1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO THỰC HÀNH SỐ 1 Học phần Kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng kinh tế Đề tài Sự tác động của các yếu tố bên ngoài tới cuộc đàm phán

24 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

BÁO CÁO THỰC HÀNH SỐ 1

Học phần: Kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng kinh tế

Đề tài: Sự tác động của các yếu tố bên ngoài tới cuộc đàm phán

Họ và tên sinh viên : Đinh Xuân Cường

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Hạnh Nguyên

Hà Nội - 2022

Trang 2

Mục Lục

1.1 Vai trò của kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng kinh tế đối

1.2 Sự cần thiết phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới cuộc

2.1.2 Văn hóa đàm phán và nhứng điều cần lưu ý khi đàm phán ở

2.2.2 Văn hóa đàm phán và nhứng điều cần lưu ý khi đàm phán ở

2.2.3 Thời gian đàm phán và ký kết hợp đồng22

Trang 3

Một nhà đàm phán giỏi sẽ luôn tin tưởng vào phán đoán của chính mình và hiếm khi thay đổi trong quá trình đàm phán Chỉ khi đó, mới có thể thuyết phục người Đồng thời cũng sẽ giúp định hướng tìm kiếm thông tin và đưa ra những lập luận phù hợp, chặt chẽ. 

Những người thiếu chính kiến sẽ tỏ ra yếu thế hơn khi đàm phán Vì không thể thuyết phục được đối phương bởi sự lưỡng lự không chắc chắn Đặc biệt là trong kinh doanh.

- Vai trò thứ hai là cung cấp các dữ liệu một cách thuyết phục

Những điều này sẽ chiếm ưu thế hơn trong bất cứ cuộc đàm phán nào Đồng thời không thể nhượng bộ với những gì đã thỏa hiệp.

- Vai trò thứ ba là thỏa mãn lợi ích của các bên tham gia

Một cuộc đàm phán thành công là cả hai bên đều có lợi và hoàn thành trách nhiệm của mình Nếu một bên đàn áp và bên kia bị tước đoạt quyền lợi một cách bất công, nhất định sẽ xảy ra xung đột.

Vì vậy, lợi ích của đàm phán là dung hòa lợi ích của những người cầm quyền Phải có kinh nghiệm, khả năng và uy tín để thuyết phục bên kia rằng kết quả là công bằng cho cả hai bên Với sự hiểu biết này sẽ dẫn đến một sự hợp tác thành công.

- Vai trò thứ tư là đẩy nhanh quá trình đàm phán 

Quá trình đàm phán sẽ nhanh hơn nếu kỹ năng đàm phán tốt Mặc dù thời gian đàm phán phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác chẳng hạn như lĩnh vực, quy mô, tính đặc thù….

Trong kinh doanh, có nhiều dự án chỉ được thực hiện theo từng giai đoạn và không được kéo dài Vì nếu tiếp tục sẽ tốn kém tiền bạc, thời gian, nhân lực mà

Trang 4

kết quả lại gây ra nhiều thiệt hại Vì vậy, vai trò của đàm phán là đẩy nhanh quá trình đàm phán và làm cho cả hai bên đều đạt hiệu quả cao nhất có thể.

- Vai trò thứ năm là duy trì mối quan hệ với đối tác

Một lợi ích khác của đàm phán là nó giúp các doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với nhau Cả hai bên sẽ hợp tác dựa trên tinh thần thoải mái, hỗ trợ nhau và xây dựng mối quan hệ lâu dài.

Ngược lại, nếu thương lượng không tốt, ảnh hưởng đến lợi ích của đôi bên thì sẽ dẫn đến xung đột Kết quả là hai bên chỉ làm việc với nhau một lần không có lần hai.

I.2 Sự cần thiết phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới cuộc đàm phán

● Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến doanh nghiệp là các yếu tố tự nhiên liên quan như: Tài nguyên thiên nhiên, đất đai, khí hậu thời tiết… các doanh

nghiệp, quốc gia bị ảnh hưởng nếu các yếu tố tự nhiên thay đổi nên thường các doanh nghiệp và quốc gia tìm cách đối phó với các biến đổi này theo cách riêng của mình.

