1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Giảng dạy quyền con người tại một số cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam

99 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN XUAN SANG

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

HA NOI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN XUAN SANG

Chuyên ngành: Pháp luật về Quyền Con NgườiMa số: 8380101.07

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

Cán bộ hướng dẫn khoa hoc: PGS TS Vũ Công Giao

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin

cậy và trung thực.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật - ĐHQG Hà Nội xem xét đề tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Toi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

NGUYEN XUAN SANG

Trang 4

MỤC LỤC

PHAN MỞ ĐẦ U s2-ss©©+9EEAAEEA4.E71449713007734 003024122 1 1 Tinh cấp thiết của dé tài s- << s<csessessesscseEsessessesersersersee 1 2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài - s2 << 3

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiÊn CỨU <5 << 5< 55 551 5s 55995 5e 5

4 Đối tượng và phạm Vi nghiên cứu s s-° 5° se sessessesessesse 6

5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên CỨU << «5< «5s sss se 7

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .s s-<csecsecsess 77 Kết cầu của luận văn 2-5 s2 s2 se sSSsEssEssEseEsexsesstssersersersess 7 Chương 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE GIẢNG DẠY QUYEN CON NGƯỜI TRONG CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO LUAT -5 s 9 1.1 Khái niệm, mục đích, vai trò, đặc điểm của giảng quyền con người ở

các cơ sở đào ta0 TUIẬK os- << 5 5< s9 9 0 0 0.00 009600400968896 9

1.1.1 Khái niệm, mục đích, vai trò, đặc điểm của giảng dạy quyền con

NQUOI NOL CHUNG 58 9

1.1.2 Khái niệm, mục dich, vai trò, đặc điểm của giảng day quyền con

người ở các cơ sở đào ta luật c1 vn HH ng re 12

1.2 Nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy quyền con

người ở các cơ sở đào fạo luậtK << <5 s95 9896 895.656886 6 14

1.2.1 Nội dung giảng dạy quyền con người tại các cơ sở đào tạo luật 14 1.2.2 Hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy quyền con người tại các

cơ sở đào tạo luật - - - -c Q Q1 S113 11 1H n ng 1kg nen 16

1.3 Các yếu tô tác động đến hoạt động giảng dạy quyền con người tại

CAC cơ sở đào (a0 LUAt 0-5 5< 5 9 9.99 9 0.000 000000906800 17

1.3.1 Mục tiêu, tinh chất, nguyên lý của giáo dục đại học 171.3.2 Nhận thức của cơ sở đào tạo đối với hoạt động giảng day quyền con

1.3.3 Đặc điểm, ý thức của người hỌC - - «+ +-s + ssskseeeseeeees 18 1.4 Giảng dạy quyền con người tại một số cơ sở đào tạo luật ở một số quốc gia trên thế giới ° 2s s©s£ se se ss+ssEssEssexserserserserssrssese 19

Trang 5

Chương 2: CƠ SỞ CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ, THỰC TIẾN VÀ THỰC TRANG GIANG DAY QUYEN CON NGƯỜI TRONG MOT SO CƠ SỞĐÀO TẠO LUAT O VIỆT NAM HIEN NA Y -5 sccsscsscsse 24

2.1 Cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn của việc giảng dạy quyền con

người ở các cơ sở đào tạo luật của Việt Nam -< 555 ss<s se 242.1.1 Cơ sở chính tFỊ - - + 221111111111 EE953 111 E533 11 key 242.1.2 Cơ sở phấp LY ác th TT nh nh nh nh nh 29

2.1.3 Cơ sở thực tiỄn cttnhìnnnHnHnH e ệu 30

2.2 Thực trạng giảng dạy quyền con người ở một số cơ sở đào tạo luật

Của Viet NAM 0G G G5 9 9 9 9 0 9 0 0.000 00040000600 32

2.2.1 Thực trạng giảng dạy quyền con người ở một số cơ sở đào tạo luật

0i0)à/9180110021025757 32

2.2.2 Thực trạng giảng dạy quyền con người ở một số cơ sở có đảo tạo luật

nhưng không chuyên luật - 5+ + E++EE+vE+sEEeekeeerseeeersxee 37

2.2.3.Thực trạng giảng dạy quyền con người ở một số cơ sở dao tạo cán bộ

của Dang và của các bộ, ngành c - +3 k1 Evrersrerseeeererre 40

2.3 Đánh giá chung và một số vấn đề đặt ra c s << 49 Chương 3: QUAN DIEM, GIẢI PHÁP THÚC DAY GIANG DẠY QUYEN CON NGƯỜI TẠI CAC CO SỞ ĐÀO TẠO LUAT Ở VIET NAM HIEN

NAY 0 ÔÔÔ 54

3.1 r6 n 54

3.2.Giải phápp s- << << HH HH HH HH HO HH 000090890 553.2.1 Nhóm giải pháp chung - -. «+ 1xx ekseerseeererre 55

3.2.2.Nhóm giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện nội dung giảng dạy nhânquyên trong hệ thống các cơ sở dao tạo luật của Việt Nam 583.2.3 Nhóm giải pháp cụ thê nhằm hoàn thiện phương pháp giảng dạy nhânquyên trong hệ thông các cơ sở đào tạo luật của Việt Nam 64 KET LUẬN CHUNG - << 2 ©sSsSs£SsSEssEssEssExsexserserserssessesse 83 TÀI LIEU THAM KHAO 2- 5° 5° 5£ << ss£s2 se sessesseseesessess 85

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT

Từ viết tắt | Nội dung

NNPQ XHCN | Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

CT Chỉ thị

TW Trung ương

EU Liên minh Châu Âu HRC Uỷ ban Nhân quyền

ICCPR Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị UDHR Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người

UNHCR Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp quốc

UNHRC Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc

Trang 7

PHAN MỞ DAU1 Tinh cấp thiết của dé tài

Quyền con người (hay “nhân quyền” - human rights) là những giá tri bam sinh, vốn có của mỗi cá nhân con người, được pháp luật quốc tế và pháp

luật của các quốc gia ghi nhận và bảo vệ Nhân quyền đồng thời cũng là những “tiêu chuẩn chung”, “gia tri chung [1], “ngôn ngữ chung” [2] của nhân loại, vì thế có mối quan hệ khăng khít với việc xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đang chủ trương đây mạnh Theo quan điểm của Liên hợp quốc, nhà nước pháp quyền là một phương thức quản trị quốc gia mà trong đó mọi chủ thể, bao gồm nhà nước, đều phải tuân thủ pháp luật, và pháp luật đó phải phù hợp các nguyên tắc và tiêu chuẩn nhân quyên quốc tế [3] Định nghĩa này cho thay mối quan hệ giữa nhân quyền và nhà nước pháp quyền, trong đó đặt nhân quyền vào trung tâm của khái niệm nhà nước pháp quyền, xem đó vừa là một tiêu chí, vừa là một yêu cầu của một nhà nước pháp quyền.

Theo quan điểm của Liên hợp quốc, bảo đảm nhân quyền là trách nhiệm của các quốc gia, vì thế tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà nước của các quốc gia đều có trách nhiệm trong van dé này Bên cạnh đó, Liên hợp quốc nhân mạnh tầm quan trọng của giảng dạy (và rộng hơn là đảo tạo) nhân quyền nhưlà nền tang cho việc thúc day, bảo vệ quyền con người ở các quốc gia Hội nghị thế giới về quyền con người lần thứ 2 được tô chức tại Viên (Áo) năm 1993 đã:

“coi giáo duc, đào tạo và thông tin chung về quyên con người là thiết yếu chothúc day và đạt được các quan hệ hài hòa,ổn định trong các cộng đồng và

! Gudmundur Alfredsson (1999), The Universal Declaration of Human Rights :A Common Standard of

Achievement Springer; lst edition (March 31, 1999).

?Xem: Koñ Annan (1988), “Human rights: Common language of

humanity”https://www.un.org/press/en/1998/19980130.SGSM6450.html, [truy cập: 2/2/2023].

3UN Security Council (2004), The rule of law and transitional justice in conflict and post-conflict societies:

report of the Secretary-General, doan 6.

Trang 8

thúc day sự hiểu biết lan nhau, khoan dungvà hòa bình" [34] Hội nghị đồng thời khang định “các quốc gia có nghĩa vụ pháp ly dé bảo đảm rằng giáo

duc là nhằm mục dich tăng cường sự tôn trọng nhân quyên và các tu do cơ bản và điều này nên được đưa vào các chính sách giáo dục ở cấp độ quốc gia và quốc tế” Tiếp sau đó, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết 59/113A ngày 10 tháng 12 năm 1994 công bố Thập kỷ giáo dục quyền con người (1995 - 2004) và Nghị quyết số 113B ngày 14 tháng 7 năm 2005.

Việc là thành viên của các công ước quốc tế về quyền con người cũng đồng thời đặt ra nghĩa vụ cho Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết quốctế trên lĩnh vực này, trong đó có nghĩa vụ về giáo duc quyền con người TrongChương trình Ra soát định kỳ phố quát (UPR) giai đoạn 3, Việt Nam đã nhậnđược nhiều khuyến nghị liên quan đến tăng cường giáo dục về quyền con người

tại các cơ sở giáo dục [4] Đó cũng là nhiệm vụ quan trọng mà Đảng va Nha

nước đã đặt ra: Ngày 05/9/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1309/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Dam vừa ký Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 21/12/2021 về việc tăng

cường thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó nêu rõ giáo dục quyền con

người có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức xã hội, giúp ngăn

ngừa, hạn chế vi phạm quyền con người.

