bảo cho công ty được định hướng điều hành và được

kiêm soát một cách có hiệu quả vì quyên lợi của cô đông và những người liên quan

II

Trang 20

đến công ty [15] Các nguyên tắc QTCT bao gồm: (1) Dam bảo một cơ cấu quản trị hiệu quả; (2) Đảm bảo quyền lợi của cô đông; (3) Đối xử công băng giữa các cổ đông; (4) Đảm bảo vai trò của những người có quyền lợi liên quan đến công ty; (5) Minh bạch trong hoạt động của công ty; HĐQT và Ban kiểm soát lãnh đạo và kiểm

soát công ty có hiệu quả [15].

Cách hiểu trên đã tương đối phù hợp với thông lệ quốc tế về QTCT Tuy

Quyết định trên đã hết hiệu lực và cách định nghĩa về QTCT không được đề cập đến

trong các văn bản tiếp theo nhưng những quy định về QTCT đều nêu bật được tinh thần của cách định nghĩa đó, tức là QTCT được quan tâm các mặt một cách đầy đủ chứ không chỉ riêng liên quan đến vấn đề nội bộ của công ty Do vậy, khi xây dựng quy chế QTCT, các công ty cần hết sức lưu ý đến toàn bộ những chủ thể liên quan

đến công ty như cô đông/thành viên góp vốn, bộ máy quản lý, bộ máy điều hành,

khách hàng, đối tác, chủ nợ, nhân viên, các cơ quan quản lý nhà nước QTCT tốt

góp phan cải thiện, nâng cao khả năng hoạt động của từng công ty, từ đó phát triển nền kinh tế chung Đối với quốc gia như nước ta, việc tăng cường QTCT có thê

phục vụ cho các mục đích chính sách công quan trọng.

LDN năm 2020 đã định nghĩa về DNNN như tại quy định tại LDN năm 2005

như sau: “DNNN bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn

điều lệ, tổng số cổ phan có quyên biểu quyết theo quy định tại Diéu 88 của Luật này” [3] Ly do mở rộng được Chính phủ giải thích là “nhằm thể chế hóa day đủ quan điểm của Đảng tại Nghị quyết số 12-NQ/TW về tiếp tục cơ cau lại, đổi mới và

nâng cao hiệu quả DNNN" Việc sửa đôi này là cần thiết dé phù hợp với chủ trương

và các cam kết quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khi nước ta đã tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) Theo Hiệp định này, khái niệm DNNN là DNNN trực tiếp sở hữu hơn 50% vốn hay kiểm soát trên 50% quyền biểu quyết Việc thay đổi có tác động lớn đến khối doanh nghiệp bởi khi

đã là DNNN thì việc quản lý doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định chặt chẽ hơn

nhiều về công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, các chính sách cho người lao động (như

lương, thưởng, các hoạt động đoàn thé ); đồng thời cũng tạo ra nhiều thuận lợi hơn

12

Trang 21

trong tiếp cận các nguồn vốn, các ưu đãi về đất đai Mặt khác, khái niệm DNNN đang được điều chỉnh ở nhiều văn bản luật khác như Luật Xây dựng, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý tải sản công , Việc mở rộng khái niệm về DNNN tác động rất lớn đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp, trong khi thực tế hiện nay, CƠ

chế quản lý hoạt động của các DNNN rat phức tạp; nếu mở rộng thì quá trình cổ phần hóa cũng gặp nhiều khó khăn.

Qua phân tích trên, có thé kết luận rằng: QTCT trong DNNN hay còn gọi là

QTCTNN là một hệ thống chính sách, luật lệ nhằm định hướng, điều chỉnh các mối quan hệ giữa các chủ sở hữu, ban điều hành và các đối tượng hữu quan khác mà thông qua đó, mọi hoạt động của công ty được định hướng, điều hành và kiểm soát một cách tốt nhất, đảm bảo quyền lợi cho chủ sở hữu và các bên có liên quan trong

1.1.1.2 Ý nghĩa của quản trị công ty nhà nước

Thứ nhất, nhằm phát triển công ty

Một quy chế QTCT hiệu quả, minh bach và đáng tin cậy được coi là một chế

định tốt, đây chính là cơ sở để các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài thực hiện

đầu tư vốn nhàn rỗi vào công ty Sự ra đời của chế định QTCTNN là một nhu cầu

không thể thiếu đối với việc huy động nguồn vốn xã hội, phát huy hiệu quả vốn của

Nhà nước, giúp giảm chi phí vốn vay, nâng cao hiệu quả kinh tế của các công ty nói riêng và quốc gia nói chung Ngoài ra, QTCTNN tốt còn góp phần hạn chế việc lãng phí các nguồn vốn, giảm thiêu các mỗi nguy tiềm ân dẫn đến khủng hoảng kinh tế, đảm bảo kinh tế và xã hội phát triển 6n định, bền vững.

Thứ hai, giải quyết mâu thuần nội tại tiềm ẩn trong bản thân DNNN Trong DNNN luôn tổn tại xung đột lợi ích giữa chủ sở hữu công ty và ban quản lý, giữa chủ sở hữu năm quyền lực kiểm soát công ty (tức là Nhà nước) và chủ sở hữu không năm quyền lực kiểm soát công ty, giữa chủ sở hữu và những người có quyền

lợi liên quan khác.

Do các nhà quản lý không phải lúc nào cũng đặt mục tiêu lợi ích của chủ sở

hữu công ty lên trên hết, Nhà nước không phải lúc nào cũng quyết định các vấn đề

13

Trang 22

có lợi cho chủ sở hữu còn lại, người chủ sở hữu công ty không phải luôn luôn hành

động cũng không xâm phạm lợi ích của người có quyền lợi liên quan, QTCTNN ra đời nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các chủ sở hữu với nhau và sự tôn trọng

quyên và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan.

1.1.1.3 Nội dung của quản trị công ty nhà nước

QTCTNN tập trung xử lý các vấn đề phát sinh trong mối quan hệ trong công

ty, ngăn ngừa sự lạm dụng quyền của những người được giao nhiệm vụ sử dụng tài

sản, cơ hội kinh doanh của công ty phục vụ cho lợi ích riêng của bản thân hoặc của

người khác hoặc làm thất thoát nguồn lực của công ty Các quy định của QTCTNN chủ yếu liên quan đến cơ quan/người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp, chủ sở hữu của công ty, HDQT/HDTV, Ban kiêm soát và Ban giám đốc va các bên có quyền và lợi ích liên quan.

