Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây NguyênTrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây Nguyên
Trang 1VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-TRẦN MINH TRƯỜNG
TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI TỪ THỰC TIỄN
CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN
Ngành: Luật Hiến pháp – Luật Hành chính
Mã số: 9.38.01.02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1 TS Trần Minh Đức
2 TS Dương Quỳnh Hoa
HÀ NỘI, 2024
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Nghiên cứu sinh xin cam đoan tất cả các thông tin được trích dẫn trongluận án này là các thông tin có nguồn gốc tin cậy Nghiên cứu sinh cam kếtcác kết quả nghiên cứu trong luận án này là của riêng nghiên cứu sinh
Tác giả luận án
Trần Minh Trường
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 9
1.1.Tổng quan về tình hình nghiên cứu 9 1.2.Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu về trách nhiệm hành chínhtrong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây Nguyên 271.3.Cơ sở lý thuyết và câu hỏi nghiên cứu 31
Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI 33
2.1.Khái niệm, đặc điểm và vai trò của trách nhiệm hành chính trong lĩnh vựcthương mại 332.2.Nội dung trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại 55 2.3.Nguyên tắc và phạm vi áp dụng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vựcthương mại 602.4.Hình thức và trình tự, thủ tục áp dụng trách nhiệm hành chính trong lĩnhvực
thương mại 652.5.Các bảo đảm áp dụng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại 82KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 86
Chương 3 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH 87 TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI TẠI CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN 87
3.1.Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng trách nhiệm hành chínhtrong lĩnh vực thương mại 87 3.2.Tình hình áp dụng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại tạicác tỉnh Tây Nguyên 97
Trang 43.3.Đánh giá chung về trách nhiệm hành chính trong thương mại tại các tỉnh Tây
Nguyên 105
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 123
Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI TỪ THỰC TIỄN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN 125
4.1.Phương hướng hoàn thiện trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây Nguyên 125
4.2.Giải pháp hoàn thiện trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây Nguyên 132
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 160
KẾT LUẬN 161
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 163
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Mặc dù chỉ là biện pháp cuối cùng được áp dụng, khi các biện pháp tácđộng khác không đạt được hiệu quả mong muốn, trách nhiệm pháp lý đóngvai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm tuân thủ pháp luật, củng cố trật
tự pháp luật Trong quản lý hành chính nhà nước nói chung, quản lý hànhchính về thương mại nói riêng, thông qua việc áp dụng các chế tài hành chính, trách nhiệm hành chính thực hiện chức năng xử lý các hành vi vi phạm phápluật nhằm bảo đảm sự tuân thủ pháp luật, củng cố trật tự quản lý, góp phầnvào việc bảo vệ quyền và lợi ích của các nhà sản xuất và người tiêu dùng,thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội
Hiện nay, trách nhiệm hành chính được quy định trong Luật xử lý viphạm hành chính năm 2012 Trên cơ sở Luật xử lý vi phạm hành chính năm
2012, Chính phủ đã ban hành, sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đếntrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại (Nghị định số185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạmhành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàngcấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghịđịnh số 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 185/2013/NĐ-CP)).Mặc dù, có nhiều điểm tiến bộ nhưng các văn bản quy phạm pháp luật hiệnhành vẫn bộc lộ những tồn tại làm giảm hiệu quả áp dụng pháp luật về tráchnhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại Ví dụ, các quy định pháp luậthiện hành vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý về thẩm quyền xử lý vi phạm hànhchính, các chế tài hành chính lạc hậu, không theo kịp sự phát triển khôngngừng của nền kinh tế
Trong những năm qua, đặc biệt khi nước ta mở cửa hội nhập kinh tế vớicác nước trên thế giới và trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thếgiới, tình hình vi phạm pháp luật hành chính nói chung, các vi phạm hànhchính trong lĩnh vực thương mại nói riêng đã và đang diễn ra hết sức phức
Trang 6tạp Nạn buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng hóa kém chất lượng,các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, vi phạm sở hữa trí tuệ có chiềuhướng gia tăng Phải chăng các biện pháp phòng, chống vi phạm hành chính,trong đó có trách nhiệm hành áp dụng đối các hành vi vi phạm này hiệu quảcòn thấp, chưa đủ tính răn đe đối với các đối tượng vi phạm Qua nghiên cứuthực tiễn áp dụng trách nhiệm hành chính trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên,nghiên cứu sinh nhận thấy bên cạnh những kết quả đạt được rất đáng khích lệ,vẫn tồn tại những hạn chế nhất định Tiêu biểu là tình trạng vi phạm hànhchính trong lĩnh vực thương mại ở Tây Nguyên ngày càng gia tăng về số lượng
và phức tạp về tính chất và thủ đoạn Các vụ việc xử lý vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh Tây Nguyên chỉ là phần nổi củatảng băng chìm Nguyên nhân của những hạn chế trên bao gồm nguyên nhânkhách quan, nguyên nhân chủ quan và các vướng mắc, tồn tại của pháp luật
Về nguyên nhân khách quan, địa bàn các tỉnh Tây Nguyên rộng, vớinhiều rừng núi hiểm trở, gây khó khăn trong việc triển khai công tác đấu tranhphòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại Bên cạnh đó, ýthức pháp luật và nhận thức của một bộ phận không nhỏ người dân trên địabàn các tỉnh Tây Nguyên cũng góp phần gây khó khăn, hạn chế cho công tácđấu tranh đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực thươngmại Về nguyên nhân chủ quan, cũng không thể phủ nhận rằng vẫn còn một
bộ phận không nhỏ những cán bộ, công chức trong lực lượng xử lý vi phạmhành chính trong lĩnh vực thương mại có năng lực chuyên môn hạn chế Đâycũng là nguyên nhân góp phần làm giảm hiệu quả áp dụng trách nhiệm hànhchính trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên
Về những vướng mắc, hạn chế của pháp luật, thực tiễn trên địa bàn cáctỉnh Tây Nguyên cho thấy các biện pháp chế tài vẫn chưa đủ sức răn đe (hìnhthức phạt cảnh cáo chưa thực chất và chưa hiệu quả, hình thức phạt tiền quánhẹ…); còn thiếu các chế tài đối với các hành vi phạm trên không gian mạng;việc phân định thẩm quyền chưa hợp lý dẫn đến thực trạng cán bộ trực tiếp xử
lý không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong khi đó Chủ tịch Uỷban nhân dân tỉnh phải trực tiếp xử phạt vi phạm hành chính dẫn đến công
Trang 7việc quá tải; còn nhiều chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy định của phápluật dẫn đến khó khăn, lúng túng trong áp dụng;
Như vậy, rất cần những nghiên cứu để làm rõ những vấn đề lý luận vềtrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại, trên cơ sở đó tìm ra nhữnggiải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về tráchnhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại cũng như đề ra giải pháp nângcao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnhvực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây Nguyên
Với các lý do đã trình bày trên tôi chọn đề tài “Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây Nguyên” để làm đề tài
luận án tiến sĩ luật học
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Về đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm
- Các quan điểm khoa học về vi phạm hành chính, trách nhiệm hànhchính nói chung và trong lĩnh vực thương mại nói riêng
- Các chủ trương, chính sách, pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại ở Việt Nam
- Pháp luật luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại
ở một số nước trên thế giới
- Tình hình áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên
Trang 8Về không gian, đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng áp dụng phápluật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn 05 tỉnhkhu vực Tây Nguyên.