● Môi trường nhân khẩu học:

Yếu tố nhân khẩu học bao gồm một số yếu tố quy mô, tăng trưởng, tuổi tác, giới tính dân số, trình độ học vấn, tôn giáo…là các yếu tố quy định cơ cấu khách hàng tiềm năng của một doanh nghiệp hay quốc gia Do vậy, tùy thuộc vào nó thay đổi chiến lược kinh doanh để thích ứng

● Môi trường văn hóa – xã hội:

Văn hoá xã hội ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp qua các mặt sau: Văn hoá hình thành nên thói quen tiêu dùng của các nhóm dân cư, từ đó hình thành nên thói quen tiêu dùng, sở thích, cách cư xử của khách hàng trên thị trường Từ các phân tích trên cho thấy rằng những tác động của văn hoá đến kết quả hoạt động doanh nghiệp là rất lớn, doanh nghiệp hay quốc gia phải có cách để điều chỉnh phù hợp với môi trường văn hóa mà mình đang hoạt động.

Trang 5

● Môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quốc gia, các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến là lãi xuất ngân hàng, cán cân thanh toán, chính sách tài chính tiền tệ, tỷ lệ lạm phát nền kinh tế, chính sách thuế, tỷ giá ngoại hối và tỷ lệ thất nghiệp, giá trị tổng sản phẩm quốc nội GDP… Các yếu tố kinh tế nói trên sẽ trở thành cơ hội cho một số doanh nghiệp, quốc gia cũng có thể là những thách thức đối với các doanh nghiệp, quốc gia khác.

● Môi trường chính trị - luật pháp:

Môi trường chính trị-luật pháp bao gồm thể chế chính trị, sự ổn định của chính phủ, hệ thống các văn bản pháp lý chính quy, các đạo luật, bộ luật và các quy định, hướng dẫn thi hành của từng quốc gia Các quốc gia, doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh bất cứ ngành nghề nào cũng nên tập trung nghiên cứu kĩ lưỡng hệ thống pháp luật và chính sách của quốc gia đó để xây dựng kế hoạch kinh doanh thích hợp.

● Môi trường khoa học công nghệ

Môi trường khoa học công nghệ là yếu tố quan trọng đối với mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp trong thời kì 4.0 Doanh nghiệp của quốc gia nào cũng cần có khoa học công nghệ Nếu hai doanh nghiệp của hai quốc gia khác nhau chênh lệch về trình độ khoa học công nghệ thì sẽ khó để đi đến việc ký kết hợp đồng trong một cuộc đàm phán.

II Nội dung

Trang 6

Doanh nghiệp Nera sản xuất quần áo của Hàn Quốc đàm phán với doanh nghiệp NewEra của Phần Lan để ký kết hợp đồng mua bán các mặt hàng quần áo thời trang

Nằm ở khu vực Đông Á, trên nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên, phía đông châu Á Quốc gia duy nhất có biên giới đất liền với Hàn Quốc là Bắc Triều Tiên, nằm ở phía bắc với 238 km biên giới chạy dọc Khu phi quân sự Triều Tiên Hàn Quốc chủ yếu được biển bao quanh và có 2,413 km đường bờ biển dọc theo ba biển Về mặt địa lý, vùng đất của Hàn Quốc rộng khoảng 100,032km², 290 km² của Hàn Quốc bị nước biển xâm lấn

Địa chất của bán đảo triều tiên khá ổn định, không có các trận động đất mạnh và núi lửa không còn hoạt động( trừ ngọn núi Bạch Đầu nằm ở ranh giới Bắc Triều Tiên và Trung Quốc có hoạt động gần đây nhất từ năm 1903).

Đồng bằng quan trọng nhất là đồng bằng sông Hán bao quanh thủ đô Seoul cho tới ven biển phía tây nam của thành phố Pyeongtaek cùng lưu vực các sông Geum, Nakdong, Yeongsan và Honam ở phía tây nam Một dải đồng bằng hẹp ven biển chạy dọc theo bờ biển phía đông đất nước Thành phố lớn nhất của Hàn Quốc là Seoul, có dân số chính thức vào khoảng trên 10 triệu người và nằm ở phía tây bắc, những thành phố lớn khác là Incheon ở phía tây Seoul, Daejeon ở miền trung, Gwangju ở phía tây nam, Daegu và Busan ở phía đông nam

● Khí hậu:

Hàn Quốc nằm ở phía Bắc bán cầu, thuộc khu vực khí hậu Á hàn đới, có bốn mùa rõ rệt Do Hàn Quốc nằm ở phía đông ở châu Á nên ở đây khí hậu của vùng đại lục có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt độ giữa các mùa Hàn Quốc có 4 mùa rõ rệt với đặc điểm khí hậu Hàn Quốc vào mùa hè nóng và ẩm, mùa đông lạnh và khô.