Hiện tại Việt Nam chưa có quy định cụ thể về QTCTNN, nhưng có thể dựa

vào Nghị định số 71/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06/6/2017 về QTCT đối với

công ty đại chúng đề làm rõ được nội dung của QTCTNN Điều 2 Nghị định trên đã xác định hệ thống các nguyên tắc của QTCT bao gồm: Đảm bảo cơ cấu quản trị hợp

ly; Đảm bảo hiệu quả hoạt động của HĐQT, Ban kiểm soát; Đảm bảo quyền lợi của

cô đông và những người liên quan; Đảm bảo đối xử công bằng giữa các cô đông;

Công khai minh bạch mọi hoạt động của công ty.

Từ các phân tích trên, có thể thấy rằng, nội dung của QTCTNN bao gồm:

- Tách bạch tư cách quản lý và sở hữu của Nhà nước tại DNNN

- Bình dang quyền giữa cô đông/thành viên công ty

- Mối quan hệ giữa người quản lý, người điều hành, chủ sở hữu của doanh nghiệp

- Mỗi quan hệ giữa công ty và các bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

- Công khai và minh bạch thông tin

1.1.2 Những thách thức về quản trị công ty nhà nước

QTCT cung cấp một khung cơ bản dé xác định, thực hiện và giám sát mục tiêu

của một doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo trách nhiệm giải trình với tất cả các bên

liên quan Hệ thống QTCT hiệu quả đảm bảo một môi trường kinh doanh công bằng

14

Trang 23

và minh bạch, trong đó Giám đốc điều hành của công ty chịu trách nhiệm về hành động của minh, và mọi hợp đồng kinh doanh được công ty ký kết đều có thé được thực thi Các công ty cam kết tuân thủ nguyên tắc QTCT tốt sẽ có các quy định và cam kết mạnh mẽ từ HĐQT/HĐTV, cũng như các biện pháp ngăn chặn nội bộ hiệu quả, công bố thông tin một cách minh bạch và tôn trọng các quyền lợi của cô đông.

So với các công ty thuộc khu vực tư nhân, các DNNN phải đối mặt với những thách thức quản trị khác biệt Đối với công ty tư nhân, thách thức đặt ra mục tiêu

tương đối dễ hiểu: mục tiêu tài chính của chủ sở hữu là đạt được lợi nhuận cao nhất DNNN phải đối mặt với thách thức tương tự nhưng sẽ gặp những thách thức quản

trị khác như sau:

Thứ nhất, thiếu rõ ràng chủ sở hữu.

Chủ sở hữu đóng vai trò quan trọng trong QTCT, đặc biệt là trong việc bầu

hoặc bồ nhiệm các vị trí quan trọng như Ban giám đốc Chủ sở hữu có nhiệm vụ đặt

ra mục tiêu rõ ràng, giám sát hoạt động của công ty và cung cấp vốn dé hỗ trợ mở

rộng hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, DNNN thường xuyên đối mặt với vấn đề

thiếu rõ ràng về chủ sở hữu, khiến cho quyền lực sở hữu được thực hiện thông qua

nhiều chủ thể, bao gồm Bộ Tài chính và các cơ quan chính phủ khác Mâu thuẫn

giữa chức năng sở hữu của nha nước va chức năng hoạch định chính sách và quan

lý có thể ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả kinh doanh.

Bên cạnh đó, khi thực hiện chức năng sở hữu, các quốc gia thường đặt ra các mục

tiêu không nhất quán và không giám sát chặt chẽ hoạt động của công ty, dẫn đến việc

cung cấp vốn không đầy đủ hoặc quá mức Trong những trường hợp không có khung

pháp lý rõ ràng, Nhà nước thường đảm nhận các chức năng mà HĐQT hoặc HDTV

phải thực hiện, như bô nhiệm hoặc cách chức các vi tri quan trọng, thậm chí là phê duyệt các kế hoạch đầu tư Điều này tạo ra phạm vi cho sự can thiệp chính trị và sự không nhất quán trong chỉ đạo, thậm chí gây ra thất thoát và tham nhũng.

Thứ hai, nhiều mục tiểu.

Trong khi các công ty không có vốn hoặc có ít vốn Nhà nước thường hướng

15

Trang 24

đến mục tiêu tăng giá tri công ty va tạo ra lợi nhuận, các DNNN thường phải đối mặt với nhiều mục tiêu khác nhau Ngoài lợi nhuận, các DNNN còn phải tuân theo các nhiệm vụ và nghĩa vụ liên quan đến dịch vụ công, mục tiêu chính sách xã hội và

công nghiệp có quy mô lớn hơn.

Khi các DNNN đặt ra nhiều mục tiêu, đôi khi không rõ ràng hoặc có thé trung lap, hau qua thuc tế là các nha quản lý có thể đặt mục tiêu đạt được tất cả các mục

tiêu nhưng cuối cùng lại không đạt được mục tiêu nào Nếu mục tiêu không được

xác định rõ ràng, việc đánh giá năng lực của người quản lý trở nên khó khăn.

Chính phủ có thể dé dang can thiệp vào hoạt động kinh doanh của công ty

DNNN vi mục tiêu và chính sách thường da dạng, có khi không nhất quán, và thậm

chí có thé là do lợi ích chính trị Su đa dạng trong các mục tiêu và chính sách của DNNN thường tạo điều kiện cho sự can thiệp của Chính phủ, và đôi khi nó có thể

không phản ánh đúng những lợi ích và mục tiêu kinh doanh cụ thể của doanh

Thứ ba, bảo vệ khỏi sự cạnh tranh.

DNNN thường được đối xử ưu đãi hơn so với các công ty không có vốn hoặc ít vốn của Nha nước thông qua việc dé dang, ưu tiên tiếp cận các khoản trợ cấp, tín

dụng ngân hàng, hợp đồng mua bán, và được ưu đãi về thuế trong một số trường hợp nhất định Với việc nhận được lợi thế như vậy, DNNN có thé lan at khu vực tư nhân, gây nên cạnh tranh không lành mạnh, tác động tiêu cực đến thị trường Hiện nay, DNNN đã mở rộng và trở thành nhà đầu tư vào các dự án kinh doanh bên

ngoài quốc gia và khu vực, khiến vấn đề tạo một thị trường cạnh tranh minh bạch va

bình đăng ngày càng được quan tâm.

Thứ tư, HĐQ17 HDTV bị chính trị hóa.

HDQT hoặcHĐTV của DNNN thường là người đại diện cho các bên liên

quan, và trong một số trường hop, HDTV có thể chỉ có tư cách "bu nhìn", trong khi quyết định cuối cùng thường năm trong tay của Chính phủ Thành viên trong

HĐQT hoặc HDTV thường là những nhân viên Chính phủ thiếu kinh nghiệm quan lý doanh nghiệp và thường được bổ nhiệm chủ yếu vì các ly do chính trị hơn là dựa

16

Trang 25

trên chuyên môn và nghiệp vụ, đặc biệt là thiếu kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực như kiểm toán hoặc quản tri rủi ro.