Thời gian nghiên cứu: từ năm 2010 đến năm 2023
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể
3.1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về trách nhiệm hành chính vàthực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại tại các tỉnhTây Nguyên, luận án đề xuất các giải pháp về hoàn thiện các quy định củapháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại và nâng cao hiệuquả tổ chức thực hiện pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vựcthương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây Nguyên
3.2 Nhiệm vụ cụ thể của luận án
Để đạt được mục tiêu trên, luận án phải giải quyết được các nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, luận án phải giải quyết được những vấn đề lý luận: Trên cơ sở
kế thừa những vấn đề lý luận về trách nhiệm hành chính Luận án phải đưa rađược những nội dung sau: khái niệm và đặc điểm của hành vi vi phạm hànhchính trong lĩnh vực thương mại; khái niệm, đặc điểm và vai trò của tráchnhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại; nội dung của trách nhiệm hànhchính trong lĩnh vực thương mại; nguyên tắc và phạm vi áp dụng của tráchnhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại; hình thức và trình tự, thủ tục ápdụng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại
Thứ hai, luận án phải giải quyết được những vấn đề về thực trạng áp
dụng pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại trên địabàn tỉnh Tây Nguyên Qua đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về tráchnhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh Tây Nguyênluận án làm nổi bật được vấn đề sau: (1) Những vướng mắc, bất cập của cácquy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vựcthương mại; (2) Những khó khăn về khách quan cũng như chủ quan ảnhhưởng đến hiệu quả áp dụng pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnhvực thương mại trên địa bàn tỉnh Tây Nguyên
Trang 9Thứ ba, luận án phải đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện các
quy định của pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mạicũng như nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về trách nhiệm hành chínhtrong lĩnh vực thương mại trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biệnchứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, cùng đường lối, chủtrương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về thương mại và xử lý viphạm hành chính về hoạt động gian lận thương mại
Để giải quyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra, các phương pháp nghiên cứu
cụ thể được sử dụng trong luận án là: tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh,đánh giá và làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu đặt ra từ đề tài
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được diễn giải như sau:
(1)- Phương pháp phân tích tổng hợp: Nghiên cứu sinh thu thập thông tin,
dữ liệu và phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá để đưa ra kết quả nghiêncứu Phương pháp phân tích tổng hợp được nghiên cứu sinh sử dụng xuyênsuốt từ chương 1 đến chương 4 của luận án
(2)- Phương pháp so sánh luật học: Nghiên cứu sinh sử dụng phươngpháp so sánh luật học để nghiên cứu, so sánh pháp luật của Việt Nam về tráchnhiệm hành chính nói chung, trong lĩnh vực thương mại nói riêng với phápluật của một số nước về trách nhiệm hành chính nói chung, trong lĩnh vựcthương mại nói riêng Phương pháp so sánh chủ yếu được sử dụng tại chương
2 và 3 của luận án
(3) – Phương pháp lịch sử: Nhiều vấn đề trong luận án, như sự hình thành
và phát triển của trách nhiệm hành chính, chế tài hành chính được phân tíchdưới khía cạnh lịch sử để làm rõ các yếu tố xã hội, lịch sử chi phối hệ thốngchế tài hành chính Để từ đó làm sáng tỏ những giá trị lịch sử của những chếtài nhất định, cũng như đánh giá tính phù hợp của những chế tài đó trong thờiđại ngày nay Phương pháp lịch sử được sử dụng tại chương 2, chương 3 vàchương 4
Trang 10(4)- Sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, đa ngành và liên ngànhkhoa học xã hội và nhân văn để làm sáng tỏ những vấn đề như cơ sở khoahọc, cơ sở thực tiễn của chế tài hành chính, mô hình xử lý vi phạm hànhchính, tính hiệu quả của từng loại chế tài hành chính Phương pháp này được
sử dụng để giải quyết các vấn đề tại chương 2, 3 và 4 của luận án
(5) – Phương pháp thống kê, tổng hợp: Bằng phương pháp này, nghiêncứu sinh thu thập số liệu thống kê về tình hình vi phạm hành chính trong lĩnhvực thương mại ở các tỉnh Tây Nguyên, tình hình xử lý vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực thương mại trên địa bàn ở các tỉnh Tây Nguyên, từ đó, nghiêncứu sinh có cái nhìn đầy đủ và bao quát về thực trạng xử lý vi phạm hànhchính trong lĩnh vực thương mại ở các tỉnh Tây Nguyên
(6) – Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Bằng phương pháp này, nghiêncứu sinh đánh giá những điểm tiến bộ, những mặt còn tồn tại cần phải đượctiếp tục hoàn thiện của pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vựcthương mại thông qua phân tích các tình huống thực tế
Cách tiếp cận
Tiếp cận hệ thống : phân tích trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực
thương mại trong mối quan hệ mật thiết với vi phạm hành chính trong lĩnhvực thương mại, quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại, điều kiện –kinh tế xã hội của Việt Nam, đặc điểm, văn hoá kinh doanh của người ViệtNam và các yếu tố khác
Tiếp cận liên ngành : có sự phối hợp của nhiều ngành khoa học xã hội nhân
văn như khoa học lịch sử, xã hội học, chính trị học, luật học so sánh v.v
Tiếp cận lịch sử Quan điểm lịch sử cụ thể được quán triệt trong quá trình
nghiên cứu, đặc biệt việc xem xét mối quan hệ này qua từng giai đoạn lịch sửkhác nhau Đồng thời khi phân tích đánh giá từng mặt của mối quan hệ nàyđược quán triệt trong những bối cảnh lịch sử và những điều kiện cụ thể nhìnnhận dưới góc độ logic phát triển
5 Đóng góp và kết quả nghiên cứu
5.1 Những đóng góp mới của luận án
Luận án có một số đóng góp sau:
Trang 11Trên cơ sở nhận thức chung về trách nhiệm hành chính, luận án góp phầnhoàn chỉnh và lảm rõ nhận thức lý luận về trách nhiệm hành chính trong lĩnhvực thương mại, luận án đã đưa ra được một số vấn đề lý luận về trách nhiệmhành chính trong lĩnh vực thương mại: khái niệm và đặc điểm của hành vi viphạm hành chính trong lĩnh vực thương mại; khái niệm, đặc điểm và vai tròcủa trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại; nội dung của tráchnhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại; nguyên tắc và phạm vi áp dụngcủa trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại; hình thức và trình tự,thủ tục áp dụng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại.
Về mặt thực tiễn, luận án đã chỉ ra được những vướng mắc, hạn chế củacác quy định của pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thươngmại Đồng thời, luận án cũng đã chỉ ra những khó khăn về mặt khách quan vàchủ quan làm hạn chế tính hiệu quả trong công tác áp dụng các quy định phápluật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại Từ đó, luận án đưa
ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về tráchnhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại cũng như nâng cao hiệu quả ápdụng pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại
Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác giảngdạy và nghiên cứu pháp luật về trách nhiệm hành chính nói chung và tráchnhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại nói riêng Luận án cũng có thểđược các nhà làm luật tham khảo trong công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật
5 Kết quả của luận án
Về mặt nội dung, luận án đạt được những kết quả sau:
Thứ nhất, về góc độ lý luận, luận án làm sáng tỏ được khái niệm và đặc
điểm của hành vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại; khái niệm, đặcđiểm, vai trò của trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại; nội dungcủa trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại; nguyên tắc và phạm vi
áp dụng của trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại; hình thức vàtrình tự, thủ tục áp dụng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại.Đặc biệt về mặt lý luận, luận án đưa ra được các chế tài hành chính phù hợpvới thời đại 4.0, luận án đưa ra các tiêu chí đánh giá một hệ thống chế tài
Trang 12chuẩn Luận án cũng luận giải về mặt lý luận về nguyên tắc suy đoán không
có lỗi trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại
Thứ hai, dưới góc độ thực tiễn, luận án đạt được kết quả sau:
Luận án chỉ ra và phân tích được những vướng mắc, bất cập của các quyđịnh của pháp luật hiện hành về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thươngmại; (2) Những khó khăn về khách quan cũng như chủ quan ảnh hưởng đếnhiệu quả áp dụng pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thươngmại trên địa bàn tỉnh Tây Nguyên
Luận án đưa ra được những một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quyđịnh của pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại cũngnhư nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về trách nhiệm hành chính tronglĩnh vực thương mại trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên
Về mặt hình thức, luận án là một công trình khoa học có độ dày 150 trangA4 với cấu trúc như sau:
Lời nói đầu
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề nghiên cứu liên quan đến luận án
Chương 2: Những vấn đề lý luận về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại
Chương 3: Thực trạng áp dụng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại tại các tỉnh Tây Nguyên
Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây Nguyên
Kết luận
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu về khái niệm lĩnh vực thương mại
Cho đến nay, khái niệm lĩnh vực thương mại đã được nhiều nhà khoahọc nghiên cứu, giải quyết Có thể kể tên một số công trình khoa học tiêu biểunghiên cứu về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại như: Trần MinhTrường (2016), Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại từthực tiễn tỉnh Gia Lai, Học viện Khoa học xã hội là một luận văn thạc sĩ luậthọc; Nguyễn Thị Dung (2006), Tự do hoá thương mại và vấn đề quản lý nhànước đối với hoạt động xúc tiến thương mại, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
số 6/2006; Nguyễn Thị Hồng Hải (2017), Ngăn chặn gian lận thương mạiquốc tế sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá, Tạp chí Quản lý Nhànước, số 255 (4/2017); PGS.TS Nguyễn Văn Lịch (2007), Phát triển thươngmại Việt Nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới, Tạp chí Quản lýNhà nước, số 133/2007; TS Nguyễn Hoàng Anh & CN Bùi Ngọc Toàn(2007), Hài hoà pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế trong bối cảnh hộinhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 133/2007; PGS.TSKH.Trần Nguyễn Tuyên (2007), Kinh tế Việt Nam trong bối cảnh gia nhập tổchức thương mại thế giới, Tạp chí Quản lý Nhà nước số 133/2007; TS.Nguyễn Văn Trung & Phương Xuân Thịnh (2008), Tác động của cải cáchhành chính đến phát triển kinh tế - xã hội ở Trung Quốc, Tạp chí Quản lý Nhànước, số 152 (9-2008); Ths Hồ Trung Thành (2006), Phát triển thương mại
và những vấn đề môi trường sinh thái ở nước ta, Tạp chí Quản lý Nhà nước,
số 131/2006; TS Nguyễn Thế Tràm (2006), Để doanh nghiệp vừa và nhỏphát triển có hiệu quả trong quá trình hội nhập thương mại quốc tế, Tạp chíquản lý nhà nước, số 128/2006; Phan Thảo Nguyên (2007), Vai trò quản lýnhà nước đối với thương mại dịch vụ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế,Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8/2007; Phạm Chí Cường (2007), Quản lý
Trang 14nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân khi Việt Nam gia nhập Tổ chứcthương mại thế giới, Tạp chí Kiểm sát, số 9 (5-2007); Trần Quỳnh Anh(2014), Thực trạng quản lý nhà nước về quảng cáo thương mại với mục tiêuhạn chế hành vi cạnh tranh không lành mạnh và bảo vệ người tiêu dùng, Tạpchí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 1/2014 và nhiều công trìnhkhoa học khác.