Giảng day quyền con người là một nội dung chính của giáo dục quyền con người (human rights education - bao gồm những hoạt động giảng day, tậphuấn va phô biến thông tin về quyền con người) [5] Mục tiêu phổ quát của

4 Khuyến nghị của các quốc gia dành cho Việt Nam trong tiến trình UPR giai đoạn 3 vào năm 2019,

A/HRC/41/7., https://uhri.ohchr.org/en/document/7c642d38-448f-44bc-ala2-3cd8cb6d29ae, truy cập ngày03/09/2022

SNghi quyết A/52/469 ngày 20-10-1997 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, đoạn 11,

https://digitallibrary.un.org/record/246049?ln=en, truy cập ngày 25/08/2022

2

Trang 9

giảng day nói riêng, giáo duc quyền con người nói chung là “whăm thúc day sựtôn trọng và chấp hành trên toàn cau với tat cả các quyên con người và các tu

do căn bản và qua đó dong gop trở lại với việc ngăn chặn các vi phạm và lạm

dụng nhân quyên bang cách chung cấp cho mọi người kiến thức, kỹ năng và sự hiểu biết cũng như xây dựng thái độ và hành xử, để trao cho họ khả năng đóng góp vào việc xây dựng và thúc day một văn hóa toàn cẩu về nhân quyên ” (Điều 2 Tuyên ngôn Liên hợp quốc về giáo dục và đào tạo quyền con người) Cũng như mọi chương trình giảng dạy khác, giảng dạy quyền con người cần được thực hiện cho những đối tượng khác nhau, ở những cấp học khác nhau, vớinhững mục tiêu cụ thé khác nhau Giảng dạy quyền con người ở cấp độ đại học, đặc biệt là các trường có dao tạo ngành luật, là dé dao tạo các chuyên gia pháp lý có kiến thức và am hiểu sâu rộng về quyền con người, có ý thức tôn trọng và bảo vệ quyên của bản thân và những người xung quanh.

Vẫn đề giáo dục quyền con người gần đây đã được một số chuyên gia, tổ chức nghiên cứu nhưng hiện chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về giảng dạy quyên con người ở các cơ sở đào tạo luật của Việt Nam Bối cảnh đó đã thúc day học viên chon đề tài “Giảng dạy quyén con người tại một số cơ sở đào tạo luật ở

Việt Nam” dé thực hiện luận văn thạc sĩ pháp luật về quyền con người của mình.2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Van dé giảng dạy quyền con người đã được nghiên cứu nhiều ở trên thé giới và cũng đã thu hút sự quan tâm của một số cơ quan, tô chức, chuyên gia ở Việt Nam Trong thời gian qua, đã có một số nghiên cứu về vẫn đề này đã được thực hiện ở nước ta, tiêu biểu như: “Giảng day nhân quyên hướng tới thékỷ XXI" của Tường Duy Kiên (Tap chí Thông tin Khoa học thanh niên, số 4,

1997); Chuyền đề “Nghiên cứu giảng dạy về quyên con người” (Thông tin Quyền con người, số 3, 2009); Chuyên khảo “Giáo dục quyên con người, những vấn dé lý luận và thực tiễn ” của GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên (Viện khoa học xã hội Việt Nam, năm 2010); Báo cáo khoa học tổng quan đề tài cấp.

Trang 10

cơ sở “Giáo dục quyên con người lý luận, thực tiễn quốc tế và Việt Nam” do Ths Nguyễn Văn Tuấn làm chủ nhiệm đề tài (Đại học Quốc gia Hà Nội, KhoaLuật năm 2010) Bên cạnh đó, đã có những nghiên cứu về hoạt động giảng dạy quyền con người trong các trường chuyên luật như nghiên cứu của: Nguyễn Hữu Chí, Giảng dạy quyền con người ở Việt Nam tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 18 (1552009, tr 16 — 22 [6];

Nguyễn Thị Phương Hoa (2012), Tình hình nghiên cứu và giảng dạy pháp luật

về quyền con người tại trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Hội nghị mạng lưới giáo dục về quyền con người do Viện khoa học xã hội Việt Nam tổ

chức tại Hà Nội, tháng 10/2012 [7]; Đỗ Minh Khôi, Giảng dạy và nghiên cứu về pháp luật quyền con người tại trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, in trong Giảng day quyền con người — Những van đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2010, tr.181-195 [8]; Phùng Thế Vac, Dinh Thị Mai, Nghiên cứu và giảng day quyền con người, quyền công dân ở Học viện An ninh Nhân dân, in trong Giang dạy quyền con người — Những van dé lý luận và thực

tiễn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2010, tr.196-226 [9]; Hoàng Hùng Hải,

Công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học về quyền con người tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chi Minh, in trong Giảng dạy quyền con người — Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội,

2010, tr.244-250; [10] Phạm Văn Beo, Tình hình và phương pháp giảng dạy về

5 Nguyễn Hữu Chí, Giáo dục quyền con người ở Việt Nam tại các cơ sở dao tạo chuyên ngành luật, Tap chí

Nghiên |cứu lập pháp, số 18 (155)/2009, tr 16 — 22.

7 Nguyễn Thị Phương Hoa (2012), Tình hình nghiên cứu và giảng dạy pháp luật về quyên con người tại trường

Dai học Luật thành phố Ho Chi Minh, Hội nghị mạng lưới giáo dục về quyền con người do Viện khoa học xã

hội Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, tháng 10/2012.

8 Đỗ Minh Khôi, Giảng dạy và nghiên cứu về pháp luật quyền con người tại trường Đại học Luật thành phố

Hồ Chí Minh, in trong Giáo duc quyên con người — Những van dé lý luận và thực tiên, Nxb Khoa học Xã hội,

Hà Nội, 2010, tr.181-195.

? Phùng Thế Vic, Dinh Thị Mai, Nghiên cứu và giảng day quyền con người, quyền công dan ở Học viện An

ninh Nhân dân, in trong Giáo duc quyén con người — Những vấn dé lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học Xã

hội, Hà Nội, 2010, tr.196-226.

19 Hoàng Hùng Hải, Công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học về quyền con người tại Học viện Chính trị

-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, in trong Giáo duc quyén con người — Những van dé lý luận và thực tiễn,Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2010, tr.244-250.

Trang 11

nhân quyên tại Đại học Cần Tho, in trong Giảng dạy quyền con người — Nhữngvấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2010, tr.262-277;[11] Hoàng Thị Kim Quế, Quyền con người và giảng dạy quyền con người ởViệt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học, Đại học quốc Hà nội, Chuyên san Kinh tế- Luật, số 3/2006; [12] Cao Thị Oanh, Giảng dạy quyền con người trong Luật Hình sự Việt Nam, in trong Giảng dạy quyền con người — Những van đề lý luận

và thực tiễn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2010, tr.278-286 [13], Đỗ Thị

Phượng, Giảng dạy quyên con người trong tổ tụng hình sự Việt Nam, in trong Giảng day quyền con người — Những van đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa

học Xã hội, Hà Nội, 2010, tr.287-297 [14]

Những công trình nghiên cứu kể trên đã cung cấp một lượng tri thức,thông tin lớn cho việc nghiên cứu đề tài này Tuy vậy, hầu hết những công trình

nghiên cứu đó được thực hiện đã khá lâu nên chưa cập nhật những diễn biến

mới của tình hình trong và ngoài nước Ngoài ra, chưa có nghiên cứu nao toan

diện, chuyên sâu về vấn đề giảng dạy quyền con người trong các cơ sở đào tạo luật — là những cơ sở quan trọng bậc nhất về giảng dạy nhân quyền ở nước ta. Vì vậy, luận văn này vẫn có tính mới và có ý nghĩa cả về lý luận, thực tiễn.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận văn là nghiên cứu đánh giá thực trạng, đề xuất việc đôi mới nhằm tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy quyền con

người tại các cơ sở đảo tạo luật ở Việt Nam hiện nay.

a Pham Văn Beo, Tình hình va phương pháp giảng dạy về nhân quyền tại Đại học Cần Thơ, in trong Giáo đục

quyển con người — Những vấn dé lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2010, tr.262-277.

!? Hoàng Thi Kim Quế, Quyền con người và giáo dục quyền con người ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa

học, Đại học quốc Hà nội, Chuyên san Kinh tê- Luật, sô 3/2006.

13 Cao Thị Oanh, Giáo dục quyên con người trong Luật Hình sự Việt Nam, in trong Giáo duc quyền con người

— Những vấn dé lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2010, tr.278-286.

1 Đỗ Thị Phượng, Giáo dục quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam, in trong Giáo duc quyén con

người — Những van dé lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2010, tr.287-297.

Trang 12

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục tiêu nêu trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau

Nghiên cứu làm rõ những van dé lý luận về giảng dạy quyền con người tại các cơ sở đảo tạo luật, chỉ ra những thuận lợi, khó khăn và yêu cầu đặc thù

trong việc nay.

Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giảng dạy quyền con người tại một số cơ sở đào tạo luật nhằm làm rõ những kết quả đạt được, những ton tại, hạn chế và nguyên nhân của những kết quả, hạn chế.

Đề xuất các quan điểm, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy quyền con người tại một số cơ sở đào tạo luật phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1.Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động giảng dạy quyền con người tại một số cơ sở đảo tạo luật ở nước ta hiện nay.

4.2 Pham vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung:

Luan văn xác định phạm vi nghiên cứu là những van đề lý luận cơ bản về giảng dạy quyền con người, bao gồm các hợp phần cơ bản như đối tượng, chủ thé, nội dung, hình thức, phương pháp, các yếu tổ tác động và các điều kiện

đảm bảo thực hiện; đánh giá thực trạng trên cơ sở những thông tin, dữ liệu thu

thập được; đề xuất quan điểm, giải pháp đổi mới hoạt động giảng dạy quyềncon người tại một số cơ sở đào tạo luật.

Phạm vi về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu, khảo sát hoạt động giảng dạy quyền con người ở một số cơ sở đảo tạo luật ở Việt Nam Khái niệm cơ sở đào tạo luật trong nghiên cứu này được hiểu theo nghĩa rộng, bao

gôm các co sở chuyên đào tạo luật (các trường luật) và các cơ sở dao tao da

Trang 13

ngành nhưng có đảo tạo luật (các khoa, bộ môn luật ở các cơ sở đảo tạo đa

ngành) Trong hệ thống giáo dục của Việt Nam, các cơ sở đảo tạo luật theo cáchtiếp cận này chỉ là các trường đại học, hoặc các trường đào tạo cán bộ của các

cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị.