Thứ năm, ít minh bach và trách nhiệm giải trình.

Mặc dù thuộc sở hữu của Nhà nước, nhiều DNNN thường xuất hiện các vấn

đề liên quan đến quy trình và kiểm toán nội bộ không đồng đều, thực hiện kế toán

và kiêm toán không day đủ, tuân thủ thủ tục yếu kém, và quản lý tài chính không

được chặt chẽ Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do thiếu

một hệ thống giám sát hoạt động rõ ràng, làm giảm trách nhiệm giải trình và thực

hiện, đặc biệt là đối với HĐQT hoặc HDTV và Ban giám đốc Thiếu minh bạch va các quy trình thông tin có thê làm suy yếu khả năng giám sát của DNNN, tạo điều kiện cho việc che giấu nợ và có thé gây ton hại cho hệ thống tài chính, đồng thời tạo

điều kiện cho việc thực hiện hành vi tham nhũng.

Thứ sáu, bảo vệ cổ đông/thành viên công ty và các bên liên quan còn yếu.

Một số tập đoàn kinh tế lớn, đặc biệt là các DNNN, thường được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con Mặc dù cấu trúc quản lý này có thể phục vụ các

mục tiêu hợp lý, nhưng sự chồng chéo về sở hữu và thiếu minh bạch thường tạo nên cấu trúc sở hữu không rõ ràng Các cấu trúc như vậy có khả năng bị lợi dụng để

xâm phạm quyên lợi của cổ đông hoặc thành viên nhỏ lẻ trong công ty.

Tương tự như trong doanh nghiệp tư nhân, trong các DNNN, quyền lợi của cổ

đông thiểu số thường bị bỏ qua Ngoài ra, các bên liên quan khác của DNNN, bao gồm người lao động, người tiêu dùng, các chủ nợ, và Nhà nước, đều đóng vai trò quan trọng Do đó, việc cân băng các lợi ích giữa các bên liên quan có thê là một

thách thức đối với quản lý của DNNN.

1.2 Những van đề lý luận về pháp luật quản trị công ty nhà nước

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm pháp luật về quản trị công ty nhà nước

DNNN thường được thành lập theo hệ thống pháp luật đặc biệt, điều này làm

cho các quy định về QTCTNN khác biệt với quy định QTCT trong khu vực tư nhân.

Một số hình thức pháp lý nhất định của DNNN áp dụng không tạo điều kiện thuận

lợi cho việc cấu trúc các mô hình quản trị tiên tiến hoặc khuyến khích sự minh bạch

về môi quan hệ giữa các cap QTCT.

17

Trang 26

Pháp luật về QTCTNN là tổng thể các nguyên tắc, các quy định pháp luật và quy chế của DNNN về cấu trúc quản lý nội bộ của DNNN và các biện pháp nham kiểm soát doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu, của các chủ thé có liên

quan và của toàn xã hội.

Theo đó, nội dung của pháp luật QTCTNN có những điểm khác biệt nhất định

so với pháp luật QTCT nói chung, cụ thé bao gom:

Thứ nhất, trong DNNN chủ yếu Nhà nước có quyền chi phối đến các quyết

định của doanh nghiệp, mục đích của các DNNN đều hướng tới những dịch vụ công, đem lại lợi ích cho Nhà nước, tức đảm bảo lợi ích cho chủ sở hữu cuối cùng là người dân Tuy nhiên, Nhà nước cũng như người dân không thể trực tiếp thực hiện quyền sở hữu của mình mà phải thông qua cơ chế đại diện, điều đó dẫn đến

những mâu thuẫn về lợi ích giữa các chủ thể Do vậy, pháp luật về quản trị DNNN

cần tập trung vào nội dung giám sát, tính công khai minh bạch thông tin và đánh giá

hiệu quả của DNNN.

Thứ hai, DNNN có thể có sự tham gia của cô đông/thành viên góp vốn bên ngoài không phải nhà nước, nên pháp luật về QTCTNN phải có cơ chế đảm bảo rằng cô đông/thành viên góp vốn lớn, tức là Nhà nước không thu lợi ích khác biệt so

với các cô đông khác, tránh cô đông/thành viên góp vốn thiểu số bị lạm dụng Nhà

nước với vai trò cô đông/thành viên góp vốn phải có trách nhiệm với định hướng là tối đa hóa giá trị của công ty và vì lợi ích xã hội Do vậy, pháp luật QTCTNN cần có cơ chế dé bảo vệ lợi ich của các cổ đông thiểu số, bảo đảm cé đông thiểu số được đối xử bình đắng, được tiếp cận thông tin như cổ đông đa số.

Thứ ba, Nhà nước vừa mang chức năng quản lý và chức năng chủ sở hữu nên

sẽ tăng nguy cơ sự lạm dụng quyên han, hạn chế cạnh tranh giữa các DNNN và các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân Pháp luật QTCTNN cần đảm bảo sự tách bạch giữa chức năng quản lý và chức năng sở hữu, bộ máy quản lý DNNN có quyền tự chủ và phải tự chịu trách nhiệm trong hoạt động quản lý, điều hành doanh nghiệp.

Thứ tư, các DNNN thưởng hoạt động chủ yếu thường trong các lĩnh vực độc

quyên, sản xuât và cung ứng các sản phâm, dịch vụ công ích nên việc bảo vệ quyên

18

Trang 27

lợi của các bên liên quan hoàn toàn không dễ, tính công khai minh bạch cũng hạn

chế Do đó, môi trường hoạt động của DNNN mang tính thử thách lớn đối với việc

QTCT Pháp luật QTCTNN phải hạn chế lạm dụng vị thế độc quyền, đảm bảo cao

nhất tinh minh bạch và đặt DNNN vào môi trường kinh doanh bình dang như doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác Bên cạnh đó, cần có một hệ thống pháp luật cạnh tranh, kiểm soát độc quyền hiệu quả để ngăn ngừa độc quyền hành chính

làm méo mo và tốn hại thị trường cạnh tranh và lợi ích của các đối thủ cạnh tranh,

người tiêu dùng và xã hội.