Trong bài viết của Nguyễn Thị Dung (2006), Tự do hoá thương mại vàvấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến thương mại, Tạp chí Nhànước và Pháp luật, số 6/2006 đã khẳng định: “Tự do hoá thương mại là thuậtngữ dùng để chỉ hoạt động loại bỏ các cản trở hiện hành đối với thương mạihàng hoá và thương mại dịch vụ.” [15, 37] Với cách tiếp cận này, tác giảNguyễn Thị Dung cho rằng thương mại bao gồm cả thương mại hàng hoá vàthương mại dịch vụ
Các nhà kinh tế học thì quan niệm thương mại theo nghĩa rộng và nghĩahẹp Trong bài viết: Nguyễn Thanh Nga (2008), Nhìn lại những bước cải cáchhành chính trong lĩnh vực thương , Tạp chí Cộng sản, số 783 (tháng 01/2008),tác giả Nguyễn Thanh Nga đã tiếp cận khái niệm lĩnh vực thương mại theonghĩa rộng bao gồm các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước, kinhdoanh ngoại thương, hoạt động ngoại hối và các hoạt động khác
Trong khi đó, tác giả Chu Thanh Hải trong bài viết Phát triển kinh tế tưnhân trong lĩnh vực thương mại tỉnh Phú Thọ, Tạp chí Kinh tế và quản lý, số
17 (1-2016) lại tiếp cận lĩnh vực thương mại theo nghĩa hẹp Theo đó lĩnh vựcthương mại được đề cập trong bài viết của tác giả chỉ bao gồm hoạt động muabán hàng hoá (bán lẻ, xuất nhập khẩu), cung ứng dịch vụ tiêu dùng xã hội
Như vậy, cho đến nay khái niệm “lĩnh vực thương mại” vẫn chưa đượcthống nhất Liên quan đến xử lý vi phạm hành chính, vấn đề làm sáng tỏ kháiniệm “lĩnh vực thương mại” có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng cácvăn bản quy phạm pháp luật về vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hànhchính trong lĩnh vực thương mại, cũng như thiết kế hệ thống cơ quan và người
có thẩm quyền trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại
Trang 151.1.2 Tình hình nghiên cứu về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại
1.1.2.1 Các nghiên cứu lý luận về trách nhiệm hành chính
a) Nghiên cứu về vi phạm hành chính Vi phạm hành chính được nhiều
nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu và lý giải Về cơ bản, các nhàkhoa học đã làm rõ được khái niệm vi phạm hành chính, các yếu tố cấu thành
vi phạm hành chính Giáo trình: Đại học học Luật Hà Nội (2008), Giáo trìnhLuật hành chính, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội và Giáo trình:Nguyễn Cửu Việt (2008), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, NXB Chínhtrị Quốc gia, Hà Nội đặt những nền tảng lý luận về hành vi vi phạm hànhchính Bên cạnh đó, đã có nhiều công trình khoa nghiên cứu về hành vi viphạm hành chính, như Trần Minh Trường (2016), Xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn tỉnh Gia Lai, Học viện Khoa học
xã hội; Trần Thế Vinh (2012), Bình luận Luật xử lý vi phạm hành chính vàchỉ dẫn áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong mọi lĩnh vực, Nhàxuất bản Lao động và nhiều công trình khác Cuốn sách: PGS.TS NguyễnCảnh Hợp (chủ biên) (2015), Bình luận khoa học Luật xử lý vi phạm hànhchính năm 2012, tập 1, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ ChíMinh, khẳng định: “Để được coi là VPHC thì hành vi trái pháp luật về quản lýnhà nước phải có đủ yếu tố của cấu thành VPHC gồm: mặt khách quan, mặtchủ quan, khách thể vi phạm, chủ thể vi phạm qua đó xác định người thựchiện hành vi có phải chịu trách nhiệm hành chính hay không và tương ứng vớiquy định nào.” [35, 50]
Trong bài viết Nguyễn Cảnh Hợp (2020), Trách nhiệm hành chính: Từ lýluận đến thực tiễn lập pháp ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam số03/2020, tác giả Nguyễn Cảnh Hợp cũng đã định nghĩa về vi phạm hành chính.Tuy nhiên, cho đến này chưa có các công trình nghiên cứu một cách đầy
đủ và toàn diện về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mạinhằm chỉ rõ bản chất, tính đặc trưng của hành vi vi phạm hành chính tronglĩnh vực thương mại
Trang 16Ở phạm vi quốc tế, có một số công trình nghiên cứu về hành vi thươngmại không lành mạnh, như: Bài viết: Damien Geradin and David Henry(2005), The EC fining policy for violations of competition law: an empiricalreview of the commission decisional practice and the economy courts’judgments, European Competition journal, Vol.I, No 2; Edward P Belobaba(1977), Unfair trade practices legislation: symbolysim and substance inconsumer protection, Osgoode Hall Law Journal, Vol 15, No 02; Matthew
W Sawchak & Kip D Nelson (2012), Defining unfairness in “unfair tradepractices”, North Carolina Law Review và nhiều công trình khác Tuy nhiên,các công trình này chưa chỉ rõ được liệu rằng hành vi thương mại không lànhmạnh có phải là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mạikhông? Hành vi hành chính trong lĩnh vực thương mại có những đặc trưng gì?
b) Nghiên cứu về chế tài hành chính Trước tiên, cơ sở khoa học và cơ sở
hiến pháp của chế tài hành chính đã được các tác giả nước ngoài nỗ lực lýgiải Tác phẩm: Comino, V, 'Civil or Criminal Penalties for CorporateMisconduct: Which Way Ahead?' (2006) 34 (6) Australian Business LawReview 428-446, đã phân tích cơ sở khoa học của sự tồn tại của chế tài hànhchính: Thủ tục tố tụng hình sự phức tạp, rườm rà, mất nhiều thời gian, đối vớicác vi phạm hành chính có liên quan đến nhiều chủ thể, nhiều hành vi viphạm cùng xảy ra,…thì việc xử lý bằng con đường hình sự trở nên khó khăn,phức tạp và kém hiệu quả [125, 4] Bài viết Vicky Comino (2014), JamesHardie and the Problems of the Australian Civil Penalties Regime, UNSWLaw Journal, Volume 37(1) đã nghiên cứu lịch sử hình thành hình thức phạthành chính (civil penalties) ở Úc Cơ sở của việc hình thành hình thức phạthành chính là do việc tuân thủ sẽ hiệu quả nếu hệ thống chế tài được thiết kếtheo hình chóp, tính nghiêm khắc của các biện pháp chế tài sẽ được xác địnhtrên cơ sở tính nghiêm trọng của hành vi vi phạm, chế tài nghiêm khắc nhất ởtrên chóp, theo đó chế tài hình sự chỉ nên áp dụng đối với các hành vi vi phạmnghiêm trọng hoặc có tính thường xuyên Hơn nữa thủ tục áp dụng chế tàihành chính ít phức tạp và mất ít thời gian hơn tố tụng hình sự Vì vậy, chế tàihành chính được đề xuất đưa vào pháp luật của Úc
Trang 17P Cacaud, M Kuruc & M Spreij (2003), Administrative Sanctions inFisheries Law, Food and Agriculture Organization of the United States, Rome
2003, http://www fao.org/docrep/006/Y5063E/y5063e00.htm#Contents nghiên cứu thực tiễn ở Hoa Kỳ và Pháp để tìm ra cơ sở hiến pháp của việc ápdụng chế tài hành chính bởi cơ quan hành chính Theo đó, Toà án tối cao liênbang Hoa Kỳ thừa nhận cơ quan hành chính có quyền lực bán lập pháp vàquyền lực bán tư pháp để thực hiện chức năng hành pháp Ở Pháp, vào năm
1989, Hội đồng Hiến pháp xem xét việc cơ quan hành chính có quyền áp dụngchế tài hành chính Hội đồng Hiến pháp đánh giá rằng việc cơ quan hành chính
áp dụng chế tài hành chính đối với người vi phạm không trái nguyên tắc phânquyền nếu như là cơ quan hành chính độc lập và thực hiện trong phạm vi thẩmquyền Sau đó, Hội đồng Hiến pháp mở rộng phạm vi trao một phần quyền tưpháp cho cơ quan hành chính trong việc duy trì trật tự hành chính với hai giớihạn: Một là, cơ quan hành chính không được phép áp dụng chế tài tước quyền
tự do (giam giữ) Hai là, việc áp dụng chế tài hành chính không được dẫn đếnxâm phạm hoặc hạn chế quyền và tự do mang tính hiến định
Về các loại chế tài hành chính: Các loại chế tài hành chính cụ thể được
rất nhiều công trình khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu Ở nước ngoài,
có thể kể một số công trình như: Herwig C H Hofmann, Gerard C Rowe,Alexander H Türk (2011), Administrative Law and Policy of the EuropeanUnion, Oxford University Press đề cập đến các chế tài hành chính mà cácthành viên của EU sử dụng; Office of the Secretary (2005), AnIntroduction to Administrative Proectective Order Practice in Import injuryInvestigation, Publication No 3755, United States International TradeCommision nghiên cứu về các chế tài hành chính đối với hành vi phạmlệnh hành chính nhằm bảo vệ thông tin mật trong quá trình điều tra chốngbán phá giá và chống trợ cấp
Ở Việt Nam, cuốn sách: TS Vũ Thư (2000), Chế tài hành chính – Lýluận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia chia chế tài hành chínhthành chế tài phạt và chế tài khôi phục hành chính
Trang 18Nhìn chung, các công trình khoa học trong và ngoài nước đều đã chỉ rađược những chế tài hành chính chủ yếu như phạt tiền, tước giấy phép, cấmthực hiện một số hành vi, các biện pháp khắc phục hậu quả,
Cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu tòan diện và đầy
đủ về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại Phần lớn các nhàkhoa học chỉ nghiên cứu trách nhiệm hành chính hoặc chế tài hành chính hoặc
xử lý vi phạm hành chính đối với một số hoạt động cụ thể trong lĩnh vựcthương mại Cũng đã có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về xử lý vi phạmhành chính trong lĩnh vực thương mại, như: Trần Mạnh Hùng (2012), Tráchnhiệm hành chính đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mạiqua thực tiễn tỉnh Lạng Sơn, Luận văn thạc sỹ học, Học viện Khoa học xãhội; Trần Minh Trường (2016), Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcthương mại từ thực tiễn tỉnh Gia Lai, Học viện Khoa học xã hội Các nghiêncứu ở cấp độ thạc sĩ luật học, mặc dù đã nỗ lực khảo cứu pháp luật thực định
về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, nhưng các vấn đề lýluận về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại mới được nghiêncứu và giải quyết ở mức cơ bản
Một bài viết khác của Lê Hương Giang (2014), Thực trạng quản lí nhànước đối với hoạt động quảng cáo thương mại trên truyền hình tại Việt Nam,Tạp chí Luật học số 8/2014 cũng có những nghiên cứu về xử lý vi phạm hànhchính đối với hành vi vi phạm trong quảng cáo thương mại trên truyền hình.Đối với việc xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động quảng cáo, có sự thamgia của nhiều cơ quan quản lý Tác giả chỉ ra: Sự chồng chéo này dẫn đến mộthành vi vi phạm xảy ra trên thực tế có thể bị xử phạt theo nhiều quy định khácnhau của nhiều Nghị định [26, 8]
Bài viết: Nguyễn Như Chính (2014), Quy định về kiểm tra, giám sát và
xử lí vi phạm trong hoạt động quảng cáo thương mại – thực trạng và hướnghoàn thiện, Tạp chí Luật học số 11/2014 cũng có nghiên cứu một số khía cạnh
về xử phạt hành chính trong hoạt động quảng cáo thương mại Trên thực tế,việc xử lý vi phạm hành chính đối với hoạt động quảng cáo thương mại được
Trang 19áp dụng theo các quy định trong lĩnh vực quảng cáo Tác giả cũng khẳng địnhrằng việc phân định thẩm quyền như này dẫn đến sự trùng lắp chức năng,nhiệm vụ giữa các cơ quan.