Phạm vi về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu, khảo sát giảng day quyền con người tại một số cơ sở dao tạo luật trong khoảng 5 năm gan đây (từ

5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lí luận dé nghiên cứu dé tài này là phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các lý thuyết về quyền con người và về vấn đề giảng dạy nhân quyên.

Đề tài kết hop sử dụng những phương pháp nghiên cứu phô biến của khoa học xã hội tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận văn là công trình nghiên cứu tương đối hệ thống và chuyên sâu về hoạt động giảng dạy quyền con người tại một số cơ sở đào tạo luật của nước ta. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bé sung và phát triển những vấn đề lý luận về giảng dạy quyền con người cho nhóm đối tượng đặc thù là sinh viên luật và sinh viên đại học có học luật, từ đó góp phần vào việc đôi mới, nâng cao hiệu quả giảng day quyền con người trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay.

Với tinh chất như trên, luận văn có thé được sử dụng là nguồn tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy về quyền con người ở các cơ sở đào

tạo luật ở nước ta trong những năm tới.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc thành 3 chương như sau:

Chương 1: Những van dé lý luận về giảng dạy quyền con người ở các cơ

Trang 14

sở đào tạo luật.

Chương 2: Cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn và thực trạng giảng dạy quyền con người trong một số cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam hiện nay.

Chương 3: Quan điểm, giải pháp thúc đây giảng dạy quyền con người trong hệ thống các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam trong thời gian tới.

Trang 15

Chương 1

NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE GIẢNG DẠY QUYEN CON NGƯỜI TRONG CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO LUẬT

1.1 Khái niệm, mục đích, vai trò, đặc điểm của giảng quyền con

người ở các cơ sở đào tạo luật

1.1.1 Khái niệm, mục đích, vai trò, đặc điểm của giảng dạy quyền con

người noi chung

Theo Từ dién tiếng Việt, “giảng dạy” là việc “truyền thụ tri thức”, [15] là “hoạt động của thầy, CÔ giáo truyền thụ kiến thức, lí thuyết và kĩ năng thực hành cho học sinh, sinh viên” [16] Từ khái niệm giảng dạy, có thể hiểu “giảng dạy quyên con người” là việc “truyén thụ tri thức về quyển con người”, hoặc là

“hoạt động của thay, cô giáo truyền thụ kiến thức, lí thuyết và kĩ năng thực hành về quyên con người cho hoc sinh, sinh viên ” Thực tế trên thé giới và ở Việt Nam cho thấy, hoạt động giảng dạy tri thức nói chung, tri thức về quyền con người nói riêng, chủ yếu diễn ra tại các cơ sở giáo dục (trường học ở các cấp).

Giang day quyền con người là được xem là một hình thức chính của giáo dục quyền con người (human rights education) Giáo dục quyền con người được xem là tất cả các hoạt động nhằm truyền bá tri thức và kỹ năng về quyền

con người, [17] trong đó ngoài giảng dạy là hoạt động chính, ngoài ra còn có

tuyên truyền, pho biến kiến thức, thông tin về quyền con người Với tính chat là thành tố chính của giáo dục quyền con người, giảng dạy quyền con người mang day đủ những đặc trưng của giáo dục quyền con người Nói cách khác,những vấn đề lý luận về giáo dục quyền con người cũng chính là lý luận về

giảng day quyền con người.

Trang 16

Giáo dục nói chung, giảng dạy nói riêng, trong đó có giáo dục, giảng dạy

quyền COn người, đều là những hoạt động có định hướng, có tô chức, có mục đích của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục Đối với giảng dạy quyền con người, mục đích chính là nhằm giúp người học hình thành tri thức về quyền con người dé biết tự mình bảo vệ quyền của minh và tôn trọng, bảo vệ quyền của người khác Mục dich đó có thé đạt được thông qua việc áp dụng một hệ thống các biện pháp nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm về quyền con người cho người học, trong đó bao gồm việc thuyết trình, thảo luận trên lớp, làm bài tập cá nhân hoặc bài tập nhóm, tham quan thực tế Tất cảnhằm giúp người học hình thành và phát triển năng lực, pham chat, nhân cáchphù hợp với văn hoá quyền con người [18].

Giảng dạy quyền con người có thê là một môn hoặc một ngành học độc lập trong một cơ sở đào tạo, song có mối quan hệ khăng khít với các môn, ngành học khác, đặc biệt là của khoa học xã hội, như triết học, chính trị học, tâm lý học, sử học Mặc dù quyền con người có tính chất đa ngành, song hướng tiếp cận chính là luật học, vì vậy, việc giảng dạy quyền con người thường được tô chức trong các cơ sở đào tạo luật nhiều hơn ở các cơ sở đảo tạo khác.

Theo Liên hợp quốc, giáo dục nhân quyền là một quyền con người (quyên được giáo dục nhân quyên - the Right to Human Rights Educafion).[19] Vì thé, có thé xem việc hiện thực hoá quyền được giảng dạy nhân quyền là vai trò đầu tiên, quan trọng nhất của quyền được giáo dục nhân quyên Bên cạnh đó, giảng dạy quyền con người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc làm thay đôi nhận thức về quyền con người của các đối tượng giáo dục, từ đó giúp họ cóhành vi xử sự phù hợp với các chuẩn mực về quyén con người, dan dần hìnhthành văn hóa nhân quyền trong xã hội Nói cách khác, thông qua hoạt động

18 Võ Khánh Minh, Giáo duc quyén con người ở Việt Nam hiện nay, Luận an tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa

học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội, 2015, tr.30-32.

19

10

Trang 17

giảng day quyên con người, đối tượng được giáo dục sẽ hình thành “phương pháp tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng về quyền con người, giá trị, thái độ vàhành vi tôn trọng, bảo đảm, thúc đây và bảo vệ quyền con người” [20].

Do tính chất đặc thù như trên, giảng dạy quyền con người có một số đặcđiểm như sau:

Thứ nhất, chủ thê giảng day quyền con người rat đa dang, nhưng chủ yếu là các giáo viên ở các cơ sở đào tạo, tức là những người đã có kiến thức, kỹ năng sư phạm, và được giao thực hiện chức năng giáo dục Ngoài ra, chủ thểgiảng day quyền con người cần phải là những người có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này, có hiểu biết đúng đắn và tâm huyết với việc truyền thụ kiến

thức về quyền con người Người giảng dạy cũng cần có sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng mình giảng dạy (nhu cầu, hoàn cảnh, môi trường sông, mức độ nhận thức của đối tượng về quyền con người ) và phải có năng lực và cách thức

chuyền tải nội dung quyền con người phủ hợp đến các đối tượng khác nhau.

Thứ nhất, đôi tượng học tập, nghiên cứu quyền con người cũng rất đa dạng, nhưng phần lớn là học sinh, sinh viên ở các cơ sở đào tạo Điều này là bởi quyền con người đã được đưa vào chương trình đào tạo của các quốc gia (dù ở mức độ khác nhau) Thêm vào đó, ở bat kỳ quốc gia nào, lực lượng người học là học sinh, sinh viên cũng chiếm đa số trong xã hội.

Thứ ba, giảng dạy quyền con người cần áp dụng một số phương pháp đặc thù, ví dụ như nghiên cứu, phân tích tình huống, nhiều hơn so với giảng dạy một số chuyên ngành khác Điều đó là bởi mục đích của giảng dạy quyềncon người không chỉ là cung cấp tri thức, mà còn là dé hình thành thé giới quan, cách hành xử của người học về sự tôn trọng, bảo vệ, bảo quyền con người của mình và của người khác Nói cách khác, giảng dạy quyền con người chính là dé hình thành nhân cách con người — vì thé tri thức lý luận cần phải được liênhệ với những tình huống, van dé nảy sinh trong thực tế.

20 Võ Khánh Minh (2015), Giáo duc quyền con người ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiễn sĩ Luật học, Học viện

Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội, tr.32.

11

Trang 18

Thứ tw, mac dù được thực hiện phổ biến ở các cơ sở đảo tạo, song hoạt động giảng dạy quyền con người có thể được thực hiện dưới hình thức các chương trình chính thức hoặc không chính thức (lồng ghép vào các chươngtrình đào tạo khác) Kinh nghiệm trên thé giới cho thấy việc đa dạng hóa cách thức tổ chức giảng dạy quyên con người cần được khuyến khích vì nó làm gia tăng cơ hội tiếp nhận tri thức, kỹ năng về quyền con người cho người học Đa dạng hoá cách thức tô chức giảng dạy nhân quyền còn bao gồm việc xây dựng các giảng dạy chuyên biệt cho một số nhóm đối tượng mà có nghề nghiệp gắn liền với việc bảo vệ, bảo đảm quyền con người, chang hạn như các quan chức thực thi pháp luật, các nghị sĩ, hay các cán bộ của các tô chức phi chính phủ,

các phóng viên Với những nhóm đối tượng này, chương trình giảng dạy, ngoài những nội dung phổ quát, cần có những nội dung riêng, được thiết kế

theo hướng chuyên biệt dé hữu ích nhất cho công việc của họ.

1.1.2 Khái niệm, mục đích, vai trò, đặc điểm của giảng dạy quyền con

người ở các cơ sở đào tạo luật

Nhu đã đề cập ở phần trên, khái niệm cơ sở đào tạo luật trong nghiên cứunày được hiểu là trường đại học chuyên đảo tạo luật (các trường luật) và các cơ

sở đào tạo đa ngành nhưng có đảo tạo luật (các khoa, bộ môn luật ở các trường

đại học đào tạo đa ngành, hoặc ở các trường đảo tạo cán bộ của các cơ quan, tô chức trong hệ thống chính trị).