Thứ năm, tại các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân thường chỉ đặt trách

nhiệm giải trình của bộ máy điều hành và HDQT/HDTV thì quản trị DNNN gắn liền với trách nhiệm giải trình của các cơ quan đại diện, tổ chức đại điện như Chính

phủ, các bộ và cơ quan đại diện chủ sở hữu Tuy nhiên, trách nhiệm giải trình của

các cơ quan này thường không rõ ràng, khó nhận biết và thậm chí nhiều trường hợp

còn xác định trách nhiệm cho các cơ quan khi xảy ra sai phạm Do đó, pháp luậtquản trị DNNN phải quy định trách nhiệm cho các cơ quan và cá nhân thực hiệnchức năng chủ sở hữu trong doanh nghiệp một cách rõ rang, tăng cường giám sat

với bộ máy quản lý, điều hành dé hạn chế việc lạm dụng quyền hạn trong quá trình

thực hiện nhiệm vụ.

1.2.2 Nội dung cơ bản về pháp luật quản trị công ty nhà nước

Nội dung cơ bản về pháp luật QTCTNN bao gồm: (1) mô hình quản lý DNNN và thiết chế quản lý của DNNN; (2) hoạt động của Nhà nước với tư cách một chủ sở

hữu; (3) pháp luật về quyền của cô đông/thành viên công ty; (4) quan hệ của DNNN

đối với các bên có liên quan; (5) công khai và minh bạch hóa thông tin; (6) Trách

nhiệm của HDQT/HDTV.

i) Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước và thiết chế quản lý của DNNN Pháp luật về mô hình quản trị DNNN là các quy định điều chỉnh về các cơ

quan quản tri trong DNNN, vai trò, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các cơ quan đó;

tiêu chuẩn bé nhiệm, trách nhiệm và quyền lợi của các cá nhân quản lý DNNN; cơ chế quản lý và kiểm soát rủi ro trong DNNN.

19

Trang 28

DNNN Việt Nam được tổ chức theo mô hình công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên và công ty cổ phần Các quy định về mô hình QTCTNN tương tự như các mô hình công ty thuộc các thành phần kinh tế khác về cả địa vị pháp lý cũng như tô chức hoạt động Day là nền tảng ban đầu trong việc tạo lập môi trường pháp lý bình dang giữa công ty nhà nước với các công ty thuộc khu vực kinh tế tư.

Pháp luật về mô hình QTCTNN thực chat là các quy định điều chỉnh về: (i)

các cơ quan quản trị trong công ty nhà nước và vai trò, nhiệm vụ mối quan hệ giữa các cơ quan đó; (ii) tiêu chuẩn bổ nhiệm, trách nhiệm và quyền lợi của các cá nhân quản lý công ty nhà nước; (iii) cơ chế quan lý và kiểm soát rủi ro trong DNNN.

Về mặt lý thuyết, mô hình công ty cho các thành phần kinh tế kinh doanh khác

cũng có thé áp dụng cho các DNNN, bản thân doanh nghiệp phải tự chịu trách

nhiệm đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên, những đặc thù của

DNNN van tồn tại và chi phí tới cơ cấu của DNNN, do đó, bên cạnh những quy

định chung trong tổ chức hoạt động dưới hình thức pháp lý công ty cô phần, công ty

TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên thi DNNN còn bị điều chỉnh bởi nhóm quy định dành riêng cho nó nữa Đặc biệt, đối với công ty nhà nước tổ

chức dưới hình thức công ty TNHH một thành viên, có 100% vốn của Nhà nước thì

nhóm các quy định riêng càng phải chặt chẽ.

Từ khi bắt đầu có chương riêng về DNNN trong LDN năm 2014 thì DNNN chỉ được tổ chức dưới một mô hình duy nhất là công ty TNHH một thành viên, nên

chương về DNNN chỉ tập trung tô chức bộ máy, QTCT của hình thức công ty này Do

yêu cầu sự chặt chẽ trong mô hình tổ chức công ty TNHH một thành viên của DNNN và nối tiếp các quy định trong LDN năm 2014, chương IV về DNNN trong LDN năm 2020 hau như chi nhắc đến việc tổ chức bộ máy DNNN có 100% vốn nhà nước.

LDN năm 2020 nhắn mạnh vai trò của thiết chế giám sát quản lý trong cơ cấu tô chức quản trị doanh nghiệp của DNNN, thông qua việc bắt buộc thành lập Ban

kiêm soát.

20

Trang 29

ii) Pháp luật về hoạt động của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu

Nội dung pháp luật về hoạt động của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu là nội dung mang tính đặc thù xuất phát từ đặc trưng về sở hữu của DNNN mà nguồn gốc của nó là sở hữu toàn dân Nhà nước có nhiều mục tiêu phức tạp và đôi khi mâu thuẫn nhau dẫn đến sự thiếu chủ động khi thực hiện quyền sở hữu của mình, đôi khi lại can thiệp quá sâu vào hoạt động của các cơ quan quản trị khác Nhà nước cần

đóng vai trò chủ sở hữu có hiểu biết và tích cực, xây dựng chính sách sở hữu rõ

ràng và nhất quán, đảm bảo việc quản trị DNNN được thực hiện một cách minh

bạch và có trách nhiệm với mức độ chuyên nghiệp và hiệu quả.

Vai trò chủ sở hữu trong doanh nghiệp thể hiện ở (nhưng không chỉ giới hạn trong) ba nội dung trọng tâm: quyền, nghĩa vụ và khả năng điều chỉnh đối với các

vấn đề bồ nhiệm/chỉ định ban giám đốc; thiết lập các mục tiêu cho doanh nghiệp;

giám sat và biéu quyết các van dé của công ty.

Thực hiện vai trò chủ sở hữu của nhà nước trong doanh nghiệp là tương đối đa dang và có sự khác nhau giữa các quốc gia Có thé phân chia phương thức tô chức

thực hiện chức năng chủ sở hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp thành các mô

hình theo mức độ tập trung của việc tổ chức thực hiện vào một cơ quan trung ương chuyên trách: tập trung, hỗn hợp, phi tập trung và các biến thé của chúng.

Mô hình tập trung và biến thể Với mô hình tập trung, một (hoặc một số) cơ quan trung ương được giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm chính với nguồn vốn nhà nước trong các doanh nghiệp Đặc trưng cơ bản của mô hình này (để phân biệt với mô hình hỗn hợp) là chỉ một cơ quan nhà nước thực hiện chức năng chủ sở hữu vốn

nhả nước trong một doanh nghiệp.

Có thể nhận diện một số biến thể của mô hình này, trong đó có nhiều hơn một cơ quan trung ương tham gia quản lý vốn nhà nước trong các doanh nghiệp và chỉ

một cơ quan thực hiện vai trò chủ sở hữu trong mỗi DNNN Thông thường, trong

biến thể này, một số lớn các DNNN được thống nhất quản lý bởi một cơ quan trung

ương, sô nhỏ còn lại được quản lý bởi một sô bộ, ngành.