Các nhà khoa học nước ngoài cũng chỉ nghiên cứu vấn đề chế tài hànhchính trong những hoạt động cụ thể trong lĩnh vực thương mại Ví dụ,Comino, V, 'Civil or Criminal Penalties for Corporate Misconduct: WhichWay Ahead?' (2006) 34 (6) Australian Business Law Review 428-446 chỉ tậptrung nghiên cứu xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của công
ty Anthony Ogus, Michael Faure & Niels Philipsen (2006), Report on theEffectiveness of Enforceability Regimes, OECD/OCDE 2006 nghiên cứu xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng Qua nghiêncứu, các tác giả chỉ ra rằng, mức phạt tiền được xác định trên cơ sở bản chấtcủa vi phạm và hoàn cảnh của thương nhân, là biện pháp hiệu quả nhất về chiphí Tuy nhiên, các tác giả cũng chỉ ra rằng, trong những hoàn cảnh nhất định,khi mà phạt tiền không phù hợp cho mục đích phòng ngừa, thì khả năng tuânthủ có thể được nâng cao bằng lệnh buộc bồi thường, lệnh bù đắp chi phí hànhchính, hoặc lệnh thu hồi lợi nhuận, hoặc áp dụng hình thức phê bình (namingand shaming) [123, 19]
Trong những trường hợp nghiêm trọng thì giam giữ, cũng như đình chỉhoặc huỷ bỏ giấy phép kinh doanh cũng là biện pháp hiệu quả về chi phí Nhưvậy, các tác giả đã chỉ ra một số chế tài hành chính phù hợp với hoạt độngkinh doanh thương mại có liên quan đến quyền lợi của người tiêu dùng
Bài viết: Michiel Luchtman & John Vervaele, Enforcing the MarketAbuse Regime: Towards an Integrated Model of Criminal and AdministrativeLaw Enforcement in the European Uninion? New Journal of EuropeanCriminal Law, Vol 5, Issue 2, 2014 đề cập đến cơ chế xử lý hành vi thao túngthị trường ở EU Theo nghiên cứu của các tác giả, cơ chế xử lý vi phạm hànhchính đối với hành vi thao túng thị trường được đưa vào cấp độ EU và yêucầu các quốc gia thành viên áp dụng các chế tài có tính chất phạt và chế tàikhông có tính chất phạt nhằm ngăn ngừa vi phạm Về cơ quan thực thi, ở mỗi
Trang 20quốc gia sẽ có cơ quan thực thi riêng, ở cấp EU có Uỷ ban Chứng khoán vàThị trường Châu Âu.
c) Nghiên cứu về trách nhiệm hành chính Trách nhiệm hành chính và
chế tài hành chính là hai khái niệm gắn bó hữu cơ với nhau Vấn đề tráchnhiệm hành chính chủ yếu được các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứutrên cơ sở các chế tài hành chính Có thể kể một số tác phẩm tiêu biểu như:Đại học học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật hành chính, Nhà xuất bảnCông an nhân dân, Hà Nội; Phạm Hồng Thái, Đinh Văn Mậu (2009), Luậthành chính Việt Nam, NXB Giao thông vận tải; TS Vũ Thư (2000), Chếtài hành chính – Lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia và nhiều công trình khác Các tác phẩm của nước ngoài về trách nhiệm hành
chính và chế tài hành chính gồm: Pat O’Malley (2010), Fines, Risks and
Damages: Money Sanctions and Justice in Control Societies, Current Issues
in Criminal Justice, Volume 21 Number 3; The Hon Justice James Barry
(2000), Civil and Administrative Penalties, On the Bench: Perspectives on Judging, Issue 77 2000; de Moor-van Vugt, Adrienne, Administrative
atSSRN: https :// ssrn.com/abstract=1992922 or http://dx.doi.org/10.2139/ssrn
1992922 và nhiều công trình khác Ở cấp độ thạc sĩ luật học thì có một số luận văn sau: Bùi Tiến Đạt (2008), Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính:
Lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội; Trần Mạnh Hùng (2012), Trách nhiệm hành chính đối với vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực thương mại qua thực tiễn tỉnh Lạng Sơn, Luận văn thạc sỹ học, Học viện Khoa học xã hội; Nguyễn Văn Thạch (1997), Trách nhiệm hành chính, Luận văn thạc sĩ luật học, Viện Nhà nước và pháp luật và một số luận văn khác Qua nghiên cứu, nghiên cứu sinh nhận thấy các tác phẩm đã được những kết quả nghiên cứu như sau liên quan đến trách nhiệm hành chính và chế tài hành chính
Khái niệm trách nhiệm hành chính: Bài viết: PGS.TS Vũ Thư (2010),
Những vấn đề cơ bản trong hoàn thiện chế định trách nhiệm pháp lý hành
Trang 21chính Việt Nam hiện nay, Hội thảo quốc tế “Xử lý vi phạm hành chính ở ViệtNam”, Viện nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển là bài viết chuyênsâu về trách nhiệm hành chính Trong công trình của mình, tác giả đã chỉ rađặc điểm của trách nhiệm hành chính, đó là (1) được áp dụng trong lĩnh vựcquản lý hành chính nhà nước; (2) gây cho người vi phạm sự bất lợi nhất định,nhưng so với chế tài hình sự, nó có độ nghiêm khắc thấp hơn rất nhiều; và (3)trong chế tài hành chính cũng có các chế tài có tính chất khôi phục Luận vănthạc sĩ luật học của Phan Thị Thu Thuỷ (2017), Trách nhiệm hành chính tronglĩnh vực văn hoá từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Khoa học xãhội định nghĩa: “TNHC là hậu quả mà cá nhân hay tổ chức vi phạm phải gánhchịu trước nhà nước và truy cứu TNHC là việc người có thẩm quyền buộcthực hiện những hoạt động cần thiết theo quy định của pháp luật để buộc cánhân, tổ chức VPHC phải gánh hậu quả bất lợi đó.” [64, 7].
Nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm hành chính và chế tài hànhchính,nhiều công trình đã làm sáng tỏ khái niệm trách nhiệm hành chính vàmối quan hệ giữa trách nhiệm hành chính với chế tài hành chính Cuốn sách:
TS Vũ Thư (2000), Chế tài hành chính – Lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bảnChính trị quốc gia là một trong những công trình nghiên cứu công phu về chếtài hành chính đã chỉ ra: “Chế tài chính được biểu hiện một cách rõ nét trongđời sống pháp lý bằng cách chuyển thành trách nhiệm Và trách nhiệm là sự
áp dụng, thực hiện chế tài.” [60, 60] Tác giả khẳng định: “Chế tài hành chínhđược thể hiện trong thực tế thông qua chế định trách nhiệm hành chính, mỗikhi có vi phạm hành chính xảy ra.” [60, 63] Luận văn thạc sĩ luật học củaPhan Thị Thu Thuỷ (2017), Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực văn hoá từthực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Khoa học xã hội cũng chỉ ra rằng:
“Việc thực hiện biện pháp chế tài của các tổ chức, cá nhân VPHC là trách nhiệmcủa họ trước nhà nước chứ phải trước chủ thể khác.” [64, 8] PGS TS NguyễnCảnh Hợp cho rằng chế tài hành chính là hình thức biểu hiện của trách nhiệmhành chính [37, 3]
Một tác giả nước ngoài cũng có những nghiên cứu về mối quan hệ giữatrách nhiệm hành chính và chế tài hành chính (The Hon Justice James Barry
Trang 22(2000), Civil and Administrative Penalties, On the Bench: Perspectives onJudging, Issue 77 2000) Theo tác giả thì trách nhiệm hành chính ở đây đượchiểu là hậu quả mà người vi phạm phải gánh chịu chế tài hành chính Tác giả
có một phát hiện rất có giá trị rằng việc gánh chịu chế tài hành chính là mộttrách nhiệm tuyệt đối Tác giả cũng chỉ ra rằng chức năng của hình thức xửphạt vi phạm hành chính là đòi hỏi cộng đồng phải tuân thủ và hợp tác trongbảo vệ lợi ích công như môi trường, bảo vệ người tiêu dùng và phải kịp thời
xử lý được những vấn đề đa dạng phát sinh trên thị trường
d) Nghiên cứu về thủ tục xử lý vi phạm hành chính
Những nghiên cứu về quy trình xử lý vi phạm hành chính: Trước hết,
xử lý vi phạm hành chính là thủ tục tư pháp hay thủ tục hành chính có nhiềuquan điểm khác nhau của các nhà khoa học trong nước và ngoài nước TS VũThư (2000), Chế tài hành chính – Lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trịquốc gia theo hướng ủng hộ việc giao thẩm quyền “xét xử vi phạm hànhchính” cho cơ quan hành chính vì các lý do sau: (1) xuất phát từ nhu cầu quản
lý Nhà nước và đấu tranh có hiệu quả với vi phạm hành chính; (2) vi phạmhành chính rất đa dạng, do đó, đòi hỏi cơ quan xử lý không những có hiểu biếtpháp lý mà còn phải am hiểu sâu sắc lĩnh vực quản lý [60, 171] The HonJustice James Barry (2000), Civil and Administrative Penalties, On theBench: Perspectives on Judging, Issue 77 2000 cũng cho rằng không cần thiết
có sự tham gia của toà án mà chỉ cần có sự tham gia của cơ quan hành chínhnhà nước [146, 52] Một tác giả khác cũng cho rằng việc toà án có xu hướng
sử dụng quy tắc tố tụng hình sự để giải quyết vi phạm hành chính làm giảmhiệu quả và vai trò của hình thức xử phạt vi phạm hành chính [147, 228].TS.Trần Thị Hiền cũng cho rằng: “Vi phạm hành chính là loại vi phạm xảy ratrong mọi lĩnh vực, ở mọi lúc, mọi nơi Do đó, pháp luật không thể qui địnhcho một cơ quan hoặc một cơ quan nhất định có thẩm quyền chuyên tráchthực hiện nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính.” [34, 11]
Ngược lại với các quan điểm trên, có một số tác giả ủng hộ tư pháp hoá xử
lý vi phạm hành chính Trong bài viết Nguyễn Đăng Dung (2011), Về pháp luật
xử lý hành chính của Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 20/2011,GS
Trang 23Nguyễn Đăng Dung ủng hộ tư pháp hoá xử lý vi phạm hành chính Ths ĐặngThanh Sơn (2010), Những hạn chế của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính vàphương hướng hoàn thiện, Hội thảo quốc tế “Xử lý vi phạm hành chính ở ViệtNam”, Viện nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển quan điểm “tưpháp hoá” việc xử lý vi phạm hành chính rất đáng chú ý Tác giả cho rằng: “ chỉ giao một số lượng vụ vi phạm hành chính (loại VPHC) thuộc loại vi cảnh cho cơ quan hành chính (chủ yếu là lực lượng CSND) tiến hành xử phạt,còn lại các loại VPHC khác sau khi tiến hành thủ tục cần thiết chuyển cơ quantoà án giải quyết.” [51, 23].
