Ở thời điểm hiện tại, Skinner là nhà tâm lý học được nhiều người công nhận ở trường phái Tâm lý học hành vi, và lý thuyết của ông là một trong những lý thuyết có ảnh hưởng nhất đến tâm l
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ HỌC
CHÂN DUNG NHÀ TÂM LÝ HỌC BURRHUS FREDERIC SKINNER – TRƯỜNG PHÁI TÂM LÝ HỌC HÀNH VI
Sinh viên thực hiện:
48.01.611.001 – Bùi Thị Hoài An
48.01.611.013 – Nguyễn Thu Hà
48.01.611.033 – Lương Thị Thu Lan
48.01.611.035 – Đào Trần Gia Linh
48.01.611.042 – Đặng Nguyễn Ngọc Minh
48.01.611.083 – Trần Thị Kim Tiền
48.01.611.090 – Nguyễn Thị Kiều Trinh
Trang 2I Giới thiệu chung
Burrhus Frederic Skinner (1904 - 1990) là một nhà tâm lý học người Mỹ có ảnh hưởng lớn vì những đóng góp của ông cho việc phát triển lý thuyết hành vi Ở thời điểm hiện tại, Skinner là nhà tâm lý học được nhiều người công nhận ở trường phái Tâm lý học hành vi, và lý thuyết của ông là một trong những lý thuyết có ảnh hưởng nhất đến tâm lý học Không những thế những học thuyết, phát minh của ông cũng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội đặc biệt là trong giáo dục, cách dạy học Giới học thuật đương đại coi Skinner, cùng với John B Watson và Ivan Pavlov, là nhà tiên phong của chủ nghĩa hành vi hiện đại Trong bảng xếp hạng năm 2002 của các nhà tâm lý có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX, Skinner được xếp ở vị trí thứ 1
Trang 3Một số giải thưởng của B F Skinner:
1966 – Giải thưởng Edward Lee Thorndike, Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ
1968 – Huy chương Khoa học Quốc gia của Tổng thống Lyndon B Johnson
1971 – Huy chương vàng của Quỹ tâm lý Mỹ
1972 – Giải thưởng Con người của năm
1990 – Trích dẫn đóng góp trọn đời nổi bật cho Tâm lý học
II Tiểu sử
1 Thời thơ ấu
B F Skinner sinh ngày 20/03/1904 tại Susquehanna, một thị trấn đường sắt nhỏ thuộc New York (Mỹ) Ông sống cùng em trai và cha mẹ trong một gia đình trung lưu
ổn định, đầm ấm Cha ông là một luật sư và mẹ ông là nội trợ Ông được nuôi dưỡng theo lối truyền thống và cả nhà làm việc rất chăm chỉ cần cù Skinner được giáo dục theo các chuẩn mực đạo đức nghiêm khắc Ngay từ nhỏ, Skinner đã tỏ ra thông minh, nhanh nhẹn khi tự chế ra các thiết bị hỗ trợ cho việc sinh hoạt của mình (xây 1 cabin trong rừng, thiết kế một hệ thống tuyển nổi để tách quả chín ra khỏi quả mọng xanh…)
2 Con đường học vấn
Skinner theo học tại Đại học Hamilton ở New York với ý định trở thành một nhà văn Nhưng ông gặp bất lợi về mặt xã hội tại trường bởi quan điểm trí thức của mình Ông từng tham gia viết các bài báo ở trường nhưng vì là một người theo chủ nghĩa vô thần, ông đã chỉ trích những truyền thống ở trường đại học của mình
Sau khi nhận bằng Cử nhân Văn học Anh năm 1926, ông theo học tại Đại học Harvard Khi theo học tại Harvard, Fred S Keller - một sinh viên khác, đã thuyết phục Skinner rằng ông ta có thể tạo ra một khoa học thực nghiệm về nghiên cứu hành vi Sự kiện này đã tạo cơ hội cho Skinner phát minh ra một nguyên mẫu của chiếc hộp Skinner
và về sau cùng cộng tác với Keller trong việc tạo ra các công cụ khác cho các thí nghiệm nhỏ