21

Trang 30

Mô hình phi tập trung Đây là mô hình có lịch sử dài nhất, đặc biệt là với các nước chuyên đổi Trong mô hình này, không có một cơ quan trung ương

chính chịu trách nhiệm thực hiện chức năng vốn nhà nước một cách thống nhất.

Thay vào đó, vai trò chủ sở hữu của nhà nước, cũng như quản lý nhà nước

trong doanh nghiệp thuộc về các bộ quản lý ngành Các nội dung về bổ nhiệm/chỉ định thành viên ban giám đốc, thiết lập các mục tiêu hoạt động, giám

sát hoạt động và thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp sẽ được phân công cho

một hoặc một số cơ quan.

Mô hình hỗn hợp Trong mô hình này, hai bộ hay cơ quan trung ương — thông

thường là một bộ quan lý ngành và một bộ quản ly chung (như Bộ tai chính) — chia

sẻ chức năng chủ sở hữu trong mỗi doanh nghiệp Nói một cách tổng quát, bộ/cơ

quan quản lý chung được giao chịu trách nhiệm về một số chức năng chủ sở hữu cụ

thé, bao gồm bổ nhiệm thành viên HĐQT, ban giám đốc, hay báo cáo tong hợp Khi bộ/cơ quan quản lý chung thực hiện các chức năng này trong sự điều phối và tham vấn với các bộ/cơ quan quản lý ngành, bộ/cơ quan quản lý ngành sẽ có một vai trò

tập trung hóa hoặc điều phối.

Cách phân chia mô hình trên chỉ có tính tương đối, dựa trên đặc điểm chính là

mức độ tập trung của việc thực hiện chức năng chủ sở hữu vốn nhà nước vao một

cơ quan trung ương, cùng với đó là việc chia sẻ vai trò chủ sở hữu trong một

DNNN Trên thực tế, các nước có thé không áp dụng chỉ một mô hình thuần nhất, mà có sự kết hợp các mô hình ở các mức độ khác nhau.

Vi vậy, dé đạt được mục tiêu trở thành chủ sở hữu hiểu biết, tích cực và trách

nhiệm, Nhà nước có thé tham khảo các chuẩn mực quản trị tiên tiến, như bộ Nguyên tắc quản trị công ty trong DNNN của OECD, cụ thể Nhà nước cần phải

thực hiện các nhiệm vụ sau:

Một là, Nhà nước phải xây dựng và ban hành chính sách sở hữu xác định rõ

các mục tiêu chung cua sở hữu nhà nước, vai trò của nha nước trong quản triDNNN và cách thức nhà nước sẽ thực thi chính sách sở hữu của mình.

22

Trang 31

Hai là, Nhà nước không cần tham gia vào công việc quản lý hàng ngày của DNNN và phải cho phép doanh nghiệp có quyền tự chủ hoạt động hoàn toàn dé đạt được mục tiêu đã đề ra.

Ba là, Nhà nước cần cho phép Hội đồng Quản trị của DNNN thực hiện trách

nhiệm của mình và tôn trọng quyền tự chủ của họ.

Bốn là, Việc thực thi các quyền sở hữu cần được xác định rõ ràng trong quản

trị DNNN Điều này có thể được thực hiện thông qua việc thành lập một cơ quan

điều phối, hoặc phù hợp hơn là bằng việc tập trung hóa chức năng sở hữu nhà nước Năm là, Cơ quan điều phối hoặc sở hữu DNNN phải chịu trách nhiệm trước

các cơ quan dân cử như Quốc hội và phải xác định rõ ràng mối quan hệ với các cơ quan nhà nước liên quan, bao gồm cơ quan kiểm toán tối cao của nha nước.

Sáu là, Nhà nước với tư cách chủ sở hữu tích cực phải thực hiện quyền sở hữu

theo cơ cấu pháp lý của mỗi doanh nghiệp [25].

ii) Pháp luật về quyền của cỗ đông/thành viên công ty

Cổ đông/thành viên công ty là người đã góp vốn vào công ty cổ phan bằng

cách chuyên quyền sở hữu tài sản của mình vào công ty hoặc mua cô phằn/vốn góp

của công ty Khi đó, họ trở thành các đồng sở hữu chủ của công ty và có quyền lợi đối với công ty tương ứng với phần vốn góp của mình.

Pháp luật về quản trị DNNN cần bao đảm quyền của mọi cô đông, đảm bảo quyền được đối xử công băng và quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp của họ Theo Bộ Nguyên tắc QTCT trong DNNN của OECD, quyền của cổ đông/thành viên

công ty cần đảm bảo như sau:

Một là, cơ quan điều phối hoặc sở hữu DNNN và bản thân doanh nghiệp đó phải đảm bảo rằng mọi cô đông được đối xử bình đăng.

Hai la, DNNN cần đảm bảo độ minh bạch cao đối với mọi cổ đông/thành viên

công ty.

Ba là, DNNN phải xây dựng chính sách cung cấp thông tin và tham van tích

cực mọi cổ đông.

Bon là, phải tạo điều kiện cho cô đông thiểu số tham gia vào các cuộc họp cô đông dé họ có thé tham gia vào các quyết định quan trong của doanh nghiệp [25].

23

Trang 32

iv) Pháp luật trong quan hệ của doanh nghiệp nhà nưóc đối với các bên có

liên quan

Các bên liên quan của DNNN bao gồm những tổ chức, cá nhân có quyền hoặc nghĩa vụ liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với DNNN, cụ thể là người lao động, khách hàng, chủ nợ, người dân Do đó, để đảm bảo hài hòa các vấn đề về lợi ích của

các đối tượng liên quan, đảm bảo trách nhiệm của DNNN với các bên liên quan,

pháp luật cần phải quy định và làm rõ mối quan hệ giữa DNNN đối với các bên liên quan Bên cạnh đó, pháp luật cũng cần quy định đối với người liên quan đến quản

trị DNNN mà có thể phát sinh rủi ro, thậm chí xâm hại đến lợi ích của DNNN.

Theo Bộ nguyên tắc về QTCT trong DNNN của OECD, pháp luật QTCTNN đối với các bên có quyên lợi liên quan và yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về mối

quan hệ của họ với các bên có quyền lợi liên quan, cụ thể:

Một là, Chính phủ, cơ quan điều phối hoặc sở hữu và bản thân DNNN phải công nhận và tôn trọng quyền của các bên liên quan.

Hai là, các DNNN lớn hoặc đã niêm yết cũng như DNNN thực hiện các mục tiêu chính sách công quan trọng phải báo cáo về mối quan hệ với các bên có quyền

lợi liên quan.