Xuất phát từ những phân tích ở trên, có thé định nghĩa “giảng dạy quyền con người ở các cơ sở đào tạo luật” là “hoạt động truyền thụ tri thức, kĩ năng về quyên con người cho người học luật ở các cơ sở đào tạo cấp đại hoc” Vềcơ bản, giảng dạy quyền con người ở các cơ sở đào tạo luật cũng cũng có nhữngmục đích, vai trò, đặc điểm chung đã nêu ở phần trên, bên cạnh đó còn một số

đặc điểm riêng như sau:

Thứ nhất, giảng dạy quyền con người tại các cơ sở đảo tạo luật là cho đối

tượng sinh viên, tức là những người đã có tri thức tương đôi cao vê nhiêu12

Trang 19

phương diện, đặc biệt là về mặt xã hội Vì vậy, chương trình giảng dạy, nội dung và phương pháp, cách thức tô chức thực hiện hoạt động giảng dạy cầnphải phản ánh được nét đặc thù về đối tượng học này.

Thứ hai, do tính chất của sinh viên là lực lượng sau khi ra trường sẽ tham gia ngay vào lực lượng lao động của quốc gia, vì thế mục đích của giảng dạy quyền con người tại cơ sở dao tạo luật cần phải nham trang bị kiến thức quyền con người dé họ có thé sử dụng ngay trong hoạt động thực tế, đồng thời giúp hình thành ý thức tôn trọng, đấu tranh, bảo vệ quyền con người cho mình và cho người khác theo một cách thực tế và thuyết phục Chương trình giảng dạy, do đó, cần gắn với thực tế cuộc sống nhiều hơn và cần giúp sinh viên có tư duy phản biện, có khả năng vận dụng kiến thức, chọn lọc, học hỏi kinh nghiệm quốctế, tự học, tự nghiên cứu sau khi ra trường dé liên tục bồi đắp kiến thức, kỹ năng về quyền con người trong cuộc sống Trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, việc giảng dạy quyền con người tại cơ sở đào tạo luật còn cần giúp sinh viên có thê hội nhập tốt vào đời sống cuộc tế nơi mà nền văn hóa nhân quyên từ lâu đã được thấm nhuan và trở thành những quy tắc phổ quát

trong cu xử g1ữa người voi người.

Thứ ba, cũng từ đặc thù của đối tượng học là sinh viên là những người làm nghề luật hoặc liên quan đến nghề luật, hoạt động giảng dạy quyền con người ở các cơ sở đào tạo luật cần nhằm vào mục tiêu khuyến khích, thúc đây

người học “làm việc cùng nhau dé đưa nhân quyền, công lý và nhân phẩm cho tất cả mọi người” [2I] Nói cách khác, một mục tiêu đặc thù của giảng dạy quyền con người ở các cơ sở đảo tạo luật còn là nhằm hình thành tình cảm vàlòng tin của người học đối với việc tôn trọng, bảo vệ và thực hiện quyền con

người; hình thành động cơ, hành vi, thói quen xử sự hợp pháp, va tích cực tham

?! Tường Duy Kiên, Mục đích, ý nghĩa, nội dung và các nguyên tắc cơ bản của giáo dục quyền con người, in

trong Giáo duc quyên con người những van dé lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2010, tr.68.

13

Trang 20

gia bảo vệ quyên con người [22] Về van đề này, Nghị quyết số 49/184 của Dai hội đồng ngày 23/12/1994 về Thập kỷ giảng dạy quyền con người của Liên hiệp quốc cũng nêu rõ: “ Giang day quyền con người không chỉ đề cập tới quy định thông tin mà còn cần thiết lập một quá trình phát triển lâu dai toàn điện để mọi người ở mọi trình độ phát triển và ở mọi tầng lớp xã hội đều học hỏi cách tôn trọng nhân phâm của người khác và các biện pháp và phương pháp

bao đảm sự tôn trong đó trong moi xã hội”.

1.2 Nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy quyền con

người ở các cơ sở đào tạo luật

1.2.1 Nội dung giảng dạy quyền con người tại các cơ sở đào tạo luật Nội dung giảng day quyền con người tại các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam có thể ít nhiều khác nhau tuỳ thuộc vào đối tượng học, tuy nhiên, nhìn

chung cần bao gồm những nội dung sau đây.

Thứ nhất, những vẫn đề lý luận về quyền con người Đây là một nội dung cốt lõi, không thé thiếu dé người học có thé tiếp cận với những tri thức khác về quyền con người Lý luận về quyền con người rat rộng, vì thế chương trình đào tạo có thê không chuyên tải hết được các nội dung đó, nhưng nhất thiết cần bao gồm những khía cạnh như: Các khái niệm cơ bản (quyền con người, quyền công dân, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người ); nguồn gốc, bản chất của quyền con người; các nhóm quyền con người; nội hàm cơ bản của các quyền con người; các nghĩa vụ của quốc gia về quyền con người; các điều kiện giới hạn, tạm đình chỉ quyền con người; sự phát triển tư tưởng về quyền con người

trong lịch sử nhân loại.

Thứ hai, pháp luật và cơ chế quốc tế về bảo đảm quyền con người Daycũng là nội dung không thê thiếu vì quyền con người đã trở thành những giá trị

toàn âu và các công ước quôc tê vê nhân quyên đã được hau hêt quôc gia tham

2 Đỗ Đức Hồng Hà, Mục đích, vai trò, ý nghĩa, phạm vi giáo dục quyền con người, in trong Giáo đực quyên

con người những van đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2010, tr.50.

14

Trang 21

gia, tức là có nghĩa vụ thực hiện Pháp luật và cơ chế quốc tế về quyền conngười cũng rất rộng, vì thế chương trình dao tạo có thé không chuyên tải hết được các nội dung đó, nhưng nhất thiết cần bao gom những khía cạnh như: sự hình thành và phát trién của pháp luật quốc tế về quyền con người; khái niệm,

đặc điểm của pháp luật quốc tế về quyền con người; mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia về quyền con người; nghĩa vụ và trách nhiệm quốc gia trong việc thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người; nội dung các văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người; các cơ chế quốc tế, khu vực về bảo vệ và thúc đây quyền con người.

Thứ ba, quan điểm của Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam về quyền con người Đây cũng là nội dung không thể thiếu vì quyền con người tuy đã trởthành những giá trị toàn cầu nhưng việc thực hiện ở các quốc gia sẽ cần tính đến điều kiện, hoản cảnh của mỗi nước Ở Việt Nam, điều đó thể hiện trong quan điểm của của Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam về quyền con người Những quan điểm đó trong thực tế rất rộng, vì thế chương trình đào tạo có thé không chuyên tải hết được các nội dung, nhưng nhất thiết cần bao gồm nhữngkhía cạnh như: Cơ sở hình thành quan điểm Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam về quyền con người; nội dung những quan điểm cơ bản của Đảng cộng sản và Nha nước Việt Nam về quyền con người; phương thức thực hiện các quan điểm của Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam về quyền con người.

Thứ tư, pháp luật Việt Nam về quyền con người Day cũng là nội dung không thé thiếu vì quyền con người tuy có tính chất đa ngành nhưng cần phải được thé hiện trong pháp luật moi có thể được hiện thực hoá Ở mọi quốc giatrong đó có Việt Nam đều có hệ thống pháp luật gắn với việc bảo vệ, bảo đảmcác quyền con người, quyền công dân Hệ thống pháp luật đó trong thực tế rấtrộng, vì thế chương trình đào tạo có thể không chuyền tải hết được các nộidung, nhưng nhất thiết cần bao gồm những khía cạnh như: Tổng quan hệ thống pháp luật Việt nam về quyền con người, quyền công dân; Nội dung các quy

15

Trang 22

định pháp luật về những quyền con người, quyền công dân cơ bản, cùng vớiquyền của một số nhóm xã hội dé bị ton thương; cơ chế pháp lý tô chức thựchiện pháp luật về quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam.

1.2.2 Hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy quyền con người tại

các cơ sở đào tạo luật

Trong giáo dục học, hình thức giáo dục được hiểu là cách thức tổ chức

hoạt động giảng dạy, trong đó tập trung làm rõ sự tương tác giữa giảng viên và

người học Như vậy, hình thức giảng dạy quyền con người tại các dao tạo luật liên quan đến các hoạt động cụ thể như: dạy và học quyền con người; nghiên cứu về quyền con người của học với sự hướng dẫn của giảng viên.

Với tính chất đặc thù của các cơ sở đào tạo luật, giảng dạy quyền con người nên được thiết kế theo cách kết hợp hài hoà giữa hai hình thức đã nêu

trên, trong đó chú trọng hoạt động tự nghiên cứu của sinh viên có sự hướng dẫn

của giảng viên Có thé khang định, việc kết hợp giữa hai phương thức đó là nét đặc trưng của việc giảng dạy quyền con người tại các cơ sở đào tạo luật.

Phương pháp giảng day quyền con người là cách thức truyền đạt nội dung kiến thức quyền con người cho các đối tượng cụ thé Tùy thuộc vào đối tượng được giáo dục, có thê áp dụng các phương pháp giảng dạy khác nhau Hiệu quả của các phương pháp giảng dạy quyền con người phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ

giảng dạy, các công cụ, phương tiện hỗ trợ hoạt động giảng dạy và khả năng

tương tác giữa người dạy và người học.

Phương pháp giảng dạy quyền con người là một trong những thành tố trong cấu trúc của quá trình giảng dạy quyền con người tại các cơ sở đào tạo

luật, có mối quan hệ chặt chẽ với mục đích, nội dung giảng dạy Việc xác địnhđúng, phù hợp giữa phương pháp và nội dung giảng dạy quyền con người sẽ quyết định hiệu quả giảng dạy quyền con người tại các cơ sở đào tạo luật.