Sau khi tốt nghiệp, Skinner không thành công khi cố gắng viết một cuốn tiểu thuyết tuyệt vời trong lúc ông sống với cha mẹ mình, thời kỳ mà sau này ông gọi là 'Những năm đen tối' Ông cảm thấy vỡ mộng với khả năng văn chương của mình bất
Trang 4không có nhiều kinh nghiệm sống và không có quan điểm cá nhân sâu sắc để có thể viết lách
Khoảng thời gian ở Greenwich Village, Skinner có dịp đọc các tác phẩm của Pavlov và Watson, ông đã được truyền cảm hứng rất lớn và bén duyên với chủ nghĩa hành vi của John B Watson Điều đó đã mang Skinner đến với lĩnh vực tâm lý học Từ
đó ông đã kế thừa chủ nghĩa hành vi của Watson và phát triển thành phiên bản chủ nghĩa hành vi của riêng mình
3 Sự nghiệp
B F Skinner là một nhà tâm lý học, nhà hành vi học, tác giả, nhà phát minh và nhà triết học xã hội người Mỹ Ông nhận bằng Tiến sĩ từ Harvard vào năm 1931 Skinner từng có thời gian công tác tại trường Đại học Tiểu bang Minnesota, trường Đại học Indiana trước khi được mời đến đại học Harvard và công tác ở đó đến cuối đời
Skinner được đánh giá là người xuất sắc với nhiều đóng góp nổi bật Trong những năm tháng cống hiến cho lĩnh vực Tâm lý học, ông đã phát minh và sáng chế ra nhiều sản phẩm, thiết bị phục vụ cho nghiên cứu của thuyết hành vi Ông đã đặt nền móng và xây dựng cho học thuyết nền tảng của Tâm lý học Không những thế những học thuyết cùng phát minh của ông có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác trong xã hội Ông là một người rất năng động, tham gia nhiều cuộc nghiên cứu và hướng dẫn hàng trăm nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ
Ông còn viết rất nhiều sách và trở thành một nhà viết sách tâm lý nổi tiếng Ông
đã xuất bản tới 21 cuốn sách và 180 bài viết khác nhau trong sự nghiệp của mình
III Những đóng góp cho nền tâm lý học
1 Về các học thuyết
Toàn bộ học thuyết được Skinner đưa ra trong cuộc đời mình đều dựa trên nguyên lý vận hành có điều kiện Theo ông, các sinh thể luôn ở trạng thái vận hành trong môi trường sống của mình, không ngừng vận động và di chuyển để thực hiện những gì cần làm
Trang 51.1 Học thuyết Hành vi tạo tác
Trang 6Kế thừa và phát triển thuyết hành vi cổ điển của Watson với công thức S-R (kích thích – phản ứng), Skinner tiếp tục lấy hành vi cơ thể là đối tượng nghiên cứu, tuy nhiên ông tập trung vào hành vi tạo tác Theo Skinner, cả động vật và con người có ba dạng hành vi: hành vi không điều kiện, hành vi có điều kiện và hành vi tạo tác Ba loại này có ba cơ sở tương ứng là: bẩm sinh, phản xạ có điều kiện và quá trình điều kiện tạo tác Sự khác biệt đầu tiên giữa hành vi có điều kiện với hành vi tạo tác là hành vi có điều kiện xuất hiện nhằm tiếp cận một kích thích củng cố, còn hành vi tạo tác nhằm tạo
ra kích thích củng cố
Theo thuyết Hành vi tạo tác, nhiều phản ứng của cơ thể không phải do một kích thích không điều kiện nào đó gây ra, mà còn có thể là do cơ thể tự phóng ra Phản ứng nảy sinh để trả lời kích thích vô điều kiện và có điều kiện được Skinner gọi là các phản ứng loại S Các phản ứng do cơ thể tự phóng ra xếp vào loại R và được gọi là hành vi tạo tác Hành vi tạo tác là hành vi được hình thành từ một hành vi trước đó của chủ thể,