Ba là, HĐQT của DNNN phải xây dựng, thực thi và tuyên truyền rộng rãi

chương trình tuân thủ các quy tắc đạo đức kinh doanh nội bộ Các quy tắc đạo đức kinh doanh này cần dựa trên chuẩn mực quốc gia, phù hợp với các cam kết quốc tế

và áp dụng cho DNNN lẫn các chi nhánh của doanh nghiệp đó [25].

v) Pháp luật về công khai và minh bạch hóa thông tin

Trên thị trường, do tính năng động của hoạt động kinh doanh, thương mại, nên

thông tin rất đa dạng và được xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, có thé từ chính

bản thân các doanh nghiệp, các hiệp hội, các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý thị

trường hay từ các nhà đầu tư, Đó có thể là thông tin liên quan đến chiến lược phát

triển của doanh nghiệp, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, thông tin về các biến động

khác có ảnh hưởng đến doanh nghiệp và thị trường.

24

Trang 33

Dưới góc độ kinh tế, có thể hiểu, thông tin của doanh nghiệp là tập hợp các số liệu, tin báo, những chỉ tiêu, định hướng liên quan đến tình hình hoạt động sản xuất,

kinh doanh, phản ánh thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm giúp cho các

cơ quan nha nước va quan chúng xã hội có thé thực hiện việc quản lý và giám sát

đối với hoạt động của doanh nghiệp, của công ty cô phan.

Dưới góc độ pháp lý, thông tin của doanh nghiệp là hệ thống tư liệu về tình

hình tô chức và hoạt động sản xuất, kinh doanh, phản ánh mức độ tuân thủ pháp luật

của công ty cô phan trên thị trường, phan ánh mối quan hệ giữa HĐQT/HĐTV (Chủ tịch HĐQT/HĐTV), Ban Giám đốc, Ban kiểm soát, cũng như mối quan hệ giữa công ty với các bên liên quan thông qua việc công bồ thông tin.

Công khai, minh bạch thông tin là yêu cầu nhằm bảo đảm sự phát triển của doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên

thé giới chỉ ra rang, nơi nao có công khai, minh bạch thông tin thì ở nơi đó tập đoàn

kinh tế vững mạnh Bảo đảm sự minh bạch trong hoạt động của DNNN dé xay dung niềm tin của nhân dân vào dau tu của ho va xây dựng niềm tin cho cả khu vực kinh

tế nhà nước Pháp luật về công khai và minh bạch hóa thông tin tập trung vào các

nội dung: các thông tin bắt buộc công bố, các thông tin khuyến khích công bố; các

quy định về thủ tục công bố Các quy định này cần đảm bảo sự phù hợp với các tiêu

chí OECD khuyến nghị trong nguyên tắc công khai, minh bạch QTCT trong DNNN, cụ thê như sau:

Một là, cơ quan điều phối hoặc sở hữu DNNN cần phát triển hệ thống báo cáo nhất quán và tông hợp về các DNNN và hằng năm phải công bố bản báo cáo tổng

hợp về các DNNN.

Hai là, DNNN cần xây dựng quy trình kiểm toán nội bộ hiệu quả và thiết lập chức năng kiểm toán nội bộ dưới sự giám sát và báo cáo trực tiếp cho HDQT/HDTV và Ủy ban Kiểm toán hay bộ phận tương đương.

Ba là, DNNN đặc biệt là các DN lớn phải tiến hành kiểm toán độc lập hằng năm dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế Sự tồn tại của các thủ tục kiếm soasgt nha

nước cu thé không thé thay thé cho kiểm toán độc lập.

25

Trang 34

Bốn là, DNNN phải tuân thủ các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán chất lượng cao giống như các công ty niêm yết DNNN lớn hoặc đã niêm yết phải công bố

thông tin tai chính va phi tài chính theo các tiêu chuẩn chất lượng cao được quốc tế

công nhận.

Năm là, DNNN cần công bố các thông tin quan trọng như quy định trong bộ Nguyên tắc QTCT của OECD và ngoài ra phải tập trung các lĩnh vực mà nhà nước

với tư cách là chủ sở hữu và công chúng quan tâm, như: (1) Bản cáo bạch rõ ràng

cho công chúng về mục tiêu của doanh nghiệp và thành quả đạt được, (2) Quyền sở hữu và cơ cấu biểu quyết của doanh nghiệp; (3) Bat kỳ yếu tố rủi ro quan trọng nào và biện pháp quản lý các rủi ro đó; (4) Bat kỳ sự trợ giúp tài chính nao, bao gồm cả bảo lãnh, nhận được từ Nhà nước và bất kỳ cam kết nào Nhà nước thực hiện nhân

danh doanh nghiệp.

Sáu là, Bất kỳ giao dịch vật chất nào với các bên có liên quan [25] vi) Trách nhiệm của Hội đồng quản trỰ/Hội dong thành viên

Nhìn trên khía cạnh bản chất, HDQT/HDTV cũng như bộ phận điều hành, đều

là người lao động, không phải đang quản lý số tiền vốn của chính mình Do vậy,

những quy định liên quan quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của HĐTV/HĐQT đối

với chủ sở hữu cần phải làm rõ Các quy định cần phải vừa trao cho HĐTV/HĐQT

quyền lực dé có thé chỉ đạo chiến lược và giám sát quản lý, vừa phải có sự liêm chính, hạn chế sự lạm dụng quyền hạn và cơ chế chịu trách nhiệm trước các hành

động của minh.

HDQT/HDTV cần vừa phải có quyền lực, kha năng va tính khách quan dé

thực hiện chức năng chỉ đạo chiến lược và giám sát quản lý, cụ thể pháp luật

QTCTNN cần:

Mot là, HDQT/HDTV của DNNNN phải được giao nhiệm vụ rõ ràng và chịu

trách nhiệm cao nhất đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp HDQT phải chịu hoàn toản trách nhiệm giải trình trước chủ sở hữu, hoạt động vì lợi ích cao nhất

của doanh nghiệp và đôi xử bình đăng với cô đông.

26

Trang 35

Hai là, HĐQT của DNNN cần thực hiện chức năng giám sát quản lý và chỉ đạo chiến lược theo các mục tiêu mà chính phủ va cơ quan sở hữu đặt ra HDQT phải có quyên chỉ định và bãi nhiệm Giám đốc điều hành.

Ba là, HĐQT của DNNN phải được thành lập theo một phương thức cho phép

đánh giá khách quan và độc lập hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Thông lệ tốt

yêu cầu Chủ tịch HDQT/HDTV độc lập với Giám đốc điều hành.

Bon là, nếu cần phải có đại điện người lao động trong HĐQT thì phải thiết lập

cơ chế đảm bảo việc đại diện này được thực hiện hiệu quả, và góp phần tăng cường

năng lực, thông tin và sự độc lập của HĐQT.