Các nghiên cứu thực tế cho thấy, việc áp dụng mô hình tố tụng hình sựhay mô hình hành chính là tuỳ thuộc vào quan điểm mỗi quốc gia Theo kếtquả nghiên cứu của Anthony Ogus, Michael Faure & Niels Philipsen (2006),Report on the Effectiveness of Enforceability Regimes, OECD/OCDE 2006thì Anh là quốc gia sử dụng tố tụng hình sự để xử lý vi phạm quy chế quản lýbảo vệ người tiêu dùng, trong khi đó, Úc lại sử dụng chế tài hành chính (civilpenalties), Bỉ là quốc gia áp dụng cơ chế các cơ quan hành chính trực tiếp xử
lý vi phạm qui chế bảo vệ người tiêu dùng Trong khi đó Hà Lan lại theo cơchế tự quản
Theo nghiên cứu của Vicky Comino (2014), James Hardie and theProblems of the Australian Civil Penalties Regime, UNSW Law Journal,Volume 37(1) thì việc xác định thủ tục xử lý vi phạm hành chính là vấn đề cónhiều vướng mắc ở Úc khi mà việc xác định thủ tục xử lý theo thủ tục dân sựhay hình sự là một vấn đề hết sức nhạy cảm
Về qui trình xử lý vi phạm hành chính phải tuân theo những nguyên tắc
và tiêu chuẩn nào, các tác giả cũng nhiều quan điểm đa dạng The Hon JusticeJames Barry (2000), Civil and Administrative Penalties, On the Bench:Perspectives on Judging, Issue 77 2000, cho rằng có nhiều yếu tố để xác địnhquy trình xử lý có cần thiết phải chặt chẽ như tố tụng hình sự hay không? Đó
là bản chất của hành vi vi phạm, sự sẵn có của nguồn lực, đánh giá rủi ro quản
lý và quan trọng nhất là tính kịp thời trong xử lý Tác giả có một phát hiện rất
có giá trị rằng việc gánh chịu chế tài hành chính là một trách nhiệm tuyệt đối
Trang 24Tác giả cũng chỉ ra rằng chức năng của hình thức xử phạt vi phạm hành chính
là đòi hỏi cộng đồng phải tuân thủ và hợp tác trong bảo vệ lợi ích công Vìvậy, nguyên tắc chứng minh và quy trình tố tụng thích hợp sẽ được xem xét ởmức độ hợp lý nhưng sẽ không đến mức chặt chẽ như tố tụng hình sự Tác giảnhận định việc áp dụng chế tài hành chính cần thiết phải được thực hiện trênnguyên tắc công bằng, công khai và có trách nhiệm giải trình Tuy nhiên cáchtiếp cận về công bằng và trách nhiệm giải trình sẽ phụ thuộc vào từng lĩnhvực quản lý nhà nước
Công trình khoa học: P Cacaud, M Kuruc & M Spreij (2003),Administrative Sanctions in Fisheries Law, Food and AgricultureOrganization of the United States, Rome 2003,http://www.fao.org/docrep/006/Y5063E/y5063e00.htm#Contents đi sâu vàonghiên cứu các nguyên tắc cơ bản của quy trình xử lý vi phạm hành chính:
- Nguyên tắc thủ tục thích hợp: Theo các tác giả nguyên tắc này đòi hỏithủ tục xử lý vi phạm hành chính phải có thủ tục thông báo và điều trần(hearing)
- Nguyên tắc cấy ghép một số nguyên tắc trong tố tụng hình sự vào thủtục xử lý vi phạm hành chính: Về cơ bản, một số nguyên tắc tố tụng hình sựbảo đảm quyền hiến định được đưa vào quy trình xử lý vi phạm hành chính ởmức độ nhất định Tuy nhiên, không phải toàn bộ các nguyên tắc của tố tụnghình sự đều được cấy ghép vào thủ tục xử lý vi phạm hành chính
Trong khi đó Michiel Luchtman & John Vervaele, Enforcing theMarket Abuse Regime: Towards an Integrated Model of Criminal andAdministrative Law Enforcement in the European Uninion? New Journal ofEuropean Criminal Law, Vol 5, Issue 2, 2014 đưa ra quan điểm: Trong quátrình xử lý vi phạm, cơ quan thực thi có quyền tiếp cận thông tin, khám xétnơi ở, nơi làm việc, thu thập thông tin từ điện thoại, phương tiện liên lạc, từngân hàng, định chế tài chính, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Vì quyềntiếp cận thông tin của cơ quan thực thi đối kháng với quyền riêng tư, nên quytrình điều tra được áp dụng như mô hình điều tra tội phạm
Office of the Secretary (2005), An Introduction to AdministrativeProectective Order Practice in Import injury Investigation, Publication No
Trang 253755, United States International Trade Commision đề cập đến thủ tục thihành quyết định xử phạt hành chính Theo đó, nếu người bị xử phạt không thihành quyết định xử phạt thì cơ quan hành chính sẽ đề nghị toà án ra lệnh thihành quyết định này.
Như vậy, quy trình xử lý vi phạm hành chính là thủ tục hành chính hay
là thủ tục tư pháp vẫn đang là vấn đề được tranh luận gay gắt và cần phảiđược tiếp tục làm sáng tỏ
Những nghiên cứu về nghĩa vụ chứng minh trong thủ tục xử lý vi phạm hành chính: Về nghĩa vụ chứng minh, PGS.TS Nguyễn Cảnh Hợp (chủ
biên) (2015), Bình luận khoa học Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012,tập 1, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng đòihỏi nguyên tắc “suy đoán không có lỗi” trong xử lý vi phạm hành chính thôngqua việc cho rằng Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có hạn chế nhưLuật xử lý vi phạm hành chính không quy định nguyên tắc “suy đoán không
có lỗi” Ngược lại, Trần Sơn Hà (2010), Việc thực hiện Pháp lệnh xử lý viphạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - những bất cập cần giảiquyết, Hội thảo quốc tế “Xử lý vi phạm hành chính ở Việt Nam”, Viện nghiêncứu chính sách, pháp luật và phát triển lại cho rằng: “Bản chất của pháp luậthành chính là luật bất bình đẳng giữa cơ quan có thẩm quyền xử phạt ( ) bằngmệnh lệnh và quyền uy với tổ chức và cá nhân vi phạm , vì vậy trong mọitrường hợp xử phạt vi phạm hành chính không cần phải lập biên bản, ngườilàm chứng hoặc phải củng cố chứng cứ nhiều thủ tục.” [27, 4]
Kết quả nghiên cứu của Vicky Comino (2014), James Hardie and theProblems of the Australian Civil Penalties Regime, UNSW Law Journal,Volume 37(1) cho thấy: nguyên tắc chứng minh cũng được áp dụng rất linhhoạt ở Úc mà không có một nguyên tắc cố định Đối với các vụ việc xử lý viphạm hành chính đơn giản, toà án áp dụng nguyên tắc chứng minh trong dân
sự, nhưng đối với vụ việc xử lý vi phạm hành chính nghiêm trọng, thì toà ánlại có xu hướng áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự.Tuy nhiên, Comino, V, 'Civil or Criminal Penalties for Corporate Misconduct:Which Way Ahead?' (2006) 34 (6) Australian Business Law Review 428-446
Trang 26lại cho rằng việc áp dụng nguyên tắc “suy đoán không có lỗi” (beyond the reasonable doubt) cũng là một thách thức lớn đối với cơ quan xử lý vi phạm Trong bài viết de Moor-van Vugt, Adrienne, Administrative Sanctions in
atSSRN: https://ssrn.com/abstract=1992922 or http://dx.doi.org/10.2139/ssrn
1992922, tác giả thì tiêu chuẩn về nghĩa vụ chứng minh (nguyên tắc suy đoán không có lỗi) không được áp dụng trong luật hành chính của EU Theo đó, trách nhiệm hành chính là trách nhiệm tuyệt đối Cơ quan xử lý chỉ có nghĩa
vụ chứng minh người bị xử lý thực hiện hành vi vi phạm và áp dụng chế tài
mà không quan trọng mức độ vi phạm (culpability) Tuy nhiên, trong qúa trình xử lý vi phạm, quyền bào chữa của người bị xử lý phải được bảo đảm
mà không quan trọng biện pháp chế tài áp dụng là hình thức xử phạt hay là biện pháp khác Theo nghiên cứu của tác giả thì: Trong luật hành chính, một nguyên tắc chung là cá nhân hoặc công ty có nghĩa vụ hợp tác trong công tác thanh tra, điều tra, trả lời câu hỏi, cung cấp tài liệu, Tác giả cũng chỉ ra án lệ Châu Âu có xu hướng coi trọng nghĩa vụ hợp tác của đương sự và không cho rằng quyền từ chối cung cấp thông tin của đương sự là quyền tuyệt đối Đương
sự không bắt buộc phải trả lời theo xu hướng cáo buộc chính mình nhưng họ phải trả lời và cung cấp thông tin trung thực mặc dù thông tin này là chứng cứ truy cứu trách nhiệm hành chính của đương sự Về quyền khám xét nơi làm việc, chỗ ở thì hiện nay ở EU chưa có sự thống nhất Cơ quan xử lý có quyền khám xét nơi làm việc, chỗ ở nhưng phải tuân thủ những thủ tục chặt chẽ, 10/15 thành viên của EU đòi hỏi phải có sự phê chuẩn của toà án để khám xét, nơi làm việc hoặc chỗ ở
Cho đến nay, cũng không có nhiều công trình nghiên cứu một cách đầy
đủ và toàn diện về thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thươngmại Các công trình được khảo cứu cũng không chỉ ra những nét đặc thù trongthủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại
1.1.2.2 Tình hình nghiên cứu về thực tiễn trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại
Về thực trạng các quy định của pháp luật về trách nhiệm hành chính ởViệt nam thì cũng đã có nhiều công trình khoa học đề cập đến Các công trình
Trang 27đó bao gồm: PGS.TS Nguyễn Cảnh Hợp (chủ biên) (2015), Bình luận khoahọc Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, tập 1, Nhà xuất bản Đại họcQuốc gia thành phố Hồ Chí Minh; Đỗ Hoàng Yến (2007), “Thẩm quyền xửphạt vi phạm hành chính và việc xây dựng Bộ luật Xử lý vi phạm hànhchính”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 5/2007; TS Lương Minh Tuân, Viện
Nghiên cứu lập pháp (2011), Thực trạng và kiến nghị góp phần hoàn thiện
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, Báo cáo khoa học, Đề tài Xử phạt