do tác động vào môi trường và được củng cố, đóng vai trò là tác nhân kích thích
Một khác biệt nữa giữa hành vi có điều kiện với hành vi tạo tác là hành vi tạo tác tác động đến môi trường xung quanh cơ thể, trong khi hành vi có điều kiện không làm điều đó Điều này có thể được chứng minh khi ta so sánh một thí nghiệm của Pavlov với thí nghiệm của Skinner
Trong thí nghiệm của Pavlov, ông tiến hành xích một chú chó lại và khiến nó không thể làm gì khác ngoài phản ứng (chỉ tiết nước bọt) với nghiệm viên khi họ đưa ra kích thích nào đó với nó mà không thể tự làm gì để lấy được thức ăn (không tác động đến môi trường xung quanh) Trong khi đó, hành vi tạo tác của con chuột trong hộp Skinner đem lại được nghĩa quyết định khi con chuột lấy được thức ăn (có tác động đến môi trường xung quanh) Khi chuột đạp cần gạt, nó nhận được thức ăn, còn nếu như không đạp cần thì nó không lấy được thức ăn Từ đó kết luận hành vi tạo tác của chuột
đã tác động đến môi trường xung quanh
Trong sơ đồ của thuyết hành vi tạo tác, vai trò của tín hiệu được chuyển vào trong hành vi củng cố Nói cách khác, trong hành vi củng cố, việc củng cố đóng vai trò kích thích S trong sơ đồ S – R, có thể diễn đạt theo công thức công thức S-r-s-R.Khi có kích thích (S) thì xuất hiện hành vi “r”, hành vi này được củng cố “s” sẽ xuất hiện hành vi sau cùng “R” Toàn bộ kích thích (S – r – s) chứa hành vi củng cố được xem là kích thích S trong sơ đồ S-R
Hành vi tạo tác có tính chủ động lớn hơn rất nhiều (vì nếu cần hành vi lặp lại, chỉ cần tạo ra kích thích củng cố) Yếu tố củng cố (phần thưởng hay hình phạt) là tác nhân quan trọng, giúp đối tượng chủ động tạo ra các phản ứng Như vậy, chỉ cần kiểm soát được kích thích củng cố sẽ kiểm soát được hành vi
Trang 71.2 Học thuyết Củng cố động lực
Trang 8Thuyết Củng cố động lực được xây dựng bởi Skinner, hay còn được biết đến là điều kiện hóa từ kết quả (điều hòa hoạt động), nhằm lý giải hành vi của con người tương ứng với môi trường hoặc các tác nhân kích thích xung quanh nó Điều kiện hóa
từ kết quả tập trung vào việc sử dụng hình thức củng cố hoặc trừng phạt để làm gia tăng hoặc giảm thiểu hành vi Thuyết củng cố động lực nhấn mạnh rằng một người có nhiều khả năng lặp lại một hành vi được củng cố tích cực, cũng như có nhiều khả năng lặp lại những hành vi có liên quan đến kích thích hoặc củng cố tiêu cực
Củng cố tích cực là củng cố làm tăng xác suất hành vi này xảy ra một lần nữa Việc trao thưởng càng tự nhiên, giá trị củng cố của nó càng lớn Còn củng cố tiêu cực là củng cố làm giảm thiểu, chấm dứt hoặc loại bỏ một hành vi không mong muốn Các kích thích củng cố, cả tích cực và tiêu cực, có thể được sử dụng cho mục đích cải chính hoặc thay đổi hành vi của động vật cũng như con người Chúng rất hữu ích cả trong trị liệu tâm lý, như trong môi trường học đường, gia đình hoặc thậm chí làm việc
Vai trò của củng cố tích cực trong dạy học: Trong dạy học việc củng cố hành vi tích cực cho học sinh đóng vai trò hết sức quan trọng Nhờ có củng cố học sinh tiếp tục phát huy được hành vi tốt của mình và giảm thiểu những hành vi chưa tốt, từ đó mau chóng tiến bộ hơn Theo B.F Skinner, hành vi tạo tác chính là “tác động ngược lại” có thể nhìn thấy củng cố Những hành vi của HS được củng cố sẽ đóng vai trò là cơ sở để hình thành những hành vi tiếp theo, nhờ vậy mà quá trình dạy học có thể đạt được mục tiêu, phù hợp với mục đích giáo dục