● Thiên tai:

Trang 7

Hàn Quốc bị ảnh hưởng bởi thiên tai khá nặng nề có thể kể đến như mưa lớn ngập lụt, bão,

Ngày 8/8/2022, khu vực miền Trung của Hàn Quốc gồm thủ đô Seoul đã phải hứng chịu lượng mưa lên đến 170mm Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành bán lẻ, khiến nhiều cửa hàng bách hóa phải đóng cửa và dịch vụ giao hàng bị trì hoãn Tối 8/8, mưa lớn với lượng mưa lên tới hơn 100 mm/giờ đã trút xuống các khu vực của thủ đô Seoul và các tỉnh lân cận Incheon và Gyeonggi Thậm chí lượng mưa đo được tại quận Dongjak của Seoul có thời điểm vượt quá 141,5 mm/giờ Đây được coi là trận mưa lớn nhất kể từ năm 1942.

● Dịch bệnh:

Tính đến nay Hàn Quốc đã có gần 25 triệu ca nhiễm covid-19 trong đó có hơn 28 nghìn ca tử vong Tỉ lệ tử vong là 0,12% Như nhiều quốc gia trên thế giới, Hàn Quốc cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch covid-19 Kinh tế Hàn Quốc năm 2021 vươn lên vị trí thứ 10 thế giới và thứ 4 châu Á, bất chấp diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19.

Đại dịch COVID-19 bùng phát và kéo dài khiến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề và dường như chưa thể thoát khỏi đường hầm tăm tối Trong bối cảnh đó, có một loại hình doanh nghiệp và xu hướng tiêu dùng lại nổi lên đó là doanh nghiệp xã hội và tiêu dùng chia sẻ thân thiện lại đang tăng lên rõ rệt ở Hàn Quốc Doanh số của các doanh nghiệp xã hội và số lượng lao động làm việc cho loại hình doanh nghiệp này ngày càng tăng Từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, sự quan tâm của người Hàn Quốc đến môi trường và những đối tượng yếu thế bị thiệt thòi đã tăng lên, và người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các công ty và sản phẩm nhằm giải quyết các vấn đề xã hội.

Số liệu của Bộ Việc làm và Lao động cũng cho thấy doanh số bán hàng của doanh nghiệp xã hội cũng đang tăng lên đạt tổng doanh thu 5,29 nghìn tỷ won năm 2021, tăng 9,9% so với năm trước.

Một công ty thuộc tập đoàn SK bắt tay với doanh nghiệp xã hội ‘Happy Narae’ đã khai trương ‘SOVAC Market’ vào tháng 7/2021 Sobaek Market là một nền tảng nơi người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và mua sản phẩm từ các doanh nghiệp xã hội và liên doanh xã hội để người tiêu dùng có thể dễ dàng tham gia mua sắm tiêu dùng Các tập đoàn lớn khác cũng tham gia hỗ trợ và gia tăng hợp tác với các doanh nghiệp xã hội và các công ty khởi nghiệp Tập đoàn LG và công ty con LG Electronics và LG Chem, đã

Trang 8

vận hành mạng ‘LG Social Campus’ để giúp phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Cũng như hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới, các doanh nghiệp ở Hàn Quốc cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19 Tuy nhiên Hàn Quốc đã có những biện pháp để phát triển và khôi phục nền kinh tế tiêu biểu là Hàn Quốc vươn lên vị trí thứ 10 thế giới và thứ 4 của châu Á

II.1.1.2 Nhân khẩu học:

Dân số Hàn Quốc là 51.333.772 người, hơn 50% dân số không có tôn giáo Hàn Quốc đứng thứ 28 trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ Mật độ dân số của Hàn Quốc là 528 người/ km² Độ tuổi trung bình ở Hàn Quốc là 44,9 tuổi.