Năm là, khi cần, HĐQT của DNNN phải thành lập các Ủy ban chuyên trách dé hỗ trợ HDQT thực hiện các chức năng của mình, đặc biệt về kiểm toán, quản lý rủi ro và chế độ thù lao.

Sáu là, HĐQT của DNNN phải thực hiện đánh giá hằng năm dé đánh giá hiệu

quả của mình [25].

27

Trang 36

Tiểu kết Chương 1

Chương | của Luận văn đã làm rõ được một số van đề lý luận về QTCTNN và pháp luật về QTCTNN, cụ thể như sau:

Thứ nhất, về QTCTNN QTCTNN tức là QTCT trong DNNN DNNN bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nam giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cô phan có quyền biểu quyết QTCTNN là một hệ thống chính sách, luật lệ nhằm định hướng, điều chỉnh các mỗi quan hệ giữa các chủ sở hữu, ban điều hành và các đối tượng hữu quan khác mà thông qua đó, mọi hoạt động của công ty được định hướng, điều hành và

kiểm soát một cách tốt nhất, đảm bảo quyền lợi cho chủ sở hữu và các bên có liên quan

trong DNNN QTCTNN nhằm phát triển công ty và giải quyết mâu thuẫn nội tại tiềm

an trong bản thân mỗi công ty Tuy nhiên, dé QTCT được tốt, DNNN phải đối mặt với

rất nhiều thách thức Không chỉ đạt được lợi nhuận cao, DNNN phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến chủ sở hữu, vấn đề đạt được nhiều mục tiêu đề ra, sự mất cân bằng trong cạnh tranh, HDQT/HDTV bị chính trị hóa, vấn đề trong minh bạch thông

tin và van dé bảo vệ cổ đông và các bên liên quan Do vậy, các DNNN có thé sử dụng

các quy định pháp luật và các văn bản quản trị nội bộ để làm các công cụ, tiền đề để

Thứ hai, về pháp luật QTCTNN Pháp luật về QTCTNN là tổng thể các nguyên tắc, các quy định pháp luật và quy chế của DNNN về cấu trúc quản lý nội bộ của DNNN và các biện pháp nhằm kiểm soát doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi của

chủ sở hữu, của các chủ thể có liên quan và của toàn xã hội Nội dung cơ bản về

pháp luật QTCTNN bao gồm: (1) mô hình quản lý DNNN và thiết chế quản lý của DNNN; (2) hoạt động của Nhà nước với tư cách một chủ sở hữu; (3) pháp luật về

quyền của cô đông/thành viên công ty; (4) quan hệ của DNNN đối với các bên có

liên quan; (5) công khai và minh bạch hóa thông tin; (6) Trách nhiệm cua

28

Trang 37

CHƯƠNG 2: THỰC TRANG VA THỰC TIEN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VE QUAN TRI CÔNG TY NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

2.1 Thực trạng pháp luật về quản trị công ty nhà nước ở Việt Nam

2.1.1 Pháp luật về mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước và thiết chế

quản lý doanh nghiệp nhà nước

2.1.1.1 Đối với doanh nghiệp nhà nước tổ chức dưới hình thức công ty

trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Theo quy định tại Điều 90 LDN năm 2020, Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tổ chức quản lý DNNN dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành

viên theo một trong hai mô hình sau đây:

Một là: Chủ tịch công ty, Giam đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát; Hai là: HDTV, Giám đốc hoặc Tống giám đốc, Ban kiểm soát.

i) Chủ tịch công ty

Chủ tịch công ty là người được Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm và miễn nhiệm,

có các quyền và trách nhiệm theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty, theo đó

Chủ tịch công ty do cơ quan nhà nước có thầm quyền bồ nhiệm, đại diện chủ sở hữu

trực tiếp và thực hiện quyền, trách nhiệm của người đại diện chủ sở hữu Nhà nước

tại doanh nghiệp Chủ tịch công ty mang các chức năng và nhiệm vụ của một cơ

quan quản lý trong cơ cấu tô chức của công ty và đồng thời là người quản lý cá

nhân Chủ tịch công ty thông qua bộ máy quản lý, bộ máy điều hành và bộ phận hỗ

trợ của công ty dé thực hiện quyền, trách nhiệm và nhiệm kỳ của mình.

Tiêu chuẩn và điều kiện của Chủ tịch công ty được quy định tại Khoản 1 Điều 99 và Điều 93 của LDN năm 2020 Đặc biệt, cần chú ý rằng Chủ tịch công ty không

được phép có quan hệ gia đình với người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng

đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; không được phép là thành viên Hội đồng thành viên; Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, và Kế toán

trưởng của công ty; Kiểm soát viên của công ty; và không được phép quản lý doanh nghiệp thành viên Quy định này được thiết lập để đảm bảo tính minh bạch và sự

giám sát trong QTCTNN theo hình thức công ty TNHH một thành viên.

29

Trang 38

Quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch công ty được quy định tại Khoản 2 Điều 99, Điều 92 của LDN năm 2020; trách nhiệm của Chủ tịch công ty được xác định tại Điều

97 của LDN năm 2020 Một điểm quan trọng là sự khác biệt giữa Chủ tịch công ty

trong DNNN và Chủ tịch công ty TNHH một thành viên ngoài nhà nước là Chủ tịch

công ty trong DNNN phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình một cách trung thực, cân trong, và tôi ưu dé đảm bảo lợi ich hợp pháp của công ty và Nhà nước; trung thành

với lợi ích của công ty và Nhà nước; không được lạm dụng quyền luc, vi trí, và không

được sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, hoặc tài sản khác của công ty dé

tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức hoặc cá nhân khác DNNN tổ chức dưới hình thức Công ty TNHH một thành viên có 100% vốn nhà nước nên việc đặt lợi ích hợp pháp Nhà nước lên vị trí đầu tiên là hoàn toàn phù hợp.

LVNN năm 2014, sửa đối bổ sung năm 2018 quy định về quyền và nghĩa của Chủ tịch công ty liên quan đến quyết định một số phương án huy động vốn, dự án đầu tư, vấn đề quan trọng của nội bộ doanh nghiệp và giám sát nội bộ.

ii) Hội đồng thành viên

HDTV bao gồm Chủ tịch và các thành viên khác với số lượng không vượt quá 07 người Các thành viên HDTV được bố nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen

thưởng va kỷ luật bởi cơ quan đại diện chủ sở hữu HDTV nhân danh Chu sở hữu

công ty, có quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của LDN và LVNN Các quyền và nghĩa vụ

của HDTV tương tự như của Chủ tịch Công ty đã đề cập ở trên HDTV có quyền

quyết định các vấn đề chiến lược, kế hoạch công ty, tổ chức công ty, giám sát và

đánh giá hoạt động của công ty.