Nếu như đối với học sinh phổ thông, phương pháp thuyết giảng được

xem là chủ đạo đê truyên đạt nội dung kiên thức quyên con người thì với các

16

Trang 23

cơ sở dao tạo luật, bên cạnh phương pháp thuyết giảng, việc tô chức cho sinh viên tự nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức quyền con người thông qua các tài liệu mà giảng viên cung cấp, hoặc các bài tập, tình huống mà giảng viên đề xuất, gợi mở - có ý nghĩa hết sức quan trọng Bên cạnh đó, việc tổ chức các buôi hội thảo, toạ đàm về các vấn đề chuyên môn có sự tham gia của cả giảng viên, sinh viên và các luật sư, chuyên gia luật, cũng là phương pháp rất hiệu quả trong

giảng dạy quyền con người tại các cơ sở đào tạo luật.

1.3 Các yếu tố tác động đến hoạt động giảng dạy quyền con người

tại các cơ sở đào tạo luật

1.3.1 Mục tiêu, tính chat, nguyên lý của giáo duc đại học

Mục tiêu, tính chất, nguyên lý của giáo dục nói chung, giáo dục đại họcnói riêng thé hiện triết lý giáo duc của mỗi quốc gia và của mỗi cơ sở đảo tạo. Triết lý giáo dục chính là những định hướng tư tưởng chỉ phối toàn bộ quá trình giáo đục — đào tạo (mục tiêu, nội dung, phương pháp) Những tiên đề mà triết lý giáo dục phải tuân theo là [23]: 1 Giáo dục trước hết phải là một lĩnh vực hoạt động có đạo đức nhất, nghiêm túc nhất, và nhân bản nhất trong xã hội, vì đó là lĩnh vực trực tiếp tạo ra con người; 2 Ciáo dục phải di trước một bước tạo điều kiện cho tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác phát triển; 3 Giáo dục cần được nuôi đưỡng bởi một môi trường tự do nhất mà một xã hội có thể

dành cho nó, bởi vì giáo dục không chỉ dạy chân lý, mà còn là nơi dạy khám

phá những chân lý mới; 4 Giáo dục chỉ phụ thuộc vào mục tiêu cuối cùng của xã hội chứ không bị đóng khung tư duy vào bất cứ ý thức hệ nào; 5 Hiệu quả cao nhất của một nên giáo dục là chất lượng dao tạo con người, vì con người,đáp ứng được lợi ích phát triển bền vững chung của xã hội.

Triết lý giáo dục được xem là đặc biệt quan trọng với những cơ sở giáo

dục đại học, bao gôm các cơ sở đào tạo luật Nên giáo dục nước ta hiện đang

?3 Mai Diên (tổng thuật), Về triết lý giáo dục và triết lý giáo dục ở Việt Nam, Thông tin Khoa học Xã hội số

10/2008, tr.45-46.

17

Trang 24

chuyền từ giáo dục lay trang bị kiến thức chuyên môn làm mục tiêu chủ yếusang một nén giáo dục chỉ dạy những kiến thức chuyên môn căn ban ở mức tối thiểu, dành nhiều thời gian dạy người học về phương pháp, kỹ năng, cách tự học, dạy cách sử dụng, khai thác các thiết bị và dạy làm người với mục đích

người được đào tạo có khả năng thích ứng nhanh với hoàn cảnh, có khả năng

học tập suốt đời và có trách nhiệm cao với gia đình, xã hội và Tổ quốc Do đó, cách dạy và học cần phải chuyền từ học dé nhớ chuyền sang học dé hiểu, va với giáo dục đại học, còn có thêm mục tiêu là học dé có thé thực hành, có thé vận dụng trong công việc và cuộc sông.

Từ những phân tích trên đây, có thể xác định mục tiêu, tính chất, nguyên lý của giáo dục đại học có tác động rất lớn đến đến hoạt động giảng dạy quyền con người các cơ sở đào tạo luật Điều đó có nghĩa là trong giảng dạy quyền con người, các cơ sở dao tạo luật cần phải xây dựng phương án tổ chức và phương pháp giảng dạy bám sát mục tiêu, tính chất, nguyên lý của giảng dạynhân quyền nói riêng, giáo dục đại học nói chung.

1.3.2 Nhận thức của cơ sở đào tạo đối với hoạt động giảng dạy quyền

con Hgười

Day là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng tới hiệu quả giảng day quyền con người tại các cơ sở đào tạo luật Nhận thức của lãnh đạo nhà trường đối với việc giảng dạy quyền con người tại cơ sở thê hiện ở việc lãnh đạo nhà trường có xác định được vị trí, tầm quan trọng của giảng dạy quyền con người hay không Nếu lãnh đạo nhà trường có nhận thức phù hợp về hoạt động giảng dạy

quyền con người tại các cơ sở dao tạo luật thì van đề sẽ được quan tâm thích đáng, từ đó tạo cơ sở cho việc xây dựng các chương trình giảng dạy về quyền con người có hiệu quả nhất.

1.3.3 Đặc điểm, ý thức của người học

Ý thức pháp luật, ý thức về quyền, nhu cầu hiểu biết pháp luật và quyền

con người của người học là một yêu tô quan trọng tác động đên việc tô chức

18

Trang 25

giảng dạy quyền con người ở các cơ sở đảo tạo luật.

Như đã đề cập, đối tượng học ở các cơ sở đảo tạo luật là sinh viên, vì thế nên đã có ý thức pháp luật, lối sống theo pháp luật và ý thức về quyền tương đối tốt, do các em đã được tiếp cận những tri thức về lĩnh vực này từ khi còn là học sinh phô thông Vì thế, đối với sinh viên, yêu cầu đặt ra không phải là gây dựng hoàn toàn mới mà là củng có, hoàn thiện ý thức pháp luật, lỗi sống theo pháp luật và ý thức về quyền cho đối tượng này Yêu cau đó chi phối cả chươngtrình và phương pháp giảng dạy Cụ thé, chương trình và phương pháp giảng dạy quyền con người ở các cơ sở dao tạo luật cần hướng tới mục tiêu sau khi ra trường, sinh viên trở thành người trưởng thành, có ý thức pháp luật, lỗi sốngtheo pháp luật và ý thức về quyền con người một cách đầy đủ và vững chắc, có thê phân biệt, đánh giá, tự bảo vệ quyền của mình và có ý thức, năng lực tham gia bảo vệ quyền của người khác đến một mức độ nhất định.

Ngoài việc gây dựng ý thức pháp luật, lỗi sống theo pháp luật và ý thức về quyên thì việc kích thích nhu cầu khám phá, tìm hiểu pháp luật về quyền con

người cho sinh viên cũng cần được quan tâm thích đáng Như đã đề cập, cầncoi trọng việc tự tìm hiểu pháp luật quyền con người cho sinh viên bằng cáchtạo nhiều diễn đàn giúp cho sinh viên tiếp cận được với kiến thức về quyền con

người qua thực tế.

1.4 Giảng dạy quyền con người tại một số cơ sở đào tạo luật ở một số quốc gia trên thế giới

Chương trình giảng dạy nhân quyền toàn cầu của Liên hợp quốc kêu gọi đưa quyền con người vào chương trình học ở nhà trường, vì thế hầu hết cácnước thành viên Liên hợp quốc đã đưa vấn đề quyền con người vào chươngtrình giảng dạy của hệ thong giáo dục nước minh, đặc biệt là các cơ sở giáo dụcđại học Tại nhiều nước như Uc, Chile, Indonesia, Namibia, Zambia, Liên bang Nga, Thái Lan , giảng dạy quyền con người đã được xem là những chuẩn mực

giáo dục quôc gia.

19

Trang 26

Ở một số nước, quyền con người được giảng dạy như một môn riêng, nhưng ở nhiều nước quyền con người được giảng dạy lồng ghép xuyên suốt

trong các môn pháp luật, dân chủ, hoà bình, giáo dục công dân, tôn giáo, đạo

đức, kỹ năng sống, giáo dục luân lý, môi trường, sức khoẻ, giáo dục thể chất và các môn học khác [24] Chương trình giảng dạy quyên con người tại các cơ sở đào tạo luật ở một số quốc gia cũng được lồng ghép vào các môn học khác hoặc tách thành một môn học riêng Phần lớn các trường đại học ở các nước đều coi quyền con người là một nội dung bắt buộc trong chương trình đào tạo luật Vị trí của giảng dạy quyền con người tại các cơ sở đào tạo luật được các quốc gia xác định dựa trên kế hoạch quốc gia về giảng dạy quyền con người ban hành theo hướng dẫn của Uy ban nhân quyền Liên Hợp quốc [25] Hiện đã có hang trăm nước xây dựng kế hoạch/chiến lược hành động quốc gia về giáo dục, đảo

tạo quyền con người, trong đó có ba quốc gia ở khu vực Đông Nam Á gồm Phillipines, Indonesia và Thái Lan Các kế hoạch này đều bao gồm và chú trọng việc tô chức giảng dạy quyền con người ở cấp đại học Ví dụ, ở Phillipines [26]

giảng dạy quyền con người là vấn đề rất được nhà nước quan tâm, vì thế đã được thể chế hóa và thực hiện một cách rộng rãi và có hệ thống trong các trường đại học, gồm cả những trường đào tạo cán bộ chuyên biệt (nhà trường đào tạo cảnh sát, quân đội, cán bộ trong hệ thong công vụ) Ngay từ nam 1997, Phillipines đã thông qua Kế hoạch Thập kỷ giảng dạy quyền con người 1998-2007, trong đó dé ra các mục tiêu tổng quát và cu thé cần đạt được vào cuối thập kỷ Tính đến nay, hầu hết các tỉnh và rất nhiều khu vực hành chính địa

Võ Khánh Minh, Luận án tiễn sỹ luật học, Giáo dục quyền con người ở Việt Nam, đã bảo vệ tại Học viện

Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2015, trang 110

25 United Nations Human Right — Office Of the high Commissioner, Guidelines for National Plans of Action

for Human Rights Education, A/52/469/Add.1 and A/52/469/Add.1/Corr.1, 20 October 1997 and 27 March

1998, http://www.ohchr.org/ENMssues/Education/Training/Compilation/Pages/GuidelinesforNationalPlansof

26 Khoa Luật — Dai học quốc gia Hà Nội, Bao vệ và thúc đẩy quyén con người trong khu vực ASEAN, Nxb.

Lao động — Xã hội, Hà Nội, 2012, tr.156-158.