Trong 3 năm gần đây, số người trong độ tuổi lao động ở Hàn Quốc giảm từ 72% xuống 45,4% và người già cao tuổi gia tăng

Tỷ lệ giới tính trong tổng dân số là 1,002 (1.002 nam trên 1.000 nữ)

Ở xã hội Hàn Quốc hiện nay tồn tại một số vấn đề :Tình trạng già hóa dân số

Tỷ lệ sinh của Hàn Quốc là thấp nhất thế giới trong năm 2009. Nếu tỷ lệ này tiếp tục được duy trì, dân số của Hàn Quốc dự kiến sẽ giảm 13% xuống còn 42,3 triệu người vào năm 2050. Tỷ lệ sinh trung bình hàng năm của Hàn Quốc là khoảng 9 ca sinh trên 1000 người. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh đã tăng 5,7% kể từ năm 2010 và Hàn Quốc không còn là quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới nữa. Theo công bố năm 2011 từ báo Chosun Ilbo, tổng tỷ suất sinh của Hàn Quốc (1,23 trẻ em sinh ra trên mỗi phụ nữ) cao hơn so với Đài Loan (1,15) và Nhật Bản (1,21). Tuổi thọ trung bình của người dân Hàn Quốc trong năm 2008 là 79,10 tuổi (đứng thứ 34 trên thế giới) nhưng đến năm 2015 đã tăng lên 81 tuổi. Hàn Quốc là nước có sự sụt giảm mạnh nhất về dân số ở độ tuổi lao động trong số các quốc gia thuộc OECD. Năm 2015, Cục Thống kê Quốc gia ước tính rằng dân số đất nước sẽ đạt đến đỉnh điểm vào năm 2035.

Vấn nạn "hôn nhân mua bán"

Trong những năm gần đây, với sự chênh lệch giới tính, bất bình đẳng xã hội, chi phí sinh hoạt, nuôi dạy con cái tăng cao kết hợp cùng xu hướng muốn theo đuổi lối sống độc thân, tự do, tự chủ của nữ giớiđã dẫn đến hệ quả là ngày càng có nhiều nam giới Hàn Quốc (phần lớn sống ở khu vực nông thôn hoặc có thu nhập cá nhân ở mức thấp) gặp khó khăn, không muốn hoặc không thể lấy được vợ Tình trạng dần trở nên nghiêm trọng đến nỗi chính phủ Hàn

Trang 9

Quốc phải vào cuộc nghiên cứu, đề xuất giải pháp "giải cứu" cho những người này, qua đó; họ sẽ được chính quyền địa phương hỗ trợ một khoản chi phí để sang "mua vợ" tại các nước đang phát triển, những quốc gia có con người, văn hóa, phong tục tập quán gần gũi với Hàn Quốc đặc biệt như Trung Quốc và Việt Nam (nhóm cộng đồng chiếm số lượng đông đảo nhất) thường được họ ưu tiên lựa chọn để tiến hành các cuộc "hôn nhân mua bán".

Áp lực cuộc sống và nạn tự sát cũng là một vấn đề nan giải đối với chính phủ Hàn.

II.1.1.3 Văn hóa, xã hội

Cũng giống như các nước phương Đông khác Hàn Quốc cũng có nền văn hóa rất đa dạng, phong phú Trang phục truyền thống của Hàn Quốc là

Hanbok Hanbok có màu sắc sặc sỡ, chất liệu may khá đa dạng, tùy thuộc vào thời tiết cũng như người mặc Đây vốn là trang phục của người dân từ thời Joseon, trải qua thời gian, bộ trang phục này đã có nhiều nét thay đổi để phù hợp với cuộc sống hiện đại và trở thành quốc phục củ Hàn Quốc Người Hàn thường mặc Hanbok vào các ngày lễ, tết hoặc dịp trọng đại Người Hàn sử

dụng duy nhất một ngôn ngữ và một bảng chữ cái gọi là Hangeul

Bảng chữ cái này khá đơn giản, dễ học, bao gồm 14 phụ âm và 10 nguyên âm, do vua Sejong triều Joseon sáng tạo ra Văn hóa ẩm thực làm nên những nét văn hóa đặc trưng của Hàn Quốc Có lẽ trong chúng ta, không ai là không biết đến món ăn vô cùng nổi tiếng và tượng trưng cho hình ảnh đất nước Hàn Quốc – kim chi Nghệ thuật muối kim chi còn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Hàn Quốc.