hành chính, Hà NộI; Trần Minh Trường (2016), Xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn tỉnh Gia Lai, Học viện Khoa học xãhội; Nguyễn Thanh (2009), Vướng mắc trong việc tạm giữ phương tiện, tang vật
vi phạm hành chính, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, số 12/2009; Lê Thị Minh Thư
và Lê Ngô Thảo Tiên (2021), Một số ý kiến về xử lý vi phạm hành chính đối vớihành vi buôn bán hàng giả, Tạp chí Công Thương, số 23/2021, Huỳnh VănTrung (2021), Hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hànhchính đối với hành vi buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu, Tạp chíNghiên cứu Lập pháp số 05/2021, và nhiều công trình khoa học khác đãnghiên cứu và chỉ ra những điểm hợp lý, bất hợp lý của pháp luật hiện hành
về vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính
Khi bình luận các quy định của pháp luật về chế tài hành chính trongLuật xử lý vi phạm hành chính, các tác giả của cuốn sách: PGS.TS NguyễnCảnh Hợp (chủ biên) (2015), Bình luận khoa học Luật xử lý vi phạm hànhchính năm 2012, tập 1, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ ChíMinh, đã có nhiều bình luận rất lý thú Các tác giả cũng nhận định rằng cáchình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả viphạm hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu xử lý nghiêm minh, chưa đápứng hiệu quả xử phạt và còn ít tác dụng răn đe, giáo dục [35, 177]
Lê Thị Minh Thư và Lê Ngô Thảo Tiên (2021), Một số ý kiến về xử lý viphạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả, Tạp chí Công Thương, số23/2021 đánh giá mức xử phạt hành chính quá thấp so với khoản lợi bất chínhthu được từ hành vi buôn bán hàng giả [58, 64]
Trang 28Huỳnh Văn Trung (2021), Hoàn thiện các quy định của pháp luật về xửphạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếunhập lậu, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 05/2021 đã chỉ ra những bất hợp lý
về các quy định hiện hành liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính đối vớihành vi buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu: (1) chưa xác định rõranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm; (2) chưa xác định rõ trườnghợp nào thì tịch thu, trường hợp nào thì tiêu huỷ thuốc lá điếu nhập lậu
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về tráchnhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại của các tỉnh Tây Nguyên Luậnvăn thạc sĩ: Trần Minh Trường (2016), Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực thương mại từ thực tiễn tỉnh Gia Lai, Học viện Khoa học xã hội mớinghiên cứu về tình hình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại
ở tỉnh Gia Lai
Từ những vấn đề lý luận về các yếu tố tác động đến hoạt động xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, tác giả phân tích những yếu tốtác động đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại ở GiaLai Những yếu tố đó là: Gia Lai là tỉnh nghèo, quy mô kinh tế nhỏ, thu nhậpbình quân đầu người thấp; tình hình buôn lậu, gian lận thương mại ở Gia Laidiễn biến phức tạp, nhiều cán bộ bị mua chuộc, lôi kéo, bên cạnh đó tình hìnhchính trị ở Gia Lai cũng tương đối phức tạp, khi bọn phản động không ngừnghoạt động, lôi kéo một bộ phận dân chúng chống phá chính quyền; bọn buônlậu, gian lận thương mại lôi kéo một bộ phận không nhỏ người dân ở vùngbiên giới tham gia hoạt động buôn lậu, tàng trữ, vận chuyển hàng lậu, tâm lýthích mua hàng giá rẻ của người tiêu dùng, lực lượng chức năng mỏng
Về thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại trênđịa bàn tỉnh Gia Lai, tác giả cũng đã chỉ ra những kết quả đạt được, nhữngmặt tồn tại và nguyên nhân Tác giả đã chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đếnnhững tồn tại trong xử lý hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thươngmại, trong đó đáng chú ý là tác giả đã chỉ ra một số điểm bất cập của phápluật hiện hành Lực lượng quản lý thị trường đóng vai trò nòng cốt trong kiểmtra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại Tuy nhiên, thẩm
Trang 29quyền của lực lượng này vẫn còn bị hạn chế bởi pháp luật gây khó khăn chocông tác xử lý vi phạm trên thực tiễn Tác giả chỉ ra rằng pháp luật hiện hànhkhông quy định “thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với lực lượngquản lý thị trường tại Điều 11 hành vi vi phạm quy định về đăng ký giá, kêkhai giá hàng hoá, dịch vụ và hành vi vi phạm quy định về sử dụng hoá đơnkhi bán hàng hoá, dịch vụ.” [69, 56] Ngoài ra, tác giả cũng đã chỉ ra nhữngyếu tố khách quan làm giảm hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vựcthương mại trên thực tiễn như lực lượng có thẻ kiểm tra thị trường còn mỏng,tâm lý người tiêu dùng ưa hàng giá rẻ, mẫu mã đẹp,
1.1.2.3 Các nghiên cứu về giải pháp đổi mới, hoàn thiện pháp luật và áp dụng pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại
Đã có rất nhiều công trình khoa học đưa ra những kiến nghị nhằm hoànthiện các quy định về chế tài hành chính ở Việt Nam Cuốn sách: TS Vũ Thư(2000), Chế tài hành chính – Lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trịquốc gia đưa ra những đề xuất rất đáng lưu ý sau: (1) không áp dụng hìnhthức cảnh cáo đối với tổ chức; (2) bảo đảm tính liên tục từ chế tài hành chínhđến chế tài hình sự một cách hài hoà Đồng thời tác giả khẳng định rằng phạttiền là biện pháp cưỡng chế phục vụ cho hoạt động quản lý hành chính, khôngnên đặt ra mức phạt quá cao.” [60, 124]; (3) khôi phục lại hai hình thức phạtlao động công ích và giam hành chính là cần thiết và có cơ sở; (4) đề cao vaitrò của các biện pháp có tính chất xã hội hoá ngoài trách nhiệm hành chính,như giáo dục, tổ chức TS Trần Thị Hiền (2010), Hình thức, thẩm quyền vàthủ tục xử phạt vi phạm hành chính, Những hạn chế của pháp lệnh xử lý viphạm hành chính và phương hướng hoàn thiện, Hội thảo quốc tế “Xử lý viphạm hành chính ở Việt Nam”, Viện nghiên cứu chính sách, pháp luật và pháttriển đề xuất: (1) thông báo việc xử phạt cảnh cáo về cơ quan, đơn vị công táccủa cán bộ, công chức, viên chức vi phạm hoặc nơi cư trú của những cá nhân
vi phạm mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức [34, 5]; (2) bổ sungthêm hình thức xử phạt hành chính bao gồm buộc lao động phục vụ cộngđồng, đình chỉ hoạt động có thời hạn và buộc học tập các quy định pháp luật
có liên quan đến vi phạm PGS.TS Bùi Xuân Đức (2010), Hệ thống chế tài
Trang 30xử phạt vi phạm hành chính: thực trạng và phương hướng hoàn thiện, Hộithảo quốc tế “Xử lý vi phạm hành chính ở Việt Nam”, Viện nghiên cứu chínhsách, pháp luật và phát triển đưa ra một số đề xuất hoàn thiện, bao gồm: (1)
mở rộng hệ thống các hình thức xử phạt vi phạm hành chính; (2) phân định lạitính chất và cách áp dụng các hình thức xử phạt; (3) quy định thống nhất cáchình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả, phạm vi và điều kiện ápdụng chúng vào một văn bản luật (pháp lệnh, bộ luật), tránh tình trạng quyđịnh rời rạc, trùng lắp trong các nghị định của Chính phủ như hiện nay
Các công trình khoa học đã công bố cũng đã nỗ lực đưa ra những kiếnnghị nhằm hoàn thiện các quy định về xử lý vi phạm hành chính Ví dụ, PhanThị Thu Thuỷ (2017), Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực văn hoá từ thựctiễn thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Khoa học xã hội đề xuất trao cho kiểmsoát viên thị trường thẩm quyền tịch thu tang vật phương tiện vi phạm Bộ Tưpháp (2018), Báo cáo tổng kết thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính, số 09/BC-BTP kiến nghị hoàn thiện thể chế về kiểm tra, xử lý trách nhiệm về xử lý
vi phạm hành chính theo hướng cụ thể, đầy đủ và toàn diện hơn Nguyễn NhậtKhanh & Đặng Thị Phương Ngọc (2020), Hình thức phạt tiền trong pháp luật
xử phạt vi phạm hành chính, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 1/2020 đềxuất: (1) Chính phủ cần phải đánh giá một cách tổng quan các vi phạm hànhchính trong tất cả các lĩnh vực để bảo đảm tính hợp lý và tính phù hợp củamức xử phạt; (2) cần giảm mức chênh lệch quá lớn giữa mức phạt thấp nhất
và mức phạt cao nhất Nguyễn Nhật Khanh (2018), Biện pháp khắc phục hậuquả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hànhchính, Tạp chí Khoa học pháp lý số 07/2018 đề xuất một giải pháp nhằm hoànthiện các quy định của pháp luật về biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại
số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính: (1) bảo đảm sựthống nhất trong quy định và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả này; (2)bảo đảm sự phù hợp với khái niệm tài sản được quy định Bộ luật dân sự năm2015; (3) đối với lĩnh vực vi phạm hành chính có quy định về buộc nộp lại sốlợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính mà chưa
Trang 31có hướng dẫn cụ thể về số lợi bất hợp pháp thì cần ban hành văn bản quyphạm pháp luật hướng dẫn về khái niệm này.