- Philippine Human Rights Education Decade Plan 1998-2007,

20

Trang 27

phương ở Phillipines đều có những trung tâm giáo dục, đào tạo quyền conngười Ở Indonesia, Kế hoạch hành động quốc gia về quyền con người đã được thông qua ngay từ năm 1993, căn cứ vào kế hoạch này, quyền con người phải

được lồng ghép vào trong hệ thống giáo dục chính quy, bao gồm các trường đạihọc [27] Ở Thái Lan, Chương trình giáo dục căn bản được Chính phủ thông qua từ năm 2011 cũng đã yêu cau lồng ghép nhiều nội dung về quyền con người vào hệ thống giáo dục, đặc biệt là các trường đại học [28].

Chương trình giảng dạy quyền con người toàn cầu khuyến nghị xây dựng một môi trường giảng dạy quyền con người “tôn trọng và thúc đây nhân quyền và các tự do căn bản Môi trường ay tao ra cơ hội cho tat cả mọi người trong trường học dé thực hành quyền con người thông qua các hoạt động thực tế trong cuộc sống” [29].

Về quan điểm và phương pháp giảng dạy quyền con người, nhiều nước

đã xây dựng và áp dụng các phương pháp dạy học mang tính thân thiện với

người học, lay người học làm trung tâm và khuyến khích sự tham gia trong các hoạt động giảng dạy quyền con người Phương pháp thu hút sự tham gia của người học vào các giờ học giảng dạy quyền con người cũng rất đa dang, tạo sự hấp dẫn Ở một số nước áp dụng các phương pháp dạy học có sự tham gia và

học tích cực như thông qua các dự án, làm việc nhóm, đóng kịch và các nghiên

cứu trường hợp, nghiên cứu văn bản pháp luật trong những tình huống cụ thể dé giáo dục đạo đức, giảng dạy quyền con người, các bài tập tự biểu đạt và ra

? United Nations Plan of Action for the first phase (2005-2009) of the World Programme for Human Rights

Education UN Document No.A/59/525/Rev.1.

21

Trang 28

quyết định, phương pháp tranh luận, làm việc nhóm và đóng vai [30].

Tóm lại, trong mấy thập kỷ vừa qua, các nước thành viên Liên hợp quốcđã cam kết và thực hiện cam kết xây dựng chính sách giảng dạy quyền conngười ở nhiều mức độ khác nhau Ở nhiều nước, giảng dạy quyền con người đã thiết kế thành môn học độc lập hoặc lồng ghép vào trong các môn liên quan

như giáo dục hoà bình, giáo dục công dân dân chủ, giáo dục công dân, giáo dục

đạo đức, giáo dục vì sự phát triển bền vững hay giáo dục kỹ năng sống hoặc đặt trong các chủ đề xuyên suốt chương trình giáo dục Các nước đã có những nỗ lực tích cực đề đưa giảng dạy quyền con người vào chương trình giáo dục bậc cao (giáo dục đại học) Đây là những kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách giảng dạy quyền con người

ở nước ta [31].

3° Võ Khánh Minh, Luận án tiến sỹ luật học, Giáo dục quyền con người ở Việt Nam, đã bảo vệ tại Học viện

Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2015, trang 11

3! Võ Khánh Minh, Luận án tiến sỹ luật học, Giáo dục quyền con người ở Việt Nam, đã bảo vệ tại Học viện

Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2015, trang 115

22

Trang 29

Kết luận Chương 1

Giảng day quyên con người tại các cơ sở đào tạo luật được là tổng thé các biện pháp, cách thức mà giảng viên sử dụng để truyền đạt nội dung kiến thức quyền con người cho sinh viên, nhằm hình thành năng lực hiểu biết, thái độ, hành vi xử sự dựa trên nền tảng văn hoá nhân quyền Giang dạy quyền con

người tại các cơ sở đào tạo luật đòi hỏi sự tương tác giữa giáo viên và sinh viên

và những phương pháp giảng dạy đặc thù nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Giảng dạy quyền con người tại các cơ sở đảo tạo luật có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách của nhữngngười làm công tác pháp luật trong tương lai, từ đó góp phần xây dựng văn hóa

quyền con người và nhà nước pháp quyên.

Các yếu tô cơ bản cần tính đến khi xây dựng chương trình và phương pháp giảng dạy quyền con người tại các cơ sở đào tạo luật bao gồm: Mục tiêu, nội dung, nguyên tắc, hình thức, phương pháp, chủ thể giảng dạy, đối tượng người học Hoạt động giảng dạy quyền con người tại các cơ sở đảo tạo luật có thé bị chi phối, tác động của nhiều nhân tố khác nhau, vì vậy, cần xác định, phân tích những nhân tố đó dé có thể tổ chức hoạt động nay một cách phù hợp, hiệu quả.

Việc tham khảo kinh nghiệm một số quốc gia về giảng dạy quyền con người trong hệ thong giáo duc nói chung, tai các cơ sở dao tạo luật nói riêng, là rất cần thiết và hữu ích cho việc triển khai thực hiện giảng dạy quyền con người ở các

cơ sở đào tạo luật của Việt Nam.

23

Trang 30

Chương 2

CƠ SỞ CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ, THỰC TIỀN VÀ THỰC TRẠNG

GIANG DẠY QUYEN CON NGƯỜI TRONG MỘT SO CƠ SỞ DAO TẠO LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn của việc giảng dạy quyền con

người ở các cơ sở đào tạo luật của Việt Nam

2.1.1 Cơ sở chính trị

Cơ sở chính trị cho việc giảng dạy quyền con người ở các cơ sở đào tạoluật của Việt Nam chính là quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người và về giáo dục quyền con người.

Về quyền con người

Van đề quyền con người và bảo vệ quyền con người đã được đặt ra ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời Với mục tiêu theo đuôi, khẩu hiệu dau tranh ngay khi thành lập (1930) là “Việt Nam tự do”, đấu tranh và xây dựng một xã hội người dân được “tự do tổ chức”; “nam, nữ bình quyền”, phổ cập

giáo dục, người công nhân chỉ làm việc 8 giờ/ngày, trong Luận cương cách

mạng Việt Nam, tại Đại hội lần thứ II (1951), đã khang định rõ mục tiêu của cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo là: “ bảo vệ chính quyền nhân dân, bảo vệ quyền lợi của dân và bảo đảm việc công dân làm tròn nghĩa vụ với Tổ quốc Quyền lợi đó là: được hưởng quyền con người, dân quyền và tài quyên Nghĩa vụ đó là: bảo vệ đất nước, ủng hộ chính quyền nhân dân, đóng góp cho công quỹ, giữ gìn và phát triển tài sản chung của quốc gia [32]” Tuy nhiên, dohạn chế bởi hoàn cảnh lịch sử, Đảng phải tập trung lãnh đạo đất nước hoànthành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, nên cũng giống như các nước XHCN khác, suốt một thời gian dài (cho đến đầu những năm 1980) thậm chí trước khi

3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2001, t.12, tr.105.

24

Trang 31

hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đồ (1991), khái niệm quyền connguoi rat it được sử dụng ở Việt Nam, đặc biệt chưa chú trọng nghiên cứu vềmặt lý luận và tổng kết thực tiễn Bên cạnh đó, do nhận thức máy móc, giao điều về chủ nghĩa xã hội và con đường di lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, cũng như mắc sai lam chủ quan, duy ý chí (như nóng vội, đốt cháy giai doan ), nên nhiều quy định về quyền con người, quyền công dân, mặc dù đã được quy định trong Hiến pháp, pháp luật tuy rất tốt đẹp nhưng không phù hợp thực tế, nhiều quyền không thực hiện được.

Quá trình đôi mới, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế đã giúp Đảng nhận thức ngày càng rõ hơn về thời đại, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, trong đó có vấn đề tôn trọng, bảo đảm quyền con người.

Đại hội VI của Đảng (1986), mặc dù trong văn kiện Đại hội chưa đề cập khái niệm quyền con người, nhưng quan điểm xuyên suốt là: “Cung với việc chăm lo đời sống nhân dân, các cơ quan nhà nước phải ứôn trong và bảo đảm những quyền công dân mà Hién pháp đã quy định [33]” và “ bao đảm quyền dân chủ thật sự của nhân dân lao động, đồng thời kiên quyết trừng trị những kẻ vi phạm quyền làm chủ của nhân dân” [34].

Tại Đại hội lần thứ VII (1991), lần đầu tiên khái niệm quyền con người

chính thức được ghi nhận trong văn kiện Đảng: “Nhà nước định ra các đạo luật

nhằm xác định các quyền công dân và quyền con người” [35] Nhận thức chính trị này đã trực tiếp đưa đến khái niệm “quyền con người” lần đầu tiên được hiến định (Điều 50 Hiến pháp năm 1992).

Xuất phát từ những diễn biến mới của tình hình trong nước và thế giới,năm 1992, Ban Bi thư Trung ương Dang ban hành Chỉ thị số 12-CT/TW về Vandé quyên con người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta Chỉ thị số 12-CT/TW

33 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ VI, Nxb.Sựthật, H.1987, tr.112.34 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NxbSuthat, H.1987, tr.117.

35 Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng dat nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb.Sự

thật, H.1991, tr.19.

25

Trang 32

(1992) là một hệ thống quan điểm cơ bản của Đảng về quyền con người Ké từ đây, van dé bảo dam, bảo vệ quyền con người đã từng bước được thê hiện rõ hơn

trong các văn kiện Đảng qua các kỳ đại hội, tạo cơ sở chính trị cho mọi hoạt

động tôn trọng, bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Đại hội lần thứ IX của Đảng (2001) lần đầu tiên khăng định trách nhiệm quốc gia về quyền con người: “Chăm lo cho con người, bảo vệ quyền va lợi ích hợp pháp của mọi người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia” [36].