II.1.1.4 Chính trị

Thể chế chính trị của Hàn Quốc là dân chủ đại nghị và dân chủ trực

tiếp với quốc hội là cơ quan lập pháp cao nhất, chính phủ quốc gia hoạt động, vận hành theo hệ thống Tổng thống chế toàn phần, trong đó, Tổng thống là nhà lãnh đạo đất nước, người đứng đầu chính phủ kiêm Tổng tư lệnh của các lực lượng vũ trang.

Cấu trúc của chính phủ Hàn Quốc được xác định bởi Hiến pháp Giống như nhiều quốc gia dân chủ khác, Hàn Quốc có một hệ thống chính phủ được chia thành ba nhánh tách biệt: hành pháp, lập pháp và tư pháp Các cơ quan hành pháp và lập pháp hoạt động chủ yếu ở cấp quốc gia, mặc dù các bộ khác nhau trong ngành hành pháp cũng thực hiện chức năng cấp địa phương Chính quyền địa phương là bán tự trị đồng thời có các cơ quan hành pháp cùng lập pháp của riêng họ Ngành tư pháp hoạt động ở cả cấp quốc gia và địa phương.Ngày nay, The World Factbook và Cơ quan Tình báo Kinh tế công

Trang 10

nhận và mô tả nền dân chủ của Hàn Quốc là một nền dân chủ lập hiến hiện đại, hoàn chỉnh với đầy đủ chức năng. Năm 2020, Hàn Quốc được xếp hạng 8 châu Á và thứ 33 trên thế giới về chỉ số nhận thức tham nhũng theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế

Theo Điều luật 70 của Hiến pháp, người đứng đầu chính phủ nhà nước Đại Hàn Dân Quốc là Tổng thống do mỗi công dân mang quốc tịch Hàn Quốc từ trên 18 tuổi trở lên trực tiếp bỏ phiếu bầu ra, thời hạn nhiệm kỳ kéo dài 5 năm và không được phép tái tranh cử Tổng thống là người đại diện cao nhất cho quốc gia, chịu trách nhiệm điều hành đất nước đồng thời có toàn quyền chỉ huy quân đội - tương đương với Tổng Tư lệnh Ngoài ra, Tổng lý Quốc vụ (Thủ tướng) do Tổng thống chỉ định Chính phủ có tối thiểu 15 và tối đa 30 thành viên Thành viên chính phủ cũng do Thủ tướng chỉ định nhưng vẫn phải được sự thông qua của Quốc hội Quốc hội Hàn Quốc có 300 ghế với 253 ghế cử tri và 47 ghế đại biểu theo tỷ lệ, đại biểu quốc hội được bầu 4 năm một lần Nơi ở cũng như làm việc chính thức của các đời Tổng thống Hàn Quốc hiện nay là Nhà Xanh.

Cơ quan quan trọng thứ ba trong hệ thống chính trị của Hàn Quốc là Toà án Tối cao Cơ quan này theo dõi hoạt động của chính phủ và ra các phán quyết cuối cùng Toà án Tối cao gồm có 9 thẩm phán Tổng thống trực tiếp chỉ định 3 người trong số này, 3 người khác được quốc hội bầu ra, tuy nhiên vẫn phải được sự chấp thuận của Tổng thống Chánh án Toà án tối cao là người chỉ định 3 thẩm phán còn lại.

II.1.1.5 Kinh tế

GDP danh nghĩa năm 2021 là 1824 tỉ USD xếp thứ 10 trong tăng trưởng GDP bình quân đầu người là 35,196 USD.

Trang 11

Hình 1: GDP Hàn Quốc

Kinh tế Hàn Quốc là một nền kinh tế hỗn hợp phát triển cao được đặc trưng bởi những tập đoàn sở hữu bởi các gia đình giàu có được gọi

là Chaebol. Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á và thứ 10 thế giới theo GDP danh nghĩa Đây là quốc gia nổi tiếng được nhiều người biết đến bởi tốc độ phát triển kinh tế thần kỳ từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành nước phát triển có thu nhập cao chỉ qua vài thế hệ Sự phát triển vượt bậc này được ví như là Kỳ tích sông Hán khi nó đã đưa Hàn Quốc sánh ngang với các quốc gia trong OECD và G20 Cho đếnDi nay Hàn Quốc vẫn là một trong những quốc gia phát triển có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới kể từ sau cuộc Đại suy thoái.