Nhu vậy, HDTV của DNNN là cơ quan dau não của công ty, có chức năng tô chức, điều hành bộ máy quản lý công ty và quyết định các vấn đề lớn, quan trọng

của công ty, thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

e Thành viên Hội đông thành viên

Các thành viên HDTV phải tuân thủ pháp luật và Điều lệ công ty, cũng như

30

Trang 39

thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, can trong, va toi uu dé dam bao lợi ich hợp pháp tối đa của công ty va chủ sở hữu HDTV phải duy trì

tính bí mật về thông tin kinh doanh của công ty, không được lạm dụng quyên lực, vị

trí của họ, hoặc sử dụng tài sản của công ty dé tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức hoặc cá nhân khác Hơn nữa, họ cần thông báo kip thời, đầy đủ và chính xác

cho công ty về mọi doanh nghiệp mà họ và những người có liên quan của họ có vai trò là chủ sở hữu hoặc có cô phan, phan vốn giúp chi phối Day là những trách

nhiệm cơ bản, quan trọng của các thành viên HDTV.

Tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên HDTV được quy định tại Điều 93

LDN 2020, tương tự như quy định tiêu chuẩn và yêu cầu đối với Chủ tịch công ty

quy định ở trên Tuy nhiên, thành viên khác của HDTV không phải Chủ tịch

HĐTV, có thể kiêm Giám đốc, Tổng giám đốc công ty đó hoặc công ty khác không phải là doanh nghiệp thành viên theo quyết định của cơ quan đại điện chủ sở hữu

e Chủ tịch Hội dong thành viên

Chủ tịch HDTV được bổ nhiệm bởi cơ quan đại điện chủ sở hữu bổ nhiệm

theo quy định của pháp luật Chủ tịch HDTV không được phép đảm nhiệm vi tri của

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong công ty hoặc bất kỳ doanh nghiệp nào khác Chủ tịch HDTV có quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 95 LDN năm 2020 Đây là các quyền và nghĩa vụ bắt buộc, Chủ tịch HĐTV có thể bị miễn nhiệm, cách chức nếu không thực hiện quyền và nghĩa vụ này.

Tại LDN năm 2020 đã quy định thêm về trường hợp Chủ tịch HĐTV vắng

mặt hoặc không đủ năng lực dé thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, Chủ tịch

HDTV có thé ủy quyền băng văn bản cho một thành viên khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty Trường hợp

không văn bản ủy quyền của Chủ tịch HĐTV, thì các thành viên khác trong HĐTV

sẽ họp và bầu một người trong HDTV để thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch HDTV Quy định này nham đảm bảo sự điều hành, quan lý liên tục của HDTV,

tránh được sự “loay hoay” trước một hoặc một số vấn đề phát sinh khi văng mặt

Chủ tịch Hội đồng thành viên, góp phan ồn định hoạt động QTCT nói riêng và đối với hoạt động sản xua kinh doanh nói chung.

31

Trang 40

iii) Tổng giám đỗc/Giám đốc

Tổng Giám đốc/Giám đốc là người được HDTV hoặc Chủ tịch công ty bổ

nhiệm theo phương án nhân sự đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận với

nhiệm kỳ không quá 05 năm, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước HDTV hoặc

Chủ tịch công ty Đối với DNNN, Chủ tịch HDTV không thé kiêm vi trí Tổng giám

đóc/Giám đốc.

Tổng giám đốc/Giám đốc công ty có nhiệm vụ chính là điều hành các hoạt

động hằng ngày của công ty, thông qua các quyền và nghĩa vụ cụ thể quy định tại khoản 2 Điều 100 LDN năm 2020.

Tổng giám đốc/Giám đốc đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như én định quản trị nội bộ doanh nghiệp Vì vậy, Tổng giám đốc/Giám đốc cũng phải tuân thủ các tiêu chuẩn và điều kiện nhất định theo quy định tại Điều 101 LDN năm 2020, đặc biệt là không được phép có quan hệ gia đình với một số người ở vị trí quan trọng.

Các tiêu chuẩn và điều kiện của Tổng giám đốc/Giám đốc tại LDN năm 2020

cũng giữ nguyên tinh thần của LDN năm 2014, vẫn thé hiện được sự độc lập nhất định giữa vị trí Tổng giám đốc với người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu, thành viên HDTV, Kế toán trưởng và Kiểm soát viên của công ty, tuy nhiên cũng có sự chỉnh sửa dé nội dung điều luật thêm rõ ràng Tại khoản 6 Điều 93 LDN năm 2020 vẫn quy định rằng ngoại trừ Chủ tịch HDTV, thành viên khác của HDTV có thé kiêm Giám đốc, Tổng giám đốc công ty đó; tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 101 LDN năm 2020 lại quy định Tổng giám đốc/Giám đốc không phải là thành viên

HDTV, gây mâu thuẫn với quy định trên.

iv) Ban kiếm soát

Theo quy định tại khoản 1 Điều 102 LDN năm 2020, căn cứ quy mô của công ty, cơ quan đại điện chủ sở hữu quyết định thành lập Ban kiểm soát có từ 01 đến 05 Kiểm soát viên, trong đó có Trưởng Ban kiểm soát Quy định này có sự khác biệt so

với LDN năm 2014 Trước đây, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định bổ nhiệm

01 Kiểm soát viên hoặc thành lập Ban kiểm soát gồm 03 đến 05 Kiểm soát viên,

32

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Quyền và trách nhiệm của cơ quan chủ sở hữu trong DNNN mà Nhà nước nắm giữ 100% và Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn góp - Luận văn thạc sĩ luật học: Quản trị công ty nhà nước ở Việt Nam
Bảng 2.1. Quyền và trách nhiệm của cơ quan chủ sở hữu trong DNNN mà Nhà nước nắm giữ 100% và Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn góp (Trang 53)
Bảng 2.2. Số lượng DNNN thực hiện công khai thông tin bắt buộc trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Luận văn thạc sĩ luật học: Quản trị công ty nhà nước ở Việt Nam
Bảng 2.2. Số lượng DNNN thực hiện công khai thông tin bắt buộc trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Trang 81)
Bảng 2.3. Một sô doanh nghiệp công bô thông tin trên trang thông tin điện tử chính thức của doanh nghiệp - Luận văn thạc sĩ luật học: Quản trị công ty nhà nước ở Việt Nam
Bảng 2.3. Một sô doanh nghiệp công bô thông tin trên trang thông tin điện tử chính thức của doanh nghiệp (Trang 84)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w