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào đưa ra nhữngkiến nghị hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thươngmại trên cơ sở nghiên cứu thực trạng địa bàn các tỉnh thuộc khu vực TâyNguyên
1.2 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây Nguyên
1.2.1 Những kết quả các công trình nghiên cứu đã đạt được
Thứ nhất, về mặt lý luận: Các công trình khoa học đã công bố của các
tác giả nước ngoài đã giải quyết nhiều vấn đề lý luận liên quan đến hành vi viphạm hành chính, trách nhiệm hành chính, chế tài hành chính và xử lý viphạm hành chính Trong đó, những vấn đề lý luận cơ bản sau đây đã được cáccông trình khoa học giải quyết:
- Khái niệm hành hành vi vi phạm hành chính và các yếu tố cấu thành
vi phạm hành chính
- Những vấn đề lý luận về trách nhiệm hành chính, chế tài hành chính:Đây là vấn đề được nhiều nhà khoa học dày công nghiên cứu Các nhà khoahọc đã nghiên cứu và làm sáng tỏ cơ sở khoa học và bản chất của chế tài hànhchính, phân biệt chế tài hành chính với chế tài hình sự Nhiều tác giả cũngkhẳng định một vấn đề lý luận xuyên suốt trong việc truy cứu trách nhiệmhành chính, đó là trách nhiệm hành chính là trách nhiệm tuyệt đối Lý luậnnày chi phối việc thiết lập mô hình thủ tục xử lý vi phạm hành chính Các tácgiả cũng đã nghiên cứu các biện pháp chế tài hành chính, trong đó bao gồmcác hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khác Cũng đã cócông trình đưa ra mô hình đánh giá tính hiệu quả của chế tài hành chính Nhìnchung, các chế tài hành chính đã được các tác giả nghiên cứu tương đối đầy
đủ và toàn diện Có một số công trình khoa học đã nghiên cứu bước đầu vềchế tài hành chính đối với một số hoạt động trong lĩnh vực thương mại
- Những vấn đề lý luận về xử lý vi phạm hành chính: Các công trìnhkhoa học đều nỗ lực tìm ra các cơ sở khoa học và cơ sở hiến pháp để giảiquyết câu hỏi xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo mô hình tố tụnghình sự hay mô hình thủ tục hành chính Về vấn đề này, có hai luồng quan
Trang 32điểm khác nhau Luồng quan điểm thứ nhất mà phần lớn các nhà khoa họcpháp lý Việt Nam và nhiều nhà khoa học pháp lý nước ngoài ủng hộ, đó là môhình thủ tục hành chính được áp dụng để xử lý vi phạm hành chính Luồngquan điểm thứ hai, cho rằng mô hình tố tụng hình sự (mô hình tư pháp) cầnđược áp dụng để xử lý vi phạm hành chính Về vấn đề này, nghiên cứu sinh sẽtiếp tục làm sáng tỏ về mặt lý luận, ở Việt Nam, mô hình nào là phù hợp nhất.Tiếp đến, các tác giả tiếp tục mổ xẻ, làm rõ những nguyên tắc, tiêu chuẩn chiphối thủ tục xử lý vi phạm hành chính Về cơ bản, phần lớn các tác giả chorằng những nguyên tắc, tiêu chuẩn chi phối thủ tục xử lý vi phạm hành chínhcần đủ bảo đảm ngăn ngừa các hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền hiếnđịnh của các chủ thể nhưng không tuyệt đối như trong tố tụng hình sự Hơnnữa, các tác giả theo luồng quan điểm này cho rằng trách nhiệm hành chính làtrách nhiệm tuyệt đối Vì vậy, nguyên tắc “suy đóan không có lỗi”, “quyền imlặng”,…chỉ chi phối và áp dụng một cách tương đối trong qui trình xử lý viphạm hành chính Đây là những vấn đề lý luận rất quan trọng phải giải quyết
để xây dựng được mô hình thủ tục xử lý vi phạm hành chính vừa nhanhchóng, hiệu quả, vừa bảo đảm quyền hiến định của các chủ thể
Thứ hai, những kết quả đạt được liên quan đến thực trạng pháp luật về
trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại: Mặc dù, không có nhiềucông trình nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về thực trạng pháp luật
về trách nhiệm hành chính đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực thươngmại Nhưng các công trình đã công bố đều đã có những nghiên cứu, đánh giá
về thực trạng pháp luật trách nhiệm hành chính, xử lý vi phạm hành chính ởViệt Nam Một số công trình khoa học nước ngoài cũng đã chỉ ra những khókhăn trong xử lý vi phạm hành chính trong một số hoạt động thuộc lĩnh vựcthương mại, nhất là khó khăn trong việc xác định các quy tắc, tiêu chuẩn “tốtụng” phải tuân thủ, khi ranh giới giữa “tố tụng hình sự” và “thủ tục hànhchính” vẫn còn “lờ mờ.”
Về cơ bản, các công trình khoa học đã công bố đều chỉ ra được nhữnghạn chế, vướng mắc của pháp luật hiện hành của Việt Nam về xử lý vi phạmhành chính nói chung và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mạinói riêng
Trang 33Thứ ba, những đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về
trách nhiệm hành chính, xử lý vi phạm hành chính Các tác giả đã đưa ranhiều đề xuất có giá trị tham khảo nhằm hoàn thiện các quy định của phápluật về xử lý vi phạm hành chính Những đề xuất của các tác giả chủ yếu tậptrung vào các nội dung sau:
- Hoàn thiện các quy định của pháp luật về hình thức xử phạt vi phạmhành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả Một số tác giả đề xuất bổsung thêm một số hình thức xử phạt vi phạm hành chính, có tác giả đề xuấtchuyển hoá một số biện pháp khắc phục hậu quả thành hình thức xử phạt viphạm hành chính
- Hoàn thiện các quy định của pháp luật về thẩm quyền xử lý vi phạmhành chính Một số tác giả đề xuất cần có sự phân công thẩm quyền hợp lý vàkhoa học giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong xử lý vi phạm hành chính
có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau
- Hoàn thiện các quy định của pháp luật về thủ tục xử lý vi phạm hànhchính Theo các tác giả về cơ bản thủ tục xử lý vi phạm hành chính theo phápluật của Việt Nam ngày càng hoàn thiện, nhưng còn nhiều vấn đề trong thủtục xử lý vi phạm hành chính cần thiết phải được tiếp tục hoàn thiện
Những kết quả nghiên cứu của các tác giả sẽ là những thông tin thamkhảo bổ ích để nghiên cứu sinh hoàn thành luận án
1.2.2 Những vấn đề luận án tiếp tục kế thừa và phát triển
Trên cơ sở kế thừa và phát triển có chọn lọc những kết quả lý luận củacác công trình khoa học đã được công bố, nghiên cứu sinh tiếp tục kế thừa vàphát triển những vấn đề sau:
- Những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố vềhành vi vi phạm hành chính là cơ sở lý luận để luận án tiếp tục phát triển làmsáng tỏ hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại và những đặctrưng của hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại
- Những kết quả đạt được của các công trình nghiên cứu về trách nhiệmhành chính và chế tài hành chính sẽ được nghiên cứu sinh tham khảo, chọnlọc, kế thừa và phát triển những vấn đề lý luận về chế tài hành chính áp dụngđối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại
Trang 34- Những kết quả đã đạt được của các công trình đã công bố về mô hình
xử lý vi phạm hành chính sẽ được nghiên cứu sinh tham khảo, kế thừa cóchọn lọc để tiếp tục phát triển những vấn đề lý luận về mô hình thủ tục xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại
1.2.3 Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu
Sau khi khảo cứu các công trình khoa học đã công bố, nghiên cứu sinhđặt ra những vấn đề mà luận án tiếp tục nghiên cứu, giải quyết như sau:
Thứ nhất, các công trình đã công bố vẫn chưa có sự thống nhất về “lĩnh
vực thương mại” Vì vậy, các công trình khoa học đã công bố chưa thống nhấtđược khái niệm hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại Việcxác định rõ “lĩnh vực thương mại” có ý nghĩa trong việc phân định thẩmquyền giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc xử lý vi phạm hànhchính Vấn đề này sẽ được luận án giải quyết
Thứ hai, thương mại là lĩnh vực đặc thù, hoạt động thương mại là hoạt
động tạo ra lợi nhuận Vì vậy, yếu tố lợi nhuận hoặc lợi ích luôn gắn liền vớicác hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại Để ngăn ngừa vàkiểm soát những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, thiếtnghĩ cần có những biện pháp chế tài phù hợp với lĩnh vực thương mại Vì vậy,luận án sẽ nghiên cứu để làm rõ những chế tài hành chính phù hợp và hiệuquả trong xử lý hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại
Thứ ba, cho đến nay, vẫn còn nhiều quan điểm liên quan đến việc có nên
buộc phải áp dụng “nguyên tắc suy đoán không có lỗi” trong thủ tục xử lý viphạm hành chính hay không? Vấn đề này sẽ được luận án làm sáng tỏ Hơnnữa, thủ tục xử lý vi phạm hành chính có cần thiết phải theo thủ tục tư pháp,
cụ thể là theo mô hình của tố tụng hình sự hay không cũng đang là vấn đềđược nhiều nhà khoa học nêu ra nhưng chưa có quan điểm thống nhất Luận
án sẽ giải quyết vấn đề này
Thứ tư, luận án tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ thêm những điểm còn
vướng mắc, hạn chế của pháp luật về xử lý vi phạm hành trong lĩnh vựcthương mại ở Việt Nam Đồng thời, luận án sẽ nghiên cứu thực trạng phápluật của một số nước về về xử lý vi phạm hành trong lĩnh vực thương mại ởViệt Nam để rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam
Trang 35Thứ năm, mặc dù đã có nhiều công trình khoa học đưa ra những giải
pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính Tuynhiên, luận án cũng sẽ có những giải pháp độc lập, góp phần làm hoàn thiệncác quy định của pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thươngmại ở Việt Nam
1.3 Cơ sở lý thuyết và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1 Cơ sở lý thuyết
1.3.1.1 Một số lý thuyết được sử dụng
- Học thuyết Mác – Lênin và tư tưởng Hồ chí Minh về Nhà nước và phápluật: Chủ nghĩa duy biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử sẽ là kim chỉnam trong mọi vấn đề lý luận của luận án Đặc biệt, các quan điểm của chủnghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, vềnguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa, có sựphân công, phân nhiệm rành mạch rõ ràng sẽ là cơ sở lý thuyết quan trọng đểluận án tìm ra cơ sở khoa học của chế tài hành chính và mô hình xử lý viphạm hành chính
- Các quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyềnXHCN của dân, do dân và vì dân và các quan điểm của Đảng và Nhà nước vềnền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cũng như đường lối,chính sách của Đảng về tái cấu trúc nền kinh tế Đây là những cơ sở lý luậnquan trọng để luận án làm sáng tỏ nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vựcthương mại, vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, chế tài hànhchính và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại
Mô hình đánh giá tính hiệu quả của chế tài hành chính được phát triểntrong công trình: Anthony Ogus, Michael Faure & Niels Philipsen (2006),Report on the Effectiveness of Enforceability Regimes, OECD/OCDE 2006cũng sẽ được luận án vận dụng trên cơ sở kết hợp với các lý thuyết khác đểtìm ra những chế tài hành chính hiệu quả trong lĩnh vực thương mại
Bên cạnh đó, các lý thuyết về quản lý nhà nước, khoa học hành chính vàkhoa học luật hành chính về vấn đề sử dụng quyền lực nhà nước trong lĩnhvực hành chính nhà nước và cưỡng chế hành chính nhà nước, lý thuyết bảo vệ
và duy trì trật công cộng, lý thuyết mệnh lệnh phục tùng được phát triển bởi
Trang 36khoa học luật hành chính sẽ được nghiên cứu sinh sử dụng để phát triển cácquan điểm khoa học của mình trong luận án.