Đại hội X của Dang (2006) nhắn mạnh yêu cầu “Xây dựng NNPQ XHCNViệt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là yêu cầu bức thiết củaxã hội; Nhà nước phải thể chế hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả quyền công dân, quyền con người” [37] Đại hội lần thứ XI của Đảng (2011) đã thông qua

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bỗ sung, phát triển năm 2011) trong đó nhiều quan điểm về tôn trọng, bảo vệ quyền con người được tông kết, nhắn mạnh: “Con ñgười là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thê phát triển Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyên và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm

chủ cua nhân dan” [38] Cùng với việc đưa nội dung quyền con nguodi vào tat cả các văn kiện, Đại hội lần thứ XII của Đảng (2016) nhấn mạnh tiếp tục: “Thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 hoàn thiện hệ thống pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyên và nghĩa vụ của công dân” [39]; “bảo đảm mỗi người dân đều được thụ hưởng thành quả của công cuộc đổi mới” Lần đầu tiênvăn kiện Đại hội sử dụng khái niệm “an ninh con người” - một bổ sung quan

trọng của Liên hợp quôc nhăm bảo vệ hiệu quả các quyên con người, đông thời

3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Dai hội đại biểu toàn quốc lẫn thứ IX, Nxb.Chinh trị quốc gia Sự thật, H.2001, tr.134.37 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Dai hội đại biểu toàn quốc lân thứ X, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2006, tr.72.3Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ XI,Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, tr.763 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ XH, Nxb.Chinh trị quốc gia Sự thật, H.2016, tr.169.

26

Trang 33

nhân mạnh việc đôi mới nhận thức về van dé an sinh xã hội: “Chuyên từ hỗ trợnhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh xã hội” Đại hội lần thứ XIII của Dang(2021) tiếp tục phát triển nhận thức về quyền con người trong thời kỳ mới củađất nước - thời kỳ đây mạnh mọi hoạt động đối nội và đối ngoai nham hién thuc hóa khát vọng xây dung đất nước hùng cường, vào dip kỷ niệm 100 thành lập nước Trên cơ sở tổng kết thực tiễn 35 năm đổi mới, Đại hội có cách tiếp cận mới về chủ thể hưởng quyền, với quan điểm “Nhân dân là trung tâm, là chủ thé của công cuộc đôi mới, xây dung và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phat từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính dang

aA

cua nhan dan, lay hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phan dau” [40] Quan điểm xem Nhân dan là trung tâm, là chủ thé trong chiến lược phát trién, đã làm sáng rõ hơn về chủ thể hưởng quyền con người đó chính là Nhân dân Từ cách tiếp cận này, Đại hội lần thứ XIII của Dang đã đặt ra yêu cầu “Dang và nhà nước ban hành đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật tạo nền tảng chính trị, pháp lý, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân” [41] Nhắn mạnh vai trò và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó đặc biệt là vai

trò của các cơ quan nhà nước trong tôn trong, bảo vệ quyền con người Về giáo dục quyền con người

Van đề giáo dục quyền con người cũng đã được đề cập trực tiếp và gián tiếp trong các Chỉ thị số 12/CT/TW ngày 12/7/1992 của Ban bí thư trung ương về vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng: Chỉ thị số 32/CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 09/12/2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phô biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành phápluật của cán bộ nhân dân; Chỉ thị số 44/CT-TW ngày 20/7/2010 của Ban bí thưTrung ương Đảng về công tác nhân quyên trong tính hình mới

4°Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lẫn thứ XIII, Nxb.Chinh trị quốc gia Sự that,

*IĐảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ XIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật,

H.2021, trang 173

27

Trang 34

Chỉ thị số 32/CT/TW quy định: “ Xác định rõ phổ biến, giáo dục pháp

luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của

toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Trong những năm tới, can tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện thật tốt công tác này dé góp phan tạo chuyển biến căn bản vẻ ý thức tôn trọng pháp luật và nghiêm chỉnh chấp

hành pháp luật cua can bộ và nhân dan” Chỉ thi đã xác định trách nhiệm của

công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật nói chung, trong đó có công tác giáo dục về quyền con người thuộc về toàn bộ hệ thống chính tri, theo đó các cấp, các ngành, các bộ phận trong bộ máy chính trị đều có nhiệm vụ thực hiện công

tác này.

Trong khi đó, Chi thị số 12/ CT/TW ngày 12/7/1992 nhân mạnh “can day mạnh công táctuyên truyền giáo dục trong nhân dân ta dé mọi người hiểu rõ quan điểm, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về quyên con người, quyênvà nghĩa vụ của công dân ” Chi thị số 41/2004/CT _TTg ngày 2/12/2004 cũng khang định “ đành mối quan tâm thường xuyên trong giáo dục đối với các tang lớp nhân dân nói chung và tang lớp thanh niên, sinh viên, học sinh, đồng bào theo đạo, đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng về nhân quyên” Đặc biệt, Chỉ thị số 44/CT-TW ngày 20/7/2010 nêu ra chủ trương “Nghiên cứu đưanội dung về nhân quyên vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dan” Chỉ thị số 44/CT-TW ngày 20/7/2010 của Ban bí thư Trung ương Đảng về công tác nhân quyền trong tình hình mới đã chỉ ra “Mục đích của công tác tuyên truyễn, giáo dục là nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, lựclượng vũ trang và nhân dân về công tác bảo vệ, đấutranh về nhân quyên trongtình hình mới Nắm và hiểu rõ quan điểm, chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quyên con người, quyền và nghĩa vụ của công dân; về thành tựu đảm bảo quyền con người ở Việt Nam và kết quả đấu tranh với các luận điệu sai trái; phản bác các luận điệu vụ cáo, xuyên tạc tình hình nhân quyên 6Viét Nam”.

28

Trang 35

Như vậy, từ những phân tích ở trên, có thê thấy Đảng Cộng sản Việt Namluôn quan tâm và tăng cường công tác tuyên truyền, giảng dạy nhân quyền Đây là cơ sở chính trị cho việc tô chức giảng dạy nhân quyền trong hệ thống giáo dục của nước ta, bao gồm ở các cơ sở đảo tạo luật.

2.1.2 Cơ sở pháp lý

Xét tông quát, cơ sở pháp lý cho hoạt động giảng dạy nhân quyền ở nước ta trước hết xuất phát từ nghĩa vụ thực thi các điều ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã tham gia Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, với chủ trương tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, Nhà nước đã tích cực, chủ động phê chuẩn, gia nhập 7/9 công ước cơ bản của Liên hợp quốc về quyền con người đó là: Công ước quốc tế về ngăn ngừa và trừng trị tội ác diệt chủng;

Công ước quốc tế về loại trừ tat cả các hình thức phân biệt chủng tộc; Công ước quốc tế về ngăn ngừa và trừng trị tội ác A-pac-thai; Công ước quốc tế về các quyên dân sự và chính tri; Côngước quốc tế về các quyên kinh tế, xã hội và văn hóa; Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đốixử đối với Phụ nữ; Công ước về không áp dụng thời hiệu tổ tung đối với Tội phạm chiến tranh và Tội phạm chống lại nhân loại; Công ước quốc tế về quyên trẻ em; Công ước chong tra tan; Công ước quốc té về quyên của người khuyết rật Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã phê chuẩn, gia nhập 25 công ước

của ILO, trong đó có 7/8 công ước cơ bản Với các công ước quốc tế về quyền con người ma Việt Nam là thành viên, Việt Nam cam kết thực hiện và coi đó

là trách nhiệm chính trị, pháp lý của Nhà nước Như vậy, cùng với các văn bản

pháp luật trong nước và các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam tham gia tạo cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho toàn bộ hoạt động của Nhà

nước, cán bộ công chức, viên chức nhà nước trong bảo vệ, bảo đảm quyền con người Tuy nhiên, điều này đặt ra nghĩa vụ với nhà nước trong việc tuyêntruyền, phô biến , giảng dạy nội dung những công ước đó đến toàn thể nhân

dân và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

29

Trang 36

Xét từ khía cạnh trong nước, giảng dạy nhân quyền ở nước ta cũng xuất phát từ yêu cầu thực thi các quyền hiến định và luật định Về vấn đề này, Nhà nước Việt Nam đã xây dựng được hệ thống pháp luật về quyền con người tương đối toàn diện, phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước và từng bước tương thích với các quy định quốc tế về quyền con người [42] Đến nay, pháp luật về quyền con người đã điều chỉnh hau hết các lĩnh vực quan trọng của đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sông kinh tế, chính trị, xã hội Đặc biệt, trong nhiệm kỳ Quốchội khóa XIII, Quốc hội đã ban hành Hiến pháp năm 2013 - được xem là đỉnh caotrong hoạt động lập hiến bảo vệ quyền con người Hiến pháp năm 2013, gồm 120điều, trong đó dành 36 điều quy định về quyên con người, quyền và nghĩa vụ của công dân; chế định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân không chỉ được quy định ở chương riêng (Chương 2) còn nằm ở nhiều chương khác nhau của Hiến pháp Các quy định về quyền con người trong hiến pháp là những bảo đảm pháp lý cao nhất của Nhà nước dé tôn trong, bảo vệ và thực hiện quyền conngười Trên cơ sở các nguyên tắc hiễn định hàng loạt các luật, bộ luật chuyên ngành được ban hành đã cụ thé các quy định của hiến pháp về quyền con người tạo cơ sở pháp lý toàn diện bảo đảm quyền con người về dân sự, chính trị; các quyền kinh tế, xã hội va văn hóa; quyền của các nhóm xã hội dé bị ton thương.

Những quy định trên đây đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc, là nền tảng cho hoạt động bảo vệ và thúc đây nhân quyền nói chung và hoạt động giảng dạynhân quyền ở nước ta nói riêng trong hệ thống các trường đại học, bao gồm các

cơ sở đào tạo luật.