Nhờ có một hệ thống giáo dục nghiêm ngặt giúp Hàn Quốc sở hữu một nhóm dân cư có học thức và năng động là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy sự bùng nổ của các ngành công nghệ cao đồng thời phát triển kinh tế nhanh chóng. Hàn Quốc là nước hầu như không có tài nguyên thiên nhiên cùng với mật độ dân số cao đã cản trở sự gia tăng dân số liên tục cũng như sự hình thành một thị trường nội địa lớn Để giải quyết được những hạn chế này, Hàn Quốc đã điều chỉnh chiến lược kinh tế hướng tới xuất khẩu Năm 2019, Hàn Quốc là nước xuất khẩu lớn thứ 8 và cũng là nước nhập khẩu lớn thứ 8 trên thế giới. Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc và Viện Nghiên cứu Phát triển Hàn Quốc chịu trách nhiệm công bố định kỳ các chỉ số quan trọng và xu hướng của nền kinh tế nước này

II.1.1.6 Môi trường khoa học công nghệ

Hàn Quốc dẫn đầu thế giới trong nhiều ngành khoa học ứng dụng, điện tử, công nghệ. Đây là quốc gia sáng tạo nhất thế giới năm 2021. Samsung

Trang 12

Electronics, SK Hynix là những công ty sản xuất thiết bị điện tử hàng đầu thế giới. LG Electronics là nhà sản xuất thiết bị gia dụng hàng đầu thế giới tính theo doanh thu năm 2021. Liên minh Hyundai – Kia lần lượt là các nhà sản xuất xe hơi có giá trị thương hiệu lớn thứ 5 và 13 toàn cầu trong năm 2020 - đưa Hàn Quốc trở thành một trong những cường quốc về sản xuất và xuất khẩu ô tô trên thế giới. Ngoài ra, liên minh này cùng với thương hiệu

con Genesis đồng thời cũng được đánh giá cao về chất lượng sản phẩm tại các thị trường khó tính như Đức hay Hoa Kỳ. Samsung C&T là công ty xây dựng đa quốc gia hàng đầu thế giới - đơn vị đã tạo nên những công trình cao nhất hiện nay như Petronas Twin Towers và Merdeka 118 ở Kuala

Lumpur (Malaysia), Đài Bắc 101 ở Đài Bắc (Đài Loan) hay Burj Khalifa ở Dubai (UAE).

Năm 2010, trên 90% người Hàn Quốc sở hữu ít nhất một chiếc điện thoại di động, quốc gia này có tốc độ đường truyền kết nối Internet thuộc nhóm nhanh nhất thế giới. Năm 2018, Hàn Quốc trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới thương mại hóa 5G. Bên cạnh đó, không chỉ tiến hành thương mại hóa sớm nhất, Hàn Quốc còn dẫn đầu thế giới về công nghệ này. Ngoài công nghệ viễn thông, Hàn Quốc còn là một quốc gia mạnh về lập trình, thiết kế trò chơi điện tử trực tuyến, độc lập cũng như di động Một số tựa game nổi tiếng được phát triển bởi người Hàn có thể kể đến như: PUBG, Play Together, Biệt đội thần tốc, CrossFire, FIFA Online 3; MU Online, Crazy Arcade hay Audition Online,

II.1.2 Văn hóa đàm phán và nhứng điều cần lưu ý khi đàm phán ở Hàn Quốc

- Người Hàn dễ bị xúc động, họ coi trọng tình cảm hơn lý trí.Người Hàn dễ dàng tạo lập mối quan hệ và sống chan hòa với nhau Đồng thời, họ dễ bị xúc động hơn so với những người đến từ các quốc gia khác. 

- Tương đồng với tính cách của người Nhật Bản và Trung Quốc, người Hàn Quốc có sự cạnh tranh mạnh mẽ Với họ, trong mọi công việc đều phải có kẻ thắng người thua Chính vì vậy, trong quá trình đàm phán người Hàn Quốc được đánh giá là những người thương lượng rất cứng rắn. 

- Trong hợp tác làm ăn, không chỉ riêng người Hàn Quốc mà bất cứ một đối tác nào cũng coi trọng sự trung thành Tuy nhiên với người Hàn, điều này thể hiện rõ rệt ở việc họ hầu như chỉ hợp tác với các đối tác quen thuộc hoặc được tiến cử bởi bên trung gian đáng tin cậy

- Đội ngũ tham gia

Ngày đăng: 26/04/2024, 10:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w