Đặc biệt các lý thuyết về trách nhiệm hành chính được phát triển bởi cácnhà khoa học Việt Nam được nghiên cứu sinh kế thừa và phát triển trong luận
án này để làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về trách nhiệm hành chính trong lĩnhvực thương mại
1.3.1.2 Khung phân tích để làm rõ lý thuyết
Giả thuyết nghiên cứu:
Phải chăng những hạn chế trong thực tiễn áp dụng trách nhiệm hànhchính trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực TâyNguyên xuất phát từ nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan và cácquy định của pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mạivẫn còn nhiều tồn tại
Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra:
1 Bản chất, vai trò và nội dung của trách nhiệm hành chính trong lĩnhvực thương mại là gì? Mô hình xử lý vi phạm hành chính nào phù hợp vớiViệt Nam?
2 Có những vướng mắc, hạn chế gì và nguyên nhân của những vướngmắc, hạn chế đó từ thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm hành chínhtrong lĩnh vực thương mại ở địa bàn tỉnh Tây Nguyên?
3.Cần những giải pháp nào để hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm hànhchính trong lĩnh vực thương mại và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tráchnhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại ở địa bàn tỉnh Tây Nguyên
4 Kết quả nghiên cứu: (dự kiến)
Luận án sẽ làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực thương mại, từ đó tiếp tục làm rõ những vấn đề lý luận về tráchnhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại Từ nghiên cứu lý luận và khảocứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về trách nhiệm hành chínhtrong lĩnh vực thương mại trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, luận án đưa ramột số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam vềtrách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại
Trang 37Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI
2.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại
2.1.1.1 Khái niệm lĩnh vực thương mại
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã hình thành vàphát triển ở nước ta khoảng 30 năm nay Sau 30 năm đổi mới, đất nước ta đãthay da đổi thịt Những hoạt động còn xa lạ hoặc bị hạn chế trong thời kinh tếbao cấp, nay được dịp phát triển mạnh mẽ Hoạt động thương mại cũng đangbùng nổ mạnh mẽ Vấn đề đặt ra là thế nào là “lĩnh vực thương mại”
Hiện nay, các nhà kinh tế học vẫn hiểu thương mại theo hai nghĩa lànghĩa rộng và nghĩa hẹp
“Theo nghĩa rộng: Thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trênthị trường Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh được hiểu như là hoạt độngkinh tế nhằm mục tiêu sinh lợi của các chủ thể kinh doanh trên thị trường
Theo nghĩa hẹp: Thương mại là quá trình mua bán hàng hoá, dịch vụtrên thị trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá.” [50, 33]
Các nhà luật học của chế độ Sài Gòn cũ có cách hiểu rộng về thươngmại Lê Tài Triển liệt kê các hành vi thương mại thuần tuý được quy định tạiĐiều 342 và 343 dự thảo Bộ luật thương mại của chế độ Sài Gòn cũ như sau:
“a) Sự khai thác hầm mỏ và nguyên liệu;
b) sự chế tạo và biến chế mọi sản phẩm kỹ nghệ;
c) sự mua để bán lại và cho thuê các tài – vật và hàng hoá bất cứ loại gì;d) các nghiệp vụ ký kho và tồn trữ hàng hoá;
e) mọi việc chuyên chở hành khách, tài vật và hàng hoá;
f) các nghiệp vụ bảo hiểm dưới mọi hình thức;
g) các nghiệp vụ hối đoái, ngân hàng, giao dịch chứng khoán;
Trang 38h) các nghiệp vụ trung gian, trọng mãi, đại diện, đại lý thương mại;i) các doanh nghiệp cung cấp vật liệu, dịch vụ xây cất, giải trí công cộng, xuất bản, truyền tin, truyền hình”
Lê Tài Triển cũng liệt kê các hành vi thương mại khác được mô tả tại Điều 343 dự thảo Bộ luật thương mại của chế độ Sài Gòn cũ như sau:
“a) việc đóng thuyền tàu và phi cơ;
b) sự chuyên chở hàng hà và hàng không;
c) mua bán hay thuê mướn thuyền tàu, phi cơ để dùng trong sự giao thông quốc nội hay quốc ngoại;
d) mọi khế ước thuỷ vận hay không vận.” [57, 39]
Luật thương mại năm 2005 của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namcũng định nghĩa “thương mại” theo nghĩa rộng Theo đó, “hoạt động thươngmại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cungứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đíchsinh lợi khác.” (Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005)
Như vậy, Luật thương mại năm 2005 định nghĩa “hoạt động thươngmại” theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi.Với nghĩa rộng, thương mại đồng nghĩa với kinh doanh Đây là quan điểmhợp lý phù hợp với thông lệ quốc tế Việc quan niệm thương mại theo nghĩarộng cũng thuận lợi trong điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực tư, tháo gỡ đượcnhững khó khăn, vướng mắc trong việc xác định, phân biệt giữa thương mạivới hành vi kinh doanh khác Thương mại nếu hiểu theo nghĩa rộng bao gồmhoạt động sản xuất, mua bán hàng hoá để kiếm lời, cung ứng dịch vụ, ngânhàng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư,…
Bên cạnh những mặt tích cực, nền kinh tế thị trường còn bộc lộ nhiều mặttiêu cực cần phải được kiểm soát chặt chẽ Như một nhà khoa học nhận định:
“Sự quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế để duy trì những tích cực củahoạt động kinh tế bằng việc hạn chế sự tự do kinh doanh khi cần thiết để phân
bổ các nguồn lực kinh tế vì lợi ích chung.” [134, 630] Như vậy, quản lý nhànước đối với hoạt động thương mại (theo nghĩa mở rộng) là rất cần thiết Trong
đó hành chính nhà nước là rất quan trọng Theo PGS.TS Nguyễn Cửu Việt thì:
Trang 39“Bản chất của hoạt động hành chính nhà nước chính là bản chất củahoạt động chấp hành và điều hành nhà nước Nó thể hiện ở hai khía cạnh chấphành và điều hành.
Chấp hành là sự thực hiện trên thực tế các luật và các văn bản mangtính chất luật của Nhà nước (các pháp lệnh và một số nghị quyết của Quốchội), các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên nói chung
Điều hành là hoạt động dựa trên cơ sở luật để chỉ đạo trực tiếp hoạtđộng của đối tượng bị quản lý Đặc trưng của hoạt động điều hành là các cơquan hành chính (chủ thể quản lý) ra văn bản dưới luật mang tính chủ đạo,quy phạm hoặc cá biệt, và chúng được bảo đảm thực hiện bằng sự thuyết phục
và khả năng áp dụng cưỡng chế nhà nước.” [73; 53, 54]
Thương mại theo nghĩa rộng chính là hoạt động kinh doanh nói chung
Do đó, việc quản lý nhà nước (theo nghĩa hẹp) trong lĩnh vực thương mại(theo nghĩa rộng) rất nặng nề và phức tạp Trong cơ cấu hệ thống cơ quanhành chính nhà nước của Việt Nam, tồn tại cơ quan hành chính nhà nước cóthẩm quyền chung (Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp) và cơ quan hànhchính nhà nước có thẩm quyền riêng (Bộ, cơ quan ngang bộ, Sở, Phòng) Cơquan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung có thẩm quyền là cơ quan cóthẩm quyền quản lý chung đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.Trong khi đó, cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng là cơ quanquản lý theo ngành, lĩnh vực Về nguyên tắc, cơ quan hành chính nhà nước cóthẩm quyền chung chỉ quản lý ở tầm chung, công việc quản lý cụ thể sẽ đượcgiao cho cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng Vận dụngnguyên lý này đối với lĩnh vực thương mại (theo nghĩa rộng) thì thấy, cơ quanhành chính nhà nước có thẩm quyền chung sẽ quản lý lĩnh vực thương mại ởmức độ chung, các hoạt động quản lý chuyên môn, nghiệp vụ sẽ phải giao cho
cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng Nhưng về bản chất,thương mại (theo nghĩa rộng) quá rộng, liệu rằng một cơ quan hành chính nhànước có thẩm quyền riêng ở một cấp chính quyền (trung ương, tỉnh, huyện,xã) có thể quản lý được toàn bộ hay không? Ví dụ, liệu có thể tồn tại một siêu
cơ quan có thể quản lý toàn bộ lĩnh vực thương mại bao gồm sản xuất, mua
Trang 40bán hàng hoá, xúc tiến thương mại, bảo hiểm, hàng hải, ngân hàng, chứngkhoán hay không? Các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản cũng khôngtồn tại siêu cơ quan như vậy Vì vậy, thương mại (theo nghĩa rộng) cần đượcchia nhỏ thành các lĩnh vực chuyên ngành để thuận lợi và hiệu quả trong quản
lý Lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán là những lĩnh vực đặc thù cầnđược giao cho các cơ quan quản lý về tài chính, ngân hàng quản lý Bên cạnh
đó, thương mại (theo nghĩa hẹp) liên quan đến việc sản xuất, lưu thông hànghoá trên thị trường Vì vậy, hoạt động này cần được kiểm soát chặt chẽ nhằmbảo đảm sự an toàn cho người tiêu dùng và cho xã hội Do vậy, hoạt độngthương mại (theo nghĩa hẹp) cần được quản lý bởi cơ quan quản lý chuyênsâu về lĩnh vực thương mại (theo nghĩa hẹp)
GS TS Hồ Văn Tĩnh cho rằng: Thương mại là một ngành kinh tế độclập mà hoạt động của nó là mua, bán hàng hóa và dịch vụ [56]
Theo nghiên cứu sinh thì :“Thương mại là hoạt động trao đổi của cải,hàng hoá, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ giữa hai hoặc nhiều đối tác và có thểnhận lại một giá trị nào đó bằng tiền thông qua giá cả hay bằng hàng hoá, dịch
vụ như trong hình thức thương mại đổi hàng.” [69, 8]
Luật thương mại năm 1997 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam định nghĩa “hoạt động thương mại” theo nghĩa hẹp: Hoạt động thươngmại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân, baogồm việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt độngxúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc nhằm thực hiện các chínhsách kinh tế - xã hội
Thuật ngữ “lĩnh vực thương mại” cũng được sử dụng nhiều bởi cácchuyên gia kinh tế Trong bài viết Chu Thanh Hải (2016), Phát triển kinh tế tưnhân trong lĩnh vực thương mại tỉnh Phú Thọ, Tạp chí Kinh tế và quản lý, số 17(1-2016) tiếp cận lĩnh vực thương mại theo nghĩa hẹp Mặc dù không trực tiếpđưa ra khái niệm “lĩnh vực thương mại” nhưng trong toàn nội dung bài viết củatác giả có thể hiểu “lĩnh vực thương mại” bao gồm hoạt động mua bán hàng hoá
và cung ứng dịch vụ xã hội Tương tự như vậy, trong bài viết Phạm Thị Tuệ(2002), Kinh nghiệm về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại củaHàn