Theo Skinner để lời khen có hiệu quả và có tác dụng củng cố, GV cần tuân thủ theo những yêu cầu sau:
+ Tùy thuộc hành vi được khen thưởng
+ Làm sáng tỏ hành vi được khen thưởng
+ Khen thưởng phải dựa trên năng lực và giới hạn cá nhân
+ Cần làm cho phần thưởng trở thành vật củng cố thật sự
Hiệu quả của khen ngợi còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, thời điểm và tần số khen ngợi: Việc khen ngợi cần được tiến hành ngay sau khi có hành vi tích cực, nếu diễn ra trước hoặc để lâu thì không có hiệu quả, Khen trước tập thể lớp để đảm bảo củng cố có hiệu quả đối với những học sinh khác, nếu chỉ khen một mình học sinh đó thì hiệu quả chỉ có trong phạm vi hẹp… Cần củng cố một cách định kì để đảm bảo hành vi tích cực được lặp lại với những hoàn cảnh tương tự
Những nghiên cứu của B.F Skinner cho chúng ta thấy được khi kiểm soát được củng cố sẽ kiểm soát được hành vi; Sự CCTC thì hiệu quả hơn so với trừng phạt vì vậy, để có thể giúp học sinhlặp lại những hành vi tích cực, GV nên sử dụng CCTC trong dạy học, đặc biệt là sử dụng khen thưởng Sử dụng khen thưởng theo quy tắc của B.F Skinner là một giải pháp để củng cốcó hiệu quả trong quá trình dạy học ngày nay
Trang 92 Về các phát minh khoa học
2.1 Hộp Skinner (Skinner Box)
Khi còn trẻ, Skinner đã phát minh ra nhiều thiết bị khác nhau và ông đã ứng dụng những thiết bị này rất nhiều trong các nghiên cứu sau này về điều kiện hóa từ kết quả Skinner tạo ra một thứ gọi là Hộp điều kiện hóa từ kết quả (còn được gọi là Hộp Skinner) là một thiết bị phòng thí nghiệm được sử dụng trong phân tích thí nghiệm về hành vi của động vật Về cơ bản đó là một cái hộp có thể nhốt các con vật nhỏ như chuột hay bồ câu Hộp này cũng có một then chắn hay chốt sắt mà con vật nó thể nhấn để nhận được phần thưởng Khi nhấn vào “thao tác” này có thể đưa thức ăn cho con vật thông qua một khe hở trên tường và các phản ứng được củng cố theo cách này tăng tần suất Bằng cách kiểm soát sự củng cố này cùng với các kích thích phân biệt như ánh sáng và
âm thanh tín hiệu, hoặc các hình phạt như điện giật Các nhà thí nghiệm đã sử dụng hộp quan sát để nghiên cứu nhiều chủ đề, bao gồm lịch trình củng cố, kiểm soát phân biệt, phản ứng (khả năng nhớ) chậm, hình phạt…
Sử dụng chiếc hộp mới được phát minh của mình để nghiên cứu Kết quả của Skinner được kiểm soát tốt hơn, tạo ra kết quả có thể lặp lại và dự đoán được Buồng điều hòa hoạt động đã có đóng góp to lớn đến công cuộc nghiên cứu động vật học và các ứng dụng của nó Nó khiến cho việc triển khai các vấn đề cực kỳ hiệu quả khi mà chúng
đã có thể được nghiên cứu bằng cách đo đạt tốc độ, xác suất hoặc lực tác động của một phản ứng đơn giản, một phản ứng có thể tái diễn
Trang 102.2 Máy ghi tích lũy (Cumulative Recorder)