2.1.3 Cơ sở thực tiễn

Giáo dục đại học ở hầu hết các quốc gia trên thế giới là bậc giáo dục nhằm đảo tạo những con người trực tiếp tham gia vào từng lĩnh vực cụ thể

của quá trình vận hành và phát triển đất nước, là bậc giáo dục đào tạo ra thế hệ quyết định tương lai của các quốc gia Chính vì vậy, một trong những chiến

“Hoc viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, giáo trình Lý luận và pháp luật về QCN, Nhà xuất ban Lý luận

chính trị H, 2021, trang 200.

30

Trang 37

lược quan trọng nhằm thúc day và phát triển nhân quyền của các quốc gia, các tổ chức quốc tế là đưa van đề giảng dạy nhân quyền vào chương trình giáo dục đại học dé dạy về nhân quyền cho thế hệ quyết định tương lai của đất nước, tạo ra một thế hệ trẻ hiểu về nhân quyên, tôn trọng nhân quyền và hành động vì nhân quyền từ đó tạo nên một nền văn hóa nhân quyên.

Bên cạnh đó, nhân quyền hiện nay đã trở thành một van dé mang tính toàn cau, là một trong những yếu tố không thé thiếu trong quan hệ quốc tế Việt Nam là một thành viên trong cộng đồng quốc tế, do đó muốn hội nhập vào đời sống văn hóa, kinh tế, chính trị quốc tế, Việt Nam cũng cần phải gan nhan quyén vaomoi linh vuc doi song kinh tế, chính tri, xã hội của dat nước, luôn luôn phải hiểu về nhân quyền và đề cao nhân quyền Thêm vào đó là chủ trương phát triển toàn diện con người Việt Nam trong đó có nội dung về quyền con người đã trở thành một trong những mục tiêu cơ bản của Đảng, Nhà nước Tất cả những vấn đề này cho thay có một nhu cầu thực tiễn về giảng dạy nhân quyên trong hệ thống giáo dục, trong đó bao gồm các cơ sở đảo tạo luật ở nước ta.

Ở Việt Nam, tính đến năm 2020, cả nước có 460 trường đại học và cao đăng, bao gồm 224 trường đại học và 236 trường cao đăng [43].Xét riêng về các cơ sở đào tạo luật, có gần 100 trường luật và các khoa luật ở các trường đại học đào tạo liên ngành Số lượng sinh viên luật và được học đại cương luật hàng năm lên đến hàng chục ngàn người Những sinh viên này sau khi tốtnghiệp sẽ hoạt động trong nhiều lĩnh vực dé phát triển đất nước, trong đó bao gồm các nghề luật Công việc của họ sẽ có những anh hưởng hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đến những quyên và lợi ích của người dân trong nước,hay nói rộng ra sẽ có những liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đềnhân quyền Vì vậy giảng dạy nhân quyền trở thành một nội dung thiết

yêu đôi với tât cả các trường luật ở các mức độ khác nhau.

4 https://www.vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N 1479

31

Trang 38

2.2 Thực trạng giảng dạy quyền con người ở một số cơ sở đào tạo

luật của Việt Nam

2.2.1 Thực trạng giảng dạy quyền con người ở một số cơ sở đào tạo

luật chuyên luật

Giảng dạy quyền con người trong các trường đại học đào tạo chuyên luật là hết sức cần thiết, bởi các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, do đặc thù nghé nghiệp ngành luật

Theo Văn phòng Cao ủy Nhân quyền của Liên Hợp Quốc thì "các chuyên gia pháp lý độc lập đóng vai trò cơ bản trong việc bảo vệ các quyền con người Họ là những người bảo vệ pháp luật nhân quyền quốc tế, đảm bảo răng nóđược thực thi trong quá trình tư pháp va cá nhâncó quyên lợi bi vi phạm cóthê tìm thấy một biện pháp bảo vệ hữu hiệu trong nước" OHCHR cũng cho rằng ngành pháp lý quan trọng chuẩn bị cho việc thực hành trong việc bảo vệ và thúc day quyền con người trên thé giới Ở Việt Nam, van dé này được nhận định: "Nhà nước nhận thức về tầm quan trọng của giảng dạy nhân quyền Nhà nước hiểu rang giáo dục quyền con người trong các trường đại hoc, đặc biệt là các trường đại học luật, là một trong những kênh hiệu quả dé phổ biến kiến thức về quyền con người và thông tin về bảo vệ quyền con người và thúc đây rộng rãi trong côngchúng Điều này cũng tạo điều kiện cho việc dao tạo các nhànghiên cứu và cán bộ hoạt động trong lĩnh vực quyền con người ở Việt Nam.

Do đó, chất lượng giáo dục quyền con người trong các trường đại học đảo tạo chuyên ngành luật ảnh hưởng đến hiệu quả của việc thúc đây và bảo vệ quyền

con người”.

Bên cạnh đó, cử nhân luật sau khi ra trường sẽ là nguồn lực chủ yếu phục

vụ trong các hoạt động lập pháp, tư pháp và hành pháp của nhà nước, họsẽ trực

tiếp tiến hành hoặc tham gia vào các hoạt động truy tố, xét xử và thi hành ánhình sự, là những người có thê đưa ra phán quyết quyết định những quyền cơbản của một con người thậm chí quyết định cả vấn đề liên quan đến quyền sống của người đó Hoặc cử nhân luật có thé trở thành những người đứng ra dé

32

Trang 39

bảo vệ quyền lợi của những người bị buộc tội hoặc có những người tham gia trực tiếp vào việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến quyền lợi của công dan Do đó những con người nay cần phải có hiểu biết về quyền con người một cách sâu sắc đề họ thực sự tôn trọng và bảo đảm các quyền cho công

dân trong công tác của mình Chính vì vậy, sinh viên các cơ sở đào tạo chuyên

ngành luật cần được đào tạo một cách bài bản, đầy đủ về vấn đề quyền con người dé hiểu về nhân quyền, tôn trọng nhân quyền từ đó trong hoạt động thực tiễn của mình sau khi tốt nghiệp đảm bảo gắn với nhân quyền và vì nhân quyền Mặt khác, giáo dục về nhân quyền cho sinh viên các trường đảo tạo luật

còn giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng cho sinh viên luật khi ra trường

hiểu biết về nhân quyền và mối liên hệ giữa quyền con người với pháp luậtthực định trong nước, với Nhà nước họ sẽ có cái nhìn đúng dan về van đề nhân quyền, tôn trọng và bảo vệ nhân quyền trong khuôn khổ tôn trọng pháp luật quốc gia và quốc tế và khi tham gia vào các hoạt động nghề nghiệp.

Cuối cùng, các trường đảo tạo luật cũng chính là cái nôi sinh ra các nhà lập pháp của đất nước, vì thế, việc hiéu biết về nhân quyền ngay từ trên ghế nhà trường giúp cho các nhà lập pháp khi tiến hành xây dựng luật sẽ gắn vấn đề nhân quyền vàomọi lĩnh vực của pháp luật, đưa pháp luật trở thành công cụ dé bảo vệ và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân và ngày càng phù hợp

với pháp luật quốc tế.

Theo thống kê, đến tháng 4 năm 2021, cả nước đã có 95 cơ sở đảo tạo

luật ở bậc cử nhân, [44] trong đó có khoảng 10 cơ sở đảo tạo cử nhân luật lớnvà uy tín như: Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật thuộc Đại

học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, TrườngĐại học Luật thuộc Đại học Huế, Khoa Luật Đại học Mở Hà Nội, Khoa Luật

44 Thế Kha, Hoàn thảnh việc sắp xếp lại 95 cơ sở đảo tạo luật trong cả nước, Dân Trí Điện tử,

https://dantri.com.vn/xa-hoi/hoan-thanh-viec-sap-xep-lai-95-co-so-dao-tao-luat-trong-ca-nuoc-20210429165308565.htm (truy cập ngày 02/08/2022).

33

Trang 40

Đại học Vinh, Khoa Luật Dai học Cần Thơ trong đó 03 cơ sở dao tao lớnnhất là Trường Đại học Luật Hà Nội (có khoảng 10.000 sinh viên), Trường Đạihọc Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (có khoảng 3.200 sinh viên),

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (có khoảng 9.000 sinh viên).

Hiện tại các trường dai học dao tạo chuyên ngành luật đều đã đưa vấn đề nhân quyền vào chương trình giảng dạy nhưng ở mức độ khác nhau Một số trường có môn học riêng, thậm chí có chương trình cao học riêng về quyền con người như Trường Đại học Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, trong khi có trường mới có môn học riêng ở cấp cử nhân, hoặc lồng ghép vấn đề quyền con người vào giảng dạy ở nhiều môn học ở cấp cử nhân và thạc sĩ Dưới đây khái quát tình hình giảng dạy quyền con người ở một số trường luật tiêu biểu:

Trường Đại học Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

Hoạt động giảng dạy quyền con người ở Trường Đại học Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã hình thành từ năm 2007 và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận Nội dung các vấn đề liên quan đến nhân quyền từ lâu đã được giảng dạy lồng

ghép trong các môn học của chương trình đào tạo của Trường, ví dụ như:

e_ Môn Luật Hiến pháp có nội dung về nhân quyền ở góc độ từ lý thuyết căn bản về Hiến pháp, van đề quyền con người được đề cập đến như một mục tiêu của sự ra đời Hiến pháp Trong nội dung môn học, nhân quyền được giảng dạy trong chương “Quyển con người, quyên và nghĩa vụ cơ bản của công dan”, theo đó, cáckhía cạnh của quyền con người được sinh viên khai thác, tìm hiểu là: khái niệm vềquyền con người, nội dung cơ bản của quyền con người, các quyền và nghĩa vụ cơbản của công dân theo Hiến pháp Việt Nam, đặc điểm của quyền con người ở ViệtNam và việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam.

e Môn học Công pháp quốc tê, van đề nhân quyền được đưa vào là mộtbài học độc lập với nội dung về bảo vệ quyền con người trong pháp luật quốc tế, ở đó, các văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng về quyền con người được giới

thiệu cho sinh viên đọc và tìm hiệu.

34

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:24

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w