Trang 11Máy ghi tích lũy tạo một bản ghi bằng bút mực cho các phản hồi đơn giản được lặp lại nhiều lần Skinner đã thiết kế nó cho việc sử dụng ở buồng quan sát (operant chamber) để tiện ghi lại và xem xét tốc độ các phản hồi như ấn vào cần gạt hoặc một cái nút mổ (a key peck) Trong chiếc máy này, một tờ giấy dần dần được giàn ra từ trong một chiếc ống hình trụ Mỗi câu trả lời làm nhích một cây bút nhỏ ghi trên mặt giấy, đầu tiên là từ một mép bên giấy trước; khi bút chạm đến mép bên kia, nó nhanh chóng di chuyển về lại mép ban đầu Độ dốc của đường mực kết quả biểu thị cho tốc độ phản hồi
Ví dụ: những câu trả lời nhanh cho ra đường xiên dốc trên giấy, còn câu trả lời chậm làm cho lằn vẽ có độ dốc thấp Máy ghi tích lũy là một công cụ trọng yếu được Skinner sử dụng trong phép phân tích hành vi của ông, và sau này nó đã được các nhà thí nghiệm khác áp dụng rộng rãi Nhưng dần dần không còn được sử dụng với sự ra đời của máy tính phòng thí nghiệm và việc sử dụng đồ thị đường Khám phá thử nghiệm chính của Skinner về tỷ lệ phản hồi, được trình bày trong cuốn sách của ông với Charles Ferster, Lịch trình gia cố, có đầy đủ các bản ghi tích lũy được tạo ra bởi thiết bị này
2.3 Máy dạy học (Teaching machine)
Trang 12Máy dạy học là một thiết bị cơ khí có mục đích quản lý chương trình học được lập trình sẵn theo chương trình học Máy là hiện thân của các yếu tố chính trong lý thuyết học tập của Skinner và có ý nghĩa quan trọng đối với giáo dục nói chung và giảng dạy trên lớp nói riêng Cỗ máy là một chiếc hộp chứa danh sách các câu hỏi và có thể xem từng câu hỏi qua một ô cửa nhỏ Bên trong được thiết kế một loại máy móc mà người học có thể trả lời cho mỗi câu bằng máy này Khi đưa ra một câu trả lời đúng, người học sẽ được nhận thưởng
Skinner ủng hộ việc sử dụng máy dạy học cho nhiều đối tượng học sinh (ví dụ: từ mẫu giáo đến người lớn) và các mục đích giảng dạy (ví dụ: đọc và âm nhạc)
Máy dạy học, mặc dù có hơi thô sơ, nhưng không hề là một công cụ cứng nhắc Chúng có thể được điều chỉnh và cải tiến theo thành tích biểu hiện của người học sinh
Nó cung cấp sự củng cố tự động, tức thì và thường xuyên mà không cần sử dụng điều khiển nghịch đảo; tài liệu được trình bày mạch lạc, nhưng đa dạng và mới lạ; tốc độ học tập có thể được điều chỉnh để phù hợp với cá nhân Ví dụ: nếu một học sinh đưa ra nhiều câu trả lời không chính xác, máy có thể được lập trình lại để đưa ra những lời nhắc hoặc câu hỏi ít nâng cao hơn – ý tưởng là học sinh có được hành vi hiệu quả nhất khi họ mắc càng ít lỗi Kết quả là, học sinh hứng thú, chú ý và học tập hiệu quả Các dạng bài tập trắc nghiệm không phù hợp với máy dạy học vì chúng có xu hướng làm học sinh mắc nhiều lỗi hơn, và các trường hợp củng cố ngẫu nhiên ta không kiểm soát được cho lắm
Không chỉ hữu ích trong việc dạy các kỹ năng rõ ràng, loại thiết bị này còn có thể thúc đẩy sự phát triển của một loạt các hành vi mà Skinner gọi là tự quản Quản lý bản thân hiệu quả có nghĩa là chú ý đến các kích thích thích hợp với nhiệm vụ, tránh bị phân tâm, giảm cơ hội được khen thưởng cho các hành vi cạnh tranh, v.v Ví dụ, máy móc khuyến khích học sinh chú ý trước khi nhận phần thưởng Skinner đã đối chiếu điều này với phương pháp phổ biến trong lớp học là ban đầu thu hút sự chú ý của học sinh (ví dụ: